Đề tài Thực tiễn áp dụng quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Thứ nhất, phải có hành vi cạnh tranh không lành mạnh: Hành vi cạnh tranh có bản chất là hành vi chiếm đoạt ưu thế cạnh tranh, hủy hoại ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác một cách bất hợp pháp hoặc là hành vi tạo ra ưu thế cạnh tranh giả tạo. Thứ hai, phải có thiệt hại hoặc khả năng thiệt hại trong cạnh tranh không lành mạnh. Thiệt hại là một đặc điểm cơ bản của hành vi cạnh tranh không lành mạnh và là điểm phân biệt giữa cạnh tranh không lành mạnh với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Việc xác định thiệt hại hay khả năng gây thiệt hại là một yêu cầu bắt buộc và cần thiết để bên bị hại có căn cứ đòi bồi thường và cơ quan có thẩm quyền áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại hay các chế tài khác để xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Thứ ba, phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi cạnh tranh không lành mạnh và thiệt hại. Quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại là mối quan hệ trực tiếp, không phải là sự suy diễn chủ quan. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi diễn ra trước, thiệt hại trực tiếp do hành vi đó gây ra xảy ra sau. Bên thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh chỉ phải chịu trách nhiệm pháp lý và các chế tài tương ứng khi gây ra thiệt hại nhất định cho đối thủ cạnh tranh, mà nguyên nhân trực tiếp là hành vi cạnh tranh không lành mạnh của mình. Thứ tư, phải có lỗi trong cạnh tranh không lành mạnh. Lỗi là trạng thái tâm lý của người có hành vi vi phạm, phản ánh nhận thức của người đó đối với hành vi và hậu quả của hành vi mà họ thực hiện. Hành vi cạnh tranh bị coi là có lỗi và không lành mạnh là hành vi vi phạm các tập quán nghề nghiệp, phá vỡ quan hệ bình đẳng, công bằng trong quan hệ cạnh tranh trên thị trường.

docx19 trang | Chia sẻ: anhthuong12 | Lượt xem: 977 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực tiễn áp dụng quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ ------ oOo ------ BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT CẠNH TRANH ĐỀ TÀI THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN THỊ HỒNG PHƯỚC NHÓM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: NHÓM 6 Bình Dương, năm 2018 DANH SÁCH NHÓM Họ Và Tên Mã số sinh viên 1 Hoàng Duy 1523801010224 2 Trần Duy Khá 1523801010277 3 Nguyễn Mạnh Tuấn 1523801010234 4 Nguyễn Khương Duy 1523801010254 5 Nguyễn Hữu Luân 1523801010312 6 Nguyễn Thị Ly 1523801010040 MỤC LỤC THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH Phần mở đầu Cạnh tranh trong kinh doanh là một hoạt động tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Hoạt động này thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế cũng như xã hội. Tuy nhiên, hoạt động cạnh tranh bao giờ cũng gây rất nhiều áp lực đối với các doanh nghiệp trên thương trường. Với mục đích duy trì sự tồn tại, mở rộng thị phần cũng như đạt lợi nhuận tối đa thì hoạt động cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng trở nên khốc liệt hơn. Do đó, không ít doanh nghiệp đã dùng những thủ đoạn để cạnh tranh một cách không lành mạnh. Từ đó, yêu cầu có quy định của pháp luật điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành là tất yếu, nhằm tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, góp phần đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế cho doanh nghiệp, đồng thời, xử phạt nghiêm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Vậy hiện nay, pháp luật Cạnh tranh quy định về hành vi cạnh trạnh không lành mạnh như thế nào? Sự thay đổi của Luật Cạnh tranh 2018 so với Luật Cạnh trạnh 2004 đã đủ để hoàn thiện các quy định còn thiếu sót hay chưa? Bài tiểu luận sau đây sẽ đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi trên nhằm làm rõ “Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh”. Qua đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Cạnh tranh cũng như giảm thiểu các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh trong nhóm hành vi “Cạnh tranh không lành mạnh”. . Khái quát về Hành vi Cạnh Tranh không lành mạnh Cạnh Tranh Và Hành vi Cạnh Tranh không lành mạnh Khái niệm Cạnh Tranh, Cạnh Tranh không lành mạnh Cạnh tranh Theo từ điển tiếng Việt, “Cạnh tranh là sự cố gắng giành phần hơn, phần thắng về mình giữa những người, những tổ chức hoạt động nhằm lợi ích như nhau” Hoàng Phê (1998), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển tiếng Việt, Hà Nội. . Đây là khái niệm chung cho “Cạnh tranh” trong nhiều mặt của đời sống xã hội. Cạnh tranh là một hoạt động thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội. Theo đó có thể hiểu Cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế, thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Về bản chất cạnh tranh kinh tế là sự chạy đua giữa các “doanh nghiệp” trên thị trường nhằm không ngừng tung ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất với giá cả thấp nhất nhằm thu hút, lôi kéo khách hàng về phía mình, cùng với mục định tối ưu hóa lợi nhuận có thể đạt được của doanh nghiệp. Vì thế nhiều doanh nghiệp thực hiện hành vi cạnh tranh theo nhiều hình thái khác nhau, và một trong số đó là hình thái “Cạnh tranh không lành mạnh”. Vậy hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ được hiểu như thế nào? Và nó sẽ có tác động như thế nào đến nền kinh tế thị trường? Cạnh tranh không lành mạnh Dựa trên tính chất của các hành vi cạnh tranh, có thể chia cạnh tranh thành hai hình thái là: cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh. Cạnh tranh lành mạnh là các hành vi cạnh tranh thực hiện tuân theo các nguyên tắc của pháp luật, tập quán kinh tế hay các chuẩn mực khác của kinh doanh. Cạnh tranh không lành mạnh là một hình thái đối lập với cạnh tranh lành mạnh về tính chất của hành vi. Khi các doanh nghiệp thực hiện các hành vi cạnh tranh mà trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán kinh tế hay các chuẩn mực khác trong kinh doanh dẫn đến việc gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại cho quyền, lợi của các doanh nghiệp khác, thì đây được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Một hành vi được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh phụ thuộc vào các nguyên tắc cũng như tập quán thương mại hay các chuẩn mực khác trong kinh doanh. Mặc khác sự vận động của xã hội và nhận thức của các quốc gia sẽ thay đổi về các nguyên tắc, tập quán hay các chuẩn mực đó. Vì vậy, khái niệm cạnh tranh không lành mạnh chỉ có tính chất tương đối. Đặc điểm Cạnh Tranh không lành mạnh Dựa trên khái niệm đã trình bày có thể thấy rõ ba đặc điểm cơ bản thể hiện bản chất của hành vi cạnh tranh không lành mạnh: Thứ nhất, Hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Đặc điểm này thể hiện quy định về đối tượng áp dụng của Luật cạnh tranh. Theo đó, chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh chỉ bao gồm các doanh nghiệp theo nghĩa rộng, thuộc mọi thành phần kinh tế, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, các hiệp hội ngành nghề. Những đối tượng còn lại như các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức của người tiêu dùng, các đơn vị truyền thông, các tổ chức phi kinh tế không là đối tượng áp dụng các quy định của pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh. Nhưng trên thực tế vẫn có những trường hợp một số tổ chức phi kinh tế, các đơn vị truyền thông, thực hiện những hành vi xâm phạm đến quyền cạnh tranh lành mạnh của doanh nghiệp, Ví dụ: việc đưa tin sai sự thật về doanh nghiệp, về hàng hóa, dịch vụ. của các đơn vị truyền thông. Với quy định trên, chủ thể thực hiện hành vi bị hạn chế nên pháp luật cạnh tranh không áp dụng để xử lý những tình huống trên. Mặt khác, đặc điểm này cũng khẳng định hành vi cạnh tranh không lành mạnh xảy ra trong kinh doanh ở mọi ngành, mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, mọi công đoạn của quá trình kinh doanh. Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh được áp dụng cho mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực kinh tế. Nói cách khác, pháp luật không giới hạn áp dụng cho bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực hoặc hoạt động kinh doanh nào của kinh tế quốc dân. Thứ hai, hành vi cạnh tranh trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh. Đây là căn cứ để xác định tính không lành mạnh của hành vi cạnh tranh, phân biệt giữa cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh. Khi một hành vi cạnh tranh đi ngược với nguyên tắc thiện chí, trung thực hay tập quán tương mại hay các chuẩn mực khác trong kinh doanh thì đó được xem là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Theo sự phát triển của nên kinh tế thị trường thì các nguyên tắc cũng như chuẩn mực này sẽ thay đổi phụ thuộc theo sự phát triển đó. Do đó, dựa trên căn cứ này thì hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ biến đổi cũng như thay đổi không ngừng trên thực tế mà khó có thể định hình rõ ràng và đầy đủ về những hành vi nào là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Thứ ba, hành vi gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác. Một hành vi cạnh tranh khi thực hiện gây ra thiệt hại thực tế hoặc có khả năng gây thiệt hại cho quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác. Theo Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh của Cộng hòa liên bang của Đức, cấm “các hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể gây ảnh hưởng đáng kể về cạnh tranh làm tổn hại đến đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng và các chủ thể tham gia thị trường khác”. Luật Cạnh tranh thương mại của Vương quốc Thái Lan cũng có quy định tương tự: “Thương nhân không được tiến hành các hoạt động cạnh tranh không tự do và không bình đẳng, không được tiến hành các hoạt động gây thiệt hại, cản trở hoặc hạn chế đối với những hoạt động của những thương nhân khác” ThS.LS Lê Văn Sua, Cạnh tranh không lành mạnh theo luật cạnh tranh năm 2004 và kiến nghị hoàn thiện. . Có thể thấy đây là đặc điểm để phân biệt giữa hành vi cạnh tranh không lành mạnh so với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Trong khi các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là sự thống nhất hành động của nhóm doanh nghiệp nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ đối thủ cạnh tranh, hạn chế khả năng hành động độc lập của đối thủ cạnh tranh, làm thay đổi tình trạng và quy luật cạnh tranh trên thị trường. Thoả thuận hạn chế cạnh tranh, không cần phải xác định chính xác đối tượng và mức độ thiệt hại vật chất cụ thể, chỉ cần phân tích bản chất và diễn biến của hành vi để kết luận về những tác động của nó đến tình hình cạnh tranh trên thị trường liên quan. Còn ở hành vi cạnh tranh không lành mạnh phải xác định được mức độ gây thiệt hại hoặc khả năng gây thiệt hại của hành vi mà các chủ thể thực hiện. Các Hành vi Cạnh Tranh không lành mạnh Dưới góc độ kinh tế, bản chất của hành vi cạnh tranh không lành mạnh là các hành vi chiếm đoạt ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác một cách bất hợp pháp hoặc là hành vi huỷ hoại ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác hoặc là hành vi tạo ra ưu thế cạnh tranh giả tạo. ThS.LS Lê Văn Sua, Cạnh tranh không lành mạnh theo luật cạnh tranh năm 2004 và kiến nghị hoàn thiện. Dựa trên bản chất đó có thể phân nhóm cho các hành vi cạnh tranh không lành mạnh thành ba nhóm: Nhóm 1: Nhóm các hành vi chiếm đoạt ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệo khác Nhóm này được coi là nhóm các hành vi cạnh tranh điển hình nhất. Nó được thể hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau như gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ, lợi dụng thành quả đầu tư của người khác, xâm phạm bí mật kinh doanh Bản chất của hành vi này là việc chiếm đoạt sử ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác một cách bất hợp pháp. Dạng hành vi này được coi là phổ biến, điển hình của cạnh tranh không lành mạnh. Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam ghi nhận nhóm này có thể bao gồm hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn hay hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh. “Hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn” thường xâm phạm đến tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý... được in trên sản phẩm hàng hóa, hay dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Mục đích của hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn là tạo nên sự nhầm lẫn của khách hàng về hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh với hàng hóa, dịch vụ của chính doanh nghiệp mình. “Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh” là tiếp nhận, thu thập, sử dụng, tiết lộ hoặc vi phạm hợp đồng bảo mật, có hành vi lừa gạt hay lợi dụng người có nghĩa vụ bảo mật để có được thông tin thuộc bí mật kinh doanh của doanh nghiệp khác khi chưa có sự đồng ý của chủ sở hữu. Hành vi này nhằm chiếm đoạt, sử dụng ưu thế cạnh tranh của các doanh nghiệp khác. Nhóm 2: Nhóm các hành vi hủy hoại ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác Nhóm hành vi này có chung bản chất là công kích vào các đối thủ cạnh tranh. Có thể là hành vi để triệt tiêu, hành vi làm suy giảm các lợi thế cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh. Hành vi nhóm này thường được thực hiện dưới các hình thức rất đa dạng, nó phụ thuộc vào mục đích công kích. Hành vi này có thể là đưa thông tin sai sự thật nhằm là giảm uy tín của đối thủ cạnh tranh hay lôi kéo, ép buộc khác hàng hay các đối tác của đối thủ cạnh tranh. Hành vi ép buộc trong kinh doanh; hành vi gièm pha doanh nghiệp khác; hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác đây là các hành vi được ghi nhận trong pháp luật cạnh tranh Việt Nam được ghi nhận nằm trong nhóm hành vi này. “Hành vi ép buộc trong kinh doanh” phương thức thực hiện hành vi này là dùng áp lực để đe dọa hoặc thực hiện cưỡng ép khách hàng, đối tác kinh doanh không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với chính đối thủ cạnh tranh của mình. Mục đích thực hiện hành vi là nhằm lôi kéo khách hàng hoặc đối tác kinh doanh của đối thủ cạnh tranh để họ ngừng giao dịch hoặc không thực hiện giao dịch với doanh nghiệp đó, làm giảm lượng khách hàng cũng như đối tác làm ăn của đối thủ cạnh tranh với mình. “Hành vi gièm pha doanh nghiệp khác” đây là hành vi đưa thông tin sai sự thật về đối thủ cạnh tranh nhằm là suy giảm uy tín của đối thủ. Hành vi này có thể hình thành dưới các dạng hình thức như nói xấu, bôi nhọ chất lượng hàng hóa, dịch vụ, cách thức bán hàng, hay tiềm lực tài chính của đối thủ cạnh tranh. Hành vi này có thể được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp không nhất thiết doanh nghiệp này phải có hành vi trực tiếp thực hiện hành vi gièm pha. “Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác” xâm phạm trực tiếp đến đối thủ cạnh tranh, cụ thể là quấy phá, gây rối với các hoạt động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh. Mục đích của hành vi này là cản trở, gián đoạn hoạt động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh. Hành vi này có thể được doanh nghiệp trực tiếp thực hiện hoặc thông qua một chủ thể khác thực hiện, hành vi này ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh. Nhóm 3: Nhóm các hành vi tạo ưu thế cạnh tranh giả tạo Bản chất của nhóm hành vi này là tạo ra lợi thế cạnh tranh giả tạo nhằm lối kéo khác hàng. Khác hàng là đối tượng bị tác động trực tiếp trong nhóm hành vi này, về phía các doanh nghiệp khác chịu tác động trực tiếp hoặc tác động gián tiếp khi bị mất đi nguồn khách hàng. Pháp luật hiện hành của Việt Nam ghi nhận các hành vi thuộc nhóm này là hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh và bán hàng đa cấp bất chính. “Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh” có thể hiểu hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh là hành vi quảng cáo trái pháp luật, trái với hiện thực, thực chất của hàng hóa, dịch vụ được thực hiện bằng cách quảng cáo theo kiểu so sánh hàng hóa, dịch vụ, bắt chước sản phẩm quảng cáo khác, đưa thông tin gian dối cho khách hàng... Đây là hành vi cạnh tranh xâm hại trực tiếp đến đối thủ cạnh tranh, quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. “Hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh” có thể thấy biểu hiện của hành vi này là các hoạt động khuyến mại bất chính, không trung thực nhằm lừa dối để thu hút khác hàng về phía mình. Cụ thể như hành vi tổ chức khuyến mại gian dối về giả thưởng, khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hóa, dịch vụ, Các hành vi này có thể do doanh nghiệp trực tiếp thực hiện hoặc được tiến hành thông qua thương nhân kinh doanh thực hiện dịch vụ khuyến mại của mình. “Hành vi bán hàng đa cấp bất chính” những quy định của pháp luật về hành vi này mục đích là nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của những người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, cũng như hạn chế việc tổn hại về kinh tế cho những người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp bất chính. . Thực tiễn áp dụng quy định về Hành vi Cạnh Tranh không lành mạnh và Kiện nghị hoàn thiện Thực trạng Hành vi Cạnh Tranh không lành mạnh tại Việt Nam Trong nền kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta, thì các hoạt động cạnh tranh đang diễn ra một cách khốc liệt, mang lại sự phát triển cả về mặt kinh tế lẫn các mặt khác của đời sống xã hội. Nhưng một số doanh nghiệp vì muốn chiếm ưu thế cạnh tranh để tăng lợi nhuận đã không thực hiện các hoạt động cạnh tranh một cách lành mạnh mà sử dụng những phương thức thủ đoạn khác nhau thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh mà pháp luật quy định cấm thực hiện. Hơn thế nữa, hiện nay những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã có những tác động không hề nhỏ đến tình hình chung của mọi mặt đời sống xã hội mà còn tác động đến hoạt động cạnh tranh. Một số doanh nghiệp đã lợi dụng những thành tựu đó, đặc biệt là các thành tựu trong công nghệ thông tin và Internet để thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Hiện nay khi thương mại điện tử phát triển một cách cực thịnh, người tiêu dùng có thể mua bất cứ hàng hóa, dịch vụ nào ở bất cứ thời gian, bất cứ nơi nào chỉ với một cú “Click” thông qua các trang bán hàng hay mạng xã hội. Nhưng họ lại không thể xác định rõ các xuất xứ, công dụng, mẫu mã, chất lượng, nhưng thông tin chỉ được biết theo một chiều từ doanh nghiệp cung cấp mà khách hàng khó có thể kiểm chứng. Không ít các doanh nghiệp đã lợi dụng điểm này nhằm thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh như: quảng cáo không trung thực về hàng hóa, chỉ dẫn gây nhầm lẫn, Không những thế, tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng cũng tăng cao khi mà việc sản xuất một mặt hàng là không thể đơn giản hơn với các thành tựu của công nghệ hiện nay. Vậy trong những năm gần đây đã có bao nhiều vụ vi phạm quy định về Hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị điều tra, xử lí? Thông qua báo cáo thường niên của Cục quản lý cạnh tranh Cục Quản lý Cạnh tranh (2015), Báo cáo thường niên 2015 , dưới đây là bảng thống kê điều tra vụ việc cạnh tranh trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2015. Bảng thống kê điều tra vụ việc cạnh tranh không lành mạnh. Các loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh 5 20 33 37 2 6 24 Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh 2 2 Gièm pha doanh nghiệp khác 4 1 2 Chỉ dẫn gây nhầm lẫn 1 1 Bán hàng đa cấp bất chính 3 4 1 3 1 4 Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác 1 Tổng số 14 28 36 41 3 7 28 Tình hình của các vụ việc vi phạm quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh có diễn biến phức tạp trong những năm qua. Hành vi vi phạm chiếm đa số là hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Trong năm 2015, Cục Quản lý cạnh tranh đã tiến hành điều tra tố 46 vụ việc liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh, qua đó khởi xướng điều tra 28 vụ việc đồng thời hoàn thành điều tra và ban hành quyết định xử lý đối với 02 vụ việc khởi xướng từ năm 2014. Các loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh được khởi xướng điều tra trong năm 2015 chủ yếu là: Quảng cáo đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn, quảng cáo so sánh trực tiếp, bán hàng đa cấp bất chính. Trong năm 2016 Cục Quản lý Cạnh tranh cũng thực hiện hàng loạt xử phạt đối với nhiều công ty bán hàng đa cấp, 14 công ty bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, 11 doanh nghiệp tạm ngừng và chấm dứt hoạt động. Hiện số doanh nghiệp hoạt động giảm từ 67 công ty trong năm 2015 xuống còn 40 doanh nghiệp hoạt động trong năm 2016. Số người tham gia bán hàng đa cấp giảm còn khoảng 500.000 người, giảm 57% so với cùng kỳ năm 2015 là khoảng 1,2 triệu người. Đầu năm 2017 Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) cũng thực hiện chấm dứt hoạt động kinh doanh của hai doanh nghiệp đa cấp là Công ty TNHH Triwonder International và Công ty TNHH Isagenix Việt Nam vì lý do công ty này không triển khai hoạt động bán hàng đa cấp trong thời hạn 12 tháng liên tục kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp Bình Nguyên, Thêm hai công ty đa cấp bị xóa sổ, 20/02/2017 . Xử lí Hành vi Cạnh Tranh không lành mạnh Quy định của pháp luật về xử lí hành vi cạnh tranh không lành mạnh Quy định về việc xử lí hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định theo Luật cạnh tranh 2004. Ngoài ra còn được quy định tại Luật sở hữu trí tuệ 2005. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi gây nguy hại cho xã hội, ảnh hưởng đến các đối thủ cạnh tranh nói riêng cũng như đến môi trường cạnh tranh nói chung. Pháp luật quy định các biện pháp chế tài phù hợp để áp dụng đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhằm đảm bảo tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng. Đối tượng áp dụng các hình thức xử lí Đối tượng bị áp dụng chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh là các chủ thể thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Cạnh tranh thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm. Vậy nên đối tượng có thể bị áp dụng chế tài có thể là tổ chức, cá nhân kinh doanh như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân; Hợp tác xã; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; hộ kinh doanh; cá nhân không có đăng ký kinh doanh như người bán hàng rong, làm dịch vụ có thu nhập thấp và Hiệp hội ngành nghề (Khoản 2 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2004) thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm. Thẩm quyền xử lí Căn cứ vào Điểm d Khoản 2 Điều 49 Luật Cạnh tranh và Điều 40 Nghị định số 71/2014/NĐ-CP, thẩm quyền xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh thuộc về cơ quan Quản lý cạnh tranh, hiện này là Cục quản lý cạnh tranh trực thuộc Bộ công thương. Cơ quan này có chức năng chính là là giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam được quy định trong Nghị định số 06/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/01/2006 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh. Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan có chức năng tiến hành điều tra, xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định trong Luật Cạnh tranh. Căn cứ xử lí hành vi cạnh tranh không lành mạnh Thứ nhất, phải có hành vi cạnh tranh không lành mạnh: Hành vi cạnh tranh có bản chất là hành vi chiếm đoạt ưu thế cạnh tranh, hủy hoại ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác một cách bất hợp pháp hoặc là hành vi tạo ra ưu thế cạnh tranh giả tạo. Thứ hai, phải có thiệt hại hoặc khả năng thiệt hại trong cạnh tranh không lành mạnh. Thiệt hại là một đặc điểm cơ bản của hành vi cạnh tranh không lành mạnh và là điểm phân biệt giữa cạnh tranh không lành mạnh với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Việc xác định thiệt hại hay khả năng gây thiệt hại là một yêu cầu bắt buộc và cần thiết để bên bị hại có căn cứ đòi bồi thường và cơ quan có thẩm quyền áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại hay các chế tài khác để xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Thứ ba, phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi cạnh tranh không lành mạnh và thiệt hại. Quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại là mối quan hệ trực tiếp, không phải là sự suy diễn chủ quan. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi diễn ra trước, thiệt hại trực tiếp do hành vi đó gây ra xảy ra sau. Bên thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh chỉ phải chịu trách nhiệm pháp lý và các chế tài tương ứng khi gây ra thiệt hại nhất định cho đối thủ cạnh tranh, mà nguyên nhân trực tiếp là hành vi cạnh tranh không lành mạnh của mình. Thứ tư, phải có lỗi trong cạnh tranh không lành mạnh. Lỗi là trạng thái tâm lý của người có hành vi vi phạm, phản ánh nhận thức của người đó đối với hành vi và hậu quả của hành vi mà họ thực hiện. Hành vi cạnh tranh bị coi là có lỗi và không lành mạnh là hành vi vi phạm các tập quán nghề nghiệp, phá vỡ quan hệ bình đẳng, công bằng trong quan hệ cạnh tranh trên thị trường. Chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh Theo quy định của Luật Cạnh tranh Việt Nam, các hình thức chế tài xử lý vi phạm về cạnh tranh không lành mạnh chủ yếu là các chế tài hành chính. Ngoài ra còn có chế tài về hình sự cũng như dân sự trong một số trường hợp. Chế tài hành chính Căn cứ theo Khoản 1 của Điều 117 Luật Cạnh tranh 2004 có quy định, tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Cụ thể hình thức phạt tiền và mức phạt tiền tối đa là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 71/2014/NĐ-CP. Ngoài bị phạt tiền, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại Nghị định số 71/2014/NĐ-CP. Các hành phạt bổ sung bao gồm: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hơn thế nữa, Pháp luật cạnh tranh chỉ quy định biện pháp khắc phục hậu quả duy nhất là buộc cải chính công khai đối với các chủ thể thực hiện từng hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhất định. Chế tài hình sự Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định tại chương XVIII Bộ Luật hình sự 2015. Cụ thể các tội phạm khác xâm phạm trật tự quản lí kinh tế: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 195); Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán (Điều 209); Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán (Điều 210); Tội thao túng thị trường chứng khoán ( Điều 211); Tội vi phạm quy định về cạnh tranh (Điều 217); Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp (Điều 217a); Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 225); Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226). Hình phạt áp dụng đối với các tội danh trên thường là phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn. Ngoài ra, còn có thể áp dụng các biện pháp tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Chế tài dân sự Bồi thường thiệt hại là một chế định quan trọng trong hệ thống chế tài áp dụng đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Chức năng chủ yếu của bồi thường thiệt hại là khôi phục, đền bù, nhằm bù đắp những tổn thất về vật chất và tinh thần mà bên mang quyền phải gánh chịu do hành vi vi phạm các quy tắc trong kinh doanh của bên kia gây ra. Theo Điều 6 Nghị định số 71/2014/NĐ-CP ngày 21/07/2014, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh thì vấn đề bồi thường thiệt hại được dẫn chiếu thực hiện theo các quy định của pháp luật về dân sự. Vấn đề khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ được áp dụng theo các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tại chương XX của Bộ luật dân sự 2015 và pháp luật có liên quan.Yêu cầu bồi thường thiệt hại là một quyền mặc định được pháp luật thừa nhận, nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các chủ thể bị xâm phạm đến quyền và lợi ích của mình. Vì vậy, chế tài bồi thường thiệt hại có thể áp dụng đồng thời với các chế tài khác. Sự thay đổi về quy định Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong Luật Cạnh tranh 2018 Luật Cạnh Tranh 2018 đã thay đổi một số quy định về cạnh tranh không lành mạnh so với Luật Cạnh Tranh 2004. Luật Cạnh tranh 2018, các hành vi như "quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh”, "Phân biệt đối xử của Hiệp hội”, "Bán hàng đa cấp bất chính” không còn được quy định là hành vi cạnh tranh không lành mạnh chịu sự điều chỉnh bởi pháp luật cạnh tranh nữa. Bởi các hành vi này đã được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật mang tính chất chuyên ngành khác như Luật Quảng cáo, Nghị định 42/2014/NĐ-CP về Quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, ... Việc quy định như vậy sẽ tránh được sự mâu thuẫn và chồng chéo về thẩm quyền cũng như hình thức xử lý, đảm bảo nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật. Và việc bãi bỏ quy định về hành vi “bán hàng đa cấp bất chính” và “phân biệt đối xử của hiệp hội”, do các hành vi này không phản ánh đúng bản chất của hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Các hành vi Ép buộc trong kinh doanh, Gièm pha doanh nghiệp khác, Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác nhìn chung không sự thay đổi về bản chất cũng như hành vi so với luật canh 2018. Tại Luật cạnh tranh 2018, đã có sự thay đổi một số quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cụ thể là: Chỉ dẫn gây nhầm lẫn, Nếu doanh nhân doanh nghiệp nào mà thiết kế logo, sử dụng mẫu mã bao bì đóng gói, đặt tên gọi hàng hóa của mình tương tự tên gọi hàng hóa của đối thủ cạnh tranh dẫn đến nhầm lẫn cho người tiêu dùng thì đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh đòi hỏi các cơ quan hành chính phải xủ lý ngay từ khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký bản quyền kiểu dáng mẫu mã, logo, slogan cũng như tên gọi cho hàng hóa...(Điều 40, Luật cạnh tranh 2004). Theo Luật cạnh tranh 2018 thì thay đổi bằng hành vi lôi kéo khách hàng bất chính và cụ thể hóa tại điểm a, khoản 5, Luật canh tranh 2018: Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ. So sánh hàng hóa của doanh nghiệp mình với hàng hóa của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung, Tại Khoản 1, Điều 45, Luật cạnh tranh 2004 quy định: chỉ cần so sánh trực tiếp sản phẩm của doanh nghiệp mình với doanh nghiệp khác thì đã là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, Luật Cạnh tranh 2018 đã thu hẹp phạm vi điều chỉ của quy định này, theo đó thì việc so sánh hàng hóa và không chứng minh được nội dung thì mới bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh, hành vi này được Luật cạnh tranh 2018 cụ thể bằng hành vi Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó. Kiến nghị hoàn thiện Thực tế cho thấy, cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam diễn ra vô cùng phức tạp, phổ biến và rộng khắp các lĩnh vực của nền kinh tế. Song những năm gần đây khi mà nhu cầu xử lý và giải quyết tranh chấo cao nhưng số vụ được đưa ra ánh sáng còn ít, bên cạnh đó người bị hại thì còn “ngại’’ đi kiện. Vì cậy chúng ta cần có những biện pháp xử lý và giải quyết tranh chấp cạnh tranh không lành mạnh để xây dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, bình đẳng và phát triển. Hoàn thiện các quy định pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh. Xây dựng hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hanh cho Luật cạnh tranh 2018 một cách cụ thể. Để khi áp dụng vào thực tiễn không diễn ra sự khó hiểu hay hiểu sai tinh thần của Luật cạnh tranh 2018. Bổ sung một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh mới vào luật cạnh tranh Việt Nam Các quy định về cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghệ trong luật cạnh tranh 2018 chỉ mang tính liệt kê song vẫn chưa bao quát hết được các trường hợp trong thực tế. Điển hình hành vi chiếm đoạt tên miền trên internet cần được bổ sung vào hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Ngoài ra các hành vi như “ chấm dứt đột ngột quan hệ kinh doanh với các đối tác” mà không thông báo trước một thời gian hợp lý hay hành vi “từ chối kinh doanh không có lý do chính đáng” hoặc “phân biệt về giá” những hành vì này xảy ra khá phổ biến trong thực tế kinh doanh và gây hậu quả tương đối nghiêm trọng vì vậy nên bổ sung 3 hành vi này vào hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Đề xuất về địa chỉ áp dụng của luật cạnh tranh năm 2018 Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh của hầu hết các nước đều quy định tất cả các chủ thể tham gia thị trường nhằm mục đích cạnh tranh đều là địa chỉ áp dụng của luật chứ không chỉ bó hẹp là doanh nghiệp như luật cạnh tranh của Việt Nam. Do vậy, để đảm bảo tính hiệu quả và tác động đến tất cả các đối tượng tham gia trên thị trường thì luật cạnh tranh 2018 cần được áp dụng cho tất cả các chủ thể tham gia trên thị trường với mục đíc cạnh tranh. Về thẩm quyền xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh Về năng lực và thẩm quyền của các cơ quan giải quyết tranh chấp cũng như những quy định của Luật Cạnh Tranh còn nhiều hạn chế. Vì vậy mặc dù số lượng hành vi cạnh tranh không lành mạnh ngày càng gia tăng với tính chất ngày càng phức tạp song số vụ được các cơ quan đứng ra giải quyết tranh chấp còn hạn chế, chưa tương xứng nhu cầu. Do có sự chồng chéo về thẩm quyền trong việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh nên doanh nghiệp không biết tố cáo ở đây, tố cáo như thế nào. Đây cũng là nguyên nhân khiến doanh nghiệp ngại tố cáo các hành vi vi phạm. Ví dụ như trường hợp một doanh nghiệp có hành vi vtklm tổng hợp từ nhiều vi phạm khác nhau như quyền tác giả, nhãn hiệu hàng hóa. Nằm trên bao bì sản phẩm. Khi đó thanh tra bộ khoa học và công nghệ chỉ xử lý đến vấn đề liên quan đến bảo hộ thương hiệu hàng hóa, bộ văn hóa thể thao và du lịch lại xử lý vấn đề liên quan đến bản quyền tác giả, Cục quản lý cạnh tranh- bộ công thương lại chịu trách nhiệm phát hiện và xử lý hành vi này. Do vậy, Luật Cạnh Tranh cần quy định rõ ràng và cụ thể trách nhiệm của từng cơ quan. Tuy nhiên nếu để cho một cơ quan duy nhất chuyên môn hóa xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì cần phải quy định sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật đặc thù cho từng cơ quan có liên quan. Sử dụng thực tiễn tư pháp trong việc giải quyết vụ việc cạnh tranh không lành mạnh. Có thể khẳng định rằnng Luật Cạnh Tranh của Việt Nam còn nhiều “kẻ hở”.Pháp luật cạnh tranh không thể liệt kê hết được các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Các điều tra viên phải đối mặt với những vụ việc thực tế chưa bao giờ xảy ra tại Việt Nam cũng như không được quy định rõ ràng trong luật. Do đó các vụ xử lý về cạnh tranh không lành mạnh nếu có thể cần phải được tuyên bố công khai để những nhà làm luật cũng như công chúng có được thông tin cũng như “căn cứ” để xử lý nhữn vụ việc tương tự xảy ra sau này. Việc sử dụng thực tiễn tư pháp trong việc giải quyết tranh chấp nên coi là một “án lệ” đề các cơ quan quản lý cạnh tranh hay tòa án đúc rút kinh nghiệm cho các vụ việc tương tự xảy ra sau này được giải quyết thỏa đáng, khách quan và nhanh chóng hơn. Nâng cao ý thức pháp luật và tự bảo vệ của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Về phía doanh nghiệp Thực tế hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp được thành lập thậm chí cả những doanh nghiệp tồn tại lâu đời vẫn chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của ý thức pháp luật trong kinh doanh. Họ chưa thực sự hiểu pháp luật cho họ những quyền gì, ngược lại họ phải có những nghĩa vụ gì và pháp luật quy định như thế nào về những hoạt động mà họ quan tâm. Vì vậy các doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức về pháp luật cạnh tranh đồng thời cũng nâng cao ý thức tự bảo vệ mình trước các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của đối thủ cạnh tranh. Khả năng tự bảo vệ của người tiêu dùng Thực tế hiện nay những hành vi cạnh tranh không lành mạnh còn làm xâm hại đến quyền lợi của người tiêu dùng và còn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của họ nữa. Điều đáng lo là kiến thức tiêu dùng của người Việt Nam còn thấp. Vì vậy mỗi người tiêu dùng hãy tự cập nhật học hỏi và bổ sung kiến thức cho mình để tự bảo về lợi ích chính đáng của mình. Người tiêu dùng cần phải mạnh khiếu nại tố cáo tới các cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu đổi hàng hóa đúng chất lượng, đòi bồi thường thiệt hại cho mình và bảo về quyền lợi cho cộng đồng người tiêu dùng. Kết luận Qua tìm hiểu về thực tiễn áp dụng quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh có ý nghĩa trong công cuộc đấu tranh phòng chống hành vi vi phạm pháp luật Cạnh tranh. Từ đó, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, công cuộc lập pháp luôn nắm vai trò quan trọng và thiết yếu trọng sự phát triển của kinh tế - xã hội. Để có được một môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, công bằng, đảm bảo phát huy mọi tiềm năng kinh tế của đất nước và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì Việt Nam cần có một hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất và hoàn thiện, có cơ chế đảm bảo cho các doanh nghiệp trong nước phát huy mọi nội lực, tăng sức cạnh tranh trên thương trường, đảm bảo cho các doanh nghiệp nước ngoài một môi trường kinh doanh công bằng, thuận lợi. Để công tác đấu tranh phòng, chống cạnh tranh không lành mạnh phát huy hiệu quả trong thực tế thì bên cạnh việc nâng cao năng lực thực thi pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nói chung và hiệu lực thực thi nhiệm vụ của cơ quan quản lý cạnh tranh nói riêng thì công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cũng rất cần được quan tâm trong cộng đồng để nâng cao khả năng tự bảo vệ của các đối tượng có liên quan, đưa pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh đến gần với các chủ thể kinh doanh để nâng cao khẳ năng tự vệ, hình thành thói quen, xây dựng đạo đức kinh doanh nhằm đảm bảo cho pháp luật về chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh có hiệu quả trên thực tế. Danh mục tài liệu tham khảo Luật cạnh tranh 2004 Luật cạnh tranh 2018 Nghị định 71/2014 NĐ-CP Giáo trình cạnh tranh Đại học Kinh tế Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ Biện TS Lê Danh Vĩnh. Cục Quản lý Cạnh tranh (2015), Báo cáo thường niên 2015 Đồng Quang Hải, Luận văn thạc sĩ CHẾ TÀI ĐỐI VỚI HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH THEO PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM Hoàng Phê (1998), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển tiếng Việt, Hà Nội. Bình Nguyên, Thêm hai công ty đa cấp bị xóa sổ, 20/02/2017 ThS.LS Lê Văn Sua, Cạnh tranh không lành mạnh theo luật cạnh tranh năm 2004 và kiến nghị hoàn thiện. Vũ Thùy Dương, Tiểu luận hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Bảng phân công công việc Công việc Người Thực hiện Chọn đề tài, Xây dựng đề cương Hoàng Duy Phần mở đầu Hoàng Duy Chương I Mục 1.1 Mục 1.1.1 Hoàng Duy Mục 1.1.2 Nguyễn Hữu Luân Mục 1.2 Hoàng Duy Chương II Mục 2.1 Nguyễn Thị Ly Mục 2.2 Mục 2.2.1 Nguyễn Hữu Luân Mục 2.2.2 Nguyễn Mạnh Tuấn Mục 2.2.3 Nguyễn Mạnh Tuấn Mục 2.3 Nguyễn Khương Duy Mục 2.4 Trần Duy Khá Kết luận Nguyễn Thị Ly Tổng Hợp, chỉnh sửa nội dung Hoàng Duy Trần Duy Khá Thiết kế, Trình bày bài Tiểu luận Nguyễn Mạnh Tuấn Xây dựng bài Thuyết trình Nguyễn Khương Duy Nguyễn Thị Ly Thiết kế, trình bày bài thuyết trình Nguyễn Hữu Luân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtieuluan_canhtranh_055_2096176.docx
Luận văn liên quan