Đề tài Tác động của việc học sinh hỗ trợ lẫn nhau trong giờ thực hành môn Tin Học

• Khuyến khích học sinh đưa ra phản hồi tức thời về hoạt động của bạn học sinh trong cặp. Dựa vào những phản hồi này, giáo viên có thể sắp xếp lại hợp lý các cặp học sinh hỗ trợ và học sinh nhận hỗ trợ. • GV nên triển khai thật kỷ những yêu cầu trước khi bước vào cho học sinh thực hành. • Việc thảo luận trao đổi của học sinh không thể tránh khỏi gây ra tiếng ồn ào do đó nên chọn các phòng, các địa điểm áp dụng phù hợp, nếu có thể nên có phòng chuyên dụng. • Nếu có được phòng thực hành chuyên dụng hơn thì hiệu quả cao hơn, học sinh có thể hỗ trợ và nhận hỗ trợ dễ dàng hơn.

doc14 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2465 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tác động của việc học sinh hỗ trợ lẫn nhau trong giờ thực hành môn Tin Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC HỌC SINH HỖ TRỢ LẪN NHAU TRONG GIỜ THỰC HÀNH MÔN TIN HỌC” 1. TÓM TẮT TỔNG QUAN Thế kỉ XXI, thế kỉ của những phát minh khoa học có khả năng làm thay đổi diện mạo của Thế Giới. Vì vậy để đào tạo ra những chủ nhân của những phát minh ấy thì phải cần đến sự nghiệp giáo dục. Nói như Jacques Deloss “Giáo dục là một trong những công cụ mạnh nhất mà chúng ta có trong tay để tạo nên tương lai”. Chính vi vậy trong những năm gần đây Đảng và Nhà Nước ta đã có những ưu tiên hàng đầu cho giáo dục “Giáo dục là Quốc sách hàng đầu” mà trong đó Giáo viên là “nhân tố quyết định Giáo dục” (NQ/TW Khoá VIII). Vậy thì làm thế nào để trang bị cho học sinh những tri thức quý giá để các em vững bước tiến vào tương lai, trước vận hội mới của những phát minh như vũ bão, đương đầu với những thách thức của nền kinh tế thị trường? . .Nên cách dạy học hữu hiệu nhất đối với người Giáo viên là phải giảng dạy theo phương pháp mới, theo hướng tich cực, lấy người học làm trung tâm. Việc áp dụng phương pháp dạy học mới phải được tiến hành đồng bộ ở tất cả các môn học, trong đó có sự hỗ trợ của đồ dùng dạy học và việc lựa chọn phương pháp dạy học. 2. GIỚI THIỆU 2.1. Hiện Trạng Nhiều giáo viên giảng dạy môn Tin học đã chia sẻ lo ngại về thái độ học tập thiếu tích cực của học. Học sinh thường không tự giác mà chỉ thực hiện nhiệm vụ khi có sự giám sát chặt chẽ của giáo viên, thông thường các tiết thực hành các em thích chơi hơn là học (Các phần mềm học tập vừa chơi vừa học) Qua thời gian giảng dạy tôi thấy rằng việc học sinh hỗ trợ lẫn nhau là một trong những cách làm hiệu quả giúp học sinh tự giác, tích cực tham gia thực hiện nhiệm vụ. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu “Tác động của việc học sinh hỗ trợ lẫn nhau trong lớp học giờ thực hành môn Tin học”. 2.2. Giải pháp thay thế. Đã có rất nhiều giáo viên đã nghiên cứu đến việc sử dụng hình thức học sinh hỗ trợ lẫn nhau trong việc thu hút sự tham gia của học sinh trong một lớp học như có nhiều sáng kiến kinh nghiệp nói về vấn đề học tổ học nhóm, hay hoạt động nhóm trong giờ học. Các giáo viên đã tìm hiểu về chủ đề này trên đối tượng học sinh với số lượng lớn và nhỏ khác nhau nhưng cốt lõi họ điều đề cao khả năng của tập thể và theo dõi tiến bộ của học sinh trong một năm học cũng như trong nhiều năm học. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc học sinh hỗ trợ lẫn nhau có hiệu quả đối với tất cả học sinh, bao gồm cả những học sinh có vấn đề trong việc chú ý, tìm hiểu nội dung bài học và những vấn đề về cảm xúc và hành vi. Kết quả là hành vi của học sinh được cải thiện, học sinh có lòng tự tôn và động lực cao hơn cũng như được tăng cường các kỹ năng xã hội như giao tiếp, các học sinh cá biệt cũng dần cải thiện được hành vi và năng lực học tập của mình, cũng như câu nói “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng”. Cách làm này đảm bảo học sinh luôn tích cực tham gia và thực hiện nhiệm vụ vì nó tạo điều kiện cho học sinh nhận được nội dung phản hồi tức thời từ bạn cùng học với cường độ vừa phải phù hợp với từng đối tượng như câu “Học thầy không tày học bạn”. Nhưng nó vậy không có nghĩa phủ nhận vai trò của thầy cô. Khi áp dụng đề tài này trước hết người giáo viên cần phải nói rõ cho hai đối tượng học sinh là đối tượng hỗ trợ và đối tượng nhận hỗ trợ biết vai trò của hai nhóm và vào đầu giờ của mỗi tiết thực hành giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh một cách thật kỹ càng để nhóm đối tượng hỗ trợ nắm kiến thức kỹ càng để có thể làm nhiệm vụ của mình, đồng thời nhóm nhận hỗ trợ cũng đã nắm được các kiến thức cơ bản của buổi thực hành. Theo nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc học sinh hỗ trợ lẫn nhau có thể giúp nâng cao kết quả học tập của học sinh, đặc biệt là còn có khả năng cả thiện dần hạnh kiểm của học sinh. Sự tiến bộ của cả học sinh hỗ trợ và học sinh nhận hỗ trợ đều đạt kết quả học tập tốt hơn, trong đó ảnh hưởng thể hiện rõ rệt với khả năng tự tìm tòi kiến thức của nhóm hỗ trợ. Tuy nhiên, việc hướng dẫn cho học sinh trước khi thực hiện hỗ trợ bằng cách giải thích mục đích, lý do và những phương pháp học tập hợp tác là rất quan trọng. Trong đó nhấn mạnh sự hợp tác cùng tiến bộ hơn là ganh đua ghen ghét, dạy học sinh thực hiện tốt vai trò của người hỗ trợ và người nhận hỗ trợ, nên chỉ ra các điều kiện cần để đảm bảo có được hoạt động học sinh hỗ trợ lẫn nhau hiệu quả: học sinh hỗ trợ sẽ có những trợ giúp phù hợp được phân tích kỹ càng vào đúng thời điểm và dễ hiểu cho học sinh nhận hỗ trợ. Học sinh hỗ trợ cần tạo cơ hội cho học sinh nhận hỗ trợ sử dụng thông tin mới tiếp nhận và ứng dụng liền vào bài thực hành, đồng thời học sinh nhận hỗ trợ cần tận dụng cơ hội để khai thác kiến thức từ học sinh hỗ trợ. 2.3. Một số nghiên cứu gần đây có liên quan đến đề tài Đề tài Tác động của việc học sinh THCS hỗ trợ lẫn nhau trong lớp học đối với hành vi thực hiện nhiệm vụ môn Toán Nhóm nghiên cứu: Koh Puay Koon, Lee Li Li, Siti Nawal, Tan Candy & Tan Jing Yang, Trường THCS Dunman 2.4. Vấn đề nghiên cứu Tôi đã tìm cách thu hút học sinh tham gia và chịu trách nhiệm cho việc học tập của chính mình, bắt đầu bằng việc liệt kê các cách làm có thể cải thiện hành vi thực hiện nhiệm vụ của học sinh. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài “Tác động của việc học sinh hỗ trợ lẫn nhau trong giờ thực hành môn Tin học” để nghiên cứu. Đối với hoạt động học sinh hỗ trợ lẫn nhau lớp học, mỗi học sinh được phân theo cặp với một bạn khác. Trong giờ học, những em học sinh có khả năng học tập tốt hơn sẽ đóng vai người hỗ trợ, có nhiệm vụ giải thích và đặt câu hỏi cho bạn học sinh nhận hỗ trợ và đưa ra phản hồi trong thời điểm thích hợp. Hoạt động học sinh hỗ trợ lẫn nhau là cách làm cho tất cả học sinh để nhận được hỗ trợ bạn-giúp-bạn và có đủ thời gian học tập và thực hành. Trong nghiên cứu này, tôi tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau đây: Học sinh hỗ trợ lẫn nhau có ích lợi như thế nào trong việc đảm bảo thực hiện nhiệm vụ trong các giờ học thực hành môn Tin học, nó có góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh không? Bằng cách nào để học sinh hỗ trợ lẫn nhau góp phần đảm bảo thực hiện nhiệm vụ trong giờ thực hành môn Tin học lớp 7 của khối THCS. Học sinh có cảm thấy việc hỗ trợ lẫn nhau có tác động tích cực hay không trong giờ thực hành và trong quá trình học tập của mình? 2.5. Giả thuyết nghiên cứu Việc học sinh hỗ trợ lẫn nhau có lợi ích rất lớn cho cả hai đối tượng học sinh: học sinh hỗ trợ sẽ được đặt ra những câu hỏi để củng cố lại kiến thức, đó như là một hình thức kiểm tra bài. Còn đối với học sinh nhận hỗ trợ lại có tác dụng lớn hơn việc hỗ trợ lẫn nhau giúp các em có thể biết được kiến thức mà các em chưa hiểu cũng như vá lại mạch kiến thức bị hổng. Để học sinh có thể làm việc với nhau tốt giáo viên cần phải sắp xếp các em ngồi cùng máy hợp lý, nói rõ vai trò của hai đối tượng và tạo ra không khí học tập thoải mái. Giáo viên và học sinh cần nhìn nhận lại quá trình áp dụng đề tài để thấy được những ưu khuyết điểm trong qua trình thực hiện, từ đó phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm. 3. PHƯƠNG PHÁP 3.1. Khách thể nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trên hai lớp 7C3 và 7C2 tại trường THCS Nam Hải. Học sinh được phân thành từng cặp theo khả năng và tính cách của các em. Học sinh có năng lực cao hơn sẽ trở thành người hỗ trợ cho Học sinh có năng lực yếu hơn. Giáo viên hướng dẫn nhiệm vụ của học sinh hỗ trợ và học sinh nhận hỗ trợ trước khi tác động. Dữ liệu được thu thập từ các bộ câu hỏi thực hiện trước và sau bài học cũng như các bài kiểm tra trước và sau tác động. Kết quả quan sát giờ học về hành vi của học sinh và các số liệu của nguyên cứu do chính tôi thu thập quan sát. Lớp đối chứng và lớp thực nghiệm Tôi đã thực hiện nghiên cứu trên đối tượng học sinh hai lớp: Học sinh lớp 7C2 và lớp 7C3 Trường THCS Nam Hải. Hai lớp có số học sinh khá giỏi cũng như yếu kém tương đối bằng nhau, Lớp 7C3 tôi áp dụng đề tài và cho là lớp thực nghiệm và lớp 7C2 là lớp đối chứng. Chất lượng học kỳ I của 2 lớp 7 năm học 2013-2014 TS Giỏi Tỉ lệ Khá Tỉ lệ TB Tỉ lệ Yếu Tỉ lệ TB trở lên Tỉ lệ 7C2 33 4 12.1 11 33.3 14 42.4 4 12.1 29 87.9 7C3 33 10 30.3 14 42.4 4 12.1 5 15.2 28 84.8 Tổng 66 14 21.2 25 37.9 18 27.3 9 13.6 57 86.4 3.2. Thiết kế Khi tiến hành nghiên cứu đề tài tôi đã chọn hai lớp 7C2 là lớp đối chứng, lớp 7C3 làm lớp thực nghiệm sau đó tôi tiến hành lấy điểm của bài kiểm tra thực hành trước tác động, dùng phép kiểm chứng t-test để kiểm tra sự chênh lệnh và điểm số trung bình trước tác động. Kết quả cho thấy có sự chênh lệnh về điểm số trung bình của hai nhóm. Kết quả phép kiểm T-test trước tác động Đối chứng Thực nghiệm Điểm Trung Bình 5.8 6.6 P = 0.08 Ta thấy P =0.08>0.05 cho ta thấy hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước tác động là tương đương nhau, do đó tôi chọn thiết kế 2 Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm tương đương và phép kiểm chứng T-test độc lập. 3.3. Quy trình nghiên cứu Phương pháp phân cặp học sinh là xếp hạng học sinh theo thứ tự khả năng rồi phân làm hai nhóm. Những học sinh trong danh mục 1 sẽ được phân cặp với các học sinh trong danh mục 2, tránh trường hợp khả năng của 2 học sinh cùng cặp quá chênh lệch nhau. Thứ tự xếp hạng của học sinh 2 lớp được thực hiện dựa trên kết quả thi cuối năm của năm học trước và kết quả bài kiểm tra trên lớp trước khi bắt đầu nghiên cứu để phân cặp cho lớp thực nghiệm. Sau đó học sinh được nghe giáo viên giới thiệu về hoạt động của người hỗ trợ và người nhận hỗ trợ. Hoạt động khảo sát trước tác động được thực hiện nhằm thu thập thông tin về nhận thức và hành vi của học sinh trong các giờ học thực hành môn Tin học. Sau đó giáo viên thực hiện 18 đến 20 tiết học, các hoạt động hướng dẫn cho học sinh hỗ trợ và học sinh nhận hỗ trợ làm việc cùng nhau trong 9-10 tuần. Sau một hai tiết học, GV ghi lại quan sát của mình và nhìn lại quá trình để tìm cách cải thiện cho bài dạy tiếp theo, cũng như cảm nhận về sự giúp ích của học sinh hỗ trợ. Sau đó, tiến hành khảo sát sau tác động để tìm hiểu nhận thức của học sinh về những thay đổi hành vi của bản thân trong các giờ học thực hành môn Tin học. 3.4. Đo lường Tiến hành khảo sát học sinh bằng cách cho học sinh hai nhóm kiểm tra kiến thức bằng các bài kiểm tra thông thường trên lớp để thu thập dữ liệu để đo kiến thức. Tiến hành khảo sát học sinh bằng một mẫu trắc nghiệm đúng sai để thu thập dữ liệu đo thái độ của học sinh. 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 4.1. Kết quả của nghiên cứu Thông tin cơ sở ban đầu Quan sát quá trình học tập của học sinh trong lớp học, tôi nhận thấy: Lớp học thường bao gồm những học sinh có khả năng học tập khác nhau. giáo viên không thể hỗ trợ mọi học sinh cùng một lúc. Mặt khác, hầu hết học sinh thường rất phụ thuộc vào giáo viên. Nếu các em không được giáo viên quan tâm, chú ý thì các em thường từ bỏ nhiệm vụ, không cố gắng giải quyết vấn đề. Học sinh thường tỏ ra chán nản mệt mỏi, thiếu tập trung, không tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, thậm chí có em bỏ cả nhiệm vụ thực hành để mở những chương trình trò chơi (game). Do đó, các em thường đạt kết quả thấp trong các bài kiểm tra và các kỳ thi thực hành, cuối cùng là mất đi hứng thú đối với môn học. Tuy nhiên cũng không bỏ qua những yếu tố khách quan như gia đình ở nông thôn các em cũng ít có điều kiện để tiếp xúc với máy vi tính như các bạn ở thành thị. Qua khảo sát (xem bảng 1): Học sinh nhận thấy hoạt động hỗ trợ lẫn nhau là một cách làm hiệu quả đảm bảo cho các em tham gia tích cực và thực hiện nhiệm vụ trong các giờ học thực hành môn Tin học. Bảng 1: Tự nhận thức về hành vi thực hiện nhiệm vụ tôi đã làm một khảo sát sau: Trong giờ Thực hành Lớp 7C2 (lớp đối chứng) Lớp 7C3 (lớp thực nghiệm) Trước tác động Sau tác động Trước tác động Sau tác động 1 Em cố gắng hết sức trong giờ thực hành 93.2% 96.9% 93.5% 100% 2 Em luôn chăm chú giáo viên hướng dẫn 96.1% 96.9% 90.2% 100% 3 Em không lãng phí thời gian ngồi chờ GV hướng dẫn hoặc phản hồi mà tự khai thát kiến thức. 75% 78.1% 76.3% 81.8% 4 Em thường không lơ mơ trong giờ thực hành hay chơi game trong giờ học thực hành. 65.6% 68.8% 66.5% 84.8% 5 Tôi không ngồi chờ hết thời gian để kết thức buổi học. 25.4% 25% 27.6% 81.8% Sau khi thực hiện hoạt động học sinh hỗ trợ lẫn nhau, nhiều học sinh cho biết các em chú tâm hơn trong các giờ thực hành và không lan man buồn ngủ và lén mở chương trình game chơi nữa. Nhiều học sinh cảm thấy các em không lãng phí thời gian đợi giáo viên hướng dẫn hoặc trả lời các thắc mắc do các em đặt ra vì bây giờ các em có thể kiểm tra câu trả lời với bạn trong nhóm hỗ trợ. Các em cũng không còn hiện tượng đếm từng phút cho đến khi giờ học kết thúc vì các em hoàn toàn bị cuốn hút vào nhiệm vụ được giao trong giờ học. Qua khảo sát học sinh Qua trao đổi học sinh sau mỗi bài thực hành càng khẳng định việc học sinh hỗ trợ lẫn nhau có thể mang lại tác động tích cực đối nhiệm vụ học tập trong giờ học thực hành. Tuy nhiên cùng còn một số khuyết điểm khi áp dụng đề tài này: Đa số học sinh cá biệt chơi thân với học sinh cá biệt còn học sinh ngoan giỏi chơi thân với học sinh ngoan giỏi nên việc xếp học hỗ trợ và nhận hỗ trợ cũng phần nào gặp nhiều khó khăn. Lúc đầu khi áp dụng học sinh hỗ trợ cũng như nhận hỗ trợ đều không tận dụng để trao đổi với nhau (Học sinh khá giỏi không thích học sinh yếu kém). Có những học sinh tâm sự “Những bạn học khá giỏi không thích chơi với các em”, cũng có những học sinh lại nói “Với tính cách của các bạn em không thể làm được gì”. Sau vài tuần, các em có dấu hiệu tích cực hơn. Các em thích làm việc cùng nhau và chủ động hơn trong việc tìm kiếm và tự nguyện hỗ trợ khi được giao nhiệm vụ làm việc theo cặp. Những học sinh nhận hỗ trợ nhận thấy nhờ có hỗ trợ của bạn, các em đã tập trung hơn trong giờ học và có cải thiện trong kết quả môn học. Các em không còn lãng phí thời gian chờ sự hỗ trợ của GV nữa. Đối với các bạn hỗ trợ thì như được kiểm tra bài, có thời gian củng cố lại kiến thức và tìm ra chỗ hổng của kiến thức mà tự khắc phục hoặc nhờ sự giúp đỡ của thầy cô. Mô tả dữ liệu: Mốt, trung vị, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của nhóm thực nghiệm, nhóm đối chứng Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Trước TĐ Sau TĐ Trước TĐ Sau TĐ Mốt 7 7 4 5 Trung vị 7 7.5 5.5 6 Giá trị TB 6.6 7.4 5.8 6.0 Độ lệch chuẩn 1.5 1.1 2.0 1.6 Phép kiểm tra T-test độc lập sau tác động Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Trước TĐ Sau TĐ Trước TĐ Sau TĐ Mốt 7 7 4 5 Trung vị 7 7.5 5.5 6 Giá trị TB 6.6 7.4 5.8 6.0 Độ lệch chuẩn 1.5 1.1 2.0 1.6 P 0.0003 Kết quả thể hiện qua biểu đồ Điểm TB 4.2. Phân tích dữ liệu Như trên ta thấy trước tác động thái độ học sinh qua khảo sát còn một số học sinh còn chưa tích cực trong quá trình thực hành. Sau khi áp dụng được một thời gian ở lớp thực nghiệm thì thái độ của học sinh đã có sự cải thiện. Thái độ học tập của học sinh có sự thay đổi đã kéo theo kết quả học tập của học sinh có sự cải thiện ở lớp thực nghiệm, thể hiện qua điểm số của bài kiểm tra trước và sau tác động. Mức độ ảnh hưởng của tác động Vậy đề tài có mức độ ảnh hưởng lớn đối với kết quả học tập của học sinh. 4.3. Bàn luận Tóm lại, các kết quả trong nghiên cứu trong thời gian ngắn cho thấy việc học sinh hỗ trợ lẫn nhau là một hoạt động hữu ích, đảm bảo học sinh thực hiện nhiệm vụ trong các giờ học thực hành. Học sinh được phân cặp với một học sinh khác để cùng học tập và có thể tìm kiếm hỗ trợ và phản hồi tức thời một cách dễ dàng từ bạn mình. Học sinh hỗ trợ thực hiện nghiêm túc vai trò của mình cũng cố gắng chú ý hơn trong giờ học để sẵn sàng trợ giúp bạn mình. Tôi đã quan sát thấy hầu hết học sinh thích được tạo cơ hội liên kết và hợp tác với nhau. Hành vi trong lớp học của các em được cải thiện dần, các em trở thành những người học tập độc lập hơn theo thời gian. Việc phân tích kết quả một số bài kiểm tra kiểm nghiệm chỉ ra rằng một số học sinh nhận hỗ trợ trong lớp thực ngiệm đạt điểm cao hơn so với các em ở lớp đối chứng. Sự cải thiện về điểm số thể hiện rõ rệt hơn ở nhóm học sinh rất yếu. Tuy nhiên việc tiến bộ của các em không phải là do sự hỗ trợ của các bạn hỗ trợ quyết định hết. Khi thực hiện hoạt động này, giáo viên cũng nhận thức tốt hơn nhu cầu áp dụng phù hợp mô hình hỗ trợ, đó là hướng dẫn học sinh tự tìm ra câu trả lời bằng cách đặt ra yêu cầu cho học sinh tự tìm ra đáp án thay vì đưa ra đáp án quá vội vàng. Do đó, học sinh học cách thảo luận với nhau và suy nghĩ kỹ hơn chứ không chỉ tìm đến câu trả lời của giáo viên. 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Nghiên cứu của tôi dựa trên việc đổi mới phương pháp dạy và học ngày nay, dạy học ngày nay là tự người học khám phá tri thức thông qua các vấn đề của giáo viên đặt ra. Nhìn lại quá trình nghiên cứu: “Chọn đề tài, lập kế hoạch, thực hiện tác động, quan sát kết quả”. Việc thu thập dữ liệu chủ yếu trên việc học sinh chấp nhận hỗ trợ lẫn nhau trong giờ học thực hành môn Tin học 7 và những thay đổi hành vi của học sinh đối với bộ môn. Học sinh hỗ trợ lẫn nhau là một phương pháp thu hút sự tham gia của học sinh phù hợp với đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay “Dạy ít, học nhiều”. Những học sinh học tốt hơn có vai trò là học sinh hỗ trợ sẽ giải thích khi cần thiết, đặt câu hỏi và đưa ra phản hồi tại thời điểm thích hợp làm cho học sinh nhận hỗ trợ sẽ dễ hiểu hơn. Học sinh nhận hỗ trợ được hưởng lợi nhờ được giải thích và khuyến khích đặt câu hỏi cho học sinh hỗ trợ mà không sợ bị lúng túng trước lớp, thay vào đó HS có thể trao đổi với nhau mà không sợ trả lời sai. HS được tạo cơ hội để thảo luận về việc học và phối hợp, hợp tác với nhau cũng như trao đổi về kinh nghiệm học tập. Các nhiệm vụ được giao nên có độ khó nhất định để HS nhận hỗ trợ có thể học hỏi từ HS hỗ trợ. Tuy nhiên các nhiệm vụ quá khó có thể khiến hầu hết HS phải nhờ đến sự hỗ trợ GV, do vậy không đạt được mục đích của hoạt động HS hỗ trợ lẫn nhau. GV cần đảm bảo có sự hướng dẫn đầy đủ đối với những nhiệm vụ khó 5.2. Khuyến nghị Để đạt hiệu quả tốt trong hoạt động học sinh hỗ trợ lẫn nhau, giáo viên nên linh hoạt trong việc sắp xếp học sinh theo cặp Khuyến khích học sinh đưa ra phản hồi tức thời về hoạt động của bạn học sinh trong cặp. Dựa vào những phản hồi này, giáo viên có thể sắp xếp lại hợp lý các cặp học sinh hỗ trợ và học sinh nhận hỗ trợ. GV nên triển khai thật kỷ những yêu cầu trước khi bước vào cho học sinh thực hành. Việc thảo luận trao đổi của học sinh không thể tránh khỏi gây ra tiếng ồn ào do đó nên chọn các phòng, các địa điểm áp dụng phù hợp, nếu có thể nên có phòng chuyên dụng. Nếu có được phòng thực hành chuyên dụng hơn thì hiệu quả cao hơn, học sinh có thể hỗ trợ và nhận hỗ trợ dễ dàng hơn. Nam Hải, ngày 17 tháng 02 năm 2014 Người thực hiện (st) Tài liệu tham khảo Tài liệu tập huấn nghiên cứu khao học sư phạm ứng dụng Các tài liệu từ trang violet Tài liệu tập huấn nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng dự án Việt-Bỉ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnckhspud_tin_hoc_7_minh2014_8734.doc
Luận văn liên quan