Đề tài Thiết kế hệ thống cung cấp dịch vụ ADSL cho bưu điện Nghệ An

Lời nói đầu Cuộc thâm nhập mạng thông tin toàn cầu Internet của Việt Nam đã được bắt đầu từ năm 1997. Với tốc độ phát triển của ngành công nghệ thông tin và viễn thông nói chung cũng như sự phát triển của internet nói riêng thì những gì chúng ta đã làm được trong quãng thời gian 7 năm qua (1997- 2003) là quá khiêm tốn. Đảng và chính phủ ta xác định công nghệ thông tin và viễn thông là nghành chiến lược sẽ giúp Việt Nam nhanh chóng hội nhập, rút ngắn khoảng cách về công nghệ với các nước trong khu vực và toàn thế giới. Nhận định rõ trách nhiệm của mình Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã quyết tâm xây dựng một mạng lưới viễn thông hiện đại trong đó đặc biệt ưu tiên cho phát triển Internet. Để đạt được mục tiêu này chúng ta không còn cách nào khác là “đi tắt đón đầu công nghệ” và ADSL là một trong những công nghệ được lựa chọn. Thực tế xDSL là một họ công nghệ tiên tiến đã xuất hiện khá lâu và được nhiều nước trên thế giới áp dụng . Công nghệ này cho phép truy nhập tốc độ cao qua mạch vòng thuê bao cáp đồng truyền thống, nếu so với các công nghệ truy nhập tiên tiến khác thì đây là một công nghệ khá đơn giản và tiết kiệm. Tuy nhiên nhiều lúc sự đơn giản đó lại làm cho người ta nghi ngại về khả năng tồn tại lâu dài của nó. Sự thực là ngay từ buổi đầu chào đời công nghệ này đã cho thấy những ưu điểm vượt trội của nó, nhưng nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam vẫn dường như không quan tâm lắm vì chúng ta cho rằng cuộc cách mạng toàn quang nhanh chóng sẽ làm cho bất cứ một dự án đầu tư nào vào công nghệ này đều trở nên lãng phí. Thời gian vừa qua chúng ta đã bị chỉ trích rất nhiều về tốc độ, chất lượng và giá thành, có rất nhiều người đã cho rằng sự hạn chế về phát triển hạ tầng Internet của nghành đã ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của các doanh nghiệp, cơ quan, ban nghành liên quan cũng như sự hấp dẫn của môi trường đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thời gian luôn luôn là công cụ tốt nhất để chứng minh tính đúng đắn của bất cứ một sự dự doán nào. Mọi sự chờ đợi đều không thể kéo dài thêm nữa và năm 2003 được VNPT xác định là năm đột phá về Internet, một thoả thuận hợp tác xây dựng một hệ thống Internet kết nối đến tất cả các trường chuyên nghiệp và phổ thông trong nước được kí giữa bộ Bưu chính- Viễn thông và bộ Giáo Dục Đào Tạo đang được gấp rút triển khai. VDC cũng nhanh chóng nâng cấp đường truyền đi quốc tế lên nhiều lần. Hệ thống truyền số liệu tốc độ cao qua mạch vòng thuê bao truyền thống sử dụng công nghệ ADSL được hy vọng là chìa khoá cho mọi sự thành công. Hoà chung cùng không khí sôi động đón chào một công nghệ truy xuất tốc độ cao lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam, với mong muốn giản dị là có thể áp dụng phần nào những kiến thức đã được học ở trường vào thực tế hệ thống mạng lưới em đã chọn đề tài “Thiết kế hệ thống cung cấp dịch vụ ADSL cho bưu điện Nghệ An” làm đồ án tốt nghiệp. Toàn bộ đồ án được chia thành bốn chương chính và hai mục lục với trình tự như sau: - Chương 1 giới thiệu một cách tổng quan nhất về họ công nghệ xDSL, chương này cung cấp hệ thống kiến thức cơ bản về các công nghệ HDSL, SDSL, ADSL, VDSL bao gồm cả ứng dụng và khả năng phát triển của từng loại công nghệ. - Chương 2 đưa ra một báo cáo đầy đủ về sự phát triển của công nghệ ADSL trên thế giới và ở Việt Nam. Trong chương này cũng phân tích về tình hình phát triển kinh tế xã hội Nghệ An, tiềm năng và hiện trạng phát triển mạng viễn thông của Bưu điện tỉnh để từ đó đưa ra dự báo về nhu cầu sử dụng dịch vụ. - Chương 3 Thuyết minh chi tiết về các kỹ thuật cần thiết để thiết kế hệ thống và kết quả cấu hình mạng thiết kế được. - Chương 4 xây dựng chương trình đơn giản giúp người đọc có một cái nhìn trực quan về hệ thống cũng như vấn đề quản lý các tham số cần thiết trong công nghệ này.

doc98 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2384 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế hệ thống cung cấp dịch vụ ADSL cho bưu điện Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vị đuợc thụ hưởng đầu tư. Các giải pháp kỹ thuật được thiết kế đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của thiết bị, an toàn và bảo mật thông tin dữ liệu, đơn giản và hiệu quả. Phải đảm bảo tính tổng thể, tính thống nhất và tính mở rộng: + Tính tổng thể của hệ thống : * Cấu hình linh hoạt, đầy đủ cho các tính năng kỹ thuật cần thiết. * Đảm bảo tính hiện đại của toàn bộ hệ thống (không bị lạc hậu) * Phù hợp với quy mô đầu tư của dự án. * Đảm bảo độ an toàn thông tin. * Đảm bảo về tốc dộ xử lý truy nhập ,... + Tính thống nhất của hệ thống : * Thống nhất về cơ sở hạ tầng mạng. * Thống nhất về dữ liệu gốc, về nguồn tài nguyên. * Thống nhất về vận hành, khai thác và quản lý. * Thống nhất về các chương trình phần mềm, xử lý, điều khiển. + Tính mở của hệ thống : * Hệ thống có thể tiếp tục phát triển, nâng cấp về mặt cấu trúc cũng như kỹ thuật khi có nhu cầu tăng cao. * Có khả năng mở rộng về quy mô, thích ứng khi kết nối với các mạng khác trong nước và quốc tế. Mô hình chung của hệ thống cung cấp dịch vụ ADSL: 3.1.3.1- chức năng của hệ thống cung cấp dịch vụ ADSL: - Mạng ADSL được thiết kế thuộc lớp truy nhập dịch vụ, có chức năng tập trung kết nối lưu lượng truy nhập của khách hàng để truyền tải lên mạng đường trục, đồng thời có khẳ năng cung cấp các dịch vụ đặc thù của công nghệ ADSL. - Cấu trúc tổng thể của hệ thống cung cấp dịch vụ ADSL gồm hai lớp: lớp truy nhập và truyền tải dịch vụ ADSL, lớp quản lý và cung cấp dịch vụ ADSL. Điểm kết cuối của hệ thống ADSL nằm tại nhà thuê bao bao gồm các thiết bị đầu cuối CPE và các thiết bị hỗ trợ ADSL khác. + CPE có thể là các máy tính PC hoặc workstation, remote ADSL terminating Units(ATU-R) hoặc Router. Khi sử dụng một PC riêng rẽ với một ADSL mô đem thích hợp gắn trên một PIC card, hoặc một PC với một giao tiếp Ethernet hoặc hay giao tiếp USB (Univesal serial bus) để kết nối đến một ADSL modem bên ngoài . Đối với các khách hàng là các doanh nghiệp, điểm truy nhập dịch vụ ,v.v... thường kết nối nhiều PC từ các USER đầu cuối vào vào một router với ADSL modem tích hợp hoặc một router và một ATU-R bên ngoài. + Tại lớp truy nhập : Triển khai một hoặc nhiều thiết bị DSLAM kết nối cáp đồng Local loop giữa POP dịch vụ và CPE. Khi được cấu trúc theo kiểu mở rộng(Substanding), các DSLAM có thể kết nối theo kiểu mắt xích(chuỗi) với nhau để tạo điều kiện tối ưu hoá các đường Uplink. + Các DSLAM kết nối trực tiếp hoặc gián tiếp đến đến một thiết bị tập hợp truy nhập (DSLAM-Hup), có nhiệm vụ cung cấp ATM grooming , PPP tunneling và termination để kết nối khách hàng đến các Local Content hoặc Cached content. Từ đây các dịch vụ sẽ được mở rộng qua mạng ATM core network hoặc IP network. - Chức năng thiết bị quản lý và cung cấp dịch vụ ADSL: + Thiết bị cung cấp dịch vụ ADSL(các server ứng dụng) : * Hệ thống cung cấp các ứng dụng được triển khai thống nhất trên toàn mạng. Hệ thống được triển khai thành các Data center tại các địa phương cung cấp các dịch vụ như VoD, Game, Web Hosting, v.v... trên địa bàn. * Hệ thống sẽ bao gồm các máy tính chủ mạnh, có khả năng đáp ứng đầy đủ dịch vụ mạng. + Thiết bị quản lý mạng và dịch vụ ADSL : * Thiết bị quản lý mạng và dịch vụ được tổ chức có tính thống nhất và tập trung trên toàn mạng nhằm cung cấp các ứng dụng được triển khai thống nhất trên mạng để thực hiện tốt việc cung cấp dịch vụ end to end. * Thiết bị quản lý mạng và các dịch vụ kết nối với các phần tử mạng thông qua dao diện chuẩn SNMP/Q# và được tích hợp vào hệ thống NMC của Tổng Công Ty. * Có chức năng tính cước, chăm sóc khách hàng và được tích hợp trong các hệ thống CSS và billing của Tổng Công Ty. + Chức năng thiết bị máy chủ NMS Remote Client Server: * Sử dụng clustering server * Hỗ trợ khả năng quản lý chung cho tất cả các thiết bị mạng của cổng kết nối internet (IAP) cũng như mạng cung cấp dịch vụ (ISP). * Có khả năng thực hiện các thao tác quản trị trên giao diện Web. * Có các công cụ hỗ trợ dạng Wizard. * Hỗ trợ quản lý theo dạng out of band để quản lý thiết bị ngay khi có sự cố xảy ra trên đường kết nối thường. * Hỗ trợ quản lý từ xa qua Dial- up và giao diện Web thông thường. * Có khả năng phân cấp về quản lý mạng theo nhiều cấp an ninh khác nhau. * Có phần mềm các công cụ quản lý lỗi, đặt cấu hình, hỗ trợ cho tính cước, kiểm soát chất lượng và an ninh mạng. + Chức năng thiết bị máy chủ Firewall Server : Có thể là sản phẩm phần cứng hoặc kết hợp phần mềm : * Độ an toàn cao được chứng thực bởi các tổ chức quốc tế. * Thông lượng cao. * Có khả năng hỗ trợ VPN. * Khả năng bảo vệ phong phú với nhiều hình thức như bảo vệ theo địa chỉ, theo dịch vụ theo người dùng, .v.v... * Hỗ trợ Secure ID authentication. * Hỗ trợ SNMP v2. * Có hỗ trợ cập nhật định kỳ. * Hỗ trợ các thuật toán an ninh đáp ứng(Adaptive Security Algorithm) * Có chức năng NAT(Network Address Translation) * Hỗ trợ giao diện mạng(NIC) 10/100. + Chức năng thiết bị máy chủ VoD Server: * Có khả năng lưu trữ đồ sộ và điều khiển truyền thông để lưu trữ số lượng lớn các phim ảnh và phục vụ đồng thời các yêu cầu Video với cùng hoặc khác dạng Video theo yêu cầu. * Có khả năng phục vụ từ xa hoặc phục vụ tại chỗ. * Cung cấp các dịch vụ truyền hình tương tác. * Cho phép người sử dụng lựa chọn các chương trình Video, số lần truy nhập và thực hiện chức năng giống như VCR. * Cấp phát Video số. * Các ứng dụng: Phim ảnh theo yêu cầu, đào tạo theo yêu cầu, thông tin theo yêu cầu, bán hàng tại nhà, trò chơi video tương tác, CD theo yêu cầu, học tập từ xa. * VoD đích thực : Cho phép người sử dụng bất kỳ Video nào ở bất kỳ thời điểm nào và thực hiện tương tác giống như VCR. * VoD lai ghép : cung cấp các dịch vụ gần giống như VoD đích thực chẳng hạn như trả tiền trước khi xem. + Chức năng thiết bị máy chủ Video Conference Server (option) : Conference Server hay còn gọi là máy chủ điều khiển đa điểm (MCU – mutilpoint Cotroll Unit) là sự kết hợp của cả phần cứng và phần mềm. * Các chức năng điều khiển: Có thể được xác định bất cứ vị trí vật lý nào trên trái đất. * Các chức năng như máy chủ Internet đối với hội nghị truyền hình. * Tiếng nói mọi người luôn được nghe bởi tất cả những người khác. * Hình ảnh của diễn giả được gửi đế tất cả mọi người. * Cho phép ba hoặc nhiều hơn khách hàng cùng tham gia vào một hội nghị truyền hình trong cùng một thời gian. * Cung cấp giao tiếp điều khiển hội nghị và quản lý dữ liệu nhằm quản trị việc tham gia hay rút khỏi của những người tham dự. * Cung cấp các dữ liệu đa điểm (số liệu định tuyến, âm thanh, hình ảnh) giữa tất cả những người tham dự. * Quản lý đa điểm âm thanh, hình ảnh và chia sẻ dữ liệu trong các mạng quản lý IP. * Hỗ trợ cả hai tiêu chuẩn H.323 và T.120 để hỗ trợ khả năng hoạt động liên tục với đa dạng các công nghệ hội nghị truyền hình và khách hàng. * Hỗ trợ hầu hết những ứng dụng hội nghị truyền hình, khả năng quản lý băng thông và tính cước dịch vụ. * Tạo nên đa điểm hội nghị truyền hình dễ dàng hơn so với giao diện người sử dụng đồ hoạ(GUI). * Ngoài ra còn có khả năng cung cấp các đặc trưng đăng cai quản lý hội nghị và truyền thông quá giang(hội thoại Video trên cơ sở ISDN, thoại tuyền thống, khách hàng TCP/IP, các giao diện Web, các giao diện Video thời gian thực hoặc âm thanh từ các nguồn khác). - Chức năng thiết bị truyền tải truy nhập dịch vụ ADSL: + Thiết bị truy nhập từ xa băng rộng BRAS: * Là thiết bị có nhiệm vụ tập trung các kết nối về trung tâm theo phương thức giảm thiểu kết nối logic. Nó tập trung các kết nối logic(VCC) đến từ các DSLAM-Hub rồi tập hợp lại thành một hoặc vài VPC để truyền tải qua mạng trục tới kết nối thứ hai của các kết nối logic đó (ISP, Officer, ...) thông qua bộ tập trung, nhà cung cấp dịch vụ sẽ cung cấp cho khách hàng các dịch vụ ADSL như truy cập internet tốc độ cao, kết nối mạng riêng ảo, Video on demand, Video conference, v.v... * Thiết bị tập trung này có khả năng hỗ trợ đa dạng các giao tiếp để kết nối, có khả năng xử lý rất cao và cho phép kết thúc được hàng ngàn kết nối PPP từ phía khách hàng. + Thiết bị tập trung lưu lượng truy nhập(DSLAM-Hub) : là một thiết bị có chức năng tập trung lưu lượng truy nhập từ các thiết bị ghép kênh DSLAM để truyền tải lên lớp trên (B-RAS) và ngược lại. Ngoài ra DSLAM-Hub còn có chức năng ghép kênh truy cập (giống như DSLAM) và trực tiếp cung cấp cổng kết nối trực tiếp tới khách hàng trong khu vực phục vụ. + Thiết bị ghép kênh truy cập (DSLAM ): Là một thiết bị ghép kênh có chức năng trực tiếp cung cấp cổng kết nối tới khách hàng. Đây là thiết bị tập trung các đường thuê bao riêng lẻ để truyền tải lên lớp trên (DSLAM-Hub/BRAS) và ngược lại. * Do kỹ thuật ADSL sử dụng kết nối trực tiếp đến Local Loop, ngoài ra vì khoảng cách giới hạn của các local loop trong công nghệ DSL, do đó các DSLAM thường được đặt tại các CO. Dung lượng của DSLAM phụ thuộc vào nhu cầu thực tế. * DSLAM tập trung các kết nối DSL CPE đơn lẻ từ phía khách hàng sau đó truyền đến các DSLAM – Hub cấp cao hơn và sau đó truyền tới BRAS. + CO – Spliter: Kỹ thuật ADSL cho phép sử dụng dịch vụ truyền dữ liệu tốc độ cao cùng với dịch vụ thoại truyền thống trên cùng đôi dây cáp thoại đồng xoắn. Để có thể làm được điều này, ADSL và các dịch vụ thoại truyền thống sử dụng các dải tần số khác nhau. Để đảm bảo các dải tần này không gây nhiễu lẫn nhau ta sử dung bộ chia (Spliter). Bộ này thường được gọi là POST Splitter đặt bên trong DSLAM hoặc bên ngoài đi kèm với DSLAM trong quá trình cung cấp dịch vụ. Bộ lọc tần số thấp cho phép tiếng nói hay dải tần số của âm tần thoại truyền thống 200-3.400 Hz mà không cần phải điều chỉnh tín hiệu đầu vào. + Thiết bị đầu cuối khách hàng(CPE): Bao gồm một loạt các thiết bị, card giao tiếp thực hiện chức năng chuyển đổi dữ liệu người sử dụng thành dạng tín hiệu xDSL và ngược lại. DSL CPE tiêu biểu là PC NIC, DSL modem, DSL bridge, Router. + CPE – Spliter : Tại thiết bị đầu cuối người sử dụng và tại CO, kết nối ADSL sử dụng hai bộ Splitter khác nhằm đảm bảo phân tách thông tin của dịch vụ thoại truyền thống và ADSL. Cấu tạo bên trong của hai bộ phân chia này có thể không giống nhau, tuy nhiên chúng đều dựa trên cùng một sơ đồ cấu trúc như đã đề cập ở trên. Bộ thiết bị CPE Splitter còn được gọi là Remote POST Splitter phối hợp với bộ POST Splitter đặt tại DSLAM nhằm phân tách tần số tín hiệu. CPE Splitter cần phải hỗ trợ 3 giao tiếp RJ-11: một dành cho kết nối Local Loop, một cho kết nối tới DSL CPE, một dành cho kết nối tới máy điện thoại. 3.1.3.2 Mô hình kết nối của hệ thống cung cấp dịch vụ ADSL: Hệ thống quản lý và cung cấp dịch vụ (CATV, POP, VoD, VPN) BRAS Mạng ATM Mạng truyền dẫn SDH DSLAM CPE DSLAM CPE CPE DSLAM DSLAM CPE DSLAM-Hub Hình 3.1: Mô hình kết nối chung của hệ thống cung cấp ADSL Mô hình đang được triển khai pha một của Tổng công ty: B-RAS BÌNH DƯƠNG DSLAM-Hub mini-DSLAM mini-DSLAM B-RAS QUẢNG NINH DSLAM-Hub mini-DSLAM mini-DSLAM B-RAS ĐỒNG NAI DSLAM-Hub mini-DSLAM mini-DSLAM B-RAS HÀ NỘI DSLAM-Hub mini-DSLAM mini-DSLAM B-RAS TPHCM DSLAM-Hub mini-DSLA M mini-DSLAM B-RAS HẢI PHÒNG DSLAM-Hub mini-DSLAM mini-DSLAM INTERNET CORE NETWORK B-RAS HẢI DƯƠNG DSLAM-Hub mini-DSLAM mini-DSLAM NMS server Fire wall Server STM1 Hình 3.2 : Mô hình được triển khai pha một của Tổng Công Ty 3.1.4 Tiêu chuẩn thiết kế lưu lượng mạng truy nhập ADSL: - Lưu lượng truy nhập dịch vụ ADSL: + Lưu lượng kết nối vào Local Server : Đây là lưu lượng truy nhập của các thuê bao ADSL trong hệ thống cung cấp dịch vụ ADSL bao gồm hệ thống quản lý, cung cấp dịch vụ ADSL tập trung tại Thủ Đô Hà Nội, hệ thống quản lý, cung cấp dịch vụ tại chỗ (Bưu điện Nghệ An). + Lưu lượng kết nối vào các ISPs quốc gia: Đây là lưu lượng truy nhập của các thuê bao ADSL vào mạng cung cấp dịch vụ của các ISPs(nhà cung cấp dịch vụ internet trong nước như VDC/FPT/Net Nam/v.v...). + Lưu lượng kết nối quốc tế : Đây là lưu lượng kết nối của các thuê bao ADSL vào mạng internet (IAP). + Hiệu suất sử dụng kênh truy nhập dịch vụ ADSL: Đây là tỷ lệ truy nhập đồng thời của các thuê bao vào hệ thống cung cấp dịch vụ ADSL(Local Server ,ISPs,IAP). + Hiệu suất lưu lượng thông qua BRAS: Đây là tỉ lệ lưu lượng truy nhập của các thuê bao ADSL đối với dịch vụ không được cung cấp tại chỗ(tại bưu điện tỉnh). - Chỉ tiêu thiết kế lưu lượng truy nhập dịch vụ ADSL: + Chỉ tiêu lưu lượng kết nối vào Local Server (Ts): Tốc độ truy nhập dịch vụ Local Server là 128<= Ts <= 512kBytes/s. + Chỉ tiêu lưu lượng kết nối vào ISPs(Tn): Tốc độ truy nhập dịch vụ ISPs là 32<=Tn <= 128kBytes/s + Chỉ tiêu lưu lượng kết nối vào IAP(Ti): tốc độ truy nhập dịch vụ IAPs là 8<= Ti<=32kBytes/s. + Chỉ tiêu phân bố lưu lượng kết nối dịch vụ ADSL của các thuê bao: * Tỷ lệ kết nối dịch vụ ADSL trong Local Server : 10<= hs <= 15%. * Tỷ lệ kết nối dịch vụ ADSL trong ISPs : 35% <= hn <= 45% * Tỷ lệ kết nối dịch vụ ADSL trong IAP : 40%<=hi <=55%. + Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng kênh truy nhập dịch vụ ADSL(hCh): Tỷ lệ kết nối đồng thời của thuê bao ADSL là 25%<= hCh <=60%. + Chỉ tiêu hiệu suất lưu lượng thông qua B-RAS: 60% <= hB-RAS <= 80%. 3.1.5 Thiết kế kỹ thuật tổ chức mạng ADSL Bưu điện Nghệ An: 3.1.5.1 Nguyên tắc thiết kế kỹ thuật tổ chức mạng : - Hệ thống ADSL Bưu điện Nghệ An cần phải dược triển khai theo nguyên tắc tổ chức mạng thống nhất, trên cơ sở mạng hiện có và định hướng mạng thế hệ sau NGN. - Bảo đảm độ an toàn, tin cậy và bảo mật thông tin cho khách hàng. - Đảm bảo tuân thủ theo mô hình tổ chức mạng ADSL đã được thống nhất áp dụng trong toàn Tổng Công Ty. - Bảo đảm cung cấp các dịch vụ truy cập Internet tốc độ cao, VoD, kết nối WAN, LAN, VPN, Video Conference, v.v...cho khách hàng như các công ty lớn, công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp vừ và nhỏ, các hộ gia đình, các điểm truy nhập dịch vụ. Có khả năng cung cấp dịch vụ VoDSL trong tương lai. - Đảm bảo nguyên tắc điều khiển phân tán, quản lý tập trung. - Đảm bảo chi phí đầu tư thấp, tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng, phát triển dịch vụ nhanh, dễ dàng lắp đặt, khai thác và quản lý, bảo dưỡng. 3.1.5.2 Thiết kế kỹ thuật tổ chức hệ thống quản lý và cung cấp dịch vụ ADSL Bưu điện Nghệ An.: (xem bản vẽ) - Thiết bị máy chủ quản lý và cung cấp dịch vụ ADSL bao gồm : + Thiết bị máy chủ NMS Remote Client Server. + Thiết bị máy chủ Firewall Server. - Thiết bị truyền tải truy nhập dịch vụ ADSL bao gồm: + Thiết bị truy nhập từ xa băng rộng(B-RAS). + Thiết bị tập trung lưu lượng truy nhập số liệu (DSLAM-Hup). + Thiết bị ghép kênh truy nhập số liệu DSLAM, Mini-DSLAM. - Thiết kế kỹ thuật tổ chức kết nối giữa các thiết bị máy chủ quản lý và cung cấp dịch vụ ADSL(NMS) với thiết bị truy nhập từ xa băng rộng (BRAS) : Các thiết bị máy chủ NMS kết nối với thiết bị B-RAS thông qua giao diện FE/GE của mạng LAN hệ thống quản lý và cung cấp dịch vụ ADSL. Các kết nối này bao gồm: + Thiết bị máy chủ NMS Remote Client Server và Firewall Server kết nối với thiết bị chuyển mạch IP-Switch thông qua mạng LAN nội bộ bằng giao diện FE/GE. + Thiết bị chuyển mạch IP_Switch kết nối với thiết bị BRAS thông qua giao diện FE/GE. - Thiết kế kỹ thuật tổ chức kết nối thiết bị (B-RAS) với thiết bị tập trung lưu lượng truy nhập số liệu(DSLAM-Hub): B-RAS kết nối với thiết bị DSLAM-Hup thông qua mạng truyền dẫn quang, cáp sợi quang bằng giao diện STM-1(quang). 3.1.6 Tính toán lưu lượng và cấu hình hệ thống : 3.1.6.1 Tính toán lưu lượng truyền tải dịch vụ ADSL: - Lưu lượng truyền tải của thiết bị truy nhập DSLAM có N ports: BDSLAM = N*ηCh*[ηS*TS + ηN*TN + η1*T1] (kBytes/s) - Lưu lượng truyền tải của DSLAM-Hub: Thông thường DSLAM-Hub một mặt trực tiếp cung cấp cổng truy nhập dịch vụ ADSL cho các thuê bao trong khu vực, mặt khác còn tập trung lưu lượng từ các DSLAM để có được dung lượng STM-1 kết nối tới B-RAS. Như vậy lưu lượng yêu cầu (BDSLAM-Hub) của DSLAdM-Hub gồm hai phần: Lưu lượng BDSLAM của các thuê bao ADSL được cung cấp trực tiếp bởi DslAM-Hub và lưu lượng : ∑BDSLAMi của các DSLAM kết nối tơi DSLAM-Hub. BDSLAM-hub = BDSLAM + Trong đó : BDSLAM-Hub: Là lưu lượng yêu cầu của DSLAM- Hub BDSLAM : Là lưu lượng yêu cầu của các thuê bao ADSL được cung cấp trực tiếp bởi DSLAM-Hub. BDSLAM-i : Là lưu lượng của các DSLAM kết nối tới DSLAM-Hub. N : Là số DSLAM kết nối tới DSLAM-Hub. - Lưu lượng của BRAS: + Lưu lượng kết nối tới BRAS từ các DSLAM/DSLAM-Hub: BB-RAS(in) = (Kbytes/s) Trong đó : BBRAS(in): Lưu lượng kết nối BRAS từ các DSLAM/DSLAM-Hub. BDSLAM-Hub-j: Lưu lượng của DSLAM-Hub kết nối tới BRAS. m : Là số DSLAM-Hub kết nối tới BRAS BDSLAM-i : Là lưu lượng DSLAM kết nối tới BRAS. n: Là số DSLAM kết nối tới BRAS. + Lưu Lượng kết nối từ BRAS tới mạng Core Network: BBRAS(out) = ηBRAS. BBRAS(in) (Kbytes/s) Trong đó : BBRAS(out) : Lưu lượng kết nối từ BRAS tới mạng core BBRAS(in) : Lưu lượng kết nối tới BRAS từ các DSLAM/DSLAM-Hub ηBRAS : Hiệu suất lưu lượng thông qua BRAS . 3.1.6.2 Kết quả tính toán thiết kế lưu lượng truyền tải dịch vụ ADSL + Tốc độ truy nhập của thiết bị DSLAM: RDSLAM = BDSLAM* 8(kbit/s) + Tốc độ truy nhập của thiết bị DSLAM - Hub: RDSLAM-Hub = BDSLAM-Hub* (kbit/s) + Tốc độ truy nhập từ các DSLAM/DSLAM-Hub tới BRAS: RBRAS(in) = BBRAS(in)*8 (kbit/s) + Tốc độ truy nhập từ BRAS tới mạng Core: RBRAS(out) = BBRAS(out)*8(kbit/s) Cụ thể kết quả tính toán như sau: Các tham số điều được chọn ở mức cực đại TT Tên trạm Số cổng Tốc độ truy nhập của BRAS/DSLAM-Hub/DSLAM(kbit/s) Nhu cầu truyền dẫn Local server Quốc nội Quốc tế Tổng cộng Ban đầu (E1) Phát triển (E1) I Vinh (hub) 300 179897 134923 41227 356045 178 188 1 Hưng Lộc 32 11797 8848 2704 23348 12 14 2 Bến Thuỷ 32 11797 8848 2704 23348 12 14 3 Cửa Nam 32 11797 8848 2704 23348 12 14 4 Hưng Nguyên 35 12902 9677 2957 25536 13 14 5 Nam Đàn 27 9954 7465 2281 19700 10 11 6 Thanh Chương 30 11060 8295 2535 21888 11 12 II Quán Bánh (hub) 62 143033 107275 32779 283085 142 157 1 Quỳnh Lưu 50 18432 13824 4224 36480 18 19 2 Hoành Mai 28 10322 7742 2366 20429 10 15 3 Yên Thành 32 11797 8848 2704 23348 12 13 4 Hậu Thành 18 6636 4977 1521 13133 7 8 5 Diễn Châu 60 22119 16589 5069 43777 22 23 6 Nghi Lộc 48 17695 13271 4056 35021 18 20 7 Cửa Lò 60 22119 16589 5069 43776 22 25 8 Bình Minh 30 11060 8295 2535 21888 11 12 III Đô lương (hub) 64 80363 50272 18416 159049 77 85 1 Quang sơn 32 11797 8848 2704 23348 12 13 2 Tân Kỳ 20 7373 5530 1690 14592 7 8 3 Kỳ Sơn 15 5530 4147 1268 10944 5 6 4 Tương Dương 26 9585 7189 2197 18970 10 11 5 Con Cuông 24 8849 6636 2028 17510 9 10 6 Anh Sơn 37 13640 10230 3126 26996 14 15 IV Nghĩa Đàn (hub) 70 82577 94786 18925 163435 46 54 1 Nghĩa Minh 26 9585 7189 2197 18970 9 10 2 Quế Phong 30 11060 8295 2535 21888 11 12 3 Quỳ Hợp 40 14746 17409 3380 29187 14 16 4 Cao Điểm 28 8479 10010 1943 16782 9 10 5 Quỳ Châu 35 12902 9677 2957 25536 13 14 Lưu lượng kết nối tới BRAS từ các DSLAM/DSLAM-Hub : TB-RAS(in) = 356045 + 283085 + 159049 + 163435 = 961614(kb) Lưu lượng kết nối từ B-RAS tới mạng Core TB-RAS(out) = 961614* 0.7 = 673230 (kbit/s) 3.1.6.3 Cấu hình hệ thống Xem hình vẽ ở trang bên Kỳ Sơn (15) Tân Kỳ(20) Anh Sơn(37) Con Cuông(24) Tương Dương(26) Quang Sơn(32) Bến thuỷ(32) Hưng Lộc(32) Cửa Nam(32) Hưng Nguyên(35) Thanh Chương(20) Chợ chùa(10) Nam Đàn (27) Bình Minh(30) Diễn Châu (60) Yên Thành (32) Hoàng mai (28) Quỳnh Lưu (50) Nghi Lộc(48) Cửa Lò(60) ) Hậu Thành (18) Quế Phong(30) Quỳ Châu(35) Quỳ hợp (40) Nghĩa Minh(26) BRAS QUÁN BÁNH Nghĩa Đàn Hup (70) Đô Lương Hup (64) Quán Bánh Hup (62) Vinh Hup () Cao Điểm (25) 5E1/STM1 10E1/STM1 10E1/STM1 9E1/STM1 10E1/STM1 7E1/STM1 12E1/STM1 22E1/STM1 18E1/STM1 22E1/STM1 11E1/STM1 10E1/STM1 7E1/STM1 13E1/STM1 12E1/STM1 7E1/STM1 5E1/STM1 10E1/STM1 12E1/STM1 12E1/STM1 11E1/STM1 13E1/STM1 14E1/STM1 9E1/STM1 9E1/STM1 3.1.7 - Tính toán thiết kế kỹ thuật cấp nguồn cho thiết bị ADSL: Để đảm bảo cho các thiết bị hệ thống cung cấp dịch vụ ADSL có thể hoạt động liên tục, ổn định, nguồn cung cấp đóng vai trò rất quan trọng. Đối với các thiết bị trung tâm quản lý mạng và cung cấp dịch vụ ADSL(NMS) cũng như thiết bị truy nhập băng rộng từ xa (BRAS/DSLAM-Hub/DSLAM/mini-DSLAM) đo được lắp đặt tại những đài, trạm tổng đài(Host, vệ tinh), đây là những trạm đã có đầy đủ nguồn cung cấp kể cả nguồn dự phòng. Do vậy, đối với các thiết bị các thiết bị này sẽ tính toán thiết kế kỹ thuật cấp nguồn(Rectifier) cho thiết bị BRAS/ DSLAM-Hub trong trường hợp chuyển đổi nguồn điện 220VAC (từ nguồn điện lưới sang nguồn điện máy phát hoặc ngược lại), cấp nguồn lưu điện(UPS) cho thiết bị NMS và tính toán tải tiêu thụ của thiết bị DSLAM-Hub/DSLAM/Mini-DSLAM đối với nguồn 48Vdc. 3.1.7.1 Tính toán thiết kế lựa chọn sử dụng chủng loại thiết bị nguồn: - Các thiết bị NMS yêu cầu hoạt động với nguồn điện xoay chiều 220VAC, đồng thời lại đòi hỏi phải được cấp nguồn liên tục (không được phép gián đoạn) trong mọi trường hợp, do vậy chúng ta lựa chọn giải pháp cung cấp nguồn cho thiết bị NMS bằng hệ thống nguồn lưu điện UPS. Đối với hệ thống UPS có hai loại hệ thống chính như sau(theo cách phân loại hệ thống sử dụng) + Hệ thống Off-line UPS: Khi nguồn điện lưới bình thường, bộ chuyển đổi DC/AC không hoạt động, tải tiêu thụ được nối thẳng với mạng điện lưới qua đường By-pass. UPS khi này chỉ theo dõi mức điện áp nguồn điện lưới. Khi nguồn điện lưới cung cấp không bình thường (giảm thấp hơn mức cho phép hoặc mất hoàn toàn,...), bộ inverter DC/AC sẽ hoạt động và cung cấp nguồn cho tải. Với hệ thống Off-line UPS, thời gian chuyển đổi hoạt động của bộ Inverter thường kéo dài tới vài trăm ms. Loại thiết bị này khó có thể mở rộng(có thêm nguồn Battery bên ngoài) để đảm bảo yêu cầu về thời gian lưu điện(cung cấp nguồn ) dài. + Hệ thống True On-Line USP: Cho dù nguồn điện lưới bình thường hay bất bình thường, bộ Inverter vẫn hoạt động để cung cấp nguồn cho tải. Điện áp vào được tái tạo thành một nguồn điện AC mới cho tải, độc lập với nguồn mạng lưới, do vậy chất lượng của nguồn cung cấp rất cao thể triệt được các nhiễu và đột biến trên mạng. Với hệ thống True On-line UPS do không cần phải khởi động bộ Inverter nên không có thời gian chuyển đổi hoạt động. Loại thiết bị này cho phép khả năng mở rộng(có thêm nguồn Battery bên ngoài) để đảm bảo yêu cầu về thời gian lưu điện(cung cấp nguồn )dài. + Ngoài hai hệ thống UPS trên còn có hệ thống Line-Interactive UPS, loại này có thời gian chuyển đổi của bộ Inverter rất ngắn khoảng vài ms và có thể coi như hệ thống On-line UPS đó là do khi hoạt động với nguồn điện lưới bình thường thì bộ Inverter DC/AC sẽ hoạt động ở trạng thái dự phòng, nguồn cung cấp cho tải là nguồn điện qua đường By-pass(có phần ổn áp đầu vào), nhưng khi nguồn diện lưới không bình thường, bộ Inverter DC/AC sẽ hoạt động ngay để cấp nguồn cho tải với thời gian chuyển đổi (Tranfer Time) rất ngắn khoảng vài ms, do vậy hầu như không ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của thiết bị. Đồng thời loại thiết bị này cũng có thể mở rộng để đảm bảo yêu cầu về thời gian lưu điện lâu dài. + Nhận xét : Với ba hệ thống UPS như trên, qua phân tích tính năng, tính toán thiết kế kỹ thuật chúng ta lựa chọn hệ thống Line Interactive UPS và hệ thống True Online UPS( tuỳ theo mục đích và yêu cầu sử dụng), bởi vì hệ thống này có thời gian chuyển đổi trạng thái rất ngắn, hiệu suất và chất lượng nguồn cung cấp cao, hơn nữa lại hoàn toàn có khẳ năng bảo vệ thiết bị và cho phép mở rộng(có thêm nguồn Battery bên ngoài) để tăng thời gian lưu điện, tuy giá thành thiết bị cao hơn loại Off-lineUPS(khoảng 20-50%). - Các thiết bị B-RAS/DSLAM-Hub tại trung tâm yêu cầu hoạt động với nguồn điện một chiều –48VDC với công suất tiêu thụ tương đối lớn, vì vậy để cung cấp nguồn điện cho các thiết bị này sẽ sử dụng bộ nguồn Rectifier(hay bộ chuyển đổi nguồn điện 220VAC/-48VDC). Đồng thời để dự trữ cấp nguồn trong trường hợp có sự cố nguồn điện xoay chiều sẽ sử dụng nguồn Accu kín. - Các DSLAM-Hub/ DSLAM/miniDSLAM yêu cầu hoạt động với nguồn điện một chiều –48VDC với công suất tiêu thụ rất nhỏ(khoảng vài trăm oát), vì vậy sẽ tận dụng nguồn –48V hiện có tại các đài, trạm để cung cấp nguồn điện cho các thiết bị này. Đối với những đài, trạm hiện tại không thể đủ cấp nguồn điện 48VDC thêm cho thiết bị ADSL, Bưu điện sẽ bổ sung thêm theo yêu cầu. - Đối với các thiết bị sử dụng nguồn điện lưới xoay chiều 220vAc, sẽ sử dụng thiết bị cắt, lọc sét đường nguồn để bảo vệ thiết bị tránh ảnh hưởng của sét cũng như các xung điện áp cao. 3.1.7.2 Tính toán thiết kế kỹ thuật cấp nguồn thiết bị B-RAS/DSLAM-Hub: - Tham số đầu vào để tính toán thiết kế : + Công suất tiêu thụ nguồn của thiết bị B-RAS : * Công suất tiêu thụ ban đầu khi lắp đặt: 378W * Công suất tiêu thụ đến hết khả năng : 539W + Công suất tiêu thụ nguồn của thiết bị DSLAM- Hub: * Công suất tiêu thụ ban đầu khi lắp đặt: 1.269W * Công suất tiêu thụ phát triển đến hết khả năng: 3.304W + Dòng điện tiêu thụ của thiết bị B-RAS: * Dòng tiêu thụ ban đầu khi lắp đặt: 08A * Dòng tiêu thụ đến hết khả năng : 12A + Dòng điện tiêu thụ của thiết bị DSLAM-Hub: * Dòng tiêu thụ ban đầu khi lắp đặt: 27A. * Dòng tiêu thụ phát triển đến hết khả năng: 48A. + Điện áp đầu vào DC: -40V đến –60V. - Hệ thống cấp nguồn cho thiết bị B-RAS/DSLAM-Hub: Do các thiết bị hoạt động với điện áp đầu vào danh định –48VDC, nên phải sử dụng bộ nguồn đổi điện 220VAC/48VDC(Rectifier). Như vậy bộ nguồn đổi điện sử dụng để cấp nguồn cho thiết bị B-RAS/DSLAM-Hub được tính toán thiết kế đảm bảo các thông số sau: + Điện áp đầu vào: 185-275VAC; 50Hz ± 5%. + Điện áp ra : -48VDC, -60VDC(max). + Các loại tải của nguồn Rectifier : * Thiết bị BRAS : 1. * Thiết bị DSLAM-Hub: 02. * Nguồn Accu kí: 01 tổ. + Thiết bị Rectifier phải cung cấp nguồn cho tải thiết bị B-RAS: * Tổng cốnguất cung cấp cho thiết bị B-RAS(QB-RAS): QBRAS = Trong đó: Công suất tiêu thụ của mỗi B-RAS: qB-RAS. Số lượng B-RAS : NB-RAS = 1. Hiệu suất chuyển đổi nguồn: hAC = 0,85. Hệ số vượt tải công suất: KQ = 120%(khả năng quá tải). * Tổng dòng tiêu thụ của thiết bị B-RAS(IB-RAS): IB-RAS = Điện cung cấp cho tải: UDC = 48VDC. Hệ số vượt tải dòng điện: K1 = 120%(khả năng quá tải dòng). + Thiết bị Rectifier phải cung cấp nguồn cho tải thiết bị DSLAM-Hub: * Tổng công suất cung cấp cho thiết bị DSLAM-Hub: QDSLAM-Hub = Trong đó : Công suất tiêu thụ của mỗi DSLAM-Hub: qDSLAM-Hub. Số lượng DSLAM- Hu b : NDSLAM-Hub = 1 * Tổng dòng tiêu thụ của thiết bị DSLAM-Hub(IDSLAM-Hub) : IDSLAM-Hub = + Thiết bị Rectifier phải cung cấp nguồn cho tải thiết bị Accu: Bộ nguồn Rectifier ngoài việc cung cấp nguồn cho tải thiết bị là B-RAS và DSLAM-Hub còn phải đảm bảo khả năng nạp điện cho nguồn dự trữ Accu(trong trường hợp Accu đã phóng điện), với dung lượng Accu (theo kết quả tính toán ở phần dưới) QAccu = 500AH, thì dòng điện nạp cho Accu là 500AH*10% = 50A. * Tổng công suất nạp nguồn cho thiết bị Accu(QAccu): QAccu Trong đó : Công suất nạp nguồn mỗi tổ Accu: q Accu . Số lượng tổ Accu: NAccu = 1. * Tổng dòng nạp cho thiết bị Accu(IAccu): IAccu = - Hệ thống nguồn dự phòng cho thiết bị B-RAS và DSLAM-Hub: Để đảm bảo khả năng hoạt động liên tục và chống những gián đoạn của nguồn điện lưới, hệ thống nguồn cung cấp cho thiết bị B-RAS và DSLAM-Hub cần phải có thêm nguồn dự trữ Accu. Dung lượng nguồn Accu phải đảm bảo khả năng cấp nguồn cho thiết bị tối thiểu trong thời gian 40 phút. Tính toán dung lượng nguồn Accu như sau: + Tính toán dung lượng Accu cần thiết: QAccu = Trong đó : Tổng dòng tiêu thụ của B-RAS: IB-RAS. Tổng dòng tiêu thụ của thiết bị DSLAM-Hub: IDSLAM-Hub. Thời gian dự phòng cấp nguồn theo yêu cầu: BTR = 30 phút. Hệ số sử dụng (dung lượng phóng ) của Accu hAccu = 0,40. Hệ số vượt tải : KVT = 1,2. + Qua kết quả tính toán dung lượng cần thiết của Accu khoảng 197AH, do vậy sẽ lựa chọn loại tổ Accu có điện áp 48VDC, dung lượng QAccu+ 200AH. Nguồn dự trữ Accu được chọn là loại Accu kín, có tái hợp khí, không cần bảo dưỡng, có kết cấu 24”Cell-2V/200AH”, tuổi thọ tối thiểu là 03 năm. - Tổng hợp kết quả tính toán thiết kế kỹ thuật cấp nguồn thiết bị ADSL: + Tổng công suất nguồn Rectifier cung cấp cho tải (gồm thiết bị BRAS, DSLAM-Hub và Accu): QRectifier = QBRAS + QDSLAM-Hub + QAccu = 7.544W + Tổng dòng điện Rectifier cung cấp cho tải là : IRectifier = IBRAS + IDSLAM-Hub + IAccu = 151A. + Như vậy trong giai đoạn đầu khi lắp đặt thiết bị(thuộc phạm vi dự án này) sẽ chỉ cần sử dụng bộ nguồn để cung cấp cho tải với công suất khoảng 4.300W, dòng tải 100A. Nhưng để đảm bảo hệ thống nguồn cung cấp có khả năng mở rộng trong trường hợp phát triển thêm thiết bị(không cần phải đầu tư thêm thiết bị nguồn khác), cần lựa chọn bộ nguồn Rectifier có công suất 7.500W và dòng tải 150A, việc mở rộng nguồn sau này(nếu có ) sẽ chỉ thêm các modul tương ứng. Chi tiết kết quả tính toán như sau: TT Chỉ tiêu tính toán thiết kế kỹ thuật S.lượng thiết bị Tiêu chuẩn Kết quả Ban đầu P.triển Ban đầu P.triển I. Công suất tiêu thụ: I.1 B-RAS(W) 1 378 539 534 761 I.2 DSLAM-Hub(W) 2 1..269 2.304 3.584 6.506 I.3 Accu(W) 1 93 159 159 277 Tổng công suất tiêu thụ(W): 1.704 3.002 4.277 7.544 II. Dòng điện tiêu thụ: II.1 B-RAS(A) 1 8 12 10 15 II.2 DSLAM-Hub(A) 2 27 48 65 116 II.3 Accu(A) 1 5 9 11 20 Cộng tổng dòng tiêu thụ(A): 40 69 86 151 III. Dung lượng Accu(A) III.1 Dòng điện của Accu(A) 1 35 60 75 131 III.2 Dung lượng Accu(AH) 1 53 90 113 197 3.1.7.3 Tính toán thiết kế kỹ thuật cấp nguồn cho thiết bị NMS: NMS được tổ chức thành một mạng LAN bao gồm các máy chủ Firewall Server, NMS Remote Client Server, VoD Server(Option), Video conference Server(option), Caching Server, Lan Switch, v.v... Như vậy hệ thống NMS sẽ có 05 server, các thiết bị NMS hoạt động với nguồn điện xoay chiều 220VAC, mặt khác đối với các thiết bị mạng tin học, đặc biệt là đối với các thiết bị xử lý, điều khiển yêu cầu không được phép gián đoạn nguồn cung cấp trong mọi trường hợp. Do đó, ngoài nguồn điện lưới xoay chiều 220VAC cần phải có thêm nguồn điện dự phòng UPS hoạt động theo chế độ True-Online. - Tham số đầu vào để tính toán thiết kế : + Điện áp đầu vào của thiết bị UPS: 3 pha 220VAC. + Tần số: 50/60 Hz. + Điện áp đầu ra : 1 pha 220VAC. + Dạng điện áp: Hình sin chuẩn, tần số 50Hz. + Các loại tải của thiết bị UPS: * Thiết bị máy chủ Firewall Server: 01Server. * Thiết bị máy chủ Video Conference Server: 01 Server. * Thiết bị máy chủ Video VoD Server: 01 Server. * Thiết bị máy chủ Caching Server: 01Server. - Tính toán thiết kế nguồn UPS: + Tổng công suất tiêu thụ UPS phải cung cấp cho tải: QUPS = Trong đó: Tổng công suất UPS phải cung cấp cho tải : QUPS. Tổng công suất tiêu thụ nguồn của mỗi Server: QServer-i. Hệ số công suất đối với nguồn xoay chiều : = 85%. Hiệu suất biến đổi nguồn đối với UPS: = 95%. Số lượng Server: i =1,2,3,...,n. Hệ số vượt tải : KVT = 1,2. + Tổng dòng điện thiết bị UPS phải cung cấp cho tải: IUPS = Trong đó: Tổng dòng điện UPS phải cung cấp cho tải: IUPS. Điện áp xoay chiều UPS cung cấp cho tải: UAC = 220%. Hệ số vượt tải: KVT = 1,2. - Tổng hợp kết quả tính toán thiết kế nguồn UPS: + Tổng công suất thiết bị UPS cung cấp cho tải: 4.348W. + Tổng dòng điện thiết bị UPS cung cấp cho tải: 17(A). + Như vậy, trong giai đoạn đầu khi lắp đặt thiết bị(thuộc phạm vi dự án này) nguồn mà thiết bị UPS phải cung cấp cho tải có công suất khoảng 1.750W, dòng tải 7A, điện áp 220VAC. Trong giai đoạn sau sẽ phát triển thêm thiết bị có công suất khoảng tiêu thụ khoảng 3.000VAC, dòng tải 11A, điện áp tải 220VAC. Như vậy, để đảm bảo hệ thống nguồn cung cấp có khả năng đáp ứng cho nhu cầu phát triển thiết bị (không cần phải đầu tư thêm thiết bị nguồn khác), đồng thời chịu được khả năng quá tải khoảng 20%, cần lựa chọn bộ nguồn dự phòng UPS có công suất 10KVA, dòng tải 20A và điện áp 220VAC. Chi tiết kết quả tính toán như sau: TT Chỉ tiêu tính toán thiết kế kỹ thuật S.lượng thiết bị Tiêu chuẩn Kết quả Ban đầu Phát triển Ban đầu Phát triển I/ Công suất tiêu thụ: I.1 Thiết bị Firewall Server; NMS Remote Client server(W) 2 585 1.739 I.2 Thiết bị Video conference, VoD, Caching Server(W) 3 656 2.925 Cộng tổng công suất tiêu thụ 585 656 1.739 2.925 II/ Dòng điện tiêu thụ II.1 Thiết bị Firewall Server; NMS Remote Client server(A) 2 2,66 7 II.2 Thiết bị Video conference, VoD, Caching Server(A) 3 2,98 11 Cộng tổng dòng điện tiêu thụ(A): 2,66 2,98 7 11 3.2-Nguyên tắc sử dụng và phân bổ địa chỉ IP: - Giai đoạn đầu sử dụng hệ địa chỉ IPv4 trong việc cung cáp dịch vụ. Việc phân bổ địa chỉ IPv4 phải được sử dụng hiệu quả trên cơ sở cân đối giữa mục đích và yêu cầu của khách hàng và số lượng địa chỉ IP cho phép. - Thiết bị trong mạng ADSL có khả năng cung cấp cả địa chỉ IP tĩnh và động, ngoài ra còn phải hỗ trợ chuẩn biên dịch địa chỉ mạng NAT nhằm cung cấp các dịch vụ try cập Internet công cộng, IP VPN, kết nối LAN, WAN, v.v... - Trong tương lai khi địa chỉ IPv6 được đưa vào sử dụng thì hệ thống phải có khả năng tương thích tốt. - Việc phân bổ địa chỉ IP hiệu quả dựa trên cơ sỏ cân đối giữa mục đích yêu cầu của khách hàng và số lượng địa chỉ IP. Thiết bị trong mạng ADSL có khả năng cung cấp địa chỉ IP tĩnh và có hỗ trợ chuẩn NAT. Có hai cách để sử dụng nguồn địa chỉ IP được cấp phát: + IP tĩnh(Static IP): trong trường hợp này, mỗi thuê bao được gán một địa chỉ IP public mà không xem xét đén thuê bao này có đang kết nối Internet hay không. Xét trên khía cạnh nhà cung cấp dịch vụ thì đây là cách sử dụng địa chỉ lãng phí, nhưng khách hàng lại dễ dàng hơn trong việc duy trì kết nối. Hệ thống hoạt động sẽ đơn giản hơn vì thường không phải qua khâu nhận diện cấp phát và thu hồi địa chỉ sau mỗi lần truy cập. Đối với một số khách hàng đặc biệt sử dụng Web Server, Game Server, Fpt Server thì việc cấp địa chỉ kiểu này là bắt buộc. + IP động(Dynamic IP): Trong trường hợp này thì Public IP chỉ được gán cho thuê bao mỗi lần họ kết nối đến Internet và thu hồi lại khi cắt kết nối. Địa chỉ thu hồi lại này sau đó lại có thể được cấp phát cho thuê bao khác nhờ giao thức DHCP(Dynamic Host confuguration Protocol) . Cách sử dụng này cho phép tiết kiệm địa chỉ IP, tuy nhiên có thể xẩy ra trường hợp một thuê bao nào đó trong thời khắc cao điểm không kết nối được vì số lượng địa chỉ có hạn đã được cấp phát hết. - Do số lượng địa chỉ Public IP hạn chế , nên cần sử dụng các thiết bị ADSL và B-RAS có hỗ trợ chuẩn NAT, trong trường hợp này nhiều thuê bao được gán địa chỉ Private IP, khi những thuê bao này kết nối Internet thì thiết bị sẽ dịch nhiều địa chỉ Private IP sang cùng một địa chỉ Public IP. Với cách sử dụng này thì cho phép nhiều thuê bao có thể sử dụng cùng một địa chỉ public IP để truy cập Internet. Chương 4 : Chương trình mô phỏng việc quản lý tại B-RAS Các chức năng chính của chương trình : 4.1: Chức năng trình diễn 4.1.1 Biểu diễn trực quan và chính xác vị trí các thiết bị trên bản đồ thực tế Khi chạy chương trình ta có thể quan sát và định vị một khu vực bất kỳ trên bản đồ của tỉnh. Các thông tin về số thiết bị lắp đặt, vị trí các thiết bị và số lượng thuê bao sẽ được thông báo đầy đủ chỉ cần với các thao tác kích chuột đơn giản. Biểu diễn hệ thống truyền dẫn cụ thể của hệ thống Hiển thị các hệ thống truyền dẫn phục vụ cho hệ thống 4.2 Chức năng quản lý 4.2.1 Đăng kí, cập nhật , sửa đổi hay loại bỏ các tham số của một thuê bao 4.2.2 Tìm kiếm một thuê bao bất kỳ khi biết một thông số nào đó. Chức năng này cho phép tìm kiếm một thuê bao theo số điện thoại, VPI/VCI hoặc theo DSLAM/PORT kết quả tìm kiếm phụ Lục 1: Yêu cầu kỹ thuật thiết bị hệ thống cung cấp dịch vụ ADSL 1 Thiết bị truy nhập từ xa băng rộng(B-RAS): + Về mặt giao diện vật lý và các đặc tính: yêu cầu hỗ trợ các loại giao diện điển hình STM-16/OC-12c SM SR/IR/LR, STM-1/OC-3c SM SR/IR/LR, DS3, E3, Fast ethernet(100Base TX,FX), Gigabit Ethernet(1000BaseFX – 40km), DWDM và các loại giao diện vật lý dựa trên SONET/SDH có thể được dựa trên gói hoặc ATM. +Về mặt kỹ thuật: Chức năng lớp IP: quản lý lưu lượng(hỗ trợ các giao thức: DifServ, RSVP, MPLS), địng tuyến (hỗ trợ các giao thức định tuyến: OSPF RIPI&2, TCP/IP, UNDP,NTP, FTP, BR, PRA và IPX/SPX, ERP, EBGP , BGP4), liên kết dữ liệu (hỗ trợ các giao thức: LAPB,LAPD, HDLC, PPP, HDB3, CMI, NRZ, ATM, MPLS, L2TP, PPTP), liên kết vật lý (802.3u, 802.3z, RS232, G703, STM-1, STM-4, STM-16,E3, E35I, V.24I, X21) Các phiên PPP: hỗ trợ PPPoA(RFC2516), vân hành PPPoE trên giao diện AAL5, có khả năng chấp thuận các kiểu của PPP và mode 1483bridge/routed. Các giao diện quản lý : Hỗ trợ giao diện MIB/SNMP v2, CORBA. Mạng riêng ảo: Xác định VPN dựa trên ATM hay IP MPLs hoặc cả hai, có khả năng cung cấp VPN sử dụng MPLS, hỗ trợ VPN sử dụng các giao thức tunnel L2TP và PPTP, sử dụng tối đa bảng định tuyến. Các yêu cầu đối với hệ thống dựa trên ATM: số lượng VPC và VCC trong mỗi khối và mỗi card và cổng tuân thủ ATM forum Yêu càu kỹ thuật quang : kiểu kết nối quang là FC-PC, yêu cầu bộ chuyển đổi E/O, độ suy hao tối đa trong sợi đơn mốt là –25dbm. Đồng bộ mạng: hệ thống nhận đồng bộ từ thiết bị truyền dẫn mà nó kết nối với hệ thống bên ngoài để đòng bộ. Một số chỉ tiêu kỹ thuật khác: hệ thống có chức năng giống như một server DHCP, hỗ trợ giao thức Dynamic Host Configuration, định địa chỉ IP cho DHCP, server truy nhập phải hỗ trợ NAT và PAT, hệ thống phải cung cấp IPv4 và IPv6. - Yêu cầu kỹ thuật các đặc tính cơ học, điện học, và môi trường : Thiết bị cấp nguồn –48V, hoạt động trong khoảng –42V đến –64V, ghi rõ công suất tiêu thụ của toàn bộ hệ thống. Hệ thống được cung cấp phải phù hợp với môi trường nhiệt đới. 2 DSLAM: - Các giao diện Các giao diện vật lý về phía khách hàng: ANSI T1.413 Issue2, ITU-TG912.1(G.DMT), ITU-TG.922.2(G.Lite), ITU-T G.944.1(G.hs), SDSL, G.SHDSL, VDSL. Các giao diện vật lý về phía mạng: hình STM-4/OC-12c SM SR/IR/LR, STM-1/OC-3c SM SR/IR/LR, DS3, E3, Fast ethernet(100Base TX,FX), Gigabit Ethernet(1000BaseFX ), n*E1, n*E1 IMA. Các giao diện quản lý: Hỗ trợ các giao diện MIB/SNMP v2, giao diện Corba - Các chỉ tiêu kỹ thuật: Với hệ thống dựa trên ATM: toàn bộ hệ thống hỗ trợ tối thiểu kết nối 1000 các VPC và VCC, tuân thủ ATM Forum UNI3.14.0,UNI ảo được hỗ trợ trên tất cảc các cổng giao diện. Hệ thống dựa trên IP: dung lượng chuyển mạch của từng DSLAM phải đảm bảo, hỗ trợ COS(class ò service), L2TP, MPLS. Với cả ADSL: ATU-C có khả năng tự động tìm theo T1.143 Issue 2, G.Lite hoặc G.DMT, hỗ trợ ITU-T G.944.1. Truy nhập kênh thuê bao hỗ trợ tốc độ phù hợp với công nghệ kênh ADSL và tốc đọ truyền dẫn ADSL được điều khiển mềm từ Co của DSLAM. Các kênh thuê bao Các kênh thuê bao ADSL có khả năng hỗ trợ BER là 10-7 đối với cáp đồng có đường kính 0,4mm và 0,5mm và độ dài là 4km. Toàn bộ các ATU-C trong tổng đai hoạt động theo giới hạn truyền danh định được quy định trong T1.143, G.lite hoặc G.DMT. Các ATU-C ngoài tổng đài có cấu hình hoạt động tại mức công suất truyền danh định khác hoặc giảm mức công suất 10db dưới mức danh định. Một số thông số kỹ thuật: Trạng thái cổng, tốc độ bít , mode hoạt động, mode tính khung... - Giao diện và bộ phân tách POST: Bộ phân tách ADSL có mặt ở cả hai phía , phía thuê bao và phía tổng đài. Ngoài ra bộ phân tách phía khách hàng còn có thêm các bộ vi lọc, các dịch vụ Phone –net được hỗ trợ trên tất cả các kênh. Bộ này sử dụng kiểu kết nối quang là FC-PC, hệ thống nhận đồng bộ từ thiết bị truyền dẫn được dồng bộ với hệ thống đòng hồ bên ngoài. Bộ phân tách Post phải có khả năng phối hợp hoạt động với các CPE trong hệ thống, hỗ trợ các kết cuối PPP, universal slot, các chuẩn giao diện (G.703, RS. 232, V.35....), các giao thức định tuyến mutil-cast, uni-cast, broad- cast. 3 CPE(Customer primise equipment) Thiết bị đầu cuối khách hàng bao gồm một loạt các thiết bị , card giao tiếp thực hiện chức năng chuyển đổi dữ liệu người sử dụng thành dạng tín hiệu xDSL. ADSL CPE sẽ tuân theo các chuẩn sau đây: T1.431, ANSI ADSL DMT Isue 2, g.992.1 G.DMT, G.992.1 annex H, G.992.2 G.Lite. Hiện nay có các lọai CPE chính sau đây: - ADSL Bridge: Thiết bị này giao tiếp với PC sẽ hỗ trợ 10base T ethernet, chỉ định số cổng Ethernet được hỗ trợ. - ADSL Router, thiết bị này có các đặc tính sau: Cung cấp 1 cổng 10/100 Base T Ethernet(RJ45), 1 cổng USB, 1 cổng ADSL(RJ11), và cổng điện thoại tuỳ chọn. Xác định số lượng tối đa các PVC/SVC. Định tuyến RFC 2648 qua ATM, RFC 22364PPPoA, RFC 1483 LLC/SNAP Hỗ trợ chức năng DHCP server, NAT server, hỗ trợ password, firewall (tuỳ chọn), định tuyến RIP,RIP II. - ADSL USB: cung cấp tối thiểu 1 cổng USB, 1 cổng ADSL RJ-11, hỗ trợ RFC 1483 Bridging, RFC 2516 PPP qua Ethernet, RFC 1577 IP over ATM, chỉ định VC tối đa. - ADSL Modem: cung cấp tối thiểu 1 cổng 10/100 base Ethernet(RJ45), 1 cổng RJ-11,1 cổng USB. Hỗ trợ RFC 1483 Bridging, RFC 2516 PPP qua Ethernet, RFC1577 IP over ATM. Modem USB sẽ hỗ trợ Plug and Play 4 Hệ thống quản lý mạng NMS: NMS cung cấp môi trường quản lý tích hợp các thành phần mạng được quản lý bởi các nhà cung cấp khác nhau. Hệ thống quản lý bao gồm các chức năng quản lý sau đây: - Chức năng quản lý lỗi: Chức năng này sẽ cung cấp các công cụ để giám sát trạng thái của mạng, các sự cố sẽ được phát hiện và thông báo đén người sử dụng. Chức năng quản lý chất lượng: Chức năng này giám sát và quản lý chất lượng của các thành phần mạng và mạng nói chung. Cụ thể nó sẽ cung cấp các chức năng và thông tin sau đây: các thuê bao đang hoạt động và không hoạt động. ATU-R bị lỗi hoặc không hoạt động. Việc sử dụng PVC và SVC Tạo các thông báo về chất lượng hiện tại và quá khứ theo các chu ky thời gian giờ, ngày, tuần, tháng trên mỗi tuyến. Kiểm định chất lượng tuyến và dịch vụ được cung cấp Giám sát việc sử dụng băng tần lên , xuống của khách hàng tại CO. Hiển thị thống kê lưu lượng. Chất lượng đường truyền vật lý. Tạo ra/ cập nhật/ xoá ngưỡng chất lượng đối với mỗi loại hình dịch vụ Hiển thị chẩn đoán lỗi. - Chức năng quản lý cấu hình: Chức năng thực hiện quản lý các đối tượng dưới sự điều khiển của hệ thống, nó bao gồm: Thay đổi cấu hình Khởi tạo các đối tượng mạng, ngừng và di chuyển chúng ra khỏi dịch vụ. Thu thập các trạng thái mạng. - Chức năng quản lý bảo mật: Chức năng này xác định sự cho phép truy nhập hay không đối với các hoạt động của hệ thống được thực hiện bởi người sử dụng bằng cách sử dụng mật khẩu. Hệ thống sẽ cung cấp 3 lớp bảo mật sau: Bảo mật lớp hệ thống. Bảo mật ứng dụng. Bảo mật lớp cơ sở dữ liệu. 5 Thiết bị mạng trung tâm - Máy chủ quản lý mạng NMS, yêu cầu các tính năng sau: Sử dụng clustering server Hỗ trợ khả năng quản lý chung cho tất cả các thiết bị mạng của cổng kết nối Internet (IAP) cũng như các mạng cung cấp dịch v(ISP). Có khả năng thực hiện tất cả các thao tác quản trị trên giao diện Web. Có các công cụ hỗ trợ Wizard. Hỗ trợ quản lý theo dạng Out-of-Band để quản lý thiếtbị ngay khi có sự cố xảy ra trên đường kết nối thường. hỗ trợ quản lý từ xa qua Dial-up và quản lý thông thường. Có khả năng phân cấp về quản lý mạng theo nhiều cấp an ninh khác nhau. Có phần mềm các công cụ quản lý lỗi, đặt cấu hình hỗ trợ chotính cước, kiểm soát chất lượng và an ninh mạng. - Hệ thống tính cước BS(Billing Server): Hỗ trợ khả năng tính cước cho trên 1000 người sử dụng khác nhhau và có khả năng mở rộng trong tương lai. Có khả năng tính cước theo thời gian thực. Có khả năng xử lý tốc độ cao, dung lượng bộ nhớ ngoài lớn, có dĩa cứng External, chạy trên nền UNIX-Solaris với hệ cơ sở dữ liệu Oracle Database Enterprise Edition. - Các yêu cầu Server xác thực truy nhập ( Radius - AAA): - Có khả năng tương thích số lượng lớn các thuê bao băng rộng - Cung cấp dịch vụ VPN - Các modul đồng hồ và cảch báo có dự phòng - Các bộ nguồn dự phòng N:1 - Các giao diện - DS3 ATM, BNC connector - E3 ATM, BNC connector. - Ethernet 10/100 Base-T - Định tuyến - RIP, RIPv2, OSPF, định tuyến tĩnh, bộ lọc định tuyến. - BGP-4 - MPLS(RFC 2574 bis) - Các mạng ảo và bảo mật - RADIUS, PAP, CHAP, lọc gói nhận thực dựa vào tên miền, định tuyến dựa vào tên miền, ATMP, các bộ định tuyến ảo L2TP(LAC và LNS), nhận dạng trên dòng lệnh, nhận thực truy nhập khu vực. - Quản lý hệ thống và mạng. - Local/remote (TELNET), giao diện dòng lệnh, SNMP, Java EMS trên NT và Solaris, tích hợp HP open View, hỗ trợ syslog, chương rtình kế toán RADIUS, nâng cấp nhanh chóng qua TFTP, các tệp cấu hình ở dạng ASCII - Phần mềm AA A server hỗ trợ: + Các chuẩn RADIUS RFC, các thuộc tính tunnel protocol RADIUS + Distributed Authentication Proxy, Multipe Authentication. + Các mutil NAT Dictionary + Hỗ trợ CHAP + Remote proxy + Quản lý IP address pool, Dynamic access controls, Port allocation. + Load balancing và Fail ovẻ + Hỗ trợ giao diện Web cho người quản trị + Quản lý các User session + Các truy cập hệ thống tập tin như : LDAP, UNIX pasword file, Oracle… + Hỗ trợ việc lưu trữ Log + Hỗ trợ hệ điều hành UNIX - Firewall : Có thể là sản phẩm phần cứng hoặc kết hợp phần mềm với các yêu cầu sau: Độ an toàn cao được chứng thực bởi các tổ chức quốc tế. Thông lượng cao, có khả năng hỗ trợ VPN. Khả năng bảo vệ phong phú với nhiều hình thức như bảo vệ theo địa chỉ, theo dịch vụ, theo người dùng, .v.v... Hỗ trợ cập nhật định kỳ, các thuật toán an ninh đáp ứng, dự phòng... Có chức năng NAT, hỗ trợ giao diện mạng(NIC) 10/100 Tính thông suốt: Các cổng mạng của tất cả các FIREWALL trong nhóm có cùng địa chỉ IP và địa chỉ MAC nhằm tránh trễ Propergation cho thông tin routing và không mất thêm địa chỉ IP cho Firewall. Hai hệ thống Firewall cần đi kèm với các thiết bị clustering nhằm đảm bảo các tính năng như: Stateful Failover/Host standby. - Caching Server - Intel Pentium III 1.13 Ghz, 512 KB L2 Cache - 04*256 MB ECC SDRAM - 2*18.2 GB 10Krpm Ultra3 SCSI HDD - Single chanel Ultra3 SCSI controllers - Dual embedded 10/100TX LAN adapter - Rack 1U - Web Server - Intel Pentium III 1.13 Ghz, 512 KB L2 Cache - 02*256MB ECC SDRAM - 18.2GB 10Krpm Ultra3 SCSI HDD - Single chanel Ultra3 SCSI controllers - Dual embedded 10/100TX LAN adapter - 1U racked. - QoS Server - Intel Pentium III 1.13 Ghz, 512 KB L2 Cache - 04*256 MB ECC SDRAM - 2*18.2GB 10Krpm Ultra3 SCSI HDD - Single chanel Ultra3 SCSI controllers - Dual embedded 10/100TX LAN adapter - Rack 1U - Conferencing Server - Dual Intel Pentium III Xeon 700Mhz, 1MB L2 Cache/processor - 04*256MB ECC SDRAM - 2*18.2 GB 10Krpm Ultra3 SCSI HDD - Dual-channel Ultra3 SCSI controllers - IBM Server RAID 4M*(64MBCache) - Four 10/100TX LAN adapter - 4U Racked - Dual power supplies. -VoD Server - Dual Intel PentiumIII Xeon 700Mhz, 1MB L2 Cache/processor - 04*256MB ECC SDRAM - 2*18.2GB 10Krpm Ultra3 SCSI HDD - Dual-channel Ultra3 SCSI controllers - RAID4M*(64MBCache) - Four 10/100TX LAN adapter - 4U Racked - Dual power supplies. - LAN Switch Yêu cầu chung: - Hỗ trợ IPv4, IPX, OSPF và BGP-4. -10/100 Ethernet Module 20 cổng. - Các Modul được dự phòng, có thể được trao đổi nóng. - Có hệ thống làm mát, hệ thống giám sát. - Khả năng lưu trữ và duy trì nhiều phiên bản hệ điều hành. - Hỗ trợ các tốc độ từ luồng T3/E3 đến tốc độ OC-48/STM-16(2,4Gbps). - Hỗ trợ các giao thức Routing:RIP, IGRP, EIGRP, OSPF, PIM, BGP. - Hỗ trợ nhiều phương thức đảm bảo chất lượng dịch vụ (QoS) khác nhau như Distributed Committed Access Rate (DCAR), Ditributed Weighted Fair Queuing (DWFQ), Distributed Weighted Random Early Detection (DWRED) và BGP Policy Propagation. - Có các giao diện lan tốc độ cao như Ethernet, Fast Ethernet và FDDI. - Có khả năng quản lý qua giao diện SNMP hay Telnet. - Hỗ trợ nhiều cổng như: + Các cổng OC-3/STM-1 POS. + Các cổng OC-12/STM-4 POS. + Các cổng OC-4/STM-16 POS. + Các cổng OC-3/STM-1 ATM. + Các cổng OC-12/STM-4 ATM. + Các cổng DS-3. + Các cổng Gigabit Ethernet. - Thích hợp với các yêu cầu về NEB/ETSI. - Có khác đặc điểm mở rộng về BGP. - Tích hợp IS-IS. - Tối thiểu có 8 cổng modem. 6 Cáp Đồng : Môi trường truyền dẫn mà qua đó dự định hệ thống truyền dẫn số sẽ hoạt động là mạng cáp đồng, nó cho phép khách hàng có thể nối tới các tổng đài qua các mạch vòng thuê bao nội hạt.. Một đường dây nội hạt cáp đồng dự kiến có thể vận chuyển đồng thời truyền dẫn số theo cả hai hướng cho các dịch vụ ISDN, HDSL, ASDL, UADSL giữa LT và NT. * Các yêu cầu được khuuyến nghị: - Các yêu cầu tối thiểu: Các mạch vòng thuê bao nội hạt không có các cuộn tải(coil) hoặc cầu rẽ. Khi có các cuộn tải thì chúng không gây nhiễu tới điện thoại nhưng có thể làm suy giảm chất lượng truyền dẫn của các tín hiệu xDSL. Ảnh hưởng của các suy hao do cuộn tải trong đường truyền dẫn phụ thuộc vào tần số của tín hiệu, tốc độ truyền sóng và độ dài trong cuộn tải. Sự xuất hiện cuộn tải trong đường thuê bao sẽ bổ sung nhiễu lên tín hiệu phát đi. Cuộn tải tạo ra các phản xạ khôngliên tục trên đường truyền dẫn , các tín hiệu bị phản xạ sẽ cộng vào các tín hiệu đã phát đi trên đường dây thuê bao. - Các đặc điểm vật lý đường dây nội hạt : Một đường dây nội hạt số được xây dựng từ một hoặc nhiều phần cáp nối hoặc hàn với nhau. Cáp nhánh cáp gốc được xây dựng như sau: - Các tầng cáp có đường kính và dộ dài khác nhau. - Có thể tồn tại một hoặc nhiều BT tại nhiều điểm khác nhau trong các cáp cáp feeder và cáp nhánh. bảng 1 Các thông số điển hình cầu cáp Đặc tính Cáp trong nhà Cáp gốc Cáp nhánh Cáp thuê bao Đường kính(mm) 0.3 – 0.6 0.3 – 1.4 0.3 – 1.4 0.3 – 0.9 Cấu trúc Cáp xoắn hoặc đôi cáp(lớp hoặc bó) Cáp xoắn hoặc đôi cáp(lớp hoặc bó) Cáp xoắn hoặc đôi cáp(lớp hoặc bó) Cáp xoắn, đôi cáp hoặc cáp lẻ Số lượng đôi cực đại 1200 2400/0.4mm 4800/0.3mm 600/0.4mm 2(cáp trên không) 600(cáp trong nhà) Điện dung tương tác(nF/km ở 800 hz) 55 - 120 25 - 60 25 – 60 35 – 120 Phụ lục 2: Các báo cáo về mạng viễn thông Nghệ An

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCD260.doc
Luận văn liên quan