Đề tài Thực hiện các yêu cầu kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam

MỤC LỤC Lời mở đầu. 4 Phần I: Cơ sở lý luận về các yêu cầu kế toán. 5 I.1 Yêu cầu chung đối với Kế toán. 5 I.2 Yêu cầu cơ bản đối với Kế toán. 6 Phần II: Thực trạng thực hiện các yêu cầu kế toán tại các doanh nghiệp VN.8 II.1 Các luận điểm về tính hữu ích của bản báo cáo tài chính. 8 II.2 Tính trung thực và hợp lý(1)14 II.3 Động lực thổi phồng báo cáo tài chính(2)15 II.4 Tình trạng chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán của nhiều DN(3)17 II.5 Nguyên nhân lập báo cáo tài chính hợp nhất chưa thành công(4)21 II.6 Các màn phù phép trong báo cáo tài chính. 23 II.7 Tính trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận. 29 II.8 Báo cáo tài chính cần nhất sự minh bạch. 35 II.9 Báo cáo tài chính phơi bày hay che giấu(5)38 II.10 Điểm ngoại trừ trong báo cáo tài chính(6)41 II.11 Chất lượng các báo cáo tài chính chưa kiểm toán sai khá nhiều so với báo cáo kiểm toán(7)43 II.12 Khó đo lường độ trung thực của bản cáo bạch. 45 II.13 Tính trung thực báo cáo tài chính năm 2008 chưa được cải thiện(8)46 II.14 Thực trạng công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại các tập đoàn kinh tế Việt Nam49 II.15 Đối phó và hệ lụy trong công tác kế toán tại các DN Việt Nam51 II.16 Ví dụ về báo cáo của HSBC chỉ mang tính minh họa. 53 II.17 Tác hại của sự sai lệch trong báo cáo tài chính. 55 II.18 Biện pháp hạn chế việc phù phép báo cáo tài chính. 57 II.19 Cách tăng tính thuyết phục cho bản báo cáo tài chính. 57 II.20 Tích cực của các màn phù phép trong báo cáo tài chính(9)60 Phần III: Kết luận. 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO66

doc66 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2541 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực hiện các yêu cầu kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ởi vì đó là những điều kiểm toán viên không thể khẳng định". Báo cáo tài chính của các công ty có đáng tin cậy? Làm thế nào để kiểm soát được tính trung thực của các báo cáo đó?Sau sự kiện hàng loạt công ty niêm yết báo cáo lỗ thành lãi trong năm 2008, nhiều người đặt dấu hỏi liệu báo cáo tài chính của các công ty có đáng tin cậy? Làm thế nào để kiểm soát được tính trung thực của các báo cáo đó? Ông Bùi Văn Mai, Tổng thư ký Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam đã chia sẻ một số suy nghĩ xung quanh chủ đề này. Có một thực tế đang diễn ra trên thị trường chứng khoán Việt Nam là nhiều doanh nghiệp công bố lãi trong 11 tháng của năm 2008 nhưng đến quý 4/2008 lại lỗ rất lớn. Ông thấy có điều gì vô lý? Thông thường lãi/lỗ một năm bằng tổng số lãi/lỗ của các quý cộng lại. Nhưng báo cáo tài chính quý là chưa chính thức vì báo cáo tài chính quý dùng để quản trị doanh nghiệp mà thôi. Theo quy định trên thị trường chứng khoán, doanh nghiệp phải công bố báo cáo tài chính quý, đây là điều cần thiết. _________________________ (6) Nhưng do báo cáo tài chính quý không bắt buộc nhiều các thủ tục như là báo cáo tài chính năm như: không phải kiểm kê hàng tồn kho, đối chiếu công nợ..., nên báo cáo quý cũng chưa thật chuẩn xác, nhất là nhiều công ty niêm yết muốn giá cổ phiếu được cao thì tâm lý muốn công bố báo cáo quý lãi, đẹp, những tồn tại không muốn trưng ra. Ngoài chuyện tôi nói ở trên, riêng năm 2008 có chuyện khủng hoảng kinh tế quốc tế. Càng về cuối năm, tình hình kinh tế càng khó khăn, dẫn đến chuyện doanh nghiệp càng về cuối năm càng lỗ nhiều. Đó là những nguyên nhân khách quan dẫn đến việc doanh nghiệp quý 4 hoặc cả năm 2008 lỗ lớn. Bây giờ sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý, nhà đầu tư đã nhiều hơn nên doanh nghiệp muốn giấu cũng không được. Bản thân các công ty kiểm toán cũng làm với tinh thần trách nhiệm cao hơn rất nhiều, họ cũng sợ những rủi ro nên kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hơn. Chẳng hạn như việc trích lập dự phòng, nếu trước đây doanh nghiệp cũng lập nhưng chưa đầy đủ thì hiện giờ kiểm toán viên chắc chắn họ sẽ không đồng ý. Với những báo cáo tài chính hàng quý như vậy, liệu có đáng tin cậy không thưa ông? Trong 6 kiến nghị mà Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) và Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) đề xuất với Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán, chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh tới kiến nghị: Cần phải có kiểm toán giữa kỳ và BCTC quý cũng cần được kiểm tra, kiểm soát. Tất nhiên, đối với báo cáo quý người ta không dùng từ là kiểm toán vì không thể làm được đầy đủ hết các thủ tục theo yêu cầu như báo cáo tài chính năm, mà chỉ dùng là soát xét báo cáo. Vì trong chuẩn mực kiểm toán do Bộ Tài chính ban hành có chuẩn mực 910, quy định soát xét các thông tin tài chính trước khi công bố của báo cáo quý như thế nào, có quy định tất cả các thủ tục giúp cho kiểm toán viên nếu thực hiện đúng sẽ hạn chế được rất nhiều những sai sót của báo cáo tài chính quý. Với lực lượng công ty kiểm tóan được phép kiểm toán các doanh nghiệp niêm yết quá ít như hiện nay thì yêu cầu đó có là quá tải không, thưa ông? Tất nhiên nếu nói mà làm ngay sẽ khó. Như tôi đã nói hàng quý, có thể soát xét ngay và nếu không đủ nhân lực thì 6 tháng làm 1 lần, nghĩa là 6 tháng soát xét báo cáo quý 1 và 2 để có mối liên hoàn với nhau. Như vậy cũng làm giảm đi một nửa rủi ro. Còn sau này nếu nhu cầu nhiều thì đương nhiên số lượng các công ty kiểm toán cũng nhiều lên. Ông có lời khuyên gì cho nhà đầu tư khi đọc các báo cáo tài chính? Nhà đầu tư phải có những hiểu biết về kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán. Trước hết là như thế vì các số liệu của báo cáo tài chính có nhiều số liệu chuyên ngành nên sẽ rất khó nếu người nào không có kiến thức, sẽ không thể hiểu. Thứ hai, nhà đầu tư khi mua cổ phiếu thuộc doanh nghiệp nào thì phải xem xét diễn biến hoạt động của doanh nghiệp đó nhiều thời kỳ chứ không phải từ thời điểm mua quá khứ, hiện tại và tương lai. Thứ ba, nhà đầu tư cần phải nghiên cứu kỹ ý kiến của kiểm toán viên, bởi họ là người có năng lực chuyên môn, những ý kiến của họ cũng mang đến những sức nặng nhất định, hàm chứa tất cả những thông tin rất căn bản trong báo cáo tài chính, nhất là khi kiểm toán viên đưa ra ý kiến ngoại trừ chẳng hạn. Nếu tôi là nhà đầu tư thì tôi không bao giờ đầu tư vào những doanh nghiệp có báo cáo tài chính bị kiểm toán viên ngoại trừ, bởi vì đó là những điều kiểm toán viên không thể khẳng định. Đó cũng là do doanh nghiệp không công bố hết cho kiểm toán viên, che giấu thông tin. Với các báo cáo có ý kiến như vậy thì mức độ tin tưởng rất thấp. II.11 Chất lượng các báo cáo tài chính chưa kiểm toán sai khá nhiều so với báo cáo kiểm toán(7) Đó là nhận định của ông Nguyễn Thế Thọ, Trưởng ban Quản lý phát hành Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) tại Hội nghị Công ty niêm yết năm 2009 vừa diễn ra tại TP.HCM. Thực tế cho thấy, hiện nay, nhiều DN niêm yết công bố thông tin chậm hơn so _________________________ (7) với quy định, chất lượng các báo cáo tài chính đã công bố còn bộc lộ một số bất cập, như báo cáo tài chính chưa kiểm toán có độ vênh quá lớn giữa báo cáo tài chính hợp nhất với số liệu sau kiểm toán. Đối với việc công bố thông tin trên website của các DN niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội (HaSTC) hiện đã có 95,8% DN xây dựng website nội bộ. Riêng tại sàn chứng khoán TP.HCM (HOSE) tính đến ngày 31/3/2009 đã có 176 trên tổng số 177 DN niêm yết có trang thông tin điện tử; 135 trên tổng số 177 (chiếm 76,27%) DN cập nhật đầy đủ thông tin đã công bố, song phần lớn các website còn khá sơ sài... Ông Nguyễn Sơn, Trưởng ban Phát triển thị trường (UBCKNN) nhận định, việc công bố thông tin của các DN niêm yết còn cho thấy một số bất cập về chất lượng báo cáo tài chính, do thiếu ý kiến soát xét của kiểm toán; kỳ kế toán chưa linh hoạt, gây dồn ứ đọng về kiểm toán năm; báo cáo tài chính chưa được đăng tải đẩy đủ... Gần đây, trong một số báo cáo tài chính của DN niêm yết có độ vênh về lợi nhuận khá lớn so với kết quả kiểm toán đưa ra. Điều này đã ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư. Tuy nhiên, ông Đỗ Văn Trắc, Chủ tịch HĐQT Công ty Cáp và Vật liệu viễn thông (Sacom) cho rằng, trong việc công bố thông tin, kiểm toán là đơn vị hết sức quan trọng, nên UBCKNN cần có quy định về mức độ uy tín của các công ty kiểm toán để chỉ định DN niêm yết chọn kiểm toán. “Hiện các DN vẫn có xu hướng chọn những công ty kiểm toán vừa tầm với chi phí của mình. Nếu chọn công ty kiểm toán lớn, mức độ tin cậy cao thì chi phí cũng đội lên tương ứng nên nhiều DN e ngại”, ông Trắc nói. Riêng đối với vấn đề soát xét của kiểm toán hàng quý vừa được UBCKNN ban hành tại Văn bản 264/UBCKNN - QLPL, ông Hoàng Văn Điều, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Văn hóa Tân Bình (ALTA) kiến nghị, theo quy định, DN niêm yết phải công bố báo cáo tài chính quý sau 20 ngày kể từ khi hoàn tất. Như vậy, nếu có kiểm toán soát xét nữa thì thời hạn này rất khó được thực hiện, nhất là với DN có công ty con trực thuộc phải lên báo cáo hợp nhất. II.12 Khó đo lường độ trung thực của bản cáo bạch Lâu nay, không ít NĐT vẫn đặt dấu hỏi về mức độ trung thực của các bản cáo bạch, báo cáo tài chính đã được kiểm toán mà công ty niêm yết, công ty đại chúng chào bán chứng khoán đưa ra. ĐTCK đã có cuộc trao đổi với bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Phó tổng giám đốc Công ty Kiểm toán PriceWaterhouseCooper Việt Nam về vấn đề này. Trong khi số DN niêm yết lên đến trên 200 thì số công ty kiểm toán (CTKT) được Bộ Tài chính chấp thuận kiểm toán chỉ hơn 10 DN. Điều này có ảnh hưởng đến chất lượng của bản báo cáo tài chính, thưa bà? Các CTKT phải tuân theo những chuẩn mực nhất định. Nếu CTKT tuân thủ một cách chặt chẽ các chuẩn mực này thì họ không thể chạy theo số lượng, mà phải đảm bảo chất lượng. Thông thường, theo tôi được biết, nếu thiếu nhân lực thì CTKT sẽ không lấy thêm khách hàng và không thể làm cẩu thả để đưa ra báo cáo tài chính kém chất lượng. Vấn đề hiện tại là có ít CTKT đạt tiêu chuẩn, nghĩa là sẽ phải cố gắng đảm bảo đủ điều kiện để được vào danh sách đó. Nghề kiểm toán rất rủi ro, khi đưa ra báo cáo tài chính, người ta phải gắn trách nhiệm của mình vào đó. Các CTKT phân tích dựa trên hồ sơ, số liệu do phía DN cung cấp. Vì những mục đích khác nhau, DN có thể đưa ra số liệu sai sự thật. Vậy báo cáo tài chính và bản cáo bạch có bị sai theo? Trong quy trình về kiểm toán, có những thủ tục, kỹ thuật mà người ta phải đi kiểm tra. Tuy nhiên, họ vẫn bị lệ thuộc rất nhiều vào số liệu của DN được kiểm toán cung cấp. Một trong những quy trình của kiểm toán là bắt buộc phải đối chiếu chéo, đối chiếu với bên thứ 3, với ngân hàng, cơ quan thuế, chứ không phải lúc nào cũng phụ thuộc hoàn toàn vào số liệu mà DN cung cấp. Nếu tuân thủ đúng quy trình kiểm toán thì CTKT sẽ tìm ra điểm bất hợp lý, không lôgic trong số liệu mà DN đưa ra. Trong trường hợp đó, CTKT sẽ đưa vào báo cáo ý kiến của mình. Trong kiểm toán thì có nhiều loại ý kiến, nếu không tin tưởng vào con số đó thì người ta sẽ cho ý kiến loại trừ, chứ không phải DN đã được kiểm toán là NĐT yên tâm, mà còn phụ thuộc vào ý kiến của CTKT về báo cáo tài chính. CTKT đã đưa ý kiến loại trừ đồng nghĩa với số liệu của báo cáo đó không đúng. Có một thực tế là rất ít NĐT hiểu được điều này, mà chỉ nghĩ báo cáo tài chính đã được kiểm toán là yên tâm rồi. NĐT cần lưu ý điểm gì khi đọc bản cáo bạch, thưa bà? Bao giờ cũng phải nhìn vào tổng tài sản của DN đó như thế nào, công nợ ra làm sao. Mỗi DN có một đặc điểm khác nhau, mỗi ngành lại yêu cầu tài sản khác nhau, xem tài sản đó hình thành từ vốn pháp định hay từ vốn vay. Ngoài ra, NĐT phải hiểu DN đó hoạt động trong lĩnh vực gì, phát triển trên thị trường ra sao. Một điểm đáng lưu ý là các bản cáo bạch thường đưa thông tin từ 2 - 3 năm trước, do đó NĐT cần xem biến động trong thời gian tới đối với DN như thế nào, tích cực hay tiêu cực; xu hướng của nó so với các DN khác ra sao... Bà đánh giá như thế nào về mức độ trung thực của bản cáo bạch mà các DN niêm yết đưa ra? Tôi không thể đánh giá được, bởi vì không tham gia trực tiếp. Để đưa ra được báo cáo tài chính, CTKT phải làm việc mất hàng tháng mới có thể đưa ra kết luận có trung thực hay không. Còn nếu chỉ đọc bản cáo bạch thì cũng thật khó để đưa ra được ý kiến. Như vậy, NĐT buộc phải mạo hiểm với ngay cả thông tin trong bản cáo bạch mà các DN đưa ra? Sự trung thực của thông tin trong bản cáo bạch phải đi từ các cơ quan chức năng với hàng loạt quy định chặt chẽ, chứ NĐT không thể nào ngồi đó mà có thể đánh giá được sự trung thực của nó. Họ chỉ biết rằng, đối với công ty này, báo cáo tài chính đã tuân thủ các quy định của UBCKNN phải công bố thông tin và thông tin phải là như thế. II.13 Tính trung thực báo cáo tài chính năm 2008 chưa được cải thiện(8) "Rất khó để có thể khẳng định các báo cáo tài chính đó minh bạch, rõ ràng hay không vì các doanh nghiệp đều tuân thủ các báo cáo tài chính của Bộ Tài chính". Nhận định về báo cáo tài chính các doanh nghiệp niêm yết năm 2008 của Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Quốc tế Hoàng GiaNhận định về báo cáo tài chính các doanh nghiệp niêm yết năm 2008 của ông Nguyễn Trọng Tuấn, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Quốc tế Hoàng Gia (IRS). Đã có không ít doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính năm 2008. Vậy, ông có nhận định như thế nào về thực trạng chung của báo cáo tài chính doanh nghiệp trong năm 2008? Tôi thấy có một số điểm nhấn trong báo cáo tài chính của các công ty niêm yết năm 2008. Thứ nhất, các công ty niêm yết có dính dáng đến đầu tư tài chính trong năm 2008 đều trong tình trạng thua lỗ. Những khoản thua lỗ do đầu tư tài chính đã ảnh hưởng nặng nề đến kết quả kinh doanh chung của doanh nghiệp. Thứ hai, trong báo cáo của các công ty niêm yết trong năm 2008 là báo cáo quý 4/2008 rất xấu, dù nhiều doanh nghiệp đến hết tháng 11/2008 đều công bố lãi và hoàn thành kế hoạch nhưng khi ra báo cáo quý 4 thì lại lỗ trong cả quý. Điều này đã làm cho các nhà đầu tư cá nhân cảm thấy bất ngờ và thất vọng. Nhiều doanh nghiệp đến tháng 11/2008 vẫn công bố có lãi nhưng tính cả quý lại lỗ. Phải chăng không có sự minh bạch trong các báo cáo tài chính này? Rất khó để có thể khẳng định các báo cáo tài chính đó minh bạch, rõ ràng hay không vì các doanh nghiệp đều tuân thủ các báo cáo tài chính của Bộ Tài chính. Nhưng vấn đề đang được các nhà đầu tư quan tâm là doanh nghiệp cần phải đưa ra bản báo cáo thuyết phục chứ không phải các bản báo cáo không rõ ràng và thiếu sự minh bạch thông tin. Trên thực tế, các nhà đầu tư cũng không trách các doanh nghiệp bị thua lỗ trong năm 2008, bởi lẽ trong điều kiện khó khăn như vậy kinh doanh thua lỗ là chuyện đương nhiên. Vì vậy, các doanh nghiệp nên có cách hành xử cũng như cung cấp thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho nhà đầu tư cảm thấy yên tâm khi gửi _________________________ (8) gắm niềm tin vào doanh nghiệp. Qua đó sẽ giúp doanh nghiệp dần từng bước vượt qua khó khăn. Trích dự phòng rủi ro lớn là điều thường thấy trong các báo cáo tài chính năm 2008, nên một số quan điểm cho rằng điều này đã ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của nhà đầu tư. Vậy quan điểm của ông với vấn đề này như thế nào? Không thể khẳng định việc trích lập dự phòng rủi ro lớn sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của nhà đầu tư. Bởi lẽ, khi đầu tư vào cổ phiếu một doanh nghiệp nào đó, ngoài việc nhìn nhận lợi nhuận của doanh nghiệp trong ngắn hạn, nhà đầu tư còn quan tâm đến tiềm năng của doanh nghiệp trong tương lai. Vấn đề nhà đầu tư quan tâm đó là sự minh bạch và rõ ràng của các khoản trích lập dự phòng rủi ro và doanh nghiệp cần phải có trách nhiệm với phần vốn góp của nhà đầu tư. Nhà đầu tư có quyền được biết phần vốn của mình được sử dụng có đúng mục đích hay không. Chuyện thua lỗ trong năm 2008 là điều bình thường, đặc biệt với các doanh nghiệp đầu tư sang lĩnh vực tài chính. Năm 2008 cũng đã có những bài học lớn cho các doanh nghiệp đầu tư trái ngành và đây là vấn đề mà các doanh nghiệp cần phải chú ý đến trong công tác định hướng chiến lược cũng như trong quản lý năm 2009. Nếu quản lý và điều hành sát với thực tế hơn và tập trung nguồn lực vào lĩnh vực kinh doanh chính của mình thì doanh nghiệp sẽ giảm thiểu được sự thua lỗ. Ông có nhìn nhận như thế nào về chất lượng của các báo cáo tài chính năm 2008? Nếu nhìn về mặt hiệu quả thì báo cáo tài chính năm 2008 kém xa so với năm 2007, tính trung thực cũng không có gì được cải thiện. Tôi cho rằng, đến thời điểm này các nhà đầu tư đã hoàn toàn lường trước được tình trạng thua lỗ của các doanh nghiệp năm 2008. Vì vậy, khi các báo cáo tài chính của doanh nghiệp được công bố sẽ không phải là yếu tố gây sốc cho các nhà đầu tư nữa. Có nghĩa rằng các nhà đầu tư cá nhân vẫn phải chịu tình trạng không công bằng? Để khẳng định điều này cũng rất khó, nhưng tôi cho rằng, các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ vẫn đang phải chịu thiệt thòi nhiều hơn. Điều này sẽ được cải thiện khi trình độ, nhận thức của nhà đầu tư được nâng lên, qua đó sẽ buộc các công ty phải quan tâm hơn đến các nhà đầu tư này. Ở góc độ nào đó, tôi cảm nhận thấy nhà đầu tư nhỏ lẻ vẫn phải chịu những bất công về quyền lợi so với các nhà đầu tư lớn có tổ chức. Để đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư cá nhân trong những năm tới, theo ông cần có những giải pháp như thế nào từ cơ quan quản lý cũng như các doanh nghiệp? Để bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân không những các chủ thể là các doanh nghiệp mà ngay cả các cơ quan quản lý và các thành viên tham gia thị trường khác phải cùng có trách nhiệm với thị trường. Đối với cơ quan quản lý, nên tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nhỏ có những quyền hoàn toàn bình đẳng so với các nhà đầu tư lớn bằng các cơ chế cụ thể và phù hợp hơn. Còn đối với các thành viên khác tham gia thị trường như những công ty chứng khoán, nên tạo điều kiện tốt nhất và những dịch vụ tốt nhất cho các nhà đầu tư. Với các công ty niêm yết và công ty cổ phần, nên chuyên nghiệp hóa hoạt động quan hệ với các nhà đầu tư. Có như vậy mới giúp cho thị trường tốt lên, qua đó cũng bảo vệ được quyền lợi của các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Những khó khăn đã được dự báo trong năm 2009, theo ông ngành nghề nào được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều cơ hội cho nhà đầu tư? Theo tôi, năm 2009 sẽ có nhiều ngành nghề có cổ phiếu hứa hẹn. Đó là những ngành nghề ít bị tác động bởi khủng hoảng tài chính như các doanh nghiệp liên quan đến dược phẩm, điện, viễn thông, kinh doanh hàng tiêu dùng... II.14 Thực trạng công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại các tập đoàn kinh tế Việt Nam Trong xu hướng phát triển rộng rãi của nền kinh tế thế giới, sự hội nhập kinh tế quốc tế đang là trào lưu ở hầu hết các quốc gia. Kết quả tất yếu của quá trình hội nhập là hình thành các cty đa quốc gia, các công ty mẹ con có sự kiểm soát lẫn nhau. Ở VN sự hình thành các tổng công ty mẹ con mang những nét đặc thù riêng bởi nó được xuất hiện chủ yếu là từ việc chuyển đổi và sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, tổng công ty nhà nước- một phương thức chủ yếu từ những năm 90 của thế kỷ XX khi Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 91/TTg sang Tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ con. Đặc điểm chung của công ty mẹ con này là: Công ty mẹ đều là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc có tỷ lệ vốn góp chi phối, các công ty con có thể là doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần có chi phối của nhà nước, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH từ hai thành viên trở lên có hơn 50% vốn nhà nước. Sự liên kết kinh tế, tài chính, công nghệ của một nhóm các công ty mẹ- con này với nhau tạo thành một tập đòan kinh tế. Với bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay đang vận hành theo cơ chế thị trường và trong xu thế hội nhập, cạnh tranh diễn ra ngày càng quyết liệt hơn. Do hạn chế về khả năng và nguồn lực, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế buộc phải hợp tác với nhau trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nghiên cứu phát triển mở rộng theo chiều rộng và chiều sâu. Trong đó, một hình thức hợp tác được các đơn vị doanh nghiệp, tổ chức kinh tế ưa thích hiện nay là hợp nhất kinh doanh, nó giúp các đơn vị mở rộng được quy mô, giảm đối thủ cạnh tranh, đa dạng hóa ngành nghề, mở rộng thị trường…Khi đó yêu cầu đặt ra với các tập đoàn kinh tế là phải có được bức tranh tòan cảnh về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một tổng thể hợp nhất. Hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất là kết quả của quy trình hợp nhất các báo cáo tài chính, là phương tiện hữu ích để cung cấp thông tin cho các đối tượng liên quan. Báo cáo tài chính hợp nhất tổng hợp và trình bày một cách tổng quát toàn diện tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu ở thời điểm kết thúc năm tài chính, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh năm tài chính của tập đoàn như một doanh nghiệp độc lập không tính đến ranh giới pháp lý của các công ty mẹ- con riêng biệt. Báo cáo tài chính hợp nhất có ý nghĩa và tác dụng quan trọng đối với những đối tượng sử dụng thông tin kế toán về một tập đoàn. Việc loại trừ ảnh hưởng của các giao dịch  nội tập đoàn giúp người sử dụng thông tin kế toán đánh giá chính xác hơn về thực trạng tài chính, tình hình và kết quả hoạt động của toàn bộ nhóm công ty với tư cách một thực thể kinh tế duy nhất hoạt động dưới sự kiểm soát của công ty mẹ. Đối với các nhà quản lý công ty mẹ- những người chịu trách nhiệm kiểm soát nguồn lực và hoạt động của nhóm công ty có thể ra quyết định có liên quan đến hoạt động của tập đoàn; các cổ đông hiện tại và tương lai của công ty mẹ, những người quan tâm đến khả năng sinh lời của mọi hoạt động mà công ty mẹ kiểm soát có thể ra quyết định đầu tư, các chủ nợ của công ty mẹ có thể sử dụng thông tin hợp nhất để đánh giá sự ảnh hưởng của các hoạt động ở công ty con do công ty mẹ kiểm soát đến khả năng trả nợ của công ty mẹ. Báo cáo tài chính hợp nhất còn giúp các đối tượng khác nhau như những người phân tích tài chính, tư vấn chứng khoán có thêm thông tin chính xác để hoạt động tốt hơn trong lĩnh vực của mình. Báo cáo tài chính hợp nhất có vai trò quan trọng như vậy nên việc tổ chức thực hiện lập báo cáo tài chính hợp nhất tại các tập đòan kinh tế là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên hiện nay đa số các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty ở VN vẫn chưa triển khai thực hiện hoặc áp dụng chưa triệt để việc lập báo cáo tài chính hợp nhất theo đúng chuẩn mực kế toán số 25: “Báo cáo tài chính hợp nhất và các khoản đầu tư công ty con” ngày 30 tháng 12 năm 2003 và thông tư hướng dẫn số 23/2005/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2005. II.15 Đối phó và hệ lụy trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam Trước hết, trong các DN, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa, công tác kế toán chỉ là "công cụ để đối phó" với việc kiểm tra, quyết toán thuế. Tình trạng "hai trong một" - hai hệ thống sổ kế toán xảy ra khá phổ biến, nếu không muốn cho rằng, ở tất cả các DN nhỏ và vừa. Hai hệ thống cùng tồn tại: Hệ thống thứ nhất được gọi là "kế toán nội bộ" chỉ có chủ DN được biết. Đó là hệ thống "sổ chợ", không theo bất kỳ quy định nào của pháp luật. Hệ thống thứ hai được gọi là "kế toán thuế". Hệ thống này, về hình thức, theo đúng quy định của pháp luật nhưng thông tin, số liệu trong đó hoàn toàn không phản ánh đúng thực tiễn hoạt động kinh doanh. Trong các DN ngoài quốc doanh, số liệu kế toán phản ánh tình trạng "lãi thật, lỗ giả". Không ít DN, sau một số năm hoạt động số lỗ cộng dồn lớn hơn nhiều lần vốn điều lệ nhưng chủ DN vẫn rất nhiều tiền để mua bán bất động sản và mua sắm các tài sản đắt tiền. Ở các DN nhà nước (bao gồm cả các Cty cổ phần do Nhà nước nắm cổ phần chi phối) thì tình hình ngược lại, hoạt động kinh doanh thua lỗ nghiêm trọng nhưng trên báo cáo tài chính vẫn có lãi, vẫn chia tiền thưởng và thậm chí có Cty vẫn "lên sàn" giao dịch của thị trường chứng khoán. Nhân lực không được trọng dụng: Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ kế toán được đào tạo khá nhiều. Song, sự gia tăng về lượng không tương xứng với sự nâng cao về chất. Thêm vào đó, cùng với phương thức "gia đình trị" trong quản lý các DN VN, các cán bộ kế toán chưa được chủ DN trọng dụng, không có điều kiện để học tập, bồi dưỡng cập nhật kiến thức và nâng cao năng lực chuyên môn. Có nhiều DN thuê kế toán theo mùa vụ. Vì vậy, đội ngũ kế toán trong các DN không ổn định, gây khó khăn lớn cho việc bảo đảm yêu cầu liên tục trong công tác kế toán. Doanh nghiệp thờ ơ với Luật? Về việc quản lý nhà nước đối với công tác kế toán DN, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành đã được ban hành và có hiệu lực. Song, việc triển khai Luật vào thực tiễn của các DN chưa được quan tâm. Công tác kiểm tra kế toán theo các điều 35 đến 38 Luật Kế toán chưa được triển khai. Cho đến nay, chỉ cơ quan thuế quan tâm, kiểm tra công tác kế toán của DN. Song, việc kiểm tra công tác kế toán DN của cơ quan thuế chỉ nhằm mục đích thuế, do đó không thể toàn diện. Hơn nữa, theo quy định hiện hành, cơ quan thuếë không có thẩm quyền trong việc xử lý phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán. Trong điều kiện thực tế ở nước ta hiện nay, những sai sót của DN về công tác kế toán rất dễ dàng được "cho qua" nhờ các "cuộc đàm phán tế nhị"! Để từng bước đưa chế độ kế toán VN hòa nhập cùng chế độ kế toán của các nước trên thế giới, những năm qua, Bộ Tài chính đã tích cực nghiên cứu và ban hành được 26 chuẩn mực kế toán. Đó là một cố gắng lớn, đáng ghi nhận. Song, việc nghiên cứu, ban hành các chuẩn mực kế toán là quan trọng nhưng quan trọng hơn là đưa chúng vào thực tiễn. Nghiên cứu, tiếp thu các chuẩn mực kế toán là công việc rất phức tạp, ngay cả với những cán bộ kế toán được đào tạo chính quy. Do đó, ban hành các chuẩn mực kế toán chưa phải đã là hoàn thành nhiệm vụ. Thực tiễn cho thấy, ở không ít DN nhỏ và vừa hiện nay, còn rất nhiều cán bộ kế toán như những "con nai vàng ngơ ngác" khi nghe nói đến chuẩn mực kế toán! Đã đến lúc, gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng coi thường công tác kế toán trong các DNVN. II.16 Ví dụ về báo cáo của HSBC chỉ mang tính minh họa Ngày 7/4 vừa qua, trong bối cảnh TTCK Việt Nam đang vùn vụt đi lên, HSBC đã công bố một bản báo cáo không mấy khả quan về chứng khoán thế giới và châu Á, trong đó có Việt Nam. Bản báo cáo này khiến cho không ít nhà đầu tư và giới quan sát đặt câu hỏi về tính chất nhất quán của HSBC trong các tuyên bố của mình. Còn trên thị trường Việt Nam, diễn biến các phiên giao dịch gần đây cho thấy có vẻ như báo cáo này chỉ mang đậm tính tham khảo. Linh hoạt hay bị động? Trong báo cáo hồi đầu tháng 1/2008 về chiến lược đầu tư trong quý I/2008, HSBC nhận định thị trường Việt Nam không mấy lạc quan, rủi ro từ lạm phát khá lớn, giá cổ phiếu (đặc biệt là kết quả IPO Vietcombank) quá cao. Theo đó, Tập đoàn này giảm tỷ lệ danh mục đầu tư trên TTCK Việt Nam từ 2% xuống còn 0,5%, tuy nhiên vẫn cho rằng thị trường Việt Nam sẽ đạt 1.100 điểm vào cuối năm 2008. Báo cáo này có tên “Pan-Asian Equity Strategy: Snakes and Ladders” (Chiến lược đầu tư xuyên Á: Con rắn và cái thang). Suốt trong Quý I, tập đoàn này liên tục đưa ra các báo cáo có liên quan và đánh giá về thị trường Việt Nam. Ngày 29/2/2008, lần đầu tiên HSBC xếp Việt Nam vào danh mục được khuyến nghị tỉ lệ đầu tư ưu tiên cao nhất châu Á cùng với 6 nước khác - được HSBC ghi là OverWeight. Đặc biệt là việc tổ chức này nhận định rằng TTCK Việt Nam đã ở vào giai đoạn cuối chu kỳ suy giảm (tổng mức sụt giảm khi đó là 48%). Chính vì vậy, HSBC khuyến cáo các nhà đầu tư nên mạnh tay mua vào tại đây, tập trung vào cổ phiếu ngành công nghệ. Báo cáo này mang tên “AI-Asia Insight”. Trong các báo cáo “Vietnam monitor” riêng về TTCK Việt Nam (mới đây nhất là số 12, ngày 2/4/2008), Tập đoàn này tỏ ra khá kiên định với đích đến 1.100 điểm vào cuối năm nay của VN-Index. Như vậy, tính đến hết Quý I, quan điểm của HSBC về TTCK Việt Nam tỏ ra khá nhất quán và ổn định mặc dù diễn biến trên các sàn chứng khoán trong thời gian đó không hề ổn định một chút nào! Trái với những nhận định liên tục và rất khả quan trước đây về TTCK châu Á nói chung và VN nói riêng, HSBC đã đột ngột thay đổi với những nhận định trái chiều. Đùng một cái, báo cáo Quý II ngày 07/4 vừa rồi lại nhận định: "Thế giới đầu tư đã thay đổi. Chúng tôi tin rằng cả thị trường châu Á giờ đây đang trong trạng thái suy giảm". Cùng với đó, dự báo về đích đến của hầu hết các chỉ số chứng khoán tại châu Á đều được điều chỉnh giảm. TWSE Index của Đài Loan là chỉ số duy nhất được điều chỉnh tăng (từ 8.200 điểm lên 9.000 điểm). Theo mạch điều chỉnh giảm chung đó, VN-Index của Việt Nam cũng được thay đổi mức dự báo từ 1.100 điểm xuống còn 600 điểm vào cuối năm 2008 và từ 1.300 điểm xuống còn 750 điểm vào cuối năm 2009. Các cổ phiếu đầu tư được chuyển hướng sang các ngành tiêu dùng, viễn thông, cơ sở hạ tầng và y dược. Đi hơi xa một chút, để ý đến nhóm nghiên cứu thực hiện báo cáo Quý I và Quý II, có thể thấy không có nhiều thay đổi về nhân sự. Nhóm nghiên cứu về châu Á trong báo cáo ngày 29/2 gồm 6 cái tên: Garry Evans, Steven Sun, Akane Nishizaki, Jacqueline Tse, Vivek Misra, Leo Li. Còn những thành viên đưa ra báo cáo mới nhất ngày 7/4 này vẫn là 5 trong số 6 nhân sự trên, không có cái tên Vivek Misra. Như vậy, bỏ qua các thay đổi về nội dung, ít nhất thì vấn đề nhân sự vẫn có sự nhất quán! Và có lẽ lý do cho việc thay đổi quan điểm của nhóm nghiên cứu này chính là sự thay đổi thực tế của thị trường. Vậy là đã có sự linh hoạt trong các báo cáo và nghiên cứu của HSBC hay đây là một sự bị động? Liệu có khách quan? Theo dõi ý kiến của các chuyên gia, các nhà đầu tư cũng như những người quan tâm đến thị trường có thể thấy rằng, đã có không ít nghi vấn về tính khách quan của các báo cáo từ HSBC khi tổ chức này có sự thay đổi quan điểm lớn đến như vậy. II.17 Tác hại của sự sai lệch trong báo cáo tài chính Trước tình trạng số liệu trước và sau kiểm toán chênh lệch lớn, có ý kiến cho rằng nên cấm các doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính trước khi được kiểm toán. Xuất phát điểm của ý tưởng này là nhằm bảo đảm thông tin tài chính không bị sai lệch lớn, gây hoang mang cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, biện pháp này có thể mang lại nhiều tác hại hơn là lợi ích.  Thứ nhất, bản chẩt của báo cáo tài chính là một quá trình cung cấp thông tin tự nguyện từ các nhà quản lý (người làm thuê) tới các cổ đông (chủ doanh nghiệp). Cấm doanh nghiệp công bố thông tin trước kiểm toán có thể coi là vi phạm quyền lợi hợp pháp của cổ đông - quyền được người làm thuê cung cấp thông tin về hiệu quả công việc của họ. Hơn nữa, để thị trường chứng khoán phát triển thì phải tìm cách khuyến khích doanh nghiệp cung cấp càng nhiều thông tin càng tốt (tất nhiên phải là thông tin minh bạch), thay vì tạo ra các rào cản gây khó khăn cho nhà đầu tư trong việc tiếp cận các nguồn tin. Thứ hai, sẽ là không khả thi nếu đưa ra quy định cấm DN công bố báo cáo chưa kiểm toán. Thực tế nếu doanh nghiệp muốn che giấu thông tin thì còn khó, chứ muốn công bố thông tin thì vô cùng dễ. Nếu bị cấm bằng con đường chính thức, thì họ có vô số các kênh phi chính thức để công bố. Ví dụ, các doanh nghiệp có thể cung cấp báo cáo tài chính cho các ngân hàng, các đối tác kinh doanh. Từ hai kênh này thông tin sẽ nhanh chóng được đưa ra thị trường. Thứ ba, để thông tin tài chính hữu ích thì ngoài tính đáng tin cậy còn phải bảo đảm tính kịp thời của thông tin. Trong quá trình ra quyết định, các nhà đầu tư luôn phải cân đối giữa việc có thông tin chính xác nhưng chậm trễ và có thông tin nhanh nhưng độ chính xác thấp hơn. Do luôn có một khoảng thời gian trễ giữa thời điểm doanh nghiệp hoàn thành báo cáo tài chính và thời điểm kiểm toán viên phát hành báo cáo kiểm toán, nên việc cung cấp báo cáo tài chính trước kiểm toán giúp nhà đầu tư tiếp cận thông tin sớm hơn. Dĩ nhiên báo cáo chưa kiểm toán thì khả năng có sai sót là cao hơn, nhưng lợi ích từ việc có thông tin kịp thời có thể bù đắp rủi ro do thông tin thiếu chính xác. Cuối cùng, quy định doanh nghiệp chỉ được công bố báo cáo sau khi kiểm toán có thể khiến nhà đầu tư mất đi một tín hiệu quan trọng để phân biệt chất lượng thông tin tài chính của doanh nghiệp. Bản thân thời điểm công bố báo cáo tài chính có thể là một tín hiệu quan trọng cho thấy sự lành mạnh và minh bạch trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Ví dụ, các doanh nghiệp có hệ thống quản lý yếu kém thường mất nhiều thời gian hơn cho việc lập báo cáo tài chính. Các doanh nghiệp làm ăn kém, tình hình tài chính không minh bạch thường có xu hướng công bố báo cáo tài chính muộn để trì hoãn tin xấu. Trong khi đó, các doanh nghiệp làm ăn tốt, có hệ thống quản lý minh bạch thường mất ít thời gian hơn trong việc lập báo cáo tài chính. Họ cũng có động cơ công bố kết quả tài chính sớm hơn để gửi một thông điệp tích cực tới các nhà đầu tư. Như vậy, dựa vào thời gian công bố báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư có thể có được những đánh giá ban đầu tin cậy về chất lượng thông tin doanh nghiệp cung cấp. II.18 Biện pháp hạn chế việc phù phép báo cáo tài chính Từ việc phân tích các công cụ của phù phép tài chính, một câu hỏi được đặt ra là: Liệu có nên tin vào BCTC hay không? Thực sự là nhà tài chính vẫn nên tin vào BCTC bởi bên cạnh việc bóp méo sự thật của BCTC thì vẫn còn rất nhiều yếu tố tích cực từ BCTC được phù phép. Việc phù phép BCTC còn được hạn chế bởi lợi ích dài hạn của giám đốc công ty. Mỗi giám đốc công ty được nắm giữ một mức cổ phiếu nhất định của công ty và trong thời gian lãnh đạo của mình, giám đốc sẽ được phép mua thêm một số lượng cổ phiếu nào đó sẽ đặt thu nhập làm tăng lợi nhuận cho công ty và giảm những rủi ro sẽ là yếu tốt yêu cầu của nhà lãnh đạo phải thể hiện tính minh bạch trong BCTC. HĐQT và ban giám sát cũng góp phần quan trọng vào việc hạn chế việc phù phép BCTC, hội đồng quản trị có thu nhập hỗ trợ và tư vấn cho giám đốc công ty, thay mặt cổ đông giám sát hoạt động của công ty. Theo nghiên cứ về các công ty Anh (1993-1998), các công ty có hội đồng quản trị có tính độc lập cao thì tình trạng phù phép trong BCTC sẽ thấp. Hỗ trợ cho HĐQT, còn có ban kiểm soát gồm các thành viên am hiểu về kế toán tài chính. Tính chất của ban kiểm soát đi ngược lại với tình trạng phù phép của BCTC, đi ngược với lợi ích vai trò cổ đông nên hoạt động mang tính khách quan cao. Bên cạnh đó, còn phải kể đến vai trò của kiểm toán viên độc lập, phát hiện ra thủ thuật phù phép của BCTC. Có tính chất độc lập cao, lợi ích của kiểm toán viên độc lập mang lại cũng phụ thuộc vào năng lực, uy tính của kiểm toán viên. Từ sự kiểm soát chặt chẽ từ nội bộ công ty đến kiểm toán viên độc lập đối với BCTC cũng như việc ban hành ngày càng đầy đủ các chuẩn mực kế toán quy định về việc lập BCTC, các nhà đầu tư có thể yên tâm vào ngôn ngữ và tính chính xác, minh bạch của các BCTC. II.19 Cách tăng tính thuyết phục cho bản báo cáo tài chính Lập kế hoạch tài chính là công việc đòi hỏi ở bạn những kiến thức cơ bản về chuyên môn, óc phán đoán chính xác và tầm nhìn bao quát về lĩnh vực kinh doanh của mình. Đã từng có một chuyên gia tài chính so sánh sự khó khăn và phức tạp trong công việc lên kế hoạch tài chính với khoa chiêm tinh học: chỉ dựa vào một số điều kiện cho trước (vị trí của các vì sao) mà phải dự báo cả một tương lai vô hình phía trước. Tất nhiên, soạn thảo một văn bản không phải là điều vượt quá khả năng của bạn, nhưng thách thức lớn nhất chính là việc thu hút được nguồn vốn đầu tư của ngân hàng và các nhà đầu tư cho dự án kinh doanh đầy triển vọng của mình. Thông qua kế hoạch tài chính do phía doanh nghiệp cung cấp, bên cho vay sẽ tìm hiểu triển vọng thu hồi nợ, còn các nhà đầu tư sẽ xác định những khoản lợi nhuận họ có thể nhận được từ mỗi dự án. Bạn sẽ làm thế nào để thuyết phục những đối tác vừa kỹ tính, vừa khó hiểu? Các chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm đang hoạt động tại một số tập đoàn lớn cũng như trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng đã tổng kết một số kinh nghiệm quý giá giúp bạn tránh những sai sót không đáng có trong quá trình xây dựng kế hoạch tài chính cho công ty mình: - Nếu bạn chỉ cung cấp thông tin về tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận, thì kế hoạch tài chính của bạn sẽ thiếu tính thuyết phục. Bạn phải thông báo cho các nhà đầu tư cả tình trạng lưu chuyển tiền tệ, mức chênh lệch giữa tổng thu và tổng chi. Bạn nên nhớ rằng, trong khi bạn chỉ tập trung đề cập đến phần vốn (gồm các khoản tồn kho, trang thiết bị, nhà xưởng và nhu cầu nhân sự cần thiết) cùng doanh thu và lợi nhuận, thì các nhà đầu tư và đại diện ngân hàng lại muốn tìm hiểu thêm về kế hoạch cân bằng tài chính hay lượng tiền mặt dự trữ bạn định giữ lại trong công ty. - Một số DN thường cung cấp các chỉ tiêu cụ thể theo chu kỳ từng tháng hoặc từng năm cho cả một kế hoạch kéo dài từ 3 đến 5 năm. Trong khi đó, bản báo cáo tài chính của công ty bạn sẽ mang tính chính xác và có thể gây chú ý nhiều hơn, nếu bạn đưa ra dự đoán về chỉ tiêu hàng tháng cho năm thứ nhất và chỉ tiêu hàng năm cho những năm còn lại. Nguyên do là bạn chỉ có thể dự trù một cách tương đối số liệu hàng tháng cho riêng năm đầu tiên, còn những năm sau sẽ rất khó có cơ sở để đưa ra được con số chính xác cho từng tháng. - Đừng bao giờ đề xuất nhiều hơn hai khả năng hoặc hai tình huống trong kế hoạch tài chính của bạn. Nhiều doanh nghiệp đưa ra ba trường hợp khác nhau: tồi tệ nhất, trung bình và khả quan nhất. Một số công ty khác lại chỉ có hai lựa chọn giữa khả năng thành công cao và khả năng hòa vốn. Lời khuyên mà các chuyên gia dành cho bạn là chỉ nên nói đến hai trường hợp là trường hợp bình thường và trường hợp hòa vốn. Điều này có tác dụng trước hết là làm cho bản báo cáo của bạn trở nên rõ ràng, tránh gây nhàm chán cho các nhà đầu tư và đại diện ngân hàng vốn đã “dị ứng” với đủ loại báo cáo. Bên cạnh đó, việc nêu ra kế hoạch trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động bình thường sẽ chứng tỏ được rằng bạn luôn có những tính toán sát thực. Trong trường hợp hòa vốn, bạn có thể dự đoán được doanh thu khi thua lỗ, cũng như tình trạng sa sút của thực tiễn kinh doanh. - Bạn không được phép quá lạc quan về những con số lãi ròng hoặc tỉ lệ tăng trưởng doanh thu bán hàng. Nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch tài chính là bạn phải dự báo chính xác tốc độ tăng trưởng. Bạn nên lưu ý rằng các nhà đầu tư muốn nhìn thấy một nhà quản lý doanh nghiệp có tham vọng, nhưng với điều kiện anh ta có lối tư duy thực tế, chứ không phải là kẻ ảo tưởng hoặc huênh hoang. Ví dụ, nếu công ty bạn đang là một đơn vị kinh doanh buồn tẻ bỗng đạt tỉ lệ doanh thu bán hàng gấp đôi, thì điều đó cũng không chứng mình được rằng công ty bạn có thể tăng trưởng gấp đôi trong suốt những năm sau đó. Hoặc bạn có thể đưa ra một giả thiết là tỉ lệ tăng trưởng cao có thể làm giá trị công ty tăng gấp 50 lần trong vòng 5 năm tới. Nếu “điều kỳ diệu” này thật sự xảy ra, thì đó cũng không phải là một chỉ tiêu của công việc kinh doanh. Bên cho vay và các nhà đầu tư vốn sẽ cảm thấy sự chủ quan trong nhận định của bản báo cáo tài chính do công ty bạn cung cấp. - Không nên xây dựng báo cáo tài chính cho khoảng thời gian quá 3 năm, trừ khi phía đối tác yêu cầu bạn làm như vậy. Bạn nên cân nhắc một thực tế là bạn đã quá khó khăn để dự trù chính xác doanh thu hay thu nhập của dự án chỉ trong 3 năm thực hiện. Trong khi đó, thị trường, tính cạnh tranh, công nghệ kinh doanh và nền kinh tế lại chuyển động từng ngày. Do đó, bạn chỉ nên xây dựng kế hoạch hơn 3 năm, khi bạn muốn đối tác đầu tư dài hạn cho trang thiết bị hoặc bất động sản. - Thêm một điều đáng ngạc nhiên là một số doanh nghiệp tính toán sai hoặc thậm chí... quên tính đến khoản tiền lãi suất tín dụng. Chẳng hạn như bạn có một khoản nợ khoảng X trong một năm, bạn hãy dự đoán khoản tiền lãi phải trả cho mỗi năm là 9% của con số X đó. Điều quan trọng là bạn không nên dự trù con số trả tiền nợ lãi quá thấp so với số nợ thực tế, bởi có nguy cơ là bạn sẽ thâm hụt ngân sách nhiều. - Bên cạnh các dữ liệu về doanh thu, kê khai tài chính, chu kỳ tiền mặt, bạn nên dành hẳn khoảng một trang trong kế hoạch tài chính của công ty mình nhằm giải trình và chứng minh những giả thuyết của cá nhân bạn về các vấn đề như chi phí bán hàng, chi phí hoạt động, lợi nhuận, doanh thu về các khoản có thể nhìn thấy rõ, khoản tồn kho, chính sách chia cổ tức, thuế thu nhập... Bên cạnh đó, bạn cũng nên cung cấp các thông tin có tầm ảnh hưởng quan trọng về tài chính của công ty bạn. - Hãy đảm bảo rằng các con số trong kế hoạch tài chính được tính toán hợp lý và trung thực. Phía cho vay nợ sẽ kiểm tra rất kỹ các phép toán và các con số trong kế hoạch do công ty bạn cung cấp và yêu cầu phía bạn giải trình về mọi sai sót. Những sai sót ấy, dù có được sửa chữa lại đi chăng nữa nhưng cũng khiến cho bạn và công ty bạn mất đi hình ảnh tốt đẹp trong mắt nhà đầu tư và ngân hàng định cho vay. Họ có thể nghĩ các bạn “cố tình nhầm lẫn” nhằm hợp lý hoá mọi bất ổn trong kế hoạch tài chính. Một bản kế hoạch tài chính hiệu quả sẽ tác động trực tiếp đến biện pháp và phương thức mà các nhà quản lý doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư để phát triển một dự án kinh doanh, đồng thời quyết định mọi chiến lược hoạt động của công ty trong sản xuất, phân phối sản phẩm và cả lĩnh vực quản lý nhân lựcLà một nhà quản lý, bạn nên linh động và mạnh dạn điều chỉnh kế hoạch tài chính phù hợp, nếu bạn nhận thấy rằng chỉ tiêu đề ra vượt quá khả năng hoặc, ngược lại, quá thụ động so với năng lực hoạt động của toàn công ty. II.20 Tích cực của các màn phù phép trong báo cáo tài chính(9) Phù phép BCTC là hiện tượng khá phổ biến trong các DN của nước ta hiện nay và có nhiều nguyên nhân. Sự nóng lên một cách nhanh chóng của thị trường chứng khoán nước ta hiện nay là một trong những nguyên nhân chính của việc nhiều DN phù phép cho BCTC của mình. Việc đánh giá quá cao cổ phiếu của _________________________ (9) một số công ty khiến các nhà lãnh đạo công ty phải tạo ra một khoản lợi nhuận ảo tương ứng với kì vọng từ phía các NĐT về khả năng sinh lời của công ty nếu như không muốn phản ứng tiêu cực từ phía thị trường và kéo theo sự giảm sút về giá trị cổ phiếu. Điều này không chỉ ảnh hưởng về phía NĐT mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà lãnh đạo bởi bản thân họ cũng nắm giữ phần lớn cổ phiếu của công ty. Đứng về góc độ tác động tích cực, những bản BCTC bị phù phép với động cơ tích cực, thực sự phát huy tác dụng của mình cho DN khi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty, nâng cao lợi nhuận theo kế hoạch, đảm bảo một số hệ tài chính mà công ty đặt ra. Như vậy, việc phù phép tài chính lúc này trở thành công cụ can thiệp hữu hiệu vào các số liệu tài chính không chỉ cho các nhà lãnh đạo và các NĐT. Điều này được minh chứng qua ví dụ sau: CT A có khả năng sinh lời hàng năm là 1.000 tỷ đồng và có chính sách phân phối lợi nhuận dưới dạng cổ tức, khả năng sinh lời là vô thời hạn, có tỷ lệ chiết khấu là 10%. Như vậy, tính theo quy mô chiết khấu cổ tức, giá trị của CT A là 1000/0,1 = 10.000 tỷ đồng. Nhưng trong năm 2007, công ty A đầu tư vào một dự án với lợi nhuận dự kiến hàng năm sẽ tăng 100 tỷ là vô thời hạn. Song, do công ty tập trung nhiều nguồn lực vào dự án nên hoạt động của công ty trong năm bị giảm sút và kết quả công ty chỉ đạt 900 tỷ đồng, thấp hơn so với dự kiến là 200 tỷ đồng mà lẽ ra công ty phải đạt được là 1.100 tỷ đồng. Theo dự tính, mức giá trị này sẽ đạt được vào năm 2008. Điều này đặt các nhà lãnh đạo đứng trước sự lựa chọn giữa một bên là đảm bảo tính trụng thực của BCTC hoặc sử dụng thủ thuật phù phép tài chính và điều này chỉ các nhà lãnh đạo trong công ty được biết. Bảng sau đây thể hiện sự lựa chọn của nhà lãnh đạo: Lựa chọn Giá trị công ty A theo đánh giá của nhà đầu tư Nhận xét Không phù phép báo cái lãi 900 tỷ đồng 900/0,1 = 9.000 tỷ đồng Công ty bị đánh giá trị thực thấp hơn 200 tỷ đồng Phù phép báo cáo lãi 1.100 tỷ đồng 1.100/0,1 = 11.000 tỷ đồng Công ty A được đánh giá đúng giá trị thực Từ bảng lựa chọn trên, nếu chọn phương án phù phép BCTC thì không ảnh hưởng gì đến lợi nhuận về sau của công ty. Lúc này, lợi nhuận thực mà công ty đạt được 1.100 tỷ đồng bắt đầu năm 2008 và hoạt động kinh doanh được diễn ra bình thường mà không bị mất khoản vốn đầu tư, ngược lại còn tăng nguồn vốn đầu tư do NĐT đặt nhiều kì vọng vào khả năng sinh lời của công ty. Nếu không phù phép BCTC thì buộc các nhà lãnh đạo DN nếu không muốn làm mất kì vọng của NĐT vào sự sinh lời của công ty phải vạch rõ dự án mà công ty đang đầu tư song điều này lại tạo điều kiện cho các đối thủ cạnh tranh nắm được hoạt động của công ty. Điều này gây bất lợi cho dự án đầu tư và có thể gây thua lỗ cho dự án. Còn nếu chỉ khai báo chung chung thì sẽ không tạo ra niềm tin đối với các NĐT, như vậy, cũng bất lợi về nguồn vốn đầu tư cho công ty. Phương án này sẽ làm cho công ty bị mất một khoản lợi nhuận tương đối, tưc chi phí cơ hội của lựa chọn này khá cao. Do vậy, lựa chọn phương án phù phép BCTC là lựa chọn tối ưu. Từ phân tích trên, có thể nhận rõ giá trị mà ngôn ngữ kinh tế của bản BCTC mặc dù đã được phù phép song lại có tác động tích cực đến việc kinh doanh của công ty và chỉ đúng hướng đầu tư cho các NĐT. Đến lằn ranh gian lận và các rủi ro Về góc độ tiêu cực, những thủ thuật phù phép tài chính gây một thiệt hại không nhỏ chỉ đối với các DN mà còn với cả NĐT và có thể dẫn đến phá sản DN. Khi được sử dụng với mục đích không tích cực nó có thể là công cụ của những kẻ tham nhuãng hay để che giấu HĐKD giảm sút của công ty mà việc phá sản của tập đoàn viễn thông Worldcom của Mỹ do việc cung cấp số liệu không chính xác trong các BCTC là một ví dụ điển hình. Sự phá sản này kéo theo sự khủng hoảng của cả hệ thống các tập đoàn viễn thông của Mỹ, làm thất thoát 18 tỷ USD và khiến 2.000 nhân viên mất việc làm. Các công cụ sử dụng để phù phép BCTC thường được sử dụng theo nhiều hình thức và có một số hình thức khá phổ biến với các nhà DN Mỹ và cũng không xa lạ với các DN Việt Nam hiện nay. Ở đây, chỉ xét đến những công cụ hợp pháp, tuân thủ những quy định của kế toán tài chính. Phù phép thông qua các ước tính kế toán.Vì không có chỉ tiêu cụ thể cho ước tính kế toán nên đây có lẽ là công cụ khá hữu hiệu cho việc phù phép BCTC. Các ước tính kế toán nhằm tăng mức lợi nhuận của công ty trong các kì sau, vì vậy nó là con số tạo niềm tin cho khả năng sinh lời của công ty trong tương lai với các NĐT. Vì vậy, để không muốn mất một khoản vốn đầu tư, các nhà kinh doanh đã dự tính cho mức ước tính kế toán cao hơn thông qua việc tăng lợi nhuận của kì hiện tại bằng cách giảm mức khấu hao, giảm hàng tồn kho, không tính các khoản giá trị giảm so với giá trị thuần. Về lâu dài, các ước tính kế toán này sẽ càng xa rời với con số giá trị thực của công ty và việc gây ra khủng hoảng là không thể tránh khỏi. Thực chất của việc này là chuyển lợi nhuận của kì sau sang lợi nhuận của kì hiện tại và điều này không ảnh hưởng đến lợi nhuận thực của công ty trong tương lai. Mặt khác, sử dụng công cụ này, các nhà kinh doanh sẽ phải đối mặt với các nhà kiểm toán. Phù phép thông qua các giao dịch thực. Công cụ này sử dụng thông qua sự dàn xếp lợi nhuận của kì sau và kì hiện tại và có thể không có lợi cho DN về sau. Tăng doanh thu thông qua các chính sách giá và tài chính: giảm giá bán, nới lỏng điều kiện tín dụng nhằm tăng lượng bán vào thơờ kì cuối của kì báo cáo. Việc này làm cho doanh thu kì sau giảm tức doanh thu kì này sau đã chuyển sang kì hiện tại. Thông báo tăng giá bán kì sau sẽ làm tăng lượng bán ra của kì hiện tại nhưng lại giảm lượng bán ra của kì sau và nó cũng làm mất lợi nhuận của kì sau. Cắt giảm chi phí hữu ích: Tức là cắt giảm những khoản chi cho công tác nghiên cứu và phát triển, dịch vụ quảng cáo, việc duy tu và bảo dưỡng máy móc. Về lâu dài, đây không phải là phương án tốt với sự phát triển của công ty, làm cho công ty không mở rộng được quy mô, phát triển sản xuất cũng như thương mại và dịch vụ, bỏ qua nhiều cơ hội để tăng khoản lợi nhuận cho công ty. Trì hoãn thanh toán các tài sản không có nhu cầu sử dụng, hàng tồn kho: Các tài sản không sử dụng và mất giá trị nếu không thanh toán để lâu sẽ sinh ra những khoản lỗ đáng kể cho công ty; đồng thời làm tăng chi phí bảo dưỡng. Sản xuất vượt mức công suất: Phương pháp này nhằm tăng sản lượng bán ra cho DN nhưng bù lại DN phải bỏ thêm chi phí cho bảo dưỡng máy móc, dịch vụ thương mại cho việc bán hàng…Không những thế, câu hỏi đặt ra là sản phẩm liệu có bán được hay không lúc này nhà sản xuất lại mất thêm một khoản cho việc bảo dưỡng hàng tồn kho. Phần III: Kết luận Báo cáo tài chính (BCTC) là một cái nhìn tổng thể, toàn diện về tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu của kế toán tài chính là trình bày một cách rõ ràng tình hình tài chính của công ty theo các nguyên tắc kế toán được thừa nhận để cung cấp các thông tin tài chính hữu ích cho người sử dụng trong việc ra quyết định kinh tế, cho các cổ đông hoặc những người cho vay hiện tại và tương lai, cho các nhà phân tích thị trường chứng khoán và cho các đối tượng khác có quan tâm. Tuy nhiên, khi các nguyên tắc, yêu cầu, hướng dẫn lập và trình bày BCTC không rõ ràng và đầy đủ, thiếu tính đồng bộ, hay khó áp dụng, sẽ không đảm bảo được các tính chất (đáng tin cậy, có thể hiểu, so sánh được…), BCTC vì thế trở nên kém hữu ích. Thông tin tài chính hữu ích là đối tượng được quan tâm đặc biệt của nhiều tổ chức nghề nghiệp, nhà nghiên cứu, thực hành kế toán trên thế giới trong nhiều năm qua, với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau Thông qua báo cáo tài chính với những số liệu cụ thể, chi tiết chúng ta có thể biết được doanh nghiệp đang kinh doanh, hoạt động như thế nào, đồng thời  qua báo cáo tài chính, chúng ta có thể dự đoán được những phương hướng hoạt động và tình hình sắp tới của doanh nghiệp. Trên thực tế, có thể đánh giá khái quát thực trạng công tác lập BCTC hợp nhất ở các tập đoàn kinh tế VN hiện nay còn nhiều thiếu sót, BCTC hợp nhất không chính xác không thể hiện một cách trung thực thực trạng tài chính của tập đoàn. Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ kế toán được đào tạo khá nhiều nhưng không tương xứng với sự nâng cao về chất làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả của BCTC. Tuy nhiên, các sai lệch trong kết quả kinh doanh trước và sau kiểm toán không đơn thuần là sai sót chuyên môn mà do các nhà quản lý doanh nghiệp cố tình bóp méo thông tin tài chính vì những lợi ích của doanh nghiệp. Vì vậy rất khó để có thể khẳng định các báo cáo tài chính đó minh bạch, rõ ràng hay không vì các doanh nghiệp đều tuân thủ các báo cáo tài chính của Bộ Tài chính. Ngoài ra, phù phép BCTC là hiện tượng khá phổ biến trong các DN của nước ta hiện nay Đứng về góc độ tác động tích cực, những bản BCTC bị phù phép với động cơ tích cực, thực sự phát huy tác dụng của mình cho DN khi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty, nâng cao lợi nhuận theo kế hoạch, đảm bảo một số hệ tài chính mà công ty đặt ra. Về góc độ tiêu cực, những thủ thuật phù phép tài chính gây một thiệt hại không nhỏ chỉ đối với các DN mà còn với cả NĐT và có thể dẫn đến phá sản DN. Việt Nam đang trong  thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, một sân chơi mới được mở ra cho các doanh nghiệp của chúng ta với thời kỳ mở cửa hiện tại. Bước vào sân chơi đó, bên cạnh những cơ hội lớn còn có những thách thức không hề nhỏ bé. Việc hiểu hết các ý nghĩa và tầm quan trọng của bản báo cáo tài chính là hết sức cần thiết giúp cho doanh nghiệp có thể hoạt động vững chắc hơn và giúp cho các nhà đầu tư giảm bớt rủi ro. Báo cáo tài chính là một phần rất quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Việc lập đúng BCTC theo những chuẩn mực kế toán và việc sử dụng sao cho đúng hết các lợi ích BCTC của các nhà đầu tư là vấn đề cơ bản trong nền kinh tế hội nhập ngày nay, với những thách thức và cơ hội mới. Vì vậy, để BCTC đạt các yêu cầu kế toán trong thực tiễn áp dụng tại các doanh nghiệp cần đảm bảo tính nghiêm minh của các cơ quan quản lý trong việc thực thi các quy định hiện hành về công bố thông tin, cần nâng cao vai trò kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ, hội đồng quản trị, và cuối cùng là tạo thị trường lành mạnh sẽ giúp đào thải những doanh nghiệp làm ăn gian dối, đào thải những nhà quản lý báo cáo không trung thực. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN trường ĐH Công Nghiệp TP.HCM NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN_Viện Kế toán và Quản trị doanh nghiệp Tập bài giảng NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN_TS. Trần Văn Thảo trường ĐH Kinh tế TP.HCM www.google.com.vn www.saga.vn www.taichinhdautu.com Tạp chí Nhịp cầu đầu tư www.bwportal.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực hiện các yêu cầu kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam.doc
Luận văn liên quan