Trên cơ sở thực trạng xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam trong thời gian qua và quá trình nghiên cứu thị trường của các nước nhập khẩu thịt lợn trên thế giới trong thời kỳ đến 2011, định hướng phát triển thị trường xuất khẩu thịt lợn của nước ta sẽ tăng vào những thị trường tiềm năng mà mặt hàng thịt lợn của Việt Nam có khả năng xâm nhập trong thời gian tới, gồm:Thị trường Nga, Hồng Kông, Singapore và Malaysia, Nhật, Nam Trung Quốc, Thị trường các nước Đông Nam Á. Ngoài các thị trường trên cần tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, thông tin thị trường và đàm phán để ký kết hoặc thoả thuận các Hiệp định thú y với các nước nhập khẩu thịt lợn của nước ta như Trung Quốc, Mỹ, các nước Tây và Đông Âu
Nhận thức được những khó khăn trong chế biến thịt lợn xuất khẩu và nguy cơ thị trường bị thu hẹp do gặp phải sự cạnh tranh rất mạnh mẽ về giá xuất khẩu của các nước khác nư Trung Quốc , Braxin Nguyên nhân là do chi phí thức ăn cho chăn nuôi cao. Thiếu vốn đầu tư, thiếu thông tin về thị trường, chính sách hỗ trợ của nhà nước còn nhiều bất cập. Thêm vào đó, hầu hết các thiết bị dành cho chế biến thịt lợn của các nhà máy đều lạc hậu, sẩn phẩm chủ yếu chỉ là thịt đông lạnh và tập trung xuất khẩu cho 2 thị trường chính là Nga và Hồng Kông.
17 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3512 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thị trường và giá cả xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài:
Thị trường và giá cả xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam
MỤC LỤC
Đề Tài: TÌM HIỂU THỊ TRƯỜNG VÀ GIÁ CẢ THỊT LỢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM.
Thực hiện:Nhóm 1 gồm 9 thành viên:
Họ và tên
Nguyễn Đức Linh (Nhóm trưởng)
Mã sinh viên
541246
Lê Diệu Huyền
552135
Chu Đức Mạnh
552039
Ngô Thị Trang
552965
Hoàng Thị Vui
552321
Hoàng Thị Yến
552439
Vũ Thị Xuân Hiền
552471
Trần Văn Thăng
531729
Đỗ Tuấn Đạt
554278
I.MỞ ĐẦU:
Trải qua quá trình phát triển lâu dài, thị trường thịt lợn trong nước đã có nhiều biến động.Ngày nay khi Việt Nam ra nhập WTO đã mở ra cho một thị trường rộng lớn hơn, để xuất khẩu các mặt hàng khác trong đó có thịt lợn nhưng cũng phải cạnh tranh quyết liệt với thịt lợn của các nước xuất khẩu sang nước ta. Hiện nay, mặc dù có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hóa, nhưng chăn nuôi lợn trong vùng hiện tập trung chủ yếu ở các nông hộ quy mô nhỏ, chất lượng sản phẩm còn nhiều hạn chế. Ngoài ra thị trường thịt lợn thế giới gần đây đang có nhiều biến động đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển chăn nuôi lợn của vùng.Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội cho sản phẩm của vùng, Cùng với việc tận dụng những ưu thế sẵn có, cần phân tích tìm ra những ưu nhược điểm của ngành chăn nuôi lợn nhằm nâng cao năng lực sẩn xuất và khả năng cạnh tranh của sản phẩm thịt lợn trong vùng.
Thịt lợn là một mặt hàng chính trong việc xuất khẩu của ngành nông nghiệp Việt Nam. So với toàn ngành chăn nuôi, doanh thu và lợi nhuận từ việc xuất khẩu thịt lợn ra nước ngoài là khá cao chiếm trên 76% tổng sản lượng thịt các loại trong nước, vì hiện nay chủ yếu Việt Nam mới chỉ xuất khẩu được các sản phẩm từ thịt lợn và thịt gà.Nắm bắt được vai trò to lớn của việc chăn nuôi lợn để xuất khẩu thịt lợn sang thị trường nước ngoài là một việc quan trọng, nên Nhà nước ta đã đầu tư đúng mức vào việc chăn nuôi lợn. Nhằm tăng khả năng chế biến ra các sản phẩm chăn nuôi như “Giống Lợn lại kinh tế” cho ra sản phẩm thịt lợn tốt đạt tiêu chuẩn quôc tế, thì ta mới có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế để xuất khẩu thịt lợn.
Mới đây, thịt lợn là một trong những mặt hàng tăng giá mạnh nhất "thịt lợn tăng cao hơn cả vàng" gần gấp đôi trong hơn 1 năm qua. Thịt lợn ban đầu tăng nhẹ nhưng do đi kèm với những thông tin khan hiếm nguồn cung do dịch bệnh, xuất khẩu ồ ạt sang Trung Quốc khiến đà tăng giá ngày càng khủng khiếp. Bên cạnh đó, giá thịt lợn tiêu thụ trong nước luôn cao hơn thịt xuất khẩu cũng là một khó khăn cho các doanh nghiệp.Chúng ta vẫn nhập khẩu thịt lợn với sản lượng tăng nhanh, đặc biệt là sau khi xảy ra dịch lợn tai xanh, sản lượng thịt lợn nhập khẩu tăng đáng kể. Nguồn nhập khẩu thịt lợn chủ yếu là châu Âu (EU) với khoảng 85,9%, tiếp theo là Hồng Kông 12,7%, Mỹ 1%...Tình trạng này khiến người sản xuất chỉ quan tâm đến tiêu thụ nội địa mà coi nhẹ xuất khẩu.Hàng rào bảo hộ(thuế quan) của một số nước nhập khẩu thịt lợn trên thế giới cùng với những diễn biến thị trường như hiện nay thì thịt lợn xuất khẩu của Việt Nam đang có nguy cơ bị thu hẹp.
Phát triển xuất khẩu mặt hàng thịt lợn không những có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa rất to lớn về các mặt chính trị và xã hội. Đó là, tăng thu nguồn ngoại tệ, nâng cao đời sống xã hội, tạo công ăn việc làm, đặc biệtgiải quyết được một số lượng lớn lao động ở nông thôn. Tuy nhiên trước sức ép tăng giá và thị trường xuất khẩu đang dần bị thu hẹp như hiện nay thì đó là 1 những thách thức và khó khăn lớn. Bởi vậy chúng ta cùng đi tìm hiểu: “Thị trường và giá cả thịt lợnxuất khẩucủa Việt Nam”
II.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Cơ sở lí luận thực tiễn thị trường xuất khẩu và giá thịt lợn ở Việt Nam. Nhằm góp phần Thực hiện chủ trương đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa chính, "Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020" .
Đánh giá tình hình phát triển sản xuất và xuất khẩu cũng với sự biến động về giá cả thị trường thịt lợn.
Phân tích tìm ra những ưu nhược điểm của ngành chăn nuôi lợn nhằm nâng cao năng lực sẩn xuất và khả năng cạnh tranh của sản phẩm thịt lợn trong vùng.
III.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thu thập tài liệu từ nguồn thông tin thứ cấp( luận văn, tài liệu nghiên cứu khoa học, internet …)
Xu hướng và Sự tăng nhanh về giá cả thịt lợn trong nước.
Các chỉ số giá tiêu dùng, được Tổng cục Thống kê công bố.
Phân tích lợi thế so sánh và cơ hội của sản phẩm thịt lợn của Việt Nam trong xu thế hội nhập.
Phương pháp tổng hợp thống kê và xử lý số liệu.
Phương pháp so sánh theo các năm.
IV.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
A.Tìm Hiểu Vai Trò, Thị Trường Và Giá Cả Xuất Khẩu Thịt Lợn.
1.Vai Trò Của Chăn Nuôi Xuất Khẩu Thịt Lợn Ở Việt Nam.
Đối với nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu thì việc phát triển ngành chăn nuôi thành ngành mũi nhọn, trong những năm gần đây, tỉ trọng giá trị chăn nuôi trong cơ cấu tổng giá trị sản xuất nông nghiệp được nâng lên đáng kể, đến nay đã đạt mức 20,5 - 21,2%.Vì là ngành mũi nhọn của Việt Nam nên hầu hết các hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam đều chăn nuôi gà lợn, bò, dê...
Nắm bắt được vai trò to lớn của việc chăn nuôi lợn để xuất khẩu thịt lợn sang thị trường nước ngoài là một việc quan trọng nên Nhà nước ta đã đầu tư đúng mức vào việc chăn nuôi lợn. Một số trang trại và hợp tác xã nuôi lợn với quy mô lớn đã được mở ra liên kết với các trung tâm khoa học để áp dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật trong khâu lai tạo giống, chọn giống, phòng trừ bệnh tật, tăng khả năng chế biến ra các sản phẩm chăn nuôi từ lợn đạt chất lượng cao phục vụ không những cho người tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu nhiều ra thị trường thế giới.
Chính vì nhận thức đó mà giống lợn thuần chủng của Việt Nam là giống lợn ỉn, có tỷ lệ nạc cao, thịt thơm nhưng trọng lượng thấp (khoảng 40kg/con), khả năng phòng bệnh không cao đã được lai tạo với giống lợn siêu nạc có trọng lượng cao, khả năng phòng bệnh cao của giống lợn Bắc Kinh, giống lợn Bạch Nga để cho ra một giống lợn mà ta thường gọi là “giống lợn lai kinh tế”. Giống lợn này có trọng lượng từ 85 - 120 kg, cho ra sản phẩm thịt lợn tốt đạt tiêu chuẩn quốc tế, ta mới có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế để xuất khẩu được thịt lợn.Đây là một mặt hàng chính trong việc xuất khẩu của ngành nông nghiệp Việt Nam. Một năm Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm từ thịt lợn (lợn đông lạnh: 10 000 tấn/năm; lợn tươi: 3000 tấn/năm; các sản phẩm được chế biến 30 000 tấn/năm) sang thị trường Nga, SNG, Hồng Kông, Nhật Bản... Lợi nhuận thu được từ việc xuất khẩu thịt lợn ra nước ngoài đạt 1,2 triệu USD/ năm. Doanh thu từ viêc xuất khẩu thịt lợn ra các thị trường quốc tế đạt 15 triệu USD/năm (năm 2007).Hiện nay, với số lượng trên 27,3 triệu con lợn năm 2010, Việt Nam đứng thứ 4 trong danh sách 10 nước có số lượng lợn nhiều nhất trên thế giới và đứng thứ 6 trên thế giới về sản lượng thịt lợn. Tốc độ tăng đàn lợn đạt trên 3,4%, tổng sản lượng thịt đạt 2,88 triệu tấn tăng 4,1% so với năm 2008.
Bảng 1. SỐ LƯỢNG LỢN QUA MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY
Năm
Số lợn
(nghìn con)
Tăng/giảm so với năm trước(%)
SL Thịt
(nghìn tấn)
Tăng/giảm so với năm trước (%)
2006
26855,30
-2,10
2505,10
9,47
2007
26560,70
-1,10
2662,70
6,29
2008
26701,60
0,50
2771,00
4,07
2009
27627,73
3,47
2931,42
5,80
2010
27373,15
-0,99
3027,26
10,33
Nguồn: Số liệu Cục Chăn Nuôi
2.Thị Trường Xuất Khẩu Thịt Lợn:
Theo số liệu thống kê tại thời điểm 01/4/2010, cả nước có 27,3 triệu con, tăng 3,06% so với cùng kỳ năm 2009. Các vùng có số đầu lợn nhiều là vùng ĐBSH có 7,2 triệu con, chiếm 27,1% tổng đàn lợn trong cả nước; Đông Bắc 4,6 triệu con, chiếm 17,3%; ĐBSCL 3,6 triệu con, chiếm 13,6%; Bắc Trung Bộ 3,4 triệu con, chiếm 12,9%; ĐNB 2,5 triệu con, chiếm 9,3%; DHNTB 2,4 triệu con, chiếm 9,0%.Các tỉnh có số đầu lợn lớn trên 1 triệu con tại thời điểm 01/4/2010 là Hà Nội, Đồng Nai, Nghệ An, Thái Bình, Bắc Giang.Theo ước tính của Cục Chăn nuôi, mỗi tháng cả nước sản xuất và tiêu thụ khoảng 290-300 ngàn tấn thịt lợn hơi. Dự báo, tổng sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng sản xuất trong 06 tháng đầu năm 2011 khoảng 1,77 triệu tấn, tăng khoảng 3,5% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, các vùng sản xuất thịt lợn có tỷ trọng lớn nhất lần lượt là: ĐB Sông Hồng khoảng 29%; ĐB sông Cửu Long khoảng 18%; Đông Nam Bộ khoảng 12%.
Bên cạnh số đầu lợn tăng thì sản lượng thịt sản xuất ra hàng năm cũng tăng lên rất đáng kể. Năm 2001 sản lượng thịt lợn sản xuất ra chỉ đạt 1.515.299 tấn, đến 2005 đạt 2.205.100 tấn và năm 2009 đạt 2.500.000 tấn. Mặc dù năm 2009 số đầu con đã giảm hơn năm 2005 song do cơ cấu đàn lợn đã thay đổi, tỷ lệ đàn lợn lai, lợn ngoại thuần ngày càng tăng cho nên khối lượng xuất chuồng tăng dẫn đến tổng sản lượng thịt tăng lên. Sản lượng thịt tăng đã góp phần làm tăng lượng thịt tiêu thụ bình quân đầu người liên tục mỗi năm.Cục Chăn nuôi đang dự kiến tới cuối năm, nguồn cung thịt lợn trong nước tăng khoảng 5 - 6%. Trong hai tháng gần đây, nguồn lợn giống cung ứng cho thị trường đã tăng khoảng 15 - 17%. Theo ước tính, năm 2011, tổng sản lượng thịt lợn hơi cả nước có thể đạt tới 3,3 triệu tấn. Với số lượng này, có thể đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước, chưa cần đến nhập khẩu thịt lợn. Dự báo, cầu thịt các loại cuối năm khoảng 1,7 - 1,8 triệu tấn thịt xẻ.
3..Xu Hướng Và Sự Tăng Nhanh Về Giá Thịt Lợn Trong Nước:
Theo số liệu tiêu dùng tháng 7 năm 2010 của Cục Thống kê Hà Nội, giá các loại thịt lợn chỉ 45.000-70.000 đồng mỗi kg. Đến tháng 12 năm 2010, giá thịt lợn tại Hà Nội đã lên ngưỡng 70.000-90.000 đồng, tăng từ 25-50% mỗi kg thịt. Không dừng lại, tính đến tháng 6 năm 2011, mức giá này bị đẩy lên đến 110.000-130.000. Như vậy, trong vòng một năm, giá thịt lợn tại các chợ ở Hà Nội đã tăng khoảng 100%. Hiện nay giá thịt lợn trong nước giao động từ 90.000 – 110.000 đồng/kg. Gía thịt lợn đã tăng tới 70% trong những tháng vừa qua, nhất là từ tháng 4-2011 trở lại đây, mức tăng giá thịt lợn gần như ngoài tầm kiểm soát. Theo dữ liệu của Cục Quản lý giá, mức giảm đối với thịt lợn hơi tại miền Bắc chỉ khoảng 1.000 đồng/kg, tương ứng khoảng 1,5%; tại miền Nam khoảng 3.000-4.000 đồng/kg, ứng với khoảng 4-5%. Xu hướng giảm giá các loại thực phẩm, đặc biệt là thịt bò, gà… có nguyên nhân do nhu cầu không cao. Mặt khác, chăn nuôi đang có chiều hướng thuận lợi do dịch bệnh cơ bản được khống chế, người chăn nuôi có lãi do giá tiêu thụ tăng trên thị trường nên nguồn cung tăng.biến động về con giống ít hơn giá thịt, giá giống chỉ tăng 30%, trong khi giá heo hơi lại tăng gần 70%. Tuy nhiên, do giá đầu ra cao, ở một số địa phương xảy ra tình trạng tái đàn ồ ạt khiến cho giá giống tăng lên cao cục bộ, có nơi gần 100%, thậm chí gà con đã lên tới 23.000 đồng/con. Hiện tại đa số các chợ ở Hà Nội, giá thịt lợn mông bán ra từ 100.000 - 105.000 đồng/kg,thịt lợn ba chỉ là 95.000 đồng/kg. Nguồn cung đã đủ. Tại Bắc Giang, Hải Dương, lợn hơi do tư thương mua tại chuồng đã giảm nhiều so với cách đây nửa tháng. Cụ thể, lợn hơi trọng lượng từ 70-80kg/con có giá từ 51-52.000 đồng/kg.
Để lý giải hiện tượng giá heo luôn tăng ở mức cao này, một số thương lái cho biết có đến 30% lượng heo xuất chuồng hiện nay tại khu vực Đông Nam Bộ này được các thương lái gom hàng mang ra Bắc và xuất khẩu sang Trung Quốc. Có thể nói đây là hiện tượng "đục nước béo cò" của nhiều người làm ăn kinh doanh khi giá cả trong nước luôn rơi vào tình trạng lạm phát phi mã nhưng vẫn vì tư lợi cá nhân mà xuất khẩu sang nước ngoài. Đứng trước vấn đề này, thiết nghĩ các cơ quan quản lý và cơ quan chức năng nên kiểm soát chặt khu vực cửa khẩu này.
4.Phân tích lợi thế so sánh và cơ hội của sản phẩm thịt lợn của VIỆT NAM trong xu thế hội nhập.
+) Các kịch bản hội nhập thế giới: Nhận thức được những khó khăn trong chế biến thịt lợn xuất khẩu và nguy cơ thị trường bị thu hẹp do gặp phải sự cạnh tranh rất mạnh mẽ về giá xuất khẩu của các nước khác nư Trung Quốc , Braxin,…
Trên cơ sở phân tích lợi thế so sánh của các ngành hàng lợn xuất khẩu, trong bối cảnh chung của quá trình hội nhập chúng tôi đưa ra một số kịch bản giả định như sau:
Tỷ giá hối đoái chính thức dùng trong đề tài là OER=15,75/1USD
Tỷ giá hối đoái bóng (mờ) dùng trong đề tài là SER=1,2*OER
Các chi phí Marketing và chi phí khác giữ nguyên.
Kịch Bản 1: Giả sử thuế nhập khẩu các nguyên liệu dành cho chế biến thức ăn được miễn giảm hoàn toàn (thuế nhập khẩu = 0) và giá thành sản xuất giảm kéo theo chi phí trung bình của chăn nuôi giảm (yếu tố khác không đổi), điều gì sẽ xảy ra đối với ngành chăn nuôi lợn thịt xuất khẩu của vùng nghiên cứu?
Thuế nhập khẩu nguyên liệu = 0 và giá nguyên liệu tiêu dùng giảm 5% so với mức giá thực tế ban đầu.
Thuế nhập khẩu nguyên liệu = 0 và giá nguyên liệu tiêu dùng giảm 10% so với mức giá thực tế ban đầu.
Thuế nhập khẩu nguyên liệu = 0 và giá nguyên liệu tiêu dùng giảm 15% so với mức giá thực tế ban đầu.
Bảng 2: Lợi thế so sánh của ngành hàng lợn xuất khẩu theo kịch bản 1
Tính cho 1 tấn lợn hơi
Lợn choai
Lợn sữa
Giá trị sản phẩm (US$/tấn hơi)
1.240,00
1.508,99
Tổng chi phí
Trong nước (1000đ/tấn)
11.278,14
15.103,38
Nước ngoài (US$/tấn)
238,77
101,33
-Thuế =0 và giá nguyên liệu chế biến TĂ giảm 5%
227,46
96,21
-Thuế =0 và giá nguyên liệu chế biến TĂ giảm 10%
217,12
89,28
-Thuế =0 và giá nguyên liệu chế biến TĂ giảm 15%
206,78
79,92
DRC
11,44
10,76
-Thuế =0 và giá nguyên liệu chế biến TĂ giảm 5%
11,14
10,76
-Thuế =0 và giá nguyên liệu chế biến TĂ giảm 10%
11,03
10,64
-Thuế =0 và giá nguyên liệu chế biến TĂ giảm 15%
10,92
10,58
DRC/SER
0,61
0,57
-Thuế =0 và giá nguyên liệu chế biến TĂ giảm 5%
0,589
0,566
-Thuế =0 và giá nguyên liệu chế biến TĂ giảm 10%
0,583
0,563
-Thuế =0 và giá nguyên liệu chế biến TĂ giảm 15%
0,578
0,559
Nguồn: tính toán từ số liệu điều tra.
Theo kết quả bảng trên nếu giảm giá nguyên liệu thức ăn, chi phí khấu thành 1 tấn lợn hơi xuất chuồng giảm đáng kể. Để giải quyết vấn đề này, nhà nước cần khuyến khích các nhà sản xuất nguyên liệu trong nước tăng cường đầu tư mở rộng diện tích sản xuất, tăng năng xuất và chất lượng các nguyên liệu chính.Ngoài ra cần ưu tiên khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư công nghệ sản xuất các nguyên liệu yêu cầu kỹ thuật cao, hạn chế đầu tư hoàn chỉnh từ doanh nghiệp nước ngoài. Tóm lại muốn nghành hàng lợn xuất khẩu phát triển, không còn con đường nào khác là phải tìm mọi cách hạ giá sản phẩm chăn nuôi để có được ưu thế của mình trên thị trường quốc tế.
Kịch bản 2: Giả xử người chăn nuôi ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất làm cho năng xuất chăn nuôi tăng lên (yếu tố khác không đổi), điềugì sẽ xảy ra đối với ngành chăn nuôi lợn thịt xuất khẩu của vùng nghiên cứu?
Giá thành giảm 5% so với giá thành sản xuất ban đầu nhờ tăng năng suất.
Giá thành giảm 10% so với giá thành sản xuất ban đầu nhờ tăng năng suất.
Giá thành giảm 15% so với giá thành sản xuất ban đầu nhờ tăng năng suất.
Bảng 3: Lợi thế so sánh của ngành hàng lợn xuất khẩu theo kịch bản 2
Tính cho 1 tấn lợn hơi
Lợn choai
Lợn sữa
Giá trị sản phẩm (US$/tấn hơi)
1.240,00
1.508,99
Tổng chi phí
a.Trong nước (1000đ/tấn)
11.278,14
15.103,38
Giảm giá thành sản xuất 5%
10.714,23
14.351,69
Giảm giá thành sản xuất 10%
10.150,32
13.596,33
Giảm giá thành sản xuất 15%
9.586,42
12.840,98
b.Nước ngoài (US$/tấn)
254,4
105,6
DRC
11,44
10,76
Giảm giá thành sản xuất 5%
11,14
10,76
Giảm giá thành sản xuất 10%
10,87
10,23
Giảm giá thành sản xuất 15%
10,30
9,69
DRC/SER
0,61
0,57
Giảm giá thành sản xuất 5%
0,58
0,54
Giảm giá thành sản xuất 10%
0,54
0,51
Giảm giá thành sản xuất 15%
0,51
0,48
Nguồn: tính toán từ số liệu điều tra.
Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất là hướng đi rất khả quan, nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất và điều đó dẫn đến tăng sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.
Từ kết quả tính toán cho thấy khi giá thành sản xuất lợn xuất khẩu giảm sẽ làm tăng lợi thế so sánh lên khá nhiều thông qua các chỉ tiêu DRC và DRC/SER. Như vậy qua chỉ tiêu DRC cho thấy chúng ta sẽ mất ít đồng nội tệ hơn để thu được một đồng ngoại tệ thông qua các hoạt động xuất khẩu cho cả 2 loại sản phẩm lợn choai và lợn sữa.
B.Thực Trạng Xuất Khẩu Thịt Lợn Ở Việt Nam.
1.Thị trường xuất khẩu thịt lợn của VN đang bị thu hẹp
Giá thịtcủa Việt Nam khó canh tranh với trung quốc.4 tháng đầu năm, cả nước mới xuất được trên 2.000 tấn thịt lợn, giảm 32% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam, một trong những doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất cả nước, cũng chỉ đạt khoảng 300 tấn, so với kế hoạch cả năm là 14.000 tấn.Trung Quốc, đối thủ chính của Việt Nam, ngay từ đầu năm đã chào bán thịt lợn xuất khẩu với giá khá thấp: 1.200 USD/tấn lợn choai (trước là 1.300-1.400 USD/tấn) và 1.400 USD/tấn lợn sữa (trước là 1.500-1.600 USD/tấn). Riêng với thị trường Nga, giá chỉ còn 1.150 USD/tấn.Theo các chuyên gia, nếu các doanh nghiệp Việt Nam xuất với giá trên thì sẽ bị lỗ khoảng 3 triệu đồng/tấn.Tại thị trường Nga, thịt lợn đến từ Brazil cũng cạnh tranh gay gắt với hàng xuất khẩu của Việt Nam.Nếu như lượng xuất của Brazil vào Nga năm 2001 chỉ đạt vài nghìn tấn, thì năm ngoái đã vươn tới con số 170.000 tấn.Bên cạnh đó, giá thịt lợn tiêu thụ trong nước luôn cao hơn thịt xuất khẩu cũng là một khó khăn cho các doanh nghiệp. Hiện giá 1 tấn thịt lợn mảnh tại thị trường trong nước đã là 17 triệu đồng. Tình trạng này khiến người sản xuất chỉ quan tâm đến tiêu thụ nội địa mà coi nhẹ xuất khẩu.Các chuyên gia nhận định, với những diễn biến thị trường như hiện nay thì thịt lợn xuất khẩu của Việt Nam khó có thể tránh khỏi nguy cơ mất dần thị trường.
2.Xuất khẩu thịt lợn chỉ có tính thời vụ:
Trong khi giá thịt lợn ở trong nước tăng cao do thiếu nguồn cung thì lợn sữa lại đang được xuất khẩu sang Trung Quốc với số lượng khá lớn. Theo lý giải của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát thì việc làm này chỉ mang tính thời vụ.Cách đây 10 năm, lợn sữa là một trong những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam, thị trường tiêu thụ chủ yếu là Trung Quốc.Nhiều năm trở lại đây, xuất khẩu lợn sữa của nước ta bị mất thị trường, trong khi nhiều loại thịt của nước ngoài đã tràn vào nước ta, khiến Việt Nam từ nước xuất khẩu thịt trở thành nước nhập khẩu ròng các loại thịt. Việc xuất khẩu thịt lợn diễn ra vào thời điểm này chỉ có tính chất thời vụ, do diễn biến về cung cầu ở thị trường Trung Quốc và Việt Nam.
C.Giải Pháp:
1.Giải pháp thị trường:
Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp chăn nuôi, xuất khẩu thịt lợn vào các thị trường tiềm năng mà thịt lợn Việt nam có thể xâm nhập trong thời gian tới đó là thị trường Hồng Kông, Liên Bang Nga, Nhật Bản, Singapore, Malaysia và Trung Quốc. Ngoài ra Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu thịt lợn sang các nước khác, thông qua các nước khác bằng xúc tiến thương mại, thông tin quảng cáo, tổ chức khảo sát giới thiệu sản phẩm thông qua các cơ quan đại diện ở nước ngoài như Tham tán thương mại, ngoại giao. Tổ chức nghiên cứu thị trường tư vấn giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thịt lợn có điều kiện tiếp cận với các thị trường mới trên cơ sở lợi thế.
Kết hợp các giải pháp khác:
Giải pháp đầu tư vốn
Giải pháp về chính sách thuế
Quy hoạch chăn nuôi
Tổ chức sản xuất
Khoa học công nghệ
Thông tin thị trường và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi.
V.KẾT LUẬN
Trên cơ sở thực trạng xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam trong thời gian qua và quá trình nghiên cứu thị trường của các nước nhập khẩu thịt lợn trên thế giới trong thời kỳ đến 2011, định hướng phát triển thị trường xuất khẩu thịt lợn của nước ta sẽ tăng vào những thị trường tiềm năng mà mặt hàng thịt lợn của Việt Nam có khả năng xâm nhập trong thời gian tới, gồm:Thị trường Nga, Hồng Kông, Singapore và Malaysia, Nhật, Nam Trung Quốc, Thị trường các nước Đông Nam Á. Ngoài các thị trường trên cần tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, thông tin thị trường và đàm phán để ký kết hoặc thoả thuận các Hiệp định thú y với các nước nhập khẩu thịt lợn của nước ta như Trung Quốc, Mỹ, các nước Tây và Đông Âu …
Nhận thức được những khó khăn trong chế biến thịt lợn xuất khẩu và nguy cơ thị trường bị thu hẹp do gặp phải sự cạnh tranh rất mạnh mẽ về giá xuất khẩu của các nước khác nư Trung Quốc , Braxin… Nguyên nhân là do chi phí thức ăn cho chăn nuôi cao. Thiếu vốn đầu tư, thiếu thông tin về thị trường, chính sách hỗ trợ của nhà nước còn nhiều bất cập. Thêm vào đó, hầu hết các thiết bị dành cho chế biến thịt lợn của các nhà máy đều lạc hậu, sẩn phẩm chủ yếu chỉ là thịt đông lạnh và tập trung xuất khẩu cho 2 thị trường chính là Nga và Hồng Kông.
Để thấy được khả năng cạnh tranh của sản phẩm thịt lợn đề tài đưa ra 2 kịch bản: Thuế =0 và giá nguyên liệu chế biến thức ăn giảm 5%-10%-15%; giá thành sản xuất giảm 5%-10%-15% so với ban đầu nhờ tăng năng suất. Kết quả cho thấy, với mỗi kịch bản độc lập, sản phẩm thịt lợn vẫn có lợi thế so sánh. Từ những ưu và hạn chế trên, để chăn nuôi lợn phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa và sử dụng tốt lợi thế so sánh của các mặt hang thịt lợn xuất khẩu, cần phải giải quyết triệt để những hạn chế trên.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom_1_marketing_844.docx