Quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới là một xu hướng khách quan, là
sự phát triển tất yếu của nền sản xuất xã hội. Trong quá trình quốc tế hóa đời
sống kinh tế thế giới, hoạt động đầu tư nước ngoài có vị trí ngày càng quan
trọng, nó đã và đang là nhân tố cơ bản thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập vào
nền kinh tế thế giới, đặc biệt là của các nước đang phát triển.
Ở khu vực Châu Á, bên cạnh “người khổng lồ” Trung Quốc, thì quốc
đảo Singapore nhỏ bé đã nổi lên như là một điển hình thành công nhất trong
công cuộc hội nhập này, trong đó có vai trò to lớn của công cuộc thu hút vốn
đầu tư nước ngoài. Mặc dù là một nước nhỏ, tài nguyên không có gì ngoà i
nguồn lực con người, nhưng Singapore đã xây dựng được một nền kinh tế
phát triển, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, trở thành một “con rồng
Châu Á”. Một trong những bí quyết thành công của Singapore trong phát triể n
kinh tế là nước này đã không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, nắm bắt và
tận dụng các xu hướng đầu tư quốc tế trong công cuộc thu thút dòng vốn FDI
vào nước mình.
97 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3904 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore và một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong việc thông qua đầu tƣ nƣớc ngoài để đi từ tiếp thu, lợi dụng
kỹ thuật công nghệ nƣớc ngoài đến cải tiến, làm chủ sáng tạo ra công nghệ
mới cho mình là những bài học thực tế quí giá để chúng ta tham khảo.21 Thực
tế là Singapore đã tích cực tranh thủ lợi dụng kỹ thuật công nghệ của các công
ty đa quốc gia và biết “đứng trên vai những ngƣời khổng lồ” để chen chân vào
thị trƣờng công nghệ cao bằng những hƣớng đi phù hợp cho mình, từ sản xuất
đồ chơi điện tử, thiết bị âm thanh cấp thấp cho đến máy tính các nhân cao
cấp, linh kiện bộ nhớ, các phần mềm tin học ứng dụng. Sau khi tiếp nhận kỹ
thuật công nghệ mới họ thƣờng nghiên cứu, cải tiến để chế tạo những sản
phẩm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng và ngày càng tiện lợi hơn.
Chúng ta có thể học hỏi nhiều ở Singapore về cách thức kết hợp giữa
thu hút FDI với chính sách công nghệ bằng các biện pháp và chính sách
khuyến khích chuyển giao phát triển công nghệ nhƣ tăng thêm thời hạn miễn
thuế hoặc giảm mức thuế đối với các công ty nƣớc ngoài chuyển giao công
nghệ mới để thu hút công nghệ mới, hiện đại.
2. Khung pháp lý thông thoáng, hệ thống điều chỉnh minh bạch
Chính phủ Singapore áp dụng các luật nhƣ nhau đối với các nhà đầu tƣ
địa phƣơng và nƣớc ngoài, ngoài các yêu cầu điều chỉnh trong một số ngành
(dịch vụ tài chính và viễn thông) còn các lĩnh vực khác các nhà đầu tƣ nƣớc
ngoài đƣợc tự do đầu tƣ, và kinh doanh thu lợi. Bên cạnh đó là việc thúc đẩy
một môi trƣờng điều chỉnh với các qui định rõ ràng minh bạch để mở đƣờng
cho kinh doanh, chính phủ đã ban hành các điều luật và qui định về thuế, ngân
hàng, tài chính, an toàn lao động, lƣơng và đào tạo… có tính đến lợi ích của
nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
Cụ thể về việc đối xử bình đẳng giữa các công ty ở Singapore đƣợc thể
hiện qua việc không có biện pháp nâng đỡ giá cả cho công ty nội địa, cơ chế
21 Chính phủ Singapore có những biện pháp hỗ trợ với các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), thuê
Robot, hỗ trợ công nghệ cao (INTECH).
Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Vũ Trà My - Nga K42G Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
64
tự do cạnh tranh để tăng tính hấp dẫn của môi trƣờng đầu tƣ đối với nhà đầu
tƣ nƣớc ngoài. Đối với các lĩnh vực Singapore đã mở cửa cho nƣớc ngoài đầu
tƣ vào, các công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc đối xử công bằng, thậm
chí có nhiều ƣu đãi hơn so với các công ty trong nƣớc. Tất cả các loại công ty
đều đƣợc điều chỉnh bởi một luật chung đƣợc tự do cạnh tranh bình đẳng theo
pháp luật.
Ngoài ra, Chính phủ không duy trì một biện pháp nâng đỡ nào đối với
công ty nội địa. Để thực hiện đƣợc điều này thì cơ sở sản xuất trong nƣớc
phải phát triển khá vững chắc, các công ty nội địa không những có khả năng
phát triển tốt trong nƣớc mà còn phải có khả năng cạnh tranh đƣợc với các
công ty nƣớc ngoài. Song vì lý do chính trị, quân sự… mà trong một số lĩnh
vực nhạy cảm, Nhà nƣớc vẫn nắm giữ cổ phần chi phối thông qua các công ty
liên kết với Chính phủ.
Có thể thấy rằng mở cửa, đối xử bình đẳng với các nhà đầu tƣ nƣớc
ngoài là cần thiết, nhƣng chúng ta cũng cần phải tạo môi trƣờng cho các
doanh nghiệp trong nƣớc đƣợc “cọ xát” học hỏi, và có cơ sở vững chắc thì
mới nên mở cửa để thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, nếu không doanh
nghiệp trong nƣớc sẽ không thể cạnh tranh đƣợc với các doanh nghiệp nƣớc
ngoài vốn đã rất sành sỏi trong kinh doanh.
Ở Việt Nam, với sự ra đời của Luật Đầu tƣ chung năm 2005 đã đánh
dấu bƣớc phát triển mới quan trọng trong công tác bình đẳng hóa giữa các nhà
đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài, nhƣng thực tế cần đẩy nhanh việc tuyên
truyền và áp dụng luật đầu tƣ chung này một cách hiệu quả.
3. Xác định các đối tác đầu tƣ chiến lƣợc, đa dạng hóa hình thức đầu tƣ
Điều này thể hiện trƣớc hết ở nhận thức về vai trò của các công ty
xuyên quốc gia đối với nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Singapore đang thu hút
đƣợc đầu tƣ của hơn 7000 công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia trên thế giới.
Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Vũ Trà My - Nga K42G Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
65
Đấy là chƣa kể quan hệ đầu tƣ với các nƣớc phát triển hàng đầu nhƣ: Mỹ,
Nhật Bản, EU…
Thu hút đầu tƣ từ các TNCs ngay từ đầu đã đƣợc Chính phủ Singapore
rất quan tâm. Singapore quan niệm rằng lợi ích thu đƣợc từ các công ty quốc
tế không phải chỉ là lợi ích kinh tế. Các công ty xuyên quốc gia hàng đầu
trong nhiều lĩnh vực đều có mặt tại Singapore. Sự giao thoa về lợi ích kinh tế
của Singapore với các công ty xuyên quốc gia thuộc nhiều nƣớc đã tạo cho
Singapore một sự ổn định về an ninh chính trị trong điều kiện rất phức tạp về
chính trị của khu vực. Ngoài ra, các công ty này là những thực thể nắm trong tay
công nghệ hiện đại nhất thế giới, tức là họ chính là nguồn công nghệ mà nếu thu
hút đƣợc thì có thể có cơ hội đƣợc tiếp cận với những công nghệ hiện đại nhất thế
giới và không phải tốn kém chi phí khổng lồ để có đƣợc chúng. Vấn đề này
chúng ta cũng nên nghiên cứu, có biện pháp, chiến lƣợc cụ thể để tăng cƣờng thu
hút các TNCs vì đây là các tập đoàn xuyên quốc gia, nắm giữ những nguồn tài
sản khổng lồ và nhiều công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất thế giới.
Tuy nhiên, khi thu hút đầu tƣ của các công ty xuyên quốc gia ta cũng
phải xét đến mối quan hệ qua lại sau: Về phía nƣớc chủ nhà, quan hệ này bao
gồm việc nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của các nguồn vốn bên ngoài,
xây dựng ban bố Luật đầu tƣ, thẩm định dự án đầu tƣ… Về phía nƣớc ngoài
họ chỉ đồng ý đƣa vốn đầu tƣ khi họ có lợi. Họ phải đƣợc an toàn về vốn về
tài sản, và thu đƣợc lợi nhuận, đó là điều mà Singapore đã thực hiện rất tốt
trong việc củng cố và tăng niềm tin cho nhà đầu tƣ. Nỗi dè dặt lớn của nhà
đầu tƣ nƣớc ngoài đối với Việt Nam là họ sẽ bị quốc hữu hóa những cơ sở
đầu tƣ. Do đó, chúng ta cũng cần phải học hỏi nhiều trong việc củng cố niềm
tin cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
Về hƣớng đầu tƣ, Singapore đã đề ra hƣớng thu hút FDI từ các nƣớc có
công nghệ nguồn nhƣ Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu theo đó mà có những hƣớng
tiếp cận quảng bá với các nƣớc này để nâng cao sự hiểu biết của họ về môi
Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Vũ Trà My - Nga K42G Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
66
trƣờng đầu tƣ cũng nhƣ các điều kiện đầu tƣ thuận lợi tại Singapore,nhằm thu
hút FDI, và công nghệ của các nƣớc kể trên. Bằng việc hoạch định các đối tác
chính và dành cho họ nhiều ƣu đãi về thuế, về thuê đất, về các thủ tục xuất
nhập cảnh, Singapore đã chủ động thu hút đƣợc sự quan tâm đặc biệt của các
nhà đầu tƣ từ các nƣớc này. Chúng ta cũng nên hoạch định đối tác chính trong
vấn đề thu hút đầu tƣ, đặc biệt là các nƣớc có trình độ công nghệ phát triển, có
tiềm lực kinh tế để từ đó vạch và phƣơng hƣớng chiến lƣợc, tiếp cận nhằm
thu mạnh FDI từ các nƣớc này. Đây là một bài học kinh nghiệm mà Việt Nam
rất nên nghiên cứu để học hỏi.
4. Coi trọng công tác nguồn nhân lực trong thu hút FDI
Đặc điểm chính của chính sách lao động Singapore là bên cạnh tăng
cƣờng công tác bồi dƣỡng đào tạo lực lƣợng lao động trong nƣớc, Singapore
hạn chế tuyển dụng lao động nƣớc ngoài có kỹ năng thấp, trong khi tạo mọi
điều kiện thuận lợi và ƣu đãi nhằm thu hút lao động có kỹ năng cao. Bên cạnh
đó Singapore còn rất chú trọng tuyển dụng nhân tài nƣớc ngoài thông qua
kênh giáo dục. Hiện nay Singapore có khoảng 3500 sinh viên nƣớc ngoài theo
học tại các trƣờng đại học ở đây. Với nhiều hoạt động hỗ trợ các sinh viên
nƣớc ngoài học tập tại Singapore (thông qua các chƣơng trình học bổng) cũng
nhƣ các điều kiện việc làm, chế độ tiền lƣơng hấp dẫn, đây sẽ là lực lƣợng lao
động chất lƣợng cao mà Singapore hƣớng tới để thu hút và góp phần bổ sung
lao động chất lƣợng cao hàng năm cho các công ty tại Singapore.
Là một đất nƣớc nhỏ bé, dân số ít thì việc thu hút lao động của nƣớc
ngoài làm việc tại nƣớc mình là một chính sách phù hợp với điều kiện và
hoàn cảnh riêng của Singapore. Điều này cho thấy Chính phủ Singapore hết
sức linh động trong việc thu hút nhân tài cho phát triển đất nƣớc nói chung và
đáp ứng nhu cầu về chất lƣợng lao động cho việc thu hút FDI của Singapore
nói riêng.
Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Vũ Trà My - Nga K42G Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
67
Bên cạnh công tác tuyển dụng ƣu đãi với lao động nƣớc ngoài có trình
độ, thì việc thực thi một qui chế nhằm tăng cƣờng trật tự kỷ cƣơng của lao
động cũng có tác dụng tích cực trong thu hút FDI. Chính phủ Singapore đã
ban hành các văn bản pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ lao động trong các
doanh nghiệp, trong đó có các điều khoản về giờ làm việc, tiền thƣởng, điều
kiện tuyển dụng, chuyển ngành, sa thải, nâng lƣơng, mức lƣơng tối thiểu đƣợc
qui định một cách rõ ràng, chi tiết. Những quy định trên bất kỳ ai làm trái sẽ
bị coi là hành động có âm mƣu chính trị. Điều này có ý nghĩa quan trọng
trong việc tạo nên một nếp trật tự kỷ cƣơng trong đội ngũ lao động.
Nói tóm lại, chính sách lao động tiền lƣơng linh hoạt và chú trọng đào
tạo, thu hút lao động có trình độ cao là một trong những kinh nghiệm thành
công nổi bật của Singapore trong thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Điều
này đã đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài
đối với chất lƣợng nguồn nhân lực của nƣớc tiếp nhận đầu tƣ.
5. Chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng để thu hút FDI
Ngoài môi trƣờng chính sách liên quan đến đầu tƣ, điều mà các nhà đầu
tƣ nƣớc ngoài vô cùng quan tâm khi quyết định đầu tƣ vào một quốc gia đó là
sự phát triển của cơ sở hạ tầng của quốc gia đó. Đầu tƣ, kinh doanh sẽ không
đem lại lợi nhuận cho các chủ đầu tƣ khi mà các công trình giao thông, vận tải
kém chất lƣợng, và cơ sở hạ tầng của nƣớc tiếp nhận không đủ đáp ứng nhu
cầu cần thiết. Nhận thức đƣợc điều này, Singapore đã rất chú trọng đầu tƣ
phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông đƣờng biển, đƣờng
hàng không. Hệ thống cảng, bến bãi, kho lƣu hàng cũng nhƣ các cầu cảng của
Singapore có chất lƣợng cấp quốc tế, điều này chẳng những phục vụ cho việc
kinh doanh các cảng biển của Singapore mà còn góp phần tích cực trong thu
hút đầu tƣ. Có thể thấy điểm nổi bật trong công tác đầu tƣ cho phát triển cơ sở
hạ tầng của Singapore là nƣớc này đã đã tận dụng đƣợc triệt để lợi thế về vị trí
địa lý của quốc gia mình. Nằm ở tuyến đƣờng giao thông trọng điểm cua khu
Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Vũ Trà My - Nga K42G Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
68
vực, với địa hình nhiều đảo, vũng, vịnh, Singapore đã đầu tƣ phát triển một hệ
thống bến bãi, kho vận lớn, hệ thống giao thông đƣờng biển phát triển rất
mạnh. Điều này chúng ta nên nghiên cứu học hỏi, phát huy hơn nữa lợi thế về
vị trí địa lý của quốc gia mình.
II. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TẠI VIỆT NAM
1. Tình hình thu hút FDI của Việt Nam trong những năm vừa qua
Có thể nói Luật ĐTNN tại Việt Nam đã đƣợc Quốc hội thông qua
29/12/1987, nhƣng thu hút FDI tại Việt Nam thực sự bắt đầu kể từ năm 1988.
Tính đến nay, qua gần hai mƣơi năm kể từ khi bắt đầu thực hiện Luật ĐTNN,
Việt Nam đã thu đƣợc một số kết quả đáng khích lệ về số lƣợng vốn đầu tƣ
trực tiếp nƣớc ngoài. Những kết quả đó đã phần nào chứng minh đƣợc nỗ lực
vƣợt bậc của Chính phủ trong công tác tăng cƣờng hội nhập quốc tế nói chung
và thu hút FDI nói riêng.
Để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng FDI tại Việt Nam, chúng ta có thể
nghiên cứu theo các tiêu chí sau:
1.1. Theo qui mô, nhịp độ thu hút vốn FDI
Trong suốt hai mƣơi năm qua, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam
nhìn chung trải qua bốn giai đoạn sau:
Giai đoạn 1988- 1990: Giai đoạn khởi động thu hút FDI.
Cả nƣớc có 211 dự án cấp mới với tổng vốn đăng ký là 1602 triệu USD
tổng số dự án bị giải thể tính cho giai đoạn này là 6 dự án, với vốn đăng ký
tƣơng ứng là 26 triệu USD, bình quân mỗi năm giải thể 2 dự án.
Vốn thực hiện trong giai đoạn này là không đáng kể bởi các doanh nghiệp
FDI sau khi đƣợc cấp giấy phép phải làm nhiều thủ tục cần thiết mới đƣợc đƣa
vốn vào Việt Nam. Qui mô bình quân 1 dự án cấp mới là 7,39 triệu USD.
Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Vũ Trà My - Nga K42G Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
69
Giai đoạn 1991- 1995: FDI phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ.
Số vốn đăng ký cấp mới trong năm 1991 gần bằng cả 3 năm trƣớc cộng
lại, năm 1994 tăng 44,7% so với 1993 và 1995 tăng 76,4% so với 1994. Có
thể nói trong gần hai mƣơi năm thực hiện thu hút FDI ở Việt Nam thì sôi
động nhất là năm 1996. Chỉ riêng vốn đăng ký của các dự án cấp mới năm
1996 đạt 10164 triệu USD tăng 6,7 lần năm 1991 và 31% so với năm 1995.22
Tổng số dự án giải thể là 291 dự án với vốn đăng ký là 2,66 triệu USD
bình quân mỗi năm có 45,5 dự án bị giải thể gấp 23 lần so với giai đoạn trƣớc.
Qui mô của một dự án cấp mới tăng dần qua các năm từ 8,3 triệu USD
năm 1991 lên 10,4 triệu USD năm 1992 và 9,5 triệu USD năm 1993 và 23
triệu USD năm 1996. Cả giai đoạn này đạt bình quân 14,12 triệu USD/1 dự án
cấp mới.
Giai đoạn 1996- 2000: Giai đoạn FDI liên tục giảm sút.
Vốn đăng ký cấp mới trong năm 1997 giảm 53,8%, năm 1998 giảm
16,2%, năm 2000 có tăng lên 28,7% nhƣng nếu so với năm 1996 vẫn giảm
đến 76,7%. Cũng từ sau năm 1997 số dự án đã cấp giấy phép xin giảm tiến độ
lên tới 6-7 tỷ USD.
Số dự án bị giải thể tăng hơn nhiều so với giai đoạn trƣớc. Chỉ trong
năm 2000 số dự án giải thể với tổng vốn đăng ký là 1794 triệu USD xấp xỉ
đăng ký xin giải thể của giai đoạn 1991- 1995 (1522 triệu USD).
Qui mô bình quân một dự án cấp mới giảm, qui mô dự án cấp mới chỉ
đạt 9,24 triệu USD giảm so với giai đoạn 1991- 1996 là 34,6%.
Giai đoạn 2001- nay: FDI từng bước phục hồi và vững chắc.
Xét về vốn đăng ký của các dự án cấp mới, năm 2001 có tăng đôi chút
so với năm 2000, nhƣng đến năm 2002 lại giảm 37,5%. Đến năm 2004, tổng
vốn đăng ký của dự án cấp mới và tăng vốn đạt 4,22 tỷ USD tăng 37,1% so
với năm 2003. Bƣớc sang năm 2006, FDI ở Việt Nam tiêp tục khởi sắc, FDI
22 Bộ kế hoạch và Đầu tƣ, Báo cáo thực trạng đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam.
Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Vũ Trà My - Nga K42G Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
70
có mức tăng trƣởng cao nhất trong những năm gần đây, 24,2% so với năm
2005, đạt 4,1 tỷ USD. Cả nƣớc có 833 dự án FDI mới, với tổng vốn đăng ký
7838 triệu USD và 486 dự án tăng vốn đầu tƣ 2362 triệu USD.
Năm 2007 cũng là năm có thể khẳng định đƣợc về cơ hội mới trong
thu hút vốn FDI đối với Việt Nam do có một làn sóng đầu tƣ mới với nhiều
dự án quy mô lớn mang tính đột phá. Dự báo 2007, về thu hút đầu tƣ mới: đạt
13 tỷ USD, tăng 8,3% so với năm 2006.
Biểu đồ 5: FDI vào Việt Nam từ 1988- 2006
(Đơn vị: triệu USD)
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
1988 1991 1996 2001 2002 2003 2004 2005 2006
vèn
®¨ng ký
vèn
thùc
hiÖn
Nguồn: Theo số liệu của cục thống kê
1.2. Theo đối tác
Đến nay đã có gần một nghìn công ty nƣớc ngoài thuộc 69 quốc gia và
vùng lãnh thổ có dự án FDI ở Việt Nam. Dòng vốn FDI vào Việt Nam chủ
yếu từ khu vực Châu Á, các khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ đầu tƣ vào Việt
Nam còn thấp. Hiện Việt Nam thu hút đƣợc khoảng trên 30 TNCs đầu tƣ vào,
một con số khá khiêm tốn so với nhiều nƣớc trong khu vực.
Nếu phân theo khu vực thì Châu Á chiếm tỷ lệ đầu tƣ nhiều nhất vào
Việt Nam, Châu Âu và các khu vực khác rất ít. Tình hình này rõ ràng phản
ánh cơ cấu đối tác đầu tƣ của chúng ta còn mất cân đối, chƣa đồng đều.
Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Vũ Trà My - Nga K42G Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
71
1.3. Theo lĩnh vực đầu tư
Những năm gần đây hoạt động FDI vào Việt Nam chủ yếu tập trung
vào hoạt động thăm dò khai thác dầu khí (32,2%), khách sạn và căn hộ cho
thuê (20,6%). Gần đây FDI có xu hƣớng tập trung vào các ngành công nghiệp
thực phẩm (năm 1996 tăng 154% so với năm 1995), ngành giao thông, bƣu
điện (tăng 89%), xây dựng và công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng (tăng
63%) cũng nhƣ một số lĩnh vực dịch vụ mới : y tế, giáo dục đào tạo...
Đến nay các công ty nƣớc ngoài đã có mặt tại các ngành công nghiệp
quan trọng của Việt Nam, cơ cấu ngành nghề đƣợc dần điều chỉnh theo hƣớng
tập trung vào sản xuất hàng xuất khẩu, hình thành bƣớc đầu hệ thống các
KCN, KCX, xây dựng kết cấu hạ tầng và cơ sở kỹ thuật hiện đại.
Qui mô vốn đầu tƣ đăng ký bình quân cho một dự án còn hiệu lực thời
kỳ 1988 - 2006 trong ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp tƣơng đối nhỏ so với
ngành khác chỉ chiếm 2%, trong khi đó, con số FDI tƣơng tự của khu vực
công nghiệp là 57% và dịch vụ là 41%.
Nhìn chung, cơ cấu FDI theo ngành còn mang đậm nét tự phát, tập
trung chủ yếu vào những ngành dự kiến có thể thu hút đƣợc lợi nhuận nhanh
nhƣ dầu khí, khách sạn, bất động sản chƣa nhiều dự án nuôi trồng, chế biến
nông sản và công nghiệp chế tạo. Cụ thể cơ cấu dự án FDI theo ngành vào
Việt Nam từ năm 1988 đến nay đƣợc thể hiện qua biểu đồ dƣới đây.
Biểu đồ 6: Cơ cấu dự án FDI phân bổ vào các ngành từ 1988- 7/2007
67%
11%
22% c«ng nghiÖp
vµ x©y dùng
n«ng-l©m-
ng- nghiÖp
dÞch vô
Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Vũ Trà My - Nga K42G Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
72
Nguồn : Theo số liệu của bộ kế hoạch và đầu tƣ
1.4. Theo hình thức đầu tư
Về hình thức đầu tƣ, Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam mà nay là
Luật Đầu tƣ qui định có ba hình thức đầu tƣ chủ yếu là doanh nghiệp 100%
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh, và liên doanh.
Đối với loại hình liên doanh
Đây là loại hình các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài sử dụng nhiều nhất trong
thời gian qua bởi: Môi trƣờng đầu tƣ của Việt Nam còn nhiều bất trắc, các
nhà đầu tƣ cũng chƣa hiểu nhiều về thị trƣờng Việt Nam nên họ không muốn
một mình mạo hiểm gánh chịu rủ ro.
Song từ năm 1996 trở lại đây hình thức này có xu hƣớng giảm. Điều
này cũng dễ hiểu bởi, năm 1996 Luật đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc ban hành đã
giảm bớt các điều kiện hạn chế đối với hình thức 100% vốn nƣớc ngoài và sau
một thời gian tiếp cận với thị trƣờng Việt Nam, các nhà đầu tƣ đã hiểu rõ hơn
về luật pháp, chính sách, cũng nhƣ môi trƣờng đầu tƣ Việt Nam nên họ muốn
chủ động kinh doanh.
Đối với hình thức doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài
Thời gian đầu, các dự án đầu tƣ theo hình thức này chƣa nhiều, nhƣng
đang có xu hƣớng gia tăng mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Năm 1989
chiếm 5% đến năm 1995 chiếm 27,1% năm 2004 chiếm 32,6% trong tổng số
các dự án đƣợc cấp giấy phép. Trong sáu tháng đầu năm 2007, có 493 dự án
100% vốn nƣớc ngoài chiếm tới trên 80% tổng số dự án FDI với tổng số vốn
đầu tƣ là trên 3,9 tỷ USD.
Đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh:
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài có ƣu
thế lớn trong việc phối hợp sản xuất sản phẩm kỹ thuật cao đòi hỏi có sự kết
Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Vũ Trà My - Nga K42G Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
73
hợp thế mạnh của nhiều công ty ở nhiều quốc gia khác nhau. Ở Việt Nam
hình thức này chủ yếu áp dụng trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí.
Ngoài ra dự án này còn đƣợc áp dụng với các dự án viễn thông do yêu cầu
đảm bảo an ninh quốc phòng, bên nƣớc ngoài chỉ đầu tƣ vốn và thiết bị, còn
bên Việt Nam nắm toàn quyền quản lý điều hành dự án.
Tính đến 7/ 2007 chỉ có 206 dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt
Nam theo hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh
doanh, với tổng vốn đầu tƣ trên 4,4 tỷ USD còn hiệu lực.
Bảng dƣới đây sẽ cho thấy số liệu cụ thể về FDI vào Việt Nam theo
hình thức đầu tƣ:
Bảng 10: FDI vào Việt Nam phân theo hình thức đầu tƣ
(từ 1988- 22/7/2007, chỉ các dự án còn hiệu lực)
Hình thức đầu tƣ Số dự án
Tổng vốn đầu tƣ
(USD)
Vốn pháp định
(USD)
100% vốn nƣớc
ngoài
5984
Liên doanh 1505 8,319,769,812
Hợp đồng hợp tác
kinh doanh (BCC)
206 4,421,032,233 3,973,888,030
Nguồn: Bộ công thƣơng
2. Đánh giá chung về thu hút FDI ở Việt Nam
2.1. Những kết quả đạt được
Thứ nhất, thu hút FDI trong những năm qua đã bổ sung nguồn vốn
quan trọng cho đầu tƣ phát triển:
Hoạt động ĐTNN đã đóng góp đáng kể cho cân bằng vốn của Nhà
nƣớc sau khi bị cắt đi nguồn viện trợ hàng năm từ Liên Xô cũ và góp phần bổ
sung nguồn ngoại tệ hết sức quan trọng cần thiết cho sự phát triển đất nƣớc.
Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Vũ Trà My - Nga K42G Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
74
Thời kỳ 1991- 1995, FDI tại Việt Nam chiếm 25,7% tổng vốn đầu tƣ toàn xã
hội, từ 1996 đến nay FDI chiếm gần 20% vốn đầu tƣ toàn xã hội, trong đó có
đến 66,9% số dự án và 57,2% vốn đầu tƣ hƣớng vào lĩnh vực sản xuất công
nghiệp, hàng xuất khẩu, và xây dựng cơ sở hạ tầng.
FDI không chỉ bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tƣ phát triển mà
còn góp phần khai thác, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực trong nƣớc tạo
ra thế và lực mới cho nền kinh tế.
Thứ hai, FDI góp phần thúc đẩy tăng trƣởng và cải thiện cơ cấu kinh tế:
FDI là một trong các động lực hàng đầu tạo nên tốc độ tăng trƣởng kinh
tế cao của Việt Nam trong thời gian vừa qua. Khu vực FDI chiếm khoảng
15% tổng sản phẩm nội địa (GDP), 18% tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội. Tỷ lệ
đóng góp của khu vực FDI trong GDP của cả nƣớc tăng dần qua các năm,
năm 1993 đạt 3,65%, đến năm 1995 đạt 6,3%, trong giai đoạn 2001 - 2005
khu vực FDI chiếm 15% tổng GDP.
Khu vực FDI luôn có tốc độ tăng trƣởng công nghiệp gần gấp đôi so
với mức trung bình của cả nƣớc. So với năm 1988, cơ cấu kinh tế của Việt
Nam đã có bƣớc chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa hiện đại hóa, trong
cơ cấu của GDP, tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đƣợc
nâng lên, tỷ trọng nông - lâm - ngƣ nghiệp giảm đi.
Thứ ba, FDI làm tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, mở rộng nguồn thu
ngân sách quốc gia:
Có thể nói các doanh nghiệp FDI đã góp phần quan trọng trong việc gia
tăng kim ngạch xuất khẩu. Toàn bộ dầu thô xuất khẩu là của các doanh nghiệp
liên doanh với nƣớc ngoài. Ngoài dầu thô, trong tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu
của cả nƣớc, tỷ trọng của các doanh nghiệp FDI tăng nhanh. Năm 1991 các
doanh nghiệp FDI xuất khẩu đƣợc 52 triệu USD (chiếm 2,5% tổng số kim
ngạch xuất khẩu của cả nƣớc) năm 2004: 8,6 tỷ USD (chiếm 33% tổng kim
ngạch xuất khẩu).
Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Vũ Trà My - Nga K42G Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
75
Bên cạnh đó, khu vực FDI còn đóng hàng năm 6% - 7% tổng thu ngân
sách nhà nƣớc. Nếu tính cả nguồn thu từ dầu khí, tỷ lệ này đạt gần 20%. Dự
đoán trong năm 2007 doanh thu của khu vực đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ đạt 32,25
tỷ USD, trong đó doanh thu của các doanh nghiệp FDI trong các khu công
nghiệp và khu chế xuất khoảng 16 tỷ USD, tăng 17% so với năm 2006, và
nộp 1,55 tỷ USD vào ngân sách nhà nƣớc.
Thƣ tƣ, FDI tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động:
Nhìn chung khu vực FDI đã tạo việc làm cho khoảng trên 1 triệu lao
động trực tiếp và khoảng 3 - 4 triệu lao động gián tiếp, tính trung bình mỗi
năm thu hút 60 nghìn lao động, khoảng 5% số việc làm mới hàng năm của cả
nƣớc, nếu tính cả lao động gián tiếp có thể đến 20%.
Khu vực FDI cũng đem lại thu nhập đáng kể cho ngƣời lao động. Theo
số liệu của Bộ thƣơng mại, thu nhập bình quân của lao động Việt Nam trong
các doanh nghiệp ĐTNN cao hơn cùng ngành nghề ở khu vực khác 30 - 50%
và tổng thu nhập của lao động hàng năm lên tới 300 - 350 triệu USD.
2.2 Những hạn chế cần khắc phục
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, thu hút FDI tại Việt Nam những năm
qua còn bộc lộ những mặt hạn chế trong đó nổi bật là:
Thứ nhất, khối lƣợng vốn FDI thu hút còn nhỏ, có xu hƣớng giảm:
Trong hai mƣơi năm qua, thu hút FDI của Việt Nam đã đạt nhiều thành
tựu. Có thể nói đây là sự nỗ lực lớn của chính phủ Việt Nam khi ngày đầu
Luật ĐTNN tại Việt Nam đƣợc ban hành, nguồn vốn này chỉ là con số không.
Song nếu so sánh với các nƣớc trong khu vực cũng nhƣ thế giới thì lƣợng vốn
FDI đã thu hút đƣợc tại Việt Nam còn rất khiêm tốn.
Hàng năm thu hút FDI của thế giới dao động khoảng 800 - 1000 tỷ
USD và trong đó 100 - 120 tỷ vào các nƣớc trong khu vực. Việt Nam chỉ thu
hút chƣa đầy 0,5% vốn FDI của thế giới và gần 2% FDI vào khu vực.
Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Vũ Trà My - Nga K42G Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
76
Việt Nam vốn có những điều kiện thuận lợi và chính sách đầu tƣ cũng
khá hấp dẫn, nhƣng thực tế kết quả thu hút FDI trong những năm gần đây còn
thấp, và có xu hƣớng giảm. Sau khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997,
nhịp độ tăng trƣởng FDI liên tục giảm sút, tuy năm 2000 đến nay có dấu hiệu
phục hồi nhƣng vẫn chƣa vững chắc, nếu không kịp thời có biện pháp khắc
phục sẽ ảnh hƣởng đến nguồn vốn đầu tƣ phát triển và tốc độ tăng trƣởng nền
kinh tế trong những năm tới.
Tóm lại, trong những năm qua khối lƣợng vốn FDI vào Việt Nam không
những nhỏ mà còn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng đất nƣớc và mục tiêu gọi vốn.
Thứ hai, hình thức đầu tƣ còn chƣa đa dạng và chƣa đáp ứng nhu cầu
của nhà đầu tƣ:
Theo luật pháp Việt Nam, có ba hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
là doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài, doanh nghiệp liên doanh và hợp đồng
hợp tác kinh doanh, ngoài ra còn có doanh nghiệp cổ phần có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài, các hình thức BOT, BT, BTO. Song các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vẫn
mong muốn Việt Nam đa dạng hơn nữa các hình thức đầu tƣ. Họ cho rằng các
hình thức đầu tƣ hiện nay còn chƣa đa dạng, phong phú, chƣa thực sự tạo
thêm cơ hội mới cho nhà đầu tƣ nếu muốn chuyển hình thức đầu tƣ hoặc đầu
tƣ mới. Chẳng hạn hình thức mua lại và sáp nhập (M&A) các doanh nghiệp
trong nƣớc…
Do vậy, thu hút FDI của Việt Nam trong những năm gần đây còn hạn
chế, đặc biệt là từ các TNCs, vì thế cần nghiên cứu mở rộng thêm các hình
thức FDI cho phù hợp.
Thứ ba, cơ cấu thu hút FDI còn mất cân đối:
Cơ cấu phân bổ và sử dụng FDI theo ngành và lĩnh vực kinh tế của Việt
Nam nhìn chung chƣa hợp lý. FDI thƣờng tập trung nhiều vào các địa phƣơng
có điều kiện thuận lợi, cơ sở hạ tầng, giao thông phát triển nhƣ Hà Nội, Thành
phố Hồ Chí Minh…và các vùng nhƣ Đồng bằng Sông Hồng (30%) và Đồng
Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Vũ Trà My - Nga K42G Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
77
bằng Sông Cửu Long (50%), trong khi đó các vùng còn lại chỉ là 20% tổng
FDI của cả nƣớc. Đến nay tuy cả 64 tỉnh thành cả nƣớc đều có dự án FDI cấp
giấy phép song độ chênh lệch vẫn rất lớn.
Lĩnh vực nông - lâm- ngƣ nghiệp và những vùng kinh tế khó khăn là
mục tiêu thu hút FDI, mặc dù đã có những chính sách ƣu đãi nhất định nhƣng
do lĩnh vực này còn chứa đựng nhiều rủi ro, nguồn cung cấp nguyên liệu chƣa
ổn định, phƣơng thức hợp tác với ngƣời dân chƣa thích hợp nên FDI còn quá
thấp và tỷ trọng vốn FDI đăng ký liên tục giảm.
Bên cạnh đó, chủ trƣơng đa dạng hóa nguồn thu FDI của Việt Nam còn
chƣa đƣợc thực hiện tốt... Vốn từ các nƣớc Châu Á chiếm tới 70% trong đó
các nƣơc ASEAN chiếm gần 25%. Do vậy FDI của Việt Nam dễ bị ảnh
hƣởng lớn khi tình hình kinh tế Châu Á biến động, và rơi vào khủng hoảng.
Trong khi đầu tƣ từ các nƣớc phát triển, có thế mạnh về công nghệ nguồn nhƣ
Nhật Bản, Hoa Kỳ, Tây Âu… lại tăng chậm và trong những năm gần đây
chƣa có sự chuyển biến đáng kể. Ngoài ra trình độ nguồn nhân lực chƣa cao,
chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của nhà đầu tƣ, cơ chế quản lý chƣa đồng bộ, hiệu
quả các dự án FDI triển khai chƣa cao…
Tóm lại, dù đã có nhiều những chuyển biến tích cực song thu hút FDI
trong gần hai mƣơi năm qua vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế, Nhà nƣớc cần
tích cực cải thiện môi trƣờng đầu tƣ hạn chế những nhƣợc điểm thiếu sót và
bất cập để tăng cƣờng hơn nữa hiệu quả thu hút FDI.
III. MỘT SỐ BÀI HỌC TỪ THU HÚT FDI CỦA SINGAPORE VÀ KIẾN NGHỊ
NHẰM TĂNG CƢỜNG THU HÚT FDI CHO VIỆT NAM
1. Mở rộng hình thức thu hút FDI
Nhƣ nghiên cứu về Singapore, ta có thể thấy một trong những kinh
nghiệm thu hút FDI của nƣớc bạn là đa dạng hóa các hình thức đầu tƣ, nhằm
đáp ứng nhu cầu hết sức đa dạng của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Trong khi đó
thực tế ở nƣớc ta, các hình thức FDI mà Luật ĐTNN qui định đến nay còn
Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Vũ Trà My - Nga K42G Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
78
đơn điệu, chƣa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, đặc biệt là các
TNCs muốn đầu tƣ vào Việt Nam. Trong thời gian tới ta nên bổ sung thêm
một số hình thức FDI khác vào luật ĐTNN và các văn bản hƣớng dẫn khác
theo hƣớng:
Hình thức công ty đa mục tiêu: Cho đến nay theo qui định của luật
pháp hiện hành ở Việt Nam hầu nhƣ không có các doanh nghiệp đa mục đích
hay đa dự án. Chính điều này đang làm các nhà đầu tƣ gặp khó khăn vì nó
buộc các chủ đầu tƣ phải thành lập một thực thể pháp luật đối với mỗi dự án,
làm chậm trễ các dự án đầu tƣ…Vì thế, để thuận tiện cho hoạt động kinh
doanh của các nhà ĐTNN, phù hợp với thông lệ quốc tế, Việt Nam cũng nên
cho phép các nhà đầu tƣ thành lập công ty mẹ con hoạt động theo mô hình
công ty đa mục đích, hoặc đa dự án. Các công ty này phải khai báo với Bộ kế
hoạch và Đầu tƣ mỗi khi thực hiện một dự án mới để đảm bảo kiểm soát của
Nhà nƣớc.
Mở rộng các hình thức và phƣơng thức đầu tƣ nhƣ: chi nhánh công ty
nƣớc ngoài, công ty con, tập đoàn kinh doanh, tổ hợp kinh doanh.
Mở rộng việc cho các thành phần kinh tế trong nƣớc hợp tác đầu tƣ với
nƣớc ngoài, đặc biệt là khuyến khích khu vực kinh tế tƣ nhân thu hút vốn
ĐTNN nhằm phát triển mạnh hơn nữa và khai thác những hiệu quả lợi thế về
mối quan hệ họ hàng, thân nhân, bạn bè ở nƣớc ngoài…Điều này phù hợp với
thông lệ quốc tế và xu hƣớng kinh doanh chung trên thế giới.
Nghiên cứu áp dụng các hình thức mua lại và sáp nhập (M&A) để mở
thêm kênh mới thu hút FDI theo một số điều kiện nhất định. Từ đó ban hành
các văn bản pháp luật có qui định và hƣớng dẫn cụ thể với hoạt động mua lại
và sáp nhập.
Sớm ban hành Quy chế công ty quản lý vốn (holding company) để điều
hành chung các dự án. Tổng kết việc thực hiện thí điểm cổ phần hoá các
doanh nghiệp ĐTNN để nhân rộng.
Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Vũ Trà My - Nga K42G Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
79
Nghiên cứu hƣớng tăng cƣờng thu hút FDI từ các TNCs vào hoạt động
trong nền kinh tế Việt Nam. Cụ thể là tạo lập đầy đủ đồng bộ môi trƣờng và
điều kiện kinh doanh thuận lợi để thu hút đầu tƣ của TNCs, đảm bảo để các
nhà ĐTNN và TNCs đứng vững và phát triển đƣợc trong nền kinh tế Việt
Nam. Từ đó có thể cạnh tranh với các nƣớc láng giềng trong thu hút TNCs.
Việt Nam chúng ta không thể cạnh tranh đƣợc với các nƣớc ASEAN, Trung
Quốc, Nhật Bản,… nếu chỉ dùng công nghệ mà các nƣớc này chuyển giao.
Chính vì vậy, chúng ta cần tiếp tục ban hành các chính sách thích hợp trong
các mối quan hệ kinh tế với các TNCs để có đƣợc những lợi ích quốc gia nhất
định trong việc thu hút FDI từ các TNCs. Các chính sách này bao gồm ƣu tiên
chuyển giao công nghệ, tiếp nhận kỹ năng quản lý, phát triển thƣơng hiệu…
Mở rộng thêm điều kiện chuyển nhƣợng vốn cho các bên tham gia liên doanh:
Theo qui định của pháp luật hiện hành, hình thức pháp luật của công ty
liên doanh là một công ty trách nhiệm hữu hạn, chứ không phải là công ty cổ
phần. Do đó thiếu tự do trong việc chuyển nhƣợng vốn góp trong các công ty
liên doanh có thể gây ảnh hƣởng xấu tới tâm lý của các nhà đầu tƣ và kìm
hãm đầu tƣ. Để tránh trở ngại của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp cũng
thực hiện việc đầu tƣ của mình thông qua một công ty trung gian do mình lập
ra thƣờng là tại một số nƣớc có chế độ đánh thuế thấp, điều này gây thât thu
thuế đối với nhà nƣớc Việt Nam. Chúng ta nên đơn giản hóa thủ tục chuyển
nhƣợng vốn giữa các đối tác nƣớc ngoài, thay vì phải có giấy phép đầu tƣ mà
chỉ cần khai báo với cơ quan này và nếu sau một số ngày mà không có ý kiến
phản đối thì mặc nhiên đƣợc coi nhƣ việc chuyển nhƣợng đƣợc chấp thuận.
2. Hoàn thiện chính sách lao động tiền lƣơng, tăng cƣờng công tác đào
tạo nguồn nhân lực
Hoàn thiện chính sách lao động tiền lƣơng:
Singapore là quốc gia đã rất thành công trong việc thực hiện các chính
sách lao động tiền lƣơng góp phần tích cực vào thu hút FDI của nƣớc này.
Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Vũ Trà My - Nga K42G Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
80
Nếu thực hiện tốt công tác này thì sẽ làm tăng thêm sức hấp dẫn của
môi trƣờng đầu tƣ ở Việt Nam. Hiện nay, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài ở Việt
Nam cho rằng những qui định của Bộ luật lao động mới (có hiệu lực từ 2003)
hạn chế sự linh hoạt của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong việc
tuyển dụng lao động, qua đó đã giảm đáng kể lợi thế về lao động của Việt
Nam. Mặc dù đã cho phép nhà doanh nghiệp có vốn ĐTNN trực tiếp tuyển
dụng lao động, Bộ luật lao động hiện nay qui định ngƣời sử dụng lao động
phải ký hợp đồng lao động vô thời hạn đối với ngƣời lao động có hợp động
lao động đƣợc gia hạn từ lần thứ hai trở đi. Qui định này khiến các doanh
nghiệp không khỏi lo lắng khi ký kết các hợp đồng lao động. Vì thế mà chúng
ta nên hoàn thiện chính sách lao động tiền lƣơng theo hƣớng cho phép nhà
ĐTNN trực tiếp tuyển chọn lao động hoặc thông qua trung gian, không can
thiệp quá sâu vào công tác tuyển dụng lao động của doanh nghiệp, tăng cƣờng
giáo dục đào tạo toàn diện để nâng cao chất lƣợng lao động Việt Nam, tăng
cƣờng hiệu lực của các qui định của Nhà nƣớc về lao động.
Cần tiến hành hoàn thiện các văn bản pháp qui áp dụng đối với ngƣời
lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, nhất là qui định
tuyển dụng, lựa chọn lao động, chức năng của các cơ quan quản lý lao động,
về vấn đề đào tạo và tái đào tạo, đề bạt sa thải lao động, các văn bản xử lý
tranh chấp về lao động, tiền lƣơng. Cần mạnh dạn nâng mức khởi điểm tính
thuế thu nhập cá nhân cho ngƣời Việt Nam làm việc trong khu vực có vốn
ĐTNN tƣơng tự nhƣ áp dụng cho ngƣời nƣớc ngoài.
Tăng cƣờng công tác đào tạo nguồn nhân lực:
Bên cạnh việc hoàn thiện, tăng cƣờng hiệu lực của các qui định Nhà
nƣớc về lao động, đặc biệt là ký kết hợp đồng lao động, thỏa ƣớc lao động,
tính thuế thu nhập xử lý các tranh chấp lao động cá nhân và lao động, chúng
ta cần tăng cƣờng giáo dục toàn diện để nâng cao chất lƣợng lao động của
Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của các nhà ĐTNN về giá cả chất lƣợng, kỷ luật
Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Vũ Trà My - Nga K42G Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
81
lao động Việt Nam. Chính phủ cũng nên thành lập các Quĩ Kỹ Năng để hỗ trợ
cho công tác đào tạo, nâng cao trình độ ngƣời lao động, nghiên cứu các
chƣơng trình kết hợp giữa Nhà nƣớc và doanh nghiệp trong việc đào tạo, tái
đào tạo lao động.
Còn việc thu hút nhân tài từ nƣớc ngoài góp phần đáp ứng nhu cầu lao
động chất lƣợng cao cho các doanh nghiệp tại Singapore cũng là một kinh
nghiệm giải quyết vấn đề nguồn nhân lực để thu hút FDI. Với một đất nƣớc
nhỏ bé, dân số ít, điều này là hoàn toàn hợp lý. Song với điều kiện khác nhau,
nƣớc ta không nên áp dụng máy móc kinh nghiệm này của Singapore. Việt
Nam vốn rất dồi dào về lực lƣợng lao động, song trình độ lao động chƣa cao,
chúng ta nên học hỏi kinh nghiệm của nƣớc bạn trong việc đào tạo và tái đào
tạo lao động nhằm nâng cao chất lƣợng của lực lƣợng lao động. Một mặt cũng
có thể thuê những lao động nƣớc ngoài có trình độ nhƣng chỉ trong những
lĩnh vực thực sự cần thiết để có thể học hỏi đƣợc kinh nghiệm làm việc của
họ.
Mặt khác cần mạnh dạn gửi cán bộ ra nƣớc ngoài đào tạo cũng nhƣ thuê các
chuyên gia hàng đầu của nƣớc ngoài vào làm việc ở những khâu mà ta chƣa đảm
đƣơng đƣợc hoặc còn yếu (ví dụ nhƣ kiểm toán).
Về lâu dài Chính phủ cần có những chính sách đón đầu trong giáo dục
đào tạo nhân lực nhất là về kỹ thuật và kỹ năng kinh doanh, cần xây dựng
thêm một số trung tâm đào tạo cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề.
Bên cạnh đó tăng cƣờng hợp tác với các tổ chức đào tạo quốc tế, thu
hút ĐTNN vào ngành giáo dục đào tạo, nâng cao chất lƣợng đào tạo trong
nƣớc, tăng khoản ngân sách đầu tƣ cho giáo dục đào tạo. (Bài học của
Singapore là công tác giáo dục rất đƣợc quan tâm cụ thể bằng việc Chính phủ
đã trích một tỷ lệ lớn ngân sách nhà nƣớc để đầu tƣ vào giáo dục : chi phí giáo
Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Vũ Trà My - Nga K42G Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
82
dục bình quân trong những năm 60 - 70 chiếm 1,6% ngân sách nhà nƣớc và
tăng liên tục từ 15,7% (1970) lên 22,9% năm 1992).23
3. Hoàn thiện, bổ sung các chính sách ƣu đãi đầu tƣ hiệu quả
Đối với doanh nghiệp đầu tƣ vào các ngành công nghệ cao, các tổ chức
nghiên cứu và phát triển
Để khuyến khích đầu tƣ vào những ngành này chúng ta nên bổ sung
chính sách miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu và thuế
VAT theo hƣớng ƣu đãi hơn nữa cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Ví dụ miễn
thuế nhập khẩu cho các dự án FDI có các trung tâm R&D đạt hiệu quả kinh tế
cao, có công nghệ tiên tiến hiện đại.
Bên cạnh đó có thể lập Quĩ hỗ trợ đầu tƣ công nghệ cao do Bộ kế hoạch
và Đầu tƣ quản lý, quĩ này sẽ hỗ trợ một tỷ lệ nhất định khoảng 20% - 30%
vốn tự có đối với các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớ có dự án đầu tƣ vào
ngành công nghệ cao, hiện đại và mang lại hiệu quả kinh tế cao (mà Nhà nƣớc
xét duyệt thấy có tính khả thi). Sau khi liên doanh đi vào hoạt động có hiệu
quả, Nhà nƣớc có thể bán lại phần hỗ trợ của mình cho công ty đó với giá phù
hợp.
Đối với các dự án đầu tƣ vào ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp hay ở
vùng sâu vùng xa.
Mặc dù Nhà nƣớc đã có nhiều ƣu đãi đối với các dự án đầu tƣ vào lĩnh
vực nông - lâm - ngƣ nghiệp và đầu tƣ vào vùng núi, vùng sâu vùng xa nhƣ
miễn giảm thuế lợi tức, hỗ trợ cân đối ngoại tệ, miễn giảm tiền thuê đất …
nhƣng thực tế các ƣu đãi trên vẫn không hấp dẫn các nhà đầu tƣ, đồng thời
nhiều dự án trong lĩnh vực này gặp khó khăn trở ngại trong việc thực hiện,
không đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn. Trong thời gian tới để tăng cƣờng
23 Đỗ Đức Thịnh, CNHHĐH (1999), Phát huy lợi thế so sánh - Kinh nghiệm của các nền kinh tế đang phát
triển ở Châu Á. Nxb Chính trị Quốc gia.
Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Vũ Trà My - Nga K42G Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
83
thu hút đầu tƣ vào các lĩnh vực, địa bàn nói trên nên điều chỉnh một số chính
sách ƣu đãi theo hƣớng:
- Nhà nƣớc đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn miền núi, vùng
sâu, vùng xa, tạo vùng nguyên liệu, đào tạo nhân lực, hỗ trợ chủ đầu tƣ trong
việc giảm chi phí dự án, tạo mọi thuận lợi cho dự án triển khai có hiệu quả,
đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tƣ.
- Miễn hoặc chỉ thu rất ít tiền thuê đất đối với các dự án đầu tƣ vào
nông lâm - ngƣ - nghiệp, vùng sâu, vùng xa, cho phép các dự án thuộc diện
này đƣợc vay ƣu đãi từ Quĩ hỗ trợ đầu tƣ quốc gia nhƣ đối với dự án khuyến
khích đầu tƣ tƣ nhân.
- Miễn thuế nhập khẩu toàn bộ vật tƣ, nguyên vật liệu để sản xuất (kể
cả loại nguyên vật liệu, vật tƣ trong nƣớc đã sản xuất đƣợc) đối với dự án đầu
tƣ vào miền núi, vùng sâu trong thời gian 5 năm đầu hoặc dài hơn tùy trƣờng
hợp địa bàn cụ thể.
Đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc mà thực hiện mở
rộng qui mô sản xuất áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến, chất lƣợng
sản phẩm cao, tỷ lệ xuất khẩu lớn, Nhà nƣớc nên ƣu đãi giảm thuế
cho doanh nghiệp đó phụ thuộc vào tỷ lệ với lƣợng giá trị xuất khẩu
gia tăng hoặc qui mô mở rộng sản xuất, ứng dụng máy móc hiện đại,
công nghệ tiên tiến.
4. Chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tƣ
Về vấn đề cơ sở hạ tầng, mặc dù Việt Nam đã rất chú ý tới công tác
phát triển hạ tầng cơ sở, song đầu tƣ vào lĩnh vực này đòi hỏi những nguồn
vốn lớn thời gian thu hồi vốn lại lâu nên bên cạnh việc đầu tƣ của Nhà nƣớc
thì hầu nhƣ các nhà đầu tƣ tƣ nhân không muốn tham gia vào lĩnh vực này.
Thực tế ở Việt Nam chúng ta, nhìn chung là cơ sở hạ tầng còn kém, chƣa đáp
ứng đƣợc yêu cầu của nhà ĐTNN, vì vậy để tăng cƣờng thu hút đƣợc nhiều
vốn đầu tƣ thì trong thời gian tới chúng ta cần:
Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Vũ Trà My - Nga K42G Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
84
Cần khai thác triệt để lợi thế về vị trí địa lý, đẩy mạnh đầu tƣ xây dựng
các cảng nƣớc sâu, hệ thống kho bãi bến cảng, phát triển mạnh hệ thống giao
thông đƣờng biển, tạo thuận lợi cho giao lƣu buôn bán và tăng cƣờng thu hút
ĐTNN.
Dùng vốn ngân sách hoặc các khoản vay ODA để đầu tƣ xây dựng tiến
tới hiện đại hóa hơn nữa cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, đồng thời
đầu tƣ vào hệ thống giao thông, điện nƣớc đến những vùng sâu vùng xa, tạo
điều kiện bƣớc đầu để nhà ĐTNN biết và đến đƣợc với những vùng này.
Tiếp tục hoàn thiện nâng cấp chất lƣợng các khu công nghiệp đi đôi với
mở rộng thêm dự án xây dựng mới các khu công nghiệp tập trung trên cơ sở
nghiên cứu, cân nhắc tính toán đến hiệu quả kinh tế xã hội của khu công
nghiệp, khu chế xuất, đáp ứng đƣợc yêu cầu của nhà đầu tƣ.
Để thu hút đầu tƣ của tƣ nhân vào cơ sở hạ tầng, Nhà nƣớc nên giảm
hoặc miễn thuế đất trong một thời gian (ví dụ 5 - 10 năm tùy thuộc vào qui
mô dự án) để hấp dẫn đầu tƣ. Cho phép các dự án BOT đƣợc thành lập dƣới
hình thức công ty cổ phần (nhƣ thế sẽ dễ huy động vốn vì các dự án đầu tƣ
vào cơ sở hạ tầng thƣờng đỏi hỏi nhiều vốn).
Nhà nƣớc cần có sự hỗ trợ, tƣ vấn về lâu dài của các chuyên gia quốc tế
có kinh nghiệm trong việc phát triển các dự án BOT, BTO, BT để thúc đầy
đầu tƣ nƣớc ngoài trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng.
5. Tăng cƣờng hiệu quả của công tác vận động xúc tiến đầu tƣ
Việt Nam cần đƣa ra các chƣơng trình xúc tiến đầu tƣ có hiệu quả, tổ
chức các chƣơng trình truyền thông mang thông điệp về môi trƣờng đầu tƣ tới
các nhà đầu tƣ mục tiêu.
Nhìn chung, có ba dạng kỹ thuật xúc tiến mà các quốc gia sử dụng: Các
kỹ thuật xây dựng hình ảnh, các kỹ thuật tạo nguồn đầu tƣ , các kỹ thuật dịch
vụ đầu tƣ. Một số quốc gia nhƣ Singapore, Thái Lan, Malayxia đã xây dựng
đƣợc hình ảnh rõ ràng về địa điểm đầu tƣ. Các quốc gia này giờ không còn
Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Vũ Trà My - Nga K42G Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
85
tập trung vào việc tạo dựng hình ảnh nữa mà thay vào đó là tập trung tạo
nguồn đầu tƣ nhƣ Cơ quan phát triển công nghiệp Malayxia (MIDA), Ủy ban
phát triển kinh tế Singapore (EDB). Việt Nam hiện nay, Bộ kế hoạch và Đầu
tƣ là cơ quan đảm nhận thực thi chƣơng trình xúc tiến đầu tƣ cấp quốc gia,
chúng ta cũng có trung tâm xúc tiến đầu tƣ ba miền Bắc- Trung - Nam với
chức năng thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tƣ của Việt Nam. Mặc dù các
cơ quan này đã nỗ lực rất nhiều để đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tƣ, nhƣng
hiện nay cho thấy vẫn nhiều bất ổn định trong những chính sách và dịch vụ
cung cấp cho cả nhà đầu tƣ hiện tại và tiềm năng. Trƣớc tình hình này, để
thực hiện đƣợc vai trò là một công cụ hiệu quả đối với quá trình phát triển nền
kinh tế, hoạt động xúc tiến đầu tƣ cần thiết phải có một cơ quan chuyên trách
cấp quốc gia, việc thành lập Ủy ban xúc tiến đầu tƣ quốc gia tại Việt Nam là
yêu cầu thực sự cấp bách. Bên cạnh đó cần :
Tăng nguồn tài chính dành cho hoạt động xúc tiến FDI. Cụ thể là tăng
ngân sách chi cho hoạt động quảng cáo trong nƣớc và nƣớc ngoài, tham quan
các công ty, đón tiếp các đoàn tham gia của các nhà đầu tƣ, tham dự hội trợ
triển lãm ở nƣớc ngoài, tổ chức hội thảo hội nghị…
Công tác xúc tiến đầu tƣ cần hƣớng vào các thị trƣờng trọng điểm, các
đối tác có tiềm lực về công nghệ tài chính nhƣ Nhật Bản, Mỹ, EU…
Tiến tới thành lập các trung tâm xúc tiến đầu tƣ ở các nƣớc và khu vực
trọng điểm nằm trong chiến lƣợc thu hút FDI (vì hiện nay ngoại trừ
Singapore, Việt Nam chƣa có trung tâm xúc tiến tại các nƣớc trong khu vực
mà chỉ là đại diện tại Sứ quán Việt Nam).
Cải thiện kỹ thuật xúc tiến đầu tƣ, ví nhƣ một chiến dịch tạo dựng hình
ảnh cũng sẽ rất cần thiết để gạt bỏ những ấn tƣợng tiêu cực, làm các nhà đầu
tƣ hiểu rõ hơn môi trƣờng đầu tƣ tại Việt Nam, đa dạng hóa các tài liệu giới
thiệu cho các nhà đầu tƣ hơn nữa chứ không nên dừng lại ở việc chủ yếu tập
trung cung cấp các tài liệu tuyên truyền chính sách pháp luật nhƣ hiện nay…
Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Vũ Trà My - Nga K42G Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
86
Kết hợp với các chuyến đi thăm, làm việc nƣớc ngoài của các nhà lãnh
đạo Đảng, Chính phủ để tổ chức các cuộc hội thảo giới thiệu môi trƣờng đầu
tƣ, mời các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc phát biểu tại các cuộc hội thảo
nhằm xây dựng hình ảnh tốt về sự quan tâm của Chính phủ đối với ĐTNN.
Nâng cấp trang thông tin website về ĐTNN. Biên soạn lại các tài liệu
giới thiệu về ĐTNN (guidebook, in tờ gấp giới thiệu về cơ quan quản lý đầu
tƣ, cập nhật các thông tin về chính sách, pháp luật liên quan đến ĐTNN).
Nói tóm lại, để thực hiện tốt hơn nữa công tác tăng cƣờng thu hút FDI
tại Việt Nam, cần đến sự phối hợp của các ngành các cấp và sự chỉ đạo của
Nhà nƣớc và Bộ kế hoạch và Đầu tƣ. Việc thực hiện các giải pháp tăng cƣờng
thu hút FDI cũng cần phải đƣợc nghiên cứu sao cho hợp lý, dần dần, từng
bƣớc, giải pháp nào thực hiện trƣớc, giải pháp nào có thể thực hiện sau để phù
hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế chung.
Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Vũ Trà My - Nga K42G Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
87
KẾT LUẬN
Quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới là một xu hƣớng khách quan, là
sự phát triển tất yếu của nền sản xuất xã hội. Trong quá trình quốc tế hóa đời
sống kinh tế thế giới, hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài có vị trí ngày càng quan
trọng, nó đã và đang là nhân tố cơ bản thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập vào
nền kinh tế thế giới, đặc biệt là của các nƣớc đang phát triển.
Ở khu vực Châu Á, bên cạnh “ngƣời khổng lồ” Trung Quốc, thì quốc
đảo Singapore nhỏ bé đã nổi lên nhƣ là một điển hình thành công nhất trong
công cuộc hội nhập này, trong đó có vai trò to lớn của công cuộc thu hút vốn
đầu tƣ nƣớc ngoài. Mặc dù là một nƣớc nhỏ, tài nguyên không có gì ngoài
nguồn lực con ngƣời, nhƣng Singapore đã xây dựng đƣợc một nền kinh tế
phát triển, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, trở thành một “con rồng
Châu Á”. Một trong những bí quyết thành công của Singapore trong phát triển
kinh tế là nƣớc này đã không ngừng cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, nắm bắt và
tận dụng các xu hƣớng đầu tƣ quốc tế trong công cuộc thu thút dòng vốn FDI
vào nƣớc mình. Trong những năm gần đây tuy việc thu hút FDI đang diễn ra
rất gay gắt giữa các nƣớc trên thế giới cũng nhƣ trong khu vực, nhƣng
Singapore vẫn liên tục nằm trong top các nƣớc dẫn đầu về thu hút nguồn vốn
này tại khu vực Châu Á. Chính chính sách thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài rất hiệu
quả luôn biến đổi linh hoạt và đáp ứng, thỏa mãn đƣợc yêu cầu của nhà đầu tƣ
đã góp phần giúp Singapore luôn là điểm đến vô cùng hấp dẫn đối với các nhà
đầu tƣ nƣớc ngoài kể cả những nhà đầu tƣ khó tính nhƣ Nhật Bản, Mỹ và Tây
Âu.
Dựa trên những thành tựu to lớn của nƣớc bạn trong thời gian vừa qua,
trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, bài khóa luận đã làm rõ một số điểm
nổi bật trong thu hút FDI của Singapore cũng nhƣ thực trạng thu hút vốn FDI
Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Vũ Trà My - Nga K42G Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
88
ở nƣớc bạn, qua đó rút ra đƣợc một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Điều này càng có ý nghĩa khi Việt Nam chúng ta đang trong tiến trình công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc ta đang nỗ lực đẩy
mạnh thu hút nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam nhằm
không những bổ sung nguồn vốn cho đầu tƣ xã hội, mà còn thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả hợp lý, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật…
Bên cạnh đó thực trạng thu hút FDI ở Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn
chế chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của đất nƣớc, thì kinh nghiệm của nƣớc
bạn cũng là phần tham khảo hữu ích cho chúng ta trong quá trình thu hút đầu
tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Vũ Trà My - Nga K42G Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Bùi Huy Nhƣợng, (2005) Kinh nghiệm của Trung Quốc, Thái Lan và
Singapore về hỗ trợ thực hiện dự án FDI, Tạp chí kinh tế Châu Á -
Thái Bình Dƣơng số 35.tr.14.
2. Đỗ Đức Thịnh, (1999) Phát huy lợi thế so sánh - Kinh nghiệm của các
nền kinh tế đang phát triển ở Châu Á, Nxb Chính trị Quốc gia.
3. Lin.T.J (1995), Biện pháp chính sách chủ yếu của các nƣớc Đông Nam
Á thu hút FDI, Nxb Thế giới.
4. Luật Đầu Tƣ Việt Nam (2005), Nxb Tƣ Pháp.
5. Luật Thƣơng Mại Việt Nam (2005), Nxb Tƣ Pháp.
6. Ngụy Kiệt- Hà Dậu, Bí quyết cất cánh của 4 con rồng nhỏ, NXB Chính
trị Quốc gia- HN.
7. Những điều cần biết về thị trƣờng Singapore (2000), Nxb Lao Động HN.
8. Nguyễn Ngọc Diên, Bùi Thanh Sơn, Nguyễn Thái Yên Hƣơng, Phạm Lan
Hƣơng, Hoàng Bình (1996) Đầu tƣ trực tiếp của các công ty đa quốc gia ở
các nƣớc đang phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội 2/6.
9. Trần Khánh (1995), Cộng hòa Singapore - 30 năm xây dựng và phát
triển. Nxb KHXH tr.55.
10. Trần Thị Cẩm Trang (2004), So sánh môi trƣờng đầu tƣ FDI của Việt
Nam với các nƣớc ASEAN5 và Trung Quốc. Giải pháp cải thiện môi
trƣờng FDI của Việt Nam, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, số 11. tr
42-50.
Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Vũ Trà My - Nga K42G Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
90
11. Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng số 35 (2005), Kinh nghiệm của
Trung Quốc, Thái Lan và Singapore về hỗ trợ thực hiện dự án FDI, tr.14-15.
12. Vũ Chí Lộc (1997), Giáo trình đầu tƣ nƣớc ngoài, Nxb Giáo dục.
Tài liệu tiếng Anh
1. Foreign Dierect Investment in 90’s (1990), Martinus Nijhoff tr.150.
2. Singapore2007, Statiscal highlights, Department of Staticstics, Ministry of
Trade and Industry, Republic of Singapore.
3. Unctad (2006) World Investment Report 2006, 2007 Unidted Nations New
York and Geneva.
4. Singapore’s progress report on the nine effective measures to attact foreign
investment.
5. Singapore investment climate report, january 2007.
6. Singapore in Figures 2007.
Địa chỉ trang web
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
port_en.h
8.
9.
10.
Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Vũ Trà My - Nga K42G Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
91
11.
12.
13.
14.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3695_3528.pdf