1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gà thịt ở Đồng Tháp nhằm xác định chi phí, doanh thu và lợi nhuận của các hộ chăn nuôi gà thịt, các thương lái mua bán gà thịt và các lò giết mổ. Từ đó có những biện pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả sản xuất và mở rộng kênh phân phối sau cúm gia cầm.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Dựa vào mục tiêu chung, đề tài sẽ lần lược giải quyết các vấn đề cụ thể sau:
- Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất và tiêu thụ gà thịt ở Đồng Tháp.
- Phân tích hệ thống kênh phân phối của sản phẩm gà thịt ở Đồng Tháp.
- Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản xuất gà thịt và làm tăng sản lượng tiêu thụ sản phẩm thịt gà của tỉnh Đồng Tháp
1.3 CÁC GIẢ THIẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Các giả thiết cần kiểm định
- Giả thiết người sản suất vẫn lời cao và muốn mở rộng quy mô sản xuất gà thịt.
- Giả thiết mức tiêu thụ của người tiêu dùng đối với sản phẩm thịt gà không đổi trong lúc dịch cúm gia cầm xảy ra.
- Giả thiết kênh phân phối gà trong tỉnh mạnh hơn kênh phân phối sản phẩm gà thịt ngoài tỉnh.
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
- Gà thịt được sản xuất như thế nào? Hiệu quả kinh tế của người sản xuất gà thịt cao hay thấp?
- Sản phẩm gà thịt từ người sản xuất đến người tiêu thụ qua những trung gian nào? Lợi ích kinh tế và hiệu quả của các khâu tham gia vào quá trình tiêu thụ đó như thế nào?
- Làm thế nào để có sản phẩm thịt gà thịt sạch tiêu thụ ở Đồng Tháp?
- Hình thức tiêu thụ gà thịt là gì? Những khó khăn trong tiêu thụ gà thịt?
- Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm gà thịt hiệu quả kinh tế-xã hội sẽ như thế nào?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi về không gian
Đề tài được thực hiện tại các xã, huyện, thị thuộc tỉnh Đồng Tháp với các số liệu được điều tra trực tiếp tại các xã, huyện, thị được chọn.
1.4.2 Phạm vi về thời gian
- Thời gian số liệu: những thông tin về số liệu lấy thứ cấp của đề tài được lấy từ năm 2004 về sau. Và số liệu sơ cấp được lấy trực tiếp từ điều tra bằng các
bảng câu hỏi trong thời gian thực hiện đề tài.
- Thời gian thực hiện đề tài: từ 05/03/2007 đến 11/06/2007
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
- Nhà sản xuất, nhà trung gian mua bán gà thịt.
- Lò mổ, các nhà chế biến sản phẩm gà thịt, và một số đối tượng liên quan khác.
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN
- Mai Văn Nam, 2003; “Economic inefficiency and its determinant in the pig industry in South Vietnam”, UPLB, the Philippines; phương pháp hàm lợi nhuận chuẩn hóa (normalized profit function) và hàm probit được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả của nghiên cứu cho thấy yếu tố thể chế và chính sách có tác động đến hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ngành hàng heo thịt ở Việt Nam (Đông Nam Bộ)
- Mai Văn Nam, 2004;”Thị trường nông sản và các giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nông sản ở ĐBSCL: Trường hợp sản phẩm heo ở Cần Thơ”, VNRP, chương trình nghiên cứu Việt nam-Hà Lan; phương pháp phân tích SCP và mô hình Probit được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy chăn nuôi heo ở quy mô nhỏ hộ gia đình có hiệu quả thấp hơn quy mô tập trung và các yếu tố đầu vào như con giống, thức ăn, chế biến sản phẩm và các thể chế chính sách có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
- Nguyễn Thanh Phương, Lê Xuân Sinh, Nguyễn Thanh Toàn, 2004: “Nghiên cứu luận cứ khoa học phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất vùng nông thôn sâu – ngập lũ ĐBSCL nhằm cải thiện đời sống của nông hộ và tăng cường sự hợp tác của nông dân”; phương pháp phân tích chi phí-lợi ích (CBA) và so sánh mô hình sản xuất được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình lúa – cá có hiệu quả và phù hợp trong điều kiện ngập lũ ở ĐBSCL.
- Phước Minh Hiệp và nhóm nghiên cứu, 2005; “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tín dụng và xác định nhu cầu vốn của nông hộ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn tỉnh Trà Vinh”; phương pháp phân tích chi phí-lợi ích (CBA), mô hình Probit và so sánh mô hình sản xuất được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ đáp ứng nhu cầu tín dụng và yếu tố thể chế chính sách ảnh hưởng chủ yếu đến quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở địa bàn nghiên cứu.
- Nguyễn Thị Thanh Giang, 2006; “Phân tích hiệu quả của các trại nuôi gà công nghiệp gia công tại tỉnh Hậu Giang và tỉnh Vĩnh Long”, phương pháp phân tích chi phí – lợi ích (CBA), phương trình hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả của các trại nuôi gà công nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp theo hình thức gia công.
56 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5354 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sản xuất và tiêu thụ gà thịt công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
24
48
39
Chất độn chuồng
45
385
227
104
115
111
Vận chuyển
22
118
61
7
92
38
Lao động
4.702
13.736
8.003
610
4.478
1.989
Tổng cộng
12.812
38.739
23.098
9.527
25.055
16.199
(Nguồn: Điều tra trực tiếp ở Đồng Tháp năm 2007)
Theo kết quả phân tích của bảng 9 cho thấy:
- Chi phí thức ăn là chi phí có giá trị cao nhất trong các loại chi phí bỏ ra, với 8.599 đ/kg gà thịt xuất chuồng (trại nhỏ) và 7.932 đ/kg gà thịt xuất chuồng (trại lớn). Lý do là giá cả của các loại thức ăn hỗn hợp của gà công nghiệp hiện nay rất đắt. Vấn đề này ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của người chăn nuôi.
- Chi phí lao động cũng góp phần rất lớn làm tăng chi phí chăn nuôi. Ta thấy chi phí lao động bỏ ra trong chăn nuôi của trại lớn và trại nhỏ chênh lệch nhau rất lớn (23.098 – 16.199 = 6.899 đ/kg), do trại lớn nuôi với số lượng nhiều nên chi phí lao động được giảm đi trong mỗi kg gà thịt xuất chuồng, còn trại nhỏ chi phí lao động cao là do số lượng gà nuôi ít, năng suất không cao, số kg gà thịt xuất chuồng bình quân thấp. Vấn đề này làm chênh lệch lợi nhuận của người nuôi người chăn nuôi nhỏ và người chăn nuôi lớn rất nhiều. Người chăn nuôi nhỏ sẽ không có lợi nhuận nhiều mà chỉ lấy công làm lợi nhuận.
- Chi phí con giống cũng đáng quan tâm vì sau đại dịch cúm nguồn giống đảm bảo chất lượng và sạch bệnh thường rất ít vì các trại giống còn tâm lý sợ dịch cúm tái phát nên nguồn con giống chưa được đầu tư sản xuất mạnh dẫn đến khan hiếm và giá cả cao. Vì thế chi phí con giống chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí chăn nuôi.
- Những chi phí còn lại như chi phí chuồng trại, công cụ dụng cụ, chi phí điện, nước, chi phí chất độn chuồng đều chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí. Nhìn chung, tổng chi phí để tạo ra 1kg gà thịt của hộ chăn nuôi nhỏ còn tương đối cao 23.089 (đồng/kg). Trong khi đó giá bán thịt gà hơi xuất chuồng hiện nay dao động từ 21000 đ/kg đến 23.000 đ/kg thì hộ nuôi nhỏ không có lời. Đây là yếu tố quyết định sự duy trì theo hình thức chăn nuôi này hay chấm dứt không nuôi nữa hoặc họ có thể chuyển đổi hình thức nuôi khác để có lợi nhuận hơn.
Bảng 10: Tỷ trọng chi phí trong chăn nuôi gà công nghiệp lấy thịt ở Đồng Tháp
(Tất cả các chi phí được quy về tính trên Kg của gà hơi xuất chuồng)
KHOẢN MỤC
TRẠI NHỎ
TRẠI LỚN
Chi phí (đồng/kg)
Tỷ Trọng (%)
Chi phí (đồng/kg)
Tỷ Trọng (%)
Chi phí giống
3.333
14,43
3.333
20,58
Chi phí thức ăn
8.599
37,23
7.932
48,97
Xây dựng chuồng trại
936
4,05
644
3,98
Công cụ, thiết bị
441
1,91
157
0,97
Chi phí thuốc thú y
1.230
0,53
1.860
1,15
Chi phí điện
269
1,16
96
0,59
Chi phí nước
0
0
39
0,24
Chi phí chất độn chuồng
227
0,98
111
0,69
Chi phí vận chuyển
61
0,26
38
0,23
Chi phí lao động
8.003
34,65
1.989
12,28
Tổng cộng
23.098
100
16.199
100
(Nguồn: Điều tra trực tiếp ở Đồng Tháp năm 2007)
Hình 1: Đồ thị so sánh chi phí và lợi nhuận trung bình (đ/kg) của gà thịt công nghiệp của trại nuôi lớn và trại nuôi nhỏ
Như vậy có thể kết luận rằng, qui mô trại nuôi nhỏ tốn chi phí cao hơn qui mô trại nuôi lớn mà nhân tố góp phần làm chênh lệch chi phí giữa trại nuôi lớn và trại nuôi nhỏ là chi phí lao động.
Để thấy rõ hơn sự chênh lệch giữa chi phí lao động ta có bảng sau:
Bảng 11: Tổng chi phí nuôi gà thịt từ lúc mới bắt về đến khi xuất chuồng
KHOẢN MỤC
TRẠI NHỎ
TRẠI LỚN
Số tiền (đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (đồng
Tỷ trọng (%)
Tổng chi phí chưa có công lao động
15.095
65,35
14.210
87,72
Chi phí lao động nhà quy ra tiền
8.003
34,65
1.989
12,28
Tổng chi phí có công lao động
23.098
100
16.199
100
(Nguồn: Điều tra trực tiếp ở Đồng Tháp năm 2007)
Ta thấy, chi phí công lao động nhà quy ra tiền chiếm tỷ trọng chi phí trung bình của trại nhỏ cao hơn trại lớn (34,65% - 12,28% = 22,38%). Thực tế cho thấy chi phí lao động sẽ giảm nhiều khi lượng gà nuôi càng nhiều và tổng lượng gà xuất chuồng càng nhiều. Bởi vì khi nuôi 100 con gà hay 500 con gà cũng tiêu hao khoảng thời gian bằng nhau với một lao động nhà có thể đảm nhận được việc chăn nuôi. Do vậy chi phí lao động sẽ giảm bình quân trên số lượng con gà được nuôi và trọng lượng của gà được xuất chuồng, từ đó cho thấy hộ nào nuôi với số lượng nhiều hơn thì chi phí này sẽ càng giảm xuống và ngược lại chi phí này sẽ cao khi nuôi với số lượng ít hơn.
3.3.2 Kết quả chăn nuôi gà thịt ở Đồng Tháp
Hiện nay giá trung bình 1kg gà được thương lái đến tận nhà thu mua giá dao động từ 21.000 đến 23.000 đồng/kg. Từ kết quả phân tích chi phí chi phí ta có kết quả hoạt động kinh doanh chăn nuôi gà thịt ở Đồng Tháp như sau.
Bảng 12: Kết quả chăn nuôi gà thịt công nghiệp
(Tất cả các chi phí được quy về tính trên kg của gà thịt được xuất chuồng)
TT
KHOẢN MỤC
TRẠI NHỎ
TRẠI LỚN
Số tiền (đồng)
Số tiền (đồng)
(1)
Chi phí chưa có công lao động
15.095
14.210
(2)
Chi phí lao động nhà quy ra tiền
8.003
1.989
(3)
Tổng chi phí
23.098
16.199
(4)
Doanh thu
22.711
23.636
(5)
Thu nhập ròng [(4) – (1)]
7.616
9.426
(6)
Lợi nhuận ròng [(4) – (3)]
(598)
7.437
(Nguồn: điều tra trực tiếp ở Đồng Tháp năm 2007)
Căn cứ vào bảng kết quả hoạt động ta thấy, người chăn nuôi nhỏ sẽ nhận một khoản lãi 7.616 đ/kg (1,5 (kg/con) x 7.616 (đ) =1 1.424 đ/con) khi chưa tính công lao động nhà . Và ngược khi tính công lao động vào lại họ sẽ bị lỗ bị lỗ một số tiền 598 đ/kg (1,5 (kg/con) x 589 (đ) = 883,5 đ/con). Đây là khoảng lãi nhỏ tạm chấp nhận được và số tiền này không phải chi trả nên người chăn nuôi nhỏ xem như lấy công làm lời. Vì vậy có những hộ tiếp tục duy trì nuôi theo hình thức này vì họ cho là bỏ công lao động nuôi gà sẽ thu nhập ổn định và cao hơn đi làm thuê.
Còn các trại lớn khi đã tính công lao động vào thì họ vẫn thu khoản lợi nhuận lớn là 7.437 đ/kg (1,6 (kg/con) x 7.437 (đ) = 11.899,2 (đ/con). Đây là khoản thu nhập cao giúp người dân có thể cải thiện đời sống và khuyến khích họ nên duy trì và tiếp tục mở rộng quy mô nuôi lớn hơn.
3.4 PHÂN TÍCH HỒI QUY TƯƠNG QUAN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI CỦA CÁC HỘ NUÔI GÀ THỊT CÔNG NGHIỆP Ở ĐỒNG THÁP.
3.4.1 Phân tích hồi quy tương quan các nhân tố ảnh hưởng đến tổng sản lượng xuất chuồng của hộ chăn nuôi.
Tổng sản lượng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định doanh thu của các hộ chăn nuôi. Vì vậy việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tổng sản lượng là rất cần thiết để ta có thể duy trì những nhân tố tích cực làm tăng tổng sản lượng và hạn chế những nhân tố tiêu cực làm giảm tổng sản lượng xuất chuồng. Kết quả hồi quy của việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổng sản lượng xuất chuồng như sau: (phương trình được thực hiện bởi chương trình Excel của máy tính).
Bảng 13: Kết quả tương quan giữa tổng sản lượng xuất chuồng và các nhân tố ảnh hưởng đến tổng sản lượng.
MÔ HÌNH
HỆ SỐ TƯƠNG QUAN BỘI (R)
HỆ SỐ XÁC ĐỊNH (R2)
(R2) ĐIỀU CHỈNH
SINGIFICANCE
F
1
0,967
0,975
0,969
5,43154E-36
NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
HỆ SỐ HỒI QUY (Coefficients)
P- VALUE
Hệ số
-4,498
0,875
Số lượng gà được nuôi
1,607
1,008E-23
Số lượng gà bị chết
-1,635
5,946E-10
Lao động
0,000007
0,659
Thức ăn
0,0000006
0,846
(Nguồn: Kết quả hồi quy từ Excel)
Phương trình hồi quy tuyến tính (với mức ý nghĩa 5%) như sau:
Y= -4,498 + 1,607X1 – 1,635X2 + 0,000007X3 + 0,0000006X4
Cố định các biến độc lập X2 (số lượng gà bị chết), X3 (lao động); X4 (thức ăn); thì khi X1 (số lượng gà được nuôi) tăng lên 1con thì tổng sản lượng gà xuất chuồng của các hộ chăn nuôi sẽ tăng 1,607 kg. Với P-value nhận được thì sự nhận xét trên là đáng tin cậy.
Cố định các biến độc lập X1; X3; X4 thì khi X2 (số lượng gà bị chết) tăng lên 1 con thì tổng trọng lượng xuất chuồng của người chăn nuôi giảm xuống 1,635 kg. Sự tác động của nhân tố này đến tổng sản lượng xuất chuồng của người nuôi là đáng tin cậy.
Cố định các biến độc lập X1; X2; X4 thì khi X3 (số lao động) tăng lên 1 người thì tổng trọng lượng xuất chuồng của người chăn nuôi tăng lên 0,000007kg/con.
Cố định các biến độc lập X1; X2; X3; thì khi X4 (thức ăn) tăng lên 1kg thì tổng trọng lượng xuất chuồng của người chăn nuôi tăng 0,0000006 kg.
Ngoài các nhân tố làm tăng tổng sản lượng xuất chuồng nói trên cũng có các nhân tố khác tác động làm giảm tổng trọng lượng xuất chuồng của hộ chăn nuôi là 4,498kg. Chẳng hạn như nhân tố trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm khi xuất,thời gian nuôi, loại thức ăn… góp phần làm giảm tổng trọng lượng xuất chuồng của người nuôi.
Hệ số R2 = 0,975 có ý nghĩa là 97,5% sự thay đổi của tổng trọng lượng xuất chuồng của các hộ chăn nuôi do ảnh hưởng của số lượng gà được nuôi, số lượng gà chết trong mỗi vụ, số lao động và thức ăn.
Hệ số tương quan bội R = 0,967 nói lên rằng sự liên hệ giữa tổng trọng lượng xuất chuồng của các hộ chăn nuôi với các yếu tố số lượng gà được nuôi, số lượng gà chết trong mỗi vụ, số lao động và thức ăn là chặt chẽ.
Với giá trị Sig.F =3,789x10-10 là rất nhỏ so với mức ý nghĩa trong kiểm định là 5% nên mô hình hồi quy rất có ý nghĩa, nghĩa là các biến độc lập lập X1 (số lượng con được nuôi) X2 (số lượng gà chết), X3 (lao động); X4 (thức ăn); có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y (tổng sản lượng gà xuất chuồng). (Xem phụ lục)
3.4.2 Phân tích hồi quy tương quan các nhân tố ảnh hưởng lợi nhuận của hộ chăn nuôi.
Trong bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào thì lợi nhuận là điểm hướng đến hàng đầu khi quyết định bỏ ra chi phí để đầu tư. Trong chăn nuôi gà công nghiệp lấy thịt cũng vậy, lợi nhuận luôn được nông hộ quan tâm rất nhiều vì đây là yếu tố quyết định có nên duy trì hình thức chăn nuôi này nữa không. Lợi nhuận trong chăn nuôi thì phụ thuộc rất nhiều vào chi phí nhất là chi phí giống , chi phí thức ăn và chi phí thuốc thú y…Kết quả hồi quy của việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các hộ chăn nuôi gà thịt sẽ cho ta phương trình hồi quy tuyến tính (với mức ý nghĩa 5%) như sau: (Phương trình được thực hiện bởi chương trình Excel của máy tính).
Bảng 14: Kết quả tương quan giữa lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của người chăn nuôi.
MÔ HÌNH
HỆ SỐ TƯƠNG QUAN BỘI (R)
HỆ SỐ XÁC ĐỊNH (R2)
(R2) ĐIỀU CHỈNH
SINGIFICANCE
F
2
0,985
0,970
0,956
5,56E-12
NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
HỆ SỐ HỒI QUY (Coefficients)
P- VALUE
Hệ số
23.315,73
0,0001
Số năm kinh nghiệm
31,352
0,895
Thời gian nuôi mỗi vụ
3,185
0,964
Số lượng gà được nuôi
-0,972
0,033
Chi phí lao động
-1,138
8,407E-07
Chi phí chuồng trại
0,168
0,854
Chi phí thức ăn
-0,963
8,930E-06
Chi phí công cụ
-2,403
0,254
Chi phí thuốc thú y
-1,679
1,395E-05
(Nguồn: Kết quả hồi quy từ Excel)
Từ kết quả xử lý ta có phương trình tuyến tính như sau:
Y= 23.315,73 + 31,352X1 + 3,815X2 – 0,972X3 - 1,138X4 + 0,168X5 – 0,963X6 – 2,403X7 – 1,679X8
Cố định các biến độc lập X2 (thời gian mỗi vụ nuôi), X3 (số lượng gà được nuôi); X4 (chi phí lao động), X5 (chi phí chuồng trại); X6 (chi phí thức ăn), X7 (chi phí công cụ), X8 (chi phí thuốc thú y) thì khi X1 (số năm kinh nghiệm) tăng lên 1 năm thì hộ chăn nuôi sẽ tăng lợi nhuận 31,352đ/con.
Cố định các biến độc lập X1; X3; X4; X5; X6, X7, X8 thì khi X2 (thời gian nuôi) tăng lên 1 ngày ở mỗi vụ nuôi thì lợi nhuận của người chăn nuôi sẽ tăng 3,185đ/con.
Cố định các biến độc lập X1; X2; X4; X5; X6, X7, X8 thì khi X3 (số lượng gà được nuôi) tăng lên 1con thì lợi nhuận của người chăn nuôi giảm 0,972 đồng. Vì qui mô nuôi nhỏ lẻ, kỹ thuật nuôi còn kém nếu họ có tăng số lượng gà nuôi thì người chăn nuôi vẫn bị lỗ, vì vậy họ không thích mở rộng quy mô nuôi. Với P-value nhận được thì sự nhận xét trên là đáng tin cậy.
Cố định các biến độc lập X1; X2; X3; X5; X6, X7, X8 thì khi X4 (chi phí lao động) tăng lên 1.000đ thì lợi nhuận của người chăn nuôi giảm đi 1.118 đồng. Với P-value nhận được thì nhân tố này là đáng tin cậy.
Cố định các biến độc lập X1; X2; X3; X4; X6, X7, X8 thì khi X5 (chi phí chuồng trại) được đầu tư thêm 1.000đ/kg thì lợi nhuận của người chăn nuôi tăng 168 đồng/kg. Điều này có nghĩa là cần phải chú ý đến hình thức chuồng và kỹ thuật làm chuồng, chuồng trại tốt làm cho gà đạt năng xuất cao hơn trong chăn nuôi.
Cố định các biến độc lập X1; X2; X3; X4; X5, X7, X8 thì khi X6 (chi phí thức ăn) tăng lên 1.000đ thì lợi nhuận của người chăn nuôi giảm đi 963 đồng. Sự tác động của nhân tố thức ăn đến lợi nhuận của trại nuôi được xem là đáng tin cậy.
Cố định các biến độc lập X1; X2; X3; X4; X5, X6, X8 thì khi X7 (chi phí công cụ ,dụng cụ) tăng lên 1.000đ thì lợi nhuận của người chăn nuôi giảm xuống 2.403 đồng.
Cố định các biến độc lập X1; X2; X3; X4; X5, X6, X7 thì khi X8 (chi phí thuốc thú y) tăng lên 1.000đ thì lợi nhuận của người chăn nuôi giảm xuống 1.679 đồng. Sự tác động của nhân tố này đến lợi nhuận của trại nuôi cũng được xem là đáng tin cậy.
Ngoài các nhân tố làm giảm chi lợi nhuận nói trên cũng có các nhân tố khác tác động làm tăng lợi nhuận của hộ chăn nuôi là 23.315,73 đồng. Chẳng hạn như nhân tố giá bán khi xuất chuồng tăng lên so với mức bình thường hay tận dụng được chất độn chuồng của mỗi vụ thì người nuôi sẽ đạt lợi nhuận nhiều hơn.
Hệ số R2 = 0,970 có ý nghĩa là 97% sự thay đổi của lợi nhuận của các hộ chăn nuôi do ảnh hưởng của số năm kinh nghiệm, thời gian nuôi mỗi vụ, số lượng gà được nuôi trong mỗi vụ, chi phí lao động, chi phí xây dựng chuồng trại ,chi phí thức ăn, chi phí công cụ, dụng cụ và chi phí thuốc thú y. Hệ số tương quan bội R = 0,985 nói lên rằng sự liên hệ giữa lợi nhuận của các hộ chăn nuôi với các yếu tố số năm kinh nghiệm, thời gian nuôi mỗi vụ, số lượng gà được nuôi trong mỗi vụ, chi phí lao động, chi phí xây dựng chuồng trại ,chi phí thức ăn, chi phí công cụ, dụng cụ và chi phí thuốc thú y là chặt chẽ.
Với giá trị Sig.F = 5,56E-12 thì mô hình kiểm định của các yếu tố ảnh hưởng đến tổng sản lượng xuất chuồng của người nuôi có ý nghĩa về mặt thống kê (mức ý nghĩa của kiểm định là 5%). (Xem phụ lục)
Tóm lại
Từ kết quả của việc phân tích hiệu quả chăn nuôi của các hộ chăn nuôi gà công nghiệp của các trại ở các huyện của tỉnh Đồng Tháp, ta có thể đưa ra đánh giá như sau:
- Hình thức chăn nuôi gà công nghiệp của tỉnh còn rất nhỏ lẻ, nuôi theo phong trào, manh mún, tự phát, chưa thật sự đầu tư mạnh vào chăn nuôi gà công nghiệp, phương thức chăn nuôi hộ gia đình nhỏ lẻ nên chưa đạt hiệu quả, luôn bị thua lỗ nếu tính công lao động nhà, chưa cải thiện được thu nhập của người chăn nuôi, đời sống của họ vẫn còn nhiều khó khăn. Trái lại thì các hộ chăn nuôi lớn theo phương thức bán công nghiệp thì thường đạt hiệu quả cao, lợi nhuận thu được trong các vụ nuôi về cả hai mặt lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận tài chính góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người chăn nuôi nhưng số lượng các trại lớn này chiếm rất ít trong mỗi huyện của tỉnh Đồng Tháp.
- Trong hiệu quả chăn nuôi họ chỉ nhận được việc hỗ trợ con giống, điều này chỉ cải thiện một phần nào đó chi phí. Nhưng huyện chỉ hỗ trợ vụ đầu tiên, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chi phí nuôi mà người chăn nuôi mới bắt đầu nuôi thường khó tiết kiệm được chi phí, do đó họ không có lợi nhuận.
- Do chăn nuôi không có lợi nhuận cao nên các trại nhỏ đa phần họ không muốn tiếp tục duy trì hay mở rộng quy mô nuôi.Trái lại các hộ chăn nuôi quy mô lớn thì có được lợi nhuận cao nên họ luôn có xu hướng duy trì và mở rộng quy mô nuôi. Như vậy những trại đang nuôi ở quy mô lớn nên tiếp tục chăn nuôi còn các trại chăn nuôi nhỏ nên chuyển đổi sang hình thức nuôi lớn, có lợi hơn, mang lại thu nhập cao hơn. Điều này cho thấy nuôi gà công nghiệp quy mô lớn là hình thức chăn nuôi phù hợp giúp cho bà con đạt được những mong muốn về lợi nhuận, góp phần cải thiện cuộc sống gia đình của người chăn nuôi đồng thời cũng góp phần củng cố và ổn định kinh tế của tỉnh nhà.
Chương 4
PHÂN TÍCH HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI GÀ THỊT CÔNG NGHIỆP Ở ĐỒNG THÁP
PHÂN TÍCH CHUỖI SẢN PHẨM GÀ THỊT CÔNG NGHIỆP TỪ SẢN XUẤT ĐẾN TIÊU THỤ
4.1.1 Kênh tiêu thụ gà công nghiệp lấy thịt
Theo kết quả điều tra thì thực trạng từ sản xuất đến tiêu thụ gà thịt công nghiệp ở Đồng Tháp có các kênh tiêu thụ như sau:
(1) Hộ chăn nuôi Người thu gom Lò giết mổ Người bán lẻ ở các chợ và siêu thị, nhà hàng trong tỉnh.
(2) Hộ chăn nuôi Người thu gom trong tỉnh Người thu gom ngoài tỉnh Tiêu thụ ở các tỉnh lân cận.
Hộ chăn nuôi
Công ty bao tiêu
Bán cho lò mổ
Bán cho người mua trong tỉnh
Người mua khác tỉnh
Người tiêu dùng cuối cùng
Khác…
Bán cho bạn hàng lẻ
Bán cho nhà hàng
Khác…
Bán ra ngoài tỉnh
Bán cho thương lái khác hoặc bạn hàng nhỏ lẻ trong tỉnh
Kênh (2)
Kênh (1)
85%
6,7%
5,5%
2,3%
0%
Khác
90%
4%
25%
65%
5,5%
3,5%
0%
(Nguồn: điều tra trực tiếp ở Đồng Tháp năm 2007)
Hình 2: Sơ đồ kênh tiêu thụ gà thịt công nghiệp ở Đồng Tháp
Trong hai kênh vừa nêu thì phần lớn lượng thịt gà được tiêu thụ ở kênh thứ (1). Bởi vì hầu hết các lò mổ chỉ gia công nên lượng thu mua gà công nghiệp của họ ít, cùng với việc đối phó và phòng ngừa dịch cúm của các tỉnh ĐBSCL cũng hết sức gắt gao nên việc tiêu thụ gà thịt ra ngoài tỉnh gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh các hộ chăn nuôi thường bán gà cho các thương lái trong tỉnh. Các thương lái này lại tiếp tục mua bán với các tác nhân khác như thương lái thu mua với qui mô lớn hơn hoặc các bạn hàng nhỏ lẻ. Vì thế số lượng gà thịt tiêu thụ ở kênh (1) phát triển hơn kênh (2) (kênh tiêu thụ gà thịt ra ngoài tỉnh) rất nhiều.
4.1.2 Phân tích chi phí và hiệu quả hoạt động của các thành viên trong kênh phân phối
4.1.2.1 Hộ chăn nuôi
Qua thực tế điều tra về các hộ chăn nuôi nhỏ và lớn với 2 giống gà được nuôi xen kẻ là Lương Phượng và Tam Hoàng trong đó Lương Phượng chiếm 80% trong các hộ chăn nuôi còn Tam Hoàng chiếm 20% cùng thời gian nuôi trung bình từ 60 đến 70 ngày các trại chăn nuôi nhỏ đạt năng suất trung bình 1,5kg/con còn các hộ chăn nuôi lớn trung bình đạt 1,6 kg/con. Hiện nay giá thu mua của các thương lái ở các trại nuôi bình quân 23.000 (đồng/kg) khi chưa tính chi phí lao động nhà người chăn nuôi trại nhỏ và trại lớn sẽ được lãi số tiền gần bằng nhau là 7.616 đ/kg và 9.426 đ/kg, còn nếu tính luôn chi phí lao động nhà quy ra tiền thì người nuôi trại nhỏ sẽ bị lỗ công lao động nhưng người nuôi trại lớn thì lời cao.
- Vấn đề chi phí và lợi nhuận của các hộ nuôi căn cứ vào bảng 15 ta thấy, mỗi hộ chăn nuôi nhỏ trung bình lỗ 598đ/kg (tính cả công lao động). Đây là chi phí mà họ mất đi khi chọn chăn nuôi gà công nghiệp lấy thịt mà không đi làm thuê hay chọn công việc khác mà thu nhập bình quân 25.000 đ/ngày. Vì vậy đa số các hộ đều không thích mở rộng chi phí chăn nuôi, một phần vì thu nhập thấp, một phần đòi hỏi kỹ thuật nuôi phải hoàn chỉnh để hạn chế số lượng gà chết, mặt khác họ luôn trong tình trạng thiếu vốn nhưng việc đi vay cũng gặp không ít khó khăn. Nếu xét thực tế của địa phương việc đi làm thuê không liên tục, không ổn định và về mức độ hao phí sức lao động thì người chăn nuôi gà công nghiệp thịt sẽ có lợi hơn vì công việc nhẹ nhàng, không mất nhiều thời gian. Và họ có thể làm thêm các việc khác để có thêm thu nhập. Đây cũng là một lợi ích kinh tế của việc chăn nuôi gà mang lại. Thấy được ưu điểm này một số trại nhỏ vẫn thích duy trì hình thức này nhưng không thích mở rộng. Còn các hộ lớn thì có xu hướng mở rộng và phát triển quy mô nuôi vì họ lãi trung bình 7.435 đ/kg. Đây là khoảng lãi cao đối với nông dân nên hình thức nuôi công nghiệp này cần tiếp tục duy trì và phát triển rộng rãi trong nhân dân để Đồng Tháp có những trang trại công nghiệp lớn. Vừa tăng số lượng đàn gà trong tỉnh vừa tăng thu nhập và mức sống của người dân.
Bảng 15: Hạch toán chi phí và lợi nhuận trung bình của hộ nuôi gà thịt công nghiệp ở Đồng Tháp
(Tất cả các chi phí được quy về tính trên kg của gà thịt được xuất chuồng)
ĐVT: đ/kg
KHOẢN MỤC
TRẠI NHỎ
TRẠI LỚN
(1) Doanh thu (giá bán)
(2) Tổng chi phí (2a)+(2b)
(2a) Tổng định phí
Chi phí chuồng trại
Công cụ, thiết bị
Chi phí điện thoại
Chi phí lãi vay
(2b) Tổng biến phí
Chi phí giống
Chi phí thức ăn
Chi phí thuốc thú y
Chi phí điện
Chi phí nước
Chi phí chất độn chuồng
Chi phí vận chuyển
- Chi phí lao động nhà
(3) Doanh thu từ sản phẩm phụ
(4) Lợi nhuận ròng
(5) Tỷ suất lợi nhuận (%)
22.711
23.098
1.377
936
441
0
0
21.721
3.333
8.599
1.230
269
0
227
61
8.003
0
(598)
23.336
16.199
801
644
157
0
0
15.398
3.333
7.932
1.860
96
39
111
38
1.989
298
7.435
45,90
(Nguồn: điều tra trực tiếp ở Đồng Tháp năm 2007)
4.1.2.2 Người thu gom
Đây là tác nhân quan trọng trong khâu tiêu thụ gà thịt, họ mua gần như hầu hết các hộ chăn nuôi trong vùng, chỉ còn một số ít các hộ chăn nuôi là bán lẻ cho đám tiệc hay các bạn hàng nhỏ ở chợ vùng sâu không cần phải qua lò mổ. Phần lớn họ là người ở địa phương khác nhưng thuộc trong tỉnh Đồng Tháp lại mua hoặc họ cũng chính là người ở địa phương của các hộ chăn nuôi và đôi khi cũng có những thương lái ngoài tỉnh đến thu mua (nhưng tỷ lệ thương lái ngoài tỉnh đến thu mua chiếm tỷ lệ thấp 5,5%).
Phương thức thu gom của họ là đến từng hộ chăn nuôi khi người chăn nuôi báo với họ là gà đã đến thời kỳ xuất chuồng. Họ mua ở nhiều hộ chăn nuôi khác nhau với giá cũng khác nhau. Mỗi lần thu mua từ 100 đến 500 kg gà hơi, tùy theo đồng vốn mà họ có được và tùy thuộc vào khả năng tìm thị trường tiêu thụ của họ và cũng có những người thu gom với quy mô lớn hơn.
- Phương tiện mà họ sử dụng để thu mua gà thường là xe môtô, khi cân gà xong thì hầu hết họ đều thanh toán bằng tiền mặt cho người chăn nuôi.
- Người thu gom có một số cách để tiêu thụ lượng gà thu gom được như sau (xem hình 2): (1) họ đem bán trực tiếp cho các lò mổ theo hợp đồng trước, (2) họ bán lại cho người thu gom khác (thu gom với số lượng lớn hơn hoặc bạn hàng lẻ trong tỉnh), (3) bán ra ngoài tỉnh, (4) họ trực tiếp giết mổ hoặc bán sống ở các chợ. Nhưng hầu hết người thu gom chọn cách tiêu thụ thứ (1) và (2) vì đó là con đường gà thịt công nghiệp được tiêu thụ nhanh hơn và số lượng nhiều hơn giúp người thu gom tốn ít thời gian và thu được lợi nhuận nhanh hơn. Còn với cách thứ (3) là dành cho những người thu gom mà có hợp đồng trước với sự bảo đảm gà ra ngoài tỉnh được an toàn và không bị tịch thu. Còn cách (4) dành cho các bạn hàng thu gom nhỏ lẻ với khoảng 100 kg trở xuống.
- Lao động: chủ yếu là lao động gia đình, người thu gom phần lớn là những người có độ tuổi trung niên (35 – 45 tuổi) nên kinh nghiệm thu mua của họ cũng rất lâu trung bình từ 5 đến 10 năm và hoạt động thu gom từ 2 đến 3 người. Thường họ là vợ chồng (nếu người vợ là người đứng ra mua thì chồng phụ giúp việc chuyên chở và vận chuyển), hoặc họ chỉ thuê thêm 1 lao động đi thu mua với họ. Nếu tính chi phí lao động thuê hay lao động gia đình quy ra tiền thì chi phí lao động trung bình mà họ thuê là 30.000 đ/ngày/ngày.
- Hoạt động thu gom của họ thường kết thúc trong ngày kể cả việc mua và bán, nếu chậm hơn là chỉ 2 ngày. Vì họ không thích nhốt gà lâu sẽ tốn chi phí về nơi nhốt và nhiều hao hụt về trọng lượng gà hoặc nhiều hao hụt khác.
Bảng 16: Phân tích chi phí và doanh thu của người thu gom.
(Tất cả các chi phí được quy về tính trên kg của gà hơi được thu mua)
ĐVT: đ/kg
KHOẢN MỤC
SỐ TIỀN
Nhỏ Nhất
Trung Bình
Lớn nhất
Tổng TL TB mỗi chuyến (kg)
Doanh thu/ kg
Tổng chi phí
(4a) Chi phí thu mua (giá mua)
(4b) Chi phí vận chuyển
(4c) Chi phí lao động thuê
(4d) Chi phí lao động nhà
(4e) Chi phí kiểm dịch
(4f) Chi phí điện, nước
(4g) Giấy phép kinh doanh (thuế)
(4h) Chi phí lãi vay
(4i) Chi phí khác
Lãi ròng
Tỷ suất lợi nhuận (%)
- Lợi nhuận TB/chuyến
100,00
23.000,00
22.309,31
21.000,00
1.100,00
0,00
62,65
33,33
17,00
33,33
0,00
63,00
1.190,69
5,34
119.000
340,00
26000,00
24.480,53
22.438,00
1.275,00
191,67
259,98
58,16
28,00
63,42
13,30
153,00
1.519,47
6,20
516.620
800,00
27.500,00
27.209,15
24.000,00
1.500,00
416,67
666,67
104,14
42,00
86,67
60,00
333,00
2.290,85
8,42
1.832.680,
(Nguồn: điều tra trực tiếp ở Đồng Tháp năm 2007)
Hoạt động thu gom mang lại lợi ích trung bình 1.519 đ/kg với thu nhập trung bình 516.620 (đ/chuyến), đây là mức thu nhập tương đối khá đối với người dân ở vùng nông thôn. Vì mỗi lần thu gom họ chỉ mất 1 ngày đến 2 ngày. Bảng 16 thể hiện chi phí bỏ ra của một chuyến thu gom kéo dài 2 ngày, nếu họ hoàn tất thu gom trong ngày thì lợi nhuận của họ sẽ tăng cao hơn, vì thu gom và bán đi trong ngày thì chi phí sẽ ít hơn. Đặc biệt người thu gom sẽ bán được giá cao hơn mức bình thường từ 500 đến 1.000(đ/kg) nếu họ bán lượng gà thu gom được cho thương lái ngoài tỉnh hoặc họ trực tiếp bán ở ngoài tỉnh, đây là kênh mà các thương lái luôn muốn mở rộng và phát triển. Nhưng để đưa được lượng gà thu gom ra ngoài tỉnh là khó khăn vì các tỉnh ở ĐBSCL đều có chính sách phòng ngừa dịch cúm và kiểm dịch rất chặt chẽ nên thương lái gặp không ít khó khăn trong tiêu thụ, đôi khi thương lái đang trên đường vận chuyển bị cán bộ của tỉnh khác kiểm tra và thường lượng gà sẽ bị tịch thu đem tiêu hủy vì thiếu giấy chứng nhận về gà sạch, mặt khác phương tiện vận chuyển còn nhiều hạn chế vì các thương lái nhỏ thường không có xe tải nhỏ mà chỉ vận chuyển bằng xe môtô làm gà dễ bị chết gây hao hụt trong tiêu thụ và khoảng cách đường xa tốn nhiều chi phí. Điều quan trọng là khi dịch cúm xảy ra người thu gom phải ngưng thu mua vì không có nguồn hàng và không tiêu thụ được, họ phải chuyển nghề để kiếm thu nhập cho gia đình.
Qua thực tế điều tra cho thấy càng thu mua với quy mô lớn thương lái càng có lợi cao hơn. Vì vậy cần tiếp tục duy trì và mở rộng quy mô thu mua vừa tạo được nhiều lợi nhuận cho bản thân vừa khuyến khích sự phát triển chăn nuôi của các hộ dân nhưng hầu hết hộ thu gom thích làm ăn nhỏ không muốn mở rộng quy mô vì nếu mở rộng họ phải tìm thị trường tiêu thụ rộng hơn cả trong và ngoài tỉnh, điều này theo họ hiện nay đang gặp nhiều khó khăn và họ cần sự hỗ trợ của nhà nước. Vì vậy họ mua với số lượng vừa sức với số vốn và số lao động gia đình, điều quan trọng là họ cảm thấy khá hài lòng về mức lợi nhuận mà họ nhận được.
4.1.2.3 Lò giết mổ
- Là tác nhân cuối cùng của chuỗi sản phẩm, hoạt động chủ yếu của lò mổ hiện nay là phần nhiều họ chỉ nhận gia công, có rất ít lò mổ tự mua gia cầm giết mổ và bán lại cho bạn hàng nhỏ lẻ ở chợ.
- Hiện nay số lò giết mổ gia cầm ở mỗi huyện rất ít (mỗi huyện chỉ có 1 lò mổ), có những huyện không có cả lò giết mổ heo và gia cầm tập trung mà chủ yếu họ giết mổ tự túc tại nhà riêng. Hầu hết các lò giết mổ gia cầm được xây dựng chung với là giết mổ heo thịt. Thường các lò giết mổ được xây dựng ở xa các chợ huyện, thị trấn hoặc xã, nhưng quy mô các lò giết mổ gia cầm tương đối nhỏ vì lò giết mổ heo chỉ dành một phần diện tích nhỏ để giết mổ gia cầm, số lao động trong giết mổ gia cầm dưới 5 người, họ là lao động thuê, là người thuộc địa phương có lò giết mổ.
- Phương thức thu mua của họ là đặt trước các trung gian thu gom với giá cả và số lượng gà thỏa thuận. Lò mổ mua gia cầm của nhiều trung gian khác nhau và giá cả cũng khác nhau.
- Thường các lò mổ này hoạt động theo kiểu thủ công truyền thống, giết mổ gia cầm lúc khuya (từ 24 giờ khuya đến 4 giờ sáng) để kịp cung cấp cho bạn hàng ở chợ, năng suất hoạt động của lò bình quân mỗi ngày gần 500 kg gà thịt mỗi ngày (hơn 300 con) . Chi phí thuê lao động được tính theo ngày hoặc tháng nhưng bình quân mỗi lao động thu nhập khoảng 75.000 (đ/đêm).
- Mỗi lò mổ đều có cán bộ kiểm dịch thú y xuống kiểm tra và đóng dấu khi hoàn thành sản phẩm. Quy trình đóng dấu:
(1) Kiểm tra lâm sàng (2) Khâu giết mổ (3) Kiểm tra sản phẩm sau giết mổ (3) Đóng dấu.
Nhìn chung các khâu đều theo một quy trình nhất định nhưng hầu hết các lò giết mổ thường không quan trọng vấn đề này. Cụ thể, là họ nhốt gà ít hơn 8 giờ trước khi đem ra giết mổ vì các lò mổ thường chỉ thu gà vào lúc chiều rồi khoảng lúc khuya là họ đem giết mổ. Thỉnh thoảng, gà được giết mổ liền khi người thu gom mang đến trễ. Cán bộ thú y chỉ kiểm tra lúc gà được nhốt và gà sau khi giết mổ. Họ kiểm tra bằng kinh nghiệm nghề nghiệp nên việc sai sót là điều khó tránh khỏi.
- Lượng gà thịt sau giết mổ được phân phối cho các bạn hàng đã đặt trước, giá bán tuân theo giá thị trường và thỏa thuận giữa người mua và người bán. Trung bình giá bán ra của lò giết mổ khoảng 35.000(đ/kg). Giá gia công được quy định theo quy định của nhà nước bao gồm cả chi phí kiểm dịch.Tất cả các loại gia cầm của lò giết mổ đều có dấu kiểm dịch đầy đủ, các bạn hàng nhỏ lẻ ở các chợ thường lợi dụng vào những con dấu kiểm dịch này để làm mẫu nhằm thu hút người tiêu dùng mua sản phẩm chưa qua kiểm dịch mà họ làm bán tại chỗ.
Bảng 17: Phân tích chi phí và lợi nhuận trung bình của lò giết mổ đối với sản phẩm gà thịt mỗi ngày
(Tất cả các chi phí được tính trên kg của gà hơi được thu mua và gà thịt bán ra)
KHOẢN MỤC
THÀNH TIỀN (đ/kg)
Nhỏ nhất
Trung bình
Lớn nhất
(1) Tổng lượng gà (kg) giết mổ/ngày
(1a)Lượng gà lò mổ kd (kg/ngày)
(1b)Giá bán
(1c)Lượng gà gia công (kg)
(1d) Giá gia công
(2) Doanh thu (giá bán)
(3) Tổng chi phí (3a)+(3b)
(3a) Biến phí
- Chi phí mua gà sống
- Chi phí điện
- Chi phí nước
- Chi phí dọn vệ sinh
- Chi phí lao động thuê
- Chi phí lao động nhà
- Chi phí kiểm dịch và đóng dấu
- Chi phí hóa chất, nhiên liệu
- Biến phí khác
(3b) Định phí
- Xây dựng, công cụ, thiết bị
- Khấu hao văn phòng
- Phí môi trường
- Định phí khác
(4) Lợi nhuận
(5) Thuế
(6) Lợi nhuận ròng
(7) Tỷ suất lợi nhuận (%)
100
20
36.000
2.400
666,67
33.500
27.266,46
27.245,32
24.500
22,2
2,67
22,22
2.000
33,33
155,56
2,67
6,67
21,14
7,78
4,44
2,25
6,67
5.621,47
22,22
5.593.25
20,46
3.33,33
35
36.250
7.633,33
1.000
35.000
28.798,40
28.767,9
25.750
3,89
5,50
52,78
2666,67
72,72
202,78
4,67
8,89
25,83
10,83
5,00
2,50
7,50
6.201,60
38,52
6.163,08
21,40
4.00
50
36.500
12.000
1333
36500
29.839,93
29.809,43
26.000
5,56
8,33
83,33
3333,33
111,11
250,00
6,67
11,10
30,5
13,83
5,56
2,78
8,33
6.660,07
66,67
6.593,40
22,10
(Nguồn: điều tra trực tiếp ở Đồng Tháp năm 2007)
Căn cứ vào bảng 17 ta thấy người chủ lò mổ nhận được số tiền lãi 6.163 đ/kg sau khi trừ các chi phí giết mổ gà công nghiệp. Với tỷ suất lợi nhuận 21,40%, đây là tỷ suất tương đối cao nhưng thường lượng gà công nghiệp lò mổ tự kinh doanh không nhiều chỉ 10 đến 20 % lượng gà giết mổ mỗi ngày mà chủ yếu các lò mổ hiện này là gia công nên lợi nhuận của chủ lò mổ về gà công nghiệp chưa đạt hiệu quả cao. Vì vậy các lò mổ cần chủ động hơn trong kinh doanh giết mổ bằng cách tìm nhiều thị trường và bạn hàng nhỏ lẻ mới để tăng lượng thành phẩm gà thịt đầu ra góp phần mở rộng kênh phân phối và tăng lợi nhuận. Cần duy trì hình thức kinh doanh tự thu mua và giết mổ gà công nghiệp, mạnh dạng đầu tư và mở rộng quy mô giết mổ gia cầm vì đây là lĩnh vực thu được lợi nhuận cao vào tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương góp phần phát triển đời sống của nhân dân.
SO SÁNH PHÚC LỢI GIỮA CÁC TÁC NHÂN TRONG CHUỖI HÀNG HÓA
Mỗi tác nhân có một vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sự phát triển của chuỗi hàng hóa. Nên hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng tác nhân là nhân tố quyết định sự tồn tại của chuỗi hàng.
Vì hộ chăn nuôi nhỏ lẻ lỗ 1 khoản tiền 598 đ/kg và các hộ này chăn nuôi không liên tục và chỉ nuôi theo dự án nên khi so sánh trong chuỗi sản phẩm ta chọn tác nhân chăn nuôi là hộ chăn nuôi lớn. Mặt khác do thời gian mang lại kết quả sản suất kinh doanh của các tác nhân dài ngắn khác nhau ( hộ sản xuất mất 65 ngày, người thu gom mất ngày, lò giết mổ mất 1 ngày) nên việc so sánh gặp nhiều khó khăn. Do chi phí bỏ ra cho 1kg gà thịt của các tác nhân gần bằng nhau nên ta cần quy đổi thời gian thống nhất là lợi nhuận/ngày/kg sẽ dễ dàng so sánh và thấy rõ hơn sự chênh lệch lợi nhuận của các hộ.
Bảng 18: So sánh lợi nhuận của từng tác nhân
(Tính cho 1 kg gà công nghiệp lấy thịt)
ĐỐI TƯỢNG
LỢI NHUẬN
TỦ SUẤT LỢI NHUẬN (%)
- Hộ chăn nuôi
- Người thu gom
- Lò giết mổ
114,38
1519,47
6163,08
0,71
6,20
21,40
(Nguồn: điều tra trực tiếp ở Đồng Tháp năm 2007)
Hình 3: Đồ thị so sánh lợi nhuận của các tác nhân trong chuỗi hàng hóa
Qua bảng 18 và hình 3 ta thấy hộ chăn nuôi là người đầu tiên tạo nên dòng sản phẩm và cũng là người thu ít lợi nhuận nhất trong các thành viên của chuỗi sản phẩm, tỷ suất lợi nhuận chỉ đạt 0,71% đó là tỷ suất thấp so với các tác nhân trong chuỗi hàng. Cao nhất là lò giết mổ đạt 21,40% nhưng nếu xem xét rõ qua thực tế cho thấy thì người thương lái là trung gian thu nhiều lợi nhuận nhất mặc dù tỷ suất lợi nhuận chỉ đạt 6,2% trong tổng chi phí cho 1 kg gà thịt nhưng vì thương lái quy mô mua bán với số lượng lớn hơn lò mổ rất nhiều. Căn cứ vào số liệu điều tra hiện nay các lò mổ 90% là gia công cho các bạn hàng nhỏ lẻ nên việc thu lợi nhuận từ việc trực tiếp đứng ra kinh doanh gà thịt thành phẩm là nhỏ dù kết quả phân tích có được lợi nhuận cao do họ gia công gia câm cho bạn hàng nhỏ lẻ ở chợ là chủ yếu. Điều đáng quan tâm là tác nhân cuối cùng không mở rộng kênh phân phối thì chuỗi hàng sẽ không phát triển mạnh và duy trì lâu dài. Vì thế kênh phân phối có thể chuyển sang kênh mới là không có mặt của lò giết mổ mà được thay là người bán lẻ gà thịt là đối tượng chiếm tỷ lệ cao về việc thuê gia công ở các lò giết mổ hiện nay.
Kênh kinh doanh phân phối gà thịt là kênh khá lý tưởng cho những tác nhân đứng sau vì họ tạo ra sự tăng thêm giá trị của sản phẩm, tuy nhiên khó phát triển mở rộng vì hiện nay các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không đủ vốn để mở rộng và họ không thu được lợi nhuận cao trong chăn nuôi, do đó họ có thể sẽ chuyển đổi hình thức làm ăn không duy trì nuôi gà công nghiệp nữa, chỉ có các hộ chăn nuôi lớn là tiếp tục mở rộng với qui mô lớn hơn nhưng số lượng các trại này rất ít. Mặc khác, người thu gom cũng không đủ năng lực để thu mua gà với số lượng lớn và tìm kiếm nhiều thị trường. Cuối cùng là lò mổ chưa trang bị những thiết bị giết mổ hiện đại mà chỉ giết mổ gia công và hoạt động thủ công truyền thống nên việc tăng số lượng gà thịt của kênh sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Muốn phát triển kênh phân phối này còn cần rất nhiều ở sự quan tâm ở các cơ quan nhà nước. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích chăn nuôi, tạo cho người dân an tâm trong tiêu thụ sản phẩm về giá cả và nơi tiêu thụ. Cấp giấy chứng nhận cho các hộ nuôi để thương lái có thể dễ dàng tiêu thụ gà ở các địa phương khác. Đầu tư vốn xây dựng lò mổ và kêu gọi sự hợp tác quản lý của nhân dân để ít nhất có 2 lò mổ ở mỗi huyện trong tỉnh.
Để đạt được hiệu quả phát triển mạnh kênh phân phối gà thịt trong và ngoài tỉnh là một vấn đề lâu dài đòi hỏi sự hợp tác của nhiều tác nhân từ hộ chăn nuôi đến lò giết mổ và người bán lẻ, đặc biệt phải có sự giúp đõ của các cơ quan nhà nước. Trước tiên, nhà nước cần có những chính sách thích hợp nhằm điều hòa lợi nhuận của các tác nhân trong chuỗi hàng hóa: hỗ trợ giá cho người chăn nuôi và quy định mức giá cụ thể của gia cầm để các hộ nuôi không bị ép giá, thành lập những cơ sở, hợp tác xã thu mua gà thịt gà thịt đem tiêu thụ ngoài tỉnh nhất là thị trường thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện nay Đồng Tháp đang rất quan tâm vấn đề này qua việc thực hiện các dự án hỗ trợ con giống và thức ăn trong chăn nuôi, mục đích vừa tái tạo đàn gà của tỉnh vừa xóa đói giảm nghèo trong nhân dân. Đầu tư xây dựng ở mỗi huyện đều có lò giết mổ tập trung, khuyến khích người dân kinh doanh giết mổ sạch đảm bảo vệ sinh, an toàn trong tiêu dùng. Mở rộng đồng vốn vay cho nhiều đối tượng nhất là các hộ chăn nuôi và thu gom thiếu vốn giúp họ có đủ vốn để sản xuất, kinh doanh góp phần nâng cao đời sống của người dân.
Chương 5
NHỮNG GIẢI PHÁP LÀM TĂNG KHỐI LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ GÀ THỊT CÔNG NGHIỆP Ở ĐỒNG THÁP
ĐỐI VỚI HỘ CHĂN NUÔI
- Các hộ chăn nuôi cần được bồi dưỡng kiến thức về chăn nuôi gà công nghiệp và trình độ kỹ thuật trong chăn nuôi. Điều đáng lưu ý ở đây là kinh nghiệm chăn nuôi, chăm sóc, cho ăn, vệ sinh chuồng trại, sự quan sát thường xuyên tình trạng của gà cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tỷ lệ gà chết. Các hộ chăn nuôi cần học tập và trao đổi kinh nghiệm với nhau để đạt kết quả cao trong chăn nuôi, chẳng hạn như cho ăn thế nào là đúng giờ, chăm sóc vệ sinh như thế nào là tốt. Vì những yếu tố này tuy nhỏ nhưng góp phần làm giảm tỷ lệ gà chết làm tăng hiệu quả chăn nuôi.
- Diện tích và hình thức chuồng có nhiều ảnh hưởng đến năng suất thu nhập của các hộ chăn nuôi. Các hộ chăn nuôi đều xây dựng chuồng trại theo kinh nghiệm của bản thân và tùy thuộc vào đồng vốn của mỗi nhà, không theo kỹ thuật của phương thức nuôi gà công nghiệp, xây dựng chuồng tạm bợ. Do đó năng suất gà không ổn định. Ta cũng thấy rõ sự chênh lệch hiệu quả nuôi của trại lớn và trại nhỏ.Vì vậy các hộ chăn nuôi cần nâng cấp chuồng trại hoàn chỉnh phù hợp với yêu cầu khách quan của từng vụ nuôi.
* Về các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí đầu vào
Hiện nay, giá cả thị trường thường xuyên thay đổi và có xu hướng luôn tăng cao như giá thức ăn, giá thuốc thú y, giá thuê lao động…, điều này gây khó khăn cho các hộ chăn nuôi vì chi phí cao sẽ dẫn đến không có lợi nhuận sau mỗi vụ nuôi. Để làm giảm chi phí chăn nuôi các hộ cần tìm nguồn cung cấp thức ăn thuốc thú y rẻ nhưng đạt chất lượng, tận dụng tối đa nguồn phụ phẩm trong mỗi vụ. Việc bán chất độn chuồng của các hộ chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn, giá rẻ, không ổn định, ít người thu mua. Nên các hộ chăn nuôi nhỏ thường ít quan tâm đến nguồn sản phẩm phụ này, bằng chứng là các trại nhỏ không có nguồn thu nhập từ sản phẩm phụ. Còn các trại lớn thì tận dụng triệt để sản phẩm phụ để nuôi cá đã mang lại thu nhập cao cho mỗi vụ, góp phần làm tăng thêm lợi nhuận trong chăn nuôi. Vì vậy các hộ chăn nuôi nhỏ cần học hỏi kinh nghiệm của các trại lớn để tận dụng tốt nguồn sản phẩm phụ góp phần tăng thêm thu nhập. Hoặc các trại cần liên hệ những người thu mua sản phẩm phụ ổn định và giá cả phù hợp để không bị mất đi nguồn thu nhập đáng kể này.
* Về các yếu tố ảnh hưởng đầu ra
- Giá bán gà thịt hiện nay của các hộ chăn nuôi có phần cải thiện hơn so với lúc xảy ra dịch cúm nhưng đôi khi các hộ chăn nuôi thường nắm bắt thông tin thị trường rất chậm nên phần lớn bị thương lái ép giá, điều này thường xảy ra với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, ở xa. Chẳng hạn giá thị trường dao động 23.000 đ/kg gà hơi thịt nhưng họ chỉ bán được 20.000 hoặc 21.000 đ/kg . Mặt khác, ít thương lái thu mua (thường họ chỉ liên hệ với những thương lái quen) điều này gây khó khăn cho tiêu thụ đầu ra nếu thương lái đó không thỏa thuận được giá mua với họ, họ đành bán với mức giá mà thương lái đưa ra, thường giá bị thấp hơn so với thị trường. Vì vậy giải pháp cho đầu ra của lượng gà thịt còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố mà yếu tố quan trọng là cần có sự quan tâm của nhà nước.
- Vấn đề thiếu vốn trong chăn nuôi cũng là vấn đề lớn. Các hộ chăn nuôi nông thôn thường chỉ sử dụng vốn nhà để chăn nuôi nên nguồn đầu tư trong chăn nuôi có phần bị hạn chế, điển hình là các trại nuôi nhỏ. Nếu có vay vốn thì họ thích vay ở ngoài mặc dù chịu lãi suất cao và nhanh gọn (3%/tháng).Còn vay ngân hàng thì được hưởng lãi suất thấp (1,2%/tháng) nhưng phải qua nhiều thủ tục mà họ có thể không đáp ứng được. Do đó ảnh hưởng đến việc tiếp tục chăn nuôi và nở rộng quy mô nuôi. Nhưng hiện nay, việc vay ngân hàng không còn khó khăn nữa, vì vậy các hộ chăn nuôi cần mạnh dạng đầu tư để mang lại lợi nhuận cao hơn. Nhà nước luôn quan tâm và khuyến khích nhân dân làm giàu bằng việc ngày càng có nhiều chính sách hỗ trợ nguồn vốn cho nhân dân làm ăn từ các ngân hàng chính sách.
- Có thể trong thời gian đầu các hộ nuôi nhỏ lẻ có thể gặp nhiều khó khăn và thu nhập có thấp hơn các trại lớn nhưng khi việc chăn nuôi đã ổn định và họ quyết tâm duy trì và mở rộng hình thức nuôi thì có thể họ sẽ nhận được lợi nhuận cao hơn. Nếu thực hiện tốt các điều kiện và kỹ thuật chăn nuôi việc cải thiện đời sống gia đình là không khó khăn với họ.
ĐỐI VỚI NGƯỜI THU GOM
Là đối tượng trung gian không đòi hỏi nhiều cơ sở vật chất kỹ thuật, tận dụng không gian nhỏ ở nhà riêng, phương tiện chuyên chở đơn giản, gọn nhẹ (xe môtô), hộ thu gom có thời gian từ thu gom gà đến hoàn tất bán xong gà ngắn (1 đến 2 ngày),quá trình hoạt động đơn giản hơn hai đối tượng còn lại của chuỗi hàng hóa. Do đó chi phí họ bỏ ra chủ yếu tập trung vào số tiền thu mua gà, không đầu tư nhiều thiết bị vật chất như người nuôi và lò giết mổ. Mà trái lại họ thu được lợi nhuận cao hơn hai tác nhân là người chăn nuôi và lò giết mổ. Điều này giúp họ cải thiện chất lượng cuộc sống cho gia đình.
Người thu gom có thể sử dụng vốn vay ngân hàng vì ngày nay nhà nước luôn hỗ trợ vốn cho việc làm giàu của nhân dân. Mở rộng quy mô thu mua tìm nguồn đầu ra thích hợp cả trong và ngoài tỉnh vừa có lợi cho bản thân mà còn giúp người chăn nuôi phấn khởi hơn trong chăn nuôi gà công nghiệp.
ĐỐI VỚI LÒ GIẾT MỔ
- Tăng lượng sản phẩm gia cầm giết mổ trong việc tự đứng ra kinh doanh và gia công.
- Liên hệ với nhiều bạn hàng tìm nguồn đầu ra ở nhiều chợ, kể cả ngoài tỉnh.
- Tìm nguồn vốn từ vay ngân hàng đầu tư trang thiết bị hiện đại, tiết kiệm được chi phí lao động, tăng năng suất đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Thực hiện quy trình kiểm dịch chặt chẽ tạo lòng tin nơi người tiêu dùng, làm cho họ an tâm khi mua sản phẩm gà làm sẵn.
- Xử lý nguồn nước thải tránh ô nhiễm môi trường và người dân xung quanh vì điều này dễ gây ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả làm ăn của lò giết mổ.
- Tìm hiểu và nắm bắt thông tin thị trường kịp thời để có những hướng giải quyết thích hợp khi thị trường biến động hay sự trở lại của dịch cúm.
GIẢI PHÁP CỦA NHÀ NƯỚC VÀ CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN
- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất con giống, trên cơ sở có sự quản lý, kiểm tra chặt chẽ của nhà nước về nguồn gốc, phẩm chất, cơ cấu con giống… đảm bảo giống sạch bệnh, năng suất cao.
- Hàng năm đầu tư thõa đáng kinh phí khuyến nông nhằm: Giúp người chăn nuôi gà công nghiệp nắm vững kỹ thuật nuôi để có thể xây dựng rộng rãi các mô hình an toàn sinh học trong chăn nuôi gà công nghiệp. Thường xuyên đào tạo, tập huấn thực hiện các quy trình chăn nuôi đảm bảo an toàn sau dịch; các biện pháp phòng chống dịch, bao vây khống chế khi bệnh, dịch xảy ra.
- Biên soạn, in ấn tài liệu bướm và cập nhật thông tin kịp thời, chính xác về tình hình chăn nuôi và dịch bệnh gia cầm cùng các biện pháp phòng chống hữu hiệu qua các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo, đài phát thanh…để phổ biến rộng rãi cho nhân dân; nâng cao nhận thức về công tác phòng chống dịch cho người chăn nuôi; phổ biến kinh nghiệm phòng chống dịch có hiệu quả của các địa phương trong ngoài tỉnh.
- Cho người chăn nuôi vay vốn với lãi suất thấp, thời hạn theo chu kỳ sản xuất của vật nuôi. Tạo nguồn vốn cho người chăn nuôi vay để chuyển đổi phöông thức chăn nuôi hoặc tạo dựng việc làm mới.
- Cấp các chứng chỉ, giấy chứng nhận an toàn, chất lượng đối với những trại chăn nuôi có sản phẩm gà đạt tiêu chuẩn.
- Tổ chức lại hệ thống tiêu thụ sản phẩm gia cầm từ khâu chăn nuôi, thương lái thu gom, các đại lý bán buôn gia cầm, các cơ sở giết mổ.
- Quy hoạch và sắp xếp các chợ, khu buôn bán gia cầm sống tập trung tại các đô thị, thị xã và thị trấn, có sự kiểm soát về dịch bệnh.
- Quy hoạch các cơ sở giết mổ gia cầm tập trung: các cơ sở giết mổ gia cầm phải được qui hoạch xa khu đô thị, tốt nhất ở vùng chăn nuôi. Không nên xây dựng khu giết mổ gia súc và gia cầm trong đô thị. Tại các đô thị, thị xã, thị trấn gia cầm chỉ được tiêu thụ sau khi đã được kiểm dịch bởi cơ quan thú y và được đóng dấu.
- Nâng cấp và xây dựng mới một số cơ sở chế biến gia cầm đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm:
Nhà nước động viên, khuyến khích tư nhân đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ, chế biến gia cầm tập trung. Từ nay đến năm 2010, nhà nước có chính sách đầu tư hoặc hỗ trợ cho các cơ sở giết mổ, chế biến gia cầm tập trung được vay vốn ưu đãi để nâng cấp các cơ sở chế biến…
- Khai thông thị trường tiêu thụ ngoài tỉnh, cung ứng nhu cầu con giống và tiêu thụ sản phẩm của nhân dân, đặc biệt đưa lượng gà tiêu thụ vào thị trường thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
6.1.1 Đối với hộ chăn nuôi
Từ kết quả thực tế và việc phân tích hiệu quả chăn nuôi của các hộ ở các huyện của tỉnh Đồng Tháp. Ta có thể rút ra một số kết luận như sau:
Việc chăn nuôi gà công nghiệp của các hộ nhỏ lẻ thật sự chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao, đa số các hộ lấy công lao động làm lợi nhuận sau quá trình chăn nuôi. Mặc dù các trại lớn cũng thu được lợi nhuận cao trong mỗi vụ nuôi nhưng số lượng các trại lớn chiếm rất ít ở mỗi huyện (từ 1 đến 2 trại lớn). Người chăn nuôi có trình độ học vấn không cao, thiếu kỹ thuật trong chăn nuôi, với các trại nhỏ thì kinh nghiệm chăn nuôi chưa có nhiều vì thời gian nuôi tính đến thời điểm này quá ngắn, chưa ai gắn bó lâu dài với nghề chăn nuôi gà công nghiệp và họ thường không dám mở rộng quy mô nuôi.Việc chăn nuôi chưa phát triển đồng đều ở các vùng, đa số họ nuôi theo tự phát hoặc theo chương trình hỗ trợ của nhà nước. Vấn đề lợi nhuận thấp sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của người dân và nền kinh tế của tỉnh.
6.1.2 Đối với hộ thu gom
Các chủ thu gom đều có lợi nhuận cao và ổn định sau mỗi chuyến thu mua, đây là tính hiệu tốt để mở rộng quy mô. Quy trình thu gom đơn giản vì họ được người bán tự liên hệ, không phải đầu tư nhiều cơ sở vật chất từ đó có thể tiết kiệm được chi phí. Nhưng họ lại không có ý định mở rộng quy mô vì thiếu vốn và lượng đầu ra khó mở rộng, đa phần là họ bán cho các thương lái khác ,các lò mổ đã đặt trước số lượng hoặc các bạn hàng bán lẻ ở chợ trong tỉnh. Điều này làm cho kênh phân phối không thể mở rộng và phát triển mạnh.
6.1.3 Đối với lò giết mổ
Số lượng lò mổ ít do thiếu sự đầu tư của nhà nước và tư nhân trong lĩnh vực này một phần do thiếu vốn và do tâm lý của người dân không thích lĩnh vực này. Ít lò giết mổ cho thấy được còn một lượng gà thịt lớn được giết mổ không đảm bảo kiểm dịch và vệ sinh thực phẩm. Đa số các lò mổ hoạt động theo kiểu truyền thống, quy mô nhỏ, hiệu quả kinh tế chưa cao chưa thực sự đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, quy trình kiểm dịch còn khá lỏng lẽo. Chi phí trong giết mổ còn khá cao, lượng sản phẩm ra ngoài thị trường chưa nhiều còn bị hạn chế trong việc phân phối, chưa tìm được nhiều kênh tiêu thụ mới.
Mặc dù cũng thu được lợi nhuận khá cao trong giết mổ sản phẩm gà thịt nhưng đa phần là gia công nên lợi nhuận bị giảm một phần đáng kể. Điều đáng lưu ý là lò mổ đã giải quyết việc làm cho một số lao động ở địa phương tạo cho họ thu nhập ổn định và luôn tuân thủ các quy định và chính sách của nhà nước về giết mổ và thuế khóa góp một phần tăng phúc lợi xã hội.
KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với các hộ chăn nuôi
- Cần nâng cao trình độ kỹ thuật trong chăn nuôi, thường xuyên tham gia các lớp tập huấn do trạm khuyến nông của huyện tổ chức hay bất cứ tổ chức nhà nước nào muốn hỗ trợ cho chăn nuôi gà công nghiệp.
- Xây dựng chuồng trại theo đúng yêu cầu kỹ thuật, khử trùng và vệ sinh kỹ càng trước khi thả gà. Tăng cường theo dõi chăm sóc gà nuôi để phát hiện những biểu hiện khác thường của đàn gà, kịp thời khắc phục và có biện pháp xử lý thích hợp, đồng thời sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm, “tay nghề” trong chăn nuôi, giúp cho năng suất và hiệu quả thu vào tối ưu.
- Các trại nuôi nhỏ lẻ cần học hỏi kinh nghiệm của các trại lớn để nâng cao năng suất và mở rộng quy mô nuôi.Các hộ nuôi lớn cũng không ngừng mở rộng diện tích và quy mô nuôi để Đồng Tháp có đàn gà lớn trong khu vực.
- Giảm thiểu các chi phí trong chăn nuôi bằng việc liên hệ nguồn chi phí đầu ra nhỏ (giống, thức ăn…). Các trại lớn tiêu tốn lượng thức ăn lớn cho môi vụ nên cần liên hệ và ký hợp đồng với các công ty sản xuất thức ăn sẽ giảm được chi phí đáng kể. Bên cạnh việc tăng thu nhập đầu vào qua việc tìm nguồn thu mua, tăng cường quan hệ với các đối tác thu mua tạo ra nhiều thuận lợi trong tiêu thụ.
- Tăng số lượng gà trong chăn nuôi bằng cách chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi từ nhỏ sang lớn điều này có thể giảm được chi phí cố định và công lao động nhà, gia tăng được lợi nhuận góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cuộc cho người chăn nuôi, ổn định được nền kinh tế và đóng góp vào sự phồn vinh của xã hội.
6.2.2 Đối với hộ thu gom
- Mua bán gà thịt cần có những giấy phép đầy đủ, và xin giấy chứng nhận ở các hộ nuôi để việc tiêu thụ được thuận lợi hơn.
- Tìm nguồn đầu ra cho sản phẩm, đầu tư vốn thu mua với số lượng nhiều, mở rộng kênh phân phố. Điều này không chỉ mang lại lợi nhuận cao cho bản thân mà còn giúp người chăn nuôi có nguồn tiêu thụ tốt hơn, làm cho kênh phân phối ngày càng vững mạnh góp phần mang lại hiệu quả kinh tế.
6.2.3 Đối với lò giết mổ
- Mở rộng kinh doanh giết mổ cả về tự kinh doanh mua bán gà thịt và gia công giết mổ sẽ làm tăng khối lượng đầu ra của gà thịt công nghiệp.
- Đầu tư thay đổi phương thức giết mổ hiện đại hơn giảm được chi phí giết mổ mang lại năng suất cao hơn hơn làm tăng thu nhập. Tìm nguồn đầu ra mở rộng kênh tiêu thụ gà sau giết mổ, luôn tuân thủ các quy định của chính quyền địa phương về an toàn vệ sinh và bảo vệ môi trường. Như thế mới tạo lòng tin nơi người tiêu dùng sản phẩm tiêu thụ nhiều hơn mang lại nhiều lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
6.2.4 Đối với nhà nước và các cấp chính quyền
- Thường xuyên lắng nghe, sâu sát tình hình chăn nuôi của người dân để có thể đưa ra các chính sách, biện pháp phù hợp với tình hình chăn nuôi của người dân ở từng vùng địa phương.
- Thường xuyên mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật cho hộ chăn nuôi và cung cấp đầy đủ đáp ứng nhu cầu con giống tốt đảm bảo sạch bệnh và năng suất cao cho hộ chăn nuôi
- Tạo điều kiện tốt để người chăn nuôi tiêu thụ nhanh sản phẩm tránh kéo dài thời gian chăn nuôi. Bằng cách mở nhiều hợp tác xã thu mua gà thịt và tiêu thụ ở nhiều nơi ngoài tỉnh.
- Hỗ trợ các yếu tố cần thiết cho người chăn nuôi trong thời gian đầu (nếu cần), để người chăn nuôi có niềm tin và kiến thức chăn nuôi để việc chăn nuôi được thuận lợi, nâng cao cuộc sống cho người dân, góp phần giúp ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển cải thiện được nền kinh nền kinh tế tỉnh nhà.
- Nghiên cứu và xem xét kỹ những vấn đề có liên quan đến việc đình chỉ hoạt động chăn nuôi và tiêu thụ của các hộ chăn nuôi và thương lái trước ảnh hưởng của cúm gia cầm, tránh lãng phí thời gian của các trại chăn nuôi và thương lái gây thiệt hại cho các gia đình của họ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sản xuất và tiêu thụ gà thịt công nghiệp.doc