Đề tài Sự hình thành, phát triển và thực trạng hoạt động của sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh hiện nay
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1.1/ Thị trường chứng khoán: Sơ lược lịch sử ra đời và phát triển
1.1.2 Lịch sử ra đời
Vào giữa thế kỷ 15 ở tại những thành phố trung tâm buôn bán ở phương Tây, các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để trao đổi việc mua bán trao đổi các vật phẩm hàng hoá. Lúc đầu chỉ một nhóm nhỏ, dần dần sau đó tăng dần và hình thành một khu chợ riêng.
Cuối thế kỷ 15, để thuận tiện hơn cho việc làm ăn, khu chợ trở thành “thị trường” với việc họ thống nhất các quy ước và dần dần các quy ước được sửa đổi hoàn chỉnh thành những quy tắc có giá trị bắt buộc chung cho mọi thành viên tham gia ” thị trường”.
Phiên chợ riêng đầu tiên được diễn ra vào năm 1453 tại một lữ điếm của gia đình Vanber ở Bruges Bỉ, tại đó có một bảng hiệu hình ba túi da với một tiếng Pháp là “Bourse” tức là “mậu dịch thị trường” hay còn gọi là “Sở giao dịch”.
1.1.2 Lịch sử ra đời
Vào năm 1547, mậu dịch thị trường chuyển qua thị trấn Auvers Bỉ, ở đây thị trường phát triển rất nhanh và giữa thế kỷ 16 thiết lập một mậu dịch thị trường tại London Anh, nơi mà sau này được gọi là Sở giao dịch chứng khoán London.
Các mậu dịch thị trường khác cũng lần lượt được thành lập tại Pháp, Đức và Bắc Âu.
Quá trình các giao dịch chứng khoán diễn ra và hình thành như vậy một cách tự phát cũng tương tự ở Pháp, Hà Lan, các nước Bắc Âu, các nước Tây Âu và Bắc Mỹ.
Ở Mỹ cho đến năm 1921, khu chợ này được chuyển từ ngoài trời vào trong nhà, Sở giao dịch chứng khoán chính thức được thành lập
1.1/ Thị trường chứng khoán: Sơ lược lịch sử ra đời và phát triển
1.1.3 Quá trình phát triển
Lịch sử phát triển các thị trường chứng khoán Thế giới trải qua một sự phát triển thăng trầm lúc lên, lúc xuống :
Vào những năm 1875-1913, thị trường chứng khoán Thế giới phát triển huy hoàng cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế Thế giới lúc đó
Đến “ngày thứ năm đen tối ” tức ngày 29/10/1929 đã làm cho thị trường chứng khoán Tây, Bắc Âu và Nhật bản khủng hoảng mất lòng tin
35 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3867 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự hình thành, phát triển và thực trạng hoạt động của sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA KINH TẾLỚP: NCKT2CTB TIỂU LUẬN: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ĐỀ TÀI: SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HỒ CHÍ MINH DVHD: NGUYỄN NGỌC AN NSVTH: Lê Thị Thùy Linh Vũ Thị Hồng Hạnh Đặng THị Hoàng Yến Nguyễn Thị Thu Hương Lương Thị Xuân Nụ Nguyễn Thị Tuyết Nguyễn Thị Xoan Phạm Thị Phú Nguyễn Thị Mẽ Nguyễn Thị Hằng LỜI MỞ ĐẦU Để thực hiện đường lối công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH) đất nước, duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế bền vững và chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn cho đầu tư phát triển. Vì vậy, việc xây dựng TTCK ở VN đã trở thành nhu cầu bức xúc và cấp thiết nhằm huy động các nguồn vốn trung, dài hạn ở trong và ngoài nước vào đầu tư phát triển kinh tế thông qua chứng khoán nợ và chứng khoán vốn. Sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh là sàn giao dịch có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển kinh tế Việt Nam.Vì những lý do trên nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài này NỘI DUNG BÀI TIỂU LUẬN GỒM CHƯƠNG 1: Cơ Sở Lý Luận Chung Về Thị Trường Chứng Khoán CHƯƠNG 2: Sự Hình Thành, Phát Triển Và Thực Trạng Hoạt Động Của Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP.Hồ Chí Minh CHƯƠNG 3: Nhận Xét Và Kiến Nghị CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1.1.1 Khái niệm 1.1/ Thị trường chứng khoán: Sơ lược lịch sử ra đời và phát triển Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường tài chính mà tại đó diễn ra việc mua bán các công cụ tài chính dài hạn. 1.1/ Thị trường chứng khoán: Sơ lược lịch sử ra đời và phát triển 1.1.2 Lịch sử ra đời Vào giữa thế kỷ 15 ở tại những thành phố trung tâm buôn bán ở phương Tây, các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để trao đổi việc mua bán trao đổi các vật phẩm hàng hoá. Lúc đầu chỉ một nhóm nhỏ, dần dần sau đó tăng dần và hình thành một khu chợ riêng. Cuối thế kỷ 15, để thuận tiện hơn cho việc làm ăn, khu chợ trở thành “thị trường” với việc họ thống nhất các quy ước và dần dần các quy ước được sửa đổi hoàn chỉnh thành những quy tắc có giá trị bắt buộc chung cho mọi thành viên tham gia ” thị trường”. Phiên chợ riêng đầu tiên được diễn ra vào năm 1453 tại một lữ điếm của gia đình Vanber ở Bruges Bỉ, tại đó có một bảng hiệu hình ba túi da với một tiếng Pháp là “Bourse” tức là “mậu dịch thị trường” hay còn gọi là “Sở giao dịch”. 1.1.2 Lịch sử ra đời Vào năm 1547, mậu dịch thị trường chuyển qua thị trấn Auvers Bỉ, ở đây thị trường phát triển rất nhanh và giữa thế kỷ 16 thiết lập một mậu dịch thị trường tại London Anh, nơi mà sau này được gọi là Sở giao dịch chứng khoán London. Các mậu dịch thị trường khác cũng lần lượt được thành lập tại Pháp, Đức và Bắc Âu. Quá trình các giao dịch chứng khoán diễn ra và hình thành như vậy một cách tự phát cũng tương tự ở Pháp, Hà Lan, các nước Bắc Âu, các nước Tây Âu và Bắc Mỹ. Ở Mỹ cho đến năm 1921, khu chợ này được chuyển từ ngoài trời vào trong nhà, Sở giao dịch chứng khoán chính thức được thành lập 1.1/ Thị trường chứng khoán: Sơ lược lịch sử ra đời và phát triển 1.1.3 Quá trình phát triển Lịch sử phát triển các thị trường chứng khoán Thế giới trải qua một sự phát triển thăng trầm lúc lên, lúc xuống : Vào những năm 1875-1913, thị trường chứng khoán Thế giới phát triển huy hoàng cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế Thế giới lúc đó Đến “ngày thứ năm đen tối ” tức ngày 29/10/1929 đã làm cho thị trường chứng khoán Tây, Bắc Âu và Nhật bản khủng hoảng mất lòng tin 1.1.3 Quá trình phát triển Cho mãi tới chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, các thị trường chứng khoán cũng hồi phục dần và phát triển mạnh và rồi cho đến năm 1987 một lần nữa đã làm cho các thị trường chứng khoán.Thế giới điên đảo với “ngày thứ hai đen tối” do hệ thống thanh toán kém cỏi không đảm đương được yêu cầu của giao dịch, sụt giá chứng khoán ghê gớm, mất lòng tin và phản ứng dây chuyền mà hậu quả của nó còn nặng hơn cuộc khủng hoảng năm 1929 1.1.3 Quá trình phát triển Theo quy luật tự nhiên, sau gần hai năm mất lòng tin, thị trường chứng khoán Thế giới lại đi vào giai đoạn ổn định và phát triển đến ngày nay. Cứ mỗi lần khủng hoảng như vậy, giá chứng khoán của tất cả các thị trường chứng khoán trên Thế giới sụt kinh khủng tuy ở mỗi khu vực và mỗi nước ở những mức độ khác nhau gây ra sự ngừng trệ cho thị trường chứng khoán toàn cầu và cũng ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế mỗi nước. Cho đến nay, phần lớn các nước trên Thế giới đã có khoảng trên 160 Sở giao dịch chứng khoán phân tán khắp các châu lục 1.1.3 Quá trình phát triển Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán trên Thế giới cho thấy thời gian đầu, thị trường hình thành một cách tự phát, đối tượng tham gia chủ yếu là các nhà đầu cơ, dần dần về sau mới có sự tham gia ngày càng đông đảo của công chúng. Khi thị trường bắt đầu xuất hiện sự trục trặc và bất ổn, chính phủ buộc phải can thiệp bằng cách thành lập các cơ quan quản lý nhằm bảo vệ quyền lợi của công chúng đầu tư và sau đó dần dần hệ thống pháp lý cũng bắt đầu được ban hành. CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1.2 Thị trường chứng khoán Việt Nam Thị trường Chứng khoán Việt Nam ra đời từ khi nào?Sau nhiều năm chuẩn bị và chờ đợi , ngày 11-7-1998 Chính phủ đã ký Nghị định số 48/CP ban hành về chứng khoán và TTCK chính thức khai sinh cho Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời. Cùng ngày, Chính phủ cũng ký quyết định thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán đặt tại TP.HCM và Hà Nội. Việc chuẩn bị cho TTCKVN thực ra đã do Uỷ Ban Chứng khoán Việt Nam ra đời bằng Nghị định 75/CP ngày 28-11-1996. 1.2 Thị trường chứng khoán Việt Nam Chỉ số VN – Index:VN - Index là ký hiệu của chỉ số chứng khoán Việt Nam. VN - Index xây dựng căn cứ vào giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu được niêm yết. Với hệ thống chỉ số này, nhà đầu tư có thể đánh giá và phân tích thị trường một cách tổng quát.. Chỉ số VN -Index so sánh giá trị thị trường hiện hành với giá trị thị trường cơ sở vào ngày gốc 28-7-2000, khi thị trường chứng khoán chính thức đi vào hoạt động. Giá trị thị trường cơ sở trong công thức tính chỉ số được điều chỉnh trong các trường hợp như niêm yết mới, huỷ niêm yết và các trường hợp có thay đổi về vốn niêm yết. Công thức tính chỉ số VN - Index: Chỉ số VN -Index = (Giá trị thị trường hiện hành / Giá trị thị trường cơ sở) x 100 1.2 Thị trường chứng khoán Việt Nam Giai đoạn 2000-2005: Giai đoạn chập chững biết đi của thị trường chứng khoán Giai đoạn 2006 : Sự phát triển đột phá của TTCK Việt Nam Giai đoạn 2007: Giai đoạn thị trường chứng khoán bùng nổ Giai đoạn 2008: Cùng trong xu thế chung của nền kinh tế, TTCK Việt Nam khép lại năm 2008 với sự sụt giảm mạnh. CHƯƠNG 2: SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HỒ CHÍ MINH 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (TTGDCK TP.HCM) được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/07/1998 và chính thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000 Theo Quyết định 559/QĐ/TTg ngày 11/05/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Trung Tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, được chuyển đổi là Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (SGDCK TP.HCM). 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngày 7/1/2008, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Công ty TNHH Một thành viên cho Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) Công ty TNHH Một thành viên này có địa chỉ trụ sở chính 45-47 Bến Chương Dương, Phường Thái Bình, quận 1, Tp.HCM. Công ty có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng Tên gọi đầy đủ: Sở Giao Dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Tên giao dịch quốc tế: Hochiminh Stock Exchange. Tên viết tắt: HOSE 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Cho đến nay, SGDCK TP.HCM đã đạt những thành quả rất đáng khích lệ. Tính đến ngày 31/12/2007, toàn thị trường đã có 507 loại chứng khoán được niêm yết, trong đó có 138 cổ phiếu với tổng giá trị vốn hóa đạt 365 ngàn tỷ đồng, đặc biệt có 6 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia niêm yết; 03 chứng chỉ quỹ đầu tư với khối lượng 171,4 triệu đơn vị và 366 trái phiếu các loại. Dự kiến thời gian tới, số lượng cổ phiếu niêm yết tại SGDCK TP.HCM sẽ tăng lên rất nhiều do Chính phủ đã có chủ trương đưa cổ phiếu của một số tổng công ty lớn, các ngân hàng thương mại quốc doanh cổ phần hoá vào niêm yết trên thị trường 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Trước sự tăng trưởng của TTCK, số lượng công ty chứng khoán thành viên của SGDCK TP.HCM cũng không ngừng tăng về số lượng, quy mô và chất lượng dịch vụ. Tính đến hết ngày 31/12/2007, toàn thị trường đã có 62 công ty chứng khoán đăng ký làm thành viên của Sở với tổng số vốn đăng ký là 9.960 tỷ đồng. Các thành viên hầu hết được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh với các nghiệp vụ gồm: môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành và tư vấn đầu tư. 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Năm 2010, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) ghi dấu ấn tuổi lên 10 Trong 10 năm tới, từ nay đến năm 2020, với chiến lược, lộ trình cụ thể phát triển thị trường chứng khoán của Ủy ban chứng khoán Nhà nước, cùng với sự đồng lòng quyết tâm của Đảng, Chính phủ và các thành viên tham gia thị trường, tôi tin tưởng rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ làm tốt vai trò là kênh huy động vốn chủ đạo và hiệu quả, là thước đo sức khỏe của nền kinh tế đất nước 2.2 Thực trạng hoạt động Quy mô thị trường được mở rộng Cùng với tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước (CPH DNNN), khối lượng cổ phiếu và số lượng công ty niêm yết (CTNY) gia tăng nhanh chóng. Tính đến ngày 30/6/2009 trên Sở có 164 cổ phiếu niêm yết, 4 chứng chỉ quỹ và 68 trái phiếu công ty, chính quyền địa phương. Tốc độ tăng của các CTNY đạt trung bình là gần 50% cho 5 năm đầu tiên, hơn 200% cho năm 2006 và gần 27% cho giai đoạn 2006_2008. 2.2 Thực trạng hoạt động 6 tháng đầu năm 2009, số lượng cổ phiếu niêm yết giảm do hoạt động chuyển sàn của một số công ty không đáp ứng các tiêu chuẩn niêm yết mới. Trừ đi các công ty này, số CTNY 6 tháng đầu năm 2009 tăng 7%. khối lượng cổ phiếu tăng trung bình 80%/năm cho cả giai đoạn với hơn 6tỷ cổ phiếu niêm yết vào thời điểm cuối tháng 5/2009. Con số này đối với chứng chỉ quỹ và trái phiếu là 255triệu và 155triệu Chỉ số VN_Index ngày càng mang tính đại diện cho sức khoẻ nềm kinh tế với giá trị vốn hoá thị trường tại SGDCK Tp. HCM tính đến thời điểm hiện nay vào khoảng 287 ngàn tỷ đồng, chiếm gần 19% GDP của 2008 2.3 Thực trạng hoạt động Tính thanh khoản được cải thiện Tham gia vào giao dịch trên thị trường hiện nay là hơn 600 nghìn tài khoản của các nhà đầu tư so với 2500 vào năm 2000. Tốc độ mở tài khoản tăng trung bình 85%/năm. Với tốc độ mở tài khoản như vậy, Việt Nam đã vượt mặt nước láng giềng Thái Lan với lịch sử 30 năm phát triển thị trường chứng khoán về chỉ tiêu này. Tuy vậy, số lượng tài khoản thực tế giao dịch còn thấp, tỷ trọng nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư có tổ chức chưa cao Tính thanh khoản được cải thiện Giá trị chứng khoán bùng nổ vào năm 2007 với hơn 245000 tỷ đồng được giao dịch trong năm. Khối lượng năm sau luôn cao hơn năm trước với tốc độ bình quân đén năm 2008 là 2,34 lần. Năm 2009, khối lượng giao dịch nửa đầu năm đạt hơn 70% của năm 2008. Đo lường tính thanh khoản trên thị trường thông qua chỉ tiêu tốc độ luân chuyển bình quân, SGDCK Tp.HCM đạt 62,33%, một mức cạnh tranh so với thị trườmg các nước trong khu vực. 2.2 Thực trạng hoạt động Chất lượng dịch vụ, cơ sở hạ tầng được nâng cao SGDCK Tp.HCM luôn đề cao chất lượng cung cấp dịch vụ cho thị trường . Phương châm này thể hiện qua việc nâng cao chất lượng cung cấp thông tin thị trường qua bản tin, trang thông tin điện tử , thu ngắn thời gian thẩm định niêm yết và xem xét tư cách thành viên , tự động hoá việc nộp báo cáo tài chính của công ty niêm yết, đơn giản hoá thủ tục đấu giá… Chất lượng dịch vụ, cơ sở hạ tầng được nâng cao Có thể nói rằng SGDCK Tp.HCM là đơn vị tiên phong đấu gía cổ phần các DNNN vào năm 2005, từ đó tạo sự gắn kết sự liên thông giữa cổ phần hoá và niêm yết. Từ năm 2005 cho đến nay , Sở đã tổ chức đấu giá thành công cho 199 DN, thu được 50867 tỷ đồng. Trong số các doanh nghiệp đã đấu giá qua Sở, có 39 DN đã tiến hành niêm yết cổ phiếu để giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán. Một công tác được Sở đặc biệt chú trọng chính là phát triển hạ tầng công nghệ thông tin bởi đây chính là nền móng, bệ phóng để thị trường có thể phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Chất lượng dịch vụ, cơ sở hạ tầng được nâng cao Sở đã chủ động tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia nước ngoài để nâng cấp phần mềm giao dịch hiện tại, từ đó từng bước triển khai các điều kiện giao dịch tiên tiến. Khớp lệnh định kỳ 1 trên ngày sau đó nâng lên 3 lần trên ngày và hiện nay là kết hợp khớp lệnh định kỳ và khớp lệnh liên tục Đến nay, có 76 CTCK đã triển khai việc kết nối trực tuyến, 10 công ty đang tiến hành kết nối thử, giảm số lượng công ty còn nhập lệnh xuống 10 cty . 2.2 Thực trạng hoạt động Tăng cường vị thế,gia tăng liên kết quốc tế Việc chuyển đổi mô hình cũng giúp Sở có một vị thế tương xứng với các SGDCK khác trong khu vực và quốc tế. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình hội nhập với TTCK khu vực và thế giới của SGDCK Tp. HCM nói riêng và của việt nam nóí chung. SGDCK Tp.HCM đã ký 16 Biên bản hợp tác ghi nhớ với các SGDCK trên thế giới. Mục tiêu của các biên bản ghi nhớ này nhằm trao đổi thông tin, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo nhân lực, hỗ trợ niêm yết chéo Tăng cường vị thế,gia tăng liên kết quốc tế Một mục tiêu khác mà Sở đạt được thông qua các MOU này là gửi đi một thông điệp về một TTCK Việt Nam đang phát triển vá bắt tay với các đối tác quốc tế. SGDCK Tp.HCM trở thành thành viên của Hiệp hội các SGDCK Châu Á và Châu Đại Dương từ tháng 4/ 2008. Trong khu vực, Sở đang tham gia diễn đàn Tổng Giám Đốc cá SGDCK ASEAN và đang nghiên cứu triển khai sang kiến kết nối giao dịch, một bước triển khai trong tiến trình hội nhập thị trường tài chính mà Chính phủ các nước ASEAN đã cam kết. CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Nhận xét Trải qua chặng đường hình thành và phát triển, đồng hành cùng sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, HOSE (tiền thân là Trung tâm Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh) đã không ngừng lớn mạnh, góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của thị trường và nền kinh tế đất nước Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, nay là Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh trong chiến lược phát triển của Chính phủ, tiếp tục là nơi giao dịch các chứng khoán của các doanh nghiệp quy mô lớn trên cả nước 3.1 Nhận xét Mặc dù vai trò và hoạt động giao dịch trên HOSE có sức gây ảnh hưởng và tác động trên phạm vi cả nước, nhưng nhìn tổng thể, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn yếu, chưa có sự đóng góp tương xứng với tiềm năng phát triển và nhu cầu thực tế của xã hội Trong chương trình phát triển thị trường tài chính trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, HOSE được xác định là hạt nhân trong chiến lược phát triển tổng thể này. Trong đó thị trường chứng khoán sẽ là kênh huy động vốn hiệu quả, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh, đầu tư, tài chính trong nước CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 3.2: Kiến nghị Tạo điều kiện cho các loại hình doanh nghiệp cổ phần đủ điều kiện lên niêm yết trên SGDCK nhằm tăng nguồn cung cho thị trường. Tăng cường và phát triển hệ thống công bố thông tin nhằm đảm bảo thông tin công bố kịp thời. Giám sát việc công bố thông tin của các thành viên thị trường đảm bảo tính minh bạch, đầy đủ. Tăng cường công tác giám sát thị trường bằng việc hoàn thiện phần mềm giám sát để theo dõi, phát hiện giao dịch nội gián, thao túng, lũng đoạn thị trường. Tăng cường công tác thu thập thông tin tin đồn. 3.2: Kiến nghị Xây dựng hệ thống Công nghệ thông tin hiện đại đáp ứng yêu cầu của thị trường và theo tiêu chuẩn quốc tế Đồng thời tiếp tục triển khai và hoàn tất thực hiện việc giao dịch từ xa từ các Thành viên đến Sở, tiến tới việc giao dịch không sàn trong tương lai. Đề xuất các chính sách hợp lý để thị trường chứng khoán phát triển bền vững, thu hút mọi nguồn lực trong nước và nguồn vốn nước ngoài. Tiếp tục ký biên bản hợp tác với các SGDCK trên thế giới; Đồng thời tổ chức và thực hiện các nội dung trong các Biên bản hợp tác đã ký, đặc biệt phối hợp với các SGDCK tổ chức thực việc niêm yết chéo giữa các thị trường. 3.2: Kiến nghị Tạo điều kiện cho các loại hình doanh nghiệp cổ phần đủ điều kiện lên niêm yết trên SGDCK nhằm tăng nguồn cung cho thị trường Tăng cường và phát triển hệ thống công bố thông tin nhằm đảm bảo thông tin công bố kịp thời. Giám sát việc công bố thông tin của các thành viên thị trường đảm bảo tính minh bạch, đầy đủ. Tăng cường công tác giám sát thị trường bằng việc hoàn thiện phần mềm giám sát để theo dõi, phát hiện giao dịch nội gián, thao túng, lũng đoạn thị trường. Tăng cường công tác thu thập thông tin tin đồn. KẾT LUẬN Có thể nói, Thị trường chứng khoán là một định chế tài chính không thể thiếu được trong đời sống kinh tế của những nước theo cơ chế thị trường và nhất là những nước đang phát triển đang cần thu hút luồng vốn lớn dài hạn cho nền kinh tế quốc dân.TTCK VN sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh cùng với tăng trưởng cao của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sức hấp dẫn ngày càng tăng của các nhà đầu tư quốc tế vào Việt nam Trước những triển vọng trên, SGDCK TP.HCM trong tương lai sẽ ngày một phát triển Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Ngọc An đã giúp đỡ chúng em hoàn thành đề tài này
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- [webtailieu.net]-CK18.ppt