MỤC LỤC Trang
Chương I-Cơ sở lí luận vè thị trường ngoại hối từ khi đổi mới (1986) .2
I-Sự hình thành và phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam .2
II-Các nghiệp vụ trong thị trường ngoại hối 12
III-Vai trò của thị trường ngoại hối 14
Chương II-Thực tế vè thị trường ngoại hối việt Nam từ khi đổi mới .15
Chương III-Giải pháp và ý kiến vè thị trương ngoại hối .25
27 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3773 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thị trường ngoại hối Việt Nam từ khi đổi mới đến nay và vai trò của nó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dịch tại hai Trung tâm, do đó tỷ giá đã phản ánh trung thực hơn về quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, rút ngắn được khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường ngầm. Từ đây, có thể nói thị trường ngoại hối có tổ chức đã từng bước nắm vai trò chủ đạo, chi phối và khống chế được thị trường ngầm.
Kể từ khi Thị trường ngoại tệ Liên ngân hàng được thành lập, NHNN là người mua bán cuối cùng khi cung cầu ngoại tệ mất cân dối lớn, đồng thời NHNN chỉ mua bán trực tiếp với các NHTM và các NHTM mua bán trực tiếp với khách hàng.Mặt khác, nếu để Trung tâm giao dịch tồn tại song song với Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng thi việc thực hiên chính sách tỷ giá sẽ không được đồng bộ giữa Trung tâm và Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
Từ hoạt động thực tế của hai Trung tâm, những tín hiệu tích cực từ hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và nhu cầu phát triển một thị trường ngoại hối hoàn chỉnh ở Việt Nam, Thống đốc NHNN đã quyết định chấm dứt hoạt động của hai trung tâm giao dịch ngoại tệ tại Hà Nội và TP.HCM từ ngày 1/12/1994.
3. Thời kỳ 1994- đến nay
Thay đổi trong quy chế hoạt động của TTNTLNH
Sau thời gian hoạt động từ tháng 10/1994 đến tháng 4/1999, trước những thay đổi về tổ chức và hoạt động ngân hàng nói chung, đặc biệt là khi Luật NHNN và Luật các TCTD được ban hành vào tháng 12/1997, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển TTNTLNH ở trình độ cao hơn. Chặt chẽ hơn, Thống đốc NHNN đã ra quyết định số 101/1999/QĐ-NHNN 13, ngày 26/3/1999 về Quy chế tổ chức và hoạt động của TTNTLNH thay thế cho quyết định số 203/QĐ-NH13, ngày 20/9/1994.
Những nội dung thay đổi giữa QĐ 101 và QĐ 203 như sau:
Tiêu chí
QĐ số 203, ngày 20/9/94
QĐ số 101,ngày 26/3/99
1.Điều kiện thành viện thị trường
+ Là ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ.
+ Có hệ thống thông tin nội bộ nối mạng tốt với NHNN
+ Có giấy phép hoạt động ngoại hối.
+ Có quá trình kinh doanh ngoại tệ tốt, không vi phạm các quy định về quản lý ngoại hối.
+ Có hệ thống máy móc, thiết bị đảm bảo nối mạng thông suốt, an toàn trong giao dịch giữa các thành viên khác với NHNN.
+ Có đội ngũ cán bộ được đào tạo và thông thạo nghiệp vụ kinh tế ngoại hối
2.Công nhận thành viên
+Không quy định cụ thể thời hạn
+Sau 10 ngày nhận được đủ hồ sơ xin gia nhập TTNTLNH, nếu chấp nhận NHNN sẽ cấp giấy chứng nhận thành viên, mã số giao dịch cho TCTD, đồng thời cung cấp mã số danh sách các giao dịch viên của các TCTD thành viên khác.
3.Quyền lợi và nghĩa vụ của thành viên
+Được quyền mua bán ngoại tệ trên TTNTLNH theo quy định hiện hành.
+ Có trách nhiệm chấp hành Quy chế tổ chức và hoạt động của TTNTLNH
+So với QĐ 203, bổ sung gửi NHNN:
1.Văn bản chính thức phân công người có trách nhiệm điều hành hoạt động của “phòng giao dịch thị trường” của TCTD.
2.Quy chế giao dịch hối đoái của TCTD.
3.Danh sách giao dịch viên và hạn mức giao dịch cho từng giao dịch viên.
4.Số hoặc code của phương tiện sẽ dung trong GD(Telex,ĐT,hệ thống dealing…)
5.Những văn bản hướng dẫn liên quan đến việc tham gia TTNTLNH của TCTD.
6.Chịu trách nhiệm về khả năng chuyên môn của các giao dịch viên và chấp hành chế độ báo cáo tình hình giao dịch theo quy định của NHNN.
4.Về đồng tiền giao dịch
+Quy định bao gồm VND và 6 ngoại tệ là: USD,GBP,FRF,DEM,JPY và HKD.
+Nhưng trước mắt chỉ bao gồm VND và USD.
+Tự do giao dịch giữa VND với ngoại tệ
+Giao dịch giữa ngoại tệ với ngoại tệ phải theo quy định của NHNN từng thời kỳ.
5.Các nghiệp vụ
+Chủ yếu là giao ngay.
+Có thể thực hiên nghiệp vụ kỳ hạn.
+Giao ngay(Spot)
+Giao kỳ han(Forward)
+Hối đoái hoán đổi(Swap)
6.Phương thức giao dịch
+Điện thoại
+Fax
+Telex
+Mạng vi tính.
+Hệ thống GD tiền đồng (VDS) của Telerate.
+Dealing 2000 của Reuters
+Telex
+Mạng SWIFT
7.Xác nhận GD
+Trước 3h chiều cùng ngày
+Trước 4h chiều cùng ngày.
Bảng thay đổi quy chế tổ chức và hoạt động của TTNTLNH
Tổ chức hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM
Sau khi Nghị định 161 ngày 18/10/1988 ban hành, NHNN đã cấp giấy phép hoạt động kinh doanh ngoại hối cho hầu hết các NHTM. Đối với các NHTM thì nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối được xem là sản phẩm mới, do đó bước đầu còn sơ khai về nghiệp vụ, trang thiết bị, quy mô hoạt động cũng như những hạn chế về trình độ chuyên môn của cán bộ, trình độ quản trị của ngân hàng và nhận thức của đội ngũ khách hàng. Chính vì vậy, các NHTM chỉ đơn thuần cung cấp các dịch vụ mua bán ngoại tệ phục vụ khách hàng để hưởng phí, hay nói cách khác, xét về mặt nghiệp vụ, thì thời gian đầu các NHTM chưa triển khai các nghiệp vụ kinh doanh do tỷ giá biến động để thu lợi nhuận trên thị trường nội địa và quốc tế. Tuy nhiên, trước áp lực cành tranh của quy luật thị trường, các NHTM buộc phải từng bước nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ, hiện đại hóa hệ thống thiết bị kinh doanh, mở rộng các nghiệp vụ ngoại hối tới khách hàng, đặc biệt là nhiều ngân hàng không những kinh doanh tích cực trên thị trường nội địa mà còn triển khai kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế. Thời gian gần đây, một số ngân hàng (vd: VCB) đã tổ chức lại mô hình kinh doanh ngoại tệ theo mô hình của một ngân hàng hiện đại, tách bạch giữa hoạt động kinh doanh và thanh toán để hạn chế rủi ro; cụ thể là: mọi hoạt động mua bán ngoại tệ thực hiện tại Phòng Kinh doanh (Front Office), còn việc hoàn tất các thủ tục về thanh toán và chuyển tiền được thực hiện tại phòng Hỗ trợ (Back Office).
Để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM, Thống đốc NHNN đã ra quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN ngày 10/1/1998 ban hành “quy chế hoạt động giao dịch hối đoái”. Đây là một quyết định quan trọng ,tạo nền tảng pháp lý để các NHTM thực hiện kinh doanh ngoại tê, đồng thời tăng cường sự quản lý và giám sát của NHNN về lĩnh vực ngoại hối.
Bước qua năm 1998, những tháng trước và sau Tết, tình hình tỷ giá hối đoái trong nước ngày càng trở nên phức tạp, giá USD mỗi ngày một tăng, thậm chí có ngày thay đổi giá vài lần điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế xã hội. Nhiều doanh nghiệp cố gắng giữ ngoại tệ trong tài khoản chờ tăng giá để kiếm chênh lệch. Một số doanh nghiệp khác có nhu cầu ngoại tệ để trả nợ, mua thiết bị hoặc L/C đến hạn thanh toán nhưng lại không giám vay vì sợ tỷ giá ngoại tệ tăng đột biến sẽ không trả được nợ. Đồng ngoại tệ đóng băng, Ngân hàng không mua không bán và cho vay bằng ngoại tệ được. Trước tình hình đó, chính phủ đã có một quyết định đúng nhằm kiểm soát ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam bằng việc ban hành quyết định 37/1998/ QĐ- TTg ( ngày 14/2/1998 ) " về một số biện pháp quản lý ngoại tệ " Đây là một bước thành công lớn của nhà nước ta trong vấn đề quản lý và kiểm soát ngoại tệ, nhanh chóng làm giảm cơn sốt tỷ giá ngoại tệ. Giá USD ở thị trường tự do hơn một tháng nay đã giảm đến mức thấp, bình quân là 13.020 VNĐ/USD. Tỷ giá thị trường tự do, thị trường có tổ chức ( thị trường liên ngân hàng, ngân hàng ) đã sát lại gần nhau. Hiện nay ngân hàng đã kiểm soát được trên 90% lượng ngoại tệ giao dịch trên thị trường, đã thu hút từ nhiều nguồn một lượng ngoại tệ tăng thêm.
Từ năm 2008 đến nay, VND đã trải qua những giai đoạn biến động đảo chiều. Lượng kiều hối và vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) dồi dào và mức giải ngân tương đối cao của vốn đầu tư trực tiếp (FDI) trong quý I/2008 khiến các NH dư thừa tạm thời USD, 1USD Mỹ trên thị trường tự do khoảng giữa tháng 3.2008 xuống mức rất thấp, tương đương 15.500 đồng/USD.
Thời điểm này, DN có ngoại tệ, đặc biệt là DN XK khốn khổ vì không bán được ngoại tệ cho NH. Đối với khách hàng cá nhân thì NH rất hạn chế mua, nếu có chỉ từ 100-300USD, một số NH thì từ chối mua của khách hàng vãng lai. Thị trường ngoại hối trong thời gian này biến động mạnh.
Tuy nhiên, từ cuối tháng 3.2008 đến nay, giá USD trên thị trường tự do hầu như luôn cao hơn tỉ giá bình quân LNH do NHNN công bố. Đặc biệt vào một số thời điểm (tháng 5, 6, 11.2008) thị trường khá khan hiếm USD khi nhu cầu ngoại tệ của các DN tăng và áp lực rút vốn của của một số quỹ đầu tư nước ngoài. Tỉ giá VND/USD trên thị trường tự do có thời điểm lên mức 19.400 đồng (tính ra VND mất giá đến 21% so USD). Thời điểm này, dư luận có tổ chức đã mua kì hạn lên 24000đồng/USD.
Từ đầu tháng 1.2009 đến nay tuy không biến động mạnh, nhưng giá USD trên thị trường tự do trong xu hướng tăng. Tuần qua, giá USD xoay quanh mức 17.600 đồng - 17.700 đồng và có thời điểm lên đến mức 17.800 đồng, có lúc lên đến 18.000đ, Cao hơn tỉ giá niêm yết của các ngân hàng thương mại khoảng 220 -315đ/USD. Chiều 22.2.2009, giá bán USD trên thị trường tự do ở mức 17.700 đồng. Cùng với vàng, hiện nay USD đang là một kênh đầu tư thu hút sự quan tâm của các tổ chức tài chính và các NĐT. Nhiều người dân chuyển từ VND sang cất giữ USD.
Thị trường chính thức hiện nay vẫn có sự can thiệp của Nhà nước nên nhiều khả năng chưa hẳn đã phản ánh đúng cung - cầu. Thị trường tự do tuy chiếm khối lượng giao dịch ít hơn nhiều so với thị trường chính thức, nhưng cũng là một thước đo cung cầu khá khách quan. Từ ngày 11.2.2010, NHNN đã thông báo điều chỉnh tỉ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng lên mức 18.544 đồng/USD. So với tỉ giá bình quân liên ngân hàng ngày 10-2 tăng thêm 603 đồng/USD. Như vậy với biên độ biến động tỉ giá là +/-3%, ngân hàng có thể mua/bán USD với giá trần 19.100 đồng/USD, cao hơn 621 đồng/USD so với giá USD bán ra niêm yết ngày 10-2 (tại Ngân hàng Eximbank là 18.479 đồng/USD).
Theo NHNN, mục đích của việc điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng là nhằm cân đối hài hoà cung - cầu ngoại tệ, tăng cường sự lưu thông trên thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm soát nhập siêu và ổn định kinh tế vĩ mô. Cùng với việc điều chỉnh tỉ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng, NHNN cũng quy định mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng đô la Mỹ của tổ chức kinh tế tại tổ chức tín dụng. Theo đó kể từ ngày 11-2-2010, mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của tổ chức kinh tế (trừ tổ chức tín dụng) tại các ngân hàng tối đa là 1,0%/năm. Theo NHNN, việc tăng tỉ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng đồng thời giảm lãi suất tiền gửi sẽ kích thích doanh nghiệp bán USD cho ngân hàng.
Nhằm góp phần kiềm chế nhập siêu ngày 17/8/2010 NHNN thực hiện điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam với Đô la Mỹ từ mức 18.544 VND lên mức 18.932 VND (tăng gần 2,1%). Trong khi đó biên độ tỷ giá giữ nguyên ở mức +/-3%. Đây là lần thứ hai kể từ đầu năm NHNN trực tiếp tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng.
Với sự điều chỉnh trên, với biên độ +/-3%, mức trần tỷ giá USD/VND mà các ngân hàng thương mại có thể giao dịch trong ngày 18/8/2010 sẽ ở mức 19.500 VND (làm tròn số), thay cho mức tối đa 19.100 VND trước đó. Trong những ngày gần đây, hầu hết các ngân hàng thương mại đã đồng loạt niêm yết giá USD bán ra kịch trần với 19.100 VND, theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng 18.544 VND và biên độ +/-3%. Giá USD mua vào cũng đã được đẩy sát giá bán ra. Trên thực tế, tại một số ngân hàng, giá mua vào và bán ra những ngày qua đã ngang bằng nhau, ngay cả ở các giao dịch giá trị và mệnh giá thấp.
Khuyến khích thu hút kiều hối về nước, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 170/199/QĐ- TT ngày 19/08/1999 về việc khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước. Trên cơ sở Quyết định này, NHNN đã có thông tư số 02/2000/TT-NHNN-7 ngày 24/02/2000 hướng dẫn thi hành. So với trước đây, người nhận kiều hối trong nước đã được thông qua thực sự khuyến khích được người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước, đồng thời tạo cho người nhận kiều hối ở trong nước có những quyền lợi rộng rãi hơn
II.Các nghiệp vụ trong thị trường ngoài hối
Ta có thể xem sơ đồ sau:
2.1. SPOT Nghiệp vụ giao ngay
Khái niệm: Là tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc mua bán các loại ngoại tệ tận dụng mức chênh lệch tỷ giá trên các thị trường.
Mục đích: Tìm cơ hội Acbit để đảm bảo hiệu quả của đồng vốn ngoại tệ đang nắm giữ (nhằm phòng ngừa rủi ro hối đoái, hiệu quả trong thanh toán, và lợi nhuận trong kinh doanh).
Phân loại: có 2 loại Acbit:
Acbit giản đơn: mua bán diễn ra trên hai thị trường.
Acbit phức tạp: việc mua bán diễn ra ở nhiều hơn 2 thị trường
2.2 FORWARD Nghiệp vụ kỳ hạn
Khái niệm: Giao dịch mua bán kỳ hạn các ngoại tệ được ký tại thời điểm hiện tại, và được kết thúc vào kỳ hạn cụ thể xác định trong hợp đồng.
Tỷ giá xác định bởi 2 yếu tố: tỷ giá trao ngay và lãi suất thị trường của 2 đồng tiền liên quan.
Mục đích:
Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng tại thời điểm nào đó xác định.
Giúp khách hàng hạn chế được rủi ro khi dự báo được sự biến động tỷ giá bất lợi cho kinh doanh của mình.
2.3 SWAP Nghiệp vụ hoán đổi
Khái niệm: Là nghiệp vụ tiến hành thỏa thuận mua bán một số lượng ngoại tệ nhất định theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực, việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai.
Đặc điểm:
Hợp đồng có thể chuyển nhượng tại bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn hiệu lực.
Hợp đồng được tiêu chuẩn hóa và được thực hiện trên sàn giao dịch của sở giao dịch tiền tệ tương lai.
Mục đích: Bảo hiểm phòng ngừa rủi ro, mục đích đầu cơ.
2.4 OPTION Nghiệp vụ quyền chọn
Khái niệm: Cho phép người mua hợp đồng có quyền mua, bán tiền tệ tại một mức tỷ giá đã thỏa thuận trước gọi là tỷ giá quyền chọn.
Phân loại:
Quyền chọn mua : cho phép người mua có quyền nhưng không bắt buộc mua một số lượng ngoại tệ nhất định.
Quyền chọn bán : cho phép người bán có quyền nhưng không bắt buộc bán một số lượng ngoại tệ nhất định.
2.5 FUTURE Nghiệp vụ tương lai
Khái niệm: Swap là một trong những công cụ thông dụng có hiệu quả cho các nhà đầu tư, người đi vay ngoại tệ và các ngân hàng trong việc phòng ngừa rủi ro hối đoái, hoặc để kinh doanh thu lợi nhuận .
Mục đích:
Giải pháp hỗ trợ tỷ giá cho đồng nội tệ.
Liên kết các thị trường tài chính trong nước và thị trường tài chính quốc tế với nhau
Phân loại:
Swap lãi suất
Swap tiền tệ
Trong đó :
- Nghiệp vụ giao ngay, kỳ hạn và hoán đổi được thực hiện phi tập trung over the counter market – OTC
- Nghiệp vụ quyền chọn có thể được thực hiện phi tập trung hoạc là Thực hiện tập trung trên cơ sở giao dịch – the exchange.
- Nghiệp vụ tương lai chỉ được thực hiện trên sở giao dịch.
III.Vai trò thị trường ngoại hối:
+ Thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc tế ,tạo điều kiện để kết nối các nhu cầu giao dịch ngoại tệ trong nền kinh tế+ Làm cho các giao dịch mua bán trao đổi ngoại hối đi vào nề nếp, ổn định, góp phần ổn định thị trường tài chính+ Giúp NHTW nắm bắt được thông tin về thị trường để tham mưu cho chính phủ trong việc thực hiện chính sách quản lý ngoại hối.Tạo điều kiện để NHTW có thể can thiệp và tác động lên tỷ giá theo hướng có lợi cho nền kinh tế+ Tạo điều kiện để hội nhập với thị trường tài chính quốc tế
+Phục vụ luân chuyển vốn quốc tế
+Nơi kinh doanh và phòng ngừa rủi ro tỷ giá
+Nơi hình thành tỷ giá
Thị trường ngoại hối được hình thành từ nhu cầu trao đổi mua bán các đồng tiền khác nhau phục vụ cho những mục đích thương mại,du lịch, đầu tư, tín dụng mang tính quốc tế. Các hoạt động này càng phát triển thì thị trường ngoại hối
Càng trở nên quan trọng, nó làm cho các lĩnh vực của quan hệ quốc tế có thể diễn ra một cách thuận lợi hơn. Nó là mạch lưu thông, luân chyển tiền tệ, đẩy mạnh hoạt động thanh toán, thông qua đó làm gia tăng mậu dịch cũng như các lĩnh vực phi mậu dịch khác khiến nền kinh tế toàn cầu vận động nhịp nhàng trong một thể thống nhất.
Xét trên phạm vi một quốc gia, đầu tiên có thể thấy thị trường ngoại hối là một bộ phận của thị trường tài chính nói chung, thị trường tài chính dù ngắn hay dài hạn, đều mang tính mở và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế-xã hội ở cả cấp quốc gia hay quốc tế. Chúng tạo ra các kênh và các công cụ huy động vốn cho đầu tư phát triển từ các nguồn trong và ngoài nước, từ doanh nghiệp và trong dân.Cung cấp cho các nhà đầu tư những cơ hội và hình thức đầu tư đa dạng phù hợp, tăng tính thanh khoản của các công cụ tài chính, giúp đánh giá chuẩn xác giá trị nền kinh tế.Nếu như thị trường tài chính-tiền tệ là mạch máu của nền kinh tế, có ảnh hưởng to lớn đến các lĩnh vực kinh tế của một n nước thì thị trường ngoại hối đặc biệt có ý nghĩa đối với hoạt động kinh tế đối ngoại, bao gồm thương mại, đầu tư tín dụng… thị trường ngoại hối phát triển nó sẽ bôi trơn cho các hoạt động khác, đặc biệt là thanh toán quốc tế, thúc đẩy ngoại thương,gắn kết kinh tế của một quốc gia với nền kinh tế thế giới
Thị trường ngoại hối có vai trò bôi trơn và thúc đẩy hoạt động XNK. Đối với những nhà xuất khẩu nhận được ngoại tệ, thường bán số ngoại tệ thu được trên thị trường ngoại hối (bán cho ngân hàng) để nhận nội tệ, sau đó dùng số nội tệ thu được để trang trải các chi phí đầu vào cho xuất khẩu và hạch toán lãi kinh doanh
Chương II: Thực tế về thị trường ngoại hối Việt Nam tử khi đổi mới(1986) đến nay
Trong giai đoạn 1989 - 1993, tỷ giá hối đoái VND/USD thể hiện qua bảng 1 dưới đây:
Bảng 1: Tỷ giá và lạm phát của Việt nam qua các năm 1989-1993
Năm
Tỉ giá USD/VND
Lạm phát
Giá chính thức của nhà nước
Giá thị trường tự do
Tăng giảm %
1989
4.200
4.570
+8.80
+34.070
1990
6.650
7.550
+13.50
+67.50
1991
12.720
12.550
-0.02
+68.00
1992
10.720
10.500
-0.02
+17.50
1993
10.835
10.736
-0.01
+5.20
Bảng số liệu trên cho chúng ta thấy, tỷ giá VND/USD qua các năm có biến động lên xuống. Tuy nhiên tổng quát mà nói, trong khoảng thời gian này, tỷ giá VND/USD có khuynh hướng tăng và được nhà nước điều chỉnh sát với giá thị trường tự do, điều này chứng tỏ nhà nước bắt đầu thả nổi tỷ giá, quan hệ cung cầu ngoại tệ đã được quan tâm đầy đủ hơn, tuy nhiên sự thả nổi tỷ giá đã:
_ Kích thích tâm lý đầu cơ ngoại tệ, nhằm mục đích hưởng chênh lệch giá.
_ Tình trạng tỷ giá thường xuyên đột biến và thiếu ngoại tệ đã gây nên những cơn sốc USD làm mất ổn định nền kinh tế.
_ Quản lý ngoại tệ của chính phủ không đạt được kết quả như mong muốn.
_ Nhà nước không kiểm soát được lưu thông ngoại tệ. Tình trạng leo thang của giá đồng Đôla đã kích thích tâm lý dự trữ Đôla. Ngoại tệ vốn đã khan hiếm lại không được dùng cho hoạt động xuất nhập khẩu mà còn bị buôn bán vòng vèo giữa các tổ chức trong nước. Mọi cố gắng quản lý ngoại tệ của chính phủ ít đem lại kết quả, thậm chí có những quyết định của chính phủ về quản lý ngoại tệ đã bị mất hiệu lực ngay khi vừa mới công bố. Giai đoạn này, ngân hàng không kiểm soát được lưu thông ngoại tệ.
Trước tình hình đó, từ năm 1992 chính phủ đã chọn con đường thay đổi cách quản lý ngoại tệ và đổi mới cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái VND/USD. Nội dung chính của những thay đổi về chính sách và cơ chế nêu trên là:
_ Thay thế biện pháp hành chính, bắt buộc các đơn vị kinh tế quốc doanh có ngoại tệ phải bán cho ngân hàng theo tỷ giá ấn định băngf biện pháp kinh tế: mở trung tâm giao dịch ngoại tệ để cho các doanh nghiệp và ngân hàng trao đổi mua bán ngoại tệ với nhau theo giá thoả thuận.
_ Bãi bỏ hình thức quy định tỷ giá nhóm hàng trong thanh toán ngoại thương giữa ngân sách với các tổ chức kinh tế tham gia xuất nhập khẩu. Thay vào đó, trên cơ sở tỷ giá hình thành tại các phiên giao dịch ngoại tệ, NHNN công bố tỷ giá chính thức. Cơ chế hình thành và quản lý tỷ giá hối đoái mềm dẻo như vậy cộng với sự can thiệp điều tiết của ngân hàng nhá nước đối với lượng ngoại tệ mua bán tại các phiên giao dịch đã giải toả được tâm lý đầu cơ ngoại tệ, ngăn được xu hướng tăng quá mức giá Đôla Mỹ trên thị trường. Từ tháng 3/1992 giá USD bắt đầu giảm.
Kể từ khi thành lập, hai trung tâm giao dịch tại thành phố Hà Nội và Hồ chí Minh vào tháng 8 và tháng 11 năm 1991 cho đến khi chấm dứt hoạt động vào 1/2/1994, tổng số phiên giao dịch qua hai Trung tâm là 692, với tổng doanh số mua bán qua hai trung tâm là 660,5 triệu USD. Cụ thể như sau:
Bảng hoạt động của hai trung tâm GD ngoại tệ (ĐV: $1000).
(Nguồn: NHNN)
Năm/Tháng
TTGDNT Hà Nội
TTGDNT TP.HCM
Tổng cộng
Doanh số
Số phiên
BQ phiên
Doanh số
Số phiên
BQ phiên
Doanh số
Số phiên
BQ phiên
1991
2386
9
265,11
10805
34
317,90
13191
43
306,77
1992
33457
60
557.62
101845
109
934.36
135302
169
800.60
1993
85210
103
827.28
282001
151
1867.56
367211
254
1445.71
1994
38410
89
431.57
106380
137
776.50
144790
226
640.66
Th.1
9123
10
912.30
22320
13
1716.92
31443
23
1367.09
Th.2
4838
7
691.14
14520
10
145.20
19358
17
1159.57
Th.3
6910
10
691.00
19760
13
1520.00
26670
23
1159.57
Th.4
3011
8
376.37
14110
13
1085.38
17121
21
815.29
Th.5
3336
9
370.66
6700
13
515.38
10036
22
456.18
Th.6
1562
9
173.55
5290
13
406.92
6852
22
311.45
Th.7
1419
8
177.37
4280
13
329.23
5699
21
271.38
Th.8
2755
8
344.37
5520
14
394.28
8275
22
376.14
Th.9
2698
6
449.66
6290
12
524.16
8988
18
499.33
Th.10
1270
7
181.42
4210
10
421.00
5480
17
322.35
15/10
15/11
1488
7
212.57
3380
13
260.00
4868
20
243.40
Tổng
159463
261
610.97
501031
431
1162.48
660494
692
954.47
Từ bảng trên cho thấy, doanh số hoạt động từ năm 1991 đến năm 1993 là khá lớn, đặc biệt là năm 1993 doanh số giao dịch đạt 367,211 triệu USD. Bước sang năm 1994, doanh số giao dịch 4 tháng đầu năm vẫn được duy trì ở mức cao ( trên 20 triệu USD), nhưng bắt đầu từ tháng 5/94 trở đi doanh số giao dịch giảm dần ở mức dưới 10 triệu USD mỗi tháng và bình quân phiên chỉ còn ở mức 300 đên 400 ngàn USD, đặc biệt, kể từ khi thành lập Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng thì doanh số giao dịch giảm đáng kể. Sở dĩ doanh số giao dịch tại các Trung tâm giảm hẳn đi là do các NHTM lớn đã tham gia vào thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, qua đó các NHTM thực hiên mua bán ngoại tệ trực tiếp với nhau , giảm đc chi phí, tăng tốc độ luân chuyển vốn, thanh toán nhanh và tăng được tính thanh khoản thị trường.
Trong giai đoạn cố định tỷ giá 1993 - 1996:
Bảng 2: Lạm phát và tỷ giá Việt nam qua các năm 1993-1996
Năm
Tỉ giá USD/VND
So sánh % năm trước
Tốc độ lạm phát (%)
1993
10.835,00
100%
5.2
1994
11.050,00
+1.98%
14.7
1995
11.040,00
0%
12.7
1996
11.060,00
+0.18%
4.5
(số liệu lấy từ tập san khoa học ngân hàng tháng 7/1995 đến tháng 12/1995 và từ số 1/1996 đến tháng 12/1996 và từ tháng 1/1997 đến tháng 12/1997)
Do tỷ giá chính thức của nhà nước và tỷ giá thị trường tự do trong thời gian này không chênh lệch nhiều nên chúng ta chọn tỷ giá chính thức của nhà nước làm cơ sở tính toán. qua bảng số liệu (bảng2), chúng ta thấy tốc độ tăng tỷ giá hối đoái chậm hơn tốc đọ tăng của lạm phát vì phụ thuộc vào quan hệ cung cầu ngoại tệ, vào cụm các nhân tố đối ngoại.
Việc duy trì tỷ giá ổn định trong thời gian dài (1993 – 1996 đã không khuyến khích được xuất khẩu đã làm cho ngoại thương kém phát triển biểu hiện cụ thể qua bảng 3 sau đây:
Bảng 3: Số liệu xuất nhập khẩu qua các năm (đơn vị tính: triệu USD)
Năm
Xuất khẩu
Nhập khẩu
So sánh
1
2
3
4=3-2
1993
2.985
3.924
-939
1994
4.054
5.825
-1.771
1995
5.448,9
8.155,4
-2.706,5
1996
7.255
11.143
-3.888
(số liệu lấy từ nguồn thời báo kinh tế Sài gòn của UBND Thành phố HCM
qua các năm 1996-1997-1998)
Tình trạng nhập siêu liên tục trong giai đoạn này đã tác động xấu đến xuất khẩu và khuyến khích nhập khẩu, gây thâm hụt cán cân thương mại dẫn tới tình trạng hoặc phải tiêu giảm dự trữ ngoại hối quốc gia, hoặc phải vay nợ nước ngoài để bù đắp cán cân thanh toán. Tuy cơ cấu nhập khẩu có thay đổi, tỷ trọng nhập máy móc thiết bị công nghệ này càng tăng, nhưng nhập siêu vẫn kéo dài làm đất nước lún sâu vào nợ nần, khó khăn cho nền tài chính quốc gia.
Trở lại bảng 2, ta thấy qua 4 năm phát triển kinh tế đất nước (1993 - 1996) tốc độ lạm phát tăng tổng cộng là 36,8% trong khi tỷ giá VND so với USD chỉ tăng 2% đưa đến thực tế giá bán hàng nội địa đã tăng trên 30% so với hàng nhập ngoại. Hàng nhập ngoại đã trở nên rẻ hơn và được nhập vào thị trường nước ta với số lượng lớn cạnh tranh với hàng nội địa, thể hiện qua sự gia tăng thâm hụt cán thương mại quốc tế của nước ta trong những năm 1993-1996 từ nhập siêu 939 triệu USD năm 1993 lên 1,7 tỷ USD năm 1994 lên 2,7 tỷ USD năm 1995 lên 3,8 tỷ USD năm 1996.
Đứng trước tình hình đó, ngay từ năm 1997 cho đén nay nhà nước đã có những chỉ đạo:
+ Chỉ đạo xử lý nợ quá hạn từ năm 1994, hạn chế kịp thời tình trạng mở LC thanh toán tràn lan và cuối năm 1996 thông qua khống chế mức mở LC At Sight là chủ yếu, hạn chế mở LC trả chậm, xem xét cho nhập khẩu những mặt hàng cần thiết chủ yếu là những mặt hàng về tư liệu sản xuất, dựa vào huy động vốn trung và dài hạn ngày càng được nâng cao và huy động vốn bằng mọi biện pháp thông qua mức ký quỹ bắt buộc.
+ Điều hành tỷ giá linh hoạt theo tín hiệu của thị trường.
Tại thị trường VN, tỷ giá hối đoái giữa đồng USD và VND đã được duy trì khá ổn định trong vài năm gần đây, trong năm 2005 vừa qua giá USD chỉ tăng 0,7%. Giá của đồng USD trong một thời gian dài giữ ở mức khá ổn định là 15.900 VND. Sự ổn định này của tỷ giá hối đoái là nhờ lượng cung ngoại tệ tương đối dồi dào với biểu hiện cụ thể nhất là cán cân thanh toán của VN đạt thặng dư. Mặc dù, trong những ngày từ 8 đến 10/5/2006, tỷ giá đồng USD/VND có tăng mạnh, giá USD trên thị trường tự do có lúc lên tới 17.000 VND/1 USD, nhưng những diễn biến của USD tăng mạnh so với VND vào thời điểm đầu tháng 5 vừa qua hoàn toàn là do tâm lý đầu cơ và lo sợ đồng USD tăng giá của người dân, chứ không phải do nền kinh tế có những biến động bất thường nên chỉ vài ngày sau đó, tỷ giá lại giảm mạnh và trở lại mức bình thường (khoảng 15.900 VND/1 USD). Tuy nhiên, từ cuối quý III năm nay, giá của đồng USD đang có xu hướng tăng lên, làm tăng sức ép lên thị trường ngoại hối liên ngân hàng. Hiện có nhiều nguyên nhân đưa đến tình trạng này, trong đó có các nguyên nhân chủ yếu sau: Một là, do môi trường lạm phát cao và mong muốn duy trì khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu của VN nên Chính phủ VN đã điều hành tỷ giá hối đoái ở mức tăng nhẹ, vừa đảm bảo kích thích xuất khẩu nhưng cũng không quá ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu, đặc biệt là đối với những nguyên vật liệu nhập khẩu và không gây ra lạm phát cao.Hai là, NHNN đang thu mua ngoại tệ nhằm tăng dự trữ ngoại hối lên 10-12 tuần nhập khẩu. Ba là, nhu cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp đang có xu hướng tăng lên đặc biệt là các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất. Tại VN, nếu so sánh USD với vàng thì trong một năm qua, tốc độ tăng giá của USD chỉ bằng 2,28% so với mức tăng giá của vàng. Ngoài ra, hiện nay nhiều người dân Việt Nam khi có USD, thường đổi lấy VND để gửi tiết kiệm hoặc mua vàng cất trữ, bởi mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm của USD kỳ hạn 1 năm thấp hơn so với lãi suất gửi tiết kiệm bằng VND cùng kỳ hạn khoảng 4% tại một số ngân hàng thương mại cổ phần. Thêm vào đó, trong tương lai gần, nguồn cung USD có xu hướng tăng (từ kiều hối, viện trợ và đầu tư nước ngoài, khách du lịch...) sẽ làm cho sức hút của đồng USD tại thị trường trong nước càng giảm, hạn chế mức độ Đôla hoá nền kinh tế. Khi người dân không mặn mà với đồng USD thì ngân hàng có cơ hội mua được nhiều USD, hay nói cách khác là cơ hội để NHNN tăng dự trữ ngoại hối. Tính đến tháng 3/2006, theo Thống đốc NHNN VN, mức dự trữ ngoại tệ của VN đã tương đương với 9 tuần nhập khẩu hàng hoá của cả nước (khoảng hơn 6 tỷ USD). Mức dự trữ đó chưa bằng 1% so với mức dự trữ của Nhật Bản, Trung Quốc nhưng có ý nghĩa rất lớn, bởi đây là lần đầu tiên VN có đủ mức dự trữ ngoại tệ mạnh để điều tiết thị trường ngoại hối trong nước. Hiện nay NHNN đang thu mua ngoại tệ nhằm tăng dự trữ ngoại hối lên 10-12 tuần nhập khẩu. Chính sách này của NHNN là hoàn toàn hợp lý trong điều kiện cán cân thanh toán năm 2005 đã đạt tới mức thặng dư kỷ lục là khoảng 1,9 tỷ USD.
Lượng ngoại tệ mà NHNN mua vào trong 5 tháng đầu năm 2007 tăng ở mức kỷ lục, 7 tỷ USD.
Con số trên gần bằng cả lượng kiều hối chuyển về theo kênh chính thức trong hai năm gần đây và vượt cả lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài qua mỗi năm của giai đoạn trước 2006.
NHNN đã quyết định mua vào do cung ngoại tệ 5 tháng đầu năm tăng mạnh, trong đó một dòng chảy mạnh là vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Một con số vừa được NHNN công bố là lượng ngoại tệ chuyển về Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay đã tăng khoảng 12% so với cùng kỳ.
Ngoại tệ vào nhiều đã tạo nên một diễn biến chưa từng có trong hàng chục năm qua: Tỷ giá của các ngân hàng thương mại (có thời điểm cả trên thị trường tự do) thấp hơn tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng, do NHNN công bố.
Hiện tượng trên kéo dài trong quý I và đầu quý II-2007, định hình một “thói quen ngược” khiến nhiều người bất ngờ khi tỷ giá của các ngân hàng thương mại tăng trở lại, vượt tỷ giá do NHNN công bố trong khoảng một tháng trở lại đây. Sự trở lại này đã đặt ra nhiều câu hỏi, nhưng vẫn nằm trong ý đồ điều hành tỷ giá của NHNN.
Với lượng mua vào 7 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, dự trữ ngoại hối của NHNN cũng đã tăng kỷ lục, từ mức khoảng 9 tuần nhập khẩu của nền kinh tế vào thời điểm giữa năm 2006 đến khoảng 12 tuần nhập khẩu vào cuối năm 2006 và vọt lên trên 20 tuần nhập khẩu tính đến thời điểm hiện nay.
Lượng dự trữ ngoại tệ có khả năng vượt trên 20 tuần nhập khẩu đã nằm trong dự tính của một số chuyên gia. Và khi trả lời với báo giới, lãnh đạo NHNN cũng đã chính thức đưa ra con số này. Còn về số ngoại tệ tính theo đơn vị tiền tệ (USD), vị lãnh đạo này từ chối đưa ra con số cụ thể.
Trong những phân tích gần đây, một số phản ánh đề cập đến nhu cầu ngoại tệ cho doanh nghiệp nhập khẩu tăng cao, cho việc nhập vàng của doanh nghiệp kinh doanh vàng đầu mối, cho nhà đầu tư nước ngoài chuyển lợi nhuận về chính quốc, do kiều hối hết mùa…, nhưng nguyên nhân chính và tác động lớn nhất là chủ trương tăng mua ngoại tệ vào của NHNN đã bắt đầu có tác dụng.
Theo lãnh đạo NHNN, việc tăng cường mua vào nói trên là thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để tỷ giá không giảm thấp hơn nữa. Tất nhiên, biên độ tăng - giảm tỷ giá vẫn luôn có một rào cản +/-0,5% mà NHNN vừa nới rộng hồi đầu năm.
Vì sao phải tăng mua vào và hạn chế tỷ giá giảm? Vì định hướng của NHNN (và nhiều quốc giá trên thế giới) là để hỗ trợ xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh cho xuất khẩu và ổn định kinh tế vĩ mô. “Cuộc chiến” tỷ giá giữa Mỹ và Trung Quốc căng thẳng trong thời gian qua cũng có căn nguyên chính là vì mục đích này.
Hiện tại, tỷ giá của các ngân hàng thương mại đang tăng trở lại nhưng không hoàn toàn do nguồn ngoại tệ thiếu hụt. NHNN khẳng định hiện các ngân hàng không có nhu cầu xin mua ngoại tệ từ NHNN.
Và trong thời gian tới, từ nay đến cuối năm, cung ngoại tệ dự báo vẫn dồi dào; nguồn chuyển về từ xuất khẩu, kiều hối, đầu tư trực tiếp - gián tiếp... vẫn tiếp tục hậu thuẫn. NHNN sẽ vẫn tiếp tục mua ngoại tệ vào dù lượng chào bán đã ít hơn từ tháng 5 vừa qua. Cán cân thanh toán dự báo vẫn bội thu và do đó không có căng thẳng về cung - cầu ngoại tệ.
Về mức tăng của tỷ giá, tuy biến động khá mạnh vào cuối quý II này nhưng tính chung cả năm nhiều khả năng vẫn nằm trong dự tính của NHNN là không quá 1%; thậm chí theo nhận định của người đứng đầu cơ quan này, nhiều khả năng mức tăng của tỷ giá năm 2007 sẽ không lên đến 1%.
Và đến năm 2009 thì thị trường ngoại hối biến động mạnh khi giá ngoại tệ USD biến động không ngừng, lên xuống thất thường
Việc nâng tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng của NHNN giống như phát súng lệnh cho một cuộc đua mà ai cũng biết sẽ diễn ra.
Nhu cầu vay ngoại tệ của doanh nghiệp đang có xu hướng giảm do lãi suất cho vay ngoại tệ tăng.
Theo quyết định của NHNN, kể từ ngày 18/8/2010, tỷ giá bình quân liên ngân hàng là 18.932 VND/USD, thay cho mức 18.544 VND/USD trước đó. Với biên độ tỷ giá vẫn giữ nguyên mức +/-3%, giá trần giao dịch tại các ngân hàng sẽ không được vượt quá 19.500 VND/USD. Đây đã là lần điều chỉnh tỷ giá thứ hai của NHNN kể từ tháng 2 năm nay. Vấn đề là ở chỗ lần điều chỉnh này khá “mạnh tay”, lên đến gần 2%.
Nhìn chung, quyết định của NHNN không gây bất ngờ đối với giới “thạo nghề”, vì thực tế giá USD trên thị trường tự do đã tăng và có dấu hiệu căng thẳng hơn một tháng nay. Theo ông Vũ Đình Ánh, Viện Nghiên cứu Thị trường Giá cả, việc điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng “sẽ tạo ra nhiều chủ động cho việc điều hành tỷ giá cuối năm - thời điểm thông thường hay căng thẳng về tỷ giá; khiến cho khoảng cách giữa tỷ giá trong hệ thống ngân hàng và tỷ giá trên thị trường tự do rút ngắn lại”. Huy động USD tại các ngân hàng cũng vì thế mà hấp dẫn hơn. Khi đầu vào tốt, ngân hàng sẽ có nguồn cung để bán ra ngoài, giải quyết các nhu cầu về ngoại tệ của cá nhân cũng như doanh nghiệp…
Thế nhưng khi nhận được thông tin theo kiểu “mở mắt là thấy giá tăng”, thị trường càng bị xáo trộn mạnh. Giá USD trong ngân hàng cũng theo đà của thị trường tự do, đua nhau tăng nhanh. Sáng ngày 18/8, ngày đầu tiên áp dụng tỷ giá liên ngân hàng mới, Eximbank đã niêm yết giá 19.295 VND/USD (mua tiền mặt); 19.305 VND/USD (mua chuyển khoản) và bán ra ở mức 19.310 VND/USD. Hay như Vietcombank, vốn được lấy làm mốc chuẩn khi thị trường có biến động, cũng niêm yết mua USD ở mức 19.245 đồng và bán ra 19.310 VND/USD, tăng tương ứng 147 VND/USD và 210 VND/USD so với giá ngày hôm trước. Đến cuối ngày 18/8, không ít NHTM đã “bình tĩnh“ trở lại bằng việc giảm giá niêm yết USD/VND. Nhưng hành động từ đầu ngày của họ đã giúp những người kinh doanh trên thị trường tự do có cơ hội “gặt hái”, dù tổng giá trị giao dịch không thể lớn bằng ngân hàng,
Theo nhận định của các chuyên gia, tỷ giá sau khi điều chỉnh vẫn nằm trong giới hạn chấp nhận được. Tính cả hai đợt tăng tỷ giá từ đầu năm 2010, đến nay USD đã tăng 5,46% so với VND, trong khi ngưỡng an toàn là 6% (là mức chênh lệch giữa lãi suất huy động USD và VND). Tuy nhiên, ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (UBGSTCQG) lại đưa ra nhiều dẫn chứng cho thấy, nhiều khả năng trong quý IV/2010, diễn biến tỷ giá USD sẽ khá phức tạp bởi tình hình cung - cầu ngoại tệ sẽ có một số thay đổi nhất định.
Một là, nhập siêu trong 7 tháng đầu năm ở mức 7,355 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so với mức 3,888 tỷ USD của 7 tháng đầu năm 2009; và vẫn đang trong xu hướng tiếp tục tăng ở các tháng cuối năm do nhu cầu nhập máy móc, nguyên liệu, thiết bị tăng khi nền kinh tế phục hồi. Hai là, nhu cầu vay ngoại tệ của doanh nghiệp đang có xu hướng giảm do lãi suất VND giảm nhẹ trong khi lãi suất ngoại tệ tăng lên. Mặt khác, các NHTM đang hạn chế dần cho vay ngoại tệ do lo ngại biến động tỷ giá hối đoái. Vì vậy, nguồn cung ngoại tệ có xu hướng giảm. Ba là, việc các doanh nghiệp có chiều hướng gom USD để trả nợ cũng đẩy tỷ giá tăng lên do đây là thời điểm mà các hợp đồng vay ngoại tệ đáo hạn (đối với các hợp đồng có kỳ hạn từ 3 tháng trở xuống) và chuẩn bị đáo hạn đối với các hợp đồng trên 3 tháng. Chỉ tính riêng trong tháng 4/2010, tăng trưởng tín dụng ngoại tệ của hệ thống các tổ chức tín dụng đạt 28.000 tỷ đồng, trong đó cho vay xuất khẩu là 22.000 tỷ đồng với các kỳ hạn từ 3 đến 6 tháng, qua đó có thể thấy lượng ngoại tệ mà các doanh nghiệp cần có để trả nợ không nhỏ. Bốn là, tâm lý cũng là một yếu tố quan trọng trong thời gian tới khi người dân cho rằng các doanh nghiệp sẽ cần mua gom ngoại tệ để trả nợ, và đó sẽ là động lực thúc đẩy người dân và doanh nghiệp găm giữ ngoại tệ chờ giá lên. Và xét trên khía cạnh chênh lệch lạm phát của Mỹ và Việt Nam, VND vẫn trong quỹ đạo mất giá so với đồng USD. Cụ thể, theo tính toán của UBGSTCQG thông qua tỷ giá thực song phương (RER), lấy năm gốc là năm 2000, VND đang được định giá cao hơn 13,2% so với giá trị. Như vậy, đến thời điểm này sức ép tăng tỷ giá như trong năm 2009 đã giảm nhẹ nhưng vẫn còn tồn tại.
Bên cạnh đó, báo cáo xếp hạng của Fitch vừa được công bố cũng hạ định mức tín nhiệm của Việt Nam từ BB- xuống B+, trong đó uy tín nợ dài hạn được đánh giá tụt hạng mạnh nhất. Đây cũng có thể là yếu tố tác động nhất định đến thị trường ngoại hối trong thời gian tới.
Ông Nghĩa cũng cho rằng, tỷ lệ nợ công trên GDP đang có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây, từ 33,8% năm 2007 lên 44,6% năm 2010 theo dự báo, trong đó nợ nước ngoài chiếm trên 60% tổng nợ công. Đáng chú ý là thâm hụt ngân sách được tài trợ chủ yếu bằng vay nước ngoài, vì vậy rủi ro tỷ giá hối đoái ngày càng lớn, nhất là khi tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam rất cao so với quốc tế.
Một số sự kiên đán nhớ của thị trường ngoại hối Việt Nam
Năm 2008, thị trường ngoại hối từng có những đợt biến động mạnh và căng thẳng; tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do có lúc lên sát 19.000 VND. Những diễn biến này được đặt trong những áp lực cơ bản: nhập siêu tăng kỷ lục và lạm phát tăng rất mạnh.Những tháng đầu năm 2009, thị trường ngoại hối cũng căng thẳng, nhưng những áp lực trên đã không còn quá lớn.7 tháng đầu năm, nhập siêu chỉ mới ở mức 3,38 tỷ USD; và theo mục tiêu Bộ Công Thương đặt ra, năm nay nhập siêu sẽ dưới 20% kim ngạch xuất khẩu, cả năm sẽ khoảng 8 - 10 tỷ USD, rất thấp so với sự đột biến 18 tỷ USD năm 2008.Cũng trong 7 tháng đầu năm, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ tăng 3,22% so với cuối năm 2008; trong khi đó tỷ giá USD/VND tăng 6,22%. Mức tăng của hai chỉ số này vẫn đang đảm bảo yếu tố có lợi và hỗ trợ cho xuất khẩu. Áp lực lạm phát đối với tỷ giá cũng không quá lớn khi nhiều dự báo tin tưởng khả năng chỉ tăng dưới 10%, thậm chí chỉ khoảng 7% - 8% trong năm nay.Ngoài ra, NHNN cũng khẳng định có đủ khả năng để can thiệp thị trường khi cần thiết với nguồn ngoại tệ đủ mạnh. Hiện dự trữ ngoại tệ ở khoảng trên dưới 22 tỷ USD. Tuy nhiên, nhà điều hành không thể dùng biện pháp tưởng như đơn giản là tung một nguồn ngoại tệ lớn cho thị trường để xoa dịu sự căng thẳng của cầu, bởi theo giải thích của Thống đốc Nguyễn Văn Giàu, điều hành chính sách tỷ giá còn phải đảm bảo hài hòa các lợi ích, yêu cầu khác của nền kinh tế, và việc tung một nguồn ngoại tệ lớn ra thị trường còn có những hệ lụy...Theo phản ánh của các ngân hàng, có một thực trạng chung là nhiều doanh nghiệp xuất khẩu khi thu ngoại tệ về không chịu bán lại. Đây là một lựa chọn có mục đích chính là để dự phòng rủi ro tỷ giá trong tương lai (vốn đã có nhiều trường hợp phải trả giá đắt trong năm 2008), bởi chính các doanh nghiệp cũng cần ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu hàng hóa phục vụ cho sản xuất để xuất khẩu; một mục đích khác là sự găm giữ có kỳ vọng tỷ giá sẽ tiếp tục tăng, hay nói cách khác mức giá các ngân hàng trả theo quy định hiện nay tỏ ra chưa hấp dẫn doanh nghiệp.Một nguyên nhân khác của việc doanh nghiệp không chịu bán lại ngoại tệ là do “tác dụng phụ” của chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn VND. Lãi suất vay VND sau hỗ trợ chỉ khoảng 5% - 6%/năm, trong khi vay USD cũng có lãi suất gần tương ứng và còn phải chịu rủi ro tỷ giá khi mua ngoại tệ trả nợ trong tương lai. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp lựa chọn giải pháp tìm mua USD thay vì vay USD.Vừa qua, với “gợi ý” của NHNN, các ngân hàng thương mại đã đồng loạt giảm mạnh lãi suất cho vay USD xuống phổ biến dưới 3%/năm để có thể tạo hấp dẫn đối với doanh nghiệp vay vốn. Ở một giải pháp khác, theo thông tin tại cuộc đối thoại với doanh nghiệp hồi trung tuần tháng 5/2009, NHNN cũng đã tổ chức đàm phán với một số doanh nghiệp lớn với mục đích thúc đẩy việc bán lại USD, vay USD cho ngân hàng. Tuy nhiên, đây chỉ là một giải pháp tình thế và cục bộ.Thời gian gần đây, trước tình hình ngoại tệ của những thành viên trong hệ thống, NHNN tiếp tục thực hiện vai trò bán ra hỗ trợ. Nhưng dường như đây vẫn chưa phải là một cách giải quyết có tính căn bản, khi sự ách tắc nguồn ngoại tệ găm giữ tại các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn chưa thực sự được tháo gỡ. Đáp ứng được yêu cầu hợp lý của thị trường là linh hồn của chính sách. Điều này còn thiếu ở chính sách tỷ giá trong thời gian qua, khi doanh nghiệp có ngoại tệ không chịu bán, doanh nghiệp mua ngoại tệ tìm kiếm khó khăn. Cơ chế trần tỷ giá hiện nay chưa tạo được điều kiện để họ hài lòng đến với nhau. Lãnh đạo một vụ chức năng của NHNN từng thừa nhận, có những doanh nghiệp yêu cầu ngân hàng phải mua ngoại tệ của họ cao hơn giá quy định; trước khi siết chặt quản lý, doanh nghiệp mua ngoại tệ cũng phải mua giá cao hơn qua nguồn thu phí gián tiếp của ngân hàng. Cả hai chiều này đều cho thấy mức tỷ giá hiện hành cùng biên độ không đáp ứng được nguyện vọng của họ - những đại diện của thị trường Và ngay cả trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, nhiều thông tin phản ánh gần đây đề cập đến những trường hợp “lách” trần tỷ giá thông qua ngân hàng thứ ba, ngoại tệ thứ ba. Họ buộc phải đi đường vòng bởi “đường thẳng” hiện tại không đáp ứng được yêu cầu của họ. Yếu tố thị trường trong cơ chế này cũng không cô lập, mà có sự tương tác với thị trường tiền gửi, thị trường cho vay. Hai thị trường đó cũng nằm trong khả năng điều chỉnh, quản lý của NHNN. Một ví dụ cụ thể là việc giảm mạnh đồng loạt lãi suất cho vay USD vừa qua cũng là một sự tương tác điển hình trong mối quan hệ này, góp phần giải vây cho thị trường ngoại hối. Tất nhiên, theo ý kiến chuyên gia, để điều hòa được mối quan hệ này theo các mục đích định sẵn, năng lực của nhà điều hành luôn là một yếu tố có tính quyết định.“Và ngày 10-09-2009: Tỷ giá USD/VND cao nhất trong lịch sử“
Tỷ giá bình quân liên ngân hàng liên tục tăng cao, giá USD niêm yết của các ngân hàng thương mại đã lên mức cao nhất trong lịch sử. Từ cuối tháng 8 đến nay, tỷ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố liên tục tăng. Ngày 9/9, sau hơn tám tháng, tỷ giá này chính thức vượt mốc 16.980 VND và ở mức 16.981 VND. Sáng nay (10/9), tỷ giá bình quân liên ngân hàng tiếp tục tăng lên mức 16.983 VND.
Giá USD mua vào – bán ra của các ngân hàng thương mại niêm yết sáng nay cũng đồng loạt lên mức cao nhất từ trước tới nay, kịch trần 5% biên độ cho phép theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng, cùng áp ở mức 17.832 VND.
Trong lịch sử, tỷ giá bình quân liên ngân hàng cao nhất ghi nhận ở mức 16.989 VND của ngày 25/12/2008 – ngày mà lần đầu tiên NHNN trực tiếp tăng một bước 3%, từ mức 16.494 VND. Từ thời điểm đó đến trung tuần tháng 2/2009, tỷ giá bình quân liên ngân hàng được áp dụng quanh mốc 16.980 VND. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, biên độ tỷ giá quy định ở mức +/-3% nên giá USD của các ngân hàng thương mại phổ biến chỉ ở dưới 17.500 VND.
Từ cuối tháng 3/2009, tỷ giá bình quân liên ngân hàng bắt đầu giảm mạnh, có ngày giảm gần 10 VND. Đây được xem là một sự điều chỉnh “cân đối” với chính sách biên độ mới, khi từ ngày 24/3/2009 NHNN bắt đầu nới biên độ từ +/-3% lên +/-5%. Từ cuối tháng 7 trở lại đây, tỷ giá bình quân liên ngân hàng bắt đầu tăng trở lại; hiện vẫn thấp hơn so với những ngày cuối năm 2008, nhưng do có biên độ lớn hơn nên giá USD của các ngân hàng đã lên mức cao nhất từ trước tới nay.
Trong suốt những biến động từ đầu năm, hầu hết ở các thời điểm tỷ giá USD/VND của các ngân hàng thương mại đều ở sát trần biên độ cho phép; việc đẩy giá mua vào bằng đúng giá bán ra cũng đã kéo dài kể từ ngày 11/6/2009 trở lại đây.
Trong báo cáo tổng kết thị trường tuần qua, NHNN tiếp tục duy trì thông điệp “đang tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường, điều hành tỷ giá ổn định, áp dụng các biện pháp can thiệp thích hợp để thị trường ngoại hối hoạt động tích cực hơn”.
Trong tháng 8 vừa qua, theo thông tin từ lãnh đạo NHNN, tình hình cung – cầu ngoại tệ trên thị trường đã bớt căng thẳng; doanh nghiệp và người dân cũng đã bắt đầu bán ra USD thay vì chủ yếu găm giữ trước đó.
Nhu cầu vay ngoại tệ của doanh nghiệp cũng đã tăng lên. Trong tháng 7 và 8 vừa qua, tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ (chủ yếu bằng USD) đã tăng khá nhanh; lần lượt tăng 1,2% và 1,52%. Lãi suất huy động USD từ cuối tháng 8 đến nay cũng đã tăng khá mạnh; một số ngân hàng đã đẩy mức cao nhất lên đến 4% - 4,15%/năm.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá USD tháng 8/2009 đã tăng 6,36% so với tháng 12/2008, tăng 8,95% so với cùng kỳ năm 2008.
Chương III: Giải pháp và ý kiến về thị trường ngoại hối
Từ khi Việt Nam hội nhập WTO việc tự do hóa thương mại càng trở nên mạnh mẽ, đầu tư và tài chính diễn ra với cường độ và quy mô chưa từng có. Sự hội nhập quốc tế của Việt Nam thông qua cơ chế thị trường là nhu cầu khách quan có tính tất yếu. Với vai trò như chiếc cầu nối giữa kinh tế nội địa với kinh tế bên ngoài thì việc phát triển thị trường ngoại hối theo hướng hoàn thiện, hiện đại phù hợp với trình độ quốc tế là cần thiết. Thị trường ngoại hối phải được hoàn thiện để phát triển xa hơn nhằm bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của mọi thành phần kinh tế. Ngoài ra, một thị trường ngoại hối hoạt động hiệu quả có tác dụng kích thích luân chuyển các khoản đầu tư và tín dụng quốc tế tạo môi trường để tỷ giá được xác định một cách khách quan theo quan hệ cung cầu, cung cấp các công cụ rủi to tỷ giá cho các ngân hàng, các nhà xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư và đi vay quốc tế thông qua các hợp đồng kì hạn, hoán đổi, quyền chọn và tương lai. Một thị trường ngoại hối hiệu quả là môi trường lí tưởng để NHTW tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho nền kinh tế.
Trong những năm qua, thị trường ngoại hối đã có bước phát triển đáng ghi nhận trước hết đó là: Chính sách quản lí ngoại hối đã được hoàn thiện căn bản phù hợp với hướng phát triển nền kinh tế thị trường mở, những nhân tố thị trường này càng trở nên quyết định hơn với việc xác định tỷ giá hối đoái, bước đầu đã đưa một số giao dịch kinh doanh ngoại hối vào cuộc sống như : giao ngay, kì hạn và hoán đổi. Tuy nhiên, thị trường ngoại hối còn non trẻ và sơ khai về trình độ quy mô hoạt động cũng như kĩ năng thực hiện nghiệp vụ kinh doanh. Ta thấy rằng: giữa thị trường ngoại hối Việt Nam và thị trường ngoại hối quốc tế có một khoảng cách khá xa về tổ chức , quy mô, nghiệp vụ và kĩ năng giao dịch.
Tình trạng đôla hóa vẫn đang tiếp diễn và thị trường ngoại tệ ngầm vẫn đang phát triển, xét về giải pháp lâu dài và căn bản để hạn chế cũng như hạn chế các mặt trái của định giá cao nội tệ là hướng tới một tỷ giá thị trường linh hoạt và tỷ giá phải là sản phẩm của quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối. Tuy nhiên trong điều kiện thị trương Việt nam hiện nay sẽ gây hiệu ứng “sốc” khốc liệt cho nền kinh tế gây bất ổn định cho xã hội.
Vì vậy, NHTW cần đẩy mạnh chính sách ngoại hối ổn định tỷ giá phát triển kinh tế.
Giải pháp
Cho phép doanh nghiệp được phát hành trái phiếu ngoại tệ để huy động ngoại tệ trôi nổi trong nền kinh tế và ngoại tệ được coi là thừa của ngân hàng thương mại.
Tạo cơ chế mua đứt bán đoạn thay cho tín dụng ngoại tệ nhằm nâng cao tính chủ động của doanh nghiệp, ngân hàng và tính thị trường trong quan hệ ngoại hối.
Giảm giá từ từ VND và xem phản ứng của thị trường, thu hẹp khoảng cách giữa tị trường tự do và thị trường chính thức.Khi giảm giá VND, phải xem xét phản ứng thị trường, nếu thấy thị trường ổn định thì dừng điều tiết.
Làm thế nào để khơi thông cho được nguồn ngoại tệ ứ đọng tại các doanh nghiệp xuất khẩu.Có thể nâng tỷ giá sẽ hạn chế được nhập khẩu, giảm tình trạng nhập siêu hiện nay bởi Việt Nam vẫn đang nhập khẩu nhiều mặt hàng mà trong nước cũng sản xuất đựơc. Nếu hạn chế được nhập khẩu qua công cụ tỷ giá thì có thể sẽ tạo ra thị trường tốt hơn cho nhiều nhà thị trừơng trong nước.
Đa dạng hóa ngoại tệ trong thanh toán, không “neo” chủ yếu vào đồng USD như hiện nay.Nhưng, theo lãnh đạo của một ngân hàng có thị phần thanh toán quốc tế lớn nhất hiện nay,điều đó cũng khó thực hiện theo ý muốn chủ quan, bởi phần lớn các đối tác bán hàng bên ngoài đều yêu cầu thanh toán bằng USD , nhà nhập khẩu trong nước phải đáp ứng.
Để bên mua- bên bán thực sự gặp nhau
Đáp ứng được yêu cầu hợp lý của thị trường là linh hồn của chính sách.Điều này còn thiếu ở chính sách tỷ giá trong thời gian qua, khi doanh nghiệp có ngoại tệ không chịu bán, doanh nghiệp mua ngoại tệ thì khó khăn.Cơ chế trần tỷ giá hiện nay chưa được tạo điều kiện để họ hài lòng đến với nhau.
Có những doanh nghiệp yêu cầu ngân hàng phải mua ngoại tệ của họ cao hơn giá quy định, trước khi siết chặt quản lý, doanh nghiệp mua ngoại tệ cũng mua giá cao hơn do thu phí gián tiếp của ngân hàng.Điều này cho thấy mức tỷ giá hiện hành cùng biên độ không đáp ứng được nguyện vọng cuả họ-những đại diện của thị trường.Và ngay trên cả thị trường liên ngân hàng có nhiều trường hợp “lách” trần tỷ giá thông qua ngân hàng thứ ba do không đáp ứng được yêu cầu của họ.Thị trường đang cần một môi trường để bên mua và bên bán thực sự gặp nhau,ở một mức giá có sự đồng thuận, đáp ứng được nhu cầu hai bên.Và ở đây, quan hệ cung cầu sẽ hình thành một mức giá hợp lý.Và không đồng nghĩa với sự thả nổi, mà nhà điều hành chính sách là người mua và người bán cuối cùng, điều tiết, định hướng cung cầu thông qua những lực lượng sẵn có.
Yếu tố thị trường trong cơ chế này cũng không cô lập, mà có sự tương tác với thị trường tiền gửi, thị trường cho vay.Hai thị trường đó cũng nằm trong khả năng điều chỉnh, quản lý của ngân hàng nhà nước. Với vai trò là NHTW, NHNN tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng với tư cách vừa là thành viên vừa là người tổ chức, quản lý điều hành hoạt động của thị trường này. Do thị trường ngoại hối Việt Nam còn sơ khai, có độ thanh khoản thấp, tỷ giá kém linh hoạt và chưa thực sự là công cụ điều tiết cung cầu ngoại tệ, cho nên sự can thiệp của NHNN trên thị trường ngoại hối đóng vai trò quan trọng trong điều tiết cung cầu ngoại tệ, nhằm bôi trơn và giúp cho thị trường ngoại hối được hoạt động thông suốt. Tuy nhiên, trên thực tế, do dự trữ ngoại tệ của NHNN mỏng, không ổn định, lại qua nhiều tầng nấc quản lý,do đó, NHNN chưa thể làm tốt vai trò là người mua bán cuối cùng trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, nên tình trạng căng thẳng về ngoại tệ thường xảy ra.Bên cạnh cơ chế tỷ giá cứng nhắc cùng với sự can thiệp của NHNN trên thị trường còn hạn chế, cho nên chưa khuyến khích được các NHTM đẩy nhanh tốc độ luân chuyển ngoại tệ,tạo tâm lý giữ ngoại tệ với các NHTM cũng như với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.Nên để thực hiện tốt vai trò trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng,NHNN cần có nhiều biện pháp thiết thực, đa dạng để hướng tới tỷ giá thị trường cân bằng, cùng với tăng cường dự trữ ngoại hối, và tập trung ngoại hối về một đầu mối duy nhất là NHNH .Do thị trường ngoại tệ việt nam còn kém phát triển nên NHNN cần cải thiện được hệ thống giải pháp hoàn thiện thị trường tiền tệ để can thiệp của NHNH trên thị trường ngoại hối đạt được hiệu quả.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TLTV1040.doc