Khảo nghiệm sinh trưởng, phát triển và năng suất của 14 tổ hợp lúa lai trong vụ Đông Xuân 2010 - 2011 tại trạm thực nghiệm giống cây trồng Ayun Hạ huyện Phú Thiện – tỉnh Gia Lai

Chương 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Lúa gạo (Oryza sativa. L) là cây lương thực chính của hơn một nửa dân số thế giới, tập trung tại các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Lúa gạo có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực và ổn định xã hội. Theo dự báo của FAO, thế giới đang có nguy cơ khủng hoảng lương thực do dân số tăng nhanh. Theo liên hiệp quốc ước lượng trên cơ sở dữ liệu quốc tế, dân số thế giới sẽ là 7 tỷ năm 2011, và theo thống kê của FAO năm 2009 đã có 1,02 tỷ người thiếu đói (chiếm 14%) tập trung ở hai khu vực chính là Châu Á và Châu Phi (Hoàng Long, 2010). Cùng với đó là các vấn đề về biến đổi khí hậu toàn cầu gây hiểm họa khô hạn, bão lụt, quá trình đô thị hoá làm giảm đất canh tác lúa, tất cả những điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới vấn đề an ninh lương thực. Ở những nước sử dụng lúa gạo làm lương thực việc phát triển cây lúa được coi là chiến lược quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp. Với thành tựu của cuộc cách mạng xanh, hàng loạt các giống mới có năng suất cao đã được đưa vào gieo trồng giúp cải thiện cơ bản về sự thiếu hụt về lương thực cho mỗi quốc gia. Trong những năm cuối của thế kỷ XX tiềm năng, năng suất của các giống lúa thuần không tăng thêm và khó có thể nâng cao sản lượng trong điều kiện quỹ đất trồng trọt ngày càng bị thu hẹp. Trước nhu cầu về an ninh lương thực toàn cầu, việc tìm ra các giống lúa sử dụng ưu thế lai (ƯTL) được xem là một thành tựu khoa học nông nghiệp nổi bật. Thực tiễn đã chứng tỏ rằng: lúa lai cho năng suất tăng hơn lúa thuần từ 20 - 30% và đã được Trung Quốc, nước đầu tiên trên thế giới đưa vào sản xuất đại trà. Hiện nay, lúa lai cũng đã và đang được mở rộng ở các nước trồng lúa khác như: Việt Nam, Ấn Độ, Myanmar, Philippines, Bangladesh . Việc sử dụng lúa lai đã góp phần nâng cao năng suất và sản lượng lúa, đảm bảo an toàn lương thực, tăng thu nhập và tạo thêm việc làm cho nông dân thông qua việc sản xuất lúa lai. Việt Nam là một quốc gia sử dụng lúa gạo làm lương thực chính, và là nước xuất khẩu lúa gạo đứng thứ hai trên thế giới, vì vậy, việc nghiên cứu và áp dụng lúa lai là rất cấp thiết. Ở nước ta, hiện nay lúa lai đang phát triển mạnh ở các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, tuy nhiên nơi đây gặp một số khó khăn như diện tích đất manh mún và thiếu lao động. Với những lợi thế về diện tích đất canh tác lớn, nhiều công lao động và đặc biệt là vùng sinh thái thích hợp với các tổ hợp lúa lai hiện nay, trong thời gian tới miền Trung và Tây Nguyên sẽ trở thành nơi chính để sản xuất lúa lai. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên cùng với sự giúp đỡ của Trạm thực nghiệm giống cây trồng Ayun Hạ - huyện Phú Thiện – tỉnh Gia Lai, Thạc sĩ Cao Xuân Tài, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo nghiệm sinh trưởng, phát triển và năng suất của 14 tổ hợp lúa lai trong vụ Đông Xuân 2010 - 2011 tại trạm thực nghiệm giống cây trồng Ayun Hạ huyện Phú Thiện – tỉnh Gia Lai” 1.2 Mục tiêu và yêu cầu 1.2.1 Mục tiêu Xác định và tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai mới chọn tạo có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu khá với sâu bệnh, thích hợp với điều kiện sinh thái vùng Ayun Hạ - huyện Phú Thiện - tỉnh Gia Lai. 1.2.2 Yêu cầu Theo dõi và đánh giá các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển, khả năng thích nghi, khả năng chống chịu và năng suất đúng theo quy định khảo nghiệm giống lúa của IRRI. Rút ra được ưu, nhược điểm của các giống lúa tham gia thí nghiệm, và đề nghị giống có triển vọng nhất trên cơ sở các yêu cầu đưa ra của khảo nghiệm. __________________________________________________ __________________________________________________ __________________________________________________

pdf68 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3821 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo nghiệm sinh trưởng, phát triển và năng suất của 14 tổ hợp lúa lai trong vụ Đông Xuân 2010 - 2011 tại trạm thực nghiệm giống cây trồng Ayun Hạ huyện Phú Thiện – tỉnh Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gian sinh trưởng Mỗi giống khác nhau thì sẽ có thời gian sinh trưởng khác nhau. Đây cũng là tính trạng do di truyền quy định, ngoài ra tổng thời gian sinh trưởng cũng phụ thuộc vào điều kiện môi trường, đặc biệt là nhiệt độ. Qua bảng 4.2 cho ta thấy thời gian sinh trưởng của các giống lúa biến động từ 103 - 120 ngày. Hai giống CT 16, TH 17 có thời gian sinh trưởng dài hơn và bằng so với giống đối chứng; các giống còn lại có thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với đối chứng từ 5 – 15 ngày. Giống có tổng thời gian sinh trưởng dài nhất là giống CT 16 (120 ngày) tiếp theo là TH 17 (118 ngày) và giống Đ/C Nhị Ưu 838 (118 ngày), giống HR 3 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất 103 ngày. 4.3 Động thái tăng trưởng chiều cao Quá trình tăng trưởng chiều cao của cây diễn ra trong suốt quá trình sống của cây từ khi gieo cho đến khi trổ. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn khác nhau thì tốc độ tăng trưởng chiều cao là khác nhau. Trong tất cả các giai đoạn thì giai đoạn vươn lóng và trổ bông là giai đoạn tăng trưởng chiều cao mạnh nhất. Nghiên cứu chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây qua các giai đoạn giúp cho chúng ta biết được quy luật sinh trưởng về chiều cao của cây, đó là cơ sở để tác động những biện pháp kỹ thuật thích hợp cho từng giống ở từng giai đoạn để cây sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao hơn. Bảng 4.3 thể hiện rất rõ động thái tăng trưởng chiều cao của các giống qua các giai đoạn sinh trưởng. 32 Bảng 4.3 Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống lúa Giống Chiều cao cây (cm) 10NSC 20NSC 30NSC 40NSC 50NSC 60NSC TH 3-3 22,10 30,37 45,43 abc 53,43 56,40 68,63 bc TH 7-7 21,90 33,82 43,37 abcd 51,77 55,57 68,53 bc TH 7-2 21,70 33,84 43,60 abcd 50,93 57,37 70,40 abc CT 16 21,37 34,70 38,23 cd 47,73 51,60 74,10 a TH 3-8 22,53 31,79 44,70 abcd 53,20 56,23 67,70 bc TH 17 22,70 31,64 37,67 d 42,33 47,30 60,07 e TH 3-5 22,30 34,58 48,53 ab 52,47 58,87 72,07 ab TH 3-6 21,77 32,53 42,57 bcd 50,17 54,30 66,23 cd TH 7-8 21,87 33,33 44,90 abcd 51,33 55,87 68,20 bc TH 3-7 21,17 30,89 45,20 abc 49,50 55,00 67,40 bc Nhị Ưu 838 (đ/c) 20,70 35,57 40,07 cd 46,93 49,97 68,24 bc VL 24 22,10 31,71 40,23 cd 46,07 49,93 61,63 de HR 3 21,90 32,78 49,70 ab 53,70 59,83 62,53 de VL 50 21,70 35,25 50,00 a 55,40 59,80 69,33 bc CV% 4,08 7,47 7,41 9,26 8,65 3,07 LSD0,01 7,334 4,673 Chiều cao cây ở 10 NSC có sự khác biệt không lớn giữa các giống. Cụ thể là chiều cao giữa các giống lúa dao động 20,70– 22,70 cm, Đ/C Nhị Ưu 838 có chiều cao thấp nhất 20,70 cm. Chiều cao cây 20 NSC của các giống giao động từ 30,37 – 35,57 cm, cao nhất là Nhị Ưu 838 (35,57 cm) và thấp nhất TH 3-3 (30,37 cm). 33 Ở giai đoạn 30 NSC chiều cao cây của các giống có sự khác biệt rất có ý nghĩa ở mức α = 0,01 và dao động từ 37,67 – 50,00 cm. Chiều cao cây có sự khác biệt không có ý nghĩa sau 40 NSC và dao động 42,33 – 55,40 cm, trong đó VL 24 có chiều cao lớn nhất (55,40 cm), thấp nhất TH 17 (42,33 cm) và đối chứng 46,93 cm. Ở 50 NSC chiều cao cây từ 47,30 – 59,83 cm và có sự khác biệt không có ý nghĩa giữa các giống. Chiều cao cây của các giống 60 NSC dao động 60,07 – 74,10 cm và cũng có sự khác biệt rất có ý nghĩa (ở mức α = 0,01) cao nhất là giống CT 16 (74,10 cm), thấp nhất TH 17 (60.07 cm), đối chứng Nhị Ưu 838 (68,24 cm). Động thái tăng trưởng chiều cao của một số giống lúa 0 10 20 30 40 50 60 70 80 10NSC 20NSC 30NSC 40NSC 50NSC 60NSC Ngày theo dõi C h iề u ca o câ y( cm ) CT 16 TH 17 TH 3-7 Nhị Ưu 838 (đ/c) VL 24 VL50 Đồ thị 4.1 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của một số giống lúa Qua đồ thị 4.1 chúng tôi thấy rằng độ dốc của đồ thị ở giai đoạn đầu thấp hơn các giai đoạn sau điều này thể hiện các giống tăng trưởng chiều cao chậm. Đây là thời kỳ cây lúa vừa qua giai đoạn hồi xanh và tập trung dinh dưỡng để phát triển lá và đẻ nhánh nên tốc độ tăng trưởng chiều cao chậm hơn các thời kỳ sau. Ở thời kỳ kết thúc đẻ nhánh đến bắt đầu trổ (50 - 60 NSC) đồ thị có độ dốc lớn chứng tỏ tốc độ tăng chiều cao nhanh, thời kỳ này ứng với thời kỳ làm đốt làm đòng và trổ của của cây. Qua biểu đồ ta thấy đường biểu diển của giống TH 17 thấp hơn so với các giống khác, 34 điều đó cho thấy tốc độ tăng trưởng chiều cao của giống TH 17 chậm nhất và VL 50 có tốc độ tăng nhanh nhất. 4.4 Động thái đẻ nhánh Động thái đẻ nhánh là tốc độ đẻ nhánh của cây, thể hiện sự biến động số nhánh đẻ của cây trong một khoảng thời gian nào đó. Bảng 4.4 Động thái đẻ nhánh của các giống lúa Giống Số nhánh/bụi 10NSC 20NSC 30NSC 40NSC 50NSC 60NSC TH 3-3 1,27 2,47 5,40 6,53 bcd 6,00 bcd 5,67 bc TH 7-7 1,40 2,93 5,67 6,20 d 6,00 bcd 5,73 bc TH 7-2 1,20 2,93 5,80 6,60 bcd 6,33 cd 5,80 bc CT 16 1,13 2,73 6,47 7,80 a 7,73 a 6,73 ab TH 3-8 1,20 2,93 6,07 7,00 abcd 6,53 abc 5,87 abc TH 17 1,07 2,80 6,60 7,07 abcd 6,67 abc 5,67 bc TH 3-5 1,20 3,07 6,53 7,47 abc 5,47 cd 5,27 c TH 3-6 1,20 2,47 6,27 7,20 abcd 5,67 bcd 5,13 c TH 7-8 1,07 3,07 6,40 6,53 bcd 6,20 bcd 5,53 bc TH 3-7 1,20 2,53 6,27 7,40 abc 5,80 bcd 4,93 c Nhị Ưu 838 (đ/c) 1,27 3,47 7,40 8,07 a 7,80 a 7,20 a VL 24 1,13 3,73 6,73 7,60 ab 6,87 ab 5,80 bc HR 3 1,27 2,60 5,93 5,07 e 4,87 d 4,53 c VL 50 1,13 2,67 6,80 6,40 cd 6,27 bc 5,87 abc CV% 10,65 16,81 11,91 6,86 9,60 10,52 LSD0,01 1,073 1,365 1,352 35 Qua theo dõi động thái đẻ nhánh của các giống được thể hiện rõ qua bảng 4.4 cho thấy rằng trong cùng một điều kiện khí hậu, chế độ chăm sóc khả năng đẻ nhánh có sự khác biệt rất có ý nghĩa ở mức α = 0,01. Động thái đẻ nhánh không có sự khác biệt giữa các giống ở giai đoạn 10 - 30 NSC, nhưng giai đoạn từ 40 - 60 NSC lại có sự khác biệt rất có ý nghĩa. Sau khi cấy cây lúa bắt đầu giai đoạn hồi xanh và dần hồi phục nên số nhánh đẻ chưa cao chỉ khoảng 1,07 - 1,40 nhánh và đối chứng là 1,27 nhánh ở giai đoạn 10 NSC. Ở 20 NSC số nhánh tăng nhiều so với 10 NSC nhưng tăng chưa cao. VL 24 có số nhánh cao nhất là 3,73 nhánh, thấp nhất TH 3-3 và TH 3-6 là 2,47 nhánh và Đ/C Nhị Ưu 838 là 3,47 nhánh. Số nhánh của các giống của 30 NSC dao động từ 5,40 – 7,40 nhánh/bụi, giống Đ/C Nhị Ưu 838 có tốc độ đẻ nhánh rất mạnh và số nhánh cao nhất từ 3,47 nhánh ở giai đoạn 20 NSC lên 7,40 nhánh, thấp nhất là TH -3 5,40 nhánh. Ở 40 NSC có số nhánh đạt cực đại, cao nhất là Nhị Ưu 838 với số nhánh là 8,07 và thấp nhất là HR 3 với 5,07 nhánh. Tốc độ đẻ nhánh giảm dần sau ở giai đoạn 50 NSC và 60 NSC. Trong các giống thì ta có thể nhận thấy rằng Đ/C Nhị Ưu 838 có sức đẻ nhánh mạnh nhất và HR 3 lại có sức đẻ thấp nhất so với các giống. 36 Động thái đẻ nhánh của một số giống lúa 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10NSC 20NSC 30NSC 40NSC 50NS 60NSC Ngày theo dõi Số n há nh /b ụi TH 3-3 CT 16 TH 3-7 Nhị Ưu 838(đ/c) HR 3 VL50 c Đồ thị 4.2 Động thái đẻ nhánh của một số giống lúa Qua đồ thị 4.2 chúng ta thấy rằng ở giai đoạn 10 - 20 NSC tốc độ đẻ nhánh của các giống thấp. Nhưng đến giai đoạn từ 20 - 30 NSC tốc độ đẻ nhánh giữa các giống tăng lên giống đạt cực đại ở giai đoạn 30 NSC: HR 3. Các giống còn lại tốc độ đẻ nhánh đạt cực đại ở giai đoạn 40 NSC. Nhìn chung các giống sau khi bén rễ hồi xanh tiến hành đẻ nhánh, thời gian đẻ nhánh trong khoảng 30 ngày. Giống có tốc độ đẻ nhánh cao nhất là giống Đ/C Nhị Ưu 838, thấp nhất là HR 3. 4.5 Khả năng đẻ nhánh và tỷ lệ nhánh hữu hiệu Đẻ nhánh là đặc điểm sinh vật học của cây lúa và nó được cây lúa tự điều chỉnh cho phù hợp với sự đẻ nhánh trong quần thể. Khả năng đẻ nhánh chịu sự chi phối bởi các yếu tố ngoại cảnh, do đó ta có thể áp dụng các biện pháp kĩ thuật: cung cấp đủ dinh dưỡng, nước tưới, kỹ thuật gieo cấy… để cây lúa đẻ sớm, đẻ nhiều và đẻ tập trung, để đạt tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao, hạn chế đẻ nhánh vô hiệu, làm tăng số bông trên đơn vị diện tích. Đẻ nhánh là một đặc tính do yếu tố di truyền của giống quyết định, đây là tính trạng có hệ số di truyền thấp, nó thường bị chi phối bởi những điều kiện ngoại cảnh như: kỹ thuật gieo cấy (mật độ, cấy nông hay sâu), chế độ nước, dinh dưỡng, ánh sáng, nhiệt độ… 37 Khả năng đẻ nhánh của giống quyết định số bông trên bụi, là yếu tố cấu thành năng suất sau này. Nghiên cứu quá trình đẻ nhánh của lúa giúp chúng ta có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật hợp lý để cho lúa đẻ khoẻ, tập trung, tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao, nhằm tăng số bông trên đơn vị diện tích. Qua theo dõi chúng tôi đã ghi nhận được khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thông qua bảng 4.5. Bảng 4.5 Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa Giống Số nhánh tối đa (nhánh/bụi) Số nhánh hữu hiệu (nhánh/bụi) Tỷ lệ nhánh hữu hiệu (%) TH 3-3 6,53 5,00 def 76,57 TH 7-7 6,20 4,70 f 75,81 TH 7-2 6,60 5,10 cdef 77,27 CT 16 7,80 6,37 a 81,67 TH 3-8 7,00 5,63 abcdef 80,43 TH 17 7,07 5,80 abcde 82,04 TH 3-5 7,47 6,13 abc 82,06 TH 3-6 7,20 6,00 abcd 83,33 TH 7-8 6,53 4,90 ef 75,04 TH 3-7 7,40 6,17 ab 83,38 Nhị Ưu 838 (đ/c) 8,07 5,40 bcdef 66,91 VL 24 7,60 5,83 abcde 76,71 HR 3 5,93 4,83 ef 81,45 VL 50 6,80 5,13 bcdef 75,44 CV% 8,35 LSD0,01 1,036 38 4.5.1 Số nhánh tối đa Đây là đặc trưng thể hiện khả năng đẻ nhánh của giống. Số nhánh tối đa cao không chỉ phụ thuộc vào yếu tố giống quy định mà còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Nếu các điều kiện ngoại cảnh càng thuận lợi thì số nhánh tối đa sẽ càng cao và càng tương ứng với đặc tính của giống. Số nhánh tối đa càng nhiều càng tốt, nhưng nếu nhiều mà không tạo thành nhánh hữu hiệu thì sẽ làm cây mất nhiều dinh dưỡng, không tập trung dinh dưỡng cho các hoạt động sinh lý sinh hoá sau này. Từ bảng 4.5 cho thấy giống có khả năng đẻ nhánh mạnh nhất là Nhị Ưu 838 8,07 nhánh, tiếp đến là giống CT 16 7,80 nhánh, VL 24 là 7,60 nhánh. Thấp nhất là HR 3: 5,93 nhánh, tiếp đến TH 7-7: 6,20 nhánh, TH 3-3 và TH 7-8: 6,53 nhánh. 4.5.2 Số nhánh hữu hiệu Nhánh hữu hiệu là yếu tố quy định số bông trên đơn vị diện tích vì vậy số nhánh hữu hiệu trên cây càng nhiều càng tốt, năng suất càng cao nhưng để đạt được số nhánh trên thì cần phải hiểu được quy luật và các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa để tác động những biện pháp kỹ thuật hợp lý để đạt số nhánh hữu hiệu cao nhất. Số nhánh hữu hiệu cao là điều kiện tăng năng suất sau này. Điều kiện để một nhánh trở thành nhánh hữu hiệu là nhánh phải có đường kính từ 4 mm trở lên và nhánh phải có ít nhất là 4 lá. Bảng 4.5 cho thấy số nhánh hữu hiệu của các giống ở mức trung bình từ 4,70 – 6,37 nhánh. TH 7-7 có số nhánh hữu hiệu thấp nhất là 4,70 nhánh, cao nhất CT 16 là 6,37 nhánh và Đ/C Nhị Ưu 838 là 5,40 nhánh. Số nhánh hữu hiệu của các giống có sự biến động đáng kể CV = 8,35%, khả năng đẻ nhánh hữu hiệu giữa các giống có sự sai khác nhau có ý nghĩa ở mức α = 0,01. 4.5.3 Tỷ lệ nhánh hữu hiệu Là phần trăm giữa số nhánh hữu hiệu trên số nhánh tối đa. Tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu thấp thì số nhánh hữu hiệu thấp và nguyên nhân do chế độ canh tác chưa hợp lý, không đáp ứng đúng nhu cầu dinh dưỡng, điều kiện ngoại cảnh bất lợi dẫn đến thời gian đẻ nhánh dài, muộn nên không hội đủ để trở thành nhánh hữu hiệu. 39 Qua bảng 4.5 cho thấy tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu của các giống tương đối cao 66,91% - 83,38%. Tất các giống đều có tỷ lệ để nhánh hữu hiệu cao hơn so với đối chứng, và cao nhất TH 3-7 là 83,38%, tiếp theo là TH 3-6, TH 3-5, CT 16 tương ứng là 83,33%; 82,06% và 82,04%. Hai giống có tỷ lệ thấp là giống Đ/C Nhị Ưu 838 (66,91%), TH 7-8 (75,04%). 4.6 Động thái tích lũy chất khô Sự tích lũy chất khô là kết quả của suốt quá trình hoạt động sống của cây, trong đó quá trình quang hợp của lá đòng đóng vai trò quan trọng nhất. Sự tích lũy chất khô không chỉ phụ thuộc vào đặc tính giống, từng giai đoạn sinh trưởng của cây mà còn phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh: mưa, nhiệt độ, ánh sáng… Bảng 4.6. Động thái tích lũy chất khô Giống Trọng lượng chất khô (g/bụi) Giai đoạn đẻ nhánh Giai đoạn làm đòng Giai đoạn trổ Giai đoạn chín TH 3-3 4,8 26,7 56,1 66,7 TH 7-7 5,5 27,5 55,3 65,8 TH 7-2 5,5 39,1 59,9 63,6 CT 16 5,1 34,8 56,6 68,9 TH 3-8 5,0 29,7 57,0 61,1 TH 17 5,1 35,4 61,3 64,6 TH 3-5 4,2 30,0 56,0 60,9 TH 3-6 4,5 33,5 56,9 60,1 TH 7-8 4,3 33,1 62,4 66,0 TH 3-7 4,7 34,2 63,7 73,2 Nhị Ưu 838 (đ/c) 4,0 37,7 61,7 68,6 VL 24 4,0 31,0 55,8 63,4 HR 3 3,4 30,7 53,9 58,2 VL 50 3,6 35,0 53,6 60,0 40 Qua bảng 4.6 cho thấy động thái tích lũy chất khô của các giống tăng dần qua các giai đoạn sinh trưởng và đạt cực đại vào giai đoạn chín. Giai đoạn đẻ nhánh: Trọng lượng chất khô của các giống đều lớn hơn đối chứng và dao động từ 3,4 – 5,5 g, cao nhất TH 7-2 và TH 7-7 (5,5 g) và thấp nhất là HR 3 (3,4 g), so với Đ/C là 4,0 g. Động thái tích lũy chất khô ở giai đoạn làm đòng giữa các giống dao động từ 26,7 – 39,1 g. Giai đoạn trổ: Hầu hết các giống đều có trọng lượng chất khô thấp hơn Đ/C từ 53,6 – 63,7 g và Đ/C là 61,7 g. Giai đoạn chín: Động thái tích lũy chất khô dao động 58,2 – 73,2 g, cao nhất là TH 3-7 (73,2 g) và thấp nhất HR 3 (58,2 g) và Đ/C 68,6 g. Động thái tích lũy chất khô của một số giống lúa 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Giai đoạn đẻ nhánh Giai đoạn làm đòng Giai đoạn trổ Giai đoạn chín Giai đoạn G ra m /b ụ i TH 3-3 CT 16 TH 3-7 Nhị Ưu 838(đ/c) HR 3 VL50 Đồ thị 4.3 Động thái tích lũy chất khô Qua hình 4.3 cho thấy động thái tích lũy chất khô tăng mạnh từ giai đoạn đẻ nhánh đến giai đoạn trổ và tăng chậm ở giai đoạn trổ đến giai đoạn chín. 41 4.7 Tính chống chịu sâu bệnh hại Tính chống chịu sâu bệnh cũng là một chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn giống. Một giống tốt ngoài cho năng suất cao, phẩm chất tốt, thì còn có khả năng chống chịu được sâu bệnh hại. Tác hại của sâu bện hại rất lớn, nó làm cây sinh trưởng và phát triển kém dẫn đến năng suất và phẩm chất sẽ giảm, thậm chí không thể thu hoạch. Tình hình sâu bệnh hại trong quá trình nghiên cứu: Sâu hại: Giai đoạn từ gieo đến cấy không thấy xuất hiện sâu hại, giai đoạn kết thúc đẻ nhánh đến làm đòng thấy xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ ở các nghiệm thức, nhưng với mức độ thấp và không ảnh hưởng đến năng suất. Một số giống có xuất hiện sâu đục thân nhưng không đáng kể. Bệnh hại: Trong qua trình thí nghiệm thấy có xuất hiện bệnh cháy đầu lá ở giai đoạn đẻ nhánh với mức độ rất thấp, không có khả năng gây hại. Tóm lại trong quá trình nghiên cứu các giống sinh trưởng, phát triển bình thường. Sâu, bệnh gây hại không đáng kể. 4.8 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất Năng suất là chỉ số cơ bản của một giống, là phối hợp phức tạp của nhiều tính trạng, các đặc điểm kinh tế và sinh học của thực vật nói chung và cây lúa nó riêng. Đây là kết quả cuối cùng của quá trình sinh trưởng, phát triển, tích luỹ và tổng hợp chất hữu cơ của cây lúa. Hiện nay, trong chọn giống ngoài việc chọn những giống có năng suất cao người ta còn chú ý đến yếu tố chất lượng. Năng suất ngoài do yếu tố di truyền quy định nó còn phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết, kỹ thuật thâm canh,... Năng suất lúa được hình thành từ các yếu tố cấu thành năng suất: số bông trên đơn vị diện tích, số hạt trên bông, số hạt chắc, khối lượng 1000 hạt. Trong từng thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây lúa các yếu tố này được hình thành dần. Các yếu tố cấu thành năng suất có mối tương quan chặt chẽ với nhau, nếu một trong những yếu tố tăng hay giảm đều làm tăng hoặc giảm năng suất. 42 Bảng 4.7 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất Giống Bông/m2 (bông) Tổng số hạt/bông (hạt) Hạt chắc/bông (hạt) Tỷ lệ lép (%) P 1000 hạt (g) NSTT (Tấn/ha) NSLT (Tấn/ha) TH 3-3 211,7 g 115,7 b 105,5 b 10,2 30.03 bc 6.40 abcd 7,13 TH 7-7 225,0 efg 132,3 a 111,7 a 21,37 24.67 f 5.20 efg 5,83 TH 7-2 229,7 efg 116,2 b 101,4 bc 14,73 26.90 e 5.83 cdef 6,53 CT 16 285,7 ab 94,9 de 91,9 de 3,03 31.50 b 7.53 a 8,27 TH 3-8 252,3 cde 105,8 c 96,2 cd 9,53 28.17 de 6.23 bcde 6,84 TH 17 269,3 abcd 95,5 de 88,3 ef 7,20 25.10 f 5.37def 5,97 TH 3-5 291,0 a 115,4 b 102,5 b 5,7 22.03 g 5.67 cdef 6,57 TH 3-6 277,7 abc 101,7 cd 92,5 de 9,17 29.07 cd 6.77abc 7,47 TH 7-8 223,3 fg 113,3 b 95,1 d 18,17 30.27 bc 5.63 cdef 6,43 TH 3-7 292,3 a 101,4 cd 94,1 de 7,37 29.00 cd 7.07 ab 7,97 Nhị Ưu 838 (đ/c) 242,7 def 89,0 e 84,7 f 4,33 33.60 a 6.20 bcde 6,91 VL 24 263,3 bcd 80,4 f 75,8 g 4,60 28.13 de 4.97 fg 5,61 HR 3 221,7 fg 114,3 b 90,4 def 23,87 22.20 g 4.03 g 4,45 VL 50 231,0 efg 135,8 a 112,3 a 23,53 25.10 f 5.77 cdef 6,51 CV% 6,53 3,80 3,69 2,71 12,02 LSD0,01 27,43 6,87 5,91 1,682 1,19 4.8.1 Số bông trên m2 Đây là yếu tố quan trọng quyết định năng suất cao hay thấp, số bông nhiều hay ít còn phụ thuộc vào khả năng đẻ nhánh cũng như các yếu tố ngoại cảnh. Để đạt số bông cao nhất chúng ta cần tác động những biện pháp kỹ thuật thích hợp cho cây đạt số nhánh hữu hiệu cao nhất. Qua bảng 4.7 thấy giống TH 3-7 có số bông cao nhất: 292,3 bông/m2 tiếp theo là giống TH 3-5: 291,0 bông/m2, CT 16: 285,7 bông/m2, TH 3-6: 277,7 bông/m2, TH 43 17: 269,3 bông/m2, VL 50: 263 bông/m2, TH 3-8: 252,3 bông/m2, các giống này cao hơn giống Đ/C từ 9,6 – 49,6 bông/m2. Các giống còn lại có số bông/m2 nhỏ hơn giống đối chứng. Giống TH 3-3 có số bông/m2 thấp nhất là 211,7 bông/m2 thấp hơn so với giống Đ/C 31 bông/m2 thấp hơn giống TH 3-7 80,6 bông/m2. Cũng qua bảng 4.6 ta thấy số bông/m2 của các giống có sự khác nhau rất có ý nghĩa ở mức α = 0,01. 4.8.2 Tổng số hạt trên bông Là đặc điểm do tính di truyền quy định ngoài ra nó còn chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác. Mật độ đóng hạt càng dày, số hạt trên bông càng lớn thì năng suất càng tăng. Qua nghiên cứu ta thấy tổng số hạt trên bông của các giống có sự khác nhau rất có ý nghĩa ở mức α = 0,01. Hầu hết tất cả các giống đều có tổng số hạt lớn hơn so với giống đối chứng. Duy chỉ có giống VL 24 có số hạt thấp nhất và thấp hơn Đ/C là 80,4 hạt/bông. 4.8.3 Số hạt chắc trên bông Là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất thực tế, mặc dù có số bông trên m2 cao nhưng số hạt chắc trên bông thấp, tỷ lệ lép cao thì sẽ ảnh hưởng đến năng suất. Đây là yếu tố quyết định năng suất của cây số hạt chắc trên cây càng cao thì năng suất càng lớn, đặc biệt là năng suất thực thu. Số hạt chắc trên bông phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết ở thời kỳ trổ bông. Vì vậy đây là yếu tố chủ yếu trong việc sắp xếp thời vụ lúa. Qua bảng 4.7 ta thấy số hạt chắc giữa các giống có sự khác biệt có ý nghĩa ở mức α = 0,01. Giống Nhị Ưu 838 có số hạt chắc thấp nhất 84,70 hạt, và cao nhất VL 50 là 112,30 hạt. 4.8.4 Tỷ lệ hạt lép Tỷ lệ lép của lúa phụ thuộc vào môi trường rất lớn, đối với lúa lai thì tỷ lệ lép còn phụ thuộc vào độ phục hồi của con lai F1. Tỷ lệ % hạt lép cũng ảnh hưởng đến năng suất, và nó tỷ lệ nghịch với số hạt chắc trên bông. Do đó, nếu tỷ lệ lép ít sẽ dẫn đến % số hạt chắc cao và kéo theo năng suất cao. Từ bảng 4.7 thấy hầu hết các giống đều có tỷ lệ hạt lép tương đối cao và cao hơn so với Đ/C Nhị Ưu 838 (4,33%), 2 44 giống HR 3 và VL 50 có tỷ lệ hạt lép cao nhất lần lượt: 23,87% và 23,53%. Giống có tỷ lệ hạt lép thấp nhất là CT 16 với 3,03%. 4.8.5 Trọng lượng 1000 hạt Là yếu tố cấu thành năng suất có tính ổn định cao, ít thay bị thay đổi, vì đây là tính trạng có hệ số di truyền cao. Tuy nhiên cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh nhất là ở giai đoạn vào chắc. Qua bảng 4.7 ta thấy rằng trọng lượng 1000 hạt giữa các giống có sự khác biệt rất có ý nghĩa ở mức α = 0,01. Hai giống Nhị Ưu 838 và CT 16 có trọng lượng 1000 hạt cao nhất tương ứng là: 33,60g và 31,50g. Các giống còn lại đều có trọng lượng 1000 hạt thấp hơn so với đối chứng, thấp nhất là TH 3-5 với 22,03g. 4.8.6 Năng suất lý thuyết Thể hiện tiềm năng năng suất của giống thông qua các yếu tố cấu thành năng suất: số bông/m2, số hạt chắc trên bông, trọng lượng 1000 hạt. Các yếu tố năng suất đó đã cấu thành nên năng suất lý thuyết. Các yếu tố này được hình thành trong các thời kỳ phát triển của cây lúa. Dựa vào năng suất lý thuyết người ta biết được khả năng cho năng suất của giống và từ đó có những biện pháp tác động cụ thể để đạt năng suất tố đa của giống. Qua bảng 4.7 nhận thấy rằng năng suất lý thuyết của các giống dao động từ 4,45 - 8,27 tấn/ha. Năng suất cao nhất là CT 16 với 8,27 tấn/ha cao hơn đối chứng 1,26 tấn, tiếp theo là TH 3-7, TH 3-6 và TH 3-3 với năng suất tương ứng là: 7,97 tấn/ha, 7,47 tấn/ha, 7,13 tấn/ha, Đ/C Nhị Ưu 838 là 6,91 tấn/ha. Tất cả các giống còn lại đều có năng suất lý thuyết thấp hơn đối chứng từ 0,07 – 1,46 tấn. 4.8.7 Năng suất thực thu Là năng suất thực tế mà ta thu được trong quá trình sản xuất. Thông thường năng suất thực tế sẽ thấp hơn năng suất lý thuyết từ 10 - 15%, nguyên nhân do điều kiện ngoại cảnh, kĩ thuật canh tác, tình hình sâu bệnh hại, rơi rớt trong khi thu hoạch. Từ bảng 4.7 thấy giống có năng suất thực thu cao nhất là CT 16 (7,53 tấn/ha), tiếp đến TH 3-7 (7,07 tấn/ha), TH 3-6 (6,77 tấn/ha), TH 3-3 (6,40 tấn/ha), TH 3-8 45 (6,23 tấn/ha) các giống này đều cao hơn giống Đ/C Nhị Ưu 838 (6,20 tấn/ha). Các giống còn lại có năng suất thấp hơn đối chứng. Giống cho năng suất thực thu nhỏ nhất là HR 3 với 4,03 tấn/ha. NSLT và NSTT của các giống 6.40 5.20 5.83 7.53 6.23 5.37 5.67 6.77 5.63 7.07 6.20 4.97 4.03 5.77 7.13 5.83 6.53 8.27 6.84 5.97 6.57 7.47 6.43 7.97 6.91 5.61 4.45 6.51 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 TH 3- 3 TH 7- 7 TH 7- 2 CT 16 TH 3- 8 TH 17 TH 3 3 -5 TH 3- 6 TH 7- 8 TH 3- 7 Nh ị Ư u 83 8 ( đ/c ) VL 24 HR 3 VL 50 Giống T ấn /h a NSTT NSLT Đồ thị 4.4 NSLT và NSTT của các giống Qua hình 4.7 biểu thị năng suất lý thuyết và thực thu, chúng ta thấy năng suất thực thực của các dòng chênh lệch nhau so với năng suất lý thuyết. Ta thấy rằng năng suất của các giống khác nhau và khác so với giống đối chứng. 4.9 Chỉ tiêu về phẩm chất gạo Trước đây để đảm bảo an ninh lương thực thì việc chọn tạo ra các giống lúa có năng suất cao luôn là tiêu chí hàng đầu trong công tác chọn giống. Tuy nhiên, trong những năm gần đây việc chọn tạo ra những giống lúa có năng suất khá, chất lượng tốt, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu đang trở thành một mục tiêu quan trọng của các nhà chọn tạo giống. Trên thực tế, chất lượng hạt gạo được đánh giá trên nhiều phương diện khác nhau, dựa vào hàm lượng các chất dinh dưỡng trong hạt hay dựa vào thị hiếu của người tiêu dùng như: mùi thơm, hình dạng hạt, độ trong của hạt… trong giới hạn của 46 đề tài nghiên cứu chúng tôi chỉ mới đánh giá được chất lượng thương phẩm của hạt gạo. Bảng 4.8 Chỉ tiêu về phẩm chất các giống lúa Giống Chiều dài hạt (mm) Chiều rộng hạt (mm) Dài/rộng Dạng hạt Độ bạc bụng TH 3-3 6,9 2,0 3,45 Thon dài 0 TH 7-7 6,6 2,3 2,93 Thon 3 TH 7-2 6,7 2,3 2,98 Thon 5 CT 16 6,3 2,8 2,23 Bán tròn 3 TH 3-8 7,1 2,1 3,36 Thon dài 3 TH 17 6,1 2,5 2,44 Bán tròn 1 TH 3-5 7,5 2,0 3,85 Thon dài 1 TH 3-6 7,0 2,2 3,26 Thon dài 5 TH 7-8 7,2 2,2 3,35 Thon dài 1 TH 3-7 6,8 1,9 3,65 Thon dài 0 Nhị Ưu 838(đ/c) 6,1 2,8 2,18 Bán tròn 3 VL 24 7,0 2,0 3,48 Thon dài 1 HR 3 6,5 2,0 3,22 Thon dài 0 VL 50 6,8 2,0 3,38 Thon dài 0 4.9.1 Kích thước hạt Đây là đặc trưng về hình thái giống có tính di truyền ổn định cao. Kích thước hạt là chỉ tiêu chọn giống về mặt đánh giá phẩm chất gạo. Xu hướng ngày nay người tiêu dùng ưa thích gạo hạt dài vì thông thường hạt gạo càng dài thì sẽ ngon hơn. Qua bảng 4.8 ta thấy rằng chiều dài hạt gao chênh lệch trong khoảng 6,1 - 7,5 mm. Giống TH 3-5 có chiều dài hạt gạo lớn nhất là 7,5 mm, hai giống TH 17 và Đ/C Nhị Ưu 838 đều có chiều dài nhỏ nhất là 6,1 mm. 47 Chiều rộng hạt gạo có sự khác biệt nhau giữa các giống trong thí nghiệm. Hầu như các giống đều có chiều rộng hạt gạo nhỏ hơn đối chứng, duy chỉ có CT 16 (2,8 mm) bằng giống đối chứng. Các giống còn lại đều có chiều rộng thấp hơn đối chứng, thấp nhất là TH 3-7 với 1,9 mm. 4.9.2 Dạng hạt Được tính bằng tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng hạt gạo. Đây là chỉ tiêu phản ánh dạng hạt thon, thon dài, tròn...dựa vào tiêu chuẩn xếp loại hạt của quy phạm khảo nghiệm giống lúa của Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn. Qua bảng 4.8 thấy rằng hầu hết các giống đều có hình dạng hạt thon dài, riêng TH 7-7 và TH 7-2 có dạng hạt thon, ba giống CT 16, TH 17 và giống Đ/C Nhị Ưu 838 có dạng hạt bán tròn. 4.9.3 Độ bạc bụng Đây là đặc điểm không làm ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng nấu nướng của gạo, nhưng nó ảnh hưởng đến giá bán độ bạc bụng càng cao thì giá bán càng thấp. Qua bảng 4.8 ta thấy rằng bốn giống TH 3-3, TH 3-7, HR 3 và VL50 không bị bạc bụng (0 điểm), có hai giống TH 7-2, TH 3-6 ở thang điểm 5, các giống TH 3-8, CT 16 và Nhị Ưu 838 ở mức thang điểm 3, các giống còn lại bị bạc bụng ở mức thang điểm 1. 4.10 Một số giống lúa có triển vọng Bảng 4.9 Các giống có triển vọng STT Tên giống TGST (ngày) Khả năng chống chịu Phẩm chất hạt gạo NSTT (tấn/ha) 1 CT 16 120 Tốt Trung bình 7,53 2 TH 3-7 108 Tốt Ngon 7,07 3 Nhị Ưu 838 (Đ/C) 118 Tốt Trung bình 6,91 Giống CT 16 TGST khoảng 120 ngày. Cây cao 81,30 cm, thân to chống đổ, chịu phân, đẻ khá, lá xanh, cứng. Bông dài 20,43 cm, số hạt/bông ít khoảng 94,9 hạt nhưng có tỉ lệ lép thấp (3,03%). Trọng lượng 1.000 hạt 31,50g, gạo bán tròn, mẩy, hạt 48 gạo có độ bạc bụng ở mức 3. Là giống cho NSTT cao nhất với 7,53 tấn/ha, cao hơn giống Đ/C 0,62 tấn/ha. TH 3-7 có TGST khoảng 108 ngày. Cây cao 69,60 cm, thân thấp chống đổ, kháng sâu bệnh khá tốt. TH 3-7 là giống có tỉ lệ nhánh hữu hiệu cao nhất trong số các giống lúa thí nghiệm với 83,38%. Bông có chiều dài 19,83 cm, số hạt/bông khoảng 101,4 hạt, tỉ lệ lép khoảng 7,37%. Trọng lượng 1.000 hạt 29,00g, gạo thon dài, không bạc bụng. Là giống cho NSTT cao thứ hai với 7,07 tấn/ha, cao hơn giống Đ/C 0,16 tấn/ha. 49 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận Qua quá trình theo dõi và nghiên cứu các đặc trưng đặc tính của các giống lúa chúng tôi có những kết luận sau đây - Các giống lúa thí nghiệm có thời gian sinh trưởng từ 103 đến 120 ngày, giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là giống HR 3 (103 ngày), dài nhất là giống CT 16 (120 ngày). - Chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm đều thuộc loại trung bình từ 60,00 – 82,93 cm, giống Đ/C Nhị Ưu 838 có chiều cao và tốc độ tăng chiều cao lớn nhất, thấp nhất là giống HR 3. - Các giống có khả năng đẻ nhánh trung bình, thời gian đẻ nhánh tập trung, trong đó giống có khả năng đẻ nhánh tập trung nhất là HR 3, giống Nhị Ưu 838 có thời gian đẻ nhánh dài nhất. Số nhánh tối đa cao nhất là giống Nhị Ưu 838 (8,07 nhánh), thấp nhất giống HR 3 (5,93 nhánh). Tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu của giống ở mức trung bình đến khá, giống TH 3-7 cao nhất tiếp theo đến giống TH 3-6, thấp nhất giống Đ/C Nhị Ưu 838 (66,91%). - Các giống lúa bị sâu bệnh hại ở mức độ nhẹ, không có giống nào bị hại tới mức ảnh hưởng tới năng suất. Nhìn chung các giống thích nghi với điều kiện sinh thái tại vùng nghiên cứu. - Năng suất thực thu của các giống trong thí nghiệm đạt từ 4,03 - 7,53 tấn/ha, trong đó giống CT 16 có năng suất cao nhất 7,53 tấn/ha tiếp đến giống TH 3-7 (7,07 tấn/ha). Giống đối chứng Nhị Ưu 838 chỉ đạt 6,20 tấn/ha. - Các giống lúa trong thí nghiệm có phẩm chất gạo trung bình, có độ bạc bụng từ 0 - 5 điểm và hầu hết các giống đều có dạng hạt thon dài, riêng TH 7-7 và TH 7-2 50 có dạng hạt thon, ba giống CT 16, TH 17 và giống Đ/C Nhị Ưu 838 có dạng hạt bán tròn. Như vậy qua kết quả nghiên cứu chúng ta nhận thấy hai giống CT 16, TH 3-7 có những ưu điểm vượt trội như năng suất cao, phẩm chất gạo tốt, dạng cây đẹp, kháng sâu bệnh khá tốt so với giống đối chứng và các giống khác. 5.2 Đề nghị Bộ giống cần được tiếp tục tiến hành thí nghiệm thêm vào vụ Hè Thu và trên các địa phương trồng lúa khác của tỉnh Gia Lai để có thể đánh giá đặc tính của các giống cũng như đánh giá về năng suất và phẩm chất gạo. Qua nghiên cứu bước đầu cho thấy, tại huyện Phú Thiện tỉnh Gia Lai, hai giống CT 16, TH 3-7 thích nghi với điều kiện sinh thái của vùng và chống chịu sâu bệnh tốt cho năng suất khá cao. Cần đưa hai giống này vào bộ giống thí nghiệm của tỉnh để tiếp tục khảo nghiệm và đưa ra sản xuất thử. 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt 1. Dương Văn Chín, “Lúa ưu thế lai vùng nhiệt đới ẩm cận xích đạo và vấn đề an ninh lương thực”, Viện Nghiên cứu Lúa Đồng bằng sông Cửu Long. 2. Nguyễn Chí Công, 2008. Khảo nghiệm 12 tổ hợp lúa lai và bước đầu nghiên cứu công nghệ sản xuất hạt giống lúa lai F1 hệ ba dòng thích hợp điều kiện Tây Nguyên. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Nông học, Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. 3. Trần Văn Đạt, 2002. Tiến trình phát triển lúa gạo tại Việt Nam từ thời nguyên thủy đến hiện đại. Nhà xuất bản Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. 4. Bùi Huy Đáp, 1980. Cây lúa Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật Hà Nội. 5. Bùi Huy Đáp, 1999. Một số vấn đề về cây lúa. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 6. Nguyễn Ngọc Đệ, 2008. Giáo trình cây lúa. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 7. Nguyễn Văn Hoan, 1999. Lúa lai và kỹ thuật thâm canh. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 8. Tống Khiêm, 2007. Chương trình lúa lai về sản xuất lúa lai ở Việt Nam. Hội thảo quốc tế lúa lai và hệ sinh thái nông nghiệp. Trường ĐHNN 1 Hà Nội, ngày 22 – 24 tháng 11 năm 2007. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội, trang 31. 9. Lê Thiếu Kỳ, 1995. Bài giảng cây lúa trường Đại học Nông lâm Huế. 52 10. M.A. Khaleque Mian, 2007. Lai tạo các giống lúa lai ở Băng la des. Hội thảo quốc tế lúa lai và hệ sinh thái nông nghiệp. Trường ĐHNN 1 Hà Nội Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội. 11. Ngô Đằng Phong, Huỳnh Thị Thùy Trang và Nguyễn Duy Năng, 2004. Hướng dẫn sử dụng phần mềm MSTATC trong phương pháp thí nghiệm nông nghiệp. Chưa xuất bản. 12. Cao Xuân Tài, 2002. Giáo trình cây lúa trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh. 13. Nguyễn Công Tạn, Ngô Thế Dân, Hoàng Tuyết Minh, Nguyễn Thị Trâm, Nguyễn Trí Hoàn và Quách Ngọc Ân, 2002. Lúa lai ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội 14. Nguyễn Thị Trâm, 2002. Chọn giống lúa lai. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. 15. Trần Đức Viên, 2007. Sản xuất lúa lai ở Đồng Bằng Sông Hồng: Triển vọng của nông dân. Hội thảo quốc tế lúa lai và hệ sinh thái nông nghiệp. Trường ĐHNN 1 Hà Nội. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Tài liệu internet 16. Bảng tóm tắt tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 06 năm 2011. ( 17. FAO STAT 2003 org. Truy cập ngày 21 tháng 06 năm 2011. 18. GS.TS Hoàng Tuyết Minh, Phát triển lúa lai - Lợi thế và thách thức. Truy cập ngày 21 tháng 06 năm 2011. 53 ( lua-lai--Loi-the-va-thach-thuc/6418142.epi) 19. Nghiên cứu đánh giá tác động của lúa lai và lúa thuần. Truy cập ngày 21 tháng 06 năm 2011. ( thuan) 20. Tạp chí Nông thông mới, Số 179/20065, Vấn đề phát triển lúa lai ở Việt Nam. Truy cập ngày 21 tháng 06 năm 2011. ( max=2008-09-16T08%3A42%3A00%2B07%3A00&max-results=20) 54 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Một số hình ảnh về các giống lúa thí nghiệm Hình 7.1 Giống lúa TH 3-8 Hình 7.2 Giống lúa TH 7-2 55 Hình 7.3 Giống lúa TH 17 Hình 7.4 Giống lúa CT 16 56 Hình 7.5 Giống lúa VL 24 Hình 7.6 Giống lúa VL 50 57 Hình 7.7 Giống lúa TH 3-7 Hình 7.8 Giống lúa Nhị Ưu 838 (Đ/C) 58 Hình 7.9 Quang cảnh thí nghiệm 59 Phụ lục 2: Kết quả xử lý thống kê trên phần mềm MSTACTC Chiều cao cây 10 NSC Bảng Anova A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Mean Freedom Squares Square F-value Prob. --------------------------------------------------------------------------- Between 13 17.995 1.384 1.742 0.1064 Within 28 22.247 0.795 --------------------------------------------------------------------------- Total 41 40.241 Coefficient of Variation = 4.08% Chiều cao cây 20 NSC Bảng Anova A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Mean Freedom Squares Square F-value Prob. --------------------------------------------------------------------------- Between 13 105.401 8.108 1.330 0.2542 Within 28 170.653 6.095 --------------------------------------------------------------------------- Total 41 276.054 Coefficient of Variation = 7.47% Chiều cao cây 30 NSC Bảng Anova A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Mean Freedom Squares Square F-value Prob. --------------------------------------------------------------------------- Between 13 597.732 45.979 4.351 0.0005 Within 28 295.873 10.567 --------------------------------------------------------------------------- Total 41 893.606 Coefficient of Variation = 7.41% Trắc nghiệm phân hạng Case Range : 43 - 56 Variable 2 : ccc30 Error Mean Square = 10.57 Error Degrees of Freedom = 28 No. of observations to calculate a mean = 3 Least Significant Difference Test LSD value = 7.334 at alpha = 0.010 Original Order Ranked Order Mean 1 = 45.43 ABC Mean 14 = 50.00 A Mean 2 = 43.37 ABCD Mean 13 = 49.70 AB Mean 3 = 43.60 ABCD Mean 7 = 48.53 AB 60 Mean 4 = 38.23 CD Mean 1 = 45.43 ABC Mean 5 = 44.70 ABCD Mean 10 = 45.20 ABC Mean 6 = 37.67 D Mean 9 = 44.90 ABCD Mean 7 = 48.53 AB Mean 5 = 44.70 ABCD Mean 8 = 42.57 BCD Mean 3 = 43.60 ABCD Mean 9 = 44.90 ABCD Mean 2 = 43.37 ABCD Mean 10 = 45.20 ABC Mean 8 = 42.57 BCD Mean 11 = 40.07 CD Mean 12 = 40.23 CD Mean 12 = 40.23 CD Mean 11 = 40.07 CD Mean 13 = 49.70 AB Mean 4 = 38.23 CD Mean 14 = 50.00 A Mean 6 = 37.67 D Chiều cao cây 40 NSC Bảng Anova A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Mean Freedom Squares Square F-value Prob. --------------------------------------------------------------------------- Between 13 492.117 37.855 1.742 0.1064 Within 28 608.467 21.731 --------------------------------------------------------------------------- Total 41 1100.584 Coefficient of Variation = 9.26% Chiều cao cây 50 NSC Bảng Anova A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Mean Freedom Squares Square F-value Prob. --------------------------------------------------------------------------- Between 13 580.728 44.671 1.985 0.0627 Within 28 630.093 22.503 --------------------------------------------------------------------------- Total 41 1210.821 Coefficient of Variation = 8.65% Chiều cao cây 60 NSC Bảng Anova A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Mean Freedom Squares Square F-value Prob. --------------------------------------------------------------------------- Between 13 586.723 45.133 10.522 0.0000 Within 28 120.105 4.289 --------------------------------------------------------------------------- Total 41 706.828 Coefficient of Variation = 3.07% Trắc nghiệm phân hạng Case Range : 43 - 56 Variable 2 : ccc60 Error Mean Square = 4.289 Error Degrees of Freedom = 28 61 No. of observations to calculate a mean = 3 Least Significant Difference Test LSD value = 4.673 at alpha = 0.010 Original Order Ranked Order Mean 1 = 68.63 BC Mean 4 = 74.10 A Mean 2 = 68.53 BC Mean 7 = 72.07 AB Mean 3 = 70.40 ABC Mean 3 = 70.40 ABC Mean 4 = 74.10 A Mean 14 = 69.33 BC Mean 5 = 67.70 BC Mean 1 = 68.63 BC Mean 6 = 60.07 E Mean 2 = 68.53 BC Mean 7 = 72.07 AB Mean 11 = 68.24 BC Mean 8 = 66.23 CD Mean 9 = 68.20 BC Mean 9 = 68.20 BC Mean 5 = 67.70 BC Mean 10 = 67.40 BC Mean 10 = 67.40 BC Mean 11 = 68.24 BC Mean 8 = 66.23 CD Mean 12 = 61.63 DE Mean 13 = 62.53 DE Mean 13 = 62.53 DE Mean 12 = 61.63 DE Mean 14 = 69.33 BC Mean 6 = 60.07 E Chiều cao cây trước thu hoạch Bảng Anova A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Mean Freedom Squares Square F-value Prob. --------------------------------------------------------------------------- Between 13 1340.976 103.152 8.946 0.0000 Within 28 322.840 11.530 --------------------------------------------------------------------------- Total 41 1663.816 Coefficient of Variation = 4.62% Trắc nghiệm phân hạng Case Range : 43 - 56 Variable 2 : cccth Error Mean Square = 11.53 Error Degrees of Freedom = 28 No. of observations to calculate a mean = 3 Least Significant Difference Test LSD value = 7.661 at alpha = 0.010 Original Order Ranked Order Mean 1 = 73.70 BCD Mean 11 = 82.93 A Mean 2 = 75.87 ABCD Mean 4 = 81.30 AB Mean 3 = 71.93 D Mean 6 = 79.93 ABC Mean 4 = 81.30 AB Mean 12 = 76.80 ABCD Mean 5 = 74.87 BCD Mean 2 = 75.87 ABCD Mean 6 = 79.93 ABC Mean 5 = 74.87 BCD Mean 7 = 69.23 D Mean 1 = 73.70 BCD Mean 8 = 69.63 D Mean 9 = 72.33 CD Mean 9 = 72.33 CD Mean 3 = 71.93 D Mean 10 = 69.60 D Mean 14 = 71.77 D Mean 11 = 82.93 A Mean 8 = 69.63 D Mean 12 = 76.80 ABCD Mean 10 = 69.60 D Mean 13 = 60.00 E Mean 7 = 69.23 D Mean 14 = 71.77 D Mean 13 = 60.00 E 62 Số nhánh 10 NSC Bảng Anova A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Mean Freedom Squares Square F-value Prob. --------------------------------------------------------------------------- Between 13 0.306 0.024 1.452 0.1975 Within 28 0.453 0.016 --------------------------------------------------------------------------- Total 41 0.759 Coefficient of Variation = 10.65% Số nhánh 20 NSC Bảng Anova A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Mean Freedom Squares Square F-value Prob. --------------------------------------------------------------------------- Between 13 5.239 0.403 1.741 0.1066 Within 28 6.480 0.231 --------------------------------------------------------------------------- Total 41 11.719 Coefficient of Variation = 16.81% Số nhánh 30 NSC Bảng Anova A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Mean Freedom Squares Square F-value Prob. --------------------------------------------------------------------------- Between 13 10.443 0.803 1.422 0.2103 Within 28 15.813 0.565 --------------------------------------------------------------------------- Total 41 26.256 Coefficient of Variation = 11.91% Số nhánh 40 NSC Bảng Anova A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Mean Freedom Squares Square F-value Prob. --------------------------------------------------------------------------- Between 13 23.436 1.803 7.987 0.0000 Within 28 6.320 0.226 --------------------------------------------------------------------------- Total 41 29.756 Coefficient of Variation = 6.86% 63 Trắc nghiệm phân hạng Case Range : 43 - 56 Variable 2 : sn40 Error Mean Square = 0.2260 Error Degrees of Freedom = 28 No. of observations to calculate a mean = 3 Least Significant Difference Test LSD value = 1.073 at alpha = 0.010 Original Order Ranked Order Mean 1 = 6.533 BCD Mean 11 = 8.067 A Mean 2 = 6.200 D Mean 4 = 7.800 A Mean 3 = 6.600 BCD Mean 12 = 7.600 AB Mean 4 = 7.800 A Mean 7 = 7.467 ABC Mean 5 = 7.000 ABCD Mean 10 = 7.400 ABC Mean 6 = 7.067 ABCD Mean 8 = 7.200 ABCD Mean 7 = 7.467 ABC Mean 6 = 7.067 ABCD Mean 8 = 7.200 ABCD Mean 5 = 7.000 ABCD Mean 9 = 6.533 BCD Mean 3 = 6.600 BCD Mean 10 = 7.400 ABC Mean 9 = 6.533 BCD Mean 11 = 8.067 A Mean 1 = 6.533 BCD Mean 12 = 7.600 AB Mean 14 = 6.400 CD Mean 13 = 5.067 E Mean 2 = 6.200 D Mean 14 = 6.400 CD Mean 13 = 5.067 E Số nhánh 50 NSC Bảng Anova A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Mean Freedom Squares Square F-value Prob. --------------------------------------------------------------------------- Between 13 25.220 1.940 5.305 0.0001 Within 28 10.240 0.366 --------------------------------------------------------------------------- Total 41 35.460 Coefficient of Variation = 9.60% Trắc nghiệm phân hạng Case Range : 43 - 56 Variable 2 : sn50 Error Mean Square = 0.3660 Error Degrees of Freedom = 28 No. of observations to calculate a mean = 3 Least Significant Difference Test LSD value = 1.365 at alpha = 0.010 Original Order Ranked Order Mean 1 = 6.000 BCD Mean 11 = 7.800 A Mean 2 = 6.000 BCD Mean 4 = 7.733 A Mean 3 = 6.333 BC Mean 12 = 6.867 AB Mean 4 = 7.733 A Mean 6 = 6.667 ABC Mean 5 = 6.533 ABC Mean 5 = 6.533 ABC Mean 6 = 6.667 ABC Mean 3 = 6.333 BC Mean 7 = 5.467 CD Mean 14 = 6.267 BC Mean 8 = 5.667 BCD Mean 9 = 6.200 BCD Mean 9 = 6.200 BCD Mean 1 = 6.000 BCD 64 Mean 10 = 5.800 BCD Mean 2 = 6.000 BCD Mean 11 = 7.800 A Mean 10 = 5.800 BCD Mean 12 = 6.867 AB Mean 8 = 5.667 BCD Mean 13 = 4.867 D Mean 7 = 5.467 CD Mean 14 = 6.267 BC Mean 13 = 4.867 D Số nhánh 60 NSC Bảng Anova A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Mean Freedom Squares Square F-value Prob. --------------------------------------------------------------------------- Between 13 17.646 1.357 3.780 0.0015 Within 28 10.053 0.359 --------------------------------------------------------------------------- Total 41 27.699 Coefficient of Variation = 10.52% Trắc nghiệm phân hạng Case Range : 43 - 56 Variable 2 : sn60 Error Mean Square = 0.3590 Error Degrees of Freedom = 28 No. of observations to calculate a mean = 3 Least Significant Difference Test LSD value = 1.352 at alpha = 0.010 Original Order Ranked Order Mean 1 = 5.667 BC Mean 11 = 7.200 A Mean 2 = 5.733 BC Mean 4 = 6.733 AB Mean 3 = 5.800 BC Mean 14 = 5.867 ABC Mean 4 = 6.733 AB Mean 5 = 5.867 ABC Mean 5 = 5.867 ABC Mean 12 = 5.800 BC Mean 6 = 5.667 BC Mean 3 = 5.800 BC Mean 7 = 5.267 C Mean 2 = 5.733 BC Mean 8 = 5.133 C Mean 1 = 5.667 BC Mean 9 = 5.533 BC Mean 6 = 5.667 BC Mean 10 = 4.933 C Mean 9 = 5.533 BC Mean 11 = 7.200 A Mean 7 = 5.267 C Mean 12 = 5.800 BC Mean 8 = 5.133 C Mean 13 = 4.533 C Mean 10 = 4.933 C Mean 14 = 5.867 ABC Mean 13 = 4.533 C Số nhánh hữu hiệu Bảng Anova A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Mean Freedom Squares Square F-value Prob. --------------------------------------------------------------------------- Between 13 12.193 0.938 4.446 0.0005 Within 28 5.907 0.211 --------------------------------------------------------------------------- Total 41 18.100 Coefficient of Variation = 8.35% 65 Trắc nghiệm phân hạng Case Range : 43 - 56 Variable 2 : nhanh huu hieu Error Mean Square = 0.2110 Error Degrees of Freedom = 28 No. of observations to calculate a mean = 3 Least Significant Difference Test LSD value = 1.036 at alpha = 0.010 Original Order Ranked Order Mean 1 = 5.000 DEF Mean 4 = 6.367 A Mean 2 = 4.700 F Mean 10 = 6.167 AB Mean 3 = 5.100 CDEF Mean 7 = 6.133 ABC Mean 4 = 6.367 A Mean 8 = 6.000 ABCD Mean 5 = 5.633 ABCDEF Mean 12 = 5.833 ABCDE Mean 6 = 5.800 ABCDE Mean 6 = 5.800 ABCDE Mean 7 = 6.133 ABC Mean 5 = 5.633 ABCDEF Mean 8 = 6.000 ABCD Mean 11 = 5.400 ABCDEF Mean 9 = 4.900 EF Mean 14 = 5.133 BCDEF Mean 10 = 6.167 AB Mean 3 = 5.100 CDEF Mean 11 = 5.400 ABCDEF Mean 1 = 5.000 DEF Mean 12 = 5.833 ABCDE Mean 9 = 4.900 EF Mean 13 = 4.833 EF Mean 13 = 4.833 EF Mean 14 = 5.133 BCDEF Mean 2 = 4.700 F Số bông/m2 Bảng Anova A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Mean Freedom Squares Square F-value Prob. --------------------------------------------------------------------------- Between 13 31453.143 2419.473 8.998 0.0000 Within 28 7529.333 268.905 --------------------------------------------------------------------------- Total 41 38982.476 Coefficient of Variation = 6.53% Trắc nghiệm phân hạng Case Range : 43 - 56 Variable 2 : bong/m2 Error Mean Square = 268.9 Error Degrees of Freedom = 28 No. of observations to calculate a mean = 3 Least Significant Difference Test LSD value = 37.00 at alpha = 0.010 Original Order Ranked Order Mean 1 = 225.0 EF Mean 10 = 292.3 A Mean 2 = 211.7 F Mean 7 = 291.0 A Mean 3 = 229.7 DEF Mean 4 = 285.7 AB Mean 4 = 285.7 AB Mean 8 = 277.7 ABC Mean 5 = 252.3 BCDE Mean 6 = 269.3 ABC Mean 6 = 269.3 ABC Mean 12 = 263.3 ABCD Mean 7 = 291.0 A Mean 5 = 252.3 BCDE Mean 8 = 277.7 ABC Mean 11 = 242.7 CDEF Mean 9 = 223.3 EF Mean 14 = 231.0 DEF 66 Mean 10 = 292.3 A Mean 3 = 229.7 DEF Mean 11 = 242.7 CDEF Mean 1 = 225.0 EF Mean 12 = 263.3 ABCD Mean 9 = 223.3 EF Mean 13 = 221.7 EF Mean 13 = 221.7 EF Mean 14 = 231.0 DEF Mean 2 = 211.7 F Hạt chắc Bảng Anova A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Mean Freedom Squares Square F-value Prob. --------------------------------------------------------------------------- Between 13 4006.810 308.216 24.622 0.0000 Within 28 350.500 12.518 --------------------------------------------------------------------------- Total 41 4357.309 Coefficient of Variation = 3.69% Trắc nghiệm phân hạng Case Range : 43 - 56 Variable 2 : hatchac Error Mean Square = 12.52 Error Degrees of Freedom = 28 No. of observations to calculate a mean = 3 Least Significant Difference Test LSD value = 7.983 at alpha = 0.010 Original Order Ranked Order Mean 1 = 105.5 AB Mean 14 = 112.3 A Mean 2 = 111.7 A Mean 2 = 111.7 A Mean 3 = 101.4 BCD Mean 1 = 105.5 AB Mean 4 = 91.87 EF Mean 7 = 102.5 BC Mean 5 = 96.23 CDE Mean 3 = 101.4 BCD Mean 6 = 88.33 EF Mean 5 = 96.23 CDE Mean 7 = 102.5 BC Mean 9 = 95.10 CDE Mean 8 = 92.50 EF Mean 10 = 94.07 DE Mean 9 = 95.10 CDE Mean 8 = 92.50 EF Mean 10 = 94.07 DE Mean 4 = 91.87 EF Mean 11 = 84.70 F Mean 13 = 90.43 EF Mean 12 = 75.80 G Mean 6 = 88.33 EF Mean 13 = 90.43 EF Mean 11 = 84.70 F Mean 14 = 112.3 A Mean 12 = 75.80 G P1000 Bảng Anova A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Mean Freedom Squares Square F-value Prob. --------------------------------------------------------------------------- Between 13 452.017 34.771 62.542 0.0000 Within 28 15.567 0.556 --------------------------------------------------------------------------- Total 41 467.584 Coefficient of Variation = 2.71% 67 Trắc nghiệm phân hạng Case Range : 43 - 56 Variable 2 : p1000 Error Mean Square = 0.5560 Error Degrees of Freedom = 28 No. of observations to calculate a mean = 3 Least Significant Difference Test LSD value = 1.682 at alpha = 0.010 Original Order Ranked Order Mean 1 = 30.03 BC Mean 11 = 33.60 A Mean 2 = 24.67 F Mean 4 = 31.50 B Mean 3 = 26.90 E Mean 9 = 30.27 BC Mean 4 = 31.50 B Mean 1 = 30.03 BC Mean 5 = 28.17 DE Mean 8 = 29.07 CD Mean 6 = 25.10 F Mean 10 = 29.00 CD Mean 7 = 22.03 G Mean 5 = 28.17 DE Mean 8 = 29.07 CD Mean 12 = 28.13 DE Mean 9 = 30.27 BC Mean 3 = 26.90 E Mean 10 = 29.00 CD Mean 6 = 25.10 F Mean 11 = 33.60 A Mean 14 = 25.10 F Mean 12 = 28.13 DE Mean 2 = 24.67 F Mean 13 = 22.20 G Mean 13 = 22.20 G Mean 14 = 25.10 F Mean 7 = 22.03 G Năng suất thực thu Bảng Anova A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Mean Freedom Squares Square F-value Prob. --------------------------------------------------------------------------- Between 13 31.526 2.425 4.818 0.0002 Within 28 14.093 0.503 --------------------------------------------------------------------------- Total 41 45.619 Coefficient of Variation = 12.02% Trắc nghiệm phân hạng Case Range : 43 - 56 Variable 2 : nstt Error Mean Square = 0.5030 Error Degrees of Freedom = 28 No. of observations to calculate a mean = 3 Least Significant Difference Test LSD value = 1.600 at alpha = 0.010 Original Order Ranked Order Mean 1 = 6.400 ABCD Mean 4 = 7.533 A Mean 2 = 5.200 CDE Mean 10 = 7.067 AB Mean 3 = 5.833 BCD Mean 8 = 6.767 ABC Mean 4 = 7.533 A Mean 1 = 6.400 ABCD Mean 5 = 6.233 ABCD Mean 5 = 6.233 ABCD Mean 6 = 5.367 CDE Mean 11 = 6.200 ABCD Mean 7 = 5.667 BCD Mean 3 = 5.833 BCD 68 Mean 8 = 6.767 ABC Mean 14 = 5.767 BCD Mean 9 = 5.633 BCDE Mean 7 = 5.667 BCD Mean 10 = 7.067 AB Mean 9 = 5.633 BCDE Mean 11 = 6.200 ABCD Mean 6 = 5.367 CDE Mean 12 = 4.967 DE Mean 2 = 5.200 CDE Mean 13 = 4.033 E Mean 12 = 4.967 DE Mean 14 = 5.767 BCD Mean 13 = 4.033 E Tổng hạt trên bông Bảng Anova A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Mean Freedom Squares Square F-value Prob. --------------------------------------------------------------------------- Between 13 9445.482 726.576 43.064 0.0000 Within 28 472.413 16.872 --------------------------------------------------------------------------- Total 41 9917.896 Coefficient of Variation = 3.80% Trắc nghiệm phân hạng Case Range : 43 - 56 Variable 2 : tong hat/bong Error Mean Square = 16.87 Error Degrees of Freedom = 28 No. of observations to calculate a mean = 3 Least Significant Difference Test LSD value = 9.267 at alpha = 0.010 Original Order Ranked Order Mean 1 = 115.7 B Mean 14 = 135.8 A Mean 2 = 132.3 A Mean 2 = 132.3 A Mean 3 = 116.2 B Mean 3 = 116.2 B Mean 4 = 94.90 EF Mean 1 = 115.7 B Mean 5 = 105.8 CD Mean 7 = 115.4 B Mean 6 = 95.53 EF Mean 13 = 114.3 BC Mean 7 = 115.4 B Mean 9 = 113.3 BC Mean 8 = 101.7 DE Mean 5 = 105.8 CD Mean 9 = 113.3 BC Mean 8 = 101.7 DE Mean 10 = 101.4 DE Mean 10 = 101.4 DE Mean 11 = 89.03 FG Mean 6 = 95.53 EF Mean 12 = 80.40 G Mean 4 = 94.90 EF Mean 13 = 114.3 BC Mean 11 = 89.03 FG Mean 14 = 135.8 A Mean 12 = 80.40 G

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUALAIGIALAI.pdf
Luận văn liên quan