Đề tài Tác động của hai gói kích cầu đến nền kinh tế Việt Nam

Bên cạnh đó cuốn sách còn chỉ ra một số điểm hạn chế của nền kinh tế, bộc lộ qua khủng hoảng là cần thiết phải tái cơ cấu nhanh chóng, nhất là các loại hình kinh tế, nhằm tăng trưởng hiệu quả và bền vững. Mới đây, trong danh sách những quốc gia và vùng lãnh thổ tốt nhất cho công việc kinh doanh của Forbes, Việt Nam đứng thứ 118 trong tổng số 128 cái tên được nhắc đến, tụt 5 bậc so với năm ngoái. Kết quả tính toán này dựa trên đánh giá một loạt các mục hạng. Trong đó tự do thương mai xếp hạng 105/128, các chỉ tiêu về tự do tiền tệ, bảo vệ nhà đầu tư cùng được xếp hạng 125/128, gánh nặng thuế khóa xếp hạng 103 và phòng chống tham nhũng xếp hạng 95. Các khía cạnh được xếp cao hơn là cải cách hành chính, xếp 52, kĩ thuật xếp 68. Với thứ hạng 118 này, Việt Nam chỉ đứng trên các nước châu Phi. Điều này cho thấy vấn đề đặt ra là Chính phủ cần có những chính sách thích hợp, nhằm tạo môi trường đầu tư hấp dẫn cho các nhà đâu tư nước ngoài, nhằm tạo điều kiện tăng I của tổng cầu. Với hai gói kích cầu kinh tế, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực, có tác dụng giúp nền kinh tế vượt qua suy thoái và tiếp tục tăng trưởng. Tuy còn nhiều hạn chế nhưng về cơ bản, các gói kích cầu này đã thể hiện bước tiến bộ mới trong công tác đánh giá tình hình và hoạch định chính sách của Nhà nước, hứa hẹn một tương lai tăng trưởng và phát triển bền vững cho đất nước.

doc26 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2707 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động của hai gói kích cầu đến nền kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o dòng vốn đầu tư từ nước ngoài , nên có thể kết luận rằng Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới. Những dấu hiệu đáng ngại của sự sụt giảm thể hiện rõ trong những tháng cuối năm 2008, đầu năm 2009, đặc biệt qua kênh xuất khẩu. Theo báo cáo Chính phủ ngày 18/12/2008, kim ngạch xuất khẩu những tháng cuối năm 2008 đã biểu hiện sự sụt giảm rõ nét. Kim ngạch tháng 10 giảm 3,3% so với tháng 9, và tháng 11 giảm 4,8% so với tháng 10. Kim nghạch xuất khẩu của Việt Nam 1/2009 đã sụt giảm nghiêm trọng theo đà giảm của những tháng cuối năm 2008. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 1/2009 ước chỉ đạt 3,8 tỷ USD, giảm 16,8% so với 12/2008 và giảm 24,2 so với cùng kì năm trước. So với cùng kì năm 2008, hầu hết các mặt hàng đều cho thấy có sự giảm sút kim ngạch trong tháng 1/2009. Sự sụt giảm này vừa do giá hàng xuất khẩu giảm, vừa do nhu cầu nhập khẩu đối với hàng hóa của Việt Nam tại các thị trường chủ lực giảm. Mặc dù Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách để giữ không cho đồng Việt Nam lên giá, và làm ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khảu của Việt Nam. Một nền kinh tế dựa nhiều vào xuất khẩu như Việt Nam sẽ bị biến động nhiều khi nền kinh tế thế giới suy thoái. Một ngành công nghiệp XK mới nổi của Việt Nam là ngành du lịch cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, buộc ngành du lịch phải giảm giá phòng và giá dịch vụ hàng loạt. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Đối với kênh đầu tư nước ngoài, mặc dù các nhà đầu tư nước ngoài vẫn có những đánh giá lạc quan vào nền kinh tế của Việt Nam, song cơ hội để chúng ta có thể thu hút được vốn FID là rất khó khăn. Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư thì kế hoạch thu hút vốn FDI trong năm 2009 chỉ là 30 tỉ USD, thấp hơn nhiều so với năm 2008. Nhưng trên thực tế thì tình hình thu hút vốn FDI dường như khó khăn hơn, và con số 30 tỉ USD cũng chưa thể đạt được. Rõ ràng là từ cuối năm 2008 đầu năm 2009, Việt Nam đã phải chịu những tác động của cuộc suy thoái kinh tế, mà cụ thể là trong nước sản xuất đình đốn, đầu tư tăng thấp, tiêu dùng có dấu hiệu châm lại, dẫn đến sự dư thừa đáng kể năng lực sản xuất, trong đó đặc biệt là dư thừa lao động. Hiện nay tình trạng mất việc làm ở Việt Nam tăng nhanh, do lĩnh vực sản xuất sử dụng nhiều lao động như dệt may, dày da, thủy sản, mỹ nghệ và tiểu thủ công nghiệp bị cắt giảm mạnh đơn hàng. Đó là dấu hiệu cho thấy, tình trạng thiếu việc làm đang tiến gần đến ngưỡng nhạy cảm có thể đấy sự suy giảm kinh tế vào tình trạng nguy kịch. Điều này cho thấy cần phải có những hành động, chính sách nhanh và phù hợp. Trong tình hình đó, Chính phủ đã ban hành nhiều quyết sách nhằm thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Một trong những biện pháp đó là sử dụng gói kích cầu. Biện pháp trên đã có tác động tích cực đối với nền kinh tế đất nước. “ Liệu pháp kích cầu” về bản chất là việc Nhà nước chủ động tác động tích cực tới tổng cung và tổng cầu xã hội một cách thống nhất, có tổ chức và có mục đích, theo khuynh hướng khuyến khích đầu tư và mở rộng quy mô tiêu dùng; kích hoạt và tăng động lực phát triển kinh tế trong bối cảnh có sự suy giảm các động lực kinh tế do các khó khăn về nguồn vốn và thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp, nhất là khu vực kinh tế tư nhân. Cha đẻ của biện pháp kích cầu kinh tế có một câu nói nổi tiếng về mức độ ảnh hưởng của chính sách này: “chỉ cần Chính phủ chôn tiền xuống đất rồi chỉ người dân đến đó đào lên cũng đủ làm cho nền kinh tế tăng trưởng”.Dĩ nhiên đây chỉ là một cách nói quá của Keynes, nhưng quả thật đấy cũng là một cách kích cầu kinh tế nếu đơn giản chỉ nhằm mục tiêu việc làm và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn. Câu nói trên được lí giải như sau: Khi người dân đào được tiền, họ sẽ dùng tiền ấy mua các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu chẳng hạn như bánh mì, quần áo, giày dép,… Điều này làm cho cầu về hàng hóa tăng lên, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, làm kinh tế tăng trưởng trong ngắn hạn. Tuy nhiên việc đào đất lấy tiền không làm tăng của cải cho xã hội mà chỉ làm tăng cầu về hàng hóa. Do vậy, nền kinh tế sẽ rơi tiếp vào vòng xoáy lạm phát. Nền kinh tế lại rơi vào khủng hoảng khi người dân không đủ tiền mua hàng hóa, vòng xoáy khủng hoảng sẽ tiếp tục ở mức sau cao hơn mức trước. Như vậy thay vì chôn tiền xuống đất, chính phủ sẽ thực hiện một dự án nông nghiệp trả tiền cho người dân tham gia vào cày cuốc, vỡ hoang ruộng đất để trồng cấy hoa màu. Điều này trong ngắn hạn vừa kích thích kinh tế, vừa làm tăng tổng cầu, đồng thời cũng làm tăng năng lực sản xuất, tăng lượng cung ứng hàng hóa ra ngoài thị trường, sẽ góp phần giải quyết khó khăn của nền kinh tế ổn thỏa hơn nhiều so với cách chôn tiền. Các gói kích cầu không chỉ có ở các nền kinh tế phát triển như Mỹ, EU, Australia, … mà còn xuất hiện ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển như Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Đài Loan… Ngày 2/12/2008 trong cuộc họp báo Chính phủ thường kì Chính Phủ Việt Nam đã thông qua kế hoạch dành khoảng 1 tỉ USD để kích thích đầu tư và tiêu dùng trong nước. Gói kích cầu thứ nhất trị giá 17.000 tỉ đồng đã giải ngân nhanh chóng để kịp thời ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực của đại suy thoái đến tiến trình phát triển kinh tế của đất nước. Gói kích cầu kinh tế thứ hai cũng được Chính phủ thông qua sau khi nhận được đa số ý kiến tán đồng của các thành viên vào 30/10/2009. Vậy dựa vào đâu mà Chính phủ các nước đưa ra các gói kích cầu kinh tế? Và cần tuân thủ những nguyên tắc nào? Theo lí thuyết kinh tế, khi nền kinh tế gặp khó khăn, phát triển quá nóng hoặc suy thoái, thì hai công cụ chính mà chính phủ dựa vào là: Chính sách tiền tệ - tăng giảm lãi xuất và một số biện pháp khác để điều chỉnh cung tiền trong nền kinh tế Chính sách tài khóa – chính sách thuế và chi tiêu của chính phủ, chẳng hạn các gói kích cầu. Trong kinh tế học, gói kích cầu thường được hiểu là việc sử dụng chính sách tài khóa ( miễn giảm thuế, tăng chi tiêu của chính phủ) để hỗ trợ nền kinh tế trong cơn suy thoái. Mục tiêu của các gói kích cầu thông qua chính sách tài khóa là nhằm tăng cường hoạt động của nền kinh tế trong giai đoạn suy thoái bằng việc tăng tổng cầu trong ngắn hạn. Ý tưởng của gói kích cầu là kh tăng chi tiêu sẽ hạn chế đượ khả năng tổng cầu sụt giảm hơn nữa gây đổ vỡ nền kinh tế. Trong giai đoạn kinh tế suy yếu, vấn đề cơ bản của nền kinh tế là thiếu hụt cầu, chứ không phải là thiếu năng lực sản xuất. Trong các điều kiện bình thường thì chính phủ nên có các biện pháp giúp tăng trưởng dài hạn thông qua nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế. Tuy nhiên khi suy thoái thì mục tiêu của gói kích cầu là tạo thêm cầu để đối ứng với năng lực sản xuất hiện tại của nền kinh tế, tránh để dư thừa năng lực sản xuất ở mức quá cao gây lãng phí nguồn lực cũng như gây ra những vấn đề xã hội do nạn thất nghiệp tăng cao. Nếu không nhanh chóng ngăn chặn, thất nghiệp sẽ tiến đến ngưỡng nguy hiểm đẩy uy giảm kinh tế vào vòng xoáy luẩn quẩn: thất nghiệp sẽ dẫn đến cắt giảm thu nhập do đó làm giảm tiêu dùng, càng làm khó khăn về đầu ra dẫn đến các doanh nghiệp phải tiếp tục cắt giảm sản xuất và lao động, đẩy thất nghiệp lên ở vòng tiếp theo và cứ tiếp tục như vậy. Do vậy, mục đích lớn nhất của gói kích cầu là duy trì việc làm. Các nền kinh tế khác nhau có thể thiết kế các gói kích cầu kinh tế khác nhau. Đối với các nước như Mỹ và EU, thì gói kích cầu được hiểu là gói kích thích kinh tế, sử dụng các biện pháp tài khóa ( bao gồm tăng chi tiêu của chính phủ và cắt giảm thuế) – Điều này là do thông thường, khi nền kinh tế gặp khó khăn, thì các nước này thường sử dụng chính sách kinh tế là chính sách tiền tệ ( điều chỉnh lãi suất cho vay, thực hiện nghiệp vụ thị trường mở), và chỉ cân nhắc sử dụng chính sách tài khóa khi dường như chính sách tiền tệ dường như không còn tác dụng, hoặc không thể thực hiện được ( ví dụ như khi lãi suất đã giảm xuống rất thấp). Trong trường hợp của Việt Nam, Chính phủ kết hợp cả hai chin sách tiền tệ và tài khóa. Nhưng cho dù một chính sách kích cầu được kết hợp hay thiết kế theo kiểu nào đi nữa thì một gói kích cầu muốn có hiệu quả phải tuân thủ ít nhất 3 tiêu chí, đó là: kịp thời, đúng đối tượng và ngắn hạn hay nhất thời. Riêng đối vơi nước ta, một nền kinh tế có độ mở cao với tỉ trọng nhập khẩu chiếm gần 90% GDP, cần có thêm tiêu chí thứ 4 là ít rò rỉ ra hàng ngoại nhập. 3. Nguyên tắc sử dụng gói kích cầu: Nguyên tắc 1 – Kích cầu phải kịp thời: Kích cầu phải kịp thời ở đây không phải chỉ là việc kích cầu phải được chính phủ thực hiện một cách nhanh chóng khi xuất hiện nguy cơ suy thoái, mà kịp thời còn có nghĩa là một khi chính phủ thực hiện thì những biện pháp này sẽ có hiệu ứng kích thích ngay, tức là làm tăng chi tiêu ngay trong nền kinh tế. Do đó, việc kích cầu chỉ có thể thực hiện được một cách có ý nghĩa trong một khoảng thời gian nhất định. Các chính sách quá mất thời gian có thể không có tác dụng, vì khi đó nền kinh tế tự nó đã có khả năng phục hồi, và việc sử dụng gói kích cầu lúc đó có thể gây ra hậu quả xấu do có khả năng làm hun nóng nền kinh tế, dẫn đến lạm phát và mất cân đối vĩ mô. Các chương trình đầu tư, dự án có tốc độ giải ngân chậm không phải là những công cụ kích cầu tốt. Điều này bởi vì là khi tổng cầu sụt giảm, thì các biện pháp này lại không có tác động gì tới tổng cầu trong lúc phải làm tăng nó lên nhiều nhất ( để tránh các tác động tiêu cực của suy thoái như việc sa thải công nhân). Đến khi các chương trình này phát huy tác dụng thì có thể phản tác dụng, làm cho nền kinh tế lạm phát nặng nề. Nguyên tắc 2 – Kích cầu phải đúng đối tượng: Gói kích cầu có thành công hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào xu hướn chi tiêu và đầu tư của các đối tượng nằm trong gói kích cầu. Để kích thích được cầu đối với hàng hóa và dịch vụ, thì gói kích cầu phải được nhắm đến đối tượng sao cho gói kích cầu được sử dụng ngay ( chi tiêu ngay) và qua đó, làm tăng tổng cầu trong nền kinh tế. Những biện pháp kích cầu đúng đối tượng là những biện pháp nhắm đến các đối tượng sẽ chi tiêu toàn bộ lượng kích cầu dành cho họ. Mục tiêu của gói kích cầu là làm tăng cầu, nên chìa khóa để thực hiện điều này là cấp tiền cho những người ( có thể là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp và chin quyền) – sẽ sử dụng những đồng tiền này và qua đó đưa thêm tiền vào nền kinh tế. Tiền kích cầu phải được sử dụng để khuyến khích các nhóm đối tượng này tiến hành các khoản chi tiêu mới, hoặc hạn chế các nhóm này cắt giảm chi tiêu. Để việc kích cầu có hiệu quả thì gói kích cầu phải nhắm vào những đối tượng sao cho một đồng tiền chi ra có hiệu ứng kích thích tiêu dùng và đầu tư cao nhất. Theo một số nghiên cứu trên thế giới là hiệu ứng cao nhất dành cho bảo hiểm thất nghiệp. Các nhóm khác nhau trong xã hội sẽ có xu hướng tiêu dùng biên khác nhau. Những người có khoản thu nhập cao sẽ chỉ dùng một phần nhỏ khoản hoàn/miễn thuế ( hoặc khoản tiền trợ cấp) mà họ nhận được sẽ được chi tiêu, trong khi những người có thu nhập thấp và vừa, sẽ có nhu cầu chi tiêu cao hơn tính trên khoản hoàn thuế. Số nhân tổng cầu của nền kinh tế giải thích tại sao các chính sách kích cầu nhắm vào các đối tượng khác nhau lại mang đến những kết quả không giống nhau. Như vậy mức độ thành công của một gói kích cầu đến đâu là phụ thuộc vào đối tượng mà gói kích cầu kinh tế hướng đến. Mức độ “đúng đối tượng” của gói kích cầu chính phủ phụ thuộc vào: Mức độ chi tiêu của đối tượng nhận được thu nhập nhờ có gói kích cầu thông qua tác động của số nhân tổng cầu. Mức độ rò rỉ ra hàng ngoại nhập của các chi tiêu ( vì sẽ làm tăng M trong đẳng thức tính tổng cầu Y của nền kinh tế). Nhìn chung, những người có mức thu nhập thấp thường có mức tiêu dùng cao (tức là mức tiết kiệm thấp) trên 1 đồng thu nhập có thêm được và lại thường tiêu dùng hàng nội. Do vậy nếu kích cầu đúng nhóm đối tượng này, sẽ đạt được đồng thời cả hai mục tiêu là hiệu quả và công bằng, khác với sự đánh đổi giữa hiệu quả và công bằng mà ta thườn gặp trong kinh tế. Nguyên tắc 3 - Kích cầu chỉ được thực hiện trong ngắn hạn: Nguyên tắc ngắn hạn có nghĩa là sẽ chấm dứt kích cầu khi nền kinh tế được cải thiện. Khi thực hiện các biện pháp kích cầu phải đảm bảo rằng các biện pháp giảm thuế tăng chi tiêu của chính phủ đều chỉ có tính tạm thời và sẽ chấm dứt khi nền kinh tế vượt qua suy thoái. Và thông thường, sau khi vượt qua suy thoái, chính phủ sẽ thực hiện các biện pháp để hạn chế và cắt giảm thâm hụt ngân sách. Nguyên tắc ngắn hạn có 2 ý nghĩa: Ngắn hạn làm tăng hiệu quả của gói kích cầu: Những chính sách vẫn còn hiệu lực khi nền kinh tế phục hồi, ví dụ như chính sách cắt giảm thuế cố định là những biện pháp kích cầu kém hiệu quả, vì những biện pháp kích thích này sẽ trở thành những khoản chi phí của chính phủ hoặc khoản thất thu khi thời gian kích cầu đã kết thúc. Hon thế nữa các biện pháp tín dụng như đầu tư, hoặc ưu đãi khấu hao tài sản sẽ là những biện pháp kích cầu hiệu quả hơn khi được thực hiện. Điều này là do các biện pháp nếu chỉ được thực hiện trong ngắn hạn sẽ khuyến khích các doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ đầu tư để tận dụng ưu đãi. Những biện pháp dài hạn như cắt giảm thuế quá lâu sẽ không phải là những biện pháp kích cầu tốt, bởi sẽ tạo cho các doanh nghiệp tín ỷ lại. Ngắn hạn để bảo đảm không làm ảnh hưởng đến ngân sách trong dài hạn: Thông thường khi thực hiện các biện pháp kích thích nên kinh tế bằng việc mở rộng chi tiêu tạm thời của chin phủ sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách. Do đó một nguyên tắc vô cùng quan trọng là các chính sách trong ngắn hạn không có tác động xấu đến nền kinh tế trong dài hạn, hoặc gây ra khó khăn cho ngân sách trong dài hạn. Việc bảo đảm rằng trong dài hạn, tình hình kinh tế không kém đi cũng là yếu tố quan trọng để gói kích cầu đạt hiệu quả hơn. Thâm hụt ngân sách lớn trong tương lai cũng có nghĩa là tiết kiệm trong dài hạn giảm đi, dẫn đến đầu tư giảm và ảnh hưởng đến tăng trưởng. Đó là chưa kể đến việc thâm hụt ngân sách sẽ ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai và lạm phát. Khi cân nhắc xem xét các biện pháp kích cầu cụ thể của gói kích cầu, thì cả ba nguyên tắc trên phải được tuân thủ và xem xét một cách đồng thời. Nếu một biện pháp kích cầu mà vi phạm một trong ba nguyên tắc trên thì đó không phải là một biện pháp kích cầu tốt. Để tăng hiệu quả kích cầu cần có các chính sách bổ trợ khác liên quan đến việc định giá đồng tiền trong nước so với ngoại tệ, sao cho tăng tính linh hoạt của tỉ giá, nhằm sử dụng công cụ này như van tự động điều chỉnh thâm hụt thương mại ở mức hợp lí và bền vững. Đây là lần đầu tiên Chính phủ Việt Nam thực hiện chính sách kích cầu kinh tế, do vậy rất cần sự xem xét và tuân thủ thận trọng các nguyên tắc trên, để có thể đề ra những chính sách, biện pháp đúng đắn nhằm đạt được mục tiêu chống suy thoái kinh tế. Thực hiện các gói kích cầu trong hoàn cảnh Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn nhất định sau: Khó khăn: khác với nhiều nước khác cũng đang thực hiện kích cầu kinh tế có ngân sách nhà nước thặng dư, trong khi đó thâm hụt ngân sách và thương mại ở mức cao và kéo dài. lạm phát ở Việt Nam ở trong 2 năm vừa qua rất cao, gây bất lợi về tâm lí, mặc dù nguy cơ lạm phát trong năm 2009 là không cao. việc hoạch định chính sách nói chung và gói kích cầu nói riêng dược thực hiện trong một môi trường đầy biến động, sẽ gây ra những trở ngại lớn trong việc hoạch định chính sách. Thuận lợi: nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng cung như bất động sản ở tất cả các phân khúc còn rất lớn, tạo thuận lợi cho đầu tư công. tỉ trọng đầu tư công của Việt Nam thuộc loại cao nhất trên thế giới, cùng với sự hiện diện của một số chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo đã được thực hiện khoảng 10 năm nay, cũng là điểm thuận lợi khi thưc hiện các nội dung về an sinh xã hội của gói kích cầu, đặc biệt là trong việc xác định các đối tượng kích cầu. GÓI KÍCH CẦU LẦN MỘT: Gói kích cầu kinh tế của Việt Nam được triển khai thành các phần sau: Gói hỗ trợ lãi suất 4%. Gói hỗ trợ tiêu dùng, bao gồm miễn thuế thu nhập cá nhân, và hỗ trợ người nghèo ăn tết. Gói hỗ trợ đầu tư bao gồm miễn, giảm, dãn thuế doanh thu, thuế VAT cho các doanh nghiệp, và nông dân vay vốn không lãi suất để mua thiết bị, máy móc sản xuất công nghiệp. Đầu tư công bao gồm xây dựng kết cấu hạ tầng, nhà ở cho sinh viên và khu chung cư cho người có thu nhập thấp. 1. Về cấp bù lãi suất 4% cho doanh nghiệp: Sau khi thảo luận với Ngân hàng Nhà nước, các bộ ngành liên quan, Thường trực Chính phủ đã thống nhất mức lãi suất hỗ trợ là 4%/năm. Căn cứ vào quyết định 131 của Thủ tướng Chính phủ, kí ngày 23/01/2009, về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất – kinh doanh. Theo đó, Nhà nước hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh, nhằm giảm giá thành sản phẩm, hàng hóa, duy trì sản xuất, kinh doanh và tạo việc làm, trong điều kiện nền kinh tế bị tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới. Các khoản vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam theo các hợp đồng tín dụng được kí kết và giải ngân trong năm 2009 của các tổ chức: doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình,.., cá nhân để làm vốn lưu động sản xuất kinh doanh, được thống kê tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chế độ báo cáo thống kê. Nguyên tắc hỗ trợ lãi suất là các ngân hàng thương mại cho vay theo nhu cầu vốn lưu động để sản xuất kinh doanh theo cơ chế tín dụng thông thường và thực hiện hỗ trợ lãi suất theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; không được từ chối hỗ trợ lãi suất, nếu khoản vay thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất. Thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất là 08 tháng đối với các khoản vay theo hợp đồng tín dụng được kí kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01/02 đến 31/12/2009. Mức lãi suất hỗ trợ cho khách hàng vay là 4%/năm, tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế nằm trong khoản thời gian qui định thuộc quyết định này, khi thu lãi cho vay, các ngân hàng thương mại giảm trừ số tiền lãi phải trả cho khách hàng vay. Đồng thường áp dụng cơ chế cho vay và lãi suất thông thường khi kí kết hợp đồng tín dụng, đến kì hạn thu lãi tiền vay của khách hàng, các ngân hàng thương mại thực hiện việc giảm trừ số tiền lãi bằng 4%/năm tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tê phát sinh trong năm 2009, các ngân hàng thương mại được hoàn trả số tiền lãi giảm trừ này từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên sơ sở báo cáo định kì hàng quí. Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mục đích của việc cấp bù lãi suất là nhằm hỗ trợ doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng với chi phí hợp lí, tạo động lực cho hệ thống ngân hàng và tổ chức tín dụng mở rộng hoạt động huy động vốn và cung ứng vốn cho nền kinh tế. Rõ ràng, Thủ tướng giao cho Ngân hàng Nhà nước phối hợp vơi Bộ Tài chính triển khai ngay phương án cấp bù lãi suất thông qua hệ thống ngân hàng thương mại. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan khẩn trương nghiên cứu thủ tục cho vay nhanh, đơn giản, hiệu quả đối với các dự án, công trình kinh tế xã hội đang triển khai và có khả năng hoàn thành trong năm 2009 và 2010 cũng như một số công trìn quan trọng khác. Cùng thời gian đó, Ngân hàng Nhà nước đã giảm lãi suất cơ bản còn 7%/ năm so với mức cũ là 8,5%/năm. Việc ban hành quyết định này sẽ làm cho các ngân hàng thương mại đồng loạt giảm lãi suất huy động xuống còn 5,5 – 7%/năm thay cho mức 7 – 8%/năm. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế thì việc cắt giảm lãi suất cùng với hỗ trợ lãi suất sẽ tạo không khí hưng phấn trong kinh doanh. Với gói kích cầu kinh tế của Việt Nam, Chính phủ chỉ hỗ trợ lãi suất cho vay chứ không hạ lãi suất tiền gởi để tránh bẫy thanh khoản. Nếu như ở Mỹ cho dù lãi suất hạ xuống bằng “zero” thì dân chúng vẫn gởi tiền vào ngân hàng như thường, không có gì thay đổi, bởi vì tài khoản của người dân trong ngân hàng là để thanh toán, để trả mua sắm hàng ngày,… Hầu như họ không mấy quan trọng đến vấn đề lãi suất. Trong khi ở Việt Nam, nếu hạ lãi suất cho vay xuống còn 5 – 6% thì buộc phải hạ lãi suất tiền gởi xuống 3%, khi đó sẽ chẳng còn ai gởi tiền vào ngân hàng nữa. Người ta sẽ cầm tiền mua vàng, ngoại tệ, chứng khoán, bất động sản, hoặc cho nhau vay để hưởng lãi suất cao hơn. Bẫy thanh khoản là ở chỗ ấy, khi người ta không gởi tiền vào ngân hàng thì hệ thống ngân hàng sẽ sụp đổ nhanh chóng. Thứ hai, việc hỗ trợ lãi suất cho vay cũng có giá trị kích thích về mặt tâm lí. Tức là các doanh nghiệp sẽ đua nhau vay vốn ưu đĩa để gia tăng sản xuất. Như vậy duy trì được sản xuất, phục hồi sản xuất cho các doanh nghiệp. Về phía các ngân hàng họ cũng thấy rằng chỉ khi cho vay thì học mới được hưởng 4% đó, chứ không thì không được hưởng. Đồng thời ngân hàng cũng thấy rằng nếu cho vay, doanh nghiệp được phục hồi thì con nợ của họ còn sống, và vẫn có khả năng thu hồi nợ được, … Như vậy là có hai động lực từ phía người vay và phía người cho vay dẫn đến chuyện đẩy tín dụng ra. Mà kích cầu, mục tiêu chủ chốt là phải đẩy được tín dụng ra, làm cho tín dụng tăng trưởng, phá được băng của tín dụng. 2. Về bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp: Ngoài cấp bù lãi suất, Thường trực Chính phủ cũng thống nhất thông qua cơ chế bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 20 tỉ đồng và dưới 500 lao động. Tuy nhiên, đối với các ngành nghề có tính chất dịch vụ, như tư vấn, kinh doanh chứng khoán, vui chơi giải trí,… thì không thuộc diện ưu đãi này. Đối với thời hạn và mức phí bảo lãnh, Chính phủ quy định: thời hạn bảo lãnh phù hợp với thời hạn cho vay và chu kì sản xuất kinh doanh với mức bảo lãnh tối đa bằng 100% số nợ gốc đã phát sinh. Phí bảo lãnh tối đa bằng 0,5%/năm/số tiền được bảo lãnh. Đồng thời Thủ tướng giao cho Bộ Tài chính đảm bảo nguồn 200 tỷ đòng cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam để hình thành nguồn vốn ban đầu cho quỹ bù đắp rủi ro bảo hiểm tín dụng. Ngoài ra, Thường trực Chính phủ cũng có các ý kiến về việc dãn thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân, chính sách thuế để hỗ trợ doanh nghiệp, kích cầu. Nếu như trước đây DN phải thực hiện nghĩa vụ thuế ngay sau khi phát sinh thu nhập, thì giờ đây, chủ trương của chính phủ giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp, giãn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 9 tháng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa và các doanh nghiệp trong một số ngành nghề đã góp phần tháo dỡ khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp. Mặc dù chính sách thuế không giải quyết vấn đề cơ bản của doanh nghiệp là thiếu đầu ra cho sản phẩm của doanh nghiệp, nhưng đây vẫn là một chính sách được cộng đồng doanh nghiệp hoan nghênh vì đã cắt giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp. Việc giảm 50% thuế giá trị gia tăng đối với 19 nhóm mặt hàng thuộc các ngành hàng mà trước đây có thuế suất là 10% đã tác động trực tiếp đối với các doanh nghiệp để phục vụ cho việc giảm giá sản phẩm, giúp kích thích tiêu dùng trong bối cảnh hiện nay. Ngoài ra chính sách giãn và miễn nộp thuế thu nhập cá nhân đối với một số loại thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công, từ bản quyền, chuyển nhượng thương mại, đầu tư vốn, kế thừa và quà tặng, nhờ đó tăng thu nhập khả dụng và chi tiêu của hộ gia đình. Không chỉ thông qua việc giảm, miễn, hoàn thuế cho người nộp thuế mà còn cải cách thủ tục hành chính thuế, nhằm tạo thuận lợi cho người nộp thuế, cũng góp phần tăng hiệu quả của các giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng. Cơ quan thuế cho phép doanh nghiệp có thể chọn tự kê khai đăng ký, giảm, giãn, hoàn thuế hoặc theo tờ khai tự quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008, và tự xác định số thuế, thời hạn giãn nộp thuế và cam đoan trên tờ khai thuế TNDN hàng quý của năm 2009. Đối với thuế giá trị gia tăng, thời hạn giải quyết tạm hoàn thuế 90% không quá 7 ngày và khi có đủ chứng từ thì hoàn tiếp 10% không quá 4 ngày làm việc; các trường hợp hoàn thuế khác, thời hạn tối đa không quá 8 ngày làm việc. Đối với trường hợp kiểm tra trước hoàn thuế, thời hạn không quá 30 ngày làm việc. Chính phủ đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu giảm 50% từ ngày 1/2/2009 đối với một số hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp có mức thuế thay đổi so với năm 2008 như than đá, đất, đá, cát, sỏi, sản phẩm cơ khí là tư liệu sản xuất; ô tô và linh kiện ô tô như động cơ, hộp số, bộ li hợp, sản phẩm be-tong công nghiệp; sản phẩm luyện, cán, kéo, kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý trừ vàng nhập khẩu… Ngoài ra, cơ quan thuế tiến hành phân loại các đối tượng và tập trung tuyên truyền, hỗ trợ bằng nhiều hình thức phong phú để người nộp thuế biết được quyền và nghĩa vụ, từ đó tự giác kê khai, thực hiện, còn cơ quan thuế chỉ kiểm tra, hậu kiểm tra. Thêm vào đó, căn cứ theo quyết định 497 của Thủ tướng Chính phủ ra ngày 17/04/2009, về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy mọc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn. Theo QĐ, Nhà nước hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay ngắn, trung hạn bằng đồng Viêt Nam của các tổ chức, cá nhân mua máy móc, thiết bị, phương tiện, vật tư phục vụ nông nghiệp và xây dựng nhà ở khu vực nông thôn. Các khoản vay bằng đồng Việt Nam của các tổ chức, cá nhân vay để mua sắm máy móc, thiết bị, phương tiện, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng ở khu vực nông thôn, trừ các khoản vay đã được hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 443/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ. Hàng hoá sản xuất trong nước được hỗ trợ lãi suất gồm các danh mục hàng hóa sau: Sản phẩm máy móc, thiết bị cơ khí, phương tiện phục vụ sản xuất và chế biến nông nghiệp: a. Các loại động cơ đốt trong: động cơ nhỏ dưới 30 CV, động cơ thuỷ dưới 80 CV. b. Máy gặt đập liên hợp. c. Máy kéo, máy cày, máy xới, máy làm đất; d. Máy gặt, máy tuốt lúa, máy sấy nông sản, máy xát lúa gạo, máy bơm nước, máy phát điện, máy vò chè, máy tẻ ngô, máy gieo hạt. đ. Máy sục khí ô xy nuôi thuỷ sản, các loại ghe xuồng có gắn động cơ. e. Máy cắt cỏ, băm cỏ, máy nghiền, trộn, đóng viên, đóng bánh thức ăn cho gia súc, gia cầm, máy vắt sữa, máy ấp, nở gia cầm. g. Xe tải nhẹ. h. Máy vi tính để bàn. Vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp: a. Phân bón hoá học các loại. b. Thuốc bảo vệ thực vật. Các loại vật liệu xây dựng chủ yếu để làm nhà ở khu vực nông thôn. Các nguyên tắc cho vay theo quyết định 497 như sau: Các ngân hàng thương mại cho vay theo cơ chế tín dụng thông thường; thực hiện hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Quyết định này và theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; thực hiện giảm trừ số tiền lãi được hỗ trợ vào số tiền lãi phải trả cho các tổ chức, cá nhân vay khi đến kỳ hạn thu lãi vay; không được từ chối hỗ trợ lãi suất, nếu khoản vay thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất. Điều kiện được vay đối với các tổ chức, cá nhân vay: a. Thuộc đối tượng theo quy định tại Điều 1 và hàng hoá tại Điều 3 của Quyết định này. b. Có địa chỉ cư trú hợp pháp và được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là người trực tiếp sản xuất (không phải mua về để bán lại). c. Có hợp đồng vay vốn với ngân hàng thương mại theo quy định. Chính phủ cũng quy định cụ thể, rõ rang về mức tiền vay tối đa, mức lãi suất hỗ trợ, thời hạn hỗ trợ: Mức tiền vay tối đa và mức lãi suất được hỗ trợ: Đối với các sản phẩm máy móc, thiết bị cơ khí, phương tiện phục vụ sản xuất, chế biến nông nghiệp và máy vi tính: mức tiền vay tối đa bằng 100% giá trị hàng hoá (riêng đối với máy vi tính, mức tiền vay tối đa không quá 05 triệu đồng/chiếc) và được hỗ trợ 100% lãi suất vay; Đối với các sản phẩm vật tư nông nghiệp: mức tiền vay tối đa bằng 100% giá trị hàng hoá nhưng không vượt quá 07 triệu đồng/ha và được hỗ trợ 4% lãi suất vay; Đối với vật liệu xây dựng các loại để làm nhà ở: mức tiền vay tối đa bằng 100% giá trị hàng hoá nhưng không vượt quá 50 triệu đồng và được hỗ trợ 4% lãi suất vay. Thời hạn hỗ trợ lãi suất: Các khoản vay theo hợp đồng tín dụng được ký kết, giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2009 đến ngày 31 tháng 12 năm 2009 của các tổ chức, cá nhân đối với: Các sản phẩm máy móc, thiết bị cơ khí, phương tiện phục vụ sản xuất, chế biến nông nghiệp và máy vi tính: thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 24 tháng. Các sản phẩm vật tư nông nghiệp và vật liệu xây dựng các loại để làm nhà ở: thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 12 tháng. Việc hoàn trả số tiền hỗ trợ lãi suất cho các ngân hàng được thục hiện như sau: 1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện hoàn trả số tiền cho các ngân hàng thương mại đã hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân theo định kỳ hàng tháng trên cơ sở báo cáo và đề nghị của các ngân hàng thương mại. 2. Kinh phí hỗ trợ theo các quy định tại Quyết định này lấy từ nguồn hỗ trợ lãi suất của Chính phủ. Điều kiện để một hàng hóa đuộc xét hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất được quy định là: 1. Sản phẩm được sản xuất trong nước. 2. Sản phẩm phải được đăng ký, niêm yết giá bán và có nhãn hàng hoá theo quy định hiện hành của pháp luật. 3. Hỗ trợ người nghèo đón Tết và kích cầu tiêu dùng: Tại phiên họp thường kì Chính phủ ra quyết định hỗ trợ cho các hộ nghèo mức 200000 đồng/người nhưng không vượt quá 1 triệu đồng/hộ nghèo. Việc xác định hộ nghèo được thực hienj theo qiu định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTTG của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010. Đối với các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách, Chính phủ sẽ hỗ trợ 100% từ ngân sách Trung ương để hỗ trợ người nghèo. Các địa phương có khoản điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50% thì ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ 50% kinh phí. Các địa phương còn lại ngân sách do địa phương tự thu xếp. Theo ước tính, tổng kinh phí hỗ trợ người nghèo ăn tết Kỉ Sửu với mức nêu trên là khoảng 3800 tỉ đồng. Về kích cầu tiêu dùng, Chính phủ tiếp tục điều hành giá than, điện, nước sạch, cước vận chuyển xe buýt… theo cơ chế thị trường. Trong tháng 1 năm tới, Bộ Tài chính và Công Thương cùng các cơ quan liên quan sẽ báo cáo với Thủ tướng lộ trình thực hiện. Để tăng tiêu dùng của người dân, Bộ Công Thương sẽ trình Thủ tướng đề án về hệ thống phân phối các mặt hàng thiết yếu, và khuyến khích doanh nghiệp tổ chức các đợt hạ giá trong dịp Tết 2009. Dưới đây là bảng số liệu báo cáo về gói kích cầu 1 vào tháng 5/2009 ( Nguồn: Gói kích cầu lần 1 có hiệu quả rất tích cực. Theo báo cáo của Chính phủ, năm 2009 nước ta cơ bản thực hiện được mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý và bền vững. Khả năng năm 2009 có 7/25 chỉ tiêu không đạt kế hoạch nghị quyết QH đề ra. Tuy nhiên, với 18 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch; trong đó tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 5,2%; chỉ số giá tiêu dùng ở mức 7%; bội chi ngân sách là 6,9%... là thành tích lớn trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến phức tạp. 4. Tác động của gói kích cầu lần 1: Các hoạt động kinh tế đã được thực hiện đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực Việt Nam - Các biện pháp kích thích chính Chính sách tài chính Áp dụng giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp Gia hạn thêm 9 tháng cho các khoản nợ phải nộp cho năm 2009 Tạm thời hoàn lại 90% thuế giá trị gia tăng cho các sản phẩm xuất khẩu trước khi nộp chứng từ thanh toán hợp lí Chính sách tiền tệ/ Tài chính Từ 10/01/2008 đến 01/2009, NHNN Việt Nam cắt giảm lãi suất cơ bản 6 lần từ 14% xuống còn 7%. Mức dự trữ bắt buộc giảm 1 điểm % đối với đồng Việt Nam và 2 điểm % đối với ngoại tê. 2% + Nới rộng hoạt động tỉ giá USD/VND trong tháng 11/2008, vào tháng 3 năm 2009 là + 3% và tăng lên đến + 5%. Hỗ trợ lãi suất đối với các khoản tín dụng cấp trong thời gian tối đa là 8 tháng bắt đầu từ 01/02 đến 31/12/2009. Chính sách xã hội Bảo hiểm thất nghiệp được đưa ra vào ngày 01/01/2009 Hỗ trợ những khoản vay vốn không tính lãi dành cho các doanh nghiệp trả lương, đóng bảo hiểm xã hội và trợ cấp cho người lao động. (Nguồn: Báo cáo của Ngân hang ANZ – Tổng hợp từ trang web của các cơ quan Chính phủ Việt Nam) Các thị trường đồng loạt tăng trưởng, Việt Nam là nước duy nhất có GDP dương năm 2009. Điều mà Chính phủ quan ngại nhất la việc áp dụng gói kích cầu sẽ làm cho nền kinh tế Việt Nam rơi vào lạm phát, nhưng thực tế đã cho thấy, tỉ lệ lạm phát của nước ta năm 2009 là 7%, một con số không đáng lo ngại lạm phát sẽ tái xảy ra. Đối với gói bù lãi suất, đã giúp cho nhiều DN, đặc biệt DN nhỏ và vừa giải quyết được vốn, giảm được giá thành, giải quyết hàng tồn kho, nâng sức cạnh tranh. Đây là liều thuốc cứu nguy có hiệu quả và đến rất đúng lúc cho nhiều DN. Việc giãn, hoãn, miễn giảm thuế cũng giúp các DN giảm bớt khó khăn do tác động của suy giảm kinh tế, giúp họ có thể trụ vững rồi vươn lên. Đối với bảo lãnh tín dụng, tuy chưa thực hiện được nhiều nhưng mở ra cơ hội tốt cho nhiều DN không đủ điều kiện vay vốn được bảo lãnh cho vay. Nhìn chung, tất cả những biện pháp kích cầu này đã giúp các DN trụ vững, giúp nền kinh tế vượt qua thời điểm khó khăn nhất. Chính sách hỗ trợ lãi suất được đánh giá là có tác dụng rất tốt trong việc thúc đẩy các ngân hàng thương mại cung ứng tín dụng cho nền kinh tế, đồng thời giúp các doanh nghiệp thuộc diện hỗ trợ lãi suất tăng cường vay cho quá trình sản xuất. Nhưng luồng ý kiến biểu dương tác dụng tích cực của chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất 4% lại chỉ thuộc về một số doanh nghiệp lớn. Còn với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiếp cận được với nguồn vốn vay ưu đãi này lại là việc không dễ dàng. Xoay quanh vấn đề tác dụng của gói kích cầu 1 cũng có rất nhiều vấn đề đáng thảo luận. Rất khó để đánh giá xem việc thụ hưởng gói kích cầu bao nhiêu phần trăm là đúng đôi tượng, bao nhiêu phần trăm dùng để đảo nợ, bao nhiêu phần trăm dùng tiền vay ưu đãi đi gởi ngân hàng để lấy lãi suất cao hơn. Theo các đánh giá khác nhau, có tời 80 – 90% số doanh nghiệp không được hưởng chính sách ưu đãi này, và tổng tín dụng ưu đãi lãi suất cũng chỉ chiếm 80% tổng tín dụng. Mức hỗ trợ lãi suất 4% là quá lớn, nên kéo dài chính sách hỗ trợ này sẽ tạo sức ỳ đối với các doanh nghiệp. Hiệu quả của chính sách hỗ trợ lãi suất mang lại là không nhỏ, nhưng những hệ lụy, tồn tại đằng sau nó cũng đang cần sự lưu tâm của Nhà nước. Quyền Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên, cho rằng gói “cứu trợ” nền kinh tế của Chính phủ là cần thiết. Tuy nhiên, phải chọn đúng điểm rơi và chỉ xem đây là khoản tiền mồi cho nền kinh tế “lấy đà” để “chạy”. Nếu kích không đúng chỗ thì càng tai hại. Nên rót tiền vào các ngành sử dụng nhiều lao động chứ không nên đầu tư vào những ngành thâm dụng vốn.   Với khoản bù lãi suất và bảo lãnh vay vốn mà Chính phủ đã thông qua, thì năng lực vốn có thể cho vay lên tới xấp xỉ 20 tỷ USD, bằng nửa tổng giá trị đầu tư của Việt Nam một năm (cụ thể là năm 2008 vừa qua). Lượng 17.000 tỷ đồng, do đó, theo TS Nguyễn Đức Thành (GĐ CEPR) là “thừa đủ để hỗ trợ khối doanh nghiệp. Tuy vậy, vì các DNNN cũng tham gia mạnh mẽ vào chương trình, nên tình hình đã khác. DNNN, với thế mạnh về tài chính và nhất là về quan hệ - những mối liên hệ mật thiết với hệ thống ngân hàng - có thể dễ dàng tận dụng lợi thế để nhận phần lớn khoản hỗ trợ. Số tiền còn lại mới đến tay doanh nghiệp tư nhân. Trong khi trên thực tế, doanh nghiệp tư nhân mới là lực lượng chủ đạo của nền kinh tế. Việt Nam tăng trưởng chủ yếu nhờ khu vực tư nhân. Doanh nghiệp tư nhân cũng là nơi sử dụng nhiều lao động nhất. Tại hội thảo “Biến động kinh tế năm 2008 và dự báo năm 2009: Giải pháp và tầm nhìn cho doanh nghiệp Việt Nam”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã khuyến nghị: “Nhà nước dành khoảng 17.000 tỷ đồng để hỗ trợ các doanh nghiệp, không phân biệt thành phần kinh tế, chủ yếu là hỗ trợ các DNNVV vay đầu tư phát triển, duy trì SXKD, giữ và tạo thêm việc làm”. Do đó các DNNVV “nên chủ động lên tiếng, đừng im lặng”. Trong các phần của gói kích cầu thứ nhất, dường như chỉ có gói hỗ trợ lãi suất là phát huy hiệu quả đối với nền kinh tế, gói xây dựng công trình cơ bản, nhà ở cho người có thu nhập thấp, sinh viên là lớn nhất, nhưng hầu như đã không triển khai được vì nguồn vốn không có, do Chính phủ phát hành trái phiếu không thành công. Về phần gói hỗ trợ tiêu dùng và đầu tư được triển khai ít nhiều nhưng sức lan tỏa không mạnh. Trong đó có những gói cụ thể hầu như không có tác dụng thậm chí còn gây tác dụng ngược ( gói cho nông dân vay mua máy móc, thiết bị sản xuất nông nghiệp không tính lãi). Đặc biệt là chính sách trợ cấp người nghèo ăn tết còn xảy ra nhiều bê bối, số tiền trợ cấp của Chính phủ không đến được tay người đáng nhận bởi nó đã bị nhiều cán bộ địa phương bớt xén. Cũng trong vấn đề về đối tượng hỗ trợ lãi suất 4%, có nhiều ý kiến cho rằng tiền chính phủ kích cầu dùng để hỗ trợ cho nhà giàu, bởi lẽ gói kích cầu chính phủ đưa ra chưa có địa chỉ cụ thể. Tại sao lại dành sự hỗ trợ cho doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, tức là các doanh nghiệp không nợ đọng thuế và nợ tín dụng quá hạn, trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới là người đang cầu cứu. Còn các công ty, tập đoàn lớn sẽ không bao giờ chết vì được nâng đỡ toàn phần. Tuy nhiên về cơ bản, gói kích cầu kinh tế thứ nhất đã hoàn thành được sứ mạng của mình. GÓI KÍCH CẦU LẦN HAI: Gói kích cầu lần 2 có thật sự cần thiết: Bên cạnh những cái đã đạt được và thiếu sót của gói kích cầu 1, vấn đề đặt ra là có nên tiếp tục triển khai tiếp gói kích cầu thứ 2 nữa không. Có nhiều quan điểm trái chiều về vấn đề này, một bên cho rằng chỉ cần 1 gói kích cầu là đủ, bên kia lại đưa ra quan điểm hoàn toàn ngược lại. Để bảo vệ quan điểm không cần thiết phải có thêm 1 gói kích cầu nữa, PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, sau khi gõ được nút thắt về vốn của các doanh nghiệp nhờ một phần của gói kích cầu thứ nhất, nền kinh tế đã phục hồi trở lại, do đó, theo ông, sang năm 2010, nhà nước không cần sử dụng thêm một gói kích cầu nữa mà vẫn thực hiện được các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế. Gói kích cầu này đã giải thoát nhiều doanh nghiệp khỏi tình trạng ách tắc vốn do tình trạng nợ xấu. Kích hoạt nền kinh tế giúp các doanh nghiệp và ngân hàng thoát khỏi điểm chết. Hơn nữa theo ông, Nhà nước đã quá bi quan trong việc nhận định vấn đề suy thoái kinh tế. Một lí do nữa mà TS đưa ra là ngân sách nước ta là ngân sách thâm hụt trường kì, trong hàng chục năm, ngân sách nhà nước thường xuyên thâm hụt khoảng 5%/GDP/năm, cộng với hiệu quả đầu tư thấp, việc tiếp tục thực hiện gói kích cầu lần thứ hai đồng nghĩa với việc thâm hụt ngân sách cho năm sau. Trên thực tế, Thứ trưởng thường trực Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp cho biết tổng thu ngân sách nhà nước cả năm 2009 đạt 390.650 tỉ đồng, bằng 100,2% dự toán ( vượt 750 tỉ đồng), tổng chi ngân sách nhà nước ước đạt 533.000 tỉ đồng, tăng 8,5% (41.705 tỉ đồng) so với dự toán. Trong đó chi tiêu đầu tư phát triển tăng 20,1% (22.700 tỉ đồng) so với dự toán, chiếm 25,4% tổng chi ngân sách và bằng 8,1%GDP; chi trả nọ và viện trợ tăng 10,2% (6000 tỉ đồng) so với dự toán; Chi thường xuyên (bao gồm cả bổ sung chi điều chỉnh tiền lương trong năm 2009) ước thực hiện cả năm đạt 332.605 tỷ đồng, đáp ứng đầy đủ các nhiệm vụ chi theo tiến độ và dự toán được duyệt, thực hiện tốt các chính sách đảm bảo an sinh xã hội. Số bội chi ngân sách nhà nước năm 2009 là 115.900 tỉ đồng bằng 6,9% GDP, tăng 28.600 tỉ đồng so với dự toán. Với mức bội chi trên thì đến 31/12/2009, dư nợ Chính phủ ( bao gồm cả nợ trái phiếu chính phủ) khoảng 40% GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 30,5% GDP. Những con số này vẫn nằm trong giới hạn bảo đảm an ninh tài chính quốc gia và ổn định các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Song song với đó, là những quan điểm, ý kiến cho rằng cần có thêm một gói kích cầu nữa như là một bước đệm, tránh cú sốc khi gói kích cầu 1 hết hiệu lực, để nền kinh tế tăng trưởng bền vững hơn. Các chuyên gia khác lại đưa ra hình ảnh các doanh nghiệp vừa mới ra khỏi “phòng cấp cứu”, vẫn còn trong “bệnh viện”, vì vậy vậy cần thêm chính sách hỗ trợ để đảm bảo doanh nghiệp thực sự khỏe, kinh tế tăng trưởng đạt chỉ tiêu. Lí lẽ bên nào cũng đanh thép, sắc bén, vậy Chính phủ sẽ ứng xử ra sao đây? Nội dung gói kích cầu lần 2 Ngày 30/10/2009, Chính phủ công bố gói kích cầu kinh tế lần thứ 2. Tại phiên họp Chính phủ đã đi đến thống nhất đối với chính sách hỗ trợ lãi suất các khoản vay vốn trung và dài hạn theo quyết định 443 và 497 của Thủ tướng Chính phủ là sẽ kéo dài thời gian ký kết và giải ngân các hợp đồng vay vốn đến hết năm 2010, nhưng giảm thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất và giảm mức hỗ trợ lãi suất từ 4% xuống 2%. Đối với chính sách hỗ trợ 4% lãi suất vay vốn lưu động cho các thành phần kinh tế theo quyết định 131 của Thủ tướng Chính phủ sẽ chấm dứt vào ngày 31/12 tới. Bắt đầu từ năm 2010, Chính phủ sẽ thôi áp dụng chính sách miễn giảm thuế nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế trong năm 2009 gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và lệ phí. Tuy nhiên, sau khi phân tích và cân nhắc kỹ lưỡng, Chính phủ nhất trí tiếp tục kéo dài chính sách này đến hết quý 1/2010 nhưng giảm mức hỗ trợ lãi suất xuống 2% và thu hẹp đối tượng thụ hưởng, trong đó ưu tiên các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu và sử dụng nhiều lao động đến hết quý 1/2010. Trong đó, gói hỗ trợ này sẽ ưu tiên cho các DN sử dụng nhiều lao động, các DN làm hàng xuất khẩu. Theo công bố của Bộ KH-ĐT, trong gói kích cầu thứ nhất, riêng gói hỗ trợ lãi suất (18.000 tỷ đồng) thì đến hết năm 2009 mới chi hết khoảng 10.000 tỷ đồng, còn khoảng 8.000 tỷ đồng sẽ tiếp tục thực hiện trong năm 2010. Chính phủ quyết tâm giữ nguyên hơn 180.000 tỷ đồng tổng vốn đầu tư phát triển của nhà nước, đồng thời khẳng định nếu quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này sẽ không xảy ra lạm phát đến 2 con số. Trong 2 tháng cuối năm, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương phải thực hiện quyết liệt để bảo đảm GDP tăng 5,2%, lạm phát dưới 7%. Bắt đầu từ năm 2010, Chính phủ sẽ không áp dụng chính sách miễn giảm thuế nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế trong năm 2009 gồm thuế thu nhập DN, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và lệ phí. Tuy nhiên, Chính phủ đồng ý tiếp tục giãn thời hạn nộp thuế thu nhập DN 3 tháng đối với DN sản xuất, gia công dệt may, da, giày để hỗ trợ các DN giảm gánh nặng do dồn kỳ nộp thuế từ năm 2009; tiếp tục thực hiện các biện pháp hoàn thuế, giãn thời gian nộp thuế nhập khẩu như năm 2009.Thủ tướng chỉ đạo việc giảm bội chi ngân sách được thực hiện bằng cách phấn đấu tăng thu và cắt giảm các khoản chi không cần thiết như hội họp, tiếp khách, xăng xe chứ không cắt giảm an sinh xã hội. Nhằm giải quyết những tồn tại của nền kinh tế trong nước, tạo việc làm cho người lao động, hoàn thành những dự án trọng điểm còn dở dang, đạt vượt mức các chỉ tiêu kinh tế xã hội… việc ra đời gói kích cầu hai hướng đến mục tiêu nhanh chóng đưa nền kinh tế Việt Nam vượt qua khủng hoảng và phát triển. Điểm khác biệt mấu chốt của gói kích cầu lần một với gói kích cầu lần thứ hai là mức hỗ trợ lãi suất giảm đi một nữa, chỉ còn 2%. Vậy tại sao Chính phủ không giữ nguyên mức lãi suất hỗ trợ để nâng đỡ các doanh nghiệp nhiều hơn? Bởi theo phân tích của các nhà kinh tế, nếu vẫn giữ nguyên mức hỗ trợ lãi suất 4% thì hiệu quả sẽ không cao, và chắc chắn thất thoát sẽ xảy ra. Với mức hỗ trọ lãi suất 4% thì lãi suất thực mà doanh nghiệp được vay thấp hơn mức lãi suất huy động của ngân hàng. Chênh lệch mức lãi suất này sẽ dẫn đến việc người thụ hưởng chính sách này chỉ cần lấy số vốn vay được, đem đi gởi lại vào ngân hàng thì đã kiếm được lời. Do vậy, 2% có thể là mức lãi suất hỗ trợ thích hợp cho gói kích cầu lần hai. Nó khuyến khích họ đầu tư để sinh lời hơn là đảo nợ hoặc kiếm lời từ vốn cho vay. Một yếu tố quan trọng hơn nữa mà gói kích cầu lần 2 phải tính đến là đối tượng được thụ hưởng. Điểm yếu của gói kích cầu 1 cũng đang nằm ở chỗ này. Phần lớn đối tượng tiếp cận được gói kích cầu lần 1 là các doanh nghiệp lớn. Còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn kêu ời ời. Vì vậy, gói kích cầu thứ 2 phải tập trung hỗ trợ những doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi thực chất khoảng 90% doanh nghiệp Việt Nam là vừa và nhỏ, lại sử dụng nhiều lao động và tạo ra một khối lượng hàng hoá đáng kể. Hỗ trợ vào đây được coi như một mũi tên trúng nhiều đích. Tất nhiên, trong số những doanh nghiệp vừa và nhỏ thì vẫn phải chọn lọc, không thể dàn đều mà chỉ tập trung vào những ngành, lĩnh vực có triển vọng tốt cho thị trường nội địa và đẩy mạnh được xuất khẩu. Việc thực hiện gói kích cầu thứ hai cần phải được thực hiện dưới sự giám sát cẩn trọng, bởi việc thực hiện không hiệu quả gói kích cầu sẽ làm tổn hại đến sức cạnh tranh của nền kinh tế nếu việc ho vay thiên về quy mô và thành tích, tức là góp phần níu kéo, duy trì cơ cấu kinh tế, cũng như cơ cấu sản phẩm và thị trường kinh doanh lạc hậu, kém hiệu quả; đồng thời làm gia tăng và kéo dài tình trạng bất bình đẳng thị trường giữa các loại hình doanh nghiệp, khu vực kinh tế và các địa phương nếu không tuân thủ tốt nguyên tắc minh bạch và bình đẳng trong triển khai các gói kích cầu. Đặc biệt, về trung hạn, nếu kéo dài quá lâu “liệu pháp kích cầu” và sử dụng không hiệu quả gói kích cầu có thể khiến gia tăng tích tụ về mất cân đối hàng –tiền và vi phạm nghiêm trọng quy luật lưu thông tiền tệ. Kết quả kinh tế 6 tháng đầu năm 2010: Theo số liệu của Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch – Đầu tư và Tổng cục Thống kê,tình hình kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2010 rất khả quan, hầu hết các ngành, lĩnh vực đều đạt tốc độ tăng trưởng cao trong cùng kì năm ngoái mặc dù phải liên tiếp đồi mặt với nhiều biến cố. Nền kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định. Nền kinh tế đã lấy lại được đà tăng trưởng, tiêu biểu là quý II tăng 6,2 – 6,4% tạo nên mức tăng trưởng kinh tế 6 tháng đạt khoảng 6,1% so với cùng kì năm trước. Đáng chú ý trong đó GDP khu vực nông – lâm – ngư nghiệp tăng 2,7 – 3,2%, khu vực dịch vụ tăng 7,2%. Trong đó thành phố Hồ Chí Minh đóng góp hơn ¼ GDP cả nước, tăng 11% . Công nghiệp được xem là mảng tỏa sang trong bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm. Các ngành công nghiệp đã trỗi dậy mạnh mẽ với mức tăng trưởng giá trị sản xuất toàn ngành 6 tháng qua ở mức 13,8%. Con số này được đánh giá rất cao nếu so với mức tăng 6,18% và 5,32% của năm 2008 và 2009, hay so với chỉ tiêu Quốc hội đề ra là 12%. Với mức tăng trưởng này, các ngành công nghiệp đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người lao động. Đồng thời chính công nghiệp đã kiến tạo nên tốc độ tăng trưởng lên 15,7% của kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm, vượt hơn 2 lần so với mức kế hoạch mà Quốc hội đề ra năm 2010, và đặc biệt là so với mức giảm 9,7% của kim ngạch xuất khẩu năm 2009. Đầu tư bằng các nguồn vốn trong nước và ngoài nước tiếp tục được duy trì ở mức cao. Cụ thể, tổng vốn đầu tư toàn xã hội được thực hiện trong 6 tháng đầu năm ước đạt 337.000 tỉ đồng, bằng 43,5% GDP. Trong đó riêng thực hiện vốn FDI ước đạt 5,4 tỉ USD, tăng khoảng 6% so với cùng kì năm trước. Thu ngân sách nhà nước đạt 326,6 tỉ đồng, bằng 49,1% dự toán năm và tăng 61,5 so với cùng kì. Giải quyết việ làm mới cho 9476 lao động, đạt 67,7% kế hoạch cả năm. Tuy nhiên, những thách thức trước mắt còn rất nặng nề, bởi không ít mục tiêu đề ra còn chưa làm được, hoặc làm chưa tốt. Điều đáng quan tâm hiện nay là việc nâng cao hiệu quả đầu tư. Cụ thể là việc huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt mức rất cao, so với tốc độ tăng trưởng 6,1% thì hiệu quả kinh tế còn thấp. Một nỗ lực khác chưa mang lại kết quả là giảm nhập siêu. Trong khi xuất khẩu tăng 15,7% thì nhập khẩu tăng 29,4 %. Hơn nữa đã xuất hiện dấu hiệu chững lại của xuất khẩu do các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam đang gặp khó khăn. Đáng chú ý là nhập khẩu thực phẩm, hàng tiêu dung không thiết yếu ngày càng gia tăng. Thêm vào đó thì nền kinh tế đang tiềm ẩn nguy cơ lạm phát. Nghị quyết kì họp thứ 6 của Quốc hội ngày 6/11/2009 quy định CPI năm 2010 không được vượt quá mức 7% ( sau được điều chỉnh lên 8%), nhưng 6 tháng đầu năm 2010 đã tăng 4,78% so với tháng 12/2009. Như vậy gói kích cầu kinh tế thứ hai đã phát huy được tác dụng tích cực của nó, góp phần ổn định và tăng trưởng kinh tế. Tạo được bước đệm an toàn cho các doanh nghiệp trong nước. Để tiếp tục nâng cao kết quả của gói kích cầu thứ hai, nhà nước cần thực hiện kịp thời hơn nữa các chính sách kinh tế về vay vốn hỗ trợ lãi suất, ưu tiên vốn cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Tập trung chỉ đạo tốt các ngân hang thương mại thực hiện tốt cơ chế điều hành lãi suất thỏa thuận, công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn vay... MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM: “Sách xanh 2010” - ấn phẩm thường niên của Liên minh EU đã đánh giá cao nỗ lực của của Việt Nam trong việc giữ tình hình kinh tế đất nước ổn định trong năm 2009 và đầu năm 2010, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu sụt giảm, tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn đạt mức dương, hoạt động xuất khẩu giảm sút nhưng vẫn đạt mức trung bình trong khu vực. Bên cạnh đó cuốn sách còn chỉ ra một số điểm hạn chế của nền kinh tế, bộc lộ qua khủng hoảng là cần thiết phải tái cơ cấu nhanh chóng, nhất là các loại hình kinh tế, nhằm tăng trưởng hiệu quả và bền vững. Mới đây, trong danh sách những quốc gia và vùng lãnh thổ tốt nhất cho công việc kinh doanh của Forbes, Việt Nam đứng thứ 118 trong tổng số 128 cái tên được nhắc đến, tụt 5 bậc so với năm ngoái. Kết quả tính toán này dựa trên đánh giá một loạt các mục hạng. Trong đó tự do thương mai xếp hạng 105/128, các chỉ tiêu về tự do tiền tệ, bảo vệ nhà đầu tư cùng được xếp hạng 125/128, gánh nặng thuế khóa xếp hạng 103 và phòng chống tham nhũng xếp hạng 95. Các khía cạnh được xếp cao hơn là cải cách hành chính, xếp 52, kĩ thuật xếp 68. Với thứ hạng 118 này, Việt Nam chỉ đứng trên các nước châu Phi. Điều này cho thấy vấn đề đặt ra là Chính phủ cần có những chính sách thích hợp, nhằm tạo môi trường đầu tư hấp dẫn cho các nhà đâu tư nước ngoài, nhằm tạo điều kiện tăng I của tổng cầu. Với hai gói kích cầu kinh tế, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực, có tác dụng giúp nền kinh tế vượt qua suy thoái và tiếp tục tăng trưởng. Tuy còn nhiều hạn chế nhưng về cơ bản, các gói kích cầu này đã thể hiện bước tiến bộ mới trong công tác đánh giá tình hình và hoạch định chính sách của Nhà nước, hứa hẹn một tương lai tăng trưởng và phát triển bền vững cho đất nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTamp193C 2727896NG C7910A HAI Gamp211I Kamp205CH C7846U 2727870N N7872N KIN.doc
  • docTÁC ĐỘNG CỦA HAI GÓI KÍCH CẦU ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM.doc
Luận văn liên quan