Đề tài Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của tỉnh Thừa Thiên Huế

Kể từ khi Việt Nam nhận được khoản viện trợ ODA đầu tiên từ năm 1993, bộ mặt kinh tế - xã hội Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, góp phần vào sự thành công chung của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thừa Thiên Huế cũng đang trong quá trình hội nhập và phát triển nên việc thu hút vốn ODA để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh là rất cần thiết, đặc biệt tỉnh đang cố gắng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố Festival của Việt Nam thì các nguồn vốn đầu tư trong đó có vốn ODA đóng vai trò rất quan trọng. Thông qua đề tài khóa luận: “Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của tỉnh Thừa Thiên Huế”, tôi đã có cái nhìn khách quan hơn về tình hình thu hút vốn và hiệu quả do vốn ODA mang lại đối với sự phát triển của tỉnh. Bên cạnh đó, những khó khăn, hạn chế vẫn còn tồn tại trong quá trình thu hút và sử dụng vốn ODA, tôi đã tìm hiểu và đưa ra những giải pháp kiến nghị cụ thể nhằm góp một phần nhỏ vào sự thành công của tỉnh về quản lý và sử dụng vốn ODA có hiệu quả. Qua kết quả nghiên cứu đề tài, tôi đã rút ra được các kết luận sau: - Giải thích và hiểu rõ hơn về các vấn đề cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn liên quan đến nguồn vốn ODA. Từ đó, tôi có thể kết hợp lý thuyết so sánh với thực tiễn ở tỉnh Thừa Thiên Huế để có những đánh giá, nhận xét thực trạng khách quan nhất. - Số liệu được xử lý và được biểu diễn dưới dạng các bảng biểu, đồ thị nhằm đem tới cho quý thầy cô cũng như quý bạn đọc có được cái nhìn tổng quan nhất. Qua đó, ta thấy tổng vốn đầu tư của các dự án sử dụng vốn ODA trong giai đoạn 2004 – 2013 đạt 9.691,43 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ODA cam kết từ phía các nhà tài trợ quốc tế chiếm 8.121,07 tỷ đồng, phân còn lại là vốn đối ứng. Trong giai đoạn này, 57 dự án ODA được ký kết thực hiện trên các lĩnh vực: nông lâm nghiệp – thủy lợi, y tế, giao thông, cấp thoát nước, điện, xóa đói giảm nghèo, phát triển đô thị và các lĩnh vực khác. Trong đó, vốn ODA cam kết tập trung vào các lĩnh vực như: cấp thoát nước (chiếm 55,17%), y tế (chiếm 14,36%), xóa đói giảm nghèo (chiếm 11,77%), nông lâm nghiệp – thủy lợi (chiếm 11,45%). ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

pdf89 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1755 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nay đã có 19 nhà tài trợ, riêng trong giai đoạn 2004 – 2013 có 15 nhà tài trợ, trong đó có 9 nhà tài trợ song phương và 6 nhà tài trợ đa phương, tổ chức quốc tế khác. Các nhà tài trợ song phương: Nhật Bản, Hàn Quốc, Luxembourg, Phần Lan, Hà Lan, Ý, Đan Mạch, Cộng Hòa Séc và Pháp. Các nhà tài trợ đa phương và các tổ chức tài chính quốc tế: Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hiệp Quốc (FAO), Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID), Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM). Giai đoạn 2004 -2013, tổng vốn ODA mà các nhà tài trợ song phương cam kết hỗ trợ cho Thừa Thiên Huế đạt 4.779,74 tỷ đồng chiếm 58,86% tổng vốn ODA ký kết. Trong khi đó, các nhà tài trợ đa phương đã ký kết 3.335,16 tỷ đồng, chiếm 41,07% tổng vốn ODA ký kết của các nhà tài trợ. Nếu Nhật Bản, ADB, WB là các nhà tài trợ song phương và đa phương lớn nhất của Việt Nam thì tại tỉnh Thừa thiên Huế, đó vẫn là các nhà tài trợ ODA lớn của tỉnh. Bên cạnh đó, các nhà tài trợ Hàn Quốc, Luxembourg, FAO cũng đóng vai trò quan trọng hỗ trợ vốn đầu tư cho các dự án quan trọng trong các ngành y tế, nông lâm nghiệp – thủy lợi, xóa đói giảm nghèo. Để biết rõ hơn về lượng vốn ODA mà các nhà tài trợ đã ký kết vào Thừa Thiên Huế cũng như số dự án đầu tư được cam kết thực hiện tại tỉnh, chúng ta cùng xem xét kết quả tổng hợp qua bảng dưới đây. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 Bảng 8: Vốn ODA cam kết (ký kết) của các nhà tài trợ tại tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2004 – 2013 STT Nhà tài trợ Vốn ODA (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số dự án đầu tư I Song phương 4.779,74 58,86 24 1 Nhật Bản 3.374,17 41,55 8 2 Hàn Quốc 567,62 6,99 2 3 Luxembourg 440,06 5,42 3 4 Phần Lan 210 2,59 1 5 Hà Lan 111,23 1,37 3 6 Ý 32,64 0,40 1 7 Đan Mạch 22,28 0,27 3 8 Cộng hòa Séc 21,3 0,26 2 9 Pháp 0,44 0,01 1 II Đa phương 3.335,16 41,07 29 10 ADB 2.696,57 33,20 13 11 WB 573,52 7,06 12 12 FAO 65,07 0,80 4 III Các tổ chức TCQT khác 6,17 0,08 4 Tổng 8.121,07 100,00 57 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế Nhật Bản: vẫn là nhà tài trợ số một của Việt Nam cũng như của tỉnh Thừa Thiên Huế với 3.374,17 tỷ đồng, chiếm 70,59% vốn ODA của các nhà tài trợ song phương và 41,55% tổng vốn ODA ký kết. Với 8 dự án đầu tư trải đều trên các lĩnh vực: nông lâm nghiệp – thủy lợi, y tế, giao thông, cấp thoát nước, xóa đói giảm nghèo. Trong đó, nổi bật nhất là dự án “Cải thiện môi trường nước thành phố Huế” với tổng vốn đầu tư cao nhất trong các dự án là 3.167 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn vay ưu đãi của Nhật Bản là 2.756 tỷ đồng, chiếm 81,68% tổng vốn ODA mà Nhật Bản cam kết tài trợ cho tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn này. Dự án này được thực hiện từ năm 2008 và dự kiến hoàn thành vào năm 2016. Như vậy nếu dự án này được hoàn thành thì sẽ gải quyết được vấn đề nước sạch, cũng như đảm bảo cung cấp nước đầy đủ cho các hộ dân ở thành phồ Huế. Ngoài ra, Nhật Bản còn hỗ trợ ODA cho các dự án có ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 vốn đầu tư tương đối lớn ở lĩnh vực y tế và nông lâm nghiệp – thủy lợi, đó là dự án “Nâng cấp bệnh viện TW Huế” và “Phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ tỉnh Thừa Thiên Huế”. Trong đó, dự án “Bệnh viện TW Huế” đã hoàn thành và đi vào hoạt động, còn dự án “Phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ tỉnh Thừa Thiên Huế” là dự án dài hạn dự kiến đến năm 2021 mới hoàn thành. Hàn Quốc: Đây là nhà tài trợ song phương lớn thứ 2 của tỉnh Thừa Thiên Huế với lượng vốn ODA ký kết là 567,62 tỷ đồng, chiếm 6,99% tổng vốn ODA ký kết trên toàn tỉnh. Với số vốn ODA đó của Hàn Quốc, nó chỉ bằng 16,82% so với ODA mà Nhật Bản ký kết cho tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên. Trong số 2 dự án có sử dụng vốn ODA của Hàn Quốc thì dự án “Bệnh viện Đa khoa Thừa Thiên Huế” được xem là dự án có vai trò quan trọng trong lĩnh vực y tế với vốn vay 494,81 tỷ đồng. Hiện nay bệnh viện Đa khoa đã đi vào hoạt động. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB): Đây là nhà tài trợ ODA đa phương lớn nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế với 2.696,57 tỷ đồng, chỉ đứng sau Nhật Bản. ADB bắt đầu chú ý, quan tâm đến Thừa Thiên Huế trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, vì thế dự án đầu tiên mà ADB hỗ trợ vốn ODA cho tỉnh là “Hỗ trợ kỹ thuật giảm nghèo” được thực hiện vào năm 2003. Tuy nhiên cũng từ đó, lượng vốn ODA mà ADB tài trợ cho tỉnh Thừa Thiên Huế cũng tăng đột biến và 13 dự án trải đều trên tất cả các ngành, lĩnh vực. Trong đó, không thể không nhắc đến dự án có vốn đầu tư lớn thứ 2 của tỉnh có sử dụng vốn ODA là dự án “Cấp nước Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 – 2015, có tính đến 2020”. Dự án này, ADB hỗ trợ 1.687 tỷ đồng vốn vay ưu đãi và 31,36 tỷ đồng vốn không hoàn lại. Ngoài ra còn có các dự án có vốn đầu tư tương đối lớn như “Tiểu thủy lợi Tây Nam Hương Trà”, “Cải thiện môi trường đô thị Lăng Cô”, “Giao thông ADB 5”. Ngân hàng Thế giới (WB): Ngành giáo dục được WB quan tâm khi bắt đầu hỗ trợ vốn ODA cho tỉnh, dự án “Giáo dục tiểu học” được thực hiện vào năm 1995 và 1996 được xem là dự án đầu tiên WB tài trợ ODA cho tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau đó là các dự án “Các trường tiểu học vùng bão”, “Trường học khắc phục bão lụt” được WB hỗ trợ vốn ODA, góp phần cải thiên nên giáo dục địa phương cũng như khắc phục hậu quả thiên tai để cho các em học sinh được đến trường. Trong giai đoạn 2004 – 2013, tổng vốn ODA mà WB cam kết tài trợ cho tỉnh là 573,52 tỷ đồng, chiếm 7,06% tổng vốn ODA ký kết. Các dự án mà WB hỗ trợ vốn chủ yếu tập trung cải thiện hệ thống ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 nông lâm nghiệp – thủy lợi, như dự án “Phát triển ngành lâm nghiệp” với 249,01 tỷ đồng vốn đầu tư, trong đó WB cho vay ODA 185,37 tỷ đồng, phần còn lại là vốn đối ứng trong nước. Ngoài ra còn có các dự án “Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Phú Hải”, “Hành lang xanh”. Bên cạnh đó, ngành điện cũng được WB chú trọng đầu tư trong giai đoạn này. Như vậy, nguồn vốn ODA đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh. Tuy nhiên, nguồn vốn này không phải là “cho không” mà còn có các khoản vay đòi hỏi Việt Nam cũng như tỉnh Thừa Thiên Huế phải có trách nhiệm trong việc sử dụng vốn và trả nợ vay. Trong thời gian qua, tỷ lệ vốn vay ODA của tỉnh Thừa Thiên Huế đạt 85,24%, tỷ lệ này khá lớn và cũng là xu hướng chung của Việt Nam. Bảng 9: Cơ cấu vốn ODA cam kết của các nhà tài trợ tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2004 - 2013 STT Nhà tài trợ Vốn ODA (Tỷ đồng) Trong đó Tỷ lệ vay/vốn ODA (%) Tỷ lệ KHL/vốn ODA (%) Vay (Tỷ đồng) Không hoàn lại (Tỷ đồng) I Song phương 4.779,74 3.859,42 920,32 80,75 19,25 1 Nhật Bản 3.374,17 3.331,97 42,2 98,75 1,25 2 Hàn Quốc 567,62 494,81 72,81 87,17 12,83 3 Luxembourg 440,06 440,06 0,00 100,00 4 Phần Lan 210 210 0,00 100,00 5 Hà Lan 111,23 111,23 0,00 100,00 6 Ý 32,64 32,64 100,00 0,00 7 Đan Mạch 22,28 22,28 0,00 100,00 8 CH Séc 21,3 21,3 0,00 100,00 9 Pháp 0,44 0,44 0,00 100,00 II Đa phương 3.335,16 3.063 272,16 91,84 8,16 10 ADB 2.696,57 2.525,61 170,96 93,66 6,34 11 WB 573,52 537,39 36,13 93,70 6,30 12 FAO 65,07 65,07 0,00 100,00 III Các tổ chức TCQT khác 6,17 6,17 0,00 100,00 Tổng 8.121,07 6.922,42 1.198,65 85,24 14,76 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 57 Giai đoạn 2004 -2013 tỷ lệ vốn vay trong tổng vốn ODA ký kết của các nhà tài trợ là 85,24%, trong khi đó tỷ lệ vốn không hoàn lại/vốn ODA chỉ có 14,76%. Đây là một xu hướng chung của cả quốc gia, chứ không riêng gì ở Thừa Thiên Huế. Điều này có thể được hiểu rằng, khi Việt Nam còn là một nước nghèo, mức thu nhập thấp, dưới mức trung bình của thế giới thì được các nước cấp ODA ở hạn mức cao, với nhiều ưu đãi hơn khi cho vay. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2010, Việt Nam công bố là quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người trên 1.000 USD, tức là thuộc nhóm các nước có thu nhập ở mức trung bình thì mức ODA được cấp cho Việt Nam giảm đi rất nhiều để chuyển cho các nước chậm phát triển hơn. Như vậy khả năng Việt Nam nhận được nguồn vốn ODA không hoàn lại với quy mô lớn sẽ thấp dần đi. Nhìn vào bảng trên ta cũng có thể nhận ra được đặc trưng của từng nhà tài trợ trong cơ cấu vốn ODA ký kết cho tỉnh Thừa Thiên Huế. Các nhà tài trợ như: Luxembourg, Phần Lan, Hà Lan, Đan Mạch, CH Séc, Pháp, FAO và các tổ chức tài chính quốc tế khác đều hỗ trợ 100% vốn ODA không hoàn lại cho địa bàn tỉnh với tổng số vốn 876,55 tỷ đồng. Trong đó, Luxembourg tài trợ vốn ODA không hoàn lại cao nhất trong các nhà tài trợ cho Thừa Thiên Huế với 440,06 tỷ đồng, chiếm 36,71% tổng vốn ODA không hoàn lại trên địa bàn tỉnh. Trong khi đó, các nhà tài trợ ODA lớn là Nhật Bản, Hàn Quốc, ADB và WB đều có tỷ lệ vốn KHL/vốn ODA thấp, từ 1,25% đến 12,83%; tỷ lệ vay/vốn ODA cao, từ 87,17 – 98,75%. Đơn vị: Phần trăm Biểu đồ 5: Cơ cấu vốn ODA cam kết của các nhà tài trợ lớn nhất tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2004 – 2013 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 58 Nhật Bản là nước cam kết hỗ trợ vốn ODA lớn nhất của tỉnh và vốn vay cũng cao nhất trong các nhà tài trợ với 3.331,97 tỷ đồng, chiếm 98,75% tổng vốn ODA mà Nhật cam kết hỗ trợ và chiếm 48,13% tổng vốn vay mà Thừa Thiên Huế nhận được. Tuy nhiên, vốn ODA của Nhật Bản vẫn đóng vai trò quan trọng , nhờ nguồn vốn vay đó mà Thừa Thiên Huế có được những dự án đầu tư quy mô lớn và có giá trị, nổi bật nhất là dự án “Cải thiện môi trường nước thành phố Huế”. Bên cạnh đó, Hàn Quốc, ADB, WB là những nhà tài trợ ODA hàng đầu cho tỉnh, cũng đồng nghĩa tỷ lệ vốn vay/vốn ODA tương đối cao từ 87,17% đến 93,7%. Như vậy, có thể nói rằng nguồn vốn ODA của các nhà tài trợ là vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của việt Nam cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhưng không vì thế mà chúng ta tìm mọi cách để có được nguồn vốn đó, vì đó không phải là nguồn vốn “cho không” và các cấp chính quyền Trung ương cũng như địa phương cần nhận thức rõ đây là nguồn vốn có khả năng gây nợ. Vì vậy, chúng ta cần cân nhắc kỹ trước khi tiếp nhận một nguồn vốn ODA từ các nhà tài trợ, xem xét khả năng trả nợ cũng như vay để thực hiện dự án nào sao cho có hiệu quả. 2.2.2. Thực trạng giải ngân (sử dụng) vốn ODA Việc cam kết hay ký kết các khoản vốn ODA chỉ là bước khởi đầu, hợp pháp hóa các khoản vốn đó. Tuy nhiên để khoản tiền đó có giá trị, được sử dụng hợp lý vào các chương trình, dự án thì việc giải ngân đóng vai trò rất quan trọng. Nhận thức rõ được điều đó, các cơ quan ban ngành tỉnh Thừa Thiên Huế đã có cố gắng trong quá trình phân bổ vốn ODA cho các dự án, đảm bảo dự án được thực hiện đúng tiến độ và có hiệu quả. Mặc dù giải ngân ODA nhìn chung ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế và Thừa Thiên Huế cũng không thể tránh khỏi được điều đó nhưng nguồn vốn ODA vẫn được giải ngân với năm sau cao hơn năm trước, giúp thực hiện các dự án quan trọng. Để thấy rõ hơn về điều này, ta hãy xem xét tình hình giải ngân trong những năm qua từ 2004 – 2013 cũng như việc phân bổ vốn thực hiện cho các chương trình, dự án ở các ngành, lĩnh vực và quá trình giải ngân của các nhà tài trợ ODA cho Thừa Thiên Huế. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 59 2.2.2.1. Tình hình giải ngân vốn ODA trong những năm qua Bảng 10: Tình hình giải ngân vốn đầu tư của các dự án sử dụng vốn ODA ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2004 – 2013 Đơn vị: Tỷ đồng Năm Tổng giải ngân Trong đó Vốn đối ứng (trong nước) Vốn ODA (nước ngoài) 2004 10,84 3,3 7,54 2005 43,95 6,16 37,79 2006 141,3 23,69 117,61 2007 174,23 33,22 141,01 2008 354,47 47,62 306,85 2009 386,41 67,92 318,49 2010 416,65 58,81 357,84 2011 407,69 64,71 342,98 2012 573,66 120,56 453,1 2013 659,16 78,1 581,06 Tổng 3.168,36 504,09 2.664,27 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế Do giời hạn phạm vi nghiên cứu từ năm 2004 – 2013 nên số liệu trên được tổng hợp dựa vào số lượng vốn giải ngân từng năm đối với các chương trình, dự án có thời gian bắt đầu thực hiện từ năm 2004 đến nay. Ta có thể thấy rằng, tổng giải ngân vốn đầu tư qua các năm từ 2004 – 2013 đều tăng, tương tự lượng vốn ODA cũng được giải ngân với năm sau cao hơn năm trước. Tồng vốn giải ngân các dự án sử dụng vốn ODA từ 2004 – 2013 đạt 3.168,36 tỷ đồng, trong đó giải ngân vốn đối ứng đạt 504,09 tỷ đồng, chiếm 15,91% tổng vốn giải ngân và giải ngân vốn ODA đạt 2.664,27 tỷ đồng, chiếm 84,09% tổng vốn giải ngân. Lương vốn ODA giải ngân đó cũng chiếm 32,81% trong tổng vốn ODA ký kết. Đây là tỷ lệ giải ngân tương đối thấp, tuy nhiên ta thấy rằng trong giai đoạn này trên địa bàn tỉnh có các dự án có tổng mức đầu tư lớn với lượng vốn ODA cao và thời gian thực ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 60 hiện kéo dài (có dự án dự kiến hoàn thành vào năm 2020) nên lượng vốn ODA ban đầu ký kết rất lớn nhưng việc giải ngân phải theo một quá trình, thực hiện hằng năm. Mặc dù vậy, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của nguồn vốn giải ngân này, nó đã giúp thực hiện các chương trình dự án đúng tiến độ và đi vào hoạt động. Điều này có thể được thấy rằng ngành y tế, cấp thoát nước, nông lâm nghiệp – thủy lợi trong thời gian qua có những tiến bộ với cơ sở hạ tầng khang trang hơn, quy mô lớn, góp phần phục vụ đời sống dân cư cũng như phát triển kinh tế địa phương. 2.2.2.2. Giải ngân vốn ODA theo ngành, lĩnh vực Bảng 11: Giải ngân vốn đầu tư cho các dự án sử dụng vốn ODA phân theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 2004 - 2013 Ngành, lĩnh vực Vốn đối ứng Vốn ODA Quy mô (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Quy mô (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Nông lâm nghiệp - Thủy lợi 111,71 22,16 491,96 18,46 Y tế 154,28 30,61 610,33 22,91 Giao thông 10,91 2,16 26,75 1,00 Cấp thoát nước 65,72 13,04 650,83 24,43 Điện 15,09 2,99 99 3,72 Xóa đói giảm nghèo 100,06 19,85 587,44 22,05 Phát triển đô thị 45,62 9,05 185,64 6,97 Khác 0,71 0,14 12,32 0,46 Tổng 504,10 100,00 2.664,27 100,00 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế Trong giai đoạn 2004 -2013, tổng vốn đối ứng trong nước được giải ngân tại Thừa Thiên Huế đạt 504,1 tỷ đồng, chiếm 32,1% tổng vốn đối ứng cam kết. Lượng vốn đối ứng được giải ngân trong thời gian qua có vai trò quan trọng, đảm bảo tiến độ giải ngân chung vốn đầu tư cho các dự án cũng như đảm bảo tiến độ thực hiện các chương trình dự án. Mặc dù lượng vốn đối ứng nhìn chung ở Việt Nam cũng như tại ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 61 Thừa Thiên Huế còn gặp nhiều khó khăn trong việc giải ngân, nhưng với tỷ lệ giải ngân vốn đối ứng như vậy cũng đã góp phần không nhỏ vào sự thành công chung của các ngành, lĩnh vực ở tỉnh. Trong đó, ngành y tế có lượng vốn đối ứng giải ngân cao nhất trong các ngành với 154,28 tỷ đồng, chiếm 30,61% tổng vốn đối ứng được giải ngân của giai đoạn 2004 – 2013 và chiếm 90,68% tổng vốn đối ứng cam kết của ngành. Trong tất cả các chương trình, dự án trong ngành y tế, nổi bật nhất là dự án “Bệnh viện Đa khoa Thừa Thiên Huế” với tổng vốn đầu tư là 618,89 tỷ đồng, trong đó vốn đối ứng là 124,08 tỷ đồng. Trong thời gian thực hiện dự án từ năm 2007 – 2012, trung bình mỗi năm giải ngân được 20,68 tỷ đồng. Ngành nông lâm nghiệp – thủy lợi có tổng vốn đối ứng được giải ngân đạt 111,71 tỷ đồng, chiếm 49,3% tổng vốn đối ứng cam kết của ngành. Trong lĩnh vực này, dự án “Tiểu dự án thủy lợi Tây Nam Hương Trà” có lượng vốn đối ứng giải ngân trung bình hàng năm là 11,71 tỷ đồng từ năm 2006 – 2012. Ngoài ra, lĩnh vực xóa đói giảm nghèo cũng đạt được sự thành công trong việc giải ngân vốn đối ứng. Ta thấy rằng, ngành cấp thoát nước có lượng vốn đối ứng cam kết cao nhất trong các lĩnh vực nhưng hiện tại chỉ giải ngân được 65,72 tỷ đồng, chiếm 7,35% tổng vốn đối ứng cam kết trong lĩnh vực này. Điều này được hiểu rằng, lĩnh vực này có 2 dự án có vốn đầu tư lớn, chiếm phần lớn tổng vốn đầu tư của của lĩnh vực này là “Dự án cải thiện môi trường nước thành phố Huế” và “Cấp nước Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 – 2015, có tính đến 2020” với thời gian thực hiện kéo dài đến năm 2016 và 2020. Vì vậy lượng vốn đối ứng giải ngân hiện tại chỉ ở mức thấp. Để hiểu rõ hơn về tình hình giải ngân vốn ODA của tỉnh theo ngành, lĩnh vực ở Thừa Thiên Huế, ta cùng xem xét bảng số liệu tổng hợp dưới đây. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 62 Bảng 12: Tình hình giải ngân vốn ODA của tỉnh theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 2004 - 2013 Ngành, lĩnh vực Vốn ODA ký kết (Tỷ đồng) Vốn ODA giải ngân (Tỷ đồng) Tỷ lệ giải ngân (%) Nông lâm nghiệp - thủy lợi 930,11 491,96 52,89 Y tế 1.166,34 610,33 52,33 Giao thông 133,96 26,75 19,97 Cấp thoát nước 4.480,2 650,83 14,53 Điện 113,52 99 87,21 Xóa đói giảm nghèo 955,77 587,44 61,46 Phát triển đô thị 265,01 185,64 70,05 Khác 76,16 12,32 16,18 Tổng 8.121,07 2.664,27 32,81 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế Ta thấy rằng, lĩnh vực cấp thoát nước có lượng vốn ODA giải ngân cao nhất chiếm 24,43% tổng vốn ODA giải ngân trong thời gian 2004 – 2013, nhưng tỷ lệ giải ngân/vốn ODA ký kết chỉ đạt 14,53%. Đây là tỷ lệ thấp nhất trong các lĩnh vực, điều này có thể giải thích tương tự như ở phần trên giải ngân vốn đối ứng. Phát triển đô thị đạt tỷ lệ giải ngân vốn ODA cao nhất với 70,05%. Vì trong thời gian này, lĩnh vực phát triển đô thị chỉ thực hiện được 2 dự án với tổng lượng vốn ODA không cao lắm là 265,01 tỷ đồng nên khả năng giải ngân dễ dàng hơn. Ngoài ra, ngành nông lâm nghiệp – thủy lợi vẫn là các ngành có tỷ lệ giải ngân cao. Đây được xem là các ngành mang lại lợi thế, đóng góp vào sự phát triển của tỉnh nên tỉnh rất quan tâm để thu hút vốn ODA phát triển các ngành này. Trong thời gian qua, các cơ quan ban ngành địa phương cũng như các nhà tài trợ luôn tạo mọi điều kiện để giải ngân vốn ODA thực hiện các dự án trong các lĩnh vực này. Các dự án “Thủy lợi Tây Nam Hương Trà, “Phát triển ngành lâm nghiệp”, “Phát triển hệ thống thông tin ngành lâm nghiệp” là những dự án đã được đưa vào hoạt động, góp phần không nhỏ vào việc phát triển hệ thống tưới tiêu kênh mương nội đồng, phủ xanh đất ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 63 trống đồi trọc ở các khu rừng và phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh nhà. Ngoài ra các dự án trong lĩnh vực y tế được giải ngân vốn ODA kịp thời đã giúp cho Thừa Thiên Huế khẳng định thêm vị thế của tỉnh là một trong các trung tâm y tế lớn nhất của cả nước. Các chương trình về phòng chống HIV/AIDS, ứng phó đại dịch cúm hay dự án “Tăng cường tiếp cận làm mẹ an toàn” thực sự có vai trò rất lớn trong việc đẩy lùi các tệ nạn xã hội, tránh được đại dịch cúm gia cầm cũng như nâng cao ý thức cộng đồng trong việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ. Đơn vị: Phần trăm Biểu đồ 6: Tỷ lệ giải ngân vốn ODA phân theo ngành, lĩnh vực tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2004 – 2013 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 64 2.2.2.3. Giải ngân vốn ODA theo nhà tài trợ Bảng 13: Tình hình giải ngân vốn ODA của tỉnh theo các nhà tài trợ giai đoạn 2004 - 2013 STT Nhà tài trợ Vốn ODA ký kết (Tỷ đồng) Vốn ODA giải ngân (Tỷ đồng) Tỷ lệ giải ngân (%) I Song phương 1 Nhật Bản 3.374,17 774,04 22,94 2 Hàn Quốc 567,62 548,87 96,70 3 Luxembourg 440,06 122,48 27,83 4 Phần Lan 210 149,32 71,10 5 CH Séc 21,3 14,15 66,45 6 Đan Mạch 22,28 21,12 94,79 II Đa phương 7 ADB 2.696,57 729,23 27,04 8 WB 573,52 248,44 43,32 9 FAO 65,07 52,90 81,30 III Các nước và tổ chức TCQT khác 6,17 3,72 60,36 Tổng 8.121,07 2.664,27 32,81 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế Quá trình giải ngân vốn ODA để đảm bảo thực hiện các chương trình dự án không chỉ phụ thuộc vào nước tiếp nhận vốn ODA mà còn phụ thuộc vào các khoản mục, điều kiện ghi trong thủ tục nước cho vay. Sự khác biệt về quy trình, thủ tục dự án, điều kiện cho vay hay việc phê duyệt các dự án giữa các nhà tài trợ sẽ ảnh hưởng đến quá trình giải ngân vốn ODA nhanh hay chậm. Thừa Thiên Huế là một tỉnh của Việt Nam, nguồn vốn ODA của tỉnh phụ thuộc vào việc quản lý của Trung ương, do đó việc giải ngân vốn ODA cho các dự án cũng sẽ bị ảnh hưởng ở phía Nhà nước và các nhà tài trợ. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 65 Nhìn vào bảng ta thấy, giải ngân vốn ODA ở tỉnh Thừa Thiên Huế giữa các nhà tài trợ có sự khác nhau rõ rệt. Nhật Bản là nhà tài trợ song phương có lượng vốn ODA giải ngân cao nhất với 774.04 tỷ đồng, nhưng tỷ lệ giải ngân ở mức thấp nhất trong các nhà tài trợ chỉ đạt 22,94%. Tỷ lệ này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vốn ODA cam kết của Nhật Bản cao nhất với các dự án có vốn đầu tư lớn, thời gian thực hiện dài, trong khi đó việc giải ngân chỉ thực hiện hằng năm với một lượng vốn nhất định. Ngoài ra, Nhât Bản là nước rất thận trọng, luôn đặt sự hiệu quả của các dự án lên hàng đầu nên thủ tục giải ngân vốn ODA cũng tương đối khắc khe. Tương tự, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cũng có tỷ lệ giải ngân tương đối thấp là 27,04%. Trong khi đó, Hàn Quốc và Đan Mạch có tỷ lệ giải ngân vốn ODA cao trong thời gian qua với 96,7% và 94,79%. Đây là các quốc gia có vốn ODA ký kết thấp hơn nhiều so với Nhật Bản nên việc giải ngân vốn sẽ dễ dàng hơn và hầu như các dự án được giải ngân vốn ODA đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn này. Ngoài ra, Phần Lan, FAO hay WB có tỷ lệ giải ngân tương đối cao. 2.3. Những kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại 2.3.1. Những thành tựu đạt được 2.3.1.1. Về thu hút vốn ODA Từ kết quả nghiên cứu có thể thấy rằng, nguồn vốn ODA mà tỉnh Thừa Thiên Huế nhận được đều tăng dần qua các năm từ 2004 – 2013. Qua đó cho thấy, tỉnh được các cấp chính quyền Trung ương chú ý, quan tâm, ưu tiên phân bổ vốn ODA để tập trung phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, tiềm năng phát triển được các nhà đầu tư nước ngoài nhìn nhận và hỗ trợ thông qua các bản ký kết ODA. Có thể nói rằng, Thừa Thiên Huế nhận thức được vai trò của vốn ODA nên đã thực hiện nghiêm túc các chính sách, các nghị định về công tác quản lý và sử dụng vốn ODA mà Chính phủ ban hành. Từ những chính sách, định hướng chung đó, tỉnh đã có kế hoạch và xây dựng riêng cho địa phương mình một danh mục các dự án để kêu gọi đầu tư bằng nguồn vốn ODA. Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế chính là cơ quan có quyền lực duy nhất ở địa phương đảm nhận nhiệm vụ kêu gọi, đối thoại với các nhà tài trợ vốn. Trong thời gian qua, Sở cũng đã làm tốt công tác hỗ trợ cho UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc quy hoạch, đưa ra danh mục các dự án thuộc các ngành, lĩnh vực cần được thu hút đầu tư bằng vốn ODA. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 66 Từ 2004 -2013, tỉnh đã thu hút được 15 nhà tài trợ song phương và đa phương với 57 dự án được ký kết hỗ trợ vốn ODA tổng cộng 8.121,07 tỷ đồng. Nhật Bản là nhà tài trợ dẫn đầu tài trợ vốn ODA cho tỉnh với 3.374,17 tỷ đồng. Hầu hết tất cả các lĩnh vực đều được cam kết hỗ trợ vốn ODA, trong đó các lĩnh vực thu hút được nhiều nguồn vốn ODA nhất đó là cấp thoát nước, y tế, xóa đói giảm nghèo, nông lâm nghiệp – thủy lợi. 2.3.1.2. Về triển khai vốn ODA Việc giải ngân vốn ODA trong thời gian qua mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên nhờ có vốn ODA mà các dự án được tiến hành và đi vào hoạt động có hiệu quả. Qua đó, tác động tích cực của nguồn vốn ODA đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là điều không thể phủ nhận.  Vốn ODA làm thay đổi đáng kể bộ mặt cơ sở hạ tầng kinh tế Có thể nói, trong thời gian qua nguồn vốn ODA đã giúp cho tỉnh Thừa Thiên Huế cải thiện đáng kể tình hình cơ sở hạ tầng kinh tế địa phương. Lĩnh vực giao thông và năng lượng điện tuy có ít dự án được triển khai trong giai đoạn này, nhưng các dự án được tiến hành và đã đưa vào sử dụng có hiệu quả như: dự án “Giao thông nông thôn 3” do WB tài trợ, “Giao thông ADB 5” do ADB tài trợ, “Đường liên xã Phú Xuân – Phú Đa” do Nhật Bản tài trợ, “Điện RER” do WB tài trợ. Các dự án này đã hoàn thành, có vai trò gián tiếp thúc đẩy kinh tế phát triển ở địa phương. Ngoài ra, lĩnh vực cấp thoát nước cũng có nhiều đóng góp đáng kể vào việc cải thiện môi trường nước địa phương. Đây là lĩnh vực có lượng vốn ODA cam kết và giải ngân cao nhất với các dự án có vốn đầu tư lớn. Trong đó, dự án “Cải thiện môi trường nước thành phố Huế” có tổng mức đầu tư lớn nhất với 2.756 tỷ đồng vốn vay Nhật Bản và 411 tỷ đồng vốn đối ứng. Hiện nay, dự án này vẫn đang trong giai đoạn thực hiện, dự kiến năm 2016 sẽ hoàn thành. Ngoài ra còn có dự án “Cấp nước Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 – 2015, có tính đến 2020” vẫn đang được thực hiện. Các dự án đã hoàn thành trong giai đoạn này là: Hỗ trợ kỹ thuật cấp nước thành phố Huế, Cấp nước nông thôn; Hỗ trợ vật tư cho chương trình nước sạch; Nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước thị trấn Khe Tre. Đây là các dự án tuy có tổng mức đầu tư không lớn nhưng nó đã giúp cải thiện phần nào bộ mặt cơ sở hạ tầng ở các vùng nông thôn còn gặp nhiều ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 67 khó khăn, góp phần vào việc nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.  ODA góp phần phát triển cơ sở hạ tầng y tế của tỉnh Nguồn vốn ODA đã đóng góp vào sự phát triển cơ sở hạ tầng y tế cả về phần cứng và phần mềm. Các công trình, cơ sở y tế lần lượt được hoàn thành cũng như thực hiện các chương trình hành động, các chiến dịch nhằm nâng cao sức khỏe toàn dân. Qua đó, nền y tế địa phương đóng vai trò lớn trong việc chăm sóc sức khỏe cho người dân địa phương cũng như các tầng lớp dân cư trong và ngoài nước. Trong giai đoạn 2004 – 2013, trên địa bàn Thừa Thiên Huế có hai công trình quan trọng đó là “Bệnh viện Đa khoa Thừa Thiên huế” do Hàn Quốc tài trợ với vốn vay ODA là 494,81 tỷ đồng, vốn đối ứng là 124,08 tỷ đồng; dự án nâng cấp Bệnh viện Trung ương Huế với vốn vay ODA 433,01 tỷ đồng từ Nhật Bản, vốn đối ứng là 27,5 tỷ đồng. Ngoài ra cón có các chương trình như: Phòng chống HIV/AIDS cho thanh niên, Phòng cúm và sẵn sàng ứng phó đại dịch cúm (VAHIP), Tăng cường tiếp cận làm mẹ an toàn. Đây là các chương trình được sự tài trợ vốn ODA từ WB, ADB, Luxembourg. Hiện nay, còn một số dự án/chương trình vẫn đang trong giai đoạn thực hiện, nếu thành công sẽ đóng góp rất nhiều vào sự phát triển cơ sở hạ tầng y tế của tỉnh.  ODA góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp – nông thôn, hoàn thiện hệ thống thủy lợi và công cuộc xóa đói giảm nghèo Lĩnh vực nông lâm nghiệp – thủy lợi thu hút nhiều dự án sử dụng vốn ODA nhất với đa dạng các nhà tài trợ. Có thể kể đến các dự án quan trọng như: Tiểu dự án thủy lợi Tây Nam Hương Trà, Hệ thống tưới tiêu Điền Hòa – Điền Hải giúp cải thiện đáng kể hệ thống thủy lợi trên địa bàn. Các dự án về Quản lý tổng hợp các hoạt động đầm phá Thừa Thiên Huế do FAO và Ý hỗ trợ bằng nguồn vốn không hoàn lại cũng có ý nghĩa quan trọng. Ngoài ra có các dự án có ý nghĩa về sinh thái, bảo vệ môi trương như: Phát triển ngành lâm nghiệp, Hành lang xanh. Trên địa bàn tỉnh không chỉ có các dự án có tầm quan trọng giúp phát triển nông thôn mà cón có các chương trình/dự án giúp người dân xóa đói giảm nghèo, ứng phó và thích ứng với thiên tai, biến đổi khí hậu như: Phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế, Giảm nghèo miền Trung (có Thừa Thiên Huế), Hỗ trợ kỹ thuật trong chương ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 68 trình tăng trưởng và giảm nghèo, Nâng cao năng lực thích ứng với thiên tai tại miền Trung Việt Nam, Hòa nhập cộng đồng cho những người gặp khó khăn tại xã Phong Mỹ huyện Phong Điền. 2.3.2. Hạn chế còn tồn tại 2.3.2.1. Về thu hút vốn ODA Mặc dù trong thời gian qua, Thừa Thiên Huế đã có những thành công nhất định trong việc thu hút vốn ODA từ Trung ương cũng như các nhài trợ quốc tế, tuy nhiên số vốn ODA mà tỉnh nhận được vẫn còn thấp so với nhu cầu phát triển ở địa phương. - Chúng ta chưa chủ động trong việc thu hút, tạo sự hấp dẫn đối với các nhà tài trợ. Nguồn vốn ODA mà Thừa Thiên Huế nhận được chủ yếu từ Trung ương đưa về. Do vậy, nguồn vốn ODA đó được phân bổ vào các dự án không cần thiết cho mục tiêu phát triển của địa phương trong giai đoạn hiện tại. - Việc xây dựng các kế hoạch, định hướng quản lý, sử dụng vốn ODA còn yếu, chưa bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. - Các cơ quan, ban ngành thụ hưởng ODA của tỉnh vẫn còn bị động và phụ thuộc vào sự quản lý của Trung ương cũng như lãnh đạo địa phương. Do đó, họ thiếu sự liên kết, đối thoại với các nhà tài trợ trực tiếp để có thể trao đổi các vấn đề còn gặp vướng mắc trong quá trình sử dụng vốn ODA. 2.3.2.2. Về giải ngân, sử dụng vốn ODA - Việc phân bổ, sử dụng vốn ODA còn dàn trải, chưa đầu tư trọng điểm. Với tâm lý nếu ngành này được hỗ trợ vốn ODA thì cũng xin Trung ương, địa phương được nhận vốn đó để thực hiện các dự án của ngành mình Như vậy, việc đầu tư dàn trải, thiếu nhận thức rằng nguồn vốn đó có khả năng gây nợ và sẽ là gánh nặng cho Nhà nước cũng như địa phương trong việc trả nợ sau này. - Chưa có quy hoạch, kế hoạch phân bổ vốn ODA hợp lý, chưa ưu tiên sử dụng vốn ODA cho các ngành, lĩnh vực quan trọng đối với địa phương. - Các văn bản, thông tư hướng dẫn liên quan tới ODA còn thiếu tính đồng bộ. Chẳng hạn, các quy định về đấu thầu, đền bù thiệt hại khi di dân, giải phóng mặt bằng chậm được sửa đổi và bổ sung đã ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân và sử dụng hiệu quả các dự án. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 69 - Phía Việt Nam nói chung và địa bàn tỉnh nói riêng còn gặp nhiều khó khăn, thiếu trình độ kỹ thuật để đảm nhận việc thực hiện các chương trình/dự án ODA nên các nhà thầu trong nước chỉ đảm nhận vai trò nhà thầu phụ. - Tốc độ giải ngân vốn ODA còn chậm, tỷ lệ giải ngân thấp đã ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án. Điều này có nhiều nguyên nhân như: + Thiếu vốn đối ứng: Vốn đối ứng thường chiếm tỷ lệ 20% tổng vốn đầu tư. Ví dụ dự án “Cải thiện môi trường nước thành phố Huế” có tổng vốn đầu tư là 3.167 tỷ đồng thì vốn đối ứng là 411 tỷ đồng. Như vậy trong thời gian thực hiện dự án 8 năm, dự kiến giải ngân vốn đối ứng hằng năm phải đạt 51,38 tỷ đồng. Đây là nguồn vốn không hề nhỏ trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam cũng như địa bàn tỉnh còn gặp khó khăn. + Chậm giải phóng mặt bằng, đền bù thiệt hại: Điều này thường xảy ra đối với các dự án có quy mô lớn. Có thể ví dụ bằng dự án Quy hoạch chung thành phố Huế theo dự kiến sẽ khởi công thực hiện từ năm 2011, nhưng do gặp khó khăn trong việc quy hoạch, giải phóng mặt bằng nên dự án được khởi công trễ 1 năm, do đó thời gian thực hiện kéo dài thêm 1 năm. + Năng lực lãnh đạo địa phương: Công tác theo dõi, đánh giá dự án trong quá trình thực hiện ở địa phương còn bị buông lỏng. Các quy định về báo cáo quá trình thực hiện các chương trình/dự án mang tính thủ tục, thiếu sự quan tâm. + Ngoài ra, các quy định và thủ tục giải ngân vốn ODA của các nhà tài trợ khác nhau, nên tiến độ giải ngân vốn ODA nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào nhà tài trợ cho các chương trình/dự án đó. Nhật Bản là nhà tài trợ tương đối khắc khe trong công đoạn này, vì họ đặt sự hiệu quả lên hàng đầu nên ta có thể hiểu vì sao họ lại làm như vậy khi hiện tượng tham nhũng, lãng phí ODA vẫn còn diễn ra tại Việt Nam. + Thủ tục giải ngân vốn ODA ở Việt Nam còn rườm rà, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án. Qua đó, Việt Nam cũng như tỉnh Thừa Thiên Huế đánh mất cơ hội thu hút vốn ODA từ các nhà tài trợ. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 70 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 3.1. Định hướng thu hút và sử dụng vốn ODA ở Thừa Thiên Huế Đề án “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ thời kỳ 2011 – 2015” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thể hiện chính sách của Việt Nam về thu hút, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA và các nguồn vốn vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ trong bối cảnh mới khi Việt Nam trở thành nước có mức thu nhập trung bình thấp. Như vậy, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ thực hiện việc thu hút, sử dụng vốn ODA trên địa bàn dựa vào đề án này và phải tuân thủ theo các nguyên tắc, định hướng chung của Nhà nước. Đề án này được xây dựng trên các cơ sở: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm thời kỳ 2011 - 2020; Chiến lược quản lý nợ công thời kỳ 2011 – 2020; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015; Đề án xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2011 – 2020; Kết quả và kinh nghiệm rút ra trong việc thực hiện Đề án “Định hướng thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức thời kỳ 2006 – 2010”; ngoài ra còn dựa vào ý kiến của các cơ quan quản lý, thực hiện và thụ hưởng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức. Đề án 2011 – 2015 bao gồm các định hướng chính sách cho việc hoàn thiện môi trường thể chế, tổ chức, quản lý và thực hiện các hoạt động liên quan đến thu hút và sử dụng vốn ODA và nguồn vốn vay ưu đãi đối với các cơ quan quản lý các cấp và các cơ quan thụ hưởng Việt Nam nhằm thu hút tối đa và nâng cao hiệu quả các nguồn vốn này để hỗ trợ thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 – 2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015. Nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ giai đoạn 2011 – 2015 được dự kiến vốn cam kết khoảng 32 – 34 tỷ USD, vốn giải ngân khoảng 14 – 16 tỷ USD (khoảng 6% tổng vốn đầu tư toàn xã hội), trong đó khoảng 50% vốn giải ngân từ các chương trình, dự án đã ký kết giai đoạn 2006 – 2010 chuyển sang. Như vậy, bình quân hằng năm thời kỳ 2011 – 2015 vốn ODA và vốn vay ưu đãi giải ngân sẽ đạt khoảng 2,8 – 3,2 tỷ USD. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 71 Những ngành, lĩnh vực ưu tiên thu hút và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ thời kỳ 2011 – 2015 bao gồm: - Hỗ trợ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, quy mô lớn và hiện đại - Hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội - Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức - Phát triển nộng nghiệp và nông thôn - Hỗ trợ xây dựng hệ thống luật pháp và thể chế đồng bộ của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - Hỗ trợ bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh - Hỗ trợ thúc đẩy đầu tư, thương mại và một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh - Hỗ trợ theo địa bàn lãnh thổ 3.2. Giải pháp thu hút và sử dụng vốn ODA ở Thừa Thiên Huế 3.2.1. Giải pháp thu hút vốn ODA 3.2.1.1. Tăng cường mối quan hệ với các nhà tài trợ Để tăng cường mối quan hệ của các nhà tài trợ với Việt Nam nói chung và với tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng đòi hỏi cần phải thực hiện được các hoạt động sau: - Điều quan trọng là cả hai bên phải hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau, tích cực trao đổi thông tin và đối ngoại giữa các nhà tài trợ và cơ quan của tỉnh để cùng phân tích, đánh giá tình hình phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế. - Hợp tác, phối hợp chặt chẽ với các nhà tài trợ trong quá trình thực hiện dự án để tiếp tục dành sự ưu tiên vốn ODA cho các dự án khác vào địa bàn tỉnh, đồng thời tăng cường mối liên hệ, tìm hiểu thông tin của nhà tài trợ để nắm bắt thông tin cũng như kế hoạch tài trợ, từ đó xây dựng đề cương các chương trình, dự án phù hợp với những tiêu chí và yêu cầu của nhà tài trợ. 3.2.1.2. Hoàn thiện môi trường pháp lý, ổn định môi trường chính trị - Hoàn thiện môi trường pháp lý Hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm cải thiện môi trường đầu tư. Môi trường kinh doanh thuận lợi là một trong những điều kiện nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư lớn ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 72 từ các nhà đầu tư nước ngoài. Một trong những việc làm cần thiết để hoàn thiện môi trường pháp lý là Nhà nước phải cải cách mạnh mẽ và triệt để khâu hành chính, ban hành các khung pháp lý điều chỉnh nguồn vốn ODA, đặc biệt là đổi mới tư duy của đội ngũ cán bộ. - Ổn định môi trường chính trị Môi trường chính trị là nhân tố quyết định đến quan hệ đối ngoại và có ý nghĩa tác động đến quyết định của nhà tài trợ, vì vậy phải duy trì sự ổn định của môi trường chính trị. Nếu môi trường chính trị ổn định thì các hoạt động đầu tư, thương mại sẽ diễn ra một cách suông sẻ, thúc đẩy đầu tư nước ngoài trong đó có việc thu hút vốn ODA. +Nhà nước cũng như tỉnh, thành phố chủ động ngăn chặn và làm thất bại âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, không để bị động bất ngờ, không để xảy ra bạo loạn, khủng bố, phá hoại. + Chủ động phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh chống tội phạm, làm chuyển biến rõ nét về tình hình trật tự an toàn xã hội. + Chăm lo làm tốt công tác xây dựng lực lượng công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ từng bước hiện đại, đây là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. + Nâng cao hiểu biết của người dân không để cho các thế lực thù địch lợi dụng gây mất lòng tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước. 3.2.1.3. Cải cách hành chính công Một vấn đề mà các nhà đầu tư cũng như các nhà tài trợ luôn e ngại khi đưa vốn vào Việt Nam đó là thủ tục hành chính của chúng ta quá cồng kềnh, nhiều khâu nhiều bước. Mặc dù trong những năm qua, chúng ta đã nỗ lực trong cải cách hành chính công nhưng vẫn chưa cải thiện được nhiều. Sau đây là các giải pháp có thể được thực hiện nhằm cải cách thủ tục hành chính: - Ban lãnh đạo của tỉnh cần kiến nghị với nhà nước để tiếp tục công cuộc cải cách hành chính. - Tăng cường công tác chỉ đạo điều hành ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 73 Các cấp uỷ Đảng cần có Chỉ thị, Nghị quyết để tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo kiên quyết nhằm thúc đẩy các đơn vị, các địa phương triển khai đồng bộ và có hiệu quả công tác cải cách hành chính. - Thực hiện cải cách hành chính phải đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở Thực hiện đồng bộ cải cách hành chính ở các Sở Ban ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, các cơ quan Trung ương đóng tại địa phương, các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị. Có như vậy công tác cải cách hành chính sẽ đạt được hiệu quả cao và bảo đảm được tiến độ đề ra. - Bố trí đủ nguồn tài chính và tăng cường tổ chức bồi dưỡng cán bộ có năng lực thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính. - Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến cho người dân biết và nhận thức đúng và thực hiện tốt công tác cải cách hành chính. - Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra: Có kế hoạch về công tác thanh tra, kiểm tra công chức, công vụ, lập lại kỷ luật và kỷ cương hành chính. 3.2.1.4. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ quản lý, sử dụng vốn ODA Cán bộ ở bất kỳ các ngành, lĩnh vực nào cũng cần phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, không riêng gì cán bộ chuyên trách về nguồn vốn ODA. Các cán bộ, các vị lãnh đạo ở lĩnh vực này đòi hỏi phải có một trình độ chuyên môn cao và phải có tinh thần trách nhiệm cao. Ngoài ra, họ phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, không chịu khuất phục trước những cám dỗ của đồng tiền mang lại, bởi lẽ đây là lĩnh vực mang tính nhạy cảm cao. Đã không ít trường hợp các cán bộ, các tổ chức trong nước đã cố tình sai phạm, tham nhũng gây thiệt hại lớn một nguồn vốn ODA cũng như làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của quốc gia. Vì vậy, lãnh đạo tỉnh trong đó UBND tỉnh có vai trò to lớn trong việc kiểm soát, thực hiện nghiêm việc tuyển chọn cán bộ công nhân viên chức trong lĩnh vực quản lý và sử dụng vốn ODA cấp tỉnh. Ngoài ra, việc tổ chức thường xuyên các buổi tọa đàm giữa cán bộ cấp tỉnh với các cơ quan Trung ương, với các nhà tài trợ là rất cần thiết. Qua đó, họ được nắm bắt các yêu cầu, nhu cầu cần thiết về vốn trong điều kiện ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 74 phát triển kinh tế - xã hội quốc gia và địa phương ở hiện tại. Bên cạnh đó, vấn đề đạo đức nghề nghiệp phải luôn được đặt lên hàng đầu. 3.2.1.5. Thực hiện công tác quy hoạch, xác định thứ tự ưu tiên phân bổ vốn ODA Đây là công việc vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lượng vốn ODA thu hút được của các ngành, lĩnh vực ở địa phương. Việc quy hoạch, xác định danh mục các chương trình, dự án phải dựa vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như phụ thuộc vào những thế mạnh của địa phương. Ngoài ra, định hướng ưu tiên thu hút vốn ODA của tỉnh phải dựa vào Đề án chung của quốc gia. Hiện tại, Thừa Thiên Huế cũng đã từng bước đi đúng hướng thông qua việc ưu tiên thu hút, sử dụng vốn ODA để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển nông nghiệp – nông thôn, cải thiện hệ thống cấp thoát nước địa phương và công tác xóa đói giảm nghèo. Nhưng nhìn chung, nguồn vốn ODA vẫn chưa tạo ra chuyển biến mạnh mẽ và rõ rệt, vẫn còn hiện tượng đầu tư dàn trải, thiếu tính hợp lý. Trong thời gian tới, công tác quy hoạch cần được chú trọng và đẩy mạnh, phải xây dựng được danh mục các chương trình, dự án quan trọng để có kế hoạch ưu tiên phân bổ vốn hợp lý, tránh sự tùy tiện, lãng phí. 3.2.2. Giải pháp sử dụng vốn ODA hiệu quả 3.2.2.1. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA Một trong các dấu hiệu nhận biết quan trong nhất trong việc sử dụng vốn ODA hiệu quả của một quốc gia, một địa phương là tiến độ thực hiện các chương trình, dự án. Trong thời gian qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam cũng như tỉnh Thừa Thiên Huế rất cố gắng để thực hiện được các dự án đúng tiến độ. Tuy nhiên, hiện các dự án còn chậm trễ so với tiến độ vẫn tồn tại không ít, do vậy tỉnh cần có các giải pháp sau: - Đẩy mạnh khâu chuẩn bị, thẩm định phê duyệt các dự án. - Đẩy mạnh quá trình khởi động dự án. Cần tạo sự liên tục nhất quán giữa nhóm tham gia chẩn bị dự án và thực hiện dự án. - Đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng, tính trước sự thay đổi giá cả của nguyên vật liệu. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 75 - Đẩy mạnh quá trình triển khai dự án. Cần thành lập ban theo dõi tiến độ triển khai dự án, phân định các giai đoạn triển khai và thời gian thực hiện cho mỗi giai đoạn. Ngoài ra, vốn đối ứng cũng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các dự án đúng tiến độ. Do đó, chúng ta cần phải có các giải pháp nhằm phân bổ vốn đối ứng kịp thời, hợp lý. 3.2.2.2. Phân bổ kịp thời vốn đối ứng Tỷ lệ cam kết vốn đối ứng trên vốn ODA thường là 1/4. Tuy vốn đối ứng trong nước chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng đối với các dự án có tổng vốn đầu tư lớn thì khoản tiền đó là một vấn đề lớn. Do vậy trong thời gian qua, Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong việc phân bổ vốn đối ứng cho các chương trình, dự án và điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thực hiện dự án. Để khắc phục điều này đòi hỏi có sự quan tâm sâu sắc từ phía Nhà nước, thực hiện tốt việc phân bổ vốn đối ứng hợp lý cho từng địa phương, từng dự án, đảm bảo đúng tiến độ. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam còn khó khăn thì có thể bàn thảo với các nhà tài trợ ODA tìm hướng giải quyết về vốn đối ứng. Bên cạnh đó, các địa phương cũng như ở Thừa Thiên Huế cần phải đón nhận vốn đối ứng và sử dụng đúng, hợp lý cho các chương trình, tránh sự lãng phí, sử dụng sai mục đích. Đồng thời, tỉnh cần phải báo cáo định kỳ về quá trình thực hiện dự án cũng như tiến độ giải ngân vốn đối ứng cho cấp Trung ương biết để có những bước điều chỉnh hợp lý. 3.2.2.3. Đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng Giải phóng mặt bằng là một khâu quan trọng, nó quyết định đến việc dự án có hoàn thành đúng thời hạn hay không. Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng như: - Thông tin tuyên truyền cho người dân trong vùng dự án được biết về việc giải phóng mặt bằng và các điều kiện đền bù. - Ban quản lý nên chủ động làm việc với nhà đầu tư để tìm nguồn vốn đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, cố gắng bố trí đủ vốn để kết thúc mặt bằng sớm nhất. - Chuẩn bị khu đất tái định cư để giao cho người dân thưộc diện tái định cư một cách kịp thời, thuận lòng dân. Muốn vậy cần có sự thống nhất rõ ràng trong các chính sách đền bù, trợ cấp, chính sách tái định cư. Đồng thời cũng cần lưu ý đến các yêu cầu ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 76 của các nhà tài trợ để kết hợp hài hòa giúp cho quá trình giải phóng mặt bằng được nhanh chóng thuận lợi. - Các địa phương ở huyện, thị xã cần có biện pháp giải quyết dứt điểm các vướng mắc đối với các hộ dân còn lại chưa thống nhất phương án đền bù hoặc đã nhận tiền đền bù nhưng chưa bàn giao đất. 3.2.2.4. Nâng cao năng lực điều hành của các Ban quản lý dự án ở địa phương Ban quản lý dự án được thành lập dựa vào quyết định của Chủ dự án. Ban quản lý dự án có thể được ủy quyền để ký kết các văn bản thuộc thẩm quyền của mình trong quá trình quản lý thực hiện. Do đó, đội ngũ cán bộ của Ban quản lý dự án đóng vai trò rất quan trọng, trực tiếp ảnh hưởng đến việc thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA. Việc thường xuyên thanh tra, kiểm tra các hoạt động của Ban quản lý dự án cần được cơ quan chủ quản cấp tỉnh đặc biệt quan tâm. Ban quản lý dự án cần được trang bị cho mình không những về trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà còn cả về đạo đức nghề nghiệp với tinh thần trách nhiệm cao. Ban quản lý dự án cần phải thực hiện nghiêm các quy định, yêu cầu của Chủ dự án nhằm hỗ trợ các công việc cần thiết từ khâu chuẩn bị, thực hiện và đánh giá nghiệm thu các chương trình, dự án. Nếu làm tốt được các hoạt động trên thì các dự án ODA trên địa bàn tỉnh nói riêng cũng như ở Việt Nam nói chung sẽ dần được cải thiện trong việc đảm bảo thực hiện các dự án đó đúng tiến độ và đạt hiệu quả cao. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 77 PHẦN III: KẾT LUẬN Kể từ khi Việt Nam nhận được khoản viện trợ ODA đầu tiên từ năm 1993, bộ mặt kinh tế - xã hội Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, góp phần vào sự thành công chung của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thừa Thiên Huế cũng đang trong quá trình hội nhập và phát triển nên việc thu hút vốn ODA để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh là rất cần thiết, đặc biệt tỉnh đang cố gắng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố Festival của Việt Nam thì các nguồn vốn đầu tư trong đó có vốn ODA đóng vai trò rất quan trọng. Thông qua đề tài khóa luận: “Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của tỉnh Thừa Thiên Huế”, tôi đã có cái nhìn khách quan hơn về tình hình thu hút vốn và hiệu quả do vốn ODA mang lại đối với sự phát triển của tỉnh. Bên cạnh đó, những khó khăn, hạn chế vẫn còn tồn tại trong quá trình thu hút và sử dụng vốn ODA, tôi đã tìm hiểu và đưa ra những giải pháp kiến nghị cụ thể nhằm góp một phần nhỏ vào sự thành công của tỉnh về quản lý và sử dụng vốn ODA có hiệu quả. Qua kết quả nghiên cứu đề tài, tôi đã rút ra được các kết luận sau: - Giải thích và hiểu rõ hơn về các vấn đề cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn liên quan đến nguồn vốn ODA. Từ đó, tôi có thể kết hợp lý thuyết so sánh với thực tiễn ở tỉnh Thừa Thiên Huế để có những đánh giá, nhận xét thực trạng khách quan nhất. - Số liệu được xử lý và được biểu diễn dưới dạng các bảng biểu, đồ thị nhằm đem tới cho quý thầy cô cũng như quý bạn đọc có được cái nhìn tổng quan nhất. Qua đó, ta thấy tổng vốn đầu tư của các dự án sử dụng vốn ODA trong giai đoạn 2004 – 2013 đạt 9.691,43 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ODA cam kết từ phía các nhà tài trợ quốc tế chiếm 8.121,07 tỷ đồng, phân còn lại là vốn đối ứng. Trong giai đoạn này, 57 dự án ODA được ký kết thực hiện trên các lĩnh vực: nông lâm nghiệp – thủy lợi, y tế, giao thông, cấp thoát nước, điện, xóa đói giảm nghèo, phát triển đô thị và các lĩnh vực khác. Trong đó, vốn ODA cam kết tập trung vào các lĩnh vực như: cấp thoát nước (chiếm 55,17%), y tế (chiếm 14,36%), xóa đói giảm nghèo (chiếm 11,77%), nông lâm nghiệp – thủy lợi (chiếm 11,45%). ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 78 - Các nhà tài trợ vốn ODA lớn nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2004 – 2013 là Nhật Bản, WB, ADB, Hàn Quốc. Tổng vốn ODA ký kết của 4 nhà tài trợ này chiếm 88,8% tổng vốn ODA ký kết vào tỉnh Thừa Thiên Huế. - Tình hình giải ngân vốn ODA đã có những kết quả tích cực mặc dù còn nhiều hạn chế. Tuy vậy, viêc giải ngân đã góp phần đưa các dự án quan trọng đi vào hoạt động có hiệu quả như dự án: Bệnh viện Đa khoa Thừa Thiên Huế; Nâng cấp mở rộng hệ thống cấp nước thị trấn Khe Tre; Nâng cấp bệnh viện Trung ương Huế; Tiểu dự án thủy lợi Tây Nam Hương Trà; Phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế. Các dự án hiện vẫn đang trong giai đoạn thực hiện, nếu hoàn thành đúng tiến độ sẽ góp phần rất lớn vào sự phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội địa phương như dự án: Cải thiện môi trường nước thành phố Huế (dự kiến hoàn thành vào năm 2016); Cấp nước Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 – 2015 có tính đến năm 2020; Giải quyết những rủi ro và nhu cầu của người di cư dễ bị tổn thương ở tiểu khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Malaysia giai đoạn 3, mở rộng tại một tỉnh miền Trung Việt Nam – Thừa Thiên Huế - Tỉnh chưa thực sự chủ động trong việc lôi cuốn, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đến với Thừa Thiên Huế, phụ thuộc nhiều vào sự sắp xếp, phân bổ vốn từ Trung ương. Ngoài ra, việc phân bổ sử dụng vốn ODA vẫn còn dàn trải, chưa chú trọng đến mục tiêu phát triển của tỉnh. Đây là tình trạng chung của các địa phương trên cả nước, qua đó ta có thể thấy được trở ngại của bộ máy quản lý cồng kềnh, thủ tục hành chính phức tạp. Điều này đã khiến Việt Nam cũng như Thừa Thiên Huế bỏ lỡ những khoản viện trợ lớn ODA cũng như nhiều ưu đãi mà các nhà tài trợ dành cho Việt Nam. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chính phủ, Nghị định số 38/2013/NĐ – CP về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, 2013 2. Chính phủ, Nghị định số 131/2006/NĐ – CP về quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, 2006 3. Dương Thị Yến, Tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của WB vào tỉnh Hòa Bình, 2012 4. Hương Giang, Nhìn lại 20 năm thu hút vốn ODA, Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (baodientu.chinhphu.vn), 2013 5. Nguyễn Thị Tình, Thu hút, quản lý, sử dụng ODA: Nhìn từ Malaysia và Indonesia, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 15/2013, 2013 6. Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2012 7. Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Phần số liệu kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015, 2013 (www1.thuathienhue.gov.vn) 8. Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Phần tự nhiên, 2005 (www1.thuathienhue.gov.vn) 9. Website: vi.wikipedia.org ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvo_nhat_thanh_kl_tot_nghiep_8223.pdf
Luận văn liên quan