Mục lục
Đề mục Trang
Nhận xét của giáo viên chấm báo cáo thực tập tổng hợp 1
Phần I : Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần cơ khí 75 : 4
1. Lịch sử hình thành, phát triển của Công ty Cổ phần cơ khí 75 : 4
2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần cơ khí 75 : 6
3. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận tại Công ty Cổ phần cơ khí 75 : 8
Phần II : Thực trạng sản xuất, kinh doanh của Công ty cổ phần cơ khí 75 12
1. Đặc điểm khái quát về ngành nghề Công ty cơ khí 75 kinh doanh : 12
2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần cơ khí 75 : 13
3. Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty Cổ phần cơ khí 75 : 13
4. Mô tả quy trình thiết kế sản phẩm của Công ty Cổ phần cơ khí 75 : 15
5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần cơ khí 75 trong một vài năm qua : 17
5.1. Bảng tổng hợp và phân tích một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần cơ khí 75 : 17
5.2. Phân tích tổng hợp một số chỉ tiêu trên Bảng cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty Cổ phần cơ khí 75 : 22
5.2.1 Phân tích các chỉ tiêu về tài sản : 27
5.2.2 Phân tích các chỉ tiêu về nguồn vốn : 28
5.3. Phân tích các chỉ tiêu tài chính cơ bản của Công ty Cổ phần cơ khí 75 : 29
5.3.1. Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán : 29
5.3.2. Chỉ tiêu về cơ cấu tài sản, nguồn vốn : 30
5.3.3. Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời: 31
5.3.4. Các chỉ tiêu liên quan đến các cổ phần, cổ phiếu của công ty : 33
6. Cơ cấu lao động và tiền lương : 33
Phần III : Nhận xét và kết luận 36
1. Nhận xét : 36
1.1. Những thuận lợi của Công ty Cổ phần cơ khí 75 : 36
1.2 Những khó khăn hiện tại của Công ty Cổ phần cơ khí 75 : 37
1.3 Khả năng và xu hướng phát triển của Công ty Cổ phần cơ khí 75 : 39
2. Kết luận : 40
Xác nhận của đơn vị thực tập và một số tài liệu tham khảo 42
44 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3028 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng sản xuất, kinh doanh của Công ty cổ phần cơ khí 75, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Thành phẩm của công đoạn này là kim loại, nguyên vật liệu được pha thành tấm, miếng đã qua xử lý theo yêu cầu kỹ thuật ban đầu.
Gia công cơ khí : Các tấm, miếng kim loại được đem đi tiện, phay, nguội, bào… bằng các máy móc kỹ thuật chuyện dụng nhằm tạo ra các thành phẩm bộ phận theo đúng yêu cầu thiết kế.
Lắp đặt : Sản phẩm được hoàn thiện bằng việc lắp đặt các thành phẩm bộ phận từ công đoạn cơ khí, tiến hành kiểm tra, chạy thử, hoàn thiện sản phẩm. Công đoạn này thường được thực hiện 2 lần, lần một ở đơn vị sản xuất và lần 2 ở đơn vị khách hàng.
Quy trình sản xuất cầu trục tại Công ty cổ phần cơ khí 75 được thể hiện dưới sơ đồ sau :
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất cầu trục :
Thép CT45
Thép 55L
Thép CT3
Đúc bánh xe
Gia công các chi tiết khung dầm, lan can
Gá hàn, liên kết dầm đầu, dầm chính
Tiện trục, gối trục
Mài trục, gối trục
Tiện
ép trục vào bánh xe, vòng bi
Kho bán thành phẩm
Lắp vào hộp điện
Chạy thử có tải
Chạy thử không tải
Tổng lắp tại bên B – Công ty CK75
Đánh gỉ, sơn chống gỉ, sơn màu vàng
Dây cáp điện, khởi động từ
Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Kiểm định chất lượng, nghiệm thu, bàn giao
Lắp đặt, hoàn thiện (Tại bên A – Khách hàng)
Các bán thành phẩm mua ngoài : Pa lăng điện
Pha phôi trục bánh xa, gối trục
Mô tả quy trình thiết kế sản phẩm của Công ty Cổ phần cơ khí 75 :
Việc thiết kế các sản phẩm được tiến hành tại phòng kỹ thuật vật tư. Sau khi việc ký kết hợp đồng được hoàn tất (hợp đồng kinh tế hoặc xây dựng bao gồm 6 bản gốc có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 3 bản), 1 trong 3 bản hợp đồng gốc được chuyển cho phòng kỹ thuật vật tư. Tuỳ theo yêu cầu công việc bản hợp đồng gốc có thể tiếp tục được sao chép và lưu hành trong phòng. Phòng kỹ thuật vật tư của Công ty cổ phần cơ khí 75 có 1 trưởng phòng và 6 nhân viên, trong đó có 3 nhân viên chuyên trách về việc thiết kế và thực hiện các bản vẽ kỹ thuật.
Dựa vào các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm (khối lượng nâng, độ cao nâng, chiều cao, số lượng dầm đỡ, chất liệu, kiểu dáng, công nghệ chế tạo, loại sơn sử dụng…), phòng kỹ thuật sẽ thiết kế các chi tiết cụ thể của sản phẩm. Mỗi chi tiết đều được vẽ trên 3 hình chiếu của bản vẽ kỹ thuật (hình chiếu đứng, hình chiếu bằng và hình chiếu xiên) với các thông số về tên của chi tiết, tỉ lệ, vật liệu chế tạo, khối lượng của chi tiết, số lượng của chi tiết. Trên mỗi bản vẽ kỹ thuật có ghi đầy đủ tên người thiết kế, người vẽ, người kiểm tra, người xét duyệt (Người xét duyệt là trưởng phòng Lê Văn Quỳ). Thông thường nhân viên thiết kế và nhân viên vẽ là một người, nhưng hiện nay công ty cổ phần cơ khi 75 sử dụng ba nhân viên, hai người chuyên thiết kế chi tiết trên giấy, một người chuyên chuyển đổi các bản vẽ trên giấy thành các bản vẽ có độ chính xác cao trên máy (Đây thực chất là một vấn đề hạn chế về kỹ thuật, do nhân viên có năng lực thiết kế tốt đã có tuổi nhưng lại không có kỹ năng thiết kế trên máy tính, trong khi nhân viên có kỹ năng thiết kế trên máy tốt lại chưa có đủ kinh nghiệm và năng lực để thiết kế các chi tiết dựa vào các thông số kỹ thuật ban đầu từ hợp đồng kinh tế).
Do số lượng các chi tiết của mỗi sản phẩm thường nhiều, đồng thời yêu cầu kỹ thuật về chế tạo cũng không đòi hỏi các mô hình 3D nên các chi tiết này sau khi được vẽ 3 mặt cắt kỹ thuật riêng biệt trên máy tính thường không được hiển thị bằng hình ảnh, mô hình 3D. Các chi tiết sản phẩm thường có kích thước lớn và nhiều chỉ số kỹ thuật nên cỡ giấy kỹ thuật sử dụng rất đa dạng, đa phần là A0, A1,A2,A3. Cỡ giấy A4 thường ít được sử dụng trong các bản vẽ kỹ thuật mà dùng nhiều cho việc in ấn văn bản.
Sau khi mỗi bản vẽ chi tiết được duyệt, phòng kỹ thuật sẽ gửi cho đối tác(thường sử dụng fax và e-mail) để lấy ý kiến. Bản vẽ sẽ được chỉnh sửa trong phạm vi các điều khoản của hợp đồng, đến khi cả 2 bên đều thống nhất, sẽ có được bản vẽ kỹ thuật hoàn thiện các chi tiết sản phẩm. Việc chỉnh sửa thiết kế có thể có sự tham gia của bên thứ 3 để đảm bảo về tính khách quan, hợp lý (công ty tư vấn thiết kế). Với các công trình lớn sẽ phải có khâu duyệt bản vẽ thiết kế của cả 3 bên.
Bản vẽ kỹ thuật các chi tiết sản phẩm hoàn thiện được sao chép và chuyển giao cho phòng kế hoạch. Tại đây nhân viên xây dựng định mức sẽ xây dựng định mức tiêu hao về vật tư, lao động… cho các chi tiết này. Cuối cũng bản vẽ kỹ thuật và các yêu cầu về định mức tiêu hao được chuyển cho các phân xưởng tiến hành sản xuất.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần cơ khí 75 trong một vài năm qua :
5.1. Bảng tổng hợp và phân tích một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần cơ khí 75 :
Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần cơ khí 75 trong các năm 2005, 2006 và 2007 như sau, trong đó, công thức được sử dụng để tính tỷ lệ chênh lệch là:
An - An-1
An / An-1 = *100%
An-1
Chỉ tiêu
(Đơn vị tính : 1.000 Vnđ)
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Mức chênh lệch giữa 2 năm liên tiếp
2005 và 2006
2006 và 2007
Tăng (giảm)
Tỷ lệ %
Tăng (giảm)
Tỷ lệ %
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
30.550.243
16.344.771
33.788.141
(28.915.772)
(46,49)
17.443.370
106,72
2. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
30.550.243
16.344.771
33.788.141
(14.205.472)
(46,49)
17.443.370
106,72
3. Giá vốn hàng bán
27.245.992
14.509.040
30.694.083
(12.736.952)
(46,75)
16.185.043
111,55
4. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
3.304.251
1.835.731
3.094.058
(1.468.520)
(44,44)
1.258.327
68,55
5. Doanh thu hoạt động tài chính
19.131
5.482
(13.649)
(71,34)
6. Chi phí tài chính
49.178
230.356
181.178
368,41
Chi phí lãi vay
49.178
230.356
181.178
368,41
7. Chi phí bán hàng
0
0
0
8. Chi phí quản lý doanh nghiệp
2.370.432
1.392.102
2.401.943
(978.330)
(41,27)
1.009.841
72,54
9. Lợi nhuận thuần từ HĐKD
933.818
413.581
467.240
(520.237)
(55,71)
53.659
12,97
10. Thu nhập khác
0
0
0
0
0
0
0
Chỉ tiêu
(Đơn vị tính : 1.000 Vnđ)
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Mức chênh lệch giữa 2 năm liên tiếp
2005 và 2006
2005 và 2006
Tăng (giảm)
Tỷ lệ %
Tăng (giảm)
Tỷ lệ %
11. Chi phí khác
0
0
0
0
0
0
0
12. Lợi nhuận khác
0
0
0
0
0
0
0
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
933.818
413.581
467.240
(520.237)
(55,71)
53.659
12,97
14. Chi phí thuế TNDN hiện hành
347.126
115.802
130.827
(231.324)
(66,64)
15.025
12,97
15.Chi phí thuế TNDN hoãn lại
0
0
0
16. Lợi nhuận sau thuế TNDN
586.691
297.779
336.413
(288.912)
(49,24)
36.634
12,97
17. Lãi cơ bản trên cổ phiếu
Nguồn : báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2005, 2006, 2007của Công ty Cổ phần cơ khí 75, trong đó báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005 đã được Cục Thuế Thành phố Hà Nội chấp nhận (trong mục Tài liệu tham khảo).
Dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh của 3 năm 2005, 2006 và 2007, ta có thể nhận thấy đây là giai đoạn kinh doanh không thật sự ổn định của Công ty cổ phần cơ khí 75, mặc dù Công ty vẫn đạt được lợi nhuận sau thuế trong cả 3 năm tài chính.
Chỉ tiêu doanh thu thuần :
Lần lượt trong 3 năm liên tiếp chỉ tiêu này có sự biến động đáng kể, năm 2005 là 30.550.243 đ, năm 2006 đạt 16.344.771 đ và năm 2007 đạt 33.788.141 đ. Mức doanh thu cao nhất trong 3 năm là năm 2005, tiếp đến năm 2006 doanh thu giảm 50% so với năm 2005. Điều này có thể được giải thích bởi ảnh hưởng của việc chỉ số giá tiêu dùng CPI leo thang mạnh từ giữa năm 2006. Nguyên vật liệu mà Công ty sử dụng để sản xuất các sản phẩm chính đa phần phải nhập ngoại, đặc biệt là phôi thép, thời điểm này giá cũng tăng mạnh trên thị trường, dẫn đến đẩy cao chi phí giá thành của sản phẩm. Bên cạnh đó một hậu quả khác của việc CPI tăng cao là khả năng tiêu dùng của các bạn hàng của công ty trở nên hạn chế. Đây là nguyên nhân khiến cho doanh thu bị giảm sút mạnh.
Năm 2007 doanh thu của công ty tăng tới 106,72% so với năm 2006, điều này thể hiện một số chuyển biến tích cực trong tình hình kinh doanh của công ty. Mức doanh thu năm 2007 tương đương năm 2005, nhưng chỉ tiêu giá vốn hàng bán lại cao hơn, do chỉ số CPI vẫn tiếp tục tăng. Điều này cho thấy Công ty vẫn chưa thực sự khôi phục được lòng tin của khách hàng, tình hình tiêu thụ hàng hoá không tốt bằng năm 2005, bởi giá vốn cao hơn trong khi doanh thu không đổi có nghĩa là công ty bán được ít hàng hơn năm 2005. Điều này đặt ra những yêu cầu về các chính sách tín dụng, ưu đãi đối với khách hàng cần được công ty xem xét nhằm đẩy mạnh hơn việc tiêu thụ sản phẩm.
Chỉ tiêu giá vốn hàng bán :
Năm 2006, khi doanh thu của công ty giảm 46,49% thì giá vốn hàng bán cũng giảm một mức tương ứng là 46,75%. Việc mức độ giảm của 2 tỷ lệ này chỉ chênh nhau 0,26% không mang lại nhiều ý nghĩa tại thời điểm này do nó không thể chỉ rõ được ảnh hưởng của việc tăng chi phí sản xuất do CPI tăng cao từ giữa năm 2006.
Năm 2007, tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán là 111,55% trong khi tỷ lệ tăng doanh thu thuần chỉ đạt 106,72%. Điều này ảnh hưởng xấu tới lợi nhuận sau thuế của công ty vì mức độ tăng doanh thu thấp hơn mức độ tăng chi phí. Đồng thời sự chênh lệch giữa mức độ tăng của 2 chỉ số này cũng cho thấy rõ sự ảnh hưởng của việc chỉ số CPI tiếp tục tăng trong năm 2007 đối với tình hình sản xuất của công ty. Tình hình này cho thấy công ty cần có những chính sách mới, mạnh mẽ hơn nữa để tìm cách cắt giảm chi phí sản xuất cũng như chi phí quản lý, nhằm hạn chế việc tăng giá vốn hàng bán của sản phẩm cũng như các chi phí khác trong các năm tiếp theo. (Việc đầu tư máy móc công nghệ mới nhằm giảm chi phí đơn vị và tăng quy mô sản xuất trong điều kiện của công ty thời điểm này là không thích hợp do quy mô công ty nhỏ, hạn chế về khả năng huy động vốn, đồng thời chính phủ cũng đang áp dụng chính sách tài chính thắt chặt).
Chỉ tiêu doanh thu tài chính : Công ty cổ phần cơ khí 75 không thực hiện việc đầu tư chứng khoán ngắn hạn, ngoài ra cũng không có hoạt động đầu tư tài chính dài hạn đáng kể. Đa phần doanh thu tài chính của Công ty xuất phát từ lãi tiền gửi ngân hàng (chiết khấu thanh toán cũng không đáng kể) nên không ảnh hưởng nhiều đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu chi phí tài chính :
Năm 2007 chỉ số lãi vay phải trả tăng tới 368,41% so với năm 2006, điều này cho thấy khả năng huy động vốn từ việc vay ngoài của công ty trong năm nay đã tăng vượt bậc so với năm 2006. Tuy nhiên do lãi suất ngân hàng liên tục tăng từ giũa năm 2006 và trong suốt năm 2007, bên cạnh đó việc vay từ ngân hàng cũng rất khó khăn do tiền mặt khan hiếm nên doanh nghiệp phải đi vay ngoài, dẫn đến chi phí huy động vốn cũng không nhỏ. Điều này chỉ ra rằng dù quy mô vốn vay đã mở rộng nhưng hiệu quả vay vốn vẫn không cao (mặc dù Công ty là đối tác lâu năm của ngân hàng Agribank nhưng những chính sách ưu đãi mà công ty được hưởng vẫn không đáng kể).
Chỉ tiêu chi phí quản lý doanh nghiệp :
Sự biến động của chi phí quản lý doanh nghiệp tương ứng với tình hình sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2005, 2006 và 2007. Điều này cho thấy về mặt cơ cấu nhân sự cũng như phương thức tiến hành quản lý tại công ty không có nhiều chuyển biến đáng kể. Thực tế một số phòng ban của công ty vẫn có thể tiếp tục cơ cấu lại nhằm làm giảm chi chí quản lý. Nếu công ty thực hiện điều này có thể nâng cao được hiệu quả làm việc đồng thời giảm chi phí, tăng lợi nhuận.
Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế :
Năm 2006 mức giảm của lợi nhuận sau thuế là gần 50% so với năm 2005. Đây là mức giảm hợp lý bởi vì doanh thu của năm 2006 cũng có mức giảm như vậy. Lợi nhuận sau thuế của công ty vào năm 2006 thấp phản ánh tình hình kinh doanh đi xuống của công ty trong năm do ảnh hưởng lớn của vấn đề chỉ số giá tiêu dùng CPI leo thang. Nó cũng cho thấy khả năng thích ứng của công ty trong vòng nửa năm gặp khó khăn là chưa thật tốt và đặt ra các đòi hỏi về chính sách hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thoát khỏi tình trạng này trong năm 2007.
Năm 2007 lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ tăng 12,97%, trong khi mức tăng của doanh thu thuần là 106,72%. Mặc dù doanh thu của năm 2007 đã cao hơn năm 2005, nhưng đồng thời tất cả các chỉ số chi phí khác đều tăng cao. Từ đó có thể thấy các nỗ lực của công ty là chưa đủ để bù đắp lại các tác động tiêu cực ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh. Tất cả các chỉ số chi phí đều có tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng của chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế. Tình hình này tiếp tục đặt ra những yêu cầu đối với Công ty : tìm cách cắt giảm chi phí sản xuất, quản lý đồng thời thực thi các chính sách đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm nhằm đưa công ty trở lại thời kỳ phát triển ổn định.
5.2. Phân tích tổng hợp một số chỉ tiêu trên Bảng cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty Cổ phần cơ khí 75 :
Tài sản
Đơn vị tính : 1.000 Vnđ
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Mức chênh lệch giữa 2 năm liên tiếp
2005 và 2006
2006 và 2007
Tăng (giảm)
Tỷ lệ %
Tăng (giảm)
Tỷ lệ %
I. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn :
12.276.932
13.614.394
14.047.342
1.337.462
10,89
432.948
3,18
1. Tiền và các khoản tương đương tiền
1.224.582
246.606
1.470.826
(977.976)
(79,86)
1.224.220
496,43
2. Đầu tư tài chính ngắn hạn
0
0
0
3. Dự phòng giảm giá chứng khoán ngắn hạn
0
0
0
4. Phải thu khách hàng
6.690.374
5.157.652
4.611.673
(1.532.722)
(22,91)
(545.979)
(10,59)
5. Các khoản phải thu khác
952.139
1.553.921
520.942
601.782
63,20
(1.032.979)
(66,48)
6. Dự phòng phải thu khó đòi
0
0
0
7. Thuế GTGT được khấu trừ và các khoản phải thu nhà nước
1.299
107.887
60.067
9.488
730,41
(47.820)
(44,32)
8. Hàng tồn kho
3.302.710
6.332.625
6.678.024
3.029.915
91,74
345.399
5,45
9. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
0
0
0
Tài sản
Đơn vị tính : 1.000 Vnđ
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Mức chênh lệch giữa 2 năm liên tiếp
2005 và 2006
2006 và 2007
Tăng (giảm)
Tỷ lệ %
Tăng (giảm)
Tỷ lệ %
10. Tài sản lưu động khác
105.828
215.703
705.810
109.875
103,82
490.107
227,21
II. Tài sản cố định, đầu tư dài hạn khác :
1.041.185
919.168
1.212.006
(122.017)
(11,72)
292.838
31,86
1. Tài sản cố định
1.026.185
904.168
1.197.006
(122.017)
(11,89)
292.838
32,39
- Nguyên giá
3.722.341
3.783.431
4.344.955
61.090
1,64
561.524
14,84
- Giá trị hao mòn luỹ kế
(2.696.156)
(2.879.263)
(3.147.949)
2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
15.000
15.000
15.000
0
0
0
0
3. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn
0
0
0
4. Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang
0
0
0
5. Chi phí trả trước dài hạn
0
0
0
Cộng tài sản
13.318.117
14.533.562
15.259.348
1.215.445
9,13
725.786
4,99
Nguồn vốn
Đơn vị tính : 1.000 Vnđ
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Mức chênh lệch giữa 2 năm liên tiếp
2005 và 2006
2006 và 2007
Tăng (giảm)
Tỷ lệ %
Tăng (giảm)
Tỷ lệ %
I. Nợ phải trả
9.408.377
10.337.340
11.021.610
928.963
9,87
684,270
6,62
1. Nợ ngắn hạn
9.408.377
10.337.340
10.992.645
928.963
9,87
655,305
6,34
Vay ngắn hạn
1.164.482
2.404.012
2.536.301
1.239.530
106,44
96.289
4,01
Phải trả người bán
3.548.219
3.283.430
6.246.118
(264.789)
(7,46)
2.962.688
90,23
Thuế và các khoản phải nộp ngân sách
722.658
311.878
268.852
(410.780)
(56,84)
(43.026)
(13,8)
Phải trả người lao động
412.161
407.682
420.566
(4.479)
(1,09)
12.884
3,16
Phải trả ngắn hạn khác
2.938.417
3.543.936
1.171.371
605.519
20,61
(2.372.565)
(66,95)
TK 152, 351,352, dự phòng
622.440
386.402
349.437
(236.038)
(37,92)
(36.965)
(9,57)
2. Nợ dài hạn
0
0
0
Dự phòng trợ cấp mất việc làm
0
0
28.965
28.965
II. Nguồn vốn chủ sở hữu
3.909.740
4.196.222
4.237.738
286.482
7,33
41.516
0,99
1. Vốn chủ sở hữu
3.803.337
4.089.819
4.131.335
286.482
7,53
41.516
1,02
Nguồn vốn
Đơn vị tính : 1.000 Vnđ
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Mức chênh lệch giữa 2 năm liên tiếp
2005 và 2006
2006 và 2007
Tăng (giảm)
Tỷ lệ %
Tăng (giảm)
Tỷ lệ %
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu
3.187.700
3.187.700
3.187.700
0
0
0
0
- Thặng dư vốn
96.584
96.584
96.584
0
0
0
0
- Lợi nhuận chưa phân phối
519.053
805.535
847.051
286.482
55,19
41.516
5,15
2. Lợi nhuận tích luỹ
3. Cổ phiếu mua lại
4. Chênh lệch tỷ giá
5. Các quỹ của doanh nghiệp
106.403
106.403
106.403
0
0
0
0
Quỹ khen thưởng phúc lợi
106.403
106.403
106.403
0
0
0
0
Cộng nguồn vốn
13.327.117
14.533.562
15.259.348
1.215.445
9,13
725.786
4,99
Nguồn : bảng cân đối kế toán các năm 2005, 2006, 2007 của Công ty Cổ phần cơ khí 75 trong các năm 2005, 2006, 2007 (trong mục Tài liệu tham khảo).
Dựa vào số liệu của bảng cân đối kế toán trong 3 năm liên tiếp, ta nhận thấy quy mô vốn kinh doanh của Công ty liên tục có sự tăng trưởng, tuy nhiên mức độ tăng trưởng vốn của 2 năm 2006, 2007 đều thấp dưới 10% (9,13% và 4,99%). Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam có nhiều khó khăn trong 2 năm 2006, 2007 thì việc quy mô vốn tiếp tục tăng trưởng dù thấp đã thể hiện phần nào các nỗ lực khắc phục khó khăn của công ty. Mặc dù vậy do quy mô vốn của công ty nhỏ nên mức độ tăng tăng trưởng vốn thấp không đem lại được những bước phát triển mạnh cho công ty.
5.2.1 Phân tích các chỉ tiêu về tài sản :
Tổng tài sản năm của 3 năm 2005, 2006 và 2007 không có chênh lệch đáng kể. Trong đó các chỉ tiêu đáng chú ý :
Tài sản ngắn hạn : năm 2006 tăng thêm 10,9% so với năm 2005 trong khi năm 2007 chỉ tăng thêm 3,2% so với năm 2005.
Tiền và các khoản tương đương tiền mặt :
Năm 2006 chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền giảm đi tới 79,9% so với năm 2005, khiến cho khả năng thanh toán tức thời và huy động tiền mặt của công ty trong năm 2006 thấp hơn năm 2005 rất nhiều. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tình hình tiêu thụ hàng hoá của công ty có sự suy giảm nghiêm trọng, làm nguồn tiền thu từ bán hàng bị giảm mạnh. Mặt khác công ty không hề có sự đầu tư nào vào các chứng khoán ngắn hạn có khả năng thanh khoản cao, nên chỉ tiêu này hoàn toàn phụ thuộc vào doanh thu bán hàng, tài khoản ngân hàng và quỹ tiền mặt sẵn có của công ty. Vì vậy khả năng thanh toán nhanh của công ty trong năm 2005 là rất thấp làm ảnh hưởng nhiều đến việc tiếp cận các nhà cung cấp. Tình trạng này dẫn đến hậu quả công ty buộc phải tìm đến các nguồn vốn vay ngắn hạn để bù đắp. Tuy nhiên từ giữa năm 2006, do chính sách tài chính thắt chặt mà chính phủ can thiệp các ngân hàng áp dụng, các doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần cơ khí 75 nói riêng gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn từ các ngân hàng, công ty buộc phải tìm đến các nguồn huy động ngoài ngân hàng có chi phí cao hơn.
Năm 2007 chỉ tiêu này đã hồi phục với mức tăng 496,43% so với năm 2005. Đây là tín hiệu tốt đối với khả năng thanh toán nhanh của công ty. Nhưng trong khi vay ngắn hạn trong năm 2006 của công ty cao gấp đôi năm 2005, thì năm 2007 con số này cũng tương đương năm 2006. Điều này chỉ ra rằng mặc dù công ty đã sử dụng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho việc thanh toán nhanh nhưng vẫn không đủ, dẫn đến công ty vẫn tiếp tục phụ thuộc vào các nguồn huy động vốn ngắn hạn từ bên ngoài chi phí cao do chính phủ vẫn tiếp tục duy trì chính sách tài chính thắt chặt (chỉ tiêu chi phí tài chính trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của 2 năm 2006 và 2007 tăng mạnh). Điều này hoàn toàn không có lợi đối với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
Các khoản phải thu : Năm 2007 và năm 2006 chỉ tiêu này cũng có tỷ lệ giảm liên tục so với năm liền trước đó với tỷ lệ giảm tương ứng là xấp xỉ 23 % và 11%. Điều này phản ánh đúng thực trạng tiêu thụ sản phẩm ngày càng giảm sút của công ty. Đồng thời công ty cũng không hề trích dự phòng các khoản phải thu khó đòi. Đây là một tín hiệu đáng mừng bởi điều này cho thấy mối quan hệ tốt của công ty đối với các bạn hàng cũng như tính hiệu quả cao trong việc thu hồi nợ, các khoản phải thu khách hàng. Ngoài ra có thể dự đoán công ty đa phần có quan hệ kinh doanh đối với các bạn hàng có uy tín, năng lực tài chính tốt. Tuy nhiên việc không trích dự phòng là một chính sách không thật sự hợp lý. Nó cho thấy sự quá thận trọng trong chính sách điều hành, vì việc đó cho thấy công ty hạn chế tiếp xúc với các đối tác mới, làm mất đi rất nhiều cơ hội kinh doanh. Mặt khác có thể xem đây là chính sách thiếu khôn ngoan bởi vì bất cứ bạn hàng nào cũng có thể gặp phải khó khăn trong vấn đề thanh toán, ngay cả khi đó là bạn hàng lâu năm và uy tín.
Hàng tồn kho : Cùng với việc hàng hoá tiêu thụ bị giảm đi, giá trị hàng tồn kho của công ty cũng tăng lên theo từng năm. Tuy nhiên công ty không lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho bởi các các mặt hàng tồn kho có giá trị không lớn (các mặt hàng chính giá trị lớn của công ty không sử dụng kho lưu thành phẩm).
Tài sản cố định : Năm 2006 chỉ tiêu tài sản cố định của công ty không có biến động lớn so với năm 2005 do công ty không có sự đầu tư mở rộng, nâng cấp nhà xưởng hay mua sắm trang thiết bị đáng kể. Năm 2007 tài sản cố định của công ty tăng thêm 14,84% so với năm 2006. Nguyên nhân của điều này là do công ty quyết định đầu tư nâng cấp nhà xưởng trang thiết bị.
5.2.2 Phân tích các chỉ tiêu về nguồn vốn :
Mức độ tăng trưởng của Tổng nguồn vốn của công ty trong 3 năm kinh doanh 2005, 2006 và 2007 tương ứng với mức độ tăng trưởng của Tổng tài sản. Tình hình biến động của các chỉ tiêu về nguồn vốn cụ thể như sau :
Nợ ngắn hạn : Năm 2006 và năm 2007 nợ ngắn hạn của công ty có tỷ lệ tăng lần lượt so với năm kế trước nó là 9,77% và 6,34%. Một điều đáng chú ý là chỉ tiêu phải trả người bán trong năm 2006 thậm chí có mức tăng trưởng âm (-7,46%) so với năm 2005, đến năm 2007 mới hồi phục với mức tăng là 90,23% so với năm 2006. Đồng thời chỉ tiêu vay ngắn hạn có tỷ lệ tăng tương ứng là 106,44% và 4,01%, trong khi các chỉ tiêu phải trả công nhân viên, phải trả phải nộp khác không có biến động đáng kể. Kết hợp những con số này cho ta thấy thực tế năm 2006 niềm tin của các nhà cung cấp đối với công ty có phần suy giảm do khả năng thanh toán nhanh của công ty có nguy cơ giảm (lượng tiền mặt và tài sản tương đương tiền thấp). Bên cạnh đó điều này còn phản ánh việc Công ty sản xuất rất ít sản phẩm, nên đầu vào mua nguyên liệu giảm đáng kể, dẫn đến chỉ tiêu phải trả người bán giảm mạnh. Điều này có vẻ chính xác hơn so với lo ngại rằng công ty bị mất lòng tin của các nhà cung cấp, tức khả năng chiếm dụng vốn của công ty giảm. Nhưng lượng tiền mặt và tài sản tương đương tiền quá ít nên công ty phải đi vay ngắn hạn ngoài để đáp ứng nhu cầu thanh toán ngắn hạn. Tuy nhiên năm 2007 chỉ số phải trả người bán tăng cao cho thấy tình hình sản xuất và tiêu thụ hàng hoá có nhiều chuyển biến tích cực, mặc dù công ty vẫn tiếp tục duy trì các nguồn vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu chi trả tức thời. Công ty vẫn tiếp tục nhận được các chính sách ưu đãi tín dụng của nhà cung cấp, đồng nghĩa với khả năng chiếm dụng vốn của công ty vẫn tốt.
Nợ dài hạn : Trong nhiều năm trở lại đây công ty liên tục không có nợ dài hạn. Điều này phản ánh đã lâu công ty không hề tiến hành huy động vốn vay với quy mô lớn, đồng nghĩa với việc không tiến hành các kế hoạch đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
Vốn chủ sở hữu : Vốn chủ sở hữu của công ty năm 2006 và năm 2007 có tỷ lệ tăng tương ứng với năm kế trước là 7,33% và 0,99%. Mức tăng trưởng này không cao, trong khi vốn của công ty lại nhỏ nên không giúp ích nhiều cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó mức độ tăng trưởng này trong nhiều năm đều là do sự tăng trưởng của lợi nhuận chưa phân phối đem lại. Điều đó cho thấy chủ sở hữu của công ty không có sự đầu tư thêm vào nguồn vốn của công ty.
5.3. Phân tích các chỉ tiêu tài chính cơ bản của Công ty Cổ phần cơ khí 75 :
5.3.1. Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán :
Chỉ tiêu phản ánh khả năng thánh toán của Công ty Cổ phần Cơ khí 75 được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Chỉ tiêu
Công thức tính
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Khả năng thanh toán ngắn hạn
1,30
1,32
1,28
Khả năng thanh toán nhanh
0,95
0.70
0,67
Qua bảng phân tích trên ta thấy:
Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty năm 2007 là 1,28 lần, thấp hơn khả năng thanh toán ngắn hạn trong 2 năm 2005 và 2006. Tuy nhiên khả năng thanh toán ngắn hạn của cả 3 năm 2005, 2006 và 2007 vẫn lớn hơn 1, điều đó cho thấy dự trữ tài sản lưu động của công ty dư thừa để trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn. Điều này phản ánh chính sách quản lý thận trọng của công ty. Công ty chấp nhận sử dụng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho việc thanh toán ngắn hạn, đổi lại công ty sẽ gặp nhiều hạn chế trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh (thực tế trong nhiều năm qua công ty không thực hiện kế hoạch đầu tư mở rộng sản xuất).
Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2007 là 0,67 lần, bị giảm đi 0,03 lần so với năm 2006, trong khi năm 2005 chỉ tiêu này đạt 0, 95 lần. Như vậy chỉ có năm 2005 chỉ tiêu này gần đạt mức an toàn còn năm 2006 và năm 2007 chỉ tiêu này quá thấp không đảm bảo cho khả năng thanh toán nhanh. Chỉ tiêu này giảm xuống mức thấp như vậy là do các chỉ tiêu hàng tồn kho và và nợ ngắn hạn tăng quá nhanh (trong năm 2006 cả 2 chỉ tiêu này đều tăng hơn 100%) trong khi chỉ tiêu tài sản lưu động có mức tăng không đáng kể. Năm 2006 và 2007, chỉ tiêu nợ ngắn hạn tăng cao chủ yếu là do công ty phải đi vay tiền bên ngoài để mua nguyên vật liệu trong lúc lạm phát đang tăng cao. Trong khi đó lạm phát lại dẫn đến tình trạng tiêu thụ hàng hoá gặp nhiều khó khăn, hậu quả là hàng hoá sản xuất ít, chậm bán, đồng thời nguyên vật liệu cũng không sử dụng nhiều, dẫn đến tồn kho tăng nhiều.
5.3.2. Chỉ tiêu về cơ cấu tài sản, nguồn vốn :
Cơ cấu tài sản và nguồn vốn được phản ánh qua bảng số liệu dưới đây:
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
TSLĐ & ĐTNH/Tổng TS
0,92
0,94
0,92
TSCĐ& ĐTDH/Tổng TS
0,08
0,06
0,08
Nợ phải trả/ Tổng NV
0,71
0,71
0,72
NVCSH/ Tổng NV
0,29
0,29
0,28
Qua bảng phân tích trên ta thấy:
Tỷ trọng TSLĐ & ĐTNH / Tổng TS từ năm 2005 đến năm 2006 tăng thêm 2% nhưng sang năm 2007 lại giảm đi 2%, trở về mức của năm 2005 là 92%. Như vậy ta có thể dễ dàng nhận thấy trong thời gian này công ty không có sự tăng trưởng đáng kể nào về quy mô sản xuất. Chỉ có một hoạt động đầu tư nhỏ khi tỷ trọng TSCĐ&ĐTDH/Tổng NV năm 2007 tăng thêm 2% so với năm 2006. Mức tăng nhỏ này là do công ty đầu tư nâng cấp nhà xưởng trang thiết bị. Như vậy chỉ tiêu này chỉ cho thấy chính sách quản lý thận trọng của công ty, khiến cho công ty khó có thể đầu tư mở rộng sản xuất khi mà các nguồn huy động vốn là rất hạn chế.
Mặc dù công ty hoạt động kinh doanh trên cả hai lĩnh vực thương mại dịch vụ và sản xuất, tuy nhiên lĩnh vực chính là sản xuất hàng hoá. Đối với một doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là sản xuất các mặt hàng chính có giá trị lớn, thì có thể nói việc tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn (trong trường hợp của công ty thực chất không có đầu tư ngắn hạn) chiếm tỷ trọng quá lớn trên 90% như vậy là đáng lo ngại. Nhưng thực tế là công ty có lịch sử hình thành và thời gian tham gia sản xuất trong nền kinh tế đã gần 40 năm, nên có rất nhiều tài sản cố định đã được khấu hao hết đến nay vẫn còn tiếp tục sinh lợi (nhà xưởng). Công ty cũng không cần đầu tư các dây truyền sản xuất lớn, sản xuất ra các sản phẩm hàng loạt bởi sản phẩm chính của công ty mang tính đơn chiếc, đặc thù nên tránh được nguy cơ lạc hậu về dây truyền sản xuất. Như vậy tỷ lệ TSCĐ&ĐTDH/ Tổng NV mà ta có được trên bảng tính không thật sự phản ánh chính xác được giá trị các TSCĐ mà công ty vẫn tiếp tục sử dụng cho việc sản xuất kinh doanh, do vậy khó có thể nói tỷ lệ này là không thuận lợi đối với khả năng sản xuất và cạnh tranh của công ty. Tuy nhiên tỷ trọng này lại cho thấy nỗ lực của công ty trong việc mở rộng ngành nghề, tăng khả năng thích ứng của doanh nghiệp, đây vốn là một lợi thế của các doanh nghiệp nhỏ. Song trên thực tế đặc thù sản xuất của công ty vẫn yêu cầu sự đổi mới các yếu tố về công nghệ và các vấn đề lao động đi kèm, do đó công ty không nên để tỷ trọng TSCĐ&ĐTDH/ Tổng NV quá thấp.
Về nguồn vốn: Tỷ trọng Nợ phải trả / Tổng NV năm 2007 là 72% đã tăng thêm 1% so với năm 2006 và 2005, và tỷ trọng NVCSH / Tổng NV năm 2007 là 28% giảm đi tương ứng 1% so với năm 2006 và 2005. Hai chỉ tiêu này cho thấy khả năng chiếm dụng vốn của công ty là tốt. Tuy nhiên công ty sẽ gặp phải nhiều khó khăn nếu như các đối tác thắt chặt chính sách tín dụng bởi khả năng tự chủ của công ty là tương đối yếu. Bằng chứng rõ nhất cho vấn đề này là năm 2006, 2006, khi công ty không có đủ tiền mặt và các tài sản tương đương tiền, ngay lập tức công ty đã phải tiến hành vay ngắn hạn khiến cho các khoản vay ngắn hạn tăng đột biến. Vì vậy công ty cần cố gắng nâng cao năng lực tài chính của mình (có thể tiến hành đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn, một hoạt động mà công ty không thực hiện trong vài năm qua) để giảm bớt sự phụ thuộc vào các đối tác.
5.3.3. Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời:
Khả năng sinh lời của Công ty Cổ phần Cơ khí được phản ánh qua bảng số liệu sau:
Chỉ tiêu
Công thức tính
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
n
ả
s
tài
Tổng
sau thuế
nhuận
Lợi
0,0441
0,0205
0,0220
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu
thu
Doanh
sau thuế
nhuận
Lợi
0,0192
0,0182
0,0009
Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH
CSH
Vốn
sau thuế
nhuận
Lợi
0,1501
0,0709
0,0794
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên doanh thu năm 2005 là 0,0192, có nghĩa là một đồng doanh thu tạo được 0,0192791 đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này ở các năm tiếp theo lần lượt là 0,0182 và 0,0009. Ta nhận thấy năm 2006 dù doanh thu có sự giảm sút rất lớn (gần 50%) nhưng tỷ suất sinh lời trên doanh thu chỉ giảm chút ít, điều này là do tốc độ giảm của doanh thu tương ứng với tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế (việc sản xuất, tiêu thụ hàng hoá kém nên chi phí cũng thấp). Như vậy là việc chỉ số giá CPI tăng từ giữa năm 2006 chưa ảnh hưởng nhiều tới khả năng kiểm soát chi phí của công ty. Tuy nhiên năm 2007 thì chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên doanh thu giảm tới 0,95% so với năm 2006. Điều này cho thấy tác động rất lớn của việc CPI tiếp tục tăng cao trong năm 2007, dẫn đến công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và kiềm chế các chi phí gia tăng quá cao.
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản năm 2007 là 0,022, trong khi đối với các năm liền trước là 0,0205 và 0,0441. Nếu như một đồng đầu tư cho tài sản năm 2005 có thể tạo ra 0,0441 đồng lợi nhuận sau thuế thì đến năm 2006 và 2007 thì khả năng sinh lợi chỉ còn một nửa. Mặc dù tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản công ty trong hai năm 2006 và 2007 không đến 10% nhưng do lợi nhuận sau thuế của năm 2006 có mức tăng trưởng âm, trong khi lợi nhuân sau thuế năm 2007 cũng chỉ lớn hơn một nửa lợi nhuận của năm 2005, nên dẫn đến việc chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản bị giảm mạnh.
Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu năm 2007 là 0,0794, nghĩa là một đồng vốn bỏ ra tạo được 0,0794 đồng lợi nhuận, trong khi tại các năm 2006 và 2005 tỷ lệ này lần lượt đạt mức 0,0709 và 0,1501. Mặc dù đây là chỉ tiêu đạt được ở mức độ cao nhất trong 3 chỉ tiêu đánh giá về tỷ suất sinh lời, nhưng nhìn chung hiệu suất sinh lời của công ty là tương đối thấp. Cũng như hai chỉ tiêu tỷ suất sinh lời phía trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lời trên tổng doanh thu, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của công ty cũng có sự suy giảm mạnh trong 2 năm 2006 và 2007 so với năm 2005. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty vẫn chưa tốt do khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu bị suy giảm tới 47%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do Vốn chủ sở hữu hàng năm vẫn tăng 7,33% và 0,99% trong khi đó lợi nhuận sau thuế năm 2006 có mức tăng trưởng âm 49,24% trong khi năm 2007 chỉ đạt mức tăng trưởng 12,97%.
Các chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của công ty đều thấp tuy nhiên không có nghĩa là hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty là không tốt. Điều này là tương đối dễ hiểu do giá trị các tài sản thực tế mà công ty đang sử dụng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh lớn hơn khá nhiều so với thống kê tài sản được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán (nhiều tài sản cố định đã khấu hao hết, giá trị của những tài sản này không còn được tính vào nguồn vốn nữa mặc dù chúng vẫn tiếp tục sinh lợi).
5.3.4. Các chỉ tiêu liên quan đến các cổ phần, cổ phiếu của công ty :
Công ty cổ phần cơ khí 75 là doanh nghiệp mới tiến hành cổ phần hóa vào năm 2004. Công ty là một doanh nghiệp có quy mô sản xuất nhỏ, hiện nay vẫn chưa đủ điều kiện để được niêm yết và huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Năm 2008 là năm tài chính đầu tiên kể từ khi cổ phần hoá Công ty tiến hành phân chia lợi nhuận cho các cổ đông. Đây là nguyên nhân của việc chỉ tiêu Lãi cơ bản trên cổ phiếu trên bản báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2005, 2006 và 2007 không được thể hiện. Do cổ phiếu của công ty không được mua bán trên thị trường chứng khoán nên chưa thể xác định giá trị thị trường của cổ phiếu, dẫn đến việc chưa thể thực hiện việc tính toán và phân tích các chỉ số tài chính liên quan đến giá trị các cổ phần của công ty.
6. Cơ cấu lao động và tiền lương :
Từ khi thành lập tới nay, Công ty Cổ phần cơ khí 75 luôn hoàn thành nghĩa vụ đóng góp với ngân sách nhà nước, cán bộ nhân viên công ty luôn có việc làm và thu nhập ổn định. ý thức được tầm quan trọng của yếu tố con người, Hội đồng quản trị và giám đốc điều hành đã có những chính sách phù hợp nhằm xây dựng một cơ chế sử dụng lao động ổn định, hợp lý và tránh lãng phí. Dưới đây là thống kê tình hình lao động của Công ty.
Hiện nay Công ty có 127 nhân viên trong đó có 22 cử nhân, kỹ sư tốt nghiệp các trường đại học ở nhiều chuyên ngành khác nhau.
Chế độ tuyển dụng lao động được quy định rõ trong điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty, theo đó : Chế độ tuyển dụng lao động và trả lương thực hiện theo hợp đồng lao động giữa Giám đốc (hoặc người được Giám đốc uỷ quyền) và người lao động phù hợp với quy định của pháp luật.
Chế độ tiền lương và chế độ đãi ngộ:
Công ty áp dụng hai chế độ tính tiền lương khác nhau. Chế độ lương áp dụng tính cho nhân viên hành chính và cán bộ kỹ thuật tính theo lương thời gian là 480.000*Hệ số lương*Hệ số kinh doanh. Hệ số lương tính theo trình độ của người lao động, sau 3 năm làm việc được nâng hệ số 1 lần theo quy định. Hệ số kinh doanh tính theo mức doanh thu của tháng. Công nhân được hưởng lương theo chế độ khoán sản phẩm, hàng năm được tham gia các cuộc thi nâng bậc thợ để nâng hệ số lương. Lương trung bình của công nhân viên sản xuất trực tiếp ở mức 1.878.000 Vnđ/ người/ tháng. Lương trung bình của cán bộ công nhân viên thuộc khối kỹ thuật và hành chính là gần 2.866.000 Vnđ/ người/ tháng. Như vậy thu nhập bình quân hàng tháng của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp cũng khá chỉ đạt mức vừa phải.
Thời gian lao động áp dụng với nhân viên hành chính và cán bộ kỹ thuật : làm 8 tiếng/ngày, nghỉ ngày chủ nhật hàng tuần, các ngày lễ, Tết theo quy định. Công ty sử dụng phương pháp tính lương theo thời gian lao động.
Quy định chung về làm thêm giờ, mức thưởng, phạt áp dụng cho toàn bộ nhân viên hành chính, cán bộ kỹ thuật và lao động phổ thông : làm cơ bản 8 tiếng/ ngày, nếu làm thêm giờ vào ngày thường được hưởng mức lương gấp 1,25 lần/ ngày. Nếu làm thêm vào ngày chủ nhật được hưởng mức lương gấp 1,5 lần/ ngày còn làm thêm ngày lễ, Tết được tính mức lương gấp 2 lần/ ngày. Ngoài ra còn có chế độ thưởng theo năng suất và số công làm trong một tháng. Nếu nhân viên không đi làm đầy đủ (cụ thể đi làm muộn quá 5 ngày/ tháng hay nghỉ quá 3 ngày/ tháng) sẽ bị trừ lương, mức trừ lương sẽ tăng dần theo số ngày đi làm muộn. Ngoài ra nếu không kịp hoàn thành tiến độ sản phẩm giao khoán cũng sẽ bị phạt.
Đối với lao động phổ thông áp dụng phương pháp khoán lương theo sản phẩm. Các quản đốc phân xưởng, xí nghiệp chịu trách nhiệm phân khoán công việc cho các tổ sao cho kịp tiến độ sản xuất. Đội trưởng đội thi công, sản xuất có trách nhiệm bố trí thời gian làm, nghỉ ngơi hợp lý để hoàn thành công việc quản đốc đã phân khoán. Thời gian làm thêm giờ của lao động phổ thông nếu nằm trong công khoán sản phẩm thì không được hưởng mức lương ưu đãi, nếu nằm ngoài công khoán thì được hưởng mức ưu đãi giống như quy định chung của công ty.
Bản thân công ty cũng là một chi bộ Đảng, hàng năm cấp kinh phí hỗ trợ Đoàn thanh niên, Công đoàn của công ty hoạt động, thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, kết nạp Đảng viên, chăm lo đời sống văn hoá, tinh thần cho các cán bộ công nhân viên của Công ty.
Quỹ phúc lợi: Bao gồm khoản phụ cấp, trợ cấp cho người ốm đau, mất việc làm, chế độ chính sách đãi ngộ của công ty luôn công bằng với tất cả các nhân viên, công nhân trong công ty.
Quỹ BHXH, BHYT: đóng theo quy định của pháp luật cho mọi cá nhân trong công ty, tính trên cơ sơ lương tối thiểu là 540.000 Vnđ/ người.
Chính sách đào tạo:
Công ty hàng năm đều tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho các công nhân, đồng thời tổ chức thi nâng bậc thợ. Ngoài ra Công ty cũng tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên tham gia các lớp tập huấn, nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ khi có những quy định mới.
Phần III
Nhận xét và kết luận
1. Nhận xét :
1.1. Những thuận lợi của Công ty Cổ phần cơ khí 75 :
Trong nền kinh tế thị trường, công tác tài chính của mỗi công ty luôn rất quan trọng, nó quyết định sự sống còn của một doanh nghiệp. Tình hình tài chính không chỉ liên quan đến lợi nhuận của doanh nghiệp mà hơn thế nữa nó duy trì sự phát triển đầu tư ban đầu mà doanh nghiệp bỏ ra. Mặc dù bản thân Công ty Cổ phần cơ khí 75 trước đây là một doanh nghiệp nhà nước, sau khi chuyển đổi loại hình hoạt động có được những ưu thế nhất định về cơ sở hạ tầng sẵn có, nhưng không vì thế mà lãnh đạo Công ty xem nhẹ việc tăng cường vốn kinh doanh cho công ty. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp tiếp tục nỗ lực bổ sung vốn để tăng trưởng quy mô sản xuất kinh doanh.
Hàng năm, sau khi lập báo cáo tài chính, Hội đồng cổ đông đều tiến hành phân tích các hoạt động kinh tế mà Công ty đã thực hiện trong năm, đồng thời xem xét tình hình phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và tình hình các bạn hàng cũng như nhà cung cấp. Việc phân tích này sẽ giúp cho Công ty xác định nguyên nhân, các nhân tố chủ quan và khách quan, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Từ đó cố gắng dự đoán về tình hình thị trường đầu ra và đầu vào, các đối tác tiềm năng… Đây là cơ sở để công ty đề ra các giải pháp khắc phục các điểm yếu và phát huy các thế mạnh, đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể cho năm tiếp theo, nhằm tiến tới mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn.
Là một đơn vị sản xuất Cơ khí có thâm niên gần 40 năm kinh doanh, đã trải qua rất nhiều các biến động lớn nhỏ khác nhau trong nền kinh tế Việt Nam, công ty cho thấy khả năng thích ứng tốt và nhạy bén trong nhiều thời điểm. Quy mô công ty nhỏ trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay lại trở thành một lợi thế, bởi công ty có thể dễ dàng chuyển đổi và đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh. Mặt khác công ty cũng có sẵn rất nhiều mối quan hệ với các bạn hàng lâu đời và tin cậy, cũng như các nguồn cung cấp ổn định và bền vững. Nhờ vậy công ty có thể được hưởng các chính sách ưu đãi tài chính từ các đối tác. Uy tín của công ty trong một thời gian kinh doanh dài đem lại những lợi thế cạnh tranh nhất định cho sản phẩm của công ty cũng như thuận lợi hơn trong việc tiếp xúc với các khách hàng tiềm năng. Mối quan hệ lâu năm với ngân hàng Agribank giúp công ty có được một nguồn huy động vốn hết sức ổn định, an toàn với chí phí tốt (vay tín chấp, thế chấp, bảo lãnh chỉ phải ký cược 10%, không phải thế chấp tài sản). Nhờ vậy các vấn đề về thanh toán, giao dịch với các bạn hàng thường được giải quyết dễ dàng, thuận lợi. Gần đây Công ty đã tiến hành ký kết các thoả thuận hợp tác chiến lược với một số công ty thuộc tập đoàn Vinashin (Lilama10, thép Vạn Lợi), nhờ vậy có thể tham gia các gói thầu của tập đoàn này. Có thể nói đây là mối quan hệ hợp tác đem lại rất nhiều lợi ích cho công ty trong tương lai gần.
Mặt khác Công ty có tiền thân là một đơn vị trực thuộc khối doanh nghiệp Quốc doanh, việc chuyển đổi loại hình kinh doanh mới chỉ thực hiện từ năm 2004 nhưng sau khi thực hiện cổ phần hoá thì công ty vẫn là một công ty con trực thuộc Tổng công ty vận tải thuỷ. Do vậy công ty sẽ có được những sự hỗ trợ nhất định từ phía tổng công ty.
Bên cạnh đó, Công ty lại có trụ sở chính đặt tại Thành phố Hà Nội, trung tâm kinh tế - chịnh trị, văn hoá - xã hội của cả nước nên càng có điều kiện để nâng cao năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty có thể dễ dàng nắm được các thông tin về tiến bộ khoa học công nghệ, từ đó đưa ra các quyết định áp dụng vào thực tế sản xuất kinh doanh. Đồng thời việc tìm kiếm các nguồn thông tin về các đối tác mới nhằm mở rộng thị trường, tiến hành đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh cũng hết sức thuận tiện. Việc tìm kiếm và thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao cũng có thể dễ dàng thực hiện. Công ty cũng dễ dàng thu thập các thông tin về chính sách kinh tế, chiến lược phát triển kinh tế, phát triển ngành nghề, các quy định… mới nhất của chính phủ, (những định hướng mới, ưu đãi hoặc khó khăn), từ đó công ty có thể kịp thời điều chỉnh chính sách, chiến lược phát triển của mình cho phù hợp.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty có năng lực, thường xuyên hoàn thành tốt các công việc được giao. Việc cổ phần hoá không chỉ giúp công ty mở rộng, nâng cao năng lực huy động vốn mà còn tạo ra động lực lớn, giúp toàn bộ công nhân viên trong công ty có ý thức tinh thần trách nhiệm cao trong công tác. Chính sách đào tạo của công ty không chỉ tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên nâng cao thu nhập mà còn nâng cao trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ, đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây luôn là một yếu tố tích cực để Công ty không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển ngày càng vững mạnh.
1.2 Những khó khăn hiện tại của Công ty Cổ phần cơ khí 75 :
Bên cạnh những thuận lợi có được, Công ty vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Dựa trên việc phân tích các số liệu phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2006 và 2007, ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang trong điều kiện có nhiều khó khăn. Bên cạnh đó các dấu hiệu về thị trường Vốn, thị trường nguyên vật liệu cũng như thị trường tiêu thụ cũng không có nhiều dấu hiệu khả quan.
Về vốn đầu tư cho SXKD : Hiện nay Công ty mặc dù công ty đã duy trì một tỷ lệ rất lớn tài sản lưu động (chiếm hơn 90% tổng tài sản) nhưng thực tế vẫn không đủ để chi trả cho các nhu cầu thanh toán ngắn hạn. Hậu quả là công ty đã phải đi vay ngoài để bù đắp cho lượng tiền còn thiếu. Tuy nhiên, vì khối lượng vay vốn không nhỏ (hàng tỉ đồng) nên hàng năm số lãi tiền vay Công ty phải trả lên đến hàng trăm triệu đồng, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty.
Về trị trường : Từ giữa năm 2006 đến cuối năm 2008, kinh tế Việt Nam liên tục lạm phát ở mức kỉ lục. Ngay sau đó từ cuối năm 2008 đến nay, tình hình kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam trở nên u ám đột ngột do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính được đánh giá là lớn nhất trong lịch sử (xuất phát từ Hoa Kỳ). Điều này đặt công ty vào tình trạng vô cùng khó khăn.
Thị trường nguyên liệu và vốn : Do chính sách tài chính thắt chặt mà chính phủ áp dụng từ cuối năm 2006 đến giữa năm 2008, việc huy động vốn Ngân hàng là hết sức khó khăn đối với công ty. Vấn đề thiếu hụt tiền mặt và các khoản tương đương tiền đã kéo dài từ năm 2006 nhiều khả năng sẽ có nguy cơ tiếp tục kéo dài, công ty sẽ phải chấp nhận việc huy động tiền từ các khoản vay ngắn hạn ngoài ngân hàng với chi phí cao. Mặt khác nếu như công ty có kế hoạch đầu tư mở rộng sản xuất trong giai đoạn này cũng là điều rất khó thực hiện. Trong khi đó tình hình lạm phát kéo dài trên thế giới cũng như trong nước giai đoạn này là hết sức đáng ngại, nó khiến cho giá cả nguyên liệu phôi thép đầu vào tăng cao (nguyên liệu chính mà công ty phải nhập khẩu) trong khi khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty thì ngày càng bị kém hơn, dẫn đến tình trạng công ty có nguy cơ không tiếp tục được hưởng các chính sách tài chính ưu đãi của các nhà cung cấp. Giá cả nguyên vật liệu cao sẽ khiến cho giá của hàng hoá công ty sản xuất ra kém tính cạnh tranh rất nhiều. Tuy nhiên từ cuối năm 2008 đến nay nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái, tín hiệu vui đối với công ty là giá nguyên liệu phôi thép nhập khẩu giảm xuống thấp, tuy nhiên nguyên vật liệu nhập về từ trước còn tồn kho khi dùng để sản xuất sản phẩm sẽ làm giá của sản phẩm vẫn cao như trong giai đoạn lạm phát, khiến cho tình hình tiêu thụ sản phẩm vẫn sẽ khó khăn.
Thị trường tiêu thụ : Mặc dù nền kinh tế thế giới và nền kinh tế Việt Nam đang có nhiều khó khăn, nhưng xu thế hội nhập vẫn không thay đổi. Thị trường cơ khí ngày càng có sự góp mặt đông đảo của các công ty trong và ngoài nước. Sự chững lại của nền kinh tế toàn cầu khiến cho nhiều công ty trước đây chú trọng đến thị trường nước ngoài giờ đây sẽ quay lại với thị trường trong nước. Đây là các đối thủ cạnh tranh có năng lực rất tốt về tài chính và công nghệ. Các đối thủ này hoạt động rất rộng trong cả lĩnh vực cơ khí và lĩnh vực kinh doanh khác làm cho thị trường của Công ty ngày càng bị thu hẹp, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phải đối diện với sự cạnh tranh đặc biệt gay gắt. . . Kinh tế khó khăn cũng khiến cho nhu cầu bị thu hẹp đáng kể do tất cả mọi thành phần kinh tế đều hạn chế chi tiêu. Đồng thời nhu cầu của thị trường về những sản phẩm cơ khí ngày càng khắt khe hơn, chất lượng cao trong khi giá thành phải hợp lý. Các chủng loại mặt hàng, thiết kế sản phẩm cũng ngày càng đa dạng, phức tạp, đồng nghĩa yêu cầu về công nghệ và năng lực đối với nhà sản xuất ngày càng cao hơn. Điều đó đặt ra cho Công ty những vấn đề hết sức cấp thiết, cần phải huy động mọi nguồn lực và hoàn thiện không ngừng các yếu tố phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trên đây là những khó khăn mà Công ty đang gặp phải trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Để khắc phục những khó khăn này, Công ty đã và đang tích cực tìm kiếm, chủ động thực hiện các giải pháp hợp lý nhằm duy trì thường xuyên tính liên tục và hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự ổn định trong quá trình phát triển.
1.3 Khả năng và xu hướng phát triển của Công ty Cổ phần cơ khí 75 :
Trên cơ sở các kết quả đã đạt được, với tinh thần tự lực, tự chủ, tích cực khắc phục khó khăn, phát huy nội lực sằn có, năng động, linh hoạt trong cơ chế thị trường… Ban lãnh đạo và Đại hội đồng cổ đông của Công ty Cổ phần cơ khí 75 đã xác định rõ những ưu thế của mình, từ đó đã xác định phương hướng phát triển mới là mở rộng đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, bên cạnh đó tiếp tục đầu tư phát triển mạnh việc sản xuất cơ khí. Công ty đã thực hiện việc liên kết, hợp tác với các đối tác chiến lược lâu dài (công ty con của tập đoàn Vinashin), năm 2008 dù tình hình kinh tế rất khó khăn nhưng công ty đã quyết định đầu tư thêm một cổng trục phục vụ việc nâng hạ, bỗc dỡ, sản xuất sản phẩm hàng hoá tại công ty. Sự lớn mạnh của công ty cũng như việc thực thi chính sách trên còn thể hiện ở chỗ công ty hiện nay đã có Xí nghiệp cơ điện hoá chất tiến hành hạch toán phụ thuộc theo mã số thuế phụ, có con dấu riêng và phân xưởng dịch vụ cũng tiến hành hạch toán độc lập. Nhằm giảm bớt các chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả làm việc của bộ máy quản lý hành chính công ty cũng đã có kế hoạch thay thế một số cán bộ nhân viên đã có tuổi bằng những nhân viên trẻ có khả năng thích ứng và kỹ năng tốt, đồng thời tiến tới tổ chức lại cơ cấu nhân viên của một số phòng ban cho hợp lý và tiết kiệm hơn... Mục tiêu đề ra lúc này là tiếp tục khai thác hiệu quả thị trường sẵn có, chủ động và linh hoạt trong việc nắm bắt nhu cầu thị trường, nỗ lực mở rộng thị trường, không ngừng nâng cao hiệu qủa sản xuất kinh doanh nhằm vượt qua khó khăn và mở ra những hướng phát triển vững mạnh cho Công ty.
Kết luận :
Công ty Cổ phần cơ khí 75 là doanh nghiệp chuyên thiết kế, chế tạo, lắp dựng các thiết bị nâng hạ đường sông, biển, khung nhà xưởng, đại lý thiết bị, phương tiện vận tải thuỷ, ngoài ra còn cung cấp một số dịch vụ khác.
Trong tình hình hết sức khó khăn hiện nay, công ty đang nỗ lực không ngừng để khắc phục những khó khăn, tiến hành mở rộng đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, đưa ra những chính sách hợp lý nhằm vượt qua giai đoạn đầy thách thức. Bên cạnh đó chính phủ cũng đã có những chính sách, hành động nhằm hỗ trợ nền kinh tế trong nước, điều này củng cố lòng tin cho không chỉ riêng công ty cổ phần cơ khí 75 mà còn cho nhiều doanh nghiệp khác về sự phục hồi và phát triển. Bên cạnh đó bề dày hoạt động và kinh nghiệm của công ty cũng là một yếu tố rất quan trọng giúp công ty tiếp tục đề xuất và thực hiện các chính sách kinh doanh hợp lý. Do vậy có thể tin tưởng rằng công ty sẽ sớm vượt qua giai đoạn khó khăn, ổn định sản xuất và tiến tới đạt được những bước phát triển mới, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam
Trong quá trình học tập tại trường Đại học Thăng Long và thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần cơ khí 75, em nhận thấy rằng lý thuyết và thực tế có 1 khoảng cách nhất định. Bản thân em đã cố gắng tiếp thu những kiến thức cơ bản, kinh nghiệm thực tế cũng như tìm hiểu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhờ sự giúp đỡ của các cô chú, các anh chị trong phòng nhân chính (phòng nhân sự và hành chính) của công ty em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp này.
Do thời gian thực tập không nhiều, kinh nghiệm hiểu biết của bản thân còn hạn chế, nên các luận điểm, nhận định được đưa ra trên bản báo cáo thực tập tổng hợp không thể tránh khỏi sai sót, chưa thể phản ánh hoàn toàn đầy đủ và chính xác mọi hoạt động cũng như tình hình tài chính, năng lực sản xuất của kinh doanh của Công ty Cổ phần cơ khí 75. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo trong bộ môn Kinh tế của trường Đại học Thăng Long, cũng như các cô chú, các anh chị trong phòng nhân chính của Công ty để em hoàn thiện bài viết tốt hơn.
Cuối cùng em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong trường, các cô chú, các anh chị trong Công ty Cổ phần cơ khí 75 tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 27 tháng 02 năm 2009
Sinh viên
Nguyễn Anh Tuấn
Xác nhận của đơn vị thực tập
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng sản xuất, kinh doanh của Công ty cổ phần cơ khí 75.doc