PHẦN 1: MỞ ĐẦUCạnh tranh là một trong những qui luật của nền kinh tế thị trường. Khi
thực hiện chuyển đổi nền kinh tế cũ sang nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa Việt Nam phải chấp nhận những qui luật của nền kinh tế thị
trường trong đó có qui luật cạnh tranh. Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu
to lớn trong quá trình phát triển kinh tế. Nhưng bên cạnh những thành tựu đó
nền kinh tế nước ta đang đối mặt với những khó khăn thách thức to lớn. Một
trong những khó khăn thách thức đó là khả năng cạnh tranh của nền kinh tế
nước ta còn yếu kém.
Đứng trước quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng ( là thành viên
của ASEAN, APEC, WTO, AFTA) thì nước ta cần có một nền kinh tế với sức cạnh tranh đảm bảo cho quá trình phát triển kinh tế để đạt được mục đích trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Muốn như vậy chúng ta cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế với các đối tượng cần tác động là các doanh nghiệp. Đặc biệt cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, phải phát huy các lợi thế cạnh tranh. Chúng ta cần có một chính sách cạnh tranh đúng đắn.
Với mục tiêu như vậy thật không dễ dàng cho Việt Nam, khi mà nền
kinh tế hiện nay không có gì làm đảm bảo, các doanh nghiệp làm ăn không
hiệu quả, còn trì trệ, tình trạng tham nhũng và thất thoát vốn nhà nước tăng
cao. Các doanh nghiệp nhà nước không phát huy được vai trò chủ đạo của
mình trong nền kinh tế khi mà nhận được nhiều hỗ trợ từ phía nhà nước,
ngành nghề kinh doanh, chế độ tín dụng.
Cạnh tranh là một cơ chế vận hành chủ yếu của nền kinh tế thị trường,
nó là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển tuy vẫn có những mặt hạn chế
nhưng nó không phải là vấn đề quan trọng. Nhiều nước trên thế giới đã vận
dụng tốt qui luật cạnh tranh vào phát triển kinh tế và đã đạt được nhiều thành
tựu to lớn. Từ khi đổi mới nền kinh tế chúng ta cũng đã áp dụng qui luật này
và một số thành tựu đã đến với chúng ta: Đời sống nhân dân được cải thiện,
xã hội phát triển hơn, kinh tế phát triển ổn định những lợi ích ấy chưa phải
là lớn lao nhưng cũng đã giúp chúng ta định hướng cho chính sách phát triển
kinh tế.
Độc quyền là sự chi phối thị trường của một hay nhiều công ty, hoặc
một tổ chức kinh tế nào đó về một loại sản phẩm trên một đoạn thị trường
nhất định. Nguyên nhân dẫn tới độc quyền thường do cạnh tranh không lành
mạnh đem lại. Độc quyền sẽ làm hạn chế rất nhiều đối với cạnh tranh và phát
triển kinh tế.
Để có một môi trường cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền có
hiệu quả đang là vấn đề quan trọng được đặt ra với thực trạng hiện nay của
nước ta. Chính vì vậy, em đã chọn dề tài: Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay và những biện pháp để duy trì cạnh tranh và kiểm soát độc quyền cho tiểu luận môn học.
MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 2
PHẦN 2: NỘI DUNG 4
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN 4
1. Sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách. 4
quan. 4
2. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. 5
II. THỰC TRẠNG CẠNH TRANH VÀ CHỐNG ĐỘC QUYỀN Ở VIỆT NAM 8
1. Sự chuyển biến về nhân thức đối với cạnh tranh. 8
2. Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở Việt Nam 9
III. CÁC GIẢI PHÁP DUY TRÌ CẠNH TRANH VÀ CHỐNG ĐỘC QUYỀN. 12
a) Nguyên nhân của những tồn tại trong cạnh tranh và chống độc quyền ở Việt Nam: 12
b) Biện pháp duy trì cạnh tranh, kiểm soát độc quyền: 12
PHẦN 3. KẾT LUẬN 17
Danh mục những tài liệu tham khảo: 18
18 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7420 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay và những biện pháp để duy trì cạnh tranh và kiểm soát độc quyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Cạnh tranh là một trong những qui luật của nền kinh tế thị trường. Khi
thực hiện chuyển đổi nền kinh tế cũ sang nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa Việt Nam phải chấp nhận những qui luật của nền kinh tế thị
trường trong đó có qui luật cạnh tranh. Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu
to lớn trong quá trình phát triển kinh tế. Nhưng bên cạnh những thành tựu đó
nền kinh tế nước ta đang đối mặt với những khó khăn thách thức to lớn. Một
trong những khó khăn thách thức đó là khả năng cạnh tranh của nền kinh tế
nước ta còn yếu kém.
Đứng trước quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng ( là thành viên
của ASEAN, APEC, WTO, AFTA) thì nước ta cần có một nền kinh tế với sức cạnh tranh đảm bảo cho quá trình phát triển kinh tế để đạt được mục đích trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Muốn như vậy chúng ta cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế với các đối tượng cần tác động là các doanh nghiệp. Đặc biệt cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, phải phát huy các lợi thế cạnh tranh. Chúng ta cần có một chính sách cạnh tranh đúng đắn.
Với mục tiêu như vậy thật không dễ dàng cho Việt Nam, khi mà nền
kinh tế hiện nay không có gì làm đảm bảo, các doanh nghiệp làm ăn không
hiệu quả, còn trì trệ, tình trạng tham nhũng và thất thoát vốn nhà nước tăng
cao. Các doanh nghiệp nhà nước không phát huy được vai trò chủ đạo của
mình trong nền kinh tế khi mà nhận được nhiều hỗ trợ từ phía nhà nước,
ngành nghề kinh doanh, chế độ tín dụng.
Cạnh tranh là một cơ chế vận hành chủ yếu của nền kinh tế thị trường,
nó là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển tuy vẫn có những mặt hạn chế
nhưng nó không phải là vấn đề quan trọng. Nhiều nước trên thế giới đã vận
dụng tốt qui luật cạnh tranh vào phát triển kinh tế và đã đạt được nhiều thành
tựu to lớn. Từ khi đổi mới nền kinh tế chúng ta cũng đã áp dụng qui luật này
và một số thành tựu đã đến với chúng ta: Đời sống nhân dân được cải thiện,
xã hội phát triển hơn, kinh tế phát triển ổn định… những lợi ích ấy chưa phải
là lớn lao nhưng cũng đã giúp chúng ta định hướng cho chính sách phát triển
kinh tế.
Độc quyền là sự chi phối thị trường của một hay nhiều công ty, hoặc
một tổ chức kinh tế nào đó về một loại sản phẩm trên một đoạn thị trường
nhất định. Nguyên nhân dẫn tới độc quyền thường do cạnh tranh không lành
mạnh đem lại. Độc quyền sẽ làm hạn chế rất nhiều đối với cạnh tranh và phát
triển kinh tế.
Để có một môi trường cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền có
hiệu quả đang là vấn đề quan trọng được đặt ra với thực trạng hiện nay của
nước ta. Chính vì vậy, em đã chọn dề tài: Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay và những biện pháp để duy trì cạnh tranh và kiểm soát độc quyền cho tiểu luận môn học.
PHẦN 2: NỘI DUNG
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN
1. Sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách
quan
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá bao
gồm các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất. Trên thị
trường các nhà sản xuất, người tiêu dùng, những người hoạt động buôn bán
kinh doanh, quan hệ với nhau thông qua hoạt động mua bán trao đổi hàng
hoá. Như vậy thực chất thị trường là chỉ các hoạt động kinh tế được phản ánh
thông qua trao đổi, lưu thông hàng hoá và mối quan hệ về kinh tế giữa người
với người.
Hình thức đầu tiên của nền kinh tế thị trường là kinh tế hàng hoá. Kinh
tế là một kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà trong đó sản phẩm sản xuất ra để
trao đổi và buôn bán trên thị trường. Nền kinh tế thị trường là hình thức phát
triển cao của nền kinh tế hàng hoá, mà ở đó mọi yếu tố đầu vào và đầu ra của
quá trình sản xuất đều được qui định bởi thị trường.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp luôn muốn có
được những điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất như: thuê được lao
động rẻ mà có kĩ thuật, mua được nguyên nhiên vật liệu rẻ, có thị trường các
yếu tố đầu ra tốt. Điều đó dẫn đến sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp dể
chiếm lấy, nắm giữ lấy những điều kiện thuận lợi. Sự cạnh tranh này chỉ kết
thúc khi nó được đánh dấu bởi một bên chiến thắng và một bên thất bại. Tuy
vậy cạnh tranh không bao giờ mất đi trong nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh
là sự sống còn của các doanh nghiệp. Muốn tồn tại được buộc các doanh
nghiệp phải nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp mình bằng cách: nâng
cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp, giảm chi phí sản xuất để cạnh tranh
về giá cả, cải tiến khoa học kĩ thuật… Điều này sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát
triển, đồng thời cũng làm cho xã hội phát triển nhờ kinh tế phát triển, khoa
học - kĩ thuật phát triển do đòi hỏi phải nâng cao năng suất lao động của
doanh nghiệp, cải tiến khoa học - kĩ thuật.
Trong quá trình cạnh tranh các nguồn lực của xã hội sẽ được chuyển từ
nơi sản xuất kém hiệu quả đến nơi sản xuất có hiệu quả hơn. Tạo ra lợi ích xã
hội cao hơn, mọi người sẽ sử dụng những sản phẩm tốt hơn. Cạnh tranh đem
lại sự đa dạng của sản phẩm và dịch vụ. Do đó tạo ra nhiều lựa chọn hơn cho
khách hàng, cho người tiêu dùng.
Như vậy cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường.
Cạnh tranh giúp cho sự phân bổ nguồn lực xã hội có hiệu quả, đem lại ích lợi
lớn hơn cho xã hội. Cạnh tranh có thể được xem như là quá trình tích luỹ về
lượng để từ đó thực hiện các bước nhảu thay đổi về chất. Mỗi bước nhảy thay
đổi về chất là mỗi nấc thang của xã hội, nó làm cho xã hội phát triển di lên,
tốt đẹp hơn. Vậy sự tồn tại của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một
tất yếu khách quan.
2. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Thứ 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế có 2 loại cạnh tranh: cạnh tranh
trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành với nhau.
Việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành là sự cạnh
tranh nhằm giành giật lấy những điều kiện có lợi cho sản xuất và tiêu thụ
hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Các doanh nghiệp cạnh tranh với
nhau về sản phẩm. Do đó kết quả của sự cạnh tranh này là hình thành nên giá
trị thị trường của từng loại mặt hàng. Đó là giá trị của hàng hoá được tính dựa
vào điều kiện sản xuất trung bình của toàn xã hội. Nếu như doanh nghiệp nào
có điều kiện sản xuất dưới mức trung bình sẽ bị thiệt hại hay bị lỗ vốn. Còn
những doanh nghiệp có điều kiện sản xuất trên mức trung bình của xã hội sẽ
thu được lợi nhuận thông qua sự chênh lệch về điều kiện sản xuất.
Ngoài cạnh tranh trong nội bộ ngành còn có cạnh tranh giữa các ngành
với nhau. Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng khác
nhau. Mục đích của cạnh tranh này là tìm nơi đầu tư có lợi hơn. Các doanh
nghiệp tự do di chuyển TB của mình từ ngành này sang ngành khác. Cạnh
tranh này dẫn đến hình thành nên tỉ suất lợi nhuận bình quân, và giá trị hàng
hoá chuyển thành giá cả sản xuất.
Việc hình thành nên giá thị trường của hàng hoá và tỉ suất lợi nhuận
bình quân là điều quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Với giá trị thị
trường của hàng hoá cho biết doanh nghiệp nào làm ăn có lãi hoặc không có
hiệu quả. Từ đó sẽ có những thay đổi trong sản xuất để nâng cao năng suất lao
động. Với tỉ suất lợi nhuận bình quân cho biết lợi nhuận của các nhà tư bản sẽ
là như nhau cho dù đầu tư vào những ngành khác nhau với lượng TB như
nhau.
Thứ hai: Cạnh tranh giúp phân bổ lại nguồn lực của xã hội một cách
hiệu quả nhất. Các doanh nghiệp sản xuất cùng một loại hay một số loại hàng
hoá cạnh tranh nhau về giá bán, hình thức sản phẩm, chất lượng sản phẩm
trong quá trình cạnh tranh đó doanh nghiệp nào có điều kiện sản xuất tốt, có
năng suất lao động cao hơn thì doanh nghiệp đó sẽ có lãi. Điều đó giúp cho
việc sử dụng các nguồn nguyên vật liệu của xã hội có hiệu quả hơn, đem lại
lợi ích cho xã hội cao hơn. Nếu cứ để cho các doanh nghiệp kém hiệu quả sử
dụng các loại nguồn lực thì sẽ lãng phí nguồn lực xã hội trong khi hiệu quả xã
hội đem lại không cao, chi phí cho sản xuất tăng cao, giá trị hàng hoá tăng lên
không cần thiết.
Thứ ba: Cạnh tranh điều tiết cung, cầu hàng hoá trên thị trường, kích
thích thúc đẩy việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất và
tăng vốn đầu tư vào sản xuất trên thị trường, khi cung một hàng nào đó lớn
hơn cầu hàng hoá thì làm cho giá cả của hàng hoá giảm xuống, làm cho lợi
nhuận thu được của các doanh nghiệp sẽ giảm xuống. Nếu như giá cả giảm
xuống dưới mức hoặc bằng chi phí sản xuất thì doanh nghiệp đó làm ăn
không có hiệu quả và bị phá sản. Chỉ có những doanh nghiệp nào có chi phí
sản xuất giá cả thanh toán của hàng hoá thì doanh nghiệp đó mới thu được.
Điều đó buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại được thì phải giảm chi phí sản
xuất hàng hoá, nâng cao năng suất lao động bằng cách tích cực ứng dụng đưa
khoa học công nghệ tiên tiến vào trong quá trình sản xuất.
Thứ tư: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường không chỉ có cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp sản xuất với nhau mà còn có sự cạnh tranh giữa những
người lao động với nhau, để có được một nơi làm việc tốt, công việc phù hợp.
Điều đó khiến cho mọi người trong xã hội luôn luôn phải nâng cao trình độ
tay nghề của mình. Với ý nghĩa đó cạnh tranh làm cho con người ta hoàn
thiện hơn, cạnh tranh đóng góp một phần trong việc hình thành nên con người
mới trong xã hội mới thông minh, năng động và sáng tạo.
Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau tất yếu sẽ dẫn đến có kẻ
thắng và người thua. Kẻ mạnh càng ngày càng mạnh lên nhờ làm ăn hiệu quả.
Kẻ yếu thì bị phá sản. Sự phá sản của các doanh nghiệp không hoàn toàn
mang ý nghĩa tiêu cực. Bởi vì có như vậy thì các nguồn lực của xã hội mới
được chuyển sang cho những nơi làm ăn hiệu quả. Việc duy trì các doanh
nghiệp kém hiệu quả sẽ dẫn đến sự lãng phí các nguồn lực xã hội. Do đó
muốn có hiệu quả sản xuất của xã hội cao buộc chúng ta phải chấp nhận sự
phá sản của những doanh nghiệp yếu kém. Sự phá sản này không phải là sự
huỷ diệt hoàn toàn mà đó là sự huỷ diệt sáng tạo.
II. THỰC TRẠNG CẠNH TRANH VÀ CHỐNG ĐỘC QUYỀN Ở VIỆT NAM
1. Sự chuyển biến về nhân thức đối với cạnh tranh
Sau chiến tranh đất nước thống nhất, cả nước hăng hái bắt tay vào công
cuộc xây dựng, kiến tạo đất nước đưa đất nước tiến thẳng lên CNXH. Trong
khi đó trong tay chỉ có mô hình kinh tế sau chiến tranh để lại - nền kinh tế tập
trung bao cấp của cải xã hội bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh. Việc áp dụng
mô hình kinh tế này trong chiến tranh đã đem lại hiệu quả cao, và được coi
như mô hình ưu việt. Nhưng trong thời bình, nó đã không còn phù hợp và
Việt Nam đã phải trả giá cho việc áp dụng nền kinh tế này đó là: nền kinh tế
suy thoái trầm trọng chi vượt thu, lạm phát cao, đồng tiền mất giá, phương
tiện kĩ thuật ngày càng lạc hậu, chậm được đổi mới, năng lực sản xuất trong
nước kém. Trong nền kinh tế cũ - nền kinh tế tập trung bao cấp thì mọi hoạt
động kinh tế của xã hội đều do Nhà nước đảm nhiệm, nhà nước bao tiêu hết
quá trình sản xuất của các doanh nghiệp kể cả việc tiêu thụ sản phẩm do đó
mà nó gây ra sức ì đối với các doanh nghiệp được nhà nước bao cấp. Các
doanh nghiệp cứ ung dung thực hiện theo kế hoạch của nhà nước để sản xuất,
không cần quan tâm đến việc phải cạnh tranh với ai. Các doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh dường như chỉ biết đến khái niệm cạnh tranh trên lí thuyết
chứ chưa được thấy thực tế cạnh tranh là như thế nào. Điều đó gây ra lãng phí
nguồn lực xã hội, cạnh tranh không được coi trọng.
Yêu cầu phát triển xây dựng đất nước buộc chúng ta phải chuyển đổi
nền kinh tế và nền kinh tế thị trường đã được áp dụng nhưng nó chịu sự quản
lý của Nhà nước. Đó là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nền kinh tế
thị trường với qui luật cạnh tranh đã không còn chỗ cho sự ỉ lại, trông chờ vào
trợ cấp, nó buộc các chủ thể kinh tế phải luôn luôn hoạt động để tìm lấy vị trí
tồn tại trong nền kinh tế. Do tính chất khắc nghiệt của cạnh tranh nên việc yêu
cầu nhận thức về cạnh tranh một cách đúng đắn là điều cần thiết. Cùng với
quá trình đổi mới, cạnh tranh theo pháp luật đã dần dần được chấp nhận ở
nước ta như một động lực đảm bảo hiệu quả, tiến bộ xã hội, nhưng chịu sự
điều tiết của nhà nước.
2. Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở Việt Nam
Hiện nay việc nhận thức về cạnh tranh và độc quyền kinh doanh ở nước
ta chưa nhất quán, chưa nhận thấy vai trò quan trọng của nhà nước trong nền
kinh tế, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước nên chưa có quan điểm dứt khoát
về ủng hộ cạnh tranh lành mạnh và chống độc quyền trong kinh doanh. Nhà
nước chưa có những qui định cụ thể, những cơ quan chuyên trách theo dõi
giám sát các hành vi liên quan đến cạnh tranh và độc quyền. Bên cạnh đó tư
tưởng chưa coi trọng khu vực kinh tế tư nhân cũng ảnh hưởng không tốt đến môi trường cạnh tranh. Do những tồn tại đấy mà thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở Việt Nam còn nhiều bất cập. Thể hiện:
a) Tình trạng cạnh tranh bất bình đẳng:
Cạnh tranh bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà
nước với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, giữa các doanh
nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh
nghiệp nhà nước được hưởng nhiều ưu đãi từ phía nhà nước như: các ưu đãi
về vốn đầu tư, thuế, vị trí địa lý, thị trường tiêu thụ,… Ngoài ra các doanh
nghiệp này còn tập trung trong tay một lượng lớn các ngành nghề quan trọng:
điện, nước, than, dầu lửa, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải…, các
doanh nghiệp tư nhân không được coi trọng. Các doanh nghiệp nước ngoài
hoạt động theo một qui chế riêng, không được ưu đãi từ nhà nước. Điều này
gây thiệt hại lớn về kinh tế, bởi về một số doanh nghiệp nhà nước làm ăn hiệu
quả, chây ì, trông chờ vào nhà nước gây ra lãng phí nguồn lực xã hội, trong
khi các công ty tư nhân hoạt động năng nổ và hiệu quả hơn. Ngoài ra do
những qui định không hợp lí trong hoạt động của các doanh nghiệp nước
ngoài gây nên sự e ngại về đầu tư vào nước ta của các công ty nước ngoài sự
e ngại về đầu tư vào nước ta của các công ty nước ngoài.
b) Hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp
- Một số doanh nghiệp thông đồng câu kết với nhau nhằm tăng sức cạnh
tranh của các doanh nghiệp trong hội, để từ đó mà loại bỏ các doanh nghiệp
khác bằng cách ngăn cản không cho các doanh nghiệp khác tham gia hoạt
động kinh doanh, hạn chế việc mở rộng hoạt động, tẩy chay không cung cấp
sản phẩm hoặc dịch vụ, chèn ép các doanh nghiệp phải tham gia vào hiệp hội
hoặc cho phá sản. Sự câu kết giữa các doanh nghiệp dẫn tới việc độc quyền chi phối một số mặt hàng trong một thời gian nhất định làm cho giá cả một số mặt hàng tăng cao. Ví dụ như thuốc tân dược vừa qua ở nước ta giá đắt gấp 3 lần so với mặt hàng cùng loại ở nước ngoài, làm thiệt hại cho người tiêu dùng, triệt tiêu động lực cạnh tranh.
- Hành vi lạm dụng ưu thế của doanh nghiệp để chi phối thị trường.
Hành vi này xuất phát từ một số tổng công ty độc quyền hoặc các công ty lớn
có khả năng chi phối thị trường. Các công ty này dựa vào thế mạnh của mình
mà sử dụng các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh để loại trừ đối thủ
cạnh tranh, thao túng thị trường. Với sức mạnh độc quyền các công ty áp đặt
giá cả độc quyền, độc quyền mua thì mua với giá thấp, độc quyền bán thì bán
với giá cao để thu lợi nhuận siêu ngạch, hoặc để loại trừ đối thủ cạnh tranh họ
có thể hạ giá bán xuống thấp hơn so với chi phí sản xuất.
Sự lạm dụng ưu thế của doanh nghiệp dẫn đến việc áp dụng các điều
kiện trong sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp yếu hơn, chi phối
các doanh nghiệp này. Hơn nữa việc lạm dụng này còn hạn chế khả năng lựa
chọn của người tiêu dùng, khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp thành
viên tham gia kinh doanh trong các lĩnh vực khác. Nó có thể dẫn đến việc áp
đặt giá cả sản phẩm, loại sản phẩm…
_Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh:
Các hình thức quảng cáo gian dối, thổi phồng ưu điểm của hàng hoá
mình làm giảm ưu điểm của các hàng hoá khác cùng loại, rồi đưa ra những
mức giá cao hơn so với mức giá thực tế của sản phẩm. Điều này cũng gây
thiệt hại cho người tiêu dùng và những doanh nghiệp sản xuất chân chính.
Các hành vi thông đồng với cơ quan quản lý nhà nước để cản trở hoạt
động của các đối thủ trong các ký kết hợp đồng, hối lộ các giao dịch kinh tế,
lôi kéo lao động lành nghề, những chuyên gia giỏi của các doanh nghiệp Nhà
nước một cách không chính đáng còn phổ biến trong nền kinh tế.
c) Độc quyền của một số tổng công ty.
Một số tổng công ty với thế mạnh về kinh tế của mình đã kiến nghị với
chính phủ thực hiện chính sách bảo hộ ngăn cản nhập khẩu, chính sách bao
cấp, lãi suất ưu đãi để duy trì vị thế độc quyền của mình. Nhiều tổng công ty
đã thể chế hoá những ưu đãi đặc quyền của mình và đưa ra những quy định
bất lợi cho các đối thủ cạnh tranh nhằm loại bỏ các đối thủ cạnh tranh.
- Với ưu thế độc quyền, nhiều công ty đã định ra những sản phẩm mà
họ sản xuất tạo ra sự bất bình đẳng giữa những người kinh doanh với nhau
trên thị trường. Ví dụ: cùng một loại hàng hoá dịch vụ tổng công ty áp đặt
nhiều giá khác nhau đối với từng loại khách hàng.
- Cạnh tranh trong nội bộ tổng công ty bị hạn chế. Được sự bảo hộ của
chính phủ, nhiều tổng công ty hoạt động trì trệ, ỷ lại gây tốn kém, lãng phí
cho xã hội. Như vậy với mục đích chính là nâng cao năng lực cạnh tranh của
các tổng công ty đã không thực hiện được, mà việc thành lập các tổng công ty
này đã ảnh hưởng không tốt, thậm chí cản trở cạnh tranh trên thị trường.
III. CÁC GIẢI PHÁP DUY TRÌ CẠNH TRANH VÀ CHỐNG ĐỘC QUYỀN.
a) Nguyên nhân của những tồn tại trong cạnh tranh và chống độc quyền ở Việt Nam:
- Hệ thống những quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ liên quan
đến cạnh trạnh và độc quyền chưa hoàn chỉnh, ý thức chấp hành pháp luật của
mọi người và của các doanh nghiệp chưa nghiêm minh, nên những hành vi
cạnh tranh không hợp thức còn tồn tại khá phổ biến.
- Quan điểm về vai trò của cạnh tranh và độc quyền chưa nhất quán nên
nội dung một số quy định pháp lý liên quan đến môi trường cạnh tranh còn
mâu thuẫn với nhau.
- Thủ tục hành chính chưa được cải thiện, đơn giản hoá kịp thời nên còn
gây nhiều phiền hà cho các nhà đầu tư và cũng tạo ra sự bất bình đẳng trong
cạnh tranh, làm tăng chi phí giao dịch, giảm tính hấp dẫn của môi trường đầu
tư ở trong nước so với các nước khác.
- Hệ thống thông tin còn yếu kém, chưa kịp thời cân xứng thiếu minh
bạch đã gây ra sự bất bình đẳng trong các cơ hội kinh doanh, ảnh hưởng
không tốt đến môi trường cạnh tranh.
- Quá trình cải cách hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước diễn ra còn
chậm. Còn nhiều doanh nghiệp Nhà nước hoạt động không có hiệu quả nhưng
vẫn bao cấp, duy trì, bảo hộ…
b) Biện pháp duy trì cạnh tranh, kiểm soát độc quyền:
Trong thời gian tới trước yêu cầu duy trì phát triển kinh tế với nhịp độ
cao và của quá trình hội nhập thì việc cải thiện môi trường cạnh tranh là yêu
cầu cấp bách để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh
tranh của mình, thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều
kiện tự do hoá thương mại và hội nhập kinh tế thế giới. Để duy trì cạnh tranh
lành mạnh và kiểm soát độc quyền chúng ta cần phải thực hiện một số biện
pháp sau:
Thứ nhất: tiếp tục đổi mới nhận thức về cạnh tranh, phải thống nhất
quan điểm đánh giá vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế. Phải coi cạnh
tranh trong nền kinh tế pháp luật hợp thức là động lực của sự phát triển và
nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Xác định một cách rõ
ràng và hợp lý vai trò của Nhà nước cũng như vai trò chủ đạo của các doanh
nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế, hạn chế bớt những doanh nghiệp Nhà
nước độc quyền kinh doanh. Thúc đẩy nhanh quá trình cải cách doanh nghiệp
Nhà nước, đẩy nhanh quá trình cải cách doanh nghiệp Nhà nước. Độc quyền
của các doanh nghiệp Nhà nước cần phải được giảm dần, các rào cản đối với
các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế cần được tháo gỡ dần nhằm
giảm giá thành sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh chung của toàn bộ nền kinh
tế, tăng tính hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài, đồng thời giảm gánh nặng
cho ngân sách quốc gia.
Việc đổi mới nhận thức cần được thể hiện trong toàn bộ hệ thống quản
lý Nhà nước, trong các chương trình và chiến lược cải cách hành chính, trong
tổ chức, phong cách làm việc hành vi ứng xử của các cơ quan công quyền.
Muốn như vậy thì trước tiên cần phải đưa nội dung về cạnh tranh và độc
quyền vào chương trình giáo dục của các trường đại học thuộc khối kinh tế và
kinh doanh. Để có được đội ngũ cán bộ, các nhà kinh tế sau khi ra trường có
một tầm hiểu biết về cạnh tranh và độc quyền. Đào tạo các khoá ngắn hạn cho
các doanh nghiệp và công chức Nhà nước để nâng cao, trau dồi kiến thức về
cạnh tranh và độc quyền. Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng tuyên
truyền về cạnh tranh và độc quyền. Để từ đó có một chính sách cạnh tranh
phù hợp và việc thực hiện các chính sách cạnh tranh này dễ dàng hơn.
Thứ hai: cải tổ pháp luật về cạnh tranh để cho cơ chế cạnh tranh được
vận hành một cách trôi chảy, hạn chế những hành vi cạnh tranh không lành
mạnh trên thị trường. Nới lỏng các điều kiện ra nhập và rút lui khỏi thị trường
để khuyến khích các nhà đầu tư tham gia sản xuất kinh doanh. Như vậy việc
hình thành nên khung pháp lý chung cho các loại hình kinh doanh thuộc các
khu vực kinh tế khác nhau là điều cần thiết.
Thứ ba: xây dựng một cơ quan chuyên trách theo dõi, giám sát các hành
vi liên quan đến cạnh tranh và độc quyền. Rà soát lại và hạn chế bớt số lượng
các lĩnh vực độc quyền, kiểm soát giám sát độc quyền chặt chẽ hơn. Nhà nước
cần giám sát chặt chẽ hơn các hành vi lạm dụng của các doanh nghiệp lớn.
Cần phải đổi mới chế độ chứng từ, kế toán kiểm toán để tạo điều kiện thuận
lợi cho công tác giám sát tài chính của các doanh nghiệp.
Thứ tư: cải thiện môi trường thông tin và pháp luật theo hướng minh
bạch và kịp thời hơn, đồng thời nhanh chóng cải cách thủ tục hành chính
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh.
Thứ năm: Nhà nước cần phải có luật cạnh tranh với mục đích đảm bảo
và duy trì môi trường cạnh tranh. Nội dung luật cạnh tranh cần được thường xuyên nghiên cứu, thay đổi cho phù hợp với những biến động của môi trường
cạnh tranh trong nước cũng như những yếu tố liên quan đến nước ngoài.
Thứ sáu: cần thành lập các hiệp hội người tiêu dùng với những hoạt
động chủ yếu là cung cấp thông tin phục vụ người tiêu dùng và kịp thời phát
hiện những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường. Các hiệp hội
này sẽ là đối trọng của các doanh nghiệp khống chế thị trường. Kinh nghiệm
các nước cho thấy hoạt động bảo vệ lợi ích người tiêu dùng hỗ trợ rất tốt cho
việc duy trì tốt môi trường cạnh tranh lành mạnh. Bảo vệ lợi ích người tiêu
dùng và cạnh tranh là 2 vấn đề liên quan mật thiết đến nhau.
Bảo vệ người tiêu dùng và kinh nghiệm quốc tế:
Nhật Bản:
Để bảo vệ người tiêu dùng Nhật đã ban hành luật bảo vệ người tiêu
dùng, yêu cầu của luật cần có "Những biện pháp cần thiết để điều chỉnh
những hoạt động hạn chế một cách vô lý tự do cạnh tranh và bình đẳng trong
lĩnh vực giá cả hàng hoá và dịch vụ là những điều hết sức quan trọng đối với
cuộc sống người dân". Luật bảo vệ người tiêu dùng ra đời thể hiện mối quan
tâm về cách ứng xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp và mong muốn có một
chế độ cạnh tranh tự do lành mạnh. Luật bảo vệ người tiêu dùng còn có những
quy định cần có những chỉ dẫn về đặc tính và chất lượng sản phẩm và "Những
chỉ dẫn gian dối và gây hậu quả nghiêm trọng phải bị xử lý". Ngoài luật bảo
vệ người tiêu dùng thì các cơ quan cạnh tranh của Nhật Bản cho rằng luật
chống độc quyền cũng bảo vệ người tiêu dùng.
Mặc dù vậy, thì việc bảo vệ người tiêu dùng cũng rất yếu về mặt thể
chế, ít hiệu lực hơn mức cần thiết đối với cải cách, do không được thể chế hoá
giữa việc bảo vệ người tiêu dùng và chính sách cạnh tranh. Thiếu cơ chế điều
phối rõ ràng, sự điều phối không có hệ thống giữa các vấn đề về cạnh tranh và
người tiêu dùng hay giữa các chính sách này với nhau, không có hỗ trợ chung
làm cho việc thực hiện một chương trình cải cách bị bỏ lỡ.
Để tạo điều kiện bảo vệ người tiêu dùng "Hội đồng bảo vệ người tiêu
dùng" ra đời. Nó bao gồm các cơ quan quan tâm đến vấn đề này và ủng hộ
thực thi luật chống độc quyền không thiên vị và chặt chẽ, làm cho người tiêu
dùng luôn luôn nhận thấy lợi ích của việc có nhiều khả năng lựa chọn hơn, giá
cả thấp hơn do cạnh tranh mạnh mẽ và thị trường mở cửa đem lại.
Mỹ:
Mỹ coi việc thực thi luật pháp bảo vệ người tiêu dùng và chống độc
quyền là các công cụ bổ sung trong chính sách cạnh tranh của Mỹ nhằm đem
lại lợi ích từ cạnh tranh. Pháp luật cạnh tranh của Mỹ thường hướng tới việc
đảm bảo sự lựa chọn tự do của người tiêu dùng đối với hàng hoá - dịch vụ
trên thị trường. Các luật pháp ngăn cấm các hành vi hạn chế sự lựa chọn của
người tiêu dùng, kể cả khi trên thị trường chỉ có một đơn vị cung ứng hàng
hoá. Người tiêu dùng ở Mỹ thường ủng hộ việc thực thi luật cạnh tranh và
việc thực thi này càng tích cực, càng mạnh mẽ thì người tiêu dùng càng có
được nhiều lợi ích hơn.
PHẦN 3. KẾT LUẬN
Cạnh tranh là một quy luật, là một phần của nền kinh tế thị trường.
Canh tranh cũng có mặt trái của nó, cạnh tranh thường dẫn đến độc quyền, và
nó được đánh dấu bằng sự phá sản của một bên tham gia cạnh tranh, gây ra
thất nghiệp, tạo gánh nặng cho xã hội. Tuy nhiên xét trong một quá trình lâu
dài và dựa vào toàn bộ lợi ích của xã hội thì cạnh tranh là động lực cho sự
phát triển kinh tế xã hội. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, các tổ chức kinh
tế với nhau sẽ làm nguồn lực của xã hội được phân bố và sử dụng có hiệu quả
hơn. Những mặt trái do cạnh tranh đem lại là điều không đáng ngại nếu như
chúng ta có một chính sách cạnh tranh và chống độc quyền hợp lý.
Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng tốt chính sách cạnh tranh trong
phát triển kinh tế và đem lại hiệu quả cao. Một trong những nước sử dụng
rộng rãi và thành công yếu tố cạnh tranh để phát triển kinh tế là Mỹ, Mỹ đã
ban hành rất sớm luật cạnh tranh.
Đối với Việt Nam, thực trạng hiện nay cho thấy môi trường cạnh tranh
và chống độc quyền ở nước ta còn nhiều hạn chế còn nhiều tồn tại cần tháo
gỡ. Đối với chúng ta còn nhiều việc phải làm để có một môi trường cạnh
tranh lành mạnh, nhưng trước mắt việc phải làm là Việt Nam cần có một
chính sách cạnh tranh hợp lý, cần phải có pháp luật về cạnh tranh hướng dẫn
các doanh nghiệp khi tham gia cạnh tranh, để cho cạnh tranh đúng với ý nghĩa
của nó là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Tóm lại, cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một con dao hai lưỡi,
nó có là động lực cho sự phát triển kinh tế hay không còn tuỳ thuộc vào sự
vận dụng quy luật này ở mỗi nước. Nếu có chính sách cạnh tranh hợp lý thì
nước đó sẽ được lợi to do cạnh tranh đem lại, nhược bằng không thì nó sẽ là
một cỗ máy nghiền nát nền kinh tế. Việt Nam cũng sẽ không tránh khỏi thất
bại nếu không biết vận dụng quy luật cạnh tranh. Là nước áp dụng quy luật
cạnh tranh muộn nên Việt Nam sẽ có được nhiều kinh nghiệm của những
nước đi trước, từ đó chúng ta hy vọng Việt Nam sẽ chứng minh rằng: Việt
Nam chính là mảnh đất mầu mỡ cho cạnh tranh phát huy hết ưu điểm của nó.
Danh mục những tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lê Nin
2. Các vấn đề pháp lý và thể chế chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh ” của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW
3. Tạp chí kinh tế và phát triển
4. Tạp chí thương mại
5. Các tạp chí Lý luận chính trị từ 2002 đến nay
6. Các trang web: vi.wikipedia.org, vietnamnet.vn, kinhtehoc.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay và những biện pháp để duy trì cạnh tranh và kiểm soát độc quyền.doc