Tuy nhiên, cùng với sự phát triển sôi động của TTCK Việt Nam thời gian
gần đây và sự tăng lên của nguồn cung hàng hoá chứng khoán với ngày càng nhiều
doanh nghiệp niêm yết với tổng giá trị niêm yết hàng nghìn tỷ đồng, nổi lên một vấn
đề đáng lo ngại là sự không theo kịp của các CTCK về chức năng và nhiệm vụ bảo
lãnh cho khối các doanh nghiệp tham gia niêm yết. Hiện tại, có 15 CTCK với vốn
điều lệ tổng cộng 1.000 tỷ đồng. Theo Nghị định số 144/2003/NĐ-CP và Thông tƣ
75/2004 – TT-BTC hƣớng dẫn phát hành trái phiếu ra công chúng, thì tổ chức bảo
lãnh chỉ thực hiện phƣơng thức hoạt động bảo lãnh với cam kết tối đa gần giống với
phƣơng thức đại lý và chỉ đƣợc phép bảo lãnh cho một đợt phát hành với tổng giá trị
trái phiếu không vƣợt quá 30% vốn tự có. Nhƣ vậy, tổng số vốn hiện tại của 15
CTCK (1.000 tỷ) chỉ có thể bảo lãnh cho một đợt phát hành cổ phiếu có tổng giá trị
300 tỷ đồng. Rõ ràng, năng lực tài chính của các CTCK hiện tại là rất thấp, dù có
liên kết vốn lại, cũng không đủ bảo lãnh cho một đợt phát hành của một công ty.
Với chiều hƣớng cũng nhƣ tốc độ phát triển của các loại hàng hoá trên thị trƣờng
chứng khoán nhƣ hiện tại, thì các CTCK đã tụt lại sau các công ty niêm yết khá xa.
103 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 1966 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự tham gia của các ngân hàng thương mại trong tiến trình xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế Việt Nam tăng trƣởng ấn tƣợng liên tục trong những năm gần
đây đã tạo nền tảng tốt để thúc đẩy phát triển thị trƣờng tài chính bao gồm thị
trƣờng vốn và thị trƣờng tiền tệ, tạo điều kiện cho làn sóng đầu tƣ vào Việt nam gia
tăng. Nhiều luồng vốn đầu tƣ trực tiếp và gián tiếp lớn thông qua các kênh khác
nhau đã và đang chuẩn bị đổ vào nƣớc ta đầu tƣ vào các lĩnh vực có triển vọng lớn
đặc biệt là tài chính-ngân hàng. Nhƣ đã phân tích ở các chƣơng trƣớc, các NHTM
có mối quan hệ mật thiết với TTCK, sự phát triển của TTCK phụ thuộc rất nhiều
vào sự hoàn thiện của hệ thống NHTM. Chính vì vậy, để xây dựng một TTCK phát
triển mạnh mẽ thì cần phải có một hệ thống NHTM vững chắc và hiệu quả.
1. Định hƣớng phát triển các NHTM đến năm 2010.
Đóng vai trò là trung gian tài chính lớn nhất thực hiện việc di chuyển vốn
giữa các chủ thể tạm thời có vốn nhàn rỗi tới những chủ thể thiếu vốn và cần vốn
cho đầu tƣ sinh lời, hiệu quả hoạt động của các NHTM không chỉ ảnh hƣởng quan
trọng đến sự phát triển của thị trƣờng tài chính mà còn có tác động tích cực đến sự
phát triển của nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa, trong bối cảnh tự do hoá thƣơng mại
và hội nhập kinh tế đang vận động mạnh mẽ theo xu hƣớng toàn cầu hoá mà Việt
Nam không nằm ngoài tiến trình khách quan này, tƣơng lai sẽ có thêm nhiều tổ
chức tài chính nƣớc ngoài lớn đầu tƣ vào Việt Nam càng làm môi trƣờng cạnh tranh
thêm gay gắt. Đứng trƣớc những yêu cầu và thách thức đó, các NHTM cần đƣợc
xây dựng lớn mạnh hơn về năng lực tài chính, về công nghệ, đạt trình độ tiên tiến
của các NHTM trong khu vực.
Vì vậy, trong kế hoạch tổng thể phát triển ngành ngân hàng giai đoạn 2006-
2010
44
, Đảng và Nhà nƣớc ta đã xác định mục tiêu phát triển các NHTM tập trung
trƣớc hết vào việc tăng cƣờng năng lực thể chế của các NHTM, cơ cấu lại toàn diện
về tổ chức và hoạt động của các ngân hàng này. Sắp xếp lại tổ chức bộ máy của các
NHTM từ hội sở đến chi nhánh theo hƣớng nâng cao hiệu quả kinh tế và phù hợp
43
44
Chương 3 - Một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các NHTM trong tiến trình XD&PT TTCK ở Việt
Nam
Sự tham gia của các NHTM trong tiến trình xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam
- 76 -
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và thông lệ quốc tế. Mở rộng quan hệ đại lý, hợp
tác kinh doanh, phát triển sản phẩm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ với các tổ
chức tài chính nƣớc ngoài. Mở rộng quy mô hoạt động đi đôi với tăng cƣờng năng
lực tự kiểm tra, quản lý rủi ro, bảo đảm an toàn và hiệu quả kinh doanh. Phát triển
các hệ thống quản lý của NHTM phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế và
điều kiện Việt Nam.
Bên cạnh đó, tăng cƣờng năng lực tài chính của các NHTM cũng là mục tiêu
hết sức quan trọng. Các NHTM cần tăng quy mô vốn điều lệ, tài sản có đi đôi với
nâng cao chất lƣợng và khả năng sinh lời của tài sản có, đồng thời, xử lý dứt điểm
nợ tồn đọng và làm sạch bảng cân đối của các NHTMNN. Tăng vốn tự có của các
NHTM từ nguồn lợi nhuận để lại; phát hành cổ phiếu, trái phiếu, sáp nhập; hợp
nhất; mua lại. Các NHTMCP yếu kém và có khả năng gây rủi ro lớn cho hệ thống
ngân hàng sẽ đƣợc xử lý kể cả bằng các biện pháp giải thế, phá sản. Bảo đảm duy trì
mức vốn tự có của các NHTM phù hợp với quy mô tài sản có trên cơ sở thực hiện tỷ
lệ an toàn vốn tối thiểu 8% trong trung hạn và 10% trong dài hạn. Trong thời gian
tới, các NHTMNN sẽ từng bƣớc đƣợc cổ phần hoá theo nguyên tắc thận trọng, bảo
đảm ổn định kinh tế- xã hội và an toàn hệ thống ngân hàng. Nhà nƣớc cho phép các
nhà đầu tƣ nƣớc ngoài mua cổ phiếu, tham gia quản trị, điều hành NHTM Việt
Nam. Cuối cùng, cơ chế quản lý đối với các NHTMNN và các NHTMCP đƣợc đổi
mới căn bản cho phép các NHTMCP đƣợc tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt
động kinh doanh trong khuôn khổ pháp lý minh bạch, công khai, bình đẳng.
Có thể thấy những mục tiêu trên có tác động rất lớn đến việc thúc đẩy sự
tham gia của các NHTM trên TTCK. TTCK là thị trƣờng mà ở đó các giao dịch
thực hiện chủ yếu thông qua hệ thống máy tính nên rất đòi hỏi phải có những công
nghệ hiện đại, thống nhất, có nhƣ vậy, hoạt động của thị trƣờng mới thông suốt,
nhanh chóng và hiệu quả. Phát triển NHTM cả về số lƣợng, quy mô, áp dụng công
nghệ hiện đại, tiên tiến sẽ góp phần nâng cao khả năng cung cấp và hoàn thiện chất
lƣợng những dịch vụ mà các NHTM cung cấp trên TTCK. Bên cạnh đó, nhờ tăng
cƣờng tiềm lực tài chính các NHTM sẽ không chỉ có khả năng mở rộng hơn nữa
phạm vi đang hoạt động của mình trên TTCK mà còn thực hiện thêm nhiều nghiệp
Chương 3 - Một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các NHTM trong tiến trình XD&PT TTCK ở Việt
Nam
Sự tham gia của các NHTM trong tiến trình xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam
- 77 -
vụ mới giúp TTCK vận hành linh hoạt và hiệu quả. Hơn nữa, trong tƣơng lai gần
khi một loạt các doanh nghiệp lớn trong đó có các NHTMNN đƣợc cổ phần hoá,
nguồn cung hàng hoá trên TTCK sẽ dồi dào hơn gấp nhiều lần. Điều này sẽ tăng
đáng kể quy mô của thị trƣờng và thu hút đông đảo giới đầu tƣ cá nhân và tổ chức,
trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài.
Trong bối cảnh Việt Nam sắp gia nhập WTO, song song với việc phát triển
hệ thống ngân hàng, các cơ quan chức năng cũng đang tích cực chuẩn bị những điều
kiện cần thiết để xây dựng và hoàn thiện TTCK nhằm đƣa TTCK Việt Nam chủ
động tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nâng dần vị thế của Việt Nam
trên thị trƣờng quốc tế.
2. Định hƣớng phát triển thị trƣờng chứng khoán Việt Nam đến năm
2010
Là một bộ phận cấu thành của thị trƣờng tài chính và gắn bó chặt chẽ với hệ
thống ngân hàng, hoàn thiện và phát triển TTCK là bƣớc quan trọng để hoàn thiện
cấu trúc của thị trƣờng tài chính, góp phần tích tụ, tập trung và phân phối vốn một
cách hiện quả, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nƣớc.
Vì vậy, mục tiêu của chiến lƣợc phát triển TTCK từ nay đến năm 201045 là
mở rộng và hoàn thiện TTCK đồng bộ, bao gồm thị trƣờng sơ cấp và thị trƣờng thứ
cấp, thị trƣờng tập trung và thị trƣờng giao dịch qua quầy, thị trƣờng giao ngay và
thị trƣờng kỳ hạn. TTCK phải là một kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng của
nền kinh tế. Phấn đấu đến năm 2010 tổng giá trị vốn hoá của TTCK có tổ chức đạt
10-15% GDP. Mặt khác, TTCK phải là công cụ đắc lực để nền kinh tế Việt Nam
từng bƣớc hội nhập khu vực và quốc tế, khai thác tối đa các tác động tích cực trong
việc huy động vốn trong và ngoài nƣớc. Thị trƣờng này đƣợc vận hành theo cơ chế
thị trƣờng có sự quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc trên nguyên tắc đảm bảo sự phát triển
lành mạnh, ổn định và bình đẳng giữa các chủ thể tham gia thị trƣờng.
Để thực hiện các mục tiêu đó, trên cơ sở hoạt động của hai TTGDCK, từng
bƣớc xây dựng TTGDCK TP. HCM thành SGDCK với hệ thống giao dịch, hệ thống
giám sát và công bố thông tin thị trƣờng hiện đại và hiệu quả; bên cạnh đó, chuẩn bị
45 Quyết định số 898/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ngày 20/2/2006
Chương 3 - Một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các NHTM trong tiến trình XD&PT TTCK ở Việt
Nam
Sự tham gia của các NHTM trong tiến trình xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam
- 78 -
mọi điều kiện để Sàn giao dịch chứng khoán OTC tại Hà Nội sau năm 2010 sẽ
chuyển thành TTGDCK phi tập trung với quy mô lớn hơn. Ngay từ trong quá trình
xây dựng, cần lƣu ý vấn đề hội nhập của SGDCK với Sở giao dịch của các nƣớc
trong khu vực và trên thế giới. Đây là tiền đề, là cơ sở cho hoạt động huy động vốn
trên thị trƣờng quốc tế.
Ngoài ra, trong định hƣớng xây dựng TTCK Việt Nam đến năm 2010, việc
phát triển các định chế tài chính trung gian cho TTCK cũng rất đƣợc quan tâm. Các
công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tƣ chứng khoán đƣợc khuyến khích
mở rộng về số lƣợng, quy mô, phạm vi hoạt động và nâng cao chất lƣợng dịch vụ
cung cấp. Cần thiết phải thành lập các công ty định mức tín nhiệm để đánh giá, xếp
loại rủi ro các loại chứng khoán niêm yết và định mức tín nhiệm của các doanh
nghiệp Việt Nam nhằm tăng cƣờng độ minh bạch về tài chính của các doanh
nghiệp.
Cuối cùng, tăng số lƣợng các nhà đầu tƣ có tổ chức và nhà đầu tƣ cá nhân là
yếu tố không thể thiếu của quá trình phát triển TTCK. Hệ thống các nhà đầu tƣ có tổ
chức bao gồm các NHTM, các CTCK, các công ty tài chính, các công ty bảo hiểm,
các quỹ đầu tƣ…đƣợc chú trọng thiết lập. Các tổ chức này sẽ đƣợc tạo điều kiện
thuận lợi để tham gia thị trƣờng với vai trò là các nhà đầu tƣ chứng khoán chuyên
nghiệp và thực hiện chức năng của các nhà tạo lập thị trƣờng. Các nhà quản lý cũng
quan tâm đến việc mở rộng và phát triển các quỹ đầu tƣ chứng khoán nhằm thu hút
sự tham gia của cá nhà đầu tƣ nhỏ, nhà đầu tƣ cá nhân vào TTCK thông qua góp
vốn vào các quỹ này.
Nhƣ vậy, các NHTM trong chiến lƣợc phát triển TTCK Việt Nam đƣợc
khẳng định là những định chế trung gian quan trọng có vai trò tích cực trong việc
kết nối các chủ thể tham gia trên TTCK, tạo điều kiện cho thị trƣờng vận hành
thông suốt và thuận lợi. Ngoài ra, các NHTM còn đóng vai trò là những nhà đầu tƣ
có tổ chức và thực hiện chức năng nhà tạo lập thị trƣờng trên TTCK qua đó góp
phần phát triển và hoàn thiện TTCK.
Tóm lại, trong cả chiến lƣợc phát triển NHTM và định hƣớng phát triển
TTCK, sự tham gia của NHTM trên TTCK đều đƣợc đánh giá cao bởi những hiệu
Chương 3 - Một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các NHTM trong tiến trình XD&PT TTCK ở Việt
Nam
Sự tham gia của các NHTM trong tiến trình xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam
- 79 -
quả tích cực mà hoạt động của các ngân hàng mang lại cho TTCK từ khi thị trƣờng
này thành lập cho đến nay. Vì vậy, cùng với sự phát triển ngày càng năng động của
nền kinh tế đất nƣớc và ngày Việt Nam gia nhập WTO không còn xa, việc thúc đẩy
sự tham gia của các NHTM trong tiến trình xây dựng và phát triển TTCK ở Việt
Nam càng trở nên cần thiết.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA CỦA CÁC NHTM
TRONG TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TTCK Ở VIỆT NAM
TTCK Việt Nam dù đƣợc nhiều chuyên gia nƣớc ngoài đánh giá là nhiều
tiềm năng và triển vọng nhƣng chỉ với thời gian 6 năm hình thành và phát triển đến
nay, TTCK vẫn còn quá nhỏ bé và chƣa thực sự trở thành kênh huy động vốn hữu
hiệu cho nền kinh tế. Sự tham gia của các NHTM trên TTCK bƣớc đầu đã có những
kết quả tích cực nhƣng quy mô hoạt động còn nhỏ hẹp, dịch vụ cung cấp còn đơn
giản và chất lƣợng dịch vụ chƣa hoàn thiện. Việc thúc đẩy sự tham gia của các
NHTM trên TTCK không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển TTCK mà
qua đó còn nâng cao và hoàn thiện hệ thống các NHTM. Trong khuôn khổ của khoá
luận, ngƣời viết xin đề xuất một số hƣớng giải pháp bao gồm nhóm các giải pháp vĩ
mô và giải pháp vi mô theo đó tăng cƣờng thúc đẩy các NHTM tham gia tích cực
hơn nữa trong tiến trình xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam.
1. Giải pháp vĩ mô
Nhóm các giải pháp vĩ mô đƣợc đề xuất xoay quanh các hƣớng giải pháp cải
cách hệ thống ngân hàng và phát triển TTCK ở Việt Nam. Cụ thể:
1.1. Tiếp tục thực hiện cải cách hệ thống ngân hàng thương mại
Sau 5 năm chấn chỉnh, củng cố NHTMCP và 3 năm tái cơ cấu NHTMNN,
các NHTM Việt Nam đã đạt đƣợc những kết quả bƣớc đầu đáng ghi nhận. Quy mô
vốn điều lệ của các NHTM ngày càng lớn. Đến nay, khối NHTMNN đã đƣợc Nhà
nƣớc cấp vốn bổ sung nâng tổng vốn tự có của các NHTMNN lên đến 25.000 tỷ
đồng46. Các NHTMCP cũng liên tục bổ sung vốn. Nhiều NHTMCP hiện nay đã đạt
hoặc vƣợt ngƣỡng 1.000 tỷ đồng vốn điều lệ nhƣ Sacombank, Techcombank,
46
Chương 3 - Một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các NHTM trong tiến trình XD&PT TTCK ở Việt
Nam
Sự tham gia của các NHTM trong tiến trình xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam
- 80 -
ACB…Một số NHTMCP vẫn tiếp tục có kế hoạch tăng vốn thông qua việc phát
hành cổ phiếu và trái phiếu ra TTCK. Bên cạnh đó, dịch vụ mà các NHTM cung cấp
cho khách hàng cũng ngày một đa dạng. Nhiều công nghệ mới đã đƣợc áp dụng
nâng cao khả năng hoạt động của ngân hàng và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị
trƣờng. Đây thực sự là những thành tích khả quan đáng ghi nhận.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đó, hệ thống NHTM nƣớc ta vẫn
còn bộc lộ nhiều yếu kém cả về năng lực tài chính, quy mô hoạt động và trình độ
công nghệ.
Trƣớc hết, vốn tự có của các NHTM còn nhỏ so với các ngân hàng trung
bình của khu vực, dƣ nợ tín dụng mới đạt xấp xỉ 55% GDP, thấp hơn nhiều so với
mức trên 80% của các nƣớc trong khu vực. Bình quân, mức vốn tự có của các
NHTMNN khoảng từ 200 đến 250 triệu USD, chỉ bằng một ngân hàng cỡ trung
bình trong khu vực, còn các NHTMCP có mức vốn điều lệ bình quân chỉ khoảng từ
200 đến 300 tỷ đồng47. Một điểm yếu khác của hệ thống NHTM Việt Nam là chất
lƣợng hoạt động. Điều này sẽ là một thách thức lớn khi thời điểm các ngân hàng
nƣớc ngoài đƣợc tự do kinh doanh tại Việt Nam đã đến gần. Trong khi điểm mạnh
của các ngân hàng nƣớc ngoài là dịch vụ thì các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
vẫn xoay quanh các sản phẩm truyền thống nhƣ: tín dụng, bảo lãnh thanh toán. Một
số dịch vụ mới ra đời nhƣng vẫn ở mức nhỏ bé, chiếm tỷ trọng thấp trong tổng
doanh thu. Mặt khác với điều kiện hạ tầng kỹ thuật nhƣ hiện nay, sẽ rất khó có các
NH nội địa cạnh tranh đƣợc với NH nƣớc ngoài về mặt công nghệ. Tình trạng nợ
xấu và tỷ lệ an toàn vốn trung bình của các NHTM thấp hơn tỷ lệ này của thế giới
luôn là những vấn đề bức xúc cần đƣợc quan tâm giải quyết triệt để.
Trƣớc những tồn tại, yếu kém trên của các NHTM, việc cải cách hệ thống
NHTM cần thiết phải đƣợc tiếp tục và đẩy mạnh hơn nữa. Cải cách hệ thống
NHTM song song với việc tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy các NHTM hoạt động
tích cực trên TTCK.
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách về ngân hàng.
Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách và các văn bản pháp quy phù
47
Chương 3 - Một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các NHTM trong tiến trình XD&PT TTCK ở Việt
Nam
Sự tham gia của các NHTM trong tiến trình xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam
- 81 -
hợp với lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế về lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, trƣớc
hết là những hiệp định đã ký kết. Đồng thời, tiếp tục sửa đổi Luật NHNN và Luật
các TCTD và các văn bản hƣớng dẫn kèm theo, tập trung vào các vấn đề chủ yếu
sau đây:
Nâng cao vị thế và tính độc lập, tự chủ của các NHTM trong hoạt động sản
xuất kinh doanh. Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng theo nguyên
tắc thị trƣờng, tách bạch hoàn toàn tín dụng chính sách ra khỏi các NHTM,
nâng cao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các NHTM trong hoạt
động kinh doanh của mình.
Cải cách hệ thống kế toán ngân hàng, hệ thống giám sát ngân hàng phù hợp
với nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế. Hoàn thiện các cơ chế, chính sách và quy
định về thanh toán bằng tiền mặt và không dùng tiền mặt nhằm mở rộng các
hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Hoàn thiện hệ thống chính sách và quy định theo các cam kết mở cửa thị
trƣờng, đặc biệt các quy định liên quan đến các hình thức tiếp cận thị trƣờng
trong nƣớc của các TCTD nƣớc ngoài. Tạo điều kiện thuận lợi cho các
TCTD trong nƣớc mở rộng hoạt động ra thị trƣờng nƣớc ngoài thông qua các
hình thức cung cấp dịch vụ trong khuôn khổ WTO, đặc biệt là hiện diện
thƣơng mại và cung cấp qua biên giới.
Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy định về các nghiệp vụ và dịch vụ ngân
hàng mới (quản lý danh mục đầu tƣ, các dịch vụ uỷ thác, các sản phẩm phái
sinh…). Tạo khuôn khổ pháp lý khuyến khích các NHTM tham gia hoạt
động chứng khoán cũng nhƣ cung cấp các dịch vụ liên quan trên TTCK.
Các nguồn Luật đƣợc bổ sung và hoàn thiện sẽ là khuôn khổ pháp lý đảm
bảo cho hoạt động của các NHTM đi đúng định hƣớng phát triển do Đảng và Nhà
nƣớc đề ra, đồng thời khuyến khích các NHTM tham gia sâu rộng hơn nữa vào nền
kinh tế nói chung và TTCK nói riêng.
Thứ hai, cổ phần hoá các NHTMNN trong thời gian tới nhằm đổi mới
phƣơng thức tạo vốn, thay đổi phƣơng thức quản lý điều hành, áp dụng các công
nghệ hiện đại của thế giới, ứng dụng phong phú các sản phẩm dịch vụ ngân hàng
Chương 3 - Một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các NHTM trong tiến trình XD&PT TTCK ở Việt
Nam
Sự tham gia của các NHTM trong tiến trình xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam
- 82 -
của các nƣớc tiên tiến, góp phần lành mạnh hoá và minh bạch hoá tình hình tài
chính của các NHTM.
Sau cổ phần hoá, các NHTMNN, thay vì thụ động chờ nguồn vốn cấp từ Nhà
nƣớc mỗi năm, sẽ thực hiện phát hành cổ phiếu trên TTCK để huy động vốn.
Phƣơng thức huy động vốn này tạo thuận lợi cho các NHTM trong việc chủ động
tìm kiếm nguồn vốn trung và dài hạn với chi phí thấp đầu tƣ cho các hoạt động kinh
doanh và nâng cao tiềm lực tài chính của mình. Mặt khác, việc các NHTM này huy
động vốn thông qua phát hành cổ phiếu và trái phiếu trên TTCK cũng góp phần
tăng cung hàng hoá quan trọng cho TTCK. Giới đầu tƣ trên TTCK Việt Nam luôn
dành rất nhiều sự quan tâm cho cổ phiếu của các NHTM. Thiết nghĩ, khi một loạt
các NHTMNN nhà nƣớc đƣợc cổ phần hoá, số lƣợng hàng hoá chứng khoán sẽ tăng
gấp nhiều lần và hoạt động giao dịch trên TTCK sẽ càng sôi động và nhộn nhịp hơn.
Ngoài ra, các NHTMNN là những ngân hàng lớn, hoạt động rộng khắp trên
cả nƣớc và rất có uy tín trên thị trƣờng. Vì vậy, các ngân hàng này luôn là điểm
ngắm của các nhà đầu tƣ, đặc biệt là các tổ chức tài chính nƣớc ngoài. Cùng với sự
tham gia của những đối tác chiến lƣợc là các tổ chức tài chính nƣớc ngoài nhiều
kinh nghiệm trong hội đồng quản trị, các NHTM trong nƣớc sẽ đƣợc tiếp cận với
phƣơng thức điều hành quản trị doanh nghiệp tiên tiến, theo chuẩn mực quốc tế và
áp dụng các công nghệ ngân hàng hiện đại của thế giới, đồng thời, đa dạng hoá
những dịch vụ ngân hàng, cung cấp những dịch vụ mới thuận tiện hơn và đáp ứng
tốt hơn nhu cầu của thị trƣờng. Một mặt, điều này góp phần cải cách và hoàn thiện
hoạt động của các NHTM. Mặt khác, với những lợi thế về vốn và công nghệ do nhà
đầu tƣ nƣớc ngoài mang lại, các NHTM sẽ càng có nhiều khả năng và điều kiện tốt
để tham gia mạnh mẽ trên TTCK.
Thứ ba, tiến hành nghiệp vụ chứng khoán hoá tại các NHTM. Chứng khoán
hoá là một trong những nghiệp vụ khá phổ biến của trong hoạt động tài chính- tiền
tệ trên thế giới, đặc biệt ở các nƣớc có nền kinh tế phát triển cao. Chứng khoán hoá
đƣợc thực hiện trên cơ sở chuyển hoá các tài sản sinh lời, nhƣ các khoản cho vay
mua nhà thế chấp hoặc cho vay tiêu dùng của các NHTM thành các “hàng hoá” có
thể mua bán đƣợc trên TTCK. Đây là một phƣơng pháp huy động vốn nhanh chóng
Chương 3 - Một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các NHTM trong tiến trình XD&PT TTCK ở Việt
Nam
Sự tham gia của các NHTM trong tiến trình xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam
- 83 -
và hiệu quả cho các ngân hàng. Tại Mỹ, qua phƣơng thức huy động vốn này, hàng
năm, ngƣời ta có thể huy động đƣợc hàng trăm tỷ USD. Tại một số nƣớc khác nhƣ
Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaixia, Singapore… kỹ thuật chứng khoán hoá ngày càng
đƣợc coi trọng.
Khi NHTM cung cấp tín dụng cho khách hàng trong một khoảng thời gian
dài, vốn của ngân hàng sẽ bị ứ đọng, hiệu quả sử dụng vốn vì thế mà giảm đi. Với
nghiệp vụ chứng khoán hoá, các NHTM sẽ xác định và lập ra một nhóm các tài sản
sinh lời nhƣ đã nói ở trên. Sau đó, NHTM sẽ bán các tài sản này cho trung gian
chứng khoán hoá là công ty con do NHTM thành lập hoặc là công ty tài chính hoạt
động độc lập với ngân hàng với mức giá chiết khấu. Ngân hàng thu đƣợc vốn sớm
để tiếp tục đáp ứng cho các hoạt động khác của mình. Còn các trung gian chứng
khoán hoá sẽ đánh giá và phân loại các tài sản này đồng thời phát hành các chứng
khoán dựa trên các tài sản đó và bán trên TTCK. Khi các tài sản này đƣợc thanh
toán, các trung gian chứng khoán hoá sẽ chuyển khoản thanh toán này sang cho
những ngƣời sở hữu những chứng khoán trên.
Đầu tƣ thông qua hoạt động chứng khoán hoá giúp ngân hàng hạn chế rủi ro
và giảm thiểu các chi phí đối với việc giám sát các khoản cho vay. Chứng khoán
hoá cũng giúp NHTM tạo ra các tài sản có tính thanh khoản cao trên cơ sở những
tài sản kém thanh khoản, tạo cho ngân hàng một nguồn vốn mới từ các khoản cho
vay của mình. Đặc biệt, đối với Việt Nam nghiệp vụ chứng khoán hoá không chỉ
mang lại lợi ích cho các NHTM khi nhu cầu huy động vốn ngày càng lớn mà còn
góp phần tạo cung hàng hoá cho TTCK, thúc đẩy thị trƣờng này phát triển.
Thứ tư, xây dựng và phát triển một số NHTM theo mô hình tập đoàn kinh tế
đa năng ngân hàng, bảo hiểm, đầu tƣ, môi giới và kinh doanh chứng khoán, kinh
doanh bất động sản, quản lý tài sản…trên cơ sở lựa chọn một số NHTM có quy mô
lớn, đầu tƣ công nghệ hiện đại, có mạng lƣới hoạt động rộng khắp, mối quan hệ
khách hàng truyền thống mật thiết, đặc biệt là có uy tín cao trên thƣơng trƣờng. Khi
đã hình thành các tập đoàn tài chính, vai trò của các NHTM trên TTCK sẽ càng
đƣợc nâng cao với những nghiệp vụ kinh doanh đa dạng và hoàn thiện. Hiện nay,
một số NHTM nhƣ Vietcombank, BIDV, VIB Bank, Sacombank…đã thực hiện mở
Chương 3 - Một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các NHTM trong tiến trình XD&PT TTCK ở Việt
Nam
Sự tham gia của các NHTM trong tiến trình xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam
- 84 -
rộng mạng lƣới, phát triển sản phẩm dịch vụ và đa dạng hoá các ngành nghề kinh
doanh thông qua các công ty trực thuộc và trở thành các ngân hàng đa năng. Hoạt
động theo hƣớng ngân hàng đa năng không những giúp các NHTM lớn mạnh hơn,
tham gia tích cực vào nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau và tăng thu nhập mà còn
giúp khách hàng của họ tiết kiệm thời gian và chi phí nhƣng vẫn đƣợc thoả mãn
những nhu cầu khác nhau tại cùng một địa điểm. Nhiều ngân hàng đã vƣơn ra thị
trƣờng nƣớc ngoài, thành lập các ngân hàng liên doanh ở nƣớc đối tác. Vào thời
điểm này, phấn đấu trở thành một tập đoàn tài chính mạnh là quá sức đối với hầu
hết các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, trong tƣơng lai, xu hƣớng này sẽ là tất yếu.
1.2. Phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
Để thúc đẩy hoạt động của các NHTM trên TTCK, không những tiếp tục
thực hiện cải cách các NHTM nhằm xây dựng một hệ thống NHTM hoàn thiện và
vững mạnh, mà song song với nó, cần phát triển TTCK để tạo môi trƣờng hoạt động
thuận lợi cho các ngân hàng và đƣa TTCK từng bƣớc ổn định, trở thành kênh huy
động vốn đầu tƣ trung và dài hạn chủ lực cho nền kinh tế một cách có hiệu quả. Cụ
thể:
Thứ nhất, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật. Luật Chứng khoán đã đƣợc Quốc
hội thông qua và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2007. Bên cạnh đó, Luật Đầu tƣ, Luật
Doanh nghiệp mới đƣợc ban hành trong năm 2006 nhƣng chƣa thể đi vào vận hành
vì thiếu hệ thống nghị định, thông tƣ hƣớng dẫn. Luật không quy định đƣợc vấn đề
chi tiết nên phải chờ các văn bản hƣớng dẫn của các bộ, ban, ngành. Do vậy các cơ
quan Chính phủ cần khẩn trƣơng xây dựng các văn bản hƣớng dẫn thị hành nhằm
đƣa các Luật này sớm đi vào thực tiễn cuộc sống. Thực hiện rà soát, bổ sung các
văn bản pháp luật, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan trong việc hoàn
thiện các văn bản pháp luật để giảm thiểu sự mâu thuẫn và chồng chéo. Ƣu tiên tạo
lập cơ sở pháp lý cho việc hoàn thiện các chuẩn mực quản lý, giám sát và tổ chức hệ
thống gián sát mạnh, phù hợp với thông lệ quốc tế; đồng thời chú trọng các quy
định về sự tham gia của các bên nƣớc ngoài vào TTCK cần sớm đƣợc hoàn chỉnh.
Khi Luật Chứng khoán chính thức có hiệu lực, phạm vi hoạt động của các
NHTM không chỉ bó hẹp ở phát hành cổ phiếu và trái phiếu để huy động vốn mà có
Chương 3 - Một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các NHTM trong tiến trình XD&PT TTCK ở Việt
Nam
Sự tham gia của các NHTM trong tiến trình xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam
- 85 -
thể trực tiếp tham gia bảo lãnh phát hành cho trái phiếu Chính phủ. Ngoài ra, tỷ lệ
nắm giữ cổ phần của các tổ chức đầu tƣ nƣớc ngoài trong các NHTM rất quan
trọng. Sự thay đổi về tỷ lệ này trên thực tế có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động giao
dịch chứng khoán của các NHTM trên TTCK, đặc biệt là trên thị trƣờng OTC.
Thứ hai, thực hiện minh bạch thông tin. Xét về quy mô và tốc độ phát triển,
thị trƣờng chứng khoán Việt Nam hiện nay chƣa đáp ứng nhu cầu phát triển của nền
kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Số lƣợng và chất lƣợng
các thông tin tài chính còn thiếu và yếu. Mặc dù Luật Chứng khoán sắp có hiệu lực,
đối tƣợng công ty đại chúng đƣợc mở rộng nhƣng chất lƣợng kiểm toán báo cáo tài
chính, chất lƣợng quản trị công ty đại chúng vẫn còn nhiều bất cập. Do vẫn có sự
khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài
còn e dè khi đọc các báo cáo tài chính do các công ty kiểm toán trong nƣớc thực
hiện. Việc phát triển và mở rộng quy mô của thị trƣờng trái phiếu vẫn còn gặp nhiều
khó khăn. Dịch vụ định mức tín nhiệm và thống kê dữ liệu ngành hầu nhƣ không
có. Để TTCK phát triển thì thực hiện minh bạch hoá, khai thông kênh thông tin đối
với giới đầu tƣ là rất cần thiết. Khuyến khích các công ty định mức tín nhiệm có uy
tín nhƣ Standard & Poor’s, Moody thành lập chi nhánh tại Việt Nam.
Thứ ba, phát triển thị trường sơ cấp. Thị trƣờng sơ cấp là nơi các doanh
nghiệp cổ phần thực hiện phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng nhằm mục
đích huy động vốn. Để phát triển thị trƣờng này, cần thiết phải mở rộng các hình
thức bán cổ phiếu lần đầu thông qua việc khuyến khích các DNNN tiến hành cổ
phần hoá và các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tiến hành chuyển đổi thành
công ty cổ phần, thúc đẩy chính sách gắn cổ phần hoá DNNN với phát triển TTCK.
Thực hiện niêm yết các DNNN có đủ điều kiện trên TTCK để tạo nguồn cung cho
thị trƣờng. Trong năm tới, sẽ có khoảng 600 DNNN tiến hành cổ phần hoá, gồm
một số tổng công ty, NHTM, doanh nghiệp hoạt động công ích. Cũng trong năm tới,
dự kiến có thêm 100 DNNN đã cổ phần hoá tham gia niêm yết trên sàn Hà Nội và
TP. HCM. Đây sẽ là nguồn hàng có chất lƣợng cao do các doanh nghiệp đều có quy
mô lớn và hoạt động hiệu quả. Thị trƣờng sơ cấp phát triển sẽ tạo điều kiện cho các
Chương 3 - Một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các NHTM trong tiến trình XD&PT TTCK ở Việt
Nam
Sự tham gia của các NHTM trong tiến trình xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam
- 86 -
NHTM mở rộng hoạt động của mình trên thị trƣờng này nhƣ cung cấp các dịch vụ
đại lý và bảo lãnh phát hành.
Thứ tư, đẩy mạnh thị trường OTC với nòng cốt là hoạt động của các NHTM
và CTCK. Trong nhiều năm qua, hoạt động giao dịch cổ phiếu trên thị trƣờng tự do
của các công ty chƣa niêm yết rất rầm rộ, bởi ƣu điểm là dễ dàng giao dịch, thuận
tiện trong việc thỏa thuận mua bán. Tuy nhiên, độ tin cậy của thị trƣờng không cao
và giao dịch của ngƣời bán và ngƣời mua khó gặp nhau. Năm 2005, hoạt động của
thị trƣờng này đã đƣợc một số CTCK bao gồm cả CTCK của các NHTM đảm nhận
và làm đầu mối trung gian cho một số giao dịch chứng khoán trên thị trƣờng tự do.
Tuy nhiên, để quản lý tốt thị trƣờng này, cơ quan quản lý nên tạo ra hành lang pháp
lý rõ ràng để cho các CTCK yên tâm đứng ra làm trung gian cho các giao dịch mua
bán trên thị trƣờng này. Vì hơn ai hết các CTCK thƣờng nắm rõ giá cả và chất
lƣợng của cổ phiếu và trên thực tế họ đã đƣợc nhà đầu tƣ tin tƣởng ủy thác trong
giao dịch. Các giao dịch cổ phiếu tại sàn "OTC" không ảnh hƣởng xấu đến TTCK
tập trung, mà ngƣợc lại, nếu sàn OTC hoạt động hiệu quả chính là đòn bẩy tốt cho
sự phát triển của TTCK. Các NHTM cùng với CTCK của mình đóng vai trò quan
trọng là đầu mối trung gian kết nối thông suốt và thực hiện thành công các giao dịch
chứng khoán trên thị trƣờng OTC.
Thứ năm, tiếp tục phát triển các quỹ đầu tư chứng khoán nhằm thu hút mạnh
đầu tƣ của các nhà đầu tƣ cá nhân nhỏ lẻ vào TTCK đồng thời khuyến khích phát
triển các công ty quản lý quỹ do các NHTM tự thành lập hoặc liên doanh với nƣớc
ngoài. Hoạt động trong các công ty này, các NHTM sẽ thực hiện cung cấp dịch vụ
quản lý danh mục đầu tƣ cho khách hàng cá nhân và thu phí.
Thứ sáu, mở rộng hoạt động của các tổ chức dịch vụ chứng khoán. Các tổ
chức dịch vụ chứng khoán Việt Nam cần có khả năng cung cấp cho khách hàng
những dịch vụ có tính cạnh tranh. Phát triển các tổ chức dịch vụ tài chính trong đó
có các CTCK của NHTM trên cơ sở chủ động xây dựng chiến lƣợc phát triển các
dịch vụ thích hợp và mở rộng mạng lƣới khách hàng. Củng cố và nâng cao năng lực
hoạt động của các công ty chứng khoán thông qua việc tiếp tục đào tạo, đào tạo lại
và giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, nhân viên trong các công ty chứng
Chương 3 - Một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các NHTM trong tiến trình XD&PT TTCK ở Việt
Nam
Sự tham gia của các NHTM trong tiến trình xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam
- 87 -
khoán. Phát triển mạng lƣới kinh doanh chứng khoán, đa dạng hóa các hình thức
nhận lệnh để bảo đảm cho nhà đầu tƣ ở mọi nơi đều có thể tham gia thị trƣờng một
cách thuận lợi với chi phí giao dịch thấp nhất.
Ngoài ra, các CTCK của các NHTM cần chú trọng phát triển thị trƣờng các
sản phẩm chứng khoán phái sinh. Chứng khoán phái sinh có chỗ đứng quan trọng ở
những nƣớc có TTCK phát triển mạnh. Đây là công cụ đƣợc nhiều nhà đầu tƣ ƣa
chuộng vì nó giúp họ ngăn ngừa rủi ro, bảo vệ lợi nhuận trong quá trình đầu tƣ. Thị
trƣờng các công cụ chứng khoán phái sinh đƣợc hình thành và phát triển không chỉ
góp phần tạo điều kiện cho TTCK hoạt động sôi động và nhộn nhịp hơn mà còn
thúc đẩy sự tham gia của các NHTM trên TTCK với vai trò cung cấp các nghiệp vụ
liên quan đến chứng khoán phái sinh.
2. Giải pháp vi mô
Bên cạnh nhóm các giải pháp vĩ mô, nhóm các giải pháp vĩ mô đƣợc đƣa ra
với nội dung đề cập đến việc cần thiết phải nâng cao tiềm lực tài chính của các
NHTM và nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực hoạt động của các NHTM trong
nền kinh tế nói chung và trên TTCK nói riêng, đồng thời phát triển và mở rộng
nghiệp vụ NHTM trên TTCK.
2.1. Tăng cường tiềm lực tài chính của các NHTM
Một trong những tồn tại cơ bản của các NHTM Việt Nam nhƣ đã phân tích ở
trên là quy mô vốn điều lệ quá thấp. Điều này đã hạn chế các NHTM tham gia vào
nhiều hoạt động đầu tƣ khác nhau và nâng cao năng lực cạnh tranh. Vốn điều lệ
thấp thì quy mô tín dụng cung cấp cho một khách hàng tính trên cơ sở vốn điều lệ
không thể cao. NHTM có thể mất khách hàng vì không đáp ứng đƣợc nhu cầu của
họ. Ngoài ra, quy mô tín dụng thấp còn làm cho tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các
NHTM Việt Nam ở dƣới mức 8% của thế giới. Hơn nữa, vì vốn nhỏ, các NHTM
không thể đầu tƣ mạnh cho công nghệ hiện đại, đồng bộ dẫn tới chất lƣợng dịch vụ
cung cấp chƣa cao và hoàn thiện. Vốn nhỏ, sự tham gia vào TTCK của các NHTM
sẽ bị hạn chế.
Chương 3 - Một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các NHTM trong tiến trình XD&PT TTCK ở Việt
Nam
Sự tham gia của các NHTM trong tiến trình xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam
- 88 -
Vấn đề cấp bách hiện nay là phải tăng vốn điều lệ cho các NHTM Việt Nam.
Hiện nay, mặc dù nhiều NHTMCP tiến hành tăng vốn và đạt đƣợc mức vốn cao
bằng hoặc vƣợt ngƣỡng 1.000 tỷ đồng nhƣng quy mô vốn của các NHTM Việt Nam
vẫn còn quá nhỏ bé thậm chí so với các NHTM trong khu vực. Vì vậy, hoạt động
huy động vốn nhằm tăng vốn luôn đƣợc các NHTM đặt lên hàng đầu trong các kế
hoạch phát triển của mình.
Song song với giải pháp cổ phần hoá các NHTMNN, chuyển các NHTM này
từ thụ động chờ vốn cấp từ Nhà nƣớc sang chủ động huy động vốn trên TTCK
thông qua phát hành chứng khoán, cần tiếp tục thực hiện chủ trƣơng chấn chỉnh các
NHTMCP và thực hiện quy định của NHNN về vốn pháp định đối với NHTMCP
đô thị và nông thôn.
Đối với các NHTM hoạt động không có hiệu quả hoặc không có kế hoạch
khả thi trong việc tăng vốn điều lệ, cần kiên quyết cho giải thể, phá sản hoặc bán lại
cho các NHTM khác. Thực hiện sáp nhập các NHTMCP để có thể giảm về số lƣợng
các NHTM và tăng trƣởng về quy mô. Khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động
trong các lĩnh vực khác tham gia góp vốn vào các NHTMCP.
Tỷ trọng vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản của các NHTM không lớn, song
lại có một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo mức độ an toàn, khẳng định
mức độ tin cậy của các tổ chức tài chính này đối với công chúng đầu tƣ. Có thể nói,
vốn chủ sở hữu quyết định tiềm lực tài chính của các NHTM.
Đối với các NHTM Việt Nam, một mặt, cần quan tâm tăng cƣờng thu hút
vốn để tăng vốn chủ sở hữu, mặt khác, cần chú trọng tới vấn đề quản trị điều hành
để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và tăng vốn khả dụng để đầu tƣ nói
riêng. Cần có đề ra biện pháp để xử lý dứt điểm nợ tồn đọng, nợ xấu của các
NHTM, thành lập và hoàn thiện công ty mua bán nợ và chứng khoán hoá các khoản
nợ của hệ thống NHTM.
Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM cũng là vấn đề rất đƣợc các nhà quản lý và giới
đầu tƣ quan tâm. Theo số liệu của NHNN Việt Nam, năm 2002, tổng số nợ xấu của
các NHTM và TCTD là hơn 20.000 tỷ đồng, chiếm hơn 7,2% tổng dƣ nợ. Đến năm
2004 tổng số nợ xấu giảm xuống còn trên 13.000 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ dƣới 4%, thấp
Chương 3 - Một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các NHTM trong tiến trình XD&PT TTCK ở Việt
Nam
Sự tham gia của các NHTM trong tiến trình xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam
- 89 -
hơn tỷ lệ an toàn cho phép theo thông lệ quốc tế là 5%. Cuối năm 2005, tổng số nợ
xấu lại tăng lên con số 17.500 tỷ đồng, nhƣng tỷ lệ chỉ chiếm 3,18% tổng dƣ nợ,
riêng khối NHTMNN thì tỷ lệ này trên 5%. Và tính đến hết tháng 9/2006, thực
trạng nợ quá hạn của các NHTM và TCTD là bao nhiêu, chƣa có con số công bố từ
NHNN, nhƣng nhiều chuyên gia ngân hàng cho rằng, con số tuyệt đối là hơn 20.000
tỷ đồng, tỷ lệ không biến đổi nhiều, vẫn dƣới mức 5% do tổng dƣ nợ cho vay và đầu
tƣ cũng tăng nhanh, nhƣng không phải là không đáng quan tâm. Song một số
chuyên gia của một số tổ chức tiền tệ quốc tế và chuyên gia NHTM trong nƣớc cho
rằng, tỷ lệ nợ xấu của các NHTM thực tế luôn luôn cao gấp khoảng 2 lần số liệu do
NHNN công bố, hiện nay đang ở mức 7-8%, riêng các NHTMNN đang ở mức trên
10%, thậm chí có chuyên gia cho rằng phải ở mức trên 15%48.
Để xử lý tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn của các NHTM, cần phân loại nợ xấu,
nợ quá hạn, từ đó có các biện pháp xử lý thích hợp đối với từng loại. Thực hiện xoá
nợ, dãn nợ, khoanh nợ, cơ cấu lại nợ hoặc lập các khoản dự phòng tài chính đối với
nhƣng khoản nợ quá hạn. Cần có biện pháp đẩy nhanh việc phát mại tài sản cầm cố,
thế chấp để thu hồi nợ cho NHTM. Khi vấn đề nợ xấu đƣợc giải quyết, vốn khả
dụng của NHTM sẽ tăng lên, theo đó, NHTM sẽ có nhiều khả năng phát triển hơn
nữa các hoạt động kinh doanh của mình nói chung và các nghiệp vụ trên TTCK nói
riêng.
2.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực hoạt động của các NHTM.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, việc
nâng cao năng lực cạnh tranh và năng lực hoạt động của các NHTM có ý nghĩa rất
quan trọng. Sắp tới đây, khi Việt Nam gia nhập WTO, sẽ có nhiều tổ chức tài chính
nƣớc ngoài nhƣ ngân hàng, quỹ đầu tƣ, công ty chứng khoán tham gia vào thị
trƣờng nội địa. Các NHTM sẽ phải chịu những áp lực cạnh tranh rất lớn và quyết
liệt trên mọi lĩnh vực hoạt động của mình kể cả trên TTCK. Các NHTM Việt Nam
có nguy cơ sẽ bị thua ngay trên sân nhà nếu không tích cực áp dụng nhiều biện pháp
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và năng lực hoạt động. Cụ thể:
48
Chương 3 - Một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các NHTM trong tiến trình XD&PT TTCK ở Việt
Nam
Sự tham gia của các NHTM trong tiến trình xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam
- 90 -
Thứ nhất, cần nâng cao năng lực quản lý điều hành của các NHTM. Năng
lực quản lý điều hành của các NHTM phụ thuộc rất nhiều vào trình độ nguồn nhân
lực của ngân hàng. Do vậy, công tác cán bộ và đào tạo phải đƣợc đặc biệt chú trọng
và giữ vai trò quyết định đối với việc thực hiện hiệu quả các hoạt động của NHTM.
Đặc biêt, TTCK hiện nay vẫn còn rất mới mẻ đối với nhiều ngƣời, thậm chí đối với
cả các cán bộ ngân hàng. Vì thế cần có chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực trí tuệ
và đào tạo cán bộ cho việc điều hành và quản lý các hoạt động của NHTM liên quan
đến TTCK. Bên cạnh đó, hệ thống quản lý điều hành phải đảm bảo tăng cƣờng tính
chủ động, sáng tạo của mỗi cán bộ, nhân viên, mỗi bộ phận chức năng. Mặt khác,
cần tạo cơ chế giám sát chặt chẽ cũng nhƣ cơ chế phối kết hợp giữa các đơn vị chức
năng của các NHTM, từ đó nâng cao hiệu quả của các hoạt động.
Thứ hai, xếp hạng tín nhiệm để thu hút đầu tư. Đối với các nền kinh tế mới
nổi - với đặc trƣng quá trình phát triển kinh tế còn mới, thiếu bền vững, thiếu minh
bạch, hệ thống pháp lý và các quy chuẩn, quy phạm còn chƣa hoàn thiện, việc quản
trị công ty còn yếu kém, thì vấn đề thông tin không đầy đủ đƣợc coi là một thách
thức lớn. Chính vì vậy, trong bối cảnh các nền kinh tế mới nổi, định mức tín nhiệm
đƣợc coi là một trong những yếu tố then chốt giúp lấp đầy những khoảng trống
thông tin này và cho biết giá trị của một công ty, hoặc của một quốc gia là nhƣ thế
nào trong con mắt của các tổ chức đầu tƣ quốc tế - những ngƣời nắm giữ luồng vốn
lớn nhất. Đây là một công cụ quan trọng không chỉ đối với các nhà đầu tƣ mà còn
đối với các tổ chức phát hành đang tìm kiếm các nhà đầu tƣ.
Các mức xếp hạng tốt có thể giúp một công cụ đầu tƣ, một công ty hoặc một
quốc gia thu hút đƣợc những nguồn vốn lớn từ trong và ngoài nƣớc, góp phần thúc
đẩy nền kinh tế. Thông thƣờng, tùy theo việc phân loại các đối tƣợng xếp hạng mà
các tổ chức định mức tín nhiệm trên thế giới có thể cung cấp nhiều dịch vụ cụ thể
đối với từng đối tƣợng.
Trong điều kiện thị trƣờng vốn Việt Nam còn nhỏ bé và định mức tín nhiệm
còn là một khái niệm hết sức mới mẻ ở Việt Nam thì triển khai việc định mức tín
nhiệm, xếp hạng tiền gửi và khả năng tài chính của các ngân hàng thƣơng mại quốc
doanh và thƣơng mại cổ phần Việt Nam là rất cần thiết. Điều này cho biết khả năng
Chương 3 - Một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các NHTM trong tiến trình XD&PT TTCK ở Việt
Nam
Sự tham gia của các NHTM trong tiến trình xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam
- 91 -
của một ngân hàng có thể đáp ứng đúng hạn các nghĩa vụ nợ của mình đối với các
tổ chức hoặc cá nhân gửi tiền trong và ngoài nƣớc. Còn xếp hạng khả năng tài chính
của ngân hàng liên quan tới đặc tính an toàn và chất lƣợng hoạt động của một ngân
hàng, thƣờng tính tới các yếu tố nhƣ các chỉ số tài chính cơ bản, giá trị mạng lƣới
hoạt động, sự đa dạng hóa tài sản đầu tƣ, và cả các yếu tố liên quan tới môi trƣờng
hoạt động của ngân hàng, triển vọng của nền kinh tế v.v.
Nếu NHTM sở hữu một định mức tính nhiệm tốt thì ngân hàng có năng lực
cạnh tranh và năng lực hoạt động cao, khả năng ngân hàng này nhận đƣợc các
nguồn đầu tƣ từ bên ngoài là rất lớn. Do đó, NHTM có cơ hội thu hút đƣợc một
lƣợng vốn lớn để bổ sung cho nguồn vốn, mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao
hơn nữa hiệu quả hoạt động của mình.
Định mức tín nhiệm một ngân hàng không chỉ có ý nghĩa đối với nhà đầu tƣ
mà còn có ảnh hƣởng quan trọng đến bản thân ngân hàng đó. Biết mình đang ở vị trí
nào từ đó ngân hàng có thể đƣa ra những kế hoạch, phƣơng hƣớng phát triển cho
phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực hoạt động để phát triển hơn
nữa trong tƣơng lai.
Thứ ba, hiện đại hoá và quốc tế hoá công nghệ ngân hàng nhƣ công nghệ
thanh toán, công nghệ thông tin và xử lý thông tin. TTCK là thị trƣờng của công
nghệ cao. ở hầu hết các nƣớc trên thế giới có TTCK phát triển mạnh, các giao dịch
chứng khoán hoàn toàn thực hiện bằng hệ thống máy tính đƣợc kết nối thông suốt
giữa SGDCK với các CTCK và giữa các CTCK với nhau. Nhà đầu tƣ có thể đặt
lệnh mua bán chứng khoán hoàn toàn qua máy tính. ở Việt Nam hiện nay, mới chỉ
có một vài CTCK lớn cung cấp dịch vụ đặt lệnh qua mạng song còn hạn chế. Tại
các CTCK khác, hầu hết, việc đặt lệnh và giao dịch diễn ra rất thủ công.
Do đó, để hiện đại hoá công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
mình trong mọi lĩnh vực hoạt động bao gồm cả việc cung cấp các dịch vụ trên
TTCK, các NHTM cần đẩy mạnh liên doanh, liên kết và hợp tác với các tổ chức
trong nƣớc và nƣớc ngoài về kinh doanh, nghiên cứu và phát triển dịch vụ ngân
hàng để nhanh chóng tiếp cận với công nghệ mới, phù hợp với thông lệ và chuẩn
mực quốc tế.
Chương 3 - Một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các NHTM trong tiến trình XD&PT TTCK ở Việt
Nam
Sự tham gia của các NHTM trong tiến trình xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam
- 92 -
Bên cạnh đó, các NHTM trong nƣớc cần tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính và
kỹ thuật của các tổ chức quốc tế để hiện đại hoá công nghệ và mở rộng dịch vụ
ngân hàng. Và đẩy mạnh việc ứng dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến phù hợp với
trình độ phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam và tuân thủ các chuẩn mực quốc
tế, phát triển hệ thống giao dịch trực tuyến với mạng diện rộng, ứng dụng những
thành tựu hiện đại của công nghệ thông tin.
Hơn nữa, cần hoàn thiện và chuẩn hoá quy trình tác nghiệp và quản lý nghiệp
vụ ngân hàng, nhất là các nghiệp vụ ngân hàng trên TTCK theo hƣớng tự động hoá.
Và cuối cùng, phát triển hệ thống thanh toán điện tử và hiện đại hoá hệ thống thanh
toán điện tử liên ngân hàng, liên các CTCK trên phạm vi toàn quốc nhằm hình
thành hệ thống thanh toán quốc gia thống nhất và an toàn đảm bảo cho việc thanh
toán các giao dịch trên TTCK đƣợc nhanh chóng và thuận lợi, tiến tới tự động hoá
hoàn toàn hệ thống thanh toán trên TTCK.
3. Phát triển và mở rộng nghiệp vụ NHTM trên TTCK
Cho đến thời điểm này, rất nhiều NHTMNN cũng nhƣ NHTMCP đã thành
lập công ty chứng khoán nhằm thâm nhập vào một lĩnh vực kinh doanh mới, đa
dạng hoá hoạt động của mình và tăng thu nhập. Nếu nhƣ trƣớc đây, các CTCK
thuộc các NHTM chỉ đơn thuần là làm trung gian thực hiện các giao dịch, nhận lệnh
đặt mua- bán chứng khoán và thực hiện chúng hay chỉ cung cấp dịch vụ tƣ vấn về
chứng khoán và hoạt động kinh doanh chứng khoán, thì nay, hầu hết các CTCK đều
phát triển mạnh và thực hiện các nghiệp vụ đa dạng trên TTCK: kinh doanh chứng
khoán, môi giới chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, quản lý danh mục
đầu tƣ chứng khoán.
Tuy nhiên, quy mô hoạt động các CTCK này là không lớn, chất lƣợng dịch
vụ do họ cung cấp chƣa cao. Lý do cơ bản là tiềm lực tài chính còn yếu và thiếu
công nghệ cao, hiện đại và đồng bộ. Đây cũng là những yếu kém của hệ thống ngân
hàng Việt Nam nói chung. Do vậy, khi những yếu kém hệ thống đƣợc giải quyết thì
việc phát triển và mở rộng nghiệp vụ NHTM trên TTCK chỉ còn phụ thuộc vào vấn
đề thời gian.
Chương 3 - Một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các NHTM trong tiến trình XD&PT TTCK ở Việt
Nam
Sự tham gia của các NHTM trong tiến trình xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam
- 93 -
TTCK đƣợc xem là khâu đột phá để xây dựng các thể chế của kinh tế thị
trƣờng có sự điều tiết của Nhà nƣớc. Thị trƣờng tài chính phát triển là cơ sở để thực
hiện tích tụ, tập trung và phân phối vốn một cách có hiệu quả, phục vụ cho việc phát
triển kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc và thực hiện các
mục tiêu của chiến lƣợc phát triển kinh tế-xã hội do Đảng và Nhà nƣớc đã đề ra.
Xây dựng và phát triển TTCK là một biện pháp để hoàn thiện thị trƣờng tài chính.
Điều này đã đƣợc đề cập trong các chiến lƣợc phát triển trong giai đoạn 2001-2010.
Trong tiến trình xây dựng và phát triển TTCK Việt Nam, sự tham gia của các
NHTM có vai trò rất quan trọng trong việc tăng mức độ sôi động và đảm bảo tính
hiệu quả của thị trƣờng. Thúc đẩy sự tham gia của các NHTM trên TTCK còn là
giải pháp để thực hiện chính sách cải cách nhằm hoàn thiện và phát triển các NHTM
Việt Nam theo hƣớng hội nhập quốc tế.
Để tăng cƣờng sự tham gia của các NHTM trong tiến trình xây dựng và phát
triển TTCK ở Việt Nam, các giải pháp của khoá luận theo hai nhóm vĩ mô nhằm cải
tạo môi trƣờng hoạt động cho các NHTM và vi mô nhằm hoàn thiện và phát triển
các NHTM. Tuy nhiên, các giải pháp mà ngƣời viết đƣa ra là những giải pháp mang
tính định hƣớng, theo đó, mở ra những đề tài nghiên cứu mới sâu hơn, cụ thể hơn về
vấn đề này.
Tài liệu tham khảo
Sự tham gia của các NHTM trong tiến trình xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam
- 94 -
KẾT LUẬN
TTCK Việt Nam, sau một thời gian trầm lắng, đang thực sự chuyển mình để
lớn mạnh. Nhiều tổ chức tài chính lớn trên thế giới đánh giá cao tốc độ phát triển
của TTCK Việt Nam và dự đoán trong tƣơng lai thị trƣờng mới nổi này còn có
nhiều tiềm năng tăng trƣởng mạnh mẽ hơn nữa. TTCK Việt Nam có đƣợc những
thành tựu đáng ghi nhận đó một phần quan trọng là do sự tham gia rất tích cực với
nhiều hoạt động phong phú, đa dạng và những đóng góp thiết thực của các NHTM
trong tiến trình xây dựng và phát triển thị trƣờng.
Bằng việc tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu, ngƣời viết đã hệ thống hoá
các vấn đề lý luận về TTCK và các hoạt động của NHTM trong tiến trình xây dựng
và phát triển TTCK. Trên cơ sở đó, khoá luận đã phân tích hoạt động của các
NHTM trên TTCK của một số quốc gia từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho
sự tham gia của các NHTM vào TTCK ở Việt Nam. Trọng tâm của khoá luận này là
việc phân tích thực trạng hoạt động của các NHTM trên TTCK ở Việt Nam, từ đó
đánh giá những điều kiện và các nhân tố hạn chế sự tham gia của các tổ chức này
trên TTCK. Xuất phát từ kinh nghiệm mang tính quốc tế và bám sát tình hình phát
triển liên tục của TTCK Việt Nam, theo ý kiến chủ quan của ngƣời viết, khoá luận
này đã đề cập tƣơng đối chi tiết những định hƣớng và hệ thống giải pháp để thúc
đẩy sự tham gia của các NHTM trong tiến trình xây dựng và phát triển TTCK ở
Việt Nam.
Tuy nhiên, do hạn chế về tài liệu cũng nhƣ kinh nghiệm thực tế, khoá luận
này không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Ngƣời viết xin hoan nghênh
mọi ý kiến phản bác, góp ý, phê bình và đánh giá để đề tài này có thể hoàn thiện
hơn và những giải pháp đề ra trong khoá luận này có điều kiện áp dụng vào thực
tiễn hoạt động của TTCK Việt Nam.
Khi khoá luận này hoàn thành cũng là lúc Việt Nam đã chính thức trở thành
thành viên của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO). Điều này đồng nghĩa với việc
thị trƣờng Việt Nam sẽ đón nhận sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp đầu tƣ
nƣớc ngoài trong đó có các tổ chức tài chính. Và nhƣ vậy, sẽ có thêm nhiều NHTM
và CTCK hoạt động trên TTCK Việt Nam. Các NHTM trong nƣớc đƣợc đặt trƣớc
Tài liệu tham khảo
Sự tham gia của các NHTM trong tiến trình xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam
- 95 -
những cơ hội và điều kiện cạnh tranh mới. Một sự thay đổi nữa từ góc độ vĩ mô là
kể từ ngày 1/1/2007, Luật Chứng khoán với những sửa đổi hợp lý và những quy
định mới về TTCK sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2007. Hy vọng đây sẽ là
những động lực mới giúp TTCK phát triển nhanh chóng cũng nhƣ thúc đẩy sự tham
gia ngày càng sâu rộng của các NHTM trên TTCK Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
Sự tham gia của các NHTM trong tiến trình xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam
- 96 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình:
1. PTS. Nguyễn Ngọc Hùng (1998), Lý thuyết tiền tệ - ngân hàng, Trƣờng Đại
học kinh tế, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, NXB Tài chính, Hà Nội.
2. PGS. Đinh Xuân Trình, TS. Nguyễn Thị Quy (1998), Thị trường chứng
khoán, Trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng, NXB Giáo dục, Hà Nội,.
3. Uỷ ban chứng khoán nhà nƣớc (2002), Những vấn đề cơ bản về chứng khoán
và thị trường chứng khoán, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,.
Sách tham khảo:
4. Hồ Ngọc Cẩn (suy tầm và hệ thống hoá) (2004), Những quy định về cổ phần
hoá và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam, NXB Tài chính, Hà
Nội.
5. Bộ Tài chính, Uỷ ban chứng khoán nhà nƣớc (2005), Thị trường chứng
khoán Việt Nam 5 năm hình thành và phát triển, NXB Tài chính, Hà Nội.
6. GS. TS. Lê Văn Tƣ (2005), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính,
Hà Nội.
7. Frederic S. Mishkin (1995), Nguyễn Quang Cƣ, PTS Nguyễn Đức Dỵ dịch,
Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính (The Economics of Money,
Banking and Financial Markets), NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
8. Peter S. Rose (2004), Nguyễn Huy Hoàng dịch, Quản trị ngân hàng thương
mại (Commercial Bank Management), Hà Nội.
Báo và tạp chí:
9. Tạp chí Đầu tƣ chứng khoán số 30, ra ngày 18/9/2006.
10. Tạp chí Đầu tƣ chứng khoán số 38, ra ngày 23/10/2006
Luận văn nghiên cứu:
11. Lê Hoàng Nga (1996), Luận án phó tiến sĩ: Thiết lập cơ chế hoạt động của
hệ thống ngân hàng Việt Nam trên thị trường chứng khoán, Bộ Giáo dục và
đào tạo, Trƣờng Đại học tài chính- kế toán, Hà Nội, Mã số thƣ viện Quốc
gia: LA04. 05580.
Tài liệu tham khảo
Sự tham gia của các NHTM trong tiến trình xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam
- 97 -
12. Trần Đăng Khâm (2002), Luận án tiến sĩ: Giải pháp thúc đẩy sự tham gia
của các trung gian tài chính trong tiến trình xây dựng và phát triển thị
trường chứng khoán ở Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trƣờng Đại học
Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, Mã số thƣ viện Quốc gia: LA04. 09108.
Các văn bản luật:
13. Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 về chứng khoán và thị
trƣờng chứng khoán
14. Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH 11 ngày 29/11/2005
15. Luật Đầu tƣ số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005
16. Luật Chứng khoán số 70/2006/QH 11 ngày 29/6/2006
Các website:
17. Bộ Tài chính:
18. Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam:
19. Uỷ ban chứng khoán nhà nƣớc:
20. Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội:
21. Trung tâm giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh:
22. Công ty chứng khoán NH Ngoại thƣơng Việt Nam:
23. Công ty chứng khoán Bảo Việt:
24. Báo điện tử Vnexpress:
25. Báo điện tử Vietnamnet: http:// www.vnn.vn
26. Thời báo Kinh tế: http:// www.economy.com
27. Báo Đầu tƣ chứng khoán:
28. Thông tấn xã Việt Nam:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3503_8318.pdf