Đề tài Tác dụng của xoa bóp bấm huyệt kết hợp tập vận động chủ động trong phục hồi vận động trên bệnh nhân liệt nửa ngƣời do tai biến thiếu máu não cục bộ sau giai đoạn cấp

XBBH giúp làm mềm mại các cơ và khớp của bệnh nhân đồng thời tạo ra các kích thích lên não là điều kiện thuận lợi để bệnh nhân có định hướng và dễ dàng hơn trong các động tác tập vận động. Trong quá trình XBBH để phục hồi vận động chi trên chúng tôi tác động tới các huyệt Giáp tích từ C1 – C7 (tương ứng với đám rối thần kinh chi trên), sử dụng huyệt Kiên ngung trong trường hợp cứng khớp vai, huyệt Khúc trì trong trường hợp cứng khớp khuỷu, huyệt Hợp cốc trong trường hợp cứng khớp bàn và ngón tay. Phục hồi vận động chi dưới chúng tôi tác động tới các huyệt Giáp tích từ L1 – S1 (tương ứng với đám rối thần kinh chi dưới), huyệt Dương lăng tuyền trong trường hợp cứng khớp gối, huyệt Giải khê,Thái xung để phục hồi bàn chân thuổng . Thấy bệnh nhân tập dễ dàng hơn, kết quả hồi phục cũng khả quan hơn rất nhiều.

pdf40 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1923 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác dụng của xoa bóp bấm huyệt kết hợp tập vận động chủ động trong phục hồi vận động trên bệnh nhân liệt nửa ngƣời do tai biến thiếu máu não cục bộ sau giai đoạn cấp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phạm vi chứng “trúng phong” được mô tả là bệnh nhân đột nhiên chóng mặt, ngã, một nửa người không cử động được, méo mồm, nói ngọng, nếu nặng thì bất tỉnh hôn mê. 1.3.1. Nguyên nhân: Có hai nguyên nhân chính gây ra trúng phong. - Do ngoại nhân: Do ngoại phong xâm nhập vào người: theo Nội kinh, “Phong tà xâm nhập vào kinh lạc tạng phủ của thân thể mà sinh ra chứng trạng như bất tỉnh, bán thân bất toại”. Kim quỹ yếu lược nói: “Kinh mạch hư không, phong tà thừa cơ xâm nhập gây chứng trúng phong”. Tùy theo bệnh nặng nhẹ mà biểu hiện chứng hậu ở kinh lạc, tạng phủ trong giai đoạn này - Do nội nhân + Do tâm hỏa thịnh: theo Nội kinh, các chứng phát nhiệt, hoa mắt, đầu óc mờ tối, tay chân co rút đều do hỏa mà ra. Lưu Hà Gian nói: “Tâm hỏa thịnh, thận thủy hư, thủy không chế nổi hỏa, tức là âm hư dương thực, nhiệt khí uất lên, tâm thần bị mờ quáng, gân xương yếu liệt rồi ngã lăn ra bất tỉnh”. + Do đàm nhiệt: theo Chu Đan Khê do ăn quá nhiều chất bổ béo ít vận động, tỳ không kiện vận được thấp, thấp tụ sinh đàm; do thấp mà sinh ra đàm, đàm sinh ra nhiệt mà nhiệt sinh ra phong . + Do can thận âm hư: theo Diệp Thiên Sĩ, “Trúng phong dương khí trong thân thể biến động hoặc do phần âm của can kém, huyết khô phát nóng thì phong khí đưa lên dừng lại ở những khiếu bị tắc nghẽn nên bệnh nhân ngã ra bất tỉnh” . + Do khí hư: người lớn tuổi thể chất yếu kém, khí đã suy hoặc vì lo nghĩ nhiều, lao lực quá sức làm hư tổn chân khí nên dễ bị chứng trúng phong [23] Thang Long University Library 11 1.3.2. Phân loại theo YHCT: Theo YHCT trúng phong chia làm hai thể - Trúng phong kinh lạc: mức độ nhẹ, liệt nửa người không có hôn mê. Bỗng nhiên da thịt tê dại, đi lại nặng nhọc khó khăn, mắt miệng méo, nói ngọng, tê liệt nửa người, rêu lưỡi trắng, mạch huyền tế hay phù sác. - Trúng phong tạng phủ: bệnh đột ngột, người bệnh bỗng lăn ra mê man bất tỉnh, nói ú ớ hoặc không nói được, thở khò khè, miệng méo mắt lệch, tê liệt nửa người, nếu nặng có thể tử vong. Trong trúng phong tạng phủ có chứng bế và chứng thoát. + Chứng bế: bất tỉnh, răng cắn chặt, miệng mím chặt, hai bàn tay nắm chặt, da mặt đỏ, chân tay ấm, mạch huyền hữu lực. + Chứng thoát: hôn mê bất tỉnh, mắt nhắm, miệng há, chân tay lạnh, ra mồ hôi nhiều, đại tiểu tiện mất tự chủ, người mềm lưỡi rụt, mạch trầm huyền vô lực . Sau khi trúng phong, bệnh nhân còn lại di chứng trúng phong mà chủ yếu là bán thân bất toại biểu hiện thượng hạ chi của bán thân bên trái hoặc bên phải tê dại không cử động được, còn có cảm giác biết đau, biết nóng, lạnh; tay không còn cầm nắm được, chân không đi lại được, nói khó hoặc nói ngọng thể hiện ở hai trạng thái hư và thực( Trạng thái hư hàn và Trạng thái thực nhiệt) [23] 1.4. Tình hình nghiên cứu PHCN cho bệnh nhân TBMMN trong và ngoài nƣớc - Tác giả Wang- XD, (1990) khoa thần kinh bệnh viện Bắc Kinh theo dõi 123 bệnh nhân có thiếu máu thoáng qua, 46,5% biến chứng TBMMN. Can thiệp nội khoa cho thấy khả năng phục hồi từ 19,7% – 53%[28] - Tại khoa Phục hồi chức năng bệnh viện Bạch Mai (2001) đã đánh giá kết quả phục hồi liệt trên 75 bệnh nhân TBMMN; 85% với bệnh nhân đến trong tháng đầu,81,8% với bệnh nhân đến trong 6 tháng đầu, đến sau 6 tháng chỉ đạt kết quả 61%.[6] - Theo nghiên cứu của Dương Xuân Đạm, Cao Minh Châu, Nguyễn Văn Triệu ở tỉnh Hải Dương (2008), tỷ lệ hiện mắc là 374/100.000 dân, khiếm khuyết vận động chi trên 66,1% và chi dưới là 67,8%, độc lập hoàn toàn 31%, độc lập di chuyển 37,1%, trở lại nghề 22,4%. Trong số bệnh nhân bị liệt sau TBMMN từ 1 đến 11 năm thì có 68% không được phục hồi chức năng thường xuyên, 88,7% có nhu cầu chăm sóc y tế và phụ hồi chức năng. [8] - Kết quả nghiên cứu của Lê Thanh Hải (2002) về PHCN trên 50 bệnh nhân liệt nửa người sau tai biến nhồi máu não bằng phương pháp điện mãng châm cho kết quả phục hồi khá, tốt đạt 86%. [11] 12 1.5. Phục hồi vận động bằng XBBH kết hợp tập vận động chủ động 1.5.1 Xoa bóp bấm huyệt: - Xoa bóp là phương pháp dùng bàn tay, ngón tay tác động qua da, tổ chức liên kết dưới da, cơ, gân, dây chằng để chữa bệnh, phòng bệnh, PHCN và nâng cao sức khoẻ. - Bấm huyệt: Là kỹ thuật dùng đầu ngón tay tác động lên các huyệt vị để chữa bệnh. 1.5.1.1 Tác dụng sinh lý của xoa bóp bấm huyệt. - Đối với hệ thần kinh. + Xoa bóp tác động trực tiếp lên các thụ cảm thể thần kinh dày đặc ở dưới da tạo ra các phản xạ thần kinh đáp ứng từ đó gây nên tác dụng điều hòa quá trình hưng phấn hay ức chế thần kinh trung ương, gây thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng, tăng khả năng tập trung, giảm đau, giãn cơ và điều hòa chức năng nội tạng. + Xoa bóp lên vùng phản xạ thần kinh thực vật cạnh sống gây ra các ảnh hưởng rõ rệt lên hoạt động của các cơ quan nội tạng, vì vậy người ta chú trọng xoa bóp lên vùng đầu mặt cổ, lưng và thắt lưng cùng, coi đó là vùng tác động chính để chữa các bệnh nội tạng. + Xoa bóp trực tiếp lên các dây thần kinh hay đám rối thần kinh có thể gây tăng hoặc giảm cảm giác, kích thích vận động, kích thích quá trình phát triển tái sinh nhanh những sợi thần kinh bị tổn thương. - Đối với hệ tuần hoàn và chuyển hóa dưới da. + Da và tổ chức dưới da có mạng lưới tuần hoàn mao mạch và bạch huyết rất phong phú, khi xoa bóp sẽ làm giãn hệ thống mao mạch này làm tăng tuần hoàn và dinh dưỡng tại chỗ. Có thể nói xoa bóp là một biện pháp làm tăng dinh dưỡng tổ chức do giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ, giảm phù nề, và giảm đau rõ rệt, đặc biệt là đau do co mạch và chèn ép do phù nề. + Do hiện tượng giãn mạch, dẫn đến làm tăng quá trình chuyển hóa tại chỗ, tăng bài tiết và đào thải mồ hôi, tăng bài tiết nước tiểu, tăng quá trình oxy hóa khử, tăng huyết sắc tố và lượng hồng cầu trong máu. - Đối với da và tổ chức dưới da. Da có nhiều chức năng quan trọng như: bảo vệ, điều hòa thân nhiệt, bài tiết, nhận cảm, thẩm mỹ... Xoa bóp có tác dụng rõ rệt đối với da và tổ chức dưới da: + Giữ tính đàn hồi của da, kích thích chức năng miễn dịch không đặc hiệu của da, tăng chức năng bảo vệ của da. Thang Long University Library 13 + Điều hòa chức năng bài tiết mồ hôi và tuyến bã nhờn. + Gây giãn mạch, làm tăng lưu thông máu và bạch huyết, tăng cường dinh dưỡng da và tổ chức dưới da làm cho da trở nên mịn màng và hồng hào, bởi vậy xoa bóp được coi là một phương pháp thẩm mỹ cho da. + Ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và làm tiêu lớp mỡ dưới da. + Làm bong các xơ dính của tổ chức do chấn thương hoặc vết thương, làm mềm tổ chức sẹo. + Làm bong các tế bào chết và làm sạch da. - Đối với hệ vận động (gân, cơ, khớp, dây chằng). + Đối với gân và cơ: xoa bóp làm tăng tính đàn hồi của gân, cơ, phát triển khối lượng cơ, tăng sức cơ, tăng tuần hoàn dinh dưỡng cơ để phòng chống teo cơ cứng khớp. Xoa bóp còn làm tăng thải trừ nhanh các sản phẩm chuyển hóa của cơ sau vận động (quan trọng nhất là acid lactic) giúp khắc phục hiện tượng đau mỏi cơ, mỏi mệt thần kinh sau lao động và tập luyện thể thao. + Đối với xương khớp: xoa bóp làm tăng tuần hoàn tại chỗ nên có tác dụng tăng cường dinh dưỡng, giảm đau, hạn chế quá trình thoái hóa của xương khớp. 1.5.1.2. Nguyên t c của xoa bóp bấm huyệt: Xoa nhẹ nhàng, liên tục và tăng dần để đạt một ngưỡng kích thích tốt nhất trên từng bệnh nhân. 1.5.1.3. Các kỹ thuật: - Xoa: Kỹ thuật viên (KTV) dùng cả hai bàn tay hoặc các đầu ngón tay lướt nhẹ trên bề mặt da của người được xoa bóp, thuận theo chiều kim đồng hồ - Vuốt: KTV dùng các đầu ngón tay lướt nhẹ trên bề mặt da của người được xoa bóp, theo một chiều hoặc theo một đường có tính liên hoàn - Miết: KTV dùng gốc bàn tay hoặc đầu ngón tay cái tỳ lên da người bệnh một lực đủ bám nhẹ bề mặt da. Tiến hành đẩy hoặc kéo tay của KTV sao cho tay của KTV đi đến đâu bề mặt da của người bệnh bám nhẹ nhẹ đến đấy và tạo ra lực ma sát. - Nhào cơ: KTV dùng hai bàn tay bóp cơ và đẩy rồi kéo cùng chiều hay ngược chiều như nhào bột .Lưu ý: Thủ thuật làm chậm sau đó nhanh dần, nhưng phải đảm bảo độ thấm sâu vào cơ. 14 - Day cơ: KTV dùng gốc bàn tay hoặc ô mô út tỳ nhẹ lên vùng được day một lực và di chuyển thuận theo chiều kim đồng hồ. - Lăn: KTV đặt nhẹ nắm tay lên vùng cần được lăn. Thả lỏng cổ tay , dùng lực cẳng tay đẩy và kéo để cho bàn tay lăn ,thấm sâu vào vùng cơ cần được lăn. - Day huyệt: KTV dùng đầu ngón tay cái ,phần bụng ngón tay tỳ nhẹ vào da tương ứng vùng huyệt, day nhẹ theo chiều kim đồng hồ tới khi bệnh nhân có cảm giác tức nặng, duy trì lực và day nhẹ 15 đến 30 giây. - Ấn huyệt: KTV dùng đầu ngón tay cái ấn từ từ vào da tương ứng vùng huyệt, khi bệnh nhân thở ra thì từ từ tăng lực tác dụng, khi bệnh nhân hít vào thì giữ nguyên lực tác dụng tới khi bệnh nhân có cảm giác tức nặng thì giữ nguyên từ 15 - 30 giây. - Bấm huyệt: KTV dùng đầu ngón tay cái ấn từ từ vào da tương ứng vùng huyệt ,tương tự như ấn huyệt nhưng khi bệnh nhân đã có cảm giác tức nặng tại vùng huyệt thì KTV rung nhẹ ngón tay cái và tác động thêm lực tới ngưỡng bệnh nhân chịu được từ 15 đến 30 giây.[24] 1.5.2. Phục hồi chức năng bằng tập vận động chủ động: 1.5.2.1. Định nghĩa: PHCN là một chuyên ngành áp dụng các biện pháp y học , kỹ thuật phục hồi,giáo dục học ,xã hội họcnhằm làm cho người tàn tật có thể thực hiện được tối đa những chức năng đã bị giảm hoặc mất do khiếm khuyết và giảm chức năng gây nên; đảm bảo cho người tàn tật có thể độc lập tối đa, hoà nhập hoặc tái hoà nhập xã hội, có cơ hội bình đẳng và tham gia vào các hoạt động xã hội. 1.5.2.2 Mục đích của PHCN - Hoàn lại tối đa các chức năng sinh lý, tinh thần và nghề nghiệp - Ngăn ngừa bệnh tật thứ phát - Tạo cho bệnh nhân có cuộc sống tự lập tối đa ,hoà nhập được với gia đình, xã hội và có hoạt động nghề nghiệp.[14] 1.5.2.3. Vận động chủ động - Có sự trợ giúp + Là động tác do người bệnh chủ động thực hiện bằng co cơ ,nhưng có sự trợ giúp thêm từ bên ngoài do người điều trị hay dụng cụ. Thang Long University Library 15 + Đây là bước tập đầu tiên đối với các cơ còn yếu. Người điều trị hay dụng cụ giúp loại bỏ trọng lực chi thể để tạo thuận lợi cho người bệnh thực hiện động tác hết tầm vận động. Tạo thuận trong vận động chủ động, khôi phục "cảm giác vận động". + Nguyên tắc:  Chỉ trợ giúp tối thiểu vừa đủ để bệnh nhân có thể tự thực hiện được động tác .Giảm bớt sự trợ giúp càng nhiều càng tốt khi có thể.  Bệnh nhân phải chủ động tối đa và tập hết tầm vận động của khớp, không được ỷ vào sự trợ giúp.  Tránh để bệnh nhân có ý nghĩ “không làm được” - Người bệnh tập chủ động + Là động tác vận động do người bệnh tự thực hiện bằng co cơ mà không có sự trợ giúp từ bên ngoài + Nguyên tắc:  Áp dụng với các cơ đủ mạnh có thể thắng được trọng lực của chi thể  Cần khuyến khích bệnh nhân tập thường xuyên - Làm mạnh cơ + Là hình thức tập vận động chủ động có thêm lực trở kháng tăng dần. Lực trở kháng do người thầy thuốc hoặc dụng cụ tạo nên với mục đích làm tăng dần sức mạnh của cơ + Áp dụng với các cơ hoặc nhóm cơ có đủ sức mạnh thắng trọng lực của chi thể hoặc với các cơ còn bình thường cần tập để tăng cường sức mạnh 1.4.2.4. Nguyên t c tập vận động - Tập vận động sớm. - Tập từ nhẹ đến nặng , từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. - Bệnh nhân phải chủ động tối đa, giảm được sự trợ giúp càng nhiều càng tốt, dần dần bỏ hẳn sự trợ giúp. - Kết hợp tập vận động với các hoạt động sinh lý như các động tác tự phục vụ, tự di chuyển, các hoạt động nghề nghiệp. - Phải kiên trì, bền bỉ không nôn nóng mới có được kết quả. [14] 16 CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Gồm những bệnh nhân được chẩn đoán liệt nửa người do tai biến nhồi máu não được điều trị nội trú tại Khoa Điều Trị Toàn Diện Bệnh Viện Châm cứu TW 2.1.1.Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân - Bệnh nhân bị TBMMN lần đầu được chẩn đoán là nhồi máu não sau giai đoạn cấp - Chụp cắt lớp vi tính: có hình ảnh tổn thương giảm tỷ trọng trên phim. - Bệnh nhân đã được điều trị ổn định về các chức năng thần kinh, hô hấp ở giai đoạn cấp. - Bệnh nhân không có các rối loạn tâm thần kinh - Bệnh nhân có thể kèm theo các rối loạn khác như: Rối loạn cảm giác - Bệnh nhân tự nguyện tham gia vào nghiên cứu. 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ - Những bệnh nhân bị nhồi máu não từ lần thứ 2 trở lên. - Những bệnh nhân bị TBNMN không đưa vào nghiên cứu do các nguyên nhân sau: + Chấn thương.- Bệnh lý về máu.- Tắc mạch do khí. + U não.- Bệnh lý ở tim.- Tăng đường huyết. - Các bệnh nhân bỏ cuộc hoặc không tuân thủ đúng theo quy trình điều trị. - Ngoài ra chúng tôi loại trừ các trường hợp có bệnh kèm theo như: Lao, nhiễm HIV/AIDS, tăng huyết áp quá cao, các bệnh nhân không đủ các tiêu chuẩn trên. 2.2.Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1.Thiết kế nghiên cứu: - Nghiên cứu theo phương pháp mô tả, tiến cứu. 2.2.2.Cỡ mẫu nghiên cứu : (Áp dụng công thức đo lường 1 nhóm ) - Ước tính tỷ lệ bệnh nhân đỡ, khỏi sau khi can thiệp là 95% - Khoảng tin cậy 90%-100%. Do vậy sai số chuẩn là 2,5%. Thang Long University Library 17 - Cỡ mẫu cần thiết p (100-p) 95 x 5 N = = = 76 e 2 2,5 2 N: Cỡ mẫu nghiên cứu Tỷ lệ 95%, ta có p= 95 e: Sai số cho phép 2,5 Thay vào công thức, ta tính được N=76. Chúng tôi lấy 80 bệnh nhân làm nghiên cứu. 2.2.3.Phương tiện nghiên cứu Nhóm điều dưỡng tham gia vào nghiên cứu, được tập huấn cách thử cơ bằng tay và trợ giúp tập vận động chủ động từng nhóm cơ.Thực hiện XBBH trong vòng 15 phút sau đó tập vận động chủ động tích cực 30 phút trên nhóm bệnh nhân được nghiên cứu. 2.2.4. Kỹ thuật : Trước khi can thiệp có nhận định tình trạng sức khoẻ, thử cơ bằng tay. Nhận định , đánh giá cơ bậc của từng cơ,nhóm cơ sau đó tiến hành can thiệp ( phụ lục 1 và 2) - Kỹ thuật thử cơ bằng tay :[16] + Thử cơ bằng tay là phương pháp đánh giá một cách khách quan khả năng của người bệnh điều khiển một cơ hay một nhóm cơ hoạt động + Hệ thống bậc cơ: Được chia làm 6 bậc và được quy định như sau:[14] Bậc 0: Không có sự co cơ Bậc 1(rất yếu):Co cơ nhẹ, có thể sờ thấy nhưng không tạo được cử động. Bậc 2(yếu): Cử động hết tầm độ nhưng không kháng được trọng lực. Bậc 3(khá):Cử động hết tầm độ đối trọng lực Bậc 4: (khá tốt)Thắng được lực cản nhẹ Bậc 5(tốt):Cử động hết tầm độ đối trọng lực và sức đề kháng tối đa ở cuối tầm độ. - Xoa bóp bấm huyệt: + Với vùng đầu mặt cổ: Xoa, day, miết hai bên má, trán xuống cằm vòng sau gáy, thời gian làm là 5 phút rồi chuyển sang ấn huyệt: Giáp xa Đồng tử liêu Thái dương phong Phong trì Ấn đường Bách hội. + Với vùng chi trên: Xoa, bóp, day, lăn, vuốt, thứ tự từ trên xuống dưới, bấm day các huyệt: Giáp tích C2-C7. 18 Kiên ngung Tý nhu Khúc trì Hợp cốc Ngoại quan Thủ tam lý Dương trì Bát tà Nội quan Thần môn Xích trạch Khúc trạch + Với vùng chi dưới và mông háng: Xoa, bóp, day, lăn, vuốt, bấm huyệt: Giáp tích L1-S1 y trung Thừa sơn Côn lôn Huyết hải Lương khâu m lăng tuyền Dương lăng tuyền Trung đô Giải khê Lệ đoài Hãm cốc Túc tam lý Hình 2.1 Hình ảnh xoa bóp bấm huyệt - Vận động chủ động Sau khi đánh giá mức độ liệt của từng nhóm cơ, bệnh nhân nằm ngửa trên giường ,thầy thuốc lựa chọn phương pháp phù hợp để tập trên từng nhóm cơ của người bệnh. + Với các cơ liệt hoàn toàn hoặc quá yếu (tưong đương bậc 0, bậc 1) ,thì cần sự trợ giúp. Thầy thuốc hướng dẫn bệnh nhân co cơ bên lành ,nhớ động tác và thầy thuốc bảo bệnh nhân tập trung ,gắng sức để co cơ bên liệt .Thầy thuốc cần trợ giúp với một lực vừa phải và động viên để bệnh nhân hoàn thành được động tác này .Sự trợ giúp đúng , đủ lực là vô cùng quan trọng, nó giúp cho bệnh nhân cảm nhận được sự vận động, khích lệ họ và tạo cho họ “cảm giác vận động”. Thực hiện động tác này 10 -20 lần để bệnh nhân ghi nhớ. + Với những cơ yếu (tương đương bậc 2, bậc3) ,Hướng dẫn bệnh nhân tập không cần trợ giúp, đảm bảo hoàn thành và đúng động tác. + Khi các cơ đã co chủ động được (tương dương bậc 4,bậc 5) thì lúc này sẽ làm mạnh cơ bằng cách tập với các dụng cụ: kéo tạ, kéo ròng rọcHoặc lực cản của tay thầy thuốc khi tập cho bệnh nhân.- Liệu trình điều trị : XBBH và tập chủ động có trợ giúp 1 lần/ ngày, mỗi lần 45 phút. Hướng dẫn phương pháp tập để bệnh nhân tự tập 3 - 4 lần/ngày tuỳ theo sức khoẻ người bệnh . Liệu trình điều trị là 30 ngày. Thang Long University Library 19 Hình 2.2. Hình ảnh tập vận động chủ động 2.3. Chỉ tiêu theo dõi - Đánh giá độ liệt theo điểm Orgogozo Đánh giá độ liệt theo điểm Orgogozo trước khi tiến hành, sau khi bệnh nhân đã được điều trị qua giai đoạn cấp ở các cơ sở y tế tuyến trước chuyển đến, dựa vào thang điểm thần kinh của Orgogozo được khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và được sử dụng trên thế giới để đánh giá tình trạng thần kinh, các khiếm khuyết và mức độ liệt. Mức độ nặng: 0 – 25 điểm Mức độ trung bình: 26 – 55 điểm Mức độ nhẹ: 56 – 90 điểm Mức độ bình thường: 91 – 100 điểm Thang điểm thần kinh này cho từ 0 – 100 điểm, đã được theo dõi và cho điểm những thiếu hụt về thần kinh như tri giác, ngôn ngữ, trương lực cơ, và vận động, còn những rối loạn về cảm giác, thị giác khó theo dõi cho điểm không được đưa vào thang điểm để nghiên cứu. (thang điểm thần kinh Orgogozo - phụ lục 3). - Đánh giá độ liệt theo mức độ liệt của Henry và cộng sự(1984) : Độ I (liệt nhẹ): giảm sức cơ, còn vận động chủ động. Độ II(liệt vừa): còn nâng được chi lên khỏi mặt giường. Độ III(liệt nặng): còn duỗi được chi khi tỳ lên mặt giường. Độ IV(liệt rất nặng): chỉ có biểu hiện co cơ nhẹ. Độ V(liệt hoàn toàn): không có biểu hiện co cơ. 20 2.4. Phƣơng pháp đánh giá kết quả - Đánh giá kết quả phục hồi vận động bằng thang điểm Orgogozo theo mức độ tăng điểm trước và sau liệu trình điều trị. Kết quả được phân theo các mức độ sau: + Tốt (A): Số điểm đạt tối đa hoặc tăng > 50% số điểm so với trước điều trị . + Khá (B): Tăng từ 30 – 50% số điểm so với trước điều trị . + Trung bình (C): Tăng từ 10 – dưới 30% số điểm so với trước điều trị . + Kém (D): Số điểm tăng dưới 10% hoặc giảm hơn so với trước điều trị. - Đánh giá tiến triển độ liệt dựa trên mức độ dịch chyển độ liệt sau điều trị 30 ngày. Đánh giá kết quả khỏi và đỡ khi có dịch chuyển từ 1- 3 độ liệt. Độ dịch chuyển càng nhiều thì kết quả càng tốt . So sánh tỷ lệ dịch chuyển độ liệt trước và sau điều trị. 2.5. Xử lý và phân tích số liệu - Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 19.0 2.6. Kỹ thuật khống chế sai số - Thực hiện đúng tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân. - Tuân thủ đúng trình tự: lựa chọn bệnh nhân theo tiêu chuẩn, thăm khám tỷ mỉ, chẩn đoán chính xác, thực hiện đúng kỹ thuật. 2.7. Kế hoạch nghiên cứu - Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Khoa Điều Trị Toàn Diện Bệnh Viện Châm Cứu TW. Từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2012. - Nội dung báo cáo: Đặt vấn đề, Tổng quan tài liệu, Phương pháp nghiên cứu, Kết quả nghiên cứu, Bàn luận,kết luận, kiến nghị, Tài liệu tham khảo. 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu - Nghiên cứu này chỉ nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân sau tai biến mạch máu não ngoài ra không nhằm một mục đích nào khác. - Nghiên cứu phải được thông qua Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu, được sự đồng ý của lãnh đạo Bệnh viện Châm Cứu TW. - Bệnh nhân và các đối tượng tham gia nghiên cứu được cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin nghiên cứu, những điểm lợi và hại khi tham gia nghiên cứu và đồng ý tham gia nghiên cứu. Bệnh nhân có quyền tự quyết tham gia hoặc rút khỏi quá trình nghiên cứu. - Không có sự phân biệt đối xử trong việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu và sẵn sàng hỗ trợ tư vấn các vấn đề liên quan tới sức khỏe khi đối tượng nghiên cứu cần. Thang Long University Library 21 62,5% 37,5% Nam Nữ CHƢƠNG 3 KẾT QỦA NGHIÊN CỨU 3.1. Các đặc điểm chung: 3.1.1 Phân loại theo tuổi và giới Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi và giới. Giới Tuổi Nam Nữ Tổng Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ % ≤ 48 8 10 2 2,5 10 12,5 49 - 58 11 13,75 6 7,5 17 21,25 59 - 68 17 21,25 11 13,75 28 35 69 -78 11 13,75 9 11,25 20 25 ≥ 79 3 3,75 2 2.5 5 6,25 Tổng số 50 62,5 30 37,5 80 100 Nhận xét: Tuổi của nhóm bệnh nhân nghiên cứu từ 39 – 86 tuổi. Tuổi trung bình là 62 tuổi. Trong đó, nhóm tuổi từ 59 – 68 chiếm tỷ lệ lớn nhất là 35%.Trong các trường hợp nghiên cứu có 50 bệnh nhân nam chiếm tỷ lệ 62,5% và 30 bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ 37,5%. Tỷ lệ nam và nữ được biểu diễn ở biểu đồ 3.1. Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ Nam - Nữ 3.1.2 Phân bố theo trình độ học vấn Bảng 3.2. Trình độ học vấn của bệnh nhân TĐHV Giới Tổng Cấp I Cấp II Cấp III ĐH-SĐH n % n % n % n % n % Nam 50 62,5 9 11,25 12 15 16 20 13 16,25 Nữ 30 37,5 5 6,25 8 10 10 12,5 7 8,75 Tổng 80 100 14 17,5 20 25 26 32,5 20 25 22 Nhận xét: Nhóm bệnh nhân có trình độ học vấn cấp III chiếm tỷ lệ cao nhất (32,5%),nhóm bệnh nhân có trình độ học vấn cấp I ít nhất (17,5%). Kết quả được trình bày trên biểu đồ 3.2. 11,25% 6,25% 15,00% 10,00% 20,00% 12,50% 16,25% 8,75% Cấp I Cấp II Cấp III ĐH - SĐH Nam Nữ Biểu đồ 3.2. Phân bố theo trình độ học vấn 3.1.3 Bên liệt và tính thuận tay Bảng 3.3.Phân bố theo bên liệt và tính thuận tay Thuận Liệt Tay phải Tay trái Tổng n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % Bên phải 34 42,5 10 12,5 44 55 Bên trái 21 26,25 15 18,75 36 45 Tổng cộng 55 68,75 25 31,25 80 100 Nhận xét: Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu tỷ lệ bệnh nhân thuận tay phải liệt bên phải là cao nhất 42,5%. Tỷ lệ bệnh nhân thuận tay trái liệt bên phải thấp nhất 12,5%. Tỷ lệ bệnh nhân theo bên liệt được biểu diễn trên biểu đồ 3.3. Biểu đồ 3.3. Phân bố liệt bên Phải - Trái 55% 45% Liệt nửa ngƣời phải Thang Long University Library 23 3.1.4. Phân loại bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh. Bảng 3.4. Phân loại bệnh nhân theo thời gian m c bệnh. Thời gian Bệnh nhân n % ≤ 3 tháng 46 57,5 3 – 6 tháng 22 27,5 Trên 6 tháng – 1 năm 11 13,75 Trên 1 năm 1 1,25 Tổng 80 100 Nhận xét: Số bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não đến điều trị và PHCN trong khoảng thời gian bị bệnh ≤ 3 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất 57,5%. Trên 1 năm ít nhất 1,25%. Tỷ lệ được biểu diễn trên biểu đồ 3.4. Biểu đồ 3.4. Phân loại bệnh nhân theo thời gian m c bệnh. 3.1.5. Phân bố theo thang điểm thần kinh Orgogozo Bảng 3.5. Phân bố bệnh nhân theo thang điểm Điểm Bệnh nhân n % 0 - 25 12 15 26 – 55 56 70 56 – 90 12 15 91 - < 100 0 0 Tổng 80 100 24 Nhận xét: Trong số 80 bệnh nhân đánh giá theo thang điểm Orgogozo thì tỷ lệ nhóm bệnh nhân có tổng điểm từ 26 – 55 (mức độ liệt trung bình ) chiếm tỷ lệ cao nhất 70%. Tỷ lệ phân bố trên biểu đồ 3.5. Biểu đồ 3.5: Phân bố bệnh nhân theo thang điểm Orgogozo 3.1.6.Phân bố theo độ liệt: Bảng 3.6. Phân bố theo độ liệt Độ liệt Bệnh nhân n tỷ lệ % Độ I 0 0 Độ II 12 15 Độ III 56 70 Độ IV 7 8,75 Độ V 5 6,25 Nhận xét: Không có bệnh nhân liệt ở mức độ I. Tỷ lệ bệnh nhân liệt ở mức độ III chiếm cao nhất 70%. Tỷ lệ bệnh nhân nằm trong mức độ liệt II, III chiếm đa số. Nhóm bệnh nhân nằm trong mức độ liệt IV, V chiếm tỷ lệ 15 %. Kết quả thể hiện trên biểu đồ 3.6. Thang Long University Library 25 Biểu đồ 3.6. Phân bố theo độ liệt 3.2.Đánh giá kết quả điều trị 3.2.1. Tiến triển về điểm Orgogozo Bảng 3.7. Tiến triển điểm Orgogozo theo mức độ tăng điểm KQ Điểm Trước điều trị Sau điều trị A (Tốt) B (Khá) C (TB) D (Kém) 0 - 25 12 (15%) 4 (5%) 6 (7,5%) 1 (1,25%) 1 (1,25%) 26 – 55 56 (70%) 49 (61,25%) 6 (7,5%) 1 (1,25%) 0 56 – 90 12 (15%) 12 (15%) 0 0 0 91 - <100 0 (0%) 0 0 0 0 Tổng 80 (100%) 65 (81.25%) 12 (15%) 2 (2.5%) 1 (1.25%) P < 0,025 Nhận xét: Nhóm bệnh nhân có tổng điểm Orgogozo từ 0 – 25 có 5% tiến triển tốt, nhóm bệnh nhân có tổng điểm từ 26 – 55 có tỷ lệ tiến triển tốt chiếm 61,25%, nhóm bệnh nhân có tổng điểm từ 56 - 90 điểm tiến triển rất tốt, không có bệnh nhân tiến triển kém. Tỷ lệ tăng điểm tốt và khá đạt 96,25%. Kết quả được biểu diễn trong biểu đồ 3.7. 26 Biểu đồ 3.7:Tiến triển điểm Orgogozo theo mức độ tăng điểm 3.2.2. Tiến triển độ liệt Bảng 3.8 Kết quả độ liệt trước và sau điều trị Trước điều trị Sau điều trị Độ liệt I II III IV V I 0 0 (0%) II 12 12 (15%) III 56 49 (61,25%) 7 (8,75%) IV 7 3 (3,75%) 2 (2,5%) 1 (1,25%) 1 (1,25%) V 5 1 (1,25%) 2 (2,5%) 1 (1,25%) 1 (1,25%) Tổng 80 64 (80%) 10 (12,5%) 3 (3,75%) 2 (2,50%) 1 (1,25%) P < 0,03 Nhận xét: Trong tổng số 80 bệnh nhân được nghiên cứu có 53 trường hợp dịch chuyển 2 độ liệt chiếm tỷ lệ cao nhất 66,25% và có 21 trường hợp dịch chuyển 1 độ liệt chiếm tỷ lệ 26,25%. Có 4 bệnh nhân dịch chuyển 3 độ liệt chiếm 5%. Kết quả phục hồi được biểu diễn trên biểu đồ 3.8. Thang Long University Library 27 Biểu đồ 3.8: Kết quả độ liệt sau điều trị 3.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị 3.3.1 Liên quan với tuổi Bảng 3.9.Liên quan giữa tuổi và kết quả phục hồi Kết quả Lứa tuổi ≤ 50 tuổi (n =12) > 50 tuổi (n=68) n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % A (Tốt) 11 91,7 54 79,4 B (Khá) 1 8,3 11 16,2 C (TB) 0 0 2 2,95 D(Kém) 0 0 1 1,45 P=0,01 Nhận xét:Trong đó số 80 bệnh nhân nghiên cứu nhóm bệnh nhân độ tuổi ≤ 50 tuổi cho kết quả hồi phục tốt 91,7%, nhóm bệnh nhân > 50 tuổi đạt kết quả hồi phục thấp hơn tốt 79,4%, khá 16,2% . Kết quả trình bày trên biểu đồ 3.9. Biểu đồ 3.9. liên quan giữa tuổi và kết quả phục hồi 28 3.3.2. Liên quan giữa thời gian mắc bệnh và kết quả phục hồi Bảng 3.10. Liên quan giữa thời gian m c bệnh và kết quả phục hồi Kết quả Thời gian mắc bệnh ≤ 6 tháng (n=68) > 6 tháng (n=12) n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % A 60 88,2 5 41,7 B 8 11,8 4 33,3 C 0 0 2 16,7 D 0 0 1 8,3 Tổng 68 100 12 100 P < 0,01 Nhận xét: Nhóm bệnh nhân đến điều trị có thời gian mắc bệnh ≤ 6 tháng tỷ lệ phục hồi tốt 88,2%,khá 11,8% ( không có bệnh nhân nào có kết quả trung bình và kém). Đối với nhóm bệnh nhân có thời gian mắc bệnh trên 6 tháng thì tỷ lệ phục hồi thấp hơn có 41,7% cho kết quả tốt và 33,3% có kết quả khá. Kết quả được biểu diễn trên biểu đồ 3.10. Biểu đồ 3.10. Liên quan giữa thời gian m c bệnh và kết quả phục hồi Thang Long University Library 29 3.3.3. Liên quan giữa trình độ học vấn và kết quả phục hồi Bảng 3.11. Liên quan gữa trình độ học vấn và kết quả phục hồi TĐHV KQ Cấp I(n=14) Cấp II(n= 20) Cấp III(n=26) ĐH – SĐH (n=20) n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % A 7 50 15 75 24 92,3 19 95 B 5 35,7 4 20 2 7,7 1 5 C 1 7,15 1 5 0 0 0 0 D 1 7,15 0 0 0 0 0 0 Tổng 14 100 20 100 26 100 20 100 P < 0,05 Nhận xét: Nhóm bệnh nhân có kết quả hồi phục tốt tăng dần theo trình độ học vấn của người bệnh, nhóm cấp III đến SĐH đều có kết quả phục hồi tốt và khá 100%. Nhóm cấp I có 7,15% kết quả kém, nhóm cấp II có 5% kết quả trung bình. Kết quả biểu diễn trên biểu đồ 3.11. 0,00% 20,00% 40,00% 60,00% 80,00% 100,00% A (Tốt ) 50,00% 75,00% 92,30% 95,00% B (Khá) 35,70% 20,00% 7,70% 5,00% C (TB) 7,15% 5,00% 0,00% 0,00% D (Kém) 7,15% 0,00% 0,00% 0,00% Cấp I Cấp II Cấp III ĐH - SĐH Biểu đồ 3.11. Liên quan gữa trình độ học vấn và kết quả phục hồi 30 CHƢƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung về mẫu nghiên cứu - Qua bảng 3.1 thấy rằng tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu là 62 tuổi., Trong các trường hợp nghiên cứu có 50 bệnh nhân nam chiếm tỷ lệ 62,5% và 30 bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ 37,5% điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu Theo Tổ chức Y tế thế giới TBMMN gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở người cao tuổi. Độ tuổi 55 đến 64 tỷ lệ này là 3/1000 dân, tăng lên đến 8/1000 dân ở độ tuổi trên 75, hay gặp TBMMN ở độ tuổi 60-80 [10]. Theo Trần Văn Chương, TBMMN gặp nhiều nhóm bệnh nhân từ 60-70 tuổi.[7] Theo Nguyễn Văn Triệu, Nguyễn Xuân Nghiên tuổi trung bình của bệnh nhân TBMMN là 64,5 [5],[8] Tỷ lệ tai biến mạch máu năo ở nam cao hơn nữ. Theo Clarke (1998) 56% TBMMN gặp ở nam giới, Theo tiểu ban TBMMN của Hiệp Hội Thần kinh Y học các nước Đông Nam Á, 58% gặp ở nam giới. Theo Hồ Hữu Lương tỷ lệ nam/nữ là 1,74% đối với chảy máu năo và 2,43 đối với nhồi máu năo. Theo Nguyễn Văn Đăng tỷ lệ TBMMN nam/nữ là 1,48/1[10] - Nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu có trình độ học vấn từ cấp I đến sau đại học không có sự chênh lệch đáng kể vì bệnh viện tuyến trung ương nên bệnh nhân ở khắp nơi đến khám và điều trị. Thông thường các bệnh nhân sống ở vùng nông thôn thường có trình độ học vấn chỉ cấp I, cấp II, ít người có trình độ học vấn cao hơn, nhóm có trình độ học vấn cao thường tập trung ở các thành phố. Trong thời gian chúng tôi làm nghiên cứu thì thấy rằng số bệnh nhân ở trung tâm các thành phố như Hà nội, Nam địnhchiếm tỷ lệ khá cao. - Bảng 3.3 cho thấy trong số 25 bệnh nhân thuận tay trái chiếm 31,25% thì có 18,75% bệnh nhân liệt nửa người trái, 12,5% bệnh nhân liệt nửa người phải. Trong số 55 bệnh nhân thuận tay phải chiếm 68,75% thì có 26,25% bệnh nhân liệt nửa người trái và 42,5% bệnh nhân liệt nửa người phải. Trong đó bệnh nhân liệt nửa người bên phải (chiếm Thang Long University Library 31 tỷ lệ 55%) và bệnh nhân liệt nửa người bên trái (chiếm tỷ lệ 45%). Tỷ lệ bệnh nhân liệt nửa người bên phải nhiều hơn so với bên trái. Theo Trần Văn Chương tỷ lệ liệt nửa người bên phải là 53% và bên trái là 47% [6]. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đối là phù hợp. - Thông qua bảng 3.4 chúng tôi thấy tỷ lệ bệnh nhân đến điều trị trong thời gian 6 tháng đầu từ khi mắc bệnh chiếm tỷ lệ khá lớn (85%). Điều này giúp chúng tôi thuận lợi hơn trong quá trình PHCN cho bệnh nhân. - Phần lớn bệnh nhân bị TBMMN trong giai đoạn đầu họ thường được hồi sức cấp cứu, sau khi đã ổn định các chức năng sống của người bệnh mới chuyển sang để PHCN. Do vậy trong tổng số 80 bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi nhóm có tổng điểm thần kinh Orgogozo từ 0 – 25 chi chiếm 15%, còn lại nhóm có tổng điểm từ 26 -90 chiếm 85%.Tỷ lệ này cũng tương đương với bảng phân bố theo độ liệt. 4.2. Kết quả nghiên cứu lâm sàng - Đánh giá kết quả hồi phục trước và sau khi can thiệp trên nhóm 80 bệnh nhân nghiên cứu chúng tôi thấy kết quả khá và tốt chiếm tỷ lệ khá cao: Tiến triển điểm Orgogozo theo mức độ tăng điểm tốt, khá đạt tỷ lệ 96,25%. Những bệnh nhân có mức tăng điểm tốt tập trung ở nhóm ≤ 50 tuổi, đến điều trị trước 6 tháng và có trình độ học vấn từ cấp III trở nên, do họ có thái độ hợp tác tốt, thể lực tốt và giai đoạn phục hồi tốt hơn nên có kết quả phục hồi tốt hơn. Với mức tăng điểm > 50% so với lúc đầu chúng tôi thấy động tác nâng tay và nâng chân tăng điểm tối đa nghĩa là có thể nâng cao hơn mặt giường, có thể kháng lại được trở kháng. Động tác gập bàn chân về phía mu cũng có mức tăng điểm cao gần tương đương. Còn các động tác cử động của bàn tay có mức tăng điểm thấp hơn nên di chứng ở bàn tay nhiều hơn như không co duỗi được ngón tay, cầm nắm khó Trước điều trị không có bệnh nhân ở Độ I ,sau can thiệp 30 ngày tăng lên 64/80 bệnh nhân Độ I chiếm tỷ lệ 80%. Ở loại này bệnh nhân không thấy rõ rối loạn vận động, có thể thực hiện được tất cả các động tác thông thường. Độ II ban đầu có 12/80(15%) bệnh nhân, sau can thiệp tỷ lệ này là 10/80 (12,5%). Ở loại này bệnh nhân chỉ còn rối loạn vận động nhẹ, không làm được một số công việc trước đó, nhưng vẫn tự chăm sóc mình được. Như vậy kết quả Độ I, II đạt so với ban đầu (15%) tăng lên 92,5%, đồng thời giảm đáng kể tỷ lệ bệnh nhân Độ III, IV, V. 32 Qua bảng đánh giá tiến triển trên độ liệt chúng tôi thấy có 4 bệnh nhân dịch chuyển 3 độ liệt chiếm tỷ lệ 5%. Số bệnh nhân dịch chuyển 2 độ liệt chiếm tỷ lệ 66,25%. Số bệnh nhân dịch chuyển 1 độ liệt có 26,25%. Chỉ có 2 bệnh nhân không dịch chuyển độ liệt chiếm tỷ lệ 2,5%. Như vậy kết quả đỡ ,khỏi là 97,5% Kết quả nghiên cứu của Lê Thanh Hải về Phục hồi vận động trên 50 bệnh nhân liệt nửa người sau tai biến nhồi máu não bằng phương pháp điện mãng châm cho kết quả phục hồi khá, tốt đạt 86%. [11] Bùi Vinh Sơn(2008) nghiên cứu phục hồi vận động trên 50 bệnh nhân liệt nửa người sau tai biến xuất huyết não bằng phương pháp điện mãng châm có kết quả khá, tốt đạt 92%. [18] Do vậy, theo chúng tôi thấy trong phục hồi vận động sự phối hợp cả châm cứu và XBBH kết hợp tập vận động chủ động tích cực sẽ cho kết quả phục hồi vận động khả quan rất nhiều. - Trong thời gian nghiên cứu trên nhóm 80 bệnh nhân chúng tôi nhận thấy phần lớn bệnh nhân phục hồi vận động chân sớm,tốt hơn tay. Điều này cũng phù hợp với giải phẫu, diện vận động tay thì rộng hơn diện vận động chân, nên khi có tổn thương vùng vận động của não thì nó ảnh hưởng nhiều hơn ở diện vận động tay. 4.3.Các yếu tố liên quan đến kết quả 4.3.1.Tuổi: - Trong đó số 80 bệnh nhân nghiên cứu nhóm bệnh nhân độ tuổi ≤ 50 tuổi cho kết quả phục hồi 91,7%, nhóm bệnh nhân > 50 tuổi đạt kết quả phục hồi thấp hơn. Nhóm bệnh nhân càng trẻ thì sự đàn hồi cơ ,sự dẫn truyền thần kinh và thể lực tốt hơn nên quá trình phục hồi nhanh, ít để lại di chứng. Ở người trẻ sự phục hồi chân ,tay có sự đồng đều hơn, Người tuổi cao thì thường chân phục hồi trước tay, nhất là các động tác khéo léo phục hồi rất chậm và hay để lại di chứng như bàn tay cầm nắm yếu, bàn chân thuổng . Theo Phạm Khuê, bệnh nhân có tuổi càng cao khả năng phục hồi kém hơn so với ở người trẻ. Điều này phụ thuộc vào đặc điểm sinh lý của cơ thể tuổi cao ở họ khả năng bù trừ của hệ tuần hoàn, khả năng vận động của hệ cơ, xương, khớp, phản xạ thần kinh giảm sút so với người trẻ. [11] 4.3.2. Thời gian mắc bệnh đến khi tới điều trị: - Những bệnh nhân đến PHCN trước 6 tháng tính từ lúc bị bệnh đều cho kết quả phục hồi tốt tỷ lệ 100%, bệnh nhân đến sau 6 tháng kết quả phục hồi tốt chỉ đạt 75%. Như Thang Long University Library 33 vậy kết quả của nhóm bệnh nhân đến trước 6 tháng cao hơn nhóm đến sau 6 tháng là 25%. Phù hợp với các y văn trong nước Quá trình hồi phục diễn ra chậm dần, sau 6 tháng bị tai biến khả năng hồi phục rất hạn chế. Sau một năm tỷ lệ bệnh nhân độc lập về chức năng chỉ đạt 33,5%. [16] Khả năng hồi phục nhiều nhất vào tháng thứ ba đến tháng thứ sáu và phục hồi tối đa sau một năm. Nếu TBMMN đã trên một năm thì bại hoặc liệt thường đã là di chứng , khả năng tự hồi phục rất ít. [14] 4.3.3. Trình độ học vấn: - Bảng 3.12 cho thấy nhóm bệnh nhân có kết quả phục hồi tốt tăng dần theo trình độ học vấn của người bệnh, nhóm cấp III đến SĐH đều có kết quả phục hồi tốt và khá. Nhóm cấp I có 7,15% kết quả kém, nhóm cấp II có 5% kết quả trung bình. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu chúng thấy những bệnh nhân có nhận thức tốt thì họ có thái độ hợp tác tích cực hơn trong suốt quá trình PHCN. Đây cũng là yếu tố rất quan trọng trong tập vận động chủ động. 4.3.4. Tính thuận tay và bên liệt: - Sự phục hồi vận động theo tính thuận tay và bên liệt, kết quả phục hồi không có sự khác biệt. Do vậy chúng tôi không đưa vào bảng phân tích. 4.4. Bàn luận về xoa bóp bấm huyệt và tập vận động chủ động - XBBH giúp làm mềm mại các cơ và khớp của bệnh nhân đồng thời tạo ra các kích thích lên não là điều kiện thuận lợi để bệnh nhân có định hướng và dễ dàng hơn trong các động tác tập vận động. Trong quá trình XBBH để phục hồi vận động chi trên chúng tôi tác động tới các huyệt Giáp tích từ C1 – C7 (tương ứng với đám rối thần kinh chi trên), sử dụng huyệt Kiên ngung trong trường hợp cứng khớp vai, huyệt Khúc trì trong trường hợp cứng khớp khuỷu, huyệt Hợp cốc trong trường hợp cứng khớp bàn và ngón tay. Phục hồi vận động chi dưới chúng tôi tác động tới các huyệt Giáp tích từ L1 – S1 (tương ứng với đám rối thần kinh chi dưới), huyệt Dương lăng tuyền trong trường hợp cứng khớp gối, huyệt Giải khê,Thái xung để phục hồi bàn chân thuổng . Thấy bệnh nhân tập dễ dàng hơn, kết quả hồi phục cũng khả quan hơn rất nhiều. - Tập vận động chủ động có trợ giúp cho người bệnh ngay từ lúc cơ lực Bậc 0 để tạo “cảm giác vận động”. Điều này rất quan trọng nó giúp bệnh nhân sớm có co cơ chủ động. Làm tăng kết quả hồi phục, giảm thời gian điều trị.Tập luyện PHCN theo phưong 34 pháp trên giúp tăng quá trình biệt hoá, tái tổ chức não của bệnh nhân và làm giảm đáng kể các thương tật thứ phát. Quá trình phục hồi nhóm cơ chi trên chúng tôi thấy các cơ ; cơ răng trước, cơ ngực bé (chức năng dạng xương vai và xoay lên), cơ delta, cơ trên vai (chức năng dạng cánh tay),nhóm cơ khép cánh tay,nhóm cơ gập khuỷu tay, phục hồi nhanh và hoàn thiện hơn. Các nhóm cơ duỗi cẳng tay, bàn tay thì phục hồi chậm hơn. Đặc biệt nhóm cơ duỗi bàn tay, gập ngón tay phục hồi rất chậm nên hay để lại di chứng ở bàn tay như liệt cứng khớp bàn ngón, bàn tay cầm nắm khó. Phục hồi vận động nhóm cơ chi dưới chúng tôi thấy nhóm cơ dạng đùi, nhóm cơ gập cẳng chân, nhóm cơ gập và duỗi bàn chân phục hồi chậm hơn và hay để lại di chứng như ;bàn chân xoay ra ngoài, bàn chân thuổng. - Phương pháp kết hợp này chỉ cần những trang thiết bị, kỹ thuật đơn giản, dễ làm, an toàn và không tốn kém. Tập huấn không mất nhiều thời gian, dễ phổ cập tới các tuyến cơ sở và cộng đồng. - Các bệnh nhân đều đáp ứng và thích nghi với phương pháp này, không có biến cố nào xảy ra trong suốt quá trình nghiên cứu. Trên bệnh nhân có mẫu co cứng XBBH làm mềm cơ và khi tập thì tập trung hơn vào tập các cơ đối kháng với các cơ chủ vận bị co cứng, đã làm giảm co cứng cho bệnh nhân. Tạo thuận cho phối hợp động tác, bệnh nhân dễ dàng hơn khi thực hiện các động tác khéo léo trong sinh hoạt, làm động cơ để bệnh nhân hoàn thiện các vận động chức năng. Kết hợp nhuần nhuyễn Y học cổ truyền với Y học hiện đại đã đem lại những ứng dụng, kỹ thuật PHCN giúp cho bệnh nhân TBMMN có chất lượng cuộc sống tốt hơn sau khi bị bệnh. Thang Long University Library 35 CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN Qua nghiên cứu trên 80 bệnh nhân liệt nửa người do tai biến thiếu máu não cục bộ tại khoa Điều trị toàn diện Bệnh viện châm cứu TW từ tháng 3 dến tháng 8 năm 2012 chúng tôi nhận thấy : 1. Kết quả phục hồi chức năng vận động - Các bệnh nhân TBMMN được điều trị, tập luyện theo phương pháp phục hồi chức năng trên đã cho kết quả khả quan. Mức độ tăng điểm Orgogozo tốt đạt 81,25%, khá là 15%, trung bình 2,5%, kém 1,5%. Như vậy kết quả tốt và khá đạt 96,25%. Tiến triển dịch chuyển 2 độ liệt chiếm tỷ lệ 66,25% , dịch chuyển 1 độ liệt chiếm tỷ lệ 26,25% và dịch chuyển 3 độ liệt là 5%. Kết quả khỏi, đỡ là 97,5% 2. Các yếu tố liên quan tới kết quả phục hồi chức năng vận động - Bệnh nhân đến điều trị sớm ≤ 6 tháng tỷ lệ phục hồi tốt 88,2%, khá 11,8%. Bệnh nhân đến điều trị sau 6 tháng thì tỷ lệ phục hồi thấp hơn tốt 41,7% , khá 33,3%. - Bệnh nhân trẻ tuổi phục hồi nhanh và tốt hơn. Độ tuổi ≤ 50 tuổi cho kết quả phục hồi tốt 91,7%, khá 8,3%. Độ tuổi > 50 tuổi kết quả phục hồi tốt 79,4%, khá 16,2%. - Bệnh nhân có trình độ học vấn cao thì kết quả phục hồi tốt hơn. Nhóm ĐH- SĐH có kết quả phục hồi tốt và khá 100% . Nhóm cấp I có kết quả tốt, khá 85,7%. 36 CHƢƠNG 6 KHUYẾN NGHỊ 1. Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, rộng hơn về phương pháp kết hợp này để tiến tới xây dựng phương pháp PHCN chuẩn ,tối ưu, đơn giản và dễ dàng áp dụng nhất, giúp cho quá trinh PHCN của bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não đạt hiệu quả cao,rút ngắn thời gian điều trị. 2. Phổ biến, hướng dẫn bệnh nhân liệt nửa người và người nhà của họ các phương pháp phục hồi chức năng giai đoạn cấp, đồng thời giám sát, hỗ trợ họ trong quá trình luyện tập và tác dụng của việc tập luyện sớm đối với quá trình PHCN để từ đó họ có thể tự giác tập luyện sớm và hạn chế được những thương tật thứ cấp. Thang Long University Library MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................3 1.1. Đại cương về tai biến mạch máu não ........................................................................ 3 1.1.1. Định nghĩa ........................................................................................................... 3 1.1.2 Tình hình tai biến mạch máu não trong nước và ngoài nước .............................. 3 1.1.3 Sơ lược giải phẫu - sinh lý mạch máu não ........................................................... 4 1.2. Nhồi máu não ............................................................................................................ 6 1.2.1 Cơ chế bệnh sinh của thiếu máu não cục bộ ........................................................ 7 1.2.2 Nguyên nhân ....................................................................................................... 8 1.2.3 Các yếu tố nguy cơ .............................................................................................. 8 1.2.4 Đặc điểm của thiếu máu não cục bộ ................................................................... 8 1.2.5. Hậu quả của tai biến nhồi máu não ................................................................... 10 1.3 Tai biến mạch máu não theo y học cổ truyền .......................................................... 10 1.3.1. Nguyên nhân ..................................................................................................... 10 1.3.2. Phân loại theo YHCT ........................................................................................ 11 1.4. Tình hình nghiên cứu PHCN cho bệnh nhân TBMMN trong và ngoài nước ......... 11 1.5. Phục hồi vận động bằng XBBH kết hợp tập vận động chủ động ........................... 12 1.5.1 Xoa bóp bấm huyệt: .......................................................................................... 12 1.5.2. Phục hồi chức năng bằng tập vận động chủ động: ........................................... 14 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................16 2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 16 2.1.1.Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân ......................................................................... 16 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ ............................................................................................. 16 2.2.Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 16 2.2.1.Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................... 16 2.2.2.Cỡ mẫu nghiên cứu ............................................................................................ 16 2.2.3.Phương tiện nghiên cứu ..................................................................................... 17 2.2.4. Kỹ thuật ............................................................................................................. 17 2.3. Chỉ tiêu theo dõi ...................................................................................................... 19 2.4. Phương pháp đánh giá kết quả ................................................................................ 20 2.5. Xử lý và phân tích số liệu ....................................................................................... 20 2.6. Kỹ thuật khống chế sai số ....................................................................................... 20 2.7. Kế hoạch nghiên cứu ............................................................................................... 20 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu ....................................................................................... 20 CHƢƠNG 3: KẾT QỦA NGHIÊN CỨU .......................................................................21 3.1. Các đặc điểm chung ................................................................................................ 21 3.1.1 Phân loại theo tuổi và giới ................................................................................. 21 3.1.2 Phân bố theo trình độ học vấn ........................................................................... 21 3.1.3 Bên liệt và tính thuận tay ................................................................................... 22 3.1.4. Phân loại bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh. ................................................. 23 3.1.5. Phân bố theo thang điểm thần kinh Orgogozo ................................................. 23 3.1.6.Phân bố theo độ liệt ........................................................................................... 24 3.2.Đánh giá kết quả điều trị .......................................................................................... 25 3.2.1. Tiến triển về điểm Orgogozo ............................................................................ 25 3.2.2. Tiến triển độ liệt ................................................................................................ 26 3.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị ........................................................... 27 3.3.1 Liên quan với tuổi .............................................................................................. 27 3.3.2. Liên quan giữa thời gian mắc bệnh và kết quả phục hồi .................................. 28 3.3.3. Liên quan giữa trình độ học vấn và kết quả phục hồi ....................................... 29 CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ................................................................................................30 4.1. Đặc điểm chung về mẫu nghiên cứu ....................................................................... 30 4.2. Kết quả nghiên cứu lâm sàng .................................................................................. 31 4.3.Các yếu tố liên quan đến kết quả ............................................................................. 32 4.3.1.Tuổi .................................................................................................................... 32 4.3.2. Thời gian mắc bệnh đến khi tới điều trị ............................................................ 32 4.3.3. Trình độ học vấn ............................................................................................... 33 4.3.4. Tính thuận tay và bên liệt ................................................................................. 33 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ................................................................................................35 1. Kết quả phục hồi chức năng vận động ....................................................................... 35 2. Các yếu tố liên quan tới kết quả phục hồi chức năng vận động................................. 35 CHƢƠNG 6: KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................36 TÀI LIỆU THAM KHẢO Thang Long University Library DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi và giới. ....................................................................... 21 Bảng 3.2. Trình độ học vấn của bệnh nhân .............................................................. 21 Bảng 3.3.Phân bố theo bên liệt và tính thuận tay ...................................................... 22 Bảng 3.4. Phân loại bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh. ........................................... 23 Bảng 3.5. Phân bố bệnh nhân theo thang điểm ......................................................... 23 Bảng 3.6. Phân bố theo độ liệt ............................................................................... 24 Bảng 3.7. Tiến triển điểm Orgogozo theo mức độ tăng điểm ..................................... 25 Bảng 3.8. Kết quả độ liệt trước và sau điều trị ......................................................... 26 Bảng 3.9. Liên quan giữa tuổi và kết quả phục hồi .................................................. 27 Bảng 3.10. Liên quan giữa thời gian mắc bệnh và kết quả phục hồi ............................ 28 Bảng 3.11. Liên quan gữa trình độ học vấn và kết quả phục hồi ................................. 29 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ Nam - Nữ .............................................................................................21 Biểu đồ 3.2. Phân bố theo trình độ học vấn .......................................................................22 Biểu đồ 3.3. Phân bố liệt bên Phải - Trái ..........................................................................22 Biểu đồ 3.4. Phân loại bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh. .............................................23 Biểu đồ 3.5. Phân bố bệnh nhân theo thang điểm Orgogozo ............................................24 Biểu đồ 3.6. Phân bố theo độ liệt .......................................................................................25 Biểu đồ 3.7.Tiến triển điểm Orgogozo theo mức độ tăng điểm ........................................26 Biểu đồ 3.8. Kết quả độ liệt sau điều trị ............................................................................27 Biểu đồ 3.9. liên quan giữa tuổi và kết quả phục hồi ........................................................27 Biểu đồ 3.10. Liên quan giữa thời gian mắc bệnh và kết quả phục hồi ............................28 Biểu đồ 3.11. Liên quan gữa trình độ học vấn và kết quả phục hồi ..................................29 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ vòng đa giác Willis ...................................................................................5 Hình 1.2. Thiếu máu não cục bộ ..........................................................................................7 Hình 2.1. Hình ảnh xoa bóp bấm huyệt .............................................................................18 Hình 2.2. Hình ảnh tập vận động chủ động .......................................................................19 Thang Long University Library

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfb00142_9063.pdf
Luận văn liên quan