Đề tài Thúc đẩy đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào các quốc gia trong cộng đồng kinh tế Asean

Nguyễn Thị Nhung [19] đã khảo sát các DN Việt Nam tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và đã đưa ra kết luận, có đến 40% số DN cho rằng, vốn là vướng mắc lớn nhất, sau đó đến “Thiếu các chính sách hỗ trợ” chiếm 22,9%; “Trình độ quản lý hạn chế” chiếm 15,7%; “Công nghệ hạn chế” chiếm 12,9% và cuối cùng là “Trình độ lao động hạn chế” chiếm 7,9%”. Về rào cản khi đầu tư ra nước ngoài, nhiều DN cho rằng, thiếu chính sách hỗ trợ từ phía nhà nước là rào cản lớn nhất (chiếm 41,4%); sau đó đến “Cơ chế chính sách của Việt Nam” (chiếm 27,9%); “Hiểu biết pháp luật, tôn giáo, tín ngưỡng nước sở tại”, chiếm 10,7%; “Xuất nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ dự án” chiếm 7,9%; “Tuyển lao động” chiếm 7,1%; “Đăng ký tạm trú cho lao động Việt Nam tại nước ngoài” chiếm 4,3%. Về nhu cầu các dịch vụ khi thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, đối với các dịch vụ như “xúc tiến đầu tư”, “tư vấn pháp lý” và “dịch vụ thanh toán” thì nhu cầu từ phía cơ quan nhà nước Việt Nam hỗ trợ là khá lớn.

docx258 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thúc đẩy đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào các quốc gia trong cộng đồng kinh tế Asean, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình sản xuất, chứ chưa thực hiện sản xuất sản phẩm tại nước ngoài. Nếu các doanh nghiệp OFDI chuyển sang sản xuất ở nước ngoài thì các doanh nghiệp sẽ giảm được các rào cản thương mại, tiết kiệm chi phí, làm gia tăng lợi nhuận. Do vậy, Việt Nam cần có định hướng khuyến khích xuất khẩu những sản phẩm sang các nước đang phát triển hoặc kém phát triển hơn ở khu vực Châu Á, Châu Mỹ La Tinh và Châu Phi để tận dụng được nguồn tài nguyên, lao động ở những quốc gia này. Đặc biệt, khi nền kinh tế trong nước phát triển, khi chi phí cho lao động của Việt Nam tăng lên thì việc tận dụng được nguồn lao động ở nước ngoài sẽ là điều cần thiết để doanh nghiệp giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó, để thúc đẩy dòng OFDI, Việt Nam cần thúc đẩy ký kết hiệp định song phương và đa phương với các quốc gia trên thế giới về thương mại và đầu tư. Bởi việc ký kết các hiệp định không chỉ giúp cho Việt Nam tiếp cận đươc thị trường nước ngoài mà còn bảo vệ lợi ích cho các nhà đầu tư Việt Nam ở nước ngoài. Thêm vào đó, hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư sẽ bao trùm các nội dung về khuyến khích đầu tư ra nước ngoài; Thực hiện đối xử công bằng và thỏa đáng; Áp dụng nguyên tắc đãi ngộ quốc gia và nguyên tắc tối huệ quốc; Các nước đảm bảo tự do chuyển các khoản thanh toán ra nước ngoài liên quan đến đầu tư; Những nguyên tắc giải quyết tranh chấp đầu tư giữa nhà đầu tư và nước nhận đầu tư; Các yêu cầu về hàm lượng nội địa, yêu cầu tỷ lệ xuất khẩu và các yêu cầu về tuyển dụng lao động như một điều kiện để cho phép đầu tư. Bởi vậy, việc ký kết hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư sẽ tạo cơ chế bảo vệ nhà đầu tư Việt Nam khi đầu tư sang các nước đã ký kết, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh khi triển khai dự án ở nước ngoài. Thêm vào đó, Việt Nam cần tích cực đàm phán ký kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần. Khi thực hiện đầu tư ra nước ngoài, với khoản thu nhập phát sinh, nhà đầu tư bị thu thuế ở trong nước và nước nhận đầu tư. Thu thuế trùng làm giảm lợi nhuận kinh doanh của dự án, gây nản lòng cho nhà đầu tư. Để không bị thu thuế trùng, khuyến khích đầu tư, các quốc gia cần ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với các hình thức đa phương hoặc song phương. Việt Nam trong thời gian tới cần tăng cường ký kết các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, đồng thời nâng cao hiệu quả triển khai các Hiệp định đã ký kết trong thực tiễn để hỗ trợ nhà đầu tư ra nước ngoài. Trong thời gian tới, Việt Nam cần: + Đàm phán ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với những nước mà Việt Nam đã đầu tư nhưng chưa ký kết Hiệp định. Đồng thời, mở rộng thêm với các nước khác có mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội với Việt Nam. + Tăng cường triển khai các Hiệp định đã ký kết. Ban hành kịp thời các thông tư hướng dẫn thực hiện Hiệp định đã ký kết và tăng cường trao đổi thông tin giữa Việt Nam với các nước ký kết để nâng cao hiệu quả thi hành Hiệp định. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền và giáo dục cho các doanh nghiệp hiểu biết về các Hiệp định để doanh nghiệp có cơ hội tận dụng các ưu đãi đã ký kết. 4.2.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp Việt Nam DN Việt Nam là chủ thể thực hiện hoạt động ĐTRNN. Do đó, tính chủ động của các DN Việt Nam là hết sức cần thiết. Nhà nước chỉ có thể hỗ trợ, tạo điều kiện cho DN, Nhà nước không thể làm thay DN. Vì vậy giải pháp từ phía DN là vô cùng quan trọng. Xuất phát từ những hạn chế mà các DN Việt Nam gặp phải trong khi tiến hành ĐTRNN trong thời gian qua, những đề xuất dưới đây chính là những tham khảo cần thiết cho các doanh nghiệp trước khi quyết định thực hiện ĐTRNN. 4.2.2.1. Doanh nghiệp cần chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh đáp ứng yêu cầu hội nhập đủ sức cạnh tranh Trong điều kiện đầu tư ở thị trường nước ngoài thì đòi hỏi năng lực cạnh tranh của DN phải cao hơn đầu tư trong nước vì phải cạnh tranh với nhiều đối thủ quốc tế có tiềm lực mạnh. Sau 20 năm hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới, đến nay mức độ hội nhập của Việt Nam đã sâu, rộng hơn rất nhiều. Từ cuối năm 2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN đã hình thành, cùng với CPTPP, EV FTA, VCU FTA, với nhiều nội dung hợp tác, đầu tư có mức độ tự do hóa cao, mức độ ưu đãi trong nội khối cũng khá cao. Trong bối cảnh đó các DN phải nắm chắc các quy định liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, đầu tư của mình. Trên cơ sở đó các DN cần chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với các cam kết hội nhập trong các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã tham gia. Chiến lược kinh doanh của các DN vừa phải đòi hỏi đáp ứng tốt các yêu cầu hội nhập vừa phải đảm bảo có đủ năng lực cạnh tranh trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. Trong đó, các DN phải chú trọng nâng cao trình độ công nghệ, trình độ quản trị DN, trình độ người lao động theo các tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó các DN còn phải nâng cao năng lực tài chính thông qua việc huy động lượng vố đủ lớn từ nhiều nguồn khác nhau. Và một vấn đề rất quan trọng là phải nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng với mức giá cạnh tranh cùng với sự độc đáo, khác biệt của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh. 4.2.2.2. Nghiên cứu kỹ môi trường đầu tư của nước tiếp nhận đầu tư Lựa chọn môi trường đầu tư ra nước ngoài phù hợp là việc làm hết sức cần thiết khi tiến hành đầu tư ra nước ngoài. Môi trường đầu tư phù hợp sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khai thác được những lợi thế của mình trên thị trường. Ngược lại nếu môi trường đầu tư không thuận lợi sẽ kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp ở nước ngoài. Trong thời gian vừa qua, một số DN Việt Nam đầu tư ra nước ngoài do không tìm hiểu kỹ môi trường đầu tư nên đã gặp khó khăn và không triển khai được dự án đầu tư do thủ tục đầu tư ở các nước tiếp nhận phức tạp, các quy định về tiêu chuẩn chất lượng đòi hỏi cao nên các doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu của nước sở tại. Những vấn đề liên quan đến môi trường đầu tư mà các DN Việt Nam cần tìm hiểu bao gồm: những quy định về hệ thống luật pháp; chính sách ưu đãi, khuyến khích, thu hút đầu tư; các quy định về xuất nhập khẩu; phong tục tập quán, văn hoá của nước tiếp nhận đầu tư; tình hình kinh tế xã hội và nhất là mức độ ổn định chính trị của quốc gia tiếp nhận đầu tư. Muốn tìm hiểu yếu tố điều này thì một yếu tố cần thiết đó là những chuyên gia giỏi về khai thác thông tin thị trường đầu tư và thành lập các bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường. Bộ phận này có trách nhiệm cập nhật thông tin về luật pháp chính sách, thị trường vốn, lao động, tài chính để cung cấp cho các doanh nghiệp tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Những vấn đề trên các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu, cập nhật những thay đổi thường xuyên của chính sách, có thái độ hợp tác với nguyên tắc hai bên cùng có lợi. Đặc biệt, DN phải có ý thức bảo vệ môi trường sống nơi sở tại, không chỉ bảo đảm hoạt động kinh doanh bền vững của chính DN, mà còn hạn chế những phản đối, bất bình và tẩy chay từ phía người dân địa phương. 4.2.2.3. Lựa chọn đối tác, địa điểm đầu tư thích hợp, tranh thủ mối quan hệ với kiều bào Sau khi tìm hiểu môi trường đầu tư chung, việc lựa chọn địa điểm và đối tác đầu tư cũng hết sức quan trọng. Nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn được quốc gia đầu tư nhưng khi tiến hành lựa chọn địa điểm đầu tư lại gặp phải những sai lầm dẫn tới đầu tư gặp khó khăn như vị trí địa lý, giao thông không thuận lợi, chi phí lao động đắt, nguồn nguyên liệu không dồi dào Do vậy, các doanh nghiệp cần phải cân nhắc khi lựa chọn địa điểm đầu tư cho hợp lý để hạn chế những rủi ro do đầu tư gây ra. Về vấn đề lựa chọn đối tác, các DN Việt Nam có thể thông qua các cơ quan hỗ trợ đầu tư ở nước ngoài của Việt Nam để tìm hiểu đối tác đầu tư cho phù hợp. Việc tìm hiểu đối tác đầu tư cần chú ý đến các vấn đề như khả năng tài chính của họ, mối quan hệ của họ với các cơ quan nhà nước và với các đối tác làm ăn tại thị trường đầu tư, uy tín của đối tác trên thị trường để tránh gặp phải các đối tác làm ăn không hiệu quả. Việt Nam có khoảng 4 triệu Việt kiều định cư ở nước ngoài, tuy nhiên việc tận dụng các mối quan hệ từ Việt kiều vào sản xuất kinh doanh chưa thực sự hiệu quả. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa liên kế chặt chẽ với đội ngũ này nhằm mở rộng các mối quan hệ đầu tư tại các thị trường quốc tế. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng được các mối làm ăn của Việt kiều ở nước sở tại thì sẽ dễ dàng hơn khi tiến hành lựa chọn đối tác đấu tư, có cơ hội hiểu biết hơn về thông lệ thủ tục đầu tư, môi trường làm việc, phong tục tập quán, sở thích tiêu dùng tại các quốc gia đó. Các kiều bào này sẽ là những người tìm kiếm thông tin hiệu quả, giúp nhà đầu tư trong nước nhanh chóng tiếp cận thị trường, đối tác đầu tư, hạn chế được những rủi ro do việc không am hiểu thị trường đầu tư mang lại. Chính vì thế, thời gian tới các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động liên lạc tạo dựng mối quan hệ với các kiều bào đang sinh sống và học tập tại các quốc gia trong khu vực. Các DN Việt Nam có thể kết hợp góp vốn với các kiều bào để tiến hành đầu tư tại thị trường mà họ đang sinh sống hoặc có thể liên kết về mặt nhân sự với các kiều bào này để có được sự giúp đỡ từ phía họ. 4.2.2.4. Đa dạng hoá các hình thức đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Việt Nam và nước tiếp nhận đầu tư. Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong thời gian qua chủ yếu tập trung đầu tư theo hình thức lập dự án mới mà chưa có doanh nghiệp Việt Nam nào đầu tư theo hình thức mua lại sát nhập; lập liên minh chiến lược; chi nhanh công ty nước ngoài; công ty quản lý. Hiện nay hình thức mua lại sát nhập (M&A) là một hình thức được sử dụng rất rộng rãi trên thế giới và là hình thức mà một số công ty ở các nước đang phát triển sử dụng để nhanh chóng tiếp cận công nghệ hiện đại và sở hữu các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Trên thực tế hoạt động này rất hiệu quả mà các doanh nghiệp của các quốc gia khác như Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc đã áp dụng rất thành công đưa các doanh nghiệp của họ lên thành các tập đoàn quốc gia hùng mạnh nhất thế giới. Hình thức này có ưu điểm đó là: công ty có thể nhanh chóng hiện diện thị trường nước ngoài hơn là đầu tư mới. Bằng hình thức này, công ty có thể ngăn cản các đối thủ cạnh tranh, nhất là trong thị trường toàn cầu hóa nhanh chóng; công ty mua lại có thể tăng hiệu quả của các công ty mua lại băng cách chuyển giao công nghệ, vốn và kinh nghiệm quản lý; M&A có thể rủi ro hơn đầu tư mới và có thể tận dụng được tài sản giá trị của công ty mua được như mối quan hệ khách hàng, hệ thông phân phối, nhãn hiệu, hệ thống sản xuất. Tuy nhiên, hình thức M&A có nhược điểm đó là bên mua lại có thể đánh giá công ty được mua với giá quá cao, thường là do họ quá lạc quan về lợi ích do sự cộng hợp giữa công ty đi mua và công ty được mua. Ngoài ra sự khác biệt về văn hóa tổ chức và cách thức vận hành doanh nghiệp sẽ tạo ra sự mâu thuẫn dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. Ngược lại, đầu tư mới có lợi thế hơn so với M&A là công ty có thể linh hoạt hơn để có thể tạo ra một công ty theo ý muốn; xây dựng văn hóa tổ chức cho một công ty mới dễ dang hơn là thay đổi văn hóa từ công ty khác. Đối với nước đang phát triển như ta thi hình thức M&A còn là con đường nhanh chóng hơn để tiếp cận với công nghệ hiện đại cũng như sở hữu được thương hiệu nổi tiếng tại nước bạn. Nếu chúng ta phải xây dựng từ đầu thì phải mất thời gian dài mới có thể xây dựng được chỗ đứng. Trong trường hợp chúng ta dựa vào nguồn đầu tư từ nước ngoài thì cũng khó thực hiện được. Vì thế, song song với hình thức đầu tư mới, các DN Việt Nam đã đến lúc cần chú ý đến hình thức M&A để khai thác lợi thế của nó. Đặc biệt nên áp dụng vào các quốc gia ASEAN mà Việt Nam còn ít đầu tư như Brunei, Indonesia, Philipines. Điều quan trọng là lựa chọn hình thức đầu tư nào cho phù hợp với khả năng của mỗi doanh nghiệp và từng thị trường, lĩnh vực đầu tư đồng thời thể hiện được thế mạnh của nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư. 4.2.2.5. Liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp khác trên cùng thị trường đầu tư Tuy đã có gần 20 năm tiến hành ĐTRNN nhưng các DN Việt Nam vẫn còn những bỡ ngỡ, lúng túng do hiểu biết về luật pháp và tập quán làm ăn của nước sở tại còn khá sơ sài. Ngoài những nguyên nhân như năng lực chủ đầu tư và hỗ trợ của Nhà nước còn hạn chế thì việc chia sẻ thông tin giữa các DN Việt Nam đầu tư ra nước ngoài trên cùng thị trường cũng còn nhiều bất cập. Các DN Việt Nam dường như chưa có thói quen chia sẻ thông tin với nhau hoặc “giấu bài” trong quá trình thực hiện ĐTRNN. Điều này cũng có thể giải thích được do xuất phát từ yêu cầu bí mật về thông tin trong cơ hội đầu tư và kinh doanh. Tuy nhiên, việc chia sẻ những thông tin chung và kinh nghiệm thực hiện ĐTRNN là rất cần thiết giữa các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có kinh nghiệm nên chia sẻ với những nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp đang có nhu cầu ĐTRNN tại các diễn đàn hoặc trang thông tin của Bộ KH&ĐT những thông tin về thị trường đầu tư, luật pháp, chính sách, văn hoá, phong tục tập quán của những nước tiếp nhận. Đồng thời, trong phạm vi có thể các doanh nghiệp cần liên kết với nhau trong hoạt động kinh doanh như lập ra những tập đoàn kinh tế lớn để đầu tư cho có hiệu quả hơn nhất là đối với một số doanh nghiệp có năng lực tài chính hạn chế thì nên liên kết với các doanh nghiệp khác trên cùng thị trường để ĐTRNN với những dự án có quy mô vốn lớn hơn. Trường hợp này thường áp dụng cho các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực kinh doanh nhưng với các doanh nghiệp khác lĩnh vực kinh doanh cũng có thể chia sẻ thông tin về môi trường đầu tư với các doanh nghiệp khác nhằm giúp đỡ nhau trong quá trình đầu tư. Một vấn đề các DN Việt Nam cần quan tâm khi tiến hành ĐTRNN là cần có sự liên hệ với Hiệp hội các doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài. Hiệp hội này có thể giúp cung cấp các thông tin quan trọng về môi trường đầu tư cũng như chính sách ưu đãi hoặc khuyến khích đầu tư tại các nước sở tại cho những doanh nghiệp có nhu cầu thông tin. Việc thành lập Hiệp hội các doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài cũng như liên kết các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài sẽ tăng cường tình đoàn kết, bảo vệ lẫn nhau và đặc biệt là phát huy sức mạnh tổng hợp mà từng doanh nghiệp không thể làm được. 4.2.2.6. Nâng cao trình độ quản lý dự án đầu tư ra nước ngoài Có được dự án ĐTRNN đã khó, quản lý và thực hiện tốt dự án ĐTRNN còn khó hơn nữa. Thực tế trong thời gian qua, các DNVN gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai và thực hiện các dự án đầu tư tại các nước tiếp nhận. Nhiều dự án của DN Việt Nam đầu tư ra nước ngoài không triển khai được hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh không có hiệu quả do các cán bộ quản lý dự án năng lực kém, không am hiểu thị trường đầu tư, luật pháp, văn hoá Chính vì lý do đó, các DN Việt Nam phải tích cực nâng cao trình độ quản lý dự án đầu tư ra nước ngoài cho các cán bộ của mình. Những người chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện các dự án này phải là những người có trình độ chuyên môn tốt, biết ngoại ngữ, am hiểu luật pháp và môi trường đầu tư của nước sở tại. Khi đó, họ mới có thể ứng biến tốt khi có những vấn đề bất lợi hoặc khó khăn xảy ra. Để làm được điều này, các doanh nghiệp ĐTRNN cần cử cán bộ quản lý đi học các lớp về quản lý dự án đầu tư cả trong và ngoài nước (nếu có điều kiện) để trau dồi chuyên môn và có cơ hội tiếp xúc thực tế. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần cho các cán bộ này tìm hiểu kỹ các quy định trong hoạt động đầu tư, quản lý đầu tư và kinh doanh tại những nơi doanh nghiệp tiến hành đầu tư để có thể bắt nhịp ngay với hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức hoạt động đầu tư và kinh doanh của mình. Ngoài ra doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn chiến lược sử dụng nguồn lao động tại nước tiếp nhận đầu tư là chính hay chuyển lao động trong nước sang. Những giải pháp cơ bản nêu ra trong chương này mang tính gợi ý cho các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp liên quan trực tiếp đến hoạt động ĐTRNN. Để có thể tăng cường hoạt động ĐTRNN của các DN Việt Nam, các giải pháp nói trên cần được thực hiện đồng bộ và triệt để. Cả Nhà nước và doanh nghiệp cần phải có sự nỗ lực từ cả hai phía. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp thực hiện ĐTRNN. Trong khi đó, về phần mình, các doanh nghiệp cũng cần nghiêm túc thực hiện hoạt động đầu tư theo các quy định trong nước và nước ngoài, tìm hiểu kỹ môi trường đầu tư của nước tiếp nhận, lựa chọn đúng địa điểm và đối tác đầu tư, vận dụng hình thức đầu tư phù hợp, phát huy thế mạnh của doanh nghiệp bên cạnh những hỗ trợ/ưu đãi của Nhà nước và quốc gia tiếp nhận, nâng cao trình độ và năng lực cán bộ quản lý thì mới có thể thực hiện thành công và hiệu quả công cuộc ĐTRNN của mình. 4.2.2.7. các doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường đầu tư cho khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào các dự án đầu tư ra nước ngoài. Thực tế cho thấy các dự án đầu tư vào các quốc gia ASEAN còn nhiều dự án làm ăn manh mún, sử dụng công nghệ lạc hậu, thâm dụng lao động và tài nguyên đã phải dừng hoạt động. Trong khi đó, các dự án hướng tới việc sử dụng công nghệ hiện tại như các dự án về nông nghiệp công nghệ cao của HAGL, kết hợp với các dự án chế biến, bao tiêu sản phẩm đầu ra đã thu được nhiều thành công. Do đó, các doanh nghiệp cần tích cực triển khai các hoạt động R&D, thực hiện các dự án OFDI theo chiều ngang, tạo nhiều giá trị gia tăng cho sản phẩm, gắn với việc chuyển giao công nghệ, đào tạo lao động địa phương. KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, đánh giá thực trạng tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam vào các quốc gia trong CĐKT ASEAN, tác giả đã đưa ra được những thuận lợi, khó khăn và triển vọng đầu tư vào các quốc gia AEC trong thời gian tới. Mặc dù còn không ít khó khăn, nhưng có thể khẳng định thuận lợi là yếu tố cơ bản. Trong điều kiện Việt Nam và các quốc gia trong CĐKT ASEAN ngày càng gắn bó và hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, việc đẩy mạnh OFDI của các DN Việt Nam sang các nước AEC sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên. Chương này NCS cũng đề xuất những giải pháp, khuyến nghị, hàm ý chính sách ở cấp độ Chính phủ và những gợi ý, khuyến nghị cho doanh nghiệp để đẩy mạnh dòng vốn OFDI của các doanh nghiệp vào các quốc gia AEC trong thời gian tới. Trong đó, một trong những giải pháp quan trọng là đổi mới cơ chế chính sách, nhiều hỗ trợ hơn đối với các doanh nghiệp nằm tại điều kiện cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thực hiện OFDI. Đồng thời, cũng kiến nghị về phía doanh nghiệp cần chủ động nghiên cứu thị trường, nắm bắt sự thay đổi trong chính sách đầu tư ra nước ngoài của Chính phủ, cũng như nghiên cứu các chính sách của nước tiếp nhận đầu tư. Mặt khác các doanh nghiệp cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận với nền công nghệ cao, giúp các doanh nghiệp đầu tư một cách hiệu quả hơn./ KẾT LUẬN Trong bối cảnh phát triển mới của nền kinh tế thế giới, các nước thành viên AEC nói chung và tại Việt Nam nói riêng, khi mà các quốc gia đang ngày càng hội nhập toàn diện với nền kinh tế khu vực và thế giới, dòng vốn OFDI của các doanh nghiệp Việt Nam vào các nước thành viên AEC có nhiều điều kiện thuận lợi để gia tăng. Trong những năm qua, dòng vốn này có sự tăng trưởng, tuy nhiên chưa đạt được sự ổn định, các ngành nghề đầu tư còn chưa đa dạng, vẫn chỉ tập trung ở một số thị trường mang tính chất truyển thống như Lào, Campuchia và Myanmar ( chiếm đến 88% lượng vốn đầu tư của các DN Việt Nam), hơn nữa dòng vốn này còn thiếu tính định hướng và hiệu quả mang lại chưa cao. Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận, kinh nghiệm thực tiễn, cùng với đó NCS đã nghiên cứu tổng quan các nội dung đã nghiên cứu về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, nghiên cứu sinh đã cố gắng trình bày một cách rõ nét nhất thực trạng dòng vốn OFDI của các doanh nghiệp Việt Nam vào các nước thành viên AEC trong giai đoạn 2006-2019. Trên cơ sở đó, Luận án cũng đã chỉ ra được những thành công, hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của nó. Luận án đã tiến hành khảo sát thực tế đối với các doanh nghiệp về các yếu tố tác động tới đầu tư ra nước ngoài dưới nhiều góc độ từ các yếu tố thuộc quốc gia tiếp nhận vốn, các yếu tố thuộc Chính phủ Việt Nam và chính bản thân các doanh nghiệp. Đồng thời, NCS cũng đã thực hiện nghiên cứu định lượng ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô thông qua mô hình con đường phát triển của đầu tư – IDP để xem xét một số nhân tố như: GDP bình quân trên đầu người, chi ngân sách cho khoa học công nghệ, lượng vốn FDI vào Việt Nam, một số nhân tố của nền kinh tế mở được NCS bổ sung vào như: tỷ lệ xuất nhập khẩu/GDP, tỷ giá hối đoái USD/VND, chỉ số tự do kinh tế. Sau khi chạy mô hình hồi quy cho thấy tỷ lệ chi ngân sách cho KH&CN, chỉ số tự do kinh tế và dòng vốn FDI vào Việt Nam có tác động đến OFDI của Việt Nam vào các nước AEC, GDP bình quân trên đầu người, tỷ giá USD/VND và hoạt động xuất nhập khẩu không có tương quan. Trên cơ sở các nghiên cứu định tính và định lượng, nghiên cứu sinh đã đề xuất hệ thống các giải pháp khuyến nghị cho Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam để thúc đẩy dòng vốn OFDI của các doanh nghiệp Việt Nam vào các nước trong CĐKT ASEAN trong thời gian tới năm 2030. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng việt: Nguyễn Văn An ( 2011), Nghiên cứu đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào lĩnh vực công nghiệp tại CHDCND Lào, Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân, 2012. Bộ Tài chính (2002), Thông tư số 97/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2002, hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Bộ Công thương, Dự án Hỗ trợ Chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu, (2016), Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015: Kết quả Hội nhập và Cơ hội cho Doanh nghiệp, người dân Việt Nam, NXB Thế giới. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, (2018), Chiến lược và định hướng thu hút FDI thế hệ mới giai đoạn 2020-2030, NXB Thế giới. Hồ Văn Búp (2018), “Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, LATS, Học viện Khoa học Xã hội. Chính phủ (1999), Nghị định số 22/1999/NĐ-CP quy định về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam, Hà Nội. Chính phủ (2006), Nghị định số 78/2006/NĐ-CP quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, Hà Nội. Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư ( 2017), Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam 2017, tại trang https://dautunuocngoai.gov.vn/chuyenmuc/35/Tinh-hinh-dau-tu-ra-nuoc-ngoai, [truy cập ngày 11/12/2019] Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư ( 2018), Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam 2018, tại trang https://dautunuocngoai.gov.vn/chuyenmuc/35/Tinh-hinh-dau-tu-ra-nuoc-ngoai, [truy cập ngày 11/12/2019] Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư ( 2019), Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam 2019, tại trang https://dautunuocngoai.gov.vn/chuyenmuc/35/Tinh-hinh-dau-tu-ra-nuoc-ngoai, [truy cập ngày 11/08/2020] Ngô Thị Ngọc Huyền ( 2009), Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam và những giải pháp phát triển, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Cấn Thị Thu Hương (2017), “Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc đối với một số nước Đông Nam Á”, LATS, Học viện Khoa học Xã hội. Vũ Thanh Hương, (2015), “Việt Nam với quá trình tự do hóa thương mại dịch vụ hướng tới Cộng đồng Kinh tế ASEAN”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 13 (2015)/3, 474. Đặng Phương Linh ( 2018), “Đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài và một số vấn đề đặt ra”, Tạp chí tài chính, truy cập [truy cập ngày 11/08/2020] Nguyễn Ngọc Mai (2015), “Kinh nghiệm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Malaysia”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 22 (606), tháng 11/2015, tr.44-46. Đào Phương Nam (2016), “Đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài: Kinh nghiệm từ Trung Quốc và Hàn Quốc”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 1 -2016, tr.60-62. Phùng Xuân Nhạ (2001), Đầu tư quốc tế, NXB Đại học Quốc gia. Nguyễn Cẩm Nhung, Nguyễn Thị Hải Lê (2014), “Quan Hệ Đầu Tư của ASEAN trong tiến trình hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, tháng 10/2014. Nguyễn Thị Nhung (2017), “Vai trò của nhà nước với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập”, LATS, Đại học Kinh tế Quôc dân. Bùi Huy Nhượng (2011), “Quan điểm và một số giải pháp tăng cường đầu tư trực tiếp sang thị trường Lào của các doanh nghiệp Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Đại học Kinh tế quốc dân, 2011. Nguyễn Hữu Huy Nhựt (2010), “Chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc ”, LATS, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Thị Kiều Oanh (2017), “Vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của DN Việt Nam”, Tạp chí Tài chính số 6/2017. Phùng Thanh Quang (2016), Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào CHDCND Lào trong điều kiện hội nhập quốc tế, LATS kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân. Quốc Hội (2014), Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014. Phạm Tất Thắng, (2015), “Hội nhập kinh tế quốc tế: Từ quan điểm của Đảng đến thực tiễn”, Tạp chí Cộng Sản. Đinh Trọng Thịnh (2006), Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, NXB Tài chính, Hà Nội. Võ Thanh Thu & cộng sự (2016), “Các yếu tố tác động đến quyết định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam: Trường hợp Campuchia”, Tạp chí Phát triển Kinh tế, 27(9), 04-33. Tổng cục Thống kê (2006-2019), Niên giám thống kê, NXB Thống kê, Hà Nội Võ Tuấn Ngọc (2014), “Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam với việc thực hiện lợi ích quốc gia trong hội nhập quốc tế”, Tạp chí Cộng sản, số 862- Tháng 8/2014, tr.76-80. Trung tâm WTO - VCCI, Hồ sơ thị trường các quốc gia ASEAN, Cổng thông tin điện tử Trung tâm WTO và hội nhập - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, xem tại: https://trungtamwto.vn/chuyen-de/8210-ho-so-thi-truong-cac-quoc-gia-asean---vcci, [truy cập ngày 11/12/2019] VCCI, (2016), Hiểu thêm về Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Cổng thông tin điện tử Trung tâm WTO và hội nhập - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, truy cập [truy cập ngày 11/12/2019] VEPR, Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam, 2018,2019 WEF, Báo cáo xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu, 2017,2018,2019. World Bank, Báo cáo phát triển Việt Nam,2020 Tài liệu nước ngoài ALFRO, L.,KALEMLI-OZCAN, S.,SAYEK, S. (2009), “FDI, Productivity and Financial Development”, World Economy, 32, pp. 111-115. Andreff, W. (2003), “The new multinational corporations: outward foreign direct investment from post-communist economies in transition”, Transnational Corporations, 12(2), 73–118. Andreff (2017), “Multinational companies from transition economies and their outward foreign direct investment”, Russian Journal of Economics, Volume 3, Issue 4, December 2017, pages 445-474 ASEAN (2019), ASEAN intergration report 2019, ASEAN Secretariat, October 2019, Jakarta. ASEAN (2020), ASEAN Statistical Yearbook 2019, ASEAN Secretariat, December 2019, Jakarta. Barry, F., Holger, G., & McDowelll, A. (2003), “Outward FDI and the investment development path of a late-industrializing economy: Evidence from Ireland”, Regional Studies, 37(4), 341–349. Bellak, C. (2001), “The Austrian investment development path. Transnational Corporations”, Transition Studies Review, 10(2), 107–134. Bevan, A., Estrin, S., & Meyer, K. (2004), “Foreign investment location and institutional development in transition economies”, International Business Review, 13(1), 43–64. Carmen Stoian (2012), “Extending Dunning’s Investment Development Path: The role of home country institutional determinants in explaining outward foreign direct investment”, International Business Review, 23. Carmen Stoian & Alex Mohr, “ Outward foreign direct investment from emerging economies: escaping home country regulative voids”, International Business Review, 25 (2016) 1124–1135. CSIS (2020), Southeast Asia Covid-19 Tracker, available on: https://www.csis.org/programs/southeast-asia-program/southeast-asia-covid-19-tracker-0; [Accessed 11/08/2020] Dunning, J. H. (1977), “Trade, location of economic activity and the multinational enterprise: A search for an eclectic approach. In B. Ohlin, P. O. Hesseborn, & P. E. Wijkman (Eds.)”, The international allocation of economic activity (pp. 395–418). London: Macmillan. Dunning, J. H. (1981). “Explaining the international direct investment position of countries: Towards a dynamic or developmental approach”, Weltwirtschaftliches Archiv, 119(1), 30–64. Dunning, J. H. (1988). “ Explaining International Production. London: George Allen and Unwin. Dunning, J. H. (1993)”. Multinational enterprises and the global economy, Workingham: Addison-Wesley. Dunning, J. H. (2001). “The eclectic (OLI) paradigm of international production: Past, present and future”, International Journal of the Economics of Business, 8(2), 173– 190. Dunning, J. H., & Narula, R. (1994). “Transpacific foreign direct investment and the investment development path: The record assessed”. Essays in International Business, 10 March. Columbia: South Carolina: University of South Carolina. Dunning, D. H., Kim, C., & Lin, J. (2001). “Incorporating trade into the investment development path: A case study of Korea and Taiwan”. Oxford Development Studies, 29(2), 145–154. Eichengreen, B., & Tong, H. (2007). “Is China’s FDI coming at the expense of other countries?” Journal of the Japanese and International Economies, 21, 153–172 Gammeltoft, P., Pradhan, J. P., & Goldstein, A. (2010). “Emerging multinationals: Home and host country determinants and outcomes”. International Journal of Emerging Markets, 5(3/4), 254–265 Goh, S. K., & Wong, K. N. (2011). “Malaysia's outward FDI: The effects of market size and government policy”. Journal of Policy Modeling, 33(3), 497-510. IMF (2002), FDI in China (2002), Some lessons for other countries, IMF policy discussion paper. Kalotay, K. (2005). “Outward foreign direct investment from Russia in a global context”. Journal of East-West Business, 11(3/4), 9–22 Kalotay, K. (2008). “Review. Russian transnationals and international investment paradigms”. Research in International Business and Finance, 22(1), 85–107. Kalotay, K., & Sulstarova, A. (2010). “Modelling Russian outward FDI”. Journal of International Management, 16(2), 131–142. Kang, Y., & Jiang, F. (2012). “FDI location choice of Chinese multinationals in East and Southeast Asia: Traditional economic factors and institutional perspective”. Journal of World Business, 47(1), 45–53. Kawai Masahiro, N, K, (2015), “ASEAN Economic Integration through Trade and Foreign Direct Investment: Long-Term Challenges”, ADBI Working, Paper 545. Kuang-Hann Chou, Chien-Hsun Chen, & Chao-Cheng Mai (2011), “The impact of third-country effects and economic integration on China's outward FDI”, Economic Modelling, 28 (2011) 2154–2163. Liu, L., 2005. “China's Industrial Policies and the Global Business Revolution: The Case of the Domestic Appliance Industry”. Routledge Curzon, London. Luo, et al., 2010. “How emerging market governments promote outward FDI: Experience from China”. Journal of World Business, 45, 68–79 Ludo Cuyvers (2011), “Determinants of foreign direct investment in Cambodia”, Journal of Asian Economics, 22, 222–234 Meyer, K. E., & Nguyen, H. V. (2005). “Foreign investment strategies and sub-national institutions in emerging markets: Evidence from Vietnam”. Journal of Management Studies, 42(1), 63–93. Meyer, K. E., & Peng, M. W. (2005). “Probing theoretically into Central and Eastern Europe: Transactions, resources and institutions”. Journal of International Business Studies, 36(6), 600–621. Miguel Fonseca, António Mendonca and José Passos (2016), “The paradigm of the Investment Development Path: Does it holds for Portugal? Evidence for the period 1990-2011”, Working Paper CEsA CSG 139, Lisbon University, Poturgal. OECD (2020), COVID-19 crisis response in ASEAN Member States, available on [Accessed 11/09/2020]. Pantelidis and Kyrkilis (2005), "A cross country analysis of outward foreign direct investment patterns", International Journal of Social Economics, Volume 32, Issue 6, 510-519. Peng, M.W. (2002). “Towards an institution-based view of business strategy”, Asia Pacific Journal of Management, Volume 19, Issue 2-3, 251-267. Rajan, R, S, (2004), “Measures to Attract FDI Investment Promotion, Incentives and Policy Intervention”, Economic and political weekly, 39. Rishika Nayyar, Jaydeep Mukherjee (2019), “Home country impact on Outward FDI from India”, Journal of Policy , Volume 41, Issue 3, 2019. Rosfadzimi Mat Saada, Abd Halim Mohd Noora and Abu Hassan Shaari Md Norb (2014), “Developing Countries’ Outward Investment: Push Factors for Malaysia”, Procedia – Social and Behavioral Sciences, 237-246. Rose-Ackerman, S., & Tobin, J. (2005). “Foreign direct investment and the business environment in developing countries: The impact of bilateral investment treaties”. Yale Law & Economics Research Paper No. 293. Shivee Ranjanee Kaliappana, K, M, (2015), “Determinants of Services FDI Inflows”, International Journal of Economics and Management, 9 (1), 45-69. Svetlicˇicˇ and M. Rojec (2003), “Theoretical context of outward foreign direct investment from transition economies, Facilitating transition by internationalization: Outward direct investment from european economies in transition”, Ashgate Publishing, 3-28. Tanaporn Tungtrakul, K, N, (2015), “Macroeconomic Factors Affecting the Growth Rate of FDI of AEC Member Countries Using Panel Quantile Regression”, Causal Inference in Econometrics, 507-514. UNCTAD (2017), World Investment Report 2017, United Nation Publication, Geneva, from https://unctad.org/en/pages/PublicationWebflyer.aspx?publicationid=1782, [Accessed 27/09/2019]. UNTACD, (1993), World Investment Report: Transnational corporations and integrated international production, New York and Geneva: United Nations, https://unctad.org/en/pages/PublicationWebflyer.aspx?publicationid=1782, [Accessed 27/09/2019]. UNTACD, (1995), World Investment Report: Transnational Corporations and Competitiveness, New York and Geneva: United Nations. UNTACD, (1996), Least Developed Countries Report, New York and Geneva: United Nations. UNTACD, (1996), World Investment Report: Investment, Trade and International policy arrangement, New York and Geneva: United Nations. UNTACD, (1998), World Investment Report: Trends and determinants, New York and Geneva: United Nations. UNTACD, (1999), World Investment Report 1999: Foreign Direct Investment and the Challenge of Development, New York and Geneva: United Nations. UNTACD, (2003), Foreign Direct Investment and performance requirements: new evidence from selected countries, Springer, New York and Geneva: United Nations. UNTACD, (2012), World Investment Report: Toward a new generation of investment policies, New York and Geneva: United Nations. UNTACD, (2013), World Investment Report: Regional integration and foreign direct investment in developing and transition economies, New York and Geneva: United Nations. UNTACD, (2016), A commitment to inclusive trade, New York and Geneva: United Nations. UNTACD, (2017), ASEAN Investment Report 2017 - Foreign Investment and Economic Zones in ASEAN, Jakarta: The ASEAN Scretary, AusAid, New York and Geneva: United Nations. Vichea, S. (2005). “Key factors affecting the performance of foreign direct investment in Cambodia”. Master of Business Administration, the University of the Thai Chamber of Commerce, ThaiLand. Wang, Z. Q., & Swain, N. J. (1995). “The determinants of foreign direct investment in transforming economies: Empirical evidence from Hungary and China”. Weltwirtschaftliches Archiv, 131(2), 359-382. WB (2006-2019), Foreign direct investment, from https://data.worldbank.org/indicator/BX.KLT.DINV.WD.GD.ZS , [Accessed 27/09/2019]. WTO (1996), “Trade and foreign direct investment”, available on: https://www.wto.org/English/news_e/pres96_e/pr057_e.htm, [Accessed 11 August 2020] Yanmin Shao, Yan Shang (2016), “Decisions of OFDI Engagement and Location for Heterogeneous Multinational Firms: Evidence from Chinese Firms”, Technological Forecasting and Social Change, Volume 112, November 2016, Page 178-187. Yu Zhou, Jingjing Jiang, Bin Ye, Bọun Hou (2019), “Green spillovers of outward foreign direct investment on home countries: Eviden from China’s province – level data”, Journal of Cleaner Prodution, Volume 215, 1 April 2019, pages 829-844. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ MÔ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG PHỤ LỤC 1.1: SỐ LIỆU CHẠY MÔ HÌNH GIAI ĐOẠN 1995-2019 Năm/ Chỉ tiêu Tỷ lệ chi KHCN/ GDP Kim ngạch XNK/GDP GDP bình quân theo đầu người (USD) Điểm số tự do kinh tế OFDIA ( Số vốn OFDI của Việt Nam sang AEC) ( triệu USD) Biến phụ thuộc FDI đăng ký vào VN (Triệu USD) Tỷ giá hối đoái 1995 0,0738% 5,944% 276,812667 41,7 0,000 6937,2 8607 1996 0,0901% 6,764% 324,147207 40,2 0,000 10164 8364 1997 0,1269% 6,625% 348,017398 38,6 0,000 5590,7 9727 1998 0,1512% 5,778% 348,324326 40,4 0,275 5099,9 10264 1999 0,1743% 5,822% 362,919503 42,7 1,411 2565,4 9710 2000 0,1959% 6,820% 390,093326 43,7 1,161 2838,9 11258 2001 0,2356% 6,492% 404,807866 44,3 0,677 3142,8 12247 2002 0,2253% 6,804% 430,052867 45,6 18,763 2998,8 13429 2003 0,2184% 7,402% 480,579799 46,2 7,861 3191,2 14453 2004 0,2746% 8,172% 546,909606 46,1 2,161 4547,6 14493 2005 0,3079% 8,247% 687,479736 48,1 66,714 6839,8 15444 2006 0,4978% 8,695% 784,372422 50,5 70,432 12005 15999 2007 0,6649% 9,734% 906,284198 49,8 676,039 21349 16106 2008 0,2149% 9,656% 1149,42464 50,4 687,141 71727 16580 2009 0,2298% 7,661% 1217,26856 51 1812,636 23108 18117 2010 0,1920% 7,279% 1317,89071 49,8 548,997 19887 19500 2011 0,2071% 7,326% 1525,11599 51,6 1801,367 15598 20626 2012 0,1823% 7,035% 1735,14128 51,3 358,264 16348 21756 2013 0,1839% 7,367% 1886,6719 51 817,508 22352 20879 2014 0,1784% 7,569% 2030,26195 50,8 422,745 21922 21232 2015 0,2240% 7,818% 2085,10148 51,7 238,391 24115 21938 2016 0,2097% 7,808% 2192,21454 54 1042,748 26891 22222 2017 0,1849% 8,556% 2365,62167 52,4 53,622 37101 22640 2018 0,2221% 8,678% 2566,59695 53,1 171,415 36369 22733 2019 0,2372% 8,572% 2715,27604 55,3 106,392 38952 23034 PHỤ LỤC 1.2: KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG Kết quả ước lượng mô hình 1: Dependent Variable: D(OFDIA) Method: Least Squares Date: 12/22/20 Time: 11:19 Sample (adjusted): 1996 2019 Included observations: 24 after adjustments Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.   D(IFDI) -0.014028 0.011424 -1.227923 0.2362 D(GDPCAP) 0.234350 2.021804 0.115911 0.9091 D(EFS) 181.3933 103.8918 1.745982 0.0989 RDSB 791.2428 1181.609 0.669632 0.5121 D(ER) -0.203230 0.215805 -0.941731 0.3595 D(IE) -15.58357 271.2195 -0.057457 0.9549 C -164.2038 362.5102 -0.452963 0.6563 R-squared 0.293817     Mean dependent var 4.433000 Adjusted R-squared 0.044575     S.D. dependent var 623.0907 S.E. of regression 609.0452     Akaike info criterion 15.90015 Sum squared resid 6305913.     Schwarz criterion 16.24375 Log likelihood -183.8019     Hannan-Quinn criter. 15.99131 F-statistic 1.178844     Durbin-Watson stat 2.826432 Prob(F-statistic) 0.362942 Nguồn: NCS chạy trên Eviews 8.1 Có thể thấy, trong mô hình 1: chỉ có D(EFS) tác động tới D(OFDIA). Ta xem xét các mô hình tiếp theo để có cơ sở giải thích rõ ràng hơn tác động của các nhân tố vĩ mô. Mô hình 2 Dependent Variable: D(OFDIA) Method: Least Squares Date: 12/22/20 Time: 11:20 Sample (adjusted): 1996 2019 Included observations: 24 after adjustments Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.   D(IFDI) -0.021212 0.014736 -1.439433 0.1693 D(GDPCAP) -6.452803 8.755260 -0.737020 0.4718 D(EFS) 173.0969 105.6117 1.638994 0.1207 RDSB 1214.919 1311.216 0.926559 0.3679 D(ER) -0.242064 0.223806 -1.081579 0.2955 D(IE) 71.39705 295.8321 0.241343 0.8124 D(GDPCAP)^2 0.031266 0.039804 0.785514 0.4436 C -33.76890 402.5109 -0.083896 0.9342 R-squared 0.320039     Mean dependent var 4.433000 Adjusted R-squared 0.022556     S.D. dependent var 623.0907 S.E. of regression 616.0235     Akaike info criterion 15.94565 Sum squared resid 6071759.     Schwarz criterion 16.33833 Log likelihood -183.3478     Hannan-Quinn criter. 16.04983 F-statistic 1.075823     Durbin-Watson stat 2.761298 Prob(F-statistic) 0.422083 Nguồn: NCS chạy trên Eviews 8.1 Trong mô hình 2 cho thấy, các biến độc lập đều không ảnh hưởng tới biến phụ thuộc ở mức ý nghĩa 10% Mô hình 3: Dependent Variable: D(OFDIA) Method: Least Squares Date: 12/22/20 Time: 11:24 Sample (adjusted): 1996 2019 Included observations: 24 after adjustments Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.   D(LOG(IFDI)) -552.9526 417.9077 -1.323145 0.2023 D(LOG(GDPCAP)) 2735.540 2730.009 1.002026 0.3296 D(EFS) 193.1857 101.3925 1.905326 0.0728 RDSB 974.9597 1186.870 0.821455 0.4221 D(IE) 43.54371 252.8276 0.172227 0.8652 C -557.8010 363.0605 -1.536386 0.1418 R-squared 0.273550     Mean dependent var 4.433000 Adjusted R-squared 0.071759     S.D. dependent var 623.0907 S.E. of regression 600.3185     Akaike info criterion 15.84512 Sum squared resid 6486882.     Schwarz criterion 16.13963 Log likelihood -184.1414     Hannan-Quinn criter. 15.92325 F-statistic 1.355608     Durbin-Watson stat 3.047007 Prob(F-statistic) 0.286796 Nguồn: NCS chạy trên Eviews 8.1 Trong mô hình này chỉ có EFS tác động tới OFDIA với mức ý nghĩa 7.2%, các yếu tố còn lại không ảnh hưởng. Mặt khác, Kiểm định sự phù hợp của mô hình thấy Prob(F) =0.286798 > 0.05 => Mô hình hồi quy không phù hợp. Không lựa chọn mô hình này. Mô hình 4: Dependent Variable: D(OFDIA) Method: Least Squares Date: 08/18/20 Time: 10:33 Sample (adjusted): 1997 2019 Included observations: 23 after adjustments Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.   D(IFDI) -0.024778 0.011245 -2.203549 0.0462 LOG(GDPCAP) -32.73478 232.2621 -0.140939 0.8901 D(EFS) 175.6801 123.0627 1.427566 0.1770 RDSB(-1) 2308.453 1528.185 1.510585 0.1548 D(IE(-1)) 244.9692 214.3543 1.142824 0.2737 Q*D(IFDI) -0.063267 0.132641 -0.476976 0.6413 Q*(LOG(GDPCAP)) 1790.344 1851.518 0.966960 0.3512 Q*D(EFS) -191.0526 455.7831 -0.419174 0.6819 Q*IE -1604.476 1643.315 -0.976365 0.3467 C -432.4362 1501.763 -0.287952 0.7779 R-squared 0.504722     Mean dependent var 4.625739 Adjusted R-squared 0.161838     S.D. dependent var 637.0938 S.E. of regression 583.2670     Akaike info criterion 15.87419 Sum squared resid 4422605.     Schwarz criterion 16.36788 Log likelihood -172.5532     Hannan-Quinn criter. 15.99835 F-statistic 1.471989     Durbin-Watson stat 3.369946 Prob(F-statistic) 0.254927 Nguồn: NCS chạy trên Eviews 8.1 Trong mô hình này chỉ có IFDI tác động tới OFDIA với mức ý nghĩa 4.6%, các yếu tố còn lại không ảnh hưởng, do đó mô hình này không được lựa chọn. PHỤ LỤC 2: BẢNG HỎI NGHIÊN CỨU NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DN VIỆT NAM VÀO AEC Kính gửi các quý doanh nghiệp! Tôi là Nghiên cứu sinh hiện tại học tập và nghiên cứu tại Học viện Tài chính, đang nghiên cứu khoa học về vấn đề có liên quan đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam vào các nước trong Cộng đồng kinh tế ASEAN, do vậy tôi rất mong các Quý doanh nghiệp hỗ trợ trả lời các câu hỏi dưới đây. Tôi xin cam kết rằng các thông tin mà Quý doanh nghiệp cung cấp được bảo mật, chỉ phục vụ cho việc nghiên cứu của tôi, không sử dụng vào các mục đích khác. Xin trân trọng cám ơn các Quý doanh nghiệp! PHẦN I. THÔNG TIN KHÁI QUÁT THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP Tên doanh nghiệp Địa chỉ doanh nghiệp Số điện thoại liên hệ của doanh nghiệp 1.4. Địa chỉ website của doanh nghiệp 1.5. Ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp Tên ngành:.. Mã ngành:............................................................................................. PHẦN II. CÂU HỎI LỰA CHỌN Một số từ viết tắt: Kí hiệu Tên đầy đủ bằng Tiếng Anh Tên đầy đủ tiếng Việt AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng kinh tế ASEAN DN Doanh nghiệp FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài VN Việt Nam Xin vui lòng khoanh tròn vào một ô chữ số để cho biết ý kiến của quý vị về các phát biểu sau đây với thang đo lựa chọn tương ứng từ 1 đến 5: 1 2 3 4 5 Rất không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Rất đồng ý 1. Các nhân tố thuộc quốc gia tiếp nhận vốn TT Nội dung Thang đo lựa chọn A. Xin quý vị cho biết mức độ đánh giá về các yếu tố kinh tế vĩ mô và thị trường của các nước AEC I Trình độ phát triển kinh tế và quy mô thị trường các nước AEC đủ lớn cho DN VN mở rộng đầu tư. 1 2 3 4 5 II Các nước AEC ngày càng mở cửa và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới mang lại cơ hội lớn cho các DN VN đầu tư 1 2 3 4 5 III Tốc độ tăng trưởng của các nước AEC đáp ứng được nhu cầu đầu tư của các DN VN 1 2 3 4 5 IV Các nước AEC được hưởng nhiều ưu đãi thuế quan của các nước khác so với VN (GSP, Thuế NK=0), đầu tư được hưởng nhiều lợi ích 1 2 3 4 5 V Tỷ giá đồng tiền của các nước AEC với đồng USD ngày càng ổn định. 1 2 3 4 5 B. Xin quý vị cho biết mức độ đánh giá về chi phí lao động, nguồn nguyên liệu của các nước AEC I Số lượng, chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu đầu tư của các DN VN 1 2 3 4 5 II Chi phí sử dụng lao động có kỹ năng (quản trị và chuyên gia) ở các nước AEC khá thấp 1 2 3 4 5 III Chi phí triển khai dự án FDI ở các nước AEC không cao (xin giấy phép, thủ tục hành chính để triển khai dự án FDI...) 1 2 3 4 5 IV Chi phí sử dụng cơ sở hạ tầng và khai thác tài nguyên ở các nước AEC khá thấp 1 2 3 4 5 V Mức độ sẵn có của tài nguyên đất, nước, phục vụ sản xuất, kinh doanh và ngành Công nghiệp hỗ trợ hoạt động đầu tư vào các nước AEC khá tốt 1 2 3 4 5 C. Xin quý vị cho biết mức độ đánh giá về cơ sở hạ tầng I Hệ thống giao thông (cầu, cảng đường, bến bãi, xe cộ...) tại các quốc gia AEC thuận tiện 1 2 3 4 5 II Hệ thống giao thông nối liền VN và các nước AEC thuận tiện (đường thủy, đường bộ, hàng không...) 1 2 3 4 5 III Hệ thống hạ tầng khu công nghiệp/khu chế xuất ở các nước AEC phát triển, có thể hỗ trợ các DN VN xây dựng vùng nguyên liệu, sản xuất, chế biến, bảo quản, đáp ứng được yêu cầu của DN VN 1 2 3 4 5 IV Hệ thống thông tin, internet, cung cấp điện, nước của các nước AEC thuận tiện, phát triển đáp ứng yêu cầu của DN Việt Nam 1 2 3 4 5 V  Dịch vụ Logistic của các nước AEC đáp ứng yêu cầu của các DN VN 1 2 3 4 5 D. Xin quý vị cho biết mức độ đánh giá về Quy định, chính sách và văn hóa liên quan đến đầu tư của DN VN vào các nước AEC I  Quy định, thủ tục về cấp phép đầu tư của các quốc gia AEC dễ dàng, minh bạch và thông thoáng 1 2 3 4 5 II Quy định về khai thác tài nguyên của một số quốc gia trong AEC thấp 1 2 3 4 5 III Các quốc gia AEC có nhiều chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư ASEAN 1 2 3 4 5 IV Mức độ bảo hộ đầu tư của các nước AEC đối với nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là các là đầu tư ASEAN ngày càng hoàn thiện 1 2 3 4 5 V Rào cản về văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, ngôn ngữ giữa VN và các nước AEC ở mức độ thấp. E. Xin quý vị cho biết nhận định về rủi ro chính trị giữa các nước AEC và VN I Mối quan hệ về kinh tế, chính trị giữa các quốc gia AEC và VN ngày càng phát triển 1 2 3 4 5 II Cộng đồng kinh tế ASEAN ngày càng nâng cao vị thế trên chính trường quốc tế, có mối quan hệ tốt với các quốc gia khác trên thế giới 1 2 3 4 5 III Sự kì thị sắc tộc, tôn giáo của các quốc gia AEC ngày càng giảm 1 2 3 4 5 IV Tình hình kinh tế chính trị tại các nước AEC ngày càng ổn định, tình trạng tham nhũng của các quốc gia AEC ngày càng được cải thiện 1 2 3 4 5 2. Các nhân tố thuộc nước đầu tư TT Nội dung Thang đo lựa chọn A. Xin quý vị cho biết mức độ đánh giá về các yếu tố từ phía Chính phủ Việt Nam I Quy định, thủ tục về cấp phép đầu tư ra nước ngoài của VN ngày càng cải thiện, minh bạch, thông thoáng; Chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư ra nước ngoài của VN ngày càng được cải thiện, đặc biệt đối với các quốc gia AEC 1 2 3 4 5 II Các hoạt động xúc tiến đầu tư ra nước ngoài, thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Chính phủ đạt hiệu quả 1 2 3 4 5 III Chính sách tài chính, tiền tệ, xuất nhập khẩu và quản lý ngoại hối ngày càng hoàn thiện và hỗ trợ tốt đối với doanh nghiệp 1 2 3 4 5 IV Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài của Chính phủ như: vốn, cung cấp thông tin về thị trường, thông tin về đối tác, cơ hội và kinh nghiệm kinh doanh, cả ở trong và bên ngoài nước ngày càng hoàn thiện 1 2 3 4 5 V Độ mở của nền kinh tế lớn (tăng xuất nhập khẩu, tham gia các hiệp định kinh tế quốc tế,) thúc đẩy các DN đầu tư ra nước ngoài vào các nước AEC 1 2 3 4 5 VI Tăng cường hoạt động đầu tư và ứng dụng khoa học và công nghệ trong nước giúp cho DN mở rộng đầu tư ra nước ngoài 1 2 3 4 5 VII Tăng trưởng kinh tế trong nước thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài 1 2 3 4 5 Xin quý vị cho biết mức độ đánh giá về các yếu tố nội tại của Doanh nghiệp I Năng lực của DN: tiềm lực vốn, khoa học công nghệ, trình độ quản lý, đã dần được cải thiện đáp ứng được nhu cầu đầu tư ra nước ngoài vào các nước AEC 1 2 3 4 5 II Doanh nghiệp đã chủ động hơn và có chiến lược đầu tư vào các nước AEC 1 2 3 4 5 III Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đã được cải thiện đáp ứng được nhu cầu đầu tư ra nước ngoài vào các nước AEC 1 2 3 4 5 IV Nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu đầu tư của DN VN vào các nước AEC 1 2 3 4 5 V Sự liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam trong và ngoài nước đã được cải thiện 1 2 3 4 5 VI Kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài của các DN VN ngày càng được cải thiện 1 2 3 4 5

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxde_tai_thuc_day_dau_tu_truc_tiep_cua_cac_doanh_nghiep_viet_n.docx
  • pdfCV.pdf
  • docKết luận mới Tiếng Anh.doc
  • docKết luận mới Tiếng Việt.doc
  • docxTóm tắt LA tiếng anh.docx
  • docxTóm tắt LA Tiếng Việt.docx
Luận văn liên quan