Lý do chọn đề tài
Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng 2/3 năng lượng mà thế giới đang sử dụng hiện nay là từ dầu khí. Vì vậy nguồn năng lượng này trên đất liền đứng trước nguy cơ cạn kiệt do khai thác quá mức. Nên việc tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí tại các vùng biển trên thế giới hiện nay đang được tiến hành mạnh mẽ.
Thế kỷ 21, Việt Nam là quốc gia đang phát triển, nhu cầu năng lượng đáp ứng hoạt động sản xuất và sinh hoạt là vô cùng lớn. Với bờ biển kéo dài trên 3260km và vùng biển đặc quyền kinh tế trên 1.000.000km2 đây là tiền đề cho phép hoạch định một chiến lược biển, phù hợp với xu thế phát triển của một quốc gia biển. Theo tính toán của các chuyên gia, chỉ tính riêng trữ lượng dầu khí ngoài khơi miền nam Việt Nam chiếm khoảng 25% trữ lượng dầu dưới đáy biển Đông. Có thể khai thác khoảng 20 triệu tấn/năm. Đây là nguồn năng lượng chính đảm bảo cho sự phát triển của nước ta.
Tuy nhiên những hoạt động khai thác dầu khí, vận chuyển trên biển và các sự cố tràn dầu đang mang đến nhiều nguy cơ gây ô nhiễm dầu trên biển bởi sức ép kinh tế, ý thức và khả năng quản lý tài nguyên kém hiệu quả dẫn tới hậu quả ô nhiễm môi trường biển. Trong quá khứ từng xảy ra nhiều vụ ô nhiễm dầu trên biển gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái. Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Hoa Kỳ (NRC) đưa ra con số ước đoán, hàng năm có khoảng 3,2 triệu tấn dầu làm ô nhiễm biển từ các nguồn khác nhau. Các nguồn ô nhiễm chính được ghi nhận là từ dầu, phụ gia và sự cố tràn dầu. gây tổn thất không nhỏ về mặt kinh tế và hệ sinh thái Việt Nam
Dầu khí là một loại tài nguyên đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế quốc gia. Nhưng phát triển đi đôi với bảo vệmôi trườnglà vấn đề cấp thiết cần được quan tâm để phát triển đất nước vững mạnh và lâu dài. Xuất phát từ vấn đề trên nên tôi chọn đề tài “ Thực trạng ô nhiễm dầu trên vùng biển Việt Nam” làm chuyên đề kinh tế.
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN MÔI TRƯỜNG BIỂN VIỆT NAM
CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH Ô NHIỄM DẦU TRÊN BIỂN VIỆT NAM.
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM DẦU TRÊN BIỂN VIỆT NAM.
27 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8934 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng ô nhiễm dầu trên vùng biển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lý do chọn đề tài
Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng 2/3 năng lượng mà thế giới đang sử dụng hiện nay là từ dầu khí. Vì vậy nguồn năng lượng này trên đất liền đứng trước nguy cơ cạn kiệt do khai thác quá mức. Nên việc tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí tại các vùng biển trên thế giới hiện nay đang được tiến hành mạnh mẽ.
Thế kỷ 21, Việt Nam là quốc gia đang phát triển, nhu cầu năng lượng đáp ứng hoạt động sản xuất và sinh hoạt là vô cùng lớn. Với bờ biển kéo dài trên 3260km và vùng biển đặc quyền kinh tế trên 1.000.000km2 đây là tiền đề cho phép hoạch định một chiến lược biển, phù hợp với xu thế phát triển của một quốc gia biển. Theo tính toán của các chuyên gia, chỉ tính riêng trữ lượng dầu khí ngoài khơi miền nam Việt Nam chiếm khoảng 25% trữ lượng dầu dưới đáy biển Đông. Có thể khai thác khoảng 20 triệu tấn/năm. Đây là nguồn năng lượng chính đảm bảo cho sự phát triển của nước ta.
Tuy nhiên những hoạt động khai thác dầu khí, vận chuyển trên biển và các sự cố tràn dầu đang mang đến nhiều nguy cơ gây ô nhiễm dầu trên biển bởi sức ép kinh tế, ý thức và khả năng quản lý tài nguyên kém hiệu quả dẫn tới hậu quả ô nhiễm môi trường biển. Trong quá khứ từng xảy ra nhiều vụ ô nhiễm dầu trên biển gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái. Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Hoa Kỳ (NRC) đưa ra con số ước đoán, hàng năm có khoảng 3,2 triệu tấn dầu làm ô nhiễm biển từ các nguồn khác nhau. Các nguồn ô nhiễm chính được ghi nhận là từ dầu, phụ gia và sự cố tràn dầu. gây tổn thất không nhỏ về mặt kinh tế và hệ sinh thái Việt Nam
Dầu khí là một loại tài nguyên đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế quốc gia. Nhưng phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường là vấn đề cấp thiết cần được quan tâm để phát triển đất nước vững mạnh và lâu dài. Xuất phát từ vấn đề trên nên tôi chọn đề tài “ Thực trạng ô nhiễm dầu trên vùng biển Việt Nam” làm chuyên đề kinh tế.
Mục tiêu nghiên cứu.
2.1. Mục tiêu chung.
Phân tích thực trạng ô nhiễm dầu trên vùng biển Việt Nam.
2.2. Mục tiêu cụ thể.
- Phân tích các nguyên nhân gây ô nhiễm dầu trên vùng biển Việt Nam.
- Thấy được các ảnh hưởng gây ra do ô nhiễm dầu ở Việt Nam.
- Tìm ra các giải pháp khắc phục tình hình ô nhiễm đâu trên biển.
Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp thu thập số liệu:
Số liệu thứ cấp: Số liệu của các cơ quan thống kê, tạp chí khoa học chuyên ngành, qua các phương tiện như internet, báo chí
Phương pháp phân tích:
Sử dụng phương pháp liệt kê, so sánh và suy luận.
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian:
Tình hình ô nhiễm dầu trên vùng biển Việt Nam.
Về thời gian:
Từ năm 2000 đến năm 2010.
Đối tượng nghiên cứu:
Nguyên nhân gây ô nhiễm dầu và ảnh hưởng do ô nhiễm dầu ở Việt Nam.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN MÔI TRƯỜNG BIỂN VIỆT NAM.
Nguồn lợi từ biển.
Hiện trạng môi trường biển Viêt Nam.
CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH Ô NHIỄM DẦU TRÊN BIỂN VIỆT NAM.
Khái quát tình hình ô nhiễm dầu trên vùng biển Việt Nam.
Những nguyên nhân chính gây ô nhiễm dầu trên biển Việt Nam.
Ô nhiễm dầu từ các cơ sở công nghiệp và dân cư đô thị.
Ô nhiễm dầu từ hoạt động khai thác dầu khí và sự cố tràn dầu.
Giao thông vận tải trên biển gây ô nhiễm dầu ở Việt Nam.
Ảnh hưởng gây ra do ô nhiễm dầu ở Việt Nam.
Ô nhiễm dầu tác động đến hệ sinh thái biển Việt Nam.
Thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra cho con người.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM DẦU TRÊN BIỂN VIỆT NAM.
Giải pháp từ phía nhà nước về tình hình ô nhiễm dầu.
Các doanh nghiệp và tổ chức phi chính phủ làm gì để khắc phục tình trạng ô nhiễm dầu ở Việt Nam?
PHẦN KẾT LUẬN
Kết luận.
Kiến nghị.
Tài liệu tham khảo:
PHẦN GIỚI THIỆU
Lý do chọn đề tài
Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng 2/3 năng lượng mà thế giới đang sử dụng hiện nay là từ dầu khí. Vì vậy nguồn năng lượng này trên đất liền đứng trước nguy cơ cạn kiệt do khai thác quá mức. Nên việc tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí tại các vùng biển trên thế giới hiện nay đang được tiến hành mạnh mẽ.
Thế kỷ 21, Việt Nam là quốc gia đang phát triển, nhu cầu năng lượng đáp ứng hoạt động sản xuất và sinh hoạt là vô cùng lớn. Với bờ biển kéo dài trên 3260km và vùng biển đặc quyền kinh tế trên 1.000.000km2 đây là tiền đề cho phép hoạch định một chiến lược biển, phù hợp với xu thế phát triển của một quốc gia biển. Theo tính toán của các chuyên gia, chỉ tính riêng trữ lượng dầu khí ngoài khơi miền nam Việt Nam chiếm khoảng 25% trữ lượng dầu dưới đáy biển Đông. Có thể khai thác khoảng 20 triệu tấn/năm. Đây là nguồn năng lượng chính đảm bảo cho sự phát triển của nước ta.
Tuy nhiên những hoạt động khai thác dầu khí, vận chuyển trên biển và các sự cố tràn dầu đang mang đến nhiều nguy cơ gây ô nhiễm dầu trên biển bởi sức ép kinh tế, ý thức và khả năng quản lý tài nguyên kém hiệu quả dẫn tới hậu quả ô nhiễm môi trường biển. Trong quá khứ từng xảy ra nhiều vụ ô nhiễm dầu trên biển gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái. Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Hoa Kỳ (NRC) đưa ra con số ước đoán, hàng năm có khoảng 3,2 triệu tấn dầu làm ô nhiễm biển từ các nguồn khác nhau. Các nguồn ô nhiễm chính được ghi nhận là từ dầu, phụ gia và sự cố tràn dầu. gây tổn thất không nhỏ về mặt kinh tế và hệ sinh thái Việt Nam
Dầu khí là một loại tài nguyên đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế quốc gia. Nhưng phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường là vấn đề cấp thiết cần được quan tâm để phát triển đất nước vững mạnh và lâu dài. Xuất phát từ vấn đề trên nên tôi chọn đề tài “ Thực trạng ô nhiễm dầu trên vùng biển Việt Nam” làm chuyên đề kinh tế.
Khái quát phương pháp tiến hành đề tài
Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu chung.
Phân tích thực trạng ô nhiễm dầu trên vùng biển Việt Nam.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể.
- Phân tích các nguyên nhân gây ô nhiễm dầu trên vùng biển Việt Nam.
- Thấy được các ảnh hưởng gây ra do ô nhiễm dầu ở Việt Nam.
- Tìm ra các giải pháp khắc phục tình hình ô nhiễm đâu trên biển.
Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp thu thập số liệu:
Số liệu thứ cấp: Số liệu của các cơ quan thống kê, tạp chí khoa học chuyên ngành, qua các phương tiện như internet, báo chí
Phương pháp phân tích:
Sử dụng phương pháp liệt kê, so sánh và suy luận.
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian:
Tình hình ô nhiễm dầu trên vùng biển Việt Nam.
Về thời gian:
Từ năm 2000 đến năm 2010.
Đối tượng nghiên cứu:
Nguyên nhân gây ô nhiễm dầu và ảnh hưởng do ô nhiễm dầu ở Việt Nam.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN MÔI TRƯỜNG BIỂN VIỆT NAM
Nguồn lợi từ biển:
Hàng năm, kinh tế biển đóng góp 12% GDP và khoảng 50% giá trị xuất khẩu của cả nước. Riêng sản lượng hải sản ven bờ biển khai thác đã chiếm tới 80% tổng sản lượng. Trữ lượng cá toàn vùng biển Việt Nam ước tính khoảng 4,2 triệu tấn, trong đó khoảng 1,7 triệu tấn ở ngoài khơi với ngưỡng khai thác bền vững từ 1,4-1,7 triệu tấn. Từ năm 2002, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đã đứng thứ 3 cả nước và sử dụng tới 4% lực lượng lao động...
Biển Việt Nam cũng đã cung cấp khoảng 35 loại hình khoáng sản với quy mô trữ lượng khai thác khác nhau thuộc các nhóm: nhiên liệu, kim loại, vật liệu xây dựng, đá quý, khoáng sản lỏng... Biển cũng là nơi chứa đựng những tiềm năng phát triển ngành công nghiệp dầu khí.
Các ngành khác như: vận tải biển; đóng, sửa chữa tàu biển...đã mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho sự phát triển đất nước với 7,3 triệu USD từ xuất khẩu thuyền viên...
Hiện trạng môi trường biển Viêt Nam.
Công ước Luật biển năm 1982 chỉ ra năm nguồn gây ô nhiễm biển gồm: các hoạt động trên đất liền, thải các chất độc hại ra biển, vận chuyển hàng hóa trên biển, thăm dò và khai thác tài nguyên trên thềm lục địa và đáy biển và ô nhiễm không khí. Báo cáo hiện trạng môi trường biển Việt Nam đã chỉ rõ, chất lượng môi trường biển và vùng ven bờ Việt Nam đang tiếp tục suy giảm theo chiều hướng xấu đi.
Các nguồn ô nhiễm từ lục địa theo sông ngòi mang ra biển như dầu và sản phẩm dầu, nước thải, phân bón nông nghiệp, thuốc trừ sâu, chất thải công nghiệp, chất thải phóng xạ và nhiều chất ô nhiễm khác. Hàng năm, các chất thải rắn (Si, NO3, NH4, PO4,…) đổ ra biển ở mức đáng lo ngại. Trên thế giới khoảng 50 triệu tấn, gồm đất, cát, rác thải, phế liệu xây dựng, chất phóng xạ. Một số chất thải loại này sẽ lắng tại vùng biển ven bờ. Một số chất khác bị phân huỷ và lan truyền trong toàn khối nước biển.
Ða dạng sinh học động vật đáy ở ven biển miền bắc và thực vật nổi ở miền Trung suy giảm rõ rệt. Lượng hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trong cơ thể các loài thân mềm hai mảnh vỏ được xác định cao nhất tại Sầm Sơn và cửa Ba Lạt (11,14 - 11,83 mg/kg thịt ngao), thấp nhất tại Trà Cổ (1,54 mg/kg). Với các chất như: an-đrin, en-đrin, đi-e-đrin, đặc biệt là an-đrin và en-đrin có ở hầu hết các mẫu phân tích sinh vật đáy ở các vùng cửa sông ven biển phía bắc đều cao hơn giới hạn cho phép, biến đổi từ 0,12 đến 3,11 mg/kg.
+ Một nguyên nhân nữa là do thiếu kinh phí để xử lý môi trường và buông lỏng quản lý. Tại các thành phố lớn, ngay cả các thành phố lớn như TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, hầu như toàn bộ nước thải sinh hoạt được xả trực tiếp ra sông mà không qua xử lý. Có những loại không phân huỷ được đọng lại ở ven bờ, chìm xuống đáy biển, những chất phân huỷ thì hoà tan trong toàn khối nước biển. Nước thải sinh hoạt và công nghiệp đổ xuống biển chưa qua xử lý nên chỉ số vi trùng học luôn ở mức cao. Ở một số cảng đáng báo động là hàm lượng thuỷ ngân đã vượt ngưỡng cho phép, cảng Vũng Tàu vượt 3,1lần, cảng Nha Trang vượt 1,1 lần
+ Các hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng sử dụng một lượng rất lớn phân bón hoá học và thuốc trừ sâu. Lượng phân bón hoá học và thuốc trừ sâu không được hấp thụ hết cũng đổ ra sông. Các nguồn ô nhiễm trên được sông tải ra biển và gây ô nhiễm biển. Nạn phá rừng đầu nguồn cũng gây xói lở đất và tăng độ đục ở các cửa sông, cảng biển. Độ đục nước vùng cảng Hải Phòng là 418-424mg/l; cảng Đà Nẵng 33-167mg/l.
+ Các công trình sản xuất, nhà máy đóng tàu biển, các công trình đảm bảo du lịch, và rất nhiều các hoạt động khác đều tác động xấu đến môi trường tự nhiên của biển.
Những công trình trên biển ngày càng mọc thêm nhiều. Hầu hết các công trình cảng và hoạt động của cảng đều tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên, như mất các nơi sinh cư do lấy đất xây dựng, ô nhiễm nước, đất, không khí, tiếng ồn...trong khu vực cảng và phụ cận. Từ việc xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở giao thông, nạo vét luồng lạch, dẫn đến phá hoại sinh thái vùng cửa sông, ven biển ngập mặn, vùng đất chua phèn, tạo nên một sự đảo lộn, cùng với việc đổ phế thải dầu, mỡ. Hệ thống đường thuỷ phát triển, phương tiện vận tải ngày càng nhiều, lượng dầu mỡ gây ô nhiễm tới 50% nguồn gây ô nhiễm.
Ô nhiễm không khí có tác động mạnh mẽ tới ô nhiễm biển. Nồng độ CO2 cao trong không khí sẽ làm cho lượng CO2 hoà tan trong nước biển tăng. Nhiều chất độc hại và bụi kim loại nặng được không khí mang ra biển. Sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất do hiệu ứng nhà kính sẽ kéo theo sự dâng cao mực nước biển và thay đổi môi trường sinh thái biển.
Trong tương lai, do khan hiếm nguồn trên lục địa, sản lượng khai thác khoáng sản đáy biển sẽ gia tăng đáng kể. Trong số đó, việc khai thác dầu khí trên biển có tác động mạnh mẽ nhất đến môi trường biển. Hiện tượng rò rỉ dầu từ giàn khoan, các phương tiện vận chuyển và sự cố tràn dầu có xu hướng gia tăng cùng với sản lượng khai thác dầu khí trên biển. Cặn dầu lắng xuống đáy làm ô nhiễm trầm tích đáy biển. Nồng độ dầu cao trong nước có tác động xấu tới hoạt động của các loài sinh vật biển. Mặt dầu loang ngăn chặn không khí hoà tan vào nước nên hàm lượng oxy trong nước thấp, trung bình hàm lượng oxy chỉ còn 3,3-10,9mg/l vào mùa khô và 0,16-6,1mg/l vào mùa lũ, trong khi đó nhu cầu oxy rất cao, cần tới 13,6-31mg/l.
Bên cạnh các nguồn ô nhiễm nhân tạo trên, biển có thể bị ô nhiễm bởi các quá trình tự nhiên như núi lửa phun, tai biến bão lụt, sự cố rò rỉ dầu tự nhiên v.v...
+ Hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta từ tháng 6 đến trung tuần tháng 7 âm lịch tại vùng biển nam trung bộ, đặc biệt là tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Thiệt hại gây ra do thủy triều đỏ rất lớn, tiêu diệt tôm, cua, cá, san hô, rong cỏ biển.
Bảo vệ môi trường biển là một trong những nội dung quan trọng của các chương trình bảo vệ môi trường của Liên Hợp Quốc và các quốc gia trên thế giới. Công ước Luật biển năm 1982, Công ước Marpol 73/78 chống ô nhiễm biển, Công ước quốc tế 1990 về việc sẵn sàng đối phó và hợp tác quốc tế chống ô nhiễm dầu đã thể hiện sự quan tâm của quốc tế đối với vấn đề ô nhiễm biển.
CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH Ô NHIỄM DẦU TRÊN BIỂN VIỆT NAM
Khái quát chung tình hình ô nhiễm dầu trên biển Việt Nam.
Những hoạt động khai thác dầu khí và vận tải trên biển đang mang đến nhiều nguy cơ gây ô nhiễm dầu trên biển. Trong quá khứ từng xảy ra nhiều vụ ô nhiễm dầu trên biển gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái.
Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Hoa Kỳ (NRC) năm 2009 đưa ra con số ước đoán, hàng năm có khoảng 3,2 triệu tấn dầu làm ô nhiễm biển từ các nguồn khác nhau.
Biểu đồ 1. Nguyên nhân chính gây ô nhiễm dầu ở Việt Nam năm 2009
Nguồn: Trung tâm truyền thông bảo vệ môi trường.
Trong đó nguồn ô nhiễm dầu lớn nhất xuất phát từ các cơ sở công nghiệp và dân cư đô thị có khoảng 960.000 tấn dầu chiếm 30%, đứng thứ hai phải kể đến ô nhiễm do hoạt động của các tàu chở dầu với 22%, sau đó là các vụ tai nạn tàu chở dầu 13%, trong khi đó các hoạt động khai thác dầu khí trên biển chiếm một tỷ lệ khiêm tốn khoảng 2%. Ngạc nhiên hơn cả là ô nhiễm dầu tự nhiên từ các đứt gãy của vỏ trái đất chiếm tới 8%, gấp bốn lần ô nhiễm từ các hoạt động khai thác dầu khí trên biển. Còn lại 25% là do nhiều nguyên nhân khác.
Gần đây nhất, từ tháng 12/2006 đến cuối tháng 4/2007 vùng biển Đông nước ta đã hứng chịu từ 21.620 – 51.500 tấn dầu trôi nổi gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển và các vùng duyên hải từ Bắc đến Nam.
Thống kê cho biết, mới chỉ thu gom được 1.721 tấn trôi dạt vào bãi biển của 20 tỉnh thành, số còn lại bị khuyếch tán hay đi đâu, gây hậu quả cho môi trường, cho thực vật và sinh vật biển thế nào chưa ai biết được.
Nguyên nhân chính gây ô nhiễm dầu trên biển Việt Nam.
Ô nhiễm dầu từ các cơ sở công nghiệp và dân cư đô thị.
Do rò rỉ, tháo thải trên đất liền: Trong quá trình dịch vụ, sản xuất công nghiệp, khối lượng dầu mỏ bị tháo thải qua hoạt động công nghiệp vào hệ thống cống thoát nước của nhà máy đổ ra sông rồi ra biển. Số lượng dầu mỏ thấm qua đất và lan truyền ra biển ước tính gần 3 triệu tấn mỗi năm.
Theo Báo cáo quốc gia về ô nhiễm biển từ đất liền Việt Nam năm 2004, thì lượng dầu mỡ khoáng thải xuống biển của các cơ sở công nghiệp chỉ riêng thành phố Hạ Long là 844 tấn/năm. Với tốc độ tăng trưởng của nghành công nghiệp bình quân 15 %/năm, từ năm 2004 đến năm 2010 thì lượng dầu thải xuống biển của các cơ sở công nghiệp ở thành phố Hạ Long hẳn đã bỏ xa con số 844 tấn/năm.
Từ vùng kinh tế trọng điểm ven biển phía nam đã thải vào các sông một lượng nước thải sinh hoạt là 113.216m3/ngày và nước thải công nghiệp 312.330m3/ngày. Tính đến 11/2010 chất thải sẽ tăng rất lớn: dầu khoảng 35-160 tấn/ngày, nitơ tổng số 26-52 tấn/ngày và tổng amonia 15-30 tấn/ngày
Bảng 1. Thải lượng một số chất gây ô nhiễm đổ ra biển từ một số vùng công nghiệp và dân cư tập trung ven biển năm 2003.(đơn vị: tấn)
Chất gây ô nhiễm
Hải Phòng -Quảng Ninh
Đà Nẵng -Quảng Nam
Vũng Tàu -Tp HCM
Nước thải (103m3/năm)
895.793,00
1.385
20.935
Cu
65,29
Pb
45,12
Zn
840,73
Hg
5,13
As
45,89
Cd
3,44
Thuốc trừ sâu
7,50
Phân hóa học
255,10
9,571
Dầu, mỡ
22.448,10
Nguồn: Báo cáo Hiện trạng Môi trường Việt Nam 2003
Từ những con số trên cho thấy các cơ sở công nghiệp và đô thị mộc lên càng nhiều thì gánh nặng môi trường biển ngày càng lớn nếu nhà nước không có chính sách bảo vệ cụ thể.
Ô nhiễm dầu từ các hoạt động khai thác dầu khí và sự cố tràn dầu ở Việt Nam.
Khoảng 200 triệu tấn dầu được vận chuyển hàng năm qua các vùng biển ngoài khơi Việt Nam từ Trung Đông tới Nhật Bản và Triều Tiên. Các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ngoài khơi Việt Nam đang tăng lên hàng năm.
+ Biển Đông đã trở thành một trong các địa điểm thăm dò và khai thác dầu khí nhộn nhịp nhất. Nước ta có khoảng 340 giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí, phát triển mạnh ở các khu vực: vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan và Quần đảo Trường Sa. Hoạt động khai thác dầu khí ngoài việc thải nước lẫn dầu với khối lượng lớn, trung bình mỗi năm hoạt động này còn phát sinh khoảng 5.600 tấn rác thải dầu khí, trong đó có 20 - 30% là chất thải rắn nguy hại còn chưa có bãi chứa và nơi xử lý.
+ Trong quá trình khai thác dầu ngoài biển khơi đôi khi xảy ra sự cố dầu phun lên cao từ các giếng dầu do các thiết bị van bảo hiểm của giàn khoan bị hỏng, dẫn đến một khối lượng lớn dầu tràn ra biển làm cho một vùng biển rộng lớn bị ô nhiễm. Người ta ước tính hàng năm có khoảng hơn 1 triệu tấn dầu mỏ tràn ra trên mặt biển do những sự cố giàn khoan dầu đó.
Các hoạt động thăm dò và khai thác sau đó là vận chuyển dầu gây ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng do dầu. Các tầu trở dầu làm thoát ra biển tới 0,7% tải trọng của chúng trong quá trình vận chuyển thông thường. Sóng biển và gió đều có chiều hướng đưa lượng dầu thoát ra tấp vào bờ biển Việt Nam. Các tai nạn tàu thuyền thường gặp là do các tàu đâm va nhau, đâm vào đá ngầm, đâm vào cầu cảng, mắc cạn, … đặc biệt khi xảy ra bão, xoáy lốc, gió lớn. Theo ước tính trung bình có khoảng 400.000 tấn dầu/năm đổ xuống sông, biển do tai nạn tàu thuyền, sự cố dàn khoan dầu khí trên biển.
Theo Hiệp hội Công nghiệp dầu khí và bảo vệ môi trường quốc tế (IPECA), những năm nửa cuối thế kỷ XX đến nay có trung bình 1-3 vụ tràn dầu siêu lớn/năm xảy ra trên biển (có lượng dầu tràn ≥ 100.000 thùng/vụ, 1 thùng ≈ 160 lít).
+ Các vụ rò rỉ và tràn dầu đã được cục môi trường thống kê bằng tài liệu kể từ năm 1989. Vụ nghiêm trọng nhất cho tới nay xảy ra hồi tháng 10 năm 1994. Tàu chở dầu của Singapore đã đâm vào cầu tầu ở cảng Cát Lái trên sông Sài Gòn gần thành phố Hồ Chí Minh làm tràn ra hơn 1.700 tấn dầu gasoil.
+ Tháng 09/2001 tàu chở dầu FORMOSA va chạm với tàu chở dầu ONE Petrolimex-1 in Ganh Rai Bay, Vung Tau city in September 2001, spở vịnh Gành Rái, thành phố Vũng Tàu, làm đổ 750 tons of 750 tấn DO.
+ 18 giờ 30 ngày 12-1-2002 tàu Fortune Freighter đâm va với xà lan chở 500 tấn dầu của Tỉnh đội An Giang tại khu vực Cảng contena quốc tế trên sông Sài Gòn, làm hàng trăm tấn dầu bị tràn ra ngoài. Tuy được hỗ trợ của các cơ quan ứng cứu sự cố dầu tràn quốc gia nhưng ảnh hưởng của sự cố đến môi trường không nhỏ.
+ 11 giờ ngày 20-3-2003 tàu Hoàng Anh chở 600 tấn dầu DO bị chìm tại phao số 8 vụng Vũng Tàu, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nuôi trồng thủy sản ở khu vực.
+ Tàu chở dầu KASCO Monrovia va chạm với Cát Lái Jetty, trên song Sài Gòn- HCM vào tháng 01/2005, làm tràn 518 tấn DO.
+ Ngoài ra còn hàng chục vụ tai nạn làm tràn dầu trong 10 năm qua ở Việt Nam gây ô nhiễm nghiêm trọng. Dưới đây là thống kê lượng dầu tràn gây ô nhiễm biển Việt Nam qua các giai đoạn.
Biểu đồ 2. Lượng dầu tràn gây ô nhiễm biển Việt Nam qua các năm.
Nguồn: Bộ tài nguyên và môi trường
Từ năm 1987 đến năm 2008, có hơn 90 vụ tràn dầu trên vùng biển qua 20 tỉnh từ đảo Bạch Long Vĩ xuống tới Cà Mau, gây tổn thất lớn về sinh thái và kinh tế xã hội.
Giao thông vận tải trên biển gây ô nhiễm dầu
Ngoài chất thải sinh hoạt và rác thải rắn thì dầu mỡ và các sản phẩm từ dầu mỏ là nguồn gây ô nhiễm được quan tâm nhiều nhất, vì với 1 tấn dầu có khả năng loang phủ trên một diện tích 12 km2 mặt nước gây thiếu ôxy nghiêm trọng cho hệ sinh thái dưới đáy biển và trên mặt biển, ven bờ. Những nguyên nhân chính gây nhiễm bẩn nước do dầu và các sản phẩm dầu là: các tai nạn do va chạm hoặc do mắc cạn của tàu thuỷ nói chung và các tàu dầu nói riêng; việc xả cặn dầu, nước dằn tàu lẫn dầu; sự hư hỏng của các hệ thống hoặc cơ cấu tàu thuỷ; sự rò rỉ trong các thao tác giao nhận dầu tại kho cảng; nhiên liệu lỏng và dầu mỡ bôi trơn có thể bị tràn, thấm, rò rỉ.
Theo số liệu ước tính của Cục Đăng kiểm Việt Nam thì hoạt động hàng hải đã gây ô nhiễm tại vùng biển nước ta từ các nguyên nhân (biểu đồ 3)
Biểu đồ 3. Ô nhiễm biển Việt Nam từ hoạt động hàng hải.
Nguồn: Mạng cộng đồng Hàng Hải Việt Nam.
Nước dằn và nước làm mát máy chỉ chiếm 2% trong các nguyên nhân gây ô nhiễm dầu. Nước dằn ngoài tác hại mang theo một lượng dầu lẫn trong nó làm ô nhiễm nước sông biển còn là một nguồn truyền dịch bệnh do khi tàu lấy nước dằn tại vùng có bệnh dịch. Với tàu sông, đôi khi nước sông được bơm lẫn vào làm mát máy trực tiếp theo chu trình hở, trường hợp này ngoài việc mang nhiệt nước sau khi làm mát còn đem theo một lượng nhỏ sản phẩm mài mòn, các hạt rắn này gây ô nhiễm môi trường.
- Do xả thải nước lacanh, nước buồng máy tàu chiếm 22%. Trong quá trình chạy tàu, dầu nhiên liệu được dẫn từ két chứa bằng đường ống đến máy tàu; dầu bôi trơn được sử dụng để bôi trơn các ổ trục, khớp nối trong hệ thống động lực tàu thủy. Dầu có thể bị rò rỉ ra bên ngoài do đường ống thủng, các khớp nối, ổ trục bị khuyết tật hoặc do sự cố kỹ thuật. Nước làm mát rò rỉ cũng có thể bị nhiễm dầu. các chất thải nhiễm dầu được gom chung về két lacanh và được gọi chung là nước lacanh. Việc xả nước lacanh không đúng quy cách cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường sông, biển, các dải ven bờ.
- Xả thải nước vệ sinh boong, két- hầm hàng dầu chiếm đến 46% trong tổng số các nguyên nhân gây ô nhiễm. Loại nước vệ sinh này thường có hàm lượng dầu khá cao, đặc biệt là nước rửa két hầm hàng dầu thường có hàm lượng dầu chiếm tối đa 0,5 -2% trọng tải max của hầm hàng. Sự thiếu trách nhiệm trong công tác này cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm dầu cho nguồn nước nơi tàu hoạt động.
- Các sự cố tràn dầu trên biển Việt Nam chiếm 24%. Quá trình bơm hút và giao nhận dầu khi khai thác và vận chuyển thất thoát làm ảnh hưởng 3%.
- Ngoài ra các nguyên nhân khác chiếm 3%. Trong đó xả thải dầu cặn từ hoạt động hàng hải là nguyên nhân chiếm tỉ lệ lớn: nhiên liệu dùng cho động cơ tàu thủy thường chứa một lượng tạp chất nhất định như tro, nước, tạp chất cơ học,… Tạp chất này thường được tách riêng và bơm về két chứa dầu cặn. Đối với tàu hiện đại cặn dầu được đốt trong lò tiêu chuẩn được lắp đặt trên tàu. Còn đối với các tàu nhỏ hoặc tàu thế hệ cũ không được trang bị lò đốt, thì dầu cặn phải được bơm lên bờ để xử lý và đương nhiên chủ tàu phải chịu thêm khoản chi phí cho công việc này.. Tuy nhiên, nhiều trường hợp tàu đã xả trộm dầu cặn ra môi trường, gây ô nhiễm vùng nước tàu đi qua và gây hậu quả xấu, lâu dài cho nguồn nước.
- Do các nguyên nhân trên nên nồng độ dầu ở một số cảng biển trong năm 2009 đều vượt mức cho phép 0,3mg/l (TCVN5943 -1995) (biểu đồ 4)
Biểu đồ 4. Nồng độ dầu ở các cảng biển Việt Nam năm 2009.
Nguồn: VFEJ.VN (Diễn đàn các nhà báo môi trường Việt Nam)
Số lượng tàu thuyền gắn máy loại nhỏ, công suất thấp, cũ kỹ và lạc hậu tăng nhanh, nên khả năng thải dầu vào môi trường biển nhiều hơn. Các tàu nhỏ chạy bằng xăng dầu đã thải ra khoảng 70% lượng dầu thải vào biển nên hàm lượng dầu trong nước biển của Việt Nam nhìn chung đều vượt giới hạn tiêu chuẩn Việt Nam và vượt rất xa tiêu chuẩn Hiệp hội các Nước Đông Nam Á (ASEAN). Đặc biệt, có những thời điểm vùng nước khu vực cảng Cái Lân có hàm lượng dầu đạt mức 1,75 mg/l, gấp 6 lần giới hạn cho phép; vịnh Hạ Long có 1/3 diện tích biển hàm lượng dầu thường xuyên từ 1 đến 1,73 mg/l.
Ảnh hưởng gây ra từ ô nhiễm dầu trên biển Việt Nam.
Ô nhiễm dầu tác động đến hệ sinh thái biển Việt Nam.
Tổng quan về các hệ sinh thái biển Việt Nam: Biển Đông là một biển lớn (đứng thứ 2 trên thế giới sau biển San Hô ở phía Đông nước Ôxtrâylia) với diện tích 3,4 triệu km2 và tiếp giáp với 9 quốc gia. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết, trong vùng biển ở nước ta đã phát hiện được 12.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái (HST) điển hình như rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, vùng triều cửa sông, đảo, rạn san hô, đáy mềm, đầm phá và các tùng, áng... Trong đó, có trên 2.038 loài cá, 6.000 loài động vật đáy, 635 loài rong biển, 43 loài chim, trên 40 loài thú và bò sát biển và hàng ngàn loài động thực vật phù du khác đã tạo ra các quần xã sinh vật đặc biệt phong phú. Theo tính toán của các nhà hải dương học, biển Việt Nam có trữ lượng khoảng 3 - 4 triệu tấn cá, khả năng khai thác là 1,5 - 2,0 triệu tấn, mực 30.000 - 40.000 tấn, tôm biển 50.000 - 60.000 tấn, thân mềm phải đạt đến hàng triệu tấn. Với nguồn lợi này sẽ giúp cho ngành thủy sản nước ta ngày càng phát triển.
Tác động của ô nhiễm dầu đến các hệ sinh thái:
+ Đối với chim biển, dầu thấm ướt lông chim, làm mất tác dụng bảo vệ thân nhiệt và chức năng nổi trên mặt nước. Nhiễm dầu, chim di chuyển khó khăn, phải di chuyển chỗ ở, thậm chí bị chết. Dầu còn ảnh hưởng đến khả năng nở của trứng chim.
+Cá - nguồn lợi lớn nhất của biển được đánh giá là loài chịu tác động tiêu cực mạnh mẽ của sự cố dầu tràn: Dầu gây ô nhiễm môi trường làm cá chết hàng loạt do thiếu oxy hòa tan trong nước; dầu bám vào cá làm giảm giá trị sử dụng do gây mùi khó chịu; dầu có thể làm trứng mất khả năng phát triển, trứng có thể bị ung, thối.
+Ô nhiễm dầu cũng làm biến đổi cân bằng oxy, gây ra độc tính tiềm tàng trong hệ sinh thái (HST), khi sự cố ô nhiễm dầu xảy ra, các HST đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng và thể hiện rõ nét nhất là HST rừng ngập mặn, cỏ biển, vùng triều bãi cát, đầm phá và các rạn san hô. Ô nhiễm dầu đã làm giảm sức chống đỡ, tính linh hoạt và khả năng khôi phục của các HST từ tác động của các tai biến. Cụ thể, các tác động tiêu cực của ô nhiễm dầu đến các HST được hiểu theo 3 cấp độ: suy thoái, tổn thương và mất HST.
+ Từ đầu tháng 2/2007 đến nay, mức độ ô nhiễm dầu ở nước ta với quy mô lớn hơn rất nhiều so với đợt ô nhiễm dầu cục bộ năm 1989, vì vậy chắc chắn thiệt hại về kinh tế - xã hội là rất lớn, trong đó cần phải nhấn mạnh đến những tác động của ô nhiễm dầu đến các HST biển và ven biển.
+ Năm 2007 nhóm nghiên cứu của Viện nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường biển đã có cuộc khảo sát thực tế và xác định một số hiện tượng tác động tiêu cực đến các HST trong 6 tháng đầu năm 2007, trong đó có sự ảnh hưởng của ô nhiễm dầu gây ra. Vào tháng 5/2007, trong đợt khảo sát đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, đã phát hiện có nhiều tôm nuôi bị chết trong các đầm nuôi thuộc đầm phá do bị đen đầu hoặc đỏ đầu gây ra. Đến tháng 7/2007, khảo sát tại Côn Đảo cho thấy, các loài sao biển và thỏ biển bị chết trôi dạt lên bãi tắm và có dầu bao quanh. Như vậy, có thể thấy ô nhiễm dầu đã tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên các HST biển và ven biển ở các khía cạnh sau:
Làm biến đổi cân bằng ôxy của HST: Dầu có tỷ trọng nhỏ hơn nước, khi chảy loang trên mặt nước, dầu tạo thành váng và bị biến đổi về thành phần và tính chất. Khi dầu loang, hàm lượng dầu trong nước tăng cao, các màng dầu làm giảm khả năng trao đổi ôxy giữa không khí với nước, làm giảm hàm lượng ôxy của HST, như vậy cán cân điều hòa ôxy trong hệ bị đảo lộn.
Làm nhiễu loạn các hoạt động sống trong HST: Đầu tiên phải kể đến các nhiễu loạn áp suất thẩm thấu giữa màng tế bào sinh vật với môi trường, cụ thể là các loài sinh vật bậc thấp như sinh vật phù du, nguyên sinh động vật luôn luôn phải điều tiết áp suất thẩm thấu giữa môi trường và cơ thể thông qua màng tế bào. Dầu bao phủ màng tế bào, sẽ làm mất khả năng điều tiết áp suất trong cơ thể sinh vật, đồng thời cũng là nguyên nhân làm chết hàng loạt sinh vật bậc thấp, các con non, ấu trùng. Dầu bám vào cơ thể sinh vật sẽ ngăn cản quá trình hô hấp, trao đổi chất và sự di chuyển của sinh vật trong môi trường nước.
Theo đánh giá của các chuyên gia, nồng độ dầu trong nước chỉ 0,1 mg/l có thể gây chết các loài sinh vật phù du, mắt xích đầu tiên trong lưới thức ăn ở biển. Đối với các sinh vật đáy, ô nhiễm dầu có thể ảnh hưởng rất lớn đến con non và ấu trùng. Đối với các cá thể trưởng thành, dầu có thể bám vào cơ thể hoặc được sinh vật hấp thụ qua quá trình lọc nước, dẫn đến làm giảm giá trị sử dụng do có mùi dầu. Ảnh hưởng của dầu đối với chim biển chủ yếu là thấm ướt lông chim, làm giảm khả năng cách nhiệt của bộ lông, làm mất tác dụng bảo vệ thân nhiệt của chim và chức năng phao bơi, giúp chim nổi trên mặt nước. Khi bị nhiễm dầu, chim thường di chuyển khó khăn, ở mức độ nhẹ chúng tỏ ra khó chịu, có khi phải di chuyển nơi cư trú; ở mức độ nặng có thể bị chết. Dầu còn ảnh hưởng đến khả năng nở của trứng chim. Bên cạnh đó, cá là nguồn lợi lớn nhất của biển và cũng là đối tượng chịu tác động tiêu cực mạnh mẽ của sự cố ô nhiễm dầu, ảnh hưởng này phụ thuộc vào mức độ tan của các hợp chất độc hại có trong dầu vào trong nước. Dầu bám vào cá, làm giảm giá trị sử dụng do gây mùi khó chịu. Đối với trứng cá, dầu có thể làm trứng mất khả năng phát triển, trứng có thể bị “ung, thối”. Dầu gây ô nhiễm môi trường làm cá chết hàng loạt do thiếu ôxy hòa tan trong nước.
Gây ra độc tính tiềm tàng trong HST: Ảnh hưởng gián tiếp của dầu loang đối với sinh vật thông qua quá trình ngăn cản trao đổi ôxy giữa nước với khí quyển tạo điều kiện tích tụ các khí độc hại như H2S, và CH4 làm tăng pH trong môi trường sinh thái. Dưới ảnh hưởng của các hoạt động sinh - địa hóa, dầu dần dần bị phân hủy, lắng đọng và tích lũy trong các lớp trầm tích của HST làm tăng cao hàm lượng dầu trong trầm tích gây độc cho các loài sinh vật sống trong nền đáy và sát đáy biển.
Cản trở các hoạt động kinh tế ở vùng ven biển: Dầu trôi theo dòng chảy mặt, sóng, gió, dòng triều dạt vào vùng biển ven bờ, bám vào đất đá, kè đá, các bờ đảo làm mất mỹ quan, gây mùi khó chịu đối với du khách khi tham quan du lịch. Do vậy, doanh thu của ngành du lịch đã bị thiệt hại nặng nề. Mặt khác, ô nhiễm dầu còn làm ảnh hưởng đến nguồn giống tôm cá, thậm chí bị chết dẫn đến giảm năng suất nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ven biển...
Nguồn: “Đánh giá tác động của ô nhiễm dầu đối với các hệ sinh thái biển Việt Nam” TS. Đỗ Công Thung, TS. Trần Đức Thạnh, THS. Nguyễn Thị Minh Huyền
Viện Tài Nguyên và Môi Trường Biển, Viện Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam
Thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra cho con người.
Biển Đông và vùng bờ của nó là nơi giàu có và đa dạng các loại hình tài nguyên thiên nhiên, cũng như chứa đựng tiềm năng phát triển kinh tế đa ngành, đa mục tiêu. Bởi vậy, đây cũng là nơi tập trung sôi động các hoạt động phát triển của con người: trên 50% số đô thị lớn, gần 60% dân số tính theo đơn vị cấp tỉnh, phần lớn các khu công nghiệp lớn và các khu chế xuất, các vùng nuôi thủy sản, các hoạt động cảng biển - hàng hải và du lịch đều được phát triển ở đây. Nên một lượng lớn chất thải ở đây là không tránh khỏi, đặt biệt là các chất thải có mặt của dầu.
Chất lượng môi trường biển thay đổi dẫn đến nơi cư trú tự nhiên của loài bị phá huỷ gây tổn thất lớn về đa dạng sinh học vùng bờ. Dẫn tới hiệu suất khai thác hải sản giảm. Tổn thất lớn cho nền kinh tế biển nước ta.
Cản trở các hoạt động kinh tế ở vùng ven biển: Dầu trôi theo dòng chảy mặt, sóng, gió, dòng triều dạt vào vùng biển ven bờ, bám vào đất đá, kè đá, các bờ đảo làm mất mỹ quan, gây mùi khó chịu đối với du khách khi tham quan du lịch. Do vậy, doanh thu của ngành du lịch đã bị thiệt hại nặng nề. Mặt khác, ô nhiễm dầu còn làm ảnh hưởng đến nguồn giống tôm cá, thậm chí bị chết dẫn đến giảm năng suất nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ven biển...
Tràn dầu không chỉ gây tổn thất nguồn nguyên liệu cho quốc gia mà những hậu quả của nó gây ra không nhỏ đến động thực vật, vùng biển trong khu vực gây tốn kém chi phí bồi thường thiệt hại từ phía nhà nước, chi phí ứng cứu, khắc phục sau ô nhiễm,….
+ Chỉ tính riêng vụ tràn dầu ở kho xăng dầu hàng không Liên Chiểu (Đà Nẵng – 10/2008) đã gây tốn kém chi phí ứng cứu gần 800 triệu đồng và thiệt hại về ngư nghiệp 122 triệu đồng, chưa kể việc bồi thường phục hồi môi trường bị suy thoái.
+ Tháng 09/2001 tàu chở dầu FORMOSA va chạm với tàu chở dầu ONE Petrolimex-1 in Ganh Rai Bay, Vung Tau city in September 2001, spở vịnh Gành Rái, thành phố Vũng Tàu, làm đổ 750 tons of 750 tấn DO. The compensation was 4.7 million USD Việc bồi thường là 4.7 triệu USDwhile total assessed loss was 14.2 million USD (Figures 2 trong khi đánh giá tổng thiệt hại là 14.200.000 USD
+ Tàu chở dầu KASCO Monrovia va chạm với Cát Lái Jetty, trên song Sài Gòn- HCM vào tháng 01/2005, làm tràn 518 tấn DO, thiệt hại 1 triệu USD.
Sự cố tràn dầu còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người: dầu bay hơi vào không khí, ô nhiễm các sản phẩm thủy sản, thay đổi cách thức tiêu dùng của người dân, tăng chấn thương xã hội,…
Nguồn: Hội nghị quốc tế về tràn dầu năm 2008
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM DẦU
TRÊN BIỂN VIỆT NAM
Giả pháp từ phía nhà nước về tình hình ô nhiễm dầu.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia về bảo vệ mội trường và tài nguyên thiên nhiên. Từ khi thực hiện chính sách hội nhập kinh tế quốc tế và chiến lược biển, pháp luật về bảo vệ môi trường biển bắt đầu được chú trọng. Việc phòng chống ô nhiễm môi trường biển và ứng phó với các sự cố tràn dầu đã được quy định rải rác trong các văn bản pháp luật chung và văn bản pháp luật chuyên ngành.
+ Các văn bản pháp luật chung quy định về phòng, chống ô nhiễm dầu từ năm 2000 đến năm 2010:
Chỉ thị số 17/2003/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm an toàn hàng hải.
Luật Thủy sản 2003 (khoản 1 Điều 7) nêu trách nhiệm của các chủ thể khi tham gia khai thác nguồn lợi thủy sản là phải bảo vệ môi trường.
Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam năm 2008. Quy định về nghĩa vụ của cảnh sát biển về bảo vệ môi trường.
Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005 quy định việc lưu thông tàu thuyền trên biển gắn liền với bảo vệ môi trường.
Quyết định số 49/2005/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải ban hành quy tắc phòng ngừa, đâm va tàu trên biển.
Bộ luật Dân sự năm 2005, điều 624 và 623 quy định về việc bồi thường thiệt hại từ về việc gây ô nhiễm của các cá nhân, pháp nhân và chủ thể.
Quyết định số 59/2005/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải ban hành Quy định về trang thiết bị an toàn hàng hải và phong ngừa ô nhiễm môi trường biển lắp đặt trên tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa.
Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường hướng dẫn điều biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố do chất thải nguy hại gây ra.
Luật Dầu khí 1993 sửa đổi năm 2008. Quy định các chủ thể tham gia hoạt động dầu khí phải có đề án bảo vệ môi trường và biện pháp ngăn ngừa bảo vệ môi trường.
+ Pháp luật về phòng, chống ô nhiễm dầu chuyên biệt trong 10 năm từ 2000 – 2010.
Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Tổng công ty Dầu khí (ban hành kèm theo Quyết định số 949/QĐ-KHCNMT ngày 5/3/2001).
Quyết định số 129/2001/QĐ-TTg ngày 29/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch Quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu giai đoạn 2001-2020.
Nghị định 137/2004/NĐ-CP ngày 16/6/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam. Về xử phạt các hành vi vi phạm về phòng ngừa ô nhiễm biển do dầu và các quy định buộc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường, và nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Quyết định số 103/2005/QĐ-TTg ngày 12.5.2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu quy định về đối tượng, phạm vi sự cố tràn dầu và các tổ chức chuyên môn có trách nhiệm quản lý sự cố tràn dầu (Uỷ ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn và 03 trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu ở các khu vực Bắc, Trung, Nam).
Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân Tối cao (TANDTC) hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Văn bản này cũng sẽ là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng cho việc xác định đòi bồi thường đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra trên biển.
- Tăng cường giáo dục pháp luật, nhận thức về bảo vệ môi trường nói chung và BVMT chuyên ngành nói riêng
- Khuyến khích sự tham gia nghiên cứu của các đơn vị môi trường, tổ chức phi Chính phủ vào việc phản biện các dự án giao thông đường thủy có tác động môi trường.
- Có cơ chế thích đáng để khuyến khích xã hội hóa việc đầu tư vào công tác ứng cứu, xử lý sự cố môi trường trong đó bao gồm chính sách về tài chính từ nguồn thu phí, cho vay vốn ưu đãi, ưu tiên tham gia một số dịch vụ liên quan để bù lỗ cho hoạt động bảo vệ môi trường.
- Giám sát và đánh giá mức độ ô nhiễm sau sự cố xảy ra để có cơ sở đòi bồi thường hợp lý do việc gây ô nhiễm và thiệt hại, áp dụng biện pháp kinh tế vào vấn đề bảo vệ môi trường là “người gây ô nhiễm phải trả tiền”.
- Củng cố và cải tiến cơ cấu quản lý giữa các ban ngành để tránh tình trạng chồng chéo chức năng và quyền hạn, phải có sự thống nhất chỉ đạo hành động giữa các ban – ngành, các cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương trong công tác quản lý và đánh giá tác động môi trường trong vùng nước cảng, trên cơ sở đó tham mưu cho các cấp có thẩm quyền lập kế hoạch bảo vệ môi trường.
Kết quả đạt được từ việc ứng cứu kịp thời các sự cố tràn dầu:
Ngày 27/4/2007, tại TP. HCM, Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN - MT) phối hợp vối Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn cứu hộ (UBQG TKCNCH) đã tổ chức tại Hội thảo "Phát hiện và xử lý ô nhiễm dầu trên biển".
Theo báo cáo của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn cứu hộ Có tổng cộng hơn 1.720 tấn dầu đã được các cơ quan chức năng thu gom, theo số liệu tính đến ngày 23/4/2007. Trong đó các địa phương bị ảnh hưởng nhiều như Quảng Nam, Thừa thiên – Huế, Hà Tĩnh,..
Biểu đồ 5. Lượng dầu được thu gom ở một số địa phương.
Nguồn: Báo điện tử của báo kinh tế nông thôn.
Đến cuối ngày 11-6-2007, các huyện Trần Văn Thời, U Minh, Phú Tân đã thu gom được 9,45 tấn dầu thô trôi dạt từ biển vào.
Ngày 7-5-2007, bộ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường đã quyết định thành lập tổ công tác xác định nguyên nhân, đánh giá thiệt hại và khắc phục ô nhiễm dầu tại các tỉnh ven biển VN. Tổ có 15 thành viên.
Phòng Nghiên cứu và Xử lý Thông tin Môi trường, Viện Địa lý (PGS - TS Nguyễn Đình Dương) đề nghị Nhà nước cấp kinh phí mua 300 ảnh vệ tinh, trị giá khoảng 1,2 tỷ đồng để tiếp tục xác định nguyên nhân, nguồn gốc dầu ô nhiễm.
Bộ trưởng Bộ TN-MT Mai Ái Trực (tại Hội thảo "Phát hiện và xử lý ô nhiễm dầu trên biển" tháng 4/2007) nêu rõ, cần thiết, Nhà nước sẽ chi kinh phí để tạo điều kiện cho các cơ quan chuyên môn, nghiên cứu khoa học truy tìm nguyên nhân của dầu ô nhiễm trên biển; tăng cường đầu tư để giám sát, kiểm tra và phát hiện ô nhiễm trên biển.
Các doanh nghiệp và tổ chức phi chính phủ làm gì để khắc phục tình trạng ô nhiễm dầu ở Việt Nam?
- Tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong ngành, lĩnh vực hoạt động nhằm phát triển bền vững lĩnh vực kinh tế vận tải biển VN.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch ứng phó với các sự cố môi trường, nhất là sự cố tràn dầu để phát huy tối đa các nguồn lực sẵn có, tăng cường khả năng thành thục của cán bộ, của các bộ phận có liên quan và duy trì tốt, các mối liên hệ, thông tin liên lạc giũa các bên liên quan nhằm luôn sẵn sàng ứng phó sự cố môi trường.
+Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí đã chủ động tìm tòi, xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống quản lý an toàn và môi trường nhằm loại trừ hoặc giảm thiểu các rủi ro gây ra thương tật, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, môi trường và tài sản. Thực hiện chính sách SK-AT-MT của các cấp quản lý trong Tổng công ty.
+ Đáng kể là một số dự án như Chương trình Khu vực về Quản lý Môi trường biển Đông Á (PEMSEA) do UNDP/IMO/GEF tài trợ thực hiện ở Đà Nẵng và hiện nay mở rộng thêm ra Quảng Nam và Thừa Thiên-Huế (2001-2011).
+ Dự án hợp tác Việt Nam-Hà Lan về QLTH vùng bờ: thí điểm ở Nam Định, Thừa Thiện-Huế và Bà Rịa-Vũng Tàu (2001-2005).
+ Dự án hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ về “Tăng cường năng lực cho Việt Nam trong QLTH vùng bờ vịnh Bắc Bộ” do NOAA/IUCN tài trợ (2002-2009) thực hiện ở ven bờ Quảng Ninh-Hải Phòng.
Phân loại và xử lý chất thải nhiễm dầu theo quy trinh:
Sơ đồ 1: Phân loại và xử lý chất thải nhiễm dầu.
Công nghệ tách
Dầu thu gom
Nước lẫn dầu
Rác nhiễm dầu,
Vật liệu ứng cứu nhiễm dầu,
Đất nhiễm dầu.
Phân loại
Nước
Dầu
Tro xỉ
Đốt bằng lò đốt
Nguồn: Trung Tâm Nghiên cứu Phát triển an toàn & môi trường dầu khí.
PHẦN KẾT LUẬN
Kết luận.
Một điều dễ thấy là con người càng đẩy nhanh tốc độ phát triển trên lưu vực sông ven biển và trên biển thì mức độ gây tổn thương đến môi trường và tài nguyên biển ngày càng cao. Không thể kể hết các tác động đến môi trường và tài nguyên biển do con người gây ra, nhưng thực tế con người đã nếm trải đủ thất bại và thiệt hại do những hành vi thiếu khôn khéo trong khai thác và sử dụng tài nguyên biển mà thiếu quan tâm đến công tác bảo vệ. Các chất thải chứa dầu không qua xử lý từ các lưu vực và vùng ven biển được đưa ra biển ngày càng nhiều, cùng với vận tải biển và những tai nạn bất ngờ làm cho nhiều vùng biển ven bờ bị ô nhiễm nặng, có nguy cơ bị thiếu ôxy trên diện rộng, một số loài sinh vật biển bị đe dọa, hệ sinh thái trong khu vực bị tiêu diệt từng ngày, và gây tổn thất to lớn cho nền kinh tế nước nhà.
Thực trạng trên cho thấy, Chính phủ Việt Nam cần kết hợp các nỗ lực ứng phó tràn dầu trên biển với tập trung bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế của đất nước, giúp Việt Nam vượt qua thách thức trong công tác bảo vệ vùng biển nước ta, đưa chỉ số ô nhiễm nói chung, ô nhiễm dầu nói riêng giảm xuống mức thấp nhất. Phát triển một nước Việt Nam giàu mạnh và bền vững.
Kiến nghị.
- Đối với các quốc gia trên thế giới phải kiểm soát các nguồn thải sinh hoạt và công nghiệp, các trung tâm dân cư và công nghiệp ven sông, hồ và ven biển bằng mọi biện pháp xử lý nước thải trước khi xả ra sông.
Các khu vực bến cảng, kho tàng ven biển, cần hạn chế rửa, xả thải trực tiếp ra biển.
Hạn chế ô nhiễm hóa chất (dung dịch khoan) và dầu trong khoan thăm dò và khai thác dầu khí ngoài khơi bằng cách hạn chế sử dụng , xử lý các chất thải trước khi xả xuống biển.
Tăng cường an toàn hệ thống ống dẫn dầu, vận chuyển dầu trên biển, hạn chế tổn thất, rò rỉ dầu ở mọi hình thức.
Xử lý nhanh và hiệu quả cao trong những trường hợp sự cố dầu tràn, vỡ đường ống, tai nạn tàu dầu.
Tài liệu tham khảo:
Chất lượng môi trường biển đang xuống cấp -
Ứng phó sự cố tràn dầu -
Biển ô nhiễm như thế nào -
Nguy cơ ô nhiễm từ hoạt động khai thác dầu khí trên biển -
Viện nghiên cứu môi trường và phát triển bền vững -
Ô nhiễm môi trường biển ở VN ngày càng nghiêm trọng -
Lời giải cho bài toán kinh tế và môi trường -
Vấn đề ô nhiễm và đa dạng sinh học biển -
Giám sát chất lượng môi trường ngoài khơi trong các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí -
Bảo vệ môi trường biển và xu thế toàn cầu -
Tình hình ô nhiễm biển Việt Nam và thế giới -
N.B. Diến / Tạp chí, Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật 24 (2008) 224-238
www.lrc.ctu.edu.vn/pdoc/8/11ktmtruong.pdf
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng ô nhiễm dầu trên vùng biển việt nam.doc