Đề tài Thiên nhiên là nguồn cảm hứng bất tận của nghệ thuật qua tiến trình phát triển của lịch sử mỹ thuật bằng những tác phẩm mỹ thuật nói về thiên nhiên. Hãy chứng minh nhận định trên là đúng

Trong thế giới tự nhiên bao la rộng lớn với muôn loài động, thực vật, vẫn theo lẽ tự nhiên tồn tại từ đời xa xưa khi tổ tiên chúng ta sống, hay hiện giờ chúng ta có thể nhận biết được những gì xung quanh chúng ta. Nếu chúng ta nhìn nhận sự việc một cách đơn giản, chỉ nhận biết bản thân của nó dựa vào bề ngoài hay những thuộc tính biểu hiện vốn có của nó thì không thể nào có chuyện gọi là nghệ thuật được. Từ đó phải biết khi chúng ta nhìn vào một đối tượng thì chúng ta tự hỏi xem vật đó là gì? Chứ ít ai nghĩ đến nó được làm ra hay xuất phát từ đâu? Vậy thì cái đẹp của nó là gì? Từ đó ta cảm thấy rõ hơn khi chúng ta nhận định một đối tượng phải sâu xa hơn nữa. Cái đẹp cũng có thể là không đẹp khi chúng ta không xem nó là đối tượng đẹp trong ý nghĩ của mỗi người. Giả sử nghệ thuật và thiên nhiên không phụ thụ gì nhau. Rõ ràng, tất cả những biểu hiện quan trọng của cái đẹp trong giới tự nhiên và trong nghệ thuật không liên quan đến một lợi ích thực tiễn nào hết cho chúng ta và cho cả tổ tiên dẫu là xa nhất của chúng ta. Thế thì, trong trường hợp ấy, tính hữu ích vật chất có thể có của những yếu tố nguyên khởi - mà chúng ta đang phân giải những hiện tượng đẹp ra những yếu tố ấy - cũng có ít ý nghĩa cho mỹ học, chẳng khác gì đối với cảm quan xúc cảm về cái đẹp, điều mà nó thờ ơ là việc một thân thể con người tuyệt diễm nhất cũng sinh ra từ một bào thai xấu xí vô cùng. Những pho tượng rất hoàn mỹ, rất đẹp cũng xuất phát từ những tản đá vô tri vô giác. Đó là một giả thuyết đơn giản mà ai cũng có thể tự nghĩ ra được nhưng điều đó cũng nói lên được ý nghĩa quan trọng của những gì chúng ta xem là đẹp, là phi thường cũng phải từ những gì xấu xí, không đáng chú ý lắm, qua cách nhìn nhận, cảm nhận về tự nhiên và qua cách thể hiện của chúng ta thì cái đẹp, cái thẩm mỹ xuất hiện . Ví dụ cái đẹp là gì? Theo trật tự nguồn gốc thì cái gọi là "những bà mụ bằng đá", không nghi ngờ gì, có trước những pho tượng Hy Lạp. Nhưng chẳng lẽ nào sự gợi nhớ những tác phẩm kỳ dị ấy sẽ giúp chúng ta thấu triệt bản chất thẩm mỹ của nàng Vệ Nữ từ đảo Milos? Không nghi ngờ gì là về mặt nguồn gốc phát sinh, tất cả các giác quan của chúng ta, không loại trừ cả những giác quan cấp cao: thị giác và thính giác, chỉ là sự phân hóa của xúc giác. Trong cái đẹp, ngay ở những biểu hiện đơn sơ nhất và khởi thủy nhất của nó, ta bắt gặp một cái gì đó có giá trị một cách vô điều kiện, nó tồn tại

doc5 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8461 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thiên nhiên là nguồn cảm hứng bất tận của nghệ thuật qua tiến trình phát triển của lịch sử mỹ thuật bằng những tác phẩm mỹ thuật nói về thiên nhiên. Hãy chứng minh nhận định trên là đúng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA MỸ THUẬT Sinh Viên: Trương Anh Quyền Lớp: DMI3097 Chuyên ngành: Sư Phạm Mỹ Thuật Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Xuân Vinh TP. HCM, ngày 6 tháng 6 năm 2011 Đề bài: “ Thiên nhiên là nguồn cảm hứng bất tận của nghệ thuật qua tiến trình phát triển của lịch sử mỹ thuật bằng những tác phẩm mỹ thuật nói về thiên nhiên. Hãy chứng minh nhận định trên là đúng”. Trong thế giới tự nhiên bao la rộng lớn với muôn loài động, thực vật,… vẫn theo lẽ tự nhiên tồn tại từ đời xa xưa khi tổ tiên chúng ta sống, hay hiện giờ chúng ta có thể nhận biết được những gì xung quanh chúng ta. Nếu chúng ta nhìn nhận sự việc một cách đơn giản, chỉ nhận biết bản thân của nó dựa vào bề ngoài hay những thuộc tính biểu hiện vốn có của nó thì không thể nào có chuyện gọi là nghệ thuật được. Từ đó phải biết khi chúng ta nhìn vào một đối tượng thì chúng ta tự hỏi xem vật đó là gì? Chứ ít ai nghĩ đến nó được làm ra hay xuất phát từ đâu? Vậy thì cái đẹp của nó là gì? Từ đó ta cảm thấy rõ hơn khi chúng ta nhận định một đối tượng phải sâu xa hơn nữa. Cái đẹp cũng có thể là không đẹp khi chúng ta không xem nó là đối tượng đẹp trong ý nghĩ của mỗi người. Giả sử nghệ thuật và thiên nhiên không phụ thụ gì nhau. Rõ ràng, tất cả những biểu hiện quan trọng của cái đẹp trong giới tự nhiên và trong nghệ thuật không liên quan đến một lợi ích thực tiễn nào hết cho chúng ta và cho cả tổ tiên dẫu là xa nhất của chúng ta. Thế thì, trong trường hợp ấy, tính hữu ích vật chất có thể có của những yếu tố nguyên khởi - mà chúng ta đang phân giải những hiện tượng đẹp ra những yếu tố ấy - cũng có ít ý nghĩa cho mỹ học, chẳng khác gì đối với cảm quan xúc cảm về cái đẹp, điều mà nó thờ ơ là việc một thân thể con người tuyệt diễm nhất cũng sinh ra từ một bào thai xấu xí vô cùng. Những pho tượng rất hoàn mỹ, rất đẹp cũng xuất phát từ những tản đá vô tri vô giác. Đó là một giả thuyết đơn giản mà ai cũng có thể tự nghĩ ra được nhưng điều đó cũng nói lên được ý nghĩa quan trọng của những gì chúng ta xem là đẹp, là phi thường cũng phải từ những gì xấu xí, không đáng chú ý lắm,…qua cách nhìn nhận, cảm nhận về tự nhiên và qua cách thể hiện của chúng ta thì cái đẹp, cái thẩm mỹ xuất hiện . Ví dụ cái đẹp là gì? Theo trật tự nguồn gốc thì cái gọi là "những bà mụ bằng đá", không nghi ngờ gì, có trước những pho tượng Hy Lạp. Nhưng chẳng lẽ nào sự gợi nhớ những tác phẩm kỳ dị ấy sẽ giúp chúng ta thấu triệt bản chất thẩm mỹ của nàng Vệ Nữ từ đảo Milos? Không nghi ngờ gì là về mặt nguồn gốc phát sinh, tất cả các giác quan của chúng ta, không loại trừ cả những giác quan cấp cao: thị giác và thính giác, chỉ là sự phân hóa của xúc giác. Trong cái đẹp, ngay ở những biểu hiện đơn sơ nhất và khởi thủy nhất của nó, ta bắt gặp một cái gì đó có giá trị một cách vô điều kiện, nó tồn tại không phải vì cái khác, mà vì chính mình, bằng sự tồn tại của mình nó làm vui và thỏa mãn tâm hồn chúng ta. Trước mặt Vệ nữ Milo Đằng sau Vệ nữ Milo Vậy thì từ đâu mà có cái lộng lẫy (Pracht) ấy ở mọi vật đẹp đó là cái ta cần phải giải quyết Ta tiếp tục cho ra một giả thuyết về cái đẹp này: Một con rồng đất bình thường trong thế giới tự nhiên cho nó là đẹp ngang bằng với một con người siêu mẫu. Quả thật nếu nó đúng thì vì sao? Chẳng khác nào nó tự giết chết nó. Có những quan điểm siêu hình trừu tượng không thể dung hợp với sự thừa nhận sự khác biệt giữa thiện và ác, giữa đẹp và xấu; nhưng đã đứng trên những quan điểm như thế thì tốt nhất là hoàn toàn không suy luận về những vấn đề lí trí đạo đức và cảm xúc thẩm mỹ. Như vậy, qua chuyện siêu hình, trừu tượng nêu trên, ta hãy trở về với thí dụ thực tế về cái đẹp trong thiên nhiên, mà từ đấy ta đã khơi nguồn cho những suy luận của ta. Vẻ đẹp của đá quý, không mảy may là thuộc tính của vật chất của nó bởi lẽ vật chất ấy cũng là vật chất của cục đá chẳng có gì đẹp đẽ, ánh sáng trong những tinh thể của nó không có nghĩa là phẩm chất đẹp không thuộc về đá quý mà thuộc về tia ánh sáng khúc xạ qua nó. Cũng tia sáng ấy, phản xạ từ một vật không đẹp, không gây một ấn tượng gì hết, và nếu nó không được phản xạ và khúc xạ bởi một cái gì cả, thì sẽ hoàn toàn không gây một ấn tượng nào cả. Có nghĩa là không thuộc về cả thân thể vật chất của đá quý lẫn tia sáng khúc xạ qua đá quý, cái đẹp là tác phẩm của sự tương tác của chúng. ánh sáng, được vật chất đá giữ lại và làm biến thể, đã che đậy cái ngoại hình thô, xấu của nó, và mặc dù vật đá vẫn hiện hữu nơi đây, cũng như ở cục đá, nhưng nó chỉ hiện ra dưới dạng vật mang đựng một bản sắc khác, bản sắc của ánh sang kết hợp lung linh sắc màu mà che đậy nội bản của mình. Khi ánh sáng rơi xuống cục đá, nó bị vật chất đá hấp thu, và màu đen, xám xịt của đá là biểu tượng tự nhiên nói lên rằng ở đây vẫn chưa đánh bật được những bản nguyên tăm tối, xấu xí của tự nhiên vốn có. Vào một buổi sáng sớm, buổi chiều tà ta cảm thấy ánh sáng, tia sáng như rơi xuống trên khắp mọi nẽo đường, trên vòm cây,…lúc đó sự tràn ngập, đánh bật tất cả của ánh sáng, nhưng cũng không phải nó lấy đi hết vẻ đẹp hiện hữu của cảnh vật hiện vào thời điểm đó. Với những tác phẩm cũng vậy trong số đó đặc biệt họa sĩ Levitan với nỗi nhớ về mùa thu ở Nga ông sáng tác rất nhiều tranh về đề tài này, màu sắc, ánh sáng đó, cảnh vật đó như từng chiếc lá vàng đang bay trong gió, dòng nước trong veo,…không mang một cái gì mà chúng ta nhìn là thấy được nhưng nó tạo ra được một cái cảm nhận khác về sắc vàng ở đây không hẳn là màu của ánh sáng vàng, màu của thuộc tính vàng (yellow), mà ở đây là vàng (gold), nghe như tác phẩm thổi vào đó một làng gió của sự rơi rụng, sự rung động,…, nó cũng đã làm ta càng rõ hơn vật thể vô tri vô cảm với sự tương tác lẫn nhau giữa con người, vật chất, tự nhiên sẽ làm cho cái cảm xúc của chúng ta trào dâng hơn, đam mê hơn trong thái độ thẩm mỹ của mình. Mùa thu vàng- Levitan Ngày thu- Levitan Nghệ thuật không chỉ có từ đó, từ bản chất của sự vật, từ thiên nhiên,…mà nó còn là sự tổng hòa của giữa yếu tố con người, cỏ cây, mây trời, sóng nước,…trong thế giới tự nhiên qua bàn tay, khối óc, sự đam mê, tìm tòi, sáng tạo của con người gây cho chúng ta nhiều cảm xúc hơn, có cái nhìn nhận sâu sắc hơn đối với những gì diễn ra quanh chúng ta. Không chỉ dừng ở đó. Trong thời đại hiện nay có rất nhiều phương thức để tạo nên cái đẹp cho cuộc sống, cho đời từ nguồn cảm hứng bất tận của thiên nhiên như một nhiếp ảnh gia có thể thổi hồn mình vào bức ảnh chụp từ trong tự nhiên, con người gây nhiều chú ý, cảm nhận của người xem dù biết trước đó bản chất nó đã vậy. Như vậy “Thiên nhiên là nguồn cảm hứng bất tận của nghệ thuật” hoàn toàn chính xác…nhưng cũng có thể nói thiên nhiên là một đề tài rất bao la không giới hạn…cho sự ra đời của tất cả các lĩnh vực. Tác phẩm của nhiếp ảnh: Người thực hiện Trương Anh Quyền – DMI3097

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThiên nhiên là nguồn cảm hứng bất tận của nghệ thuật qua tiến trình phát triển của lịch sử mỹ thuật bằng những tác phẩm mỹ thuật nói về thiên nhiên Hã.doc
Luận văn liên quan