Các ngân hàng thương mại Việt Nam đã đang và sẽ phải đối mặt với việc cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng nước ngoài, bởi các rào cản với các ngân hàng nước ngoài sẽ được dỡ bỏ vào năm tới 2012. Các ngân hàng nước ngoài có lợi thế về vốn, về công nghệ, về kinh nghiệm phát triển các sản phẩm phái sinh hơn hẳn các ngân hàng trong nước.Còn các ngân hàng trong nước, mặc dù có được lợi thế về mạng lưới chi nhánh giao dịch nhưng nếu không phát triển được các nghiệp vụ phái sinh đáp ứng nhu cầu của thị trường thì chắc chắn sẽ phải đối mặt với nguy cơ lớn là bị đánh bại ngay trên thị trường trong nước.
16 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4658 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng sử dụng công cụ phái sinh ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
&
Đề tài:
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH Ở VIỆT NAM
Hà Nội, 24 tháng 10 năm 2011
MỤC LỤC
Khái quát nền kinh tế việt nam giai đoạn 2008-2011
Giới thiệu về công cụ phái sinh và giới hạn vấn đề nghiên cứu
Thực tế sử dụng công cụ phái sinh ở các Ngân hàng
Những yêu cầu đặt ra và một số giải pháp phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam
DANH SÁCH CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của các 4 ngân hàng từ năm 2006 – 2010.
Khảo sát việc sử dụng công cụ phái sinh ở thị trường chứng khoán - Ủy ban chứng khoán nhà nước
DANH SÁCH BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Tình hình sử dụng CCPS ở từng NH – Bảng số liệu 1
Biểu đồ 2: Sự biến động trong sử dụng CCPS – Bảng số liệu 2
Biểu đồ 3: Sử dụng từng loại CCPS ở các năm – Bảng số liệu 2
Biều đồ 4: Mức độ giao dịch ở trong và ngoài nước – Bảng số liệu 3
Biểu đồ 5: Lợi nhuận từ CCPS so với tổng lợi nhuận – Bảng số liệu 4
Khái quát nền kinh tế việt nam giai đoạn 2008-2011
Sau khi gia nhập WTO ngày 11/1/2007 và trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này,nền kinh tế nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước hoàn thiện và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Tuy vậy cùng với sự ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, giá xăng dầu và các mặt hàng thiết yếu tăng mạnh, kéo theo đó là lạm phát tăng cao và kéo dài là những thách thức không nhỏ với nền kinh tế nước nhà trong thời gian qua.
Năm 2008
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,23%, CPI ở mức 22,97% so với năm 2007, trong năm chứng kiến sự biến động mạnh của lãi suất.Từ 1/2/2008 đến ngày 22/12/2008 NHNN đã 8 lần điều chỉnh lãi suất cơ bản có lúc lên tới 14% và dừng lại ở mức 8,5% theo QĐ 3161/QĐ-NHNN ngày 19/12/2008.lãi suất bình quân trên thị trường liên ngân hàng đã có lúc đạt đỉnh 43% (ngày 19/02/2008).Mặc dù đã có sự vào cuộc mạnh tay của NHNN nhưng lãi suất huy động và lãi suất cho vay trên thị trường đều ở mức rất cao. Cá biệt có ngân hàng đẩy lãi suất huy động lên mức 20% cho thời hạn 12 tháng ( NHTM Kiên Long) gây căng thẳng cho nền kinh tế. Vào cuối năm lãi suất có dấu hiệu hạ nhiệt .Tháng 12/2008, lạm phát được kiềm chế, lãi suất cho vay phổ biến ở mức 13-14%/năm. cùng với gói hỗ trợ từ chính phủ đã góp phần bình ổn lãi suất và lấy lại đà tăng trưởng của nền kinh tế.
Năm 2009
GDP đạt 6,88% trong khi tỷ lệ lạm phát ở mức 5,32%, nền kinh tế đã lấy lại đà tăng trưởng, lạm phát có xu hướng quay trở lại, tín dụng có chiều hướng tăng cao, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ thận trọng để chủ động kiểm soát lượng tiền cung ứng, kiểm soát lạm phát và ổn định thị trường tiền tệ. Từ tháng 12-2009, NHNN điều chỉnh tăng 1%/năm các mức lãi suất điều hành, tăng cường các biện pháp hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng trong dịp cuối năm. Sau khoảng 2/3 chặng đường của năm 2009 lãi suất cơ bản cũng được điều chỉnh giảm từ 8,5% xuống 7% - bằng một nửa so với mức đỉnh của năm 2008 - và duy trì liên tục tới cuối tháng 11-2009.
Năm 2010
Nền kinh tế tăng trưởng khá ấn tượng ở mức 6,78% ,trong khi tình trạng lạm phát có dấu hiệu căng thẳng khi đạt mức 11,75%.Trong năm lãi suất cho vay vẫn còn khá cao đã gây sức ép lên nền kinh tế. Doanh nghiệp và người đi vay gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn. Một số doanh nghiệp phải phát hành trái phiếu chịu mức lãi suất cao hơn cả lãi suất đi vay ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng đang thực hiện nhiều nỗ lực để hạ lãi suất cho vay trên thị trường về khoảng 12%. Năm 2010 cũng là năm đầy biến động với việc bùng nổ cơn sốt lãi suất huy động với việc chạy đua tăng lãi suất của các ngân hàng, mặc dù đã được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh, xử lý nhưng cũng cho thấy vấn đề quản lý vẫn còn chậm, chưa chủ động trong việc dự đoán tình hình để chỉ đạo. Năm 2010 cũng là năm thị trường vàng có những cơn sốt kinh ngạc. Mặc dù tỷ suất lợi nhuận đầu tư vào vàng năm qua đạt khoảng 38%. Tuy nhiên, điều này về tổng thể không có lợi cho nền kinh tế, bởi nó không những không tạo ra việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nó còn góp phần làm méo mó dây chuyền sang các thị trường khác như USD, nhà đất và chứng khoán.
Năm 2011
Tốc độ tăng trưởng 9 tháng đầu năm 2011 ước đạt 5,76%, tuy vậy cùng với việc giá các mặt hàng thiết yếu, tỉ lệ lạm phát ở mức 2 con số ước tính 18,16% tính đến tháng 9/2011đã góp phần đẩy lãi suất trên thị trường biến động mạnh, đi cùng với đó là việc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt của chính phủ điều này đã làm cho lãi suất 2 tháng đầu năm tăng cao, có thời điểm lãi suất tiêu dùng dao động từ 23-25%/năm. Động thái nâng tỷ giá liên ngân hàng USD/VND thêm 9.30%, từ 18,932 lên 20,693 và thu hẹp biên độ giao động từ 3% xuống còn 1% của NHNN tiếp tục là chất kích thích cho việc gia tăng lãi suất trên thị trường. Thực tế mặc dù đã có văn bản áp trần lãi suất bằng VNĐ ở mức 14% nhưng nhiều ngân hàng vẫn âm thầm theo đuổi lãi suất 16,17%. Tuy nhiên cùng với Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 7/9/2011 về việc chấn chỉnh việc thực hiện quy định về mức lãi suất huy động bằng VND và bằng USD của các tổ chức tín dụng (TCTD) và việc xử lý mạnh tay các trường hợp vi phạm đã đưa lãi suất huy động về mức 14%/năm, theo đó lãi suất cho vay sẽ ở mức 16-17%. Điều này hứa hẹn mặt bằng lãi suất minh bạch cho nền kinh tế nước ta trong thời gian tới.
Như vậy trong các điều kiện kinh tế biến động không ngừng, nhất là những biến động về chiều hướng của lãi suất, lạm phát, tỷ giá,… đã đặt ra một vấn đề cấp thiết cho toàn bộ nền kinh tế nói chung, và những ngân hàng nói riêng về việc phòng ngự trước những biến động đó. Và công cụ phái sinh là một trong những công cụ được các ngân hàng sử dụng để phòng ngừa rủi ro. Với việc phát triển của nền kinh tế mà trên thế giới đã có rất nhiều loại công cụ phái sinh khác nhau, nhưng trên cơ bản thì chúng có những loại sau:
Hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng tương lai
Hợp đồng hoán đổi
Hợp đồng quyền chọn
Giới thiệu về công cụ phái sinh và giới hạn vấn đề nghiên cứu
Công cụ tài chính phái sinh được hiểu là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ tài chính đã có nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận. Giá trị của công cụ phái sinh bắt nguồn từ một số công cụ cơ sở khác như tỉ giá, trị giá cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số chứng khoán, lãi suất….Công cụ tài chính phái sinh xuất hiện lần đầu tiên nhằm giảm thiểu hoặc loại bỏ hoàn toàn rủi ro, trong đó thường được sử dụng cao nhất là hợp đồng kỳ hạn (forward contracts), hợp đồng tương lai (future contracts). Những công cụ trên còn có thể kết hợp với nhau, với những khoản vay hoặc những chứng khoán truyền thống để tạo nên các công cụ lai tạo. Mặc dù, xuất hiện lần đầu tiên với tư cách là 1 công cụ phòng chống rủi ro nhưng cùng với sự lớn mạnh và phức tạp của thị trường tài chính, các công cụ tài chính phái sinh cũng được sử dụng nhiều hơn để tìm kiến lợi nhuận và thực hiện các hoạt động đầu cơ. Chính vì những biến thái như nên không phải lúc nào sử dụng công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro cũng có hiệu quả. Các công cụ phái sinh ngày càng tinh vi và mang theo 1 số rủi ro gây gián đoạn lớn hơn độ rủi ro thông thường. Sự sụp đổ của thị trường tài chính cổ phiếu Mỹ năm 1987 chính được đẩy nhanh nhờ sử dụng rộng rãi kỹ thuật tự bảo hiểm Delta, được mua bán các hợp đồng bảo hiểm danh mục đầu tư. Những người bảo hiểm này đã đầu tư, mạnh hơn vào thị trường mà nếu như không có kỹ thuật này thì có thể họ đã không làm như vậy. Khi sự sụt giảm của thị trường kích hoạt bảo hiểm, khối lượng bán đột ngột gây ra một gián đoạn và thị trường sụp đổ. Hay như Great Britain’s Bearing, một trong những ngân hàng lâu đời nhất thế giới đã phá sản năm 1995 khi đầu cơ các hợp đồng tương lai trong một thương vụ ở Singapore. Tuy vậy, các công cụ tài chính phái sinh vẫn phát triển mạnh mẽ và được sử dụng rộng rãi tại các thị trường tài chính lớn của thế giới. Nguyên nhân không nằm ngoài việc đó là phương thức duy nhất để các chủ thể trên thị trường phòng chống rủi ro. Theo điều tra đối với 500 công ty lớn nhất thế giới tai 26 quốc gia khác nhau thì có tới 92 % các công ty trả lời rằng họ thường xuyên sử dụng công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa và quản lí rủi ro.
Khi nói về việc sử dụng công cụ phái sinh ở Việt Nam thì người ta nghĩ ngay đến một thị trường chưa thực sự phát triển. Như nhóm chúng tôi tìm hiểu giao dịch kỳ hạn xuất hiện với tư cách là công cụ tài chính phái sinh đầu tiên ở Việt Nam theo quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7 ngày 25/2/1999. Các giao dịch kỳ hạn được thực hiện trong hợp đồng mua bán USD và VND giữa ngân hàng thương mại với doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoặc với các ngân hàng thương mại khác được phép của ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên, Hợp đồng kỳ hạn ít được sử dụng, một phần là do thị trường liên ngân hàng ở VN chưa phát triển, một phần do những hạn chế vốn có của nó trong việc phòng chống rủi ro tỉ giá và những hạn chế của NHNN. Vì thế, các giao dịch kỳ hạn chỉ chiếm khoảng 5-7% khối lượng giao dịch của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
Giao dịch hoán đổi cũng xuất hiện khá sớm theo quyết định số 430/QĐ-NHNN13 ngày 24/12/1997 và saunày là quyết định số 893/2001/QĐ-NHNN ngày 17/7/2001 của thống đốc NHNN. Tuy nhiên đây chỉ là những giao dịch hoán đổi thuận chiều giữa NHNN và NHTM. Nó chỉ được sử dụng trong trường hợp các NHTM dư thừa ngoại tệ và khan hiếm VND. Theo quyết định số 1133/QĐ- NHNN ngày 30/09/2003 về quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất cho phép mở rộng danh mục các NHTM và các TCTD, các DN được sử dụng công cụ hoán đổi lãi suất.Từ khi NHNN cho phép thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất trên thị trường Việt Nam (từ 1/2003), đã có một só ngân hàng như ABN, Citibank thực hiện hoán đổi lãi suất trong phạm vi đồng USD từ ngày 1/3/2005 tới 2/2006. Tuy nhiên, giao dịch hoán đổi lãi suất giữa 2 đồng tiền USD và VND (hoán đổi lãi suất chéo) đã được thực hiện, từ trước khi có quy định chính thức của ngân hàng nhà nước. Cho tới lần đầu tiên, khi được NHNN cho phép, HSBC đã cung cấp gói Swaps tiền Đồng cho một công ty đa quốc gia với số vốn lên tới 15 triệu USD trên tại trường Việt Nam. Theo đó, HSBC sẽ đưa VND và nhận USD từ khách hàng, tới tháng 12/2007, HSBC sẽ đưa USD và nhận lại VND từ khách hàng. Với giao dịch này, khách đã đạt được mức lãi suất cạnh tranh nhất trên thị trường nội địa cho việc vay vốn tiền Đồng kỳ hạn 3 năm mà không chịu bất cứ một rủi ro nào về tỷ giá USD/VND. Ngân hàng Standard Chartered chi nhánh tại Việt Nam thực hiện hoán đổi lãi suất chéo giữa hai đồng tiền chéo đối với các khoản vay ngoại tệ của khách hàng sử khi khách hàng vay ngoại tệ. Và trong tương lai, Standard Chartered sẽ còn cung cấp nhiều sản phẩm phái sinh nữa trên thị trường Việt Nam, hứa hẹn tương lai phát triển thị trường.Ở một mức cao hơn, các công cụ lai tạp có nguồn gốc từ hoán đổi như hoán đổi lãi suất cộng dồn, hoán đổi lãi suất kèm theo điều kiện quyền chọn, hoán đổi lãi suất bắt đầu thực hiện trong tương lai… cũng đã xuất hiện và triển khai trên thị trường ngoại hối trong thời gian gần đây. Điều đặc biệt là các hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng đã được thí điểm áp dụng tại Việt Nam theo công văn 3324/NHNN-CSTT, tháng 4/2006 cho phép HSBC chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh thực hiện. Việc sử dụng các công cụ mới này còn góp phần nâng cao mức độ tín nhiệm của chính phủ và các DN Việt Nam khi phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế. Quyền chọn ngoại tệ, lãi suất và vàng dường như là những công cụ phái sinh được thị trường hoan nghênh và đón nhận nhiều nhất do những ưu điểm vốn có của nó trong bối cảnh lãi suất và tỷ giá và giá vàng luôn ở trạng thái tăng liên tục. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng đầu tiên được phép thực hiện giao dịch quyền chọn lãi suất. Các giao dịch quyền chọn lãi suất được phép thực hiện đối với những khoản cho vay và đi vay trung hạn (dưới 5 năm) bằng USD hoặc bằng EURO và chỉ được thực hiện đối với các DN hoạt động tại VN, các NHTM hoạt động ở VN được NHNN cho phép và các NH ở nước ngoài. Sau BIDV là hàng loạt các NHTM khác, bao gồm cả NHTM cổ phần cũng được cho phép thực hiện nghiệp vụ này. Bên cạnh quyền chọn lãi suất, quyền chọn ngoại tệ cũng được nhiều ngân hàng cung cấp, điển hình là BIDV, Eximbank, Techcombank, Agribank, Citibank, ICB, và ngân hàng Hồng Kông bank chi nhánh thành phố HCM. Sau khi NHNN cho phép ACB, Sacombank và Agribank thực hiện quyền chọn mua bán vàng, ngày 10/12/2004 ACB là ngân hàng đầu tiên công bố triển khai dịch vụ này. Dịch vụ này được tung ra trong bối cảnh trong nước và quốc tế giá vàng liên tục tăng, tuy nhiên cũng cần có thời gian để đo lường mức độ đón nhận của thị trường đối với công cụ. Tới nay, đã có rất nhiều ngân hàng được phép của Ngân hàng nhà nước cho phép thực hiện các nghiệp vụ Option. Đặc biệt, Ngân hàng nhà nước cũng đã cho phép thực hiện các Options tiền Đồng tại BIDV, ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, ngân hàng cổ phần thương mại quốc tế. Với nghiệp vụ này, chắc chắn tương lai sẽ được mở rộng bởi khi đó VND sẽ có cơ hội tiếp cận với thị trường tài chính thế giới. Vị thế của VND và Việt Nam cũng qua đó mà tăng lên. Hơn nữa, nhu cầu của khách hàng đối với các giao dịch Options đang có xu hướng tăng, do vậy ngân hàng nhà nước đã tiến hành gia hạn thí điểm hợp đồng các nghiệp vụ này. Quyền chọn USD và VNĐ đáp ứng cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu trong đó quyền chọn mua áp dụng cho nhà nhập khẩu và quyền chọn bán áp dụng cho nhà xuất khẩu. Sau khi NHNN cho phép ACB, Sacombank và Agribank thực hiện quyền chọn mua bán vàng, ngày 10/12/2004 ACB là ngân hàng đầu tiên công bố triển khai dịch vụ này. Dịch vụ này được tung ra trong bối cảnh trong nước và quốc tế giá vàng liên tục tăng, tuy nhiên cũng cần có thời gian để đo lường mức độ đón nhận của thị trường đối với công cụ này. Như vậy cùng với thời gian mà nhiều quy định cũng đã được ra đời để phù hợp hơn với nhu cầu thiết thực của nền kinh tế. Nhưng nói chung tất cả chúng mới đang ở dưới dạng thí điểm, chưa triển khai rộng, đồi thời trong qua trình triển khai còn rất nhiều vướng mắc mà chưa được giải quyết.
Tính tới thời điểm tháng 9 năm 2011, tại thị trường chứng khoán vẫn chưa có một văn bản pháp lý chính thức nào từ các cơ quan quản lý cho phép thực hiện các loại hình giao dịch CCPS và các sản phẩm mới từ chứng khoán (trừ giao dịch ký quỹ - Margin). Luật chứng khoán có định nghĩa một số loại chứng khoán phái sinh, song trên thực tế chưa có thị trường CCPS chính thức tại Việt Nam. Có rất nhiều nguyên nhân đã được đưa ra, song về cơ bản là do thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam vẫn đang trong quá trình hoàn thiện các nền tảng về cung – cầu, hạ tầng công nghệ của TTCK cơ sở. Để có thể có được thị trường CCPS vững mạnh trước hết cần có một thị trường hàng hóa cơ sở ổn định cùng với hệ thống công nghệ giao dịch, thanh toán – bù trừ hiện đại. Đồng thời, các cơ quản lý phải đảm bảo đủ năng lực giám sát cả về mặt pháp lý và công nghệ. Tất cả những yếu tố đó hiện trên TTCK Việt Nam vẫn còn đang ở giai đoạn xây dựng. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc ứng dụng các sản phẩm chứng khoán phái sinh vẫn đang trong lộ trình nghiên cứu và áp dụng(theo khảo sát của Ủy ban chứng khoán nhà nước). Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu giải thích cho việc các ngân hàng hầu hết không sử dụng hợp đồng tương lai. Vì một trong những đặc điểm riêng biệt của hợp đồng tương lai là chúng được giao dịch trên thị trường tập trung, trong khi tại Việt Nam, thì lại không có một thị trường như vậy, mà nếu có thì cũng không có những quy định cụ thể rõ ràng để vấn hành hoạt động thị trường đó, nên việc hợp đồng tương lai không phát triển là điều khó có thể tránh khỏi. Trong khuân khổ bài nghiên cứu của chúng tôi, do một số giới hạn như: thời gian, nguồn lấy số liệu, khả năng phân tích, nên chúng tôi đã lựa chọn ra bốn ngân hàng để phân tích, làm đại diện cho toàn bộ thị trường đó là: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB), Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín (STB), Ngân hàng thương mại cổ Phần Á Châu (ACB), Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB).
Không làm mất tính tổng quát và đảm bảo việc lấy số liệu chúng tôi sẽ lấy những ngân hàng đã niêm yết. Hiện nay trên có 9 ngân hàng niêm yết ở cả 2 sàn HOSE, HNX, trong đó những ngân hàng khác là khá nhỏ nên mức độ phòng hộ rủi ro ít hơn so với những ngân hàng lớn. Riêng chỉ có CTG là ngân hàng lớn, nhưng theo thống kê, thì CTG sử dụng khá ít các công cụ phái sinh, không đáng kể, nên chúng tôi đã bỏ qua. Đồng thời theo như phân tích ở trên, hợp đồng tương lai chưa được sử dụng phổ biến tại Việt Nam, nên chúng tôi cũng sẽ chỉ đi tìm hiểu 3 loại công cụ phái sinh còn lại tức: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn.
Tất nhiên với những giả định trên thì chưa thểđánh giá một cách đúng nhất mức độ sử dụng thực tế của các loại công cụ phái sinh đó là hạn chế mà chúng tôi không có cách nào để khắc phục. Đồng thời để tiện trong quá trình theo rõi và phân tích, chúng tôi cũng xin thống nhất đơn vị ở các bảng số liệu là triệu đồng.
Thực tế sử dụng công cụ phái sinh ở các Ngân hàng
BẢNG 1
SHB
STB
ACB
VCB
2006
163,431
386,785
2007
3,797,489
4,213,649
2008
369
10,672,299
9,293,549
1,999,232
2009
721,327
2,736,337
8,952,475
3,670,400
2010
188,073
2,699,696
62,741,376
931,272
6 tháng 2011
431,354
1,562,296
147,888,142
-
Tổng
1,341,123
21,631,548
233,475,976
6,600,904
Ở bên là biểu đồ biểu thị tổng giá trị các hợp đồng công cụ phái sinh tính theo tỷ giá ngày hiệu lực hợp đồng. Ta có thể thấy trong 6 tháng đầu năm 2011 ACB sử dụng nhiều nhất với tổng giá trị hợp đồng lên tới 147,888,142triệu đồng, bỏ xa SHB đứng thứ 2 với tổng giá trị hợp đồng là 1,562,296triệu đồng. Trong khi đó VCB không sử dụng CCPS trong 6 tháng đầu năm. Nhìn chung trong suốt thời gian từ năm 2006 – nay thì ACB vẫn là ngân hàng sử dụng công cụ phái sinh nhiều nhất (số liệu 6 tháng đầu năm chỉ mang tính chất cập nhật không mang tính chất so sánh)
Ở đây chúng ta có thể nhận thấy 2 xu hướng sử dụng công cụ phái sinh ở 2 nhóm: Nhóm thứ nhất SHB và VCB: sử dụng khá ít công cụ phái sinh trong thời gian từ năm 2006, 2007, đến năm 2008 thì xuất hiện việc sử dụng công cụ phái sinh có lẽ lúc này ở 2 ngân hàng này bắt đầu phải nghĩ đến việc quản trị rủi ro hoặc các ngân hàng đang chú ý đến việc phát triển sản phẩm mới, để thu hút khách hàng trong giai đoạn khủng hoảng, mức độ sử dụng công cụ phái sinh tăng lên trong năm 2009 và giảm đi khi bước sang năm 2010.
Nhóm thứ hai: STB và ACB: Thì đã sử dụng công cụ phái sinh khá nhiều, thì khi khủng hoảng xẩy ra vào năm 2008-2009 thì việc sử dụng CCPS lại có xu hướng giảm do rất nhiều nguyên nhân, vì trong giai đoạn khủng hoảng, khánh hàng của ngân hàng gặp khó khăn, nên việc thực hiện các hợp đồng bị giảm sút. Như vậy ta có thể thấy việc sử dụng CCPS còn tùy thuộc vào chiến lược quản trị rủi ro, chiến lược đầu tư, cơ cấu khách hành của từng ngân hàngtrong mỗi giai đoạn khác nhau.
BẢNG 2
Giao dịch kì hạn
Giao dịch hoán đổi
Quyền chọn
Tương lai
Tổng
2006
386,785
163,431
550,216
2007
1,812,986
6,198,152
8,011,138
2008
10,158,239
11,669,306
137,535
21,965,080
2009
2,547,951
9,407,351
954,783
3,170,454
16,080,539
2010
25,610,672
7,549,999
33,399,746
66,560,417
6 tháng đầu năm 2011
91,836,998
3,615,832
54,428,962
149,881,792
Tổng
132,353,631
38,604,071
88,921,026
3,170,454
Thống kê của ngân hàng thanh toán quốc tế cho thấy, đến hết 2006, số dư hợp đồng giao dịch phái sinh trên thị trường tài chính quốc tế tương đương 417 tỷ USD. Thế nhưng, con số này ở Việt Nam rất ít được nhắc tới vì quá khiêm tốn, mặc dù đây là công cụ bảo hiểm rủi ro tài chính phổ biến trên thế giới.
Nhìn vào bảng 3 ta thấy, tronggiai đoạn từ 2006-2008 mức độ sử dụng 2 loại CCPS là hoán đổi và kỳ hạn có chiều hướng gia tăng, nhưng đến giai đoạn 2008-2009 thì có chiều hướng giảm, đồng thời trong giai đoạn này bắt đầu xuất hiện việc sử dụng quyền chọn và chiều hướng gia tăng mạnh, đến năm 2010 thì giá trị hợp đồng quyền chọn đã lớn hơn cả 2 công cụ truyền thống là hoán đổi và kỳ hạn.
Để giải thích cho chiều hướng 2 loại công cụ kỳ hạn và hoán đổi gia tăng trong giai đoạn từ năm 2006- nửa đầu năm 2008 ta có thể thấy như sau:Năm 2007, sau đúng một năm chính thức gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực, GDP tăng trưởng 8,44%, FDI tăng trưởng 69%, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng 21,5%, TTCK tiếp tục thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, an ninh chính trị ổn định, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế đã được tăng cường thêm một bước có ý nghĩa. Trong đó, thị trường tài chính – tiền tệ đã có bước phát triển khá ngoạn mục, đặc biệt là hệ thống các NHTM cổ phần đã có những chuyển biến bứt phá cả về quy mô, hiệu quả và chất lượng hoạt động. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống tài chính Việt Nam đã có những bước phát triển rất quan trọng theo hướng hội nhập với thông lệ và chuẩn mực quốc tế được chấp nhận chung. Đây là định hướng phát triển đúng đắn để hệ thống tài chính Việt Nam phát triển ổn định, bền vững, tạo điều kiện cần cho phát triển kinh tế nước ta. Đi cùng với đó là thị trường chứng khoán đang phát triển, nên yêu cầu phải có những loại hàng hóa mới để phục vụ nhu cầu đầu tư cũng như đầu cơ cộng với đặc thù của các hợp đồng hoán đổi và kỳ hạn thường được các nhà xuất nhập khẩu sử dụng để bảo hiểm rủi ro tỷ giá, nên nhu cầu về các loại hợp đồng này tăng và việc sử dụng hợp đồng hoán đổi trong giai đoạn này nhiều hơn so với kỳ hạn.
Nhưng đến nửa sau năm 2008 đến năm 2009 khủng hoảng thế giới lan rộng cộng lạm phát cao, đã buộc nhà nước phải thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, nền kinh tế phát triển chậm lại, dẫn đến nhu cầu bảo hiểm và đầu tư các khách hàng của ngân hàng giảm, làm số lượng hợp đồng kỳ hạn và hoán đổi giảm. Đến năm 2010, với sự phục hồi trở lại của nền kinh tế trong trạng thái thận trọng thì các công cụ phái sinh được sử dụng nhiều hơn nhưng với một cơ cấu mới.
Hợp đồng quyền chọn lại chiếm một tỷ trọng lớn, đứng thứ 2 là hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi đã khép lại một thời phát triển hoàng kim. Xu hướng này có thể thấy rõ hơn khi nhìn vào số liệu 6 tháng đầu năm 2011, hợp đồng kỳ hạn và quyền chọn thay thế hoàn toàn vị trị thống soái của hợp đồng hoán đổi, có lẽ trong môi trường đầy biến động khó có thể lường trước mà quyền chọn đã được các nhà đầu tư yêu thích và sự dụng nhiều hơn.
Tiếp tục, hợp đồng tương lai được ACB sử dụng duy nhất ở năm 2009 với giá trị lớn đột biến 3,170,454 triệu đồng trên 5,112,892 triệu đồng tổng giá trị hợp đồng CCPS được giao dịch trên thị trường quốc tế, trong khi đó tổng giá trị hợp đồng CCPS giao dịch trong nước chỉ có hơn 3,839,583 triệu đồng. Hơn nữa quanhư những lý do mà nhóm chúng tôi đưa ra ở trên, nên việc hợp đồng tương lai chỉ sử dụng duy nhất vào năm 2009 là điều dễ hiểu. Đồng thời, qua đây ta cũng có thể thấy được mức độ tham gia của các ngân hàng trong thị trường giao dịch các công cụ phái sinh ở trong nước cũng rất hạn chế, chủ yếu tham gia ở trên thị trường CCPS nước ngoài. Cụ thể hơn theo bảng thông kê của nhóm chúng tôi qua các năm của 4 ngân hàng trên như sau: (Ngân hàng SHB giá trị CCPS nhỏ nên không đưa vào trong biểu đồ)
BẢNG 3
2007
2008
2009
2010
SHB
Trong nước
-
369
721,327
188,067
Nước ngoài
-
-
-
-
STB
Trong nước
-
49,883
1,847,755
983,096
Nước ngoài
785,076
2,972,925
8,819,349
1,793,879
VCB
Trong nước
-
1,999,232
3,670,400
931,272
Nước ngoài
-
-
-
-
ACB
Trong nước
3,091,995
5,765,097
3,839,583
23,105,345
Nước ngoài
1,121,654
3,528,452
5,112,892
39,636,211
Ta có thể thấy, hai ngân hàng SHB và VCB trung thành với thị trường trong nước, ở STB thì thị trường mà Ngân hàng này giao dịch thì chủ yếu là thị trường nước ngoài. Đối với ACB thì những năm 2007-2008 thì thị trường chủ yếu giao dịch CCPS ở thị trường trong nước, nhưng đến 2009-2010 thì lại có xu hướng chuyển sang nước ngoài để giao dịch. Nhưng nhìn chung ở thì giá trị giao dịch ở trong nước vẫn nhỏ hơn nhiều giá trị giao dịch ở nước ngoài. Xu hướng này được được thể hiện rõ trong năm 2010.
BẢNG 4
2007
2008
2009
2010
SHB
CCPS
-
(281)
(7,439)
(1,730)
Tổng LN
176,235
269,361
415,190
656,733
STB
CCPS
1,080
3,141
3,101
(1,022)
Tổng LN
1,581,971
1,109,927
2,174,939
2,560,442
VCB
CCPS
38,257
52,492Bottom of Form
(288,777)Bottom of Form
28,445
Tổng LN
3,192,119
3,324,460
5,004,374
5,479,183
ACB
CCPS
30,484
46,321
42,233
(3,902)
Tổng LN
2,126,815
2,560,580
2,838,164
3,102,248
Chú ý:
Những ô đánh dấu vàng trong bảng số liệu là số liệu tổng hợp từ nhiều nguồn và không có trong BCTC. Những số liệu còn lại được lấy trong BCTC
Mặt khác, vì đây là các nghiệp vụ hiện đại, phức tạp nên đòi hỏi đội ngũ nhân viên ngân hàng phải có trình độ chuyên môn cao, mới có thể tư vấn cho các doanh nghiệp thực hiện các nghiệp vụ phái sinh đồng thời việc quảng bá, giới thiệu của các ngân hàng đối với doanh nghiệp còn chưa rộng rãi, làm doanh nghiệp chưa biết hoặc không mặn mà với các dịch vụ mới về công cụ phái sinh của ngân hàng. Ngoài ra, trên thực tế, vai trò của công cụ phái sinh chủ yếu được thể hiển ở việc phòng ngừa rủi ro là chính. Ở những thị trường phái triển như Mỹ và Châu Âu, việc sử dụng công cụ phái sinh ở những thị trường này không chỉ dừng lại ở việc phòng hộ rủi ro mà chúng còn được sử dụng như một công cụ để đầu tư – đầu cơ kiếm lời, được sử dụng như một công cụ để huy động vốn của các doanh nghiệp. Theo như thống kê ở Anh, có đến hơn 70% ngân hàng sử dụng các công cụ phái sinh để thực hiện hoạt động huy động vốn, vốn huy động từ công cụ phái sinh chiếm 15-20% tổng vốn huy động.Như vậy có thể thấy rằng việc sử dụng công cụ phái sinh ở nước ta còn rất nhỏ, chưa theo kịp với xu hướng chung của thế giới (số liệu ngày 30/09/2011)
Có thể nhận thấy, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực công cụ phái sinh của các ngân hàng chưa hiệu quả. Các sản phẩm chưa đa dạng, phong phú, do đó mặc dù các ngân hàng đã không ngừng đầu tư chi phí để phát triển các sản phẩm này nhưng chưa thu hút được các doanh nghiệp tham gia. Ở cả 4 ngân hàng, lợi nhuận đem lại từ CCPS so với tổng lợi nhuận rất nhỏ như ACB chỉ là 1,8% (2008) và thậm chí -0.1% (2010). Với VCB thì chỉ là 1,5% (2008) và -5,7% năm 2009. Thực tế là các doanh nghiệp hiện nay nhận thức rất ít về kỹ thuật phòng chống rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái và phòng chống bằng công cụ phái sinh lại càng xa lạ.Do đó, các doanh nghiệp không nhiệt tình phòng ngừa rủi ro bằng các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn dẫn đến các NHTM gặp khó khăn trong việc phát triển các nghiệp vụ này.
Những yêu cầu đặt ra và một số giải pháp phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam
Các ngân hàng thương mại Việt Nam đã đang và sẽ phải đối mặt với việc cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng nước ngoài, bởi các rào cản với các ngân hàng nước ngoài sẽ được dỡ bỏ vào năm tới 2012. Các ngân hàng nước ngoài có lợi thế về vốn, về công nghệ, về kinh nghiệm phát triển các sản phẩm phái sinh hơn hẳn các ngân hàng trong nước.Còn các ngân hàng trong nước, mặc dù có được lợi thế về mạng lưới chi nhánh giao dịch nhưng nếu không phát triển được các nghiệp vụ phái sinh đáp ứng nhu cầu của thị trường thì chắc chắn sẽ phải đối mặt với nguy cơ lớn là bị đánh bại ngay trên thị trường trong nước.
Theo quan điểm của nhóm chúng tôi, điều quan trọng và phải làm ngay trước mắt đó là những vấn đề liên quan đến nhà nước đặc biệt đó là hành lang pháp lý, vì để đưa ra được một dự thảo luật là phải mất đến hàng năm trời (chưa kể đến thời gian lấy ý kiến tham khảo chỉnh sửa) như vậy nếu không có một hành lang pháp lý rõ ràng thì không thể tạo cơ sở tiền đề có sự phát triển của thị trường công cụ phái sinh ở Việt Nam nói chung và ở các ngân hàng nói riêng. Sau đó khi đã có những hành lang chuẩn về pháp lý, thì cần phải xây dựng hoàn thiện chế độ kế toán, quy định cụ thể về các giao dịch phái sinh. Nhà nước cần có các hướng dẫn cụ thể quy định cách tính toán thu nhập, chi phí, cách tính giá hạch toán, cách định giá, … phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm giúp các ngân hàng thương mại thực hiện tốt việc theo dõi quản lý nghiệp vụ phái sinh trong quá trình áp dụng. Vấn đề tiếp theo là về cơ sở vật chất cho thị trường tiền tệ, nhà nước cần tăng quy mô của thị trường chứng khoán, khuyến khích các doanh nghiệp niêm yết và phát hành chứng khoán huy động vốn, đồng thời phát hành nhiều loại trái phiếu chính phủ với nhiều kỳ hạn đa dạng. Việc thị trường tài chính tiền tệ phát triển sẽ tạo điều kiện phát triển những thị trường mới có tổ chức như thị trường giao dịch tương lai…Từ đó, các ngân hàng có thể phát triển các nghiệp vụ phái sinh, đa dạng hóa sản phẩm, hoàn thiện hơn những biệp pháp phòng ngừa rủi ro nói chung và rủi ro lãi suất nói riêng.
Nhưng một vấn đề nào đó, thì không thể chỉ xuất phát từ sự cố gắng của một đối tượng, hay một phía, mà cần phải có sự đóng góp công sức từ phía các đối tượng khác. Cụ thể ở đây chính là các ngân hàng thương mại. Tại các NHTM, các nghiệp vụ phái sinh hiện nay rất ít, chủ yếu là mua bán kỳ hạn, quyền chọn ngoại tệ, hoán đổi lãi suất với quy mô và mức độ thực hiện thấp. Do đó, các NHTM cần phải phát triển các nghiệp vụ phái sinh đa dạng và phong phú hơn nhằm thu hút doanh nghiệp từ chính những tiện ích mang lại từ các dịch vụ này. Để đồng bộ hòa với công nghệ kỹ thuật của thị trường, NHTM cần hiện đại hóa đồng bộ công nghệ ngân hàng. Các nghiệp vụ phái sinh là những nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, nên đòi hỏi các ngân hàng phải trang bị hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, đồng bộ mới có thể thu thập, xử lý, phân tích thông tin nhanh chóng, chính xác, hiệu quả, từ đó mới có thể hạn chế rủi ro cho chính các ngân hàng và tư vấn được cho các khách hàng của mình. Khi xây dựng được cơ sở vật chất thì vấn đề tiếp theo sẽ làngân hàng phải nhanh chóng đào tạo được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp trong lĩnh vực này. Chìa khóa của mọi sự thành công là yếu tố con người, các ngân hàng cần phải có đội ngũ nhân viên am hiểu những kiến thức về tài chính, pháp lý, đặc biệt là kỹ thuật định giá và giao dịch các công cụ tài chính phái sinh. Công tác đào tạo và tái đào tạo phải được tiến hành thường xuyên, liên tục; cả ở trong nước và nước ngoài; cả về lý thuyết lẫn thực hành. Có như vậy, mới giúp được đội ngũ nhân viên hiểu và triển khai được các nghiệp vụ một cách linh hoạt, tránh gây ra rủi ro cho chính các ngân hàng. Mọi thứ sẽ không thể nào phát triển khi không có người tiêu dùng, ở đây điều phải làm chính là cho các doanh nghiệp hiểu được lợi ích của các công cụ phái sinh và sử dụng rộng rãi các nghiệp vụ này như một công cụ để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh do biến động của thị trường, các ngân hàng cần đẩy mạnh quảng cáo, giới thiệu, tư vấn các nghiệp vụ phái sinh cho các doanh nghiệp. Cuối cùng để hoàn thiện một chu trình khép kín các ngân hàng cần phải tăng cường kiểm soát nội bộ. Các ngân hàng cần đảm bảo an toàn hoạt động, do đó các ngân hàng cần đánh giá rủi ro cấu trúc, quản lý hệ thống kế toán nhằm đảm bảo các quyết định được đưa ra trên cơ sở có đầy đủ thông tin về rủi ro.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khai_quat_nen_kinh_te_viet_nam_giai_doan_2008_2011_5719.docx