Đề tài Sâu bệnh hại cây đậu xanh

Bệnh do nấm Sphaerotheca fuliginea Schlechtendal. Sinh sản vô tính cho ra bào tử dạng oidia không màu, gồm một tế bào, hình elip, kích thước: 22 – 27 x 12 – 24 micron. Các bào tử tạo thành chuổi dài trên đính bào đài. Cơ quan sinh sản hữu tính là bào nang có miệng (perithecium) hình cầu, đường kính: 80 – 130 micron. Mỗi bào nang chứa một nang(ascus). Nang có kích thước: 54 – 72 x 40 – 60 micron. Mỗi nang có 4 - 8 nang bào tử(ascospores), nang bào tử là một tế bào không màu, kích thước 14 – 22 x 12 – 17 micron.

ppt49 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4583 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sâu bệnh hại cây đậu xanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO CÂY CÔNG NGHIỆP NGẮN NGÀY SÂU BỆNH HẠI CÂY ĐẬU XANH NHÓM 8 SÂU HẠI CÂY ĐẬU XANH 1. DÒI ĐỤC THÂN 2. SÂU ĂN TẠP 3. SÂU XANH DA LÁNG 4. SÂU XANH CÓ LÔNG 5. SÂU ĐỤC TRÁI 6. RỆP ĐẬU DÒI ĐỤC THÂN ( Ophiomyia phaseoli ) Thành trùng là loại ruồi rất nhỏ, màu đen, thường thấy đậu trên lá non vào buổi sáng. Nhộng có hình trụ, màu nâu bóng và kéo dài độ 7 ngày. Ấu trùng đục thành đường hầm ngoằn ngoèo trên mặt lá rồi đục qua cuống để vào thân và đục xuống gốc để làm nhộng trong phần vỏ của gốc cây con. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI - SINH HỌC Rải Regent 0,3 G làm 2 đợt: - Đợt đầu khi tiến hành gieo hạt - Đợt 2 từ 5-7 ngày sau mọc. Ngoài ra cần phun thuốc diệt ruồi đẻ trứng trên đợt cây non. BiỆN PHÁP PHÒNG TRỊ SÂU ĂN TẠP (Spodoptera litura ) ÐẶC ÐIỂM HÌNH THÁI - SINH HỌC Bướm có chiều dài thân khoảng 20-25mm. Cánh trước màu nâu vàng, giữa cánh có vân trắng, cánh sau màu trắng óng ánh. (Nguồn: Trần Văn Hai, ĐHCT) Trứng có hình bán cầu, đường kính từ 0,4 - 0,5mm. Ấu trùng sâu ăn tạp trong đất ÐẶC ÐIỂM HÌNH THÁI - SINH HỌC (tt) Trứng mới nở có màu trắng vàng, sau chuyển thành màu vàng tro, lúc sắp nở có màu tro đậm. Vòng đời sâu ăn tạp TẬP QUÁN SINH SỐNG VÀ CÁCH GÂY HẠI Sâu cắn phá mạnh vào lúc sáng sớm nhưng khi có ánh nắng sâu chui xuống dưới tán lá để ẩn nắp. Sâu tuổi 1-2 chỉ ăn gặm phần diệp lục của lá và chừa lại lớp biểu bì trắng, từ tuổi 3 trở đi sâu ăn phá mạnh cắn thủng lá và gân lá. Ở tuổi lớn không những ăn phá lá cây mà còn ăn trụi cả thân, cành, trái. (Nguồn: Trần Thị Ba, ĐHCT) Sâu ăn tạp trên dưa hấu Sâu ăn tạp trên cải xà lách Sâu ăn tạp trên ớt Sâu ăn tạp trên lá đậu nành  Biện pháp phòng trừ * Biện pháp canh tác: - Vệ sinh đồng ruộng trước và sau khi trồng, cày ải phơi đất. Dẫn nước ngập ruộng trước khi làm đất. * Biện pháp cơ giới vật lý: Diệt ổ trứng và sâu non bằng tay. Biện pháp sinh học: - Hạn chế phun thuốc để bảo tồn các loài thiên địch thường xuất hiện trên ruộng như nhện, bọ rùa, ong kí sinh... - Dùng bẫy pheromone hoặc bẫy chua ngọt có hiệu quả. Biện pháp hóa học: - Dùng các loại thuốc ít độc như nhóm Abamectin. Sâu xanh da láng ( Spodoptera exigua) ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI - SINH HỌC Hình dạng rất giống sâu xanh nhưng nhỏ con hơn (dài 10-15 mm). Bướm nhỏ hơn, màu nâu và có 1 đốm vàng ờ giữa cánh . TẬP QUÁN SINH SỐNG VÀ CÁCH GÂY HẠI Bướm đẻ trứng ban đêm trên lá thành từng ổ từ 20-30 trứng. Chu kỳ sinh trưởng của sâu khoảng 1 tháng. Phá hại nặng từ 20 - 60 ngày sau khi gieo, gây hại lúc chiều mát đến sáng hôm sau. Xịt thuốc lúc sâu tuổi nhỏ (1-2t). Dùng thuốc sinh học NPV. BiỆN PHÁP PHÒNG TRỪ Sâu xanh có lông ( Heliothis armigera ) ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI - SINH HỌC Bướm dài độ 20 mm, sải cánh rộng 35 - 40 mm Sâu có kích thước khá lớn, màu xanh lục với 2 sọc nâu mờ giữa lưng . TẬP QUÁN SINH SỐNG VÀ CÁCH GÂY HẠI Sâu ẩn ở mặt dưới lá và ăn lủng lá thành nhiều lổ lớn. Bướm sống lâu và đẻ 300 - 500 trứng, rải rác trên lá non hoặc bông, trái non. Bướm đẻ trứng rời rạc trên lá hoặc trái non và trứng nở sau 3 - 4 ngày. Thường xuyên quan sát ruộng đậu, nhất là từ sau khi trồng đến 1 tháng tuổi, để phát hiện ổ trứng và kịp thời ngắt bỏ. Nên bắt sâu bằng tay kết hợp với việc phun thuốc BiỆN PHÁP PHÒNG TRỪ Sâu đục trái đậu xanh (Maruca testulalis ) ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI - SINH HỌC Trưởng thành là loại bướm nhỏ, sải cánh độ 20 mm, có màu trắng với nhiều đốm và vằn nâu. Bướm đẻ trứng từng cái trên hoa hoặc trái non Ấu trùng có màu trắng hoặc nâu lợt với nhiều đốm đen trên khắp thân mình Ấu trùng (Trần Thị Ba, ĐHCT) - thành trùng (NSW Agriculture) TẬP QUÁN SINH SỐNG VÀ CÁCH GÂY HẠI Trưởng thành họat động vào ban đêm, ban ngày đậu trốn ở trong lá. Ấu trùng ăn bông hoặc đục trái non, có thời gian phát triển khoảng 10 ngày. Đẻ trứng trên chùm bông non và sâu nở ra nhả tơ nhíu chùm bông lại để ở ăn bên trong. Nên trồng đồng lọat để dễ theo dõi và phòng trị kịp thời. Dùng các loại thuốc như MATCH 050EC hoặc PERAN 50EC để phòng trị. BiỆN PHÁP PHÒNG TRỪ Rệp đậu ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI - SINH HỌC Rệp đậu còn non có màu tím Trưởng thành có màu đen bóng, không có cánh và đẻ thẳng ra con nên mật số có thể gia tăng rất nhanh. TẬP QUÁN SINH SỐNG VÀ CÁCH GÂY HẠI Bu thành đám quanh đọt hoặc bông và trái non để chích hút làm cho đọt bị quắn, bông bị rụng và trái bị lép. Dùng thiên địch như các lòai bọ rùa, kiến sư tử (Chrysopidae, Neuroptera), các lòai dòi thuộc họ Syrphidae. BiỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH TRÊN CÂY ĐẬU XANH * Nhóm 8 * MỘT SỐ BỆNH CHỦ YẾU Bệnh đốm lá Bệnh rỉ Bệnh đốm nâu (bệnh cháy lá) Bệnh thối gốc và rễ Bệnh đen (bệnh thán thư) Bệnh phấn trắng * Nhóm 8 * Bệnh đốm lá (Leaf spot, Sooty blotch) * Nhóm 8 * Trên lá có đốm hoặc có góc cạnh, đốm bệnh không đều, có màu nâu vàng hoặc nâu, kích thước: 3 – 5mm. Triệu chứng Sau đó Đốm chuyển sang màu nâu đen với tâm màu trắng xám. Tác nhân gây bệnh: Bệnh do nấm Cercospora canescens Ellis & Martin. Nấm bệnh thuộc lớp Deuteromycetes, cơ quan sinh sản vô tính gồm: - Đính bào đài (conidiophores) màu nâu sậm, có 1- 5 vách ngăn, hơi cong hoặc cong nhiều, kích thước: 20 – 175 x 3 – 6,5 micron. - Đính bào tử (conidia) không màu, dài như cái roi, có 5- 11 vách ngăn, kích thước: 30 – 300 x 2,5 – 5 micron. * Nhóm 8 * Vệ sinh đồng ruộng trước và sau vụ trồng, nhằm hạn chế lây lan Gieo tỉa với mật độ trung bình Phun phòng và trị bệnh bằng thuốc Bordeaux 0,8 – 1%, Copper B, Benomyl hoặc các thuốc có gốc Cu khác * Nhóm 8 * Cách phòng trị Bệnh rỉ (Rust) * Nhóm 8 * Triệu chứng Lúc đầu Sau đó Trên mặt lá có những đốm nhỏ li ti, màu vàng Đốm bệnh to dần, khoảng 1 mm, màu nâu vàng hay nâu đỏ, giống như màu rỉ sắt. Bệnh do nấm Uromyces appendiculatus (Person) Link. Nấm thuộc lớp Nấm Đãm (Basidiomycetes). Mầm bệnh được lưu tồn và lây lan bằng hai dạng bào tử vô tính: Hạ bào tử (uredospores) gồm một tế bào màu vàng hoặc nâu vàng, kích thước: 20 – 30 x 10 – 27 micron, có dạng hình cầu hoặc hình bầu dục, bề mặt có nổi lên các gai mềm. Đông bào tử (teleutospores) cũng gồm chỉ một tế bào màu nâu đỏ, hình cầu hơi phình to ở đỉnh, kích thước: 24 – 41 x 19 – 30 micron * Nhóm 8 * Tác nhân gây bệnh: Phun thuốc Anvil (20ml/bình 8 lít) hoặc Tilt (10ml/bình 8 lít) khi bệnh chớm xuất hiện. * Nhóm 8 * Cách phòng trị Bệnh đốm nâu (bệnh cháy lá) (Brown leaf spot, Lea Blight) * Nhóm 8 * Triệu chứng Trên lá có những đốm tròn, màu nâu đen. Đốm lớn dần, giữa đốm có màu nâu sáng. Đốm có những vòng mờ và xuất hiện nhiều hạt nhỏ li ti màu đen, đó là các túi đài của nấm bệnh. Bệnh do nầm Phyllostucta phaseoli Saccardo. Cơ quan sinh sản vô tính là túi đài có màu nâu, hình cầu, đường kính: 100 – 200 micron. Túi đài chứa các bào tử (dạng pycnospores) không màu, gồm một tế bào, hình ellip, kích thước: 8 – 12 x 3 – 4 micron * Nhóm 8 * Tác nhân gây bệnh: Áp dụng cách phòng trị giống như đối với bệnh Đốm lá trên đậu xanh. * Nhóm 8 * Cách phòng trị Bệnh thối gốc và rễ * Nhóm 8 * Triệu chứng Cây bị vàng héo từ các lá dưới lan dần đến các lá trên rồi chết khô. Gốc rể bị thối khô, quanh gốc có vết nâu lõm vào Tác nhân gây bệnh: Bệnh do nấm Rhizoctonia spp.và nấm Sclerotium spp. Đây là hai giống nấm tạo hạch, có cơ quan lan truyền là sợi nấm và hạch nấm. Các loài họ đậu đều bị nhiễm bệnh nầy, nấm lưu tồn trong đất và xác cây bệnh. * Nhóm 8 * Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc Captan hoặc Benlat C, liều lượng 1,5 kg/1 tấn hạt giống. Khi cây mọc đều (5 - 7 ngày sau khi gieo): Phun thuốc Anvil (6-10ml/bình 8 lít) để trị và ngừa bệnh. * Nhóm 8 * Cách phòng trị Bệnh đen (bệnh thán thư, Anthracnose) * Nhóm 8 * Triệu chứng Trên lá có đốm màu nâu sậm, dạng có góc cạnh không đều. Gân lá có màu đen hoặc nâu sậm. Thân và trái có vết nâu tròn và lõm xuống. Tác nhân gây bệnh: Bệnh do nấm Colletotrichum lindemuthianum (Saccardo & Magnus) Briosi &Cavara. Đĩa dài rộng khoảng 50 -100 micron, chứa các đính bào tử, mỗi đính bào tử là một tế bào có hình elip không màu, với kích thước: 13 – 22 x 3 - 5micron. * Nhóm 8 * Đốt cành lá và trái bệnh hoặc trôn vùi thật sâu Phun tri bằng thuốc Zineb 0,25% * Nhóm 8 * Cách phòng trị Bệnh phấn trắng (Powdery mildew) * Nhóm 8 * Triệu chứng Bệnh thường xảy ra trên lá và đôi khi trên thân. Mặt trên lá hoặc bề mặt thân bị phủ bởi lớp nấm màu trắng xám, giống như lớp bụi phấn. Tác nhân gây bệnh: Bệnh do nấm Sphaerotheca fuliginea Schlechtendal. Sinh sản vô tính cho ra bào tử dạng oidia không màu, gồm một tế bào, hình elip, kích thước: 22 – 27 x 12 – 24 micron. Các bào tử tạo thành chuổi dài trên đính bào đài. Cơ quan sinh sản hữu tính là bào nang có miệng (perithecium) hình cầu, đường kính: 80 – 130 micron. Mỗi bào nang chứa một nang(ascus). Nang có kích thước: 54 – 72 x 40 – 60 micron. Mỗi nang có 4 - 8 nang bào tử(ascospores), nang bào tử là một tế bào không màu, kích thước 14 – 22 x 12 – 17 micron. * Nhóm 8 * Áp dụng cách phòng trị giống như đối với bệnh Đốm lá trên đậu xanh. * Nhóm 8 * Cách phòng trị THE END * * NHÓM 3 THỰC HiỆN Trần Thị Bé Năm Nguyễn Bùi Thị Thanh Pha

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptsau_benh_tren_cay_dau_xanh_8329.ppt
Luận văn liên quan