Bên cạnh các cơ chế chính sách trên, với việc trở thành thành viên Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, Việt Nam đã tiến một bước dài trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nếu việc gia nhập WTO có thể được xem là
bước hội nhập “theo chiều rộng” với những cam kết mở cửa ở mức độ tương
đối, áp dụng chung cho tất cả các nước thành viên của WTO, thì việc ký kết các
Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa Việt Nam với các đối tác thương mại
được xem là hình thức hội nhập “theo chiều sâu” trong đó các cam kết mạnh mẽ
hơn, trên nhiều lĩnh vực hơn và do đó mức độ tác động đến nền toàn bộ kinh tế
nói chung và đến từng ngành nói riêng cũng lớn hơn và phức tạp hơn.
Đến nay, bên cạnh các FTA do khối ASEAN ký kết (ASEAN + 6) mà Việt
Nam tham gia với tư cách là quốc gia thành viên của ASEAN. Các hiệp định
này bao gồm Hiệp định Thương mại tự do ASEAN -Trung Quốc (ACFTA,
2004), Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA, 2006), Hiệp
định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP, 2009), Hiệp định
Thương mại tự do ASEAN - Australia, New Zealand (AANZFTA, 2010) và
Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ (2010). Việt Nam còn ký kết các
FTA song phương với các đối tác thương mại quan trọng, trong đó Hiệp định
đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) đã được ký kết năm 2009, là hiệp
định thương mại tự do đầu tiên Việt Nam ký với tư cách là đối tác độc lập; Hiệp
định thương mại tự do Việt Nam - Chi Lê (VCFTA) mới được ký năm 2012.
Hiệp định Thương mại tự do với Hiệp hội mậu dịch tự do Châu Âu (V-EFTA),
với Cộng đồng Châu Âu (V-EU) và Hiệp định Hợp tác Thương mại xuyên Thái
Bình Dương (TPP) đang trong quá trình đàm phán, được đánh giá là những đàm
phán mở cửa cửa thương mại tự do quan trọng nhất của Việt Nam, bởi đàm phán
này có sự tham gia của Hoa Kỳ và EU, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và đối
tác thương mại quan trọng của Việt Nam.
Các khu vực thương mại tự do được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tự do hóa thương
mại bằng cách cắt giảm thuế quan đối với những mặt hàng xuất xứ từ các nước
thành viên. Tuy nhiên tự do hóa không tự động diễn ra vì việc cắt giảm thuế còn
phụ thuộc vào việc đáp ứng các quy tắc xuất xứ. Quy tắc xuất xứ quyết định một
sản phẩm có được ưu đãi hay không. Do đó, khu vực thương mại tự do không
đảm bảo rằng các doanh nghiệp vận dụng được ưu đãi thương mại và cơ hội
kinh doanh từ các FTA mà Việt Nam ký kết
64 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2925 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng phát triển ngành dệt may và khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua tăng cường khai thác các yếu tố liên quan tới thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- sản xuất nguyên phụ liệu thích hợp, đảm
bảo cho ngành phát triển bền vững trong những năm tới là cấp bách và cần thiết.
IX. Về vị trí, vai trò và hiệu quả sản xuất của ngành
- Dệt may là ngành có đóng góp rất đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội
của Việt Nam trong nhiều giai đoạn phát triển trước đây và tiếp tục cho thấy vai
trò ngày càng quan trọng trong tiến trình đổi mới và phát triển của Việt Nam thời
gian tới.
Hoạt động sản xuất và xuất khẩu ngành dệt may thời gian qua có nhiều đóng
góp quan trọng cho nền kinh tế. Tính đến năm 2011, kim ngạch xuất khẩu ngành
dệt may chiếm xấp xỉ 15% GDP, là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.
Bảng 14. Giá trị SXCN theo giá thực tế phân theo ngành công nghiệp
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm 2007 2008 2009 2010
Tổng số ngành công
nghiệp 1.466.480,1 1.903.128,1 2.298.086,6 2.963.499,7
Tổng số dệt may 127.272,8 156.630,4 185.382,3 236.939,5
- Dệt 64.805,5 74.218,3 90.479,5 112.722,2
- Sản xuất trang phục 62.467,3 82.412,1 94.902,8 124.217,3
Nguồn: Tổng cục thống kê
Bảng 15. Cơ cấu SXCN theo giá thực tế phân theo ngành công nghiệp
Đơn vị tính: %
Năm 2007 2008 2009 2010
Tổng số ngành công nghiệp 100,00 100,00 100,00 100,00
Tổng số dệt may 8,68 8,23 8,07 7,99
38
- Dệt 4,42 3,90 3,94 3,80
- Sản xuất trang phục 4,26 4,33 4,13 4,19
Nguồn: Tổng cục thống kê
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng để có thể xuất khẩu được số hàng dệt may trị
giá 17,108 tỷ USD năm 2012, Việt Nam phải chi khoảng 50,20% trong số đó để
nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất (8,587 tỷ USD), điều đó cũng có
nghĩa là đóng góp của xuất khẩu cho tăng trưởng kinh tế trong nước bị hạn chế.
- Bên cạnh đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, ngành dệt may còn góp phần
giải quyết các vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo, hạn chế nạn thất nghiệp,
thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa.
Với những lợi thế riêng biệt như vốn đầu tư không lớn, thời gian thu hồi vốn
tương đối nhanh, đây còn là ngành thu hút nhiều lao động, bao gồm nhiều công
đoạn có tính chuyên sâu, đòi hỏi tính chuyên môn hóa, hợp tác hóa, với sự tham
gia của nhiều thành phần kinh tế. Trong giai đoạn 2001 – 2011 lao động sử dụng
trong toàn ngành hàng năm khoảng:
Năm 2001, ngành công nghiệp dệt may sử dụng 1,5 triệu lao động. Từ năm
2005 đến 2011, hàng năm khoảng 2,3 triệu (trong đó khoảng 1,1 triệu lao động
công nghiệp) chiếm gần 5% lao động toàn quốc và hơn 10% tổng số lao động
trong toàn ngành công nghiệp. Bên cạnh đó, một lực lượng lao động khá lớn
được thu hút vào lĩnh vực phát triển cây bông và trồng dâu nuôi tằm (số lượng
vào khoảng 200.000 người hàng năm), ngoài ra còn kéo theo hàng chục vạn lao
động sản xuất trong các ngành công nghiệp phụ trợ như sản xuất bao bì, phụ
liệu, thêu đan. Chính vì lẽ đó, ngành dệt may là ngành đã góp phần giải quyết
công ăn việc làm lớn cho xã hội trước mắt cũng như trong tương lai.
Bảng 16. So sánh một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp ngành Dệt May so
với toàn ngành công nghiệp
Tên ngành Số lao động
(Người)
Tổng doanh thu
(Triệu VNĐ)
Nộp ngân sách
(Triệu VNĐ)
Tổng ngành công nghiệp
Năm 2005 6237396 2221392274 161611145
Năm 2006 6715166 2743147824 191888017
Năm 2007 7382160 3566611200 220298038
Năm 2008 8246239 5593946386 335226169
Năm 2009 8927859 5960818855 360320262
Năm 2010 10079886 7705486449 409337526
Dệt & May
39
Tên ngành Số lao động
(Người)
Tổng doanh thu
(Triệu VNĐ)
Nộp ngân sách
(Triệu VNĐ)
Năm 2005 681079 66630006 1610650.7
Năm 2006 777466 102703245 1619462.2
Năm 2007 889455 104076207 2875669.3
Năm 2008 925547 123669184 4627896.6
Năm 2009 963250 148774415 2253807.3
Năm 2010 1039620 201107160 5866193.6
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Số lao động dệt may so với toàn ngành công nghiệp
0
2000000
4000000
6000000
8000000
10000000
12000000
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Toàn ngành CN
Dệt May
Nộp ngân sách ngành dệt may so với toàn ngành công nghiệp
40
0
50000000
100000000
150000000
200000000
250000000
300000000
350000000
400000000
450000000
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Toàn ngành CN
Dệt May
- Nếu xét trên tiêu chí tỷ lệ giá trị gia tăng so với giá trị sản xuất của ngành
thì ngành dệt may Việt Nam thời gian qua có hiệu quả tương đối cao, trong đó
lĩnh vực may có hiệu quả cao hơn lĩnh vực dệt; trong lĩnh vực may thì may trang
phục có hiệu quả cao hơn và trong lĩnh vực dệt thì sản xuất vải dệt kim và vải
không dệt có hiệu quả cao hơn so với các nhóm sản phẩm khác.
Theo tính toán trên cơ sở số liệu đến năm 2012, tỷ lệ VA/GOCN của ngành
dệt may đạt khoảng 35% cao hơn tỷ lệ VA/GOCN toàn ngành công nghiệp đạt
~31%. Qua đó cho thấy, hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành dệt may đạt khá
cao, thể hiện sự phát triển đúng hướng của ngành trong sự phát triển chung của
toàn ngành công nghiệp.
+ So sánh giữa lĩnh vực dệt và lĩnh vực may, thì so với ngành dệt cùng giai
đoạn từ năm 2006-2012 ngành may có tỷ lệ giá trị gia tăng so với giá trị sản xuất
ngành công nghiệp (VA/GOCN) cao hơn ngành dệt, ngành may là 42,25% còn
ngành dệt chỉ bằng khoảng một nửa ngành may là 22,04 %. Đến năm 2012, tỷ lệ
VA/GOCN của ngành may đạt khoảng 42% cao hơn tỷ lệ VA/GOCN ngành dệt
là 23,18%. Qua đó cho thấy, hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành may rất cao,
thể hiện trong lĩnh vực này, hiện nay là lĩnh vực có giá trị gia tăng cao trong toàn
ngành dệt may, chính vì vậy mà trong thời gian vừa qua các đầu tư dự án nước
ngoài vào lĩnh vực may nhiều hơn và cũng thể hiện đây là lĩnh vực trọng tâm của
ngành.
+ Trong lĩnh vực dệt, giai đoạn 2006 - 2012 ta có thể thấy lĩnh vực sản xuất
vải dệt kim và vải không dệt có tỷ lệ (VA/GOCN) cao, chứng tỏ đây là lĩnh vực
có giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất trong ngành dệt 42,65%. Điều này phản
ánh một thực tế là trong mấy năm gần đây, việc phát triển sản xuất vải dệt kim
may thành sản phẩm trọn gói để xuất khẩu hoặc tiêu dùng nội địa là hướng đi
đúng và mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, sản phẩm vải không dệt dùng làm
nguyên phụ liệu (tấm lót, mex, các loại bao gói, vải địa kỹ thuật,) luôn là các
sản phẩm dệt có giá trị gia tăng cao hơn so với sản phẩm dệt dùng trong may mặc.
Lĩnh vực sản xuất sợi 22,36% và lĩnh vực nhuộm xử lý hoàn tất 23,79 % có tỷ lệ
VA/GOCN đứng ở nhóm giữa trong dây chuyền sản xuất dệt. Nhóm cuối cùng là
lĩnh vực sản xuất vải dệt thoi, đây là lĩnh vực có giá trị gia tăng thấp nhất do vốn
41
đầu tư lớn, năng suất thiết bị và tự động hóa cũng chưa cao, thiết bị so với toàn
ngành ở mức hiện đại hóa thấp.
Bảng 17. Tỷ lệ giá trị gia tăng so với giá trị sản xuất ngành công nghiệp
(VA/GOCN) của ngành dệt giai đoạn 2006-2012
Năm
Tỷ lệ VA/GOCN (giá so sánh) ngành dệt (%)
Toàn
ngành
dệt
Sản
xuất sợi
Sản
xuất vải
dệt thoi
Nhuộm
và xử lý
hoàn tất
Sản xuất
vải dệt
kim, vải
không dệt
Sản
xuất
thảm,
chăn
đệm
Các loại
SP dệt
khác
2012 23,18 22,36 17,19 23,79 42,65 28,66 12,10
2006-
2012 22,04 22,36 17,19 23,79 42,65 28,66 12,10
Nguồn: TCTK, thống kê các xí nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp
Bảng 18. Tỷ lệ giá trị gia tăng so với giá trị sản xuất ngành công nghiệp
(VA/GOCN) của ngành may năm 2006-2012
Năm
Tỷ lệ VA/GOCN (giá so sánh) ngành may (%)
Toàn
ngành
may
May trang phục (trừ
trang phục từ da lông
thú)
Sản xuất sản
phẩm từ da lông
thú
Sản xuất trang
phục dệt kim,
đan móc
2012 42,31 42,47 24,68 35,26
2006-
2012 42,25 42,47 24,68 35,26
Nguồn: TCTK, thống kê các xí nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp
+ Trong lĩnh vực may, lĩnh vực may trang phục (trừ trang phục từ da lông
thú) là lĩnh vực có tỷ lệ VA/GOCN cao nhất 42,47%, tiếp đến là sản xuất trang
phục dệt kim, đan móc 35,26%, cuối cùng là sản xuất sản phẩm từ da lông thú
24,68 %. Dựa trên tỷ lệ VA/GOCN của ngành may cho thấy rằng lĩnh vực may
trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) là lĩnh vực có giá trị gia tăng cao nhất
và hiệu quả kinh tế nhất.
42
Phần thứ hai
ĐÁNH GIÁ VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM CẦN XEM XÉT NHẰM NÂNG CAO
KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
THỜI GIAN TỚI
I. Đánh giá chung về khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam
1. Phân tích điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - thách thức chung của ngành
Trên cơ sở xem xét, đánh giá thực trạng phát triển của ngành dệt may Việt
Nam thời gian qua cũng như nhìn nhận các nhân tố chủ yếu tác động tới sự phát
triển của ngành trong thời gian tới, có thể đưa ra một số phân tích cơ bản về
điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam
như sau:
Điểm mạnh:
• Lực lượng lao động tương đối dồi dào, giá rẻ, dễ đào tạo, kỹ năng và tay
nghề may tốt. Lao động của Việt Nam được đáng giá là nguồn lao động
có năng lực và có thể trở thành nguồn lao động chất lượng cao nếu được
đào tạo tốt;
• Thiết bị ngành may đã được đổi mới và hiện đại hoá đến 90%;
• Đã xây dựng được mối quan hệ bền vững với nhiều tập đoàn tiêu thụ lớn
trên thế giới;
• Việt Nam được đánh giá là điểm đến ổn định và an toàn đối với các nhà
nhập khẩu và đầu tư nước ngoài;
• Hỗ trợ của Chính phủ trong ký kết các hiệp định thương mại, các chính
sách khuyến khích đầu tư nước ngoài và sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
Điểm yếu:
• Sản xuất mô hình gia công chiếm tỷ lệ cao, giá trị gia tăng thấp;
• Công nghệ hỗ trợ dệt may còn yếu, phần lớn vải và phụ liệu may phụ
thuộc vào nguồn nhập khẩu. Liên kết trong chuỗi cung ứng yếu;
• Thiếu hụt nguồn nhân lực có kỹ năng, có kinh nghiệm về quản lý, kỹ
thuật, marketing, bán hàng và các dịch vụ mua bán. Sức thu hút hấp dẫn
nhân lực cho ngành dệt may ngày càng yếu đi so với các ngành công
nghiệp khác;
• Thiếu một tổ chức thu thập, phân tích, cung cấp thông tin chuyên ngành,
thị trường trong nước và quốc tế;
43
• Hoạt động nghiên cứu, thiết kế, phát triển sản phẩm, quản lý sản xuất còn
yếu; hiệu quả sử dụng thiết bị sợi, dệt, nhuộm còn thấp; năng suất lao
động thấp;
• Chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên khả năng huy động vốn đầu
tư thấp, hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, trang thiết bị.
Cơ hội:
• Viện giảm thuế giữa các nước ASEAN và ASEAN với Nhật Bản, Trung
Quốc tạo ra xu hướng chuyển dịch sản xuất hàng dệt may sang các nước
đang phát triển trong đó có Việt Nam mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp,
bao gồm cả thiết bị, công nghệ sản xuất, quản lý, lao động chất lượng cao
và thu hút đầu tư từ các nước phát triển;
• Hội nhập quốc tế là một cơ hội lớn cho kinh tế Việt Nam, trong đó có dệt
may, thị trường Hoa Kỳ và nhiều thị trường khác có khả năng mở rộng.
Những cam kết của Việt Nam đối với cải cách và phát triển kinh tế đã tạo
được sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và mở ra những thị trường mới,
các quan hệ hợp tác mới;
• Thị trường nội địa có dân số khoảng 90 triệu người, tạo nhiều cơ hội phát
triển và sự quan tâm của các nhà đầu tư;
• Thị trường các nước ASEAN ngày càng phát triển;
• Nhu cầu sản phẩm dệt may, nhất là dệt may an toàn, sinh thái có xu
hướng ngày càng tăng;
• Sản phẩm dệt kỹ thuật ngày càng phát triển và lĩnh vực sử dụng ngày càng
rộng.
Thách thức:
• Kinh tế châu Âu chưa có dấu hiện sáng sủa;
• Giá sản phẩm dệt may có xu hướng không tăng;
• Các rào cản kỹ thuật về vệ sinh, an toàn, môi trường, trách nhiệm xã hội,
chống trợ giá có xu hướng ngày càng ngày càng tăng trên thế giới;
• Cạnh tranh quyết liệt từ các nhà xuất khẩu dệt may: Trung Quốc, Ấn Độ,
Bănglađét, Srilanca, Indonexia. Xuất phát điểm của dệt may Việt Nam
còn thấp, công nghiệp phụ trợ chưa thực sự phát triển, nguyên phụ liệu
chủ yếu nhập khẩu, tỷ lệ gia công cao, năng lực cạnh tranh còn yếu hơn
các nước trong khu vực và trên thế giới,...
• Việc triển khai thực hiện các chính sách và cơ chế hỗ trợ của chính phủ
còn nhiều bất cập.
2. Đánh giá khả năng cạnh tranh của các nhóm sản phẩm chủ yếu
44
* Đối với sản phẩm dệt. Đây là những mặt hàng có khả năng cạnh tranh
thấp vì:
- Chưa chủ động được nguyên liệu đầu vào, giá cả nguyên liệu biến động
thất thường;
- Chất lượng, chủng loại, thời gian cung ứng hàng cho may còn hạn chế;
- Mức độ tiên tiến của công nghệ, thiết bị chưa cao, thiếu đồng bộ, khả năng
quản lý sản xuất, nghiên cứu phát triển còn yếu;
- Chưa tạo được mẫu mã thích hợp cho ngành may.
* Đối với các sản phẩm may. Đây là các sản phẩm có khả năng cạnh
tranh tương đối cao.
Sản phẩm may sản xuất trong nước nhìn chung có tính cạnh tranh khả dĩ hơn
nhiều so với hàng dệt. Trong các sản phẩm may xuất khẩu, các sản phẩm may
mặc (mã HS61-62) đóng góp trên 70% giá trị xuất khẩu của hàng dệt may nói
chung, với tỉ trọng đóng góp năm 2010 lần lượt là 36,8% và 39,2%. Xét theo cơ
cấu sản phẩm, các sản phẩm có mã HS6204 (quần áo nữ, trẻ em gái), 6110 (áo
dệt kim chui đầu, áo cài khuy, gile), 6203 (quần áo nam, trẻ em trai), 6109 (áo
phông, áo may ô dệt kim) và 6104 (quần áo dệt kim nữ, trẻ em gái) là những sản
phẩm có giá trị xuất khẩu đạt trên 500 triệu USD. Đây là các sản phẩm có tính
cạnh tranh cao so với các sản phẩm được sản xuất ở nước ngoài.
Các mã sản phẩm may mặc có tính cạnh tranh cao trên thị trường
Nguồn: UNComtrade
Tuy nhiên so với các nước cũng như so với yêu cầu vẫn còn một số bất cập
do:
- Xuất khẩu hàng may của các nước nằm trong top 10 cho thấy họ duy trì
được tính cạnh tranh cao do ngành may có sự trợ giúp đầu vào mạnh mẽ của
ngành dệt, được hỗ trợ của công nghiệp thiết kế thời trang, được trang bị thiết bị
tiên tiến và đầu tư đổi mới. Còn ở Việt Nam thì điều đó còn gặp nhiều khó khăn;
- Thị trường xuất khẩu thường xuyên biến động;
- Chưa chủ động được nguyên liệu.
45
II. Đánh giá về tiềm năng phát triển của ngành dệt may Việt Nam thời
gian tới
Trên cơ sở phương pháp đánh giá dựa trên 14 tiêu chí để xem xét tiềm năng
phát triển sản xuất và xuất khẩu của các mặt hàng công nghiệp do Trung tâm
Thương mại quốc tế (ITC) thuộc Liên hiệp quốc đưa ra, ngành sản xuất và xuất
khẩu sản phẩm may mặc của Việt Nam được đánh giá là một trong những
ngành có mức độ tiềm năng Cao, ngành sản xuất và xuất khẩu sản phẩm dệt
có mức độ tiềm năng Thấp. Cụ thể nội dung và cách thức tiến hành đánh giá
như sau:
- Phương pháp xác định các ngành tiềm năng dựa trên việc đánh giá theo 14
tiêu chí, phân làm 3 nhóm cơ bản là:
+ Nhóm 1: Kết quả xuất khẩu hiện tại (bao gồm các chỉ tiêu như kim ngạch
xuất khẩu, thị phần trên thị trường quốc tế, tốc độ tăng trưởng kim ngạch).
+ Nhóm 2: Khả năng sản xuất trong nước (bao gồm các chỉ tiêu như chất
lượng sản phẩm, hiệu quả hoạt động của các ngành công nghiệp phụ trợ).
+ Nhóm 3: Những vấn đề liên quan đến môi trường quốc tế (bao gồm các chỉ
tiêu như tốc độ tăng trưởng cầu của thị trường thế giới, khả năng thâm nhập thị
trường của hàng hoá Việt Nam).
- Mục tiêu của đánh giá ngành hàng tiềm năng nhằm:
+ Mục tiêu 1: Xác định được những ngành hàng tiềm năng mà ở đó Việt
Nam có lợi thế và tiềm năng xuất khẩu cao nhất, đóng góp tích cực nhất vào
mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam.
+ Mục tiêu 2: Đối với mỗi ngành hàng xuất khẩu được xác định có tiềm
năng, Báo cáo tiếp tục xác định những nội dung ưu tiên cụ thể cho từng ngành
hàng tiềm năng, ví dụ có ngành chỉ cần ưu tiên vào khâu chế biến, có ngành chỉ
cần ưu tiên vào khâu đa dạng hoá sản phẩm...
+ Mục tiêu 3: Sau khi đã có danh mục các lĩnh vực xuất khẩu tiềm năng, Báo
cáo này khuyến nghị các nhà hoạch định chiến lược của Việt Nam lấy đó làm cơ
sở, cộng thêm những tiêu chí khác về phát triển bền vững, giải quyết việc làm,
xoá đói giảm nghèo... để tiếp tục lựa chọn ra một số ít các ngành có mức ưu tiên
cao nhất.
- Dữ liệu được dùng để phân tích trong Báo cáo được lấy từ 2 nguồn:
+ Những dữ liệu mang tính định lượng: Lấy từ cơ sở dữ liệu của ITC.
+ Những dữ liệu mang tính định tính: Lấy từ các báo cáo khác trước đó, từ
các khảo sát của ITC thông qua các bảng hỏi và phỏng vấn các doanh nghiệp và
hiệp hội ở Việt Nam.
- Kết quả đánh giá cụ thể cho các ngành hàng của Việt Nam:
46
Với mục tiêu, phương pháp tiến hành như đã nêu trên, kết quả đánh giá đối
với các ngành hàng của Việt Nam cụ thể như sau:
+ Những ngành hàng xuất khẩu tiềm năng
Bằng cách đánh giá, chấm điểm theo 14 tiêu chí, phân theo 3 nhóm như đã
nêu trên, Tài liệu đã xác định được 16 ngành hàng được coi là có nhiều tiềm
năng của Việt Nam. Ngoài ra, 16 ngành hàng này còn được phân làm 3 loại dựa
trên qui mô giá trị đóng góp vào tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam.
Tiêu chí Ít tiềm năng Tiềm năng trung bình Nhiều tiềm năng
Mức độ quan trọng
cao (kim ngạch XK
trên 500 triệu USD)
1. Máy móc và thiết bị
ngành điện
1. Quần áo
2. Giày dép
3. Dầu thô
4. Thuỷ sản
5. Đồ nội thất
6. Cà phê
Mức độ quan trọng
trung bình
1. Gạo
2. Rau và quả
3. Các loại vải
thông thường
4. Xe máy
2. Đồ dùng văn phòng,
máy văn phòng
3. Xe đạp
4. Vật phẩm âm thanh
hình ảnh
7. Cao su
8. Hàng thủ công mỹ
nghệ
9. Than
10. Đồ dùng gia đình
11. Hạt tiêu
12. Hạt điều
Mức độ quan trọng
thấp (kim ngạch XK
dưới 100 triệu USD)
5. Hoa tươi
6. Sản phẩm từ sữa
7. Sản phẩm từ sợi
đay
5. Nhựa
6. Vật liệu xây dựng
7. Dây điện, cáp điện
8. Chè
9. Công cụ chính xác
và đo lường
10. Đồ điện tử
11. Dụng cụ cầm tay
12. Máy công nghiệp
13. Gỗ
14. Thiết bị thông tin
viễn thông
13. Đồ chơi
14. Đồ thuỷ tinh và
kính
15. Máy nông nghiệp
16. Đóng tàu
47
15. Vật liệu bao gói
16. Mật ong
Những ngành in nghiêng là những ngành được kết luận chỉ dựa trên đánh giá
bằng 2 nhóm tiêu chí (chứ không đầy đủ cả 3 nhóm tiêu chí như nêu trên) là
Nhóm 1 "Kết quả xuất khẩu hiện tại" và Nhóm 3 "Những vấn đề liên quan đến
môi trường quốc tế"
+ Những nội dung ưu tiên cụ thể cho từng ngành xuất khẩu tiềm năng
Ở phần này, Báo cáo đưa ra một đánh giá chi tiết hơn về những vấn đề cần
tập trung ưu tiên xử lý đối với các ngành xuất khẩu đã được xác định là tiềm
năng như đã nêu trên. Không những thế, phần này còn đưa ra những đánh giá
chi tiết như vậy cho cả những ngành khác không thuộc diện 16 ngành tiềm năng.
Lý do của việc làm này (có thể) là vì: Ngoài 16 ngành được chấm điểm cao nhất
về tiềm năng xuất khẩu trên cơ sở những số liệu và đánh giá bằng mô hình mang
nhiều tính toán học thì phần này còn đưa thêm những ý kiến của 4 nhóm chuyên
gia Việt Nam về các ngành này cũng như những ngành khác mà ITC không
đánh giá cao tiềm năng xuất khẩu. Nghĩa là ở đây đã có thêm những đánh giá
của chuyên gia Việt Nam về tiềm năng xuất khẩu của các ngành hàng và nhiều
khi những đánh giá này không trùng với đánh giá của ITC. Như vậy, việc đưa ra
đánh giá chi tiết cho nhiều ngành và từ nhiều phía, phần này sẽ tạo ra cơ hội lựa
chọn rộng hơn cho các nhà xây dựng chiến lược xuất khẩu của Việt Nam trong
quá trình xây dựng Chiến lược có nhiều thông tin và góc nhìn nhận vấn đề hơn
trong quá trình lựa chọn ngành ưu tiên chiến lược.
Các nội dung ưu tiên cụ thể được đưa ra cho từng ngành được trình bày
trong bảng tổng hợp dưới đây. Ở đây chỉ cần lưu ý một điểm là những nội dung
được đề xuất đưa thành ưu tiên là kết quả của việc đánh giá, phân tích khá chi
tiết các yếu tố trong nước, ngoài nước, điểm mạnh điểm yếu của ngành hàng đó
do chính các chuyên gia Việt Nam cùng các chuyên gia ITC tổng hợp theo mô
hình phân tích SWOT (Mô hình phân tích Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội -
Thách thức).
Mặt hàng Đánh giá
của ITC
Đánh giá
của chuyên
gia VN
Nội dung ưu tiên
KHOÁNG SẢN
Dầu thô Cao (3,4) Chế biến dầu thô trong nước
Than Cao (3,3) Khai thác các khu vực trữ lượng mới, nâng
cấp công nghệ và phương tiện khai thác
THUỶ SẢN
48
Mặt hàng Đánh giá
của ITC
Đánh giá
của chuyên
gia VN
Nội dung ưu tiên
Thủy sản Cao (3,2
Phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản để tránh
tình trạng thiếu nguồn cung cho xuất khẩu;
áp dụng các hệ thống bảo đảm chất lượng
phù hợp; cải tiến công nghệ chế biến; đa
dạng hoá các loại sản phẩm thân thiện và
phù hợp với nhu cầu tiêu dùng; cải tiến bao
bì nhãn mác
NÔNG SẢN
Cà phê Cao (3,1) Cao
Nâng cao chất lượng thông qua hoạt động
nghiên cứu nói chung, công nghệ sau thu
hoạch, công nghệ bảo quản và chế biến. Tập
trung vào loại cà phê arabica để tận dụng
mức giá cao. Ngoài ra có thể phát triển các
loại sản phẩm đặc biệt như organic coffee
(cà phê hữu cơ) dù với khối lượng nhỏ
nhưng giá trị cao
Cao su Cao (3,2) Cao
Nâng cao năng suất của cao su tự nhiên; xác
định rõ ràng vị trí của vấn đề chế biến của
ngành này; tìm biện pháp cải thiện tên tuổi
nhãn mác
Gạo Thấp (2,3) Cao
Phát triển các giống lúa mới và tìm cách
nâng cao chất lượng gạo. Cải thiện hoạt
động của các ngành hỗ trợ. Khai thác cơ hội
đa dạng hoá thị trường xuất khẩu sang Nhật
Bản, Trung Quốc, Australia và New Zealand
Hạt điều Cao (3,5) Cao
Đẩy nhanh sản lượng, nâng cao chất lượng
của các sản phẩm chế biến, đa dạng hoá mục
đích sử dụng, tập trung vào các sản phẩm kết
hợp trọn gói (consumer-packed products)
Rau và quả Thấp (2,2) Trung bình
Cải thiện chất lượng của rau quả đầu vào
cho chế biến và chất lượng của chế biến; xử
lý các vấn đề về phụ trợ như bảo quản, lưu
giữ; đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài. Khai
thác những cơ hội mở rộng thị trường như
EU, Hoa Kỳ, Canađa
Hạt tiêu Cao (3,1) Cao
Nâng cao chất lượng sản phẩm; bảo đảm
diện tích trồng và đầu tư hợp lý; mở rộng thị
trường xuất khẩu. Xem xét khả năng đa dạng
hoá sản phẩm bằng các biện pháp như sản
phẩm gia vị pha trộn, làm rượu đen, kết hợp
49
Mặt hàng Đánh giá
của ITC
Đánh giá
của chuyên
gia VN
Nội dung ưu tiên
với hồi và gừng
Chè Trung bình (2,7 Trung bình
Cải tiến chất lượng, kỹ thuật trồng và công
nghệ thu hoạch. Đa dạng hoá thị trường.
Gỗ và sản phẩm
gỗ
Trung bình
(2,7)
Chưa nghiên cứu chi tiết tại đây, cần có phân
tích thêm
Mật ong Trung bình (2,6)
Chưa nghiên cứu chi tiết tại đây, cần có phân
tích thêm. Khai thác những cơ hội mở rộng
thị trường như Canađa và Úc
Hoa tươi Thấp (2,3)
Chưa nghiên cứu chi tiết tại đây, cần có phân
tích thêm. Khai thác những cơ hội mở rộng
thị trường như Châu Âu và Hoa Kỳ
Sản phẩm từ sữa Thấp (1,1)
Chưa nghiên cứu chi tiết tại đây, cần có phân
tích thêm. Inđônêxia là một thị trường đang
lớn mạnh và đầy tiềm năng của Việt Nam
Sản phẩm từ sợi
đay Thấp (2,2)
Chưa nghiên cứu chi tiết tại đây, cần có phân
tích thêm. Khai thác những cơ hội mở rộng
thị trường như Hoa Kỳ, Iran và Hồng Kông
SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP
Quần áo Cao (3,0) Cao
Chuyển từ việc ký kết các hợp đồng phụ gia
công (hịên nay chiếm hơn 70%) sang việc
nhập khẩu với số lượng ít hơn và đóng vai
trò năng động hơn trên thị trường. Cải thiện
hoạt động của các ngành hỗ trợ, đẩy mạnh
việc cải tiến mẫu mã, nâng cao năng suất
của ngành may mặc, cải tiến công nghệ
trong ngành dệt, tạo sự liên kết với người
mua cuối cùng và tạo ra các sản phẩm có giá
trị cao hơn
Giày dép và đồ
da Cao (3,2) Trung bình
Cải tiến mẫu mã, đa dạng hoá sản phẩm,
tăng năng suất và thu hút đầu tư vào việc sản
xuất các nguyên liệu đầu vào và phụ kiện.
Chuyển từ việc ký kết các hợp đồng thầu
phụ với số lượng nhập khẩu lớn sang hoạt
động marketing hiệu quả hơn
Đồ nội thất Cao (3,4)
Xác định rõ vị trí của hệ thống chứng nhận
chất lượng gỗ (ví dụ như Hội đồng quản lý
rừng) và cải tiến việc thiết kế mẫu mã
50
Mặt hàng Đánh giá
của ITC
Đánh giá
của chuyên
gia VN
Nội dung ưu tiên
Xe máy Thấp (2.5)
Đẩy mạnh việc phát triển các ngành công
nghiệp hỗ trợ, tập trung vào việc sản xuất
các loại xe giá rẻ. Khai thác những cơ hội
mở rộng thị trường như Châu Âu và Hoa Kỳ
Đồ dùng gia
đình Cao (3,1) Trung bình
Thu hút đầu tư nước ngoài để cải tiến công
nghệ trong khâu xử lý. Khuyến khích các
doanh nghiệp áp dụng công nghệ hiện đại để
nâng cao hiệu quả và giảm chi phí sản xuất.
Phát triển các ngành hỗ trợ
Xe đạp Trung bình (2,8) Cao
Nâng cao năng lực thiết kế và tiếp tục đa
dạng hoá sản phẩm. Thay đổi phương thức
tiếp cận thông tin về tình hình thị trường
nước ngoài
Nhựa Trung bình (2,6) Trung bình
Tập trung vào chương trình xúc tiến thương
mại quốc gia. Xác định rõ những mục tiêu
của hoạt động xúc tiến xuất khẩu
Dây điện, cáp
điện
Trung bình
(2,7)
Trung
bình/Cao
Xem xét lại quyết định áp đặt thuế nhập
khẩu 5% đối với thép mạ khiến cho chi phí
sản xuất tăng cao, mặt hàng này vốn trước
kia không bị áp thuế do trong nước chưa sản
xuất được. Khai thác những cơ hội mở rộng
thị trường như Châu Âu, Hoa Kỳ, Nga và
Canadda
Máy nông
nghiệp Cao (3,1) Trung bình
Thiết kế chương trình xúc tiến xuất khẩu coh
ngành. Đa dạng hoá loại sản phẩm và cải
tiến mẫu mã
Đóng tàu Cao (3,1) Cao
Đầu tư vào xây dựng cơ sở vật chất, phát
triển các ngành hỗ trợ, cải tiến hoạt động
thiết kế và nâng cao công nghệ
Máy móc ngành
điện
Trung bình
(2,8)
Chưa nghiên cứu chi tiết tại đây, cần có
những phân tích thêm
Đồ dùng văn
phòng và máy
văn phòng
Trung bình
(2,9)
Khuyến khích đầu tư nước ngoài thông qua
các chính sách ưu đãi
Máy móc công
nghiệp
Trung bình
(2,9) Cao
Không nghiên cứu chi tiết tại đây, cần có
những phân tích thêm. Khai thác những cơ
hội mở rộng thị trường như Hoa Kỳ, Trung
Quốc và Châu Âu
51
Mặt hàng Đánh giá
của ITC
Đánh giá
của chuyên
gia VN
Nội dung ưu tiên
Thiết bị thông
tin viễn thông
Trung bình
(3,0)
Chưa nghiên cứu chi tiết tại đây, cần có
những phân tích thêm
Vật liệu bao gói Trung bình (2,9)
Chưa nghiên cứu chi tiết tại đây, cần có
những phân tích thêm
Vật phẩm âm
thanh, hình ảnh
Trung bình
(2,8)
Chưa nghiên cứu chi tiết tại đây, cần có
những phân tích thêm
Các loại vải
thông thường Thấp (2,6)
Phát triển các ngành hỗ trợ. Đa dạng hoá thị
trường xuất khẩu trong khu vực, ví dụ như
Hồng Kông và Singapo với những điều kiện
thị trường mở là những thị trường đầy tiềm
năng cho Việt Nam
Đồ chơi Cao (3,0) Chưa nghiên cứu chi tiết tại đây, cần có
những phân tích thêm
Vật liệu xây
dựng
Trung bình
(3,0) Trung bình
Có những chính sách hỗ trợ xuất khẩu.
Những quốc gia lân cận là những thị trường
đầy tiềm năng
Công cụ chính
xác và đo lường
Trung bình
(2,9)
Chưa nghiên cứu chi tiết tại đây, cần có
những phân tích thêm. Khai thác những cơ
hội mở rộng thị trường như Hoa Kỳ, Trung
Quốc và Châu Âu
Đồ thuỷ tinh và
kính Cao (3,1)
Chưa nghiên cứu chi tiết tại đây, cần có
những phân tích thêm
Đồ điện tử Trung bình (2,9)
Thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển cơ sở
hạ tầng hỗ trợ và đầu tư vào nguồn nhân lực
Dụng cụ cầm tay Trung bình (2,7)
Không nghiên cứu chi tiết tại đây, cần có
những phân tích thêm
THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
Sản phẩm thủ
công mỹ nghệ Cao (3,2)
Thay đổi phương thức tiếp cận thông tin về
tình hình thị trường nước ngoài, đảm bảo
việc cung cấp nguyên vật liệu đầu vào
Ghi chú: - Những ngành in nghiêng là những ngành được kết luận chỉ dựa trên
đánh giá bằng 2 nhóm tiêu chí (chứ không đầy đủ cả 3 nhóm tiêu chí
như nêu trên) là Nhóm 1 "Kết quả xuất khẩu hiện tại" và Nhóm 3
"Những vấn đề liên quan đến môi trường quốc tế"
- Những ngành được trình bày trên nền đậm là những ngành tiềm năng.
52
III. Xem xét một số cơ chế, chính sách và yếu tố thương mại chủ yếu tác
động tới ngành
- Về phương thức kinh doanh mặt hàng dệt may, có một số điểm đáng lưu
ý như sau:
+ Độ trải rộng của hệ thống phân phối các mặt hàng dệt may trên thị
trường nội địa Việt Nam là rất cao. Cũng giống như nhiều mặt hàng tiêu dùng
thiết yếu khác, về cơ bản các mặt hàng dệt may được phân phối và kinh doanh
trên thị trường nội địa nước ta có độ bao phủ rộng, khả năng thâm nhập sâu vào
từng khu dân cư trên địa bàn khắp cả nước là rất cao. Ngoài việc kinh doanh
thông qua các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại hoặc chuỗi cửa hàng
chuyên doanh hiện đại, một tỷ lệ lớn các mặt hàng dệt may vẫn được kinh doanh
phân phối tới người tiêu dùng trong nước thông qua hệ thống các cửa hàng bán
lẻ truyền thống, các cửa hàng nhỏ lẻ trong các khu dân cư và tạo thành một hệ
thống phân phối rộng khắp và nhiều cấp độ. Đây là một trong những đặc điểm
rất cơ bản trong kinh doanh các mặt hàng dệt may ở nước ta.
+ Mạng lưới kinh doanh phân phối mặt hàng dệt may trên thị trường nhìn
chung được xây dựng và đang có sự phát triển khá vững chắc. Mạng lưới phân
phối sản phẩm các mặt hàng dệt may ở Việt Nam đang có sự phát triển khá đa
dạng và vững chắc. Bên cạnh các hình thức kinh doanh thông qua hệ thống chợ
truyền thống, các cửa hàng bán lẻ của hộ gia đình, các doanh nghiệp sản xuất
và kinh doanh dệt may trong nước cũng đang từng bước xây dựng và phát triển
các hệ thống phân phối hiện đại và lâu dài hơn như kinh doanh thông qua hệ
thống chuỗi cửa hàng chuyên doanh hiện đại (trong đó bên cạnh chức năng bán
hàng, các cửa hàng này cung cấp đồng thời nhiều dịch tới người tiêu dùng như
tư vấn, may đo trực tiếp tại cửa hàng và nhiều dịch vụ giá trị gia tăng khác), hay
thông qua hệ thống các siêu thị tổng hợp, siêu thị chuyên doanh thời trang
Các hệ thống phân phối kinh doanh này đã và đang khẳng định hiệu quả và tiềm
năng phát triển lâu dài của mình trên thị trường nội địa nước ta.
+ Ranh giới thị trường giữa các sản phẩm dệt may cấp với các sản phẩm
cấp độ thấp và trung bình trên thị trường là khá rõ ràng. Sự phân chia về thị
trường đối với các sản phẩm cao cấp và các sản phẩm có cấp độ thấp và trung
bình trên thị trường dệt may ở Việt Nam là khá rõ nét. Các sản phẩm cao cấp do
trong nước sản xuất hoặc nhập khẩu về kinh doanh phân phối tại thị trường Việt
Nam nhìn chung được tập trung kinh doanh phân phối tại một số cửa hàng hiện
đại trong các siêu thị, trung tâm thương mại lớn hoặc tại một số cửa hàng phân
phối chuyên doanh do các doanh nghiệp hoặc tư nhân trong nước thực hiện. Về
cơ bản, số lượng các cửa hàng loại này không nhiều và không kinh doanh nhiều
dạng phẩm cấp hàng hoá khác nhau mà chỉ tập trung kinh doanh một hoặc một
số chủng loại mặt hàng có phẩm cấp cao, hướng vào phục vụ nhóm đối tượng có
thu nhập cao trong xã hội. Ngược lại, các sản phẩm dệt may có cấp độ thấp và
trung bình được kinh doanh phân phối khá rộng rãi và thông qua nhiều hệ thống
53
kinh doanh đa dạng như: qua hệ thống chợ truyền thống, cửa hàng kinh doanh
của hộ gia đình, hoặc qua hệ thống các siêu thị tổng hợp, siêu thị chuyên doanh
thời trang Hệ thống các cửa hàng loại này chiếm số lượng đa số và cũng phục
vụ đa số khách hàng trên thị trường.
+ Hình thức kinh doanh bán buôn, bán lẻ các sản phẩm dệt may thông qua
các chợ đầu mối truyền thống trên thị trường nội địa Việt Nam vẫn còn khá phổ
biến mặc dù các hình thức kinh doanh hiện đại ngày càng phát triển với tốc độ
nhanh chóng. Hiện nay, hệ thống kinh doanh phân phối các sản phẩm dệt may
theo kiểu hiện đại như thông qua các siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi cửa
hàng chuyên doanh ngày càng phát triển ở Việt Nam, những các kiểu kinh
doanh theo kiểu truyền thống, đặc biệt là kiểu kinh doanh thông qua các chợ
truyền thống đầu mối chuyên doanh các mặt hàng này vẫn còn rất phổ biến. Các
chợ đầu mối chuyên doanh kiểu này thông thường chỉ tập trung kinh doanh các
sản phẩm có cấp độ thấp và trung bình được nhập khẩu từ một số thị trường lân
cận hoặc các sản phẩm được sản xuất từ các làng nghề ở trong nước. Thông qua
các chợ đầu mối này, nhìn chung các sản phẩm sẽ tiếp tục được cung ứng tới hệ
thống các cửa hàng bán lẻ ở các chợ truyền thống hoặc các cửa hàng nhỏ lẻ của
các hộ cá thể và từ đó sẽ phân phối trực tiếp tới tay người tiêu dùng cuối cùng
trên thị trường.
+ Các đối tượng tham gia thị trường chủ yếu vẫn là các nhà sản xuất và
phân phối trong nước, các nhà sản xuất và phân phối nước ngoài chiếm tỷ trọng
không lớn trên thị trường kinh doanh các sản phẩm dệt may ở Việt Nam, đặc
biệt là trong lĩnh vực phân phối. Trong số các doanh nghiệp tham gia vào sản
xuất kinh doanh các mặt hàng dệt may ở Việt Nam, tỷ lệ các doanh nghiệp nước
ngoài là không lớn (chiếm khoảng 24,3%). Đối với lĩnh vực kinh doanh phân
phối, hầu hết hệ thống phân phối các sản phẩm dệt may trên thị trường nội địa
Việt Nam là do các doanh nghiệp hoặc đối tượng trong nước nắm giữ, các doanh
nghiệp nước ngoài chủ yếu tham gia vào hệ thống phân phối các sản phẩm này
thông qua việc nắm giữ và vận hành các siêu thị, trung tâm thương mại tổng hợp
mà trong đó các sản phẩm dệt may cũng được kinh doanh cùng với nhiều mặt
hàng tiêu dùng khác. Nhìn chung, cho đến nay các đối tượng trong nước vẫn là
thành phần căn bản tạo nên và vận hành hệ thống phân phối các sản phẩm dệt
may trên thị trường nội địa ở nước ta.
+ Đối với mặt hàng dệt may, kinh doanh theo phương thức đại lý và nhượng
quyền thương mại không phải là hình thức kinh doanh phổ biến ở Việt Nam.
Hiện nay, ở nước ta mới chỉ có một vài công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh
vực nhượng quyền thương mại đối với các mặt hàng dệt may như các cửa hàng
nhượng quyền thương mại của thương hiệu Escada (Đức) trong kinh doanh các
mặt hàng quần áo phụ nữ cao cấp và phụ kiện, La Senza (Canađa) trong kinh
doanh bán lẻ đồ lót nam nữ và các sản phẩm chăm sóc cơ thể, Sergio Rossi
(Italia) trong kinh doanh về giày dép, túi xách nam nữ nhưng về cơ bản là
chưa phổ biến và mạng lưới chưa rộng. Đối với phương thức kinh doanh theo
54
kiểu đại lý, các sản phẩm dệt may cũng ít được kinh doanh thông qua phương
thức này mà chủ yếu là thông qua các hợp đồng mua đứt bán đoạn từ nhà sản
xuất tới nhà phân phối hoặc thông qua hệ thống cửa hàng bán và giới thiệu sản
phẩm thuộc sở hữu của nhà sản xuất. Kinh doanh theo đúng nghĩa của phương
thức kinh doanh đại lý hầu như rất ít và chiếm tỷ trọng không đáng kể trong kinh
doanh các mặt hàng dệt may và da giày ở Việt Nam.
- Về các cơ chế, chính sách thương mại chủ yếu qui định và tác động tới
hoạt động của ngành:
Hoạt động sản xuất kinh doanh ngành dệt may Việt Nam trong 10 năm qua
đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, một mặt do sự nỗ lực chủ quan của
tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên trong toàn ngành, mặt khác nhờ yếu tố
khách quan không kém phần quan trọng đó là tác động của các chủ trương,
chính sách của Nhà nước đã và đang hỗ trợ tích cực cho ngành. Trong đó quan
trọng nhất là các chính sách cơ chế thể hiện trong các quyết định sau:
+ Quyết định số 72/2006/QĐ-TTg ngày 4/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam
theo vùng lãnh thổ đến năm 2010, tầm nhìn 2020.
+ Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg ngày 10/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt, May Việt Nam đến
năm 2015, định hướng đến năm 2020.
+ Quyết định số 29/2010/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển cây bông vải Việt Nam đến
năm 2015, định hướng đến năm 2020.
+ Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ban hành ngày 24/2/2011của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ.
+ Quyết định số 320/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2013 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập Đoàn Dệt May Việt Nam giai
đoạn 2013- 2015.
+ Quyết định số 42/2008/QĐ–BCT ngày 19/11/2008 của Bộ Công Thương
về Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp Dệt, May Việt Nam đến năm 2015,
định hướng đến năm 2020.
+ Quyết định số 43/2008/QĐ-BCT ngày 19/11/2008 của Bộ Công Thương
về Phê duyệt Chương trình sản xuất vải dệt thoi phục vụ XK đến năm 2015.
+ Quyết định số 39/2008/QĐ-BCT ngày 23/10/2008 của Bộ Công Thương
về Phê duyệt Chương trình đào tạo nguồn nhân lực ngành Dệt May Việt Nam
đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020.
+ Thông tư số 32/2010/TT-BTC ngày 09/3/2010 của Bộ Tài chính về Hướng
dẫn cơ chế tài chính thực hiện “Chương trình đào tạo nguồn nhân lực Dệt May
Việt Nam”.
55
+ Đề án Hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu tại Việt Nam –
VIE/61/94 Cục xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương.
Bên cạnh các cơ chế chính sách trên, với việc trở thành thành viên Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, Việt Nam đã tiến một bước dài trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nếu việc gia nhập WTO có thể được xem là
bước hội nhập “theo chiều rộng” với những cam kết mở cửa ở mức độ tương
đối, áp dụng chung cho tất cả các nước thành viên của WTO, thì việc ký kết các
Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa Việt Nam với các đối tác thương mại
được xem là hình thức hội nhập “theo chiều sâu” trong đó các cam kết mạnh mẽ
hơn, trên nhiều lĩnh vực hơn và do đó mức độ tác động đến nền toàn bộ kinh tế
nói chung và đến từng ngành nói riêng cũng lớn hơn và phức tạp hơn.
Đến nay, bên cạnh các FTA do khối ASEAN ký kết (ASEAN + 6) mà Việt
Nam tham gia với tư cách là quốc gia thành viên của ASEAN. Các hiệp định
này bao gồm Hiệp định Thương mại tự do ASEAN -Trung Quốc (ACFTA,
2004), Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA, 2006), Hiệp
định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP, 2009), Hiệp định
Thương mại tự do ASEAN - Australia, New Zealand (AANZFTA, 2010) và
Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ (2010). Việt Nam còn ký kết các
FTA song phương với các đối tác thương mại quan trọng, trong đó Hiệp định
đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) đã được ký kết năm 2009, là hiệp
định thương mại tự do đầu tiên Việt Nam ký với tư cách là đối tác độc lập; Hiệp
định thương mại tự do Việt Nam - Chi Lê (VCFTA) mới được ký năm 2012.
Hiệp định Thương mại tự do với Hiệp hội mậu dịch tự do Châu Âu (V-EFTA),
với Cộng đồng Châu Âu (V-EU) và Hiệp định Hợp tác Thương mại xuyên Thái
Bình Dương (TPP) đang trong quá trình đàm phán, được đánh giá là những đàm
phán mở cửa cửa thương mại tự do quan trọng nhất của Việt Nam, bởi đàm phán
này có sự tham gia của Hoa Kỳ và EU, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và đối
tác thương mại quan trọng của Việt Nam.
Các khu vực thương mại tự do được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tự do hóa thương
mại bằng cách cắt giảm thuế quan đối với những mặt hàng xuất xứ từ các nước
thành viên. Tuy nhiên tự do hóa không tự động diễn ra vì việc cắt giảm thuế còn
phụ thuộc vào việc đáp ứng các quy tắc xuất xứ. Quy tắc xuất xứ quyết định một
sản phẩm có được ưu đãi hay không. Do đó, khu vực thương mại tự do không
đảm bảo rằng các doanh nghiệp vận dụng được ưu đãi thương mại và cơ hội
kinh doanh từ các FTA mà Việt Nam ký kết.
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp không vận dụng FTA khi xuất nhập khẩu
do không đáp ứng được quy tắc xuất xứ. Việc không đáp ứng quy tắc xuất xứ có
thể do phương pháp xác định không rõ ràng [xuất xứ hàng hóa tùy từng hiệp
định có thể được xác định theo các phương pháp khác nhau, gồm: Xuất xứ
thuần túy (WO), Tỉ lệ giá trị khu vực (RVC), Chuyển đổi mã hàng hóa (CTC,
CTH, CTSH), hay Quy tắc đối với sản phẩm cụ thể (SPR)] do doanh nghiệp
không thực hiện đầy đủ các công đoạn gia công, chế biến cần thiết đối với các
56
đầu vào nhập khẩu, hoặc chi phí hành chính để có chứng nhận xuất xứ (C/O)
quá cao. Để có được C/O cho hàng hóa xuất khẩu, các doanh nghiệp phải chuẩn
bị đầy đủ giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của cơ quan cấp C/O. Do phải tốn kém
chi phí để chuẩn bị các giấy tờ trên, các doanh nghiệp chỉ xin C/O nếu biên độ
ưu đãi tức là chênh lệch giữa thuế MFN và thuế FTA ưu đãi đủ lớn.
Nhìn vào xu hướng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các nước đã
ký kết hiệp định tự do thương mại với ASEAN, có thể nói các FTA đã ký kết
góp phần cải thiện rõ rệt kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Cụ thể, sau khi
ACFTA được ký kết, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đã tăng từ 37
triệu USD năm 2004 lên 492 triệu USD năm 2010; và sau khi AKFTA được ký
kết, xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đã tăng từ 179,2 triệu USD năm
2006 lên 806,9 triệu USD năm 2010.
Xuất khẩu dệt may Việt Nam sang các đối tác FTA
0
200000
400000
600000
800000
1000000
1200000
1400000
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Ex
po
rt
va
lue
(1
00
0U
SD
)
Japan
Korea, Rep.
ASEAN
China
AusNz
India
ACFTA AKFTA AJCEP VJEPA AANZFTA
AIFTA
Nguồn: UNComtrade
Mặc dù các đối tác FTA của ASEAN+6 không phải là khách hàng chủ yếu
của dệt may Việt Nam (trừ Nhật Bản), nhưng nhờ có FTA, kim ngạch xuất khẩu
hàng dệt may của Việt Nam sang các nước này đã được cải thiện đáng kể.
57
Tương tự như vậy, Việt Nam có thể kỳ vọng vào sự tăng trưởng lớn về xuất
khẩu hàng dệt may nếu như FTA với các đối tác chính như Hoa Kỳ, EU được ký
kết. Vì vậy, ngành dệt may sẽ chịu tác động rất lớn từ các cam kết của TPP,
trong đó không thể không nói đến các quy định về Quy tắc xuất xứ (ROO) của
các sản phẩm dệt may.
IV. Nhận định về những vấn đề quan trọng và hướng xử lý nhằm nâng
cao khả năng cạnh tranh của ngành dệt may của Việt Nam thông qua tăng
cường khai thác các yếu tố liên quan tới thương mại thời gian tới
Trên cơ sở xem xét thực trạng phát triển của ngành dệt may Việt Nam thời
gian qua như đã trình bày ở các phần trên, có thể rút ra một số nhận định cơ bản
về một số vấn đề quan trọng cần lưu ý trong phát triển ngành dệt may của Việt
Nam thời gian tới nói chung cũng như để nâng cao khả năng cạnh tranh của
ngành này nói riêng trên cơ sở xem xét mối quan hệ và liên kết một cách chặt
chẽ, có hiệu quả hơn với các chính sách thương mại, cụ thể như sau:
1. Dệt may không chỉ là ngành mà Việt Nam có tiềm năng và khả năng về
sản xuất mà còn là ngành có tiềm năng về thị trường tiêu thụ cả ở nội địa và thị
trường quốc tế trong tương lai lâu dài. Xét trên khía cạnh gắn kết với thương
mại, nếu phân các ngành sản xuất ra thành các nhóm gồm các ngành có thị
trường nhưng không có khả năng sản xuất, các ngành có khả năng sản xuất
nhưng chưa phát triển được thị trường, các ngành ít lợi thế trong sản xuất và
chưa phát triển được thị trường..., thì ngành dệt may là ngành vừa có khả năng
về sản xuất và có khả năng phát triển được thị trường. Đây là cơ sở quan trọng
nhất để ngành dệt may tiếp tục có những chiến lược phát triển dài hạn và đột phá
mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Mặc dù, hiện tại dệt may Việt Nam thuộc top 5 xuất khẩu của thế giới nhưng
dung lượng của thị trường nhập khẩu thế giới còn hết sức lớn, tỷ trọng hàng dệt
may của Việt Nam trên thị trường này còn rất nhỏ bé. Theo ước tính, tốc độ tăng
trưởng của thị trường nhập khẩu hàng dệt may của thế giới hàng năm trung bình
ở mức 7,2%/năm. Thị trường trong nước với khoảng 90 triệu dân, đa phần là
dân số trẻ có nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh, cũng là thị trường còn hết sức tiềm
tàng để hàng dệt may trong nước có thể phát triển. Theo ước tính, hiện tại các
doanh ngiệp dệt may Việt Nam mới chỉ chiếm lĩnh được khoảng 60% nhu cầu
nội địa, khoảng 10% nhập khẩu cho nhu cầu của tầng lớp có thu nhập cao từ các
hãng thời trang của các nước Mỹ, Anh, Ý, Pháp,... 30% còn lại đang bị cuốn hút
bởi hàng nhập lậu từ Trung Quốc, Thái Lan...
Về năng lực sản xuất trong nước, với những lợi thế có được từ kinh nghiệm
phát triển 125 năm, lực lượng lao động sẵn có với trình độ tay nghề tương đối
tốt và có lợi thế so với các quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn của thế giới... sẽ
là điều kiện tiền đề hết sức thuận lợi để ngành dệt may Việt Nam tiếp tục có
những bước phát triển mạnh mẽ hơn trong các giai đoạn tiếp theo.
58
Cũng theo đánh giá tại Báo cáo đánh giá tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam,
trên cơ sở xem xét 14 tiêu chí về kết quả xuất khẩu, về khả năng sản xuất trong
nước, về thị trường thế giới, thì ngành dệt may là một trong 4 ngành vừa có mức
độ tiềm năng Cao về xuất khẩu do các chuyên gia trong nước đánh giá cũng như
theo các tiêu chí do ITC đặt ra.
2. Bài toán về sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu vừa là bài toán lớn về
sản xuất vừa là bài toán lớn về thương mại đối với ngành dệt may Việt Nam.
Giải quyết được bài toán này sẽ tạo ra sự chuyển biến căn bản và mạnh mẽ trong
phát triển của ngành thời gian tới.
Rõ ràng là với tỷ lệ nguyên phụ liệu cần phải nhập khẩu và phụ thuộc quá
lớn vào thị trường nước ngoài như hiện nay của ngành dệt may đã trở thành một
trong những khâu cốt yếu nhất cần giải quyết để tạo bước phát triển đột phá của
ngành trong thời gian tới. Là một nước có điều kiện để phát triển các loại
nguyên liệu phục vụ cho ngành dệt may, đặc biệt là sản xuất bông vải, dệt sợi...,
Việt Nam đã rất hạn chế trong khâu tạo nguồn nguyên liệu chủ động đồng vào
cho sản xuất dệt may thời gian qua. Bên cạnh đó, việc tổ chức cung ứng nguyên
phụ liệu kể cả từ nguồn sản xuất trong nước và nguồn nhập khẩu từ nước ngoài
như hiện nay cũng còn rất nhiều hạn chế, là yếu tố quan trọng tác động tới khả
năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam.
Với vai trò là một nước sản xuất và xuất khẩu lớn hàng dệt may, Việt Nam
cũng có vai trò là nước nhập khẩu, bạn hàng nhập khẩu lớn các loại nguyên phụ
liệu cho ngành dệt may. Tận dụng được lợi thế này cộng với việc từng bước phát
triển nguồn nguyên liệu trong nước chắc chắn sẽ có tác dụng hữu hiệu trong việc
nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam.
3. Nghiên cứu phát triển sản phẩm, trong đó đặc biệt là khâu thiết kế mẫu mã
vẫn đang là khâu yếu quan trọng của ngành dệt may Việt Nam. Việc đầu tư nâng
cao năng lực nghiên cứu phát triển sản phẩm cần phải được thực hiện với quyết
tâm và bài bản hơn trong thời gian tới.
Thực tế cần thừa nhận rằng mặc dù đã có những chuyển biến khá tích cực
nhưng hiện nay các sản phẩm dệt may của Việt Nam tự thiết kế mới chỉ đáp ứng
được nhu cầu của phân khúc thị trường trung bình và thấp và chủ yếu để phục
vụ nhu cầu của thị trường trong nước, các sản phẩm ở phân khúc thời trang cao
cấp hầu hết được thực hiện theo các thiết kế của đối tác đặt hàng từ nước ngoài.
Giải quyết được vấn đề này chính là giải quyết một trong những vấn đề gốc rễ
trong chuyển hướng chiến lược phát triển của ngành dệt may Việt Nam thời gian
tới theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của
sản phẩm. Cải thiện được nút thắt này chính là cải thiện được tình trạng gia công
cho nước ngoài với giá trị gia tăng thấp như lâu nay nhiều doanh nghiệp dệt may
trong nước vẫn phải thực hiện. Muốn vậy, cần phải có những bước đi, kế hoạch
bài bản hơn từ phía các doanh nghiệp và sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các
chủ trương, chính sách phát triển cho ngành.
59
4. Tiếp tục tập trung củng cố và phát triển các kênh phân phối sản phẩm cả ở
trong và ngoài nước. Những hành động và bước đi của ngành dệt may Việt Nam
trong việc thiết lập và mở rộng các kênh phân phối hàng hóa thời gian qua đã
chứng tỏ tính đúng đắn. Tuy nhiên, cần thấy rằng những kết quả đạt được mới
chỉ ở mức khởi đầu, rất cần có những nỗ lực và quyết tâm tiếp theo để củng cố
và phát triển các kênh phân phối này. Với thị trường trong nước, cần có bước đi
mạnh mẽ và nhanh chóng hơn dựa trên những lợi thế sẵn có về thị trường, địa
bàn và chính sách hỗ trợ của nhà nước. Với thị trường nước ngoài, cần có những
bước đi chắc chắn và từng bước để mở rộng và dần chiếm lĩnh, làm chủ một số
kênh phân phối trọng điểm, làm hạt nhân và tiền đề cho những bước phát triển
tiếp theo.
5. Với cơ sở và điều kiện khá thuận lợi hiện tại, cần tiến thêm một bước
trong công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho chiến lược chuyển
hướng và phát triển lâu dài của ngành dệt may, tập trung nâng cao chất lượng và
giá trị gia tăng của toàn ngành. Một mặt, tập trung đào tạo trên diện rộng công
nhân kỹ thuật có tay nghề, mặt khác có chương trình, kế hoạch cụ thể để từng
bước đào tạo và nhân rộng đội ngũ cán bộ thiết kế cao cấp có khả năng thiết kế
phát triển sản phẩm và đánh giá tốt xu hướng chuyển dịch của thị trường.
6. Chuyển hướng chiến lược trong hoạt động xúc tiến thương mại, tạo dựng
hình ảnh và thương hiệu mạnh cho sản phẩm dệt may của Việt Nam trên thị
trường quốc tế, giải quyết một bước căn bản tình trạng sản xuất và xuất khẩu
nhiều những thương hiệu ít được biết tới. Trong đó, đặc biệt lưu ý tới việc xây
dựng hình ảnh và thương hiệu quốc gia và cho một số dòng sản phẩm chủ lực đã
có năng lực sản xuất tốt.
7. Tập trung giải quyết, xử lý một cách căn bản vấn đề về quản lý thị trường.
Ngăn chặn và đẩy lùi một cách căn bản tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả,
hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu trên thị trường nội địa, tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp tục chiếm lĩnh và mở rộng thị trường
trong nước vốn đang bị cạnh tranh không lành mạnh ở một số tỷ lệ không nhỏ
(chiếm khoảng 30% thị phần trong nước).
8. Là ngành có khả năng tác động mạnh tới môi trường từ quá trình sản xuất.
Vấn đề bảo đảm vệ sinh môi trường tiếp tục là một trong những yêu cầu thiết
yếu cần được giải quyết để có thể phát triển một cách bền vững trong dài hạn.
Với tính chất là ngành có nhiều tác động tới môi trường do quá trình sản
xuất tạo ra, đặc biệt là trong lĩnh vực in - nhuộm, có khả năng tạo ra nhiều tác
động ảnh hưởng tới các yếu tố môi trường nước, môi trường không khí..., trong
khi đó đầu tư để xử lý các vấn đề về môi trường lại đòi hỏi nguồn lực tài chính
lớn, vấn đề bảo đảm vệ sinh môi trường trong ngành dệt may vẫn đang là bài
toán cần được giải quyết một cách căn bản. Ở đây, vai trò của Nhà nước cần
được phát huy thông qua các chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu
tư xử lý các vấn đề về môi trường, mặt khác thông qua việc đầu tư tập trung của
60
nhà nước về hạ tầng các khu công nghiệp kèm theo đó là các dịch vụ xử lý chất
thải và vệ sinh môi trường./.
61
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 13_bc_danh_gia_thuc_trang_va_kha_nang_nang_cao_nl_canh_tranh_nganh_det_may_4923.pdf