Đề tài: Thị trường lao động VN - Thực trạng & Giải pháp
MỤC LỤC
A. LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương I. Những vấn đề chung về thị trường lao động 3
I. Khái niệm thị trường lao động 3
I.1. Một số quan niệm về thị trường lao động 3
I.2. Khái niệm thị trường lao động 5
II. Các nhân tố tác động đến thị trường lao động 5
II.1. Cung lao động 5
II.1.1. Tốc độ tăng của dân số 5
II.1.2. Tỷ lệ tham gia của lực lượng lao động 6
II.1.3. Khả năng cung thời gian lao động 6
II.2. Cầu lao động 7
II.2.1. Sự phát triển của kinh tế xã hội 7
II.2.2. Khoa học kỹ thuật phát triển 7
II.2.3. Các chính sách của Nhà nước 7
III. Vai trò của thị trường lao động 8
Chương II. Phân tích thực trạng thị trường lao động việt nam trong thời gian qua 9
II.1. Thực trạng về thị trường lao động Việt Nam 9
II.1.1. Cung lao động vượt quá cần gấp sức ép mạnh về việc làm, đồng thời với một tỷ lệ lao động dư thừa lớn trong năm gần đây 9
II.1.2. Trình độ tay nghề và cơ cấu lao động cung lao động không đáp ứng được cầu 10
II.1.3. Chất lượng của lực lượng lao động 12
II.2. Thực trạng về cung lao động Việt Nam 13
II.2.1. Tỷ trọng lao động giản đơn còn quá cao 13
II.2.2. Khả năng đáp ứng nhu cầu lao động không đồng nhất với sự dồi dào về nhu cầu lao động 14
II.3. Thực trạng về cầu thị trường lao động 17
II.3.1. Trong cơ cấu lao động theo ngành, lực lượng lao động nông nghiệp vẫn là chủ yếu 17
II.3.2. Sự biến đổi khá lớn về cơ cấu lao động và tỷ lệ lao động trong khu vực Nhà nước 19
II.3.3. Thu hút lao động phụ thuộc vào só thuê lao động 20
II.4. Mối quan hệ cung - cầu lao động 22
Chương III. Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động Việt Nam 24
III.1. Định hướng phát triển thị trường lao động 24
III.1.1. Định hướng đối với cung lao động 24
III.1.2. Định hướng đối với cầu lao động 24
III.2. Một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển thị trường lao động Việt Nam 24
III.2.1. Đối với cung lao động 24
III.2.2. Đối với cầu lao động 26
C. KẾT LUẬN 28
28 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7046 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thị trường lao động Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t chỉ số phát triển nhân lực giảm đi 1% sẽ làm tốc độ tăng của việc làm lên 0,09%. Kết quả này cho thấy việc mở rộng cơ hội có việc làm phụ thuộc vào sự tăng trưởng kinh tế và vào việc tăng cường năng lực cơ bản cho con người. Những chính sách giải pháp hoàn thiện thị trường lao động Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm nhằm phát triển thị trường lao động ở nước ta, về giải quyết việc làm cho người lao động, giảm áp lực về lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực... trong thời gian hạn hẹp của đề tài “ thị trường lao động Việt Nam thực trạng và giải pháp” chỉ đề cập tới những vấn đề khái quát nhất. Nội dung của đề tài gồm:
A. Phần mở đầu
B. Phần nội dung
Chương I: Những vấn đề chung về thị trường lao động
Chương II: Phân tích thực trạng thị trường lao động Việt Nam trong thời gian qua
Chương III: Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động Việt Nam.
C. Phần kết luận.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Mai Quốc Chánh đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề án này.
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG
LAO ĐỘNG
I. Khái niệm thị trường lao động
I.1. Một số quan niệm về thị trường lao động
Trước hết có thể hiểu rằng thị trường lao động là một thị trường hàng hoá. Một số nước quan niệm rằng đây là một thị trường hàng hoá bình thường, không có gì đặc biệt so với các thị trường khác, song cũng có một số nước khác lại cho rằng đây là một thị trường hàng hoá đặc biệt, và do vậy đã xuất hiện những trường phái với những quan điểm khác nhau về sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường này.
Phái Tân cổ điển không đề cập gì đến vai trò của Nhà nước và cho rằng Nhà nước đứng ngoài cuộc.
Phái duy tiền tệ coi vai trò của Nhà nước trong việc can thiệp vào thị trường lao động là cần thiết và có hiệu quả.
Ở Đức, sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan niệm rằng: thị trường lao động là thị trường hàng hoá đặc biệt. Vì vậy Nhà nước phải có chính sách riêng nhằm can thiệp, bảo vệ quyền lợi của người lao động. Như vậy, thị trường lao động của Đức mang tính chất xã hội.
Trước đây Việt Nam chưa thừa nhận sức lao động là hàng hoá, thị trường lao động chưa được chú trọng. Hiện nay quan điểm nhận thức đã thay đổi.
I.2. Khái niệm thị trường lao động.
Thị trường lao động là một khái niệm được hình thành khi có sự xuất hiện của sản xuất hàng hoá. Sự phát triển của nền sản xuất đã dần dẫn hoàn thiện khái niệm thị trường. Trong nền sản xuất hàng hoá đã tạo ra nhu cầu trao đổi về các hàng hoá sản phẩm mà người sản xuất đã sản xuất được với các sản phẩm khác của các nhà sản xuất khác. Vì vậy, họ tiến hành các hoạt động mua bán trao đổi được gọi là thị trường. Các nhà kinh tế học cổ điển là người đầu tiên đã nghiên cứu lôgíc về thị trường và đã đưa ra khái niệm đầu tiên đó là khái niệm thị trường.
Theo AD. Smith thị trường là không gian trao đổi trong đó người mua và người bán gặp nhau thoả thuận và trao đổi hàng hoá dịch vụ nào đó, với sự phát triển từ nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ sang nền kinh tế thị trường.
Khái niệm thị trường của AD. Smith chưa bao quát được các vấn đề cơ bản của một thị trường là tập hợp những sự thoả thuận, trong đó người mua và người bán trao đổi với nhau loại hàng hoá, dịch vụ nào đó. Như vậy, khái niệm thị trường của DVBegg là thị trường không chỉ bó hẹp bởi không gian nhất định mà bất cứ đâu có sự trao đổi, thoả thuận mua bán hàng hoá, dịch vụ thì ở đó có thị trường tồn tại.
Thị trường lao động được hình thành sau thị trường hàng hoá, dịch vụ. Theo C. Mac hàng hoá sức lao động chỉ hình thành sau khi chủ nghĩa tư bản tiến hành cuộc cách mạng về công nghệ sản xuất, nhằm xây dựng một nền sản xuất đại công nghiệp chủ nghĩa tư bản đã thực hiện quá trình tích luỹ nguyên thuỷ tư bản. Đây chính là một quá trình cướp đoạt tư liệu sản xuất của con người lao động biến họ thành những người làm thuê cho những người sở hưũ tư liệu sản xuất, từ đó hình thành nên hàng hoá sức lao động. Vậy thị trường lao động là thị trường dùng để mua bán hanàg hoá sức lao động thị trường lao động là một bộ phận cấu thành của thị trường đầu vào đối với quá trình sản xuất kinh doanh, của nền kinh tế thị trường chịu sự tác động của hệ thống các quy luật của nền kinh tế thị trường quy định cung cầu, quy luật giá cả cạnh tranh...
Theo ILO thị trường lao động là thị trường dịch vụ lao động được mua bán thông qua một quá trình mà quá trình này xác định mức độ có việc làm của người lao động cũng như mức độ tiền công và tiền lương.
Thị trường lao động là không gian trao đổi trong đó người sử dụng lao động và người sở hữu lao động có nhu cầu làm thuê tiến hành gặp gỡ thoả thuận về mức thuê mướn lao động.
II. Các nhân tố tác động đến thị trường lao động
II.1. Cung lao động
Cung lao động là lượng hàng hoá sức lao động mà người bán muốn bán trên thị trường ở mỗi mức giá có thể chấp nhận được.
Các nhân tố tác động đến cung lao động.
II.2. Tốc độ tăng của dân số:
Cung lao động trên thị trường lao động phụ thuộc vào tổng số lao động có thể cung cấp. Mà tổng số lao động này phụ thuộc vào quy mô dân số. Nên quy mô dân số lớn thì tổng số người trong độ tuổi loa động có khả năng lao động càng lớn, do đó tạo ra một lượng người gia nhập vào thị trường lao động nhiều, làm tăng cung lao động trên thị trường lao động. Tốc độ gia tăng dân số và cơ cấu dân số cũng là các nhân tố quan trọng tác động đến cung lao động trên thị trường lao động. Đây là nhân tố có tác động gián tiếp đến cung lao động mà nó tác động thông qua quy mô dân số và tác động này diễn ra trong một thời gian tương đối dài. Tốc độ tăng dân số lớn dẫn đến việc làm tăng quy mô dân số người lao động có thể cung cấp trong tương lai làm tăng cung lao động. Giá trị sử dụng sức lao động mang tính chất đặc biệt nên thị trường sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt, nên nó phụ thuộc vào bản thân người sở hữu. Ngoài ra nó còn chịu sự chi phối, quản lý về mặt pháp lý thể hiện trên nhiều mặt. Chẳng hạn như cơ cấu độ tuổi và trình độ học vấn. Người tư thường chia dân số trung bình và nhóm dân số già. Những nước có dân số thuộc vào nhóm dấn số trẻ thì cơ cấu dân số có nhiều người ở trong độ tuổi lao động làm tăng lượng cung lao động ở mức độ cao.Theo kết quả điều tra tính đến 1/3/2000, tổng lực lượng lao động cả nước có 38643089 người, so với kết quả điều tra tại thời điểm 1/7/1996 tăng bình quân hàng năm là 975645 người, với tốc độ tăng 2,7%/năm, trong khi tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm của thời kỳ này là 1,50% năm. Với tốc độ tăng như trên thì tạo ra một lượng cung rất lớn trên thị trường lao động Việt Nam hiện taị và tương lai.
II 1.2.Tỷ lệ tham gia của lực lượng lao động
Tỷ lệ tham gia của lực lượng lao động được xác định như sau
Lực lượng lao động thực tế
LFPR = x100
Lực lượng lao động tiềm năng
Lực lượng lao động thực tế là bộ phận dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động hiện đang làm việc trong các ngành của nền kinh tế quốc dân và những người chưa có việc làm nhưng đang đi tìm việc làm.
Lực lượng lao động tiền năng gồn những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động.
Tỷ lệ này càng lớn thì cung lao động càng lớn và ngược lại, sự tăng giảm của tỷ lệ trên chịu tác động của các nhân tố là tiền lương danh nghĩa là lượng tiền lương danh nghĩa tăng sẽ khuyến khích người lao động tham gia vào lực lượng lao động thực tế làm tăng tỷ lệ tham gia của lực lượng lao động và ngược lại. Mặc khác khi điều kiện sống của người lao động thấp kém làm cho người lao động muốn nâng cao điều kiện sống làm tăng lượng thời gian làm việc và giảm lượng thời gian nghỉ ngơi dẫn đến tỷ lệ tham gia của nguồn nhân lực tăng. Ngoài ra các chính sách của Nhà nước cũng tác động đến sự tham gia lực lượng lao động thực tế làm tăng tỷ lệ tham gia nguồn nhân lực.
II. 1.3 Khả năng cung thời gian lao động
Người lao động bị giới hạn bởi quỹ thời gian. Do đó bắt buộc người lao động phải lựa chọn giữa thời gian lao động và thời gian nghỉ ngơi. Nếu người lao động tăng thời gian lao động thì phải giảm thời gian nghỉ ngơi, do đó người lao động tăng thu nhập đồng thời nó làm tăng cung lao động trên thị trường lao động. Hoặc người lao động giảm thời gian lao động và tăng thời gian nghỉ ngơi, trường hợp này làm cho cung lao động trên thị trường lao động giảm.
Mối quan hệ giữa thu nhập và thời gian giải trí, thời gian làm việc ta thấy: thu nhập tỷ lệ thuận với thời gian làm việc và tỷ lệ nghịch với thời gian giải trí.
II2. Cần lao động.
Lượng cần về một loại lao động nào đó sẽ dựa trên 2 cơ sở.
- Năng suất lao động để sản xuất ra hàng hoá, dịch vụ
- Giá trị thị trường của các loại hàng hoá, dịch vụ đó.
Như vậy, việc xác định cần lao động dựa trên hiệu suất biên của lao động và giá trị (giá cả) của hàng hóa, dịch vụ.
Cần lao động là lượng hàng hoá sức lao động mà người mua có thể mua ở mỗi mức giá có thể chấp nhận được.
Các nhân tố tác động tới cầu lao động.
II. 2.1. Sự phát triển của kinh tế xã hội
Nền kinh tế mà tốc độ tăng trưởng kinh tế cao tạo ra nhiều việc làm, các tổ chức, đơn vị kinh tế làm tăng nhu cầu về lao động. Do đó nhu cầu thuê nhân công ngày một tăng tạo việc làm, và tăng thu nhập cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong cả nước tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.
II. 2.2. Khoa học kỹ thuật phát triển.
Khi khoa học kỹ thuật phát triển nó có tác động đến cầu lao động. Đưa kho học công nghệ kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm và làm cho nhu cầu sử dụng người lao động trong sản xuất giảm, dẫn đến cầu lao động giảm khoa học kỹ thuật là nhân tố làm cho cầu lao động giảm.
II. 2.3. Các chính sách của Nhà nước.
Chính sách phụ cấp, tiền lương cũng được điều chỉnh để thu hút người lao động về công tác tại cơ sở, các vùng khó khăn...Đặc biệt Nhà nước phải chú trọng tới chính sách tạ việc làm cho người lao động, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài và trong nước...., nhằm tăng cầu lao động để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Đồng thời có chích sách ưu đãi về thuế trong xuất khẩu lao động và bảo vệ người lao động ở nước ngoài.
III. Vai trò của thị trường lao động
Thị trường lao động Việt Nam mới hình thành, chưa phát triển do đó người lao động dễ dàng tham gia vào thị trường. Không đòi hỏi người lao động phải có trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn cao. Lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn 67,27% (năm 2000), tính chuyên nghiệp của các khu vực có sự khác nhau rất rõ rệt, khu vực thành thị đòi hỏi chất lượng nguồn lao động cao hơn khu vực nông thôn. Trong đó khu vực thành thị có thể chia ra:
- Thị trường lao động khu vực chính thức.
- Thị trường lao động khu vực phi chính thức
Đặc biệt khu vực phi chính thức khả năng thu hút lao động dôi dư, lao động phổ thông mới tham gia vào thị trường khu vực này tạo được nhiều việc làm. Con người là vốn quý, động lực của xây dựng và phát triển, do đó nguồn lao động là động lực, mục tiêu của sự phát triển kinh tế, con người là lực lượng sản xuất đồng thời cũng là lực lượng tiêu dùng. Thị trường lao động mang lại trạng thái cân bằng và không cân bằng giữa cung và cầu về nhân lực trên thị trường lao động.
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
II. THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM II.1.1. CUNG LAO ĐỘNG VƯỢT QUÁ CẦN GÂY SỨC ÉP MẠNH VỀ VIỆC LÀM, ĐỒNG THỜI VỚI MỘT TỶ LỆ LAO ĐỘNG DƯ THỪA LỚN TRONG NÔNG THÔN.
Lực lượng lao động ở Việt Nam trong những năm gần đây đã liên tục tăng với tốc độ cao, một mặt tạo nguồn lực lớn cho phát triển đất nước, nhưng mặt khác cũng tạo ra áp lực lớn về đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Trong những năm qua tốc độ tăng dân số bình quân là 2,2% và tốc độ tăng lực lượng lao động là 3,2%. Nhưng tình trạng nghiêm trọng là hiện tượng thiếu việc làm ở nông thôn bình quân một lao động nông nghiệp năm 1995 chỉ có 0,23ha đất canh tác, trong khi đó con số tương ứng của các nước nông nghiệp khác trong vùng là 0,8% ha. Với diện tích canh tác chỉ có khoảng 7 triệu ha, nhu cầu tối đa chỉ cần 18 – 19 triệu lao động (kể cả chăn nuôi). Thực tế hiện nay ở nông thôn vẫn còn khoảng 25 triệu lao động sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp.
Bảng 1. Quy mô lực lượng lao động cả nước 1996 – 2000
1.Tổng lực lượng lao động
1996
2000
Tăng giảm hàng năm
Tuyệt đối (ng)
Tương đối %
2. Lực lượng lao động theo khu vực
34740509
38.643.089
975645
2,70
- Thành thị
6621541
8725998
526121
7,14
- Nông thôn
28118968
29917091
449524
1,56
3. LLLĐ trong độ tuổi lao động
33166764
36725277
889628
2,58
Nguån:Tæng ®iÓu tra mÉu quèc gia vÒ lao ®éng – viÖc lµm 1/7/1996 vµ 1/7/2000
HiÖn nay nguån cung lao ®éng ë níc ta rÊt dåi dµo vµ cã xu híng tiÕp tôc gia t¨ng ë møc cao.
N¨m 1996; lùc lîng lao ®éng c¶ níc lµ 34740509 ngêi trong ®ã sè l¬ng ®éng ®· qua ®µo t¹o 4104090 ngêi (chiÕm tæng lùc lîng lao ®éng ). N«ng th«n chiÕm 80,94% lùc lîng lao ®éng c¶ níc. N¨m 1996 cã trªn 2 triÖu ngêi ®é tuæi 15 trë lªn ra thµnh thÞ t×m viÖc lµm (chiÕm 7,14%) d©n sè trong ®é tuæi lao ®éng ®ang ho¹t ®éng kinh tÕ ë n«ng th«n. Víi sè lîng ngêi bíc vµo ®é tuæi lao ®éng ®¹t møc kû lôc cao nhÊt nh hiÖn nay, cïng víi hµng chôc v¹n lao ®éng d«i d tõ c¸c c¬ quan, doanh nghiÖp Nhµ níc, 2 thËp kû ®Çu tiªn cña thÕ kû 21 sÏ t¹o ¸p lùc lín vÒ viÖc lµm vµ nguån vèn ®ang c¨ng th¼ng víi tû lÖ thÊt nghiÖp ë møc cao (n¨m 2000, cã 6,4% d©n sè thµnh thÞ trong ®é tuæi lao ®éng thÊt nghiÖp, ë n«ng th«n b×nh qu©n ngêi n«ng d©n chØ sö dông 74% thêi gian lao ®éng, ë vïng miÒn nói phÝa B¾c vµ B¾c Trung Bé tû lÖ nµy lµ 66%). Mét sè lao ®éng thÊt nghiÖp rêi vµo nhãm lao ®éng trÎ, ®îc ®µo t¹o g©y ra nhiÒu hËu qu¶ c¶ vÒ kinh tÕ vµ x· héi.ThÕ nhng trong sè ngêi cha cã viÖc lµm ë níc ta cã c¶ lao ®éng cha qua ®µo t¹o chÝnh quy vµ tr×nh ®é chuyªn m«n nghiÖp vô cao. Lao ®éng cha qua ®µo t¹o chiÕm tû träng cao.
Nh÷ng kü s, c«ng nh©n lµnh nghÒ, cö nh©n vµ nh÷ng ngêi lao ®éng gi¶n ®¬n cïng xuÊt hiÖn trªn thÞ trêng lao ®éng, cïng c¹nh tranh ®Ó t×m viÖc lµm. Sù thiÕu phï hîp trong c¬ cÊu nguån lao ®éng vµ c¬ cÊu viÖc lµm lµ nguyªn nh©n c¬ b¶n t¹o nªn hiÖn tîng “ thõa gi¶ t¹o” lao ®éng ®îc ®µo t¹o. MÆt kh¸c sù di chuyÓn dßng lao ®äng tõ n«ng th«n ra thµnh thÞ mang tÝnh hai mÆt. Nã lµm t¨ng sc Ðp vÒ nh©n khÈu vèn ®· c¨ng th¼ng ë thµnh thÞ nhng nã còng gi¶i to¶ ®îc nh÷ng c«ng viÖc lao ®éng nÆng nhäc mµ ngêi d©n thµnh thÞ kh«ng muèn lµm víi gi¸ cao. Bªn c¹nh ®ã cßn cã hµng triÖu ngêi giµ tuy tuæi cao nhng vÉn cßn kh¶ n¨ng vµ mong nuèn ®îc lµm viÖc.
II.1.2. tr×nh ®é tay nghÒ vµ c¬ cÊu lao ®éng bÊt cung lao ®éng kh«ng ®¸p øng ®îc cÇu.
MÆc dï chÊt lîng nh©n lùc díi gãc ®é tr×nh ®é v¨n ho¸ nµy cµng ®îc n©ng lªn, kÓ c¶ khu vùc n«ng th«n vµ thµnh thÞ. Song tû lÖ lao ®éng gi¶n ®¬n cßn qu¸ cao, lùc lîng lao ®éng cã tr×nh ®é chuyªn m«n kü thuËt cßn rÊt h¹n chÕ vµ chuyÓn biÕn chËm: 84,48% lùc lîng lao ®éng kh«ng cã chuyªn m«n kü thuËt (n¨m 2000), chØ gi¶m 1,65% so víi n¨m 1999.Theo sè liÖu ®iÒu tra n¨m 1995 c¶ níc cã kho¶ng 4,7 triÖu lao ®éng cã tr×nh ®é chuyªn m«n kü thuËt, chiÕm 11% lùc lîng lao ®éng.Thµnh phè Hµ Néi, n¬i lao ®éng cã chuyªn m«n kü thuËt chiÕm tû lÖ cao nhÊt còng chØ ®¹t 26,5%. Trong khi ®ã c¸c níc trong khu vùc, tû lÖ t¬ng øng lµ 45 – 50%. T×nh tr¹ng “thõa thÇy thiÕu thî” ®· n¶y sinh ra mét c¬ cÊu lao ®éng bÊt hîp lý. Theo kinh nghiÖm cña c¸c níc thµnh c«ng trong sù nghiÖp c«ng nghiÖp ho¸ vµ hiÖn ®¹i ho¸, c¬ cÊu lao ®éng kü thuËt phæ biÕn lµ 1 ®¹i häc, cao ®¼ng - 4 trung häc chuyªn nghiÖp - 10 c«ng nh©n kü thuËt th× ë níc ta lµ: n¨m 1989: 1 - 1,8 – 2,2; n¨m 1998 - 1999: 1 - 1,3 - 2. Nh c¶ ë thµnh thÞ vµ ë n«ng th«n, nhng møc ®é t¨ng vµ t¨ng thªm ë thµnh thÞ ®Òu vît xa n«ng th«n, ®Æc biÖt lµ sè lao ®éng tèt nghiÖp phæ th«ng trung häc. Ở thành thị số lao động tốt nghiệp phổ thông trung học tăng thêm là 223256 người với tốc độ tăng thêm là 10,31%, trong khi ở nông thôn các chỉ số này là 76231 người với 2,86%.
Số lượng lao động tuy tăng và dư thừa, nhưng lại yếu về sức khoẻ, trình độ tay nghề hạn chế. Lao động khu vực thành thị ở Hà Nội thừa khoảng 7,5% và ở thành phố Hồ Chí Minh là 6,5% (đó là chưa kể hàng chục vạn lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước). Tại khu vực nông thôn còn dư thừa 26% quỹ thời gian lao động, tương đương khoảng 9 triệu người, nhưng 95,5% lao động không có tay nghề. Theo tổng điều tra dân số (4/1999): trong số người từ 13 tuổi trở lên, 92,4% là không có trình độ chuyên môn. Mặc dù thời điểm hiện nay mỗi năm có khoảng 1,4 triệu người bước vào độ tuổi lao động, nhưng dự báo trong 10 năm tới số lượng này sẽ tăng lên mức cao nhất là 1,8 triệu người, do đó việc đào tạo và nâng cao tay nghề và tạo việc làm cho số lao động hiện tại cũng như số thanh niên bước vào tuổi lao động sẽ là thách thức vô cùng lớn. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động ở hai khu vực thành thị và nông thôn tăng với số lượng 4413977 người (1,03%), trong đó số trình độ cao (cao đẳng, đại học trở lên) tăng 827659 người. Năm 1996 lực lượng lao động khu vực thành thị chỉ chiếm 19,06% tổng lực lượng lao động cả nước, năm 2000 đã tăng lên 22,56%, trong khi tỷ lệ lực lượng lao động ở khu vực nông thôn giảm được trong khi đó lao động phổ thông lại dư thừa quá nhiều. Tỷ lệ lao động kỹ thuật đã thấp lại phân bổ không đều giữa các vùng, các ngành và các thành phần kinh tế. Rất nhiều lao động kỹ thuật tập trung ở các cơ quan trung ương, các ngành nông lân – ngư nghiệp, các thành phần kinh tế tập thể, tư nhân, cá thể còn thiếu nhiều lao động kỹ thuật. Cơ cấu lao động còn nhiều bất hợp lý dẫn đến năng suất lao động và thu nhập còn thấp.Theo kết quả điều tra của bộ lao động thương binh và xã hội năm 1995 lao động nông nghiệp chiếm 72,6%; năm 1999 lao động được thu hút vào hoạt động trong nền kinh tế. Mặt khác cơ cấu nông nghiệp rất đặc trưng cho một nền kinh tế “thuần nông nghiệp” như Việt Nam chúng ta.
II.1.3. Chất lượng của lực lượng lao động
Trình độ văn hoá của lực lượng lao động ngày càng tiến bộ, biểu hiện theo bảng sau.
Bảng 2. Trình độ văn hoá của lực lượng lao động
Đơn vị: %
Năm
Tỷ lệ người mù chữ
Tỷ lệ người biết chữ nhưng
chưa tốt nghiệp cấp II
Số người tốt nghiệp PTTH
1996
5,75
20,92
13,0
1997
5,10
20,26
14,5
1998
3,84
18,50
16,2
1999
4,10
19,00
17,1
Nguồn: Tạp chí lao động xã hội số 4/2001
Nhìn chung trình độ văn hoá của người lao động đã khá hơn sau10 năm, số người biết chữ được tăng, nâng từ 84% năm 1989 lên 96% năm 1999, tức là tăng 12%. Số người biết chữ song chưa tốt nghiệp cấp I cũng giảm, tuy còn chậm
Như vậy năm 1997 so với năm 1996, số người có trình độ phổ thông trung học đều tăng lên tương đối, tuyệt đối từ 80,94% xuống còn 77,44%. Lao động đã qua đào tạo từ sơ cấp, học nghề trở nên tăng lên kể về số lượng cũng như chất lượng năm 1996 tỷ lệ này là 11,81% đến năm 2000 tăng lên 15,51%. Bình quân hàng năm tăng thêm 472038 người với tốc độ tăng 9,92%/ năm. Trong đó tăng nhiều nhất là lao động được đào tạo ở trình độ từ cao đẳng, Đại học trở lên 174343 người với tốc độ tăng 16,86%/ năm, tiếp đến là lao động đã qua đào tạo nghề, công nhân kỹ thuật 131905 người với tốc độ tăng 7,58% thấp nhất là tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp cũng tăng thêm được hàng năm 113905 người với tốc độ tăng 8,64%.
Lực lượng lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm trong tổng số lực lượng lao động được điều tra (35,8 – 37,8 triệu người) ngày càng giảm qua các năm. Cụ thể như sau: năm 1996: 87,69%; năm 1997: 87,71%; năm 1998: 86,69% năm 1999: 86,13. Riêng năm 2000 dự kiến lao động không qua đào tạo còn 80-82%. Tuy nhiên ở nhiều vùng số lao động không có chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ khá cao.
Có được những kết quả như trên là do công tác trong lĩnh vực đào tạo và dạy nghề đem lại. Tuy nhiên tốc độ phát triển của lực lượng lao động đã qua đào tạo giữa khu vực thành thị và nông thôn đã quá bất hợp lý lại còn bất hợp lý hơn. Tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo ở khu vực thành thị vẫn tiếp tục gia tăng, năm 1996 là 31,56% tăng lên 32% năm 1997, trong khi tỷ lệ này ở nông thôn lại đang có xu hướng giảm thấp 7,80% năm 1996 xuống 7,30% năm 1997, chênh lệch về tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo ở thành thị và nông thôn ngày càng lớn. Năm 1997 lực lượng lao động ở nông thôn trong tổng số lực lượng lao động chung của cả nước là 79,80%. So với năm 1996 các tỷ lệ này đang có xu hướng giảm từ 80,93% xuống còn 79,68%.
II.2.Thực trạng về cung lao động Việt Nam
II.2.1. Tỷ trọng lao động giản đơn còn quá cao
Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn rất hạn chế và chuyển biến chậm 84,48% lực lượng lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật (năm 2000) chỉ giảm 1,65% so với năm 1999. Cơ cấu ngành nghề đào tạo không phù hợp với cơ cấu trình độ chuyên môn; cơ cấu ngành nghề trong những năm qua đã ảnh hưởng lớn tới sự vận hành của thị trường lao động mới hình thành và thực hiện mục tiêu phát triển xã hội của đất nước. Thực tế này được minh chứng bằng những số liệu sau đây.
Bảng 3. Lực lượng lao động chia theo trình độ học vấn
Chỉ tiêu
1996
2000
Tăng giảm bình
quân hàng năm
Chưa biết chữ
1999144
1547901
- 112810
- 6,19
Chưa tốt nghiệp cấp I
7268634
6367790
- 225211
- 3,25
Đã tốt nghiệp cấp I
9652627
11317123
416125
4,06
Đã tốt nghiệp cấp II
11138942
12748073
402283
3,43
Đã tốt nghiệp cấp III
4681162
6662193
495258
9,22
Nguồn: Tổng điều tra mẫu quốc gia về lao động việc làm 1/7/1996 và 1/7/2000
Theo số liệu trên số lượng người chưa biết chữ giảm là kết quả của chương trình xoá mù chữ do chính phủ thực hiện trong những năm qua. Số lao động chưa tốt nghiệp cấp I mặc dù đã giảm nhưng vẫn chiếm một số lượng khá cao, còn trong trình độ cấp I, II, III còn chuyển biến chậm. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn còn cho thấy lực lượng lao động ở nước ta không những yếu kém về trình độ chuyên môn mà cơ cấu trình độ đào tạo còn rất nhiều bất hợp lý.
Hiện nay, trong số lực lượng lao động ở nông thôn, cứ 100 người thì có khoảng 9 người có trình độ từ sơ cấp/ học nghề trở lên, trong đó có khoảng 6 người có trình độ từ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên, ở thành thị tương quan này là 37 và 31 người, gấp từ 4 – 5 lần so với nông thôn. Theo kết quả sơ bộ cuộc tổng điều tra lao động – việc làm của Bộ lao động thương binh và xã hội tại thời điểm 1/7/2000, Hà Nội là địa phương có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo (từ sơ cấp, học nghề trở lên) cao nhất cả nước, đạt 44,28%, trong đó tỷ lệ lao động đã qua đào tạo từ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên chiếm 36,91% (nhưng so với một số nước trong khu vực, tỷ lệ này của Hà Nội vẫn thấp hơn nhiều). Trong đó, trình độ đại học và cao đẳng chiếm 14,5%, trung học chuyên nghiệp chiếm 9% và công nhân kỹ thuật chiếm 13,5%, nghĩa là cơ cấu lao động đại học, cao đẳng/ THCN/ CHKT ở Hà Nội theo tỷ lệ 1/0,6/0,9 (nếu tính cả lao động lao động kỹ thuật không có bằng thì tỷ lệ này là 1/0,6/1,4) trong khi tỷ lệ hợp lý trên thế giới phải là 1/4/10.
II.2.2. Khả năng đáp ứng nhu cầu lao động không đồng nhất với sự dồi dào về nhu cầu lao động.
Việt Nam có một nguồn lao động dồi dào, với nền kinh tế mà tỷ lệ thừa lao động rất lớn trong nông thôn và tỷ lệ thất nghiệp cao ở thành thị. Theo kết quả điều tra của Bộ lao động thương binh xã hội công bố ngày 25/10/2001 cả nước hiện có 39489000 người từ 15 tuổi trở lên đang có việc làm ổn định, khu vực thành thị có 9182000 người, khu vực nông thôn có 37307 người. Như vậy tỷ lệ lao động có việc làm là 97,24%.Tỷ lệ thất nghiệp là 2,76% riêng lao động nữ tỷ lệ có việc làm là 96,76%. Hệ số sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn tăng từ 71% năm 1996 lên 74,2% năm 2001. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị năm 2001 là 6,28 giảm so với năm trước nhưng vẫn ở mức cao.
Các yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng lao động
Về thể lực ( sức khoẻ, điều kiện chăm sóc sức khoẻ..) về sức khoẻ mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong công tác chăm sóc sức khoẻ người dân nhưng do xuất phát điểm là một nước nghèo đông dân nên phần lớn dân số nước ta chưa đảm bảo về sức khoẻ. Sức khoẻ của người lao động Việt Nam còn kém xa với các nước trong khu vực về chiều cao, cân nặng, sức bền.Thực tế này được chứng minh từ những con số trong bảng sau:
Bảng 4: số liệu về chiều cao và cân nặng trung bình
Chỉ tiêu
Nước
Chiều cao (m)
Cân nặng (kg)
Việt Nam
1,47
39,4
Philipin
1,53
45,5
Nhật
1,67
53,3
Nguồn: thông tin thị trường lao động số 3/1999
Theo số liệu điều tra của Bộ lao động thương binh và xã hội cho thấy chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam vào cuối thập kỷ 80 chỉ là 161 – 162 cm ( so với 160cm vào thời điểm năm 1930. Như vậy sau 50 năm, chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam hầu như không thay đổi), trong khi đó của nam thanh niên cứ sau 10 năm sẽ tăng thêm 1cm và nặng thêm 1kg.
Về tư tưởng, tác phong làm việc và sinh hoạt của người lao động, do ảnh hưởng của cơ chế kế hoạch hoá tập trung làm cho lề lối, tác phong của người lao động còn chậm, thiếu động lực sáng tạo trong lao động. Đặc biệt là ở khu vực nông thôn tác phong, lề lối làm việc chậm hơn rất nhiều so với khu vực thành thị. Nhiều nơi ở khu vực nông thôn còn phải chịu những tư tưởng làm việc rất lạc hậu, làm cho chất lượng lao động bị hạn chế.
Trình độ văn hoá và trình độ cơ cấu đào tạo của lao động tham gia hoạt động kinh tế.
Nghiên cứu về cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn còn cho thấy lực lượng lao động nước ta không những yếu kém về trình độ chuyên môn mà cơ cấu trình độ đào tạo còn bất hợp lý. Thể hiện ở bảng sau:
Bảng 5: Dân số từ 15 tuổi lên trở lên chia theo cấp trình độ CMKT
Chỉ tiêu
Chung Nam Nữ
Dân số
Tỷ lệ
Dân số
Tỷ lệ
Dân số
Tỷ lệ
Dân số 15 tuổi trở lên
51051207
100
24497659
100
26553548
100
- Không có CMKT(1)
46755588
91,4
21932961
89,6
24822627
93,5
- Có CMKT
4295619
8,5
2564698
10,4
1730921
1,3
1.CNKT/NVNV(2) có bằng/ chứng chỉ
1268919
2,5
924374
3,8
344545
1,3
2. Trung học chuyên nghiệp
1530815
3,0
750191
3,1
780660
2,9
3. Cao đẳng
435559
2,0
183080
0,7
252479
1,3
4. Đại học
1004730
2,0
670835
2,7
333895
1,3
5.Trên đại học
37463
0,1
28573
0,1
8890
0,03
Chú thích: (1) CMKT = chuyên môn kỹ thuật
(2) CNKT/ NVNV = Công nhân kỹ thuật / nhân viên nghiệp vụ
Nguồn: kết quả điều tra toàn bộ tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/1999
Lực lượng lao động còn nhiều bất hợp lý.
Phần lớn lực lượng lao động nước ta không có chuyên môn nghiệp vụ và tập trung chủ yếu ở nông thôn. Từ năm 1997 tỷ lệ này lại tăng lên, ở thành thị từ 4,68 triêu năm 1996 lên 5,07 triệu người năm 1998. Tỷ lệ công nhân kỹ thuật rất thấp, thậm chí có xu hướng giảm đối với số đào tạo có bằng, trong thực tế tình trạng bất hợp lý này vẫn đang diễn ra. Năm 1996 lực lượng lao động không có kỹ thuật là 30.636.419 người, đã qua đào tạo là 410090 người (trong đó: sơ cấp/học nghề/ công nhân kỹ thuật là 1955404; trung học chuyên nghiệp là 1342515 và cao đẳng đại học trở lên là 806171 người). Năm 2000 lực lượng lao động không có chuyên môn kỹ thuật là 32650666 người, đã qua đào tạo là 5992423 người ( trong đó: sơ cấp / học nghề/ công nhân kỹ thuật là 2618746 người, trung học chuyên nghiệp là 1870136 người và cao đẳng, đại học trở lên là 1503541 người, so với năm 1996 thì năm 2000 số lượng cao đẳng, đại học tăng đạt mức kỷ lục từ trước tới nay.
II.3. Thực trạng về cầu thị trường lao động
II.3.1. trong cơ cấu lao động theo ngành, lực lượng lao động nông nghiệp vẫn là chủ yếu.
Sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành chập chạp và thực sự không vững chắc, giai đoạn 1993 – 2000 tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp chỉ giảm được từ 71% xuống 62,56%. So với một số nước trong khu vực, cơ cấu lao động của nước ta còn quá lạc hậu. Đặc biệt năm 1999 có sự giảm tỷ trọng lao động trong ngành và công nghiệp – xây dựng. Sự phát triển và thu hút lao động và kinh tế trang trại năm 1999 góp phần đáng kể giữ vững tỷ lệ lao động trong nhóm ngành nông nghiệp. Có số liệu sau về cơ cấu lực lượng lao động.
Bảng 6. Cơ cấu lao động cả nước 1996 – 2000
Chỉ tiêu
1996
2000
1. Tổng lực lượng lao động cả nước
100,0
100,0
2. Chia theo khu vực
Thành thị
Nông thôn
19,06
80,94
22,56
77,44
3.Cơ cấu LLLĐ có việc làm thường xuyên chia theo nhóm ngành
Nông, lâm, ngư nghiệp
Công nghiệp, xây dựng
Dịch vụ
69,80
10,55
19,65
62,56
13,15
24,29
Nguồn: Thông tin thị trường lao động số 3/2000
Vậy chúng ta đang thiếu nghiêm trọng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đặc biệt là thiếu công nhân kỹ thuật. Trong các năm 1996 – 1998, bình quân công nhân kỹ thuật tăng 6,3%/ năm, nhưng số sinh viên đại học, cao đẳng tăng 27,5% lên có trình độ công nhân kỹ thuật và sơ cấp nghiệp vụ của nam gấp 3 lần so với nữ, nhưng tỷ lệ nam có trình độ cao đẳng trở lên chỉ gấp 1,5 lần so với nữ.
Bảng 7: Tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo sơ cấp học
nghề trở lên
Trong đó: chia theo kỹ năng/ trình độ đào tạo
Đơn vị:%
Năm
1996
2000
Sơ cấp/ học nghề/ công nhân kỹ thuật
5,63
6,78
Trung học chuyên nghiệp
3,86
4,84
Cao đẳng, đại học trở lên
2,32
4,89
Tổng
11,81
15,51
Nguồn: Tổng điều tra mẫu quốc gia về lao động việc làm 1/7/1996 –1/7/2000
Một số thực tế đáng lo ngại như tại các khu công nghiệp ở Đồng Nai, từ nay đến 2010, mỗi năm cần khoảng 20000 lao động kỹ thuật, nhưng khả năng đào tạo nghề chỉ cung ứng được 12000 người/ năm. Năm 1997 khu chế xuất cần tuyển 15000 lao động kỹ thuật, nhưng chỉ tuyển được 3000 người đủ tiêu chuẩn.... Hiện nay nhu cầu tuyển lao động kỹ thuật hầu như không được đáp ứng đầy đủ, năm 1998 số lao động phi nông nghiệp chiếm 25,2% tăng 0,4% so với năm 1997, nhưng chỉ có 67% có việc làm thường xuyên, số còn lại thiếu hoặc không có việc làm. Các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn rất đa dạng, chủ yếu là tiểu thủ công nghiệp, gia công mỹ nghệ, tạp phẩm thô cho các cơ sở sản xuất, xuất khẩu ở thành thị. Đặc biệt là tỷ lệ thời gian lao động nông nghiệp giảm đi năm 1998 còn 71,13% so với 73,34% năm 1997.
II.3.2. Sự biến đổi khá lớn về cơ cấu lao động và tỷ lệ lao động trong khu vực Nhà nước.
Số người được thu hút vào lao động kinh tế ở nước ta tăng lên hàng năm khoảng trên 1 triệu người. Nhưng cơ cấu lao động phân bố theo các khu vực kinh tế thay đổi rất chậm. Lao động trong khu vực Nhà nước chiếm tỷ lệ nhỏ (10 năm 1999) mặc dù tỷ trọng đóng góp vào GDP khá lớn. Cần lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước kể từ năm 1990 trở lại đây có xu hướng giảm do tổ chức lại sản xuất, sắp xếp lại lao động, tinh giảm bộ máy quản lý hành chínhm cổ phần hoá, bán khoán, cho thuê, giải thể doanh nghiệp Nhà nước. Cuối năm 1989 lao động làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước là 2,5 triệu người, đến năm 1998 chỉ còn khoảng 1,7 triệu người ( trong những năm tới, cần lao động của các doanh nghiệp Nhà nước). Trong khi dó khu vực ngoài quốc doanh thu hút phân lớn lực lượng lao động (trên dưới 90%), cần lao động trong các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có xu hướng ngày càng tăng do sự phát triển của loại hình doanh nghiệp này.
Tính đến năm 1997, cả nước có khoảng 620000 doanh nghiệp hộ gia đình có thuê lao động. Trong đó 39% chỉ thuê 4 lao động và 11% thuê 5 lao động. Còn lao động trên thị trường là khá lớn, ước tính khoảng 1,9 triệu lao động (chưa kể lao động gia đình). Trong những năm tới, các doanh nghiệp hộ gia đình nhỏ sản xuất tiểu thủ công nghiệp dịch vụ còn phát triển.
II.3.3. Thu hút lao động phụ thuộc vào số người thuê lao động.
Vùng đồng bằng có tỷ lệ di dân cao nhất, chiếm 45,6% tổng số di dân năm 1998, trong khi tỷ lệ này của đồng bằng Sông Cửu Long là 10,3%. So với tổng số hộ thuê lao động ở nông thôn Đồng Bằng Sông Cửu Long là 11,16% (năm 1998), trong khi đó mức chung cả nước là 3,56% và của vùng Đồng Bằng Sông Hồng là 0,67%. Các tỷ lệ tương ứng năm 1997 là 11, 93%; 3,96%; 0,96%. Mặc dù so với năm 1998 số ở nông thôn có thuê lao động ở hai vùng đều giảm, nhưng tỷ lệ hộ lao động thuê lao động với quy mô lớn tăng lên ở đồng Bằng Sông Cửu Long, trong khi đó giảm ở Đồng Bằng Sông Hồng. Với mức thu hút và mức cung lao động của thị trường lao động như vậy dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp. Sau khi đạt mức thấp nhất là 5,88% năm 1996, tỷ lệ ở khu vực thành thị có xu hướng tăng trở lại năm 1998 là 6,85%; năm 1999 là 7,4% số lao động thành thị bị thất nghiệp.
Tại một số thành phố lớn tỷ lệ thất nghiệp năm 1998 tăng nhanh, đặc biệt ở Hà Nội (9,09%); Hải Phòng (8,43%); Đà Nẵng (6,35%); thành phố Hồ Chí Minh (6,76%). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là sự đi xuống về kinh tế, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997
Bảng 8: Tỷ lệ thất nghiệp của lao động hoạt động kinh tế thường xuyên ở khu vực thành thị phân theo nhóm tuổi
Đơn vị%
Năm
15– 34
25– 34
35-44
45-54
55
56-59
60
>60
1996
21,28
10,57
5,65
4,8
3,05
4,17
2,17
3,51
1997
1,4
5,97
4,06
3,68
2,56
2,02
1,65
1998
13,54
7,11
3,83
3,03
2,78
1,18
Cơ cấu thất nghiệp phân theo nhóm tuổi (%)
1996
42,69
32,70
16,11
6,03
0,25
1,09
0,1
1,03
1997
37,16
31,95
20,93
8,67
0,34
0,81
0,15
1998
36,03
20,91
8,72
1,48
Nguồn: Thực trạng lao động việclàm ở việt nam, NXB – Thống kê 1996 - 1998
Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, năm 1998 tình trạng thiếu việc làm trong các doanh nghiệp cũng rất phổ biến, đặc biệt trong các doanh nghiệp Nhà nước tỷ lệ thất nghiệp tương đối cao, tình trạng thiếu việc làm rất nhiều. Thậm chí doanh nghiệp phải cho công nhân nghỉ không lương, trong khi đó số người bị chấm dứt hoạt động lao động chỉ được trợ cấp thôi việc rất thấp từ doanh nghiệp. Mặt khác chính sách bảo hiểm thất nghiệp gặp hoàn cảnh khó khăn do bị giảm hoặc không có thu nhập. Một trong những nguyên nhân trên là tình trạng, hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp Nhà nước, tiêu thụ trong nước chậm do sức mua giảm, nhưng một lý do đặc biệt là tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á.
Cầu về thị trường lao động phản ánh một cơ cấu bất hợp lý và lạc hậu; biểu hiện qua những con số sau.
Bảng 9. Dân số trong độ tuổi ở thành thị và nông thôn (%)
Năm
1989
1990
1995
2000
Thành thị
22,90
22,90
24,70
27,57
Nông thôn
77,10
77,30
75,30
72,43
Lao động hoạt động trong các nhóm ngành kinh tế (%)
Năm
1996
2000
Nông, lâm, ngư nghiệp
69,80
62,56
Công nghiệp, xây dựng
10,55
13,15
Dịch vụ
19,65
24,29
Nguồn: Tổng điều tra mẫu quốc gia về lao động việc làm 1/7/1996 và 1/7/2000
Từ số liệu trên có thể thấy: Nguồn lao động còn nằm trong nông nghiệp, nhiều, phản ánh cơ cấu nhân lực còn bất hợp lý nghèo nàn, lạc hậu. Vấn đề thiếu việc làm ở nông thôn do nguồn lao động, ngày càng đông, nhưng diện tích canh tác chỉ có hạn, tính trên đầu người ngày càng giảm. Khả năng tạo ra nhu cầu của các ngành công nghiệp còn quá yếu, chỉ đủ thu hút 0,4 trong 1% của toàn bộ tốc độ tăng hàng năm về nguồn lao động tức là chỉ được 1/8 các nguồn lao động mới tăng thêm hàng năm. Tuy nhiên ở khu vực thành thị tỷ lệ thất nghiệp cũng đang còn ở mức cao, thực tế tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị năm 2000 là 6,44%, năm 1999 là 7,4 %, năm 1998 là 6,85%.Tỷ lệ lao động thất nghiệp ở khu vực thành thị chủ yếu tập trung ở lực lượng lao động trẻ có độ tuổi từ 15 - 24 lực lượng lao động ở nhóm tuổi càng cao, tỷ lệ thất nghiệp càng thấp.
II.4. Mối quan hệ cung – cầu lao động
Quan hệ cung cầu lao động trên thị trường lao động Việt Nam gặp phải những bất lợi sau.
II.4.1. Cung lớn hơn cầu nhiều, dẫn đến áp lực lớn về việc làm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn ngày càng gia tăng. Các thành phố lớn có tỷ lệ thất nghiệp đáng lo ngại, cụ thể là Hà Nội, năm 1999 lên tới 10,3%. Dòng di dân từ nông thôn ra thành thị cùng với quá trình đô thị hoá, đã gây áp lực cho các thành phố lớn. Trong khi đó, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn chỉ dao động ở mức 70 đến 73%, tăng trưởng chậm và không vững chắc.
II.4.2. Cơ cấu nguồn lao động, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu lao động trên thị trường lao động trong nước, càng khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
II.4.3. Tỷ lệ lao động tham gia vào quan hệ thị trường thấp thị trưôừng lao động chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị lớn như Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh, các trung tâm công nghiệp mới, khu công nghệ cao..... Chỉ có 21,45% lao động nông thôn tham gia làm công ăn lương (quan hệ thuê mướn trong số đó làm công ăn lương chuyên nghiệp là 4,29% ). Con số này ở thành thị là 42,81% và 32,75%. Lao động làm công ăn lương từ 3 tháng/ năm trở lên còn chiếm tỷ lệ nhỏ (17% trong tổng số lực lượng lao động xã hội).
II.4.4. Gia công lao động đáp ứng tăng lên, đồng thời có sự khác biệt đáng kể về giá công lao động giữa các địa phương giữa các nghề, các ngành và các thành phần kinh tế. Tiền lương chưa thực sự gắn với mối quan hệ cung cầu lao động trên thị trường.
II.4.5. Hạn chế về thể chế thị trường lao động Việt nam đã làm ngăn cản sự phát triển của thị trường lao động vốn đã bị phân tán, di chuyển yếu và không linh hoạt. Thể chế thị trường lao động Việt nam được xây dựng trên cơ sở Bộ Luật lao động năm 1994, sau 5 năm thực hiện đã bộc lộ nhiều bất cập như một số văn bản pháp quy về quản lý lao động chung và các văn bản hướng dẫn chưa được ban hành kịp thời như quản lý công tác dạy nghề xã hội, tổ chức và hoạt động thanh tra Nhà nước về lao động, các văn bản hướng dẫn thi hành đuợc phổ biến quán triệt chưa sâu rộng, chưa kịp thời, hệ thống bộ máy quản lý đang trong quá trình điều chỉnh, như tổ chức quản lý dạy nghề, toà án lao động, dịch vụ việc làm... làm cho việc tổ chức thực hiện các chủ trương quyết định còn hạn chế, hệ thống thông tin thị trường lao động chưa đầy đủ, chưa đáp ứng yêu cầu. Cho đến nay các thông tin về cầu vẫn là một đòi hỏi lớn nhưng chưa được đáp ứng, dẫn đến một sự gặp gỡ chưa thực sự kịp thời cung và cầu lao động trên thị trường.
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM
III.1. Định hướng phát triển thị trường lao động
Sau một thời gian có su hướng chững lại, nền kinh tế nước ta đang dần lấy lại và phát triển cao trong những năm gần đây. Năm 1999 - 2000 tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta đạt 6,2%. Sang năm 2000- 2001 dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt từ 6,4%- 7,5%. Song song với việc tăng trưởng kinh tế, đưa ra những định hướng về phát triển thị trường lao động nhằm điều chỉnh thị trường lao động một cách tương đối và hợp lý tạo điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.
III.1.1. Định hướng đối với cung lao động
a. Giảm lao động trong nước
b.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Phải thực hiện đồng bộ và lâu dài
III.1.2. Định hướng đối với cầu lao động
Phát triển kinh tế – xã hội
Giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là khu vực nông thôn.
c. Mở cửa, lưu thông hàng hoá, vốn, tiền tệ và sức lao động với thị trường lao động quốc tế.
III.2. Một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển thị trường lao động Việt nam
III.2.1. Đối với cung lao động
Các thông tin về phía cung lao động cần phải chú ý thông tin thu thập các thông tin liên quan đến cung lao động bao gồm: Những người bước vào độ tuổi lao động những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, chưa có việc làm và có nhu cầu tìm việc làm, những người có nguy cơ mất việc làm. Những thông tin cần thu thập là họ tên, tuổi, giới tính, tình trạng sức khoẻ, chỗ ở, trình độ đào tạo, khả năng, sở thích của mỗi người lao động. Nhu cầu về việc làm, các thông tin cập nhật từ cấp xã, phường, thị trấn, thị xã đến thành phố nơi người lao động đang cư trú hoặc đang làm việc các thông tin phải đầy đủ, chính xác, kịp thời, và hình thành các phương pháp dự báo ngắn hạn, dài hạn, về ssó lượng, chất lượng.
Về ngắn hạn
Trong lĩnh vực đào tạo phát triển, nhà nước nên đặt ưu tiên ngân sách và huy động ngoài ngân sách để củng cố ngay các trường dạy nghề tại địa phương thực hiện đào tạo có mục tiêu. Các trường này cần phải phối hợp với các doanh nghiệp, cơ quan trường này cần phải phối hợp với các doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước để xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo để làm căn cứ tuyển chọn và đào tạo công nhân đáp ứng nhu cầu theo ngành nghề và nền kinh tế đang cần. Đặc biệt trong ngành nông - lâm nghiệp cần nâng cao năng lực đào tạo nhân lực, trước hết trong lĩnh vực hạ tầng cơ sở nông thôn bao gồm: sớm khắc phục tình trạng đào tạo theo diện hẹp, ngành hẹp, chuyên môn hoá quá sớm, nâng cấp, phát triển ngành, điều chỉnh lại nội dung và cơ cấu ngành nghề, môn học, xây dựng một số ngành đào tạo mới, thực hiện đa dạng hoá ngành nghề đào tạo. Đồng thời tiến hành các biện pháp đào tạo, đào tạo lại nghề cho lao động dôi dư do chuyển đổi, sở hữu và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, triển khai việc sắp xếp doanh nghiệp theo quyết định số 177/ 199/ QĐ - TTG của Thủ Tướng Chính Phủ. Ngoài ra còn xây dựng quỹ đào tạo chung cho các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế, nhằm đào tạo lại nghề cho lao động bị thất nghiệp do chuyển đổi cơ cấu, do chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật. Cần có các biện pháp khuyến khích trợ vốn, thuế, thủ tục hành chính đối với các doanh nghiệp giữa công nhân đã có tay nghề đi đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài phục vụ chuyển giao công nghệ và tiếp nhận khoa học kỹ thuật hiện đại. Các công nhân này phải tiếp tục chuyển giao lại kiến thức cho đội ngũ công nhân trong nước. Mặc khác quy định cụ thể về chế độ làm việc hoặc hoàn trả chi phí đào tạo đối với những người sau khi đào tạo không trở về doanh nghiệp cũ. Ngoài ra để giảm áp lực về cung lao động trong nước cần đẩy mạnh xuất khảu lao động ra nước ngoài kèm theo quy định cụ thể về nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của người được đi học, đào tạo ở nước ngoài. Đặc biệt cần phải điều chỉnh mối quan hệ giữa cung và cầu lao động.
Về dài hạn.
Muốn có nguồn nhân lực có chất lượng cao trước hết cần phải có thời gian. Điều này đã được Nhà nước nhận thức rất rõ ràng và đề ra chiến lược phát triển con người toàn diện và đang được triển khai thực hiện trên phạm vi toàn diện và đang được triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước, tuy nhiên chúng ta mới chỉ chú ý nhiều đến số lượng, nhưng chưa chú ý đến chất lượng lao động. Chiến lược giáo dục đào tạo phải gắn với chiến lược kinh tế –xã hội của đất nước. Do đó cần phải có cơ cấu và chấn chỉnh lại hệ thống các trường cao đẳng, Đại học, các trường dạy nghề. Các hình thức dạy nghề từ trung ương đến các địa phương cần được mở rộng, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá. Có chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở dạy nghề trong các doanh nghiệp ưu tiên tỷ trọng đầu tư cho việc đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn để cải tạo lại cơ cấu nguồn lao động đã qua đào tạo. Đặc biệt đối với các trường cao đẳng, cần chú trọng ngay ngành nghề. Nhiệm vụ của đào tạo phải nhằm tạo ra một lực lượng lao động mà nền kinh tế cần. Cần mở rộng hệ thống các trường dạy nghề và xây dựng mối quan hệ chiều ngang giữa trường dạy nghề và các cơ quan hoạch định chính sách của Nhà nước. Ngay từ bây giờ cần giới thiệu, cung cấp cho con em học sinh phổ thông cơ sở, phổ thông trung học hiểu biết trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp cũng cần đào tạo cho các đối tượng khác theo nhu cầu. Chú trọng công tác tuyển chọn và đào tạo cho lao động đi xuất khẩu. Vấn đề đào tạo cho người lao động trước khi đi xuất khẩu . Vấn đề đào tạo cho người lao động trước khi đi ra nước ngoài là khâu quan trọng có tính chất quyết định để tổ chức xuất khẩu giữa vững và phát triển thị trường trong tương lai.
III.2.2. Đối với cầu lao động
Chính phủ cần để ra các chính sách để bảo đảm nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 6,7 - 7,5%/ năm, nhằm đẩy nhanh sản xuất tạo thêm chỗ làm việc cho người lao động. Cầu lao động bao gồm: các đơn vị hành chính, các đơn vị sử dụng lao động. Các thông tin thu nhập là: số lao động đang được sử dụng, số chỗ làm việc còn thiếu người và yêu cầu đối với người lao động khi đảm đương công việc ở chỗ làm việc còn thiếu đó. Thu nhập các thông tin về cầu lao động và các doanh nghiệp, các đơn vị sử dụng lao động... cần phải có những biện pháp đảm bảo tăng cường là tạo được nhiều việc làm càng tốt thông qua các biện pháp kinh tế là chính. Cần phải cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô và môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khuyến khích đầu tư tư nhân trong mọi lĩnh vực.
Ngoài ra các tổ chức trên còn có mặt yếu về trình đọ quản lý do vậy muốn đẩy mạnh sự phát triển của các tổ chức này cần phải trang bị trình độ, kỹ năng quản lý cho những người ở các cơ sở sản xuất. Nhà nước và bộ lao động thương binh và xã hội nếu hỗ trợ bằng cách mở các khoá đào tạo ngắn hạn cho các người chủ, người quản lý chủ cơ sở. Khuyến khích các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn, khuyến khích phát triển kinh tế hộ, kinh tế gia đình để giải quyết việc làm tại chỗ, khuyến khích liên kết giữa các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ qua đó có sự tuyển chọn lao động có trình độ khác nhau từ lao động giản đơn đến lao động kỹ thuật cao. Nâng Công ty hiệu quả thực hiện chương trình giải quyết việc làm bằng nhiều cách chẳng hạn; xây dựng hệ thống hướng dẫn, giám sát điều tra, điều chỉnh chặt chẽ từ trung ương đến địa phương. Cần nâng cao vai trò của các cấp địa phương trong giải quyết việc làm. Bao gồm trách nhiệm, giám sát, thực hiện và đánh giá, chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện chương trình khi không đạt mục tiêu. Nên thực hiện chương trình, một cách đồng bộ, ưu tiên những vùng căng thẳng về việc giải quyết việc làm và cần sự hỗ trợ của các cấp, các ngành. Do đó, Nhà nước nên thiết lập các kênh thông tin nhằm cung cấp cho họ những thông tin cần thiết về sản phẩm, thị trường về lao động cho nhà sản xuất mở rộng quy mô sản xuất. Nhu cầu về thông tin thị trường là nhu cầu cần thiết cho tất cả các nhà sản xuất, các đơn vị, các ngành.
C. KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu đề tài. “ thị trường lao động Việt Nam thực trạng và giải pháp”. Cho ta thấy một bức tranh về thị trường lao động Việt Nam trong thời gian qua, thông qua những chỉ tiêu như cung lao động, cầu lao động và muối quan hệ cung - cầu. Những nguyên nhân dẫn đến bất cập trong cơ cấu lao động, vấn đề về giải quyết việc làm, chất lượng của nguồn lao động. Ngoài ra Việt Nam là một nước đang phát triển do đó quy mô dân số trẻ phân bố không đều, tốc độ tăng dân số cao. Một loạt những vấn đề cấp bách và thiết thực như vậy, nhưng điều quan trọng nhất đối với mỗi sinh viên chúng ta là trau rồi những kiến thức về chuyên ngành, nắm được thực tế về dân số, tốc độ tăng nguồn lao động... để từ đó nhận thấy mình phải có trách nhiệm với đất nước, trách nhiệm đó là chúng ta phải học tập, rèn luyện, nắm vững những kiến thức cơ bản, tìm tòi, sáng tạo và đưa ra những định hướng và giải pháp phù hợp với điều kiện hiện nay của nước ta.
Những năm vừa qua, Việt Nam đã phát triển về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá và không ngừng học hỏi tiếp thu khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến của những nước phát triển. Mở rộng cùng hợp tác trên tinh thần đôi bên cùng có lợi, nhưng chúng ta cũng phải nhận thấy một thực tế quá khó của dân tộc và tỉnh táo trước mọi mưu đồ của đối tác. Do đó mở cửa, bắt tay và hội nhập với các nước phải trên phương châm “ hội nhập chứ không hoà tan”. Với nền kinh tế chiếm 62,27% dân số là nông nghiệp. Sự phát triển còn ở những bước đầu tiên còn non nớt và yếu kém.
Vấn đề đặt ra ở đây là chiến lược phát triển con người bởi lẽ con người vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của quá trình sản xuất, mà quá trình sản xuất thì quyết định đến sự phát triển của đất nước. Để thực hiện chiến lược phát triển con người tạo điều kiện phát triển thị trường lao động là một trong những ưu tiên hàng đầu đối vơí chính sách phát triển nhân lực trong thời gian tới. Đây là nhiệm vụ to lớn, khó khăn. Cơ hội có việc làm phải được mở rộng đủ để đảo ngược xu thế thất nghiệp đang tăng năng suất lao động cũng như thu nhập của người nghèo. Vấn đề việc làm ngày nay không chỉ là giải quyết sự mất cân bằng đối với số lượng giữa cung và cầu lao động mà còn là sự thay đổi về chất lượng việc làm. Thực hiện được điều đó sẽ là đóng góp đáng kể cho sự phát triển nhân lực nhằm mục đích nâng cao kỹ năng của con người và chất lượng cuộc sống của họ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình kinh tế lao động - 1998
2. Kinh tế học. DV.Begg
3. Tạp chí về thông tin thị trường lao động số 4, 6, 7 (1999), số 1,3 (2000), số 4, 5, 7 (1997), số 2,3 (2001)
4. Tạp chí báo lao động - xã hội số 4,7 (1997); số 4
5. Niên giám thống kê - 1998
6. Thời báo kinh tế Việt Nam số 129 (851) 26/10/2001
7. Của cải của thế giới - AD. Smith
8. Mavk - Anghen toàn tập, tập II
MỤC LỤC
Trang
A. LỜI NÓI ĐẦU
1
Chương I. Những vấn đề chung về thị trường lao động
3
I. Khái niệm thị trường lao động
3
I.1. Một số quan niệm về thị trường lao động
3
I.2. Khái niệm thị trường lao động
5
II. Các nhân tố tác động đến thị trường lao động
5
II.1. Cung lao động
5
II.1.1. Tốc độ tăng của dân số
5
II.1.2. Tỷ lệ tham gia của lực lượng lao động
6
II.1.3. Khả năng cung thời gian lao động
6
II.2. Cầu lao động
7
II.2.1. Sự phát triển của kinh tế xã hội
7
II.2.2. Khoa học kỹ thuật phát triển
7
II.2.3. Các chính sách của Nhà nước
7
III. Vai trò của thị trường lao động
8
Chương II. Phân tích thực trạng thị trường lao động việt nam trong thời gian qua
9
II.1. Thực trạng về thị trường lao động Việt Nam
9
II.1.1. Cung lao động vượt quá cần gấp sức ép mạnh về việc làm, đồng thời với một tỷ lệ lao động dư thừa lớn trong năm gần đây
9
II.1.2. Trình độ tay nghề và cơ cấu lao động cung lao động không đáp ứng được cầu
10
II.1.3. Chất lượng của lực lượng lao động
12
II.2. Thực trạng về cung lao động Việt Nam
13
II.2.1. Tỷ trọng lao động giản đơn còn quá cao
13
II.2.2. Khả năng đáp ứng nhu cầu lao động không đồng nhất với sự dồi dào về nhu cầu lao động
14
II.3. Thực trạng về cầu thị trường lao động
17
II.3.1. Trong cơ cấu lao động theo ngành, lực lượng lao động nông nghiệp vẫn là chủ yếu
17
II.3.2. Sự biến đổi khá lớn về cơ cấu lao động và tỷ lệ lao động trong khu vực Nhà nước
19
II.3.3. Thu hút lao động phụ thuộc vào só thuê lao động
20
II.4. Mối quan hệ cung - cầu lao động
22
Chương III. Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động Việt Nam
24
III.1. Định hướng phát triển thị trường lao động
24
III.1.1. Định hướng đối với cung lao động
24
III.1.2. Định hướng đối với cầu lao động
24
III.2. Một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển thị trường lao động Việt Nam
24
III.2.1. Đối với cung lao động
24
III.2.2. Đối với cầu lao động
26
C. KẾT LUẬN
28
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thị trường lao động Việt Nam - Thực trạng & Giải pháp.doc