MỤC LỤC
PHẦN 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 1
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp 1
1.2. Chức năng nhiệm vụ của Xí nghiệp 1
1.3. Giới thiệu quy trình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp 2
1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp 3
1.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của xí nghiệp 3
1.4.2. Chức năng của các bộ phận: 4
PHẦN 2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 6
2.1. Phân tích các hoạt động Marketing 6
2.1.1. Thị trường tiêu thụ: 6
2.1.2. Kết quả tiêu thụ sản phẩm 7
2.1.3. Giá 8
2.1.4. Kênh phân phối sản phẩm 9
2.2. Phân tích tình hình lao động, tiền lương 10
2.2.1. Cơ cấu lao động của XN 10
2.2.2. Phương pháp xây dựng định mức thời gian lao động 11
2.2.3. Tình hình sử dụng lao động 12
2.2.4. Năng suất lao động 13
2.2.5. Các hình thức trả lương của XN 16
2.3. Tình hình chi phí và giá thành trong XN 20
2.3.1. Phân loại chi phí 20
2.3.2. Giá thành sản phẩm 21
2.4. Phân tích tình hình tài chính của XN 24
2.4.1 Báo cáo kết quả kinh doanh 24
2.4.4. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản 28
PHẦN 3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY 33
3.1. Đánh giá, nhận xét chung tình hình của XN 33
3.2. Định hướng đề tài nghiên cứu 35
KẾT LUẬN 37
50 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2522 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tập tốt nghiệp tại xí nghiệp bê tông dự ứng lực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
báo giá trên, đối với những sản phẩm so sánh được ta thấy giá bán của các sản phẩm này đều có xu hướng tăng cụ thể: Giá bán của tà vẹt lồng S2 năm 2010 so với năm 2009 tăng 9.000 đồng (2%), giá tà vẹt TN1 năm 2010 so với năm 2009 tăng 6.000 đồng (1,84%). Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí NVL tăng đặc biệt là giá sắt thép, dầu,xi măng vào thời điểm cuối năm 2010 có xu hướng tăng mạnh…đồng thời chi phí nhân công cũng tăng.
2.1.5. Kênh phân phối sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là một trong những hoạt động rất quan trọng của mọi doanh nghiệp, nó quyết định đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Để tiêu thụ được sản phẩm, mỗi doanh nghiệp sẽ chọn những cách thức phân phối khác nhau sao cho phù hợp với đặc thù ngành nghề kinh doanh và đặc tính của sản phẩm.
Do quy mô của XN cũng không lớn và chủ yếu sản xuất theo yêu cầu, đơn hàng và kế hoạch cho nên kênh phân phối của XN là kênh trực tiếp
Sơ đồ 3: Kênh phân phối sản phẩm của XN Bê Tông DƯL
Người Tiêu Dùng
XN Bê Tông
DƯL
( Nguồn: Phòng tài vụ XNBTDƯL năm 2009-2010)
Với kênh phân phối trực tiếp thì sản phẩm của XN sẽ được chuyển trực tiếp đến người tiêu dùng do đó sẽ không tốn chi phí lưu thông nhưng thường thích hợp với khách hàng ở gần hoặc khách hàng mua với số lượng lớn. Trong tương lai, khi mở rộng quy mô sản xuất cũng như thị trường tiêu thụ XN sẽ kéo dài kênh phân phối thông qua các đại lí ở các tỉnh để thuận tiện cho việc tiêu thụ.
Do việc áp dụng kênh phân phối trực tiếp và sản phẩm của XN có đặc tính riêng nên hình thức tiêu thụ hiện tại chủ yếu là bán hàng trực tiếp, nhận sản xuất theo đơn đặt hàng. Xí nghiệp chủ yếu xúc tiến bán hàng và quảng bá sản phẩm thông qua các đơn đặt hàng cho các đối tác từ đó bằng uy tín và chất lượng của sản phẩm mà XN sẽ có được nhiều đơn hàng mới do các đối tác giới thiệu cho....
2.2. Phân tích tình hình lao động, tiền lương
2.2.1. Cơ cấu lao động của XN
Do lao động trong XN bao gồm nhiều loại khác nhau nên để thuận tiện cho công tác quản lí và hạch toán XN đã tiến hành phân loại lao động thành các nhóm theo các tiêu thức sau:
Theo tính chất công việc
Theo giới tính
Theo trình độ học vấn
Bảng 4: Bảng phân tích cơ cấu lao động theo các tiêu thức
Nội dung
Năm 2009
Năm 2010
Chênh lệch
Số người
Tỷ lệ (%)
Tổng số lao động
100
110
10
10
1. Theo tính chất công việc
Lao động trực tiếp
90
97
7
7,78
Lao động gián tiếp
10
13
3
30
2. Theo giới tính
Nam
53
58
5
9,43
Nữ
47
52
5
10,64
3. Theo trình độ học vấn
Đại học
4
7
3
75
Cao đẳng
6
6
0
0
Trung cấp
2
3
1
50
Công nhân kĩ thuật
24
27
3
12,5
Lao động phổ thông
64
67
3
4,69
( Nguồn: Phòng hành chính XNBTDƯL năm 2009-2010)
Qua bảng phân tích cơ cấu lao động năm 2010 so với năm 2009 theo các tiêu thức ta thấy:
- Theo tính chất công việc: Năm 2009 tổng số lao động là 100 người trong đó lao động trực tiếp 90 người chiếm 90%, lao động gián tiếp 10 người chiếm 10%. Năm 2010 tổng số lao động tăng lên 110 người tăng thêm 10 người so với năm 2009 trong đó lao động trực tiếp là 97 người chiếm 88,18% tăng thêm thêm 7 người tương ứng 7,78% so với năm 2009, lao động giám tiếp 13 người chiếm 11,82% tăng thêm 3 người tương ứng 30% so với năm 2009. So với doanh thu năm 2010 thì việc tăng thêm lao động năm 2010 là sự điều chỉnh không hợp lí vì vậy trong thời gian tới cần có biện pháp cắt giảm LĐ như khuyến khích những người chưa đủ tuổi nhưng đủ năm công tác về hưu sớm và sẽ có chế độ ưu đãi thích hợp,…
- Theo giới tính: Năm 2009 tổng số lao động là 100 người trong đó nam 53 người chiếm 53%, nữ 47 người chiếm 47% trong tổng số lao động. Năm 2010 tổng số lao động tăng lên 110 người trong đó nam 58 người chiếm 52,73% tăng thêm 5 nam tương ứng tăng 9,43%, nữ 52 người chiếm 47,27% tăng thêm 5 người tương ứng tăng thêm 10,64%. Nhìn chung tỷ trọng cơ cấu nam trong tổng số lao động giảm và tỷ trọng nữ trong tổng số lao động tăng năm 2010 so với năm 2009.
- Theo trình độ học vấn ta thấy: Năm 2010 so với năm 2009 lao động có trình độ đại học tăng 3 người tương ứng tăng 75%, lao động có trình đọ trung cấp tăng thêm 1 người tươn3 người tương ứng tăng 50%, công nhân kĩ thuật tăng tương ứng tăng 12,5%, lao động phổ thông tăng 3 người tương ứng tăng 4,69%. Điều đó cho thấy trình độ học vấn của lao động trong Xn đang tăng do một phần chính sách quan tâm đến công tác đào tạo nhân lực của XN có hiệu quả và cần duy trì và phát huy hơn nữa trong những năm tới.
2.2.2. Phương pháp xây dựng định mức thời gian lao động
Thời gian lao động của công nhân viên cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để phản ánh kịp thời, chính xác tình hình sử dụng thời gian lao động, kiểm tra việc chấp hành kỷ luật lao động của công nhân viên trong doanh nghiệp. Vì vậy mỗi doanh nghiệp cần xây dựng thời gian lao động hợp lí. Mức thời gian lao động được XN xác định như sau:
* Khối hành chính: Việc xây dựng mức thời gian làm việc dựa trên cơ sở Luật lao động hiện hành: 8 giờ/ngày, 40 giờ/tuần và nghỉ ngày chủ nhật
* Khối công nhân trực tiếp sản xuất: Việc xây dựng mức thời gian làm việc dựa trên cơ sở các tài liệu thống kê và khối lượng sản phẩm mà công nhân đã làm được.
- Thời gian lao động: Hàng ngày, cán bộ công nhân viên đi làm việc bảo đảm đủ 8 giờ theo quy định:
Sáng : từ 7 giờ – 11 giờ
Chiều: từ 1 giờ - 5 giờ
2.2.3. Tình hình sử dụng lao động
Việc tổ chức và quản lí sử dụng lao động có hiệu quả không những giúp người lao động phát huy hết khả năng lao động mà còn làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho XN. Do đó ban lãnh đạo XN cần thường xuyên nắm bắt được tình hình lao động để bố trí và sắp xếp cho hợp lí.
Bảng 7: Phân tích tình hình sử dụng lao động của XN qua 2 năm
Nội dung
Năm 2009
Năm 2010
Chênh lệch
Số lượng
%
Số lượng
%
Mức
%
Doanh thu ( VNĐ)
30.917.582.058
14.672.118.600
Tổng số lao động
100
100
110
100
10
10
Lao động trực tiếp
90
90
97
88
7
7,78
Lao động gián tiếp
10
10
13
12
3
30
* Nhận xét tỷ trọng của từng loại LĐ:
Qua bảng trên ta thấy năm 2009 XN có 100 LĐ trong đó: LĐ trực tiếp là 90 LĐ chiếm 90% trong tổng số LĐ, LĐ gián tiếp là 10 người chiếm 10% trong tổng số LĐ. Năm 2010 tổng số LĐ trong XN tăng lên là 110 LĐ trong đó: LĐ trực tiếp là 97 LĐ chiếm 88% trong tổng số LĐ, LĐ gián tiếp là 13 người chiếm 12% trong tổng số LĐ => Tỷ trọng LĐ trực tiếp trong tổng số LĐ năm 2010 so với năm 2009 giảm 2%, tỷ trọng LĐ gián tiếp tăng 2%.
* So sánh qua 2 năm:
Từ bảng tính toán trên cho ta biết: Tổng số LĐ năn 2010 s0 với năm 2009 tăng 10 người (10%), trong đó LĐ trực tiếp tăng 7 ngưòi (7,78%), LĐ gián tiếp tăng thêm 3 LĐ (30%)
* Mức biến động tương đối LĐ trực tiếp có điều chỉnh theo doanh thu:
- Số tuyệt đối:
- Số tương đối:
2.2.4. Năng suất lao động
Năng suất lao động là chỉ tiêu thể hiện hiệu quả lao động có ích của con người, được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hao phí đó sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Quá trình sản xuất của XN là quá trình tiêu hao nhiều lao động sống cho nên việc nâng cao NSLĐ là cơ sở để hạ giá thành sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay XN đang áp dụng chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng hiện vật để đo lường mức độ làm việc hiệu quả của công nhân.
NSLĐ tính bằng hiện vật là sản phẩm, kể cả sản phẩm quy đổi trong năm tính bình quân đầu người.
XN áp dụng tính NSLĐ bình quân như sau:
Giá trị sản xuất (Doanh thu)
NSLĐnăm =
Số LĐ bình quân trong năm
Bảng 8: Phân tích NSLĐ
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2009
Năm 2010
So sánh
Mức
%
1
Doanh thu
VNĐ
30.917.582.058
14.672.118.600
-16.245.463.458
-52,54
2
Tổng số LĐ bq ()
Người
100
110
10
10
3
Tổng số ngày làm việc
Ngày
29.800
27.280
-2.525
-8,46
4
Tổng số giờ làm việc
Giờ
232.440
204.600
-27.840
-11,98
5
Số ngày làm việc bq của 1 LĐ trong năm (5= 3/2)
Ngày
298
248
-50
-16,78
6
Số giờ làm việc bq ngày (G) ( 6 = 4/3)
Giờ
7,8
7,5
-0,3
-3,85
7
NSLĐ bq giờ (N) (7=1/4)
VNĐ
133.013
71.711
-61.302
-46,09
8
NSLĐ bq ngày
(8= 1/3)
VNĐ
1.037.503
537.834
-499.669
-48,16
9
NSLĐ bq 1 LĐ (W)
( 9=1/2)
VNĐ
309.175.821
133.382.896
-175.792.925
-56,86
Tổng quan ta thấy năm 2010 so với năm 2009 có tình hình như sau: Doanh thu giảm 13.900.174.052 VNĐ (44,96%); Tổng số ngày làm việc giảm 2.525 ngày (8,46%); Tổng số giờ làm việc giảm 27.840 giờ (11,98%); Số ngày làm việc bình quân của 1 lao động giảm 50 ngày (16,78%); Số giờ làm việc bình quân ngày giảm 0,3 giờ (3,85%); NSLĐ bq giờ giảm 61.302 VNĐ (46,09%); NSLĐ bình quân ngày giảm 499.669 VNĐ (48,16%); NSLĐ bình quân 1 lao động giảm 175.792.925 VNĐ (56,86%).
* Mức biến động tương đối của tổng số lao động điều chỉnh theo doanh thu:
+ Số tuyệt đối = 110 – = 63( Người)
+ Số tương đối = = 2.32
* Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu
Phương trình: DT = W
- Đối tượng phân tích: -16.245.463.458 ( VNĐ)
- Các nhân tố ảnh hưởng:
+ Tổng số LĐ bình quân trong năm ()
( 110 – 100) 298 7,8 133.013
= 3.091.754.172( VNĐ)
+ Số ngày làm việc bình quân của một lao động trong năm ( N)
110( 248- 298)7,8 133.013
= -5.706.257.700 ( VNĐ)
+ Số giờ làm việc bq 1 ngày( G)
110 248(7,5 – 7,8) 133.013
= -1.088.578.392( VNĐ)
+ Năng suất lao động bq trong 1 giờ ( )
1102487,5(71.711 - 133.013)
= -12.542.389.200( VNĐ)
Tổng cộng các nhân tố ảnh hưởng
3.091.754.172 - 5.706.257.700 - 1.088.578.392 -12.542.389.200 = - 16.245.463.458 ( VNĐ)
=> Nhận xét: Qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu qua 2 năm 2009 và 2010 ta thấy:
Doanh thu năm 2010 so với năm 2009 giảm 16.245.463.458 VNĐ do ảnh hưởng lớn nhất của năng suất lao động bq trong 1 giờ giảm 49.839 VNĐ làm cho doanh thu giảm 12.542.389.200 VNĐ. Số ngày làm việc bq của 1 LĐ giảm 50 ngày làm doanh thu tương ứng giảm 5.706.257.700 VNĐ. Số giờ làm việc bq trong ngày giảm 0,3 giờ làm doanh thu giảm 1.088.578.392 VNĐ. Mặc dù số LĐ bq năm 2010 tăng thêm 10 LĐ so với năm 2009 làm doanh thu tăng 3.091.754.172 VNĐ nhưng không đáng kể.
Trong năm tới ban lãnh đạo XN nên có phương hưóng để tăng khối lượng sản xuất hơn nữa từ đó tăng thời gian làm việc của người LĐ đồng thời tăng năng suất lao động để tăng doanh thu bằng việc nâng cao tay nghề cho người lao động.
2.2.5. Chính sách tuyển dụng và đào tạo
Năng suất lao động tăng lên một phần nhờ vào công nghệ, máy móc, thiết bị, một phần lớn nhờ vào trình độ tay nghề của công nhân. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Tùy theo yêu cầu cụ thể của sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ, nhà máy đều có kế hoạch đào tạo cụ thể đối với cán bộ công nhân viên.
* Tuyển dụng lao động:
Tuyển lao động là yếu tố quan trọng trong quá trình quản lý nguồn nhân lực, nó quyết định năng lực nhân viên của XN. Qua quá trình tuyển dụng lao động mới, lao động được trẻ hóa, trình độ lao động được nâng lên. Hình thức tuyển dụng của nhà máy thông qua hai nguồn chính:
+ Con em cán bộ công nhân viên trong nhà máy
+ Thông báo tuyển dụng trên các kênh thông tin
Công tác tuyển dụng nhân sự được diễn ra theo quy trình chặt chẽ, đảm bảo tuyển dụng được người tài góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của nhà máy. Tuy nhiên trong những năm gần đây xí nghiệp không có kế hoạch tuyển dụng lớn mà chủ yếu là nhận một số ít con em cán bộ công nhân viên trong XN, bên cạnh đó thì chú trọng vào đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên.
* Đào tạo lao động
Đào tạo nâng cao trình độ lao động sẽ đảm bảo chất lượng lao động cho xí nghiệp, đáp ứng được sự thay đổi của khoa học kỹ thuật, cũng như sự biến động của thị trường. Xí nghiệp thường xuyên cho cán bộ công nhân viên đi học các khóa học ngắn hạn để nâng cao nghiệp vụ, hay theo học các lớp học tại chức để nâng cao trình độ quản lý của cán bộ nhân viên. Nhờ đó tay nghề của cán bộ công nhân viên nhà máy ngày càng cao, trình độ học vấn được cải thiện rõ rệt qua các năm, hoạt động quản lý ngày càng chặt chẽ và quy củ.
Nguồn lực quan trọng nhất trong một bộ máy sản xuất đó chính là con người, con người là trung tâm của mọi hoạt động, vì vậy yếu tố con người trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Đối với xí nghiệp, việc đề cao nguồn lực con người luôn được quan tâm một cách triệt để. Để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, ngoài việc đầu tư cải tạo máy móc thiết bị, nhà máy còn chú trọng đầu tư cho công tác đào tạo vận hành dây chuyền máy móc đó.
2.2.6. Các hình thức trả lương của XN
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao động bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và được thanh toán theo kết quả cuối cùng. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, vừa là một yếu tố chi phí cấu thành nên giá trị các loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Do đó việc chi trả tiền lương hợp lí có tác dụng tích cực thúc đẩy người lao động hăng say trong công việc, tăng năng suất lao động, đẩy nhanh tiến bộ khoa học kĩ thuật.
Hiện nay xí nghiệp bê tông dự ứng lực áp dụng 2 chế độ trả lương cơ bản phổ biến là chế độ trả lương theo thời gian và chế độ trả lương theo khối lượng sản phẩm hay công việc bảo đảm tiêu chuẩn quy định do công nhân làm ra. Tương ứng với 2 chế độ trả lương là 2 hình thức tiền lương cơ bản:
Hình thức tiền lương sản phẩm: Tiền lương trả theo sản phẩm là tiền lương mà người lao động nhận được phụ thuộc vào đơn giá sản phẩm, số lượng và chất lượng sản phẩm mà họ đã sản xuất theo những điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định của công ty. Tiền lương theo sản phẩm trả cho công nhân trực tiếp sản xuất
Có 2 hình thức trả lương đang được áp dụng tại Xí nghiệp bê tông dự ứng lực
Trả lương theo cấp bậc:
HCB x TLmin x n x K
LCB =
22
Trong đó:
HCB: Hệ số cấp bậc của công nhân
TLmin: Tiền lương tối thiểu theo tháng quy định
n: Số công thực tế thực hiện được trong tháng
K : Tỷ lệ được tính thêm trong tháng
Ví dụ: Công nhân Nguyễn Văn Minh có bậc lương là 1,77 thực hiện được 25 công trong tháng, tỷ lệ được tính thêm trong tháng là 1.
Lương thực nhận được của công nhân Nguyễn Văn Minh:
1,77 x 730.000 x 1 x 25/22 = 1.468.295 đ
Trả lương khoán:
Công ty sẽ áp dụng mức khoán linh hoạt theo kết quả kinh doanh. Tỷ lệ công ty áp dụng sẽ được xác định trong khoảng từ 1% - 2%. Dựa trên tổng số công của bộ phận đó sẽ tính ra được số tiền của một công và tính ra được lương khoán cho một công nhân lao động.
DT/đơn vị tính x h x MTH
LK = x công của cá nhân
Công trong bộ phận
Trong đó:
DT/ đơn vị tính: Doanh thu trên một đơn vị tính đối với từng loại mặt hàng ( ví dụ: DT/m3, DT/ tấn )
h : Tỷ lệ chi phí tiền lương trong giá bán
MTH: Khối lượng thực hiện trong kỳ tính toán
Ví dụ: Trong tháng hai công ty áp dụng giá bán của bộ phận bán một bộ sản phẩm là DT/bộ = 13.000.000đ. Tỷ lệ được tính là 2%. Trong tháng 04 bộ phận bán hàng bán được 8 bộ.Tổng số công của bộ phận bán hàng thực hiện được trong tháng là 350 công.
Công nhân Trần Anh Phi trong tháng làm được 21 công. Vậy lương trong tháng của công nhân này sẽ được tính như sau:
13.000.000 x 2% x 8
LK = x 21 = 124.800 đ
350
Hình thức tiền lương thời gian: Hình thức tiền lương thời gian được tính lương cho người lao động theo thời gian làm việc, theo ngành nghề và trình độ thành thạo chuyên môn, kỹ thuật. Tiền lương thời gian áp dụng trả cho khối gián tiếp (lao động quản lý và nhân viên phục vụ)
Công thức: LTG = T1i + T2i (5)
Trong đó:
TLCB x số ngày công thực tế
T1i = + PC( nếu có ) + Nghỉ theo QĐ( nếu có )
22
T2i = ( H1 + H2 ) x k x n
Trong đó: H1 : Thâm niên, kinh nghiệm công
H2: Bằng cấp chuyên môn được đào tạo, thời gian thực tế ra trường đi làm
k : Hệ số hoàn thành công việc của từng tháng
n: Số ngày công thực tế đi làm
Ví dụ: Tính lương thời gian tháng 05/2010 của nhân viên phòng kế toán. Kế toán trưởng Nguyễn Lan Hà với hệ số bậc lương là 4,99 không có phụ cấp và trong tháng 11 được chấm 21 công. Điểm số thâm niên là 8, bằng cấp chuyên môn là 3, hệ số hoàn thành công việc trong tháng được chấm là 1, số tiền ở mức 1 điểm là 15.609 đ.
{730.000 x ( 4,99 + 0 ) } x 21
LTG = + ( 8 + 3 ) x 21 x 15.609
22
= 7.082.807 đ
2.2.7. Tình hình lao động tiền lương của XN
Bảng 9: Phân tích quỹ tiền lương trong XN
Năm 2009
Năm 2010
Chênh lệch
Mức
%
1. Tổng tiền lương (VNĐ)
- Lương CNTT
- Lương gián tiếp
3.276.049.483
2.489.897.060
786.152.423
1.987.018.194
1.650.718.549
336.299.645
-1.289.031.289
-839.178.511
-449.852.778
-39,35
3. Số LĐ bình quân (Người)
- LĐ trực tiếp
- LĐ giám tiếp
100
90
10
110
97
13
10
7
3
10
2. Lương bq (Đồng/LĐ)
32.760.495
18.063.802
-14.696.693
-44,86
Từ bảng phân tích quỹ tiền lương trong XN qua năm 2009 và năm 2010 cho ta thấy: Tổng quỹ tiền lương năm 2010 so với năm 2009 giảm 1.289.031.289 đồng (39,35%) cụ thể lương CNTT giảm 839.178.511 đồng, lương gián tiếp giảm 449.852.778 đồng. Tổng quỹ lương năm giảm làm tiền lương bq năm 2010 giảm so với năm 2009 là 14.696.693 đồng (44,86%). Nguyên nhân chủ yếu do tiền lương bq giảm là sản lượng sản xuất giảm khiến người LĐ có ít việc làm trong khi đó tổng số LĐ năm 2010 tăng thêm 10 người. Trong năm tới lãnh đạo XN nên đầu tư việc tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị trường tiêu thụ để tăng số lượng sản xuất và tiêu thụ từ đó tăng thu nhập cho người LĐ.
* Phân tích khoản mục chi phí nhân công
Tổng mức tiền lương
của công nhân
=
Số lượng
công nhân
Tiền lương bình quân
Hay: L = T X
- Đối tượng phân tích: 1.987.018.194 - 3.276.049.483
= -1.289.031.289 ( Đồng)
- Ảnh hưởng của các nhân tố:
+ Số lượng công nhân ( T)
(110 – 100) 32.760.495 = 327.604.951( Đồng)
+ Tiền lương bình quân ( X)
(Đồng)
- Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
(Đồng)
Qua việc phân tích trên ta thấy tổng tiền lương của công nhân năm 2010 so với năm 2009 giảm chủ yếu là do tiền lương bình quân năm 2010 so với năm 2009 giảm 14.696.693 đồng làm tổng quỹ lương giảm 1.616.636.230 đồng. Số lao động năm 2010 tăng thêm 10 LĐ là tổng quỹ lương tăng 327.604.951 đồng. Trên cơ sở này, trong tương lai để tăng tổng tiền lương cho công nhân thì cần tăng tiền lương bình quân đồng thời mở rộng sản xuất tăng thêm lao động đồng thời có chính sách đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động, khuyến khích cải tiến, sáng tạo trong sản xuất để nâng cao năng suất lao động.
2.3. Tình hình chi phí và giá thành trong XN
2.3.1. Phân loại chi phí
Để quản lý chi phí theo đúng nguyên tắc và đem lại hiệu quả kinh tế cao, đòi hỏi bộ phận quản lý phải làm tốt công tác tập hợp chi phí cấu thành giá thành sản phẩm và phân loại chúng cho phù hợp với quy mô sản xuất của XN.
XN phân loại chi phí theo các khoản mục chi phí:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Các chi phí và nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp vào việc sản xuất và chế tạo sản phẩm.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các chi phí và tiền lương, phụ cấp phải trả và các khoản trích theo lương mà xí nghiệp phải trả.
- Chi phí sản xuất chung: là chi phí có liên quan đến quản lý và phục vụ hoạt động sản xuất của các phân xưởng: Lương và các khoản trích theo lương phải trả cho cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ khác trong phân xưởng; Chi phí vật liệu dùng cho hoạt động chung của cả phân xưởng, khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất.
Bảng 10: Chi phí sản xuất kinh doanh của XN BTDƯL 2 năm
Đơn vị: đồng
Khoản mục
Năm 2009
Năm 2010
1. Chi phí NVL
24.651.679.001
11.319.595.880
- Nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu
24.651.679.001
11.319.595.880
2. Chi phí nhân công
2.881.918.449
1.910.615.630
- Tiền lương CNTT
2.489.897.060
1.650.718.549
- BHXH, KPCĐ
392.021.389
259897081
3. Chi phí chung
3.253.503.510
1.391.781.090
- Lương gián tiếp
786.152.423
336.299.645
- Ăn ca
237.195.440
101.467.272
- BHXH, KPCĐ
80.759.791
34.547.359
- Nộp, trích khấu hao TSCĐ
332.235.018
142.123.226
- Chi bảo hộ lao động
75.151.000
32.148.034
- Chi khác bằng tiền
849.125.338
363.238.148
- Bảo dưỡng, sửa chữa máy
892.884.500
381.957.406
Tổng
30.787.100.960
14.621.992.600
( Nguồn: Phòng tài vụ XNBTDƯL năm 2009-2010)
Qua bảng tổng chi phí sản xuất của xí nghiệp 2 năm ta thấy do số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ năm 2010 giảm nhiều nên tổng chi phí sản xuất năm 2010 giảm 52,51% so với năm 2009.
2.3.2. Giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu tổng hợp về chất lượng phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân, vật lực trong DN để sản xuất ra một khối lượng nhất định
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu quan trọng của XN sản xuất hàng hoá, giá thành tăng hay giảm, cao hay thấp đồng nghĩa với việc lãng phí hay tiết kiệm chi phí sản xuất. Đồng thời nó phản ánh kết quả quản lý, sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn của XN. Việc quản lý và sử dụng tốt các nguồn tài nguyên là yếu tố luôn được ban lãnh đạo XN chú trọng để giảm giá thành, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Căn cứ xác định giá thành:
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm
- Định mức kinh tế kĩ thuật
- Định mức đơn giá tiền lương
- Định mức tiêu hoa điện năng
- Phân bổ chi phí sản xuất theo yếu tố của sản phẩm
* Phương pháp xác định giá thành đơn vị
Zđvsp = CPNVL + CPNC + CPSXC + CPMPVSX
Trong đó
- Chi phí nguyên vật liệu (CPNVL):
+Nguyên vật liệu chính
+Vật liệu phụ
+Nhiên liệu
- Chi phí nhân công (CPNC):
+Tiền lương của công nhân trực tiếp+gián tiếp
+ Các khoản trích nộp
+ Tiền ăn ca
Chi phí sản xuất chung (CPSXC)
Chi phí máy phục vụ sản xuất (CPMPVSX)
+ Chi phí máy phục vụ sản xuất+cấp hàng
+ Chi phí sửa chữa
+ Khấu hao TSCĐ
Dưới đây là bảng giá thành của một số sản phẩm của xí nghiệp
Bảng 11: Giá thành TVBTDƯL khổ đường 1M loại TN1 năm 2010
TT
Nội dung chi phí
Đơn vị
Khối lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
Nguyên, nhiên vật liệu
260.700
I
Vật liệu chính
224.960
1
Thép φ 6 cường độ cao
Kg
5,6
21.500
20.400
2
Thép φ 4
Kg
0,86
15.000
12.900
3
Thép φ 3
Kg
0,44
15.000
6.600
4
Thép φ 1
Kg
0,05
17.000
850
5
Xi măng PC 40
Kg
38
950
36.100
6
Phụ gia ( Siêu dẻo)
Kg
0,19
45.000
8.550
7
Đá cường độ cao
m3
0,058
220.000
12.760
8
Cát vàng
m4
0,04
150.000
6.000
9
Lõi nhựa PKTV( Kiểu Vossnoh)
Cái
4
5.200
20.800
II
Vật liệu phụ
17.640
1
Dầu bôi khuôn
Kg
0,12
21.000
2.520
2
Gỗ kê ( 0,04*0,04*0,9)
m3
0,00054
3.000.000
1.620
3
Lõi cao su định vị
Thanh
1
4.500
4.500
4
Đá mài, đá cắt
Thanh
1
4.000
4.000
5
Đề can và các VL phụ khác
Thanh
1
5.000
5.000
III
Nhiên liệu
18.100
1
Điện năng
KW
2,5
1.200
3.000
2
Nước dùng cho sản xuất tà vẹt
m3
0,15
2.000
300
3
Than Kíp Lê
Kg
4
3.700
14.800
B
Chi phí nhân công
42.545
1
Chi phí tiền lương trực tiếp + gián tiếp
Thanh
1
33.500
33.500
2
Tiền ăn giữa ca 7%
Thanh
1
2.345
3
Chi phí BHXH + Y tế + TN + CĐ
Thanh
1
6.700
C
Chi phí máy phục vụ sản xuất
15.500
1
Chi phí máy phục vụ sản xuất + cấp hàng
Thanh
1
10.000
2
Chi phí sửa chữa
Thanh
1
4.500
3
Khấu hao 02 xe nâng
Thanh
1
1.000
D
Chi phí chung
9.000
Giá thành công xưởng ( A+B+C+D)
327.745
( Nguồn: Phòng kĩ thuật XNBTDƯL năm 2009-2010)
2.4. Phân tích tình hình tài chính của XN
2.4.1 Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước về thuế và các khoản mục khác phải nộp.
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể thay đổi theo từng thời kỳ tùy theo yêu cầu quản lý, nhưng phải phản ánh được đầy đủ bốn nội dung: doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Bảng 12 : Báo cáo kết quả kinh doanh
ĐVT: Đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2010
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
14.672.118.600
2
Các khoản giảm trừ doanh thu
3
Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
(3) = (1) – (2)
14.672.118.600
4
Giá vốn hàng bán
14.640.073.239
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
(5) = (3) – (4)
32.045.370
6
Doanh thu từ hoạt động tài chính
4.967.775
7
Chi phí tài chính
8
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
(8) = (5) + (6) – (7)
35.013.145
9
Thu nhập khác
10
Chi phí khác
11
Lợi nhuận khác (11) = (9) – (10)
12
Tổng lợi nhuận trước thuế (12) = (8) + (11)
35.013.145
2.4.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 13: So sánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp năm 2010 với năm 2009
ĐVT: VNĐ
STT
Chỉ tiêu
Kết quả (đồng)
Chênh lệch
2009
2010
Mức
%
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
30.917.582.058
14.672.118.600
-16.245.463.450
-52,54
2
Các khoản giảm trừ doanh thu
3
Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
(3) = (1) – (2)
30.917.582.058
14.672.118.600
-16.245.463.450
-52,54
4
Giá vốn hàng bán
30.807.918.688
14.640.073.239
-16.167.845.450
-52,47
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (5) = (3) – (4)
109.663.370
32.045.370
-77.618.000
-70,78
6
Doanh thu từ hoạt động tài chính
3.399.936
4.967.775
1.567.893
46,11
7
Chi phí tài chính
8
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (8) = (5) + (6) – (7)
113.063.306
35.013.145
-78.050.161
-69,03
9
Thu nhập khác
10
Chi phí khác
11
Lợi nhuận khác
(11) = (9) – (10)
12
Tổng lợi nhuận trước thuế
(12) = (8) + (11)
113.063.306
35.013.145
-78.050.161
-69,03
( Nguồn: Phòng tài vụ XNBTDƯL năm 2009-2010)
Từ bảng trên cho thấy doanh thu thuần năm 2010 đã giảm 52,54% so với năm 2009 làm lợi nhuận qua hai năm lại giảm mạnh 70,78% tương ứng giảm 77.618.000 đồng do sản lượng sản xuất và tiêu thụ năm 2010 giảm. Doanh thu hoạt động tài chính tăng 46,11% tương ứng tăng 1.567.893 đồng. Điều này cho thấy nhà máy đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đồng thời chi phí sản xuất ngày càng tăng. Do đó XN cần sớm khắc phục nguyên nhân làm giảm doanh thu bằng cách giảm chi phí sản xuất, nâng cao tay nghề lao động cho công nhân.
2.4.2. Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doạnh nghiệp theo cơ cấu của tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Nội dung các mục, các khoản… phản ánh giá trị các loại tài sản hay nguồn vốn cụ thể hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Các chỉ tiêu của bảng cân đối kế toán được phản ánh dưới hình thái gióa trị và theo nguyên tắc cân đối:
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
* Phần tài sản: phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp đến cuối kỳ hạch toán.
* Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến cuối kỳ hạch toán.
Bảng 14: Bảng cân đối kế toán
ĐVT: VNĐ
Năm 2009
(31/12/2009)
Năm 2010
(31/12/2010)
TÀI SẢN
A- Tài sản ngắn hạn
5.625785.158
4.755.211.432
I- Tiền và các khoản tương đương tiền
63.212.193
483.495.457
1. Tiền
36.454.736
95.296.984
2. Các khoản tương đương tiền
26.757.457
388.198.473
II- Các khoản đầu tư TC ngắn hạn
III- Các khoản phải thu ngắn hạn
3.149.093.934
1.350.135.743
1. Phải thu khách hàng
220.604.300
408.567.300
2. Trả trước cho người bán
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch HĐXD
5. Các khoản phải thu khác
2.928.489.634
941.568.443
6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi
IV- Hàng tồn kho
2.359.429.031
2.670.779.489
1. Hàng tông kho
2. Dự phòng giảm giá hàng tôn kho
V- Tài sản ngắn hạn khác
54.050.000
250.800.743
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
54.050.000
163.000.743
2. Thuế GTGT được khấu trừ
3. Thuế và các khoản khác phải thu NN
4. Tài sản ngắn hạn khác
87.800.000
B- Tài sản dài hạn
49.259.598
34.005.497
I- Các khoản phải thu dài hạn
II- Tài sản cố định
49.259.598
34.005.497
1. Tài sản cố định hữu hình
49.259.598
34.005.497
Nguyên giá
162.003.142
172.457.687
Giá trị hao mòm luỹ kế
(112.743.544)
(138.452.190)
2. Tài sản cố định vô hình
Nguyên giá
Giá trị hao mòm luỹ kế
3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
III- Bất động sản đầu tư
IV- Các khoản đầu tư TC dài hạn
V- Tài sản dài hạn khác
1. Chi phí trả trước dài hạn
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
3. Tài sản dài hạn khác
Tổng cộng tài sản( A+B)
5.675.044.756
4.789.216.929
NGUỒN VỐN
A- Nợ phải trả
5.542.970.585
4.750.523.439
I- Nợ ngắn hạn
5.542.970.585
4.750.523.439
1. Vay và nợ ngắn hạn
2. Phải trả người bán
1.801.433.078
3. Người mua trả tiền trước
4. Thuế và các khoản thu nhập phải nộp nhà nước
5. Phải trả người lao động
823.203.083
6. Chi phí phải trả
360.541.784
7. Phải trả nội bộ
2.557.792.640
8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác
10. Dự phòng phải trả ngắn hạn
II- Nợ dài hạn
1. Vay và nợ dài hạn
2. Dự phòng trợ cấp mất việc làm
B- Nguồn vốn chủ sở hữu
132.074.171
38.693.490
I- Nguồn chủ sở hữu
113.063.306
35.013.145
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
2. Quỹ đầu tư phát triển
3. Lợi nhuận chưa phân phối
113.063.306
35.013.145
II- Nguồn kinh phí và quỹ khác
19.010.865
3.680.345
1. Quỹ khen thưởng phúc lợi
Tổng cộng nguồn vốn( A+B)
5.675.044.756
4.789.216.929
( Nguồn: Phòng tài vụ XNBTDƯL năm 2009-2010)
2.4.3. Phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn
Bảng 15: Phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn năm 2010 với năm 2009
Các chỉ tiêu
Năm 2009
(Đồng)
Cơ cấu
(%)
Năm 2010
(đồng)
Cơ cấu
(%)
Chênh lệch
Mức
(Đồng)
%
TÀI SẢN
A- Tài sản ngắn hạn
6.394.023.452
99,32
5.190.498.295
99,20
-1.203.525.157
-18,82
I - Vốn bằng tiền
32.723.964,5
0,51
273.353.825
5,27
240.629.860,5
735,33
II - Các khoản phải thu
2.735.758.291
42,79
2.249.614.839
43,34
-486.143.452,5
-17,77
III - Hàng tồn kho
3.557.446.197
55,64
2.515.104.260
48,46
-1.0042.341.937
-29,3
IV - Tài sản lưu động khác
68.050.000
1,06
152.425.371,5
2,94
84.375.371,5
123,99
B- Tài sản dài hạn
43.726.258
0,68
41.632.547,5
0,80
-2.093.710,5
-4,79
I - Tài sản cố định
43.726.258
0,68
41.632.547,5
0,80
-2.093.710,5
-4,79
II - Tài sản dài hạn khác
Tổng cộng tài sản( A+B)
6.437.749.710
100
5.232.130.843
100
-1.205.618.868
-18,73
NGUỒN VỐN
A- Nợ phải trả
6.333.928.600
98,39
5.146.747.012
98,37
-1.187.181.588
-18,74
I- Nợ ngắn hạn
6.333.928.600
98,39
5.146.747.012
98,37
-1.187.181.588
-18,74
II - Nợ dài hạn
III - Nợ khác
B- Nguồn vốn chủ sở hữu
103.821.110,5
1,61
85.383.830,5
1,63
-18.437.280
-17,76
Tổng cộng nguồn vốn (A+B)
6.437.749.710
100
5.232.130.843
100
-1.205.618.868
-18,73
Qua bảng phân tích trên ta thấy:
- Tài sản ngắn hạn năm 2010 so với năm 2009 giảm 1.203.525.157 đồng (18,82%) cụ thể:
+ Vốn bằng tiền tăng 240.629.860,5 đồng (735,33%) nhưng đồng thời các khoản phải thu cũng giảm 486.143.452,5 đồng (17,77%) do xí nghiệp đã thu được nợ từ khách hàng, điều đó phản ánh mức thu nợ của nhà máy tương đối tốt.
+ Hàng tồn kho năm 2010 giảm 1.0042.341.937 đồng (29,3%) cho thấy khả năng tiêu thụ nhanh giảm được chi phí lưu kho và bảo quản thành phẩm tạo điều kiện tăng doanh thu.
+ Tài sản lưu động khác tăng 84.375.371,5 đồng
- Tài sản dài hạn giảm 2.093.710,5 đồng (4,79%) phản ánh mức khấu hao tài sản cố định trong giá thành và đảm bảo giá thành ổn định trong sản xuất kinh doanh của nhà máy.
- Nợ phải trả giảm 1.187.181.588 đồng (18,74%) phản ánh mức độ chiếm dụng vốn của các nguồn phải trả giảm, đây là điều kiện tốt cho XN vì đã có kế hoạch thanh toán các khoản nợ đến hạn tránh ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và uy tín của XN với nhà cung ứng.
- Nguồn vốn chủ sở hữu giảm 18.437.280 đồng (17,76%)
2.4.4. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản
Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
* Hệ số thanh toán hiện hành: Hệ số này thể hiện mối quan hệ tương đối giữa tài sản ngắn hạn hiện hành và tổng nợ ngắn hạn hiện hành.
Hệ số thanh hiện hành
TSNH
Nợ ngắn hạn
=
Hệ số thanh toán hiện hành
(Năm 2009)
=
6.394.023.452
6.333.928.600
=1,009
Hệ số thanh toán hiện hành
(Năm 2010)
=
5.190.498.295
5.146.747.012
= 1,008
Hệ số thanh toán hiện hành năm 2010 so với năm 2009 không có sự thay đổi đều khoảng 1,008, nó cho thấy xí nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tài sản ngắn hạn trong 2 năm đều lớn hơn tổng nợ ngắn hạn.
* Hệ số thanh toán nhanh: là tiêu chuẩn đánh giá khắt khe về khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa tài sản có khả năng thanh toán nhanh bằng tiền mặt và tổng nợ ngắn hạn.
Hệ số thanh toán nhanh
TSNH – Hàng tồn kho
Tổng nợ ngắn hạn
=
Hệ số thanh toán nhanh
(Năm 2009)
=
6.394.023.452 - 3.557.446.197
6.333.928.600
= 0,45
Hệ số thanh toán nhanh
(Năm 2010)
=
5.190.498.295 - 2.515.104.260
5.146.747.012
= 0,52
Hệ số thanh toán nhanh tăng từ 0,45 năm 2009 lên 0,52 năm 2010 nhưng vẫn khá thấp, điều đó cho thấy xí nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ.
* Hệ số thanh toán tức thời: Đây là tiêu chuẩn đánh giá khả năng thanh toán bằng tiền mặt khắt khe hơn hệ số thanh toán nhanh
Hệ số thanh tức thời
Tiền
Tổng nợ ngắn hạn
=
Hệ số thanh tức thời
(Năm 2009)
=
32.723.964,5
6.333.928.600
= 0,005
Hệ số thanh tức thời
(Năm 2010)
=
273.353.825
5.146.747.012
= 0,053
Kết quả trên cho ta thấy năm 2009 xí nghiệp rất khó khăn trong việc thanh toán ngay các khoản nợ vì lượng tiền mặt rất ít điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh. Năm 2010 hệ số này tăng lên 0,053 nhưng vẫn rất thấp và lượng dự trữ tiền mặt tại xí nghiệp vẫn khan hiếm chưa đảm bảo mức dự trữ tiền mặt tối thiểu cần có.
Chỉ tiêu về khả năng hoạt động
Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc sử dụng tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá tác động tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Vòng quay vốn kinh doanh
=
Doanh thu thuần
Vốn kinh doanh bình quân
* Vòng quay toàn bộ vốn: là chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn, nó phản ánh một đồng vốn được đem vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.
Vòng quay vốn kinh doanh
(Năm 2009)
=
14.672.118.600
6.437.749.710
= 2,28
Vòng quay vốn kinh doanh
(Năm 2010)
=
14.672.118.600
5.232.130.843
= 2,80
Vòng quay vốn kinh doanh tăng từ 2,28 năm 2009 lên 2,80 năm 2010 xí nghiệp đã sử dụng khá hiệu quả nguồn vốn của mình để tăng doanh thu
* Vòng quay hàng tồn kho: là chỉ tiêu phản ánh trình độ quản lý dự trữ của doanh nghiệp, thể hiện mối quan hệ giữa hàng hoá đã bán và vật tư hàng hoá của doanh nghiệp.
Vòng quay hàng tồn kho
=
Doanh thu thuần
Hàng tồn kho bình quân
Vòng quay hàng tồn kho
(Năm 2009)
=
14.672.118.600
3.557.446.197
=4,12
Vòng quay hàng tồn kho
(Năm 2010)
=
14.672.118.600
2.515.104.260
=5,83
Vòng quay hàng tồn năm 2010 so với năm 2009 tăng lên, chứng tỏ trình độ quản lý dự trữ của xí nghiệp đã tiến bộ tuy nhiên kết quả này vẫn ở mức thấp, sản phẩm tiêu thụ chậm, vật tư hàng hoá bị ứ đọng.
* Vòng quay TSCĐ: dung để đánh giá tình hình sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp.
Vòng quay TSCĐ
=
Doanh thu thuần
TSCĐ bình quân
Vòng quay TSCĐ
(Năm 2009)
=
14.672.118.600
43.726.258
= 335,54
Vòng quay TSCĐ
(Năm 2010)
=
14.672.118.600
41.632.547,5
=352,42
Vòng quay TSCĐ của xí nghiệp rất cao tăng từ 335,54 năm 2009 lên 352,42 năm 2010. Con số này cho thấy hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản của xí nghiệp chưa tốt vì một số tài sản được đầu tư đã quá lâu cần được đầu tư mới.
* Vòng quay các khoản phải thu: Phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp.
Vòng quay các khoản
phải thu
=
Doanh thu thuần
Các khoản phải thu
Vòng quay các khoản
phải thu
(Năm 2009)
=
14.672.118.600
2.735.758.291
= 5,36
Vòng quay các khoản
phải thu
(Năm 2010)
=
14.672.118.600
2.249.614.839
= 6,52
Vòng quay các khoản phải thu tăng từ 5,36 năm 2009 lên 6,52 năm 2010 cho biết tốc độ thu hồi các khoản phải thu giảm từ 67,16 ngày năm 2009 xuống 55,21 ngày năm 2010 chứng tỏ khả năng thu hồi nợ nhanh hơn.Tỷ số này tương đối tốt xí nghiệp cần duy trì và nâng cao tỷ số này hơn nữa.
Chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính
Nhóm chỉ tiêu này có tác dụng đánh giá mức độ mà một công ty tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình bằng vốn vay. Đối với công ty, tỷ số này sẽ giúp nhà quản trị tài chính lựa chọn cấu trúc vốn hợp lí nhất cho doanh nghiệp mình.
* Hệ số nợ trên tài sản:
Hệ số nợ trên tài sản
=
Tổng số nợ
Tổng tài sản
Hệ số nợ trên tài sản
(Năm 2009)
=
6.333.928.600
6.437.749.710
= 0,98
Hệ số nợ trên tài sản
(Năm 2010)
=
5.146.747.012
5.232.130.843
= 0,98
Hệ số nợ của xí nghiệp 2 năm đều 98% cho biết hầu hết tài sản của XN được tài trợ bằng vốn vay, nguy cơ rủi ro rất lớn vì vậy trong thời gian tới XN nên có biện pháp giúp giảm tỷ số này xuống về mức an toàn cho doanh nghiệp.
* Hệ số nợ trên vốn cổ phần:
Hệ số nợ trên
vốn cổ phần
Tổng nợ
Vốn cổ phần
=
Hệ số nợ trên vốn cổ phần
(Năm 2009)
=
6.333.928.600
103.821.110,5
= 61,01
Hệ số nợ trên vốn cổ phần
(Năm 2010)
=
5.146.747.012
85.383.830,5
= 60,28
Chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Nhóm chỉ tiêu này dung để đo lường thu nhập của doanh nghiệp với các nhân tố khác tạo ra nhuận như doanh thu, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu.
* Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: cho biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
=
Lợi nhuận trước thuế x 100
Doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
(Năm 2009)
=
113.063.306 x 100
30.917.582.058
= 0,37%
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
(Năm 2010)
=
35.013.145 x 100
14.672.118.600
= 0,24%
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm từ 0,37% năm 2009 xuống 0,24% năm 2010 phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp đang rất khó khăn. Do đó cần phải tăng sản lượng tiêu thụ và giảm chi phí sản xuất.
* Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản: Đây là chỉ số tổng hợp nhất được dung để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư. Chỉ số này cho biết 100 đồng vốn tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
=
Lợi nhuận sau thuế x 100
Tổng tài sản bình quân
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
(Năm 2009)
=
81.405.580,32 x 100
6.437.749.710
= 1,26%
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
(Năm 2010)
=
25.209.465 x 100
5.232.130.843
= 0,48%
Kết quả tính toán trên cho thấy khả năng sinh lời từ một đồng vốn đầu tư năm 2010 của xí nghiệp ở mức thấp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút đầu tư trong tương lai.
* Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn tự có và được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào kinh doanh.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
=
Lợi nhuận sau thuế x 100
Vốn chủ sở hữu bình quân
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
(Năm 2009)
=
25.209.465 x 100
103.821.110,5
= 24,28%
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần
(Năm 2010)
=
25.209.465 x 100
85.383.830,5
= 29,52%
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng từ 24,28% năm 2009 lên 29,52% năm 2010 cho thấy hiệu quả sử dụng vốn tự có của xí nghiệp năm 2010 tăng.
=> Đánh giá và nhận xét tình hình tài chính của xí nghiệp:
Qua các chỉ số trên có thể thấy tình hình tài chính của xí nghiệp không khả quan, tỷ suất sinh lời nhỏ, vòng quay vốn chậm, chi phí cao, khó khăn trong khả năng thanh toán. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của xí nghiệp trên thị trường cũng như thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư trong tương lai, nếu không quan tâm cải thiện tình hình tài chính thì xí nghiệp khó có thể giành được các đơn đặt hàng lớn đồng thời tạo ấn tượng tốt với những khách hàng tiềm năng.
PHẦN 3
ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY
3.1. Đánh giá, nhận xét chung tình hình của XN
3.1.1.Đánh giá và nhận xét từng lĩnh vực hoạt động của xí nghiệp
Về thiết bị công nghệ
Dây chuyền sản xuất cảu XN là dây chuyền sản xuất tà vẹt bê tông dự ứng lức hoàn toàn tự động. Trong quá trình sản xuất, cán bộ và công nhân XN đã cải tiến hợp lý hoá dây chuyền cho phù hợp tình hình thực tế của Việt Nam. Thiết bị sản xuất chủ yếu của Trung Quốc và một phần được mua ở trong nước.
Tà vẹt bê tông dự ứng lực được sản xuất theo dây chuyền công nghệ khép kín, mang tính tự động hoá cao nên giảm được sô lượng công nhân trực tiếp sản xuất. Quá trình sản xuất được thực hiện: Từ NVL đủ tiêu chuẩn về kĩ thuật và chất lượng trộn bê tông đưa vào khuôn có lõi thép đã căng kéoTiến hành rungĐưa vào lò cấp hơi trong vòng 12 giờ với nhiệt độ thích hợp Cuối cùng đưa ra bãi xếp. Trong quá trình bảo quản tà vẹt thì phải thường xuyên cấp dưỡng nước để đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
Trong tương lai gần XN nên có chính sách khuyến khích với cán bộ, công nhân trong XN nhằm phát huy sự sáng tạo của họ giúp cải tiến dây chuyền cho phù hợp với tình hình sản xuất. Xa hơn nữa, cố gắng đầu tư dây chuyền sản xuất mới hiện đại.
Về tổ chức của XN
Bộ máy quản lý được xây dựng theo kiểu trực tuyến – chức năng. Cơ cấu tổ chức trên đạt được sự thống nhất trong mệnh lệnh, tuân thủ chặt chẽ chế độ một thủ trưởng. Tuy nhiên hệ thống giao việc còn chung chung, chưa cụ thể, chưa giám sát chặt chẽ tình hình thực hiện công việc và chưa có chế độ kiểm tra hợp lý, tình trạng chỗ thì thừa người thiếu việc, chỗ thì công việc quá tải diễn ra phổ biến. Điều này làm giảm hiệu quả hoạt động của nhà máy, và cần có biện pháp khắc phục ngay trong điều kiện hội nhập cạnh tranh đang diễn ra gay gắt.
Trong năm tới cần có lên kế hoạch phân công công việc cụ thể cho từng tổ sản xuất, tận dụng triệt để thời gian lao đông và sức lao động cũng như công suất thiết bị máy móc. Nâng cao trình độ cũng như kĩ năng quản lý cho cán bộ.
Về tình hình tài chính
Mặc dù tài chính của XN đã dần đi vào ổn định, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là XN không có những khó khăn về tài chính được thể hiện rất rõ qua các chỉ tiêu tài chính được tính ở trên. Đặc biệt là các khoản nợ vẫn chiếm tỷ trọng cao, nguồn vốn chủ sở hữu nhỏ nên không thể chủ động được trong vấn đề tài chính, khó thực hiện được các hoạt động đầu tư, cải tiến máy móc thiết bị và dây truyền công nghệ. Tình hình tài chính vẫn gặp nhiều khó khăn do chi phí sản xuất lớn, nguyên vật liệu tiêu hao nhiều, trong khi giá bán sản phẩm lại thấp. Hơn nữa, XN phụ thuộc vào công ty cổ phần đầu tư xây dựng công trình Hà Nội nên khả năng tự chủ về tài chính không cao.
Để giải quyết tình hình khó khăn về tài chính mà XN đang gặp phải thì lãnh đạo XN nên có biện pháp tăng sản lượng tiêu thụ tránh tồn kho quá nhiều làm tăng chi phí giảm doanh thu. Đồng thời sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận cao, tránh tình trạng vay nợ nhiều để giảm độ rủi ro, thu hút đầu tư.
Về hoạt động maketing
Công tác marketing của chưa được chú trọng, thị trường phân phối nhỏ hẹp và kênh tiêu thụ chưa dài mới chỉ có 1 cấp. Chính sách chiết khấu chưa hấp dẫn hơn so với đối thủ cạnh tranh chủ yếu. Công tác marketing chưa được quan tâm đúng mức do nguồn nhân lực còn hạn chế về trình độ chuyên môn, kĩ năng bán hàng, chưa đánh giá đúng hiệu quả của các biện pháp marketing.
Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác marketing trong việc tiêu thụ hàng hoá, tăng khả năng cạnh tranh. Giữ chân khách hàng truyền thống bằng uy tín và chất lượng, có thể áp dụng chính sách ưu đãi đặc biệt để giữ chân khách. Mở rộng thị trường tiêu thụ xa hơn nữa.
Về công tác quản lý vật tư
So với công nghệ sản xuất tà vẹt bê tông dự ứng lực hiên nay thì dây chuyền sản xuất của XN vẫn thuộc loại bình thường, nên lượng nguyên vật liệu tiêu hao trong sản xuất rất cao, trung bình từ 60 – 70%. Công tác mua sắm vật tư thường dựa theo tình hình sản xuất thực tế mà chưa áp dụng phương pháp khoa học nào, đồng thời ý thức của người LĐ trong việc tiết kiệm, bảo quản vật tư chưa cao vẫn còn lãng phí cho nên chi phí mua sắm, bảo quản vật tư còn cao làm giảm doanh thu.
Về tình hình lao động
Chất lượng LĐ ngày càng được nâng cao nhờ sự quan tâm của ban lãnh đạo đã tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân đi học thêm để nâng cao trình độ học vấn và tay nghề tạo ra một lực lượng LĐ có sức khoẻ, có trình độ, sáng tạo, có tinh thần đoàn kết, yêu nghề tận tuỵ với công việc. Tuy nhiên bên cạnh đó ý thức của người LĐ trong việc tiết kiệm vật tư, bảo quản tài sản của XN còn chưa cao.
Trong tương lai tiếp tục phát huy chính sách đào tạo đang áp dụng, không chỉ tạo điều kiện mà có thể hỗ trợ thêm cho người lao động muốn đi học để nâng cao trình độ chuyên môn. Có chế độ khen thưởng với những người có đóng góp cho XN đồng thời cũng hình thức kỉ luật nghiêm khắc với những người vi phạm qui định của XN để nâng cao kỉ luật LĐ trong sản xuất.
3.1.2. Những nguyên nhân thành công cũng như hạn chế của xí nghiệp
* Các nguyên nhân dẫn đến thành công của xí nghiệp trong những năm vừa qua:
- Xí nghiệp có hệ thống nhà xưởng, cơ sở vật chất khang trang, đặc biệt trong những năm gần đây xí nghiệp chú trọng nhiều đến việc đầu tư máy móc, dây chuyền tự động, không còn phải đổ thủ công như trước đã tạo điều kiện rất nhiều trong hoạt động sản xuất. Đồng thời, trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ đảm bảo an toàn cho người lao động.
- Công ty có đội ngũ lao động được đào tạo cơ bản, trình độ tay nghề cao được trang bị thiết bị làm việc có khả năng tiếp cận với khoa học công nghệ mới chuẩn bị tốt cho quá trình tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó đội ngũ lao động còn có ý thức kỷ luật nghiêm chỉnh, chấp hành nội quy của công ty.
- Sản phẩm của xí nghiệp có chất lượng ổn định, có sự đa dạng hoá theo nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Có quy trình sản xuất và phục vụ sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001: 2008
- Thị trường đối với các mặt hàng mà XN đang sản xuất là thị trường tiềm năng. Đặc biệt Việt Nam ta đang trên đà hội nhập kinh tế, là một nước đang phát triển nên cơ sở vật chất đang từng bước được xây dựng, nâng cấp.
* Các nguyên nhân dẫn đến thành công của xí nghiệp:
- Xí nghiệp có khó khăn trong huy động vốn, do phải trình lên tổng công ty chờ xét duyệt nên nhiều khi vốn quay vòng còn chậm.
- Do xí nghiệp chưa có các phương pháp để xác định nguồn nguyên liệu và các yếu tố đầu vào chính xác làm chi phí sản xuất cao đồng thời xí nghiệp không chủ động được trong sản xuất.
- Quy mô sản xuất của XN còn nhỏ hẹp nên khả năng cạnh tranh chưa cao đồng thời chưa có bộ phận marketing nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh giúp tạo mối quan hệ với khách hàng và mở rộng thị trường tiêu thụ của xí nghiệp ra xa hơn nữa.
3.2. Định hướng đề tài nghiên cứu
Sau khi kết thúc các môn học tại trường đại học và qua đợt thực tập tại Xí nghiệp Bê tông Dự ứng lực, dựa vào những kiến thức đã học ở trường và công tác quản lý vật tư ở xí nghiệp từ việc xác định nhu cầu vật tư, mua sắm, sử dụng, đến dự trữ còn nhiều bấp cập. Đây là nguyên nhân chính làm chi phí cao dẫn đến giá thành cao, giá bán cao nên số lượng tiêu thụ ít hơn làm doanh thu giảm, đồng thời khả năng cạnh tranh giảm. Chính vì vậy em nhận thấy rằng vấn đề quản trị vật tư là một trong số những vấn đề nổi cộm của Xí nghiệp. Vì là một Xí nghiệp chuyên sản xuất các loại tà vẹt bê tông, các cấu kiện bê tông đúc sẵn…nên việc sử dụng vật tư sao cho có hiệu quả nhất luôn được ban giám đốc và các phòng ban chức năng của Xí nghiệp chú trọng đến. Thêm vào đó, hiện nay giá của các loại vật tư trên thị trường đang có xu hướng tăng cao nên việc thu mua, dự trữ và sử dụng vật tư của Xí nghiệp càng được chú trọng hơn. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vật tư tại Xí nghiệp Bê tông Dự ứng lực” để làm chuyên đề cho khoá luận cho mình. Khoá luận được chia làm ba chương với kết cấu như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về vật tư và quản lý vật tư.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý vật tư tại Xí nghiệp Bê tông Dự ứng lực.
Chương 3: Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý vật tư tại Xí nghiệp Bê tông Dự ứng lực.
KẾT LUẬN
Xí nghiệp bê tông dự ứng lực trực thuộc Công ty cổ phần đầu tư công trình Hà Nội. Năm 2000 - 2002 Xí nghiệp tiến hành đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất tiên tiến sản phẩm bê tông dự ứng lực. Trong quá trình hoạt động xí nghiệp cũng gặp không ít khó khăn và thách thức, đặc biệt ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính cuối năm 2008 đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất của XN, và cuối năm 2010 thì tình hình lạm phát tăng cao, giá cả nguyên nhiên vật liệu tăng làm chi phí sản xuất tăng làm doanh thu giảm. Bên cạnh những khó khăn do ảnh hưởng của môi trường bên ngoài thì XN còn gặp phải khó khăn do cơ sở hạ tầng còn thấp, đội ngũ công nhân còn thiếu tay nghề, công tác quản lý còn lỏng lẻo,… Tuy vậy ban lãnh đạo XN luôn không ngừng khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thiện tốt công việc của mình, tích cực học tập nâng cao trình độ, quan tâm chăm lo đến người LĐ. Trong tương lai đưa XN ngày một phát triển, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Trong thời gian thực tập tại xí nghiệp, được sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo xí nghiệp cùng các phòng ban nghiệp vụ đặc biệt là các anh chị trong phòng tài vụ em đã học hỏi và tích luy đựơc nhiều kinh nghiệm quý báu. Đồng thời trong thời gian này đựơc sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo trong khoa đặc biệt là Cô Phạm Thị Thanh Mai, em đã hoàn thành bài báo cáo của mình.
Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức còn hạn chế nên bài báo cáo của em không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy e rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô cũng như các cô chú trong xí nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 18 tháng 03 năm 2011
Nguồn tài liệu tham khảo:
Giáo trình: Quản trị học( NXB Giao thông vận tải. Chủ biên: TS. Đoàn Thị Thu Hà và TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền).
Bài giảng môn học: Phân tích hoạt động kinh doanh(Biên soạn: ThS.Phạm Thị Thanh Mai).
Bài giảng môn học: Quản trị tài chính(Biên soạn: ThS.Trần Quang Huy, Ths. Hà Thị Thanh Hoa, Ths. Ngô Thị Hương Giang).
Giáo trình Marketing căn bản (NXB: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội năm 2008. Chủ biên: GS.TS.Trần Minh Đạo).
Tài liệu do Xí nghiệp cung cấp.
Tài liệu trên trang web: tailieu.vn
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại xí nghiệp bê tông dự ứng lực.doc