Đề tài Quy hoạch nông thôn mới tỉnh Hậu Giang

- Các công trình xây dựng trên địa bàn xã, do xã quản lý và sử dụng về sau: có thể giao cho UBND xã hoặc Ban điều hành xã làm chủ đầu tư (không kể qui mô đầu tư). - Các công trình xây dựng cơ bản đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao hơn như xây dựng nhà văn hoá, trường học, trạm xá, đường giao thông, cầu cống. thuộc các trục chính của xã bắt buộc phải có thiết kế kỹ thuật theo qui định hiện hành nhưng chỉ do UBND huyện thẩm định và phê duyệt. Các công trình khác không đòi hỏi kỹ thuật cao thì UBND xã lập báo cáo đầu tư, phê duyệt và tổ chức thực hiện.

doc53 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6786 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy hoạch nông thôn mới tỉnh Hậu Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: - Tổ chức tốt các lễ hội truyền thống trên địa bàn xã; các ngày lễ văn hóa trên địa bàn xã. Nâng chất các phong trào: Gia đình văn hóa, Đền ơn đáp nghĩa,...đồng thời duy trì, đẩy mạnh truyền thống: Uống nước nhớ nguồn, lá lành đùm lá rách,...các hoạt động cần hướng đến việc quan tâm, chăm sóc người có công với cách mạng, người già neo đơn,... - Xây dựng và phát triển phong trào thể dục thể thao, phong trào văn nghệ quần chúng: đờn ca tài tử, hát với nhau ở xã, ấp. Học hỏi, giao lưu kinh nghiệm duy trì và phát triển phong trào đờn ca tài tử tại các xã ... - Xây dựng quy ước làng xóm về nếp sống văn hoá nông thôn, tập trung vào việc cưới, tang, chống mê tín dị đoan và tệ nạn xã hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Triển khai từng bước nâng cao chất lượng các phong trào: gia đình văn hoá, ấp văn hoá, gương người tốt, việc tốt. - Xây dựng và nhân rộng người nông dân sản xuất kinh doanh giỏi thành đạt. - Các chỉ tiêu phấn đấu về đời sống văn hóa: + Số ấp đạt tiêu chuẩn ấp văn hóa: 4/6 ấp; + Tỷ lệ gia đình văn hóa: 97,7%; + Tỷ lệ người tham gia hoạt động thể dục, thể thao thường xuyên: 40%; + Tỷ lệ người tham gia các hoạt động văn nghệ: 20%; + Tỷ lệ đám cưới, đám tang thực hiện nếp sống văn hóa: 85%; + Tỷ lệ người dân được phổ biến pháp luật và tập huấn KHKT: 80%. * Nội dung thực hiện - Đẩy mạnh, tăng cường công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức của cán bộ hội, đoàn thể của xã và nhân dân về ý nghĩa của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, làm cho phong trào càng phát triển sau rộng, góp phần làm chuyển biến tích cực đến đời sống kinh tế, xã hội trên địa bàn ấp. - Xây dựng giải pháp quản lý, ngăn chặn tệ nạn xã hội có nguy cơ lây lan từ nơi khác vào địa bàn xã. Kiên quyết bài trừ, đẩy lùi tuyệt đối các tệ nạn xã hội (cà phê đèn mờ, mại dâm, ma túy, trò chơi điện tử mang tính bạo lực,…), dần tiến tới xây dựng thành công xã nông thôn mới toàn diện. - Thực hiện nghiêm chỉ thị 27-CT/TW ngày 12/08/1998 của Bộ chính trị và quy chế thực hiện văn minh trong tiệc cưới, lễ tang và lễ hội. Thực hiện tốt chính sách về người nghèo … - Triển khai dần từng bước nâng cao chất lượng các phong trào: gia đình văn hoá, ấp văn hoá, gương người tốt, việc tốt. * Khái toán kinh phí: 3 tỷ đồng. - Hỗ trợ từ ngân sách TP: 1,5 tỷ đồng; - Vốn lồng ghép: 1,5 tỷ đồng. V.4.4. Bảo vệ và phát triển môi trường nông thôn: * Mục tiêu - Xây dựng nội dung bảo vệ phát triển môi trường tại xã nhằm nâng cao trách nhiệm của cán bộ cơ sở và có căn cứ để người dân giám sát chính quyền. - Xây dựng, cải tạo hệ thống tiêu thoát nước thải, nơi đổ rác chung cho cộng đồng; hệ thống cấp nước sinh hoạt... - Chuyển các trại chăn nuôi tập trung, cơ sở ngành nghề gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư; khuyến khích xây dựng hầm biogas, tổ chức thu gom, xử lý rác thải tại khu tập trung. - Các chỉ tiêu phấn đấu: + Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh: 98%; + Tỷ lệ hộ có cơ sở chăn nuôi hợp vệ sinh: 100%; + Tỷ lệ hộ có đủ 3 công trình ( nhà tắm, hố xí, bể nước) đạt chuẩn: 80%; + Cải tạo, nâng cấp hệ thống rãnh thoát nước; + Tỷ lệ cơ sở đạt tiêu chuẩn môi trường: 100%; * Nội dung thực hiện - Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, vận động người dân thực hiện tốt các quy định về vệ sinh môi trường và phòng chống ô nhiễm môi trường sản xuất (nông nghiệp và ngành nghề nông thôn). Định kỳ 6 tháng/lần đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường trên địa bàn xã. - Phối hợp Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn kiểm tra đánh giá chất lượng nguồn nước giếng sinh hoạt của người dân để có kế hoạch điều chỉnh, khuyến cáo. - Ủy ban nhân dân xã khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất theo hướng sạch, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; phạt hành chính hay đề xuất huyện ra quyết định đóng cửa cơ sở hay tổ chức sản xuất - kinh doanh vi phạm về môi trường theo hướng: + Thu hồi giấy phép và đóng cửa vĩnh viễn đối những cơ sở vi phạm nhiều lần; + Đình chỉ hoạt động đối với những cơ sở gây ô nhiễm môi trường và chỉ cho phép hoạt động khi có phương án và đưa vào vận hành hệ thống xử lý chất thải; - Xây dựng mô hình mẫu về tổ, ấp có hệ thống xử lý nước thải của hộ đạt tiêu chuẩn môi trường. Tại những ấp có mật độ dân cư đông, giao cho các đoàn thể vận động hội viên phân loại rác thải trong sinh hoạt và hình thành tổ hợp tác thu gom rác dân lập để vận chuyển rác thải tới khu xử lý rác của huyện Cờ Đỏ. - Thực hiện tiêu chí “3 xanh”: đường xanh – vườn xanh và nhà xanh, giao các hội đoàn thể tiếp tục triển khai “Hội thi môi trường Xanh - Sạch - Đẹp” kết hợp trồng cây xanh trên các trục đường đã được quy hoạch trên qui mô xã, trồng cây xanh nơi công sở và doanh nghiệp, đăng ký chỉ tiêu thi đua cho từng ấp. Khảo sát, hỗ trợ xây dựng Vườn sinh thái đẹp qui mô hộ (xây dựng tường rào bằng cây xanh, cải tạo vườn và vệ sinh cảnh quan sân vườn theo hướng xanh hóa). Phát động phong trào trồng và quản lý cây xanh như lời kêu gọi Tết trồng cây năm 1959 của Bác Hồ : “Mỗi người phụ trách trồng một hoặc vài ba cây và chăm sóc cho tốt” * Khái toán kinh phí: 5 tỷ đồng. - Hỗ trợ từ ngân sách TP: 4 tỷ đồng; - Dân, cộng đồng: 1 tỷ đồng; V.4.5. Cũng cố, nâng cao chất lượng và vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở: * Mục tiêu: - Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng và các tổ chức đoàn thể thông qua việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động: thảo luận chuyên đề, mời chuyên gia trên từng lĩnh vực báo cáo chuyên đề, sinh hoạt nhóm, tham quan… - Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra các nội dung xây dựng nông thôn mới ở từng cấp. - Đào tạo cán bộ, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc nhằm hiện đại hóa nền hành chính phục vụ nhân dân. - Xây dựng thiết thực phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới”; phát huy dân chủ cơ sở để dân có cơ hội tham gia và giám sát các hoạt động xây dựng nông thôn mới theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra ”. - Chỉ tiêu phấn đấu: + Tỷ lệ cán bộ xã đạt chuẩn: đạt + Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định: đạt. + Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh: đạt. + Các tổ chức đoàn thể chính trị xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên: đạt. + An ninh trật tự xã hội được giữ vững: đạt. * Nội dung thực hiện a. Về đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở và tác nhân phát triển cộng đồng: - Về đào tạo Tác nhân phát triển cộng đồng: Với các nội dung về kiến thức và kỹ năng xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn tại địa phương có sự tham gia của cộng đồng; Phương pháp huy động nguồn lực cộng đồng; Giám sát và đánh giá kế hoạch phát triển cộng đồng có sự tham gia; quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường… - Về Giao tiếp và vận động quần chúng xây dựng xã: Thông qua cách thức tiếp cận và chia sẻ thông tin; Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Nâng cao nhận thức về giá trị của các nguồn lực nông thôn; di sản, làng nghề và chất lượng cuộc sống. - Đảm bảo các hoạt động duy trì, phát huy vai trò các nhóm sinh hoạt cộng đồng; b. Đào tạo cán bộ xã: c. Xây dựng chương trình liên tịch giữa các đoàn thể chính trị nhằm phát huy vai trò của mỗi tổ chức, mỗi đoàn thể trong việc vận động hội viên xây dựng nông thôn mới. Trong đó từng đoàn thể tổ chức các phong trào thi đua, kịp thời biểu dương những cá nhân, tập thể tiêu biểu …; * Khái toán kinh phí: 2 tỷ đồng - Hỗ trợ từ ngân sách TP: 1 tỷ đồng; - Dân, cộng đồng: 500 triệu đồng; - Vốn lồng ghép: 500 triệu đồng. V.4.6. An ninh chính trị và trật tự xã hội: * Mục tiêu: - Tuyên truyền, vận động toàn dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, hoàn thành tốt nghĩa vũ quân sự và các nghĩa vụ khác đối với Nhà nước. - Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở và các hoạt động tự quản, hoà giải nhân dân. Không xảy ra trọng án, không sử dụng chất nổ, xung điện trái phép, cờ bạc, mại dâm và ma túy. Xã đạt đơn vị an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu. - Lực lượng dân quân, tự vệ luôn được củng cố và huấn luyện sẳn sàng chiến đấu. * Nội dung thực hiện: - Tuyên truyền vận động; * Khái toán kinh phí: 500 triệu đồng - Hỗ trợ từ ngân sách TP: 500 triệu đồng; PHẦN VI: QUY HOẠCH NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐÔNG THẮNG - HUYỆN CỜ ĐỎ - THÀNH PHỐ CẦN THƠ I. Quy hoạch định hướng phát triển không gian xã I.1. Quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp: + Trồng trọt: - Bố trí cơ cấu diện tích sản xuất các loại cây trồng chủ yếu trên địa bàn xã: quy mô, vị trí từng loại cây trồng ngắn ngày và dài ngày. - Dự kiến diện tích sản xuất, khả năng sản xuất, sản lượng thu hoạch các loại cây trồng, vật nuôi trên địa bàn xã theo từng giai đoạn. Định hướng phát triển đầu ra cho sản phẩm. - Xây dựng vùng sản xuất hàng hoá tập trung để đầu tư sản xuất, các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, vùng sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn Việt GAP ... - Bố trí sử dụng đất cho trồng trọt + Chăn nuôi: - Xác định những vật nuôi chủ yếu và có lợi thế trên địa bàn xã, quy hoạch phát triển chăn nuôi trang trại, công nghiệp quy mô phù hợp, xa khu dân cư để kiểm soát được dịch bệnh, hạ giá thành sản phẩm, cải thiện môi trường sinh thái. - Dự kiến quy mô đàn,dự báo khả năng sản xuất, sản lượng thu hoạch các loại vật nuôi trên địa bàn xã theo từng giai đoạn. Định hướng phát triển đầu ra cho sản phẩm. -Bố trí sử dụng đất cho chăn nuôi I.2. Quy hoạch sản xuất thủy sản - Dự báo khả năng sản xuất, sản lượng thu hoạch các loại sản phẩm thuỷ sản trên địa bàn xã theo từng giai đoạn. Định hướng đầu ra cho sản phẩm. - Bố trí sử dụng diện tích đất, mặt nước cho sản xuất thuỷ sản. - Tận dụng mặt nước trên ruộng kết hợp sản xuất với nuôi trồng thủy sản. - Tận dụng mước lũ hàng năm kết hợp nuôi trồng thủy sản trên ruộng. I.3. Quy hoạch công trình sản xuất và phục vụ sản xuất - Định hướng phát triển Các công trình phục vụ sản xuất như kho nông sản, kho giống lúa, ngô, kho phân hoá học và thuốc trừ sâu, kho nông cụ vật tư, trạm xay xát, xưởng sửa chữa cơ khí nông cụ,... - Bố trí sử dụng đất. I.4. Quy hoạch phát triển dịch vụ nông nghiệp của xã đến năm 2020 - Định hướng phát triển dịch vụ nông nghiệp của xã đến năm 2020 - Bố trí sử dụng đất - Khu vực trang trại & các công trình phục vụ sản xuất: + Khu nuôi trồng thuỷ sản được hình thành các trang trại có quy mô lớn dưới hình thức trang trại gia đình hoặc trang trại hợp doanh. Diện tích đất từ 5,0 ha đến 10 ha. + Các công trình phục vụ sản xuất như kho phân hoá học và thuốc trừ sâu, kho nông cụ vật tư, trạm xay xát, xưởng sửa chữa cơ khí nông cụ... phải bố trí liên hệ thuận tiện với đường giao thông nội đồng và đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh. I.5. Quy hoạch phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn - Quy hoạch khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp làng nghề tập trung của địa phương; thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động của địa phương; - Xây dựng phương án bảo tồn và phát triển các ngành nghề truyền thống của địa phương I.6 . Quy hoạch mạng lưới dân cư nông thôn trên địa bàn xã: * Khu dân cư hiện hữu: + Cơ bản phân bố theo các thôn ấp hiện nay, trong tương lai vẫn sử dụng giải pháp phát triển dân cư theo dải ven trục lộ, trên kênh rạch, bố trí các bến thuyền tiếp cận với đường giao thông thôn ấp đảm bảo phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân. + Thôn xóm bố trí dọc theo đường giao thông chính, các kênh chính. Nhà ở quay mặt ra lộ, kênh. + Không gian ở dạng tuyến là một lớp nhà với kích thước lô đất 10x30m, phía trước tận dụng đất đào kênh làm nền đường và nền nhà, phần đất còn thiếu để tôn nền nhà có thể đào ao phía sau nhà để đắp nền. + Những khu vực thiếu đất đắp hoàn chỉnh một nền nhà vượt được mức nước ngập, có thể tôn một phần nền vượt đỉnh ngập, một phần tôn nền thấp, khi có mực nước ngập bất thường xuất hiện thì có thể lên sàn để sinh hoạt như kiêu nhà sàn + Phát huy, khai thác các chi tiết kiến trúc truyền thống vào các kiến trúc xây dưng mới, mật độ tối đa 50%. Công trình xây dựng mới khuyến nghị xây dựng theo mẫu thiết kế điển hình. * Giải pháp tạo nền đất xây dựng: - Tuyến dân cư: + Một lớp nhà với kích thước lô đất 10 x 30 m. Phía trước tận dụng đất đào kênh làm nền đường và nền nhà, phần đất còn thiếu làm nền nhà có thể đào ao phía sau để đắp nền. - Điểm dân cư tập trung (cụm): + Tôn nền toàn bộ vượt đỉnh lũ cho các công trình công cộng, đường giao thông và nhà chia lô còn dạng nhà vườn tùy theo kinh tế từng hộ để đắp nền nhà hay kiểu nhà ở trên cọc. + Dự kiến mỗi cụm dân cư có từ 300 - 400 hộ và các công trình công cộng như trường học, trạm xá, chợ và điểm vui chơi văn hóa TDTT. Quy mô đất mỗi cụm dân cư từ 15 - 20 ha. + Giải pháp đất đắp nền nhà là đào hồ lớn, để lấy đất và dự trữ nước ngọt vào mùa khô. I.7 . Quy hoạch hệ thống trung tâm xã, thôn & các công trình công cộng: * Tại khu vực trung tâm xã: Trụ sở HĐND - UBND xã: Diện tích đất là 5.800m2. Xây dựng mới 2 tầng kiên cố, với 15 phòng làm việc. Trung tâm VH-TDTT (bố trí gần UBND xã) có diện tích đất là 3,6ha. Trong đó có: phòng truyền thống, triển lãm trưng bày lịch sử và thành tích chiến đấu, sản xuất của địa phương; Thư viện: có phòng đọc tối thiểu là 25 chỗ ngồi; Hội trường, nơi hội họp xem biểu diễn văn nghệ: quy mô tối thiểu 100 chỗ ngồi. + Trường tiểu học Đông Thắng diện tích 7800m2 & trường Mẫu giáo với diện tích 6549, được bố trí tại khu vực trung tâm khu dân cư. + Chợ hiện hữu được bố trí ở vị trí thuận tiện ngay cạnh tuyến giao thông, trên khu đất cao, dễ thoát nước. Cải tạo nâng cấp & mở rộng, có bãi xe, có nơi thu, chứa chất thải rắn trong ngày, có nhà vệ sinh công cộng. Các cửa hàng dịch vụ tư nhân, cửa hàng dịch vụ do xã tổ chức cũng được bố trí ở khu trung tâm xã. + Trung tâm thôn xóm như trường học, nhà trẻ, nhà văn hóa... nên bố trí tập trung để tạo cảnh quan, giảm thiểu khối lượng đất tôn nền và đây sẽ là nơi để dân cư đến trú ẩn khi có hiện tượng thiên tai bất lợi. + Bố trí công trình công cộng tiếp cận thuận tiện với giao thông thủy, bộ, khoảng cách đến các điểm dân cư xã không quá xa. + Chỉ tiêu diện tích xây dựng căn cứ trên tiêu chuẩn tối thiểu, tăng tầng cao, giảm thiểu diện tích đắp nền. + Hình thái kiến trúc, sử dụng các mẫu thiết kế điển hình đã có sẵn. + Các công trình hạ tầng xã hội xây dựng tập trung thành một khu, đây là khu trú ẩn cho nhân dân khi có vấn đề thiên tai bất lợi xảy ra. + Quy hoạch các khu sản xuất CN, TTCN, trang trại, vùng sản xuất và các công trình phục vụ sản xuất đi kèm. * Giải pháp xây dựng & kiến trúc nhà ở - Đối với khu dân cư dọc theo các tuyến kênh, sông: Chiều cao sàn nhà tính từ mặt đất đã được quy hoạch, đối với nhà trên cánh đồng ngập nước: 1,5m - 1,7m. + Kết cấu, vật liệu: Kết cấu chịu lực: Thép hoặc bêtông; Kết cấu bao che: Bê tông nhẹ, gạch rỗng, vật liệu địa phương…; Kết cấu mái: Hệ khung thép, nhiều lớp, khẩu độ nhỏ; Vật liệu lợp: Tôn hoặc vật liệu địa phương. Đối với khu dân cư trung tâm xã, tôn nền cao không ngập: + Có 2 loại nhà: Loại nhà cho hộ thuần nông (Nhà vườn) và nhà ở cho hộ làm dịch vụ (Nhà liên kế - thường được bố trí ở trung tâm xã). + Nhà liên kế: Xây dựng nhà 2 tầng có đầy đủ tiện nghi phục vụ sinh hoạt. Xây dựng vệ sinh tự hoại phù hợp với điều kiện sinh hoạt. Diện tích lô đất ở 100 - 150m2. + Nhà ở hộ thuần nông (Nhà vườn): Khuyến khích cải tạo lại nhà cho thông thoáng, sạch sẽ, cao ráo. Tổ chức lại mặt bằng phù hợp với sinh hoạt của gia đình. Xây dựng vệ sinh tự hoại phù hợp với điều kiện sinh hoạt. Có vườn bao quanh nhà. Mỗi lô đất có diện tích khoảng 400 - 800m2, 15x30m hay 20x40m. + Chỉ tiêu diện tích một khuôn viên ở vùng Tây Nam Bộ. Loại đất Diện tích  (m2) Đất xây dựng (nhà ở, chuồng trại, đường đi và các công trình phụ khác) 150 - 350 Đất làm kinh tế (trồng rau xanh, cây thực phẩm ngắn ngày, cây ăn quả, làm nghề phụ...) 250 - 450 Tổng diện tích đất sử dụng cho một hộ 400 - 800 + Khu vệ sinh được tách riêng khỏi khu vực ở. Sử dụng bể xí tự hoại hoặc bán tự hoại. Trường hợp không thể thiết kế bể xí tự hoại hoặc bán tự hoại thì sử dụng hố xí hai ngăn nhưng phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường. + Chuồng trại chăn nuôi gia súc- gia cầm trong lô đất ở (nếu có) phải đặt cách xa nhà ở và đường đi chung ít nhất 5m, cuối hướng gió và phải có hố chứa phân, rác, thoát nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường. + Giải pháp kết cấu phải đảm bảo an toàn, bền vững. Kết hợp sử dụng vật liệu truyền thống với vật liệu hiện đại. I.8. Quy mô đất đai xây dựng toàn xã: Quy mô diện tích tự nhiên toàn xã: 1642,66 ha Quy mô đất điểm dân cư toàn xã: khoảng 52 ha. II. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật * Giao thông: - Giao thông đường bộ: Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại sinh hoạt và sản xuất của nhân dân và để phương tiện lưu thông thuận lợi, cần nhanh chóng xây dựng hoàn thiện hệ thống giao thông đường bộ trên cơ sở cải tạo lại các tuyến giao thông hiện hữu, kết hợp với việc xây mới một số đoạn tuyến tạo thành mạng lưới giao thông đường bộ hoàn chỉnh. Các thông số kỹ thuật như sau: Đường trục xã, liên xã: Các tuyến đường trục xã, liên xã tận dụng tối đa nền đường có sẵn, kết nối các khu dân cư trong khu vực với đường giao thông đối ngoại đồng thời đảm bảo các yêu cầu về kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật như sau: Xây dựng tuyến giao thông chính liên chạy dọc theo Tỉnh lộ 922, có chức năng liên xã, liên huyện, mặt cắt ngang rộng 13,0m. Trong đó: chiều rộng phần xe chạy là 7,0m, chiều rộng lề 2x3,0m. Nâng cấp, mở rộng đường trung tâm xã mặt cắt ngang rộng 11,5m. Trong đó: chiều rộng phần xe chạy là 5,5m, chiều rộng lề 2x3,0m. Đường liên thôn, ấp: Mạng lưới đường liên thôn được bố trí xây dựng trên cơ sở của các tuyến đường có sẵn, nhằm tạo ra một mạng lưới giao thông khép kín với mạng lưới đường trục xã và trong thôn ấp, kết nối giữa các trung tâm ấp với nhau, có tiêu chuẩn kỹ thuật như sau: Lộ giới 11,5m, chiều rộng mặt đường 5,5m, lề mỗi bên rộng 3,0m. Đường thôn xóm, trục chính nội đồng: Tổ chức các tuyến đường thôn xóm, chính nội đồng trong các thôn xóm nhằm tạo sự đi lại được thuận lợi cho bà con, trên cơ sở tận dụng các lối mòn sẳn có, tiêu chuẩn kỹ thuật như sau: Lộ giới 6,5m ,chiều rộng mặt đường 3,5m, lề đất mỗi bên rộng 1,5m. Chất lượng mặt đường có thể sử dụng các loại mặt sau: bê tông xi măng, đá dăm, cát sỏi trộn xi măng, hoặc gạch vỡ, xỉ lò cao. Trong giai đoạn trước mắt cần xây dựng hệ thống cầu dân sinh (xe có tải trọng từ 0,5 ữ 1,0 tấn có thể qua lại), để nhân dân có thể qua lại giao thương giữa các khu vực được thuận tiện, học sinh có thể chủ động đi học bằng đường bộ sẽ giảm được chi phí cho việc đi lại. - Giao thông đường thủy: Mạng lưới kênh rạch chằng chịt thuận lợi cho phát triển hệ thống giao thông thủy. Tuyến giao thông thuỷ chính của xã được xác định là sông Kênh Đứng, rộng khoảng 50m. Để tiếp tục phát huy thế mạnh của hệ thống giao thông thủy trên địa bàn xã, cần nạo vét hệ thống kênh mương thường xuyên. Trong tương lai cần xây dựng và cải tạo lại hệ thống bến thuyền, tổ chức các tuyến đường thủy nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất và du lịch. Hiện tại vận chuyển hành khách chủ yếu bằng ghe, xuồng nhỏ. Cần nghiên cứu phát triển các loại phương tiện đường thủy kết hợp thuận tiện giao thông bộ nhằm phục vụ hiệu quả hơn cho nhân dân. II.1. Chuẩn bị kỹ thuật. a. Nền: Xã Đông Thắng có nền địa hình thấp, nguồn đất đắp nền rất khó khăn, quỹ đất đắp nền chủ yếu là cân bằng đào đắp tại chỗ. Giải pháp xây dựng ở đây nên áp dụng phương án xây dựng phân tán. Các khu vực có nền đất cao, thuận lợi không bị ngập nước hoặc ngập nông sẽ xây dựng khu dân cư tập trung. Cao độ nền xây dựng cần đảm bảo lớn hơn mực nước thủy triều lớn nhất hàng năm. Cụ thể cao độ nền xây dựng cho xã Đông Hiệp, cần đảm bảo ≥ 2,3m theo hệ cao độ quốc gia. Các khu vực có nền địa hình thấp, chỉ tôn nền cho đường giao thông và nền các điểm công cộng như: nhà văn hóa thôn, nhà trẻ, trường học, trạm y tế .v.v. đến cao độ lớn hơn mực nước thủy triều lớn nhất hàng năm (cần đảm bảo ≥ 2,3m theo hệ cao độ quốc gia). b. Thoát nước: Các khu dân cư tập trung sẽ xây dựng hệ thống thoát nước chung một nửa, cuối các miệng xả cần có hệ thống cống bao thu gom nước thải về khu vực trạm xử lý trước khi xả ra sông ngòi. Các khu vực dân cư phân tán (tuyến dân cư ), nước mưa sẽ thoát theo địa hình tự nhiên ra hệ thống kênh mương thủy lợi. c. Các giải pháp chuẩn bị kỹ thuật khác: Để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông, bờ kênh gây mất đất sản xuất, bồi lắng và làm thay đổi địa giới hành chính cần có biện pháp bảo vệ bờ cho hệ thống sông ngòi, kênh rạch trên địa bàn xã. Giải pháp bảo vệ bờ có thể áp dụng các biện pháp sau: Khoanh vùng các khu vực có nguy cơ bị sạt lở, không cho dân cư sinh sống và xây dựng công trình trong các khu vực này. Tùy theo tình hình cụ thể có thể dùng giải pháp kè bờ, hoặc trồng cây phòng hộ không để nền đất bị tác động trực tiếp của dòng chảy. Các tuyến sông có thềm sông nên áp dụng biện pháp trồng cây chịu được ngập nước ven bờ để chắn sóng đánh và các tác động bất lợi của dòng nước tới nền đất khu vực phía trong. Đây là biện pháp vừa rẻ mà đem lại hiệu quả cao. Biện pháp lâu dài bảo vệ hiệu quả, các dự án đầu tư xây dựng mới sẽ không xây sát lòng sông, cần để lại khoảng bảo vệ an toàn từ lòng sông đến chân bờ ta luy của công trình để trồng cây chắn sóng. II.2 Cấp nước: - Tiêu chuẩn cấp nước: Tiêu chuẩn cấp nước theo QCXDVN 01 2008/BXD. - Nước sinh hoạt (QSH): + Năm 2015 : 60 lít/người.ngày đêm với tỷ lệ cấp nước là 80% + Năm 2025 : 80 lít/người.ngày đêm với tỷ lệ cấp nước là 90% - Nước công cộng (QCC) : 10% Nước sinh hoạt. - Nước công nghiệp địa phương (QCN) : 10% Nước sinh hoạt. - Nước dự phòng, rò rỉ (QDP) : 20%( QSH+ QCC+ QCN). - Nước bản thân nhà máy QNM : 5%( QSH+ QCC+ QCN+ QDP). Nhu cầu cấp nước: -Tổng nhu cầu cấp nước: + Năm 2015 (lấy tròn) : 1.300 m3/ ngày đêm. + Năm 2025 (lấy tròn) : 2.400 m3/ ngày đêm. - Nguồn nước: Nguồn nước mặt: Sông và kênh rạch: Xã Đông Thắng có 1 con sông chảy qua là sông Kênh Đứng, sông Kênh Ngang và hệ thống kênh rạch chằng chịt cùng chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều Sông Hậu. Đánh giá nguồn nước: Thuận lợi: Với trữ lượng nước ngầm lớn phân bố đồng đều, chất lượng nước ngầm đều tốt, không bị nhiễm mặn và thuộc nhóm nước mềm; Lượng mưa hàng năm lớn dao động 1400 - 1800 mm, chất lượng nước mưa trong khu vực còn rất tốt do không bị ô nhiễm khói bụi và các hoạt động sản xuất công nghiệp khác nên có thể xem đây là một nguồn nước ngọt quan trọng trong đời sống sinh hoạt và sản xuất của địa phương. Thách thức: Đại bộ phận người dân đều sử dụng nguồn nước từ giếng khoan có gắn bơm tay. Việc tuỳ tiện khai thác nguồn nước ngầm thời gian qua (kể cả việc khai thác phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản) đã dẫn đến tình trạng nguồn nước ngầm bị hạ thấp và có nguy cơ cạn kiệt, chất lượng nước không đảm bảo... Hệ thống các đô thị phát triển mở rộng nhưng không được đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng. Số lượng các nhà máy chế biến thuỷ hải sản được đầu tư hệ thống xử lý nước thải còn thấp, nước thải chủ yếu được đổ trực tiếp ra sông. Thêm nữa, lượng rác trhải từ chợ nổi, nhà ở ven sông... cũng là những tác nhân góp phần làm cho tình trạng suy thoái và ô nhiễm nguồn nước ngầm ngày càng trở nên trầm trọng hơn. - Giải pháp bảo vệ nguồn nước: Tuyên truyền đến từng tổ chức, cá nhân về lợi ích và tầm quan trọng của nước ngầm, với các giải pháp cụ thể để khắc phục tình trạng ô nhiễm: Cần tiến hành trám, lấp lại các giếng nước bị hư hỏng. Tăng cường quản lý khai thác nước ngầm. Có kế hoạch cung cấp và khai thác nước theo địa bàn, cụm dân cư. Xây dựng các hệ thống cung cấp nước sạch tập trung. Quản lý chặt chẽ tổ chức, cá nhân hành nghề khai thác nước ngầm. - Giải pháp cấp nước: - Lựa chọn nguồn nước: Chọn nguồn nước ngầm là nguồn cấp nước chính phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân xã Đông Hiệp. Ngoài ra việc tích trữ nước mưa sử dụng cho các nhu cầu sinh hoạt cũng rất cần thiết trong ngắn hạn đối với những hộ gia đình ở những khu vực có điều kiện bất lợi về mặt địa hình. - Công trình cấp nước tập trung: Công trình đầu mối: Giai đoạn 2010-2015: + Cải tạo trạm cấp nước tập trung duy trì công suất khai thác 500 m3/ngày như hiện nay; phát triển mạng lưới cấp nước tới các ấp để tăng bán kính phục vụ của Trạm. Trạm cấp nước sẽ phục vụ chủ yếu cho nhu cầu sinh hoạt của xã trên với số người dân được sử dụng nước sạch của trạm 500 người. Mạng lưới đường ống: + Sử dụng mạng lưới kiểu kết hợp sao cho hiệu quả kinh tế và kỹ thuật. + Đường ống cấp nước xây dựng mới sử dụng ống nhựa PVC và HDPE có kích thước D60-D150 với tổng chiều dài khoảng 18.000 m, trong đó tuyến ống có kích thước từ D100-D150 có chiều dài là 3.400 m. + Các hộ dân còn lại chưa thể tiếp cận với hệ thống cấp nước tập trung nên tiếp tục sử dụng nước giếng khoan và nước mưa đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật khai thác và sử dụng hợp vệ sinh. Giai đoạn 2015-2025: + Nâng công suất trạm cấp nước của xã từ 500 m3/ngày lên 600 m3/ngày. + Các khu vực khó khăn về mặt địa hình thì sẽ sử dụng hệ thống giếng khoan và lu chứa nước mưa hợp vệ sinh. Mạng lưới đường ống: + Sử dụng mạng lưới vòng kết hợp với mạng lưới cụt sao cho hiệu quả kinh tế và kỹ thuật. + Đường ống cấp nước sử dụng ống nhựa uPVC và HDPE có kích thước D60-D150 với tổng chiều dài khoảng 52.000 m, trong đó tuyến ống có kích thước từ D100-D150 có chiều dài là 8.200 m. Có thể đi nổi hoặc chìm với chiều sâu chôn ống không quá 0,7m. + Tiến hành lắp đặt các đồng hồ đo nước để tính thu phí sử dụng hàng tháng. + Áp lực đường ống tính toán đến khu vực bất lợi nhất là 10m. Cấp nước cứu hoả: Tận dụng các nguồn nước tại chỗ sẵn có trong các sông và kênh rạch để chủ động chứa cháy. Biện pháp chữa cháy là các dụng cụ cầm tay thông thường sẵn có trong các gia đình như; Xô, chậu, gáo, máy bơm nước...Riêng các khu vực trung tâm có hệ thống cấp nước tập trung thì phải thiết kế hệ thống cấp nước chứa cháy áp lực thấp. - Công trình cấp nước phân tán dạng hộ gia đình: Do điều kiện về kinh tế và đặc thù địa hình của xã các điểm dân cư phát triển theo dạng chuỗi kẹp hai bên cạnh các dòng sông, kênh, các ấp thường bị chia cắt bởi hệ thống kênh rạch chằng chịt nên việc tăng bán kính phục vụ của 1 trạm cấp nước lên là rất khó khăn, cho nên trước mắt các khu vực trong xã vẫn sử dụng các công trình cấp nước phân tán dạng hộ gia đình đảm bảo xây dựng và vận hành đúng quy trình kỹ thuật để cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt. Đồ án đề suất một số mô hình và giải pháp kỹ thuật cấp nước sau: Giếng khoan lắp đặt bơm tay: Cấu trúc giếng: + ống lắng cát: Dài 1m làm bằng nhựa PVC fi 48, dày 2,5 mm. + ống lọc: Dài 3m, bằng nhựa PVC fi 48. + ống chống: bằng nhựa PVC fi 48, dày 2,5cm. + cổ giếng: làm bằng ống sắt tráng kẽm, dài 0,5m, gắn với ống chống bằng một măng xông nhựa. + Bơm tay: được gắn vào cổ giếng, dùng để bơm nước với mực nước động không dưới 7m (nếu lớn hơn phải dùng máy bơm điện phù hợp để hut nước). + Sàn giếng: Láng xi măng rộng 4m2, có rãnh thoát nước xung quanh. Ưu điểm: + Thuận tiện, dễ sử dụng, nước sạch hợp vệ sinh. + Giá thành hạ, một giếng khoan có thể cấp cho nhiều hộ gia đình cùng một lúc. ở những nơi có điều kiện có thể dễ dàng thay bơm tay bằng bơm điện có công suất từ 1,5 - 3 m3/giờ, sức hút sâu 8 - 9 m. Yêu cầu: + ống lọc phải lắp đúng địa tầng chứa nước. + Nếu có sắt (phèn) thì phải xử lý đúng quy trình mới đưa vào sử dụng. + Giếng cách xa nhà cầu tiêu, chuồng gia súc, hoặc các vùng ô nhiễm khác ít nhất 8m. + Người sử dụng phải nắm được qui trình sử dụng và bảo dưỡng bơm tay. Giải pháp khắc phục nước giếng nhiễm sắt (phèn): + Xây dựng bể nước bằng gạch dung tích 1mx1mx1m để làm bể lọc nước giếng bị nhiễm sắt (theo hình vẽ) với các điều kiện. Nước giếng khoan có các chỉ tiêu cơ bản: PH=7-8; Cl-<250 mg/l; CO32-<300 mg/l: Fe2+<5 mg/l. Cấu trúc: Một công trình chứa nước mưa hoàn chỉnh phải bao gồm cả phần mái hứng, máng thu, ống dẫn và lu chứa (bể chứa). + Mái hứng: Tốt nhất là mái ngói, mái tole hoặc mái bằng đổ bê tông. Nếu mái là mái lá thì nên lọc nước trước khi cho chảy vào lu chứa. Diện tích mái hứng cần đủ rộng để hứng đủ lượng nước mưa cần thiết đối với một gia đình, tối thiểu cần 25 m2 mái hứng. + Máng thu: Tốt nhất là làm bằng tole (có thể bằng ống tre, nứa, thân cau bổ đôi). Máng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hứng và cần được treo đỡ cẩn thận để có thể hứng được nhiều nước nhất trong mỗi lần mưa. + Lu chứa có kích thước từ vài trăm đến 2.000 lít (2m3). Ưu điểm: + Lu chứa nước 2m3 theo công nghệ Thái Lan mà UNICEF giới thiệu có ưu điểm dễ làm, dễ vận chuyển, bền, nhẹ ít tốn vật tư. + Giá thành thấp hơn nhiều so với xây bể bằng gạch hay đổ bê tông. + Có thể dùng 2 hay 3 lu cho mỗi gia đình tuỳ theo số người sử dụng. Hạn chế: + Do đặc điểm khí hậu ở nước ta, mùa khô thường ít mưa do vậy phải hạn chế nước dùng hàng ngày cho những nhu cầu tối thiểu (như ăn, uống, hoặc rửa mặt đánh răng). + Nhiều nơi mái hứng, máng thu không thích hợp, hạn chế hiệu quả nguồn nước mưa. + Bể chứa nước không được che, đậy cẩn thận sẽ là nơi sinh sản của muỗi, nguồn gốc của nhiều căn bệnh truyền nhiễm Khái toán kinh phí đợt đầu đến 2015: - Tổng kinh phí xây xây dựng hệ thống cấp nước đợt đầu đến 2015 là 7 tỷ 844 triệu đồng. II.3 Cấp điện: - Chỉ tiêu cấp điện: Chỉ tiêu cấp điện, được lấy tuân thủ các chỉ tiêu quy hoạch xây dựng nông thôn mới, theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, cụ thể như sau. TT Danh mục Đến năm 2015 Đến năm 2025 1 Sinh hoạt 150W/người 200W/người 2 Công cộng 20% P. sinh hoạt 20% P. sinh hoạt 3 Chiếu sáng 0,4-1,2Cd/m2 0,4-1,2Cd/m2 Bảng tính toán và tổng hợp phụ tải: Danh mục Dân số Công suất (KW) 2015 2025 2015 2025 Sinh hoạt 16986 19000 2548 3800 Công cộng 510 760 Tổng 3057 4560 Tổng nhu cầu sử dụng điện cho khu vực nghiên cứu là: + Đợt đầu 3057KW tương đương 3820KVA. + Đợt đầu 4560KW tương đương 5700KVA. - Giải pháp quy hoạch cấp điện: Nguồn điện. + Tiếp tục lấy điện từ nguồn điện quốc gia qua trạm 110KV - 20MVA Đầm Dơi. Từ trạm này có phát tuyến 22KV đi cấp điện cho xã Nguyễn Huân Lưới điện. - Trên địa bàn xã Đông Hiệp sử dụng lưới 22kv, dây dẫn sử dụng dây 3AC95-1CV50. Các tuyến 22KV dự kiến xây dựng mới là đường dây đi nổi, đi trên trụ bê tông li tâm cao 12-14m. - Mạng lưới đường dây 0,4 xây dựng mới bố trí đi nổi trên cột. Lưới 0,4KV tổ chức theo mạng hình tia, dùng cáp vặn xoắn ABC. Các tuyến đường dây 0,4KV trục chính không dài quá 500m. - Trụ điện. sử dụng trụ bê tông ly tâm 12m, chiều sâu chôn trụ từ 1.8-2m, khoảng cách cột bình quân từ 40-55m. - Đà đỡ sứ. Dùng đà sắt L75x75x8 kết hợp với thanh chống . Đà được làm từ sắt CT3 mạ kẽm nhúng nóng. * Trạm điện. Trạm biến áp sẽ được sử dụng trạm biến áp 1 pha 22/0,4KV treo trên cột. Để phủ kín cấp điện cho toàn bộ dân cư trên địa bàn xó, dự kiến xõy mới 14 trạm 22/0,4KV, cụng suất mỗi trạm 50KVA và nâng cấp, bổ xung công suất cho các trạm biến áp hiện có để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện theo chỉ tiêu mới. * Lưới chiếu sáng. - Thiết kế hệ thống chiếu sáng đường cho các khu vực trong xã phải đạt chỉ tiêu tối thiểu như sau: + Độ chói trung bình trên mặt đường từ 0,2-0,4Cd/m. + Độ rọi trung bình trên mặt đường từ 5-8lux. - Các đường trong ấp, thôn cần có hệ thống chiếu sáng để nâng cao mức sinh hoạt và điều kiện an ninh của người dân. - Tuyến đèn đường đi chung với tuyến hạ thế. Đèn đường là loại đèn cao áp sodium 220V, công suất từ 150W đến 250W, được đặt cao cách mặt đường 7 mét được bố trí ở các khu trung tâm xã. II.4 Thoát nước thải, quản lý CTR, nghĩa trang . - Các chỉ tiêu tính toán: Tiêu chuẩn thải nước tính bằng 80% tiêu chuẩn cấp nước Tiêu chuẩn thoát nước công cộng: 10%Qsh Tiêu chuẩn chất thải rắn sinh hoạt: 0,8 kg/người.ngày Tiêu chuẩn đất nghĩa trang 0,06ha/1000 dân - Khối lượng chất thải: TT Các hạng mục Tiêu chuẩn Dân số (Người) Khối lượng (m3/ngđ) 2015 2025 2015 2025 2015 2025 1 Nước thải Nước thải sinh hoạt 48 l/ng.ngđ 64 l/ng.ngđ 6000 7000 815 1.216 Công trình công cộng 10%Qsh 10%Qsh 81,5 121,6 TTCN 8%Qsh 8%Qsh 652 972,8 Tổng (làm tròn) 1548 2310 2 Chất thải rắn (tấn/ngày) Sinh hoạt 0,8 kg/ng.ngày 0,9 kg/ng.ngày 6000 7000 13,6 17,1 TTCN 10%Qsh 10%Qsh 1,36 1,71 Tổng (làm tròn) 15 19 - Nhu cầu đất nghĩa trang: Tổng nhu cầu đất nghĩa trang toàn xã đến năm 2025 là 5,6ha (bao gồm cả đất cây xanh) Đối với các thôn (ấp): Do địa hình chia cắt và trải dài trên diện tích rộng. Do vậy các tuyến dân cư, nước thải sinh hoạt sẽ được xử lý cục bộ tại các hộ gia đình bằng bể tự hoại hợp quy cách cho 1 hộ hoặc 1 cụm dân cư từ 20-25 hộ dùng trước khi xả ra môi trường. Mô hình bể tự hoại hợp vệ sinh áp dụng cho 1 cụm dân cư 20-25 hộ Đối với các hộ gia đình chăn nuôi sản xuất sẽ xây dựng các bể biôga xử lý theo dây chuyền khép kín trước khi thải ra ngoài, tránh gây ô nhiễm môi trường. - Chất thải rắn (CTR): Giải pháp thu gom CTR: Khu vực trung tâm xã: Tại các khu vực công trình công cộng bố trí thùng đựng rác thải, khu vực dân cư tự thu gom rác sinh hoạt và đổ ra xe thu gom vào các ngày thu gom định kỳ trong tuần. Thu gom bằng hệ thống xe đầy tay và tập trung tại các vị trí tập kết CTR. Khu vực các ấp: Do địa hình vào các ấp bị chia cắt bởi kênh rạch. Diện tích các ấp lớn và sống tập trung theo cụm dân cư. Do vậy giải pháp xử lý rác ở đây mang tính chất phân tán. Mỗi ấp sẽ xây dựng 1 điểm trung chuyển CTR và vận chuyển đến khu chôn lấp CTR liên ấp. Hình thành đội vệ sinh môi trường ấp và quản lý theo cấp thôn có sụ chỉ đạo của xã. - Vị trí khu xử lý CTR: Trên địa bàn xã có nhiều hệ thống kênh rạch, dân cư sống chia cắt dọc theo các tuyến kênh, do vậy việc thu gom rác về 1 điểm tập trung rất kho khăn. Trên toàn xã quy hoạch xây dựng 6 khu chôn lấp CTR (trị trí cụ thể xem trên bản vẽ). Quy mô mỗi khu chôn lấp CTR khoảng 1-2ha, công nghê xử lý: chôn lấp hợp vệ sinh. - Nghĩa trang: Do phong tục tập quán ở đây chủ yếu là chôn người mất ngay trong phần đất vườn ở của hộ gia đình. Theo quy hoạch sẽ bố trí các nghĩa trang tập trung khoảng 2-3 thôn xây dựng 1 nghĩa trang tập trung. Quy mô mỗi nghĩa trang khoảng 1-2ha. Trong quy hoach dự kiến 6 nghĩa trang tập trung phục vụ cho toàn xã. - Khái toán kinh phí : Tổng kinh phí xây dựng làm tròn 7,6 tỷ đồng. II.5 Bố trí tổng mặt bằng không gian quy hoạch kiến trúc - cảnh quan Đây là khu vực tập trung các công trình công cộng chủ yếu của xã, khu vực tập trung phát triển dân cư mới. Quy mô: diện tích 250.576 m2 trong đó đất công trình hành chính 8.930m2, đất công trình công cộng 39.721 m2, công trình kỹ thuật 5.454 m2, đất ở 64.695 m2, đất công viên cây xanh-TDTT-mặt nước 37.432 m2, đất giao thông – bến bãi xe 94.344 m2. Dân số khoảng 1024 người. Vị trí: Tại ấp Thới Hiệp, xã Đông Thắng, huyện Cờ Đỏ. Chợ hiện hữu được bố trí ở vị trí thuận tiện ngay trên tuyến giao thông, trên khu đất cao, dễ thoát nước. Cải tạo nâng cấp & mở rộng, có bãi xe, có nơi thu, chứa chất thải rắn trong ngày, có nhà vệ sinh công cộng. Các cửa hàng dịch vụ tư nhân, cửa hàng dịch vụ do xã tổ chức cũng được bố trí ở khu trung tâm xã. II.6. Kinh tế và các dự án ưu tiên đầu tư. - Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2010 - 2015 - Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2015 - 2020 III. Đề xuất giải pháp cơ chế, chính sách thực hiện quy hoạch nông thôn mới trên địa bàn xã: III.1. Đối với cơ chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, đổi mới theo hướng: - Các công trình xây dựng trên địa bàn xã, do xã quản lý và sử dụng về sau: có thể giao cho UBND xã hoặc Ban điều hành xã làm chủ đầu tư (không kể qui mô đầu tư). - Các công trình xây dựng cơ bản đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao hơn như xây dựng nhà văn hoá, trường học, trạm xá, đường giao thông, cầu cống... thuộc các trục chính của xã bắt buộc phải có thiết kế kỹ thuật theo qui định hiện hành nhưng chỉ do UBND huyện thẩm định và phê duyệt. Các công trình khác không đòi hỏi kỹ thuật cao thì UBND xã lập báo cáo đầu tư, phê duyệt và tổ chức thực hiện. - Việc lựa chọn đơn vị, cá nhân thi công do cộng đồng cơ sở bàn bạc quyết định. Cộng đồng thành lập ban giám sát xây dựng (có thể sử dụng ban thanh tra nhân dân thuộc cộng đồng) để giám sát việc xây dựng công trình. III.2. Đối với cơ chế quản lý, sử dụng vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho xây dựng NTM đổi mới theo hướng: III.2.1. Với loại vốn ngân sách hỗ trợ xây dựng hạ tầng: - Xác định rõ loại ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% như: Chi phí cho công tác qui hoạch, xây dựng trục giao thông nối trụ sở xã tới trục đường giao thông quốc gia gần nhất, trường học, trạm xá, trụ sở UBND xã. - Loại ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ một phần (gồm các công trình hạ tầng còn lại): ngân sách nhà nước hỗ trợ cho loại công trình này không quá 70% tổng kinh phí thực hiện. - Cơ chế cấp vốn: vốn ngân sách hỗ trợ cho các điểm mô hình áp dụng cơ chế: kho bạn nhà nước cấp thẳng vào tài khoản của UBND xã và chỉ căn cứ vào kế hoạch xây dựng đã được Ban chỉ đạo phê duyệt. - Ban điều hành xã được giao nhiệm vụ chủ đầu tư: sẽ có nhiệm vụ tiếp nhận vốn, chủ động quyết định thu chi theo mục tiêu, công khai báo cáo định kỳ để cộng đồng biết và giám sát. - Cơ chế thủ tục thanh quyết toán: vốn xây dựng NTM thực hiện ở cấp xã thôn bản thường hỗn hợp từ nhiều nguồn. Các nguồn có liên quan đến ngân sách hỗ trợ khi quyết toán chỉ cần có xác nhận của trưởng ban giám sát xây dựng, chủ tịch UBND xã là đủ căn cứ quyết toán. III.2.2. Đối với vốn ngân sách hỗ trợ cho các nội dung xây dựng NTM ngoài xây dựng cơ bản. Chính sách hỗ trợ đối với xã áp dụng theo mức: - Hỗ trợ không quá 70% kinh phí thực hiện dự án phát triển “mỗi xã có ít nhất một sản phẩm hàng hoá”. - Hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo về xây dựng NTM cho cán bộ cơ sở xã, ấp, HTX, trang trại. Căn cứ vào chính sách và nhu cầu của địa phương, Ban điều hành xã lập kế hoạch phát triển theo các mục tiêu đã định, trình Ban chỉ đạo huyện thẩm định để đảm bảo mục tiêu thực hiện, UBND xã phê duyệt là đủ điều kiện nhận vốn. - Thủ tục cấp vốn và quyết toán tương tự như đối với xây dựng cơ bản. III.3. Giải pháp chủ yếu để thực hiện: III.3.1. Công tác tuyên truyền, vận động: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới để vận động người dân tham gia chương trình. Các nội dung thực hiện: - Cấp xã: tổ chức quán triệt nội dung xây dựng nông thôn mới cho cán bộ, đảng viên xã. Mỗi cán bộ, đảng viên tiên phong đi đầu trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất và góp phần xây dựng đời sống mới ở cộng đồng dân cư. Mỗi đảng viên là một tuyên truyền viên trong việc vận động nhân dân khai thác tốt quỹ đất, quyết tâm không để ruộng vườn bỏ trống. - Tổ chức tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trên địa bàn xã và huyện Cờ Đỏ về chủ trương xây dựng nông thôn mới để cùng chung tay góp sức về nhân lực, vật lực. - Xây dựng các phóng sự truyền hình, truyền thanh, cẩm nang, tờ rơi về các mô hình, cá nhân tiêu biểu trong việc xây dựng nông thôn mới để quảng bá, nhân rộng. III.3.2. Công tác đào tạo cán bộ xã, cán bộ hợp tác xã, trang trại và thanh niên: - Chuẩn hoá, sàng lọc, bồi dưỡng và đưa đi đào tạo cán bộ cấp xã để đảm bảo đến 2013: Cán bộ xã đạt trình độ văn hoá cấp 3 và được đào tạo 1 nghề chuyên môn có trình độ trung cấp trở lên phù hợp với chức danh được giao. - Đào tạo, kiến thức quản lý cho cán bộ tổ hợp tác, hợp tác xã, chủ trang trại. - Tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho nông thôn: xây dựng các mô hình trình diễn, mô hình khuyến nông - lâm - ngư; mô hình cơ giới hoá trong sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch để người dân tham quan học tập kinh nghiệm. - Thử nghiệm một số hình thức tổ chức học nghề phi nông nghiệp (chờ chuyển nghề) ngay tại cộng đồng để thuận tiện cho thanh niên xã đều có cơ hội tiếp cận và theo học. III.3.3. Bố trí các chương trình hỗ trợ của thành phố nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới: - Hỗ trợ nguồn vốn vay phát triển sản xuất, đào tạo nghề và giải quyết việc làm thông qua các nguồn quỹ như: Quỹ Xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm, Quỹ hỗ trợ từ Hội nông dân, Quỹ hỗ trợ từ Hội Phụ nữ, Quỹ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi đất, Quỹ hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể... - Thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn theo Quyết định 497/Quyết định 497/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ ; - Trong thực hiện chính sách phát triển kinh tế tập thể, thành phố đã hỗ trợ việc bồi dưỡng cho các bộ THT, HTX về các kiến thức về thị trường, liên kết sản xuất, vận động quần chúng – xã viên; hỗ trợ điều kiện cơ sở vật chất cần thiết như trang thiết bị phục vụ thông tin liên lạc (điện thoại, máy fax, máy vi tính, máy in), hỗ trợ điều kiện sản xuất (kho chứa, nhà sơ chế - bảo quản, công nghệ, thực hiện chế biến nông sản …) để THT và HTX hoạt động. - - Tiếp tục triển khai và thực hiện chính sách hỗ trợ người dân xây dựng hố xí hợp vệ sinh và xây dựng hầm biogas trong chăn nuôi trên địa bàn xã nhằm giảm thiểu việc ô nhiễm môi trường nông thôn. III.3.4. Đầu tư nghiên cứu khoa học để giải quyết những nhiệm vụ trong xây dựng xã nông thôn mới - Nghiên cứu đổi mới cơ chế quản lý xây dựng cơ bản và cơ chế quản lý vốn ngân sách hỗ trợ cho xây dựng nông thôn mới theo hướng đơn giản, dễ làm, phù hợp với đặc thù quản lý và đặc thù huy động vốn ở cấp cơ sở, phù hợp với phương thức trao quyền cho cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới - Nghiên cứu, xây dựng cơ chế thúc đẩy liên kết “4 nhà” trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; - Nghiên cứu cơ chế lồng ghép vốn các công trình trên địa bàn xã. - Phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng nông thôn mới. - Nghiên cứu, tổng kết xây dựng nông thôn mới để bổ sung cho tổng kết các mô hình vào cuối năm 2011. III.3.5. Kết hợp các chương trình liên tịch giữa các đoàn thể chính trị nhằm phát huy vai trò của mỗi tổ chức, mỗi đoàn thể trong việc vận động hội viên xây dựng nông thôn mới - Đưa chương trình xây dựng nông thôn mới vào Chương trình liên tịch giữa Ngành với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và Đoàn thanh niên. - Chương trình liên tịch với Ngành Tài nguyên và môi trường trong việc vệ sinh môi trường sống ở nông thôn theo hướng xanh – sạch – đẹp; - Chương trình liên tịch với Ngành Tư pháp trong việc xây dựng ý thức pháp luật trong cộng đồng dân cư nông thôn; - Chương trình liên tịch với Ngành Văn hóa trong việc bảo tồn và phát triển các giá trị truyền thống văn hóa ở nông thôn. IV. Vốn và nguồn vốn: IV.1. Tổng vốn: 88.71 tỷ đồng; Trong đó: IV1.1. Vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản: 74.61 tỷ đồng (chiếm 84,1%), chia ra cho từng loại công trình: - Quy hoạch: 1.2 tỷ đồng; - Giao thông: 7,1 tỷ đồng; - Thuỷ lợi: 1,5 tỷ đồng; - Điện: 350 triệu đồng; - Y tế: 02 tỷ đồng; - Trường học: 40 tỷ đồng; - Cơ sở vật chất văn hóa, chợ, bưu điện: 9,5 tỷ đồng; - Nhà ở dân cư: 12,06 tỷ đồng; - Xây dựng nhà Thông tin ấp: 900 triệu đồng. IV.1.2. Vốn sự nghiệp hỗ trợ cho các hoạt động trên địa bàn xã: 14,1 tỷ đồng (chiếm 15,89 %), chia ra từng loại: - Phát triển kinh tế: 600 triệu đồng; - Các hình thức tổ chức sản xuất: 1,5 tỷ đồng; - Giáo dục đào tạo: 1 tỷ đồng; - Y tế: 500 triệu đồng; - Xây dựng đời sống văn hóa, phong phú lành mạnh: 3 tỷ đồng; - Bảo vệ và phát triển môi trường nông thôn: 5 tỷ đồng; - Nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở: 2 tỷ đồng; - An ninh trật tự xã hội: 500 triệu đồng. Bảng 1: Tổng hợp nhu cầu vốn năm 2011-2013. Đơn vị tính: tỷ đồng STT NỘI DUNG Phân nguồn Kinh phí 2011-2013 1 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản Tổng 74.61 74.61 Nhà nước 72.89 72.89 Dân 1.72 1.72 2 Vốn sự nghiệp Tổng 14.1 14.1 Nhà nước 11.85 11.85 Dân 2.25 2.25 TỔNG VỐN 88.71 88.71 IV.2. Nguồn vốn: IV.2.1. Vốn ngân sách nhà nước: 84.74 tỷ đồng (chiếm 95,52%); Trong đó: - Trung ương hỗ trợ: 13,5 tỷ đồng (chiếm 15,9%); - Ngân sách địa phương: 71.24 tỷ đồng (chiếm 84,06%); IV.2.2. Vốn cộng đồng đóng góp: 3,97 tỷ đồng (chiếm 4,47%); - Dân: 1,6 tỷ đồng (chiếm 40,30%); - Doanh nghiệp: 2,37 tỷ đồng (chiếm 50,70%). Bảng 2: Phân bổ nguồn vốn Đơn vị tính: tỷ đồng Stt Nội dung Tổng vốn Chia theo nguồn Lồng ghép từ các chương trính dự án đã có Vốn mới từ chương trính thí điểm Trung ương Địa phương Dân góp Tín dụng Khác 1 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản 74,61 10 62,89 1,72 2 Vốn phát triển sản xuất 14,1 11,85 2,25 3 Vốn cho hoạt động khác 3,97 Tổng cộng 88,71 3,97 IV.3. Các giải pháp huy động nguồn vốn cho xây dựng các mô hình (ngoài vốn ngân sách hỗ trợ của nhà nước) - Tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp ngày công, hiến đất để làm các công trình cơ sở hạ tầng như giao thông, điện thắp sáng trên các tuyến đường … - Mời gọi doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, hỗ trợ kinh phí; - Xã hội hóa trên một số lĩnh vực nhằm khai thác triệt để các hạng mục đã được nhà nước đầu tư như Trung tâm thể dục thể thao, chợ... V. Đề xuất cơ chế đặc thù: V.1. Cơ chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản: - Các công trình xây dựng cơ bản có trình độ kỹ thuật như xây dựng Trung tâm thể thao, trường học, đường giao thông, ...bắt buộc phải có thiết kế kỹ thuật theo qui định hiện hành do UBND huyện thẩm định và phê duyệt. Các công trình khác không đòi hỏi kỹ thuật cao thì UBND xã lập báo cáo đầu tư, phê duyệt và tổ chức thực hiện. - Các công trình xây dựng trên địa bàn xã, do xã quản lý và sử dụng về sau giao cho Ban điều hành xã làm chủ đầu tư. Việc lựa chọn đơn vị thi công do cộng đồng bàn bạc quyết định. Cộng đồng thành lập ban giám sát xây dựng. V.2. Cơ chế quản lý, sử dụng vốn ngân sách nhà nước: - Vốn ngân sách hỗ trợ được Kho bạc nhà nước cấp thẳng vào tài khoản của UBND xã và chỉ căn cứ vào kế hoạch xây dựng đã được Ban chỉ đạo phê duyệt. - Ban điều hành xã được giao nhiệm vụ chủ đầu tư sẽ có nhiệm vụ tiếp nhận vốn, chủ động quyết định thu chi theo mục tiêu, công khai báo cáo định kỳ để cộng đồng biết và giám sát. - Cơ chế thủ tục thanh quyết toán nguồn vốn có liên quan đến ngân sách chỉ cần có xác nhận của trưởng ban giám sát xây dựng, chủ tịch UBND xã là đủ căn cứ quyết toán. VI. Đánh giá hiệu quả của quy hoạch VI.1. Về kinh tế: Kinh tế nông thôn phát triển theo hướng hàng hoá, có các hình thức tổ chức sản xuất hiệu quả; nâng cao sức cạnh tranh, tăng thu nhập cho người dân và xây dựng mỗi xã có ít nhất một sản phẩm đặc trưng. Cụ thể: - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng: Công nhiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp theo tỷ lệ: 8% - 10% - 82%; - Thu nhập bình quân đạt 27,5 triệu đồng/người/năm; - Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn thành phố (dưới 12 triệu đồng/người/năm): giảm 2%/năm.( Phấn đấu giảm 3-4%) VI.2. Nâng cao hiệu quả phục vụ của cơ sở hạ tầng: Nâng cấp hệ thống thủy lợi, nâng cao tính chủ động trong điều tiết nước phục vụ có hiệu quả việc chuyển đổi sử dụng đất góp phần tăng nhanh giá trị sản lượng trên cùng đơn vị diện tích. Nâng cấp hệ thống đường tạo điều kiện lưu thông thuận lợi, giảm chi phí vận chuyển trên đơn vị sản phẩm từ đó tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. VI.3. Về văn hoá – xã hội: Xây dựng lối sống văn hoá lành mạnh trong nông thôn; dân chủ được phát huy cao hơn; thuần phong, mỹ tục được bảo vệ, phát triển; người dân có niềm tin vào tương lai và nhiệt tình cách mạng sẽ tăng lên và đó là nguồn lực đảm bảo sự phát triển bền vững của thành phố. Nhân dân có đời sống văn hóa phong phú, hiện đại thân thiện môi trường với giao thông thuận tiện, trường học khang trang sạch đẹp, sức khỏe người dân ngày một nâng cao, môi trường sống ngày một cải thiện, an ninh chính trị được giữ vững… * Đánh giá việc thực hiện 20 tiêu chí - Năm 2011: 05/20 tiêu chí đạt chuẩn; - Năm 2013: 20/20 tiêu chí đạt chuẩn. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: Kết luận: Xã Đông Thắng có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cho sản xuất lúa xuất khẩu và nuôi thủy sản. Hiện nay do cơ sở hạ tầng về thủy lợi, giao thông còn nhiều hạn chế nên các tiềm năng trên chưa được phát huy đúng mức. Về xuất phát điểm kinh tế, xã Đông Thắng đang ở mức thấp so với bình quân chung toàn huyện. Nếu được quan tâm đầu tư khai thác đúng hướng thì yếu điểm này sẽ được khắc phục trong một thời gian ngắn. Trong những năm qua xã Đông Thắng có rất nhiều cố gắng, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhưng do những khó khăn nêu trên nên sự chuyển biến còn chậm. Hy vọng từ năm 2011 đến 2013 với sự quan tâm của trung ương, thành phố Cần Thơ và huyện trong chương trình xây dựng nông thôn mới cấp xã theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hợp tác hóa, dân chủ hóa Đông Thắng sẽ có những bước chuyển biến mạnh mẽ để trở thành một xã có nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ phát triển toàn diện. Kiến nghị: Xây dựng mô hình phát triển nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước để đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ của acsc ngành trên địa bàn thành phố và huyện cần quan tâm đúng mức và hỗ trợ kịp thời đồng thời ưu tiên đặc biệt về vốn cho các mô hình thông qua các chương trình đã nêu trên. Về phân cấp quản lý vốn: + Vốn hổ trợ của trung ương cho xã phải ghi rõ địa điểm, hạng mục đầu tư. + Vốn hổ trợ của Thành phố cho xã huyện sẽ quản lý và chỉ đạo xã xây dựng kế hoạch phối hợp với các ban ngành có liên quan của huyện thực hiện từng hạn mục công trình đồng thời thanh quyết toán đúng quy định. + Vốn do xã huy động từ nhân dân sẽ gửi vào kho bạc nhà nước huyện và chi cho các hạng mục công trình theo tiến độ các thủ tục thanh quyết toán giống như các nguồn vốn khác. Đơn giản hóa các thủ tục đầu tư, huy động tối đa sự tham gia của người dân vào thi công, xây dựng công trình. Các công trình nhỏ, kỹ thuật đơn giản thì nên huy động tối đa lực lượng tại chỗ tham gia xây dựng. Tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân, giảm giá thành công trình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo đề tài- Quy hoạch nông thôn mới tỉnh Hậu Giang.doc
Luận văn liên quan