Đề tài Thử việc tại trung tâm nghiên cứu hệ thống năng lượng - Viện khoa học năng lượng

MỤC LỤC MỤC LỤC 2 TÌM HIỂU VỀ VIỆN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ VIỆT NAM. VIỆN KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG 4 1.1.Tìm hiểu về Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam 4 1.2. Tìm hiểu về Viện Khoa học năng lượng 8 1.3. Tổng quan về Trung tâm nghiên cứu Hệ thống năng lượng 10 PHẦN II 13 NHIỆM VỤ CỦA BẢN THÂN – NGẠCH NGHIÊN CỨU VIÊN 13 2.1. Nhiệm vụ chuyên môn 13 2.2. Các nhiệm vụ khác 13 PHẦN III 14 NỘI DUNG CHUYÊN MÔN THỬ VIỆC 14 CHƯƠNG I 14 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM 14 1.1. Tổng quan về hệ thống điện Việt Nam 14 1.2. Tình trạng vận hành lưới điện và đặc điểm của hệ thống điện nước ta 16 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý điện lực Việt Nam 19 CHƯƠNG II 23 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI 23 2.1. Những vấn đề chung 23 2.2. Đặc điểm của lưới phân phối 25 2.3. kết cấu của lưới điện 26 CÁC PHƯƠNG PHÁP TỐI ƯU CẤU TRÚC CHO LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI VÀ NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG LƯỚI ĐIỆN TỐI ƯU CHO KHU ĐÔ THỊ ĐIỂN HÌNH 29 3.1. Phương pháp tối ưu cấu trúc cho lưới phân phối 29 3.2. Nguyên tắc xây dựng lưới tối ưu cho khu đô thị điển hình 41 PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI CHÍNH 45 CHO MỘT DỰ ÁN QUY HOẠCH ĐIỆN 45 4.1. Những vấn đề chung 45 4.2. Các thông số cơ bản của đầu tư 46 4.3. Phân tích kinh tế cho các phương án quy hoạch 47 4.4. Phân tích tài chính cho các phương án quy hoạch 49 CHƯƠNG V 52 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN XÂY DỰNG LƯỚI PHÂN PHỐI 52 5.1. Tổng quan chung về ảnh hưởng của môi trường khi thực hiện dự án và các lý thuyết về ô nhiễm 52 5.2. Ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nước 53 5.3. Ảnh hưởng của việc khai thác và sử dụng năng lượng đối với môi trường 55 5.4. Các phương pháp phân tích để thực hiện đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) 56 5.5. Cơ sở pháp lý và cách thức tiến hành đánh giá môi trường chiến lược của Việt Nam 64 5.6. Đánh giá ảnh hưởng của quy hoạch xây dựng lưới phân phối tới môi trường 64 TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC 69 1. Định hướng công tác 69 2. Ý thức trách nhiệm và kỷ luật lao động 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

doc91 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2522 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thử việc tại trung tâm nghiên cứu hệ thống năng lượng - Viện khoa học năng lượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính. Trái Đất ngày một nóng dần lên. Phá hủy dần các khu du lịch tự nhiên mà nó sẵn có. 3. Ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nước Không khí và nước là hai yếu tố cơ bản nhất của môi trường sống. Ô nhiễm môi trường nước Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn là ô nhiễm đất. Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các đại dương là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu. Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại chất thải và nước thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông. Ô nhiễm không khí Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời mỗi năm con người cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng. Cụ thể: 20 tỉ tấn cacbon điôxít 1,53 triệu tấn SiO2 Hơn 1 triệu tấn niken 700 triệu tấn bụi 1,5 triệu tấn asen 900 tấn coban 600.000 tấn kẽm (Zn), hơi thuỷ ngân (Hg), hơi chì (Pb) và các chất độc hại khác. Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây nhiều bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng. Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như: CO2, NOX, CH4, CFC đã gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là CO2, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH4 là 13%, ozon tầng đối lưu là 7%, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%... Nếu như chúng ta không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m (Stepplan Keckes). Có nhiều khả năng lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,60°C (G.I.Plass), và mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,30°C. Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt độ Trái Đất tăng 0,40°C. Tại hội nghị khí hậu tại Châu Âu được tổ chức gần đây, các nhà khí hậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050 nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng thêm 1,5 – 4,50°C nếu như con người không có biện pháp hữu hiệu để khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng lỗ thủng tầng ôzôn. CFC là "kẻ phá hoại" chính của tầng ôzôn. Sau khi chịu tác động của khí CFC và một số loại chất độc hại khác thì tầng ôzôn sẽ bị mỏng dần rồi thủng, không còn làm tròn trách nhiệm của một tấm lá chắn bảo vệ mặt đất khỏi bức xạ tia cực tím, làm cho lượng bức xạ tia cực tím tăng lên, gây hậu quả xấu cho sức khoẻ của con người và các sinh vật sống trên mặt đất. 5.2. Ảnh hưởng của việc khai thác và sử dụng năng lượng đối với môi trường 5.3.1. Gây ô nhiễm tầng khí quyển Các chất thải độc hại từ các nhà máy nhiệt điện có thể liệt kê ra như CO2, CO, SO2, NOx … Khi đốt một tấn than sẽ sinh ra 66 kg SO2, 11 kg bụi và nhiều khí độc hại khác. Cụ thể là: - Lượng khí CO2 do con người đốt nhiên liệu khoáng phế thải vào trong không khí là trên 5 tỉ tấn/năm. - Lượng SO2 là 200 tr tấn/năm. - Lượng NOx là 200 tr tấn trên năm. Các kết quả nghiên cứu về ô nhiễm cho thấy 50% dân số thành thị trên thế giới đang sống trong môi trường có hàm lượng khí SO2 vượt qua tiêu chuẩn cho phép, trên một tỷ người đang sống trong môi trường có hàm lượng bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Các nhà máy nhiệt điện chạy than là nguồn thải chính của các chất thải các bon. Các nhà máy điện hiện nay thải ra khoảng 36% các chất thải các bon từ các sản phẩm năng lượng, và tăng lên 38 % vào năm 2015. Hiện nay than chiếm khoảng chừng 50% của tổng số các nhà máy điện nhưng thải ra 87% các chất thải các bon. Các khí thải ra từ nhà máy điện thúc đẩy nhanh quá trình làm mỏng tầng ô zôn và theo nghiên cứu của các chuyên gia Nga, Mỹ thì tầng ô zôn của Nam cực mỏng đi 65%, còn tầng ô zôn trên không trung các nước Bắc Âu, Nga và Canada giảm đi từ 12 – 20%. Ở Nam cực tầng ô zôn đã bị thủng một lỗ rộng khoảng bằng 20% diện tích Nam cực. 5.3.2. Ô nhiễm nguồn nước Các nhà máy nhiệt điện vừa thải ra khói lại còn thải ra các chất độc hại xuống nguồn nước gây ra sự axit hóa môi trường, đây chính là một nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước. Hiện tượng axit hóa không phải bắt nguồn duy nhất từ nguồn gốc tự nhiên mà nó là kết quả sự biến đổi axit của khí SO2 (tỷ lệ 2/3) và của khí NOx (tỷ lệ 1/3) nhả ra từ cột khói của các nhà máy điện. 5.3.2. Hiệu ứng nhà kính Hiện tượng nóng lên toàn cầu đang diễn ra từng ngày. Các nhà máy nhiệt điện có sử dụng khí thiên nhiên với hàm lượng chủ yếu là mê tan có khả năng gây hiệu ứng nhà kính nhiều gấp 20 lần so với CO2. Những khí gây ra hiệu ứng nhà kính là CO2, CH4 vad N2O những khí này đều có nguồn gốc gây ra từ các nhà máy nhiệt điện. 5.3. Các phương pháp phân tích để thực hiện đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) Hiện có nhiều phương pháp có thể áp dụng trong đánh giá môi trường chiến lược. Việc áp dụng chúng trong ĐMC tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, phương pháp áp dụng đó phải thỏa mãn: - Có thể phân tích được xu hướng biến đổi và các mối liên quan dài hạn. - Có đủ mạnh để nắm bắt được những điều còn chưa chắc chắn và sự thiếu hụt về dữ liệu. - Có thể được sử dụng trong khuôn khổ thời gian và nguồn lực sẵn có cho ĐMC. Trong đánh giá môi trường chiến lược có thể áp dụng một trong các phương pháp sau: Các phương pháp chủ chốt: Phán xét của tập thể chuyên gia Ma trận mô tả các rủi ro và cơ hội GIS hoặc các phương pháp phân tích không gian khác. Phân tích xu hướng …vv Các phương pháp khác ít được sử dụng hơn: SWOT Xây dựng kịch bản Sơ đồ mạng lưới và sơ đồ hệ thống Mô hình hóa Phân tích đa tiêu chí, …vv 5.4.1. Phương pháp phán xét của chuyên gia Việc phán xét của chuyên gia là một quá trình thu thập dữ liệu trực tiếp từ các chuyên gia để trả lời cho câu hỏi cụ thể. Việc phán xét của chuyên gia là một phần không thể thiếu được của bất kỳ phương pháp luận nào về ĐMC. Các chuyên gia là những người có kinh nghiệm, và chuyên môn do đó nếu được tổ chức tốt, thông qua sự phán xét của chuyên gia có thể khai thác được kinh nghiệm lâu năm và chuyên môn sâu của họ. Những phán xét này – đặc biệt trong trường hợp thiếu hụt nhiều dữ liệu – có thể còn chính xác hơn những dự báo định lượng dựa trên nguồn dữ liệu không đầy đủ. Điều này không có nghĩa là “phỏng đoán”. Cách phức tạp nhất của phương pháp phán xét của tập thể chuyên gia là kỹ thuật Delphi. Phương pháp phán xét của chuyên gia cần tập trung vào việc làm rõ: Những giả định làm cơ sở của sự phán xét: khi nào rủi ro hay tác động xảy ra và nguyên nhân xảy ra. Những xu hướng biến đổi và những vấn đề tương lai cần xem xét khi phán xét các rủi ro này. Tính chất của các rủi ro được dự đoán. Những khu vực địa lý, những hệ sinh thái hoặc những nhóm bị ảnh hưởng chính. Những mối quan tâm liên quan đến rủi ro/tác động và tầm quan trọng tương đối của chúng khi so sánh với tình trạng cơ sở. Tầm cỡ của những điều còn chưa chắc chắn trong sự phán xét này. 5.4.2. Phương pháp ma trận Phương pháp ma trận cho khả năng xác định hoặc trình bày về: Tác động của các hoạt động phát triển được đề xuất tác động đến vấn đề môi trường khác nhau hoặc Sự tương thích hoặc xung đột giữa hoạt động phát triển được đề xuất và các mục tiêu môi trường liên quan. Phương pháp này đưa ra sự tóm tắt một cách trực giác các tác động theo cách than thiện với người sử dụng. Bởi vì có thể sử dụng nó để so sánh một cách nhanh chóng các ưu nhược điểm của các lựa chọn phát triển được đề xuất. Một ma trận đơn giản có thể giúp xác định được những tác động khác nhau của từng can thiệp đơn giản. Nhiều ma trận phức tạp hơn có thể cho thấy các tác động tích lũy của nhiều dự án đến các vấn đề và mục tiêu về môi trường. Các ma trận cơ bản có thể đánh dấu ghi nhận sự tồn tại của tác động hoặc sự xung đột/tương thích bằng cách sử dụng các ký hiệu đơn giản. Các ma trận phức tạp hơn có thể sử dụng nhiều các ký hiệu đặc trưng, điểm số các màu khác nhau hoặc mô tả bằng lời để trình bày về bản chất, quy mô tầm quan trọng và độ dài thời gian hay khả năng đảo ngược của mỗi tác động. Thông tin được trình bày phải dễ dàng cho việc kiểm chứng, bởi vậy ma trận cần được trình bày cùng với phần giải thích về bản chất của các tác động cụ thể. 5.4.3. Các phương pháp phân tích không gian: chập bản đồ và Hệ thống thông tin địa lý (GIS) Phương pháp này mô tả sự phân bố theo không gian của các vấn đề tác động liên quan. Chúng được thực hiện thông qua việc lập các bản đồ với các lớp thông tin khác nhau liên quan đến ĐMC. Những bản đồ này được chồng chập lên nhau. Các phương pháp phân tích không gian có thể dựa trên cơ sở xây dựng các bản đồ trên giấy trong suốt theo phương pháp thủ công hoặc xây dựng và xử lý các bản đồ điện tử. 5.4.4. Sơ đồ mạng lưới và sơ đồ hệ thống Sơ đồ mạng lưới và sơ đồ hệ thống có thể dùng trong ĐMC để minh họa: Các ảnh hưởng của quyết định đề xuất đến các quyết định sau đó và các tác động nổi bật đến các phát triển khác, hoặc Sự diễn tiến theo trình tự từ các tác động trực tiếp trước mắt lâu cho đến các tác động gián tiếp hoặc lâu dài hoặc tác động trễ hơn Sơ đồ mạng lưới chúng không minh họa về phạm vi không gian hoặc thời gian của các tác động và có thể trở nên rất phức tạp. 5.4.5. Phương pháp mô hình hóa Mô hình hóa tạo điều kiện thuận lợi cho việc mô phỏng các tác động môi trường. Việc xây dựng các mô hình thường rất tốn kém. Những mô hình đã được xây dựng và chấp nhận có thể được sử dụng lại nếu kiểm tra cẩn thận để đảm bảo rằng sự mô phỏng là phù hợp với các đặc điểm cụ thể của khu vực nghiên cứu. Mô hình hóa thường chỉ được sử dụng trong ĐMC khi các công cụ phân tích khác không thể đưa ra được các dự báo đầy đủ. Việc mô hình hóa môi trường thường được thực hiện theo các bước sau: Xác định các vấn đề cụ thể và các mối tương tác cần được mô phỏng. Xác định những giả định cốt lõi và ranh giới mô phỏng. Xác định mô hình thích hợp và tinh chỉnh nó phù hợp với tình hình địa phương và sự sẵn có của dữ liệu. Thu thập số liệu cơ bản về môi trường địa phương. Thu thập các thông tin đầu vào đã có trước đây và hiện tại và chạy mô hình để làm rõ và chuẩn hóa. Chạy mô hình với các kịch bản khác nhau được xem xét trong đánh giá. 5.4.6. Phương pháp phân tính đa tiêu chí Phân tích đa tiêu chí là việc đánh giá bằng các con số của tất cả các phương án lựa chọn trên một số tiêu chí và tổng hợp các đánh giá riêng lẻ thành một đánh giá tổng thể. Nó có thể được sử dụng để xác định một phương án tốt nhất, hoặc xếp thứ tự ưu tiên của các phương án lựa chọn hoặc đơn giản là để phân biệt những giải pháp có thể chấp nhận được và không chấp nhận được nhằm giới hạn số lượng các phương án có thể đưa vào danh sách sơ tuyển cho việc đánh giá chi tiết hơn về sau này. Phương pháp phân tích đa tiêu chí đòi hỏi: Các tiêu chí phải được xác định một cách cẩn thận và phản ánh được các hậu quả môi trường chính của các phương án đề xuất. Có sự đánh giá về tầm quan trọng/trọng số tương đối của các tiêu chí này. Có sự đánh giá về việc thực hiện các phương án với tất cả các tiêu chí đặt ra. Phân tích đa tiêu chí – nếu sử dụng không đúng cách – có thể không hướng tới sự đồng thuận đối với quyết định mà lại gây ra nhiều tranh cãi. Bằng cách trình bày những thông tin định lượng, phân tích đa tiêu chí có thể gây ra ấn tượng sai lệch về tính chính xác. Cái đó đôi khi che dấu đi một thực tế rằng tất cả các phân tích đa tiêu chí phụ thuộc rất nhiều vào việc đánh giá về giá trị. Phương pháp đa tiêu chí có thể dễ bị bóp méo bởi người sử dụng nó. Điều đó có thể làm suy giảm cho những cuộc thảo luận mang tính ý chí và biến chúng thành những cuộc tranh luận vô nghĩa về các con số. 5.4.7. Phương pháp phân tích xu hướng và ngoại suy Phân tích xu hướng và ngoại suy giúp diễn giải về các áp lực môi trường và các biến đổi xảy ra theo thời gian. Các xu hướng cần được phân tích theo một phạm vi thời gian chính xác. Việc trình bày xu hướng có thể khá đơn giản, ví dụ bằng một biểu đồ tuyến, hoặc bằng tập hợp các biểu đồ liên kết các xu hướng về môi trường với sự thay đổi về động lực của chúng. Nó có thể hỗ trợ để dự báo các tác động tương lai vì một số xu hướng có thể được ngoại suy dựa trên giả thiết rằng xu hướng này tiếp diễn trong khi động lực không thay đổi. Tuy nhiên, phải rất cẩn thận trong trường hợp ngoại suy một cách quá đơn giản mà không có sự cân nhắc gì đến sự biến hóa của các xu hướng trong trường hợp có các động lực khác nhau, xu hướng đó có thể đổi chiều hoặc có thể dẫn tới một điểm bị gấp khúc. 5.4.8. Phương pháp SWOT SWOT thường được dùng để đánh giá tình trạng hiện tại, nó nêu bật vai trò cốt lõi bên trong và bên ngoài cần được xem xét trong quá trình xây dựng CQK hoặc trong quá trình đánh giá. Phương pháp SWOT có những điểm mạnh sau: Giảm được số lượng lớn công việc bởi vì, chỉ cần tập trung vào việc tổng quan những vấn đề cốt lõi cần xem xét trong quá trình xây dựng CQK hoặc trong việc đánh giá. Là phương pháp hữu ích để nắm bắt các quan điểm khác nhau về tình trạng hiện tại và sẽ được sử dụng một cách tốt nhất cho các quá trình có sự tham gia của các bên khác nhau. Chỉ phụ thuộc vào kiến thức và trình độ chuyên sâu của các chuyên gia tham gia – ít đòi hỏi đến sự cung cấp các dữ liệu. Có thể thực hiện bằng sự đánh giá nhanh của một người hoặc bằng một quá trình đánh giá nhanh tình trạng hiện tại liên quan tới nhiều bên khác nhau. Có khả năng phân tích được những điều chưa chắc chắn. Có tính minh bạch cao. Tuy nhiên, phương pháp SWOT có những điểm yếu chủ yếu sau: SWOT có xu hướng dẫn đến làm quá đơn giản tình hình. Việc trình bày một cách đơn giản về các điểm mạnh và những điểm yếu sẽ không lý giải được rằng tại sao lại có những điểm mạnh và điểm yếu đó và liệu có hay không các mối liên kết giữa chúng. 5.4.9. Phương pháp kịch bản Kịch bản là sự mô tả có thể chấp nhận được về tình hình xảy ra trong tương lai trên cơ sở giả định cái gì, nếu … Kịch bản không phải là sự dự đoán về tương lai mà chỉ phác họa tình hình có thể xảy ra trong tương lai được phản ánh từ các hoạt động phát triển hiện tại và tương lai. Xây dựng kịch bản: Xây dựng kịch bản là việc cân nhắc đến những động lực chủ yếu và những vấn đề còn chưa chắc chắn có ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai. Kịch bản xây dựng dựa trên các câu hỏi sau đây: Cái gì là động lực chủ yếu? Cái gì là những vấn đề còn chưa chắc chắn chủ yếu? Cái gì là những vấn đề không thể tránh được? Cái gì xảy ra (nếu những vấn đề còn chưa chắc chắn trở thành hiện thực)? Sử dụng kịch bản trong công tác môi trường: Luôn luôn miêu tả tình trạng môi trường lúc ban đầu. Mô tả những động lực và những thay đổi có thể xác định được tình trạng môi trường trong tương lai. Xác định những vấn đề còn chưa chắc chắn mà có thể dẫn đến sự biến hóa khác của môi trường trong tương lai. Phác họa những tình hình có thể xảy ra trong tương lai. Các loại kịch bản: Kịch bản dự báo: Bắt đầu băng tình trạng hiện tại và sau đó xem xét đến phương án phát triển trong tương lai trên cơ sở một số giả định cụ thể. Kịch bản hồi cứu: Bắt đầu bằng một tầm nhìn tương lai (lạc quan, bi quan, trung hòa, ý nghĩ mong muốn, …vv) sau đó phân tích biện pháp chiến lược khác nhau để đạt được tình trạng đó. Kịch bản định tính: Hoàn toàn được trình bày dưới dạng văn mô tả, dễ hiểu và có thể miêu tả được quan điểm của các bên liên quan khác nhau, là cách đơn giản hơn để liên tưởng đến tương lai. Thường những giả định đưa ra là không rõ rang và thường không thỏa mãn được thông tin bằng những con số. Kịch bản định lượng: kịch bản này thường dựa trên các mô hình, các giả thiết đưa ra là rõ ràng hơn. Kịch bản này thường khó hiểu đối với những người không có chuyên môn, thông tin bằng các con số có thể bị hiểu nhầm và từ đó kịch bản sẽ sai nếu sử dụng để dự báo. Kịch bản này thường sử dụng cho những vấn đề môi trường cụ thể. 5.4.10. Nguyên tắc ứng dụng phương pháp đánh giá ĐMC ở Việt Nam Để có thể áp dụng phương pháp nào ở Việt Nam ta cần tuân thủ các nguyên tắc sau: Phương pháp đó có thể cung cấp được những thông tin có đủ độ tin cậy trong khuôn khổ thời gian và ngân sách có sẵn dành trong công tác ĐMC. Có thể phân tích được các xu hướng. Có thể gi nhận và phản ánh được những điều còn chưa chắc chắn. Có thể được sử dụng để xây dựng các phương án khác nhau. Có thể dễ hiểu đối với những người xây dựng CQK và các bên liên quan tham gia trong quá trình ĐMC. 5.4. Cơ sở pháp lý và cách thức tiến hành đánh giá môi trường chiến lược của Việt Nam Cơ sở pháp lý: - Luật Bảo vệ môi trường; - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; - Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; Cách thức tiến hành: Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Chi tiết cụ thể xem phụ lục. Để hiểu rõ hơn mục 5.6 xin trình bày ảnh hưởng của quy hoạch xây dựng lưới phân phối tới môi trường. 5.5. Đánh giá ảnh hưởng của quy hoạch xây dựng lưới phân phối tới môi trường 1. Tác động kinh tế xã hội a. Tác động tích cực Với việc cấp nguồn điện đầy đủ kết hợp với yếu tố giao thông sẽ thúc đẩy sự phát triển của kinh tế địa phương, nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân, rõ rệt nhất là các vùng núi, vùng sâu vùng xa nơi chưa có điện. Cụ thể: Nhờ có điện mà có điều kiện để mở rộng sản xuất các ngành nghề truyền thống của địa phương. Có điều kiện phát triển một số ngành nghề sản xuất mới có năng suất và chất lượng sản phẩm cao. Góp phần nâng cao năng suất lao động cho các ngành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Thay thế các thiết bị cũ bằng các máy móc thiết bị mới dùng điện có năng suất cao, cải thiện điều kiện lao động, có thể tạo điều kiện cho lao động về đêm mà những trước đây ko có điện ko đủ anh sang không thể làm được. Với nguồn cung cấp điện đầy đủ sẽ góp phần trong việc nâng cao dân trí, đời sống văn hóa xã hội: Khi có điện sẽ tạo điều kiện cho người dân mua sắm các thiết bị nghe nhìn: radio, catset, TV, internet,… sẽ được sử dụng, thông tin về văn hóa, sản xuất sẽ đến với họ. Có điện có đủ ánh sang, điều kiện học tập, giảng dạy của hocjsinh và thầy cô giáo được cải thiện, góp phần tăng thời lượng tiếp xúc sách vở nhiều hơn. Có điều kiện mở các cơ sở đào tạo nghề, kỹ thuật cho người lao động. Cải thiện điều kiện làm việc cho chính quyền sở tại, tạo điều kiện họ nâng cao khả năng lãnh đạo, trách nhiệm với nhân dân nhiều hơn. Cải thiện và nâng cao các chất lượng dịch vụ: Các trạm xá có điều kiện chăm sóc bệnh nhân tốt hơn, các tiềm năng du lịch địa phương được khai thác sử dụng, tạo ra công ăn việc làm. Chợ và nhà hàng có điều kiện chăm sóc khách hàng tốt hơn. b. Các tác động tiêu cực - Đó là các tệ nạn xã hội, cũng như các nhận thức yếu kém trong vấn đề tiếp cận thông tin, trong internet cũng như sử dụng các thiết bị chiếu phim ảnh không đúng mục đích gây ra các hậu quả xấu. - Chiếm đất: Mỗi một đường dây tải điện đều phải có một hành lang an toàn lưới điện. Trong một số trường hợp việc đảm bảo an toàn lưới điện sẽ ảnh hưởng đến sản xuất. Ví dụ đối với đường dây 35 kV trên không độ rộng cho đường dây và hành lang an toàn thì khoảng: 4m. Nếu đường dây này xây dựng ở vùng đất dành cho nông nghiệp như ruộng và nương trồng hoa màu thì không bị ảnh hưởng đến sản xuất. Nhưng nếu đường dây này được xây dựng vùng đất dành cho lâm nghiệp trồng rừng thì có một diện tích đáng kể không được sản xuất (trồng các loại cây lấy gỗ lâu năm) hoặc một diện tích rừng phải bị chặt bỏ khi xây dựng đường dây là đáng kể (khoảng4.1000/1000 = 4 km2/1km chiều dài đường dây). Ngoài ra dưới tác dụng của từ trường thúc đẩy nhanh hơn các phản ứng hóa học làm cho môi trường thêm ô nhiễm. - Mất thẩm mỹ: nếu ta xây dựng nhiều đường dây chồng chéo lên nhau sẽ gây ra mất mĩ quan và một diện tích đất có vị trí thuận lợi bị bỏ hoang. Hình 5.1. Hàng trăm ha đất “vàng” bị bỏ hoang do lưới điện (nguồn Internet) Hình 5.2. Mạng nhện “điện” giữa thành phố (nguồn Internet) Mặt khác một số đường dây quy hoạch trước đây chưa tính đến sự phát triển của đô thị nên vô tình chung tạo nên mạng nhện “điện” trong các thành phố. Các cột điện này đã xây dựng lâu năm, lại không được gia cố do đó trở thành hiểm họa khôn lường cho những người sống dưới đường dây nhất là vào mùa mưa bão. Các công trình văn hóa tâm linh đặt ngay cạnh các trạm điện, đường dây làm cho giá trị của chúng bị hạ xuống. - Các ảnh hưởng do tiếng ồn, bụi phế thải trong quá trình thi công xây dựng các công trình lưới phân phối tuy không đáng kể nhưng phải bố trí các trạm xa khu vực dân cư. 2. Tác động đến tự nhiên Nơi có đường dây đi qua, các hệ thực vật bị ảnh hưởng nhiều nhất, một số loại cây quý, các thảm thực vật phải chặt bỏ để đảm bảo an toàn hành lang, môi trường sống của không ít các động vật bị ảnh hưởng. Khi điện đưa đến các vùng xa tạo điều kiện cho cuộc sống người dân nâng lên, nhưng cùng với nó các nhu cầu về cuộc sống đã nảy sinh các tệ nạn săn lùng các động thực vật quý hiếm. Việc xây dựng các công trình các khu vực rừng núi ảnh hưởng đến cuộc sống các động thực vật. Điều này là do vận hành các xe cơ giới gây ra các tiếng ồn, một số công nhân cũng thừa dịp để săn bắt lấy các động thực vật quý hiếm. Tuy nhiên điều này chỉ là tạm thời. Các chất thải phát ra trong quá trình xây dựng các công trình điện như dầu, khí do các máy móc phát ra nhất là các máy công suất lớn như máy san, máy ủi dùng nhiên liệu là dầu lượng CO2 là đáng kể, nhưng có thể chấp nhận được do thời gian thực hiện ngắn, tạm thời. Các nước thải do công nhân dùng trong việc tẩy rửa máy móc thiết bị chỉ có tác dụng trong thời gian thi công công trình. Khi thi công một số công trình bắt buộc phải san ủi, đào xới nên việc ảnh hưởng đến thảm thực vật và động vật là có. Các dòng suối bị đào, ngăn dòng chảy sẽ ảnh hưởng đến đời sống của thủy sinh. Tuy nhiên tác động này sẽ chấm dứt khi công trình hoàn thành. 3. Kết luận chung Khi thi công xây dựng các công trình lưới phân phối, rõ ràng là có ảnh hưởng tới môi trường, tuy nhiên lợi ích về mặt kinh tế xã hội là rất lớn, và các ảnh hưởng tới môi trường có thể giảm thiểu đến mức cho phép, nếu ta lựa chọn phương pháp, biện pháp thi công công trình quy hoạch một cách hợp lý. Nếu làm được điều này, giá trị của công trình mang lại sẽ càng lớn hơn. 5.7. Kết luận rút ra Ô nhiễm toàn cầu không chỉ là vấn đề của riêng một cá nhân nào mà nó đang đã và sẽ là vấn đề lớn của nhân loại. Đây sẽ là vấn đề thời sự nóng hổi và sẽ được đề cập nhiều. Việc nghiên cứu đầy đủ về môi trường là rất khó khăn và phức tạp đòi hỏi nhiều thời gian và công sức cũng như có một phương pháp luận đúng đắn. Trong báo cáo này tác giả chỉ đưa ra bàn luận được một vài ý kiến nhỏ về môi trường hiện nay, cũng như các phương pháp để đánh giá về môi trường dựa trên các tài liệu nghiên cứu được đăng tải, việc đánh giá một cách chi tiết cụ thể để trở thành một cơ sở khoa học hoàn toàn nằm ngoài khả năng của tác giả. Cũng theo nội dung đã được trình bày cho thấy việc đánh giá tác động môi trường trong mỗi dự án đã có cở sở pháp lý rõ ràng trong các văn bản của nhà nước. Do đó đánh giá tác động môi trường là cần thiết, và phương pháp đánh giá phải đúng đắn nhằm đưa ra một sự lựa chọn, cũng như quyết hợp lý. Bởi sự lựa chọn đó ảnh hưởng tới việc đảm bảo được sự hài hòa giữa nhu cầu phát triển và tác động tiêu cực vì mục tiêu phát triển bền vững lâu dài. Điều này hoàn toàn phù hợp với chính sách của Đảng và Nhà nước ta. PHẦN IV TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC Định hướng công tác Sau 3 tháng làm việc Trung tâm 1 của Viện Khoa học năng lượng, tôi nhận thấy với năng lực của bản thân và sự giúp đỡ của mọi người trong trung tâm tôi có thể hoàn thành tốt các công việc được giao. Tôi cũng nhận thấy Trung tâm nghiên cứu Hệ thống năng lượng là nơi tôi mong muốn được tiếp tục làm việc. Tôi sẽ cố gắng phát huy khả năng, hoàn thiện kỹ năng và học tập nâng cao kiến thức chuyên môn để thực hiện tốt công việc của Trung tâm và Viện giao phó. Ý thức trách nhiệm và kỷ luật lao động - Thực hiện các công việc được giao đảm bảo đúng chất lượng, số lượng và tiến độ. - Có trách nhiệm bảo vệ tài sản chung. - Có ý thức giữ gìn vệ sinh chung. - Thực hiện các nghĩa vụ của một công chức. Trên đây là báo cáo kết quả quá trình thử việc vừa qua của tôi. Kính đề nghị Ban Lãnh đạo Viện xem xét công nhận hết thử việc và tạo điều kiện cho tôi được tiếp tục công tác tại Trung tâm nghiên cứu Hệ thống năng lượng, Viện Khoa học năng lượng - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Hà Nội, ngày tháng năm 2009 NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO Nguyễn Thanh Quảng TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Lân Tráng – Quy hoạch năng lượng, ĐHBK Hà Nội (phần dành cho Sau đại học). Lã Văn Út – Tài liệu giảng dạy sau đại học. Bùi Huy Phùng – Tài liệu đánh giá môi trường chiến lược, tài liệu phân tích tài chính dự án. Một số luận văn cao học khóa 2006 – 2008 ngành Hệ thống điện. Tài liệu của một số anh chị em trong cơ quan cùng. Phan Đăng Khải – Cung cấp điện (tài liệu dành cho sau đại học) Tổng sơ đồ VI. Bùi Xuân Phong – Bài giảng Quản trị dự án đầu tư/ ngành Kinh tế quản lý – Học viện Bưu Chính Viễn Thông. Nguyễn Tấn Bình – Tài liệu bài giảng Phân tích tài chính doanh nghiệp/ chuyên ngành Kinh tế quản lý – Đại học mở TP Hồ Chí Minh. PHỤ LỤC PHẦN III PHỤ LỤC CHƯƠNG I Các nhà máy điện tính đến năm 2008 (nguồn EVN) TT Tên nhà máy điện Công suất lắp đặt (MW) Công suất khả dụng (MW) I Tổng công suất 15826 15250 II Nhà máy thuộc EVN 10707 10161 1 Thuỷ điện 5245 5337 Hoà Bình 1920 1960 Thác Bà 108 120 Quảng Trị 64 64 Vĩnh Sơn 66 66 Ialy 720 720 Sê San 3 260 260 Sông Hinh 70 70 Trị An 400 440 Thác Mơ 150 150 Đa Nhim 160 160 Hàm Thuận 300 300 Đa Mi 175 175 Tuyên Quang 342 342 Đại Ninh 300 300 A Vương 210 210 2 Nhiệt điện than 1545 1505 Phả Lại 1 440 400 Phả Lại 2 600 600 Uông Bí 105 105 Uông Bí mở rộng 300 300 Ninh Bình 100 100 3 Nhiệt điện dầu 200 186 Thủ Đức 165 153 Cần Thơ 35 33 4 Tua Bin Khí 3248 2933 Bà Rịa 399 322 Phú Mỹ 2.1 982 880 Phú Mỹ 1 1138 1065 Phú Mỹ 4 468 440 Thủ Đức 111 90 Cần Thơ 150 136 5 Diesel và Thuỷ điện nhỏ 457 200 III Ngoài EVN 4569 4539 Amata 13 13 Bourbon 24 24 Cà Mau 500 500 Cái Lân 39 39 Cần Đơn 78 78 Cao Ngạn 115 110 Đạm Phú Mỹ 18 18 Formosa 150 150 Hiệp Phước 375 375 Na Dương 110 110 Phú Mỹ 2.2 733 715 Phú Mỹ 3 733 726 Sê San 3A 108 108 Srokphumieng 51 51 Cà Mau1 & 2 1500 1500 Nhơn Trạch 1 450 450 Vê Đan 72 72 IV Mua Trung Quốc 550 550 Diễn biến cơ cấu tiêu thụ điện giai đoạn 1990 - 2008 (nguồn EVN) TT Cơ cấu tiêu thụ 1990 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 1 Công nghiệp 2845 9088 10394 12681 15202 17893 21302 24290 29152 33110 Tỷ trọng (%) 46 40,6 40,4 42 42 45 47 47,4 49,9 50,2 2 Nông nghiệp 587 428 478 506 555 551 574 560 566 661 Tỷ trọng (%) 9,5 1,9 1,9 1,7 1,7 1,4 1,3 1,1 0,9 1,0 3 Gia dụng 2035 10986 12646 14333 15991 17656 19831 22015 23925 26602 Tỷ trọng (%) 32,9 49,0 49,1 47,4 47,4 44,6 43,4 42,9 40,9 40,3 4 Phi CN 718 1895 2227 2708 3087 3496 3896 4430 4770 5553 Tỷ trọng (%) 11,6 8,5 8,6 9 9 8,8 8,5 8,6 8,0 8,5 5 Điện Thương phẩm 6185 22404 25858 30228 34841 39597 45603 51296 58412 65926 Tăng trưởng (%) 14,60 15,42 17,4 13,9 13,7 15,2 12,48 13,8 12,8 6 Bình quân đầu người (kWh/ng/năm) 93 289 338 382 435 478 567 640 718 765 7 Tỷ lệ điện cho tổn thất và tự dùng (%) 25,4 15,3 15,1 15 14,1 14,3 13,2 12,9 12,5 12,35 PHỤ LỤC CHƯƠNG III Tìm cấu trúc tối ưu cho lưới 4 nút phụ tải theo phương pháp cận và nhánh O 1 2 3 4 I1 I2 I3 I4 d k b O 1 2 3 4 a d c Graph đầy đủ Cây của graph Giả sử có lưới điện 4 nút phụ tải và 1 nút nguồn có đồ thị graph đầy đủ như hình 4.3. Khi đó các bước tiến hành của phương pháp cận và nhánh như sau: - Bước 1: Lập cây phương án (hình 4.5), từ đỉnh O (là graph hoàn toàn của lưới điện thiết kế) ta xác định W1, W2 và W theo phương pháp đã biết. O F A B C L E D K M N P a O b d c I k d O O O O - Bước 2: Ứng với điểm O ban đầu của cây phương án vẽ các nhánh liên tiếp về phía tay phải theo thứ tự tăng dần: cạnh a ngắn hơn cạnh b, cạnh b ngắn hơn cạnh c, cạnh c ngắn hơn cạnh d… cho đến (n-1) cạnh. Tập các cạnh vừa thu được chính là cây bao trùm nhỏ nhất. Cây phương án Theo giả thiết ta có 5 đỉnh nên ở đây a, b, c, d chính là cây bao trùm nhỏ nhất. Đỉnh O, A, B, C, D mô tả tập hợp các cây của graph lưới điện, ví dụ đỉnh O ứng với tập hợp tất cả các cây của lưới điện (n(n+2) phương án). Đỉnh A ứng với tập tất cả các phương án bắt buộc chứa nhánh a và 3 nhánh bất kỳ khác. Đỉnh B ứng với tập hợp tất cả các phương án bắt buộc chứa nhánh a, b và 2 nhánh bất kỳ khác … Tại D ta có một cây bao trùm duy nhất (chính là cây bao trùm nhỏ nhất) nên ta có thể tính được giá trị hàm mục tiêu của cây đó: Z0 = W1D + W2D Vì đây là cây bao trùm nhỏ nhất nên Z1D = W1D = W1. Ta lấy giá trị ZD làm mốc để so sánh và bắt đầu đi ngược lên đỉnh C. - Bước 3: Từ đỉnh C rẽ trái, nguyên tắc rẽ trái là bỏ nhánh vừa đi lên (nhánh d) tới đỉnh E. E là tập hợp các cây có chứa a, b, c và không chứa d. W1E là cây bao trùm nhỏ nhất nhưng có điều kiện là cây chứa a, b, c và không chứa d. W2E lấy gần đúng bằng minZ2 đã tính từ ban đầu (ta biết W2E < minZ2). Suy ra: WE = W1E + W2E = W1E + W2; So sánh WE với ZD; Nếu WE > ZD thì suy ra: Trong tập các phương án ứng với E không có phương án tối ưu, do đó quay lại C và đi lên đỉnh B. Nếu WE < ZD thì ta phải phân nhánh tiếp. - Bước 4: Với giả thiết WE > ZD thì ta quay lại C và đi lên B rồi rẽ nhánh lên F. F là tập hợp các cây có chứa a, b và không chứa c nhưng có thể chứa d. Ta có: WF = W1F + W2F = W1F + W2; W1F là Z1 của cây bao trùm nhỏ nhất của các cây ở đỉnh F. W2 = minZ2 (đã tính từ đầu). - Bước 5: Giả sử WF < ZD thì ta đi từ đỉnh F đi về phía tay phải theo các nhánh có chiều dài tăng dần đến đỉnh K. K là cây bao trùm nhỏ nhất có điều kiện chứa a, b không chứa c. Tìm ZK = W1K + W2K Z2K tỉ lệ với Lij.Pij của một cây bao trùm nhỏ nhất có điều kiện tại đỉnh K. Nếu ZK > ZD thì ta lấy ZD làm mốc so sánh. Nếu ZK < ZD thì ta lấy ZK làm mốc để so sánh tiếp. - Bước 6: Giả ZK < ZD thì từ đỉnh K lên đỉnh I rẽ trái đến đỉnh N. N là đỉnh có các phương án chứa a, b, d nhưng không chứa cạnh c và k. Ta có: WN = W1N + W2N = W1N + W2 Giả thiết WN > ZK, suy ra tại đỉnh N không có phương án tối ưu, do đó ta quay về đỉnh I, đi lên F. - Bước 7: Từ F rẽ sang trái tới đỉnh P. P là tập hợp các phương án có chứa cạnh a, b song không chứa c, d. Ta có: WP = W1P + W2P = W1P + W2 Giả sử WP > ZK, suy ra ta chuyển lên bước 8. - Bước 8: Từ P, quay về B đi lên A rồi rẽ trái tới đỉnh L. L là tập hợp các phương án chứa cạnh a song không chứa b. Ta có: WL = W1L + W2L = W1L + W2 Giả sử WL > ZK, suy ra ta chuyển lên bước 9. - Bước 9: Từ A đi lên O rẽ trái tới đỉnh M. M là tập hợp các phương án không chứa cạnh a song có thể chứa b, c. Ta có: WM = W1M + W2M = W1M + W2 WM > ZK thì thuật toán dừng vì không thể tìm được phương án nào có chi phí tính toán nhỏ hơn ZK. Kết luận: Với các giả thiết như trên thì phương án tối ưu ứng với đỉnh K. K là phương án chứa các cạnh a, b, d, k Xây dựng lưới trong một số trường hợp 1. Lưới nhỏ nhất 2 điểm Bài toán xây dựng cấu trúc hợp lí có thể xuất hiện trong trường hợp đơn giản nhất chỉ có một nguồn và một hộ tiêu thụ, chỉ không có các ràng buộc lời giải hợp lí mới là đoạn thẳng nối giữa nguồn và hộ tiêu thụ. Tải Nguồn Trong điều kiện xí nghiệp, hộ tiêu thụ và khu dân cư có các mắt lưới hình vuông góc có n đoạn nằm ngang và k đoạn nằm dọc với số ô là số nguyên gần điểm nguồn và điểm tải, các đoạn lưới theo điều kiện hạn chế về lãnh thổ được xác định theo biểu thức: Trong trường hợp này lưới ngắn nhất không còn là một đường thẳng nối giữa hai điểm mà là đường gãy khúc gồm nhiều đoạn thẳng. Lời giải cùng giá trị cho như hình vẽ. Từ đó lựa chọn lời giải chấp nhận được một các tốt nhất theo điều kiện cụ thể của xí nghiệp. Đặc điểm của tuyến dây nối hai điểm của hệ thống là các đoạn vuông góc, để tiện lợi cho sử dụng, giả thiết rằng các đoạn có thể phân bố theo vi trí bất kỳ theo cạnh dọc và cạnh ngang. Ở các đỉnh không có liên hệ của nó phân bố các điểm nguồn và tải, nghĩa là “xóa” nó trong hai chiều tạo thành “miền di động của lưới” dạng đầu tiên. Trong miền di động này các đoạn của nguồn lưới và tải có độ dài không thay đổi nhưng có cấu trúc khác nhau. Chi phí qui dẫn của nguồn và tải bằng: Z = z(ST).l(N,T). (3.1) Vì rằng suất chi phí qui dẫn trên một đơn vị chiều dài z theo cấu trúc đường dây được lựa chọn xác định theo điều kiện lắp đặt bởi hàm chỉ có phụ tải của hộ tiêu thụ T nên cực tiểu của hàm Z chính là lưới có chiều dài cực tiểu giữa nguồn và tải l(N,T). 2. Lưới nhỏ nhất 3 điểm Lưới có một nguồn (N) và hai hộ tiêu thụ (T) có thể xây dựng xuất phát từ hai cách đi, mỗi cách đi là một trường hợp riêng của các trường hợp xây dựng tổng quát. Cách đi đầu tiên coi việc nối các hộ tiêu thụ 1 và 2 bằng một đoạn lưới như đã làm đối với hai điểm. Sau đó nối với nguồn N (điểm 3) a b 3 3 1 2 1 2 0 Hình 3.6 Nhưng khi đó đoạn 1 – 2 được biến đổi bằng cách bổ sung chi phí qui dẫn tổng khi chuyển từ lưới nhỏ nhất của hai điểm 1 – 2 Lmin2(1,2) sang lưới nhỏ nhất 3 điểm Lmin3 (1,2,3) và chi phí của lưới qui dẫn ba điểm là nhỏ nhất. Z(1, 2, 3) = z1.l(1,0) + z2.l(2,0) + z3.l(3,0). (3.2) Điều này đạt được bằng cách dịch chuyển đoạn 1 – 2 về vị trí biên 1 – 0 – 2 phù hợp với giới hạn của miền chuyển dịch gần điểm 3, và nối điểm 3 theo đường đi ngắn nhất 3 – 0 tạo thành nút 0 của lưới. Miền di động chỉ còn đoạn 0 – 2. Ta nhận được cấu trúc 3 tia của lưới lmin3(1, 2, 3). Trong hình 3.6 nêu lên khả năng chắp nối có thể có của ba điểm. Tương ứng với các trường hợp phân bố các điểm thứ 3 có thể có, khi đó cấu trúc của lưới ngắn nhất giữa ba điểm Lmin3(1, 2, 3) nhận được là mặt phẳng bao quanh các điểm 1 và 2 có thể tách thành ba kiểu miền cấu trúc được hoàn toàn xác định Lmin3(1, 2, 3). 1) Nếu điểm 3I nằm trong dải 1’ – 1 – 1’’ và điểm thứ 3II nằm trong miền 2’ – 2 – 2’’ ta có cấu trúc trục chính của lưới nhỏ nhất tương ứng với dạng 2 – 1 – 3I và 1 – 2 – 3II. 2) Nếu điểm 3III nằm trong dải 1’ – 1 – 1I – 2 – 2’ và 1’’ – 1 – 1I – 2 – 2’’ ta có cấu trúc lưới 3 tia tạo nên bởi các nút 1I và 0 tương ứng. 3) Nếu điểm 3V nằm trong dải 1 – 1I – 2 – 2I là hình chữ nhật của dải di động 1 – 2 ta có cấu trúc hình tia. Các điểm 1, 2 được nối trực tiếp bằng các đoạn hình tia từ điểm nguồn N tới điểm 3V. trong đó: a, b – cấu trúc trục chính; c, d – cấu trúc 3 tia; e – cấu trúc hình tia. Trên hình trên rõ ràng không xuất hiện cấu trúc hình tia của lưới nếu như nối đầu trên các cặp điểm, khoảng cách giữa chúng nhỏ hơn khoảng cách giữa các cặp điểm còn lại. Khoảng cách giữa hai điểm 1 và 2 là l(1, 2) trong điều kiện lãnh thổ có các mắt lưới hình chữ nhật có các đoạn được xác định bằng tổng chiều dài các đoạn của các khoảng: l1(1,2) = l1(1,1I) + l2(1I,2) (3.3) Khi đặt vào hệ thống tọa độ có trục hoành x song song với các đoạn nằm ngang và trục tung y song song với các đoạn dọc ta nhận được khoảng cách giữa các điểm l(x1,y1) và 2(x2,y2) có các tọa độ tương ứng với các x1, y1 và x2, y2. l1(1,2) = |x1 – x2| + |y1 – y2| (3.4) Thông thường khi so sánh khoảng cách giữa các điểm trên mặt phẳng chứa chúng để tìm điểm gần nhất với điểm đã cho, về tư tưởng người ta đưa vào hình tròn có tâm ở điểm 1 đi qua điểm 2 cần tìm. Nếu trong vòng tròn giới hạn bởi hình tròn không có điểm nào khác ngoài 1 thì 2 là điểm gần nhất với 1. Vai trò của hình tròn không có điểm nào khác ngoài 1 thì 2 là điểm gần nhất với 1. Vai trò của hình tròn khi khoảng cách được xác định theo (3.4) làm nhiệm vụ của hình vuông có phương trình: |x1 – x2| + |y1 – y2| = R 1 2 2’’ 2’ 1’’ 1’ 31 1 1’ 1’’ 2 2’’ 2’ 3II 1 1’ 1’’ 2 2’’ 2’ 3III 1 1’ 1’’ 1 1’ 1’’ 2 2’’ 2’ 2 2’’ 2’ 3IV 3V a) b) c) d) e) 1I 2I 1I 2I 1I 2I 1I 2I 1I 2I Hình3.7. 1 2R 2 Các đường chéo của hình vuông này song song với trục tọa độ có chiều dài bằng 2R. Vòng tròn này cũng được gọi là vòng tròn bậc nhất vì rằng tất cả các điểm của nó nằm cách tâm một khoảng cách R bán kính của nó. Biện pháp khác, trong trường hợp Lmin3 đưa tới kết quả trùng với kết quả được mô tả kết thúc việc tìm vị trí nút 0 của lưới đạt được cực tiểu trong đó khoảng cách được xác định theo (3.4) nghĩa là cực tiểu biểu thức: Ở hàm (3.4) đạo hàm không thực hiện được ở tất cả các điểm do có biểu thức của dấu của mô dul, nhưng nhờ hàm dấu sign có thể viết: trong đó: Cực tiểu của (3.5) đạt được ở điểm x0 trong đó (3.6) thay đổi dấu (hoặc bằng không). Trong thí dụ khảo sát 3 điểm hình 3.6: x1 < x3 < x2; +) khi x < x1 thì Z’x = - (Z1 + Z2 + Z3) < 0; +) khi x1 0; (3.7) +) khi x3 0 hoặc Z’x < 0; +) khi x > x2: Z’x = (Z1 + Z2 + Z3) > 0; Các trường hợp mô tả trong ngoặc xảy ra tương ứng với: Z1 ≥ Z2 + Z3 ; Z2 ≥ Z1 + Z3 Và trong thực tế không cần quan tâm. Điều kiện hợp nhất hai điểm đường dây đi cạnh nhau thành một này không phù hợp về điều kiện kinh tế vì rằng đơn vị chiều dài đường dây hợp nhất cũng bằng chừng ấy thậm chí về kinh tế đắt hơn đơn vị chiều dài của hai đường dây song song. Bài toán nối cấu trúc lưới ở đây không có gì đặc sắc vì tất cả các hộ tiêu thụ được nối hình tia với nguồn. từ (3.7) thấy rằng (3.6) thay đổi dấu khi x = x0 = x3. Đó chính là hoành độ của nút cực tiểu. Tương tự lấy vi phân Z theo y ta tìm được tung độ của nút 0 cần tìm là y1. Từ bất đẳng thức ( 2.7) ta thấy rằng điều kiện hợp nhất các phần tử của lưới một cách hợp lý là: z3 < z2 + z1 ; z2 < z1 + z3; (3.8) tính kinh tế của (3.8) có nghĩa là chiều dài của đoạn hợp nhất cần phải có suất chi phí qui dẫn nhỏ hơn tổng dẫn suất qui dẫn của hai đoạn được hợp nhất. Ý nghĩa hình học của (3.8) là nếu như đạt suất chi phí qui dẫn ở dạng các đoạn thẳng theo một tỷ lệ xích nào đó từ đó xây dựng một tam giác. Do tính chất đối xứng của (3.8) suất chi phí qui dẫn tương đối của tất cả 3 đoạn vị trí tối ưu của nút 0 không phụ thuộc vào chiều truyền tải điện năng theo lưới. Cuối cùng vì điều kiện (3.8) được thực hiện khi z1 = z2 = z3, khi đó lưới cực tiểu là đường đi ngắn nhất Đmin, nên các ràng buộc của lưới hình chữ nhật lưới đường đi ngắn nhất Đmin trùng với lưới cực tiểu Lmin. 3. Lưới bốn điểm Cực tiểu của lưới 4 điểm: 3 điểm tải và 1 điểm nguồn có thể được xây dựng tương ứng với các phương pháp ban đầu bằng các cách sau. - Bước 1: Nối các điểm T 3 và 4 gần nhất tạo thành dải di chuyển loại một hình 3.8. - Bước 2: So sánh khoảng cách giữa các điểm 1 và 2 và một trong các điểm là giới hạn của dải di chuyển 3, 4. Các điểm gần nhất ở bước 1 và 2 đã cho ta nối chúng và dải di chuyển được tạo thành. - Bước 3: Nối phần lưới nhận được của các bước trước bằng đoạn O1O2. Chúng có thể dịch chuyển song song với chính nó từ điểm x1 và x3 ( tọa độ các điểm thứ 1 và thứ 3), khi tạo thành dải di động kiểu 2 ( hình 3.8.b). Độ dài của lưới khi đó không thay đổi. Di chuyển nút O1 và O2 thay đổi dải dịch chuyển của các đoạn lưới 2 – O1 và 4 – O2 (hình 3.8 b) Lưới nhận được là lưới có đường ngắn nhất Lmin4(1, 2, 3, 4). IIÊ I 2 1 4 3 a) 1 2 3 4 b) Hình 3.8 III O2 O1 Khi vị trí nguồn N cho trước, ví dụ như điểm 4, phụ tải của tất cả các điểm lưới và suất chi phí qui dẫn z được xác định. Để nhận được lưới cực tiểu Lmin từ đường đi ngắn nhất Đmin của các đoạn 01 và 02 sẽ lệch về phía chỉ ra bằng chữ cái z1 và z2 khi z1 +z4 > z2+ z3 và về phía ngược lại khi dấu của bất đẳng thức ngược lại trong giới hạn dải dịch chuyển của nó. Trong trường hợp tổng quát để tìm lưới cực tiểu Lmin từ đường đi ngắn nhất Đmin của các đoạn dịch chuyển kiểu 2 lệch về phía có tổng suất chi phí qui dẫn của các đoạn vuông góc với chúng là nhỏ nhất nên rút ngắn được chiều dài của các đoạn sau. PHỤ LỤC CHƯƠNG IV Tính quy đổi theo thời gian của tiền tệ Ta nghiên cứu vấn đề này trong hai trường hợp: lợi nhuận và chi phí mỗi năm là bất kỳ, lợi nhuận và chi phí mỗi năm là như nhau. Kết hợp cả hai trường hợp này ta có trường hợp tổng quát. 1. Lợi nhuận và chi phí mỗi năm là bất kỳ 1.1. Biểu đồ dòng tiền tệ Biểu đồ tiền tệ như hình vẽ 4.1. Tại mỗi mốc thời gian có vẽ một mũi tên. Hướng xuống thể hiện tiền tệ âm, hướng lên thể hiện giá trị tiền tệ dương. Nếu gọi Ai là giá trị lãi ròng tại thời điểm i thì: Ai = Bi – Ci Trong đó: Bi – doanh thu. Ci – Chi phí ở năm thứ i. Nếu Bi > Ci thì Ai dương và ngược lại. Ai A1 A2 0 P An F Hình 4.1. Biểu đồ dòng tiền tệ năm 1.2. Quy đổi tiền tệ về cùng một mốc thời gian Lợi nhuận thường quy ra tiền để dễ so sánh, tại mỗi thời điểm khác nhau giá trị đồng tiền lại thường không giống nhau. Nguyên nhân là do: lạm phát nên đồng tiền mất giá, nếu không dùng tiền đầu tư vào dự án có thể đầu tư vào nơi khác sinh lợi. Do đó nếu năm đầu tư là 1 đ thì năm sau giá trị của nó là (1 + r) đ. Ta gọi r là hệ số quy đổi hay còn gọi là hệ số chiết khấu, năm thứ n sẽ là: (1 + r)n. Nếu năm nay đầu tư là A thì năm n sẽ là A(1 + r)n. Ngược lại nếu năm sau có số tiền là B thì năm nay có giá trị B/(1+r), nếu sau năm n có B thì năm nay là B/(1+r)n.r càng lớn thì thời gian bỏ vốn càng xa. Người ta gọi r = MARR là suất thu lợi tiêu thụ tối thiểu chấp nhận được hay mức lãi suất thấp nhất mà nhà đầu tư yêu cầu. Nếu gọi Bi là lợi nhuận ở năm thứ i và Ci là chi phí ở năm thứ i thì giá trị qui về hiện tại (Net Present Value – NPV) của lãi ròng (Net Benefit): (B0 – C0); (B1 – C1); (B2 – C2) … (Bn – Cn), có thể biểu diễn bằng công thức sau: Như vậy NPV phụ thuộc vào r và giá trị dòng tiền mặt và giá trị của n. Khi NPV = 0 nghĩa là dự án đã trang trải hết chi phí bỏ ra và có mức lãi bằng suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được. Đôi khi người ta không quy đổi về năm 0 mà về năm k nào đó khi đó có thể tính như sau: Trong các công thức trên ta giả thiết là r không thay đổi thực tế không phải vậy. Nếu chủ đầu tư đang thiếu vốn, việc bỏ tiền ra càng sớm càng khó khăn về tài chính thì r có xu thế giảm theo thời gian. Ngược lại nếu chủ đầu tư đang thừa vốn, việc bỏ tiền ra càng sớm càng dễ dàng về tài chính thì có xu thế tăng theo thời gian. 2. Lợi nhuận và chi phí mỗi năm là giống nhau trong một số năm của đời sống dự án Khi lợi nhuận và chi phí mỗi năm là giống nhau ta có biểu đồ dòng tiền tệ như hình 4.2. Khi đó ta có: F = P(1 + r)n. P = ; Ai A1 A2 0 P An F Hình 4.2. Biểu đồ dòng tiền tệ năm 1 i n 2 và A = F Hay ta có: hay tương đương: Và: 3. Tính hệ số hoàn vốn nội tại IRR Như đã nói ở trên IRR là mức lãi suất r mà nếu dùng nó làm hệ số chiết khấu để quy đổi dòng tiền tệ của phương án về giá trị hiện tại của lãi ròng thì: = 0 Tức là khi đó giá trị qui về hiện tại của thu nhập BPV sẽ cân bằng giá trị qui về hiện tại của chi phí CPV. Điểm đó được gọi là điểm hòa vốn. Để tính toán IRR ta có thể dùng phương pháp nội suy. Công thức tính như sau: . Trong đó r1 và r2 là hai giá trị lãi suất mà tại đó các giá trị NPV tương ứng với chúng có giá trị dương và âm. Trong phân tích người ta dùng hàm trong exel để tính theo cấu trúc: Cú pháp = IRR(value;[guess]). Một bảng phân tích về kinh tế trên exel Bảng phân tích hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư Năm hoạt động Năm Chi phí Doanh thu Hiệu ích Chiết khấu Đầu tư C Thu nhập B B - C (1+i)^(-t) (B-C)*(1+i)^(-t) 1 150.000 0 -150.000 1 -150.000 10% 2 230.000 80 -150.000 0.870 -130.435 3 70.000 280 210.000 0.756 158.790 4 50.000 100 50.000 0.658 32.876 5 50 50.000 0.572 28.588 1 6 10 10.000 0.497 4.972 2 7 10 10.000 0.432 4.323 3 8 10 10.000 0.376 3.759 4 9 10 10.000 0.327 3.269 5 10 10 10.000 0.284 2.843 6 11 10 10.000 0.247 2.472 7 12 10 10.000 0.215 2.149 8 13 10 10.000 0.187 1.869 9 14 10 10.000 0.163 1.625 10 15 10 10.000 0.141 1.413 11 16 10 10.000 0.123 1.229 12 17 10 10.000 0.107 1.069 13 18 10 10.000 0.093 0.929 14 19 10 10.000 0.081 0.808 15 20 10 10.000 0.070 0.703 16 21 10 10.000 0.061 0.611 17 22 10 10.000 0.053 0.531 18 23 10 10.000 0.046 0.462 19 24 10 10.000 0.040 0.402 20 25 10 10.000 0.035 0.349 21 26 10 10.000 0.030 0.304 22 27 10 10.000 0.026 0.264 23 28 10 10.000 0.023 0.230 24 29 10 10.000 0.020 0.200 25 30 10 10.000 0.017 0.174 26 31 10 10.000 0.015 0.151 27 32 10 10.000 0.013 0.131 28 33 10 10.000 0.011 0.114 29 34 10 10.000 0.010 0.099 30 35 10 10.000 0.009 0.086 NPV = 23.294 IRR = 0.020 Bảng phân tích tài chính của một dự án quy hoạch điện Tổng vốn đầu tư (Tr.đồng): 84455 Hệ sốO&M: Năm gốc tính toán: 2008 Nguồn 4.00% Nhu cầu Tphẩm năm gốc : 43.70 FNPV = 68629 Tr.đồng Năm kết thúc quy hoạch: 2023 Lưới cao thế 2.00% Tỷ lệ tổn thất năm gốc : 7.2% FIRR = 31.5% Hệ số chiết khấu: 10% Lưới trung hạ thế 2.00% Xác suất sự cố năm gốc : 1.2% B/C = 1.18 STT Năm tài chính Hạng mục 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 Tổng I Các chỉ tiêu 1 Điện thương phẩm(tr.Kwh) 43.70 50.97 59.44 66.71 74.88 84.05 94.34 105.88 117.38 130.13 144.26 159.93 177.30 196.56 196.56 196.56 1899 2 Nhu cầu tăng thêm(tr.Kwh) 0.00 7.26 15.73 23.01 31.18 40.34 50.63 62.18 73.68 86.43 100.56 116.23 133.60 152.85 152.85 152.85 1199 3 Gía mua điện(đ/Kwh) 490 504 518 532 546 560 574 588 602 616 630 644 658 672 686 700 4 Gía bán điện(đ/Kwh) 700 720 740 760 780 800 820 840 860 880 900 920 940 960 980 1000 5 Gía thiệt hại do Sự cố(đ/Kwh) 7000 7200 7400 7600 7800 8000 8200 8400 8600 8800 9000 9200 9400 9600 9800 10000 6 Tỉ lệ tổn thất 7.2% 7.0% 6.9% 6.8% 6.6% 6.2% 5.9% 5.8% 5.7% 5.6% 5.5% 5.4% 5.3% 5.2% 5.1% 5.0% 7 Xác suất sự cố 1.2% 1.0% 0.9% 0.8% 0.7% 0.6% 0.6% 0.6% 0.6% 0.6% 0.6% 0.6% 0.6% 0.6% 0.6% 0.6% II Các hiệu quả tăng thêm(Tr.đồng) 1 Doanh thu tăng thêm 0 5229 11642 17487 24317 32274 41518 52232 63365 76057 90505 106930 125581 146738 149795 152852 1096523 2 Giảm tổn thất 0 43 68 95 149 258 346 382 419 458 498 540 582 626 672 718 5857 3 Giảm xác suất sự cố 0 734 1319 2028 2920 4034 4641 5337 6057 6871 7790 8828 10000 11322 11557 11793 95232 4 Trợ giá 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 5 Vốn vay 0 0 3200 7234 4793 470 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 15697 6 Tổng hiệu quả tăng thêm 0 6006 16230 26844 32180 37037 46505 57951 69841 83386 98793 116298 136163 158686 162024 165364 1213308 III Các chi phí tăng thêm(Tr.đồng) 1 Đầu tư 0 7318 14707 15928 14557 11702 10904 9340 0 0 0 0 0 0 0 0 84455 Ngoại tệ 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Nội tệ 0 7318 14707 15928 14557 11702 10904 9340 0 0 0 0 0 0 0 0 84455 2 Mua điện tăng thêm 0 3936 8753 13134 18225 24085 30885 38814 47036 56398 67040 79124 92827 108351 110492 112628 811728 3 Bảo dưỡng & vận hành(O&M) 0 146 440 759 1050 1284 1502 1689 1689 1689 1689 1689 1689 1689 1689 1689 20385 4 THUẾ VAT 0 129 289 435 609 819 1063 1342 1633 1966 2346 2781 3275 3839 3930 4022 28479 5 Trả gốc và lãi vốn vay 0 0 0 256 835 1218 1256 1576 2274 2669 2595 2469 2343 2218 2092 1967 23767 6 Tổng chi phí 0 11529 24190 30512 35276 39108 45611 52760 52632 62722 73671 86062 100135 116097 118203 120306 968814 IV Lãi ròng 0 -5523 -7960 -3668 -3096 -2071 895 5190 17209 20664 25123 30235 36029 42590 43821 45058 244495 NPV 0 -5021 -6579 -2756 -2115 -1286 505 2664 8028 8763 9686 10597 11480 12337 11539 10786 68629 B 0 5460 13413 20168 21979 22997 26251 29738 32581 35364 38089 40762 43386 45966 42666 39587 458407 C 0 10481 19992 22924 24094 24283 25746 27074 24553 26600 28403 30164 31906 33629 31127 28800 389777

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCD204.doc
Luận văn liên quan