Đề tài Thực trạng dịch vụ vận tải biển của Công ty Vinashin New World

MỤC LỤC PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG CÔNG TY VINASHIN NEW WORLD 1.1 Quá trình hình thành và phát triển 1.2 Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty Vinashin New World 1.2.1 Nhiệm vụ của Công ty 1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 1.3 Tình hình sử dụng các nguồn lực tại Công ty 1.3.2 Tình hình nhân lực 1.3.3 Tình hình về cơ sở vật chất tại Công ty CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ VẬN TẢI BIỂN CỦA CÔNG TY VINASHIN NEW WORLD 2.1 Dịch vụ vận tải biển và vai trò của nó trong phát triển kinh tế 2.1.1 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của vận tải đường biển 2.1.1.1 Vai trò 2.1.1.1 Đặc điểm 2.1.1.2 Tác dụng của vận tải đường biển 2.1.1 Dịch vụ vận tải 2.1.1.1 Khái niệm 2.1.1.2 Đặc điểm dịch vụ vận tải 2.1.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải đường biển 2.1.3.1 Tuyến đường biển 2.1.3.2 Cảng biển 2.1.3.3. Trang thiết bị của cảng 2.1.3.4 Phương tiện vận chuyển 2.1.4.1 Tiếp nhận yêu cầu khách hàng 2.1.4.2 Thông báo giá 2.1.4.3 Ký kết hợp đồng 2.1.4.4 Tiếp nhận và gửi hàng cho tàu 2.1.4.5 Thanh toán cước phí và dịch vụ 2.2 Thực trạng dịch vụ vận tải biển của công ty trong thời gian qua 2.2.1 Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất của công ty 2.2.2 Phân tích kết quả kinh doanh của công ty 2.2.2.3 Phân tích thực trạng về công nghệ tại công ty 2.2.2.4 Phân tích môi trường hoạt động của dịch vụ vận tải biển tại công ty. 2.3 Các tuyến vận tải biển và khách hàng quan hệ của công ty 2.3.1 Các tuyến vận tải biển của công ty 2.3.2 Khách hàng quan hệ của công ty 2.4 . Các chính sách marketing dịch vụ vận tải biển tại công ty 2.4.1 Chính sách sản phẩm 2.4.3 Chính sách kênh phân phối 2.5.2 Tồn tại 2.5.3 Nguyên nhân CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN DỊCH VỤ VẬN TẢI BIỂN TẠI CÔNG TY VINASHIN NEW WORLD 3.1 Triển vọng và hướng phát triển dịch vụ vận tải biển của công ty 3.1.1 Triển vọng 3.1.2 Định hướng phát triển 3.2 Giải pháp 3.2.1 Nhóm giải pháp về nghiệp vụ vận tải. 3.2.2 Nhóm giải pháp về thị trường 3.2.3 Nhóm giải pháp về chính sách Marketing 3.2.3.1 Chính sách sản phẩm dịch vụ 3.2.3 2 Chính sách nhân sự 3.2.3.3. Chính sách giá cước 3.2.4 Nhóm giải pháp về công nghệ PHẦN III: KẾT LUẬN

doc84 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5182 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng dịch vụ vận tải biển của Công ty Vinashin New World, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ững lợi thế về vị trí địa lí để công ty tiến hành hoạt động sản xuất của mình, nằm trên thành phố cảng, là đầu mối giao thông quan trọng của tuyến đường biển khu vực phía Bắc,có những nút huyết mạch chung chuyển hàng hóa của khu vực.Đấy là những yếu tố hết sức thuận lợi để công ty tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, hoạt động giao nhận vận tải biển mang lại nhiều thuận lợi nhất định cho các nhà xuất nhập khẩu,nó có nhiều ưu điểm so với vận tải đường không,đường bộ.Khối lượng vận chuyển lớn là một ưu điểm lớn của vận tải đường biển vì vậy nắm bắt được ưu điểm này nên công ty đã phát triển đẩy mạnh hoạt động dịch vụ vận tải đường biển.Đây cũng là một ngành khá mới mẻ,với chiến lược đi tắt đón đầu công ty Vinashin New World đã có những thành tựu ban đầu khá ấn tượng về lĩnh vực này. Khó khăn. Môi trường kinh tế thế giới và khu vực luôn biến động nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như các yếu tố đầu vào cũng như thị trường đầu ra. Những biến động của nền kinh tế thế giới trong thời gian qua, rõ nhất là năm 2009 đã làm nền sản xuất của công ty nhiều lúc bị gián đoạn. Giai đoạn đầu năm 2009 hợp đồng vận chuyển bị ứ đọng, hợp đồng mới thì khan hiếm. Nguyên nhân của tình trạng trên là do các doanh nghiệp trong nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, sản xuất kinh doanh bị trì trệ. Đó là lí do khiến hoạt động sản xuất gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng Cũng phải nói đến những rủi ro đặc thù của ngành vận tải đường biển.Thường xuyên đối mặt với nạn cướp biển,ảnh hưởng nặng nề của thời tiết,chế độ bảo hiểm hàng hóa còn ở mức thấp,Tàu chung chuyển hàng hóa vẫn còn hoạt động một cách nhỏ lẻ….Chính vì vậy mà làm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Ngoài ra môi trường kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất Công ty. Ngành vận tải đường biển là một mắt xích chịu tác động của cả hệ thống kinh tế nước ta. Giai đoạn kinh tế trong nước tăng trưởng ổn định với mức tăng trưởng cao thì vận tải đường biển cũng gặp nhiều thuận lợi Giai đoạn Quý III và Quý IV doanh thu tăng mạnh do đây là giai đoạn các doanh nghiệp trong nước gấp rút sản xuất kinh doanh để hoàn thành chỉ tiêu trong năm. Hàng hóa xuất nhập khẩu tăng mạnh trong thời kì này phục vụ cho tết Nguyên Đán, điều đó làm lĩnh vực vận tải biển của công ty hoạt động suôn sẻ. Có giai đoạn cường độ vận tải quá lớn công ty phải thuê các công ty khác vận tải để giữ mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực Môi trường chính trị - xã hội. Trong những năm qua tình hình chính trị xã hội trên thế giới luôn diễn biến phức tạp, luôn tìm ẩn những nguy cơ không lường trước được như: chiến tranh, khủng bố, bảo loạn ...làm kìm hãm sự phát triển kinh tế, gây hoang mang cho các nhà kinh doanh. Đối với hợp đồng vận chuyển sang những nước có nền chính trị bất ổn, công ty luôn phải xem xét kĩ để đưa ra hình thức vận chuyển hợp lí để tránh rủi ro. Nhiều hợp đồng vận chuyển đường dài bị hủy bỏ vì sự lo lắng về rủi ro gặp phải, đó là nạn cướp biển, rủi ro do thiên tai….. Mặc dù tình hình thế giới luôn có những diễn biến phúc tạp nhưng Việt Nam vẫn là nước có tình hình chính trị xã hội tương đối ổn định. Qua đó, cái nhìn của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam càng thiện cảm, Hàng loạt những dự án đầu tư với số vốn đến hàng chục triệu USD sắp đưa vào hoạt động. Đó là tín hiệu vui đối với tình hình sản xuất của công ty nói riêng cũng như nền kinh tế Việt Nam nói chung. 2.3 Các tuyến vận tải biển và khách hàng quan hệ của công ty. 2.3.1 Các tuyến vận tải biển của công ty. Do loại tàu của Công ty là loại tàu nhỏ vì vậy Công ty chỉ hoạt động trên tuyến đường nội địa chuyên chở hàng hoá từ Hải Phòng đi các tỉnh khác và ngược lại. Hiện nay phần lớn các đội tàu của Việt Nam chỉ hoạt động trên tuyến nội địa nên đã tạo ra một môi trường cạnh tranh tương đối khắc nghiệt đòi hỏi Công ty phải có kế hoạch phù hợp để phát triển dịch vụ vận tải biển của công ty để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như mở rộng sang thị trường thế giới. Hiện nay đội tàu của Công ty chỉ chuyên chở các hàng chính là lương thực, thực phẩm và hàng nông sản. Trong. Đây cũng chính là nhóm hàng hóa mà phần lớn các đội tàu nước ta đang vận tải. Theo diễn đàn chủ tàu châu Á lần thứ 14 tại Australia vào tháng 5/2005 thị trường tàu chở hàng khô vẫn tiếp tục thịnh vượng trong vài năm tới, thị trường tàu chở lương thực vẫn tiếp tục ổn định vững chắc trong giai đoạn hiện nay. Nhưng trong tương lai thị trường tàu chở container sẽ tăng mạnh. Điều này đòi hỏi trong những năm tới để thích ứng với sự phát triển của thị trường vận tải và để thúc đẩy dịch vụ vận tải biển của Công ty phát triển thì đòi hỏi Công ty phải có kế hoạch đưa đội tàu container vào hoạt động để nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần trong lĩnh vực vẫn còn mới mẻ này ở Việt Nam. Phương thức vận chuyển hiện nay của đội tàu của Công ty là dưới hình thức tàu chuyến, tức là tàu chạy theo các tuyến khác nhau tuỳ thuộc vào chủ hàng. Vận tốc của đội tàu của Công ty hiện nay mới đạt tốc độ trung bình 8,7 hải lý/h. Theo nhu cần của các tàu vận tải chở dầu cũng như hàng khô thì tốc độ trung bình phải đạt 14 hải lý/h. Vậy là tốc độ đội tàu của Công ty thấp hơn nhiều so với đội tàu trung bình của một con tàu vận tải tiêu chuẩn. Với tốc độ chậm như vậy đã kéo dài thời gian vận chuyển làm cho chi phí nguyên nhiên liệu tăng lên nhất là trong tình hình giá nguyên liệu ngày càng tăng cao trong những năm qua, chi phí bảo quản tăng .... đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức cạnh tranh của Công ty . Độ tuổi trung bình của đội tàu biển nước ta hiện nay theo thông báo của cục đăng kiểm việt nam là 16 tuổi và mục tiêu đến năm 2010 giảm xuống còn 15 tuổi. Trong khi đó đội tàu của Công ty có đội tuổi thấp hơn nhiều so với độ tuổi trung bình của cả nước và mới có 9 tuổi. Đây là một lợi thế cho dịch vụ vận tải của Công ty , điều này cũng chứng tỏ Công ty rất chú trọng đến sự an toàn và chất lượng của dịch vụ, tạo được lòng tin cho các chủ hàng khi giao hàng cho đội tàu của công ty. 2.3.2 Khách hàng quan hệ của công ty Để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty không ngừng tìm kiếm khách hàng mới và giữ mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng truyền thống. Công ty có chiến dịch marketting mạnh mẽ và hiệu quả để hình ảnh của công ty được quảng bá sâu rộng trên các phương tiện truyền thông. Dưới đây là những nhóm khách hàng chính của công ty phân theo lĩnh vực hoạt động. Vệ sinh tàu dầu: Khách hàng của Công ty hiện nay chủ yếu là các đội tàu vận chuyển dầu có nhu cầu làm sạch tàu dầu tại Việt Nam trong đó có những khách hàng truyền thống như đội tàu chở dầu của tổng công ty hàng hải,đội tàu của công ty Vosco, Nam Triệu, hay của một số đội tàu của công ty nước ngoài như của Pháp, Nhật bản....Trong tương lai Công ty có định hướng mở rộng dịch vụ dầu không chỉ chở cặn dầu mà còn chở cả các loại dầu khác nên khách hàng của Công ty sẽ tăng nhanh trong thời gian tới. Bảng 11 : Doanh thu lĩnh vực vệ sinh tàu dầu Khách hàng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số lượng (chiếc) Trị giá (triệu) Số lượng (chiếc) Trị giá (triệu) Số lượng (chiếc) Trị giá (triệu) Vosco Nam Triệu Bạch Đằng Công ty khác 3 2 2 2 4123 2491 3505 2198 4 3 4 3 7627 3173 5372 2987 3 2 4 4 9562 4732 6550 3888 Tổng 9 12317 14 19159 13 24732 Nguồn: Phòng KH-KD Dịch vụ sửa chữa: Công ty không trực tiếp đứng ra sửa chữa các tàu hư hỏng mà chuyển giao cho những nhà máy đóng tàu sửa chữa để có lợi nhuận. Đây không phải là lĩnh vực hoạt động chính của công ty nên công ty đầu tư vào lĩnh vực này. Chủ yếu khách hàng là những tàu nhỏ lẻ có trọng tải thấp, đang trong giai đoạn xuống cấp nên việc bảo trì bảo dưỡng theo chu kì phải thường xuyên. Dịch vụ cảng : Khách hàng của công ty là những đội tàu hoạt động ở khu vực Cảng , thường là những đội tàu của Vosco, tổng công ty hàng hải, các đơn vị vận tải ở Hải Phòng….Thời gian qua công ty có chiến lược thu hút khách hàng bằng cách Công ty đã có chính sách giá cả ưu đãi tạo sức cạnh tranh với những cảng khác, dịch vụ cảng phong phú, giấy tờ lưu kho bến bãi cũng được cắt giảm… Vận tải biển: Đây là lĩnh vực kinh tế chủ lực của công ty, hàng năm vẫn dẫn đầu về tỷ trọng đóng góp doanh thu. Hàng hóa vận tải là lương thực thực phẩm, hàng nông sản, xi măng, than, khoáng sản… Bảng 12: Sản lượng vận chuyển các năm Chỉ Tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Công ty Lương Thực miền Bắc 7.400 8.370 7.580 Đại lý tư nhân cung cấp Lương Thực 4.150 4.530 5.250 Công ty CP Than 3.170 4.100 3.820 Nhà máy xi măng CIFON 9.510 10.450 10.320 Đại lý xi măng Hoàng Thạch 5.000 6.000 6.450 Khách hàng khác 3.585 3.407 4.270 Tổng 32.815 36.857 37.690 ( Nguồn phòng KH-KD) Đơn vị: Tấn Qua bảng số liệu trên ta thấy lượng hàng chuyên chở qua các năm tại công ty ổn định ít biển đổi bởi vì công ty có nhiều khách hàng truyền thống. 2.4 . Các chính sách marketing dịch vụ vận tải biển tại công ty. 2.4.1 Chính sách sản phẩm. Công ty Vinashin new world là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề với nhiều lĩnh vực nên có cơ cấu sản phẩm đa dạng, lợi thế cạnh tranh tương đối lớn, các ngành nghề kinh doanh có đặc điểm riêng. Ngành dịch vụ cảng và làm sạch tàu dầu: Hoạt động dịch vụ cảng và cho thuê bến hải. Khách hàng là các đơn vị có nhu cầu bốc dỡ hàng tại cảng của Công ty để vận chuyển đến các tỉnh và các vùng lân cận thành phố Hải Phòng. Ngành vận tải biển: là ngành có doanh thu tương đối lớn nhưng đây là ngành đỏi hỏi có chi phí sản xuất lớn, cộng với sự nợ nần của khách hàng kéo dài đã gây không ít khó khăn cho ngành vận tải biển của Công ty Sự khác biệt dịch vụ của công ty với các đối thủ cạnh tranh bên cạnh chất lượng các sản phẩm dịch vụ được đánh giá là tốt, mà còn thể hiện ở sự đa dạng và phong phú của các loại dịch vụ. Cụ thể lĩnh vực dịch vụ cảng, Công ty không những cho thuê bến bãi đậu contairner, thuê địa điểm bốc dỡ hàng hóa mà kiêm luôn dịch vụ bốc dỡ hàng hóa với đội ngũ công nhân đông đảo, ngoài ra công ty còn làm thủ tục giấy tờ thông quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu. Tât cả những dịch vụ trọn gói khiến công ty có nhứng ưu thế hơn so với những công ty khác. Trong lĩnh vực vận tải biển, công ty chuyên chở tất cả các hàng hóa dịch vụ khi khách hàng có nhu cầu giá cước vận chuyển cạnh tranh, bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển tốt, chế độ bảo hiểm hàng hóa hợp lí là những nguyên nhân khiến lượng khách hàng ngày càng đông. Cuối năm, công ty có chương trình tặng quà cho những khách hàng truyền thống, một mặt để tạo quan hệ tốt đẹp mặt khác quảng bá hình ảnh của công ty với những khách hàng mới đang có nhu cầu vận tải. Đấy là những nét đặc trưng các loại hình dịch vụ của công ty, có sự khác biệt lớn với những đơn vị khác về lĩnh vực vận tải đường biển. Khi công ty thực hiện thành công sự khác biệt dịch vụ tức là công ty đã định vị dịch vụ của mình trên thị trường, trong nhu cầu của khách hàng. Để duy trì sự khác biệt công ty phải thực hiện thiết kế, định hình cấu trúc của dịch vụ đồng thời kết hợp việc sử dụng các chính sách công cụ của marketing hỗn hợp khác. Chính sách sản phẩm dịch vụ hiện nay của công ty là tạo sự khác biệt về các thuộc tính cạnh tranh.Nhờ đó người tiêu dùng phân biệt được dịch vụ của công ty và những dịch vụ cạnh tranh khác. Yếu tố cơ bản quyết định sự khác biệt đó là việc xác định rõ hiệu quả giữa các dịch vụ và mang lại giá trị cao hơn cho khách hàng. Bên cạnh sử dụng những chiếc tàu mới thì công ty cũng còn sử dụng những chiếc tàu truyền thống đã lâu năm. Mặc dù niên đại lâu năm nhưng chất lượng tàu vẫn đủ tiêu chuẩn tham gia vận tải. Trong những năm qua, thị trường vận tải biển khu vực miền Bắc có sức hút lớn đối với những doanh nghiệp vận tải. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, công ty có những biện pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động vận tải. Mở rộng nhiều tuyến vận tải, liên kết với các đơn vị khác, sản phẩm vận tải phong phú, cước phí ưu đãi, chế độ bảo hiểm hàng hóa tốt là sự khác biệt đối với những doanh nghiệp khác. Chính vì thế, vị thế công ty ngày càng được nâng lên tầm cao mới trong thị trường vận tải khu vực phía Bắc. 2.4.2 Chính sách giá. Xác định giá trong dịch vụ phải căn cứ vào giá trị đích thực dịch vụ đó mang lại cho khách hàng. Tránh tình trạng chỉ căn cứ thuần tuý vào chi phí và tăng thêm một mức lợi nhuận thích hợp. Như vậy sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh về giá trong marketing hỗn hợp. Những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến giá thị trường dịch vụ như: nhu cầu, chi phí và cạnh tranh. Nhu cầu dịch vụ: Công ty đã hiểu rõ đặc điểm nhu cầu về dịch vụ nói chung là luôn biến động, biên độ giữa thời điểm cao và thấp của nhu cầu là rất lớn. Sự biến động nhu cầu như vậy diễn ra trong từng ngày, từng giờ vì thế gây nên khó khăn cho việc cung ứng các dịch vụ của công ty. Thông thường công ty duy trì quy mô thích hợp để thoả mãn nhu cầu dịch vụ ở mức trung bình do đó dẫn tới mất cân đối khi như cầu cao và nhu cầu thấp. Việc xác định quy mô nhu cầu dịch vụ là việc khó khăn, Công ty đã có những giải pháp marketing tác động để san sẻ nhu cầu đồng thời thực hiện co giãn cung ứng cho thích hợp. Ngoài việc nghiên cứu sự phân bố nhu cầu về thời gian, quy mô, tần suất, biên độ và chu kỳ, Công ty còn nghiên cứu cơ cấu và đặc điểm của nhu cầu. Đó là nhu cầu về dịch vụ chủ yếu và dịch vụ phụ, dịch vụ trọn gói và dịch vụ riêng rẻ, dịch vụ tổng thể hoặc các bộ phận, các khâu của dịch vụ... Chi phí dịch vụ: Chi phí dịch vụ giữu vị trí quan trọng đối với cạnh tranh của giá cả dịch vụ trên thị trường. Cần phải hiểu chi phí trong việc cung cấp dịch vụ và sự thay đổi của nó qua thời gian, cùng với quy mô, mức độ của nhu cầu. Việc hạch toán chi phí trong dịch vụ là vấn đề quan trọng trong quyết định giá dịch vụ của công ty. Công ty hạch toán chi phí theo cách tính giá thành truyền thống, mặc dù phương pháp này không được thích hợp đối với dịch vụ. Cạnh tranh: Trong công nghiệp dịch vụ, chi phí cố định luôn có xu hướng hạ thấp trong mỗi đơn vị dịch vụ. Với hiện trạng đó, lợi nhuận cận biên tương đương với doanh thu cận biên. Tiêu dùng cận biên trở nên hấp dẫn và thu hút nhiều khách hàng. Nếu không có cạnh tranh giá cả có thể hạ gần tới mức chi phí cố định. Ngược lại, nếu có cạnh tranh sự hạ giá sẽ đối lập với các hãng cạnh tranh để duy trì khối lượng bán. Kết quả dẫn tới sự cạnh tranh về giá với quy mô lớn và dây chuyền. Công ty đã nghiên cứu chi phí và phương thức định giá của các hãng cạnh tranh, mức giá và lợi nhuận của họ, so sánh các mức giá và chất lượng dịch vụ của các hãng cạnh tranh chính với công ty trên mỗi đoạn thị trường. Việc nắm được chi phí và chi phí cơ hội của các hãng cạnh tranh cho phép nhà quản trị dự đoán được thiên hướng và cấu trúc giá của họ. Khả năng đạt được lợi nhuận, chi phí cơ hội, tỉ phần thị trường trong các đoạn thị trường của công ty và các hãng cạnh tranh là những yếu tố quan trọng trong phân tích, đánh giá và đưa ra những quyết định về giá cả của công ty thực hiện cạnh tranh trên thị trường. Chính sách giá dịch vụ của công ty là chiến lược giá phân biệt. - Giá phân biệt theo mức độ sử dụng. Theo cách này, các khách hàng sử dụng càng nhiều sẽ hưởng được mức chi phí trung bình trên đơn vị sử dụng thấp hơn. - Giá phân biệt loại hình dịch vụ. Theo cách này, các kiểu dịch vụ khác nhau được định giá khác nhau, nhưng không tỷ lệ với chi phí tương ứng của nó. 2.4.3 Chính sách kênh phân phối Hệ thống kênh phân phối của công ty chủ yếu là theo hình thức phân phối trực tiếp. Kênh phân phối trực tiếp đó là việc phân phối dịch vụ tại công ty, được thực hiện theo sơ đồ sau: Công ty Người tiêu dùng Một số khách hàng theo kênh trực tiếp chủ yếu là các khách hàng truyền thống, khách hàng đã quen biết và nhiều lần sử dụng dịch vụ của công ty. Giai đoạn đầu của kênh phân phối trực tiếp, Công ty phải tự tìm đến khách hàng để marketting sản phẩm dịch vụ của mình. Dần dần hình thành nên mối quan hệ hợp tác làm ăn gắn bó. Sau này chiến dịch marketting đối với khách hàng truyền thống hạn chế hơn so với thời gian đầu, thay vào đó là chính sách chăm sóc khách hàng truyền thống một cách chu đáo để đảm bảo mối quan hệ giữa công ty với khách hàng. Ngoài ra, khi tìm kiếm khách hàng mới, Công ty đã đi sâu nghiên cứu thị trường, đẩy mạnh hoạt động marketting vào những thị trường tiềm năng như vận tải các hàng hóa nông sản, lương thực thực phẩm, những hàng hóa thiết yếu. Thời gian này hoạt động marketting gặp nhiều khó khăn vì khách hàng luôn có những đơn vị đứng ra vận tải riêng. Đấy là mối quan hệ lâu năm nên muốn dành được thị phần vận tải cần phải có sự khác biệt và nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ của mình. Hoạt động marketting được đầu tư có chiều sâu, gửi bản báo giá cước đối với khách hàng, có chế độ đãi ngộ đặc biệt, dịch vụ chăm sóc tốt. Đấy là những ưu điểm sản phẩm dịch vụ công ty đối với những công ty khác hoạt động cùng lĩnh vực. Kênh phân phối gián tiếp đó là việc phân phối dịch vụ của công ty thông qua các công ty khác. Đó là sự hợp tác giữa các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực vận tải đường biển. , những đơn vị này hợp tác dưới dạng bán lại hợp đồng vận chuyển để thu lợi nhuận. Khách hàng tìm đến công ty để vận tải hàng hóa nhưng trong thời gian đó công ty hoạt động quá tải, đội tàu vận tải khan hiếm nên công ty hợp tác với các đơn vị khác vận chuyển hàng hóa. Hình thức này đem lại nguồn lợi nhuận không lớn nhưng bù lại giữ được khách hàng để có những hợp đồng vận tải sau này. 2.4.4 Chính sách quảng cáo. Là một trong những hình thức của giao tiếp, mang tính phổ biến mà các hãng dịch vụ sử dụng. Chức năng quãng cáo trong dịch vụ là xác định thông tin về dịch vụ, định vị dịch vụ, phát triển khái niệm dịch vụ, nhận thức tốt hơn về chất lượng và số lượng dịch vụ, hình thức mức độ mong đợi và thuyết phục khách hàng mua hàng. Do đặc điểm không hiện hữu của dịch vụ đã mang lại nhiều khó khăn cho hoạt động quãng cáo. Quảng cáo không trực tiếp vào dịch vụ nên phải tập trung vào các đầu mối hữu hình, vào các dấu hiệu vật chất. Tại công ty phương tiện quảng cáo, tin quảng cáo, xác định mục đích quảng cáo và ngân sách cũng là vấn đề trong việc hoạch định chính sách quãng cáo. Phương tiện quảng cáo: công ty thực hiện việc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Trên tivi công ty đầu tư quảng cáo từ 5-6 lần trong một năm. Mỗi quý công ty thực hiện 2 bài trên các tạp chí.Việc tiếp xúc, thăm viếng các khách hàng truyền thống là không thường xuyên, nhưng công ty đã thực hiện được ít nhất một năm là một lần.Ngoài ra công ty còn sử dụng các hình thức quãng cáo thông dụng khác như: pano áp phích, điện thoại, truyền miệng, thư từ và các công cụ ngoài trời. Trong quảng cáo tới khách hàng về một dịch vụ nào đó, bao giờ người cung ứng dịch vụ cũng quan tâm đến thông điệp quãng cáo vì họ cần phải hiểu về nhận thức dịch vụ của khách hàng, qua đó mà cung ứng dịch vụ hợp với nhu cầu và mong muốn của họ. Thông điệp quảng cáo của công ty chưa thật sự có ấn tượng mạnh mẽ và chưa có tính cạnh tranh. Ngoài ra các thông điệp truyền tới khách hàng chưa có thiết kế nội dung để truyền tới cán bộ viên chức trong công ty, do đó họ không được tăng cường nhận thức về dịch vụ và không khuyến khích họ cung cấp dịch vụ có chất lượng cao. 2.5 Đánh giá chung thực trạng dịch vụ của công ty 2.5.1 Những kết quả đạt được: Trong những năm gần đây,mặc dù hoạt động kinh doanh của Công ty gặp nhiều khó khăn do tác động môi trường kinh tế trong và ngoài nước, nhưng bằng ý trí tự chủ cao, với quyết tâm vượt khó vươn lên của tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên toàn công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch đề ra. Mục tiêu lợi nhuận và doanh thu luôn được ban lãnh đạo Công ty quán triệt coi đây là nhiệm vụ kinh tế hàng đầu, là điều kiện quyết định sự tồn tại trong cơ chế thị trường. Công ty đã từng bước lên kế hoạch và thực hiện hàng loạt các biện pháp có hiệu quả nhằm đạt được kết quả đã đề ra Bảng : Kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số lượng Trị giá (triệu) SL Trị giá (triệu) SL Trị giá (triệu) DV SC Vệ sinh TD Dịch vụ cảng Vận tải biển DV TM 22 9 674.215 15.535 1000475 4006 12317 9484 12914 6430 38 chiếc 14 chiếc 901.200 19907 1085597 10674 19159 18024 17486 4363 33 13 850320 22240 858635 13562 24732 28550 27922 6020 Tổng 45151 69706 100786 Phòng Kế hoạch- Kinh doanh Để đạt được kết quả mà ban lãnh đạo đề ra công ty đã chủ động thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình bằng cách tập trung nguồn vốn đầu tư mua sắm thêm nhiều máy móc, phương tiện vận tải , nâng cấp cải tạo cảng để thay thế một loạt các phương tiện xếp dỡ, máy móc thiết bị lạc hậu…để phù hợp với mặt bằng công nghệ tiên tiến trên thế giới hiện. Vì vậy trong những năm qua Công ty không ngừng phấn đấu đạt mức doanh thu cao: năm 2007 đạt 45,151 tỷ đồng , năm 2008 là 69,706 tỷ đồng tăng 54,3% so với 2007, Năm 2009 doanh thu đạt 100,786 tỷ đồng tăng 44,58 % so với 2008 và tăng 123 % soi với 2007. Những kết quả kinh doanh trên góp phần đưa vị thế công ty nên tầm cao mới, tạo uy tín cho khách hàng, thị trường không ngừng củng cố và mở rộng. Hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả nhưng công ty vẫn không quên thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước. Hàng năm đóng góp vào vào ngân sách nhà nước ở mức cao. Năm 2007 là 1,596 tỷ đồng, năm 2008 là 5,176 tỷ đồng còn năm 2009 là 6,316 tỷ đồng. Nộp thuế là nghĩa của công ty đối với đất nước, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế chung của đất nước 2.5.2 Tồn tại. Dịch vụ vận tải biển chưa phong phú Chỉ tiêu Tàu loại 1 Tàu loại 2 Tàu loại 3 Trọng tải 700DWT 500DWT 200DWT Hàng hoá Dầu Dầu Hàng khô Hành trình Bắc-Nam Bắc-Nam Bắc-Nam Phương thức vận chuyển Tàu chuyến Tàu chuyến Tàu chuyến (Nguồn trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu) Qua bảng số liệu ta có thể thấy đội tàu của Công ty còn nhỏ bé. Tổng trọng tải của ba con tàu mới đạt 1.400DWT chưa bằng trọng tải của một con tàu hạng trung bình của các đơn vị vận tải khác như VOSCO. Tàu có trọng tải lớn nhất của Công ty mới chỉ đạt trọng tải 700DWT. Với qui mô nhỏ bé như vậy đã gây không ít khó khăn cho dịch vụ vận tải biển của Công ty trong việc cạnh tranh với các đơn vị vận tải khác trong và ngoài nước. Do loại tàu của Công ty là loại tàu nhỏ vì vậy mà hiện nay Công ty chỉ hoạt động trên tuyến đường nội địa chuyên chở hàng hoá từ Hải phòng đi các tỉnh khác và ngựơc lại. Hiện nay phần lớn các đội tàu của Việt Nam chỉ hoạt động trên tuyến nội địa nên đã tạo ra một môi trường cạnh tranh tương đối khắc nghiệt đòi hỏi Công ty phải có kế hoạch phù hợp để phát triển dịch vụ vận tải biển để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như mở rộng sang thị trường thế giới. Hiện nay đội tàu của Công ty chỉ chuyên chở hàng hóa chính là dầu và lương thực, thực phẩm, nông sản. Trong đó tàu loại 1 và loại 2 là hai tàu chở dầu còn tàu loại 3 là tàu chở các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nông sản. Đây cũng chính là lĩnh vực mà phần lớn các đội tàu nước ta đang hoạt động. Phương thức vận chuyển hiện nay của đội tàu Công ty là dưới hình thức tàu chuyến, tức là tàu chạy theo các tuyến khác nhau tuỳ thuộc vào chủ hàng. Cước phí vận chuyển còn cao Chi phí vận chuyển đều tăng qua các năm. Giai đoạn 2007-2009 thị trường xăng dầu có nhiều biến động nên đã làm cho chi phí vận chuyển của công ty tăng cao. Đặc thù chi phí ngành vận tải đường biển phụ thuộc rất nhiều vào giá xăng dầu, chi phí này ảnh hưởng trực tiếp đến cước phí vận chuyển của công ty. Chính sự tăng của giá xăng dầu đã tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh và làm cho lợi nhuận của ngành bị ảnh hưởng trong những năm qua. Giá cước vận tải biển tuyến Hải Phòng - TP. Hồ Chí Minh và ngược lại đã tăng trên 25.000 VNĐ/tấn. Trong đó, hàng rồi tăng từ 240.000 VNĐ/tấn lên trên 265.000 VNĐ/tấn, hàng đóng bao tăng từ 260.000 VNĐ lên 290.000 VNĐ/ tấn. Cước vận tải container tăng thêm từ 230.000 - 250.000 VNĐ/ container 20’, phí cẩu tăng từ 1.000 - 2.000 VNĐ/ tấn, phí nâng hạ container 20’ rỗng đã tăng từ 84.000 VNĐ/ lượt lên 112.000 VNĐ/ lượt, container có hàng đã tăng từ mức 168.000 VNĐ/ lượt lên 194.000 VNĐ/ lượt.  Phí nâng hạ container 40’ rỗng tăng từ 126.000 lên 160.000 VNĐ/ lượt. Phí nâng hạ container 40’ có hàng tăng từ 250.000 VNĐ/lượt lên 286.000 VNĐ/lượt. Phí nâng hạ container 45’ có hàng tăng lên trên 378.000 VNĐ/lượt... Ngoài ra, một số bãi container đã tăng phí gửi container. Nghiệp vụ chưa cao Hiện nay số lao động hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển của Công ty đều là những người được đào tạo bài bản nên thích ứng nhanh với công việc. Song phần lớn lao động của ngành chỉ được đào tạo trong nước chưa có điều kiện đi đào tạo ở nước ngoài vì vậy mà so với các dịch vụ vận tải khác còn có nhiều yếu điểm. Mặt khác hiện nay dịch vụ vận tải biển của Công ty mới chỉ hoạt động trên tuyến đường nội địa nên thuỷ thủ và sỹ quan của ngành vẫn chưa có kinh nhiệm trọng việc vận tải hàng hoá quốc tế, đồng thời trình độ ngoại ngữ của thuỷ thủ và sỹ quan trên tàu còn hạn chế vì vậy mà gặp rất nhiều khó khăn khi giao tiếp với các chủ hàng nước ngoài cũng như trong việc giao lưu quốc tế. Thủ tục hành chính rườm rà Mặc dù đã có những chính sách cải thiện thủ tục hành chính, các giấy tờ không cần thiết được loại bỏ, giấy tờ thông quan cảng được rút gọn nhưng nhìn chung vẫn gây tâm lí khó chịu cho khách hàng vì sự bất cập cũng như thiếu đồng bộ giữa các khâu. Rõ nhất trong dịch vụ cảng, hệ thống xuất nhập cảng, lưu kho, giấy tờ hải quan chưa có tiếng nói chung, điều đó làm hình ảnh công ty trong con mắt khách hàng bị suy giảm dẫn đến tình trạng mất khách truyền thống cũng như khách hàng mới Hệ thống thông tin cập nhật còn chậm : Ngành vận tải đường rất chú trọng đến tình hình thời tiết, nó quyết định đến lộ trình vận tải của mỗi doanh nghiệp vận tải. Hiện nay, hệ thống thông tin của đội tàu vận tải đường biển còn lạc hậu, máy móc thiết bị có niên đại lâu đời nên mức độ chính xác còn thấp dễ gây rủi ro trong quá trình vận tải biển. Mặc dù nhận được sự quan tâm của ban lãnh đạo để nâng cấp hệ thống thông tin, tuy nhiên vẫn dừng lại trên giấy tờ và chưa có thái độ tích cực từ phía nhà quản lí Phương tiện vận tải đang trong thời kì xuống cấp: Hệ thống phương tiện vận tải đang trong giai đoạn xuống cấp trầm trọng, chính sự xuống cấp này đã kéo theo chi phí vận tải tăng mạnh do có sự thất thoát về nguyên liệu vận tải. Mặt khác việc thường xuyên phải sửa chữa cũng như bảo dưỡng cũng khiến công ty luôn phải trích ra một nguồn kinh phí khá lớn cho việc nâng cấp hệ thống phương tiện vận tải của ngành. 2.5.3 Nguyên nhân. Chưa quan tâm đến công tác nghiên cứu tìm hiểu thị trường khách hàng. Do công là đơn vị thuộc tập đoàn Vinashin nên khách hàng chủ yếu của công ty là khách hàng truyền thống, còn công tác tìm kiếm khách hàng mới chưa được công ty chú trọng. Mặt khác, những khách hàng truyền thống đều là những doanh nghiệp nhỏ, quy mô bé nên hoạt động còn mang tính chất manh mún, chưa chuyên nghiệp nên nghiệp vụ sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế. Chưa có chính sách bồi dưỡng nhân lực. Trong công ty đội ngũ bên lĩnh vực dịch vụ, marketting có kỹ năng nghiệp vụ chưa cao, trình độ còn non kém. Những cán bộ phụ trách Mảng marketting mới dừng lại ở trình độ cao đẳng nên tầm nhìn cũng như chính sách phát triển thị trường đôi khi còn hạn chế. Mặc dù vậy, công ty chưa có chính sách bồi dưỡng nâng cao trình độ.Trong những năm qua đã có biện pháp nâng cao bồi dưỡng nguồn nhân lực bằng cách cử cán bộ sang nước ngoài học tuy nhiên mới chỉ đào tạo trong thời gian ngắn vì chi phí đào tạo cũng khá cao. Chưa có quan hệ tốt với các bên liên quan. Quan hệ với những công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực còn hạn chế. Chỉ dừng lại ở mức độ quan hệ làm ăn thông thường, chưa có sự hợp tác chặt chẽ nên đôi khi thông tin về thị trường nắm bắt còn chậm. Mặc khác, chưa có mối quan hệ khăng khít của các nhà quản lí với bộ giao thông vận tải trong việc mở rộng vành đai vận tải, khai thác thị trường tiềm năng cũng như tìm kiếm khách hàng. Tâm lí ì ạch vẫn tồn tại trong tâm lí lãnh đạo của các nhà quản lí. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện dịch vụ vận tải biển tại công ty Vinashin New World 3.1 Triển vọng và hướng phát triển dịch vụ vận tải biển của công ty 3.1.1 Triển vọng Trong những năm qua công ty luôn hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu mà ban lãnh đạo cũng như tập đoàn Vinashin đã đề ra. Để hoàn thành mục tiêu đó công ty cần phải có chính sách, mục tiêu phát triển kinh tế nhất định ,xác định mục tiêu rõ ràng qua từng giai đoạn từng thời kì. Trong thời gian tới ban lãnh đạo công ty đã đề ra nhóm mục tiêu giúp công ty dần dần định hướng được chiến lược phát triển hoạt động sản xuất trong thời gian tới: Mục tiêu tổng quát: Phát triển ngành dịch vụ vận tải đường biển trở thành lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của công ty, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu vận tải trong nước và hướng ra thị trường nước ngoài, nâng cao khả năng cạnh tranh có chỗ đứng vững chắc trên thị trường vận tải đường biển nội địa Mục tiêu cụ thể: Trong những năm tới, giai đoạn 2010-2015 công ty xác định mục tiêu cụ thể để hoàn thành chỉ tiêu tăng sản lượng vận chuyển trung bình 15 % mỗi năm. Đây là mức tăng trưởng rất cao so với mặt bằng chung các doanh nghiệp trong nước tuy nhiên với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên mức tăng trưởng đó hoàn toàn có thể thực hiện được thậm chí vượt mức kế hoạch đã đề ra: Vận tải hàng thô: Đây là những hàng hóa thiết yếu nên trong những năm tới sản lượng vận tải có xu hướng tăng mạnh. Mặc dù cước phí vận tải có dấu hiệu tăng tuy nhiên tốc độ tăng sản lượng hàng khô đạt 15 %, thị trường miền Nam vẫn là thị trường tiềm năng và công ty sẽ có kế hoạch mở rộng thêm những vành đai cũng như tuyến vận tải chính để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mặt hàng này. Vận tải hàng lỏng:Vận tải hàng lỏng (dầu và các sản phẩm dầu) là loại hình vận chuyển mà giá cước ít bị sụt giảm nhất trong số các loại hình vận tải biển chính. Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế đã làm cho nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ và các sản phẩm năng lượng giảm đi khoảng 5%, trong những năm tới vận tải hàng lỏng ước tính đạt mức doanh thu chiếm 30% tổng doanh thu của vận tải đường biển. Vận tải container:Đây là loại hình vận tải còn mới mẻ nhưng rất tiềm năng, công ty là một trong những đơn vị đầu tiên áp dụng loại hình vận tải này. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn tuy nhiên với những lợi thế về cảng biển và dịch vụ bốc dỡ hàng hóa chuyên nghiệp hi vọng đây là loại hình mang đến cho công ty những nguồn thu không nhỏ. Hàng hóa vận tải bằng container chủ yếu là những linh kiện điện tử, đồ dân dụng, máy móc thiết bị…….. Bảng : Sản lượng kế hoạch ngành vận tải biển của công ty Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Sản lượng 32110 44954 67431 101147 131491 157790 Đơn vị: tấn 3.1.2 Định hướng phát triển Thương mại quốc tế giữa Việt Nam và thế giới đã có những sự phát triển mạnh mẽ, và đây thực sự trở thành một điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển ngành vận tải biển của Việt Nam.“Phát triển vận tải biển theo hướng hiện đại hóa với chất lượng ngày càng cao, chi phí hợp lý, an toàn, hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng; tăng sức cạnh tranh của vận tải biển để chủ động hội nhập và mở rộng thị trường vận tải biển trong khu vực và trên thế giới” - đó là một trong những mục tiêu của Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1601/QĐ-TTg ngày 15/10/2009. Quy hoạch cũng nêu rõ mục tiêu của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, kinh tế hàng hải đứng thứ hai và sau 2020 kinh tế hàng hải đứng đầu trong 5 lĩnh vực phát triển kinh tế biển; đồng thời góp phần củng cố an ninh, quốc phòng của đất nước. Trên cơ sở các phân tích về các nhân tố tác động đến sự thành công của vận tải đường biển cũng như xu hướng phát triển cảng biển khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Việt Nam, công ty đã đưa ra những định hướng để nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải biển và hướng giải pháp nhằm tăng khả năng vận tải trong những năm tới Về vận tải biển: Xác định rõ thì trường vận tải trong nước vẫn là chủ yếu còn vận tải quốc tế chỉ là thứ yếu. Có thể nói đây là hướng phát triển hợp lí vì thị trường vận tải đường biển nước ta trong vài năm tới mặc dù sẽ có sự cạnh tranh gay gắt giữa các đơn vị nhưng đây vẫn là thị trường rất nhiều tiềm năng với nhu cầu vận tải ngày càng cao. Mục tiêu có chỗ đứng vững chắc ở thị trường vận tải phía Bắc để làm bàn đạp tiến sâu vào thị trường miền Nam. Từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải biển, đáp ứng nhu cầu vận tải biển nội địa, nâng cao thị phần vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, kết hợp chở thuê hàng hóa nước ngoài trên các tuyến vận tải biển xa. Phát triển đội tàu biển Việt Nam theo hướng hiện đại, chú trọng phát triển các loại tàu chuyên dùng (tàu container, hàng rời, dầu...) và tàu trọng tải lớn Về định hướng phát triển hệ thống cảng biển trong giai đoạn tới, ngoài việc nâng cấp, đầu tư chiều sâu, phát huy hết công suất, hiệu quả của các cảng hiện hữu, cần tập trung vào việc xây dựng cảng trung chuyển quốc tế, cảng cửa ngõ quốc tế tại các vùng kinh tế trọng điểm, một số cảng nước sâu chuyên dụng xếp dỡ container, than quặng và dầu quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại... 3.2 Giải pháp 3.2.1 Nhóm giải pháp về nghiệp vụ vận tải. Tiếp nhận yêu cầu khách hàng: Khâu tiếp nhận yêu cầu khách hàng là khâu đầu tiên trong các bước tiến hành dịch vụ chuyên chở tại công ty. Vì vậy khâu này rất quan trọng cần phải có một đội ngũ nhân viên thích hợp, có chuyên môn nghiệp vụ cao để làm công việc này. Hiện nay tại công ty đội ngũ tiếp nhận yêu cầu khách hàng còn ít, hơn nữa cùng một lúc họ thực hiện nhiều công việc khác nhau nên việc tiếp nhận yêu cầu khách hàng chưa thực sự có hiệu quả. Vì vậy, trong năm tới công ty cần phải tổ chức đào tạo huấn luyện nâng cao trình độ chuyên môn cho các nhân viên đồng thời nên thành lập một bộ phận đảm nhiệm công việc này. Tiếp nhận hàng. Nghiệp vụ giao nhận là rất quan trọng. Để tiếp nhận hàng tại cảng đi thì cần phải có những phương tiện đường bộ để vận chuyển hàng hoá từ địa điểm ban đầu của hàng hoá đến cảng đi. Nhiều công ty không có xe vận chuyển nên phải thuê làm cho các công ty này không được chủ động. Như vậy, trong thời gian tới công ty cần đầu tư thêm một số xe vận tải để phục vụ công việc này. Ngoài ra, các thủ tục trong việc nhận hàng cũng cần phải được chuyên môn hoá cho một bộ phận để tối thiểu hoá chi phí, thời gian cũng như nâng cao hiệu quả. Cần chú ý đến việc cấp vận đơn đã nhận hàng để xếp cho khách hàng. Gửi hàng lên tàu. Sau khi nhận hàng, công ty đóng gói hàng hoá ( trừ phi việc này do người gửi hàng làm trước khi giao hàng cho người giao nhận) cần tính đến tuyến đường, bản chất của hàng hoá và những luật lệ áp dụng. Tại công ty, những máy móc thiết bị vẫn còn lạc hậu nên việc bốc xếp hàng nặng gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, bộ phận xếp hàng chưa có trình độ cao để tính toán việc xếp hàng nặng như tính toán theo hình thù, kích cỡ và trọng lượng của chúng, dẫn đến gây lãng phí trong trong việc tận dụng những chỗ trống trong container. Vì vậy, công ty cần chú ý đầu tư thêm hoặc đổi mới những trang thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả trong việc bốc xếp hàng hoá. Tổ chức chuyên chở. Công ty tiếp nhận hàng tại cảng, tổ chức các phương tiện bốc hàng lên tàu theo đúng lịch trình và tổ chức chuyên chở hàng đến nơi qui định. Đội tàu của công ty còn hạn chế về sự thông thạo trong các tuyến đường chuyên chở, vì vậy để phục vụ tốt cho khách hàng đội ngũ này cần được trải nghiệm qua thực tế nhằm hiểu rõ hơn các tuyến đường vận chuyển. Với việc vận chuyển trên biển thường xảy ra những rủi ro về thiên tai bởi vậy thông tin kịp thời về thời tiết là rất quan trọng. Hiện nay trang thiết bị về thông tin liên lạc của công ty trên đội tàu còn lạc hậu bởi vậy công ty cần trang bị thêm các thiết bị hiện đại để tránh được những rủi ro đáng tiếc. 3.2.2 Nhóm giải pháp về thị trường Mở rộng thị trường vận tải. Hiện nay vận chuyển bằng đường biển chiếm tới 80% tổng nhu cầu vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam, nhưng đội tàu trong nước nhận được hợp đồng vận tải rất ít. Trên thực tế mới chỉ vận chuyển được khoảng trên dưới 13% khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, phần lớn còn lại do các đội tàu nước ngoài thực hiện. Theo nghiên cứu của Cơ quan thông tin kinh tế toàn cầu tại Mỹ, tốc độ tăng trưởng thương mại toàn cầu sẽ đạt khoảng 6,6% trong năm nay và dự kiến 7% năm 2007. Đây rõ ràng là tin vui với các hãng kinh doanh vận tải cũng như những nhà đầu tư quan tâm tới lĩnh vực này. Công ty Vinashin New World nằm trên địa bàn thành phố Hải Phòng, vấn đề giao thông đường biển của thành phố gặp nhiều thuận lợi. Từ đây, có các tuyến đường biển đi đến hầu hết các cảng lớn của Việt Nam và trên thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi để công ty mở rộng thị trường hoạt động của mình không chỉ trên tuyến đường nội địa mà mở rộng ra cả thị trường nước ngoài. Để làm được điều này công ty cần thực hiện các giải pháp sau: Giữ vững thị trường hiện tại với các khách hàng truyền thống của mình. Xâm nhập sâu để thoả mãn nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng trong những năm tới, đặc biệt là chú ý củng cố mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Tiến hành chiến dịch quảng cáo cho dịch vụ vận tải biển của công ty không chỉ ở thị trường trong nước mà cả ra thị trường nước ngoài. Ngân sách: hiện nay ngân sách mà công ty giành cho việc quảng cáo vẫn còn rất hạn chế. Do đó, trong năm tới công ty cần tăng cường nguồn kinh phí cho hoạt động quảng cáo truyền thông để quảng bá sâu rộng hình ảnh của công ty tới khách hàng Tăng cường số lượng quảng cáo trên TV lên 8-10 lần/năm, bên cạnh đó cần nghiên cứu và thay đổi thông diệp quảng cáo sao cho có ấn tượng mạnh mẽ đến tâm trí khách hàng, nhất là khách hàng mục tiêu. Công ty nên thực hiện nhiều hơn số bài viết trên tạp chí nhằm làm phong phú các thông tin về công ty đến người đọc, thu hút khách hàng mới. Phát triển và đa dạng hoá việc quảng cáo trên internet nhằm đưa hình ảnh của công ty đến với không những khách hàng trong nước mà cả khách hàng nước ngoài. Tham gia vào các hoạt động Xã hội như từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng công trình công cộng, khuyến học... Công ty nên có mối quan hệ hợp tác và hỗ trợ thích hợp về vật chất, tinh thần với chính quyền, đoàn thể tại các địa phương mà công ty hoạt động để qua đó mọi nguời biết đến và ủng hộ công ty. Tích cực chủ động tìm kiếm khách hàng. Vì công ty chuyên chở hai loại hàng hoá chính là dầu và hàng khô. Do đó, việc tìm kiếm khách hàng cũng chỉ giưói hạn là những khách hàng có nhu cầu về việc vận chuyển hai loại hàng này. Công ty có thể chủ động tìm kíêm khách hàng bằng cách sau: Công ty phải xác định được và thường xuyên cạp nhật được danh sách khách hàng mục tiêu. Tiến hành điều tra, nghiên cứu khách hàng, từ tư cách, địa vị, tập tín, các mối quan hệ đến nhu cầu cụ thể về dịch vụ vận chuyển. Phải biết họ là ai, cần gì, lúc nào, ở đâu, yếu tố nào chi phối quyết định vận chuyển hàng. Sau đó, công ty chuẩn bị sẵn catalogue, thư từ, các bằng chứng về chất lượng của dịch vụ, thời gian và địa điểm gặp gỡ hoặc liên hệ, bảng giá và những phương án chào giá khác nhau. Thông qua quan hệ thư tín hoặc tiếp xúc, phải làm cho khách hàng tin tưởng và bị thuyết phục. Có như vậy mới biến ý định của họ thành hợp đồng thực tế với công ty. Tìm kiếm khách hàng cho tương lai bằng cách quan tâm đến khách hàng từ trước khi họ có ý định thuê dịch vụ và cả sau khi họ sử dụng dịch vụ. Những hình thức giao tiếp như thăm viếng, chia sẽ với khách hàng nhân những sự kiện quan trọng, hỗ trợ họ giải quyết những khó khăn... sẽ làm cho họ thấy rằng công ty là người bạn tốt và họ sẽ đến với công ty khi họ có nhu cầu. + Cải tiến trang thiết bị để nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo niềm tin cho khách hàng. + Tham gia các loại các loại hình bảo hiểm hàng hải để giảm thiểu rủi ro trong quá trình vận chuyển. + Giảm giá cước vận chuyển để nâng cao tính cạnh tranh cho dịch vụ vận tải biển. Giá cước vận chuyển phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó sự biến động của giá cả nhiên liệu ảnh hưởng rất lớn đến sự biến động của giá cước vận chuyển. Hiện nay giá xăng dầu trên thế giới đang tăng mạnh gây khó khăn rát lớn cho ngành vận tải biển nước ta nới chung và công ty Sông Thu nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh dịch vụ vận tải biển, công ty Sông Thu còn kinh doanh xăng dầu trong hoạt động của mình, vì vậy việc giảm giá cước dựa vào sự chênh lệch giưa giá gốc và giá thị trường là có thể thực hiện được. Trong khi các đối thủ cạnh tranh phải chịu mức giá xăng dầu thị trường, thì công ty có thể thu hút khách hàng về phía mình bằng cách giảm giá cước. 3.2.3 Nhóm giải pháp về chính sách Marketing. 3.2.3.1 Chính sách sản phẩm dịch vụ. Với những dịch vụ mà công ty đang có như: Dịch vụ sửa chữa tàu biển Dịch vụ vận tải đường biển Dịch vụ làm sạch tàu dầu Dịch vụ thương mại Dịch vụ cảng Công ty hiện nay chỉ chở các loại hàng hoá đó là dầu và lương thực thực phẩm nhưng chỉ chở rời chưa có loại dịch vụ chuyên chở bằng container. Với xu thế hiện nay trên thế giới thì đội tàu container ngày càng tăng, nhu cầu chuyên chở cũng ngày một tăng. Đây là một cơ hội rất lớn để Công ty phát triển tàu container chuyên dùng, một lĩnh vực còn mới mẻ ở nước ta hiện nay và một số giải pháp đặt ra để phát triển đội tàu container: Trong giai đoạn đầu Công ty đầu tư tàu container chuyên dùng khai thác trên tuyến nội địa. Giai đoạn sau Công ty nên phát triển đội tàu vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu sang các nước trong khu vực sau đó mởi rộng sang các thị trường khác. 3.2.3 2 Chính sách nhân sự. Nâng cao năng lực cho sỹ quan và thuyền viên trên tàu. Cũng như thuyền viên Việt Nam thuyền viên của công ty Vinashin New World bên cạnh những điểm mạnh như có khả năng tiếp thu nhanh kiến thức chuyên môn và ngoại ngữ, dễ hoà đồng trong thuyền bộ đa quốc tịch, … còn những điểm yếu như trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hành do đào tạo thiên nhiều về lý thuyết, thời lượng thực hành ít, thiếu thực tế, ít được cập nhật thông tin, trình độ ngoại ngữ yếu và đặc biệt là tính kỷ luật chưa cao, thiếu tác phong công nghiệp. Nhiều thuyền viên còn mang nặng tư tưởng đi làm kiếm tiền trước mắt mà không chú ý đến đầu tư cho ngành nghề lâu dài, quan tâm về thu nhập cao, lựa chọn tàu và tuyến tàu hơn là chú ý nâng cao tay nghề, trình độ ngoại ngữ, kiến thức pháp luật và tập quán của thuyền viên nước ngoài cũng như của nước mà tàu ghé đến trong khi thị trường hàng hải quốc tế ngày càng đòi hỏi khắt khe về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường. Ngoài ra do đội vận tải biển của Công ty hiện nay chỉ hoạt động trên tuyến nội địa vì vậy mà kinh nghiệm trong vận tải hàng hoá quốc tế chưa có, mà trong thời gian tới Công ty sẽ mở rộng khu vực hoạt động của đội tàu biển của Công ty không chỉ trên tuyến nội địa mà sẽ tham gia vào vận chuyển hàng hoá quốc tế. Do vậy, việc nâng cao chất lượng thuyền viên Việt Nam phục vụ cho đội tàu trong thời gian tới là việc hết sức quan trọng và cấp thiết; trước hết, phải phát huy những mặt mạnh và hạn chế những mặt tồn tại. Đặc biệt chú ý việc đào tạo cho thuyền viên không chỉ kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, chuyên ngành mà còn chú ý giáo dục cho thuyền viên ý thức làm việc, tinh thần trách nhiệm, tác phong công nghiệp, lối sống chan hoà và lòng yêu nghề, coi đi biển như là sự nghiệp lâu dài của mình. Để nâng cao chất lượng sỹ quan và thuyền viên trong thời gian tới đòi hỏi Công ty phải thực hiện các giải pháp sau: Cử sỹ quan và thuyền viên đi đào tạo nghiệp vụ vận tải hàng hoá quốc tế. Mời chuyên gia trong và ngoài nước có kinh nghiệm trong ngành vận tải biển đến để giảng dạy cho sỹ quan và thuyền viên của công ty về nghiệp vụ vận tải biển, nhất là những vấn đề liên quan đến vận tải quốc tế, vận tải container. Đây là vấn đề mà các sỹ quan và thuyền viên của công ty còn yếu vì công ty chưa tham gia vào vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu. Tuyển những thuỷ thủ có trình độ ngoại ngữ để đàm phán với các đối tác nước ngoài và để giảng dạy cho các thuyền viên khác trên tàu. Cử những sỹ quan trẻ có năng lực đi đào tạo ở nước ngoài để nâng cao trình độ. Tăng cường công tác tuyển chọn và cử thuyền viên tham gia Dự án nâng cao chất lượng thuyền viên do Công đoàn toàn Thủy thủ Nhật Bản (JSU) tài trợ và phối hợp với Liên đoàn Lao Động Việt Nam tổ chức. Tiếp tục và đẩy mạnh quan tâm hơn nữa của Công đoàn Hàng hải với gia đình thuyền viên, bởi vì gia đình là hậu phương quan trọng, là nguồn động viên, là chỗ dựa tinh thần giúp thuyền viên có thêm sức mạnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ. 3.2.3.3. Chính sách giá cước. Trong ngành vận tải biển thì chi phí vận chuyển thường là rất lớn. Vì vậy để kinh doanh có hiệu quả thì phải làm thế nào giảm được chi phí vận chuyển xuống mức thấp nhất có thể. Trong những năm qua giá dầu trên thị trường thế giới liên tục tăng mạnh vì vậy làm cho giá dầu trong nước cũng biến động mạnh. Do giá dầu tăng đã làm cho chi phí nguyên liệu tăng lên dẫn đến chi phí vận chuyển không ngừng tăng qua các năm. Mà chi phí nguyên vật liệu là chi phí chính trong vận tải biển nó chiếm một phần rất lớn trong chi phí vận chuyển.Vì vậy để giảm chi phí nguyên liệu trong thời gian tới Công ty nên thực hiện các biện pháp sau: Tăng vận tốc chạy tàu, hiện nay vận tốc của đội tàu của Công ty là rất thấp mới đạt 8,7 hải lý/h, thấp hơn nhiều so với vận tốc trung bình của những con tàu cùng loại (14 hải lý /h). Đây chính là nguyên nhân chính làm cho chi phí nguyên liệu của Công ty luôn cao trong những năm qua. Vì vậy mà làm cho giá cước vận chuyển của Công ty còn ở mức cao. Để thực hiện được giải pháp này công ty cần cải tiến đổi mới máy móc thiết bị hoặc thay thế những con tàu cũ bằng những con tàu mới có vận tốc lớn hơn. Nghiên cứu để đưa ra giải pháp làm giảm lượng dầu chạy máy. Cải tiến hệ thống đèn chiếu sáng trên tàu, thay thế các loại đèn tiêu hao nhiều nhiên liệu bằng những loại đèn tiết kiện nhiên liêu. Giảm bớt những chiếc đèn không cần thiết trên tàu. Tăng vận tốc quay vòng của tàu. 3.2.4 Nhóm giải pháp về công nghệ Cũng như tình trạng chung của đội tàu nước ta, thực trạng đội tàu của Công ty hiện nay nổi lên một số vấn đề sau: Về cỡ tàu và loại tàu: Đội tàu của Công ty hiện nay là loại tàu nhỏ, mỗi tàu có trọng tải dưới 1.000DWT thậm chí có tàu có trọng tải chỉ có 200DWT. Đội tàu của Công ty hiện nay mới chỉ có 3 chiếc hoạt động trong lĩnh vực chuyên chở cặn dầu cho ngành vệ sinh tàu dầu của Công ty cũng như cho các đơn vị khác và một tàu chở hàng khô. Công ty chưa đưa tàu container vào hoạt động. Cỡ tàu nước ta nói chung và của Công ty nói riêng ta thấy các tàu của ta quá nhỏ bé, rất yếu thế trên thị trường vận tải khi có các Công ty như vậy tham gia. Về kết quả hoạt động kinh doanh : sản lượng vận chuyển của Công ty năm 2007 là 15535 tấn, năm 2008 là 17486 tấn còn năm 2009 đạt 27922 tấn. Khối lượng vận chuyển này là quá ít so vơi nhu cầu hàng hoá vận chuyển bằng đường biển của nước ta. Hiệu quả khai thác tàu còn rất thấp, tỷ suất lợi nhuận tính theo doanh thu chưa cao Để khắc phụ tình trạng trên thì đội tàu của Công ty cần phải được hiện đại hoá bằng cách thanh lỹ những con tàu lạc hậu, trang bị mới các con tàu có trạng tải lớn hiện đại. Việc hiện đại hoá đội tàu gán liền với nhu cầu vể vốn cho nên cần có những giải pháp thể. Một trong những giải pháp đó có thể là: Hiện đại hoá đội tàu dưới dạng thuê tài chính: đây là một giải pháp bổ sung vốn rất lớn hiện nay cho Công ty .Phương pháp này có những ưu điểm sau: Công ty có thể lựa chọn các nhà cung cấp đáp ứng được yêu cầu của Công ty trong việc thực hiện được các dự án đã lập. Doanh nghiệp không phải lo vốn, vì đã có các tổ chức tài chính sẵn sàng đáp ứng yêu cầu về vốn của Công ty . Với giải pháp này doanh nghiệp có thể huy động vốn với quy mô lớn mà không đòi hỏi phải thế chấp tài sản. Nhà nước đang khuyến khích phát triển thị trường cho thuê tài chính ở nước ta. Hiện nay đã xuất hiện nhiều Công ty cho thuê tài chính do các doanh nghiệp vận tải biển vay để đầu tư phát triển đội tàu. Huy động vốn tiết kiệm của cán bộ công nhân viên. Đây là biện pháp huy động vốn hoàn toàn có khả thi cao và đây sẽ là một nguồn vốn không nhỏ. Công ty nên phát hành một loại trái phiếu đặc biệt chỉ dành riêng cho cán bộ công nhân viên của Công ty với lãi suất ưu đãi. Để các giải pháp trên có tính khả thi thì: Công ty cần phải thay đổi tư duy quản lý trong việc sử dụng vốn, tài sản của đơn vị, phải quan tâm đến hiệu quả cuối cùng mang lại từ tài sản đã có, không cần lưu tâm đến tài sản đó có được đầu tư. Việc huy động vốn để đầu tư phát triển đội tàu biển của Công ty hiện nay và trong tương lai là một nhu cầu cấp thiết cho nên ngoài sự phát huy nội lực của Công ty, rất cần đến bàn tay của nhà nước để tạo ra một cơ chế chính sách hợp lý về vốn đầu tư cho đội tàu. PHẦN III: KẾT LUẬN Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 đã thối luồng gió mới vào nền kinh tế nước ta. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nước đang trong giai đoạn tăng nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng, hàng hóa xuất nhập khẩu cũng tăng nhanh với tốc độ chóng mặt trong những năm vừa qua. Đó là môi trường hết sức thuận lợi để ngành vận tải biển phát triển. Tuy nhiên chưa có cái nhìn đúng đắn về lĩnh vực này nên hiệu quả khai thác vẫn dừng lại ở những con số chưa tương xứng với giá trị thực của nó. Thiết nghĩ cần có sự can thiệp của những nhà lãnh đạo ở cấp cao hơn giúp các doanh nghiệp trong nước khai thác tối đa những nguồn lợi mà lĩnh vực này mang lại Trong thời gian thực tập vừa qua được sự hướng dẫn tận tình của anh chị trong phòng KH-KD, ban lãnh đạo Công ty và Thầy Nguyễn Như Bình, tôi đã hoàn thành chuyên đề thực tập này. Trong quá trình thực tập với những tài liệu thu thập tại Công ty, trên sách báo, bằng kiến thức và hiểu biết của mình tôi đã đi sâu phân tích những mặt mạnh, những mặt còn hạn chế trong nghành vận tải biển tại Công ty. Qua việc phân tích đó tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để khắc phục những hạn chế đó để từ đó phát triển và mở rộng dịch vụ vận tải biển của Công ty trong thời gian tới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng dịch vụ vận tải biển của Công ty Vinashin New World.doc
Luận văn liên quan