Đề tài Quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển và đường hàng không

LỜI MỞ ĐẦU Để xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá, khu vực hoá, hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta không thể xem nhẹ hoạt động ngoại thương vì nó đảm bảo sự giao lưu hàng hoá, thông thương với các nước bè bạn năm châu, giúp chúng ta khai thác có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của cả nguồn lực bên trong và bên ngoài trên cơ sở phân công lao động và chuyên môn hoá quốc tế. Nhưng nhắc đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá chúng ta không thể không nói đến dịch vụ giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế. Đây là hai hoạt động không tách rời nhau, chúng có tác động qua lại thống nhất với nhau. Qui mô của hoạt động xuất nhập khẩu tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây là nguyên nhân trực tiếp khiến cho giao nhận vận tải nói chung và giao nhận vận tải biển nói riêng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và bề sâu. Bên cạnh đó, với hơn 3000 km bờ biển cùng rất nhiều cảng lớn nhỏ rải khắp chiều dài đất nước, ngành giao nhận vận tải biển Việt Nam thực sự đã có những bước tiến rất đáng kể, chứng minh được tính ưu việt của nó so với các phương thức giao nhận vận tải khác. Khối lượng và giá trị giao nhận qua các cảng biển luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị giao nhận hàng hóa quốc tế của Việt Nam. Điều này có ý nghĩa rất lớn, nó không chỉ nối liền sản xuất với tiêu thụ, giúp đưa hàng hoá Việt Nam đến với bạn bè quốc tế mà còn góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá nước ta trên thị trường thế giới. Vì thế, chúng em muốn tìm hiểu và phân tích để làm rõ hơn về Quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển và đường hàng không Bài báo cáo gồm ba chương: CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

doc62 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4092 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển và đường hàng không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong vòng 48h để phục vụ cho việc đóng hàng Sau khi việc đóng hàng hoàn tất, container phải được niêm phong kẹp chì theo đúng số chì do hãng tàu Maersk đã cấp theo container rỗng. Vì lý do an toàn, số chì trên container không được thay đổi. Trong trường hợp Công ty cẩn mở container vì bất cứ lý do gì sau khi container đã niêm phong kẹp chì, liên hệ với Maersk để đổi số chì và thể hiện số chì mới trên tất cả chứng từ. Trong trường hợp Công ty không thực hiện như trên, container của Công ty có thể gặp rủi ro bị trễ tàu hoặc không được xếp lên tàu theo lệnh của Cơ quan Điều độ Cảng. Làm thủ tục hải quan, mở tờ khai hàng xuất với hải quan Cảng - Báo hải quan giám sát bãi cảng, nếu hàng thuộc danh mục hàng miễn kiểm thì chỉ cần khai báo hải quan là đã xếp hàng tại cảng là được, nếu hàng thuộc danh mục hàng cần kiểm tra thì sau khi xếp hàng xong, công ty tiến hành đăng ký hải quan và khai báo để kiểm tra. - Tùy yêu cầu khách hàng nước ngoài, công ty tiến hành đóng hàng vào container như thế nào. Hàng hóa phải được đóng vào đúng container đã được cấp theo Xác nhận đặt chỗ và biên bản bàn giao container. Trong trường hợp có bất kỳ thay đổi về số hiệu container và số booking sau khi tàu chạy hoặc sau khi chi tiết làm vận tải đơn được gửi cho Maersk do người gửi hàng đóng chéo container, chi phí đóng chéo container là 22USD/container. - Trong quá trình xếp hàng vào container, nhân viên giao nhận sẽ theo dõi quá trình xếp hàng. Khi hàng đã xếp xong, nhân viên giao nhận sẽ khóa container bằng ổ khóa riêng ,vận chuyển và giaocontainer cho người chuyên chở tại bãi container (CY), đồng thời nhận vận đơn do người chuyên chở cấp. - Chịu các chi phí liên quan đến các thao tác nói trên. Hiệp hội hãng tàu các nước có quy định đối với những công ty xuất khẩu hàng hóa theo giá FOB sẽ trả thêm chi phí bốc xếp dỡ tại cảng THC( terminal handling charge) là 65 USD/DC20’ VÀ 98 USD/DC40’. 3.1.6 Mua bảo hiểm Vì hàng hóa được xuất theo điều kiện FOB nên việc mua bảo hiểm do bên mua thực hiện. Công ty chỉ có nghĩa vụ giao hàng và làm thủ tục chứng từ rồi thông báo cho khách hàng biết những thông tin về lô hàng đó để khách hàng chuẩn bị làm thủ tục mua bảo hiểm( tùy khách hàng nếu mua hoặc không). 3.1.7 Làm thủ tục hải quan Nếu xuất hàng ở cảng thì đăng ký làm thủ tục hải quan trước khi container vừa hạ. Nếu xuất hàng tại kho thì khi giao hàng xong sẽ mở tờ khai làm thủ tục hải quan Khai báo hải quan Mở tờ khai hải quan Thủ tục mở tờ khai ở cảng Cát Lái yêu cầu bộ hồ sơ khai báo hải quan.Để thực hiện việc đăng ký hải quan được nhanh chóng, dễ dàng, công ty đã có sự chuẩn bị về mặt chứng từ sau: + Giấy giới thiệu của công ty(01 bản): trên đó sẽ ghi tên nhân viên giao nhận sẽ trực tiếp làm việc với nhân viên hải quan( nếu ở Cát Lái thì cần phải có phụ lục tờ khai, còn ở khu vực IV yêu cầu cần có hóa đơn, phụ lục Tiếng Anh). + Giấy tiếp nhận hồ sơ(02 bản, do hải quan cấp): 01 bản lưu hải quan. 01 bản trả lại cho người khai hải quan. + Tờ khai hải quan hàng xuất khẩu : 02 bản theo mẫu + Hợp đồng ngoại thương: 01 bản sao + Hóa đơn thương mại và phiếu đóng gói: 02 bản, 01 bản chính và 01 bản sao Về nguyên tắc thì Hóa đơn thương mại và Phiếu đóng gói phải làm riêng từng loại. Nhưng trên thực tế hải quan vẫn chấp nhận làm chung, miễn sao thể hiện đầy đủ nội dung của mỗi loại Đăng ký tờ khai Đăng ký viên căn cứ vào tờ khai của Doanh nghiệp để nhập thông tin khai báo của Doanh nghiệp, cho số tờ khai, trình lãnh đạo hải quan và ký thông quan. Khi kiểm tra, kiểm tra viên in ra một tờ giấy cho Doanh nghiệp về mức độ kiểm tra của lô hàng đó, khi lãnh đạo ký tên thông quan nếu hàng miễn kiểm sẽ là luồng xanh mức 1, nếu thấy có trục trặc hoặc nghi ngờ sẽ tiến hành kiểm tra trên lô hàng đó, lúc này trên tờ khai sẽ thể hiện là luồng đỏ hoặc vàng, tùy theo mức độ kiểm tra lô hàng Trên tờ khai hải quan ở phần dành cho người khai hải quan kê khai gồm các nội dung Tờ khai hàng hóa xuất khẩu số 3991/xk/KD/KVI-CL kê khai tại chi cục hải quan Cảng Sài Gòn KVI- Cát Lái thuộc Cục Hải quan TPHCM Ngày đăng ký: 16-1-2010 Số lượng phụ lục tờ khai:01 + Ô số 1: Người xuất khẩu MST: 3700364713 : Tên Doanh nghiệp: DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN SX-TM PHÚC THỊNH Địa chỉ Ấp Hòa Lân, Thuận Giao, Thuận An, Bình Dương Đt: 0650-3747864 Fax: 0650-3747865 +Ô số 2: Người nhập khẩu XOAI ASIA INC Địa chỉ: 1101 Liberty Center Building,104 H.V. de la Costa St. Salcedo Village, Makati city, M. Manila- Philippines + Ô số 3,4: để trống + Ô số 5: Loại hình Kinh doanh, không thuế + Ô số 6: Giấy phép Số 4601000147 ngày 02/11/2000 +Ô số 7: Hợp đồng : Số PTCXAI-081108 ngày 08/11/2009 Ngày hết hạn: 01/05/2010 + Ô số 8: Nước nhập khẩu :ITALY Mã nước : IT + Ô số 9: Cửa khẩu xuất hàng : Cảng SG-KVI( CÁT LÁI) Tên tàu :MAERSK ABERDEEN 0908 + Ô số 10: Điều kiện giao hàng : FOB-HCM + Ô số 11: Đồng tiền thanh toán : USD + Ô số 12: Phương thức thanh toán :TTR + Ô số 13: Tên hàng, quy cách phẩm chất: Sản phẩm Gốm sứ các loại( Sx tại Việt Nam, mới 100%) +Ô số 14: Mã số hàng hóa 6914900000 + Ô số 15:Số lượng 730 cái +Ô số 16: Đơn vị tính: Cái +Ô số 17,18: Đơn giá nguyên tệ, trị giá nguyên tệ: 2,924.00 + Ô số 22: Đại diện Doanh nghiệp Khi hoàn tất thủ tục mở tờ khai, nhân viên giao nhận đi mở tờ khai ký tên vào + Ô 23,24,25 để trống + Ô 26: Xác nhận đã làm thủ tục hải quan Hải quan ký tên đóng dấu xác nhận khi đã hoàn tất thủ tục mở tờ khai Khi nộp bộ hồ sơ mở tờ khai, hải quan sẽ xem xét bộ hồ sơ, nếu thiếu chứng từ hoặc không hợp lệ, Hải quan sẽ trả lại bộ hồ sơ để bổ sung và sửa chữa thích hợp, nếu hợp lệ Hải quan sẽ dựa trên bộ hồ sơ và hệ thống máy tính cấp số tự động, có mã vạch để kiểm tra và quản lý, sau đó in ra một bản lệnh hình thức, mức độ kiểm tra Hải quan để luân chuyển nội bộ và lưu cùng bộ hồ sơ hải quan. Lệnh này được lãnh đạo chi Cục duyệt, quyết định và cho ý kiến lãnh đạo để có mức độ kiểm tra hàng hóa cụ thể. Lúc này, Hải quan sẽ cấp số tờ khai, nhân viên giao nhận sẽ điền số tờ khai vào cả hai bản chính tờ khai và phụ lục tờ khai hàng xuất, sau đó nộp lại cho Hải quan vả đóng tiền lệ phí tờ khai một bộ hồ sơ là 30.000đ rồi nộp lại hóa đơn màu tím cho hải quan khi nhận lại tờ khai Hải quan( người khai Hải quan lưu) có đóng dấu làm thủ tục Hải quan. Đóng phí Gồm phí thủ tục hải quan Lấy tờ khai Hải quan sẽ ghi số container , seal vào mặt sau tờ khai , phần dành cho hải quan sau khi doanh nghiệp đóng phí và gởi lại cho doanh nghiệp Số container MAEU78464 Số seal 0544487 Sau khi đã làm xong thủ tục mở tờ khai, nhân viên giao nhận của Công ty sẽ xuống kho giám sát đóng hàng khi đóng hàng tại kho riêng .Đóng hàng xong, container sẽ được kéo từ kho về cảng để làm thủ tục thanh lý với Hải quan. Thanh lý với tờ khai Người làm thủ tục hải quan phải xuất trình Tờ khai(đã hoàn tất thủ tục hải quan). Vì hàng là mặt hàng miển kiểm nên trên tờ khai phải thể hiện chi tiết ( số container, số seal, hãng tàu,…) để công chức giám sát làm cơ sở đăng ký vào sổ tàu, ghi số container, seal vào tờ khai sau đó vào phòng thanh lý đưa hải quan kiểm tra xem container đã hạ chưa bằng cách tra trên máy tính ở phòng thương vụ cảng ( bấm số container, seal của mình) sau đó vị trí container sẽ hiện lên trên màn hình, ta biết được container đã hạ chưa và thông quan lô hàng xuất. Vào sổ tàu Sau khi hải quan xem container đã hạ chưa, nếu container đã hạ thì sẽ được vào sổ tàu. Khi vào sổ tàu, Hãng tàu sẽ cấp cho nhân viên giao nhận của Công ty Phiếu xác nhận đăng ký tờ khai Hải quan ( đối với Hải quan cảng Cát Lái) ghi rõ số container, giờ vào sổ tàu của container đó. Container được đưa trực tiếp về bãi hàng xuất trước giờ cắt máng. Khi giao container,nhân viên giao nhận phải ký vào Biên bản bàn giao container và xác nhận tình trạng container với nhân viên Điều độ cảng trong trường hợp container có bất kỳ hư hỏng hoặc tổn thất. Maersk sẽ tiếp nhận container sau khi container được hạ tại bãi hàng xuất. Cần lưu ý là container phải được kéo đến cảng để làm thủ tục thanh lý hải quan trước giờ cắt máng do hãng tàu quy định để hàng được xếp lên tàu, nếu thanh lý trễ hơn giờ cắt máng thì hàng không được đăng ký vào sổ tàu, khi đó hàng sẽ rớt lại và phải dời vào chuyến tàu kế tiếp trong thời gian sớm nhất để kịp giao hàng cho khách hàng. Trường hợp này làm sai lệch ngày B/L đã quy định, trễ ngày tàu đến và có ảnh hưởng đến hợp đồng. Trong trường hợp này công ty phải đóng tiền đảo chuyến để hãng tàu cho chuyến hàng của mình được xếp vào con tàu kế tiếp. Container sẽ không được xếp lên tàu sau các thời điểm cắt máng tại cảng Cát Lái được nêu bên dưới. Công ty có thể đưa container về cảng 3 ngày trước ngày cắt máng. Chuyến tàu Giờ cắt máng Giờ tàu chạy Tàu Thứ Hai 10:00 Chủ Nhật Sáng Thứ Hai Tàu Thứ Năm 19:00 Thứ Tư Trưa Thứ Năm Tàu Thứ Sáu 23:59 Thứ Tư Sáng Thứ Sáu Tàu Chủ Nhật 22:00 Thứ Bảy Trưa Chủ nhật Thực xuất tờ khai hải quan Sau khi hàng được giao, xuất đi cho khách hàng, nhân viên giao nhận của Công ty phải đi thực xuất tờ khai hải quan(áp dụng từ đầu năm 2006) gồm: + Tờ khai hải quan( bản người khai Hải quan lưu) : 1 bản chính, 1 bản sao + Commercial invoice: 1 bản chính + Vận đơn đường biển: 1 bản sao. Hải quan sẽ căn cứ vào những chứng từ Doanh nghiệp xuất trình và thực xuất hải quan. Tóm tắt quy trình thủ tục hải quan Bước 1: Cán bộ hải quan tiếp nhận đăng ký tờ khai sẽ tiếp nhận và kiểm tra bộ hồ sơ hải quan của Doanh nghiệp Bước 2: Trong khi hải quan đang kiểm tra bộ hồ sơ, nhân viên giao nhận sẽ liên hẹ với phòng điều độ cảng để biết hàng mình nằm ở vị trí nào Bước 3: Vì là mặt hàng Gốm sứ xuất khẩu thuộc diện miễn thuế nên Hải quan không tính thuế. Sau khi kiểm tra bộ hồ sơ hải quan, cán bộ hải quan xét thấy Doanh nghiệp đã khai đúng với lô hàng xuất sẽ trả bộ hồ sơ và Phiếu tiếp nhận hồ sơ khai hải quan cho Doanh nghiệp Bước 4: Lãnh đạo Chi cục sẽ phân công cán bộ hải quan kiểm hóa. Nhân viên của Công ty mời cán bộ hải quan kiểm hóa xuống bãi container để niêm phong kẹp chì, sau đó sẽ đóng dấu vào mặt sau của tờ khai hải quan cho hàng hóa được thông quan Bước 5: Nhân viên giao nhận sẽ mang tờ khai đã đóng dấu này đến phòng “đăng ký tàu xuất” để hải quan lưu vào hồ sơ. Đây là bước không thể thiếu trong chuỗi làm thủ tục hải quan cho hàng xuất vì nếu không đăng ký, hàng sẽ không được đưa xuống tàu, khi đó sẽ bị xem là chưa hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và phải chịu rủi ro đối với hàng hóa mà không thể đổ lỗi cho ai được Bước 6: Đăng ký xong nhân viên điều độ cảng sẽ đưa container đã bấm seal vào bãi quy địng chờ xếp lên tàu Bước 7: Nhân viên giao nhận cuả Công ty sẽ vào thương vụ cảng đăng ký vào sổ tàu và tiến hành thanh lý tờ khai hải quan 3.1.8 Giao hàng cho tàu Giao hàng nguyên cont cho hãng tàu tại bãi container trước giờ cắt máng để hãng tàu vào sổ tàu. Sau khi hàng đến cảng bốc hàng quy định, hãng tàu sẽ tổ chức việc vận chuyển, xếp hàng lên tàu. Đến đây công việc giao hàng cho hãng tàu là kết thúc. Từ thời điểm này Doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình Sau khi tàu khởi hành được một ngày, đại lý hãng tàu sẽ cấp cho Công ty 1 bộ vận đơn gồm 03 bản chính và 03 bản sao. Khi nhận được bộ vận đông do hãng tàu cấp, công ty sẽ điện báo cho khách hàng biết hàng đã được giao lên tàu và cho biết số vận đơn, tên tàu, ngày khởi hành. Do hãng tàu hai bên chọn thường là hãng tàu có đại lý ở cả 2 nước nên việc thông báo giao hàng thực hiện theo sự thỏa thuận của 2 bên. Ngoài ra, do hàng được đóng trong container nên việc thông báo trọng tải toàn phần của tàu và mớn nước là không cần thiết. Bên cạnh đó, việc thông báo tên tàu và quốc tịch tàu là không cần thiết do hãng tàu người Nhập khẩu thuê thường là hãng tàu có đại lý ở Việt nam nên việc thông báo này sẽ do hãng tàu thực hiện trong lệnh cấp container rỗng cho người xuất khẩu. 3.2 Thanh Toán Tiền Hàng Lập bộ chứng từ thanh toán 3.2.1. Lập hóa đơn thương mại ( Commercial Invoice) Commercial Invoice được lập bằng Tiếng Anh, được lập theo B/L và hóa đơn thương mại đã ký với người nhập khẩu. Sau đó trưởng phòng duyệt, ký tên đóng dấu. Commercial Invoice thường lập thành 7 bản: 3 bản gửi người mua, 1 bản để thanh lý tờ khai thực xuất hàng với hải quan, 1 bản gửi cho kế toán, 1 bản gửi cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam để làm C/O, 1 bản Công ty lưu. Commercial Invoice có các nội dung: + Số và ngày lập hóa đơn thương mại: + Người nhận hàng : + Tên tàu : + Nơi đi : + Nơi đến : + Số L/C : + Số hóa đơn chiếu lệ : + Bảng mô tả hàng hóa, số lượng và trị giá hàng hóa: + Số tiền bằng chữ : 3.2.2 Phiếu đóng gói( Packing list) Làm thành 4 bản: 3 bản gửi người mua, 1 bản Công ty lưu. Nội dung cua Packing list gần giống như hóa đơn thương mại, thêm vào các nội dung trong bảng mô tả hàng hóa như: trọng lượng tịnh, trọng lượng cả bì và thể tích thùng carton. 3.2.3 Lấy vận đơn đường biển( Bill of Lading ) Chi tiết làm B/L ( trừ tên tàu) phải được thể hiện bằng Tiếng Anh theo quy tắc thương mại quốc tế và gửi cho hãng tàu Maersk không muộn hơn 17:30 giờ cắt máng( và không muộn hơn 17:30 giờ của ngày làm việc trước ngày cắt máng nếu ngày cắt máng là ngày cuối tuần). Bất kỳ yêu cầu hoặc hướng dẫn gửi cho Maersk bằng văn bản đều phải được thể hiện bằng tiếng Anh. Maersk sẽ chuẩn bị bản thảo Vận tải đơn gửi cho Công ty chỉ trong vòng 4 giờ làm việc tính từ lúc nhận được chi tiết hướng dẫn làm vận tải đơn của Công ty qua mạng( website) và trong vòng 8h làm việc tính từ lúc nhận được chi tiết yêu cầu làm vận tải đơn của Công ty qua fax. Giờ làm việc của bộ phận xử lý chứng từ là 7:00 đến 23:00 giờ Việt Nam, Thứ Hai đến Thứ Bảy hàng tuần và từ 11:00 đến 19:00 giờ Chủ Nhật hàng tuần. Trong trường hợp Công ty cần bất kỳ thay đổi trên vận tải đơn, thể hiện trực tiếp trên bản thảo bằng cách khoanh tròn chi tiết cần thay đổi và ghi chú rõ bằng tiếng Anh. Công ty sẽ nhận được bản thảo mới trong vòng 3h làm việc tính từ lúc bản thảo cần thay đổi gửi cho Maersk . Sau khi lập B/L xong, hãng tàu sẽ fax lại cho doanh nghiệp kiểm tra, nếu có sai sót thì tiếp tục yêu cầu hãng tàu sửa lại, nếu không có sai sót thì hãng tàu sẽ lập B/L gốc rồi gửi trả lại công ty sau khi đã nhận hàng. Nội dung bộ vận đơn đường biển như sau: + Số Vận đơn, số Booking: 527266751 + Người gửi hàng:PHUC THINH TRADING PRIVATE COMPANY Ấp Hoà Lân, Thuận Giao, huyện Thuận An, Bình Dương, Việt Nam Tel: (84)650-3747864 + Người nhận hàng: 1710-COM-1IKEA Italia Distribution s.r.1 Strada Povinciale 208 no3 20061 Carugate (MI), Italy + Người thông báo: 236-DT-1 IKEA Distr. DC2 Piacenza (PC), Strada Torre della Razza,29100 Piacenza ( PC) Italy 0039 (0) 523629362 +Đại lý phân phối: + Tên tàu và chuyến tàu: MAERSK ABERDEEN 0908 + Cảng nhận hàng: Salerno + Cảng dỡ hàng: Ho Chi Minh (Saigon) + Ngày tàu chạy: 22-1-2010 + Ghi chú cước phí : cước phí trả sau +Trọng lượng cả bì: 8650.91 + Thể tích: 27.19 CBM + Phần phụ lục để mô tả hàng hóa Trong vòng 24h sau khi tàu chạy, Công ty đến quầy thu ngân của đại lý hãng tàu Maersk trong giờ làm việc để nhận chứng từ vận tải. Từ thời điểm này trở đi, nếu Công ty muốn thay đổi chi tiết trên B/L gốc, hãng tàuMaersk cần thêm 3h làm việc để chỉnh sửa và chi phí phát hành lại Bộ B/L gốc sẽ được áp dụng. Chi phí phát hành lại bộ B/L sau khi bộ B/L gốc được Công ty xác nhận là 150000VND. Trong trường hợp B/L không được tiếp nhận trong vòng 7 ngày sau ngày tàu chạy, chi phí chậm tiếp nhận B/L được áp dụng là 500000VND. Chi phí 500000VND tính cho 1 tuần chậm nhận chứng từ nhằm bù đắp chi phí hành chính của Maersk. 3.2.4 Xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ( Certificate of Origin) Bộ hồ sơ xin cấp C/O gửi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Hồ Chí Minh bao gồm: +Đơn đề nghị cấp C/O : 1 bản +Bảng kê khai nguyên liệu sử dụng: 1 bản +Phiếu ghi chép về hồ sơ: 1 bản +Phiếu nộp/ nhận hồ sơ tại VCCI Hồ Chí Minh +C/O 1 bản chính đóng dấu Original +C/O 5 bản photo đóng dấu Copy +Hoá đơn Thương mại: 1 bản sao + Commercial Invoice: 1 bản chính, 1 bản sao +B/L: 1 bản copy +Tờ khai hàng xuất khẩu: 1 bản sao, 1 bản chính để đối chiếu Sau khi nộp hồ sơ, người tiếp nhận hồ sơ sẽ xem xét, nếu bộ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ người tiếp nhận sẽ trả lại các chứng từ đối chứng và Phiếu nộp/ nhận hồ sơ. Nế không hợp lệ hoặc thiếu chứng từ, người tiếp nhận sẽ trả lại toàn bộ hồ sơ để bổ sung và sửa chữa C/O của DN là C/O Form A và được hưởng ưu đãi thuế quan Phổ cập(GSP- Generalised Systems Of Preferences).Trên thực tế Công ty đã mua bản C/O form A gốc do Phòng Thương mại và Công Nghiệp Việt Nam phát hành ( 10.000 VND/ bản) sau đó điền đầy đủ các nội dung trên C/O như: + Ô trên cùng bên phải để trống + Ô số 1 điền: tên, địa chỉ công ty xuất PHUC THINH TRADING PRIVATE COMPANY (16584) HOA LAN GRANGE, THUAN GIAO VILLAGE, THUAN AN DIST, BINH DUONG PROVINCE, VIETNAM + Ô số 2 điền: tên, địa chỉ công ty nhập 1710-COM-1 IKEA Italia Distribution s.r.I Strada Provinciale 208 no3 20061 Carugate (MI) Italy + Ôsố 3 điền : phương tiện vận chuyển (đường biển) Tàu : MAERSK ABERDEEN 0908 Ngày đi : 22-1-2009 Số container: MAEU7878464 Số lô hàng: GDN368 Từ nơi đi: Hochiminh, Vietnam Đến : Italy Số vận đơn : 527266751 + Ô số 4 để trống + Ô số 5 điền thứ tự các mặt hàng ( nếu chỉ xuất 1 mặt hàng không ghi cũng được) + Ô số 6 điền ký hiệu và số kiện hàng + Ô số 7 là số loại kiện hàng và mô tả hàng hóa: Tên hàng : gốm Mynta các loại : Số lượng bằng chữ : Số cont/ seal : Số tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu: + Ô số 8 là tiêu chuẩn xuất xứ: “W” 69.14 trong đó “W”: do hàng xuất đi Châu Âu có sử dụng nguyên liệu phụ Ceramic nhập khẩu “69.14” là mã số HS + Ô số 9 là trọng lượng cả bì hay số lượng khác: + Ô số 10 là số và ngày của hóa đơn thương mại: XAI09IKPT01028 ngày 17-1-2009 + Ô số 11 là xác nhận của cơ quan cấp + Ô số 12 Dòng thứ nhất ghi tên nước sản xuất hàng hóa là Việt Nam Dòng thứ hai ghi tên nước nhập khẩu hàng hóa: Italy Dòng thứ 3 ghi nơi khai C/O : thành phố Hồ Chí Minh Ngày cấp: 22-1-2010 và ký tên đóng dấu Sau khi điền đầy đủ thông tin vào C/O kèm theo đơn xin cấp C/O và hóa đơn thương mại đến Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh để đóng dấu xác nhận. Khi lấy C/O nhân viên của Công ty sẽ nộp Phiếu nộp/ nhận hồ sơ để người tiếp nhận trả lại phiếu ghi chép về hồ sơ, nhân viên Công ty sẽ nộp lệ phí rồi ghi số Hoá đơn, ngày hoá đơn vào Phiếu ghi chép về hồ sơ. Sau đó nộp lại cho người tiếp nhận để nhận lại C/O bản chính ( đóng dấu Original) 3.2.5 Giấy chứng nhận khử trùng Vì đây là lô hàng Gốm sứ nên không cần khử trùng cũng như giấy chứng nhận khử trùng ( nếu khử trùng làm cho men Gốm bị hỏng, ảnh hưởng đến chất lượng của hàng) + Trong thanh toán TTR, khách hàng thường đặt cọc trước cho Công ty một số tiền ( thường là 20% tổng giá trị lô hàng). Khi nhận được tiền Công ty sẽ fax bộ chứng từ thanh toán cho người mua để họ xác nhận hàng hoá đã được xếp lên tàu và Bộ chứng từ đã hoàn tất. Lúc này, người mua sẽ gửi toàn bộ số tiền còn lại ( 80% giá trị lô hàng) cho Công ty. Sau đó, Công ty sẽ gửi trực tiếp bộ chứng từ gốc trực tiếp cho người mua bằng chuyển phát nhanh Do các hợp đồng của Công ty đa số ký kết với khách hàng quen thuộc nên phương thức thanh toán này thường được áp dụng vì hai bên tin tưởng nhau đồng this phương thức này giúp người bán nhận tiền nhanh chóng, người mua chịu chi phí thấp. 4. Phần Mở Rộng Tờ khai hàng xuất trên là trường hợp Công ty xuất 1 container, có những trường hợp Công ty xuất nhiều container. Trong các trường hợp đó,quy trình thủ tục xuất khẩu vẫn tương tự như xuất 1 container, tuy nhiên, trong trường hợp xuất nhiều container hàng, ứng với mỗi container, tuỳ hãng tàu sẽ ký phát bao nhiêu bộ vận đơn đường biển. Với hãng tàu Maersk sẽ ký phát 1 bộ B/L cho mỗi container Doanh nghiệp xuất. Do đó, khi xuất khẩu nhiều container, Bộ chứng từ thanh toán sẽ cụ thể riêng biệt cho từng container xuất. Mỗi container xuất, bộ chứng từ thanh toán sẽ bao gồm: +1 Hoá đơn thương mại được ký bởi Giám đốc Doanh nghiệp +1 Packing list miêu tả mã hàng, số lượng, trọng lượng tịnh, trọng lượng cả bì của lô hàng trong 1 container + 1 B/L được ký phát bởi hãng tàu Maersk +1 C/O được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam cấp Tất cả các container trên được kê khai trong 1 tờ khai hải quan hàng xuất, các số container, số seal của hãng tàu sẽ được ghi ở mặt sau tờ khai. 4.1 Tờ khai hải quan hàng xuất số 200/XK/KD/KVI-CL Số lượng container xuất:7 container tương ứng với 7 Bộ chứng từ được lập + Hoá đơn thương mại và Packinglist số XAI091KPT01002,XAI091KPT01003, XAI091KPT01004, XAI091KPT01005, XAI091KPT01006, XAI091KPT01007, XAI091KPT01008 với giá trị thanh toán là 2924 USD cho mỗi hoá đơn. + B/L số 527246933,527246934,527246935,527246936,527246937,527246938,527246939,527246940 do MAERSK ký phát +C/O form A do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam cấp số 96103217,96103218,96103219,96103220,96103221,96103222,96103223 + Số container/ số seal hãng tàu SEAU 2302560/0460845, PONU 0329368/0460868, MSKU 3263351/0460846, MSKU 3986089/ 0460869, MSKU 4314854/0460820, MSKU 4295604/0460819, MSKU 2954343/0462377. Vì lý do Công ty chưa chuẩn bị hàng kịp để giao theo như lịch trình trên nên nhân viên công ty phải cầm Booking confirmation đến hãng tàu để đổi lấy Booking Amendment trong đó có điều chỉnh lại tên tàu, số chuyến,ngày tàu dự kiến khởi hành và tàu đến. Ở hãng tàu Maersk, số Booking trùng với số B/L nên ta đổi được Booking Amendment với số Booking Amendment tương ứng như trên B/L. 4.2. Thực tế quy trình thủ tục hải quan Một tờ khai hải quan hàng xuất là 20.000đ. Nhân viên giao nhận của Công ty sau khi nộp tờ khai xong sẽ ngồi đợi, tờ khai được duyệt sẽ được nhân viên hải quan gọi tên Doanh nghiệp đến nhận. Muốn nhận lại được tờ khai nhanh Doanh nghiệp phải chi thêm 20.000đ cho mỗi tờ khai. Có tờ khai rồi, nhân viên Công ty sẽ đi xuống bãi container tìm cont đã thuê trước đó để đóng hàng vào. Lúc này ta sẽ liên hệ với nhân viên điều độ cont. Và để có điều kiện tìm cont mình cần 1 cách dễ dàng, ta cũng phải chi cho nhân viên điều độ 10.000đ-20.000đ/cont Hàng đóng vào rồi, ta lại đến hải quan để làm thủ tục thanh lý tờ khai. Hồ sơ đưa vào, cán bộ hải quan xem xét, đóng dấu, khâu này Doanh nghiệp cũng phải bồi dưỡng cho cán bộ hải quan 20.000đ Sau khi thanh lý tờ khai, chủ hàng sẽ đợi đến ngày tàu chạy để đến cảng làm thủ tục xác nhận đã xuất hàng. Các khâu này, nhân viên Công ty muốn thực hiện dễ dàng cũng phải chi tiền bồi dưỡng cho các cán bộ hải quan. Giá mỗi cục niêm kiểm hoá là 12.000đ/cục. Tuy nhiên, hải quan Cát Lái sẵn sàng nhận tiền mà không kiểm hoá. Việc này do nhân viên của Công ty tự xuống bãi và tận tay bấm những cục niêm này vào những cont chuẩn bị được xuất đi. Nếu chủ hàng không muốn hải quan kiểm hoá hàng của mình chỉ cần chi từ 50.000-700.000đ Được khai hải quan và nộp tờ khai hải quan chậm nhất là 8h trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh. Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký hoặc hàng về cảng 10 ngày sau đó ta khai hải quan cũng được. Hồ sơ hải quan không phải nộp Hợp đồng xuất khẩu. Đối với hàng container, để tránh bị charge phí cont, ta nên làm thủ tục hải quan khi đã chuẩn bị đầy đủ hàng và xuất. Vì nếu chưa chuẩn bị đủ hàng mà đã kê khai hải quan rồi sẽ dễ xảy ra những trục trặc: số liệu khai hải quan và số liệu hàng hoá thực không khớp nhau, hàng thiếu. Lúc này, Doanh nghiệp sẽ phải làm thủ tục huỷ tờ khai , mở tờ khai khác và kê khai lại. Khi làm thủ tục mở tờ khai mới, Doanh nghiệp lại phải chuẩn bị công văn giải trình lý do rất phức tạp. Việc này có thể làm ảnh hưởng đến các thủ tục tiếp theo, dẫn tới Doanh nghiệp có thể sẽ phải dời lô hàng của mình lại cho chuyến tàu sau, ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng . Nhưng nếu trong trường hợp hàng đã chuẩn bị đủ rồi, nhưng ta sợ làm thủ tục hải quan không kịp thì nên làm thủ tục hải quan trước càng sớm càng tốt Khi Doanh nghiệp đăng ký tờ khai xuất khẩu, nếu được miễn kiểm tra thì mới mang hàng vào cảng, nếu Hải qua kiểm tra thì Doanh nghiệp thông báo chưa có hàng ( thực tế là còn để lại kho chờ có cơ hội xuất) và xin huỷ tờ khai khi quá 15 ngày. Nhiều trường hợp hàng đã được tập kết vào cảng trước chờ mở tờ khai, nếu luồng xanh sẽ được xuất ngay, luồng đỏ sẽ huỷ tờ khai và không xuất trình hàng để kiểm tra. Hải quan hay nghi ngờ Doanh nghiệp huỷ tờ khai để tránh miễn kiểm hàng Có những mặt hàng thuộc loại miễn kiểm nhưng hải quan vẫn có quyền kiểm 3.3 Các loại phí trong xuất khẩu hàng hoá bằng container đường biển 4.3 Lệ phí Hải quan Hiện tại phí làm thủ tục xuất nhập khẩu hải quan: + Thủ tục chính thức (thông thường với trị giá hàng trên 1.250 USD) có mức tối thiểu 21USD và tối đa 400USD mỗi lô hàng, với tỷ lệ tăng 0.19% treo trị giá hàng. +Thủ tục không chính thức (informal- có trị giá lô hàng nhỏ hơn 1250USD), có mức phí từ 2 - 8 USD, tuỳ theo công sức làm thủ tục và kiểm hoá của nhân viên Hải quan. 4.5 Các phí khác Phí dịch vụ cảng biển THC vừa tăng thêm từ 70-105 USD/container, bây giờ lại thêm phí "tắc nghẽn cảng" Hàng loạt hãng tàu biển đồng loạt thông báo thu phí "tắc nghẽn cảng" tại TP.HCM với mức từ 50-100 USD tùy theo container., phí kẹt tàu 50USD/cont 20’,100USD/cont 40’ Theo các hãng tàu, nguyên nhân dẫn đến việc phát sinh loại phí lạ lùng này là do tình hình tắc nghẽn tại một số cảng biển như Cát Lái, Tân Cảng, VICT... khiến chi phí tăng thêm vượt sức chịu đựng của các hãng tàu Theo quy định, tổng loại phí làm thủ tục xuất khẩu 1 container 20’ là 315.000đ, container 40’ là 470.000đ. Nhưng trên thực tế Doanh nghiệp phải chi từ 700.000đ đến 800.000đ/ cont Wan Hai Lines (Đài Loan) là hãng tàu đi tiên phong trong việc áp dụng mức phí này. Mục đích thu mức phí này nhằm giảm lỗ khi các tàu chở hàng của họ phải chờ quá lâu ở các cảng Việt nam để lấy hàng. Việc chờ quá lâu nên chi phí lưu tàu ở các cảng gia tăng buộc họ phải tính thêm mức phí này để bù đắp chi phí. Theo kế hoạch, Wan Hai Ltd sẽ bắt đầu áp cách tính phí này ngay tuần sau ở chuyến đầu tiên ngày 23-7 và hãng tàu đã gửi thư cho khách hàng vào ngày 16-7. Chi phí thuê container 40 feet đã là 4-5 USD/ngày, container 20 feet 3 USD/ngày. Trong những tháng gần đây dựa vào lý do container (cont) ùn ứ ở cảng và để giải phóng hàng nhanh mà các hãng tàu (nước ngoài) và các cảng như Tân Cảng, Cát Lái (2 cảng lớn nhất ) đã đua nhau thay đổi hình thức tính giá và tăng giá dịch vụ một cách chóng mặt Khi các hãng tàu cần lấy container rỗng để đóng hàng, hãng tàu thường gửi lệnh xuất công qua máy fax đặt tại cảng Cát Lái, người nhận không cần phải xuất trình giấy tờ mà chỉ tốn 5.000 đồng để lấy bản fax.. CHƯƠNG 3 QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG: Các Chứng Từ Cần Thiết Các chứng từ được sử dụng trong giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không: 1.1 Vận đơn hàng không: (Airwaybill-AWB) 1.1.1 Khái niệm và chức năng: Vận đơn hàng không (Airway Bill-AWB) là chứng từ vận chuyển hàng hoá và là bằng chứng của việc ký kết hợp đồng và vận chuyển hàng hoá bằng máy bay, về điều kiện của hợp đồng và việc đã tiếp nhận hàng hoá để vận chuyển (theo Luật Hàng Không dân dụng Việt Nam ngày 4 tháng 1 năm 1992). Vận đơn hàng không bao gồm một số chức năng như sau: - Là bằng chức của một hợp đồng vận tải đã được ký kết giữa người chuyên chở và người gửi hàng - Là bằng chứng của việc người chuyên chở hàng không đã nhận hàng - Là giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không - Là chứng từ kê khai hải quan của hàng hoá - Là hướng dẫn cho nhân viên hàng không trong quá trình phục vụ chuyên chở hàng hoá Không giống như vận tải đường biển, trong vận tải hàng không, người ta không sử dụng vận đơn có thể giao dịch dược, hay nói cách khác vận đơn hàng không không phải là chứng từ sở hữa hàng hoá như vận đơn đường biển thông thường. Nguyên nhân của điều này là do tốc độ vận tải hàng không rất cao, hành trình của máy bay thường kết thúc và hàng hoá được giao ngay ở nơi đến một khoảng thời gian dài trước khi có thể gửi chứng từ hàng không từ người xuất khẩu qua ngân hàng của họ tới ngân hàng của người xuất khẩu để rồi ngân hàng của người nhập khẩu gửi cho người nhập khẩu. Vì những lý do trên mà vận đơn hàng không thường không có chức năng sở hữu hàng hoá. Vận đơn hàng không có thể do hãng hàng không phát hành, cũng có thể do người khác không phải do hãng hàng không ban hành. 1.1.2 Phân loại vận đơn: Căn cứ vào người phát hành, vận đơn được chia làm hai loại: Vận đơn của hãng hàng không (Airline airway bill): Vận đơn này do hãng hàng không phát hành, trên vận đơn có ghi biểu tượng và mã nhận dạng của người chuyên chở ( issuing carrier indentification). Vận đơn trung lập (Neutral airway bill): Loại vận đơn này do người khác chứ không phải do người chuyên chở phát hành hành, trên vận đơn không có biểu tượng và mã nhận dạng của người chuyên chở. Vận đơn này thường do đại lý của người chuyên chở hay người giao nhận phát hành. Căn cứ vào việc gom hàng, vận đơn được chia làm hai loại: Vận đơn chủ (Master Airway bill-MAWB): Là vận đơn do người chuyên chở hàng không cấp cho người gom hàng có vận đơn nhận hàng ở sân bay đích. Vận đơn này dùng điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở hàng không và người gom hàng và làm chứng từ giao nhận hàng giữa người chuyên chở và người gom hàng. Vận đơn của người gom hàng (House airway bill-HAWB): Là vận đơn do người gom hàng cấp cho các chủ hàng lẻ khi nhận hàng từ họ để các chủ hàng lẻ có vận đơn đi nhận hàng ở nơi đến. Vận đơn này dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa người gom hàng và các chủ hàng lẻ và dùng để nhận hàng hoá giữa người gom hàng với các chủ hàng lẻ. Nhìn chung, chúng ta có thể hình dung quá trình gom hàng trong lĩnh vực hàng không như sau: Tại sân bay đích, người gom hàng dùng vận đơn chủ để nhận hàng từ người chuyên chở hàng không, sau đó chia lẻ hàng, giao cho từng người chủ hàng lẻ và thu hồi vận đơn gom hàng mà chính mình phát hành khi nhận hàng ở đầu đi. 1.1.3 Nội dung của vận đơn hàng không Vận đơn hàng không được in theo mẫu tiêu chuẩn của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA (IATA standard form). Một bộ vận đơn bao gồm nhiều bản, trong đó bao gồm 3 bản gốc (các bản chính) và các bản phụ. Mỗi bản vận đơn bao gồm 2 mặt, nội dung của mặt trước của các mặt vận đơn giống hệt nhau nếu không kể đến màu sắc và những ghi chú ở phía dưới khác nhau, ví dụ bản gốc số 1 thì ghi chú ở phía dưới là “bản gốc số 1 dành cho người chuyên chở phát hành vận đơn”, còn bản số 4 thì lại ghi là “bản số 4, dùng làm biên lai giao hàng”. Mặt sau của bản vận đơn khác nhau, ở những bản phụ mặt sau để trống, ở các bản gốc là các quy định có liên quan đến vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không. Nội dung mặt trước vận đơn Mặt trước của vận đơn bao gồm các cột mục để trống để người lập vận đơn điền những thông tin cần thiết khi lập vận đơn. Theo mẫu tiêu chuẩn của IATA, những cột mục đó là: Số vận đơn (AWB number) Sân bay xuất phát (Airport of departure) Tên và địa chỉ của người phát hành vận đơn (issuing carrier’s name and address) Tham chiếu tới các bản gốc (Reference to originals) Tham chiếu tới các điều kiện của hợp đồng (Reference to conditions of contract) Người chủ hàng (Shipper) Người nhận hàng (Consignee) Ðại lý của người chuyên chở (Issuing carrier’s agent) Tuyến đường (Routine) Thông tin thanh toán (Accounting information)  Tiền tệ (Currency) Mã thanh toán cước (Charges codes) Cước phí và chi phí (Charges) Giá trị kê khai vận chuyển (Declare value for carriage)  Giá trị khai báo hải quan (Declare value for customs) Số tiền bảo hiểm (Amount of insurance) Thông tin làm hàng (Handing information) Số kiện (Number of pieces) Các chi phí khác (Other charges) Cước và chi phí trả trước (Prepaid) Cước và chi phí trả sau (Collect) Ô ký xác nhận của người gửi hàng (Shipper of certification box) Ô dành cho người chuyên chở (Carrier of excution box) Ô chỉ dành cho người chuyên chở ở nơi đến (For carrier of use only at destination) Cước trả sau bằng đồng tiền ở nơi đến, chỉ dùng cho người chuyên chở (Collect charges in destination currency, for carrier of use only). Nội dung mặt sau vận đơn Trong bộ vận đơn gồm nhiều bản, chỉ có ba bản gốc và một số bản copy có những quy định về vận chuyển ở mặt sau. Mặt hai của vận đơn hàng không bao gồm hai nội dung chính: Thông báo liên quan đến trách nhiệm của người chuyên chở Tại mục này, người chuyên chở thông báo số tiền lớn nhất mà họ phải bồi thường trong trường hợp hàng hoá bị tổn thất trong quá trình chuyên chở, tức là thông báo giới hạn trách nhiệm của mình. Giới han trách nhiêm của người chuyên chở được quy định ở đây là giới hạn được quy định trong các công ước, quy tắc quốc tế hoặc luật quốc gia về hàng không dân dụng. Các điều kiện hợp đồng Nội dung này bao gồm nhiều điều khoản khác nhau liên quan đến vận chuyển lô hàng được ghi ở mặt trước. Các nội dung đó thường là: Các định nghĩa, như định nghĩa về người chuyên chở, định nghĩa về công ước Vac-sa-va 1929, định nghĩa về vận chuyển, điểm dừng thoả thuận... Thời hạn trách nhiệm chuyên chở của người chuyên chở hàng không Cơ sở trách nhiệm của người chuyên chở hàng không Giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở hàng không Cước phí của hàng hoá chuyên chở Trọng lượng tính cước của hàng hoá chuyên chở Thời hạn thông báo tổn thất Thời hạn khiếu nại người chuyên chở Luật áp dụng. 1.2 Vận đơn thứ cấp (HAB - House Airwaybill). 1.3 Giấy chứng nhận xuất xứ: Là chứng từ ghi nơi sản xuất của hàng hóa do người xuất khẩu kê khai, được ký và được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu xác nhận (ở Việt Nam là Phòng Thương mại và Công nghiệp, Bộ Công Thương). Giấy chứng nhận xuất xứ bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Tên và địa chỉ của người gửi hàng; Tên và địa chỉ của người nhận hàng; Phương tiện và tuyến vận tải; Mục đích sử dụng chính thức; Số thứ tự của lô hàng; Mã và số hiệu bao bì; Tên hàng và mô tả hàng hóa; Số lượng hàng hóa; Trọng lượng hàng hóa; Số và ngày của hóa đơn thương mại; Cam đoan của người xuất khẩu về hàng hóa; Chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền. 1.4 Chứng từ bảo hiểm. 1.5 Các giấy chứng nhận và giấy phép. 1.6 Hóa đơn thương mại 1.6 .1 Khái Niệm Là một chứng từ thương mại được phát hành bởi người bán cho người mua để nhận được một số tiền nào đó mà người mua hàng hóa hay dịch vụ có nghĩa vụ phải thanh toán cho người bán hàng theo những điều kiện cụ thể. 1.6.2 Nội dung của hóa đơn thương mại Số và ngày lập hóa đơn, Tên và địa chỉ người bán hàng, Tên và địa chỉ của người mua và người thanh toán (nếu không là một), Các điều kiện giao hàng (theo địa điểm) Các điều kiện thanh toán, Danh mục các mặt hàng với số lượng, đơn giá và trị giá của từng mặt hàng theo từng đơn đặt hàng (nếu có) Tổng số tiền phải thanh toán. Phần tổng số tiền có thể phải kèm theo phần ghi trị giá bằng chữ. Nếu người mua hàng trả lại một phần hay toàn bộ hàng hóa đã mua thì người bán hàng thông thường sẽ lập một bản ghi nhớ tín dụng với số tiền bằng trị giá của của phần hàng hóa trả lại và sau đó hoàn lại tiền cho người mua hàng. Các hóa đơn cho các dịch vụ theo thời gian (ví dụ các hóa đơn thanh toán cho các luật sư hay các nhà tư vấn theo giờ làm việc) thông thường đưa ra các số liệu từ các bảng kê chi tiết của thời gian và đơn giá dịch vụ.  1.6.3 Phân loại Ngoài hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) mà ta thường gặp, trong thực tế còn có các loại hóa đơn:  Hóa đơn tạm thời: (Provisional invoice) là hóa đơn để thanh toán sơ bộ tiền hàng trong các trường hợp: giá hàng mới là giá tạm tính, thanh toán từng phần hàng hóa (trong trường hợp hợp đồng giao hàng nhiều lần).  Hóa đơn chính thức (Final ivoice) là hóa đơn dùng để thanh toán tiền hàng khi thực hiện toàn bộ hợp đồng. Hóa đơn chi tiết (Detailed invoice) có tác dụng phân tích chi tiết các bộ phận của giá hàng.  Hóa đơn chiếu lệ (Proforma invoice) là loại chứng từ có hình thức giống như hóa đơn, nhưng không dùng để thanh toán vì nó không phải là yêu cầu đòi tiền. Hóa đơn chiếu lệ giống như một hình thức hóa đơn thương mại bình thường có tác dụng đại diện cho số hàng gửi đi triển lãm, gửi bán hoặc có tác dụng làm đơn chào hàng, làm thủ tục xin giấy phép xuất nhập khẩu (đối với hàng xuất nhập khẩu có điều kiện).  1.7 Bản lược khai hàng hóa: Là một bản kê khai tóm tắt về hàng hóa chuyên chở. Lược khai hàng hóa do người giao nhận lập khi hàng có nhiều lô hàng lẻ gửi chung một vận đơn (trường hợp gom hàng). Lược khai hàng hóa bao gồm những nội dung chính sau: Tên, địa chỉ người gửi; Tên, địa chỉ người nhận; Số thứ tự của vận đơn; Tên hàng; Ký mã hiệu; Trọng lượng; Số kiện hàng của từng vận đơn; Nơi đi; Nơi đến. Bản kê chi tiết hàng hóa (Packing List) Là bản khai chi tiết về hàng hóa của người gửi hàng, nhiều khi người ta dùng phiếu đóng gói thay bản kê khai chi tiết. Nội dung: Tên và địa chỉ của người gửi hàng; Tên hàng; Ký mã hiệu của hàng; Số kiện hàng; Trọng lượng toàn bộ; Trọng lượng tịnh; Kích thước của hàng hóa; Mô tả hàng hóa; Chữ ký của người lập. Phiếu cân hàng. Booking note. 1.8 Tờ khai hàng hóa XNK ( khai hải quan): Là một văn bản do chủ hàng, chủ phương tiện khai báo, xuất trình cho cơ quan hải quan trước khi hàng hoặc phương tiện xuất hoặc nhập qua lãnh thổ quốc gia. 2. Quy Trình Giao Hàng Hóa Xuất Khẩu Bằng Đường Hàng Không Sau khi ký hợp đồng ngoại thương, người xuất khẩu tiến hành chuẩn bị hàng hóa và lập một số một số chứng từ cần thiết về hàng hóa để giao hàng cho hãng hàng không. Thông thường, họ ủy thác cho người giao nhận hay đại lý hàng không bằng một hợp đồng ủy thác giao nhận. Người giao nhận hay đại lý này phải được hãng vận chuyển chỉ định và cho phép khai thác hàng hóa. Quy trình: 2.1 Lưu cước với hãng hàng không hoặc với người giao nhận: Người gửi hàng phải điền vào Booking Note theo mẫu của hãng hàng không với các nội dung như: tên người gửi, người nhận, bên thông báo; mô tả hàng hoá: loại hàng, trọng lượng, số lượng, thể tích; tên sân bay đi, tên sân bay đến; cước phí và thanh toán... Sau khi làm xong thủ tục với hãng hàng không, sân bay và thanh toán các chi phí, người giao nhận sẽ gửi các chứng từ kèm theo hàng hóa gồm: •   Các bản còn lại của MAWB và HAWB. •   Hóa đơn thương mại. •   Bản kê khai chi tiết hàng hóa. •   Giấy chứng nhận xuất xứ. •  Phiếu đóng gói. •  Lược khai hàng hóa. • Và các chứng từ cần thiết khác theo yêu cầu của nước nhập khẩu. Người giao nhận sẽ giao lại bản gốc số 3 cho người gửi hàng (MAWB hoặc HAWB) cùng thông báo thuế và thu tiền cước phí cùng các khoản chi phí cần thiết có liên quan. Người xuất khẩu giao hàng cho người giao nhận kèm với thư chỉ dẫn của người gửi hàng để người giao nhận giao hàng cho hãng vận chuyển và lập vận đơn. Thư chỉ dẫn của người gửi hàng được in sẵn thành mẫu và bao gồm những nội dung chính sau: •    Tên và địa chỉ của người gửi hàng; •    Nơi hàng đến và tuyến đường vận chuyển; •    Số kiện; • Trọng lượng; •    Kích thước của hàng; •    Ðặc điểm và số lượng hàng hóa; •    Giá trị hàng; •    Phương pháp thanh toán cước phí; •    Ký mã hiệu hàng hóa; •    Có hay không có mua bảo hiểm cho hàng hóa; •    Liệt kê các chứng từ gửi kèm. Người giao nhận sẽ cấp cho người xuất khẩu giấy chứng nhận đã nhận hàng của người giao nhận (FCR - Forwarder’s Certificate of Receipt). Ðây là sự thừa nhận chính thức của người giao nhận là họ đã nhận hàng. Giấy chứng nhận đã nhận hàng của người giao nhận (FCR) gồm những nội dung chính sau: •    Tên, địa chỉ của người uỷ thác; •    Tên, địa chỉ của người nhận hàng; •    Ký mã hiệu và số hiệu hàng hóa; •    Số lượng kiện và cách đóng gói; •    Tên hàng; •    Trọng lượng cả bì; •    Thể tích; •    Nơi và ngày phát hành giấy chứng nhận. Người giao nhận sẽ cấp giấy chứng nhận vận chuyển của người giao nhận (FTC - Forwarder’s Certifficate of Transport), nếu người giao nhận có trách nhiệm giao hàng tại đích. Nội dung chính của giấy chứng nhận vận chuyển của người giao nhận (FTC) gồm: •    Tên địa chỉ của người ủy thác; •    Tên và địa chỉ của người nhận hàng; •    Ðịa chỉ thông báo; •    Phương tiện vận chuyển; •    Từ/ qua; •    Nơi hàng đến; •    Tên hàng; •    Ký mã hiệu và số hiệu hàng hóa; •    Trọng lượng cả bì; •    Thể tích; •    Bảo hiểm; •    Cước phí và kinh phí trả cho; •    Nơi và ngày phát hành chứng từ. Người giao nhận sẽ cấp biên lai kho hàng cho người xuất khẩu (FWR - Forwarder’s Warehouse Receipt) nếu hàng được lưu tại kho của người giao nhận trước khi gửi cho hãng hàng không. Biên lai kho hàng (FWR) gồm những nội dung chính sau: •    Tên và người cung cấp hàng; •    Tên người gửi vào kho; •    Tên thủ kho; •    Tên kho; •    Phương tiện vận tải; •    Tên hàng; •    Trọng lượng cả bì; •    Tình trạng bên ngoài của hàng hoá khi nhận và ai nhận; •    Mã và số hiệu hàng hóa; •    Số hiệu và bao bì; •    Bảo hiểm; •    Nơi và ngày phát hành FWR. 2.2. Vận chuyển, đóng hàng và giao hàng cho người chuyên chở: - Chuẩn bị mọi giấy tờ cần thiết cho lô hàng; - Lập phiếu cân hàng ( Scaling Report); - Ðóng gói, ghi ký mã hiệu, dán nhãn hiệu; - Làm thủ tục hải quan; - Giao hàng cho hãng hàng không. 2.3. Lập Airway Bill (AWB) Sau khi hàng được xếp vào pallet, igloo hay container, cán bộ giao nhận liên hệ với hang hàng không để nhận AWB và điền các chi tiết vào AWB. Nếu gửi hàng qua người giao nhận sẽ có hai loại AWB được sử dụng là Master AWB (MAWB) do hãng hàng không cấp cho người giao nhận và House AWB (HAWB) do người giao nhận cấp khi người này làm dịch vụ gom hàng. 2.4. Thông báo cho người nhận về việc gửi hang Nội dung của thông báo gồm: số HAWB/MAWB; người gửi, người nhận, tên hàng, số lượng, trọng lượng, thể tích, tên sân bay đi, tên sân bay đến, ngày khởi hành( ETD), ngày dự kiến đến(ETA)... 2.5. Lập bộ chứng từ thanh toán và thanh toán các khoản cần thiết. 3. Quy Trình Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng Không Theo sự uỷ thác của người giao nhận nước ngoài hay người nhập khẩu, người đại lý hay người giao nhận hàng không sẽ tiến hành giao nhận hàng hóa bằng chứng từ được gửi từ nước xuất khẩu và những chứng từ do nước nhập khẩu cung cấp. 3.1. Nhận các giấy tờ, chứng từ: Sau khi nhận được giấy báo hàng đến, người nhận phải đến hãng hàng không để nhận được các giấy tờ, chứng từ liên quan. 3.2. Nhận hàng tại sân bay: Người nhận hàng mang chứng minh thư và giấy giới thiệu để nhận hàng tại sân bay. Khi nhận phải kiểm tra hàng hoá, nếu có hư hỏng, đổ vỡ phải lập biên bản giám định, có xác nhận của kho để khiếu nại sau này. Nếu chỉ có trách nhiệm giao hàng cho người nhập khẩu tại kho hay trạm giao nhận hàng hoá của sân bay thì sau khi nhận được thông báo đã đến của hãng vận chuyển cấp vận đơn thì: Người giao nhận trực tiếp lên sân bay nhận bộ hồ sơ gửi kèm theo hàng hóa (như đã trình bày ở phần giao hàng xuất khẩu). Sau khi thu hồi bản vận đơn gốc số 2, người giao nhận cùng người nhập khẩu làm các thủ tục nhận hàng ở sân bay. Nếu người giao nhận là đại lý gom hàng thì phải nhận lô hàng nguyên bằng vận đơn chủ, sau đó chia hàng, giao cho các chủ hàng lẻ và thu hồi lại vận đơn gom hàng. Nếu người giao nhận có trách nhiệm giao hàng đến đích, thì ngoài việc thu hồi các bản số 2 của vận đơn chủ hoặc vận đơn gom hàng, người giao nhận còn phải yêu cầu người nhập khẩu cung cấp các chứng từ sau: Giấy phép nhập khẩu. Bản kê khai chi tiết hàng hoá. Hợp đồng mua bán ngoại thương. Giấy chứng nhận xuất xứ. Hoá đơn thương mại. Lược khai hàng nếu gửi hàng theo HAWB. Tờ khai hàng nhập khẩu. Giấy chứng nhận phẩm chất. Và các giấy tờ cần thiết khác. 3.3. Làm thủ tục hải quan: Trước khi làm thủ tục, phải đăng ký tờ khai. Hồ sơ đăng ký làm thủ tục hải quan bao gồm (thường đăng ký trước một buổi): Vận đơn hàng không (AWB) bản gốc 2; Phiếu đóng gói (Packing List) Hoá đơn thương mại (Commercial invoice) Sau khi xem xét hồ sơ, hải quan tiến hành kiểm và ký thông báo thuế. 3.4.Thanh toán các khoản liên quan và đưa hàng ra khỏi sân bay Người giao nhận tiến hành nhận hàng từ hãng vận chuyển, thanh toán mọi khoản cước thu sau, làm thủ tục và nộp lệ phí với cảng hàng không, thông quan cho hàng hoá. Giao hàng cho người nhập khẩu tại kho của người nhập khẩu cùng giấy tờ hải quan và thông báo thuế. Người nhập khẩu nhận hàng và thanh toán các chi phí mà người giao nhận đã nộp cùng với phí giao nhận cho người giao nhận. Các Loại Cước Hàng Không Và Trách Nhiệm Của Người Chuỵên Chở Hàng Không 4.1 Các loại cước hàng không 4.1.1 Cước hàng bách hoá (General Cargo Rates- GCR) Là loại cước áp dụng cho những hàng hoá thông thường vận chuyển giữa hai sân bay mà không áp dụng bất kỳ một loại cước đặc biệt nào. Cước này cao hay thấp phụ thuộc vào trọng lượng của hàng hoá, khối lượng hàng: càng nhiều thì giá cước càng hạ. 4.1.2 Cước tối thiểu ( Minimum Charges- M) Là giá cước thấp nhất mà một hãng hàng không có thể vận chuyển một lô hàng, có tính đến các chi phí cố định mà hãng hàng không phải chi ra để vận chuyển. 4.1.3 Cước đặc biệt ( Specific Commodity Rates- SCR) Là loại cước áp dụng cho những hàng hoá đặc biệt xuất phát từ một địa điểm t cụ thể đến một nơi đến cụ thể. Cước này thường thấp hơn cước hàng bách hoá và được công bố cho những hàng đặc biệt hay hàng hoá chuyên chở trên những tuyến đường đặc biệt. Mục đích của cước này là dành cho chủ hàng một giá cước cạnh tranh nhằm khuyến khích họ gửi hàng bằng máy bay để tận dụng khả năng chuyên chở của hãng hàng không. 4.1.4 Cước phân loại hàng ( Class Rates/ Commodity Classification Rates) Cước này thường được thể hiện bằng số phần trăm của cước bách hoá hoặc một khoản phụ thêm vào cước bách hoá và được áp dụng cho một số ít mặt hàng ở trong hoặc giữa cáckhu vực quy định. Cước này được áp dụng khi không có cước đặc biệt cho hàng hoá nàođó. Các mặt hàng thường được áp dụng loại cước này là: Ðộng vật sống (150% GCR);hàng giá trị cao; vàng bạc, đá quý( 200% GCR); sách báo, tạp chí, catalô. sách cho người mù( 50%), hài cốt... 4.1.5 Cước áp dụng cho tất cả mặt hàng ( Freight All Kinds- FAK) Giá cước loại này tính theo khối lượng và áp dụng cho tất cả các mặt hàng trong một container không phân biệt đó là hàng gì. Cước này không áp dụng cho các mặt hàng như hàng dễ hư hỏng, động vật sống, hàng giá trị cao... 4.1.6 Cước container ( Container Rates) Nếu hàng được đóng trong container thích hợp với việc vận chuyển bằng máy bay thì hãng hàng không sẽ áp dụng một giá cước hạ hơn. 4.1.7 Cước giá trị Là cước heo giá trị hàng hoá kê khai. Ví dụ, nếu hàng có giá trị trên 20 USD/kg thì cước là 5% giá trị kê khai. 4.2 Trách nhiệm của người chuyên chở Hàng không: Người chuyên chở phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại trong trường hợp hàng hoá,hành lý bị phá huỷ, mất mát hoặc hư hỏng với điều kiện là sự cố gây ra thiệt hại đó xảy ra trong quá trình vận chuyển hàng không. Vận chuyển hàng không bao gồm thời gian mà hàng hoá nằm trong sự trông nom, quản lý của người chuyên chở, dù ở sân bay, ở trong máy bay hoặc trong trường hợp phải hạ cánh ngoài sân bay thì ở bất kì nơi nào. Người chuyên chở hàng không sẽ không chịu trách nhiệm nếu anh ta chứng minh được rằng sự phá huỷ, mất mát hoặc hư hỏng là do các nguyên nhân sau đây gây ra: - Tính chất hoặc khuyết tật vốn có của hàng hoá - Khuyết điểm về bao bì của hàng hoá do một người không phải là người chuyên chở hoặc đại lý của họ gây ra; - Hành động chiến tranh hoặc xung đột vũ trang ; - Hành động của nhà cầm quyền liên quan đến việc vào, ra hay quá cảnh của hàng hoá. Người chuyên chở hàng không sẽ mất quyền hưởng giới hạn trách nhiệm nói trên, nếu người chuyên chở hàng không phạm lỗi cố ý hoặc cẩu thả, mặc dù biết rằng tổn thất có thể xảy ra. Ngoài ra, người chuyên chở còn phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do chậm trễ trong việcvận chuyển hành khách, hành lý và hàng hoá. Tuy vậy, người chuyên chở không chịu trách nhiệm về chậm trễ nếu người chuyên chở chứng minh được anh ta và người làm công hay đại lý của anh ta đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết để tránh thiệt hại hoặc đã không thể ápdụng được những biện pháp như vậy. KẾT LUẬN Khoa học kỹ thuật đã và đang phát triển không ngừng mang đến cho nhân loại những tiến bộ vượt bật trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Chúng ta có thể minh chứng điều này trong lĩnh vực vận tải giao nhận quốc tế với nhiều loại hình vận tải không ngừng được cải tiến, hoàn thiện và phát triển.. sao cho tận dụng hết cũng như phát huy được ưu điểm cũng như lợi thế của từng loại hình vận tải giao nhận. Điều này đã góp phần thúc đẩy hàng hóa được lưu thông nhiều hơn, hoạt động thương mại thế giới phát triển mạnh mẽ và dễ dàng hơn. Việc nắm rõ đặc điểm cũng như tính năng của từng loại hình vận tải, giúp nhà xuất nhập khẩu có nhiều sự chọn lựa trong việc áp dụng phương thức vận tải cho hàng hóa của mình sao cho tiết kiệm chi phí tốt nhất, lựa chọn giá bán phù hợp nhất, hàng hóa cạnh tranh hợp lý mà vẫn đảm bảo an toàn tránh các rủi ro không cần thiết cho hàng hóa. Do đó, một yêu cầu cần thiết đối với những sinh viên ngoại thương cũng như những người làm trong lĩnh vực thương mại, vận tải giao nhận là phải có một kiến thức chuyên môn sâu, bên cạnh đó là không ngừng học hỏi, trao dồi thêm kiến thức trong lĩnh vực hoạt động này. Điều này không những hỗ trợ phát triển doanh nghiệp của mình, mà còn góp phần phát triển nền công nghiệp thương mại trong nước ngày một phát triển tốt hơn. PHÂN CHIA CÔNG VIỆC CỦA NHÓM 1/. Phan Thị Thanh Sang (NT) - Phụ trách chương I phần: Giới thiệu khài niệm về dịch vụ giao nhận và giới thiệu về người giao nhận. - Phụ trách làm powerpoint. 2/. Phạm Lan Phương Hân - Thuyết trình - Phụ trách chương I phần: Cơ sở pháp lý của hoạt động giao nhận hàng hóa tại Việt Nam. 3/. Nguyễn Thị Yến Nhi + Trương Thị Phương Thảo + Nguyễn Thị Tuyết: Phụ trách chương III. 4/. Trương Thị Minh Ngoc Phụ trách chương II phần: Các chứng từ +Quy trình giao hàng XK bằng đường biển. 5/. Nguyễn Thị Diễm Thu Phụ trách chương II phần: Tổng quan các chứng từ + Quy trình giao nhận hàng hóa NK bằng đường biển. 6/. Lê Kim Ngân Phụ trách : Tổng hợp bài PHỤ LỤC CÁC CHỨNG TỪ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuy trình xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển và đường hàng không.doc