Đề tài : Thiết kế nhà máy chế biến sữa hiện đại năng suất 20 triệu lít/năm gồm 2 dây chuyền sản xuất: -Sữa tươi tiệt trùng có đường -Sữa chua đặc hương dâu

3 tháng cho 1 đồ án tốt nghiệp là khoảng thời gian ít ỏi nhưng dưới sự hướng tận tình của cô Lê thị Liên Thanh cùng với các thầy cô trong bộ môn và ý kiến đóng góp của bạn bè cũng như sự nổ lực của bản thân đến nay đồ án tốt nghiệp của tôi đã hoàn thành đúng thời gian quy định với đề tài: " Thiết kế nhà máy sữa hiện đại gồm 2 dây chuyền:sữa tươi tiệt trùng có đường và sữa chua đặc hương dâu,năng suất tổng cộng 20 triệu lít/năm". Bản đồ án đã đưa ra được: - Những điều kiện cần thiết để xây dựng nhà máy sữa - Quy trình công nghệ sản xuất gọn nhẹ và sát thực với thực tế. Tuy nhiên ,với thời gian không nhiều cũng như hạn chế về kiến thức , do đó bản đồ án này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong quý thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để bản đồ án được hoàn chỉnh hơn.

doc105 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2584 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài : Thiết kế nhà máy chế biến sữa hiện đại năng suất 20 triệu lít/năm gồm 2 dây chuyền sản xuất: -Sữa tươi tiệt trùng có đường -Sữa chua đặc hương dâu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hà: Nhà bêtông cốt thép, 1 tầng, cột 400 x 600(mm) chịu lực, tường bao che, tường dày 200(mm), nhà có nhiều cửa ra vào vận chuyển nguyên liệu , sản phẩm và cho công nhân đi lai, nhà có nhiều cửa sổ để thông gió và chiều sáng. Nền có cấu trúc: + Lớp gạch chiu axit : 100 (mm) + Lớp bê tông chịu lực : 300(mm) + Lớp cát đệm : 200(mm) + Lớp đất nện chặt cuối cùng. Mái có cấu trúc. + Giàn tam giác trực tiếp lên dầm bê tông làm theo kết cấu mạng chịu lực. + Panel mái dày : 300(mm) + Lớp bêtông dày : 40(mm) + Lớp gạch chiệu nhiệt dày : 70(mm) 6.2.2. Phòng thường trực bảo vệ: 2 cái ở 2 cổng vào nhà máy Chọn nhà có kích thước: Dài x rộng x cao : 4 x 3 x 4 (m) 6.2.3. Khu hành chính. Xây dựng nhà 2 tầng có kích thước: 18 x 12 x 8 (m) -Tầng 1: 18 x 12 x 4 ( m ) - Tầng 2: 18 x 12 x 4 ( m ) Gồm các phòng: - Giám đốc : 6 x 6 x 4 - Phó giám đốc kĩ thuật : 6 x 6 x 4 - Phó giám đốc kinh tế : 6 x 6 x 4 - Kỹ thuật : 6 x 6 x 4 - Bộ phận Marketting : 6 x 6 x 4 - Nghiêp vụ kế hoạch : 6 x 6 x 4 - Tổ chức hành chính : 6 x 6 x 4 - Y tế : 6 x 6 x 4 -Phòng khách : 6 x 6 x 4 -Hội trường : 12 x 6 x 4 6.2.4.Nhà ăn : -Tính 2m2 cho mỗi người ăn -Diện tích các phòng được tính tối thiểu cho 2/3 số người của ca đông nhất: -Diện tích nhà ăn tối thiểu: 2 x 65 x 2/3 = 86 ( m2 ) -Chọn diện tích nhà ăn : 12 x 12 ( m ) 6.2.5.Nhà vệ sinh, phòng giặt là, phòng phát áo quần -bảo hộ lao động ( phòng sinh hoạt vệ sinh) Nhà được bố trí ở cuối hướng gió và được chia ngăn ra nhiều phòng dành cho nam và cho nữ: phòng vệ sinh nam, hòng tắm nam, phòng để và thay áo quần nam, phòng vệ sinh nữ, phòng tắm nữ, phòng để và thay ao quần nữ, phòng giặt là, phòng phát áo quần và bảo hộ lao động. - 60% nhân lực của ca đông nhất: 0,6x65 = 39 ( người ) - Trong nhà máy thực phẩm thường nam chiếm tỉ lệ 30% , nữ chiếm 70 % Nam: 0,3 x 39 = 12 người Nữ: 0,7 x 39 = 27 người Các phòng dành riêng cho nam: Phòng thay áo quần: chọn 0,2 m2 /người diện tích: 0,2 x 12 = 6 ( m2 ) Nhà tắm: chon 4 người/ vòi tắm số lượng: 12/4 = 3 phòng, kích thước mỗi phòng 0,9 x 0,9 (m) Tổng diên tích: 3x0,81 = 2,43 ( m2 ) Phòng vệ sinh: chọn 2 phòng, kích thước mỗi phòng 1,2 x 0,9 (m) Tổng diện tích: 2x1,08 = 2,16 ( m2 ) Các phòng dành riêng cho nữ: Phòng thay áo quần: chọn 0,2 m2 /người diện tích: 0,2x27 = 5,4 ( m2 ) Nhà tắm: chon 4 người/ vòi tắm số lượng: 27/4 = 7 phòng, kích thước mỗi phòng 0,9 x 0,9 (m) Tổng diên tích: 7x0,81 = 5,67 ( m2 ) Phòng vệ sinh: chọn 4 phòng, kích thước mỗi phòng 1,2 x 0,9 (m) Tổng diện tích: 4x1,08 = 4,32 ( m2 ) Phòng giặt là: (1) (2) Chọn kích thước phòng 3 x 3 (m) Diện tích phòng: 3x3 = 9 ( m2 ) Phòng phát áo quần và bảo hộ lao động.: Chọn kích thước phòng 3 x 3 (m) Diện tích phòng: 3x3 = 9 ( m2 ) * Tổng diện tích nhà sinh hoạt vệ sinh: 6 + 2,43 + 2,16 + 5,4 + 5,67 + 4,32 + 9 + 9 = 43,98 ( m2 ) Chọn kích thước nhà: 12 x 6 x 4 ( mm ) 6.2.6.Kho thành phẩm: Bao gồm: (1) kho thành phẩm sữa chua: có cấu tạo là kho lạnh, nhiệt độ 2-30C (2) kho thành phẩm sữa tươi: bảo quản ở nhiệt độ môi trường Căn cứ vào năng suất của phân xưởng và số ngày lưu kho dự tính của 2 mặt hàng, tính và chọn diện tích cho từng kho thành phẩm (1) và (2) như sau: (1) Kho bảo quản sữa chua đặc. - Kích thước tối thiểu của nhà kho đủ chứa sản phẩm trong 3 ngày. Lượng sản phẩm sản xuất trong một ca là: 134416 hộp/ ca - Chọn số ca làm việc nhiều nhất trong ngày là 3 ca. Vậy lượng sản phẩm sản xuất trong 1 ngày là: 134416 x 3 = 403248 (hộp/ngày). - Hộp sữa chua được chứa trong thùng cacton, mỗi thùng có 48 hộp. - Kích thước thùng cacton : 46 x 31 x 12 (cm). - Diện tích chiếm chổ mỗi thùng : f = 0,46 x 0,31 = 0,1426(m2). - Thùng cacton chứa sữa chua bảo quản trong kho lạnh được xếp thành từng chồng, mỗi chồng gồm 2 pallet chồng lên nhau, mỗi pallet chất cao được 14 thùng. Chiều cao mỗi chồng : (0,12 x 14 )x2 = 3,36 ( m ). - Diện tích phần sữa bảo quản chiếm chỗ trong kho tính theo công thức: F1 = Trong đó: n : Số ngày bảo quản , n = 3 ngày nc: Số hộp trong 1 thùng , nc = 48 nk: Số thùng trong 1 chồng, nk = 28 N : Số hộp sản xuất trong ngày, N = 403248 f : Diện tích chiếm chổ mỗi thùng, f = 0,1426 (m2) a : Hệ số tính đến khoảng cách giữa các thùng, chọn a = 1,1 F1 = = 141,19 (m2) Diện tích lối đi: chọn 20% F1 F2 = 0,2 x 150,6 = 28,238 (m2) Tổng diện tích: F = F1 + F2 = 141,19 + 28,238 = 169 (m2) Chọn kích thước của kho : 24 x 9 x 6 (m). (2) Kho bảo quản sữa tươi tiệt trùng. - Kho có kích thước đủ để chứa đựng sữa tươi trong 5 ngày. Hộp sữa tươi tiệt trùng được chứa trong thùng cacton, mỗi thùng có 36 hộp. Kích thước thùng cacton là : 40 x 27 x 9(cm). - Diện tích chiếm chỗ mỗi thùng là: 0,40 x 0,27 = 0,108 (m2). - Thùng cacton chứa sữa chua bảo quản trong kho lạnh được xếp thành từng chồng, mỗi chồng gồm 2 pallet chồng lên nhau, mỗi pallet chất cao được 15 thùng. Chiều cao mỗi chồng : (0,9x15)x2 = 2,7 (m) - Lượng sữa sản xuất trong 1 ca là : 84498 (hộp/ca) Chọn số ca làm việc lớn nhất trong ngày là 3 ca. Vậy số hộp sản xuất trong ngày là: 84498 x 3 = 253494 (hộp/ngày). - Diện tích phần kho chứa sữa tươi là: F1 = Trong đó: n : Số ngày bảo quản , n = 5 ngày nc: Số hộp trong 1 thùng , nc = 36 nk: Số thùng trong 1 chồng, nk = 30 N : Số hộp sản xuất trong ngày ,N = 253494 f : Diện tích chiếm chổ mỗi thùng, f = 0,108 (m2) a : Hệ số tính đến khoảng cách giữa các thùng, chọn a = 1,1 F1 = = 139,421 (m2) Diện tích lối đi : chọn 20% F1 F2 = 0,2 x 139,421 = 27,884 (m2) Tổng diện tích: F = F1 + F2 = 139,421 + 27,884 = 167,305 (m2) Chọn kích thước của kho : 24 x 9 x 6 (m). * Vậy kích thước tổng cộng của nhà kho cho 2 mặt hàng: 24 x 18 x 6 (m). 6.2.7. Kho nguyên vật liêu: (1) (2) (3) (4) (5) Kho là nơi chứa :đường, bột sữa gầy, bơ, bao bì, phụ gia và được ngăn bởi vách ngăn. Ngoài ra còn có phòng KCS, phòng điều hành sản xuất, phòng lưu mẫu nhưng bố trí lối đi riêng. (1) Khu chứa đường RE. - Xây dựng kho có kích thước tối thiểu chứa đủ lượng cung cấp cho sản xuất trong 7 ngày. - Lượng đường cần để sản xuất trong 1 ca là: 1514,269 + 655,428 = 2169,697(kg/ca) Chọn số ca làm việc lớn nhất trong 1 ngày là 3 ca. - Vậy lượng đường cần dùng trong 1 ngày là.: 2169,697x 3 = 6509,091 (kg) - Đường được chứa trong bao 50kg, kích thước mỗi bao :0,8 x 0,4 x 0,2 (m) Trong kho chứa, bao được đặt nằm ngang, các bao đươc chồng lên nhau thành từng chồng, mỗi chồng xếp 15 bao. - Chiều cao mỗi chồng là: 0,2 x 15 = 3 (m) - Diện tích mỗi bao nằm ngang là : 0,8 x 0,4 = 0,32 (m2) - Hệ số tính đến khoảng cách giữa các bao : a = 1,1 - Diện tích phần chứa đường là: F1 = = 21,38 (m2) - Diện tích đi lại trong kho chiếm 20% so với diện tích đường RE chiếm chỗ. F2 = 0,2 x 21,38 = 4,2 (m2) - Tổng diện tích khu vực chứa đường: F = F1 + F2 = 21,38 + 4,2 = 25,65(m2) Chọn kích thước khu vực chứa đường: 6 x 6 x 6 (m). (2) Khu vực chứa bột sữa gầy: - Lượng bột sữa gầy dự trữ cần cho nhà máy sản xuất trong 1 tháng(vì bột sữa gầy phải nhập ngoại) - Lượng bột sữa cần để sản xuất trong 1 ngày : ( 629,003 + 1399,125) x 3 = 6081,384 - Bột sữa được chứa trong bao 40kg có kích thước : 0,8 x0,4 x 0,15 (m) - Bao xếp trong kho thành từng chồng, mỗi chồng là 20 bao. Chiều cao mỗi chồng 0,15 x 20 = 3(m). Diện tích mỗi bao nằm ngang là : 0,8 x 0,3 = 0,32 (m2) - Hệ số tính đến khoảng cách giữa các bao: a = 1,1 - Diện tích phần kho chứa là: F1 = = 80,274 (m2) - Diện tích đi lại trong kho chiếm 20% so với diện tích sữa chiếm chỗ. F2 = 0,2 x 80,274 = 16,054 (m2) Vậy diện tích của kho chứa là: F = F1 + F2 = 80,274 + 16,054 = 96,128 (m2) Chọn kích thước của kho: 14 x 7 x 6 (m). (3) Khu vực chứa bơ, phụ gia, bao bì : Chọn kích thước của khu vực này là : 6 x 5 x 6 (m) (4). Phòng hóa nghiệm (KCS) chọn phòng có kích thước:8 x 4 x 6 (m) (5) Phòng điều hành sản xuất: dành cho cán bộ quản lí ca và quản đốc phân xưởng Chon kích thước phòng: 4 x 4 x 6 (m) Vậy kích thước nhà kho nguyên vật liệu: 18 x 12 x 6 (m) 6.2.8. Trạm biến áp Trạm biến thế để hạ thế điện lưới đường cao thế xuống điện lưới hạ thế để nhà máy sử dụng .Vị trí trạm được đặt ở vị trí ít người qua lại. Kích thước trạm : 4 x 4 x 4 (m) 6.1.9. khu xử lí nước thải: Chọn kích thước: 12 x 6 x 6 (m) 6.2.10. Phân xưởng cơ điện: Phân xưởng cơ điện có nhiệm vụ sữa chữa các thiết bị máy móc trong nhà máy, đồng thời còn gia công chế tạo theo cải tiến kĩ thuật, phát huy sáng kiến mới. Chọn kích thước: 9 x 6 x 6 (m) 6.2.11. Kho hóa chất , nhiên liệu: là nơi chứa hóa chất dùng cho vệ sinh, dầu FO, DO,… Chọn kích thước: 6 x 3 x 6 (m) 6.2.12. Nhà nồi hơi: diện tích nhà phụ thuộc chủ yếu vào kích thước nồi hơi Chọn kích thước: 9 x 6 x 6 (m) 6.2.13. Nhà đặt máy phát điện: Diện tích nhà phụ thuộc chủ yếu vào kích thước máy phát điện Chọn kích thước: 6 x 6 x 6 (m) 6.2.14. Lạnh trung tâm( phân xưởng động lực) Chọn kích thước: 6 x 6 x 6 (m) 6.2.15. Khu cung cấp nước và xử lí nước: Chọn kích thước: 15 x 6 x 6 (m), gồm: Bể dự trữ nước: được xây dưới đất và nhô lên mặt đất 0,5 m dung tích bể là 150 m3 Trạm bơm: mục đích là lấy nước từ dưới lòng đất,qua khâu kiểm tra xử lí rồi đưa vào sử dụng Tại đây ta xây dựng bể lắng có dung tích 96 m3 Khu xử lí nước: để cung cấp nước đạt yêu cầu công nghệ cho sản xuất. diện tích: 6x4 (m) 6.2.16. Tháp nước: .Nước ở đây là nước thủy cục để cung cấp cho sản xuất. Chọn tháp : + Độ cao chân tháp 14 m + Đường kính của tháp là 4 (m) + Chiều cao tháp nước 4 (m) 6.2.17. Nhà để xe ( 2cái): kích thươc: 10 x 4x 4 (m) BÀNG TỔNG KẾT CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TOÀN NHÀ MÁY STT Tên công trình Kích thước (m) Diện tích (m2) 1 Phân xưởng sản xuất chính 36 x 18 x 6 648 2 Phòng bảo vệ (2 ) 4x3x4 12(x2) 3 Khu hành chính 18x12x8 216 4 Nhà ăn 12x12x6 144 5 Khu vực kho thành phẩm 24x18x6 432 6 Kho nguyên vật liệu 18x12x6 216 7 Trạm biến áp 4x4x4 16 8 Khu xử lí nước thải 12x6x6 72 9 Phân xưởng cơ điện 9x6x6 54 10 Kho hóa chất,nhiên liệu(vật tư kĩ thuật) 4x4x6 16 11 Nhà nồi hơi 9x6x6 54 12 Nhà phát điện dự phòng 6x6x6 36 13 lạnh trung tâm 6x6x6 36 14 Khu cung cấp nước và xử lí nươc 12 x6x6 90 15 Đài nước D = 4,H = 4 12,56 16 Nhà xe(2) 10x4x4 40(x2) 17 Nhà vệ sinh,giặt là,phát áo quần-bảo hộ lao động 12x12x6 144 Tổng diện tích các công trình 2290,56 6.3. TÍNH KHU ĐẤT XÂY DỰNG NHÀ MÁY 6.3.1. Diện tích khu đất Trong đó : Fkd : diện tích khu đất nhà máy . Fxd : tổng diện tích của công trình . Kxd : hệ số xây dựng . Đối với nhà máy thực phẩm Kxd = 30 – 40 % . Chọn Kxd = 35 % . 6.3.2.Tính hệ số sử dụng Ksd Trong đó : Ksd : hệ số sử dụng .nó đánh giá chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tổng mặt bằng nhà máy . Fsd : diện tích sử dụng nhà máy . Fsd = Fcx + Fgt + Fhl + Fxd . Trong đó :Kxd Fcx : diện tích trồng cây xanh . Fhl : diện tích hành lang . Fgt : diện tích đất giao thông . Fcx = 0,4.Fxd = 0,5. 2218,56 = 887,424 ( m2 ). Fgt = 0,26.Fxd = 0,26. 2218,56 = 576,825 ( m2 ) . Fhl = 0,2.Fxd = 0,2. 2218,56 = 443,712 ( m2 ). Fsd = 887,424 + 576,825 + 443,712 + 2218,56 = 4126,521 ( m2 ) . Chọn khu đất xây dựng có kích thước : 115 x 65 ( m2 ) . PHẦN VII TÍNH ĐIỆN-HƠI-NƯỚC-LẠNH 7.1.T ÍNH ĐIỆN Điện dùng trong nhà máy bao gồm : + Điện chiếu + Điện dùng cho động lực . Yêu cầu điện dùng cho chiếu sáng: Công suất của các động cơ tại các phân xưởng phải phù hợp với yêu cầu của thiết bị trong dây chuyền . Nếu ta chọn hệ số dự trữ công suất quá nhỏ thì dễ gây quá tải khi làm việc . Ngược lại nếu chọn quá lớn thì sẽ tiêu thụ nhiều công suất đồng thời làm giảm hệ số công suất cosj do chạy non tải . Yêu cầu điện dùng cho động lực: - Ánh sáng phải phân bố đều , không có bóng tối và không làm loá mắt . - Đảm bảo chất lượng của độ rọi và hiệu quả chiếu sáng đối với công trình - Đảm bảo chất lượng quang thông , màu sắc ánh sáng và độ sáng tối thiểu 7.1.1.Điện dùng cho chiếu sáng: Ta có công thức tính như sau : Ptc = Þ Ptd = Ptc . Sp (W) . Trong đó: + Ptd : Tổng công suất các đèn , W . + Ptc :Công suất chiếu sáng tiêu chuẩn trên một đơn vị diện tích, W/m2 + Sp : Diện tích của phòng, m2 . Nếu gọi Po :là công suất tiêu chuẩn của đèn , W Ta có số bóng đèn khi chưa làm tròn : Sau khi tính được số bóng đèn và làm tròn ta có được số bóng đèn dùng thực tế nc Tính công suất sử dụng thực tế theo công thức: Pcs = nc x Po Tính toán trong bảng sau : STT Tên công trình Diện tích, Sp(m2) Độ rọi (Lux) Pt (W/m2) Ptd (W) Po (W) nc (cái) Pcs (W) 1 Phân xưởng sản xuất chính 648 50 11,3 7322 200 36 7200 2 Phòng thường trực-bảo vệ ( 2 cái) 12x2 10 3,6 86,4 40 2 80 3 Nhà xe 2 bánh , 4 bánh (2 cái) 40x2 10 3,6 288 40 6 240 4 Nhà vệ sinh,giặt là,phát áo quần 144 20 4 576 40 15 600 5 Nhà hành chính ( 2 tầng ) 216x2 30 4 1728 40 43 1720 6 Nhà ăn 144 20 4 576 40 15 600 7 Kho thành phẩm 648 40 7 4536 200 22 4400 8 Kho nguyên vật liệu 288 40 7 2016 200 10 2000 9 Trạm biến áp 16 10 3,6 57,6 40 1 40 10 Khu xử lí nước thải 72 20 6 432 100 10,8 1080 11 Phân xưởng cơ điện 54 20 6 324 40 8 320 12 Kho hóa chất nhiên liệu 18 10 3,6 64,8 40 1 40 13 Nhà nồi hơi 54 30 7 378 100 3 300 14 Nhà phát diện dự phòng 3 27 7 252 100 2 200 15 Khu lạnh trung tâm 36 20 7 252 100 2 200 16 Khu cung cấp và xử lí nước 72 10 3,6 259,2 100 2 200 17 Chiếu sáng các khu vực khác 0 20 6 0 100 9 900 Tổng 19220 Công suất chiếu sáng thực tế là : 19,220KW. Tính phụ tải chiếu sáng: P’cs = K1.x Pcs ( KW ) . Trong đó : K1 : hệ số đồng bộ giữa các đèn có giá trị từ 0,9¸1 , lấy K1 =1 Pcs : tổng công suất chiếu sáng P’cs = 1x 19200 =19200 ( W ) 7.1.2.Tính công suất động lực Bảng thống kê điện tiêu thụ cho động lực STT Tên thiết bị Số lượng Công suất tiêu thụ, KW Tổng công suất, KW 1 Thiết bị thanh trùng và làm nguội 4 12 48 2 Thiết bị tiệt trùng và làm nguội 1 12 12 3 Máy đồng hóa 3 2,8 8,4 4 Máy rót sữa tươi 3 1,7 5,1 5 Máy rót sữa chua 2 1,8 3,6 6 Máy lạnh 1 21,3 21,3 7 Bơm BUH40 2 5,5 11 8 Bơm HPT 15 2,2 33 9 động cơ cánh khuấy 39 1 39 10 Gàu tải 2 0,1 0,2 11 Vít tải 2 0,1 0,2 Tổng 181,8 Tổng công suất điện cho động lực :Pđl = 181,8 (KW ) . Phụ tải điện năng cho động lực : P’đl = Pđl x Kđl ( KW ) . Với Kđl: Hệ số động lực phụ thuộc vào mức độ mang tải của các thiết bị và sự làm việc không đồng đều của các thiết bị, thường Kđl = 0,5¸0,6 , chọn Kđl = 0,6 P’đl = 181,8 x 0.6 = 109,08 (KW ) Vậy công suất nhà máy nhận được từ bộ phận thứ cấp của trạm biếm áp hay máy phát điện là : Ptt = P’cs + P’đl = 19,2 + 109,08 = 128,26 (KW ) 7.1.3. Tính điện năng tiêu thụ hằng năm: Tính điện năng tiêu thụ cho chiếu sáng ACS = PCS .T .K ( KW.h) . Trong đó : PCS = S Pđèn = 19,2 KW K: hệ số đồng bộ giữa các đèn , từ 0,9 ¸ 1 ; lấy K =1 T: hệ số sử dụng tối đa (h) , T = K1 . K2 . K3 . K1 : Thời gian thắp sáng trong một ngày : K1 = 12 h . K2 : Số ngày làm việc bình thường trong tháng , K2 = 23 ngày . K3 : Số tháng làm việc trong một năm, K3 = 11 tháng . T = 12x23x11=3036 (h) Thay số ta có : ACS = 19,2 x 3036 x 1 = 58291,2 (KW .h) . Điện năng tiêu thụ cho động lực Adl = Pdl .T .K ( KW.h) . Trong đó : K : hệ số động lực cần dùng , chọn K = 0,6 . T : thời gian hoạt động trong năm, T = 24 . 23 . 11 = 6072 ( h ) . Þ Adl = 118,8 . 0,6 . 6072 = 432812,16 ( KW.h ) . Điện năng tiêu thụ cho toàn nhà máy trong năm A = A’ ( ACS + Adl ) ( KW.h ) . A’ : Điện năng tổn hao trên đường dây, lấy A’ = 3 % ( ACS +Adl ) . A = 1,03 .( 58291,2 + 432812,16) = 491103,36 ( KW.h ) . Chọn máy biến áp Hệ số cosj đối với phần chiếu sáng có thể lấy bằng 1 . Tính công suất phản kháng Qtt2 = Ptt2 . tg j1 ( KVA ) . Với các thiết bị động lực hệ số cosj = 0,6 Þ tgj = 1,333 Vậy Qtt2 = 109,08 . 1,133 = 123,587 ( KVA ) . Tính dung lượng bù nâng hệ số cos j1 = 0,6 lên cosj2 = 0,9 ¸ 0,96 . Qb = Ptt2 . ( tgj1 - tgj2 ) ( KVA ) . Với cosj2 = 0,92 ta có tgj2 = 0,426 . Þ Qb = 109,08 . ( 1,333 – 0,426 ) = 98,935 ( KVA ). Xác định số tụ điện Số lượng tụ điện cần dùng : . Vậy chọn n = 12 tụ . Sau khi chọn tụ ta thử lại và tính được cosj thực tế theo công thức sau : Cosjtt = Cosjtt = Chọn máy biến áp Pchọn = ( KVA ) . Chọn máy biến áp do hãng ABB chế tạo có các đặc tính kĩ thuật sau : + Công suất định mức : 180 KVA . + Điện áp sơ cấp 0,5 - 10 KV, điện áp thứ cấp 0,2 - 0,4 KV . +Kích thước:1535x930x1625(mm) + Số lượng máy : 1 máy . 7.1.5. Chọn máy phát điện Đề phòng mất điện và đảm bảo điện cho sản xuất nhà máy nhất thiết phải trang bị một máy phát điện dự phòng với công suất 500kVA chạy bằng dầu D.O Số lượng : 1 máy . 7.2. TÍNH HƠI VÀ NHIÊN LIỆU 7.2.1 Tính chi phí hơi: . Chi phí hơi sử dụng cho các thiết bị: Hầu hết các thiết bị hơi đều làm việc liên tục. - Thiết bị gia nhiệt : Năng suất sử dụng hơi 130(kg/h) (số lượng: 2cái). - Thiết bị thanh trùng và làm nguội Alpha - laval: Năng suất sử dụng hơi 130(kg/h) (số lượng: 2cái). - Thiết bị tiệt trùng và làm nguội Alpha - laval: Năng suất sử dụng hơi 130(kg/h) (số lượng: 1cái). - Nồi nấu xiro đường: Năng suất sử dụng hơi là 62 kg/h (số lượng: 2cái). - Thùng nấu nước nóng: Năng suất sử dụng hơi là 48 kg/h (số lượng: 1cái). - Thùng lên men chính: Năng suất sử dụng hơi là 32 kg/h (số lượng: 7cái). => Tổng lượng hơi tiêu thụ trong các thiết bị là: Dtb = (130 x 2) + (130 x 2) + (130 x 1) + 62x2 + (48 x1) + (32 x 7) = 1046(kg/h) - Hơi khử trùng thiết bị: lấy 20% Dtb - Tổng lượng hơi thiết bị sử dụng D’tb = Dtb + 0,2. Dtb = 1046 + 0,2. 1046 = 1255,2 (kg/h) Hơi cho sinh hoạt: 0,5 kg/h tính cho 1 người 65x0,5 = 24,5 kg/h Tổng lượng hơi sư dụng cho thiết bị và sinh hoạt: Dt=1255,2 + 24,5 =1279,7 (kg/h) Tiêu thụ hơi riêng của nồi hơi: Lấy chi phí hơi do mất mát băng 10% tổng lượng hơi sử dụng của nhà máy. Chi phí hơi do mất mát: Lấy chi phí hơi do mất mát băng 8% tổng lượng hơi sử dụng của nhà máy. Lượng hơi cần cung cấp. D = Dt + 0,1x Dt + 0,08 Dt = 1,18x Dt =1,18x 1279,7 = 1510,046 (kg/h) Chọn nồi hơi: Chọn nồi hơi kiểu B8/40 của Liên Xô chế tạo, với các thông số : + Năng suất hơi: 1500 -1200 (kg/h) + Ap suất hơi 9 at + Kích thước : 4200 x 3570 x 3850 (mm) + Mặt chịu nhiệt : 42 (m2) Số lượng : Chọn 1 nồi làm việc và 1 nồi dự phòng 7.2.2 Tính nhiên liệu: Dầu FO sử dụng cho lò hơi : . Trong đó : Q : nhiệt lượng của dầu , Q = 6728,2 kcal/kg . G : năng suất hơi , G = 1290,18 kg/h . h : hiệu suất lò hơi , h = 70 % . ih : hàm nhiệt của hơi ở áp suất làm việc , ih = 657,3 kcal/kg . in : hàm nhiệt của nước ở áp suất làm việc , in = 152,2 kcal/kg . Lượng dầu sử dụng trong một năm: 135,8x24x360 = 1173312 (kg /năm) Xăng: sử dụng 200 lít/ngày Lượng xăng sử dụng trong 1 năm: 66000 Dầu DO : dùng cho máy phát điện ,sử dụng 8kg/ngày Lượng dầu DO sử dụng trong 1 năm: 2640 kg/năm . Dầu nhờn: dùng bôi trơn các thiết bị ,10 kg/ngày Lượng dầu DO sử dụng trong 1 năm:3300 kg/năm 7.3. TÍNH LẠNH Trong công nghệ sản xuất sữa bắt buột phải có nhiều quá trình làm lạnh để khối chế nhiệt độ của sữa theo đúng yêu cầu công nghệ . Do đó ta phải xác định năng suất lạnh để chọn máy nén và chọn các thiết bị lạnh. Trên cơ sở đó xác định được diện tích phòng máy chính xác. Chi phí lạnh bao gồm Q = Q1 + Q2 + Q3 ( kcal/h ) . Trong đó Q1 : chi phí lạnh do truyền ra môi trường xung quanh như tường, nền, trần do chênh lệch nhiệt độ, kcal/h Q2 : chi phí lạnh trong quá trình công nghệ để làm lạnh , kcal/h Q3 : Chi phí lạnh do thao tác, do thiết bị toả nhiệt và các tiêu hao khác , kcal/h Kho lạnh bảo quản sữa chua có nhiệt độ 2-3oC , kích thước: 24x9x6 (mm) 6.3.1. Tính Q1 Q1 = QT + QTr + QN Trong đó: QT : Tổn thất lạnh qua tường QTr : Tổn thất lạnh qua trần Qn : Tổn thất lạnh qua nền * Tổn thất lạnh qua tường QT = ST.K.Δt . Trong đó : ST : diện tích tường, ST = 2x9x6 + 2x24x6 = 396 m2 . K : hệ số truyền nhiệt qua tường, K = 0,42 ( kcal /m2.OC) . Δt : Chêch lệch nhiệt độ trong và ngoài tường , Δt = 26 OC . QT = 396 . 0,42. 26 = 4324,32 ( kcal /h ) . * Tổn thất lạnh qua trần QTr= Str.K.Dt . Trong đó : STr : diện tích trần , Str = 24x9 = 216 m2 . K : hệ số truyền nhiệt qua trần , K = 0,35 ( kcal /m2.OC) . Δt : Chêch lệch nhiệt độ trong và ngoài trần , Δt = 26 OC . Qtr = 216 . 0,35 . 26 = 1965,6 ( kcal/h ). * Tổn thất lạnh qua nền : Qn = Sn.K.Dt . Trong đó : Sn : diện tích nền , Sn = 24x9= 216 m2 . K : hệ số truyền nhiệt qua nền , K = 0,35 ( kcal /m2.OC) . Nhiệt độ dưới nền lấy10oC . Qtr = 120 x 0,38(10 - 2) =656,64 ( kcal/h ) * Q1 = QT + QTr + QN = 4324,32 + 1965,6 + 656,64 = 6946,56 ( kcal/h ) . 7.3.2 Tính Q2 Q2 = Q2a + Q2b +Q2c +Q2d Trong đó: Q2a : chi phí lạnh để làm nguội sữa sau gia nhiệt Q2b: chi phí lạnh để làm nguội sữa tươi sau quá trình tiệt trùng Q2c : chi phí lạnh để làm nguội sữa sau thanh trùng Q2d : chi phí lạnh để làm lạnh ữa chua sau lên men * Tính Q2a Q2a = G.C.( t2 –t1 ) G: Lượng sữa đưa vào thanh trùng . G=924,21+2058,999=2983,209 ( kg/h ) C : Nhiệt dung riêng của sữa , C = 0,93 .(kcal/kg oC) t1: Nhiệt độ của sữa trước khi gia nhiệt , t = 80oC t2 :Nhiệt độ của sữa sau khi gia nhiệt, t2 = 2oC Q2a = 2983,209.0,93.(80 - 2) = 218728,884( kcal/h ) . * Tính Q2b Q2b = G.C.( t2 –t1 ) G: Lượng sữa đưa vào tiệt trùng G = 2134,624 ( kg/h ) C : Nhiệt dung riêng của sữa , C = 0,93 .(kcal/kg oC) t1: Nhiệt độ của sữa trước khi tiệt trùng,t1 = 137oC t2 :Nhiệt độ của sữa sau khi tiệt trùng, t2 = 25oC Q2b =2134,624. 0,93.(137 - 25) Q2b = 2134,624.0,93.(137- 25) = 222342,435 ( kcal/h ) . * Tính Q2c Q2c = G.C.( t2 –t1 ) G: Lượng sữa đưa vào thanh trùng . G=1968,134 ( kg/h ) C : Nhiệt dung riêng của sữa , C = 0,93 .(kcal/kg oC) t1: Nhiệt độ của sữa trước khi thanh trùng ,t1 = 92oC t2 :Nhiệt độ của sữa sau khi thanh trùng, t2 = 45oC Q2c = 2983,209.0,93.(92 - 45) = 86027,137( kcal/h ) . * Tính Q2d Q2d = G.C.( t2 –t1 ) G: Lượng sữa chua đưa làm lạnh sau lên men. G=1991,91 ( kg/h ) C : Nhiệt dung riêng của sữa , C = 0,93 .(kcal/kg oC) t1: Nhiệt độ của sữa trước khi làm lạnh,t1 = 45oC t2 :Nhiệt độ của sữa sau khi làm lạnh, t2 = 2oC Q2d = 1991,91.0,93.(45 - 2) = 79656,081( kcal/h ) . * Tính Q2 Q2 = Q2a + Q2b +Q2c +Q2d = 218728,884 + 222342,435 +86027,137+79656,081 = 606754,537 ( kcal/h ) . 7.3.3. Tính Q3 Chi phí lạnh do thao tác , do thiết bị tỏa nhiệt và các tiêu hao khác : Q3 = 0,1. (Q1 + Q2 ) = 0,1.( 6946,56 + 606754,537) = 61370,109( kcal/h ) . 7.3.4. Tính Q Q = Q1+ Q2 + Q3 = 6946,56 + 606754,537+ 61370,109 = 675071,206 ( kcal/h ) = 580456,75 KW . ( 1kcal/h = 1,163 W) 7.4. TÍNH NƯỚC. 7.4. 1. Nước dùng trong sản xuất. 6579,448 + 6342,944 + 616,523 + 14658,32+234,082 = 28431,317 (kg/ca) = 28,431 (m3/ca) = 85,3 (m3/ngày) 7.4. 2. Nước dùng cho lò hơi: 50 m3/ngày 7.4. 3. Nước dùng cho sinh hoạt. Nước tắm,v ệ sinh: Tính cho 40 lít/người/ngày, tính cho 60% cán bộ công nhân trong 1 ca. 40 x 49 x 0,6 = 1176 (lít/ngày) Nước dùng cho nhà ăn tập thể: tính 30lít/người/ngày. 30 x 49 x 0,6 = 882 (lít/ngày) Nước dùng rửa xe : 600 lít/ ngày Nước tưới cây xanh : 2000 lít/ ngày Nước cứu hoả : 2,5 lit/s tính trong 3 giờ 36000x2x2,5=18000 lit/h =18 (m3 ) Vậy lượng nước dùng trong sinh hoạt. Vsh = 1176+ 882 + 600 + 2000 + 18000 = 22658 lít/ ngày = 22,658 (m3/ngày) 7.4. 4.Nước dùng vệ sinh thiết bị: Lấy trung bình : 60 m3/ngày 7.4. 5. Lượng nước sinh hoạt và vệ sinh cho cả nhà máy trong 1 ngày là: 22,658 + 60 = 82,658 (m3/ngày) Chi phí nước kể đến hệ số sử dụng không đều ( K = 1,5 ) 82,658 x 1,5 = 123,98 (m3/ngày) = 5,16 (m3/h) * Tính đường kính ống dẫn: Theo công thức: D = (m) Trong đó: D : Đường kính ống dẫn nước (m) a : Vận tốc nước chảy trong ống, lấy 1m/s V : Lượng nước cần dùng trong 1 giờ ,V =5,16 D = = 0,043 (m) 7.4. 6. Tổng chi phí nước cho nhà máy : 85,3 + 50 +123,98 = 259,28 (m3/ngày) 7.4. 7. Thoát nước: Thoát nước có hai loại. Loại sạch : Nước từ những nơi như các giàn ngưng tụ nước làm nguội gián tiếp ở các thiết bị trao đổi nhiệt. Để tiết kiệm nước có thể tập trung vào các bể chứa để sử dụng vào các nơi không yêu cầu có độ sạch cao. Loại không sạch: Bao gồm nước từ các nơi như : Nước rửa thiết bị,rửa sàn nhà, các loại nước này chứa nhiều tạp chất hữu cơ nên không sử dụng lại được và là môi trường tốt cho vi sinh vật hoạt động vì vậy loại nước này phải được xử lý trước khi thải ra môi trường,rãnh thoát nước này phải có nắp đậy.Hệ thống phải bố trí xung quanh phân xưởng chính để thoát nước kịp thời. Đường kính của rảnh thoát là 0,8m. PHẦN VIII TÍNH KINH TẾ 8.1. VỐN DẦU TƯ CHO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 8.1.1Vốn xây dựng nhà máy Vốn xây dựng các công trình chính: STT Tên công trình Diện tích (m2) Đơngiá ( 106 đ/m2) Thành tiền (106 đ ) 1 Phân xưởng sản xuất chính 648 2 1296 2 Phòng bảo vệ (2 ) 12(x2) 0,8 19,2 3 Khu hành chính 216 1,5 972 4 Nhà ăn 144 1 142 5 Kho thành phẩm 432 1,5 648 6 Kho nguyên vật liệu 216 1 216 7 Trạm biến áp 16 0,8 12,8 8 Khu xử lí nước thải 72 1 27 9 Phân xưởng cơ điện 54 1 54 10 Kho hóa chất,nhiên liệu (vật tư kĩ thuật) 16 0,8 12,8 11 Nhà nồi hơi 54 1 54 12 Nhà phát điện dự phòng 36 1 36 13 Lạnh trung tâm (phân xưởng đọng lực) 36 1 36 14 Khu cung cấp nước và xử lí nước 72 1 72 15 Đài nước 12,56 1 12,56 16 Nhà xe (2 ) 40(x2) 0,8 64 17 Nhà vệ sinh,giặt là,phát áo quần-bảo hộ lao động 72 0,8 57,6 Tổng V1 = 3836,56 Vốn đầu tư xây dựng các công trình phụ: Tường bao + hè, đường + cống rãnh …… = 30 % V1 Chi phí thăm dò thiết kế: lấy 10% V1 Tổng vốn đầu tư xây dựng của nhà máy : V’ = V1 + 0,3.V1 + 0,1.V1 = 1,4.V1 = 1,4. 3836,56.106 = 5371,184.106 ( đ ) Khấu hao xây dựng: lấy 5% V’ Hxd = 0.05 x 5371,184.106 = 268,559.106 ( đ ) 8.1.2. Vốn đầu tư cho máy móc , thiết bị: Vốn mua các thiết bị chính: STT Tên thiết bị Số lượng Đơn giá ( 106đ/cái) Thành tiền (106 đ) 1 Thùng hoàn nguyên sữa bột 2 5 10 2 Cân định lượng 2 50 100 3 Thùng tiêu chuẩn hóa 1 5 10 4 Thùng chứa nước nóng cho hoàn nguyên 1 5 10 5 Thùng chứa bơ 2 5 1 6 Máy đồng hóa lần 1 2 80 80 7 Thùng chứa sau đồng hóa lần 1 8 5 10 8 Thiết bị gia nhiệt và làm lạnh 2 300 600 9 Thùng ủ hoàn nguyên 1 10 80 10 Thùng chứa nước nguội 1 5 10 11 Thùng nấu nước nóng 2 5 5 12 Nồi nấu sirô đường 2 10 10 13 Gàu tải 2 20 40 14 Vít tải 2 10 20 15 Bơm HPT 2 3 6 16 Bơm BUH40 11 5 55 17 Thùng phối trộn 5 5 25 18 Thùng chứa sirô 70% 3 5 15 19 Thùng chứa dịch đường 17% 2 5 10 20 Thùng chứa sau đồng hóa 2 4 5 20 21 Thiết bị thanh trùng và làm lạnh 4 300 1200 22 Thiết bị tiệt trùng và làm nguội 1 400 400 23 Thiết bị lên men 6 10 60 24 Thiết bị làm lạnh sữa đã lên men 1 50 50 25 Bồn chờ rót 7 10 70 26 Thiết bị chứa vi khuẩn giống 1 20 20 27 Thùng chứa phụ gia 1 5 5 28 Máy rót Bencopak 2 400 800 29 Máy rót Tetrepak 3 500 1500 30 Máy phát điện 1 1000 1000 31 Máy biến áp 1 200 200 32 Lò hơi 2 1100 2200 33 Hệ thống lạnh 1 3000 3000 34 Hệ thống khí nén 1 500 500 35 Hệ thống xử lí nước 1 300 300 36 Máy móc phân xưởng cơ điện(máyhàn, cưa, khoan, tiện, mài) 1 60 60 37 Máy móc phòng thí nghiệm 1 2000 1000 Tổng V2 = 15812 Chi phí lắp đặt:lấy 25% V2 Chi phí vận chuyển: lấy 5% V2 Tiền mua thiết bị phụ, dụng cụ sản xuất, sinh hoạt: 30% V2 Tổng vốn đầu tư cho thiết bị: V’2 = V2 + 0.25.V2 + 0.05.V2 + 0,3.V2 =1,55.V2 = 24508,6.106 ( đ ) Tiền khấu hao máy móc thiết bị: lấy 10% V’2 Htb = 0,1. 24508,6= 2450,86 .106 ( đ/năm ) 8.1.3. Vốn đầu tư cho tài sản cố định: VCĐ = V’1 + V’2 = 5371,184.106 + 24508,6. 106 = 29879,784.106 ( đ ) 8.2. TÍNH LƯƠNG: Quỹ lương của nhà máy bao gồm lương trả cho lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Tùy theo công việc và chức vụ mà mức lương khác nhau. Các mức lương cụ thể như sau: - Lao động trực tiếp: 2.106 đ/ tháng - Nhân viên bảo vệ, nhà ăn, vệ sinh:1,5.106 đ/ tháng - Nhân viên hành chính, quản lí ca: 3.106 đ/ tháng - Quản đốc phân xưởng: 3,5.106 đ/ tháng - Phó giám đốc: 4.106 đ/ tháng - Giám đốc: 5.106 đ/ tháng Tổng lương của cán bộ công nhân viên trong 1 tháng (2x114+1,5x10+3x15+3,5+4x4+5) 106 = 359,5. 106 (đ/ tháng) * Tổng lương của cán bộ công nhân viên trong 1 năm L1 = 12x359,5. 106 = 4314. 106 (đ/ năm) * Tiền bảo hiểm xã hội: 15%L1 * Tiến bảo hiểm y tế:2% L1 * Kinh phí công đoàn: 2%L1 * Phụ cấp:10% L1 * Quỹ lương của nhà máy trong 1 năm: L’1 = ( 1+0,15+0,02+0,02+0,1) L1 =1,29. L1 = 5565,06. 106 (đ/ năm) 8.3.TÍNH CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG 1 NĂM: 8.3.1. Chi phí nhiên liêu, năng lượng sử dụng chung: STT Danh mục Đơn vị Đơn giá (103 đ ) Số lượng Thành tiền (106 đ ) 1 Nước m3 4 82500 330 2 Điện Kw 2 491103,36 982,206 3 Dầu DO lit 20 2640 52,8 4 Dầu FO lít 10 1173312 11733,12 5 Xăng lit 8 66000 528 6 Dầu nhờn lit 35 3300 115,5 Tổng N1= 13741,626 8.3.2. Chi phí nguyên vật liệu chính và phụ của từng dây chuyền sản xuất: Chi phí nguyên vật liệu của dây chuyền sữa tươi tiệt trùng có đường: STT Danh mục Đơn vị Đơn giá (103 đ ) Số lượng Thành tiền (106 đ ) 1 sữa bột gầy kg 35 977988,375 34229,61 2 đường RE kg 7 458144,172 3207,009 3 Bơ kg 15 488134,767 7322,021 4 Bao bì hộp giấy cái 0.1 84498 8,449 5 Hương sữa lit 200 350 70 6 Hương bơ lit 180 350 63 Tổng N2= 44900,089 Chi phí nguyên vật liệu của dây chuyền sữa chua đặc hương dâu: STT Danh mục Đơn vị Đơn giá (103 đ ) Số lượng Thành tiền (106 đ ) 1 sữa bột gầy kg 35 406317,941 14221,127 2 đường RE kg 7 979732,043 6858,124 3 Bơ kg 15 332206,032 4983,09 4 Bao bì nhựa cái 0.1 86967,152 8,696 5 Hương sữa lit 200 323 64,6 6 Hương bơ lit 180 323 58,14 7 Hương dâu lit 180 323 58,14 8 Men khô kg 500 69,9 34,95 9 Phụ gia kg 7 82037,012 574,259 Tổng N3= 26861,126 8.4.TÍNH GIÁ THÀNH CHO 1 ĐƠN VỊ SẢN PHẨM Giá thành là cơ sở để doanh nghiệp hoạch định giá bán và lợi nhuận. Từ đó tìm cách giảm bớt chi phí sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Giá thành của sản phẩm bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công Chi phí sản xuất chung Phương pháp tính sử dụng ở đây là hoạch định giá thành theo từng khoản mục. Các khoản mục dùng chung sẽ được phân bổ theo tỉ lệ thành phẩm hoặc theo tỉ lệ thời gian lao động , tùy thuộc vào mỗi khoản mục STT Mặt hàng Năng suất thành phẩm (triệu lit/năm) Tỉ lệ sản lượng thành phẩm (%) thời gian lao động (ca/năm) Tỉ lệ thời gian lao động (%) 1 Sữa tươi 11 55 699 52 2 Sữa chua 9 45 647 48 8.4.1.Tính giá thành của sữa tươi: Ta tính chi phí của từng khoản mục Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu chính và phụ: N2= 44900,089.106 ( đ/năm ) Chi phí năng lượng- nhiên liệu: 0,55xN1 = 0,55x13741,626 = 7557,894 .106 ( đ/năm) Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: NT = 44900,089.106 + 7557,894 = 52457,983.106 ( đ/năm) Chi phí trả lương nhân công: Phương pháp tính là phân bổ chi phí theo thời gian lao động LT = 0,52xL’1 =0,52x5565,06. 106 =2893,831.106 ( đ/năm) Chi phí sản xuất chung Nội dung gồm: + Tiền khấu hao tài sản cố định + Chi phí bảo dưỡng-sữa chữa-tu bổ máy móc thiết bị nhà xưởng + Tiền mua bảo hộ lao động + Chi phí khác bằng tiền (chi phí quản lí xí nghiệp, chi phí phân xưởng, chi phí ngoài sản xuất ) Trước hết , tính chi phí sản xuất chung cho cả 2 mặt hàng , sau đó nhân với hệ số phân bổ sẽ được chi phí sản xuất chung của từng mặt hàng. Khấu hao tài sản cố định: H = Hxd + Htb = 268,559.106 + 2450,86.106 = 2719,419.106 ( đ/năm) Chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị ,sơn sữa công trình xây dựng: + Chi phí bão dưỡng thiết bị: ( lấy 10 % vốn đầu tư cho thiết bị) 10%xV’2 = 24508,6.106 /100 = 2450,86. 106 ( đ/năm) + Chi phí sơn sữa công trình xây dựng: ( lấy 10% vốn đầu tư cho xây dựng) 10%xV’1 = 5371,184.106 x10 /100 = 537,118. 106 ( đ/năm) Tiền mua bảo hộ lao động: tính 200000 đ/1người/năm 125x200000 = 30400000(đ) = 34,4 . 106 ( đ/năm) Chi phí khác bằng tiền: lấy 30% chi phí trả lương nhân công 0,3x5565,06 = 1669,518. 106 ( đ/năm) * Tổng chi phí sản xuất chung : M = ( 2719,419 + 2450,86 + 537,118 + 34,4 + 1669,518).106 = 7411,315.106 ( đ/năm) * Các khoản mục trên được phân bổ theo tỉ lệ sản lượng thành phẩm nên chi phí sản xuất chung tính riêng cho dây chuyền sữa tươi là: MT = 0,55x M = 0,55x7411,315.106 = 4076,223. 106 ( đ/năm) Tổng chi phí sản xuất của dây chuyền sữa tươi trong 1 năm: FT = NT + LT + MT = 52457,983.106 +2893,831.106 + 4076,223. 106 = 59428,037 . 106 ( đ/năm) Giá thành cho 1 đơn vị sản phẩm sữa tươi: Sữa tươi được bao gói trong hộp giấy 200ml = 0,2 lit Giá thành: GT = Trong đó: - QT : năng suất của dây chuyền sữa tươi , Q = 11. 106 lít/năm - FT :tổng chi phí sản xuất tính cho sữa tươi (đ), FT = 59428,037. 106 đ GT = = 5402,548 (đ/lít sữa) GT = = 1080,509 (đ / hộp sữa 200 ml ) 8.4.1.Tính giá thành của sữa chua: Tính tương tự như cách tính của sữa tươi. Tính chi phí của từng khoản mục Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm :chi phí nguyên vật liệu chính-phụ,chi phí năng lượng –nhiên liệu dùng chung. Chi phí nguyên vật liệu chính và phụ: N3= 26861,126.106 ( đ/năm) Chi phí năng lượng- nhiên liệu: 0,45xN1 = 0,45x13741,626 = 6183,731.106 ( đ/năm) * Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: NC = 26861,126.106 + 6183,731.106 = 33044,857.106 ( đ/năm) Chi phí trả lương nhân công:phân bổ chi phí nhân công theo thời gian lao động LC = 0,48xL’1 =0,48x5565,06. 106 = 2671,228.106 ( đ/năm) Chi phí sản xuất chung Hệ số phân bổ theo tỉ lệ sản lượng thành phẩm là 0,45 MC = 0,45x M = 0,45x7411,315.106 = 3335,091.106 ( đ/năm) Tổng chi phí sản xuất của dây chuyền sữa chua trong 1 năm: FC = NC + LC + MC = 33044,857.106 +2671,228.106 + 3335,091. 106 = 39051,176.106 ( đ/năm) Giá thành cho 1 đơn vị sản phẩm sữa chua: Sữa chua được bao gói trong túi nhựa 110ml = 0,11 lit Giá thành: GC = Trong đó: - QC : năng suất của dây chuyền sữa chua , QC = 9.106 lít/năm - FC :tổng chi phí sản xuất (đ), FC = 2984,905. 106 đ/năm GC = = 4339,019 (đ/lít sữa) GC = = 477,292 (đ / hộp sữa 110 ml ) 8.5. TÍNH HIỆU QUẢ KINH TẾ 8.5.1. Tổng chi phí sản xuất 2 mặt hàng: F = FT + FC = 59428,037.106 + 39051,176.106 = 98479,213.106 (đ/năm) 8.5.2.Tính lãi vay ngân hàng trong 1 năm: chọn lãi suất 15% / năm ( đối với ngành công nghiệp nhẹ) Lãi vay vốn cố định: 0,15xV3 = 0,15x29879,784.106 = 4481,967.106 (đ/năm) Lãi vay vốn cho chi phí sản xuất: 0,15x F = 0,15x 98479,213.106 = 14771,881.106 (đ/năm) Tổng lãi vay ngân hàng: NH = 4481,967.106 + 14771,881.106 = 19253,848. 106 (đ/năm) 7.5.3. Tính tổng vốn đầu tư: Vốn lưu động: VLĐ = F = 98479,213. 106 (đ) Tổng vốn đầu tư: VT = VCĐ + VCĐ = 29879,784.106 + 98479,213. 106 =128358,997. 106 (đ) 8.5.4. Tính doanh thu ( thuế VAT): doanh thu/năm =giá bán x doanh số/năm Ta có bảng sau STT mặt hàng Năng suất (106.l/năm) Dung tích hộp(ml) Năng suất (hộp/năm) Giá thành (đ/hộp) Giá bán (đ/hộp) Doanh thu (106.đ/năm) 1 sữa tươi 11 200 55000000 1080,509 1500 82500 2 sữa chua 9 110 81818182 477,292 1400 114545,454 20 197045,454 8.4.5. Thuế doanh thu: lấy 10% doanh thu TDT =0,1x197045,454 = 19704,5454.106 (đ) 7.5.6 .Lợi nhuận tối đa sau thuế: LN = (doanh thu - thuế doanh thu - chi phí sản xuất - lãi ngân hàng) LN = (197045,454-19704,545-98479,213-19253,848).106 = 59607,848.106 (đ/năm) 8.5.6.Thời gian hoàn vốn của dự án: Tính theo phương pháp thời gian hoàn vốn không chiết khấu: PP ( Payback Periord) PP = ”thời gian cần thiết để thu hồi số vốn đầu tư đã bỏ ra bằng các khoản tích lũy hoàn vốn” Cách tính: I = Trong đó: - I: vốn đầu tư - NPt: lợi nhuận sau thuế vào năn t - Dt : các khoản khấu hao hằng năm - NPt + Dt : tích lũy hoàn vốn Coi lơi nhuận của những năm đầu là như nhau Ta có bảng sau: Đơn vị tính: 106 (đồng Việt Nam/năm) Năm thực hiện dự án Vốn đầu tư (It) Lợi nhuận sau thuế (NPt) khấu hao hằng năm (Dt) Tích lũy hoàn vốn (NPt+Dt) vốn còn lại (– (NPt+Dt) ) Năm 1 Xây dựng 29879,784 0 0 0 29879,784 Năm 2 hoạt động 98479,213 59607,848 2719,419. 62327,267 66031,73 Năm 3 hoạt động 59607,848 2719,419 62327,267 3707,463 Năm 4 hoạt động 59607,848 2719,419 62327,267 -58622,804 Lợi nhuận là 86954,904.106 đồng trong thời gian 12 tháng 3707,463.106 đồng. 0,51 tháng =16 ngày Vậy thời gian hoàn vốn không chiết khấu của dự án đầu tư là: PP = 3 năm 16 ngày Nhận xét: Thời gian hoàn vồn nhanh nhất của dự án đầu tư cho nhà máy sữa trong đồ án này tương đối ngắn bởi vì nguyên liệu chính cho sản xuất đi từ sữa bột nên lợi nhuận khá cao .Vì vậy việc đầu tư cho dự án này là hoàn toàn hợp lí. PHẦN IX KIỂM TRA SẢN XUẤT Kiểm tra sản xuất , chất lượng sản phẩm là vấn đề hàng đầu của các ngành công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp thực phẩm nói riêng . Kiểm tra sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm của nhà máy , đảm bảo cho công nhân thao tác đúng quy trình kỹ thuật , tránh ảnh hưởng xấu đến sản phẩm cũng như những sự cố kỹ thuật và hư hỏng của máy móc , thiết bị . Kiểm tra sản xuất giúp ta đánh giá được tình hình hoạt động của nhà máy và đề ra biện pháp và kế hoạch thực hiện hợp lý . Đồng thời qua đó phát hiện được những sai sót để điều chỉnh hoặc có biện pháp cải tiến kỹ thuật để nhà máy hoạt động tốt . Nội dung bao gồm : *Kiểm tra nguyên liệu đầu vào *Kiểm tra các công đoạn trong quá trình sản xuất *Kiểm tra thành phẩm Ngoài ra cần phải kiểm tra yếu tố khác phục vụ cho sản xuất hoặc ảnh hưởng đến sản xuất như:hóa chất vệ sinh,dụng cụ sản xuất,bảo hộ lao động ,tình trạng máy móc thiết bị,thao tác công nhân,vệ sinh chung của nhà máy,… 9.1. Kiểm tra nguyên vật liệu : STT Đối tượng kiểm tra Chỉ tiêu cần kiểm tra Chế độ kiểm tra Ghi chú,yêu cầu 1 Sữa bột gầy - Cảm quan:màu sắc ,mùi vị ,trạng thái - Hóa lí:hàm lượng chất béo, độ tạp chất ,khối lượng - Vinh sinh: + Tổng tạp trùng + Coliform, Ecoli, Samonella - Bao gói Khi nhập về kho và trước khi đưa vào sản xuất,hoặc khi có yêu cầu Đạt yêu cầu kĩ thuật 2 Bơ - Cảm quan:màu sắc ,mùi vị ,trạng thái - Hóa íi:chỉ số peroxit, hàm lượng axit béo tự do - Vi sinh - Bao gói Khi nhập về kho và trước khi đưa vào sản xuất,hoặc khi có yêu cầu Đạt yêu cầu kĩ thuật 3 Đường RE - Cảm quan:màu sắc , mùi vị , rạng thái - Hóa lí: pH, khối lượng - Vi sinh - Bao gói Khi nhập về kho và trước khi đưa vào sản xuất,hoặc khi có yêu cầu Đạt yêu cầu kĩ thuật 9.2. Kiểm tra các công đoạn trong quá trình sản xuất: STT Tên công đoạn Chỉ tiêu cần kiểm tra Chế độ kiểm tra Ghi chú,yêu cầu Các công đoạn chung của 2 dây chuyền 1 Cân định lượng Khối lượng của mẽ cân mỗi mẽ cân Đạt yêu cầu 2 Hoàn nguyên - Lượng nước sử dụng - Độ hòa tan của bột sữa - Màu sắc, trạng thái của dịch sữa mỗi mẽ Đạt yêu cầu kĩ thuật 3 Tiêu chuẩn hóa - Tỉ lệ phối trộn - Màu sắc, mùi, trạng thái của bơ trước khi tiêu chuẩn hóa mỗi mẽ Đạt yêu cầu kĩ thuật 4 Đồng hoa lần1 Áp suất đồng hóa Thường xuyên Đạt yêu cầu kĩ thuật 5 Nâng nhiệt và làm nguội - Nhiệt độ và thời gian thanh trùng, nhiệt độ làm nguội - Vi sinh vật còn lại sau làm nguội Thường xuyên Đạt yêu cầu kĩ thuật 6 Ủ hoàn nguyên - Nhiệt độ, thời gian ủ hoàn nguyên - Trạng thái của sữa sau ủ hoàn nguyên Thường xuyên Đạt yêu cầu kĩ thuật Các công đoạn của dây chuyền sữa tươi 7 Phối trộn dịch đường - Tỉ lệ phối trộn - Nồng độ dịch đường phối trộn - %chất khô, %chất béo, pH - Liều lượng hương sữa, hương bơ mỗi mẽ Đạt yêu cầu kĩ thuật 8 Đồng hóa lần 2 Áp suất đồng hóa Thường xuyên Đạt yêu cầu kĩ thuật 9 tiệt trùng và làm nguội - Nhiệt đô,thời gian, áp suất tiệt trùng và nhiệt độ làm nguội Thường xuyên Đạt yêu cầu kĩ thuật 10 chờ rót Thể tích bồn Thường xuyên Đạt yêu cầu kĩ thuật 11 Rót sữa tươi (máy rót Tetrapak) - Thông số kĩ thuật của máy rót - Độ kín của các mối hàn - Trạng thái của hộp sữa - Thể tích hộp sữa - Vi sinh vật trong không khí ỏ khu vực máy rót Thường xuyên Đạt yêu cầu kĩ thuật 12 Bảo quản Cách sắp xếp trong kho Thường xuyên Đạt yêu cầu kĩ thuật Các công đoạn của dây chuyền sữa chua đặc 13 Phối trộn - Tỉ lệ phối trộn - Nồng độ dịch đường phối trộn mỗi mẽ Đạt yêu cầu kĩ thuật 14 Đồng hóa lần 2 Áp suất đồng hóa Thường xuyên Đạt yêu cầu kĩ thuật 15 Thanh trùng và làm nguội - Nhiệt độ và thời gian thanh trùng,nhiệt độ làm nguội - Vi sinh vật còn lại sau làm nguội Thường xuyên Đạt yêu cầu kĩ thuật 16 Lên men - Nhiệt độ, thời gian trong quá trình lên men - pH, %chất khô, %chất béo sau quá trình lên men -T ỉ lệ vi khuẩn giống,hương sữa,hương bơ cho vào Thường xuyên Đạt yêu cầu kĩ thuật 17 Làm lạnh và chờ rót - Nhiệt độ sữa sau làm lạnh Thường xuyên Đạt yêu cầu kĩ thuật 18 Rót sữa chua (máy rót Bencopak) - Thông số kĩ thuật của máy rót - Độ kín của các mối hàn - Trạng thái của hộp sữa - Thể tích hộp sữa - Vi sinh vật trong không khí ỏ khu vực máy rót Thường xuyên Đạt yêu cầu kĩ thuật 19 Bảo quản Nhiệt độ bao quản,cách săp xếp Thường xuyên Đạt yêu cầu kĩ thuật 9.3. Kiểm tra thành phẩm: STT Tên thành phẩm Chỉ tiêu cần kiểm tra Chế độ kiểm tra Ghi chú ,yêu cầu 1 Sữa tươi - Cảm quan:màu sắc,mùi vị,trạng thái - Hóa lí: pH,%chất khô,%chất béo - Vi sinh - Quy cách bao gói,trọng lượng tịnh,thể tích hộp Thường xuyên Đạt yêu cầu kĩ thuật 2 Sữa chua - Cảm quan:màu sắc,mùi vị,trạng thái - Hóa lí: pH, % chất khô , %chất béo, độ nhớt, - Vi sinh - Quy cách bao gói,trọng lượng tịnh,thể tích hộp Thường xuyên Đạt yêu cầu kĩ thuật PHẦN X AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH XÍ NGHIỆP 10.1. AN TOÀN LAO ĐỘNG : An toàn lao động trong nhà máy đóng vai trò rất quan trọng . Nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất , sức khoẻ và tính mạng của công nhân cũng như tình trạng máy móc, thiết bị . Vì vậy cần phải quan tâm đúng mức , phổ biến rộng rãi để người công nhân hiểu rõ được tầm quan trọng của nó . Nhà máy cần phải đề ra nội quy , biện pháp chặt chẽ để đề phòng . 10.1.1. Tai nạn xảy ra do các nguyên nhân chủ yếu sau : - Tổ chức lao động và sự liên hệ giữa các bộ phận không chặt chẽ . - Các thiết bị bảo hộ lao động còn thiếu hoặc không đảm bảo an toàn . - Ý thức chấp hành kỷ luật của công nhân chưa cao . - Vận hành thiết bị , máy móc không đúng quy trình kỹ thuật . - Trình độ lành nghề và nắm vững về mặt kỹ thuật của công nhân còn yếu . - Các thiết bị , máy móc được trang bị không tốt hoặc chưa hợp lý . 10.1.2. Những biện pháp hạn chế tai nạn lao động : - Công tác tổ chức quản lý nhà máy : có nội qui, qui chế làm việc cụ thể cho từng bộ phận, phân xưởng sản xuất. Máy móc thiết bị phải có bảng hướng dẫn vận hành và sử dụng cụ thể. - Bố trí lắp đặt thiết bị phù hợp với quá trình sản xuất . Các loại thiết bị có động cơ như : Gàu tải , máy nghiền ¼phải có che chắn cẩn thận . - Các đường ống hơi nhiệt phải có lớp bảo ôn , có áp kế . - Phải kiểm tra lại các bộ phận của máy trước khi vận hành để xem có hư hỏng gì không , nếu có phải sửa chữa kịp thời . - Kho xăng , dầu , nguyên liệu phải đặt xa nguồn nhiệt . Trong kho phải có bình CO2 chống cháy và vòi nước để chữa lửa . Ngăn chặn người vô phận sự vào khu vực sản xuất và kho tàng . Không được hút thuốc lá trong kho . - Người công nhân vận hành máy phải thực hiện đúng chức năng của mình, phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu máy móc bị hư hỏng do quy trình vận hành của mình . - Công nhân và nhân viên phải thường xuyên học tập và thực hành công tác phòng cháy nổ. 10.1.3.Những yêu cầu cụ thể về an toàn lao động : 10.1.3.1. Đảm bảo ánh sáng khi làm việc : Các phòng, phân xưởng sản xuất phải có đỏ ánh sáng và thích hợp với từng công việc. Bố trí hệ thống đèn chiếu sáng đảm bảo không bị lấp bóng hoặc lóa mắt. Bố trí cửa phù hợp để tận dụng ánh sáng tự nhiên. Thông gió : Nhà sản xuất và làm việc phải được thông gió tốt .Phân xưởng nấu thải nhiều nhiệt cần phải bố trí thêm quạt máy , tạo điều kiện thoải mái cho công nhân làm việc. An toàn về điện : - Hệ thống điện điều khiển phải được tập trung vào bảng điện, có hệ thống chuông điện báo và hệ thống đèn màu báo động. - Trạm biến áp, máy phát phải có biến báo, bố trí xa nơi sản xuất - Các thiết bi điện phải được che chắn, bảo hiểm. - Trang bị bảo hộ lao động đầy đủ cho công nhân cơ điện. An toàn sử dụng thiết bị : - Thiết bị , máy móc phải sử dụng đúng chức năng , đúng công suất - Mỗi loại thiết bị phải có hồ sơ rõ ràng . Sau mỗi ca làm việc phải có sự bàn giao máy móc , nêu rõ tình trạng để ca sau xử lý . - Thường xuyên theo dõi chế độ làm việc của máy móc , thiết bị . - Có chế độ vệ sinh , sát trùng , vô dầu mỡ cho thiết bị . - Phát hiện và sửa chữa kịp thời khi có hư hỏng Phòng chống cháy nổ : Yêu cầu chung: - Nguyên nhân xảy ra cháy nổ là do tiếp xúc với lửa , do tác động của tia lửa điện , do cạn nước trong lò hơi , các ống hơi bị co giãn , cong lại gây nổ . - Đề phòng cháy nổ cần phải tuyệt đối tuân theo các thao tác về thiết bị đã được hướng dẫn . - Không hút thuốc tại kho nguyên liệu , xăng dầu , gara ô tô .v.v. - Có bể chứa nước chữa cháy., thiết bị chữa cháy . - Thường xuyên tham gia hội thao phòng cháy chữa cháy. Yêu cầu trong thiết kế thi công: - Tăng tiết diện ngang của cấu trúc và bề dày lớp bảo vệ cấu kiện bêtông cốt thép. - Bố trí khoảng cách các khu nhà trong mặt bằng sao cho hợp lý để thuận lợi trong phòng và chữa cháy. - Xung quanh nhà lạnh cần phải có đường ôtô ra vào để phòng và chữa cháy Yêu cầu đôi với trang thiết bị: -Đối với thiết bị dễ cháy nổ cần tuân thủ một cách nghiêm ngặc những qui định về thao tác, sử dụng và cần đặt cuối hướng gió. An toàn với hoá chất : - Các hoá chất phải đặt đúng nơi quy định . Khi sử dụng phải tuân theo quy định đề ra để tránh gây độc hại , ăn mòn và hư hỏng thiết bị . Chống sét : Để đảm bảo an toàn cho các công trình trong nhà máy , phải có cột thu lôi cho những công trình ở vị trí cao . 10.2. VỆ SINH CÔNG NGHIỆP : Vấn đề vệ sinh công nghiệp có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với nhà máy bia. Nếu tiêu chuẩn vệ sinh trong nhà máy không đảm bảo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển , làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và sức khoẻ của người tiêu dùng và công nhân . 10.2.1. Vệ sinh cá nhân của công nhân : Vấn đề này yêu cầu rất cao , đặc biệt là công nhân trực tiếp làm việc tại các phân xưởng sản xuất chính . - Công nhân phải ăn mặc quần áo sạch sẽ . Khi vào sản xuất phải mặc đồng phục của nhà máy , đội mũ , đeo khẩu trang , đi ủng và mang găng tay . - Không được ăn uống trong khu vực sản xuất . - Thực hiện tốt chế độ khám sức khoẻ cho công nhân theo định kỳ 6 tháng một lần . Không để người đau ốm vào khu vực sản xuất . 10.2.2. Vệ sinh máy móc , thiết bị : - Máy móc thiết bị trước khi bàn giao lại cho ca sau phải được vệ sinh sạch sẽ. - Đối với thùng lên men sau khi giải phóng hết lượng dịch lên men , cần phải vệ sinh sát trùng kỹ để chuẩn bị lên men lượng dịch lên men tiếp theo . 10.2.3. Vệ sinh xí nghiệp : - Trong các phân xưởng sản xuất , sau mỗi mẻ , mỗi ca cần phải làm vệ sinh khu làm việc . - Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện vệ sinh trong và ngoài các phân xưởng . 10.2.4. Xử lý nước thải : Nước thải chứa nhiều tạp chất hữu cơ nên vi sinh vật dễ phát triển gây ô nhiễm cho môi trường sống của con người . Vì vậy vấn đề xử lý nước thải rất quan trọng đối với nhà máy . Hiện nay có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải và mỗi phương pháp có những ưu điểm riêng KẾT LUẬN 3 tháng cho 1 đồ án tốt nghiệp là khoảng thời gian ít ỏi nhưng dưới sự hướng tận tình của cô Lê thị Liên Thanh cùng với các thầy cô trong bộ môn và ý kiến đóng góp của bạn bè cũng như sự nổ lực của bản thân đến nay đồ án tốt nghiệp của tôi đã hoàn thành đúng thời gian quy định với đề tài: " Thiết kế nhà máy sữa hiện đại gồm 2 dây chuyền:sữa tươi tiệt trùng có đường và sữa chua đặc hương dâu,năng suất tổng cộng 20 triệu lít/năm". Bản đồ án đã đưa ra được: - Những điều kiện cần thiết để xây dựng nhà máy sữa - Quy trình công nghệ sản xuất gọn nhẹ và sát thực với thực tế. Tuy nhiên ,với thời gian không nhiều cũng như hạn chế về kiến thức , do đó bản đồ án này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong quý thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để bản đồ án được hoàn chỉnh hơn. Quá trình thực hiện đồ án đã giúp em thu lượm được nhiều kiến thức bổ ích về chuyên môn cũng như học hỏi được phong cách làm việc của quý thầy cô. Điều này sẽ là hành trang quý bấu giúp ích cho em trên chặng đường sự nghiệp sau này. Xin chân thành cảm ơn Đà Nẵng, ngày ..... tháng .......năm 2005. Sinh viên thực hiện Lê Trung Ninh TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TS Lê Thị Liên Thanh, PGS, TSKH Lê Văn Hoàng - Công nghệ chế biến sữa và các sản phẩm sữa - Nhà xuất bản khoa học Kỹ thuật. II. Ngô Lợi - Kỹ thuật chế biến sữa - Nhà xuất bản nông nghiệp 1976. III. Đỗ Văn Đài, Nguyễn Trọng Khuông, Trần Quang Thảo, Võ Thị Tươi, Trần Xoa - Cơ sở quá trình và thiết bị công nghệ hoá học. Tập 1 - Nhà xuất bản đại học và trung học chuyên nghiệp 1982. IV. Đỗ Văn Đài, Nguyễn Trọng Khuông, Trần Quang Thảo, Võ Thị Tươi, Trần Xoa.Tập 2 - Nhà xuất bản đại học và trung học chuyên nghiệp 1982. V. Trần Thế Truyền, cơ sở thiết kế nhà máy thực phẩm. Đại học bách khoa năm 1999 VI. TS Lâm Xuân Thanh - Giáo trình công nghệ chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa - Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật. VII. Nguyễn Viết Sum- Sổ tay thiết bị điện -Nhà xuất bản Hà Nội 1983 . VIII. Lê Xuân Phương-Giáo trình vi sinh vật công nghiệp-Trường Đại Học Kỹ Thuật Đà Nẵng 1992 IX. OdOPYGOBAHOE NPEGNl UTUUBUHHAOG ESRECKOU HPOLULEH FOCTU Nhà xuất bản Matcơva X . Nguyễn Văn Thoa , Lưu Duẩn , Lê Văn Hoàng -Thiết bị thực phẩm -Nhà xuất bản Khoa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docninh_hoan_chinh_3034.doc