A. PHẦN MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, đang đứng trước những thách thức to lớn về sự tăng trưởng kinh tế và đấu tranh bảo vệ môi trường.
Hơn một thập kỉ qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế. Những thành tựu đạt được trong mọi lĩnh vực kinh tế quốc dân đều có sự đóng góp to lớn của của ngành hóa chất. Các ngành công nghiệp nặng như: chế tạo máy, khai khoáng, điện than; các ngành công nghiệp nhẹ như dệt, may, in, nhuộm, giấy, chế biến lương thực thực phẩm, mỹ phẩm, các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công, và nhất là trong sản xuất nông nghiệp, tất cả đều sử dụng hóa chất các loại, như một vật tư sản xuất không thể thiếu được trong cơ cấu sản xuất kinh doanh của mọi ngành. Chính trong quá trình này đã làm sản sinh ra các chất thải nguy hại.Và đây chính là vấn đề nan giải mà Việt Nam đang phải đối mặt, là một trong những vấn đề thời sự bức xúc của xã hội, của các nhà quản lý, sản xuất và người tiêu dùng Việt Nam
Trung bình mỗi ngày, TPHCM tiếp nhận khoảng 300 tấn chất thải nguy hại (CTNH). Tuy nhiên, công suất xử lý loại chất thải này chỉ đạt 20%. Vậycâu hỏi đặt ra khối lượng chất thải không xử lý hết được đổ ở đâu? Thời gian qua, vẫn tồn tại tình trạng lén đổ chất thải ra môi trường. Nhiều trường hợp đã bị lực lượng Cảnh sát Môi trường TP phát hiện và xử lý. Tuy nhiên, tình trạng này khó khắc phục do TP đang thiếu nhà đầu tư xử lý CTNH đủ lớn để tiếp nhận và xử lý loại chất thải này với giá thành hợp. Vì vậy dẫn đến chất thải không được xử lý đến nơi đến chốn hoặc chôn vô tội vạ, đe dọa nghiêm trọng môi trường sống
GS-TS Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý môi trường TPHCM, cho rằng việc chôn lấp hàng đống chất thải nguy hại là cực kỳ nguy hại cho môi trường. “Những chất thải nguy hại, đặc biệt là kim loại nặng và thủy ngân trong bóng đèn, bị chôn lấp sẽ phát tán gây ô nhiễm nguồn nước. Người dân uống phải nguồn nước ô nhiễm này sẽ rất dễ mắc bệnh ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác. Vì thế phải nhanh chóng đào những đống chất thải nguy hại này lên đưa đi xử lý hoặc lưu chứa an toàn”- GS-TS Lê Huy Bá nhấn mạnh. Về việc đốt chất thải lộ thiên, GS-TS Lê Huy Bá cũng cho biết là hết sức nguy hiểm vì khí thải của chúng rất độc hại.
Chính vì nhận thức được vấn đề nan giải trên, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài ‘’Sự cố nguy cơ tiếp xúc với chất thải nguy hại’’ nhằm bổ sung thêm kiến thức về sự nhận biết các chất thải nguy hại và tác động, hậu quả để lại của nó đối với con người và hệ sinh thái. Qua đó chúng ta có thể dự đoán và hạn chế được đến mức tối đa các sự cố có nguy cơ xảy ra.
C. KẾT LUẬN
Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững hiện nay đã trở thành một vấn đề sống còn của toàn nhân loại. Cùng với phát triển kinh tế, mức sinh hoạt của người dân ngày càng được nâng cao thì lượng chất thải nguy hại cũng tăng nhanh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường và sức khoẻ con người.Chất thải nguy hại luôn là một trong những vấn đề môi trường trầm trọng nhất mà con người dù ở bất cứ đâu cũng phải tìm cách để đối phó.
Như đã tìm hiểu ở trên chúng ta nhận thấy được các mối nguy hiểm của các hóa chất độc hại có trong chất thải nguy hại, nó tác động tiềm tang gây tác động xấu đến môi trường, đến sức khỏe của cộng đồng và cả đến nền kinh tế của quốc gia nữa. Vì vậy vấn đề quản lý chất thải nguy hại là hết sức cần thiết, đòi hỏi phải có sự quan tâm đặc biệt để đối phó ngay một cách nghiêm túc, kịp thời trước khi vấn đề đã trở nên trầm trọng.
Có những thứ ô nhiễm, hậu quả của nó chưa bộc phát ngay mà có thể di hại cho hàng chục năm sau, cho những thế hệ sau . Đừng để những thế hệ mai sau của chúng ta phải gánh chịu những hậu quả khôn lường do ô nhiễm và oán trách thế hệ cha anh đi trước đã thiếu tinh thần trách nhiệm gìn giữ môi trường sống cho tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quản lý chất thải nguy hại, PGS.TS Nguyễn Đức Khiên, NXB Xây Dựng, 2003
2. Giáo trình Quản lý chất thải nguy hại, Th.S Nguyễn Ngọc Châu, 2006
3. Chatthainguyhai.net
4. http://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BB%B1_%C3%A1n_khai_th%C3%A1c_b%C3%B4_x%C3%ADt _%E1%BB%9F_T%C3%A2y_Nguy%C3%AAn
5. http://dioxin.vn/vn/
6. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/11/101108_caobang_redmud.shtml
42 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2675 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự cố nguy cơ tiếp xúc với chất thải nguy hại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, đang đứng trước những thách thức to lớn về sự tăng trưởng kinh tế và đấu tranh bảo vệ môi trường.
Hơn một thập kỉ qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế. Những thành tựu đạt được trong mọi lĩnh vực kinh tế quốc dân đều có sự đóng góp to lớn của của ngành hóa chất. Các ngành công nghiệp nặng như: chế tạo máy, khai khoáng, điện than; các ngành công nghiệp nhẹ như dệt, may, in, nhuộm, giấy, chế biến lương thực thực phẩm, mỹ phẩm, các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công, và nhất là trong sản xuất nông nghiệp, tất cả đều sử dụng hóa chất các loại, như một vật tư sản xuất không thể thiếu được trong cơ cấu sản xuất kinh doanh của mọi ngành. Chính trong quá trình này đã làm sản sinh ra các chất thải nguy hại.Và đây chính là vấn đề nan giải mà Việt Nam đang phải đối mặt, là một trong những vấn đề thời sự bức xúc của xã hội, của các nhà quản lý, sản xuất và người tiêu dùng Việt Nam
Trung bình mỗi ngày, TPHCM tiếp nhận khoảng 300 tấn chất thải nguy hại (CTNH). Tuy nhiên, công suất xử lý loại chất thải này chỉ đạt 20%. Vậycâu hỏi đặt ra khối lượng chất thải không xử lý hết được đổ ở đâu? Thời gian qua, vẫn tồn tại tình trạng lén đổ chất thải ra môi trường. Nhiều trường hợp đã bị lực lượng Cảnh sát Môi trường TP phát hiện và xử lý. Tuy nhiên, tình trạng này khó khắc phục do TP đang thiếu nhà đầu tư xử lý CTNH đủ lớn để tiếp nhận và xử lý loại chất thải này với giá thành hợp. Vì vậy dẫn đến chất thải không được xử lý đến nơi đến chốn hoặc chôn vô tội vạ, đe dọa nghiêm trọng môi trường sống
GS-TS Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý môi trường TPHCM, cho rằng việc chôn lấp hàng đống chất thải nguy hại là cực kỳ nguy hại cho môi trường. “Những chất thải nguy hại, đặc biệt là kim loại nặng và thủy ngân trong bóng đèn, bị chôn lấp sẽ phát tán gây ô nhiễm nguồn nước. Người dân uống phải nguồn nước ô nhiễm này sẽ rất dễ mắc bệnh ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác. Vì thế phải nhanh chóng đào những đống chất thải nguy hại này lên đưa đi xử lý hoặc lưu chứa an toàn”- GS-TS Lê Huy Bá nhấn mạnh. Về việc đốt chất thải lộ thiên, GS-TS Lê Huy Bá cũng cho biết là hết sức nguy hiểm vì khí thải của chúng rất độc hại.
Chính vì nhận thức được vấn đề nan giải trên, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài ‘’Sự cố nguy cơ tiếp xúc với chất thải nguy hại’’ nhằm bổ sung thêm kiến thức về sự nhận biết các chất thải nguy hại và tác động, hậu quả để lại của nó đối với con người và hệ sinh thái. Qua đó chúng ta có thể dự đoán và hạn chế được đến mức tối đa các sự cố có nguy cơ xảy ra.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I. TÁC HẠI CỦA CHẤT THẢI NGUY HẠI (CTNH)
Tác động đến môi trường
Những vấn đề tác động môi trường cơ bản liên quan đến việc chôn lấp các chất thải nguy hại không đúng qui cách, có liên quan đến tác độn Sự phát thải các thành phần chất thải nguy hại ra môi trường bên ngoài có thể thông qua các quá trình bay hơi, lan truyền theo dòng nước, thấm. Nước mặt bị ô nhiễm kéo theo sự ô nhiễm của đất và không khí. CTNH được chôn lấp ở những bãi rác không hợp vệ sinh rò rỉ gây ô nhiễm đất, nước mặt và nước ngầm. CTNH có thể ảnh hưởng trực tiếp qua con người thông qua các tuyến hô hấp, tiêu hóa hay qua da, mắt.
Một số ngành công nghiệp chính phát sinh chất thải nguy hại:
Nhóm công nghiệp sợi-dệt-nhuộm: thuốc nhuộm trực tiếp, thuốc nhuộm phân tán, thuốc nhuộm sunfua, thuốc nhuộm hoàn nguyên, thuốc nhuộm hoạt tính, một số hóa chất sử dụng trong các đơn nhuộm như NaCl, Na2SO4, Sandoclean PC-tẩy dầu, Cotoclarin KD, Securon, Invalin, Univadin, các chất tẩy trắng như: Blancophor, Mikephor, Tinopal,Whitex…chúng có thể chuyển hóa giữa các dạng tồn tại khác nhau trong môi trường và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con gnười khi tiếp xúc phải.
Ngành công nghiệp hóa chất: là nhóm ngành thải ra nhiều chất độc hại do sự dụng các hóa chất trong qui trình công nghệ, gây ô nhiễm môi trường đáng kể. Đó là các hóa chất còn dư thừa trong các quá trình lắng-lọc, cặn bã hóa chất, chai lọ vỡ, bùn cặn, bao bì…
Ngành công nghiệp điện tử: thải ra môi trường các chất độc hại như các chất trong dung dịch mạ, các chất bán dẫn và nhiều hợp kim khác.
Công nghiệp sản xuất giày da: chất nguy hại thải ra môi trường chủ yếu là các hóa chất sử dụng trong quá trình xử lý da như lưu huỳnh, Cr³+.
Công nghiệp sản xuất sơn: chất thải rắn độc hại chủ yếu sản sinh ra trong quá trình sau sản xuất như các chất rắn ở đường cống.
Công nghiệp thực phẩm, đồ hộp, thuốc lá: Trong nhóm ngành này có các ngành công nghiệp chủ yếu sau đây:
Công nghiệp sản xuất bia
Sản xuất và chế biến đồ hộp
Sản xuất bánh kẹo
Sản xuất và chế biến thuốc lá
Rác thải nguy hại trong ngành công nghiệp này thải ra môi trường chủ yếu là men, bã, chất hữu cơ, vải sợi thuốc lá…khi phân hủy là môi trường truyền bệnh cho con người nhất là trong những ngày thời tiết nóng ẩm, thúc đẩy phát sinh các lọai bệnh về đường ruột và tăng khả năng lây nhiễm và lan truyền chúng.
Công nhiệp sản xuất văn hóa phẩm: gồm các nhà máy in, cơ sở sản xuất văn phòng phẩm, mỹ phẩm, các hãng và cơ sở in tráng phim ảnh…Chất thải rắn độc hại sinh ra từ nguồn này chủ yếu là các phim nhựa tráng hỏng, các loại giấy ảnh cùng với nước thải chứa một tỉ lệ tương đối lớn các chất độc hại như hydroquynol, các thuốc ảnh và thuốc màu khác được lẫn vào trong pha rắn.
Công nghiệp luyện kim: trong ngành công nghiệp luyện kim, công nghiệp mạ có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước bởi các hóa chất và các kim loại nặng tương đối lớn, từ đó chúng tác động đến các chất lơ lửng trong cống rãnh và chất thải rắn độc hại thường phát sinh trong quá trình vệ sinh môi trường khu vực nhà máy (moi móc cống rãnh).
1.1 Thải vào môi trường đất
Hiện nay, vấn đề quản lý CTNH đang gặp không ít khó khăn, trước tiên là sự vô ý thức của một số cá nhân, doanh nghiệp. Đổ rác thải một cách bừa bãi làm anh hưởng tới mỹ quan môi trường. Khi CTNH thải trực tiếp vào môi trường đất, vô tình làm hủy đi hệ sinh thái của khu vực thải rác.
1.2 Chôn lấp tại chỗ - Lưu giữ lâu dài
Việc chôn lấp, lưu giữ CTNH là một việc làm cần thiết tại các nhà máy quản lý CTNH hay đôi khi tại nơi phát sinh chất thải nguy hại. Trong quá trình lưu giữ, các vấn đề cần quan tâm là phân khu lưu giữ và các điều kiện thích hợp liên quan đến kho lưu giữ. Những vấn đề tác động môi trường cơ bản liên quan đến việc chôn lấp các chất thải nguy hại không đúng qui cách, có liên quan đến tác động tiềm tàng đối với nước mặt và nước ngầm. Ở Việt Nam những nguồn này thường được dùng làm nguồn nước uống, sinh hoạt gia đình, phục vụ nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Bất cứ sự ô nhiễm nào đối với các nguồn này đều có thể gây tiềm tàng về sức khoẻ đối với nhân dân địa phương hay gây ra các tác động môi trường nghiêm trọng.
Ở một số công ty được tham quan trong quá trình khảo sát, các chất thải bị chôn lấp hoặc dồn đống tại chổ hoặc ở khu đất bên cạnh bởi vì không có một giải pháp nào phù hợp với các chất thải này, hoặc là được tích luỹ trước khi được chuyển đi. Trong một số trường hợp, chất thải này được lưu giữ theo kiểu như vậy có thể tạo ra rủi ro đến môi trường và sức khoẻ cho khu vực xung quanh. Việc lưu giữ chất thải và vệ sinh công nghiệp kém, và lượng rò rỉ lớn của các nguyên liệu độc, bao gồm cả cặn nhựa mang tính axit và dầu thải, ở một số địa điểm. Sự lưu giữ lâu dài một số chất thải không thể tái sử dụng lại trong dây chuyền, ví dụ như những mẻ sơn tồi khá phổ biến, nhưng nói chung những nơi chứa chất thải không được che, đậy kĩ và thấy rõ sự ăn mòn vật liệu bao bì đã xảy ra. Khả năng rò rỉ vào lớp đất tầng dưới và gây nhiễm bẩn nước ngầm có thể được xem như một nguy cơ lâu dài.
1.3 Nhiễm bẩn nguồn nước mặt
Khả năng ô nhiễm nước mặt do việc thải các chất lỏng độc hại không được xử lý đầy đủ, hoặc là do hậu quả của việc làm vệ sinh công nghiệp kém, hay do việc thải vào khí quyển những hoá chất độc hại từ quá trình cháy, đốt các vật liệu nguy hại. Địa hình của Việt Nam được đặc trưng bởi đồi núi che phủ hầu hết phía Bắc, Tây, và miền Trung của Việt Nam. Diện tích còn lại là đồng bằng từ đất bồi và lưu vực với một mạng lưới khá dày đặc các sông ngòi. Nước mặt bao gồm sông, hồ chứa, kênh, hồ ao được sử dụng rất nhiều ở Việt Nam như là một nguồn nước ăn uống, nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và công nghiệp. Chúng cũng được sử dụng như là nguồn nhận nước thải công nghiệp và sinh hoạt, đặc biệt là ở khu vực đô thị, nơi chưa có đủ hệ thống xử lý nước thải đô thị.
Nước thải từ khu vực công nghiệp ở cả Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được thải hầu như không hề được xử lý vào rất nhiều kênh rạch sông ngòi là những hệ thống thoát nước chung của thành phố. Tất cả những nguồn nước này do đó đã bị nhiễm do nước thải công nghiệp, cũng như chất lỏnh thải từ sinh hoạt. Ơ Hà Nội hiện chưa có hệ thống xử lý chất thải lỏng công nghiệp và sinh hoạt, trong khi đó thành phố có những cơ sở công nghiệp lớn, nên chất thải công nghiệp chính là nguồn ô nhiễm đáng kể. Cục môi trường đã ước tính rằng nước thải công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh vào khoảng 20 – 30% tổng lưu lượng dòng chảy trong các sông và đóng góp chủ yếu là từ công nghiệp tinh chế, hoá chất và chế biến thực phẩm.
1.4 Nhiễm bẩn nước ngầm
Ô nhiễm nước ngầm hoặc là do việc lâu dài không được kiểm soát, chôn lấp tại chỗ, chôn lấp ở nơi chôn rác không có kĩ thuật cụ thể, hoặc dùng để lấp các bãi đất trũng.
Nói chung chất lượng nước ngầm ở Việt Nam vẫn tốt trừ một số nơi bị nhiễm sắt và mangan cao, và nhiễm nước biển ảnh hưởng ở một số vùng ven biển. Hiện nay, chỉ có khoảng 15% nước ngầm khai thác được cấp vào hệ thống cấp nước máy do nước mặt có sẵn và rẻ. Tuy nhiên, nhu cầu đang tăng lên ở những nơi thiếu nguồn nước mặt như Đồng Nai và đồng bằng sông Mêkông, và đã có những dấu hiệu nhiễm bẩn cục bộ do chôn chất thải hay nước mặt bị ô nhiễm.
Ơ Việt Nam trừ các nhà máy nước ở thành phố Hồ Chí Minh và Đà Lạt, đa số các hệ thống thoát nước đô thị không đủ và cấp nước chất lượng kém. Khoảng 30% nhu cầu nước đô thị được cấp bởi nước ngầm, lớn nhất là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, và Hải Phòng. Nhiễm bẩn nước ngầm ở khu đô thị, đặc biệt là Hà Nội ngày càng nghiêm trọng, nơi mà toàn bộ dân cư phải dựa vào nước ngầm đối với nước ăn uống và sinh hoạt.
1.5 Ô nhiễm bẩn không khí
Có những trường hợp ô nhiễm không khí rất nghiêm trọng do quản lý chất thải nguy hại kém. Dung môi, nói chung, được thải bằng cách cho bay hơi. Một cơ sở sản xuất tấm lợp ximăng amiăng ở Đồng Nai đã thải một tấn bùn ngay trong cơ sở trong vòng một ngày mà không có một biện pháp kiểm soát nào. Hàng ngàn tấn bùn đã được đổ trong nhà máy theo kiểu như vậy sẽ tạo ra nguy cơ đối với sức khoẻ của công nhân trong nhà máy. Những ví dụ như vậy sẽ có thể gặp nhiều nơi ở nước ta.
Điển hình như Nhà máy luyện đồng Lào Cai (thuộc Tổng công ty Than và Khoáng sản Việt Nam). Nhà máy thành lập từ năm 2008, với ngành nghề kinh doanh chính là luyện và chế biến kim loại đồng, vàng, bạc, H2SO4…Với dây chuyền được nhập về từ Trung Quốc, trong quá trình sàng lọc để lấy các kim loại có giá trị cao này, trung bình một tháng, công ty thải ra hơn 16 tấn xỉ (bao gồm axít, asen, kim loại nặng khác và một hàm lượng đồng (từ 1 - 2%) - gọi chung là chất thải nguy hại.
2.Tác động đến sức khỏe
Các chất nguy hại gây tác động đến con người do có sự tiếp xúc chất thải với môi trường và con người. Có hai cách tiếp xúc:
- Tiếp xúc cố ý của chất nguy hại với con người qua không khí, nước uống, thức ăn trong trường hợp tự tử hay đầu độc.
- Tiếp xúc không cố ý.
Chất nguy hại được phát thải vào môi trường và con người hoạt động trong môi trường đó bị tiếp xúc với chất nguy hại. Ví dụ, con người sử dụng bao bì nhiễm bẩn chất nguy hại co các mục đích sinh hoạt.
Chất nguy hại xâm nhập vào bên trong cơ thể như qua đường hô hấp, qua da hay tiêu hoá. Chất độc hại xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hoá do tiêu thụ thực phẩm bị nhiễm bẩn hay do sử dụng những dụng cụ nhà bếp không sạch. Tay nhiễm bẩn có thể giúp hấp thụ chất độc qua việc làm bếp làm nhiễm bẩn thức ăn, qua động tác ăn uống hay hút thuốc…
Chất thải nguy hại có tác động đến an toàn và sức khoẻ con người.
Vấn đề an toàn: do tính chất dễ cháy, nổ, hoạt tính hoá học cao, gây ăn mòn, các chất nguy hại có ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của con người. Đồng thời khi diễn ra quá trình cháy nổ còn phát sinh thêm nhiều chất độc hại thứ cấp khác, gây ngạt do mất oxy có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra, chất thải nguy hại còn phá hủy vật liệu nhanh chóng. Do đó chúng gián tiếp có ảnh hưởng đến sự an toàn và sức khoẻ của con người.
Vấn đề sức khoẻ con người: Chất nguy hại gây tổn thương cho các cơ quan trong cơ thể, kích thích, dị ứng, gây độc cấp tính và mạn tính có thể gây đột biến gen, lây nhiễm, rối loạn chức năng tế bào… dẫn đến các tác động nghiêm trọng cho con người và động vật như gây ung thư, ảnh hưởng đến sự di truyền
2.1 Các triệu chứng lâm sàng và rối loạn chức năng
Con người khi tiếp xúc với chất nguy hại có thể biểu hiện nhiễm độc qua các triệu chứng lâm sàng và rối loạn chức năng như sau:
Biểu hiện ở đường tiêu hoá: tăng tiết nước bọt, kích thích đường tiêu hoá, nôn, tiêu chảy, chảy máu đường tiêu hoá, vàng da.
Biểu hiện ở đường hô hấp: tím tái, thở nông, ngừng thở, phù phổi..
Biểu hiện rối loạn tim mạch: mạch chậm, mạch nhanh, trụy mạch, ngừng tim.
Các rối loạn thần kinh, cảm giác và điều nhiệt: hôn mê, kích thích và vật vã, nhức đầu nặng, chóng mặt, điếc, hoa mắt, co giãn đồng tử, tăng giảm thân nhiệt.
Rối loạn bài tiết: vô niệu...
Nhóm
Tên nhóm
Nguy hại đối với người tiếp xúc
Nguy hại đối với môi trường
1
Chất thải dễ bắt lửa, dễ cháy
Hỏa hoạn, gây bỏng
Gây ô nhiễm không khí
Các loại này khi ở thể rắn khi cháy có thể sinh ra các sản phẩm cháy độc hại
2
Chất ăn mòn
Ăn mòn, gây phỏng, hủy hoại cơ thể khi tiếp xúc
Ô nhiễm không khí và nước gây hư hại vật liệu
3
Chất thải dễ nổ
Gấy tổn thương đến sức khỏe do sức ép, gây bỏng dẫn đến tử vong
Phá hủy công trình
Sinh ra các chất ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.
4
Chất thải dễ oxy hóa
Gây cháy nổ khi xảy ra phản ứng hóa học
Ảnh hưởng đến da, sức khỏe
Gây ô nhiễm nước, đất
5, 6
Chất độc
ảnh hưởng mãn tính và cấp tính đến sức khỏe
Gây ô nhiễm nước, đất
7
Chất lây nhiễm
Lan truyền bệnh
Một vài hậu quả về môi trường
Sơ đồ các tuyến xâm nhập chất thải nguy hại vào cơ thể con người
2.2 Một số chất độc
Dung môi
Các dung môi hữu cơ có thể tan trong môi trường mỡ cũng như nước.
Các dung môi thân mỡ khi tan trong môi trường sẽ tích tụ trong mỡ bao gồm cả hệ thần kinh.
Hơi của dung môi rất dễ được hấp thu qua phổi .
có nhiều loại dung môi hữu cơ gây độc tính cấp và mãn tính cho con người và động vật khi tiếp xúc.
Một số dung môi hữu cơ thường gặp là benzen, toluen, xylen, etylbenzen, xyclohexan.
Các dung môi này có thể hấp thụ qua phổi và qua da.
Khi tiếp xúc ở liều cao gây độc tính cấp suy giảm thần kinh trung ương, gây chóng mặt, nhức đầu, ngộp thở dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
Benzen tích lũy trong các mô mỡ và tủy xương gây bệnh bạch cầu, xáo trộn AND di truyền.
Liều hấp thụ benzen từ 10-15 mg có thể tử vong.
Các hydrocacbon
Các chất halogen hóa chủ yếu là nhóm clo hữu cơ, chúng đều là các chát dễ bay hơi và rất độc, đặc biệt chúng dễ gây mê, gây ngạt, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gan thận như
Triclometan,tetraclorocacbon,tricloroetylen…các hợp chất phức tạp còn có khuynh hướng tích tụ trong cơ thể động thực vật khi hấp thu chúng như PCBs, DDT...
Các Kim loại nặng
Các kim loại nặng gây hại đáng kể cho môi trường. Với hàm lượng cao chúng gây rối loạn, ức chế hoạt động của sinh vật.
Tác động nguy hại đáng quan tâm của chúng là lên sức khỏe con người. Sự xâm nhập của chúng vào cơ thể diễn ra trong thời gian dài nên khó có thể phát hiện và ngăn ngừa.
Một số kim loại nặng tiêu biểu là Cr (VI), Hg, As, Cd…
Các chất có độc tính cao
Chất lỏng :thủy ngân, dung dịch các chất rắn ở trên, hợp chất vòng thơm…
Chất rắn : antimon, cadmi, chì, bery, asen, selen, muối cyanua và các hợp chất của chúng
Chất khí : hydrocyanua, photgen, khí halogen, dẫn xuất của halogen…
chất gây đột biến : carcinogens, asbetos. PCBs…
CHƯƠNG II. SỰ LAN TRUYỀN, TÍCH LŨY VÀ PHÂN HỦY CỦA CTNH TRONG MÔI TRƯỜNG
Có thể nhận thấy rằng sự lan truyền, tích lũy và phân hủy của chất trong môi trường nhanh hay chậm phụ thuộc rất lớn vào bản chất của chất thải, cách thức xâm nhập vào môi trường, bản chất của môi trường tiếp nhận, điều kiện môi trừng…Vì vậy để hiểu rõ các vấn đề cần xem xét đến các yếu tố liên quan trên.
Các dạng phát tán
Để có thể nhận dạng một cách rõ ràng các con đường dẫn đến sự lan truyền của chất thải nguy hại (CTNH), các dạng phát tán vào môi trường phải được nhận dạng một cách rõ ràng. Nhìn chung CTNH đi vào môi trường ở ba dạng: rắn, lỏng, khí tương ứng với bap ha rắn, lỏng, khí.
Phát tán ở dạng khí: CTNH thải vào môi trường pha khí có thể bao gồm: chất bay hơi từ ao hồ, thùng chứa hoặc khí thải từ các ống khói nhà máy, từ lò đốt, từ hoạt động giao thông…Tùy theo mức độ phát tán, phạm vi ảnh hưởng, độ cố định hay di động để phân biệt được người ta có thể phân ra như sau:
Nguồn điểm: ống khói từ lò đốt, khí bãi chon lấp…(khối lượng/thời gian)
Đường: bụi từ đường phố, khói xe (khối lượng/thời gian.chiều dài)
Vùng (diện tích): chất bay hơi từ ao hồ, đầm chứa (khối lượng/thời gian.diện tích)
Thể tích: các trường hợp của các ngôi nhà (khối lượng/thời gian.thể tích)
Nhất thời (không thường xuyên) do các sự cố về tràn, rơi vãi của chất thải (khối lượng của tổng thải)
Ở những nơi cơ chế phát thải chủ yếu là sự hóa hơi, khí ô nhiễm cơ bản bao gồm là những hợp chất hữu cơ. Khí ô nhiễm có thể sinh ra do quá trình sản xuất hoặc do quá trình xử lý chất thải. Sự ô nhiễm của bụi và các thành phần khí khác chủ yếu là do quá trình đốt và do sự xói mòn của gió liên quan chủ yếu đến những hạt nhỏ và có những tính chất ô nhiễm khác nhau ví dụ như chất hữu cơ, kim loại, PCB, dioxin. Chất bay hơi: chủ yếu từ bồn chứa, hệ thống ống, bề mặt ao hồ. Chất hữu cơ và chất vô cơ bay chủ yếu có nguồn gốc từ các bồn chứa, hệ thống ống, đường ống, bề mặt ao hồ. Chất hữu cơ có thể bay hơi từ nước rò rỉ và di chuyên đến nước bề mặt. Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt dộ, áp suất bay hơi của chất, sự chênh lệch giữa nồng độ trong pha long và pha khí. Các chất bay hơi trong môi trường có thể dịch chuyển trực tiếp vào khí quyển, đôi khi các chất này cũng trãi qua quá trình biến đổi pha mới đến khí quyển theo sơ đồ tổng quát sau:
Hình sự phân bố của chất hữu cơ bay hơi trong môi trường đất – nước – không khí
Sự di chuyển của chất ô nhiễm từ đất và nước ngầm cho phép chúng thoát vào khí quyển không được kiểm soát từ con đường chuyển đổi cơ bản (đơn giản). Về cơ bản có thể dụng định luật Henry cân bằng hóa học, yếu tố riêng như loại đất, độ ẩm, tốc độ gió, diện tích hồ nước để ước tính sự thoát ra nguồn và xử lý chúng.
Phát tán ở dạng rắn: chủ yếu từ hai nguồn: quá trình đốt và nguồn tức thời (fugitive) từ bốc dỡ vật liệu, bề mặt: đường. công trường xây dựng, bến đỗ, chuồng trại (impoundment), bãi chôn lấp, công trường xử lý đất, bể ổn định chất thải. Nguyên nhân chính gây nên phát tán do tác động của gió và hoạt động của con người. Lượng bụi phát tán từ quá trình đốt có thể ước tính theo nguyên liệu đốt có thể tham khảo tính toán trong tài liệu xử lý ô nhiễm không khí. Trong nội dung phần này chỉ đề cập đến một số phát tán do hoạt động giao thông và bốc dỡ. Lượng bụi do hoạt động giao thông và bốc dỡ. Lượng bụi do hoạt động giao thông có thể ước tính bằng công thức sau:
Trong đó:
EVT hệ số phát tán (lb/mi xe di chuyển) (lb/mi=0.423kg/km)
SP hàm lượng bùn của bề mặt đường %
Vv tốc độ xe trung bình (mi/h) (mi/h=1.609km/h)
MV trọng lượng trung bình của xe (tấn)
WV số bánh xe trung bình
DP số ngày trong năm có lượng mưa tối thiểu là 0.254mm
Để tính toán lượng bụi thất thoát do hoạt động bốc dỡ (bốc dỡ đất) có thể dùng phương trình sau:
E = hệ số phát tán (lb bụi đi vào không khí/ tấn đất được lấy đi) (lb=0.4535kg)
U = tốc độ gió trung bình (mi/h) (mi/h=1.609km/h)
M = hàm lượng ẩm của vật liệu (%)
K hệ số liên quan đến kích thước hạt có thể lấy trong bảng sau:
Kích thước hạt (mm)
<30
<15
<10
<5
<2.5
k
0.74
0.48
0.35
0.20
0.11
Bảng 1: kích thước hạt và hệ số k
Phát tán ở dạng lỏng: quá trình phát tán của chất thải ở dạng lỏng vào môi trường rất đa dạng: về hình thức và luôn xảy ra không ngừng chẳng hạn như: đầu ra của hệ thống xử lý, nước từ các tháp xử lý khí thải lò đốt, nước rò rỉ sau xử lý, nước rửa máy móc thiết bị…Do khả năng xử lý luôn nhỏ hơn 100% nên những nguồn nước này mặc dù được xử lý nhưng vẫn thải vào môi trường ít được thực hiện so với các kiểm soát thông thường. Vì hầu hết như việc kiểm soát, giám sát chỉ được thực hiện dựa trên các chỉ tiêu thông thường và được thực hiện đối với các công trình cố định trên mặt đất mà chưa quan tâm đến công trình ngầm hay những nguồn không thường xuyên. Ví dụ điển hình cho trường hợp này là việc dùng thuốc bảo vệ thực vật, các hệ thống cống rãnh ở nông thôn, cũng như dùng bể tự hoại trong nhà của các đô thị. Việc giám sát nguồn này ngày nay còn rất hiều tranh luận và chưa đưa ra biện pháp hiệu quả nhất, ngay cả việc khoan giếng đến tầng kiến tạo đá và đổ CTNH vào đó vẫn còn nhiều tranh cãi, thảo luận.
Ngoài ra, còn có những nguồn phát thải vào nước mặt va nước ngầm mà không thể kiểm soát được. Những nguồn này có thể là nước mưa chảy tràn và nước rò rỉ trong bãi rác cũng như hoạt động của con người (làm đỗ, tràn, gây rơi vãi)
Bảng 2: các nguồn phát thải, lượng thải, mức độ ô nhiễm và nguyên nhân – yếu tố tác động
Nguồn
Lượng thải
Mức độ ô nhiễm
Các nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng
Vận chuyển (do tràn và chảy đổ)
Một phẩn của thể tích chất được vận chuyển
Cao trong trường hợp chất vận chuyển là chất tinh khiết
Do tai nạn giao thông, các sự cố khi bốc dỡ xuống hàng
Kho lưu trữ
+Tràn
+Rò rỉ
Một phần của thể tích thùng chứa
Tốc độ nhỏ tuy nhiên có thể xảy ra liên tục trong thời gian dài đặc biệt khi thùng chứa trong long đất
Cao khi chất lưu trữ là chất tinh khiết
Cao khi chất lưu trữ là chất tinh khiết
Do cấu trúc của thùng chứa sai, các sự cố trong bảo quản
Chế độ kiểm tra bảo trì, niên hạn sử dụng của thùng chứa
Đầu ra của hệ thống xử lý
Khác nhau tùy thuộc quy mô của hệ thống, thường là lớn
Thấp do yêu cầu của luật
Thành phần, nồng độ đầu vào, thiết kế và vận hành hệ thống
Bãi chon lấp
+Nước mưa chảy tràn
+Hiện tượng thấm rỉ bề mặt
+Rò rỉ qua lớp lót đáy
Tùy thuộc vào mùa và lượng mưa
Tốc độ thấp nhưng có thể liên tục kéo dài trong một thời gian dài
Tốc độ thấp khi có lớp lót đáy, từ trung binhg đến cao khi không có lớp lót đáy, liên tục trong thời gian dài
Thấp, thành phần ô nhiễm chủ yếu là cặn. Trong trường hợp bãi chon lấp hình nón thì hầu như không có
Từ trung bình đến cao
Từ trung bình đến cao
Tình trạng, đỉnh bãi chôn lấp, độ dốc, lượng mưa và thời gian mưa
Đặc tính của đỉnh bãi chon lấp (độ dốc và tính thấm), do chon lấp chất lỏng , hệ thống thu gom nước rò rỉ
Đặc tính của đỉnh bãi chon lấp (độ dốc và tính thấm), do chon lấp chất lỏng , hệ thống thu gom nước rò rỉ, đặc tính của lớp lót đáy
Hồ chứa
+Quá tải hay sự rửa trôi
+Thấm, rỉ
Một phần của lượng thải chứa trong hồ
Lưu lượng nhỏ khi có lớp lót, trung bình đến cao khi không có lớp lót, liên tục theo thời gian
Cao khi trữ các chất nguy hại
Cao khi lưu trữ CTNH
Cấu trúc sai, do lũ lụt
Tính thấm của lớp lót, chiều sâu của CTNH
Sự lan truyền của chất ô nhiễm trong đất
Trong đất sự dịch chuyển của chất ô nhiễm phụ thuộc rất lớn vào dòng nước ngầm trong đất. Không gian chứa nước và sự phân bố của nước ngầm có ảnh hưởng rất lớn đến sự lan truyền của chất ô nhiễm. Để có thể hiêu rõ về dòng nước ngầm hình thành trong đất có thể xem hình dưới đây
Chu trình nước cho thấy khi bắt đầu việc kết tụ của nước trên mặt đất do mưa, mưa đá, tuyết sẽ hình thành một vòng chảy tràn trên mặt đất. Dòng nước chảy tràn trên mặt đất này sẽ thấm xuống dưới đất thành nước ngầm, phần còn lại sẽ chảy về các vùng trũng (vùng tụ thủy) hình thành các dòng chảy như suối, song và cuối cùng chảy ra biển. Lượng nước ngầm thấm xuống đất và lượng nước chảy trên bề mặt tiếp tục quay vóng vào khí quyển do bay hơi, phần còn lại trong đất sẽ thấm xuống và tùy theo cấu trúc địa tầng mà hình thành các tầng chưa bão hòa nước và tầng chứa nước. Tùy theo cấu trúc địa tầng nước sẽ có xu hướng dịch chuyển đi lên mặt đất hay hướng về chỗ trũng. Quá trình dịch chuyển và hướng dịch chuyển của nước trong đất sẽ phụ thuộc rất lớn vào thành phần đất ví dụ đối với tầng chứa cát và sỏi nước sẽ có xu hướng thấm ngang hơn thấm dọc. Lưu lượng dòng chảy của nước ngầm trong đất có thể ước tính bằng cách xử dụng công thức Darcy
Trong đó,
Q= lưu lượng (cm3/s)
K= hệ số thấm (cm/s)
I= gradient thủy lực (cm/cm)
A= diện tích mặt cắt (cm2)
Hệ số thấm phụ thuộc rất nhiều vào thành phân đất
Bảng 3: hệ số thấm của đất
Loại
K(cm/s)
Sỏi
1-105
Cát hay hỗn hợp cát sỏi
10-3-1
Cát mịn và bùn (phù sa)
10-2 - 10-6
Sét pha bùn hay sét
10-5 - 10-9
Trong công thức trên, gradient thủy lực chỉ thị cho độ tổ hợp tổn thất thế năng khi dòng chảy qua lớp vật liệu xốp (đất) được xác định như sau:
Trong đó,
chiều cao cột áp tại vị trí 1(cm)
chiều cao cột áp tại vị trí 2(cm)
khoảng cách giữa hai vị trí
Do trong đất có lỗ xốp và quá trình dịch chuyển của dòng chảy trong đất là sự dịch chuyển qua các lỗ xốp vì vậy có thể tính lưu lượng theo công thức biến đổi Darcy như sau
V= vận tốc thấm darcy = k.i (cm/s)
A= diện tích mặt cắt ngang dòng (cm2)
Vs= vận tốc thấm tuyến tính (cm/s)= v/n
N= độ xốp của đất (%)
Av diện tích mặt cắt ngang hữu ích của dòng (diện tích lỗ xốp m2)
Tuy nhiên đất mỗi nơi đều có thành phần và cấu trúc khác nhau, điều này sẽ dẫn đến tố độ thấm khác nhau. Để đánh giá khả năng dẫn nước của đất, người ta sử dụng giá trị độ dẫn nước (transmissivity) của đất để đánh giá
K= hệ số thấm (cm/s)
t= độ dày của tầng nước (cm)
Cơ chế lan truyền chất ô nhiễm trong đất
Chất ô nhiễm trong đất tồn tại ở rất nhiều dạng (hay pha) khác nhau tùy theo bản chất lý hóa của chất ô nhiễm. Chất ô nhiễm có thể hòa tan trong nước ngầm, tuy nhiên xét theo phương diện hẹp, quá trình này liên quan trực tiếp đến kích thước hạt và độ xốp của đất. Khi dịch chuyển trong đất, chất ô nhiễm (hay nói cách khác là dòng chứa ô nhiễm) không đi xuyên qua các hạt đất mà đi qua các khoảng trống trong đất như hình sau:
Sơ đồ cơ chế phân tán cơ học
Khi chảy qua khoảng trống của các hạt đất, dòng chảy sẽ liên tục đổi hướng, phân dòng dẫn đến việc dòng được khuấy trộn thủy lực. Trường hợp này được gọi là phân tán cơ học hay phân tán thủy lực. Hệ qủa của việc này sẽ dẫn đến phạm vi ảnh hưởng cũng như nồng độ của chất ô nhiễm khác nhau trong đất. Nếu nguồn ô nhiễm là nguồn điểm, dưới tác động của dòng chảy, sự phân tán cơ học, thể tích (hay phạm vi ảnh hưởng) của chất ô nhiễm sẽ lớn lên do sự hòa tan và nước trong đất, theo thời gian chất ô nhiễm sẽ bị pha loãng. Nếu nguồn ô nhiễm là nguồn liên tục, dưới tác động của dòng chảy và cơ chế phân tán cơ học, chất ô nhiễm sẽ lan rộng theo hướng dòng chảy và cũng được pha loãng theo thời gian như trong nguồn điểm. Sơ đồ lan truyền của chất ô nhiễm trong trường hợp nguồn điểm và nguồn liên tục cho trong hình
Sơ đồ phân tán của chất ô nhiễm trong trường hợp nguồn liên tục
Sơ đồ phân tán của chất ô nhiễm trong trường nguồn điểm
Về cơ bản, quá trình lan truyền của chất ô nhiễm hòa tan được biểu diễn như trên, tuy nhiên trong thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự lan truyền bao gồm cả các yếu tố vật lý, hóa học và sinh học của đất cũng như bản chất hóa học vật lý của chất thải. Một số quá trình trong tự nhiên ảnh hưởng đến sự lan truyền của chất ô nhiễm được cho như sau
Bảng 4: các quá trình tự nhiên tác động đến sự lan truyền của chất ô nhiễm
Loại quá trình
Quá trình tác động
Quá trình vật lý (cơ học)
Phân tán, khuếch tán, cấu trúc địa tầng
Quá trình hóa học
Phản ứng oxy hóa-khử, trao đổi ion, phức hóa, kết tủa/hòa tan, sự phân tầng do khả năng hòa tan của chất ô nhiễm, hấp phụ, thủy phân
Quá trình sinh học
Quá trình hiếu khí, quá trình kỵ khí, hấp thụ của sinh vật
Sự phân bố của cấu trúc địa tần sẽ ảnh hưởng đến sự phân bố của đường lan truyền, rộng hay hẹp đổi khi làm hình thành dòng chảy trong các vết gãy địa tầng.
Đối với chất không hòa tan hay ít hòa tan vào nước, trong đất nó có thể hình thành vùng lắng đọng hay các lớp váng trong tầng nước ngầm như sơ đồ sau
Sự tích lũy và phân hủy của CTNH trong đất
Trong đất luôn tồn tại khí – nước – vô cơ/ hữu cơ nên có khả năng làm chậm lại quá trình lan truyền của chất ô nhiễm hay tăng khả năng lan truyền cũng như giảm (hay biến đổi) nồng độ của chất ô nhiễm.
Bảng 5: các quá trình tự nhiên ảnh hưởng đến quá trình tích lũy – phân hủy của chất ô nhiễm
Quá trình
Loại chất ô nhiễm
Tác động
Hấp phụ
Chất hữu cơ/ vô cơ
Tích lũy làm chậm quá trình lan truyền
Kết tủa
Chất vô cơ
Tích lũy làm chậm quá trình lan truyền
Trao đổi ion
Chất vô cơ
Tích lũy làm chậm quá trình lan truyền
Lọc
Chất hữu cơ/ vô cơ
Tích lũy làm chậm quá trình lan truyền
Oxy hóa – khử
Chất hữu cơ/ vô cơ
Biến đổi/Tích lũy làm chậm quá trình lan truyền
Hấp thụ sinh học
Chất hữu cơ/ vô cơ
Tích lũy làm chậm quá trình lan truyền
Phân hủy sinh học
Chất hữu cơ
Biến đổi giảm độc tính hay nồng độ chất ô nhiễm
Thủy phân
Chất hữu cơ
Biến đổi giảm độc tính hay nồng độ chất ô nhiễm
Hóa hơi
Chất hữu cơ
Biến đổi pha (tiếp tục tích lũy trong đất hay giải phóng ra khí quyển)
Hòa tan
Chất hữu cơ/ vô cơ
Tích lũy năng động (tăng khả năng lan truyền)
Đồng dung môi
Chất hữu cơ
Tích lũy năng động (tăng khả năng lan truyền)
Phân ly (ion hóa)
Chất hữu cơ
Tích lũy năng động (tăng khả năng lan truyền)
Phức hóa
Chất vô cơ
Tích lũy làm chậm quá trình lan truyền
Sự lan truyền trong ô nhiễm không khí
Chất ô nhiễm khí thải vào khí quyển, chúng sẽ lan truyền và phát tán chúng ngoài không khí phụ thuộc rất nhiều vào gió, đặc tính của môi trường không khí, địa hình khu vực bản chất ô nhiễm và nguồn phát thải. Nguồn phát thải vào không khí bao gồm hai nguồn chính từ các ống khói và từ ao hồ thiết bị. Trong đó khí thải từ các ống khói kiểm soát dễ dàng hơn.
Nồng độ chất ô nhiễm theo chiều của hướng gió ở chiều cao H trên mặt đất có thể đươc ước tính theo phân bố Gaus như sau
Q= lưu lượng thải chất ô nhiễm (mg/s)
C= nồng độ chất ô nhiễm tại vị trí (x,y,z) đang xét (mg/m3)
U= tốc độ gió trung bình (m/s)
= hệ số khuếch tán (m)
H= chiều cao nguồn (m)
Z= tổng chiều cao nguồn và chiều cao luồng khói (m)
Bên cạnh sự phát tán theo gió, chất ô nhiễm còn sa lắng theo chiều phát tán dưới tác dụng của trọng lực, mưa…
Chương III. SỰ CỐ, NGUY CƠ TIẾP XÚC VỚI CTNH
Chứng bệnh Minamata
Chứng bệnh Minamata là sự rối loạn hệ thần kinh mãn tính gây bởi chất Metyl thủy ngân. Căn bệnh này lần đầu tiên phát sinh ở vùng xung quanh vịnh Minamata, ở Tây Nam Nhật Bản và được chính phủ Nhật Bản chính thức xem Metyl thủy ngân gây ra vào năm 1968.
Công ty Chisso đã sử dụng oxit thủy ngân trong việc sản xuất exetandehid và oxit thủy ngân cũng như Metyl được thải ra nguồn nước thải của nhà máy. Metyl thủy ngân được tích lỹlại ở cá tôm, cua, sò hến sau đó chim động vật và con người ở quanh vịnh Minamata lại ăn phải chúng.
Triệu chứng về sự nhiễm độc metyl thủy ngân là sự tiết nước bọt, bị choáng và chứng co giật. Những phụ nữ mang thai nhiễm thủy ngân có thể có thể họ không bị nhiễm độc nhưng những đứa trẻ con họ thì mắc phải chứng liệt não và kém phát triển trí tuệ trầm trọng. Những phụ nữ khác mất khả năng sinh sản, sẫy thai… tổng số bệnh nhân mắc bệnh tính đến tháng 3/1990 là 2248 người trong số đó 1004 người chết.
Cho đến ngày 30/4/1997, số người trong hai tỉnh Kumamoto và Kagoshima chứng nhận là đã mắc bệnh Minamata lên tới 17 ngàn người. Trong đó có 2.265 (trong đó 1.484 người đã qua đời cho đến 31/1/2003) đã được chính phủ công nhận. 10.625 người sau khi được chứng nhận là bệnh nhân Minamata đã được Chính phủ bồi thường. Như vậy, theo Chính phủ Nhật thì có tổng cộng 12.890 người đã mắc bệnh cho đến nay. Tuy nhiên có một số đã chết trước khi căn bệnh này được chính thức khám phá, và nhiều người chưa kịp nộp đơn xin chứng nhận thì đã chết. Nhiều người thì không nộp đơn vì nhiều lý do, chính vì vậy mà không thể có được một số liệu chính xác về những bệnh nhân Minamata.
Nguyên nhân dẫn đến tử vong của các bệnh nhân mắc phải căn bệnh Minamata rất khác nhau. Công ty Chisso đã tiến hành cải tạo nạo vét các khu vục dưới lòng vịnh Minamata ở những nơi mà hiện tượng thủy ngân vược quá mức cho phép chi phí lên đến 47900 tỷ yên.
Vụ mây khí độc ở Bhopal
Rạng sáng 3/12/1984 một đám mây khí độc phát thải ra từ nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu tại Bhopal, Trung Ấn Độ.
Đêm 2-3 tháng 12 năm 1984, một lượng lớn nước được đưa vào thùng chứa 610, đang chứa 42 tấn Methyl isocyanate. Phản ứng tỏa nhiệt xảy ra làm nhiệt độ bên trong thùng chứa tăng lên vượt 200 °C (392 °F), áp suất tăng lên vượt quá mức mà thùng chứa được thiết kế để có thể chịu được. Nó gây ra sự thoát khẩn cấp để giảm áp xuất thùng chứa MIC, thải ra một lượng lớn các khí ga độc vào không khí. Tốc độ phản ứng tăng lên bởi sự xuất hiện của thép trong những đường ống làm bằng thép không rỉ đang bị ăn mòn. Một hỗn hợp các khí ga độc tràn ra thành phố Bhopal, gây ra sư hoảng loạn khi mọi người thức dậy với cảm giác cháy trong phổi. Dởi ảnh hưởng của khí gas, hàng ngàn người chết ngay sau đó và rất nhiều người phải chịu đau đớn trong sự hoảng loạn.
Ngoài MIC, khí ga còn có thể chứa Phosgene COCl2, Hidro Xianua HCN, Mônôxít cacbon CO, clorua hiđrô HCl, các Ôxít nitơ, ethylamine và khí Cacbon điôxít, sinh ra trong bình chứa hoặc ngoài không khí.
khí gas là hỗn hợp chủ yếu của những chất nặng hơn không khí, chúng là là mặt đất và lan rộng ra cộng đồng dân cư xung quanh. Những tác động ban đầu bao gồm ho, nôn mửa, tấy mắt nghiêm trọng, cảm giác khó thở. Những người bị đánh thức bởi các triệu chứng trên tìm cách tránh xa nhà máy. Phần lớn họ vừa chạy vừa thở, một số sử dụng xe. Trẻ em và những người vóc dáng nhỏ hít phải khí ga nồng độ đậm đặc hơn. Nhiều người bị dẫm đạp khi chạy trốn.
Tính đến sáng hôm đó, hàng ngàn người đã chết. 170,000 người được điều trị tại bệnh viện và phòng khám dã chiến. 2,000 con trâu, dê và các loại động vật khác đã được thu gom và đem chôn. Chỉ trong vài ngày, lá cây úa vàng và rụng. Các nguồn cung cấp, đặc biệt là thức ăn, trở nên khan hiếm bởi nỗi lo an toàn của những người cung cấp. Đánh cá cũng bị cấm, làm cho sự thiếu hụt nguồn cung trầm trọng hơn.
Tổng cộng có 36 khu vực được nhà chức trách đánh dấu là 'chịu ảnh hưởng khí ga" với số dân 520,000 người. Trong số đó, 200,000 người dưới 15 tuổi, 3,000 phụ nữ mang thai. Năm 1991, 3,928 cái chết đã được xác nhận. Những tổ chức độc lập ghi nhận có 8,000 người chết trong ngày đầu tiên. Một số khác ước tính từ 10,000 đến 30,000. Khoảng 100,000 đến 200,000 người khác đã chịu những tổn thương vĩnh viễn ở các mức độ khác nhau.
Vụ cháy ở Sandoz
Xảy ra vào ngày 1/11/1986 nó đã được mô tả như một “Chernobasie” hay một Bhopal của sông Ranh. Một sự hỏng hóc về điện bị gây bởi sự gặm nhấm của động vật trên hệ thống dây điện ở kho 9 trong hệ thống kho bãi Muttenz của công ty hóa chất Sandoz cách trung tâm Basle vài dặm đã gây ra sự bắt lửa và đã biến thành một đám cháy lớn. Nhà kho này chúa 1.246 tấn hóa chất, chủ yếu là thuốc diệt côn trùng. Mặc dù ngôi nhà đã tuân theo những quy định về an toàn của chính phủ Thụy Sỹ. Nhưng trang bị của tòa nhà đã không hề có cảm ứng nhiệt, hệ thống nước cứu hỏa tự động hoặc các kênh ngăn chặn nhằm ngăn chặn kịp thời khi có sự rò rĩ tiềm tàn của các hóa chất độc hại.
Đội cứu hỏa đã sử dụng một khối lượng lớn nước để dập lửa, nhưng thật không may lượng nước này đã đổ vào sông Ranh lân cận mang theo 30 tấn hóa chất diệt cỏ, diệt côn trùng và nhiều hợp chất chứa thủy ngân. Nó đã tạo nên một vết loang dài 30 dặm, vết loang này sau đó tràn xuống sông Ranh giết chết hàng trăm nghìn con cá, lươn và gây nên sự lo ngại về vấn đề cấp nước sinh hoạt cho thị trấn ven sông. Hai trăm dặm phía thượng nguồn sông Ranh đã mất hoàn toàn hệ sinh vật dưới nước và không thể nào nói trước được những ảnh hưởng của nó đến hệ sinh thái. Chính phủ Tây Đức đã đóng cửa toàn bộ các giếng khoang dọc theo sông Ranh, và cung cấp những chuyến phà chyên chở nước cho 25000 người tại thị trấn ở gần Born. Sự hủy diệt các loài cá, chim, côn trùng và hệ sinh thái thực vật sống là sự tệ hại nhất giữa Basle và thành phố Karlsruhe của Tây Đức. tuy nhiên hiểm họa nàyđã vươn tới các vùng xa hơn như Hà Lan, Biển Bắc, các quang chức Hà Lan cho đóng ba cửa thoát nước để làm lệch hướng các chất độc khỏi hệ thống cấp nước của Amsterdam và Hague và kiden.
Ngay gần cửa cụm kho 956 là nhà chứa Natri do sức ép vụ nổ trong kho, nhiều thùng chứa hóa chất rơi xuống đã làm thủng mái che của nó. Natri phát nổ khi tiếp xúc với nước. nếu như một thung Natri tiếp xúc với nước từ các vòi cứu hỏa, phản ứng dây chuyền gây nên có thể quét sạch hoàn toàn nhà máy Sandoz, đồng thời phát ra nhiều hóa chất đôc hại khác.
Thụy sỹ đã đồng ý trã những phí tổn do ô nhiễm mà người ta cho rằng có nguyên nhân và ảnh hưởng từ vụ nổ Sandoz. Chi phí sau cung với công ty Sandoz trong các khoảng bồi thường là khoảng gần 15 triệu bản Anh.
Chất độc da cam
Sự cố:
Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn từ 1965 - 1971, đế quốc Mỹ đã dùng nhiều loại chất diệt cỏ, làm trụi lá cây nhằm phá hoại ta về quân sự và kinh tế. Ba loại chất độc hoá học chủ yếu đã được quân đội Mỹ dùng ở Việt Nam là: Chất độc màu da cam, chất trắng dùng để phá huỷ rừng, chất xanh dùng để phá hoại mùa màng.
Chất độc màu da cam có chứa dioxin, là một chất độc cực mạnh, rất bền vững, khó phân huỷ. Do đó chúng tồn tại rất lâu trong môi trường, tích luỹ sau nhiều lần sử dụng, làm cho đất và nước bị ô nhiễm nặng, cây rừng bị huỷ diệt.
Tổng cộng đế quốc Mỹ đã rải 72 triệu lít chất diệt cỏ (bao gồm 44 triệu lít chất độc màu da cam, 20 triệu lít chất trắng, 8 triệu lít chất xanh) lên 1,7 triệu ha đất trồng và rừng ở miền Nam Việt Nam, ít nhất có 12% diện tích rừng, 5% diện tích đất trồng trọt bị rải chất độc màu da cam một hay nhiều lần.
Hậu quả:
Các chất diệt cỏ, làm trụi lá lần đầu tiên trong lịch sử loài người, được dùng với quy mô lớn ở miền Nam Việt Nam đã gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường sinh thái và con người.
Hàng triệu ha rừng ở nội địa và rừng ngập mặn ở ven bờ bị rải chất độc màu da cam nhiều lần. Ngay sau khi bị rải chất diệt cỏ với nồng độ cao lần thứ nhất, đã có 10 - 20% số cây thuộc tầng cao nhất (chiếm 40 - 60% sinh khối của rừng) bị chết. Hậu quả là khí hậu ở tầng thấp bị thay đổi, vì độ ẩm giảm, cường độ chiếu sáng tăng, nên các cây non dù có sống sót cũng khó phát triển. Ðến mùa khô, lửa rừng do bom đạn lan đến diệt luôn cả cây con. Tiếp theo mùa mưa đất bị xói mòn, thoái hoá dần, chỉ có một số loài thực vật ưa sáng như chíp, chè vè, lau, tre, nứa, là những loài cây có bộ rễ phát triển mạnh, thân ngầm khoẻ, chịu được khô cằn có thể mọc được. Nhiều vùng rừng bị nhiễm chất độc quá nặng, cho đến nay, vẫn chưa có cây gì mọc lại.
Cây rừng bị trụi lá và nước bị ô nhiễm cũng ảnh hưởng đến động vật. Ðộng vật chết vì thiếu thức ăn, vì không có nơi trú ẩn, vì uống nước bị nhiễm độc. Những con sống sót phải di chuyển tới những nơi khác, cho dù điều kiện sống ở những nơi mới đó không hoàn toàn thuận lợi cho chúng. Có thể nói rằng hệ sinh thái rừng mưa phong phú đã hoàn hoàn biến mất, thay vào đó là hệ sinh thái nghèo kiệt xơ xác. Những nơi rừng mọc lại, bụi lau, tre, nứa là nơi ẩn nấp tốt cho họ hàng nhà chuột. Thiên địch của chuột là cầy, cáo còn lại rất ít, hơn nữa sức sinh sản của chúng không thể so sánh được với sức sinh sản của chuột. Kết quả những nơi đó chuột chiếm ưu thế. Tóm lại, chất diệt cỏ làm mất cân bằng sinh thái môi trường.
Hệ thống rừng ngập mặn ở miền Nam, đặc biệt là rừng Sát (ở phía Ðông Bắc thành phố Hồ Chí Minh) và rừng ở huyện Năm Căn (Minh Hải) bị phá huỷ nặng nề. Nguồn cung cấp gỗ cho người không còn, động vật không có nơi sinh sống, vai trò to lớn của rừng ngập mặn trong giữ đất, lấn biển bị giảm sút.
Chất diệt cỏ còn tác động rất xấu đến con người. Nhân dân sống trong vùng bị rải chất diệt cỏ thiếu ăn vì mùa màng, cây cối bị phá huỷ. Nhiều dân thường, bộ đội sống trong vùng bị rải chất độc hoá học đã bị mắc các bệnh hiểm nghèo, đặc biệt là ung thư. Nhiều phụ nữ bị sảy thai, đẻ non. Nguy hiểm hơn cả là chất độc màu da cam đã để lại di chứng cho đời sau, con cái của những người bị nhiễm chất độc hoá học, mặc dù sinh ra sau chiến tranh, thậm chí ở rất xa nơi có chiến sự, cũng mắc các bệnh hiểm nghèo như câm, mù, điếc, tâm thần... hoặc có hình hài dị dạng. Sự tồn tại của hàng loạt các trẻ em dị tật trong các vùng bị nhiễm chất độc và trong các gia đình cựu chiến binh có bố hoặc mẹ từng công tác, chiến đấu trong vùng bị nhiễm chất độc màu da cam, đang trở thành nỗi đau và gánh nặng to lớn không chỉ riêng cho các em và gia đình, mà còn cho cả xã hội. Ngay nay, Nhà nước, nhân dân Việt Nam cùng nhiều tổ chức tiến bộ trên thế giới đã có những đồng cảm, quan tâm giúp đỡ nhất định đối với các em bé bị dị tật bất hạnh này. Tuy nhiên, có thể nói là đã quá muộn.
Nói tóm lại, hậu quả của việc sử dụng chất độc màu da cam trong chiến tranh hoá học của Mỹ ở Việt Nam là to lón, lâu dài, phức tạp, chưa được nghiên cứu đầy đủ và chưa có cách nào khắc phục được hoàn toàn nhanh chóng.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HẬU QUẢ CỦA CHIẾN TRANH ĐỂ LẠI : "CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM":
Nạn nhân của bom nepal
“Em có đôi tay nhưng em không thể nắm lấy……!”
Thai dị dạng do nhiễm chất độc màu da cam.
Sự cố Bùn đỏ
Tại Hungari
Sự cố: Vào hồi 12 giờ 10 phút ngày thứ Hai 04/10/2010, ở làng Kolontár (tỉnh Veszprém, cách Budapest chừng 164km về phía Tây Nam), một trong 10 bể chứa bùn đỏ khổng lồ của nhà máy sản xuất Alumin TP Ajka (trực thuộc Tập đoàn Nhôm Hungary - MAL Zrt.) đã đột ngột bị vỡ, khiến hơn 1triệu m3 bùn đỏ tràn ra ngoài. Biển bùn này tạo nên những đợt sóng rất mạnh, có chỗ cao tới 2m, cuốn trôi cả nhà cửa, cầu cống, xe cộ, gia súc... Theo các số liệu cho đến sáng 06/10, đã có 4 người chết (trong đó có hai trẻ em), 6 người đứng tuổi mất tích và chừng 120 người bị thương, trong đó có 8 người bị thương nặng. Các làng xã,thị trấn lân cận (Devecser, Somlóvásárhely, Tăskevár, Apácatorna và Kisberzseny) cũng bị ngập trong bùn đỏ, chừng 400 người phải sơ tán từ khoảng 300 ngôi nhà tới các trường học, nhà văn hóa và các cơ sở hỗ trợ gia đình ở địa phương. Bùn ngập đường ray xe lửa khiến giao thông hỏa xa bị đình trệ tại một tuyến đường: Hãng Đường sắt Quốc gia Hungary phải triệu xe buýt liên tỉnh đến thay thế. Tình trạng này được đánh giá là sẽ kéo dài nhiều tuần... hay hơn nữa…
Đây chỉ là một trong 10 hồ chứa bùn đỏ ở Hungary trong kỹ nghệ khai thác nhôm từ năm 1945 trở đi
Thành phần bùn đỏ: Oxid Sắt (III) 40 – 45%, Alumina còn sót lại 10 – 15%, Silica (SiO2) 10 -15%, Calcium oxid 6 – 10%, Titan oxid 4 – 5% và Oxid natri 5 – 6%. Ngoài ra, còn có sự hiện diện của một số kim loại độc hại như: Chromium với nồng độ 600 mg/Kg (không có trong nước uống), Arsenic (thạch tín) 110 mg/Kg (110 ngàn lần hơn mức arsenic cho phép hiện diện trong nước uống) và Thủy ngân 1,2 mg/Kg (không có trong nước uống).
Nguy hơn nữa, là nguồn phóng xạ tìm tìm thấy trong bùn đỏ trên là U238 gấp 3 lần cao hơn mức phóng xạ trung bình của hóa chất nầy hiện diện trên võ trái đất, và chất phóng xạ đồng vị Thorium232 cao hơn 4 lần.
Từ tai hoạ bùn đỏ ở Hungary, nghĩ tới bôxít Tây Nguyên
Thảm họa môi trường sau sự cố tràn hồ chứa thải bùn đỏ ở Hungary đe dọa cả châu Âu đang là mối quan tâm của dư luận Việt Nam, đặc biệt những người từng e ngại về tác động môi trường của các dự án bô xít Tây Nguyên
Theo ông Dương Văn Hòa, phó tổng giám đốc trực tiếp phụ trách dự án bôxit của TKV, thì hai nhà máy chế biến bôxit Tân Rai và Nhân Cơ mỗi năm sẽ thải ra khoảng 1.300.000m3 bùn đỏ.
Nguy cơ tổng lượng bùn đỏ cả đời dự án Tân Rai 80-90 triệu m3. Nhưng tổng dung tích của hồ chứa của dự án chỉ có 20,25 triệu m3, số bùn đỏ còn lại không biết chứa ở đâu?chắc chắn rằng sẽ chảy vòng vòng trên miền Cao Nguyên (Tây Nguyên) hoặc theo sông Đồng nai và sông Serepok về dưới hạ nguồn .Là nguồn hiểm họa tiềm tàng rất lớn gây ngu cơ hủy hoại môi trường sống và con người.
Tại Cao Bằng
Sự cố ở Cao Bằng đặt câu hỏi về an toàn khai khoáng
Đập chắn nước thải khai thác quặng sắt ở Cao Bằng bị vỡ hồi cuối tuần rồi khiến bùn đỏ tràn ngập nhà dân, gây quan ngại về môi trường.
Tin trong nước cho hay hôm thứ Sáu 05/11, đập chắn nước thải tại khu mỏ sắt của Xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng, Cao Bằng, bị vỡ.
Đây là nơi chứa nước thải sau khi tuyển quặng của nhà máy, nằm tại xã Duyệt Trung, ngay gần thị xã Cao Bằng.
Báo Việt Nam viết hàng nghìn khối bùn đất đổ xuống, trùm lấp vườn ruộng và nhà ở của người dân ở xã Duyệt Trung. Ước tính ban đầu có khoảng 50 hộ dân bị ảnh hưởng.
Báo Tuổi Trẻ môi tả "bùn quánh đặc, đỏ ngầu, dày hơn 1m, chảy từ chân đập loang rộng, vùi lấp các cánh đồng, theo dòng suối tràn vào khu dân cư".
Quan chức xí nghiệp khai thác quặng sắt được trích lời nói nguyên nhân chính là do bờ đập xây dựng một cách "tiết kiệm"., lại không được gia cố nên bị thủng.
Cho tới thứ Hai 08/11, người ta vẫn chưa xác định được thiệt hại về môi trường và sức khỏe của người dân trong vụ "bùn đỏ" này như thế nào.
Giới chuyên gia về môi trường nhận định bùn đỏ sau tuyển quặng sắt có chứa nhiều nguyên tố kim loại nặng độc hại và cần được tẩy rửa.
Thông tin về sự cố bùn đỏ ở Cao Bằng, tiếp theo sau các tin tức về thảm họa bùn đỏ ở Hungary, lại một lần nữa khiến người ta liên tưởng và lo lắng tới độ an toàn của các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên.
KẾT LUẬN
Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững hiện nay đã trở thành một vấn đề sống còn của toàn nhân loại. Cùng với phát triển kinh tế, mức sinh hoạt của người dân ngày càng được nâng cao thì lượng chất thải nguy hại cũng tăng nhanh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường và sức khoẻ con người.Chất thải nguy hại luôn là một trong những vấn đề môi trường trầm trọng nhất mà con người dù ở bất cứ đâu cũng phải tìm cách để đối phó.
Như đã tìm hiểu ở trên chúng ta nhận thấy được các mối nguy hiểm của các hóa chất độc hại có trong chất thải nguy hại, nó tác động tiềm tang gây tác động xấu đến môi trường, đến sức khỏe của cộng đồng và cả đến nền kinh tế của quốc gia nữa. Vì vậy vấn đề quản lý chất thải nguy hại là hết sức cần thiết, đòi hỏi phải có sự quan tâm đặc biệt để đối phó ngay một cách nghiêm túc, kịp thời trước khi vấn đề đã trở nên trầm trọng.
Có những thứ ô nhiễm, hậu quả của nó chưa bộc phát ngay mà có thể di hại cho hàng chục năm sau, cho những thế hệ sau... Đừng để những thế hệ mai sau của chúng ta phải gánh chịu những hậu quả khôn lường do ô nhiễm và oán trách thế hệ cha anh đi trước đã thiếu tinh thần trách nhiệm gìn giữ môi trường sống cho tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Quản lý chất thải nguy hại, PGS.TS Nguyễn Đức Khiên, NXB Xây Dựng, 2003
Giáo trình Quản lý chất thải nguy hại, Th.S Nguyễn Ngọc Châu, 2006
Chatthainguyhai.net
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sự cố nguy cơ tiếp xúc với chất thải nguy hại.docx