Doanh nghiệp phải làm việc với những đối tác Hoa Kỳ có uy tín, có
kinh nghiệ m để có mối quan hệ hiệu quả, lâu dài. Song song với việc các
nhà sản xuất Việt Nam cần đảm bảo sản xuất hàng hóa có chất lượng thì
doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu phải biết rõ nhà cung cấp nguyên liệu cho
mình là ai, sản phẩm xuất khẩu có được kiểm nghiệ m không, rồi tiếp đó mới
tới ai là người vận chuyển, ai là người đưa sản phẩm vào Hoa Kỳ và ai là
người phân phối đến người tiêu dùng. Trong bối cảnh xuất khẩu sang Hoa
Kỳ đang có nhiều khó khăn, ông Lê Quốc Hùng, Tổng lãnh sự Việt Nam tạ i
San Francisco (Hoa Kỳ) đã đưa ra một số khuyến nghị như: các DN Việt
Nam nên đưa hàng hóa thông qua hệ thống siêu thị, bởi thị trường Hoa Kỳ
được thâu tóm bởi mạng lưới phân phối, nên các nhà XK Việt Nam cần tạo
quan hệ tốt với các nhà phân phối. Cụ thể, hiện có không ít người Việt Nam
phân phối hàng hóa trên toàn Hoa Kỳ đối với một số ngành hàng riêng lẻ,
nếu các DN đẩy mạnh các mối quan hệ này sẽ tạo thêm cơ hội cho hàng hóa
của mình. Các doanh nghệp cần tổ chức tốt hơn công tác thị trường nước
ngoài, nắm bắt và tổ chức các hoạt động giao lưu, tiếp xúc với các bạn hàng
nhập khẩu, các tổ chức bán buôn, bán lẻ để hiểu rõ những thay đổi trong cơ
chế quản lý nhập khẩu của Hoa Kỳ.
92 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2324 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
so với cùng kỳ năm 2008.
Nhưng sang năm 2009, xuất khẩu thuỷ sản sẽ gặp khó khăn do các qui
định về luật chặt chẽ hơn. Ví dụ như mặt hàng tôm, các lô hàng tôm nhập
khẩu vào Mỹ phải có mẫu DS-2031. Theo điều 609 của Luật 102 - 162 ban
hành 1989, Hoa Kỳ cấm nhập khẩu tôm và các sản phẩm tôm được đánh bắt
bằng những cách có hại đến các loại rùa biển hoặc môi trường đánh bắt gây
nguy hiểm cho các loại rùa biển. Việt Nam chưa có mẫu này, thì các cán bộ
chuyên trách có thẩm quyền phải ký và chứng nhận tôm được đánh bắt
không làm hại đến các loại rùa biển. Bộ Nông nghiệp mỹ USDA đang trong
quá trình triển khai dự luật Nông nghiệp 2009 Farm Bill trong đó có điều
khoản hạn chế việc nhập khẩu cá tra cảu Việt Nam dựa trên việc mở rộng
định nghĩa catfish. Dự luật này cũng đồng thời đưa cá tra của Việt Nam vào
danh sách các mặt hàng chuyển sang USDA quản lý, thay vì là Cơ quan
Quản lý Dượcphẩm và thực phẩm Hoa Kỳ FDA.
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
57
2.3 Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu tới hoạt động nhập
khẩu từ Mỹ của Việt Nam
Bảng 5: Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ Mỹ của Việt Nam
giai đoạn 2004-2008
2005 2006 2007 2008
Mỹ(Triệu
USD)
1193 1100
1903 2789
Tốc độ tăng
trưởng(%)
+2,5% -7% +73% +46,6%
Nguồn: TradeStats Express, năm 2008
Từ bảng trên có thể thấy tốc độ tăng trưởng nhập khẩu từ Mỹ của Việt
Nam luôn biến động, tăng trưởng không đều. Mặc dù kim ngạch nhập khẩu
năm 2008 tăng lên so với năm 2007 nhưng tốc độ tăng trưởng lại giảm.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, 14 trong 15 nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu
của Mỹ sang Việt Nam trong năm 2008 có giá trị tăng so với năm 2007, chỉ
có nhóm các loại quả, hạt ăn được và vỏ cam là giảm 9,7% về giá trị xuất
khẩu so với năm trước. Đứng đầu về giá trị của 15 nhóm hàng xuất khẩu chủ
yếu của Mỹ sang Việt Nam là xe và phương tiện giao thông đạt hơn 322
triệu USD, tăng 30% so với năm 2007. Nhóm hàng thịt và nội tạng dùng làm
thực phẩm của Mỹ xuất sang Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao nhất với
230 triệu USD, tăng 299,5% so với năm 2007.
Để hiểu rõ về tác động của cuộc khủng hoảng tới hoạt động nhập khẩu
của Việt Nam từ Mỹ, luận văn phân tích tình hình nhập khẩu một số mặt
hàng sau:
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
58
2.3.1. Nhóm hàng thịt và nội tạng làm thực phẩm
Bảng 6: Kim ngạch nhập khẩu thịt từ Mỹ của Việt Nam
giai đoạn 2005-2008
Đơn vị: Triệu USD
Mặt hàng 2005 2006 2007 2008
Thịt 12 13 58 230
Nguån: TradeStats Express, n¨m 2008
Kim ng¹ch nhËp khÈu thÞt c¸c lo¹i trong n¨m 2008 lµ mét con sè Ên
t•îng 230 triÖu USD, cao nhÊt tõ tr•íc ®Õn nay vÒ con sè tuyÖt ®èi vµ tèc ®é
t¨ng tr•ëng (296,5% so víi n¨m 2007). Lý gi¶i cho ®iÒu nµy, ngoµi nhu cÇu
trong n•íc vÒ c¸c mÆt hµng thÞt cña Mü ngµy cµng t¨ng vµ nguån cung thÞt
trong n•íc gi¶m do dÞch bÖnh, thiªn tai, yÕu tè gi¸ c¶ t¨ng trong n¨m 2008 lµ
mét yÕu tè rÊt quan träng. Theo b¸o c¸o vÒ gi¸ c¶ hµng ho¸ (Commodity
Price Bulletin) cña United Nations Conference on Trade and Development,
gi¸ thøc ¨n lu«n ë møc cao so víi n¨m 2007.
H×nh 4: ChØ sè gi¸ c¶ mét sè mÆt hµng trªn thÕ giíi tõ th¸ng 10-2007
®Õn th¸ng 9-2008
Nguồn: UNCTAD, năm 2008
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
59
Hình trên cho thấy giá các loại thực phẩm(food) 9 tháng đầu năm
2008 luôn ở mức cao so với năm 2007. Đỉnh điểm, vào tháng 4-2008, giá
các loại thực phẩm tăng gấp đôi so với tháng 10-2007. Đến tháng 9-2008,
giá cả thấp hơn so với tháng 4, nhưng vẫn cao hơn tháng 10-2007 là 33,3%.
2.3.2. Gỗ nguyên liệu
Theo Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Tp.HCM (Hawa), nguồn gỗ
nguyên liệu lớn của Việt Nam đang tập trung ở 10 thị trường gồm Malaysia,
Trung Quốc, Mỹ, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Brazil, New
Zealand và Đài Loan. 10 tháng năm 2008, nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ thị
trường Mỹ đạt 97 triệu USD, tăng 23,2% so với cùng kỳ năm 2007 (Nguồn:
Hiệp hội thủ công mỹ nghệ Việt Nam, năm 2008). Nhưng bước sang năm
2009, kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ thị trường Mỹ 2 tháng đầu
năm đạt 10,8 triệu USD, giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Tháng
2/2009, nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ thị trường Mỹ đạt 5,53 triệu USD, tăng
5% so với tháng 1/2009 và giảm 18,6% so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó,
gỗ dương vẫn là chủng loại gỗ nguyên liệu có lượng nhập khẩu từ thị trường
Mỹ đạt cao nhất, đạt 14,27 nghìn m3, với kim ngạch 1,75 triệu USD, giảm
43% về lượng và giảm 40% về trị giá so với cùng kỳ năm 2008. Lượng gỗ
tần bì nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2009 đạt 1,4 nghìn m3, kim ngạch nhập
khẩu đạt 563 nghìn USD, giảm 43% về lượng và giảm 36% về trị giá so với
cùng kỳ năm 2008 (Nguồn: Trang tìm kiếm doanh nghiệp nhập khẩu, năm
2009). Việc giảm sút của kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu trong 2 tháng
đầu năm được nhận định là xu hướng chung của năm 2009. Chỉ đến khi nào
nền kinh tế Mỹ và thị trường bất động sản Mỹ hồi phục thì nhập khẩu gỗ
nguyên liệu mới tăng trở lại. Do thị trường bất động sản Mỹ chưa phồi phục
trở lại kể từ tháng 7/2007 nên nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm đồ gỗ của
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
60
Mỹ giảm sút đáng kể, điều này đã tác động tới hoạt động nhập khẩu gỗ
nguyên liệu của Việt Nam bởi sản phẩm gỗ xuất khẩu phụ thuộc vào 80%
nguyên liệu gỗ nhập khẩu.
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
61
Chương 3.Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng
hoảng tới hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và Mỹ.
3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong việc khắc phục ảnh hưởng tiêu
cực của cuộc khủng hoảng hiện nay
3.1.1. Hoàn cảnh Quốc tế
a, Khó khăn
Mỗi khi kinh tế đình đốn, thất nghiệp gia tăng, các quốc gia lại “bế
quan toả cảng” để bảo vệ sản xuất trong nước, bất chấp những thiệt hại cho
thương mại toàn cầu. Thấy trước xu thế này, tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở
Washington ngày 15/11/2008 lãnh đạo các nền kinh tế lớn đã ký cam kết
không áp dụng các biện pháp “mang tính bảo hộ” trong vòng 12 tháng. Tuy
nhiên, đã có rất nhiều các quốc gia vi phạm. Ví dụ, Indonesia từ tháng
10/2008 đã hạn chế triệt để việc nhập khẩu hàng điện tử, áo quần, đồ chơi,
giày dép và nhiều mặt hàng khác. Uỷ ban Châu Âu EC đã tái lập việc trợ cấp
cho ngành sản xuất sữa và sản phẩm sữa để bảo vệ nông dân dù rằng việc đó
gây tác hại nghiêm trọng cho nông dân ở các nước đang phát triển. Nhiều
quốc gia khác tận dụng những công cụ pháp lý được thiết kể để chống lại
việc buôn bán không công bằng (ví dụ luật chống bán phá giá) để nguỵ trang
cho các biện pháp bảo hộ thị trường. Để nâng đỡ cho ngành luyện kim, Mỹ
dự tính – thông qua điều khoản “Buy American” có trong kế hoạch tái thiết
đang chờ Thượng viện thông qua – cấm mua thép ở nước ngoài phục vụ cho
các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng sắp tới.
Đối với các nước phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu như Châu Á, Châu Á
đang phải đối mặt với thực tế kim ngạch xuất khẩu giảm, nhu cầu nhập khẩu
của Mỹ và EU giảm. Trước đây, kinh tế châu Á cũng đã trải qua không ít lần
suy thoái, nhưng đều phục hồi mạnh mẽ sau đó. Nhưng lần này, mọi chuyện
có lẽ sẽ khác. Không giống như những lần suy thoái 1997-1998 và 2001-
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
62
2002, người tiêu dùng Mỹ - khách hàng lớn nhất của các nhà xuất khẩu châu
Á - có vẻ như đang thay đổi cơ bản thói quen mua sắm của họ. Người Mỹ
không còn “vung tay quá trán” như trước, mà đang “thắt lưng buộc bụng”.
Kim ngạch xuất khẩu của các nước “con hổ” sụt giảm không chỉ ở thị trường
Mỹ mà còn ở thị trường châu Âu, và ngay chính ở thị trường châu Á. Quy
mô và tốc độ của cuộc suy thoái kinh tế ở Đông Á hiện nay còn rộng lớn
hơn thời kỳ khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997-1998. Quý IV-2008,
GDP tính theo bình quân hàng năm đã giảm khoảng 15% ở hồng Kông, 175
ở Singapore, 21% ở Hàn Quốc và 10% ở nhật Bản. Xuất khẩu cũng giảm
mạnh, xuất khẩu của Nhật Bản giảm 35%, của Đài Loan giảm 42%.
b, Thuận lợi
Chịu sự ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, hầu như
quốc gia nào cũng đang phảI đối mặt với khó khăn và tìm cách vượt qua
khủng hoảng cho quốc gia mình. Những chính sách kích cầu, những cuộc
giải cứu nền kinh tế, giải cứu ngân hàng, giải cứu các công ty khỏi phá sản
là những cụm từ thường gặp trong kế hoạch vượt khủng hoảng của các nước.
Trong khi đó, các nước cũng nỗ lực xích lại gần nhau, cùng hợp tác để cùng
chống khủng hoảng. Đó là tín hiệu lạc quan cho nền kinh tế thế giới. Các tổ
chức G8, G20, APEC, ASEAN hay OPEC đã tổ chức những cuộc họp khẩn
cấp để tìm ra biện pháp chống đỡ khó khăn hiện nay, nhưng dường như chỉ
dừng lại ở những cam kết trong năm 2008.
Trong tuyên bố chung bế mạc Hội nghị thượng đỉnh thường niên
APEC vào ngày 23/11/2008, lãnh đạo APEC cam kết sẽ “hành động nhanh
chóng và quyết liệt” để vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào
giữa năm 2010 tuy không đưa ra được một hành động cụ thể và mới mẻ nào.
Quyết định của các nhà lãnh đạo APEC không đi xa hơn các bước mà Hội
nghị thượng đỉnh nhóm G20 đã vạch ra trong tuyên bố Washington vào ngày
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
63
16/11/2008. Theo nhận định của hãng AP, thành quả lớn nhất của Diễn đàn
APEC có lẽ là mở rộng sự ủng hộ đối với tuyên bố Washington, trong đó
cam kết duy trì tự do thương mại bất chấp những áp lực bảo hộ các ngành
công nghiệp trong nước. Điểm cụ thể duy nhất là APEC cam kết cho đến hết
năm tới sẽ không dựng thêm các rào cản bảo hộ thương mại mới và nỗ lực
thúc đẩy những cuộc đàm phán tự do thương mại đang bị bế tắc. Họ tin rằng
sẽ vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn thế giới này trong vòng 18 tháng.
Mặc dù không phải nhà lãnh đạo APEC nào cũng tin như vậy nhưng đều
nhận định rằng việc dự đoán một thời khoảng thời gian như vậy là có ích vì
đã gửi tín hiệu lạc quan đến thị trường. (Nguồn: Thái Bình (2008), APEC:
Vượt qua khủng hoảng sau 18 tháng, thời báo Kinh tế Sài Gòn số 49-
2008(937), ngày 27-11-2008, trang 60)
Các nước đang phát triển sẽ được hỗ trợ vượt qua khó khăn của khủng
hoảng nhờ quĩ trị giá 3 tỷ USD do Ngân hàng Thế giới (WB) và Nhật Bản
đã nhất trí thành lập vào ngày 15-11-2008. Phóng viên của Thông tấn xã
Việt Nam tại Tokyo cho biết theo thỏa thuận đạt được giữa Bộ trưởng Tài
chính Nhật Bản Shoichi Nakagawa và Chủ tịch WB Robert Zoellick trước
khi khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 nước công nghiệp phát triển và
các nền kinh tế mới nổi (G-20) tại Washington, Nhật Bản sẽ đóng góp 2 tỷ
USD và WB đóng góp 1 tỷ USD vào quỹ trên nhằm rót vốn cho các ngân
hàng ở những nước đang phát triển có thể bị ảnh hưởng do khủng hoảng tài
chính làm giảm nguồn vốn đầu tư. Theo ông Nakagawa, sáng kiến hỗ trợ
vốn cho các ngân hàng trên tương tự như các biện pháp Nhật Bản thực hiện
trong nước nhằm kích thích nền kinh tế, trong đó chú trọng hỗ trợ các doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Việc đóng góp tài chính vào quỹ mới của WB là một
trong những đề xuất của Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso nhân dịp tham dự
hội nghị thượng đỉnh G-20. Nhật Bản cũng dự định sẽ cho Quỹ tiền tệ quốc
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
64
tế (IMF) vay 100 tỷ USD để giúp đỡ các nền kinh tế mới nổi bị ảnh hưởng
bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. (Nguồn: Báo Ngoại Thương,
2008).
Còn về trường hợp của khu vực xuất khẩu lớn nhất thế giới - Châu Á,
các nước này đang chuyển hướng chiến lược: đó là chuyển xuất khẩu sang
thị trường Châu Á và chú trọng đến phát triển tiêu dùng nội địa. Thay vì tập
trung mời gọi dự án đầu tư của các công ty, tập đoàn lớn và đang lao đao
như General Electric, hiện Singapore tìm cách thu hút dự án đầu tư nhỏ của
các công ty nứơc ngoài với qui mô vừa phải. Các nền kinh tế nhỏ đang cố
gắng xích lại gần Trung Quốc, nơi có một thị trường nội địa rộng lớn. Đài
Loan đang trong giai đoạn đầu đàm phán Một hiệp định tự do với Trung
Quốc. Singapore đã ký một hiệp định như vậy ngày 23/10/2008 còn Hông
Kông thì từ năm 2003 đã ký sáu hiệp định thương mại ngày càng mở rộng
với Trung Quốc. (Nguồn: Mỹ Hạnh (2009), Kinh tế Đông Á chuyển hướng,
thời báo Kinh tế Sài Gòn số 12-2009(952) ngày 12-3-2009, trang 62)
3.1.2. Hoàn cảnh Việt Nam
a, Những khó khăn nội tại của nền kinh tế Việt Nam
Khi cuộc đại khủng hoảng tài chính lan nhanh và ảnh hưởng mạnh mẽ
đến toàn cầu, Việt Nam vừa phải có những biện pháp chống đỡ tác động tiêu
cực của cuộc khủng hoảng, mặt khác còn phải lo khắc phục những khó khăn
nội tại của nền kinh tế còn non yếu.
Thứ nhất, về tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm
2008 sụt giảm so với nhiều năm trước, chất lượng tăng trưởng và hiệu quả
tăng trưởng vẫn chưa có sự cải thiện rõ rệt.
Thứ hai, lạm phát cao ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh và
đời sống nhân dân. Các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
65
nhỏ rất khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng của ngân hàng vì không đủ
sức gánh chịu lãi suất quá cao. Sản xuất, kinh doanh bị đình đốn, một số
doanh nghiệp bị phá sản. Đời sống của nhiều tầng lớp dân cư, chủ yếu là
những người làm công ăn lương, nông dân, đồng bào vùng thiên tai bão lụt
và đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa trở nên khó khăn hơn.
Thứ ba, xuất khẩu chưa bền vững, nhập siêu cao. Giá trị nhập siêu cao
đe doạ đến sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, nhất là cung cầu ngoại tệ và tỷ
giá hoái đối. Tình trạng nhập siêu tăng thể hiện sự yếu kém căn bản của một
nền kinh tế dựa chủ yếu vào khai thác xuất khẩu các sản phẩm thô và gia
công cho nước ngoài, ngành công nghiệp phụ trợ còn yếu kém.
Thứ tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng cao nhưng vốn giải ngân
thấp. Vốn đăng ký vào các dự án bất động sản chiếm tỉ trọng khá cao so với
đầu tư vào khu vực sản xuất. Nông, lâm, ngư nghiệp vẫn là lĩnh vực kém hấp
dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ năm, thị trường chứng khoán sụt giảm trong khi thị trường bất
động sản trầm lắng. Thị trường chứng khoán biến động thất thường, chịu sự
tác động mạnh của thị trường tài chính quốc tế. Sự đóng băng của thị
trường bất động sản tiềm ẩn những nguy cơ gây nên bất ổn định kinh tế vĩ
mô. Theo báo cáo của các ngân hàng thương mại, tổng dư nợ vốn cho vay
đầu tư bất động sản trong cả nước đã lên tới 115.000 tỷ đồng, chiếm 9,5%
tổng dự nợ của nhà nước (Nguồn: Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW,
Trung tâm thông tin tư liệu (2-2009), Khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh
tế toàn cầu và việc chủ động ứng phó của Việt Nam, trang 24). Về lý thuyết,
tỷ trọng này chưa đáng lo ngại, nhưng tình trạng khủng hoảng tài chính và
suy thoái kinh tế toàn cầu và nguy cơ suy giảm kinh tế trong nước là những
cảnh báo về những nguy cơ có thể xảy ra từ tình trạng đóng băng của thị
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
66
trường bất động sản, nhất là khi thị trường bất động sản chứa đựng yếu tố
đầu cơ, chứ không phản ánh trung thực quan hệ cung cầu.
Thứ sáu, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp còn yếu nên gặp rất
nhiều khó khăn. Trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế, các doanh
nghiệp phải đối mặt với hàng loạt khó khăn như giá cả các yếu tố đầu vào
tăng giá, hàng hoá sản xuất khó tiêu thụ, không có khả năng thanh toán nợ
đến hạn và vay vốn. Theo báo cáo của các ngân hàng thương mại, chỉ
khoảng hơn một nửa số doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận đựơc nguồn vốn
tín dụng, do chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát làm lãi suất
tăng rất cao. Theo Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhóm các doanh
nghiệp bị tác động mạnh bởi lạm phát, đang rất khó khăn, bị phá sản hoặc
đứng trước nguy cơ phá sản lên tới 20% tổng số các doanh nghiệp.
b, Thuận lợi đối với Việt Nam
Trước những khó khăn xảy ra đối với nền kinh tế trong nước, Chính
phủ đã đề ra rất nhiều biện pháp nhằm khắc phục khó khăn. Đối với tình
hình lạm phát cao trong những tháng đầu năm 2008, Chính phủ đề ra 8
nhóm giải pháp và điều chỉnh, bổ sung khi thị trường đã thay đổi nên đã
kiềm chế lạm phát, giảm rõ rệt mức nhập siêu của những tháng cuối năm. Từ
khi nhận thức được tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu với nền kinh tế trong nước, Chính phủ đã đề ra gói giải pháp mới gồm 5
nhóm giải pháp tại cuộc họp thường kì tháng 11/2008, trong đó việc thúc
đẩy sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu là ưu tiên hàng đầu. Ngày
1/12/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30/2008/ND-CP về những
giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng
kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, trong đó có các giải pháp đối với lĩnh vực
ngân hàng, các biện pháp giảm, giãn thuế, các giải pháp kích cầu đầu tư,
kích cầu tiêu dùng và các biện pháp an sinh xã hội.
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
67
Mặc dù, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã và đang có những tác
động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam nhưng mức độ không nặng nề như
các nước khác bởi vì Việt Nam chưa mở cửa nhiều trong thị trường vốn, thị
trường chứng khoán chưa phát triển nên ít chịu tác động của thế giới. Còn
đối với hoạt động xuất nhập khẩu, 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt
Nam là Mỹ và EU đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu nên nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam sẽ giảm. Việt
Nam đang có những chiến lược mới cho hàng xuất khẩu, đó là xúc tiến xuất
khẩu sang các thị trường mới đầy tiềm năng như Trung Đông và Châu Phi
hay mở rộng thị phần tại nước Châu Á và quay trở về phát triển thị trường
tiêu dùng trong nước. Đó là những biện pháp hữu hiệu nhằm giảm bớt tác
động của cuộc khủng hoảng.
Hoàn cảnh thế giới vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực
đến việc vượt khó của Việt Nam. Việt Nam không ngừng đóng góp sức
mình trong nỗ lực chung tay giải cứu kinh tế khu vực và thế giới. Việc các
quốc gia hợp tác lẫn nhau, mong tìm lại tương lai sáng sủa cho nền kinh tế
toàn cầu là một tín hiệu đáng mừng và lạc quan cho Việt Nam, bởi một nước
có kim ngạch xuất khẩu chiếm tới 70% GDP như Việt Nam đang đối mặt
với sự thu hẹp của thị trường xuất khẩu (Nguồn: Báo Đầu tư, 2009)
3.2. Đ ịnh hướng xuất nhập khẩu của Việt Nam với Mỹ
Dự báo năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu 10 mặt hàng nông sản
hàng đầu sang Mỹ sẽ đạt khoảng 1,73 tỉ đô la, giảm khoảng 17,25% so với
năm 2008. Đa số các mặt hàng xuất khẩu sẽ giảm chủ yếu do nhu cầu nhập
khẩu giảm mạnh. Nếu như năm 2008 xuất khẩu được lợi về giá thì năm nay,
nhu cầu sụt giảm mạnh khiến cho xuất khẩu giảm cả về lượng và giá trị,
(ước giảm từ 30-40% giá trị). Trong khi đó, năng lực sản xuất nhiều mặt
hàng nông sản, thuỷ sản, khoáng sản đã đến ngưỡng, khó có khả năng tăng
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
68
trưởng cao như lúa gạo, cà phê, cao su, thủy sản, dầu thô, than đá... Tính
riêng dầu thô xuất khẩu, lượng sẽ giảm 3,5-4 triệu tấn vào năm nay và 5-6
triệu tấn vào năm 2010, do phải phục vụ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
(Nguồn: Thông tin thương mại, 2008)
Xác định được những khó khăn sẽ gặp phải trong năm 2009 và 2010.
Những khó khăn rõ nhất đó là Mỹ đã thông qua một loạt đạo luật và các văn
bản quy định những điều kiện liên quan đến nhập khẩu một số mặt hàng,
trong đó có những mặt hàng chiếm thị phần rất lớn trong xuất khẩu của Việt
Nam. Theo bà Cathy Sauceda, Giám đốc phụ trách An toàn nhập khẩu và
các yêu cầu liên ngành của Hải quan Hoa Kỳ, một số quy định mới trong
Đạo luật Nông trại, Đạo luật Lacey sửa đổi (thực thi toàn bộ từ ngày
1/5/2009) và Đạo luật Cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng sẽ tác động trực
tiếp đến việc xuất khẩu nông sản, hải sản, đồ gỗ và hàng tiêu dùng của Việt
Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới. Hơn nữa, các nhà sản xuất
của Hoa Kỳ đang vận động mạnh mẽ để Hoa Kỳ áp dụng bắt buộc phải phân
loại theo chất lượng và điều này phải được thể hiện ngay trên bao bì sản
phẩm, điều đó có nghĩa là chi phí của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Còn đối với
mặt hàng gỗ và các sản phẩm gỗ, bà Brenda A. Jacobs cho biết, theo Đạo
luật nông trại 2008, nhà nhập khẩu phải đáp ứng yêu cầu khai báo nhập
khẩu. Xuất phát từ việc các nhóm môi trường tại Hoa Kỳ khẳng định rằng
10% các sản phẩm gỗ nhập khẩu vào Hoa Kỳ hàng năm trị giá khoảng 3,8 tỷ
USD là được thu từ gỗ chặt đốn trái phép. Việc chặt đốn gỗ trái phép này tạo
ra sự cạnh tranh không công bằng với thương mại và sản xuất hợp pháp tại
Hoa Kỳ. Mặc dù trước mắt, Hoa Kỳ chỉ áp dụng đối với gỗ nhiên liệu, gỗ
thô nhập khẩu, nhưng mỗi tháng sẽ được đưa vào 1 giai đoạn mới và bổ
sung thêm những sản phẩm mới, và từ tháng 4/2010 sẽ áp dụng đối với tất cả
sản phẩm gỗ và đồ gỗ nội thất – đây là nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn trong
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
69
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ. Việc Cục Dự trữ Liên bang
(FED) của Hoa Kỳ quyết định hạ lãi suất 0,75% xuống gần “kịch sàn” ở
mức 0,25% sẽ có những tác động nhất định đến hoạt động xuất khẩu của các
doanh nghiệp Việt Nam. Với mức lãi suất như vậy thì chắc chắn giá thành
hàng hóa của họ sẽ rẻ đi thêm nữa, điều này sẽ tạo ra cuộc cạnh tranh gay
gắt đối với hàng nhập khẩu, trong đó có hàng từ Việt Nam.
Phát hiện những cơ hội cho hàng xuất khẩu của Việt Nam trong bối
cảnh khó khăn để có thể đẩy mạnh việc xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Người
dân nước này đang tiết kiệm chi tiêu hơn nên có xu hướng chuyển sang tiêu
thụ các mặt hàng trung bình. Ví dụ, với hàng thủy sản, trước đây, Việt Nam
vẫn thường xuất tôm sú sang Hoa Kỳ, nhưng nay, người dân chuyển thói
quen từ dùng tôm sú sang tôm chân trắng, do giá rẻ hơn. Với diễn biến như
vậy, tùy từng ngành hàng, các doanh nghiệp xuất khẩu cần có khảo sát cụ
thể để có chuyển hướng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Ngoài ra, Việt
Nam cũng là nước XK hàng thực phẩm nhiều và hàng hóa này không bị ảnh
hưởng nhiều khi cầu giảm xuống như các hàng hóa khác. Nếu các doanh
nghiệp Việt Nam chọn đúng mặt hàng, trong đó chú ý đến nhóm mặt hàng
mà Việt Nam có lợi thế như: nông, lâm, thủy, hải sản… với mức giá trung
bình, chất lượng không được kém, không có sai sót và phải ổn định, như vậy
sẽ giúp giảm bớt áp lực của khủng hoảng tài chính tác động đến Việt Nam.
(Nguồn: Thông tin thương mại, 2008).
Hoa Kỳ vẫn được xác định là một thị trường lớn và là thị trường xuất
khẩu lớn nhất của Việt Nam trong năm 2009 và các năm tiếp theo. Vì vậy,
các doanh nghệp cần tổ chức tốt hơn công tác thị trường nước ngoài, nắm
bắt và tổ chức các hoạt động giao lưu, tiếp xúc với các bạn hàng nhập khẩu,
các tổ chức bán buôn, bán lẻ để hiểu rõ những thay đổi trong cơ chế quản lý
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
70
nhập khẩu của Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tiếp xúc với cơ quan
tư vấn để họ hướng dẫn về các đạo luật mới do nó tác động trực tiếp đến
hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp, bởi đây là những hàng rào kỹ
thuật thương mại mới và phức tạp cho nên doanh nghiệp cần nghiên cứu sâu
với sự hỗ trợ của các chuyên gia. Tóm lại, doanh nghiệp cần kết hợp nhuần
nhuyễn giữa 3 khâu sản xuất, nắm bắt thông tin và tổ chức xúc tiến thương
mại. Bộ Công thương sẽ tích cực phổ biến cho doanh nghiệp nắm được
những quy định mới liên quan đến chính sách và điều tiết nhập khẩu vào thị
trường Hoa Kỳ, cũng như có biện pháp tổ chức thực hiện để có thể giảm
thiểu tác động từ việc thực thi các quyết định này đến xuất khẩu của Việt
Nam, tăng cường chất lượng của các quy định để phù hợp với các quy định
của Hoa Kỳ.
Với mục tiêu thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại, đưa thị trường
Hoa Kỳ trở thành thị trường hàng đầu cho hàng XK, Việt Nam đang vận
động Hoa Kỳ sớm dành Quy chế Ưu đãi Thuế quan Phổ cập (GSP). Nếu
được hưởng GSP khi xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, hàng hóa Việt Nam
sẽ có những cơ hội lớn để tăng kim ngạch xuất khẩu, đa dạng hóa các chủng
loại mặt hàng, từ đó có thể tạo được vị thế cân bằng với các nước đang phát
triển khác khi tiến vào thị trường Hoa Kỳ. Ngoài ra, danh sách các mặt hàng
được hưởng GSP được Hoa Kỳ xem xét lại hàng năm, với việc Quốc hội
mới lên nắm chính quyền chắc chắn sẽ có những cân nhắc lại. Vì vậy Việt
Nam cần tranh cơ hội này để xin được hưởng GSP, rất có nhiều khả năng
Việt Nam sẽ thành công. Quy chế GSP Hoa Kỳ dành mức thuế ưu đãi 0%
cho một số chủng loại hàng hóa của các nước đang phát triển và kém phát
triển, với mục đích thúc đẩy tăng trưởng thương mại, tạo cơ sở hỗ trợ phát
triển kinh tế cho các quốc gia này. Hiện nay, hàng hóa từ Việt Nam vào thị
trường Mỹ phải chịu nhiều mức thuế khác nhau. Nếu được hưởng quy chế
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
71
ưu đãi GSP, các nước xuất khẩu vào thị trường Mỹ sẽ có những mặt hàng
không phải đóng thuế, và gần như tất cả những mặt hàng khác sẽ được
hưởng chế độ ưu đãi thuế quan. Việc Mỹ sớm áp dụng quy chế GSP cho
Việt Nam sẽ là bước tiếp theo trong tiến trình đẩy mạnh hợp tác song
phương giữa hai nước. Trước đó, Hiệp định Thương mại song phương Việt
Nam-Mỹ đã là một bước tiến quan trọng, tạo tiền đề cho việc ký kết Hiệp
định khung Thương mại và Đầu tư Việt Nam-Mỹ, góp phần đưa quan hệ
kinh tế thương mại giữa hai nước phát triển mạnh mẽ.
3.3. Giải pháp khắc phục tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tới
hoạt động XNK của Việt Nam với Mỹ.
3.3.1. Giải pháp của chính phủ
a. Đối với vấn đề lạm phát
Trước tình trạng lạm phát tăng cao trong những năm đầu năm 2008,
ngày 17/4/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 10/2008/NQ-CP đề
ra và tập trung thực hiện 8 nhóm giải pháp.
Nhóm giải pháp đầu tiên, mang tính mấu chốt mà Chính phủ đưa ra là
thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ. Một trong những mục tiêu của nhóm
giải pháp này, theo Nghị quyết, để giảm dần lãi suất huy động theo hướng
thực hiện chính sách lãi suất thực dương. Các hoạt động của ngân hàng
thương mại về huy động, cho vay, tín dụng cần được giám sát chặt chẽ, đảm
bảo đúng quy định.
Thứ hai, Chính phủ sẽ điều chỉnh chính sách tài khóa theo hướng
kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả chi tiêu công gồm tăng thu ngân sách
vượt dự toán, giảm chi phí hành chính. Các hạng mục đầu tư sẽ được rà soát
chặt chẽ. Cắt bỏ công trình đầu tư kém hiệu quả, tập trung vốn cho những
công trình sắp hoàn thành. Bộ Tài chính sẽ đảm trách việc rà soát, đề xuất
biện pháp chấn chỉnh hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, tập
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
72
đoàn kinh tế, tổng công ty lớn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài
chính thực hiện sơ kết mô hình tập đoàn kinh tế trong quý IV năm 2008.
Thứ ba, tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và
dịch vụ, bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hóa. Muốn vậy, Chính phủ yêu
cầu khắc phục nhanh hậu quả của thiên tai, dịch bệnh, tập trung phát triển
trồng rau màu, chăn nuôi, chuẩn bị đủ giống cho sản xuất vụ hè thu, tăng
nguồn cung thực phẩm. Từ đó, giá cả lương thực, thực phẩm sẽ sớm được ổn
định. Chính phủ nhấn mạnh việc khắc phục tình trạng thiếu điện, bảo đảm
điện cho sản xuất.
Thứ tư, Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ
nhập khẩu, giảm nhập siêu. Theo đó, Bộ Công Thương được giao phối hợp
với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều hành và kiểm soát để xuất
khẩu gạo năm 2008 ở mức 3,5 - 4 triệu tấn. Bộ Tài chính cần điều chỉnh tăng
thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt ở mức hợp lý đối với một số mặt hàng
tiêu dùng không thiết yếu như ô tô nguyên chiếc, rượu, bia...nhưng vẫn đảm
bảo phù hợp cam kết hội nhập.
Thứ năm, Chính phủ kêu gọi mọi người, mọi nhà triệt để tiết kiệm tiêu
dùng, nhất là nhiên liệu và năng lượng. Các doanh nghiệp phải rà soát tất cả
các khoản chi nhằm hạ giá thành và phí lưu thông. Từ đó, giải pháp triệt để
thực hành tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng được triển khai thành công.
Thứ sáu, tăng cường công tác quản lý thị trường, chống đầu cơ buôn
lậu và gian lận thương mại, kiểm soát việc chấp hành pháp luật nhà nước về
giá. Các hành vi vi phạm pháp luật Nhà nước về giá sẽ bị xử lý nghiêm khắc.
Các tổng công ty nhà nước phải gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện yêu
cầu này và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hoạt động của hệ thống bán
lẻ, đại lý bán lẻ của doanh nghiệp.
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
73
Thứ bảy, tăng cường các biện pháp hỗ trợ ổn định đời sống và sản
xuất của nhân dân, mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội.
Điển hình là từ nay cho đến hết tháng 6/2008, chưa tăng giá điện, than, xăng,
dầu, giữ ổn định giá xi măng, phân bón, nước sạch, thuốc chữa bệnh, vé máy
bay, tàu hỏa, vé xe buýt, mức thu học phí, viện phí. Các biện pháp thích hợp
tiếp theo trên sẽ được đề ra tùy thuộc vào diễn biến của lạm phát. Chính phủ
cũng yêu cầu Bộ Tài chính kiểm tra việc xuất gạo dự trữ quốc gia để cấp
không thu tiền cho đồng bào bị thiên tai, thiếu đói.
Thứ tám, các phương tiện thông tin đại chúng cần đẩy mạnh thông tin
và tuyên truyền một cách chính xác, ủng hộ các chủ trương, chính sách của
Nhà nước trên lĩnh vực nhạy cảm này, tránh thông tin sai sự thật có tính kích
động, gây tâm lý bất an trong xã hội.
Sau đây là kết quả đạt được sau khi thực hiện 8 nhóm giải phảp của
Chính phủ đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Đến tháng 8/2008, lạm phát đã
có xu hướng giảm dần, kim ngạch xuất khẩu đạt cao và bước đầu thu hẹp
được nhập siêu. Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại phiên họp Chính
phủ thường kỳ tháng 6/2008 cho thấy, từ những quyết tâm đó, lạm phát đã
cơ bản được kiềm chế và có xu hướng giảm. Cụ thể, lạm phát tháng 6 giảm
mạnh, chỉ số CPI chỉ tăng 2,14%, là mức thấp nhất trong 6 tháng qua (T1:
2,38%; T2: 3,56%; T3: 2,99%; T4: 2,2%; T5: 3,91%). (Nguồn: Báo Chuyên
gia chứng khoán, 2008).
Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đã tích cực rà soát các thủ tục hành
chính liên quan đến hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là thủ tục hải quan, thuế.
Triển khai nghiên cứu xây dựng các hàng rào kỹ thuật và các biện pháp phù
hợp với cam kết quốc tế để giảm nhập siêu. Về điều hành xuất khẩu, các Bộ,
ngành chức năng đã thực hiện các chính sách để tăng tổng kim ngạch xuất
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
74
khẩu, trong đó tiếp tục xuất khẩu gạo nhằm bảo đảm an ninh lương thực và
bình ổn giá gạo thế giới. Do tác động trực tiếp của một số chính sách hạn
chế nhập khẩu như tăng thuế nhập khẩu ô tô, linh kiện ô tô, kiểm soát chặt
nguồn ngoại tệ cho nhập khẩu nên nhập khẩu đang có xu hướng giảm dần,
đặc biệt là nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu. Qua việc thực hiện
các giải pháp trên, các hoạt động sản xuất kinh doanh được duy trì tốt, giá
các mặt hàng trọng yếu trên thị trường về cơ bản được bình ổn, đặc biệt là
kịp thời hạ nhiệt giá gạo và xi măng; cơ bản bảo đảm cung - cầu các mặt
hàng trên thị trường; góp phần đưa GDP đạt mức tăng trưởng khá trong 6
tháng đầu năm (6,5%) trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều
khó khăn.
b. Đối với vấn đề tỷ giá
Trong năm 2008, Ngân hàng nhà nước đã thực hiện 3 lần nâng biên
độ tỉ giá. Đây được coi là 1 trong những biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát.
Lần thứ nhất, biên độ mua, bán ngoại tệ của các ngân hàng thương mại từ
10/3 nới rộng thêm 0,25%, lên mức +/-1%. Lần thứ hai, ngày 27/6, khi biên
độ được nới từ +/-1% lên +/-2%. Lần 3, từ ngày 7/11, Biên độ +/-3% so với
tỷ giá liên ngân hàng được áp dụng. Mỗi lần nới rộng biên độ tỉ giá, tỉ giá
USD/VND ở thị trường liên ngân hàng và thị trường tự do đều tăng lên. Tỉ
giá tăng làm lợi cho nhà xuất khẩu, đặc biệt trong khoảng thời gian 6 tháng
đầu năm, cơn sốt tăng giá cả hàng hoá đã làm cho doanh nghiệp xuất khẩu
thu về được nhiều ngoại tệ hơn và từ giữa năm 2008 khi giá hàng hoá dần
giảm, việc nới lỏng tỉ giá đã giúp họ thu về đựơc nhiều tiền đồng hơn. Tỉ giá
tăng lại gây bất lợi cho nhà nhập khẩu vì nó làm giá cả hàng nhập khẩu đắt
đỏ hơn. Nhưng đây lại là một biện pháp nhằm kiềm chế nhập siêu của nhà
nước.
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
75
c. Các giải pháp đối với lĩnh vực ngân hàng
Ngân hàng nhà nước tạo điều kiện tăng cường khả năng tiếp cận vốn
tín dụng cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh
nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp
xuát khẩu sang Mỹ và doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm
như tiếp tục xem xét giảm dự trữ bắt buộc, điều chỉnh lãi suất cơ bản phù
hợp để hỗ trợ doanh nghiệp. Trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng
6/2008, lãi suất cơ bản luôn được điều chỉnh tăng, đỉnh điểm là 14% vào
tháng 6/2008, do nhà nước đang ưu tiên cho mục tiêu kiềm chế lạm phát. Lãi
suất cơ bản bị đẩy lên cao khiến cho lãi suất cho vay cũng tăng theo, khiến
cho việc vay vốn của các doanh nghiệp cực kì khó khăn. Sau 6 tháng đầu
năm, tình hình lạm phát cao đã dịu bớt nhờ gói phải pháp của Chính phủ, lãi
suất cơ bản đã được hạ dần xuống từ mức 14% xuống còn 8,5% vào cuối
tháng 12/2008, giải bài toán nỗi lo khó tiếp cận vốn của doanh nghiệp.
Ngân hàng nhà nước điều chỉnh chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả,
điều chỉnh linh hoạt tỷ giá ngoại tệ theo tín hiệu thị trường, khuyến khích
xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, phấn đấu điều hành cán cân thanh toán
quốc tế theo hướng không để thâm hụt.
Ngân hàng nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại xem xét điều
chỉnh áp dụng lãi suất cho vay của các hợp đồng tín dụng xuống phù hợp
theo mức lãi suất hiện hành, không phạt do quá hạn đối với doanh nghiệp
nhỏ và vừa khó khăn. Chính phủ giao Ngân hàng phát triển Việt Nam thực
hiện nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm hỗ
trợ tốt hơn cho các doanh nghiệp này tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển
sản xuất và kinh doanh.
Chính phủ cho phép các ngân hàng cho vay tiền đồng với lãi suất
ngoại tệ. Trong vòng chưa đầy hai tháng từ tháng 8 đến giữa tháng 10/2008,
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
76
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank) giải ngân được 2.000 tỉ đồng
theo hình thức tín dụng cho vay tiền đồng với lãi suất ngoại tệ. Mới đây
Eximbank công bố dành thêm 3.000 tỉ đồng cho chương trình này. Ngân
hàng Á Châu ACB cũng chuẩn bị sẵn sàng 5.000 tỉ đồng tài trợ cho xuất
khẩu theo lãi suất đô la Mỹ. Trước đó Vietcombank và Sacombank thông
báo áp dụng hình thức trên. Cho vay tiền đồng theo lãi suất ngoại tệ, các
ngân hàng tìm được chênh lệch lãi suất đầu ra - đầu vào khoảng 1-2% tùy
theo khách hàng. Các nhà xuất khẩu trả nợ từ nguồn tiền đồng thu được nhờ
bán ngoại tệ cho ngân hàng theo một tỷ giá định trước. Với cách này các
ngân hàng ổn định được nguồn ngoại tệ, tránh phải đối đầu với sự khan hiếm
khi cung cầu ngoại tệ biến động. Các doanh nghiệp cũng không phải lo tỷ
giá lên xuống bởi việc ấn định trước tỷ giá bán cho ngân hàng gần như là
một biện pháp bảo hiểm rủi ro tỷ giá. So với tín dụng thông thường (cho vay
tiền đồng với lãi suất 17,5- 21%/năm và càng cho vay càng lỗ), tài trợ xuất
khẩu như trên mang lại lợi nhuận.
Trong thời gian tới, cân phải tiếp tục thực hiện hiệu quả các biện pháp
trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính. Các ngân hàng cần chú trọng hơn quản
trị nội bộ, quản trị thanh khoản, sử dụng có hiệu quả các công cụ tiền tệ với
việc điều chỉnh linh hoạt theo diễn biến của thị trường như tỷ giá, lãi suất,
hạn mức tín dụng. Đổi mới và cơ cấu lại hệ thống ngân hàng nhằm lành
mạnh hoá hệ thống này, tránh tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới.
Tăng cường giám sát của Chính phủ đối với hệt thống tài chính, ngân hàng.
d. Đối với chính sách thuế
Tháng 12/2008, Chính phủ ban hành chín chính sách tài chính nhằm
ngăn chặn suy giảm kinh tế, trong đó có các giải pháp liên quan đến thuế.
Đây là đợt giảm và miễn thuế trên diện rộng, lớn nhất từ trước đến nay.
Cùng với việc từ 22/12: Lãi suất cơ bản giảm từ 10% xuống còn 8,5%/năm,
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
77
doanh nghiệp đang có những cơ hội rất lớn để thúc đẩy sản xuất - kinh
doanh.
Tất cả doanh nghiệp nhỏ và vừa (vốn điều lệ dưới 10 tỉ đồng, sử dụng
dưới 300 lao động), mà theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì có khoảng 349.000,
sẽ không phải đóng thuế trong vòng một năm, từ quí 4-2008 đến hết quí 3-
2009. Không đóng thuế ở đây không phải là được miễn thuế hoàn toàn, mà
là được đóng thuế chậm (giãn thuế). Cụ thể các doanh nghiệp nhỏ và vừa
được giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của quí 4 năm nay
và cả năm 2009. Sau đó 70% số thuế còn lại (sau khi đã giảm 30%) được
giãn nộp trong thời gian chín tháng. Nếu tính theo thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp của năm 2009 là 25%, thì 25% lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ
được Nhà nước cho mượn với lãi suất 0% trong thời hạn 12 tháng để kinh
doanh. Sự thúc đẩy này quả là động lực lớn với doanh nghiệp, nó góp phần
hỗ trợ họ giảm đáng kể lượng vốn phải vay ngân hàng. Đối với những doanh
nghiệp năng động, có khả năng tạo ra và tận dụng vòng quay vốn ngắn, thì
chi phí giá thành sản phẩm sẽ được giảm nhiều, giúp hạ giá đầu ra và kích
thích sức tiêu dùng trở lại. Tất nhiên chất lượng sản phẩm là yếu tố quan
trọng, nhưng giảm giá bán do giảm chi phí đầu vào là yếu tố số một để tăng
sức cầu trên thị trường tiêu dùng hiện nay.
Ngoài thuế thu nhập doanh nghiệp, Chính phủ cho phép tạm hoàn
90% số thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hóa thực xuất khẩu trong
trường hợp nhà xuất khẩu chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng và
hoàn tiếp 10% còn lại khi có chứng từ. Ân hạn nộp thuế nhập khẩu đối với
một số ngành hàng cho phù hợp với chu kỳ sản xuất, đồng thời giảm thuế
nhập khẩu cho một số nguyên liệu, cải tiến thủ tục hoàn thuế, rút ngắn thời
gian thông quan... Có thể hiểu là các ưu đãi về thuế được thực hiện đồng loạt
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
78
với nhiều sắc thuế và giúp cho doanh nghiệp nhiều ngành nghề cùng được
hưởng.
Dưới góc độ tài chính, tác động sâu xa của đợt miễn giảm thuế lần này
không chỉ là tạo sức bật kinh doanh trên bề mặt, mà nó tạo lực đẩy nhanh
hơn vòng quay vốn của xã hội. Tiền từ tay Nhà nước (thu thuế tức là nộp
vào ngân sách nhà nước) qua cơ chế thuế đã nằm trong tay doanh nghiệp và
trở thành những đồng vốn đi liền khúc ruột của doanh nghiệp. Sự chuyển đổi
sở hữu cho dù là tạm thời trong vòng một năm đó sẽ khuyến khích doanh
nghiệp khai thác tiền hiệu quả nhất, với công suất lớn nhất để mang lại lợi
nhuận ở mức tối đa cho chính bản thân doanh nghiệp. Khi hiệu quả kinh
doanh được cải thiện và hết hạn miễn giảm, doanh nghiệp trả lại sở hữu cho
Nhà nước và số thuế Nhà nước thu được chắc chắn sẽ cao hơn.
Mặt khác, khi cho doanh nghiệp mượn tiền thuế, Nhà nước đã cùng
lúc giải quyết được một phần của vấn đề tăng cung tiền trong nền kinh tế và
qua đó kiểm soát, ngăn chặn được lạm phát nếu những mầm mống lạm phát
có nguy cơ trở lại. Kích thích kinh tế tăng trưởng bằng cách sử dụng hiệu
quả hơn nguồn vốn hiện có mà không cần phải bơm thêm nhiều tiền là một
tính toán chính xác trong bối cảnh hiện tại.
Ngoài ra việc cả cách thủ tục xuất nhập khẩu, rút ngắn thời gian thông
quan hàng hoá, đơn giản thủ tục hoàn thuế, quyết toán thuế đối với nguyện
liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu cũng được thúc đẩy
thực hiện. Tỷ lệ phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình nhập khẩu
nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu không phả chịu thuế nhập khẩu phảI
được qui định rõ (Nguồn: Hải Lý(2008), Thuế vào cuộc, thời báo Kinh tế Sài
Gòn số 52-2008, ngày 18-12-2008, trang 44).
e. Tăng cường khả năng thông tin và dự báo
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
79
Trong thời gian tới, dể nắm bắt rõ tình hình diễn biến của cuộc khủng
hoảng tài chính, nhà nước, các bộ ngành cần phải tiếp tục nêu cao cảnh giác,
không chủ quan trong việc giám sát, chuẩn bị sẵn các phương án, chính sách
để hỗ trợ nền kinh tế, đề phòng những cú sốc bất ngờ. Các cơ quan hữu quan
cần thông tin chính xác và kịp thời về diễn biến của thị trường tài chính
trong nứơc và quốc tế. Cần tăng cường và nâng cao chất lượng dự báo tình
hình trong nước và quốc tế, để có chủ trương và chính sách đúng. Đặc biệt,
cần nâng cao vai trò và chức năng của các cơ quan thông tin như vụ Âu - Mỹ
thuộc Bộ Công Thương hay Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ. Cần phải có
chính sách khuyến khích khu vực tư nhân tham gia dự báo thông tin.
3.3.2. Giải pháp cho doanh nghiệp
Thực tế cho thấy các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam, bao
gồm các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với Mỹ vẫn tồn tại 4 yếu kém cơ bản:
Chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ do mình tạo ra không có tính
đồng đều; chí phí đầu vào cao; năng lực quản trị kém và khả năng đáp ứng
thị trường không cao. Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính đầy khó khăn,
bên cạnh sự giúp đỡ của chính phủ, các doanh nghiệp vẫn đang cố gắng đấu
tranh với khó khăn để tồn tại tránh nguy cơ phá sản.
a. Triệt để tiết kiệm
6 tháng đầu năm 2008, Việt Nam chứng kiến cơn bão lạm phát do giá
nguyên nhiên liệu đầu vào tăng cao. Chi phí tăng là nguyên nhân trực tiếp
dẫn tới phải tăng giá sản phẩm xuất khẩu. Trong thời điểm 6 tháng đầu năm,
Việt Nam đang thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, nếu không tiết kiệm thì
các doanh nghiệp cũng không có tiền chi trả do không thể vay ngân hàng vì
lãI suất quá cao. Trong khi đó, người tiêu dùng Mỹ bị chịu ảnh hưởng nặng
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
80
nề từ cuộc khủng hoảng tài chính nên họ phải cắt giảm chi tiêu. Nếu giá sản
phẩm tăng thì hàng hóa càng khó bán. Vì vậy, các doanh nghiệp phải tìm
mọi cách để cắt giảm chí phí đầu vào. Phần nhiều doanh nghiệp phải cắt
giảm nhân công, một số khác không cắt giảm nhân công nhưng giảm thời
gian lao động, giảm lương để người công nhân không bị mất việc.
Dưới áp lực chí phí đầu vào tăng, các doanh nghiệp có mối liên hệ với
nhau đã thống nhất giảm giá nguyên liệu, sản phẩm của mình để cùng vượt
qua khó khăn, chấp nhận hoà vốn để giải quyết số hàng tồn kho. Theo ông
Đỗ Quốc Hiệp, Giám đốc Kinh doanh Quỹ đầu tư IDG Ventures Việt Nam,
các doanh nghiệp nên lập những kế hoạch kinh doanh tốn càng ít chi phí
càng tốt, giảm các chi phí khác đến mức tối đa, dự trù ngân sách để tồn tại ít
nhất 1 năm nữa. Với kinh nghiệm của mình, ông Hiệp cũng khuyên các
doanh nghiệp không nên đầu tư dàn trải mà nên tập trung vào lĩnh vực chủ
chốt, hoặc những lĩnh vực có tính tương đồng cao với lĩnh vực mình đang
nắm giữ.
b. Đầu tư công nghệ
Đầu tư công nghệ là biện pháp hữu hiệu vừa giúp doanh nghiệp tiết
kiệm chi phí đầu vào, đảm bảo chất lượng sản phẩm vừa có thể đa dạng mẫu
mã sản phẩm. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có thêm được đơn hàng vì yếu
tố chất lượng sản phẩm và giá cả rất quan trọng. Như ông Hoàng Anh Tuấn,
TGĐ Nhà máy xi măng Cẩm Phả cho biết, công ty đã áp dụng công nghệ
tiên tiến của Nhật Bản để sản xuất xi măng, đảm bảo về chất lượng tốt và ổn
định cũng như môi trường không gây bụi và tiết kiệm chi phí nhiên liệu đầu
vào.
c. Tái cấu trúc doanh nghiệp
Mạnh dạn tái cấu trúc doanh nghiệp không chỉ mở được lối đi an toàn
trong thời khủng hoảng mà còn tận dụng cơ hội để tạo ra những giá trị
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
81
thương hiệu mới. Với diễn biến của nền kinh tế hiện tại và tác động của cuộc
khủng hoảng tài chính thế giới, các chuyên gia nhận định đây là thời điểm
tốt nhất để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện tái cấu trúc. Có nhiều cách để
doanh nghiệp có thể tái cấu trúc lại như cắt giảm nhân sự, mua bán cổ phần,
rà soát lại hoạt động của các công ty con, hay cắt giảm chi tiêu không cần
thiết. Tất cả những điều này giúp cho doanh nghiệp có bộ máy quản lý
chuyên nghiệp hơn và đồng thời có thể trụ vững về mặt tài chính.
d. Xúc tiến tìm bạn hàng mới, đáng tin cậy
Doanh nghiệp phải làm việc với những đối tác Hoa Kỳ có uy tín, có
kinh nghiệm để có mối quan hệ hiệu quả, lâu dài. Song song với việc các
nhà sản xuất Việt Nam cần đảm bảo sản xuất hàng hóa có chất lượng thì
doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu phải biết rõ nhà cung cấp nguyên liệu cho
mình là ai, sản phẩm xuất khẩu có được kiểm nghiệm không, rồi tiếp đó mới
tới ai là người vận chuyển, ai là người đưa sản phẩm vào Hoa Kỳ và ai là
người phân phối đến người tiêu dùng. Trong bối cảnh xuất khẩu sang Hoa
Kỳ đang có nhiều khó khăn, ông Lê Quốc Hùng, Tổng lãnh sự Việt Nam tại
San Francisco (Hoa Kỳ) đã đưa ra một số khuyến nghị như: các DN Việt
Nam nên đưa hàng hóa thông qua hệ thống siêu thị, bởi thị trường Hoa Kỳ
được thâu tóm bởi mạng lưới phân phối, nên các nhà XK Việt Nam cần tạo
quan hệ tốt với các nhà phân phối. Cụ thể, hiện có không ít người Việt Nam
phân phối hàng hóa trên toàn Hoa Kỳ đối với một số ngành hàng riêng lẻ,
nếu các DN đẩy mạnh các mối quan hệ này sẽ tạo thêm cơ hội cho hàng hóa
của mình. Các doanh nghệp cần tổ chức tốt hơn công tác thị trường nước
ngoài, nắm bắt và tổ chức các hoạt động giao lưu, tiếp xúc với các bạn hàng
nhập khẩu, các tổ chức bán buôn, bán lẻ để hiểu rõ những thay đổi trong cơ
chế quản lý nhập khẩu của Hoa Kỳ.
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
82
KẾT LUẬN
Cuộc khủng hoảng toàn cầu đã bước sang năm thứ hai mà vẫn chưa có
hồi kết. Nước Mỹ, đất nước phát triển hàng đầu thế giới, nơi có hệ thống tài
chính tiên tiến bậc nhất thế giới lại chính là khởi nguồn của cuộc đại khủng
hoảng toàn cầu. Cuộc khủng hoảng nhà đất tại Mỹ làm cho hệ thống tài
chính Mỹ sụp đổ với sự phá sản hàng loạt của những ngân hàng, những công
ty tài chính hàng trăm năm tuổi. Do nền kinh tế Mỹ có ảnh hưởng quá lớn
nên tình trạng tương tự cũng xảy ra tương tự tại EU, Nhật Bản gây ra hàng
loạt khó khăn cho thế giới, như suy thoái, lạm phát, phá sản, sản xuất trì trệ,
giảm sút xuất khẩu, tỉ lệ thất nghiệp tăng nhanh chóng. Từ đầu năm 2008
đến nay, các nước liên tục đưa ra các giải pháp nhằm cứu nguy cho nền kinh
tế nước mình, và đồng thời nỗ lực hợp sức vượt qua cuộc đại khủng hoảng.
Kinh tế Mỹ suy thoái, nhu cầu nhập khẩu sụt giảm đã gây ra rất nhiều
khó khăn cho một đất nước có kim ngạch xuất khẩu chiếm tới 70%GDP như
Việt Nam. Năm 2008, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Mỹ
vẫn tăng, nhưng tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã
làm cho tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu lại giảm so với năm 2007, đặc
biệt là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, thuỷ
sản, đồ gỗ. Đồng thời, những số liệu phân tích trong quý I/2009 cho thấy
xuất nhập khẩu của Việt Nam với Mỹ còn chịu tác động nặng nề hơn trong
những tháng còn lại của năm 2009 và năm 2010.
Trước diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng, Việt Nam vừa phải
có những biện pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực của khủng hoảng, vừa
phải khắc phục những khó khăn nội tại của nền kinh tế. Các giải pháp của
chính phủ tỏ ra hữu hiệu trong năm qua. Thời gian tới được nhận định là khó
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
83
khăn hơn so với năm 2008. Đặc biệt, xuất khẩu sang Mỹ của Việt Nam sẽ
gặp nhiều trở ngại hơn do Mỹ đã bắt đầu thực thi các biện pháp kiềm hãm
nhập khẩu nhằm bảo hộ thị trường trong nước. Do vậy, Chính phủ, các bộ
ngành, các cơ quan hữu quan cần nắm bắt rõ tình hình diễn biến của cuộc
khủng hoảng, dự báo chính xác và có những biện pháp hiệu quả hơn nhằm
giúp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam vượt qua giai đoạn
khó khăn này. Với sự hỗ trợ của Chính phủ, các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu của Việt Nam cũng cần phải chủ động trong hoạt động kinh doanh của
mình để thiết lập mối quan hệ lâu dài và hiệu quả với các đối tác bên Mỹ.
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
* TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
- Chí Thành (2008), Suy thoái kinh tế Mỹ: phụ thuộc và chống phụ thuộc, tạp
chí Việt-Mỹ, số 23, tháng 5-6/08, trang 15.
- Hải Lý(2008), Thuế vào cuộc, thời báo Kinh tế Sài Gòn số 52-2008, ngày
18-12-2008, trang 44.
- Hải Ninh (2008), Khủng hoảng tài chính Mỹ: nguyên nhân, tác động, chiều
hướng và giải pháp, báo Kinh tế và chính trị thế giới, số 9(149)2008, trang
69-70.
- Mỹ Hạnh (2009), Kinh tế Đông Á chuyển hướng, thời báo Kinh tế Sài Gòn
số 12-2009(952) ngày 12-3-2009, trang 62.
- Nguyễn Tri Bảo (2008), Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng cho vay dưới
chuẩn tại Mỹ, báo Kinh tế và chính trị thế giới, số 6(146)2008, trang 72.
- Nguyễn Vạn Phú (2008), Lòng tham là thủ phạm, Thời báo kinh tế Sài
Gòn, số 40-2008(928), 25-9-2008, trang 12.
- Quốc An (2008), Kinh tế thế giới lâm vào suy thoái, báo Ngoại Thương, số
33, ngày 21-30/11/2008, trang 32.
- Thái Bình (2008), APEC: Vượt qua khủng hoảng sau 18 tháng, thời báo
Kinh tế Sài Gòn số 49-2008(937), ngày 27-11-2008, trang 60.
- TSKH Võ Đại Lược (2008), Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện
nay và những tác động, báo Kinh tế và chính trị thế giới, số 10(150)2008,
trang 7.
- Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW, Trung tâm thông tin tư liệu (2009),
Khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và việc chủ động ứng phó
của Việt Nam, trang 2-5-9-13-24.
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
85
- Nghị quyết số 30/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 về những giải pháp cấp
bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm
an sinh xã hội.
* TÀI LIỆU TIẾNG ANH
- TradeStats Express:
n3hgw2lnwfa-2009-5-9-13-30-12
- United Nations Conference on Trade and Development: www.unctad.org/
* TRANG WEB
- Bách khoa toàn thư mở: wiki/
- Báo Ngoại thương:
giup_cac_nuoc_dang_phat_trien.html, ngày 18-11-2008.
- Báo Đầu tư:
ngày 16-3-2009.
- Báo Chuyên gia chứng khoán:
ngày 17-4-2008.
- Báo Vietnamnet: ngày 3-10-
2008.
- Bộ Công Thương: www.moit.gov.vn/
- Chuyên trang chứng khoán ATP:
- Chuyên trang Người lãnh đạo:
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
86
- Công ty AT express:
- Hiệp hội Da - Giày Việt Nam: www.lefaso.org.vn/
- Hiệp hội dệt may Việt Nam:
- Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam: www.vietfores.org/
- Hiệp hội thủ công mỹ nghệ Việt Nam:
- Tập đoàn dệt may Việt Nam:
- Trung tâm thông tin Phát triển nông nghiệp nông thôn:
ngày 3-3-
2009.
- Tạp chí cộng sản:
4, ngày 22-1-2009.
- Tổng cục thống kê: www.gso.gov.vn/
- Trang Thông tin thương mại:
40/Default.aspx, ngày 23-12-2008.
- Trang tìm kiếm hiệu quả:
- Trang Tìm Nhanh:
- Việc nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp- Bộ Công Thương:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4593_6191.pdf