MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC THỊ TRƯỜNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2
I. Đánh giá về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 8 tháng năm 2009 5
II. Định hướng phát triển thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam 5
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT NHẬP KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM 7
I. THỊ TRƯỜNG EU: 7
1. Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực sang EU 7
2. Nhập khẩu các mặt hàng chủ lực từ EU 12
3. Tình hình xuất nhập khẩu cụ thể các quốc gia trong EU: 13
4. Thuận lợi và khó khăn 19
6. Phương án xuất khẩu sang EU trong thời gian tới: 25
II. THỊ TRƯỜNG MỸ: 27
1. Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực sang Mỹ 27
2. Nhập khẩu các mặt hàng chủ lực sang Mỹ 29
3. Hạn chế khi xuất nhập khẩu vào thị trường Mỹ 31
4. Thuận lợi khi đẩy mạnh thương mại với Mỹ: 34
5. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động giao thương với Mỹ 35
III. THỊ TRƯỜNG ASEAN: 37
1. Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực sang các nước Asean 38
2. Nhập khẩu các mặt hàng chủ lực sang Asean 45
3. Thuận lợi –khó khăn- hạn chế trong giao thương với các nước Asean: 52
4. Các biện pháp trong hoạt động giao thương với Asean: 55
IV. THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC: 56
1. Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực sang Trung Quốc: 57
2. Nhập khẩu các mặt hàng chủ lực từ Trung Quốc: 60
3. Thuận lợi trong giao thương với Trung Quốc: 61
4. Khó khăn trong hoạt động giao thương: 63
5. Giải pháp trong hoạt động giao thương với Trung Quốc: 63
V. THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 67
1. Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực sang Nhật Bản 68
2. Nhập khẩu các mặt hàng chủ lực từ Nhật Bản 74
3. Thuận lợi khó khăn và thách thức: 76
4. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động ngoại thương với Nhật Bản: 79
VI. THỊ TRƯỜNG ÚC 83
1. Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực sang Úc 84
3. Thuận lợi khó khăn - thách thức và cơ hội: 87
4. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động ngoại thương sang Úc: 89
VII. THỊ TRƯỜNG NGA: 92
1. Tình hình thương mại giữa Việt Nam và Nga giai đoạn 2000-2008 93
2. Tình hình thương mại giữa Việt Nam và Nga 7 tháng năm 2009 95
3. Cơ hội và thách thức 95
4. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động giao thương 96
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT CHO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 97
99 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3615 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên từng thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều do hoạt động sản xuất vẫn còn ở mức rất thấp. Hơn nữa, cần phải lưu tâm đến những rủi ro nền kinh tế bị sức ép do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, sự quan ngại đối với sự phát triển chậm lại của các nền kinh tế trên thế giới và tác động của những biến động trong thị trường vốn và tài chính. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 là 100,5, giảm 0,2 điểm so với tháng trước. Số người thất nghiệp thực tế đã tăng thêm 10.000 từ tháng 5/2009, đẩy tỷ lệ thất nghiệp tăng thêm 0,2 điểm lên 5,2%.
2.2/ Tình hình nhập khẩu các tháng đầu năm 2009:
Mặt hàng
DVT
Lượng
Trị giá(1000USD)
Ô tô nguyên chiếc các loại
Chiếc
3065
80437
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm
1000 USD
7984
Cao su
Tấn
7535
15905
Chất dẻo nguyên liệu
Tấn
45141
112869
Dây điện và dây cáp điện
1000 USD
40914
Dược phẩm
1000 USD
5962
Giấy các loại
Tấn
12676
14772
Hàng thuỷ sản
1000 USD
13766
Hoá chất
1000 USD
63761
Kim loại thường khác
Tấn
19916
63423
Linh kiện, phụ tùng ô tô
1000 USD
146186
Linh kiện, phụ tùng xe máy
1000 USD
34302
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác
1000 USD
1263703
Máy vi tính, sp điện tử và linh kiện
1000 USD
412594
NPL dệt may da giày
Nguyên phụ liệu thuốc lá
1000 USD
68039
20645
Phân bón các loại
Tấn
79044
11051
Phương tiện vận tải khác và phụ tùng
1000 USD
89556
Sản phẩm hoá chất
1000 USD
73989
Sản phẩm từ cao su
1000 USD
25779
Sản phẩm từ chất dẻo
1000 USD
161599
Sản phẩm từ giấy
1000 USD
26253
Sản phẩm từ kim loại thường khác
1000 USD
17571
Sản phẩm từ sắt thép
1000 USD
138872
Sắt thép các loại
Tấn
718888
392789
Thức ăn giá súc và nguyên liệu
Thuốc trừ sâu và nguyên liệu
1000 USD
3459
12737
Vải các loại
1000 USD
189468
Xơ, sợi dệt các loại
Tấn
4590
8534
Xe máy nguyên chiếc
Chiếc
1595
3359
3. Thuận lợi khó khăn và thách thức:
3.1/ Thuận lợi:
Xuất khẩu hàng sang Nhật vốn không dễ đối với nhiều DN trong nước. Lâu nay, các loại hàng hóa của Việt Nam khi qua Nhật bị rất nhiều trở lực. Tuy nhiên, từ ngày 1-10, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) bắt đầu có hiệu lực, nhiều mặt hàng XK vào thị trường này được xóa bỏ thuế quan. Đây sẽ là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Nhật.
Với Hiệp định này, Nhật Bản cam kết loại bỏ thuế cho 83,8% giá trị thương mại hàng nông sản Việt Nam trong vòng 10 năm. Theo đó, 23 trong tổng số 30 mặt hàng nông lâm sản có giá trị cao nhất của Việt Nam xuất sang Nhật sẽ được hưởng thuế suất 0% ngay lập tức hoặc qua lộ trình trong vòng 10 năm. Đối với lĩnh vực nông-lâm-thủy sản, nhiều mặt hàng như cải bó xôi đông lạnh từ 6%, ớt piment từ 3% sẽ được xóa bỏ thuế trong 5 năm; bắp ngọt từ 6%, gia vị cà-ri từ 3,6% được xóa bỏ thuế trong 7 năm; cà phê rang từ 10%, trà xanh từ 17% được xóa thuế trong vòng 15 năm. Mặt hàng mật ong tự nhiên từ 25,5% sẽ được hạn ngạch thuế quan còn 12,8% trong hạn ngạch hoặc với khung đó từ 100 tấn của năm thứ nhất tăng mỗi năm 5 tấn, đến năm thứ 11 và sau đó là 150 tấn; sốt cà chua từ 17% giảm còn 1/2 trong 5 năm.
Với các mặt hàng thủy sản như tôm từ mức thuế 1-2% hiện nay sẽ được xóa bỏ thuế ngay; bạch tuộc đông lạnh từ mức thuế 5%, cá kiếm đông lạnh 3,5% sẽ được xóa bỏ thuế trong 5 năm; sầu riêng và đậu bắp được xóa bỏ thuế ngay trong 1-10 này. Để thực hiện Hiệp định VJEPA giai đoạn 2009-2012, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 158 về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam. Theo đó, hàng hóa nhập khẩu để được áp dụng thuế suất VJEPA phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.
Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang sở hữu 3 lợi điểm khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản:
+ Đồng Yên lên giá mạnh;
+ Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản với nhiều ưu đãi thuế hơn trước có hiệu lực từ đầu Tháng 7
+ Kinh tế Nhật Bản đã có dấu hiệu tốt lên nhờ chính sách kích thích tiêu dùng của Chính phủ
Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1/10/2009 sẽ giúp kích thích một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Nhật Bản, đặc biệt là sản phẩm dệt may, thủy sản và gỗ chế biến.
3.2/ Khó khăn
Mặc dù hàng Việt Nam ngày càng được ưa chuộng tại thị trường Nhật nhưng thị phần còn khá khiêm tốn, hiện mới đạt xấp xỉ 1,19% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản, thấp hơn nhiều so với hàng hóa các nước trong khu vực (thị phần của Malaysia là 3,05%, Thái Lan 2,73%, Indonesia 4,27%, Trung Quốc 18,83%).
Hàng Việt Nam xuất sang Nhật chủ yếu là thủy sản (tôm, mực, bạch tuộc, cá ngừ), thực phẩm, dệt may, đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ…Trong đó, tôm và mực là hai mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam sang Nhật Bản. Hiện nay, thuế suất thuế nhập khẩu của Nhật Bản đối với mặt hàng tôm đông lạnh là 0%, nếu doanh nghiệp có giấy chứng nhận xuất từ Form AJ (Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN-Nhật Bản). Trong khuôn khổ Hiệp định EPA Việt- Nhật, thuế suất mặt hàng này cũng được áp dụng mức 0%. Thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng mực ống hiện nay theo khuôn khổ Hiệp định ASEAN-Nhật Bản là 3,5%. Tuy nhiên, trong khuôn khổ Hiệp định EPA Việt-Nhật, Nhật Bản không cam kết cắt giảm thuế quan đối với mặt hàng này. Riêng đối với mặt hàng bạch tuộc đông lạnh, thuế suất thuế nhập khẩu theo khuôn khổ GSP là 5% và sẽ được giảm trong vòng 6 năm kể từ khi Hiệp định EPA Việt – Nhật có hiệu lực.
Nhật Bản là một thị trường lớn, đầy tiềm năng nhưng rất khó tiếp cận. Một trong những lý do dẫn đến tình trạng này chính là nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm bắt được đặc trưng, văn hóa của thị trường và thị hiếu của người Nhật Bản.
Nền công nghiệp của Nhật Bản luôn luôn có sự cải tiến, đổi mới về kỹ thuật. Người tiêu dùng Nhật Bản yêu cầu khắt khe về chất lượng, độ bền, độ tin cậy, sự tiện dụng của sản phẩm… và sẵn sàng trả giá cao hơn cho những sản phẩm có chất lượng tốt, đồng thời cũng chú ý tới các dịch vụ hậu mãi, phương thức phân phối của các nhà sản xuất.
3.3/ Thách thức
Theo nội dung Hiệp định, thuế suất bình quân đối với hàng Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản sẽ giảm dần xuống 2,8% vào năm 2018. Khi Hiệp định có hiệu lực, ít nhất 86% hàng nông - lâm - thủy sản và 97% hàng công nghiệp Việt Nam xuất sang Nhật Bản được hưởng ưu đãi thuế. Đổi lại, thuế suất bình quân đối với hàng nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam sẽ giảm dần, xuống còn 7% vào năm 2018. Các mặt hàng thủy sản, nông sản, dệt may, sắt thép, hóa chất, linh kiện điện tử có mức cam kết tự do hóa mạnh mẽ nhất. Trong vòng 10 năm, theo thỏa thuận, Việt Nam và Nhật Bản sẽ cơ bản hoàn tất lộ trình giảm thuế để xây dựng một khu vực thương mại tự do song phương hoàn chỉnh. Theo đó, 94,5% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và 87,6% kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sẽ được miễn thuế nhập khẩu.
Do yêu cầu cao cả về chất lượng và hình thức, nên các doanh nghiệp cần đầu tư cải tiến nhiều khâu từ thiết kế, kỹ thuật, bảo quản, vận chuyển đến qui trình quản lý chất lượng.
Mặt khác, bảo đảm quy cách, phẩm chất, số lượng, giá cả và thời gian giao hàng như đã thỏa thuận là những yếu tố quan trọng hàng đầu trong quan hệ với các bạn hàng Nhật. Bên cạnh đó, cần liên tục thay đổi khẩu vị, mẫu mã theo thị hiếu của người tiêu dùng. Đặc biệt, đối với mặt hàng hải sản, qui trình chế biến phải nghiêm ngặt ngay từ đầu vào đến các khâu sản xuất, bảo quản tại nhà máy
Để tăng tốc vào thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các nước khác tại thị trường Nhật Bản
Doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam phải đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về chất lượng hàng hoá, điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như thời gian giao hàng
4. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động ngoại thương với Nhật Bản:
4.1/ Giải pháp cho các doanh nghiệp:
Theo đánh giá của Bộ Công thương, Nhật Bản là một thị trường lớn, đầy tiềm năng nhưng rất khó tiếp cận. Một trong những lý do dẫn đến tình trạng này chính là nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm bắt được đặc trưng, văn hóa của thị trường và thị hiếu của người Nhật Bản. Trong kinh doanh người Nhật lấy chữ tín làm đầu. Nền công nghiệp của Nhật Bản luôn luôn có sự cải tiến, đổi mới về kỹ thuật. Người tiêu dùng Nhật Bản yêu cầu khắt khe về chất lượng, độ bền, độ tin cậy, sự tiện dụng của sản phẩm… và sẵn sàng trả giá cao hơn cho những sản phẩm có chất lượng tốt, đồng thời cũng chú ý tới các dịch vụ hậu mãi, phương thức phân phối của các nhà sản xuất. Ví dụ như khi một sản phẩm bị trục trặc, thì nhà sản xuất phải có khả năng và thời gian sửa chữa một cách nhanh chóng... Do yêu cầu cao cả về chất lượng và hình thức, nên các doanh nghiệp cần đầu tư cải tiến nhiều khâu từ thiết kế, kỹ thuật, bảo quản, vận chuyển đến qui trình quản lý chất lượng.
Để tăng xuất khẩu vào thị trường Nhật, thì việc tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau là yếu tố quyết định thành công trong quan hệ với công ty Nhật Bản.
Mặt khác, đảm bảo quy cách, phẩm chất, số lượng, giá cả và thời gian giao hàng như đã thoả thuận là những yếu tố quan trọng hàng đầu khác. Ngoài ra, để duy trì quan hệ kinh doanh, cần siết chặt quản lý chất lượng hàng xuất khẩu. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng còn giúp sản phẩm được người tiêu dùng Nhật tin tưởng. Trên nhãn hiệu hàng cần kèm theo những thông tin hướng dẫn tiêu dùng để giúp người tiêu dùng dễ dàng hơn trong lựa chọn sản phẩm.
Người tiêu dùng Nhật Bản cũng hay để ý đến biến động giá cả, các mẫu mã mới và rất nhạy cảm với những thay đổi theo mùa. Đặc điểm khí hậu tác động đến khuynh hướng tiêu dùng. Quần áo, đồ dùng trong nhà là những mặt hàng có ảnh hưởng theo mùa. Cùng với yếu tố khí hậu, yếu tố tập quán tiêu dùng cũng phải được quan tâm và tham khảo trong kế hoạch khuếch trương thị trường tại Nhật Bản.
Tăng cường công tác xúc tiến thương mại quảng bá sản phẩm để đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm khoảng 23-25%.Theo đó, sẽ đưa mục tiêu những mặt hàng XK có thế mạnh như thủy sản đông lạnh tăng bình quân 25-28%/năm; cùng với sản phẩm may mặc, giày các loại chiếm tỷ trọng 15%, đồ gỗ mỹ nghệ chiếm 20%. Đà Nẵng đã có Văn phòng đại diện tại Tokyo - Nhật Bản, và thông qua thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản sẽ giúp giải quyết nhanh thủ tục hành chính, thu hút đầu tư, quảng bá hàng hóa của địa phương ra nước ngoài được thuận lợi
Nhóm hàng dệt may, nhu cầu về hàng dệt may của Nhật Bản đang tăng trở lại do nền kinh tế của nước này đã vượt qua đáy và đang phục hồi trở lại. Một số doanh nghiệp dệt may nhận định, xu hướng giá nguyên phụ liệu sẽ tiếp tục tăng vào những tháng cuối năm theo biến động giá trên thị trường thế giới tăng do một số yếu tố như nguồn cung bông bị thu hẹp, một số nước giảm diện tích trồng, sâu bệnh, ảnh hưởng của thời tiết, giá xăng dầu tăng... nên đã nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may cho 2 quý cuối năm vào cuối quý II/2009 - thời điểm giá nguyên liệu ở mức thấp. Việc nắm bắt đúng thời điểm giá nguyên liệu thấp để nhập về đã giúp doanh nghiệp sản xuất dệt may giảm bớt chi phí đầu vào. Đây chính là một lợi thế để các doanh nghiệp cạnh tranh về giá so với một số đối thủ xuất khẩu vào Nhật Bản. Một đặc điểm cần chú ý nữa là người dân Nhật Bản rất ưa thích hàng may mặc làm từ chất liệu bông. Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu mà người dân Nhật Bản có xu hướng tiêu dùng hàng dệt may giá rẻ nhằm cắt giảm tiêu dùng. Trước xu thế ấy, Nhật Bản đã điều chỉnh chính sách nhập khẩu chủ yếu từ nguồn cung cấp của Trung Quốc trong nhiều năm qua sang các nhà cung cấp hàng giá rẻ khác từ châu Á như Ấn Độ, Việt Nam.
Nhóm ngành thủy sản, theo Hiệp định, sẽ có ít nhất 86% hàng nông - lâm - thủy sản của Việt Nam được hưởng ưu đãi về thuế, trong đó mặt hàng tôm sẽ được giảm thuế suất nhập khẩu xuống 1 - 2% ngay khi Hiệp định có hiệu lực, các mặt hàng chế biến từ tôm cũng được giảm mức thuế nhập khẩu. Sản phẩm thủy hải sản chủ yếu xuất sang thị trường này bao gồm các loại cá như cá tra, cá basa, cá hồi, cá đuối, cá bò, cá ghim, cá ngừ hun khói, mực, bạch tuộc, ghẹ.
Nhóm ngành gỗ chế biến cũng được hưởng lợi lớn. Hiện Nhật Bản là thị trường lớn thứ 3 đối với sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Từ đầu năm 2009 đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã lấy lại được vị thế của mình tại thị trường này. Trong khi xuất khẩu sản phẩm gỗ, đặc biệt là đồ nội thất bằng gỗ sang hầu hết các thị trường giảm thì xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản lại có xu hướng tăng khá bền vững. Việc thay đổi xu hướng tiêu dùng từ đồ nội thất cao cấp sang đồ nội thất hạng trung là cơ hội tốt đối với xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam
Hạn chế của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là còn yếu ở khâu tiếp cận thị trường nên trong thời gian tới, cần thiết lập hệ thống bán sản phẩm tại chính thị trường Nhật Bản. Bộ Công Thương cũng khuyến nghị, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ quy định trong Hiệp định để tận dụng tối đa lợi thế về ưu đãi thuế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới, vậy để gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Nhật, doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam phải đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về chất lượng hàng hoá, điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như thời gian giao hàng.
Doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần tận dụng cơ hội tăng xuất khẩu vào Nhật Bản, một trong những thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới, bằng cách tìm hiểu kỹ đặc tính của thị trường này
Để giữ mức tăng ổn định tại thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải tạo dựng được thương hiệu của riêng mình bằng chất lượng tốt và thiết kế mới lạ.
4.2/ Những lưu ý về sản phẩm khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
Nên biết rằng các sản phẩm được khách du lịch Nhật Bản mua ở nước ngoài một cách bốc đồng vì sự tò mò của họ để làm vật lưu niệm cho chính mình hoặc cho người khác không bán được ở Nhật Bản như nó đã từng được bán ở những địa điểm du lịch của nước ngoài. Hàng lưu niệm và hàng thương mại không giống nhau. Xin nhấn mạnh rằng bạn cần phải khảo sát xem sản phẩm của mình có thực sự phù hợp với thị trường Nhật Bản hay không trước khi định bán nó vào Nhật.
Khi đàm phán với các thương nhân Nhật bản, phía Nhật thường đưa ra các yêu cầu, đề nghị; ví dụ, yêu cầu thay đổi mẫu mã hoặc cách đóng gói, hoặc thay đổi mầu sắc cho phù hợp với thị hiếu của người Nhật. Mặc dù có thể đáp ứng được các yêu cầu này, nhưng nhiều công ty nước ngoài đã lập tức bỏ cuộc vì họ ngại tốn thời gian và công sức cần thiết để thay đổi nó. Những công ty tốt nhất chính là những công ty hiểu về thị trường nên họ mới yêu cầu thay đổi cho phù hợp với thị trường như vậy. Bạn nên làm ăn với những đối tác này. Nên tránh những đối tác chẳng góp ý cho bạn được gì. Những đòi hỏi và yêu cầu đó, vì vậy, cần phải được hoan nghênh.
Để làm ra các sản phẩm phù hợp với thị trường Nhật bạn cần phải hợp tác chặt chẽ với các công ty Nhật Bản. Nếu bạn muốn thành công ở Nhật Bản, bạn đừng tiếc công sức bỏ ra để hợp tác với các đối tác Nhật. Một khi họ đưa ra những yêu cầu, những điều tư vấn góp ý cho bạn để làm cho bản chào hàng của bạn được tốt hơn thì có nghĩa là người ta đang tạo cho bạn con đường đến với thị trường Nhật và bạn nên tích cực đáp ứng những yêu cầu đó. Nếu không có sự nỗ lực đó thì hầu như không có hy vọng cho sự thành công ở Nhật Bản. Nếu những đòi hỏi phía đối tác đưa ra quá khắt khe, bạn nên trao đổi cụ thể, đầy đủ với phía Nhật Bản và cùng với họ xác định rõ mức độ thay đổi mà bạn có thể đáp ứng được.
Một khi đối tác yêu cầu bạn gửi mẫu hàng sang Nhật thì mẫu đó nên được gửi đi không tính tiền, trừ phi nó quá đắt. Sự thật là, một khi công ty Nhật yêu cầu gửi mẫu có nghĩa là sản phẩm của bạn có sức hấp dẫn, điều đó cho thấy con đường đến với thị trường Nhật Bản của bạn không còn xa nữa. Mẫu hàng được xem như là "hạt giống" của việc kinh doanh. Theo bạn không gieo hạt thì làm sao bạn gặt hái được. Chính vì vậy, ai muốn bán sản phẩm của mình thì đương nhiên phải cho không những hạt giống đó, kể cả những mẫu sản phẩm được thay đổi theo yêu cầu của phía Nhật Bản cũng được gửi không tính tiền.
Các mẫu sản phẩm cần được làm cẩn thận theo đúng yêu cầu. Không nên gửi mẫu đi với các lời chú thích như là: Khi ông / bà đặt hàng thì sản phẩm thật sẽ khác mẫu ở chỗ này, chỗ kia...Nếu bạn đã gửi mẫu đi theo đúng yêu cầu sửa đổi của đối tác Nhật nhưng phía đối tác lại yêu cầu bạn thay đổi lần nữa thì bạn có thể yêu cầu họ trả tiền cho các mẫu phải làm lại đó, nhưng ít nhất là mẫu gốc của bạn và mẫu đầu tiên người ta yêu cầu bạn thay đổi thì nên gửi miễn phí.
Ngay cả khi đối tác Nhật bản chấp nhận giá, mẫu mã, vật liệu và mẫu hàng cuối cùng và bạn chỉ việc chờ đơn hàng thì thương vụ đó vẫn có thể bị ngừng lại vì lý do có sự thay đổi đột ngột của thị trường Nhật Bản. Điều này sảy ra trong hệ thống bán lẻ ở Nhật. Một nhà bán lẻ lớn bỗng dưng tuyên bố hạ giá áo phông từ 1900 Yên xuống còn 1000 Yên cho loại một mầu và 2900 Yên xuống còn 1900 Yên cho loại in hoa, gây ra sự sụt giá của đối thủ cạnh tranh. Nhà cung cấp nước ngoài đã không thể chịu được áp lực về giá này chính vì vậy quan hệ thương mại bị ngừng lại. Bài học ở đây là, không đáp ứng được sự thay đổi của thị trường về giá có nghĩa là đánh mất cơ hội kinh doanh.
Sẽ khó khăn hơn cho các thương nhân nước ngoài muốn thành công ở Nhật bản mà không có đối tác Nhật Bản tốt. Đơn giản là ngày nay chiến lược bán hàng truyền thống không đủ để giúp họ. Bạn nên hợp tác chặt chẽ với đối tác, người đã gắn bó với bạn từ giai đoạn đầu, giúp bạn xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong đó có cả phát triển mẫu mã. Đối tác đó cũng sẽ là người giúp bạn phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường Nhật Bản. Khi tìm được đối tác bạn nên bắt đầu việc phát triển sản phẩm cùng với họ. Có thể có nhiều ứng cử viên với các ý tưởng hay và mẫu mã tốt , nếu bạn may mắn chọn được một đối tác trong số đó thì bạn sẽ là người chiến thắng ở Nhật Bản
4.3/ Phương hướng tiếp cận thị trường Nhật Bản hiệu quả nhất
Để thâm nhập thị trường Nhật Bản việc sản xuất phải được thực hiên tại công ty của chính mình và sẵn sàng xuất khẩu theo kế hoạch và chỉ dẫn của đối tác, bao gồm cả hàng hóa có nhãn hiệu
Sẽ rất có hiệu quả nếu các thành viên trong cùng một ngành hàng cùng tham gia vào 1 đoàn để sang Nhật Bản tổ chức các cuộc gặp gỡ giao dịch với các công ty Nhật Bản về OEM. Một doanh nghiệp châu Á muốn xuất khẩu sang Nhật mặt hàng da sống gắn keo làm thức ăn cho chó để tăng độ cứng cho răng của chúng, gọi là mặt hàng " Kẹo cao su da sống cho chó". Kết quả là sau khi khảo sát, doanh nghiệp này đã bán được hàng vào Nhật, nhưng trước đây vài năm đã phải ngừng vì thị trường Nhật đã xuất hiện những loại thức ăn mới cho chó xa xỉ hơn, mặt hàng kẹo cao su nói trên không còn phù hợp với thị trường Nhật Bản nữa.
Nhu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản ngày nay đã có sự thay đổi từ nhập số lượng lớn sang nhập nhiều chủng loại hàng với số lượng nhỏ hơn để đáp ứng sở thích cá nhân. Tình hình đã thay đổi từ số lượng sang chất lượng. Hơn nữa, con người ta không thích những thứ giá quá cao và người Nhật cũng không phải là ngoại lê. Đây là xu hướng chung lan toả khắp thế giới. Để chiến thắng được trong cuộc cạnh tranh quốc tế, điều quan trọng là phải tăng năng suất,tăng hiệu suất và cần phải có hệ thống sản xuất giá thành thấp. Ngoài ra, bạn sẽ không thâm nhập được thị trường Nhật Bản nếu bạn không có cái của riêng mình.
Để thâm nhập được thị trường mới là Nhật Bản, việc giới thiệu một cách có hiêu quả các sản phẩm của mình là chìa khoá của sự thành công. Khỏi phải nói, sản phẩm vốn dĩ tự nó đã có sức hấp dẫn, và vì catalog được biết đến như là "những người bán hàng thầm lặng" nên chúng phải được làm chính xác và dễ hiểu. Ngoài catalog tiếng Anh cũng nên có cả catalog tiếng Nhật. Tốt nhật là kẹp cả bản tiếng Nhật và bản tiếng Anh.
Để bán hàng vào Nhật Bản, việc hoàn tất và đóng gói rất quan trọng. Đối với châu Âu mà Mỹ, người ta cho rằng chỉ cần sản phẩm tốt, không mấy ai quan tâm đến khâu hoàn tất và bao gói, nhưng điều này không đúng đối với thị trường Nhật Bản. Ví dụ, có một số người cho rằng vì không nhìn thấy đáy của hộp kim loại nên không cần thiết phải đánh bóng phần đó. Nhưng ở Nhật Bản, nếu phần đáy không được đánh bóng người ta sẽ không mua.
Nếu trên hộp in không đẹp hoặc đóng hàng vào những chiếc hộp có mầu đơn điệu thì chẳng ai hỏi mua. Khâu hoàn thiện mặt ngoài và bao gói có thể gọi là trang điểm cho sản phẩm. Ở Nhật Bản, mọi thứ thường được dùng như là hàng quà tặng, vì vậy nếu không trang điểm thì sẽ không bán được. Bạn phải lưu ý đến thiết kế bao bì trên vỏ hộp và nhãn hiệu. Trong nhiều trường hợp, bao gói đẹp hay xấu quyết định việc hàng bán chạy hay không.
Ở Nhật Bản, quan hệ con người rất được coi trong ngay cả trong kinh doanh. Có rất nhiều câu chuyện kể rằng công việc kinh doanh đang xuôi chèo mát mái nhưng khi có sự thay đổi người làm thì lại bị trục trặc.Thậm chí có trường hợp quan hệ làm ăn tốt suốt trong thời gian dài nhưng có thể vẫn bị bị trục trặc do người làm trực tiếp bị cấp trên ép buộc phải thay bằng người khác.
Để tránh tình trạng này, bạn nên xem xét người phần hành mới và người giám sát mới, giải thích đầy đủ mọi chi tiết của công viêc kinh doanh, toàn bộ quá trình, những đặc điểm của sản phẩm, mục đích của việc đàm phán và tính kế thừa. Điều quan trọng là không nên bỏ lửng việc kinh doanh, cần phải duy trì việc trao đổi và bán hàng một cách tích cực.
VI. THỊ TRƯỜNG ÚC
2000
2004
2005
2006
2007
2008
Xuất khẩu
1272.5
1884.7
2722.8
3744.7
3802.2
4225.2
Nhập khẩu
293.5
458.8
498.5
1099.7
1059.4
1360.5
Đơn vị: triệu USD
Nguồn: Tổng cục thống kê
1. Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực sang Úc
1.1/ Tình hình xuất khẩu qua các năm
Hiện Australia là đối tác thương mại thứ 7 của Việt nam, về xuất khẩu là thị trường xuất khẩu lớn thứ tư sau Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc. Tuy nhiên, trong quan hệ thương mại Việ Nam – Australia, thặng dư thương mại khá lớn, đạt 1,4 tỷ US$, (chủ yếu do Việt Nam xuất khẩu dầu thô sang Australia
Trong năm 2008, dẫn đầu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Úc là dầu thô, đạt trị giá 3,35 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2007 và chiếm 79,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường này.
Tuy nhiên, cũng có một số mặt hàng như dây điện và dây cáp điện, cà phê xuất khẩu giảm so với năm 2007
Trong vòng 5 năm qua, thuỷ sản là nhóm hàng xuất khẩu tới Ôxtrâylia đạt kim ngạch cao nhất sau mặt hàng đặc biệt là dầu thô. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tới Ôxtrâylia đạt 126,3 triệu USD chiếm 3,45% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và cũng là mặt hàng xuất khẩu đạt được kim ngạch cao nhất trên 100 triệu USD. Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tới Ôxtrâylia giảm chỉ còn 122,89 triệu USD và vẫn chiếm 3,45% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tới Ôxtrâylia chiếm 3,15%. Như vậy nhiều năm qua mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất khẩu tới Ôxtrâylia luôn chiếm tỉ trọng cao nhất nếu không tính dầu thô. Qua số liệu thống kê cho thấy xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tới Ôxtrâylia có dấu hiệu chững lại về kim ngạch mặc dù lượng xuất khẩu liên tục tăng. Nguyên nhân chính là do có sự thay đổi mạnh về cơ cấu mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu.
Việt Nam nhập từ Australia tàu biển, máy chế biến thực phẩm, thiết bị điện, kim loại, thức ăn gia súc, thực phẩm, xăng dầu, tân dược, phân bón, hóa chất, nguyên phụ liệu dệt may... và xuất khẩu sang Australia dầu thô, các sản phẩm dầu, thủy hải sản, hạt điều, cà phê, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc, giày dép, sản phẩm nhựa... Ngoài ra, hai bên đã hợp tác trong nhiều lĩnh vực như: viễn thông, ngân hàng, luật, tài chính - kế toán, vận tải, du lịch...
1.2/ Tình hình xuất khẩu các tháng đầu năm 2009
Trong tháng 7, Australia là thị trường nhập khẩu nhiều nhất mặt hàng dầu thô của Việt Nam, đạt 365,2 ngàn tấn, kim ngạch 188,42 triệu USD, tăng 14,8% về lượng và 26% về kim ngạch so với tháng trước, nhưng giảm 26,9% về lượng và 63,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái
Tính chung 7 tháng đầu năm, xuất khẩu dầu thô của Việt Nam sang Australia đạt cao nhất với 2,379 triệu tấn, kim ngạch đạt 1,084 tỉ USD, tăng 0,4% về lượng nhưng giảm 49,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2008
Tiếp theo sau mặt hàng dầu thô là các mặt hàng đá quý và kim loại quý đạt 181,75 triệu USD, tăng 91,8%. Đứng vị trí thứ 3 trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam sang Úc là hạt điều, đạt 67,47 triệu USD, tăng 30%.
Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng khác của Việt Nam tại thị trường Úc như than đá đạt 12,05 triệu USD; sản phẩm chất dẻo đạt 17,69 triệu USD; đồ chơi trẻ em đạt 1,06 triệu USD.
Australia
(1457619000 USD)
DVT
Lượng
Trị giá
(1000USD)
Hải sản
1000 USD
60660
Hàng rau quả
1000 USD
3102
Hạt điều
Tấn
5911
27613
Cà phê
Tấn
7658
11084
Hạt tiêu
Tấn
441
1171
Gạo
Tấn
3380
2113
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
1000 USD
2579
Than đá
27361
6293
Dầu thô
Tấn
2379436
1084791
Quặng và khoáng sản khác
Tấn
1000
85
Các sản phẩm hóa chất
1000 USD
968
Chất dẻo nguyên liệu
Tấn
395
471
Sản phẩm từ chất dẻo
1000 USD
7692
Sản phẩm từ cao su
1000 USD
3982
Túi xách, ví, vaili, mũ & ô dù
1000 USD
5518
Sản phẩm mây, tre, cói & thảm
1000 USD
2795
Gỗ và sản phẩm gỗ
1000 USD
32807
Giấy và các sản phẩm từ giấy
1000 USD
6073
Hàng dệt may
1000 USD
17094
Giầy dép các loại
1000 USD
22541
Sản phẩm gốm sứ
1000 USD
6252
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm
1000 USD
39125
Sắt thép các loại
Tấn
552
515
Sản phẩm từ sắt thép
1000 USD
9433
Máy vi tính và linh kiện
1000 USD
20806
Máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác
1000 USD
20212
Dây điện và dây cáp điện
1000 USD
8437
Phương tiện vận tải và phụ tùng
1000 USD
2564
2. Tình hình nhập khẩu sang Việt Nam từ Úc
1.1/ Tình hình nhập khẩu qua các năm
1.2/ Tình hình nhập khẩu các tháng đầu năm 2009
Mặt hàng
DVT
Lượng
Trị giá(1000USD)
Ô tô nguyên chiếc các loại
Chiếc
32
486
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm
1000 USD
3862
Chất dẻo nguyên liệu
Tấn
3379
3472
Dầu mỡ động thực vật
1000 USD
1110
Dược phẩm
Gỗ và sản phẩm gỗ
1000 USD
1000USD
12169
8379
Hàng rau quả
1000 USD
10468
Hoá chất
1000 USD
3593
Kim loại thường khác
Tấn
52527
140769
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác
1000 USD
19808
NPL dệt may da giày
1000 USD
4144
Sữa và sản phẩm sữa
1000 USD
10320
Sản phẩm hoá chất
1000 USD
9879
Sản phẩm khác từ dầu mỏ
1000 USD
1006
Sắt thép các loại
Tấn
50121
21678
Thức ăn giá súc và nguyên liệu
1000 USD
3589
3. Thuận lợi khó khăn - thách thức và cơ hội:
3.1/ Thuận lợi:
Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam – Australia vẫn tiếp tục tăng trưởng đều và khá cao trong những năm qua với tốc độ tăng trưởng bình quân trên 12%/năm
Các mặt hàng xuất khẩu (ngoài dầu thô) gồm thuỷ hải sản, hật điều, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ đều có tốc độ tăng trưởng rất mạnh. Điều này cho thấy tiềm năng xuất khẩu sang thị trường này là rất lớn
Trong 5 năm gần đây, tăng trưởng thương mại giữa Australia - Việt Nam ở mức 22%/năm. Năm 2008 kim ngạch thương mại hai chiều giữa 2 nước đạt khoảng 5,6 tỷ USD. Trong quan hệ đầu tư, đến nay, Australia và New Zealand đang có 190 dự án với tổng vốn khoảng trên 1 tỷ USD đã đầu tư vào thị trường Việt Người tiêu dùng lại rất cởi mở đối với hàng hóa nhập khẩu, không quá coi trọng nguồn gốc xuất xứ, chỉ quan tâm tới yếu tố như chất lượng, kiểu dáng và giá cả. Cách nhìn thoáng của người tiêu dùng sẽ là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu.
3.2/ Khó khăn
Theo nghiên cứu của Thương vụ Việt Nam tại Australia, người tiêu dùng Australia khá bảo thủ và rất hiểu biết về vấn đề “giá cả tương xứng với giá trị”, họ cũng đánh giá cao hàng hóa sản xuất tại nội địa.
Hình ảnh và tên tuổi của các nhà xuất khẩu Việt Nam tại thị trường Australia vẫn còn khá trầm lắng, gần như nhà nhập khẩu ở nước này rất xa lạ với hàng hóa Việt.
3.3/ Thách thức
Tuy nhiên, tại sân chơi FTA, nơi hàng rào thuế quan được giảm và bãi bỏ, các rào cản thương mại được thu hẹp thì khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ đóng vai trò quyết định. Như vậy liệu có diễn ra tình trạng ‘cá lớn nuốt cá bé’ khi mà đa phần các doanh nghiệp của Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Liệu lợi ích sẽ nghiêng về phía Úc nhiều hơn là về phía Việt Nam?
Các doanh nghiệp Việt Nam gặp những trở ngại về nhận thức do thông tin về các đối tác Úc hiện vẫn còn thiếu rất nhiều.
Doanh nghiệp Úc mong muốn chính phủ Việt Nam đẩy mạnh chống tham nhũng và những điều lệ được minh bạch hóa
Australia là thị trường ít dân nên yêu cầu về tiêu chuẩn hàng hóa rất cao
Nhà nhập khẩu Australia không chấp nhận những sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng của họ
AANZFTA sẽ tạo ra một khối thương mại với tổng dân số trên 600 triệu người và GDP ước tính khoảng 2,7 ngàn tỷ USD/năm. Hiệp định bao gồm các cam kết về hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, hải quan, thương mại điện tử, di chuyển thể nhân và hợp tác kinh tế
3.4/ Cơ hội
Trong 5 năm gần đây, tăng trưởng thương mại giữa Australia - Việt Nam ở mức 22%/năm.
Năm 2008 kim ngạch thương mại hai chiều giữa 2 nước đạt khoảng 5,6 tỷ USD. Nhìn chung tỉ lệ giá trị xuất khẩu vào hai thị trường này có tăng trưởng nhưng được nhận định là vẫn chưa xứng với tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam.Trong quan hệ đầu tư, đến nay, Australia và New Zealand đang có 190 dự án với tổng vốn khoảng trên 1 tỷ USD đã đầu tư vào thị trường Việt Nam.Hiệp định Tự do thương mại ASEAN - Australia - New Zealand (AANZFTA) có hiệu lực, hoạt động thương mại giữa các quốc gia trong khối sẽ được mở rộng hơn hiện tại.
Theo cam kết, đến năm 2018, các nước ASEAN, Australia và New Zealand sẽ xóa bỏ thuế quan cho ít nhất 90 dòng thuế và mở cửa cho các hoạt động ở lĩnh vực dịch vụ và đầu tư cho các bên tham gia.
Người tiêu dùng lại rất cởi mở đối với hàng hóa nhập khẩu, không quá coi trọng nguồn gốc xuất xứ, chỉ quan tâm tới yếu tố như chất lượng, kiểu dáng và giá cả. Cách nhìn thoáng của người tiêu dùng sẽ là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu
Hiệp định AANZFTA được đánh giá là sẽ mang nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như nông thủy sản, dệt may, đồ gỗ v.v... sẽ được Úc và New Zealand miễn thuế vào ngay năm 2010.
4. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động ngoại thương sang Úc:
4.1/ Giải pháp cho xuất nhập khẩu
Điều cấp thiết hiện nay là làm sao mang thông tin và tạo cầu nối cho doanh nghiệp với thị trường, nhằm giúp doanh nghiệp khai thác và đẩy mạnh xuất khẩu. Nếu Việt Nam không tận dụng tốt cơ hội thì AANZFTA sẽ chỉ có lợi cho nhà xuất khẩu Australia và New Zealand.
Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại nhầm tạo vị thế cho sản phẩm Việt trên thị trường Australia
Tăng cường cải tiến chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường Australia
Trong khi tiến hành kinh doanh với bất kỳ quốc gia trên thế giới đòi hỏi sự hiểu biết về xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm được sản xuất hoặc yêu cầu và các dịch vụ được cung cấp hoặc cần thiết, người ta cũng phải lưu ý tổng số dân và quyền lực chi tiêu của mình trong khi lựa chọn một quốc gia như là một thị trường tiềm năng. Although the population of Australia is not that big in numbers, it must be noted that the country is ranked fifteenth among the world's largest economies and the greater part of its population has quite high buying power. Mặc dù dân số của Úc là không phải là lớn với số lượng, nó phải được ghi nhận rằng đất nước được xếp hạng thứ mười lăm trong số các nền kinh tế lớn nhất thế giới và phần lớn dân số của nó có sức mua khá cao
Học tập và hiểu biết về các quy tắc, rõ ràng danh sách những thứ nhất định và các mặt hàng bị cấm theo luật pháp, là phải cho bất cứ ai tìm cách để tiến hành xuất khẩu, nhập khẩu tại Úc.
Ổn định nguồn cung để đảm bảo và gia tăng sản lượng xuất khẩu.
Tạo dựng uy tín bằng cách thực hiện tốt tất cả những hợp đồng trước, tạo cơ sờ cho việc kí kết tiếp các hợp đồngCertain imports like fruits, particular minerals and chemicals, animals and marine creatures are prohibited under the Australian law.
4.2/ Những điều cần lưu ý khi xuất khẩu sang Australia
Báo giá và thanh toán
Hầu hết các nhà nhập khẩu Australia đều đã có kinh nghiệm trong việc buôn bán với các đối tác nước ngoài và họ sử dụng nhiều loại tiền khác nhau trong thanh toán.
Cho đến thời điểm hiện nay, đồng tiền thông dụng nhất và là cơ sở trong các cuộc đàm phán thương mại vẫn là đồng đô la Mĩ. Hầu hết các nhà cung cấp nước ngoìa cũng thấy rằng báo giá bằng đồng đô la Mĩ thuận tiện hơn cả. Các nhà nhập khẩu Australia cũng quan âm tới những đối tác có khả năng báo giá bằng đồng đô la Australia nhưng đây không phải là điều kiện tiên quyết.
Phương thức báo giá dành cho nhà nhập khẩu Australia khác nhau tuỳ theo sản phẩm hay hàng hóa đang được bán Hầu hết các nhà nhập khẩu mong muốn nhận được phương thức báo giá theo giá FOB hoặc (FCA) bằng đồng đô la Mĩ. Tuy nhiên, đối với các mặt hàng như gỗ nguyên liệu hay đồ gia vị thì thông thường họ sẽ yêu cầu báo giá CFR (hoặc CPT). Ví dụ, một nhà nhập khẩu đồ may mặc sẽ quen với báo giá FOB bằng đồng đô la Mĩ, trong khi đó một nhà nhập khẩu gỗ nguyên liệu lại thích nhạn báo giá CFR. Phần lớn các nhà nhập khẩu Australia đều dành quyền tự mua bảo hiểm và thường không muốn nhậnbáo giá CIF (hay CIP). (Khi các phương thức báo giá CFR, CPT, CIF hay CIP được cung cấp thì giá FOB (hay FCA) cũng nên được đưa ra do thuế nhập khẩu được tính trên giá FOB)
Phần lớn hàng hoá nhập khẩu vào Australia bởi những người bán lẻ đều được thanh toán bằng L/C trong vòng từ 30 đến 90 ngày. Néu giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu có mối quan hệ thân thiết thì theo ỷcác nhà xuất khẩu, việc thanh toán cóthể là chuyển tiền bằng điện (telegraphic transfer – T/T). Trong những trường hợp như vậy, nhà nhập khẩu thường chuyển tiền một lần khi hàng hoá đã được chất lên tàu. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, tỷ giá hối đoái thích hợp là tỉ giá hiện hành tại thời điểm chuyển tiền thực tế giữa hai ngân hàng, thường là trong vòng 3 ngày kể từ khi hàng lên tàu
b. Thủ tục chứng từ
Những chứng từ yêu cầu phải có khi xuất khẩu sang Australia bằng đường hàng không hoặc đường biển bao gồm:
c. Ưu đãi đối với các nước đang phát triển
Để có đủ tiêu chuẩn hưởng ưu đãi thuế quan dành chonc đang phát triển, khâu cuối cùng của việc sản xuất một mặt hàng nào đó phải được thực hiện tại một Cơ quan hải quan Australia (ACS), cơ quan được quyền quyết định đánh giá tư cách đạt tiêu chuẩn ưu đãi của một nước đang phát triển. Thêm vào đó, không dưới 50% chi phí nhà xưởng và nhân công sản xuất ra sản phẩm phải được thể hiện bởi giá trị lao động và / hoặc giá trị nguyên vật liệu của nước sản xuất hoặc của nước đang phát triển và Ustralia
d. Trình tự giao dịch nhập khẩu
e. Xúc tiến thương mại
Chìa khoá của sự thành công lâu dài trên bất kì thị trường nào chính là khả năng thích ứng với các yêu cầu và điều kiện của thị trường đó. Một sản phẩm có kiểu dáng đặc biệt có thể bán chạy ở thị trường này lại hoàn toàn thất bại ở thị trường khác. Tương tự như vậy, đã có nhiều mình chứng cho thấy một hoạt động xúc tiến thương mại có thể thành cong ở châu Âu nhưng lại có thể không thành công ở một thị trường như Australia. Thị trường Australia đòi hỏi cách tiếp cận xúc tiến thương mại hơi khác so với cách thức có thể đem lại hiệu quả ở những thị trường khác
-Phát triển xúc tiến bán hàng, Nhiều quốc gia đã thành công trong việc cử các phái đoàn xúc iến bán hàng sang Australia để tiếp cận thị trường
-Tham gia hội chợ triển lãm thương mại chuyên ngành
- Triển lãm giới thiệu đất nước, Việc tổ chức một cuộc triển lãm giới thiệu đất nước có thể là một phương pháp hữu ích cho ccnhà xuất khẩu nước ngoài không quen thuộc với Australia để thử nghiệm sản phẩm của họ ở thị trường này. Trong bối cảnh cạnh tranh như hiện nay, các nhà nhập khẩu Australia không múôn lãng phí thời gian đếnthăm một cuộc triển lãm sản phẩm có giá đắt và không thích hợp với thị trường Australia. Khi lên kế hoạch tổ chức một cuộc triển lãm giới thiệu đất nước, vấn đề quan trọng là phải thực hiện nghiên cứu thị trường trước khi chọn lựa các đơn vị và sản phẩm tham dự triển lãm
- Phái đoàn mua hàng, Cách tiếp cận này thường chứng tỏ sẽ thành công bởi người mua sẽ xác nhận đặt hàng cho tới khi họ trực tiếp xem xét kiểm tra các hoạt động của nhà cung cấp và họ có thể sẽ bị cuốn hút vào việc tham quan đất nước nếu họ biết được rằng có một chương trình được chuẩn bị trước cho các cuộc hẹn. Cách tiếp cận này sẽ thành công hơn cả khi được tổ chức tiếp sau một hoạt động xúc tiến thương mại ở Australia
- Xây dựng hình ảnh trên thị trường, Ở một thị trường qui mô nhỏ như Australia, công cụ xúc tiến thương mại hữu dụng nhất đối với các nhà xuất khẩu từ một quốc gia cụ thể là thực hiện giao dịch thành công với các nhà nhập khẩu Australia. Ngay khi sản phẩm từ một nước cung cấp mới bắt đầu hiện diện trên thị trường, các nhà nhập khẩu khác sẽ bắt đầu quan tâm hơn đến việc xem xem có cơ hội nào cho họ không.
Phần lớn các nhà nhập khẩu Australia biết các đối thủ cạnh tranh của họ và bất kỳ một sản phẩm mới nào mà họ đang kinh doanh. Ở thị trường Australia đầy cạnh trah, các nhà nhập khẩu và bán lẻ không có đủ khả năng để đối thủ cạnh tranh của họ đạt được bất kì một cơ hội nào.
- Cơ hội xuất khẩu và lợi ích công nghệ
VII. THỊ TRƯỜNG NGA:
Nga là một trong những thị trường lớn của thế giới, nhu cầu nhập khẩu hàng năm lên tới hàng trăm tỷ USD; Trong khi đó, năng lực sản xuất hàng hóa phục vụ cho tiêu dùng, luôn trong tình trạng “cầu” vượt “cung” . Bình quân mỗi năm, kim ngạch nhập khẩu của Nga khoảng 200 tỷ USD, trong đó hàng tiêu dùng chiếm 20-30%, đặc biệt là các mặt hàng may mặc, nông sản thực phẩm có tỷ trọng nhập khẩu khá cao.
1. Tình hình thương mại giữa Việt Nam và Nga giai đoạn 2000-2008
Năm
Việt Nam XK sang Nga
Việt Nam NK từ Nga
2000
122.9
240.5
2001
194.5
376.8
2002
187.4
500.6
2003
159.6
491.8
2004
215.8
671.5
2005
251.9
766.6
2006
413.2
455.8
2007
236.9
1016.2
2008
1641
671.9
Năm 2008, tổng kim ngạch mua bán hai chiều giữa Việt Nam và Liên bang Nga đạt 1,641 tỷ USD, tăng 62,4% so với năm 2007, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nga đạt 671,9 triệu USD, tăng 46,4% và xuất khẩu của Nga sang Việt Nam đạt 969,6 triệu USD, tăng 75,5%.
2. Tình hình thương mại giữa Việt Nam và Nga 7 tháng năm 2009
Trong 7 tháng đầu năm 2009, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, tổng kim ngạch nhập khẩu Việt Nam- Liên Bang Nga chỉ đạt 820 triệu USD, giảm 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào Liên bang Nga đạt 180,45 triệu USD, nhập khẩu của Việt Nam từ Liên bang Nga đạt 636,96 triệu USD. Những mặt hàng xuất khẩu sang Nga có kim ngạch đạt trên 10 triệu USD gồm: thủy hải sản; dệt may, giày dép, cà phê, rau quả chế biến, hạt điều, hạt tiêu
Mặt hàng
ĐVT
Sơ bộ 7 tháng
Lượng
Trị giá (1000USD)
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
1000 USD
7995
Cao su
Tấn
7995
Cà phê
Tấn
9458
14146
Cao su
Tấn
5820
9384
Chè
Tấn
10845
12855
Gạo
Tấn
52999
22871
Hàng dệt may
1000 USD
38620
Hàng rau quả
1000 USD
21176
Hạt điều
Tấn
2034
9430
Hạt tiêu
Tấn
3028
6140
Sản phẩm mây, tre, cói & thảm
1000 USD
2483
Sắn và các sản phẩm từ sắn
Tấn
3123
767
Túi xách, ví, vaili, mũ & ô dù
1000 USD
4888
Xăng dầu các loại
Tấn
7225
5027
3. Cơ hội và thách thức
Nga là bạn hàng truyền thống của Việt Nam, chính phủ của hai nước đều mong muốn và đang thực hiện những biện pháp phát triển quan hệ thương mại, đầu tư, văn hóa…giữa hai nước.
Việt Nam và Nga có lợi thế so sánh khác nhau cho nên sản phẩm có thể bổ sung cho nhau thông qua con đường thương mại.
Chính phủ đã có kế hoạch xây dựng thị trường Nga thành thị trường xuất khẩu chủ lực, thông qua nó hàng Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa qua Nga nói riêng và toàn bộ châu Âu nói chung.
Thách thức;
Mặc dù Nga được đánh giá là thị trường tiềm năng, nhưng để xuất khẩu hàng vào được thị trường này, các doanh nghiệp cũng gặp rất nhiều khó khăn. Người tiêu dùng Nga luôn đòi hỏi khắt khe về chất lượng cũng như hình thức sản phẩm. Việc áp dụng các hàng rào thuế quan và phi thuế quan để điều tiết xuất nhập khẩu khá phổ biến và khó dự báo trước như việc đưa ra các lệnh hạn chế và cấm nhập khẩu hàng hóa, nhất là đối với hàng nông sản, thủy hải sản và thịt đông lạnh. Ngoài ra, vấn đề thanh toán cũng là một trở ngại cho các doanh nghiệp Việt Nam. Theo phản ánh của các doanh nghiệp, việc thanh toán qua hình thức mở tín dụng thư (L/C) chưa nhiều, những cách thanh toán khác chưa bảo đảm độ tin cậy, độ an toàn cho các doanh nghiệp giao hàng. Hiện nay, có đến 70% sản phẩm của doanh nghiệp xuất sang thị trường Nga. Sản phẩm của doanh nghiệp này đủ các tiêu chuẩn để xuất khẩu sang Nga, nhưng do trở ngại trong vấn đề thanh toán nên chưa dám làm hết khả năng để xuất khẩu sang thị trường này.
Hiện nay Nga xếp Việt Nam chung với các nước khá phát triển như: Singapore, Hongkong, Đài Loan…hàng nhập khẩu từ Việt Nam vào Nga bị đánh thuế cao.
Chính phủ Nga khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đưa hàng vào Nga để kinh doanh trực tiếp. Trong khi đó đa số các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam quy mô kinh doanh không lớn, chưa có các tập đoàn thương mại mạnh để triển khai kinh doanh trực tiếp tại Nga.
4. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động giao thương
Để nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hóa Việt Nam ở thị trường Nga, các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm và tìm cách tiếp cận mới. Doanh nghiệp giữ cách tiếp cận theo kiểu cũ sẽ không hiệu quả vì nhu cầu của thị trường Nga bây giờ đã khác trước.
Cần nới lỏng chính sách tiền tệ một cách từ từ, nhằm tạo thanh khoản và huy động nguồn lực cho chính sách tài khóa của Chính phủ. Tuy nhiên, việc nới lỏng chính sách tiền tệ cần được tiến hành thận trọng trên cơ sở giám sát chặt chẽ tỷ lệ lạm phát và thực hiện nghiêm túc các biện pháp giám sát cẩn trọng, minh bạch trong hoạt động tín dụng của ngân hàng
Giữ vững và củng cố các thị trường trọng điểm. Theo các chuyên gia kinh tế, các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản về lâu về dài vẫn là những thị trường tiềm năng nhất mà các DN VN nên duy trì và phát triển, đặc biệt là thị trường Mỹ, một trong những thị trường được xem là "rốn" XK hàng hóa của VN.
Do đó, DN cần tăng cường công tác tìm kiếm thị trường, nắm bắt và tổ chức tốt các hoạt động giao lưu, tiếp xúc với các bạn hàng NK, các tổ chức bán buôn, bán lẻ để có hiểu biết kịp thời về bạn hàng và thị trường XK của mình.
Tiếp tục thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ sản xuất nông lâm thủy sản, trước hết là việc tiêu thụ nông sản cho một số ngành có lượng hàng hóa lớn và sản xuất tập trung như như lúa gạo, thủy sản và một số nông sản khác nhằm duy trì sản xuất ổn định thu nhập và việc làm cho nông dân.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT CHO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
Chính sách tỷ giá: Trong thời gian qua, Chính phủ đã điều hành chính sách tỷ giá theo hướng tích cực: mở rộng biên độ dao động lên ± 5% và cho phép tỷ giá VND/USD biến động theo hướng phù hợp với thực trạng cung, cầu ngoại hối trên thị trường. Trong thời gian tới, Chính phủ cần tiếp tục điều chỉnh phá giá dần dần tiền đồng, tránh gây sốc, nhưng bảo đảm theo khuynh hướng tăng/giảm giá trị của đồng USD trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh tỷ giá cần cân nhắc theo một giỏ tiền tệ các ngoại tệ mạnh, tự do chuyển đổi (USD, EUR, JPY, GBP) theo tỷ trọng thương mại của Việt Nam với các nước/khối nước liên quan.
Chính sách hỗ trợ tín dụng xuất khẩu: Nguồn kinh phí của gói kích cầu 1 tỉ USD cần được sử dụng đúng nơi, đúng chỗ nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Ví dụ, chỉ tài trợ cho các khoản tín dụng liên quan trực tiếp tới xuất khẩu: Cho phép doanh nghiệp xuất khẩu chiết khấu các loại hối phiếu thanh toán trả chậm, hoặc cấp tín dụng ngay cho các doanh nghiệp có thể chứng minh đã hoàn thành việc giao hàng và đang làm thủ tục thanh toán trên cơ sở bảo đảm thanh toán bằng chuyển giao chứng từ sở hữu hàng hóa cho ngân hàng. Chính phủ có thể bảo lãnh các khoản thanh toán này.
Chính sách hỗ trợ chi phí xuất khẩu: Hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu để giảm các loại chi phí liên quan tới xuất khẩu như chi phí tại cảng biển, sân bay và chi phí vận tải; giảm tối đa thủ tục hành chính gây phiền hà cho doanh nghiệp xuất - nhập khẩu (có thể tài trợ chi phí cho doanh nghiệp xuất - nhập khẩu để thực hiện các thủ tục này được thuận tiện, thông qua bộ máy hành chính nhà nước phục vụ xuất khẩu như thuế, hải quan).
Đa dạng hóa cơ cấu thị trường xuất - nhập khẩu: Cơ cấu thị trường xuất - nhập khẩu của nước ta cho thấy, thị trường xuất - nhập khẩu của Việt Nam tập trung cao độ vào một số thị trường trọng điểm đang chịu ảnh hưởng của cơn bão khủng hoảng tài chính thế giới. Do vậy, cần huy động các cơ quan ngoại giao và mạng lưới doanh nghiệp Việt Nam trên toàn thế giới để phát triển, mở rộng thị trường mới như Trung Đông, châu Phi, châu Đại Dương và Mỹ La-tinh, đồng thời khôi phục lại những thị trường cũ như Đông Âu và Cộng đồng các quốc gia độc lập...
Cải thiện cơ cấu mặt hàng xuất - nhập khẩu: Việc cải thiện cơ cấu mặt hàng xuất - nhập khẩu không thể thực hiện trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, cần xây dựng lộ trình cụ thể nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa sản xuất trong nước, đặc biệt là các sản phẩm xuất khẩu truyền thống, đồng thời tìm thị trường cho các sản phẩm xuất khẩu mới. Hàng hóa nhập khẩu cần tiếp tục điều chỉnh theo hướng giảm tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu thành phẩm, tăng tỷ trọng nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu thô.
Khai thác thị trường trong nước: Cần khai thác tối đa thị trường trong nước để giảm quy mô nhập khẩu, nhằm giảm mức độ phụ thuộc của Việt Nam vào các thị trường nguyên, nhiên, vật liệu đối với các nước trong khu vực. Nghiên cứu, điều chỉnh công nghệ, nâng cao phần giá trị gia tăng sản xuất trong nước thông qua việc khai thác các nguồn nguyên, nhiên, vật liệu sẵn có trong nước. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu, đặc biệt là dệt may, giày dép, thiết bị điện tử đã đáp ứng được nhu cầu của các thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, cần nỗ lực khai thác thị trường nội địa để duy trì quy mô hoạt động trong thời kỳ khó khăn, đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước, giảm áp lực nhập khẩu hàng tiêu dùng, góp phần cân bằng cán cân thương mại, nhất là hỗ trợ cho các nhà sản xuất lúc thị trường xuất khẩu có biến động xấu.
Chính sách thưởng xuất khẩu và giảm thuế cho các doanh nghiệp xuất khẩu: Có cơ chế thưởng xuất khẩu xứng đáng, đồng thời giảm thuế thu nhập cho các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp giải quyết nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
Các chính sách tài khóa khác: Để giảm tác động tiêu cực của suy giảm sản xuất xuất khẩu, đặc biệt là vấn đề công ăn việc làm và thu nhập cho công nhân sản xuất hàng xuất khẩu, Chính phủ cần nghiên cứu chế độ trợ cấp thất nghiệp cho công nhân của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu bị mất việc làm, song song với các biện pháp hỗ trợ tạo công ăn việc làm cho công nhân mất việc trên cả nước nhằm tránh vòng xoáy suy thoái kinh tế - thất nghiệp, không có thu nhập, giảm tiêu dùng, buộc doanh nghiệp phải cắt giảm sản xuất và sa thải công nhân dẫn tới thất nghiệp trầm trọng hơn.
Chính sách tiền tệ: Cần nới lỏng chính sách tiền tệ một cách từ từ, nhằm tạo thanh khoản và huy động nguồn lực cho chính sách tài khóa của Chính phủ. Tuy nhiên, việc nới lỏng chính sách tiền tệ cần được tiến hành thận trọng trên cơ sở giám sát chặt chẽ tỷ lệ lạm phát và thực hiện nghiêm túc các biện pháp giám sát cẩn trọng, minh bạch trong hoạt động tín dụng của ngân hàng
Các giải pháp khác:
Ở thời điểm hiện nay, các DN nên tiếp tục thúc đẩy hoạt động XK các mặt hàng có kim ngạch lớn, có khả năng tăng trưởng cao tại các thị trường truyền thống gắn liền với việc mở rộng, đa dạng hóa thị trường XK. Không nên phụ thuộc vào một thị trường
Hàng hóa của các DN đã XK đến hơn 200 nước trên thế giới nhưng trên 80% giá trị hàng hóa tập trung tại Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản... nên trước mắt, DN vẫn nên chú trọng và duy trì kim ngạch XK đối với các thị trường này. Nhưng để tránh phụ thuộc về lâu dài, các DN cần chủ động nghiên cứu, mở rộng đến các thị trường mới như: Châu Á, Châu Phi, Nam Mỹ..
Giữ vững và củng cố các thị trường trọng điểm. Theo các chuyên gia kinh tế, các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản về lâu về dài vẫn là những thị trường tiềm năng nhất mà các DN VN nên duy trì và phát triển, đặc biệt là thị trường Mỹ, một trong những thị trường được xem là "rốn" XK hàng hóa của VN.
Do đó, DN cần tăng cường công tác tìm kiếm thị trường, nắm bắt và tổ chức tốt các hoạt động giao lưu, tiếp xúc với các bạn hàng NK, các tổ chức bán buôn, bán lẻ để có hiểu biết kịp thời về bạn hàng và thị trường XK của mình.
Hiện Mỹ đã và đang chuẩn bị ban hành một số điều luật như: Đạo luật Farm Bill, Luật Lacey sẽ ảnh hưởng đến một số mặt hàng XK của VN như hàng thuỷ sản, đồ gỗ... Do đó, DN cần tiếp xúc nhiều hơn nữa với cơ quan tham vấn để hiểu rõ về những quy định mới.
Tiếp tục thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ sản xuất nông lâm thủy sản, trước hết là việc tiêu thụ nông sản cho một số ngành có lượng hàng hóa lớn và sản xuất tập trung như như lúa gạo, thủy sản và một số nông sản khác nhằm duy trì sản xuất ổn định thu nhập và việc làm cho nông dân.
Khẩn trương tiêu thụ một số ngành hàng có lượng hàng hoá lớn và sản xuất tập trung như lúa, gạo, thuỷ sản
Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường XK sang các khu vực ít bị tác động của khủng hoảng
Thúc đẩy sớm việc ký kết các hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN với Ấn Độ
Khai thác tối đa thị trường Nhật Bản
Điều hành linh hoạt hoạt động buôn bán biên mậu
Tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn cho doanh nghiệp
Linh hoạt trong điều hành thuế suất thuế XK và thuế NK theo hướng hỗ trợ cho sản xuất trong nước và triển khai Đề án thí điểm “Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu”, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt…
DANH MỤC THAM KHẢO
Bộ công thương - Báo cáo “Tình hình xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2009 và giải pháp cho 4 tháng cuối năm”
Thời báo kinh tế Sài Gòn
Website Tổng cục thống kê – www.
Tổng cục hải quan
Website Bộ thươg mại – www.mot.gov
Trung tâm thôg tin thương mại – www.vinanet.com
Website Cổng thông tin xuất khẩu Việt Nam- www.ngoaithuong.vn
Website Vụ kế hoạch – Bộ Nông Nghiệp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thị trường xuất khẩu chủ lực của việt nam Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên từng thị trường.doc