Đề tài Thâm canh là con đường cơ bản để phát triển nông nghiệp

PHẦN I: MỞ ĐẦU Nước ta là một nước nông nghiệp với 76% dân số sống ở nông thôn và trên 70% lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thì việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa là một vấn đề cần được quan tâm. Nền nông nghiệp nước ta chủ yếu là tự cung, tự cấp, lạc hậu, công cụ sản xuất thô sơ, quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, năng suất lao động thấp, bình quân đất nông nghiệp trên lao động thuộc loại thấp nhất thế giới. Do vậy, việc thâm canh tăng năng suất cây trồng là một biện pháp vừa cơ bản, vừa cấp bách để nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp, từ đó phát triển nền nông nghiệp nước nhà, nâng cao khả năng cạnh tranh hàng nông sản trên thị trường thế giới, từng bước cải thiện đời sống nông dân và phát triển kinh tế nông thôn.

doc5 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3989 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thâm canh là con đường cơ bản để phát triển nông nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: MỞ ĐẦU Nước ta là một nước nông nghiệp với 76% dân số sống ở nông thôn và trên 70% lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thì việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa là một vấn đề cần được quan tâm. Nền nông nghiệp nước ta chủ yếu là tự cung, tự cấp, lạc hậu, công cụ sản xuất thô sơ, quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, năng suất lao động thấp, bình quân đất nông nghiệp trên lao động thuộc loại thấp nhất thế giới. Do vậy, việc thâm canh tăng năng suất cây trồng là một biện pháp vừa cơ bản, vừa cấp bách để nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp, từ đó phát triển nền nông nghiệp nước nhà, nâng cao khả năng cạnh tranh hàng nông sản trên thị trường thế giới, từng bước cải thiện đời sống nông dân và phát triển kinh tế nông thôn. PHẦN II: NỘI DUNG I. Giải thích và chứng minh “Thâm canh là con đường cơ bản để phát triển nông nghiệp” bằng các cơ sở lý luận: 1. Khái niệm thâm canh: Thâm canh tức là cách đầu tư thêm về phân bón, phương pháp, khoa học kĩ thuật vào nông nghiệp để tăng năng suất trên "một diện tích" trồng trọt. 2. Giải thích và chứng minh: 2.1. Tình hình đất đai ở Việt Nam: Toàn bộ quỹ đất đai tự nhiên của Việt Nam có 32.924,1 nghìn ha, trong khi đó dân số của nước ta là 78.685,8 nghìn người (2001). Cho nên, bình quân đất tự nhiên theo đầu người còn thấp, chỉ khoảng 0,42 ha/người. Đất đai nước ta rất đa dạng, được chia thành 13 nhóm bao gồm 64 loại đất khác nhau. Vì vậy nên các hướng khai thác và sử dụng cũng khác nhau. Nhưng trong số đó còn có đến 2/3 diện tích đất tự nhiên là đồi, núi, đất dốc, cộng với chế độ canh tác cũ, lạc hậu để lại, điều kiện thời tiết không thuận lợi cho nên có đến 20% diện tích đất tự nhiên bị xấu đi gây ra hiện tượng đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng… Đó là những khó khăn lớn đối với sản xuất nông nghiệp nước ta. Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp đã ít lại có xu hướng ngày một giảm dần do quá trình phát triển kinh tế - xã hội và sự tăng dân số. Do vậy, vấn đề đặt ra cho tổ chức lãnh thổ ngành nông nghiệp đó là phải chuyển dịch cơ cấu ngành, phân bố phát triển sản xuất nông nghiệp ở các nơi có điều kiện về đất đai, coi trọng việc sử dụng đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả nguồn đất đai hiện có. Hay nói cách khác, ta phải coi “tấc đất như tấc vàng”. 2.2. Độ phì nhiêu của đất: Bản thân đất đai có độ phì, có khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Đó chính là độ phì tự nhiên của đất. C. Mác đã nói rằng: “…Trên những đất có cùng một mức độ phì nhiêu tự nhiên như nhau, người ta có thể lợi dụng mức độ phì nhiêu tự nhiên ấy đến mức độ nào, cái đó một phần là tùy theo sự phát triển của hóa học, một phần là do sự phát triển của cơ khí trong nông nghiệp. Mặc dầu tính chất phì nhiêu ấy là một thuộc tính khách quan của đất, nhưng về mặt kinh tế thì bao giờ nó cũng bao hàm một mối quan hệ nhất định – mối quan hệ với trình độ phát triển của hóa học và của cơ khí trong nông nghiệp, và vì vậy mà nó thay đổi theo trình độ phát triển ấy…”. Độ phì tự nhiên sẽ giảm dần theo thời gian vì vậy phải cải tạo độ phì cho đất thông qua việc bón phân, xới đất, thủy lợi… để cho đất có thể sản xuất ra lượng nông sản lớn, chất lượng cao và độ phì luôn ổn định lâu dài. Đó chính là độ phì nhiêu thực tế. Theo lời của C. Mác: “…Hiểu biết về độ phì nhiêu thực tế chính là cơ sở để sử dụng đất hợp lý và chính cũng từ sử dụng đất hợp lý mới có cơ sở khoa học và đối tượng cụ thể để đầu tư theo chiều sâu…” (hay nói cách khác chính là “thâm canh”). 2.3. Sản lượng cây trồng: Ngoài những lý do trên, thâm canh tăng vụ cho cây trồng trong năm trên diện tích hiện có là một giải pháp cơ bản để phát triển ngành nông nghiệp bởi lẽ: Sản lượng = Diện tích × Năng suất cây trồng. Từ công thức tính sản lượng trên, muốn tăng sản lượng thì ta cần phải tăng diện tích gieo trồng và tăng năng suất cây trồng. Nhưng diện tích không thể tăng mãi được vì nó bị giới hạn bởi ranh giới của từng loại đất, ranh giới vùng miền. Ngoài ra, nếu muốn tăng diện tích đất nông nghiệp, chủ yếu là phải phá rừng làm rẫy, hoặc cải tạo khai khẩn các vùng đất hoang hóa, chua phèn để làm nông nghiệp. Phá rừng là chuyện không thể chấp nhận. Còn đất hoang hóa cũng còn rất ít, và việc cải tạo để trồng trọt cũng sẽ tốn khá nhiều thời gian. Năng suất cây trồng cũng không thể tăng lên mãi được cho dù có áp dụng các biện pháp lai tạo giống mới nhưng nó vẫn phụ thuộc vào đặc tính sinh học của từng loại cây trồng, và còn cần có thời gian để phát triển. Do đó, thâm canh là biện pháp tối ưu để tăng sản lượng mà diện tích canh tác vẫn không thay đổi. II. Thực tiễn về thâm canh ở nước ta: Trong nông nghiệp, ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng 80% giá trị tổng sản lượng nông nghiệp, lúa là cây trồng chính. Do đó, tăng năng suất lúa là yếu tố quan trọng để tăng giá trị tổng sản lượng nông nghiệp. Điều đáng chú ý là sản lượng lương thực tăng lên từ 18,4 triệu tấn năm 1986 thì năm 2002 là 36,3 triệu tấn, bình quân tăng khoảng 1,052 triệu tấn 1 năm. Một trong những nguyên nhân tăng năng suất lúa đó chính là do nông dân đã biết áp dụng hình thức thâm canh. Khâu làm đất là khâu nặng nhọc nhất thì quá trình cơ giới hoá (CGH), đưa các máy vào đồng ruộng đã cải thiện được phần nào: năm 1990 tỷ lệ cơ giới hoá là 21%, năm 1995 là 26% và năm 2002 là khoảng 30%. Một số khâu khác như vận chuyển, ra hạt, bơm tát nước tỷ lệ CGH có sự cải thiện, như khâu ra hạt hiện đã được CGH đến 80%. Một ví dụ điển hình về thâm canh đạt năng suất cao đó là thâm canh lúa lai. Lúa lai được gieo trồng ở Việt Nam từ năm 1991. Hiện nay, diện tích lúa lai là hơn 600.000 ha hằng năm với năng suất trung bình từ 6-6,3 tấn/ha, cao hơn lúa thuần từ 15-20%. Việc sử dụng lúa lai đã góp phần nâng cao năng suất, sản lượng lúa và tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông dân thông qua việc sản xuất hạt lai. Lúa lai góp phần bảo đảm an ninh lương thực ở nhiều tỉnh phía Bắc và Trung bộ. Một giải pháp thâm canh lúa lai giúp giảm chi phí đầu vào, giảm lượng phân bón và tăng năng suất lúa tới 20% so với biện pháp canh tác truyền thống là sử dụng phân viên nén bón sâu, một kỹ thuật sản xuất mới được sáng tạo bởi các nhà khoa học trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và áp dụng hiệu quả ở nhiều nơi trên cả nước. Biện pháp này sẽ góp phần vào việc phát triển nông nghiệp bền vững cũng như bảo vệ môi trường. (Nguồn: Viện nghiên cứu lúa ĐH Nông nghiệp Hà Nội) PHẦN III: KẾT LUẬN Trong nền kinh tế hiện nay, khi mà dân số đang ngày càng tăng nhanh, nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm, vấn đề ô nhiễm môi trường mỗi lúc một nóng bỏng thì con đường thâm canh càng trở nên cấp thiết đối với nền nông nghiệp nước ta. Việc kết hợp giữa ba “nhà”: nhà nước – nhà nông – nhà khoa học để đề xuất các giải pháp và đưa khoa học công nghệ hiện đại vào nông nghiệp, làm tăng năng suất cây trồng đang ngày càng có sự tiến bộ trông thấy, giúp ngành nông nghiệp phát triển, đáp ứng được chủ trương phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình “Địa lý kinh tế Việt Nam” (NXB Nông nghiệp, 2005). “Độ phì nhiêu thực tế” (Viện nghiên cứu và phổ biến kiến thức Bách Khoa – 2003). Một số website: dantri.com.vn, vietlai.com.vn…

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThâm canh là con đường cơ bản để phát triển nông nghiệp.doc
Luận văn liên quan