Thực trạng, nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng tới đói nghèo trên địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị

Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị là một huyện thuộc các tỉnh miền trung của Việt Nam, nơi không được thiên nhiên ưu đãi nhiều, thời tiết và khí hậu ở đây quá khắc nghiệt, những hậu quả của chiến tranh để lại còn rất nặng nề trong thời bình với người dân nơi đây. Hiện nay, tỷ lệ nghèo của huyện Cam Lộ chiếm 8,4% nhưng Cam Lộ vẫn được đánh giá là một huyện nghèo, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, mức sống của người dân cũng thấp. Tỷ lệ nghèo của huyện qua các năm có xu hướng giảm dần, điều đó chứng tỏ rằng công tác XĐGN ở huyện Cam Lộ có hiệu quả. Thu nhập của nhân dân trên địa bàn huyện chủ yếu là từ hoạt động nông nghiệp, trong đó trồng trọt và chăn nuôi chiếm phần lớn. Điều kiện cơ sở hạ tầng của huyện còn yếu kém. Đa số các hộ nghèo và cận nghèo sống trong những căn nhà bán kiên cố, chỉ một tỷ lệ nhỏ sống trong những căn nhà tạm, công trình hợp vệ sinh còn hạn chế, phần lớn các hộ nghèo và cận nghèo sử dụng hố xí bán tự hoại

pdf80 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1886 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng, nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng tới đói nghèo trên địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộ nghèo, cận nghèo Đơn vị: % Nguyện vọng Tỷ lệ 1. Vay vốn ưu đãi 30,5 2. Hướng dẫn cách làm ăn 20 3. Giới thiệu việc làm 14,7 4. Hỗ trợ đất sản xuất 10,1 5. Giúp học nghề 8,4 6. Trợ cấp xã hội 8,4 7. Hỗ trợ xuất khẩu lao động 4,2 8. Hỗ trợ phương tiện sản xuất 3,2 9. Hỗ trợ nhà ở 0,5 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả Nguyện vọng của các hộ nghèo và cận nghèo để thoát nghèo chủ yếu là vay vốn ưu đãi chiếm 30,5%; hướng dẫn cách làm ăn chiếm 20%; giới thiệu việc làm chiếm Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Hiếu SVTH: Hoàng Thị Thanh 41 14,7%; hỗ trợ đất sản xuất chiếm 10,1%; giúp học nghề 8,4%; trợ cấp xã hội 8,4%, hỗ trợ xuất khẩu lao động chiếm 4,2%... Vay vốn ưu đãi: Đây là vấn đề các cơ quan chức năng, trước hết là ngành ngân hàng cần quan tâm giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo. Tuy nhiên, hộ nghèo và cận nghèo vay vốn mới chỉ là một yếu tố, vấn đề là làm sao cho hộ nghèo sử dụng được vốn vay đó một cách có hiệu quả, điều đó đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa cho vay và hướng dẫn cách phát triển sản xuất, giúp hộ nghèo tìm phương án đầu tư phát triển kinh tế cho phù hợp với điều kiện của từng nơi. Hướng dẫn cách làm ăn: Điều này cũng cố thêm nhận định muốn các hộ thoát nghèo trước hết cần giúp họ kiến thức, cung cấp cho họ những kinh nghiệm làm ăn giỏi, sau đó mới đến các yếu tố vật chất khác thì sự giúp đỡ mới có hiệu quả. Giới thiệu việc làm: Hiện nay việc làm đang là vấn đề nóng bỏng, không chỉ đối với người nghèo đối với cả nước, giải quyết việc làm còn là giải quyết một vấn đề cấp thiết trong xã hội, đồng thời là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lực lao động, góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động đáp ứng nhu cầu của quá trình CNH-HĐH đất nước. Vì vậy Nhà nước cần quan tâm, giải quyết việc làm cho người dân mà đặc biệt là người nghèo để họ có thể thoát nghèo. Hỗ trợ đất sản xuất: Đất là tư liệu sản xuất chính của nông dân, Nhà nước nên có những chính sách ưu đãi cho người nghèo, cấp đất cho người nghèo để họ có điều kiện canh tác, sản xuất như đất 5%, đất 20%. Giúp học nghề: Đa số trình độ học vấn của người nghèo thấp hơn so với các hộ không nghèo, họ thiếu kinh nghiệm trong làm ăn, sản xuất. Vì vậy cần có những chương trình, mở các lớp dạy nghề, các lớp tập huấn để giúp hộ nghèo có được một công việc và làm việc có hiệu quả. Trợ cấp xã hội: Hiện nay, hàng tháng các hộ nghèo được hưởng trợ cấp 180.000 đồng/ tháng. Nguyện vọng của người nghèo là được hưởng các khoản trợ cấp xã hội để góp phần nào trang trải cho cuộc sống của gia đình. Hỗ trợ xuất khẩu lao động: Hiện nay, xu hướng xuất khẩu lao động nước ngoài ngày càng nhiều. Lao động nước ngoài có thu nhập cao vì vậy các hộ nghèo có nguyện vọng được ưu tiên, hỗ trợ để đi xuất khẩu lao động để có nguồn thu nhập góp phần cải thiện cuộc sống. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Hiếu SVTH: Hoàng Thị Thanh 42 2.3.3. Mô hình Logistic ước lượng xác suất hộ nghèo Do biến phụ thuộc là biến giả nhận giá trị trị 1 nếu là hộ nghèo, nhận giá trị 0 nếu là hộ không nghèo nên tôi sử dụng mô hình hồi quy logistic để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến xác suất nghèo của hộ. 2.3.3.1. Lý thuyết về mô hình hồi quy logistic Mô hình logistic ước lượng xác suất xảy ra biến cố (pi) dựa trên hàm phân phối logistic: Pi = i i X X e e 11 01 110 1      =   i i X X e e 1 = )exp(1 )exp(   i i X X  (1) Trong đó: P: xác suất xảy ra biến cố.  : các hệ số. x: biến độc lập. Hệ số chênh lệch : p p 1 được gọi là Odds ratio. Hệ số chênh lệch (Odds ratio): là tỉ lệ xác suất xảy ra sự kiện với xác suất không xảy ra sự kiện. Hay nói cách khác là khả năng xảy ra sự kiện gấp bao nhiêu lần so với không xảy ra. Trong hàm phân phối logistic, khi X  nhận các giá trị từ - đến  , thì p nhận giá trị từ 0 đến 1. pi phi tuyến tính với X và các tham số  . Do đó, thay vì sử dụng phương pháp OLS người ta sử dụng ước lượng hợp lý tối đa để ước lượng  . Tuyến tính hóa mô hình (1) sẽ được mô hình (2) như sau: 1- pi = 1-   i i X X e e 1 = iXe1 1 i i p p 1 =   i i X X e e   1 1 = iXe Mô hình: Ln( i i p p 1 ) =  0 +  1X1i (2) Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Hiếu SVTH: Hoàng Thị Thanh 43 Ý nghĩa của các hệ số  k trong mô hình logistic cho biết khi Xk thay đổi 1 đơn vị thì hệ số chênh lệch thay đổi e lần hay tỷ lệ giữa xác suất xảy ra biến cố và không xảy ra biến cố thay đổi e lần. 2.3.3.2. Các biến số trong mô hình xác suất nghèo Tình trạng nghèo của hộ gia đình xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau. Điều đó có nghĩa là khả năng nghèo của hộ gia đình sẽ là một hàm phụ thuộc vào những yếu tố ảnh hưởng đến nó. Để xác định một số biến số có khả năng tác động đến xác suất nghèo của hộ, mô hình hồi quy logistic có biến phụ thuộc là biến giả nhận giá trị bằng 1 nếu là hộ nghèo và bằng 0 nếu hộ không nghèo. Mô hình có dạng như sau: Ln ( p p 1 ) =  0 +  1*gioi_tinh +  2*trinh_do +  3*tuoi +  4*ty_le_phu_thuoc +  5*ho_nong_nghiep +  6*ho_co_TN_tu_luong +  7*ho_co_TN_tu_hd_phi_NN + ui Trong đó: Biến phụ thuộc: Ngheo : là biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ thuộc diện nghèo và nhận giá trị 0 nếu hộ không thuộc diện nghèo. Biến độc lập: 1. gioi_tinh: nhận giá trị 1 nếu chủ hộ là nam và nhận giá trị là 0 nếu chủ hộ là nữ. Nếu chủ hộ là nam thì khả năng nghèo sẽ thấp hơn so với chủ hộ là nữ. Nhiều hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ bị rơi vào tình trạng “khuyết thiếu”, thường có ít nguồn lực kinh tế hơn. Ở nông thôn, họ sẽ có ít đất, ít nhân lực và ít phương tiện sản xuất hơn. Họ còn chịu nhiều thiệt thòi do các bất bình đẳng về kinh tế trong lương bổng. Phụ nữ vẫn thường phải làm các công việc được trả công ít hơn so với nam giới hoặc nếu có làm cùng công việc như nam giới thì mức tiền công vẫn bị thấp hơn. Họ bị liệt kê vào đối tượng gia đình dễ bị tổn thương trước các cú sốc về mất mùa, mất việc làm, thiên tai, bệnh tật. Và thực tế, số hộ có phụ nữ làm chủ hộ nằm trong diện hộ nghèo cao so với mức trung bình của cả nước. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Hiếu SVTH: Hoàng Thị Thanh 44 2. trinh_do: là biến cho biết trình độ học vấn của chủ hộ. Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng học vấn làm tăng khả năng có việc làm và do đó làm tăng thu nhập, nên có thể nói học vấn làm giảm nguy cơ gây nghèo đói và đối với những hộ đã nghèo, học vấn có thể làm tăng khả năng thoát khỏi tình trạng đó. Và như vậy, học vấn xét một cách toàn diện hơn, là chìa khóa cho các cá nhân có được việc làm tốt hơn và có thu nhập cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng sống của mình và gia đình. Như vậy trình độ văn hóa của chủ hộ liên quan chặt chẽ đến kết quả sản xuất kinh doanh của nông hộ, chủ hộ có trình độ văn hóa càng cao thì khả năng nghèo càng thấp, vì vậy nhóm hộ nghèo và hộ cận nghèo cần được đào tạo nghề nghiệp, kỹ thuật canh tác, kiến thức về thị trường, văn hóa để các hộ có thể tự làm giàu cho gia đình. 3. tuoi: là biến cho biết tuổi hiện tại của chủ hộ. Những người lớn tuổi thường có kinh nghiệm làm ăn tốt hơn so với những người trẻ tuổi. Vì vậy, chúng tôi kỳ vọng với gia đình có chủ hộ càng lớn tuổi thì chi tiêu và thu nhập trên đầu người sẽ tăng, hay nói cách khác tuổi đời của chủ hộ có mối quan hệ nghịch biến với khả năng nghèo. 4. ty_le_phu_thuoc: là biến cho biết tỷ lệ người sống phụ thuộc của hộ. Số người phụ thuộc được tính đến như là số thành viên trong gia đình mà không thể tạo ra thu nhập, ví dụ như người già, trẻ con hoặc là người thất nghiệp. Gia đình có ít lao động tạo ra thu nhập mà số người sống phụ thuộc trong hộ càng nhiều thì mức chi tiêu đầu người trong hộ càng thấp, vì thu nhập của hộ gia đình cần phải chia cho số người ăn theo trong gia đình. Vì vậy tỷ lệ người sống phụ thuộc trong hộ gia đình có mối tương quan nghịch biến. 5. ho_nong_nghiep: là biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ có thu nhập từ nông nghiệp và nhận giá tri 0 nếu hộ không có thu nhập từ nông nghiệp. Thu nhập của các hộ gia đình từ nông nghiệp rất bấp bênh, sản xuất nông nghiệp mang tính rủi ro cao phụ thuộc nhiều vào đất đai, thời tiết, khí hậu, điều kiện tự nhiên, dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai dẫn đến mất mùa, đói kém. Không những thế mà nó còn phụ thuộc vào giá cả thị trường vì vậy nên người dân không thể làm chủ được trong việc sản xuất nông nghiệp. Do đó những hộ làm nông nghiệp thường có nguy cơ nghèo cao. 6. ho_co_TN_tu_luong_cong: là biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ có thu nhập từ tiền lương, tiền công và nhận giá trị 0 nếu hộ không có thu nhập từ tiền lương, tiền Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Hiếu SVTH: Hoàng Thị Thanh 45 công. Những hộ có thu nhập từ tiền công, tiền lương thì họ có một khoản thu nhập ổn định để trang trải cho cuộc sống, nó ít hoặc không bị chi phối, ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nên những hộ này thường có khả năng nghèo thấp hơn. 7. ho_co_TN_tu_hd_phi_NN: là biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ có thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp và nhận giá tri 0 nếu hộ không có thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp. Sản xuất phi nông nghiệp góp phần nâng cao về trình độ công nghệ và thu nhập trên một đơn vị diện tích, năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của một số sản phẩm. Phát triển các hoạt động phi nông nghiệp một mặt thu hút lao động dư thừa và tạo thu nhập, mặt khác quan trọng hơn nó là giải pháp có hiệu quả để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Việc phát triển các hoạt động phi nông nghiệp sẽ thúc đẩy phân công lao động xã hội, phát triển ngành nghề, thu hút vốn và nguồn lực trong dân. Giúp cho nền kinh tế nông nghiệp nông thôn ngày càng phát triển, vượt qua những khó khăn nâng cao hiệu quả sản xuất hướng tới sự phát triển toàn diện của bản thân người nông dân và nâng cao chất lượng cuộc sống của họ. Vì vậy hộ có thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp thì ít có khả năng nghèo. ui: là sai số ngẫu nhiên. 2.3.3.3. Kết quả phân tích hồi quy Ban đầu cả 7 biến độc lập được đưa vào mô hình hồi quy (bảng 15, 16 phụ lục) nhưng ho_nong_nghiep và ho_co_TN_tu_luong_cong không có ý nghĩa thống kê nên 2 biến này được bỏ ra khỏi mô hình. Kết quả hồi quy cuối cùng được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.15: Kết quả hồi quy Biến số  S.E. Sig. e trinh_do -.488 .102 .000 .614 ty_le_phu_thuoc 0.096 1.609 .000 1.101 gioi_tinh -1.668 .710 .019 .189 ho_co_TN_tu_hd_phi_NN -1.495 .595 .012 .224 tuoi .374 .161 .020 1.454 tuoi2 -.003 .002 .028 .997 Constant -9.545 4.118 .020 .000 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Hiếu SVTH: Hoàng Thị Thanh 46 Căn cứ kết quả hồi quy, thì sáu biến độc lập được đưa vào mô hình là: trinh_do (X1), ty_le_phu_thuoc (X2), gioi_tinh (X3), ho_co_TN_tu_hd_phi_NN (X4), tuoi (X5), tuoi2 (X6). Mô hình có dạng: Ln ( p p 1 ) =  0 +  1X1 +  2X2 +  3X3 +  4X4 +  5X5 +  6X6 Ln ( p p 1 ) = -9,545 – 0,488X1 + 0,096X2 – 1,668X3 – 1,495X4 + 0,374X5 -0.003X6 Hệ số ứng với biến trinh_do (X1) bằng -0,488 cho biết khi các yếu tố khác không thay đổi, nếu trình độ tăng 1 bậc thì tỷ lệ giữa xác suất một hộ nghèo với xác suất một hộ không nghèo giảm 0,386 lần. Hệ số ứng với biến ty_le_phu_thuoc (X2) bằng 0,096 thể hiện tỷ lệ nhân khẩu sống phụ thuộc của hộ. Tỷ lệ người sống phụ thuộc của hộ càng cao thì nguy cơ nghèo càng tăng, khi các yếu tố khác không đổi, nếu tỷ lệ phụ thuộc tăng 1% thì tỷ lệ giữa xác suất một hộ nghèo với xác suất một hộ không nghèo tăng 0,101 lần. Hệ số ứng với biến gioi_tinh (X3) bằng -1,668 cho biết giới tính của chủ hộ là nữ thì khả năng nghèo càng lớn. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu chủ hộ là nam tăng lên 1 đơn vị thì thì tỷ lệ giữa xác suất một hộ nghèo với xác suất một hộ không nghèo giảm 0,811 lần. Hệ số ứng với biến ho_co_TN_tu_hd_phi_NN (X4) bằng -1,495 thể hiện hộ có thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp thì khả năng nghèo giảm. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu hộ có thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp tăng 1 đơn vị thì tỷ lệ giữa xác suất một hộ nghèo với xác suất một hộ không nghèo giảm 0,776 lần. Biến tuoi có tác động đến khả năng nghèo nhưng không phải tác động tuyến tính. Biến ho_nong_nghiep và biến ho_co_TN_tu_luong_cong không tác động đến mô hình là hợp lý. Vì kể cả hộ nghèo hay không nghèo trên địa bàn huyện Cam Lộ thì thu nhập chủ yếu đều là từ hoạt động nông nghiệp và từ tiền lương, tiền công. Bảng 2.16 dưới đây tóm tắt kết quả dự đoán xác suất nghèo. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Hiếu SVTH: Hoàng Thị Thanh 47 Bảng 2.16: Kết quả dự đoán Quan sát Dự đoán Phân loại hộ Tỷ lệ % chính sáchKhông nghèo Nghèo Phân loại hộ Không nghèo 76 23 76.8 Nghèo 13 87 87.0 Tỷ lệ tổng thể 81.9 Trong 100 trường hợp được dự đoán là không nghèo thì có 76 trường hợp dự đoán đúng và 23 trường hợp dự đoán sai, chiếm tỷ lệ dự đoán đúng là 76,8%. Trong 100 trường hợp được dự đoán là nghèo thì có 13 trường hợp dự đoán sai và 87 trường hợp dự đoán đúng, chiếm tỷ lệ dự đoán đúng là 87% Tỷ lệ dự đoán đúng của toàn bộ mô hình là 81,9%. Cho thấy mô hình hợp lệ và các kết quả rút ra từ mô hình đáng tin cậy. Tóm lại, phân tích đa biến cho thấy kết quả thống nhất với thống kê mô tả về tác động của các biến độc đến biến phụ thuộc. Nghèo chịu tác động bởi các nhân tố trình độ, tỷ lệ phụ thuộc, giới tính, hộ có thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp, tuổi và không chịu tác động bởi tiền công, tiền lương và hộ làm nông nghiệp. Vì người dân Cam Lộ, kể cả người nghèo và không nghèo đều làm nông nghiệp, làm thuê, làm mướn để lấy tiền công là chủ yếu nên nó không ảnh hưởng đến khả năng nghèo hay không nghèo của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Cam Lộ. 2.4. Công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Cam Lộ Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của chính quyền địa phương và các cấp ủy đảng, sự tham gia tích cực của các đoàn thể chính trị xã hội, các doanh nghiệp và sự cố gắng vươn lên của chính bản thân người nghèo. Trong những năm vừa qua công tác xóa đói giảm nghèo của huyện đã đạt được một số thành quả như sau: Năm 2011, số hộ nghèo được vay vốn là 396, với tổng số tiền 9.912 triệu đồng, tổng số dư nợ 53,137 triệu đồng. Chương trình cho vay vốn HSSV 1.541 hộ, số tiền 14.276 triệu đồng. Cho vay XKLĐ đối với hộ nghèo là 7 hộ, với tổng số tiền 210 triệu đồng. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Hiếu SVTH: Hoàng Thị Thanh 48 Năm 2012, từ các nguồn hỗ trợ của Trung ương, tỉnh, ngân sách huyện và sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân, UBND huyện đã tổ chức thăm hỏi, động viên, tặng 3.152 suất quà với tổng giá trị 545,550 triệu đồng. Tổ chức phân bổ 130 tấn gạo trợ cấp khắc phục hậu quả mưa lũ và trợ cấp giáp hạt kịp thời, đúng đối tượng. Đã xây dựng và sửa chữa 30 nhà tình nghĩa, trị giá 759,790 triệu đồng. Nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thương binh liệt sỹ, UBND huyện cũng đã tổ chức gặp mặt và tặng quà các đối tượng chính sách tiêu biểu; tổ chức lễ dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sỹ huyện và lễ khánh thành nhà bia mộ Liệt sỹ hầm lán, khai Đại Hồng Chung; lễ “thắp nến tri ân” tại nghĩa trang liệt sỹ huyện và NTLS các xã. Quỹ ngày vì người nghèo vận động thu được 270 triệu đồng. Hỗ trợ xây 7 nhà đại đoàn kết, hỗ trợ thêm cho các hộ thuộc diện 167 xây nhà ở và các hộ khó khăn khác 224 triệu đồng. Đã tổ chức 11 lớp đào tạo nghề cho 370 học viên là hội viên của các đoàn thể; giải quyết việc làm cho 722 lao động, trong đó: xuất khẩu lao động 103 người, lao động đi làm việc tại các tỉnh thành trong nước và lao động được giải quyết việc làm thông qua các chương trình phát triển kimh tế - xã hội tại địa phương 619 người. Hoạt động của Hội Chữ thập đỏ huyện cũng đạt được một số kết quả khá tích cực. Từ nguồn vận động của Hội và tiếp nhận từ các nguồn khác đã tổ chức thăm hỏi tặng 480 suất quà, trị giá 145 triệu đồng cho các đối tượng nạn nhân chất độc da cam và người khuyết tật; vận động kêu gọi hỗ trợ 18 địa chỉ nhân đạo; tổ chức vận động hiến máu nhân đạo trong toàn huyện với 300 người tham gia, thu được 200 đơn vị máu. Năm 2013, các hoạt động XĐGN và thực hiện chính sách hỗ trợ cho người nghèo được huyện Cam Lộ chú trọng thực hiện. Từ các nguồn hỗ trợ của Trung ương, tỉnh, ngân sách huyện và sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân, UBND huyện đã tổ chức thăm hỏi, động viên, tặng trên 3.600 suất quà với tổng trị giá gần 655 triệu đồng cho các hộ nghèo và cận nghèo. Quỹ người nghèo của huyện vận động được gần 328 triệu đồng, tiếp nhận nguồn của UBMTTQVN tỉnh 470 triệu đồng; đã đầu tư xây dựng 38 nhà đại đoàn kết với số tiền 700 triệu đồng. Huyện cũng đã tiến hành thẩm định, giải quyết hỗ trợ miễn giảm học phí cho gần 1.200 em học sinh và 122 sinh viên theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Cấp phát trên 1.300 thẻ hộ nghèo, gần 1.200 thẻ hộ cận nghèo và trên 4.000 thẻ BHYT cho đối tượng người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Hiếu SVTH: Hoàng Thị Thanh 49 Trong những năm tới, huyện Cam Lộ tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Chính phủ và của tỉnh, nhất là đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình chính sách. Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách đối với người có công; đẩy mạnh cuộc vận động “Đền ơn đáp nghĩa”, “Ngày vì người nghèo” và xây dựng nhà ở cho hộ nghèo. Thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, chăm lo cho các đối tượng chính sách, tạo điều kiện cho các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo. Năm 2014, phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm 2-3% (theo chuẩn mới áp dụng giai đoạn 2011- 2015). Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Hiếu SVTH: Hoàng Thị Thanh 50 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN CAM LỘ, TỈNH QUẢNG TRỊ 3.1 Một số giải pháp giảm nghèo của huyện Cam Lộ Từ những nguyên nhân, thực trạng nghèo đói và nguyện vọng trợ giúp của các hộ nghèo trên địa bàn huyện Cam Lộ tôi xin đưa ra một số giải pháp như sau: 3.1.1. Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo Vốn cho người nghèo đang là một nghị sự nóng hổi trên diễn đàn kinh tế. Giải quyết vốn cho người nghèo để thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Trong các năm qua, tuy đã có nhiều biện pháp hỗ trợ vốn cho người nghèo nhưng thực trạng mà đánh giá vốn chuyển tải đến người nghèo chưa được là bao nhiêu và hiệu quả sử dụng chưa cao. Tuy vậy, nhìn tổng thể và trước những yêu cầu đặt ra thì quả thực còn nhiều mặt cần được đề cập để đi đến đưa ra những giải pháp cơ bản, lâu dài cho việc hỗ trợ vốn làm ăn tới người nghèo ở nước ta. Tạo điều kiện cho người nghèo được tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi về lãi suất, thời hạn vay để cho hộ nghèo có sức lao động, có nhu cầu vay vốn mua sắm vật tư, thiết bị, giống cây trồng, vật nuôi; thanh toán các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh tự tạo việc làm, tăng thu nhập; hoặc để giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, điện thắp sáng, nước sạch và học tập; trang trải các chi phí để đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, đồng thời có sự hướng dẫn sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Tiếp tục phát huy hiệu quả các tổ chức nhận ủy thác vay vốn và các tổ tiết kiệm vay vốn của các tổ chức đoàn thể. Thực hiện cho vay có điều kiện, hộ nghèo có nhu cầu vay vốn phải có phương án sản xuất kinh doanh và được các tổ chức đoàn thể tín chấp cho vay. Đồng thời có kế hoạch xử lý theo quy định đối với các hộ có nợ đọng kéo dài, không có điều kiện trả nợ. Các tổ chức đoàn thể, cán bộ khuyến nông hướng dẫn hộ nghèo lập phương án và tổ chức thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay. Gắn cho vay vốn với hướng dẫn hộ nghèo cách làm ăn theo hướng điều chỉnh cơ cấu ngành nghề có hiệu quả, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng địa phương và theo khả năng quy mô, trình độ sản xuất từng vùng, từng hộ. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Hiếu SVTH: Hoàng Thị Thanh 51 Đảm bảo nguồn vốn cho vay, rà soát các thủ tục, cơ chế cho vay, thu nợ đảm bảo đúng kỳ hạn, quay vòng vốn nhanh và có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo có điều kiện tiếp cận được các nguồn vốn vay. Đảm bảo nguồn kinh phí cho học sinh, sinh viên hộ nghèo vay theo Quy định của Nhà nước. Không để học sinh, sinh viên hộ nghèo do không vay được tiền mà phải bỏ học. 3.1.2. Dạy nghề cho người nghèo, hướng dẫn cách làm ăn, chuyển giao kỹ thuật và kinh nghiệm cho hộ nghèo Ưu tiên dạy nghề cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo ở khu vực nông thôn, các xã khó khăn, đặc biệt khó khăn, nơi chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang phát triển công nghiệp và đô thị hóa, các xã điểm xây dựng nông thôn mới. Khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân mở cơ sở dạy nghề, đa dạng hóa hệ thống cơ sở dạy nghề. Gắn dạy nghề với tạo việc làm đối với lao động nghèo, dạy nghề phù hợp với cơ cấu lao động, cơ cấu ngành nghề của địa phương, ưu tiên dạy các nghề có thể tự tạo việc làm tại chỗ, những nghề có nhu cầu cao, có khả năng tìm được việc làm trên thị trường và tham gia xuất khẩu lao động. Tạo mọi điều kiện để hộ nghèo tiếp cận và tiếp thu kỹ thuật sản xuất tiến tiến, rèn luyện kỹ năng và phương pháp làm ăn với những mô hình thiết thực nhất, đơn giản và có hiệu quả. Hướng dẫn cụ thể các kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi, bảo quản, sơ chế và phát triển ngành nghề nông thôn phù hợp với điều kiện của huyện để các hộ nghèo có thể áp dụng được. Tổ chức các lớp tập huấn ngắn ngày, vừa học lý thuyết vừa thực hành tại chỗ để hộ nghèo nắm bắt nhanh và ứng dụng ngay trong sản xuất, nâng cao thu nhập. Tổ chức đào tạo nghề miễn phí cho lao động thuộc hộ nghèo có nhu cầu học nghề để tìm việc làm và tự tạo việc làm tại chỗ có thu nhập ổn định. Thực hiện dự án dạy nghề cho người nghèo trong độ tuổi lao động nhưng chưa qua đào tạo theo các hình thức: dạy nghề gắn với tạo việc làm; dạy nghề gắn với giáo dục định hướng cho người nghèo đi xuất khẩu lao động; dạy nghề để chuyển đổi nghề từ nông nghiệp sang các ngành nghề khác, người nghèo đi học nghề được miễn học phí, hỗ trợ tiền ăn ở, đi lại. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Hiếu SVTH: Hoàng Thị Thanh 52 3.1.3. Hỗ trợ ổn định sản xuất, giới thiệu việc làm cho hộ nghèo Thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ sản xuất cho hộ nghèo, ưu tiên hộ nghèo có phụ nữ, người tàn tật, hộ di dân tái định cư, hộ chính sách người có công nghèo. Trong đó tập trung chỉ đạo thực hiện tốt một số chính sách hỗ trợ hộ nghèo, người nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn phát triển kinh tế lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và phát triển ngành nghề; hỗ trợ giống để chuyển đổi vật nuôi, cây trồng có giá trị kinh tế cao; hỗ trợ lãi suất, vật tư, dịch vụ phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp, dịch vụ thú y, phòng dịch; thực hiện các dự án di dân tái định cư, để tạo cơ hội cho người nghèo ổn định sản xuất, việc làm, phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng địa phương. Tập trung quy hoạch, bố trí đủ đất sản xuất, đất ở cho nhân dân; huy động nguồn lực cho xây dựng kết cấu hạ tầng nhất là giao thông, và tạo điều kiện cho người nghèo được đảm bảo các nhu cầu thiết yếu về nhà ở, nước sinh hoạt. Quy hoạch sản xuất, hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, với những cây trồng vật nuôi có lợi thế, có điều kiện phát triển theo tiêu chí nông thôn mới, tạo điều kiện để người nghèo tham gia và tiêu thụ sản phẩm. Tích cực triển khai các giải pháp tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động, đưa lao động đi làm việc tại các khu công nghiệp, các doanh nghiệp trong nước. Mở rộng diện áp dụng chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động đối với lao động nghèo. Tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các mô hình giảm nghèo, tiến hành tổng kết, đánh giá hiệu quả các mô hình, nghiên cứu hỗ trợ nhân rộng các mô hình có hiệu quả tại các xã, thôn bản có điều kiện. 3.1.4. Chú trọng, tăng cường công tác dân số - KHHGĐ Tập trung mọi nổ lực để giảm sinh vững chắc, đặc biết chú trọng đến vùng có mức sinh cao, vùng khó khăn và có tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao. Kiện toàn, củng cố và ổn định hệ thống tổ chức làm công tác Dân số từ huyện đến cơ sở. Phát huy cao nhất sự hợp tác tích cực giữa các ban ngành, đoàn thể và các địa phương tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình và tiếp tục thực hiện tốt hoạt động xã hội hóa công tác dân số- KHHGĐ. 3.1.5. Hoạt động truyền thông giảm nghèo Thực hiện các chương trình phát thanh - truyền hình, các ấn phẩm truyền thông Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Hiếu SVTH: Hoàng Thị Thanh 53 trên các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền chủ trương, chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm giảm nghèo của các cấp, của người dân; đồng thời, phổ biến những kinh nghiệm, mô hình giảm nghèo có hiệu quả trên địa bàn. Tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm, in ấn, phát hành tài liệu về chính sách chương trình giảm nghèo, tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền, lồng ghép tập huấn. Xây dựng và phát triển mạng lưới cán bộ tuyên truyền, báo cáo viên giảm nghèo từ cấp tỉnh, huyện và xã. 3.1.6. Chính sách hỗ trợ người nghèo tiếp cận với các dịch vụ về y tế Thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ nghèo và hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế theo Luật bảo hiểm y tế. Thực hiện các chính sách hỗ trợ người nghèo khi đi khám chữa bệnh dài ngày hoặc phải chuyển tuyến. Tuyên truyền những quyền lợi, ưu tiên của các hộ cận nghèo khi tham gia mua BHYT để họ hiểu rõ hơn. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cho các Trạm Y tế xã, đi đôi với hoàn thiện cơ cấu tổ chức, năng lực cán bộ y tế cấp xã, thôn bản, để người nghèo tiếp cận với các dịch vụ y tế thuận lợi, có chất lượng. Tích cực vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đóng góp cho quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo. Vận động các hội đoàn thể tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo. Lồng ghép các chương trình y tế quốc gia để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và người nghèo. Tạo lập một “văn hóa” bao gồm thói quen sử dụng BHYT lẫn sự chấp nhận việc sử dụng BHYT một cách tích cực là yêu cầu cao nhất đối với việc nâng cao hơn nữa khả năng chăm sóc sức khỏe cho nghười nghèo trong tương lai. 3.1.7. Chính sách hỗ trợ người nghèo tiếp cận với các dịch vụ về giáo dục Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các Trường học để trẻ em nói chung và trẻ em con hộ nghèo, cận nghèo nói riêng có điều kiện học tập thuận lợi; ưu tiên đầu tư trước cho các cơ sở trường, lớp học ở các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Hiếu SVTH: Hoàng Thị Thanh 54 Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong giáo dục, vận động các tổ chức, hội đoàn thể tạo điều kiện cho con hộ nghèo đến trường bằng nhiều hình thức. Tiếp tục thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên nhất là sinh viên nghèo, sinh viên thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn. 3.1.8. Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, điện, nước sinh hoạt cho người nghèo Tổ chức rà soát thống kê, lập danh sách số hộ nghèo có khó khăn về nhà ở để tiếp tục triển khai thực hiện hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở. Triển khai thực hiện chương trình đầu tư xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp trên địa bàn huyện. Trợ giúp cho người nghèo chưa có nhà ở ổn định hoặc tạm bợ, hư hỏng nặng có nhà ở ổn định để tập trung lao động sản xuất ổn định cuộc sống và vươn lên. Vận động toàn xã hội tham gia đóng góp vào quỹ vì người nghèo để có nguồn lực hỗ trợ xóa nhà tạm, sửa chữa nhà ở. 3.1.9. Chính sách an sinh xã hội, trợ giúp người có công và các đối tượng người yếu thế Chú trọng tạo điều kiện hỗ trợ vốn, tạo việc làm hỗ trợ xây dựng nhà ở, vận động các tổ chức cá nhân nhận đỡ đầu bố, mẹ liệt sĩ già yếu, thương bệnh binh nặng, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con liệt sỹ, con thương binh nặng, thực hiện tốt các chính sách chính sách ưu đãi đối với người có công. Thực hiện trợ cấp hàng tháng theo chính sách của nhà nước cho người nghèo thuộc đối tượng bảo trợ xã hội (người già, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt). Thường xuyên rà soát, nắm chắc tình hình đời sống nhân dân, đặc biệt là các hộ nghèo vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn bố trí đủ nguồn lực hỗ trợ kịp thời cho các hộ bị thiếu đói lương thực, những hộ gặp tai nạn, rủi ro, thiên tai. Chủ động có phương án giảm thiểu rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, mất mùa trên diện rộng trong địa bàn toàn huyện. Lồng ghép các chương trình, dự án của các đơn vị, hội đoàn thể giúp đỡ đối tượng bảo trợ xã hội, đặc biệt quan tâm hộ nghèo có đối tượng bảo trợ xã hội. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Hiếu SVTH: Hoàng Thị Thanh 55 3.1.10. Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn Huy động các nguồn lực từ Chương trình mục tiêu Quốc gia, các dự án hợp tác Quốc tế đang thực hiện trên địa bàn tỉnh, dự án sử dụng nguồn vốn phát triển ODA, trái phiếu chính phủ để đầu tư cơ sở hạ tầng, trong đó ưu tiên đầu tư các tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới (cơ sở hạ tầng lớp học, trạm y tế, nhà văn hóa và các công trình, hạ tầng cơ sở vật chất khác), các xã đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu và các thôn, bản đặc biệt khó khăn. Tăng cường lồng ghép các nguồn vốn để tập trung đầu tư có hiệu quả, chất lượng và hỗ trợ thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. 3.2. Kiến nghị 3.2.1. Đối với nhà nước Kiện toàn Ban Chỉ đạo giảm nghèo các cấp, đặc biệt quan tâm củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban giảm nghèo cấp xã. Phân công thành viên Ban Chỉ đạo các cấp phụ trách, theo dõi tại cấp xã; thành viên Ban chỉ đạo cấp xã phụ trách các thôn, xóm, tổ nhân dân và phân công các tổ chức đoàn thể, cán bộ, đảng viên, đoàn viên phụ trách giúp đỡ từng hộ nghèo. Nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác giảm nghèo ở các cấp, bố trí đủ cán bộ chuyên trách làm công tác Lao động - Thương binh và Xã hội cấp xã để tham mưu triển khai thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn. Bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác giảm nghèo cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo từ cấp tỉnh đến thôn, xóm, tổ nhân dân. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác giảm nghèo tại cơ sở, làm tốt công tác quản lý dữ liệu hộ nghèo, cận nghèo và rà soát hộ nghèo hằng năm. Kịp thời chỉ đạo, khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong việc chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo các chính sách, dự án tác động tích cực đến đời sống của người nghèo. Quan tâm đẩy mạnh các phong trào vận động nhân dân, tạo điều kiện để mọi người đều tham gia công tác giảm nghèo, theo phương châm xã hội hóa có hỗ trợ của Nhà nước. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Hiếu SVTH: Hoàng Thị Thanh 56 Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể phối hợp với Uỷ ban nhân dân các cấp tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động ủng hộ, xây dựng Quỹ "Vì người nghèo" các cấp. Vận động các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, nhà hảo tâm tham gia huy động đóng góp nguồn lực hỗ trợ người nghèo về nhà ở, học tập, khám chữa bệnh miễn phí. Khuyến khích những nông dân có kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất tham gia tích cực vào các hoạt động hỗ trợ cho người nghèo, hộ nghèo. Về tổ chức bộ máy: Kiện toàn và thành lập Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN ở các địa phương đủ mạnh để tổ chức thực hiện chương trình. Phân công giúp đỡ hộ nghèo: Cần xác định hộ nghèo cần giúp đỡ, vận động hộ giàu, hộ khá, các đoàn thể giúp đỡ hộ nghèo. Về cán bộ: Cần bố trí cán bộ chuyên trách làm xóa đói giảm nghèo: Cấp tỉnh: từ 3- 5 người. Cấp huyện: từ 1- 2 người. Cấp xã: 1 người được hưởng phụ cấp từ ngân sách, đủ kiến thức tổ chức thực hiện chương trình. 3.2.2. Đối với tỉnh Quảng Trị Để có cơ sở và điều kiện thực hiện tốt chương trình mục tiêu XĐGN trong những năm tới UBND tỉnh cần: Đề nghị UBND tỉnh cho biên chế cán bộ chuyên trách làm công tác XĐGN từ huyện đến xã, thị trấn. Thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ XĐGN cho cán bộ từ huyện đến cơ sở, đồng thời quan tâm tạo điều kiện cho cán bộ làm công tác XĐGN được theo học các lớp dài hạn để có nghiệp vụ chuyên môn làm công tác XĐGN. Bổ sung vốn đầu tư hàng năm cho chương trình mục tiêu XĐGN, như vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Vốn đầu tư nên tập trung, không nên dàn trải, phân bố rộng trên nhiều địa bàn. Đầu tư ngân sách để mở các lớp tập huấn, hướng dẫn khoa học kỹ thuật, cách làm ăn cho người nghèo. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát thực hiện chương trình mục tiêu XĐGN. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Hiếu SVTH: Hoàng Thị Thanh 57 Phần 3. KẾT LUẬN Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị là một huyện thuộc các tỉnh miền trung của Việt Nam, nơi không được thiên nhiên ưu đãi nhiều, thời tiết và khí hậu ở đây quá khắc nghiệt, những hậu quả của chiến tranh để lại còn rất nặng nề trong thời bình với người dân nơi đây. Hiện nay, tỷ lệ nghèo của huyện Cam Lộ chiếm 8,4% nhưng Cam Lộ vẫn được đánh giá là một huyện nghèo, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, mức sống của người dân cũng thấp. Tỷ lệ nghèo của huyện qua các năm có xu hướng giảm dần, điều đó chứng tỏ rằng công tác XĐGN ở huyện Cam Lộ có hiệu quả. Thu nhập của nhân dân trên địa bàn huyện chủ yếu là từ hoạt động nông nghiệp, trong đó trồng trọt và chăn nuôi chiếm phần lớn. Điều kiện cơ sở hạ tầng của huyện còn yếu kém. Đa số các hộ nghèo và cận nghèo sống trong những căn nhà bán kiên cố, chỉ một tỷ lệ nhỏ sống trong những căn nhà tạm, công trình hợp vệ sinh còn hạn chế, phần lớn các hộ nghèo và cận nghèo sử dụng hố xí bán tự hoại. Qua điều tra 100 hộ nghèo và cận nghèo thì thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nghèo đói là do thiếu vốn sản xuất; đông người ăn theo; có lao động nhưng không có việc làm; thiếu kinh nghiệm làm ăn, không có tay nghề và nguyện vọng trợ giúp của họ là được vay vốn ưu đãi; hướng dẫn cách làm ăn; giới thiệu việc làm. Từ những thực trạng, nguyên nhân nghèo đói và những nguyện vọng của các hộ nghèo tôi đã đưa ra một số giải pháp như: chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo; dạy nghề, hướng dẫn cách làm ăn, chuyển giao kỹ thuật và kinh nghiệm cho người nghèo; giới thiệu việc làm cho người nghèo; hoạt động truyền thông giảm nghèo; thực hiện các chính sách hỗ trợ người nghèo tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục; hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nhà ở, điện, nước sinh hoạt cho người nghèo để góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo và giúp họ có cơ hội vươn lên thoát nghèo. Những giải pháp, kiến nghị trong bài khóa luận này mong muốn được góp một phần nhỏ bé vào quá trình thực hiện công tác XĐGN của huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Tuy nhiên với những hạn chế về phạm vi, thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế chưa sâu sắc, khóa luận thực tập không tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Vì vậy rất mong nhận được các sự đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Hiếu SVTH: Hoàng Thị Thanh 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thống kê kinh doanh- NXB kinh tế quốc dân Hà Nội. 2. Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh – NXB tài chính. 3. Giáo trình kinh tế lượng – GS Nguyễn Quang Dong. 4. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội huyện Cam Lộ năm 2012, 2013. 5. Báo cáo đánh giá giữa kỳ Chương trình mục tiêu giảm nghèo quốc gia tỉnh Quảng Trị năm 2013 6. Phân tích thực trạng, nguyên nhân nghèo đói và giải pháp xóa đói giảm nghèo tỉnh Quảng Trị giai đoạn 1997- 2000 7. www.baoquangtri.vn. 8. Tham khảo các luận văn từ luanvan.net, 123.doc.vn 9. PGS.TS Trần Ngọc Phác, TS Trần Thị Kim Thu, Lý thuyết thống kê, NXB Thống kê Hà Nội 2006 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 10. GS.TS Phạm Ngọc Kiểm, PGS.TS Nguyễn Công Nhự, Thống kê kinh doanh, NXB thống kê Hà Nội 2006. 11. Nguyễn Hải Sản, Quản trị học, NXB Thống kê 2007. 12. TS. Nguyễn Quốc Tuấn, Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống kê. NXB Lao động Xã hội 2006 13. TS Phan Công Nghĩa, Giáo trình Thống kê kinh tế, NXB giáo dục – 2002. 14. GS.TS Hoàng Hữu Hòa, Giáo trình Thống kê doanh nghiệp, Trường Đại Học Kinh Tế Huế 15Tài liệu tham khảo qua các luận văn khóa trên của sinh viên trường Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Hiếu SVTH: Hoàng Thị Thanh 59 PHỤ LỤC I. PHIẾU KHẢO SÁT THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH NĂM 2013 Xin chào ông (bà). Chúng tôi là sinh viên trường Đại học Kinh tế Huế. Chúng tôi đang thực hiện đề tài “Thực trạng, nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng tới đói nghèo trên địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị”. Xin ông (bà) vui lòng giành ít thời gian trả lời một số câu hỏi sau đây. Những ý kiến của ông (bà) chỉ phục vụ cho công tác nghiên cứu và đó là cơ sở quý giá giúp tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình. Tôi xin chân thành cám ơn! Mã hộ: PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG CỦA HỘ 1. Địa chỉ: Tỉnh: QUẢNG TRỊ Huyện: Cam Lộ a. Xã/Phường:................................. b. Thôn, bản, khu phố:.................................. c. Khu vực: Nông thôn/Thành thị 2. Thông tin của chủ hộ a. Họ tên:. b. Giới tính:. c. Năm sinh: d. Dân tộc:... e. Trình độ học vấn: 3. Số nhân khẩu hộ:....................người. 4. Số người sống phụ thuộc:người. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Hiếu SVTH: Hoàng Thị Thanh 60 PHẦN II: KHẢO SÁT THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH NĂM 2013 1. Thu và chi cho hoạt động kinh tế của hộ trong năm 2013 Đơn vị tính: 1.000 đồng Nguồn thu Tổng thu Tổng chi A 1 2 1. Trồng trọt (tính cả SP bán ra và SP tiêu dùng cho hộ gia đình) a. Cây lương thực và thực phẩm b. Cây công nghiệp c. Cây ăn quả d. Sản phẩm phụ trồng trọt (thân, lá, ngọn cây, rơm rạ, củi,...) e. Sản phẩm trồng trọt khác (cây giống, cây cảnh,...) 2. Chăn nuôi (tính cả SP bán ra và SP tiêu dùng cho hộ gia đình) b. Gia súc c. Gia cầm d. Sản phẩm khác (trứng, sữa tươi, kén tằm, mật ong nuôi, con giống,...) e. Sản phẩm phụ chăn nuôi (phân, lông, da,...) 3. Đánh bắt thủy hải sản 4. Hoạt động dịch vụ nông nghiệp 5. Lâm nghiệp (tính cả SP bán ra và SP tiêu dùng cho hộ gia đình) và dịch vụ lâm nghiệp 6. Nuôi trồng thủy sản (tính cả SP bán ra và SP tiêu dùng cho hộ gia đình) và dịch vụ thủy sản 7. Các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp (tính cả SP bán ra và SP tiêu dùng cho hộ gia đình) 8. Tiền lương, tiền công 9. Các khoản khác (gồm các khoản: thu từ hái lượm, quà tặng, tiền gửi về từ bên ngoài, lãi tiết kiệm, tiền cho thuê nhà, lương hưu, trợ cấp...(trợ cấp xã hội không tính vào). TỔNG CỘNG Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Hiếu SVTH: Hoàng Thị Thanh 61 2. Thu nhập của hộ gia đình 12 tháng qua: Đơn vị tính: 1.000 đồng Chỉ tiêu Gía trị 2.1. Tổng thu nhập của hộ gia đình (= Tổng thu câu 4- Tổng chi câu 4) 2.2. Thu nhập bình quân/người/tháng (= Tổng thu nhập câu 5.1/ số nhân khẩu trong hộ/ 12 tháng) 3. Kết quả (Đánh dấu “X” vào ô tương ứng) Đánh giá theo tiêu chí quy định tại QĐ số 09/2011/QĐ-TTg (để bình xét) Hộ nghèo Thành thị: Từ 500.000đ trở xuống Nông thôn: Từ 400.000đ trở xuống Hộ cận nghèo Thành thị: 501.000đ- 650.000đ Nông thôn: 401.000đ- 520.000đ Hộ không nghèo Thành thị: trên 650.000đ Nông thôn: trên 520.000đ NẾU KẾT QUẢ PHÂN LOẠI TẠI MỤC 3 LÀ HỘ NGHÈO HOẶC HỘ CẬN NGHÈO THÌ TIẾP TỤC ĐIỀU TRA CÒN KHÔNG THÌ DỪNG ĐIỀU TRA Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Hiếu SVTH: Hoàng Thị Thanh 62 PHẦN III: THU THẬP ĐẶC ĐIỂM HỘ NGHÈO, CẬN NGHÈO 1. Thu nhập bình quân khẩu/tháng.....................đồng. 2. Danh sách thành viên trong hộ: stt Họ và tên chủ hộ và các thành viên Ngày tháng năm sinh Quan hệ với chủ hộ Giới tính Nam:1 Nữ:2 Dân tộc Đối tượng chính sách Đối tượng theo NĐ 67 hoặc NĐ13 NĐ28 Trình độ học vấn Tình trạng đi học(chỉ hỏi người dưới 25 tuổi) Bảo hiểm y tế H ọ c n g h ề 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1 2 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 3. Mã quy định các cột: Cột 4: 1.Chủ hộ; 2.Vợ/chồng; 3.Con; 4.Cha/mẹ; 5.Ông/bà; 6.Cháu nội/ngoại; 7.Dâu/rễ; 8.Anh/chị/em; 9.Khác Cột 6: 1.Kinh; 2.Vân kiều; 3.Pa cô; 4.Khác Cột 7: 1.Thương- bệnh binh; 2.Thân nhân chủ yếu liệt sĩ; 3.Người HĐKC nhiễm CĐHH; 4.Người có công GĐCM; 5.Đối tượng là người có công với cách mạng khác Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Hiếu SVTH: Hoàng Thị Thanh 63 Cột 8: 1.Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; 2.Người cao tuổi cô đơn, không nơi nương tựa; 3.Người từ 80 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội; 4.Người khuyết tật đặc biệt năng, khuyết tật nặng đang hưởng trợ cấp xã hội theo NĐ 28/NĐ-CP; 5.Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc hộ gia đình nghèo; 6. Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi, trường hợp con đang đi học văn hóa, học nghề được áp dụng đến 18 tuổi Cột 10: 1.Mẫu giáo/mầm non; 2.Tiểu học; 3.Trung học co sở; 4.Trung học phổ thông; 5.Trung cấp; 6.Cao đẳng/Đại học trở lên Cột 11: 1.Đã có BHYT thuộc diện khác; 2.Chưa có BHYT đề nghị mua BHYT hộ nghèo, cận nghèo Cột 12: 1.Đã được học/đào tạo nghề; 2.Chưa được đào tạo nghề Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Hiếu SVTH: Hoàng Thị Thanh 64 PHẦN IV: ĐIỀU KIỆN SỐNG 1. Tình trạng nhà ở: 1.Kiên cố; 2.Bán kiên cố; 3.Nhà tạm; 4.Chưa có nhà ở . 2. -Đã hỗ trợ xây nhà: 1.Nhà 134; 2.Nhà 167; 3.Nhà Đại đoàn kết; 4.Nhà tình nghĩa. 3. Nguồn điện thắp sáng chủ yếu: 1. Điện lưới quốc gia; 2. Máy nổ, điện ắc quy, thủy điện hồ; 3. Ga, đèn dầu các loại; 4. Khác (ghi rõ.) 4. Nước sinh hoạt: 1. Nước máy; 2.Nước giếng; 3.Nước tự chảy; 4.Khác. 5. Hố xí hợp vệ sinh: 1.Tự hoại; 2.Bán tự hoại; 3.Khác. 6. Hệ thống giao thông trong xã: 1. Đường nhựa; 2. Bê tông; 3. Đường đất; 4. Cả 3 loại đường trên 7. Điều kiện chăm sóc sức khỏe ở xã: 1. Tốt; 2. Bình thường; 3.Không tốt PHẦN V: VAY VỐN 1. Đã được vay vốn: 1.NHCSXH; 2.NH khác; 3.Chưa vay. 2. Lý do nếu chưa vay: 1.Không có nhu cầu; 2.Chưa được vay. 3. Mục đích vay vốn: 1. Sửa chữa nhà cửa; 2. Mở rộng sản xuất; 3. Đầu tư giáo dục; 4. Khác. PHẦN VI: NGUYÊN NHÂN NGHÈO VÀ NGUYỆN VỌNG TRỢ GIÚP 1. Nguyên nhân nghèo (chỉ ghi 1-2 nguyên nhân chính vào ô vuông): 1. Thiếu vốn sản xuất; Thiếu đất sản xuất; 2. Thiếu phương tiện sản xuất; 3. Thiếu lao động; 4. Đông người ăn theo; 5. Có lao động nhưng không có việc làm; 6. Thiếu kinh nghiệm làm ăn, không có tay nghề; 7. Đau ốm nặng; 8. Mắc tệ nạn xã hội; 9. Lười lao động; Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Hiếu SVTH: Hoàng Thị Thanh 65 10. Thiên tai, dịch bệnh; 11. Môi trường kinh doanh, nền kinh tế khó khăn; 12. Nguyên nhân khác (ghi rõ:) 2. Nguyện vọng trợ giúp để thoát nghèo (chỉ ghi 1-2 nhu cầu chính vào ô vuông): 1. Vay vốn ưu đãi; 2. Hỗ trợ đất sản xuất; 3. Hỗ trợ phương tiện sản xuất; 4. Giúp học nghề; 5. Giới thiệu việc làm; 6. Hướng dẫn cách làm ăn; 7. Hỗ trợ xuất khẩu lao động; 8. Trợ cấp xã hội; 9. Hỗ trợ nhà ở. Ngày ....tháng....năm 2014 Chủ hộ Người điều tra (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Hiếu SVTH: Hoàng Thị Thanh 66 II. DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG HUYỆN CAM LỘ NĂM 2013 Bảng 1: Dân số và lao động huyện Cam Lộ năm2013 Stt Đơn vị Tổng số hộ đầu kì Dân số đầu kỳ Tổng số hộ cuối kỳ Dân số cuối kỳ Dân số trung bình Tổng số nhân khẩu Nhân khẩu trong độ tuổi lao động Tổng số nhân khẩu Nhân khẩu trong độ tuổi lao động Tổng số Nữ Tổng số Nữ Tổng số Nữ Tổng số Nữ Tổng Nam Nữ A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 1 TT Cam Lộ 1653 6236 3203 3929 1905 1655 6321 3242 3982 1931 6279 3056 3223 2 Cam Tuyền 1209 5202 2651 3100 1439 1217 5264 2679 3137 1456 5233 2568 2665 3 Cam An 1381 5159 2611 3157 1497 1393 5203 2627 3184 1509 5181 2562 2619 4 Cam Thủy 1219 4581 2345 2840 1326 1222 4658 2387 2888 1349 4620 2254 2366 5 Cam Thanh 657 2345 1187 1435 623 658 2387 1214 1461 634 2366 1166 1201 6 Cam Thành 1859 6803 3353 4218 2084 1859 6868 3394 4258 2104 6836 3462 3374 7 Cam Hiếu 1403 5402 2727 3349 1594 1406 5443 2740 3375 1606 5423 2689 2734 8 Cam Chính 1161 4136 2110 2564 1228 1162 4207 2143 2608 1249 4172 2045 2127 9 Cam Nghĩa 1398 5019 2517 3081 1334 1399 5072 2542 3114 1348 5046 2516 2530 Tổng 11940 44883 22704 27673 13030 11971 45423 22968 28007 13187 45153 22317 22836 Nguồn: Chi cục thống kê Cam Lộ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Hiếu SVTH: Hoàng Thị Thanh 67 III. KẾT QUẢ XỬ LÍ SPSS 1. Thu nhập và cơ cấu thu nhập Bảng 2: cơ cấu thu nhập của hộ gia đình Kết quả bình xét Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ không nghèo Mean Mean Mean tỷ lệ thu nhập từ trồng trọt .16 .12 .08 tỷ lệ thu nhập từ chăn nuôi .09 .06 .12 tỷ lệ thu nhập từ thủy sản .00 .00 .00 tỷ lệ thu nhập từ lâm nghiệp .00 .00 .01 tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ nông nghiệp .00 .00 .02 tỷ lệ thu nhập từ nông nghiệp .25 .17 .22 tỷ lệ thu nhập từ lương công .70 .80 .64 tỷ lệ thu nhập từ hđ phi nông nghiệp .02 .01 .13 tỷ lệ thu nhập từ khoản khác .01 .01 .01 2. Điều kiện sống Bảng 3: Tình trạng nhà ở Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Bán kiên cố 95 47.5 95.0 95.0 Nhà tạm 5 2.5 5.0 100.0 Total 100 50.0 100.0 Missing System 100 50.0 Total 200 100.0 Bảng 4: Đã được hỗ trợ xây nhà Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Nhà 167 1 .5 25.0 25.0 Nhà đại đoàn kết 3 1.5 75.0 100.0 Total 4 2.0 100.0 Missing System 196 98.0 Total 200 100.0 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Hiếu SVTH: Hoàng Thị Thanh 68 Bảng 5: Nguồn điện thắp sáng chủ yếu Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Điện lưới quốc gia 100 50.0 100.0 100.0 Missing System 100 50.0 Total 200 100.0 Bảng 6:Nước sinh hoạt Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Nước máy 43 21.5 43.0 43.0 Nước giếng 57 28.5 57.0 100.0 Total 100 50.0 100.0 Missing System 100 50.0 Total 200 100.0 Bảng 7: Hệ thống giao thông trong xã Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Cả 3 loại đường trên 100 50.0 100.0 100.0 Missing System 100 50.0 Total 200 100.0 Bảng 8: Điều kiện chăm sóc sức khỏe ở xã Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Tốt 2 1.0 2.0 2.0 Bình thường 92 46.0 92.0 94.0 Không tốt 6 3.0 6.0 100.0 Total 100 50.0 100.0 Missing System 100 50.0 Total 200 100.0 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Hiếu SVTH: Hoàng Thị Thanh 69 3. Vay vốn Bảng 9: Đã được vay vốn Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid NHCSXH 69 34.5 69.0 69.0 NH khác 16 8.0 16.0 85.0 Chưa vay 15 7.5 15.0 100.0 Total 100 50.0 100.0 Missing System 100 50.0 Total 200 100.0 Bảng 10: Lý do nếu chưa vay Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Không có nhu cầu 2 1.0 13.3 13.3 Chưa được vay 13 6.5 86.7 100.0 Total 15 7.5 100.0 Missing System 185 92.5 Total 200 100.0 Bảng 11: Mục đích vay vốn Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Sửa chữa nhà cửa 8 4.0 8.0 8.0 Mở rộng sản xuất 56 28.0 56.0 64.0 Đầu tư giáo dục 17 8.5 17.0 81.0 Khác 19 9.5 19.0 100.0 Total 100 50.0 100.0 Missing System 100 50.0 Total 200 100.0 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Hiếu SVTH: Hoàng Thị Thanh 70 4. Trình độ học vấn Bảng 12: Cấp học không nghèo Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid TH 17 17.0 17.0 17.0 THCS 51 51.0 51.0 68.0 THPT 32 32.0 32.0 100.0 Total 100 100.0 100.0 Bảng 13: Cấp học các hộ nghèo Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid TH 47 47.0 47.0 47.0 THCS 48 48.0 48.0 95.0 THPT 5 5.0 5.0 100.0 Total 100 100.0 100.0 5. Nguyên nhân nghèo Bảng 14: nguyên nhân nghèo Responses Percent of CasesN Percent nguyên nhân nghèoa Thiếu vốn sản xuất 37 18.9% 37.0% Thiếu đất sản xuất 16 8.2% 16.0% Thiếu phương tiện sản xuất 9 4.6% 9.0% Thiếu lao động 18 9.2% 18.0% Đông người ăn theo 30 15.3% 30.0% Có lao động nhưng không có việc làm 26 13.3% 26.0% Thiếu kinh nghiệm làm ăn, không có tay nghề 22 11.2% 22.0% Đau ốm nặng 19 9.7% 19.0% Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Hiếu SVTH: Hoàng Thị Thanh 71 Mắc tệ nạn xã hội 2 1.0% 2.0% Lười lao động 3 1.5% 3.0% Thiên tai, dịch bệnh 4 2.0% 4.0% Môi trường kinh doanh, nền kinh tế khó khăn 7 3.6% 7.0% Nguyên nhân khác 3 1.5% 3.0% Total 196 100.0% 196.0% 6. Nguyện vọng trợ giúp Bảng 15: nguyện vọng trợ giúp Responses Percent of CasesN Percent nguyện vọng trợ giúpa Vay vốn ưu đãi 58 30.5% 58.0% Hỗ trợ đất sản xuất 19 10.0% 19.0% Hỗ trợ phương tiện sản xuất 6 3.2% 6.0% Giúp học nghề 16 8.4% 16.0% Giới thiệu việc làm 28 14.7% 28.0% Hướng dẫn cách làm ăn 38 20.0% 38.0% Hỗ trợ xuất khẩu lao động 8 4.2% 8.0% Trợ cấp xã hội 16 8.4% 16.0% Hỗ trợ nhà ở 1 .5% 1.0% Total 190 100.0% 190.0% 7. Tỷ lệ phụ thuộc Bảng 16: tỷ lệ phụ thuộc phân loại hộ không nghèo nghèo tỷ lệ phụ thuộc Mean .38 .55 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Hiếu SVTH: Hoàng Thị Thanh 72 8. Kết quả hồi quy mô hình logistic Bảng 17: Variables in the Equation B S.E. Wald df Sig. Exp(B) Step 1a trinh_do -.448 .097 21.213 1 .000 .639 ty_le_phu_thuoc 9.940 1.674 35.244 1 .000 20752.920 gioi_tinh -1.629 .749 4.734 1 .030 .196 ho_nong_nghiep .125 .676 .034 1 .853 1.133 ho_co_TN_tu_cong_luong .536 .799 .450 1 .502 1.710 ho_co_TN_tu_hd_phi_NN -1.221 .654 3.492 1 .062 .295 tuoi .028 .021 1.799 1 .180 1.028 Constant -1.986 1.866 1.133 1 .287 .137 Bảng 18: Variables in the Equation B S.E. Wald df Sig. Exp(B) Step 1a trinh_do -.484 .103 22.075 1 .000 .616 ty_le_phu_thuoc 9.668 1.651 34.269 1 .000 15799.786 gioi_tinh -1.727 .745 5.379 1 .020 .178 ho_nong_nghiep .200 .700 .082 1 .775 1.222 ho_co_TN_tu_cong_luong .056 .809 .005 1 .945 1.058 ho_co_TN_tu_hd_phi_NN -1.401 .679 4.255 1 .039 .246 tuoi .376 .165 5.173 1 .023 1.457 tuoi2 -.003 .002 4.572 1 .032 .997 Constant -9.839 4.280 5.286 1 .022 .000 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Hiếu SVTH: Hoàng Thị Thanh 73 Bảng 19: Omnibus Tests of Model Coefficients Chi-square df Sig. Step 1 Step 121.304 6 .000 Block 121.304 6 .000 Model 121.304 6 .000 Bảng 20: Model Summary Step -2 Log likelihood Cox & Snell R Square Nagelkerke R Square 1 154.563a .456 .609

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthanh_1_425.pdf
Luận văn liên quan