Đề tài Thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư bằng phương pháp NPV

Trên đây là những vấn đề cơ bản về thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư bằng phương pháp NPV. Trên thực tế doanh nghiệp không chỉ sử dụng một phương pháp NPV mà kết hợp với 2 chỉ tiêu phổ biến khác là IRR và PBP. Mỗi chỉ tiêu có những ưu nhược điểm khác nhau và chỉ cho biết một khía cạnh tài chính của dự án. Nếu NPV cho biết dự án có sinh lợi hay không, thì IRR cho biết khả năng sinh lợi tương đối của dự án là bao nhiêu phần trăm và khi nào vốn đầu tư dược thu hồi thông qua chỉ tiêu PBP. Việc kết hợp ba chỉ tiêu NPV, IRR và PBP sẽ giúp nhà quản trị có cái nhìn toàn diện hơn từ đó đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả. Hai chỉ tiêu IRR và PBP các nhóm sau sẽ giúp các bạn hiểu hơn vấn đề này.

doc15 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4681 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư bằng phương pháp NPV, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ gõh BÀI TẬP NHÓM Môn: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ĐỀ TÀI: THẨM ĐỊNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ BẰNG PHƯƠNG PHÁP NPV GVHD : TS. NGUYỄN HÒA NHÂN LỚP HỌC PHẦN : TCDNG_01 NHÓM SV : 4 Đà Nẵng, tháng 10 – 2012 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay nền kinh tế nước ta đã từng bước ổn định, phát triển và hội nhập nền kinh tế thế giới và khu vực, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang không ngừng đổi mới trong quản lý để cạnh tranh, tồn tại và phát triển. Đặc biệt là công tác quản lý tài chính doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng, quyết định rất lớn đến sự tồn tại hay không của doanh nghiệp đó. Nội dung quản lý của tài chính doanh nghiệp liên quan đến ba quyết định chính: quyết định đầu tư, quyết định tài trợ, quyết định phân phối cổ tức. Trong đó quyết định đầu tư là quyết định quan trọng bậc nhất của doanh nghiệp. Với ý nghĩa như vậy, quyết định đầu tư mà đặc biệt là đầu tư theo dự án là vấn đề quan trọng hàng đầu trong quản lý tài chính doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý, đặc biệt là các giám đốc tài chính đứng trước nhiều dự án đầu tư với quy mô vốn khác nhau. Vậy làm sao để đưa ra quyết định lựa chọn đầu tư hợp lý nhằm đem lại hiệu quả và lợi nhuận cao? Để trả lời câu hỏi này, các nhà quản lý phải trải qua quá trình thẩm định dự án đầu tư gồm nhiều giai đoạn với nhiều phương pháp khác nhau, trong đó không thể không nói đến việc thẩm định hiệu quả tài chính của dự án. Lí do là vì hầu hết các nhà đầu tư đều quan tâm đến khả năng sinh lợi về mặt tài chính khi quyết định lựa chọn một dự án đầu tư. Đứng trên góc độ hiệu quả về tài chính, doanh nghiệp thường phối hợp 3 phương pháp xác định chỉ tiêu hiện giá thuần - NPV, phương pháp xác định tỉ suất sinh lợi nội bộ - IRR và phương pháp xác định chỉ tiêu thời gian hoàn vốn – PBP để có cái nhìn tổng quát nhất về dự án đầu tư của doanh nghiệp. Với chủ đề “Đánh giá hiệu quả tài chính bằng phương pháp NPV- net present value” chúng tôi hy vọng giúp các bạn nắm được các vấn đề trong thẩm định hiệu quả dự án đầu tư bằng phương pháp NPV . PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1. Những vấn đề cơ bản về dự án đầu tư 1.1. Khái niệm dự án đầu tư Xét một cách chung nhất, dự án đầu tư là tập hợp những ý tưởng, đề xuất, giải pháp, hành động cụ thể nhằm đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định nào đó. Dưới góc độ doanh nghiệp, dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới hoặc mở rộng những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cũng như duy trì, cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ trong một khoảng thời gian xác định. Dù được xem xét dưới bất kì góc độ nào thì dự án đầu tư cũng bao gồm các thành phần chính như sau: Các mục tiêu cần đạt được khi thực hiện dự án: cụ thể là khi thực hiện, dự án sẽ mang lại những lợi ích gì cho chủ đầu tư. Các hoạt động của dự án: tức là những hoạt động cụ thể cần phải tiến hành, địa điểm diễn ra, thời gian cần thiết để hoàn thành, và các bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện những hoạt động đó. Các nguồn lực: về vật chất, tài chính, con người…,mỗi dự án bao giờ cũng được xây dựng và thực hiện trong sự giới hạn về nguồn lực. 1.2. Phân loại dự án đầu tư 1.2.1 Phân loại theo cơ cấu vốn Đầu tư xây dựng cơ bản + đầu tư xây lắp + đầu tư thiết bị + đầu tư xây dựng cơ bản khác Đầu tư bổ sung vốn lưu động 1.2.2 Dựa vào mối quan hệ giữa các dự án: Dự án độc lập: là dự án mà việc chấp nhận hay bác bỏ dự án không ảnh hưởng gì đến những dự án khác đang được xem xét. Dự án phụ thuộc: là dự án mà việc chấp nhận hay bác bỏ dự án phụ thuộc vào việc chấp nhận hay bác bỏ một dự án khác. Dự án loại trừ nhau: là những dự án không thể được chấp nhận đồng thời, nghĩa là chỉ được chọn một trong số những dự án đó mà thôi. 1.2.3 Theo tác dụng lợi ích kinh tế Đầu tư chuyển dịch (đầu tư tăng trưởng thuần túy): lợi ích chính mang lại cho nhà đầu tư cá biệt. Đầu tư phát triển: hướng đến lợi ích về kinh tế xã hội. 1.3. Ý nghĩa của quyết định đầu tư Quyết định đầu tư được xem là quyết định quan trọng bậc nhất trong các quyết định tài chính của doanh nghiêp vì nó tạo ra giá trị của doanh nghiệp. Một quyết định đầu tư hiệu quả sẽ góp phần làm tăng giá trị của doanh nghiệp, qua đó làm tăng tài sản cho chủ sỡ hữu. Ngược lại, một quyết định đầu tư sai sẽ làm tổn thức giá trị của doanh nghiệp, do đó, làm thiệt hại tài sản cho chủ sỡ hữu công ty. Để hạn chế những sai lầm trong quyết định đầu tư đòi hỏi nhà quản trị tài chính phải đưa ra những quyết định đầu tư đúng hướng, đúng thời điểm và đúng mức độ. 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng quyết định đầu tư Quyết định đầu tư của doanh nghiệp là quyết định có tính chất chiến lược ảnh hưởng đến sự thành bại của doanh nghiệp trên thương trường. Do vậy khi có nhu cầu đầu tư doanh nghiệp phải xem xét kỹ các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định đầu tư của mình. Các nhân tố đó là: 1.4.1 Chủ trương chính sách của nhà nước Trong mỗi thời kỳ, nhà nước sẽ định hướng, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư kinh doanh vào một số ngành nghề, lĩnh vực có lợi cho đất nước, kèm theo đó là những ưu đãi cho doanh nghiệp. Do vậy, để đi đến quyết định đầu tư, trước hết doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, xem xét đến chính sách kinh tế của nhà nước như chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách thuế,…và nên xem xét đầu tư vào những ngành nghề phù hợp để hưởng những ưu đãi đặc biệt đó. 1.4.2 Thị trường Thị trường tiêu thụ sản phẩm là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp quyết định đầu tư. Đầu tư vào sản phẩm nào người tiêu dùng đang cần, mức tiêu thụ và đánh giá xu hướng trong tương lai chính là các việc doanh nghiệp cần phải làm trước khi quyết định thực hiện một dự án đầu tư. Ngoài ra việc phân tích đối thủ cạnh tranh, khả năng cạnh tranh...cũng là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp chọn ra phương án đầu tư thích hợp, tạo lợi thế riêng trên thị trường. Ngoài ra doanh nghiệp cần phải tính đến mức độ rủi ro do các yếu tố khách quan của nền kinh tế thị trường đem lại như lạm phát, khủng hoảng... 1.4.3 Tiến bộ khoa học công nghệ Tính toán được mức độ phát triển của khoa học công nghệ giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định đầu tư vào loại máy móc thiết bị nào nhằm nâng cao năng suất lao động, tránh sự lạc hậu về kỹ thuật trong tương lai, hạn chế tình trạng sản phẩm đưa ra không phù hợp với nhu câù của thị trường dẫn đến thua lỗ trong kinh doanh. 1.4.4 Rủi ro trong đầu tư Trong nền kinh tế thị trường, mỗi quyết định đầu tư đều gắn liền với những rủi ro nhất định. Vì vậy, doanh nghiệp cần xác định được mức độ rui ro của dự án đầu tư từ đó đưa ra những quyết định đầu tư hiệu quả nhất cho doanh nghiệp. 1.4.5 Chi phí vốn Sự thay đổi về lãi suất và chính sách thuế sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí đầu tư của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tính toán kỹ về các lãi vay, các khoản thuế và cân đối mức lợi nhuận có thể đạt được do dự án đầu tư mang lại. yếu tố này sẽ góp phần kích thích hay hạn chế quyết định đàu tư của doanh nghiệp 1.4.6 Nguồn lực tài chính Khả năng tài chính của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp xác định độ lớn của dự án đầu tư. Doanh nghiệp không thể quyết định đầu tư vào các dự án vượt quá khả năng tài chính của mình. 1.5 Chu trình của dự án đầu tư 1.5.1. Thời kì chuẩn bị dự án - Giai đoạn 1: nghiên cứu cơ hội đầu tư - Giai đoạn 2: nghiên cứu tiền khả thi - Giai đoạn 3: nghiên cứu khả thi (hay còn gọi là thẩm định dự án, giai đoạn này có thể dẫn tới chấp nhận hoặc bác bỏ dự án). 1.5.2. Thời kì thực hiện dự án - Giai đoạn 4: xây dựng dự án - Giai đoạn 5: vận hành dự án (hết giai đoạn này là kết thúc vòng đời của dự án). 1.5.3. Thời kì kết thúc dự án - Giai đoạn 6: đánh giá dự án - Giai đoạn 7: thanh lý và phát triển dự án mới. 2. Thẩm định dự án đầu tư Thẩm định dự án đầu tư là giai đoạn 3 của chu trình dự án đầu tư, giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định chấp nhận hay bác bỏ dự án. Quá trình thẩm định dự án đầu tư bao gồm việc đánh giá các mặt của dự án, theo trình tự sau: - Thẩm định sự cần thiết và mục tiêu của dự án - Thẩm định tính pháp lý của dự án - Thẩm định phương diện thị trường - Thẩm định tính phù hợp về mặt công nghệ, kỹ thuật - Thẩm định khía cạnh tổ chức quản lý và nhận lực cho dự án - Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án - Thẩm định về phương diện kinh tế - xã hội, môi trường. PHẦN II: THẨM ĐỊNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ BẰNG PHƯƠNG PHÁP NPV 1. Thẩm định tài chính dự án đầu tư Thẩm định tài chính dự án được xem là một nội dung kinh tế quan trọng của thẩm định dự án, nhằm đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của dự án và là cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, qua đó có tính chất quyết định đối với việc đưa ra quyết định chấp nhận hay bác bỏ dự án. Thẩm định tài chính dự án đầu tư thực chất là tập hợp các hoạt động nhằm xác định luồng tiền của dự án như tổng mức đầu tư, nguồn tài trợ và tính toán, phân tích các chỉ tiêu trên cơ sở luồng tiền nhằm đưa ra các đánh giá về hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. Thẩm định tài chính dự án thường xem xét đến: Khả năng sinh lợi của dự án (thông qua chỉ tiêu NPV và IRR). Khả năng hoàn vốn của dự án (thông qua chỉ tiêu PBP). Mức độ rủi ro của dự án (phương pháp phân tích độ nhạy). Ở đây chúng ta sẽ tìm hiểu thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư bằng phương pháp NPV. 2. Phương pháp giá trị hiện tại ròng (Net Present Value - NPV) 2.1. Khái niệm Giá trị hiện tại ròng (NPV) của một dự án là giá trị của dòng tiền dự kiến trong tương lai được quy về giá trị hiện tại trừ đi vốn đầu tư ban đầu của dự án. Đây là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư vì nó thể hiện giá trị tăng thêm mà dự án đem lại cho công ty. 2.2. Phương pháp tính NPV = Giá trị hiện tại của dòng tiền dự kiến trong tương lai – vốn đầu tư ban đầu Cách xác định công thức Năm 0 1 2 .... N FCF -CF0 FCF1 FCF2 .... FCFn Giá trị quy về hiện tại ..... Vậy ta có: NPV = -CF0 + + +....+ Hay Trong đó: CF0: Chi phí đầu tư ban đầu, bỏ vốn vào năm 0. FCFt : dòng tiền năm t t: tuổi thọ của dự án n : số năm của dự án. r : tỉ suất chiết khấu của dự án. Lưu ý, giá trị tích lũy của các hiện giá tại năm thanh lý cũng chính là NPV của dự án Ngoài ra, có thể sử dụng chương trình Microsoft Excel để tính NPV bằng cách: vào Menu Insert à Function à chọn hàm NPV à nhập các biến số theo hàm NPV(rate;value1;value2;…). 2.3. Thẩm định dự án dựa vào chỉ tiêu NPV Với cùng một suất chiết khấu, dự án nào có NPV lớn chứng tỏ dự án đó có hiệu quả hơn vì nó tạo ra được giá trị cho công ty. Một dự án có NPV > 0 có nghĩa là dự án có suất sinh lời cao hơn chi phí cơ hội của vốn (suất sinh lời cao hơn suất chiết khấu). à chấp nhận đầu tư vào dự án Một dự án có NPV = 0 có nghĩa là dự án có suất sinh lời bằng với chi phí cơ hội của vốn (suất sinh lời của dự án bằng với suất chiết khấu). à tùy vào quyết định của nhà đầu tư Một dự án có NPV < 0 có nghĩa là dự án có suất sinh lời thấp hơn chi phí cơ hội của vốn (suất sinh lời của dự án nhỏ hơn suất chiết khấu). à loại bỏ dự án Nói chung dự án chỉ đáng đầu tư khi nào có NPV lớn hơn hoặc bằng 0 vì chỉ khi ấy thu nhập từ dự án mới đủ trang trải chi phí và mang lại lợi nhuận tăng thêm cho nhà đầu tư. Trong trường hợp có các dự án loại trừ lẫn nhau thì dự án nào có NPV > 0 và NPV lớn nhất sẽ là phương án được lựa chọn. Trong trường hợp ngân sách bị hạn chế thì chọn tổ hợp các dự án có tổng NPV cao nhất mà công ty có đủ ngân sách để đầu tư. Giải thích: Như đã chỉ ra trong công thức tính NPV bao gồm 2 phần đó là: (1) chi phí bỏ ra đầu tư dự án (CF0) (2) tổng lợi ích thu được từ dự án bằng tổng hiện giá của CFt với t = 1,2, ... , n. Một dự án có NPV > 0 có nghĩa là dự án đó có tổng lợi ích bằng tiền quy về hiện giá lớn hơn tổng chi phí bỏ ra đầu tư dự án. Một dự án như vậy rõ ràng đáng để đầu tư. Ngược lại, nếu dự án có NPV < 0 có nghĩa là lợi ích bằng tiền thu được từ dự án sau khi quy về hiện giá nhỏ hơn tổng chi phí bỏ ra để đầu tư dự án. Một dự án như vậy rõ ràng là không đáng để đầu tư vì nó không tạo ra được giá trị cho công ty. 2.4 Bài tập ví dụ Ví dụ 1: Công ty ABC đang xem xét một dự án đầu tư có dòng tiền như sau: (đv: triệu đồng) Giả sử lãi suất chiết khấu là 12%, chúng ta xác định hiện giá của dòng tiền có được từ dự án: Năm 0 1 2 3 4 5 Dòng tiền năm t FCFt -500 220 225 215 250 300 Giá trị hiện tại năm t (PV) 196.43 179.37 153.03 158.88 170.23 NPV=196,43 + 179,37 + 153,03 + 158,88 + 170,23 - 500 = 357,94 Dự án này có: NPV = 357,94 > 0 nên chấp nhận dự án đầu tư. Ví dụ 2: Xét ví dụ công ty XYZ thẩm định để lựa chọn một trong hai dự án A và B biết tỉ lệ chi phí sử dụng vốn được lựa chọn là 18%/năm, dòng tiền thu vào có được tại thời điểm cuối năm, và vốn đầu tư được chi ra một lần ngay từ đầu cho mỗi dự án là 110 triệu đồng. Giá trị hiện tại các dòng tiền thuần trong từng năm của hai dự án được trình bày theo bảng sau: (ĐVT: triệu đồng) Năm Dòng tiền thu về mỗi năm của dự án A (FCFt) Giá trị hiện tại thuần của dòng tiền dự án A () Dòng tiền thu về mỗi năm của dự án B (FCFt) Giá trị hiện tại thuần của dòng tiền dự án B () 1 30 25,42 40 33,9 2 60 43,09 55 39,5 3 80 48,69 65 39,56 Dòng tiền chi đầu tư ban đầu: 110 (CF0 = 100) Ta có: Vì nên công ty XYZ nên chọn thực hiện dự án A 2.5. Ưu, nhược điểm của NPV 2.5.1. Ưu điểm - Xem xét đến toàn bộ dòng tiền của dự án bao gồm thu nhập và chi phí trong suốt thời gian của dự án. - Có tính đến giá trị thời gian của tiền tệ. - Có thể so sánh các dự án có quy mô khác nhau. - Cách tính đơn giản và có tính chất cộng cho nhiều dự án: NPV(A+B) = NPVA + NPVB. 2.5.2 Nhược điểm - Việc tính toán phù thuộc vào sự lựa chọn suất chiết khấu, do đó đòi hỏi phải lựa chọn một suất chiết khấu chính xác. - Không thể sử dụng để so sánh các dự án có vòng đời khác nhau. - Không phản ánh được tỉ suất sinh lợi của đồng vốn đầu tư cho dự án. KẾT LUẬN Trên đây là những vấn đề cơ bản về thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư bằng phương pháp NPV. Trên thực tế doanh nghiệp không chỉ sử dụng một phương pháp NPV mà kết hợp với 2 chỉ tiêu phổ biến khác là IRR và PBP. Mỗi chỉ tiêu có những ưu nhược điểm khác nhau và chỉ cho biết một khía cạnh tài chính của dự án. Nếu NPV cho biết dự án có sinh lợi hay không, thì IRR cho biết khả năng sinh lợi tương đối của dự án là bao nhiêu phần trăm và khi nào vốn đầu tư dược thu hồi thông qua chỉ tiêu PBP. Việc kết hợp ba chỉ tiêu NPV, IRR và PBP sẽ giúp nhà quản trị có cái nhìn toàn diện hơn từ đó đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả. Hai chỉ tiêu IRR và PBP các nhóm sau sẽ giúp các bạn hiểu hơn vấn đề này. Trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi sai sót, nhóm 4 hi vọng sẽ nhận được những góp ý, trao đổi của thầy cô và các bạn để chúng ta cùng làm sáng tỏ hơn vấn đề được nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn! Nhóm 4 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài chính doanh nghiệp căn bản – Ts. Nguyễn Minh Kiều – Nxb Thống kê 2009 DANH SÁCH NHÓM 4_TCDNG_1 Chế Thị Thanh Mai_36k06.2 Vi Thị Hoa_36K06.2 Lê Thị Hồng Điểm_36K06.2 Hồ Thị Mỹ Hạnh_36K06.2 Nguyễn Thị Thúy Hằng_36K03.2 Nguyễn Thị Nga_36K06.2 AloomPaĐinh_

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnhom4_tham_dinh_hieu_qua_tcdadt_bang_pp_npv_2008.doc
Luận văn liên quan