Đề tài Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Cây cao su có mặt trên đất Thừa Thiên Huế từ năm 1993, theo các dự án trong Chương trình 327, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Lúc đầu, các hộ nông dân trực tiếp thực hiện dự án ở các huyện Phong Điền, Hương Trà, Nam Đông, A Lưới cũng không mấy tin tưởng vào hiệu quả kinh tế của cây cao su. Thế nhưng, điều bất ngờ thú vị đã xảy ra, cây cao su bén duyên rất nhanh trên đất Thừa Thiên Huế. Nhiều vùng đất xưa kia nghèo khó, chỉ sau hơn 10 năm trồng cao su đã trở nên giàu có hơn, như vùng kinh tế mới Phú Mậu (Nam Đông), các xã vùng gò đồi Phong Mỹ, Phong Xuân, Phong Sơn (Phong Điền); Hương Vân, Hương Bình, Bình Điền (Hương Trà) . Gần 6.000 hộ gia đình nghèo ở vùng sâu vùng xa đã thoát nghèo, nhiều người vươn lên thành triệu phú, tỷ phú từ cây cao su. Vụ khai thác mủ cao su năm 2006, 2007 và 2008, nhiều hộ trồng cao su ở Hương Trà, Phong Điền, Nam Đông, A Lưới . đã có thu nhập trên 1 triệu đồng/ngày, bình quân toàn tỉnh thu 50 triệu đồng/ha/năm. Chính từ hiệu quả kinh tế thiết thực nên diện tích trồng cao su ở Thừa Thiên Huế được nhân rộng rất nhanh. Nếu giai đoạn 1993 - 1997, toàn tỉnh trồng được 1.600ha, thì đến giữa năm 2007, diện tích này đã lên đến 8.500ha, tập trung nhiều nhất là huyện Nam Đông với gần 3.000ha, Phong Điền 2.500ha, Hương Trà 2.500ha . Diện tích cao su được khai thác trong năm 2007 là gần 3.500ha, sản lượng mủ khô trên 3.000 tấn và kim ngạch xuất khẩu cao su đạt hơn 7 triệu USD/năm. Có thể nói, cây cao su đang trở thành cây trồng chủ lực trong xóa đói giảm nghèo ở Thừa Thiên Huế, bởi chưa một loại cây trồng nào ở Thừa Thiên Huế có tốc độ nhân rộng diện tích nhanh và đem lại hiệu quả kinh tế cao như cây cao su. Loại cây này đã thế chỗ cho rất nhiều cây trồng truyền thống hiện nay như sắn, mía, chè, tiêu . ở huyện Nam Đông và Phong Điền. Nhờ có cây cao su mà một xã như Phong Mỹ nghèo nhất tỉnh Thừa Thiên Huế trước đây, sau hơn 10 năm gắn bó với cây cao su nay đã vươn lên thành địa phương có thu nhập tính theo đầu người cao nhất huyện Phong Điền. Sau gần 15 năm có mặt trên đất Thừa Thiên Huế, cây cao su đã khẳng định được vị thế trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng chủ lực của địa phương, khẳng định vị thế của nông nghiệp hàng hóa, là “cây vàng” của hàng ngàn hộ dân trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên, để cây cao su phát huy hiệu quả kinh tế lâu dài, bền vững, tỉnh Thừa Thiên Huế cần phải có một chiến lược định hướng, quy hoạch cụ thể về quỹ đất để phát triển cũng như chuyển giao công nghệ trồng, khai thác, chế biến, phân phối, tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, tránh tình trạng phát triển ồ ạt theo phong trào, khi rớt giá lại chặt phá như một số loại cây trồng trước đây. Để có thể mô tả, đánh giá khái quát tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách phát triển của tỉnh, tôi quyết định chọn đề tài “Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát là đánh giá thực trạng hình hình sản xuất cao su trên địa bàn theo hướng sản xuất hàng hóa tỉnh Thừa Thiên Huế, trên cơ sở đó đề xuất những hướng giải pháp nhằm đẩy mạnh khả năng sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu cụ thể Đánh giá thực trạng cũng như kết quả, hiệu quả sản xuất cao su trên địa bàn từ đó tìm ra nguyên nhân tác động đến công tác sản xuất cao su nói chung và cao su hàng hóa nói riêng. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ mủ cao su trong thời gian tới. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp duy vật biện chứng để xem xét các sự vật hiện tượng trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau có tính khách quan, logic và khoa học. Phương pháp phân tổ thống kê để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của cây cao su. Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua nhiều nguồn khác nhau có liên quan như báo chí, báo cáo, sách, tạp chí . Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn 90 hộ sản xuất cao su của 3 xã thuộc 3 huyện trên địa bàn tỉnh. Phương pháp tổng hợp số liệu thống kê: Để tổng hợp các số liệu thống kê sử dụng các phương pháp sau: + Tổng hợp, phân tích, so sánh các chỉ tiêu cơ bản của sản xuất nông nghiệp + Phân tổ thống kê + Sơ đồ, bảng biểu . Phương pháp phân tích ANOVA được dùng để kiểm định sự khác nhau về trị trung bình các ý kiến đánh giá của nông hộ điều tra về có hay không có sự khác nhau về mức độ quan trọng của cơ sở hạ tầng, chính sách của Nhà nước đối với nông hộ và năng lực của hộ sản xuất đến sản xuất cao su giữa các địa phương với nhau và giữa từng địa phương với mức trung bình của các đơn vị điều tra. Phương pháp phân tích chuỗi chung nhằm phân tích các khâu trung gian, các đầu mối thu mua và quá trình tạo lại giá trị qua các khâu. 4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI Đối tượng nghiên cứu Tình hình sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Phạm vi nghiên cứu + Về không gian Đề tài nghiên cứu tại 3 xã của 3 huyện: Xã Phong Mỹ huyện Phong Điền; xã Hương Bình huyện Hương Trà; xã Hương Hòa huyện Nam Đông. Đây là 3 xã có sản xuất cao su hàng hóa với số lượng lớn, còn ở các xã khác chủ yếu là đang ở thời kỳ kiến thiết cơ bản. + Về thời gian Đề tài được nghiên cứu từ tháng 6/2008 đến tháng 6/2009.

doc106 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2965 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u đồng/hộ. Tuy nhiên, nghiên cứu quy mô diện tích đất của các hộ, số liệu của bảng 2.16 cũng cho thấy, nhìn chung quy mô diện tích đất trồng cao su của hộ còn rất nhỏ, bình quân 1 hộ chỉ có 1,15 ha. Trong đó có 59% số hộ có quy mô dưới 1,09ha (mức bình quân 0,66ha/hộ). Quy mô nhỏ, sản xuất phân tán là nhân tố ảnh hưởng lớn đến chi phí sản xuất và hiệu quả kinh doanh của hộ. Vì thế, để đưa sản xuất cao su trở thành ngành sản xuất hàng hóa cần khai thác hết tiềm lực đất đai của địa phương để mở rộng quy mô diện tích trồng cao su của các hộ. Xác định cây cao su là cây công nghiệp mũi nhọn cho hiệu quả kinh tế cao, là sản phẩm hàng hóa có sức tiêu thụ mạnh trên thị trường trong và ngoài nước, do đó, việc xem xét diện tích, thổ nhưỡng đất đai để quy hoạch, phát triển loại cây này trên địa bàn tỉnh là vừa cấp bách là vừa có tính chiến lược lâu dài. Bảng 2.15. Ảnh hưởng của diện tích đến kết quả và hiệu quả sản xuất của hộ Khoảng cách tổ (Ha) Số hộ Diện tích (Ha) GO triệu/hộ VA triệu/hộ SL % Năm thứ 9 <1,095 53 58,89 0,66 12,425 8,421 1,095-1,88 23 25,60 1,46 18,394 11,406 1,88-2,665 9 10,00 2,14 36,175 23,583 >2,665 5 5,60 3,13 71,922 55,749 Bình Quân 90 100 1,15 19,631 13,330 Năm thứ 10 <1,095 53 58,90 0,66 33,546 31,259 1,095-1,88 23 25,60 1,46 75,323 70,168 1,88-2,665 9 10,00 2,14 103,011 93,900 >2,665 5 5,60 3,13 194,801 179,276 Bình quân 90 100,0 1,15 60,128 55,690 Năm thứ 11 <1,095 53 58,90 0,66 15,277 13,372 1,095-1,88 23 25,60 1,46 33,245 28,444 1,88-2,665 9 10,00 2,14 46,473 39,386 >2,665 5 5,60 3,13 85,713 74,505 Bình quân 90 100,00 1,15 26,901 23,221 71 Nguồn: Số liệu điều tra. 2.6.2.2. Ảnh hưởng của mức độ đầu tư đến sản xuất cao su hàng hóa Đầu tư cho sản xuất cao su có ý nghĩa vô cùng quan trọng quyết định đến năng suất, sản lượng và tuổi thọ của cây. Tuy nhiên mức đầu tư cho chi phí sản xuất phụ thuộc nhiều vào tiềm lực kinh tế và ý thức của người trồng cao su. Để thấy rõ thực trạng đầu tư cho sản xuất cao su của các hộ trong tỉnh ta quan sát bảng 2.16. Số liệu bảng 2.16 cho thấy: Mức đầu tư cho cây cao su của các hộ có xu hướng giảm qua 3 năm đầu của thời kỳ kinh doanh. Ở năm đầu, bình quân 1 ha các hộ đầu tư 6,3 triệu nhưng đến năm thứ 3 mức đầu tư giảm chỉ còn 3,68 triệu/ha. Xét cụ thể trong từng năm số liệu phân tổ cho thấy. Ở năm đầu thời kỳ kinh doanh có đến 84,4% số hộ có mức đầu tư dưới 9,2 triệu/ha (mức bình quân là 4,65 triệu/ha). Chỉ có 3,3% số hộ có mức đầu tư cao trên 17,2 triệu/ha (bình quân 23,99 triệu/ha). Ở năm thứ 2 (năm thứ 10 kể từ khi trồng mới) số hộ có mức đầu tư thấp (dưới 6 triệu/ha) có xu hướng giảm, chỉ còn 76,7 % số hộ. Trong khi đó mức đầu tư cao (trên 12 triệu/ha) có xu hướng tăng lên 5,6%. Tương tự năm thứ 11, tỷ lệ các hộ có mức đầu tư cao chiếm tỷ trọng không đáng kể. Đánh giá hiệu quả đầu tư cho sản xuất cao su, số liệu phân tổ cho thấy. Năm thứ 10 có hiệu quả đầu tư cao nhất (1 đồng chi phí trung gian tạo ra 12,55 đồng giá trị gia tăng), thấp nhất là năm thứ 9 (1 đồng giá trị trung gian tạo ra được 2,12 đồng giá trị gia tăng). Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng biến động của giá cao su. Từ những phân tích trên cho thấy, đầu tư cho sản xuất cao su của các hộ còn thấp. Vì vậy, để phát triển năng suất, hiệu quả và sự phát triển bền vững cần chú trọng công tác đầu tư cho cây cao su của tỉnh. Bảng 2.16: Ảnh hưởng của đầu tư chi phí đến hiệu quả kinh doanh cao su của hộ ĐVT: 1000 đ/hộ Khoảng cách tổ (1000đ) Số hộ IC 1000đ/ha VA/IC (lần) SL % <9.240 76 84,4 4.658 1,98 9.240-17.221 11 12,2 12.830 2,84 >17.221 3 3,3 23.993 1,37 Bình Quân 90 100.0 6.301 2,12 <6.080 69 76,7 2.507 17,20 6.080-12.160 16 17,8 9.015 8,17 >12.160 5 5,6 16.442 10,45 Bình quân 90 100,0 4.438 12,55 <5.163 66 73,3 2.020 8,72 5.163-10.326 20 22,2 7.484 4,52 >10.326 4 4,4 12.052 5,19 Bình quân 90 100.0 3.680 6,31 73 Nguồn: Số liệu điều tra 2.6.2.3. Đánh giá chung của nông hộ về mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cao su hàng hóa ở các xã điều tra Để xem xét rõ hơn về mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cao su hàng hóa ở tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi đã tiến hành điều tra ý kiến đánh giá của nông hộ về nhóm các nhân tố (cơ sở hạ tầng, chính sách của Nhà nước và năng lực của hộ) bằng phương pháp cho điểm. Với thang điểm từ 1 đến 5 ứng với mức đánh giá từ rất ít quan trọng cho đến rất quan trọng. 2.6.2.3.1. Nhóm cơ sở hạ tầng Thông qua kiểm định ANOVA, tại bảng 2.17 không có sự khác biệt nào về nhìn nhận đánh về cơ sở hạ tầng của các xã điều tra, tuy nhiên, về điểm bình quân có sự khác nhau của 3 xã, trong đó đường giao thông được đánh giá là quan trong nhất với điểm bình quân chung là 3,40. Qua thực tế cho thấy, đây là những xã thuộc vùng sâu, vùng xa, là những xã miền núi khó khăn, được sự quan tâm và đầu tư cơ sở hạ tầng khá đồng đều nên thường đi lại rất khó khăn trong vận chuyển phân bón và mủ thu hoạch. Bảng 2.17: Phân tích ANOVA về nhóm nhân tố cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng Điểm bình quân Mức ý nghĩa BQC Hương hòa Phong Mỹ Hương Bình 1. Đường giao thông 3,40 3,53 3,30 3,37 .168 2. Hệ thống thủy lợi 1,90 1,63 1,93 2,13 .058 3.Phương tiện chuyên chở 2,49 2,60 2,47 2,40 .356 4. Kho bảo quản 1,52 1,52 1,53 1,50 .972 5. Nhà máy chế biến 3,63 3,63 3,63 3,63 1.00 6. Chợ 1,28 1,39 1,23 1,23 .459 Yếu tố thứ 2 là Nhà máy chế biến, đây là yếu tố quan trọng vì có nhà máy thì các hộ nông dân sẽ chủ động hơn trong khai thác, và tiêu thụ khối lượng mủ khai thác được. Có 2 yếu tố không được đánh giá quan trọng đó là kho bảo quản và chợ. Cao su sản xuất được bán ngay cho tư thương đến mua tận nhà, hơn nữa nếu để góp 2 đến 3 ngày thì mủ cũng đã đông nên việc cất trữ cũng không phải là vấn đề. Với đặc thù của sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên cộng với các sản phẩm nông nghiệp dễ bị thối hỏng, chu kỳ sống ngắn nên cần rút ngắn quá trình lưu giữ và vận chuyển. Hiện nay tại Thừa Thiên Huế hầu hết những vùng trồng cao su đang được xếp vào những xã đặc biệt khó khăn nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng là điều mà các cấp chính quyền cần quan tâm để góp phần phát triển kinh tế nông thôn, đồng thời thực hiện một bước trong công tác xã hội hóa và xóa đói giảm nghèo. 2.6.2.3.2.Nhóm nhân tố chính sách của Nhà nước. Bảng 2.18: Phân tích ANOVA về nhóm nhân tố Chính sách nhà nước Chính sách Nhà nước Điểm bình quân Mức ý nghĩa BQC Hương hòa Phong Mỹ Hương bình 1. Cho vay vốn 4,07 4,33 3,80 4,07 .017 2. Hỗ trợ kỹ thuật 3,08 3,13 3,07 3,03 .932 3. Hỗ trợ kiến thức quản lý 2,54 2,77 2,50 2,37 .100 4. Cho thuê đất đai 3,07 3,17 3,07 2,97 .497 5. Hỗ trợ thông tin TT 2,93 3,07 3,30 2,43 .100 Điều quan trọng nhất trong việc phát triển kinh tế nông thôn nói chung và sản xuất cao su hàng hóa nói riêng chính là sự hỗ trợ của chính sách Nhà nước. Phần lớn trên các vùng trồng cao su của tỉnh Thừa Thiên Huế đều nhận được sự hỗ trợ các dự án như 135/CT hay dự án Đa dạng hóa Nông nghiệp... và sự hỗ trợ vay vốn của ngân hàng chính sách. Qua bảng 2.18 ta thấy chính sách cho vay vốn của Nhà nước đối với hộ trồng cao su có sự khác biệt trong đánh giá của nông hộ những xã điều tra. Điểm bình quân chung là 4,07, trong đó cao nhất là xã Hương Hòa 4,33 và thấp nhất là xã Phong Mỹ 3,8. Qua thực tế tại xã Hương Hòa có nhiều hộ gia đình đã hoàn thành sổ đỏ đất để thế chấp vay vốn phục vụ tái đầu tư cho cao su, trong khi những xã còn lại việc thực hiện chính sách này còn bị hạn chế, phần lớn vẫn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của dự án. Các hộ trồng cao su khi được hỏi đều cho rằng khó khăn lớn nhất hiện nay là không vay được vốn đầu tư cho sản xuất. Hiện nay, một điều cần quan tâm là thông tin thị trường, mặc dù không có sự khác biệt về thông tin thị trường ở những xã điều tra nhưng bà con đang rất bị động về những thông tin mà đáng ra cần được biết nhưng các cơ quan ban ngành chưa đáp ứng được yêu cầu đó. Các thông tin về giá bán, nơi tiêu thụ và chất lượng đều cung cấp từ các thu gom tại địa phương, có ai dám chắc rằng các tư thương này không móc ngoặc với nhau để cố tình ép giá. Chính sách Nhà nước đang góp phần giúp đỡ, hỗ trợ các hộ nông dân trồng cao su, có được thành công như hôm nay không thể thiếu những chính sách trên. Bên cạnh đường lối đúng, thống nhất từ trên xuống dưới thì cũng mong các cơ quan chức năng thực thi chính sách tạo điều kiện để các hộ nông dân phát huy hơn nữa. 2.6.2.4.3.Nhóm nhân tố Năng lực của hộ Bảng 2.19: Phân tích ANOVA về nhóm nhân tố năng lực của hộ Năng lực của hộ Điểm bình quân Mức ý nghĩa BQC Hương hòa Phong Mỹ Hương Bình 1. Vốn 3,67 3,60 3,60 3,80 .019 2. Quy mô đất đai 4,27 4,07 4,07 4,07 1.00 3. Kiến thức kỹ thuật 2,47 2,60 2,47 2,33 .330 4. Kinh nghiệm sản xuất 2,72 2,57 3,03 2,57 .002 5. Số lượng lao động 2,14 2,00 2,40 2,03 .053 Ngoài những chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì có một nhân tố rất quan trọng và có phần quyết định đó chính là năng lực của hộ. Nhân tố thể hiện năng lực nội tại của hộ là trình độ văn hóa, trình độ nhận thức, kinh nghiệm sản xuất... Tuy nhiên qua bảng thấy có 2 nhân tố quan trọng hơn đó là vốn tự có và kinh nghiệm sản xuất có sự khác biệt giữa những xã điều tra khác nhau. Có sự khác biệt trong đáng giá của nông hộ về vốn tự có và kinh nghiệm sản xuất. Vốn tự có thể hiện năng lực về tài sản và khả năng chủ động trong đầu tư sản xuất cao su giữa những hộ khác nhau. Bên cạnh đó kinh nghiệm sản xuất tùy thuộc vào khả năng, năng lực nhận thức của mỗi người. Một tiêu chí quan trọng đó là quy mô đất đai, trong sản xuất cao su với những điều kiện đầu tư tương đối thì quy mô đất đai thể hiện đến doanh số thu được của từng hộ dân. Ở những vùng khác nhau sẽ có sở hữu quy mô khác nhau đó là điều hiển nhiên. Kiến thức kỹ thuật không có sự khác nhau giữa những xã điều tra vì cao su mới được du nhập vào Thừa Thiên Huế, những kiến thức, kinh nghiệm sản xuất phẩn lớn là phải học hỏi, hơn nữa theo một số hộ nông dân thì nó cũng khá đơn giản. Kinh nghiệm sản xuất có sự khác biệt về sự đánh giá, với điểm bình quân chung là 2,72, trong đó cao nhất là Phong Mỹ 3,03 và thấp nhất là 2 xã còn lại 2,57. Qua thực tế thấy rằng tại Phong Mỹ có các cán bộ kỹ thuật (tổ kỹ thuật cao su) thường xuyên theo sát các hộ nông dân nên luôn có những hướng dẫn, điều chỉnh, giúp đỡ khi cần thiết. Trong khi các xã còn lại phần lớn kiến thức và kinh nghiệm sản xuất chủ yếu là kinh nghiệm học hỏi được qua những lớp tập huấn. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CAO SU HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CAO SU HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 3.1.1 Những căn cứ định hướng phát triển trong thời gian tới Nhằm định hướng cho hoạt động sản xuất cao su hàng hóa trong thời gian tới cần xuất phát từ một số căn cứ chủ yếu sau: Thứ nhất: Về chủ trương chính sách + Tại lễ ra mắt tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam ngày 22/04/2007 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo: “Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn phối hợp cùng các ban ngành & các tỉnh cần quy hoạch lại diện tích đất rừng kém hiệu quả sang ưu tiên phát triển cây cao su. Chúng ta hoàn toàn có thể phát triển thêm 100.000 ha cao su ở Tây Nguyên, 100.000 ha cao su ở Tây Bắc cộng thêm một số diện tích ở miền Trung, đến năm 2015, Việt Nam hoàn toàn nâng diện tích cao su trong nước tăng lên 1 triệu ha” + Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế nhiệm kỳ 2005 - 2010 đã đề ra nhiệm vụ: “Tập trung đầu tư hình thành vùng kinh tế tổng hợp nông - lâm - công nghiệp chế biến, phát triển kinh tế trang trại, dịch vụ, du lịch. Xác định rừng kinh tế, cây công nghiệp (cao su, càfê), kinh tế vườn, chăn nuôi gia súc là hướng đi phát triển chủ yếu để thoát nghèo và vươn lên làm giàu” - Thứ hai : So với các tỉnh khác, Thừa Thiên Huế có nhiều lợi thế để sản xuất Cao su đặc biệt là đất đai, thổ nhưỡng và thời tiết khí hậu. Theo kết quả điều tra của Cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT, diện tích đất dự kiến quy hoạch trồng cao su tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới là rất lớn. Trong đó có nhiều diện tích đất trống, đất rừng kém hiệu quả, đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày đã bạc màu, đang được quy hoạch, chuyển đổi để trồng cao su. Như vậy tiềm năng mở rộng diện tích đất trồng cao su vẫn còn cao. Mặt khác nhờ có diện tích trồng cao su lớn và tập trung nên dễ dàng hình thành các vùng chuyên canh thuận lợi cho quá trình đầu tư thâm canh, đầu tư cơ sở hạ tầng. Lao động: Lao động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế khá dồi dào, nếu được đào tạo và tiếp thu các kỹ thuật mới trong đầu tư thâm canh thì cơ hội để nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất cao su trong thời gian tới là rất lớn. Hiện tại năng suất bình quân của cây cao su cùng năm tuổi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn thấp; trong khi đó năng suất của một số vùng có điều kiện tương tự vẫn cao hơn. Đẩy nhanh việc mở rộng diện tích trồng cao su, tăng đầu tư thâm canh để nâng cao hiệu quả sản xuất cao su là cơ sở để tạo công ăn việc làm cho người lao động nhằm thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo cho người dân trên địa bàn của tỉnh. Thừa Thiên Huế là trung tâm giáo dục của cả nước, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực tri thức cũng như lao động phổ thông luôn được quan tâm đúng mức. Tỉnh Thừa Thiên Huế luôn là tỉnh được chọn làm thí điểm cho các chương trình dự án nông nghiệp nông thôn như dự án xóa đói giảm nghèo của Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Chương trình phát triển nông thôn - Phần Lan... Các dự án và chương trình này đều có những hợp phần hỗ trợ nông nghiệp nông thôn như: đào tạo nguồn lao động, nhân lực nông thôn, phát triển sinh kế, khuyến nông... đã bước đầu đem lại hiệu quả thiết thực. - Thứ 3: Nhu cầu cao su thiên nhiên trên thế giới so với trong nước rất cao. Đẩy mạnh sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ góp phần cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp trong nước và thế giới tăng nguồn thu từ xuất khẩu mủ cao su. Hiện nay, giá cao su sẽ bình ổn trở lại sau cơn chấn động của suy thoái tài chính, tuy nhiên khó có thể trở lại mức cao như trước đây, giá cao su năm 2009 sẽ giảm so với năm 2008 do các nguyên nhân sau đây: - Kinh tế các nước suy thoái, sẽ làm giảm nhu cầu tiêu dùng ô tô, giảm nhu cầu tiêu thụ cao su nên tiêu thụ sẽ giảm. - Khi giá cao su giảm xuống mức đáy, trên các thị trường giao dịch kỳ hạn sẽ dấy lên các cuộc đua để tìm mua cao su giá rẻ, sẽ đẩy giá tăng trở lại. Thực tế này đã diễn ra trên thị trường giao dịch Tokyo hồi tháng 8/2008, nhưng do giá đã giảm quá thấp nên mức giá của năm 2009 sẽ không thể đạt tới mức mặt bằng chung của năm 2008. Nhưng nhìn chung giá cao su sẽ bình ổn trở lại sau một chu kỳ suy thoái kinh tế thế giới. Trong gói kích cầu 787 tỷ USD mà chính quyền Mỹ thông qua rất ưu tiên cho ngành công nghiệp ô tô, tài chính, công nghiệp nặng... có sử dụng nhiều nguyên liệu từ cao su thiên nhiên. Chính phủ Việt Nam cũng đã thông qua gói kích cầu 6 tỷ đôla nhằm cứu vẫn tình thế suy thoái ưu tiên cho những ngành như xây dựng cơ bản, tài chính tiền tệ và hỗ trợ nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu nông sản. Hơn nữa, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế rất thuận lợi về thị trường đầu vào và đầu ra, hệ thống thu mua mủ của các thu gom đặc biệt là công ty cao su Thừa Thiên Huế và Công ty Cao su Quảng Trị, công ty Cao su Đà Nẵng đang cố thu mua để bù vào phần công suất nhà máy đang chưa sử dụng. Các nhà máy này chỉ mới hoạt động chưa được 50% công suất, nhu cầu nguyên liệu cao su mủ đông là rất lớn. 3.1.2 Những định hướng cơ bản nhằm phát triển cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Xuất phát từ chủ trương chính sách của Nhà nước và của tỉnh về phát triển cao su trên địa bàn, nhu cầu, lợi thế của tỉnh trong thời gian tới, định hướng chung cho sản xuất cao su hàng hóa thực sự là thế mạnh riêng của tỉnh. Trước mắt cần quy hoạch lại những vùng sản xuất cao su các huyện, ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng trồng cao su. Tích cực chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người sản xuất cao su, nghiên cứu lựa chọn áp dụng bộ giống mới phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của tỉnh nhưng giảm được thời gian KTCB và đạt năng suất cao. Khai thác tối đa tiềm năng đất đai, phát triển trồng cây công nghiệp đặc biệt là cây cao su, tăng cường sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Trong thời gian tới theo sự chỉ đạo của tỉnh Thừa Thiên Huế, lãnh đạo tỉnh yêu cầu UBND các huyện như Phong Điền, Nam Đông, Hương Trà, A Lưới phối hợp cùng với Sở Nông nghiệp, Sở Tài nguyên và Môi trường thống kê những diện tích cao su hiện tại để đầu tư thâm canh thêm. Đồng thời khẩn trương quy hoạch lại đất rừng, đất kém hiệu quả để chuyển dần sang trồng cao su có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó tỉnh cũng đề nghị Ngân hàng Nông nghiệp có chính sách hỗ trợ cho những hộ trồng cao su tiểu điền tiếp tục được vay vốn ưu đãi tiếp tục sản xuất. Khuyến khích người dân mạnh dạn đầu tư trồng mới cao su vì đây là cây trồng có tiềm năng, việc biến động giá chỉ có tính nhất thời và nhất định thị trường sẽ bình ổn trở lại, chù kỳ suy thoái sẽ chấm dứt; vẫn phải tiếp tục mạnh dạn đầu tư, chăm sóc, không như một số hộ ở Hương Thủy, Hương Trà đã bán hàng trăm ha cao su non với giá 100 đến 200 triệu 1 ha cho các đầu nậu. Theo những người trồng cao su lâu năm, một ha cao su có khoảng 500 - 550 gốc và cho khoảng 30 - 35 lít mủ/ngày, với mức giá 9.000 đồng/lít, doanh thu của người dân khoảng 300.000 đồng/ha/ngày. Mỗi người dân sở hữu 3 - 5 ha nếu khai thác đúng cách có thể thu tiền triệu mỗi ngày. Với tuổi thọ từ 20 - 25 năm, rõ ràng cây cao su mang lại một nguồn thu lớn và bền vững hơn rất nhiều con số 100 - 200 triệu/ha bán một lần. Sự liên kết giữa các hộ trồng cao su với chính quyền địa phương và các nhà máy, công ty CBCS ở Thừa Thiên Huế phải thực sự đảm bảo để người dân yên tâm sản xuất, đồng thời sản phẩm của họ làm ra không bị ép giá bởi các tư thương. Thời gian qua sự phối hợp này chưa thật sự có hiệu quả, một số hộ dân ở Hương Thủy, Phú Lộc... do sự suy thoái kinh tế toàn cầu, giá phân bón tăng cao, giá cao su thấp, nên đã bán cao su non cũng như cạo kiệt mủ non khi cây chưa đủ tuổi nhưng chính quyền vẫn không hay biết. Giá phân bón NPK tăng gấp 4 lần từ năm 2007 nhưng chính quyền, hay các công ty Vật tư nông nghiệp vẫn không có động thái nào giúp đỡ người dân. Lãi suất ngân hàng tăng từ 0,81%/năm lên 1,25%/năm đã ảnh hưởng đến chí phí đầu vào, làm mất đi khả năng tiếp cận nguồn vốn vay phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Trước tình hình đó đầu năm 2009 Chính phủ đã ra chỉ thị hỗ trợ lãi suất 4% cho vay và phân bổ gói kích cầu chủ yếu phục vụ cho những địa bàn nông thôn sản xuất nông nghiệp đang còn gặp khó khăn như A Lưới, Nam Đông, Hương Trà... Bên cạnh đó các nhà máy CBCS tạo điều kiện thu mua mủ trực tiếp từ nông dân bên cạnh mua của tư thương. Nhà máy nên công khai giá mua vào để bà con biết và theo dõi, tránh tình trạng bị tư thương ép giá. 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CAO SU HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Những năm qua, nhờ sự quan tâm của Bộ NN&PTNT và lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, dự án Đa dạng hoá Nông nghiệp trong đó chủ lực là phát triển cây cao su tiểu điền đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Đồng bào miền núi các huyện Nam Đông, Phong Điền, Hương Trà đã có thu nhập từ cây cao su bình quân 15 - 25 triệu đồng/hộ/năm. Cây cao su được biết đến như là "Cây xoá đói giảm nghèo" cho đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa... Toàn tỉnh (chủ yếu là 5 huyện Nam Đông, Phú Lộc, Hương Trà, Phong Điền và A Lưới) đã trồng mới được 6.023,51 ha cao su từ năm 2001-2007 và chăm sóc phục hồi 1.555 ha cao su trồng từ chương trình 327. Đối với cây cao su, khu vực Thừa Thiên Huế còn nhiều tiềm năng đất đai để phát triển cao su, nhưng tốc độ phát triển chậm, việc chuyển đổi đất rừng sản xuất sang phát triển cao su ở khu vực này còn nhiều lúng túng. Việc phát triển cao su là vấn đề mới, kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn còn ít, hơn thế nữa, trong sản xuất nhiều nơi chưa thực hiện đúng các kỹ thuật canh tác bền vững. Tuy nhiên do chương trình dự án Đa dạng hoá Nông nghiệp kết thúc vào 31/12/2006 nên người dân không khỏi có những khó khăn trong việc chăm sóc phục hồi và phát triển cao su tiểu điền trong năm 2007 và những năm kế tiếp. Trước tình hình khó khăn trên, lãnh đạo Sở Nông nghiệp & PTNT đã tham mưu cho UBND tỉnh trích từ ngân sách gần 500 triệu đồng để hỗ trợ cho 155 nông dân chủ chốt và 28 cán bộ khuyến nông cao su chỉ đạo kỹ thuật giúp cho dân. Trong phương hướng nhiệm vụ của những năm sắp đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho lãnh đạo tỉnh có kế hoạch định hình vườn cao su toàn tỉnh đạt 10.000 - 11.000ha (kế hoach từ năm 2007 - 2012 trồng mới 4.000 ha cao su). Diện tích cao su khai thác năm 2007 là: 912,02 ha, ước tính sản lượng là 1.000 tấn mũ khô, năm 2008 từ 1.200 - 1.300 ha sản lượng mũ khô là 1.500 tấn, Tổng giá trị sản phẩm thu được trên toàn tỉnh dao động 45 tỷ đồng/năm. Để thực hiện tốt điều đó cần một số giải pháp sau: 3.2.1. Giải pháp phục vụ cho phát triển sản xuất 3.2.1.1. Nhóm giải pháp tổng thể Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá, tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế, do đó cần sử dụng đất đai một cách tiết kiệm và có hiệu quả. Hạn chế tối thiểu việc chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng cho các mục đích khác. Ngoài ra, cần vận dụng quỹ đất chưa sử dụng có tính chất thổ nhưỡng phù hợp với đặc tính sinh trưởng của cây cao su để canh tác nhằm phát triển nhanh diện tích cao su trên địa bàn. Triển khai tốt mô hình này là cơ sở để nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng các nguồn lực khác như vốn, lao động, trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Công tác quy hoạch diện tích trồng mới cao su cho các huyện và quy hoạch bổ sung diện tích cao su chưa nằm trong quy hoạch của dự án Đa dạng hoá Nông nghiệp I và II để đưa vào các chương trình và dự án khác. Dự án Đa dạng hoá nông nghiệp pha II đã triển khai từ năm 2008 bên cạnh những kết quả đạt được cần duy trì tốt lực lượng nông dân chủ chốt, cán bộ khuyến nông cao su của tỉnh giúp cho nông dân trong việc chăm sóc cao su KTCB và khai thác đúng quy trình kỹ thuật. Các huyện cần làm tốt công tác chuyển đổi đất từ những cây trồng kém hiệu quả để dân có đất trồng cao su. Vì cao su cần được quy hoạch và trồng trên một diện tích lớn, mới cho được hiệu quả. Cây cao su ngoài những lợi ích về kinh tế lâu dài còn là loại cây rừng mang tính bền vững, giúp cải tạo tốt môi trường sinh thái và cảnh quan nhưng cũng không ít khó khăn thách thức. Nếu được sự quan tâm đúng mức của các ngành các cấp chắc chắn sẽ tạo thêm động lực mới trong phát triển kinh tế nông nghiệp từ cao su góp phần tích cực trong xoá đói giảm nghèo cho đồng bào vùng sâu, vùng xa của tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.2.1.2. Nhóm giải pháp cụ thể Giải pháp về vốn Hầu hết các hộ nông dân khi phỏng vấn đều phản ánh là thiếu vốn để đầu tư sản xuất, vốn là yếu tố đầu vào hạn chế và đã làm hạn chế nhiều yếu tố đầu vào khác như: đất, thuê lao động... và các yếu tố chi phí đầu vào khác. Ngoài ra, cách thức để người dân tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ còn rườm rà, nhiều thủ tục gây không ít khó khăn cho người dân, ngoài hình thức vay thế chấp thì cũng được sự tín chấp của các đoàn, hội như hội phụ nữ, hội cựu chiến binh... nhưng số vốn này không được nhiều chỉ đáp ứng được một phần nhỏ. Một số hộ dân có tư tưởng sợ trả nợ nên thường chỉ đầu tư bằng vốn tự có, ít quan tâm đến các nguồn vốn khác. Vấn đề huy động vốn đã khó nhưng việc sử dụng vốn các hộ gia đình chưa tập trung. Nhiều hộ nhận được vốn vay về nhưng đầu tư hoạt động cây cao su chưa đến một nữa, còn lại sử dụng vào các mục đích khác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của vườn cây sau này. Tại xã Phong Mỹ thì Chương trình Đa dạng hóa nông nghiệp hỗ trợ cấp phân bón cho từng hộ trồng cao su nhưng các hộ nhận về lại đầu tư cho các loại cây trồng khác, hoặc có hộ gia đình còn bán lại cho các hộ khác làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cao su và ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của các chương trình. Hiện nay các chương trình như 327/CT, Chương trình Đa dạng hóa nông nghiệp ưu đãi lãi suất cho vay chỉ 0,81%/tháng phục vụ nhu cầu trồng và mở rộng sản xuất cao su tiểu điền tại các vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên, để có thể sử dụng vốn vay và đầu tư vốn có hiệu quả cần có những giải pháp cụ thể như sau: + Phải lồng ghép vốn đầu tư theo các chương trình, dự án trên địa bàn, vốn vay Nhà nước và vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác để có sự so sánh và đánh giá có hiệu quả nhất, luôn đảm bảo được có vốn ngắn hạn, dài hạn và trung hạn để người dân luôn luôn chủ động trong sản xuất. + Cần có sự hỗ trợ của các cơ quan ngoài cơ quan cấp vốn như Phòng Nông nghiệp, khuyến nông để có sự theo dõi, kiểm tra và đánh giá tính hiệu quả của từng công đoạn đầu tư. + Cung cấp các thông tin về nguồn vốn hỗ trợ của các chương trình, dự án đến từng hộ gia đình trồng cao su để hộ có thể chủ động trong công tác vay vốn và phân bổ đầu tư. + Khi vườn cây đã hình thành thì các ngân hàng phối hợp cùng với các cơ quan khác có thể làm thủ tục định giá vườn cây để người dân có thể lấy đó làm tài sản thế chấp cho những nguồn vốn mới. + Bên cạnh đó thì phía ngân hàng cũng cần phối hợp để theo dõi công tác đầu tư của từng hộ dân vay vốn xem họ có đầu tư đúng mục đích hay không, có hiệu quả hay không, và nhu cầu vốn cho từng công đoạn công việc đầu tư là bao nhiêu để có cơ sở cho vay kịp thời. + Các ngành nông nghiệp & thát triển nông thôn, tài chính, ngân hàng cần tham mưu và xem xét hỗ trợ vốn vay bằng lãi xuất ưu đãi cho dân để có điều kiện chăm sóc, tra dặm và trồng mới cao su 800ha/năm từ năm 2008 - 2012. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cây cao su đã trở thành cây có hiệu quả kinh tế cao. Là cây chủ lực trong xóa đói giảm nghèo, xóa bỏ khoảng cách giữa những vũng khó khăn và những vùng có điều kiện kinh tế nên chính quyền địa phương cũng cần phối hợp với các cơ quan ban ngành tuyên truyền cho người dân về hiệu quả kinh tế và khuyến khích người dân mạnh dạn vay vốn đầu tư trồng cao su mặc dù thời gian đầu tư có thể kéo dài. Bên cạnh sự hỗ trợ về vay vốn trồng cao su thì nhà nước cũng cần có sự định hướng, hỗ trợ trong công tác phát triển kinh tế vườn với phương châm lấy ngắn nuôi dài, tạo niềm tin và sự yên tâm của người dân khi vay vốn đầu tư cho cao su. Giải pháp về lao động Cao su được trồng và phân bổ trên một diện tích và quy mô lớn nên đòi hỏi phải đảm bảo được nguồn lao động chủ yếu và cần thiết. Lực lượng lao động trong nông thôn còn dồi dào, phát triển cây cao su thành công sẽ tạo cơ hội để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong vùng theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân. Tuy nhiên, lao động ở đây còn bị hạn chế về chất lượng, kiến thức canh tác qua từng giai đoạn phát triển cây cao su chưa cao nên đa số phải thuê lao động từ bên ngoài nhưng số lượng lao động đảm đương được rất ít, chủ yếu là đã được đào tạo qua một vài lớp tập huấn nhỏ trên địa bàn. Như vậy vấn đề là thiếu lao động có chất lượng phục vụ cho công việc đòi hỏi phải có kiến thức kỹ thuật như canh tác, chăm sóc, thu hoạch cao su... để giải quyết được những vấn đề trên cần những giải pháp sau: Thứ nhất: Vì người dân chưa có kiến thức về kỹ thuật trồng, chăm sóc cao su, xem nhẹ việc canh tác theo đúng quy trình, nên trước khi tiến hành trồng mới cao su cần phải mở những lớp tập huấn kỹ thuật thực sự có chất lượng và phải có tính thực tiễn cao để người dân tham gia. Tùy từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cao su để có những lớp tập huấn cụ thể cho như thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh vì trong những giai đoạn cụ thể nếu có tác động tích cực và đúng quy trình thì sẽ có những kết quả tốt hơn. Hiện nay tại các huyện đều có các tổ chăm sóc kỹ thuật cao su nhưng các tổ này đều hoạt động chưa thật sự hiệu quả vì chưa đi sâu đi sát để tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật cho các hộ trồng cao su mà chỉ tác động khi đến thời kỳ chăm sóc bón phân hoặc có sâu bệnh xuất hiện. Thứ hai: Các cơ quan chính quyền chưa thực sự quan tâm đến việc đào tạo lao động cho các hộ gia đình trên địa phương, chưa phát huy được nguồn lao động trên địa bàn từng huyện nên việc nhìn nhận thực tế cho từng vùng, sự phù hợp với điều kiện xã hội để có sự sắp xếp đào tạo kỹ thuật gắn liền với thực tế. Việc đào tạo nhằm mục đích có thể áp dụng ngay được vào thực tế, tạo cho họ tâm lý làm đúng quy trình kỹ thật như một thói quen để tránh hiện tượng xem nhẹ kỹ thuật, chỉ thấy lợi ích trước mắt mà không thấy lợi ích lâu dài của vườn cây. Dự án Đa dạng hoá Nông nghiệp pha II năm 2008 được triển khai, cần duy trì tốt lực lượng nông dân chủ chốt, cán bộ Khuyến nông cao su của tỉnh giúp cho nông dân trong việc chăm sóc cao su KTCB và khai thác mũ đúng quy trình kỹ thuật. Giải pháp về cơ sở hạ tầng Những năm gần đây cơ sở hạ tầng trên địa bàn nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế đã được chú trọng đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau. Hệ thống y tế, giáo dục đã phần nào được cải thiện. Hệ thống đường giao thông nông thôn, liên thôn, liên xã đã được Nhà nước và các chương trình như WB, chương trình phát triển nông thôn TT Huế quan tâm và đầu tư dàn trãi trên mọi địa bàn nông thôn. Tuy nhiên đối với cây cao su được trồng ở những vùng sâu vùng xa, những vùng khó khăn mà hạ tầng giao thông nông thôn chưa đến được nên còn gặp nhiều khó khăn nhất là vào mùa mưa. Để khắc phục những tình trạng trên cần những giải pháp sau: + Phân vùng quy hoạch đất đai cho phát triển cao su để có kế hoạch phát triển hệ thống giao thông đến tận vườn cao su mỗi hộ gia đình để hộ nông dân giảm bớt được chi phí vận chuyển mủ cao su và vận chuyển phân bón... + Ưu tiên đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng những vùng thực sự khó khăn, các xã trung tâm để tạo nên sự yên tâm, mạnh dạn đầu tư phát triển cao su của hộ nông dân.. + Cần xây dựng các đai rừng phòng hộ và đầu tư hơn nữa hệ thống thuỷ lợi nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do lũ quét, bão gây ra vì cao su là cây thân dòn dễ gãy đổ: bằng chứng là trận bão số 6 lịch sử đã làm gãy đổ hơn 1000 ha / 2500 ha cao su trên toàn huyện Nam Đông. 3.2.2. Giải pháp về thị trường So với nhiều mặt hàng nông sản khác việc được mùa rớt giá, thiên tai mất mùa xảy ra thường xuyên thì cao su hoàn toàn ngược lại, không mất mùa, thị trường tiêu thụ ổn định, năng suất và sản lượng đảm bảo. Qua điều tra các hộ chúng tôi cũng nhận thấy rằng nông dân không có sự khó khăn nào trong việc tiêu thụ sản phẩm của mình, sự khó khăn chắc chắc cũng chỉ là từ giao thông và cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, do những yếu tố khách quan cũng như chủ quan đã tạo ra thị trường tiêu thụ ở đây những tồn tại và hạn chế cơ bản. Do vậy cần những giải pháp cụ thể như sau: + Yếu tố thông tin thị trường như: thông tin về giá, chất lượng sản phẩm hay như nơi tiêu thụ không được các cơ quan và chính quyền địa phương quan tâm nên thường xảy ra hiện tượng ép giá, làm việc giảm giá xảy ra thường xuyên. Tại huyện Nam Đông theo sự điều tra của tôi thấy rằng khoảng 4 đến 5 giờ sáng, các tư thương tập trung nhau lại xem xét giá mủ khô tại Nhà máy Nam Đông, Quảng Trị để đề ra giá thu mua trong ngày. Sau khi bàn bạc xong và thống nhất giá ông chủ lớn phát tiền cho các tư thương đổ về các ngã để mua mủ cao su. Vì vậy để tránh những tình trạng trên, chính quyền các xã thậm chí là huyện phải quan tâm cung cấp thông tin một cách kịp thời đến người dân bằng nhiều cách thức khác nhau như: thông báo qua các bản tin của đài phát thanh huyện, bản tin ở xã một cách định kỳ và vào những giờ nhất định để người dân kịp tời nắm bắt các thông tin về thị trường liên quan, từ đó đưa ra các quyết định, các điều chỉnh trong hoạt động sản xuất. + Các nhà máy nên kết hợp với các cơ quan ban ngành xây dựng một hệ thống chuỗi cung ứng ổn định từ người sản xuất đến nhà máy để tránh hiện tượng chỉ có tư thương độc quyền mua của dân, nhà máy chỉ thích mua của tư thương gây nên tình trạng nhà máy không mặn mà với việc mua trực tiếp từ hộ dân (ở Phong Điền) như thời gian qua. + Các hộ dân cũng nên thành lập HTX, hội, nhóm thu mua để bán trực tiếp cho nhà máy không thông qua tư thương nhằm giảm mọi chi phí và biên thị trường xuống mức thấp nhất. + Ngoài các nhà máy CBCS ở Thừa Thiên Huế, cần khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế khác vào thu mua, chế biến để tạo thuận lợi hơn nữa cho người sản xuất cũng như tạo ra sự cạnh tranh về giá thu mua. Tóm lại, việc đề ra các giải pháp chủ yếu để phát triển mô hình cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế xuất phát từ những vấn đề vướng mắc thực tế mà chúng tôi đã tìm hiểu được qua quá trình điều tra. Tuy nhiên, để áp dụng những biện pháp trên cần phải có một quá trình nghiên cứu cụ thể của các cấp, các ngành có liên quan dựa vào từng giai đoạn, hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương mà chúng ta áp dụng, nhằm tạo được kết quả tốt hơn trong sản xuất. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Từ việc phân tích tình hình sản xuất cây cao su của tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi xin rút ra một số kết luận sau: Tuy không phải là cây trồng có thế mạnh phát triển của tỉnh, nhưng nhờ sự hỗ trợ của Chương trình 327/CT và Dự án Đa dạng hóa nông nghiệp mà tốc độ phát triển cao su của tỉnh tăng nhanh từ 1.600ha năm 1997 lên đến 8.500 ha năm 2008. Cùng với sự gia tăng về diện tích, năng suất và sản lượng cao su cũng tăng đáng kể, năng suất tăng từ 1,9 tấn/ha tăng lên 3,9 tấn/ha. Cơ cấu giống cao su của tỉnh cùng ngày càng đa dạng nhưng tập trung chủ yếu là một số giống PB260 và PB235. Quy mô diện tích đất trồng cao su của các hộ nhìn chung còn nhỏ, đặc biệt là Hương Hòa bình quân 1 hộ chỉ có 0,71ha. Đầu tư chi phí cho việc trồng cao su chưa thực sự được quan tâm của các hộ dân, đầu tư còn manh mún, nhỏ lẽ chưa thực sự theo một quy trình chuẩn của Tổng Công ty cao su Việt Nam, mức đầu tư bình quân trong thời kỳ KTCB chỉ 45 triệu đồng trong khi mức đầu tư chung của Quy trình theo giá hiện thời phải ở mức 78 triệu đồng. Hiệu quả sản xuất cao su đã đem lại cho nông thôn Thừa Thiên Huế một bộ mặt mới. Cây cao cu thực sự là cây trồng có hiệu quả kinh tế, cao su đã đưa những vùng nông thôn xưa kia là những vùng khó khăn nhất trở thành những vùng có thu nhập bình quân cao như Hương Bình, Phong Mỹ, Phong Thu... thu nhập bình quân từ cao su hàng năm vào khoảng 70 triệu đồng/hộ. Việc trồng cao su co nhiều yếu tố tác động, ngoài những yếu tổ khách quan như giá cả thị trường, rủi ro thời tiết thì có lẽ nhân tố có ảnh hưởng nhiều nhất là diện tích đất và chi phí đầu tư. + Diện tích trồng cao su của các hộ còn manh mún, nhỏ lẽ (bình quân duới 1 ha/hộ) nên rất khó áp dụng những tiến bộ khoa học kỷ thuật trên một quy mô diện tích lớn. + Mức độ đầu tư của các hộ dân còn thấp, chưa thực sự chú trọng đến mức độ đầu tư, chỉ có một số hộ dân với diện tích và quy mô lớn đã và đang đầu tư theo một quy trình cõ sẵn, mặc dù mới khai thác được 2 năm nhưng về lâu dài đây là những hộ sẽ đạt được hiệu quả cao từ cao su. Xuất phát từ những thực trạng trên, trong đề tài luận văn thạc sĩ này tôi đã đề xuất hai nhóm giải pháp lớn để thúc đẩy phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa đó là: nhóm giải pháp thúc đẩy sự phát triển sản xuất và nhóm giải pháp về thị trường. II. KIẾN NGHỊ Từ kết quả phân tích, qua nghiên cứu thực tiễn và tham khảo ý kiến của các hộ điều tra, để nâng cao năng suất, sản lượng mủ cao su nguyên liệu của các hộ sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và các hộ điều tra nói riêng có hiệu quả, trong đề tài nghiên cứu này chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau: Đối với Nhà nước Để mô hình trồng cao su hàng hóa nói chung, mô hình cao su hàng hóa tại Thừa Thiên Huế nói riêng một cách vững chắc, Nhà nước cần phải tích cực hoàn chỉnh các chính sách, chế độ về đầu tư và phát triển cây cao su, nhằm khuyến khích động viên nhiều thành viên kinh tế tham gia vào việc phát triển mô hình này một cách có hiệu quả hơn. Trong chính sách vay vốn cần phải đưa ra những chính sách phù hợp, tạo điều kiện vay vốn nhanh chóng thuận tiện và sử dụng vốn trong thời gian dài. Vì cây cao su có thời kỳ KTCB khá dài nên thời gian thu hồi chậm, các cấp chính quyền tại xã, huyện cần tiến hành nhanh chóng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử đất một cách kịp thời để thuận lợi cho các hộ trong sản xuất. Nên hỗ trợ thành lập các nhà máy chế biến nhỏ hay những nhà máy CBCS có công suất lớn trên những địa bàn thích hợp tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thu mua và bán mủ. Hiện tại giá vật tư đầu vào tăng cao, để các hộ sản xuất nông nghiệp nói chung và khai thác mủ cao su nói riêng đầu tư có lãi. Đề nghị Nhà nước cần có chính sách bình ổn giá vật tư đầu vào. Nên kết hợp với tác tổ chức tín dụng cho các hộ nông dân vay với lãi suất ưu đãi thời kỳ kiến thiết cơ bản và thanh toán vào thời điểm kinh doanh. Nhà nước cần có những chính sách cụ thể trong việc tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ người dân tiếp cận các chính sách đó. Ví dụ như trong gói kích cầu theo Quyết định 497 của Chính phủ dành cho đối tượng nông dân được triển khai từ 5/5/2009 được hỗ trợ lãi suất vay vốn sản xuất nhưng công tác thực hiện gặp nhiều trở ngại vì không có hướng dẫn cụ thể, đặc biệt là trồng cao su, người dân được hỏi rất quan tâm đến vấn đề này vì việc phân loại, đánh giá để cấp vốn còn gặp nhiều khó khăn. Hiện giá xăng dầu đang thấp, đầu vào của việc sản xuất cao su nhân tạo nên cao su nhân tạo trên thị trường khá thấp buộc giá cao su thiên nhiên cũng giảm theo. Trước tình hình đó, Nhà nước cũng cần kết hợp với các cơ quan chức năng khác hỗ trợ giá cho bà con nông dân trong việc bán và tiêu thụ mủ cao su. Thời gian qua, do thị trường Trung Quốc - một trong những thị trường nhập khẩu cao su mạnh nhất của Việt Nam (chiếm 60 -68% sản lượng xuất khẩu) có lệnh đóng cửa, không nhập khẩu cao su, nên đã đẩy giá cao su từ 1.650 USD/tấn xuống 1.300 USD/tấn. Qua việc này đề nghị Nhà nước ngoài thị trường truyền thống cần tìm thêm các thị trường tiềm năng khác để chủ động trong xuất khẩu cao su. Đối với địa phương Cần phải có chính sách tuyên truyền vận động mọi người dân trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn, để làm giàu cho quê hương. Đồng thời, phải có những phương hướng sản xuất phù hợp với điều kiện của địa phương, thực hiện đa dạng hoá trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với những lợi thế của vùng, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình trong việc tiếp nhận các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Cần quy hoạch phân vùng loại đất, khí hậu, thổ nhưỡng và những điều kiện khác phù hợp với việc trồng cao su ở từng huyện trong địa bàn của tỉnh. Nên tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng cao su, chăm sóc và khai thác cao su một cách thường xuyên và có hiệu quả. Các phòng nông nghiệp hoặc các trung tâm khuyến nông thường xuyên cử cán bộ kỹ thuật xuống từng địa bàn để hướng dẫn cho bà con những biện pháp trồng, chăm sóc, thu hoạch và phòng trừ sâu bệnh. Nên thành lập những tổ hỗ trợ kỹ thuật cao su tại từng địa phương để kịp thời hướng dẫn bà con trong công tác trồng, chăm sóc và thu hoạch. Kết hợp với các nhà máy CBCS trên địa bàn để tìm và thông báo thông tin về giá cả, chất lượng cũng như nơi tiêu thụ trên phương tiện thông tin đại chúng để bà con nắm bắt được những thông tin cần thiết. Chính quyền nên kết hợp với các nhà máy CBCS tổ chức thu mua mủ cho bà con và bán lại cho nhà máy để tránh tư thương ép giá. * Đối với hộ trực tiếp trồng cây cao su Cần phải xác định rõ lợi ích lâu dài mang lại từ cây cao su. Xác định vai trò làm chủ thực sự trên diện tích cao su của mình, hộ gia đình cần phát huy vai trò làm chủ để chủ động nâng cao chất lượng vườn cây. Thường xuyên học hỏi kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật để nâng cao trình độ trồng và chăm sóc cao su. Chăm sóc và khai thác đúng quy trình đã đề ra, không nên vì cái lợi trước mắt mà bỏ qua tính ổn định và lâu dài của tuổi thọ cây cao su. Chấp hành tốt quy trình kỹ thuật trồng cây cao su và hướng dẫn của cán bộ khuyến nông để vườn cây phát triển tốt. Nên tìm hiểu kỹ những thông tin như: thông tin về giá, chất lượng mủ, nơi tiêu thụ... để chủ động trong việc mua bán mủ sau khi khai thác. Một số đề xuất khác - Hoàn chỉnh đường giao thông và giảm chi phí cước vận chuyển. Sản phẩm mủ nguyên liệu đưa về nhà máy sớm sẽ tăng được phẩm cấp chất lượng vừa hạn chế được những chi phí phát sinh khác (mủ bị đông phải tốn chi phí cát mủ...) nhằm hạ giá thành sản phẩm. - Xây dựng hệ thống kênh phân phối ổn định trên các địa bàn, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc mua bán mủ. - Có chính sách cho các hộ sản xuất cao su hàng hóa vay vốn để đầu tư cho vườn cây. - Có chính sách ưu đãi đối với người dân tộc, đồng bào thiểu số. - Để công tác đầu tư có hiệu quả, Nhà nước cần đầu tư vườn thực nghiệm nghiên cứu về kỹ thuật bón phân, với nhiều công thức kết hợp các loại phân với các tỷ lệ khác nhau để tìm ra một công thức bón có hiệu quả hơn. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Phan Văn Thắng LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và cộng tác của các tập thể và cá nhân. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học kinh tế Huế, Phòng quản lý khoa học và đối ngoại, các Thầy, Cô giáo và các học viên lớp cao học Kinh tế Nông nghiệp khóa 7 - Trường Đại học kinh tế Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Phùng Thị Hồng Hà - Người trực tiếp hướng dẫn đã tận tình chu đáo giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ sở Nông nghiệp & PTNN, Trung tâm Khuyến nông, các phòng nông nghiệp huyện Phong Điền, Nam Đông, Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện trong sự định hướng và cung cấp số liệu thứ cấp. Xin chân thành cảm ơn đến tất cả bà con nông dân trồng cao su trên địa bàn đã tạo mọi điều kiện trong quá trình điều tra số liệu sơ cấp để hoàn thành cuốn luận văn này. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 12 năm 2009 Tác giả luận văn Phan văn Thắng TÓM LƯỢC LUẬN VĂN Tên luận văn: Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Bối cảnh nghiên cứu Đánh giá thực trạng sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế dưới quy mô nông hộ. Đề xuất một số giải pháp phát triển sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Câu hỏi nghiên cứu. Để có thể mô tả, đánh giá khái quát tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách phát triển của tỉnh. Giúp các hộ nông dân có cái nhìn nhận tổng quát về sản xuất, tiệu thụ để có những tác động phù hợp. Địa điểm thực hiện. Nghiên cứu và lấy mẫu ở 3 xã thuộc 3 huyện có sản xuất cao su hàng hóa: xã Phong Mỹ huyện Phong Điền, Xã Hương Hòa, Huyện Nam Đông, Xã Hương Bình huyện hương Trà. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là thống kê, mô tả phân tích và đánh giá dựa trên những chỉ tiêu phân tích. Kết quả đạt được. Đánh giá thực trạng hình hình sản xuất cao su trên địa bàn theo hướng sản xuất hàng hóa tỉnh Thừa Thiên Huế, trên cơ sở đó đề xuất những hướng giải pháp nhằm đẩy mạnh khả năng sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVTV Bảo vệ thực vật CN Công nghiệp DT Diện tích GTSL Giá trị sản lượng HNK Hộ nhận khoán HQKT Hiệu quả kinh tê KD Kinh doanh KHKT Khoa học kỹ thuật KTCB Kiến thiết cơ bản NC Nhân công NN Nông nghiệp NL Nguyên liệu NS Năng suất QTKT Quy trình kỹ thuật SL Sản lượng TĐVH Trình độ văn hóa TM Trồng mới TLSX Tư liệu sản xuất TSCĐ Tài sản cố định BQ Bình quân UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Thực trạng sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu cao su tự nhiên 23 Bảng 1.2: Diện tích, sản lượng và năng suất cao su trong nước giai đoạn 2003 -2005 24 Bảng 1.3: Diện tích, sản lượng và năng suất cao su năm 2005 theo vùng trồng 25 Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất đai tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2008 33 Bảng 2.2: Tình hình dân số và lao động tại tỉnh Thừa Thiên Huế 35 Bảng 2.3: Diện tích cao su của Tỉnh Thừa Thiên Huế qua các năm 1993 - 2008 38 Bảng 2.4: Cơ cấu giống cao su trồng mới năm 2001 - 2006 39 Bảng 2.5: Biến động sản lượng, năng suất cao su trên địa bàn tỉnh 40 Bảng 2.6: Diện tích cao su đưa vào khai thác năm 2007 và năm 2008 41 Bảng 2.7: Năng lực sản xuất của các hộ điều tra 42 Bảng 2.8: Quy mô và cơ cấu diện tích cao su của các hộ điều tra 43 Bảng 2.9: Chi phí sản xuất 1 ha cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản của các hộ 45 Bảng 2.10: Tổng chi phí đầu tư 1ha cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản của các hộ điều tra 47 Bảng 2.11: Chi phí 1 ha cao su thời kỳ kinh doanh 49 Bảng 2.12: Năng suất và sản lượng mủ cao su của các hộ điều tra 51 Bảng 2.13. Kết quả và hiệu quả sản xuất cao su của các hộ điều tra 53 Bảng 2.14: Cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hóa của hộ gia đình năm 2008 60 Bảng 2.15. Ảnh hưởng của diện tích đến kết quả và hiệu quả sản xuất của hộ 71 Bảng 2.16: Ảnh hưởng của đầu tư chi phí đến hiệu quả kinh doanh cao su của hộ 73 Bảng 2.17: Phân tích ANOVA về nhóm nhân tố cơ sở hạ tầng 74 Bảng 2.18: Phân tích ANOVA về nhóm nhân tố Chính sách nhà nước 75 Bảng 2.19: Phân tích ANOVA về nhóm nhân tố năng lực của hộ 76 MỤC LỤC Trang Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Tóm lược luận văn iii Danh mục các sơ đồ, hình vẽ iv Danh mục các bảng v Mục lục vi PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 3 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SẢN XUẤT HÀNG HÓA 4 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ SẢN XUẤT HÀNG HÓA 4 1.1.1. Khái niệm về sản xuất hàng hóa 4 1.1.2 Ý nghĩa của sản xuất hàng hóa 5 1.1.3. Sản xuất hàng hóa nông sản 6 1.1.3.1. Khái niệm sản xuất nông sản hàng hóa 6 1.1.3.2. Đặc điểm của sản xuất hàng hóa nông sản 7 1.1.3.3. Những đặc trưng của nông sản hàng hóa 7 1.2. GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CAO SU 11 1.3. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI CÂY CAO SU 12 1.3.1. Đặc điểm sinh học 12 1.3.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với cây cao su 15 1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT CAO SU HÀNG HÓA 17 1.4.1. Các nhân tố vĩ mô 17 1.4.2. Các nhân tố vi mô 20 1.5. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CAO SU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 21 1.5.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su trên thế giới 21 1.5.1.1. Tình hình sản xuất 21 1.5.1.2. Tình hình tiêu thụ và xuất khẩu cao su 22 1.5.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su ở Việt Nam 24 1.6. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU 26 CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 29 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 29 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 29 2.1.1.1. Vị trí địa lý 29 2.1.1.2. Địa hình 30 2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu thủy văn 31 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 33 2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai 33 2.1.2.2. Tình hình dân số, lao động 34 2.1.2.2. Tình hình cơ sở hạ tầng 35 2.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 37 2.2.1. Tình hình phát triển diện tích cao su của tỉnh 37 2.2.2. Cơ cấu các loại giống cao su trồng trên địa bàn tỉnh 39 2.2.3. Biến động sản lượng, năng suất cao su trên địa bàn tỉnh 40 2.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CAO SU HÀNG HÓA CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA 41 2.3.1. Năng lực sản xuất của các hộ điều tra 41 2.3.2. Quy mô, cơ cấu diện tích cao su của các hộ điều tra 42 2.3.3. Tình hình đầu tư cho 1 ha cao su 44 2.3.3.1. Chi phí đầu tư cho 1 ha cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản 44 2.3.3.2. Chi phí 1 ha cao su thời kỳ kinh doanh 49 2.3.4. Năng suất, sản lượng mủ cao su của các hộ điều tra 50 2.3.5. Kết quả và hiệu quả sản xuất cao su hàng hóa của các hộ điều tra 53 2.4. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CAO SU HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 54 2.5. TỶ XUẤT HÀNG HÓA CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA NĂM 2008 60 2.6. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT CAO SU HÀNG HÓA ĐỐI VỚI CÁC NÔNG HỘ 61 2.6.1. Các nhân tố vĩ mô 61 2.6.1.1. Chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển cao su tiểu điền 61 2.6.1.2. Sự phát triển cơ sở hạ tầng 64 2.6.1.3. Công tác quy hoạch của tỉnh Thừa Thiên Huế đối với sản xuất cao su 64 2.6.1.4. Nhu cầu thị trường về sản phẩm cao su 65 2.6.1.5 Sự phát triển của hệ thống dịch vụ 66 2.6.1.6 .Tác động của tình hình hội nhập kinh tế quốc tế đến với sản xuất cao su hàng hóa khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) 67 2.6.2. Các nhân tố vi mô 70 2.6.2.1. Ảnh hưởng của quy mô diện tích đến hiệu qủa sản xuất của nông hộ 70 2.6.2.2. Ảnh hưởng của mức độ đầu tư đến sản xuất cao su hàng hóa 72 2.6.2.3. Đánh giá chung của nông hộ về mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cao su hàng hóa ở các xã điều tra 74 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CAO SU HÀNG HÓA 78 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 78 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CAO SU HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 78 3.1.1 Những căn cứ định hướng phát triển trong thời gian tới 78 3.1.2 Những định hướng cơ bản nhằm phát triển cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 80 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CAO SU HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 82 3.2.1. Giải pháp phục vụ cho phát triển sản xuất 83 3.2.1.1. Nhóm giải pháp tổng thể 83 3.2.1.2. Nhóm giải pháp cụ thể 84 3.2.2. Giải pháp về thị trường 87 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89 I. KẾT LUẬN 89 II. KIẾN NGHỊ 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc