Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn Inox Phát Thành

Công ty TNHH Inox Phát Thành là công ty có quy mô nhỏ, thành lập chưa lâu. Qua việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trong hơn ba năm gần đay ta cũng thấy những cố gắng của công ty trong việc cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trong hơn ba năm qua mặc dù kết quả kinh doanh ban đầu chưa đạt được lợi nhuận như mong muốn nhưng công ty cũng phần có được lợi nhuận. Công ty vẫn còn nhiều hạn chế trong hoạt động kinh doanh cũng như trong công tác quản lý chi phí lợi nhuận chưa thật hợp lý. Đồng thời với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường hiện nay gây không ít khó khăn cho công ty. Tuy gặp khó khăn nhưng công ty đã không ngừng khẳng định mình trong lĩnh vực kinh doanh. Trước tình hình đầy biến động của nền kinh tế thế giới trong những năm qua cùng với sự thay đổi liên tục của các chính sách quản lý kinh tế ở nước ta phần nào gây cho công ty gặp không ít khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Doanh thu tăng lên nhưng chi phí lại tăng nhanh với tốc độ tăng của doanh thu làm cho lợi nhuận của công ty bị ảnh hưởng rất lớn.

doc99 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3079 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn Inox Phát Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Thép không rỉ dạng ống 50.169.144 98.412.939 58.014.765 48.243.795 96,16 (40.398.17) (41,05) Thép không rỉ dạng tấm 47.081.750 72.542.778 74.089.662 25.461.028 54,08 1.546.884 2,13 Phụ kiện 21.000 36.300 166.200 15.300 72,86 129.900 357,85 Hàng hóa khác 13.077.635 27.155.270 25.215.270 14.077.635 107,65 (1.940.000) (7,14) (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán) Ø Thép không rỉ dạng ống Qua bảng 9, ta thấy chi phí vận chuyển của mặt hàng thép không rỉ dạng ống vào năm 2010 là cao nhất, cụ thể tăng 48.243.795 đồng, tương đương 96,16% so với năm 2009. Đến năm 2011 giảm xuống 40.398.174 đồng, tương đương 41,05% so với năm 2010. Do năm 2010, Công ty đạt doanh thu cao nhất về mặt hàng này số lượng mua vào nhiều nhất và trọng lượng cũng nặng nên chi phí vận chuyển cho mặt hàng này cũng chiếm tỷ lệ cao nhất. Ø Thép không rỉ dạng tấm Chi phí vận chuyển của mặt hàng thép không rỉ dạng tấm tăng qua các năm. Năm 2010, tăng 25.461.028 đồng (tương đương 54,08%) so với năm 2009. Đến năm 2011 tiếp tục tăng 1.546.884 đồng (tương đương 2,13%). Nguyên nhân chi phí vận chuyển của mặt hàng này luôn tăng qua các năm là do được tiêu thụ nhiều, nên sản lượng mua vào cũng nhiều và trọng lượng của mặt hàng này cũng nặng làm cho chi phí vận chuyển tăng qua các năm. Ø Phụ kiện Chi phí vận chuyển của mặt hàng này rất thấp, vì số lượng mua vào ít và trọng lượng của nó nhẹ. Cụ thể năm 2010, chi phí vận chuyển là 36.300 đồng tăng 15.300 đồng, tương đương 72,86%. Năm 2011, tiếp tục tăng 129.900 đồng, tương đương 357,85%. Chi phí vận chuyển của phụ kiện năm 2011 chênh lệch nhiều so với hai năm còn lại là do trong năm mặt hàng này được tiêu thụ nhiều, nên số lượng mua vào cũng nhiều. Ø Hàng hóa khác Năm 2010, chi phí vận chuyển tăng 14.077.635 đồng, tương đương 107,65% so với năm 2009. Đến năm 2012 thì chi phí giảm xuống 1.940.000 đồng, tương đương 7,14%. Năm 2010 là một năm hoạt động tốt của Công ty, đạt doanh thu cao nhất so với hai năm còn lại. Các loại hàng hóa khác cũng được đẩy mạnh tiêu thụ nên hàng hóa mua về nhiều, nên chi phí vận chuyển cũng tăng lên. BẢNG 10 : CHI PHÍ VẬN CHUYỂN THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG QUA 6 THÁNG ĐẦU NĂM ĐVT: đồng MẶT HÀNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM CHÊNH LỆCH 2011 2012 2011/2012 Số tuyệt đối % Thép không rỉ dạng ống 28.344.825 18.781.845 (9.562.980) (33,74) Thép không rỉ dạng tấm 32.374.800 29.689.641 (2.685.159) (8,29) Phụ kiện 135.600 15.600 (120.000) (88,50) Hàng hóa khác 6.548.818 11.368.798 4.819.980 73,60 (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán) Ø Thép không rỉ dạng ống Số lượng tiêu thụ của thép không rỉ dạng ống 6 tháng đầu năm 2012 thấp hơn 6 tháng đầu năm 2011, vì thế số lượng mua vào cũng ít hơn, cho nên chi phí vận chuyển thấp hơn. Cụ thể chi phí vận chuyển 6 tháng đầu năm 2012 giảm 9.562.980 đồng (tương đương 33,74%). Ø Thép không rỉ dạng tấm Đối với mặt hàng thép không rỉ dạng tấm cũng vậy. 6 tháng đầu năm 2012, số lượng tiêu thụ ít hơn hàng nhập về không nhiều bằng 6 tháng đầu năm 2011, nên chi phí vận chuyển hàng hóa cũng giảm hơn. Cụ thể là giảm 2.685.159 đồng (tương đương 8,29%) so với 6 tháng đầu năm 2011. Ø Phụ kiện Cũng giống như hai mặt hàng trên, chi phí vận chuyển của phụ kiện 6 tháng đầu năm 2012 cũng giảm so với 6 tháng đầu năm 2011. Giảm 120.000 đồng (tương đương 88,50%). Ø Hàng hóa khác Các loại hàng hóa khác thì 6 tháng đầu năm được tiêu thụ nhiều hơn, nên số lượng nhập hàng về cũng nhiều hơn, cho nên chi phí vận chuyển sẽ tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2011. Cụ thể là tăng 4.819.980 đồng (tương đương 73,60%). 4.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của của mọi đơn vị kinh doanh, là chỉ tiêu chất lượng, tổng hợp phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác, nhằm đánh giá hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy việc phân tích tình hình lợi nhuận là vô cùng quan trọng giúp những đơn vị kinh doanh có những biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng của mình nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận. 4.4.1 Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Phân tích chung tình hình lợi nhuận là đánh giá sự biến động của toàn Công ty, của từng bộ phận lợi nhuận giữa kỳ này so với kỳ trước, nhằm thấy khái quát tình hình lợi nhuận và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình trên. Tổng thu nhập sau thuế = tổng thu nhập trước thuế - Thuế và được hình thành từ 3 khoản lợi nhuận sau: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, lợi nhuận khác. Dùng phương pháp so sánh để phân tích, ta thấy lợi nhuận sau thuế của Công ty có sự biến động tăng giảm không ổn định qua 3 năm. Năm 2010 so với năm 2009, lợi nhuận tăng 62.871.476 đồng tương đương 154,81% và năm 2011 lợi nhuận giảm 72.573.651 đồng, tương đương 70,13% so với năm 2010. Lợi nhuận quá chênh lệch cho thấy Công ty hoạt động chưa có hiệu quả. Công ty cần nổ lực hơn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm để gia tăng doanh thu, lợi nhuận cho Công ty. Đối với 6 tháng đầu năm thì Công ty hoạt động vẫn chưa có hiệu quả, tuy 6 tháng đầu năm 2012 có phần khơi sắc hơn một chút tăng 14.988.155 đồng (tương đương 25,96%), so với 6 tháng đầu năm 2011. Nguyên nhân một phần là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, bên cạnh đó Công ty cũng cần cố gắng hơn trong việc làm tăng doanh thu lợi nhuận cho Công ty. 4.4.2 Phân tích lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh BẢNG 11: LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM ĐVT: đồng CÁC CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Doanh thu thuần 14.612.128.977 29.339.157.600 23.947.749.326 14.727.028.623 100,79 (5.391.408.280) (18,38) Giá vốn bán hàng 13.727.151.854 27.921.390.251 22.139.903.690 14.194.238.397 103,40 (5.781.486.560) (20,71) Doanh thu hoạt động tài chính 1.117.576 3.747.958 3.355.497 2.630.382 235,37 (392.461) (10,47) Chi phí tài chính 111.900.908 277.159.837 795.192.419 165.258.929 147,68 518.032.582 186,91 Chi phí quản lý kinh doanh 733.200.455 1.034.721.082 984.918.421 301.520.627 41,12 (49.802.661) (4,81) Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 40.993.336 109.634.388 31.090.293 68.641.052 167,44 (78.544.095) (71,64) (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán) Qua bảng 11, cho thấy doanh thu thuần năm 2010 tăng so với năm 2009 là 100,79%, với mức tuyệt đối là 14.727.028.623 đồng và năm 2011 doanh thu thuần giảm 5.391.408.280 đồng, tương đương 18,38%. Điều này cho thấy quy mô kinh doanh của Công ty không gia tăng, Công ty cần khắc phục khó khăn để đẩy mạnh hàng hóa tiêu thụ để làm tăng doanh thu cho Công ty. Tốc độ tăng của doanh thu thuần chậm hơn tốc độ tăng của giá vốn bán hàng (100,79% so với 103,40%). Chênh lệch không nhiều, không làm ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận. Đến năm 2011, tốc độ giảm của doanh thu thấp hơn tốc độ giảm của giá vốn bán hàng (18,38% so với 20,71%). Điều này cho thấy trong năm Công ty đã tìm được nhà cung ứng nguồn nguyên liệu đầu vào rẻ hơn. Lợi nhuần từ hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch từ lãi gộp + doanh thu hoạt động tài chính – chi phí tài chính – chi phí quản lý kinh doanh. Xét về chi phí ta thấy năm 2010 so với năm 2009 chi phí tài chính tăng 165.258.929 đồng, tương đương với 147,68%, và chi phí quản lý tăng 301.520.627 đồng, tương đương 41,12% , doanh thu tài chính tăng 2.630.382 đồng, tương đương 235,37%, trong khi đó lãi gộp (lãi gộp = doanh thu thuần – giá vốn bán hàng) tăng 532.790.226 đồng tương đương 60,20%, nên làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 68.641.052 đồng, tương đương 167,44%. Đến năm 2011, chi phí tài chính tiếp tục tăng 518.032.582 đồng, tương đương 186,91% và chi phí quản lý kinh doanh giảm 49.802.661, tương đương 4,81% so với năm 2010, doanh thu tài chính giảm 392.461 đồng, tương đương 10,47%. Trong khi đó lãi gộp chỉ tăng 390.078.287 đồng, tương đương 27,51% cho nên làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 78.544.095 đồng, tương đương 71,64%. Tóm lại, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là thành phần chủ yếu trong tổng lợi nhuận của Công ty, biến động qua 3 năm. Tuy nhiên năm 2010 lợi nhuận đã tăng rất cao. Đó là do Công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng, nên đã làm tăng lợi nhuận đáng kể. BẢNG 12: LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 6 THÁNG ĐẦU NĂM ĐVT: đồng CHỈ TIÊU 6 THÁNG ĐẦU NĂM CHÊNH LỆCH 2011 2010 2012/2011 Số tuyệt đối % Doanh thu thuần 10.866.283.639 9.704.499.235 (1.161.784.395) (10,70) Giá vốn bán hàng 10.177.833.710 8.677.050.947 (1.500.782.763) (14.75) Doanh thu hoạt động tài chính 1.569.350 1.209.032 (360.318) (22,96) Chi phí tài chính 249.923.520 517.410.066 267.486.546 107,03 Chi phí quản lý kinh doanh 497.832.217 553.118.675 55.286.458 11,11 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (57.736.458) (41.871.421) 15.865.037 (27,48) (Nguồn: Phòng tài chính – kê toán) Doanh thu thuần 6 tháng đầu năm 2012 giảm 1.161.784.395 đồng, tương đương 10,70% so với 6 tháng đầu năm 2011. Điều này cho thấy mức độ hàng hóa được tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2012 ít hơn 6 tháng đầu năm 2011. Tốc độ giảm của doanh thu thuần thấp hơn tốc độ giảm của giá vốn bán hàng (10,70% so với 14,75%). 6 tháng đầu năm 2011 chi phí quá lớn làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thua lỗ, đến 6 tháng đầu năm 2012 có nhỉnh hơn một chút nhưng vẫn không có lời. Cụ thể chi phí tài chính tăng 267.486.546 đồng, tương đương 107,03% so với 6 tháng đầu năm 2011, chi phí quản lý kinh doanh cũng tăng lên 55.286.458, tương đương 11,11%, và doanh thu hoạt động tài chính thì giảm 360.318 (22,96%), còn lợi nhuận gộp thì chỉ tăng 338.998.359 đồng, tương đương 49,24%, làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 15.865.037 đồng (tương đương 27,48%). Nhìn chung, thì 6 tháng đầu năm Công ty hoạt động không có lời, chưa đạt hiệu quả. 4.2.3 Phân tích lợi nhuận từ hoạt động tài chính Hoạt động tài chính của Công ty chủ yếu là hoạt động thu lãi tiền gửi ngân hàng và cho vay, ngoài ra còn có thêm khoản chênh lệch tỉ giá vào cuối năm và khoản lãi nợ phải thu quá hạn thanh toán. Để biết rõ hơn ta phân tích qua bảng sau: BẢNG 13: LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM ĐVT: đồng CÁC CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Thu nhập từ hoạt động tài chính 1.117.576 3.747.958 3.355.497 2.630.382 235,37 (392.461) (10,47) Chi phí tài chính 111.900.908 277.159.837 795.192.419 165.258.929 147,68 518.032.582 186,91 Lợi nhuận hoạt động tài chính (110.783.332) (273.411.879) (791.836.922) (162.628.547) (146,80) 517.640.121 (189,33) (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán) Năm 2010 so với năm 2009 thu nhập hoạt động tài chính tăng 2.630.382 đồng, tương đương 235,37%. Đến năm 2011, thu nhập tài chính giảm 392.461 đồng, tương đương 10,47% so với năm 2010. Chi phí tài chính thì luôn tăng qua các năm, do công ty sử dụng vốn quay quá lớn. Cụ thể năm 2010 tăng 147,68% ( với số tuyệt đối tăng 165.258.929 đồng) so với năm 2009. Sang năm 2011, tiếp tục tăng một khoảng 518.032.582 đồng, tương đương 186,91% so với năm 2010. Chi phí tài chính luôn tăng, cho nên chí phí trả lãi vay tăng, chi phí lãi vay càng cao mang lại nhiều lợi ích cho Công ty từ lá chắn thuế. Vì vậy đã dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động tài chính luôn biến động. Năm 2010, lỗ từ hoạt động tài chính là 162.628.547 đồng so với năm 2009, tương đương 146,80% và đến năm 2011 tăng lên 517.640.121 đồng so với năm 2010, tương đương 189,33%. BẢNG 14: LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY QUA 6 THÁNG ĐẦU NĂM ĐVT: đồng CÁC CHỈ TIÊU 6 THÁNG ĐẦU NĂM CHÊNH LỆCH 2011 2012 2012/2011 Số tuyệt đối % Thu nhập từ hoạt động tài chính 1.569.350 1.209.032 (360.318) (22,96) Chi phí tài chính 249.923.520 517.410.066 267.486.546 107,03 Lợi nhuận hoạt động tài chính (248.354.170) (5.162.010.34) (267.846.864) (107,85) (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán) Cũng giống như phân tích qua 3 năm ở trên, do chi phí tài chính quá lớn, doanh thu thấp nên công ty chỉ nhận lỗ từ hoạt động tài chính. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2012, lỗ 267.846.864 đồng, tương đương 107,85% so với 6 tháng đầu năm 2011. 4.2.4 Lợi nhuận từ hoạt động khác BẢNG 15: LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG KHÁC CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM ĐVT: đồng CÁC CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Thu nhập khác 2.736.098 771 1.969 ( 2.735.327) ( 99,97) 1.198 155,38 Chi phí khác 3.116.794 2.219.296 181.797 (897.498) (28,80) (2.037.499) (91,81) Lợi nhuận khác (380.696) (2.218.525) (179.828) (1.837.829) 4,83 2.038.697 (0.92) (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán) Lợi nhuận khác là khoản chênh lệch từ thu nhập khác với chi phí hoạt động khác. Thu nhập khác của Công ty chủ yếu là thu nhập từ thanh lý tài sản, xử lý hàng thừa trong kiểm kê, thu hỗ trợ giá vận chuyển, chiết khấu thương mại, … Qua các năm thu nhập từ hoạt động khác của Công ty chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu, hầu như không đáng kể. Vì thu nhập khác qua 3 năm quá thấp, ngược lại thì chí phí cao hơn nên Công ty không có nhận được lợi nhuận từ hoạt động khác. Cụ thể năm 2010, lỗ từ hoạt động khác là 1.837.829 đồng, tương đương 4,83% so với năm 2009. Sang năm 2011 có khởi sắc được hơn một chút, lỗ 1 lượng là 2.038.697 đồng, tương đương 0.92% so với năm 2010. BẢNG 16: LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG KHÁC CỦA CÔNG TY QUA 6 THÁNG ĐẦU NĂM ĐVT: đồng CÁC CHỈ TIÊU 6 THÁNG ĐẦU NĂM CHÊNH LỆCH 2011 2012 2012/2011 Số tuyệt đối % Thu nhập khác 171 - -171 (1) Chi phí khác - 876.711 876.711 - Lợi nhuận khác 171 -876.711 (876.882) (512.796,49) (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán) Sáu tháng đầu năm lợi nhuận từ hoạt động khác không đáng kể và hầu như không thu được lợi nhuận từ hoạt động này. Tóm lại, lợi nhuận là cái mà tất cả các đơn vị hay tổ chức cá nhân nào bước vào kinh doanh đều mong muốn đạt được dù ít hay nhiều vì nó là nhân tố cực kỳ quan trọng quyết định sự tồn tại của chính đơn vị đó. Nhìn chung, hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm và 6 tháng đầu năm có biến động chưa mang lại hiệu quả cao, biểu hiện là lợi nhuận sau thuế qua các năm. Sự gia tăng không đồng đều giữa các khoản mục lợi nhuận. Qua phân tích chúng ta thấy rằng Công ty cần có biện pháp làm hạn chế lỗ từ hoạt động tài chính, làm giảm đi gánh nặng cho toàn Công ty. Tuy nhiên, sự đánh giá tình hình lợi nhuận thông qua sự so sánh như thế thì không thể đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty, vì kết quả cuối cùng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Chính vì vậy mà trong việc phân tích lợi nhuận, chúng ta phải sử dụng các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận để thấy được qui mô kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. 4.5 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH 4.5.1 Nhóm các chỉ tiêu hoạt động Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động đo lường hiệu quả quản lý các loại tài sản của Công ty. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm: tỷ số vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân,vòng vay tài sản lưu động, vòng quay tài sản cố định và vòng quay tổng tài sản. BẢNG 17 : PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ VỀ CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM ĐVT: đồng CHỈ TIÊU NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 (1) Doanh thu thuần 14.612.128.977 29.339.157.600 23.947.749.326 (2) Tài sản lưu động bình quân 7.182.826.455 9.903.080.855 13.833.148.696,5 (3) Tài sản cố định bình quân 305.310.049 574.936.437 757.666.685 (4) Tổng tài sản bình quân 7.569.274.158 10.661.114.972 14.728.913.057,5 (5) Giá vốn hàng bán bán 13.727.151.854 27.921.390.251 22.139.903.690 (6) Hàng tồn kho bình quân 4.060.506.575 6.692.585.802 11.627.175.972 (7) Khoản phải thu bình quân 2.279.827.689 2.171.125.809 1.124.865.325 (8) Doanh thu bình quân/ngày 40.589.247,14 81.497.660 66.521.525,89 (9)Vòng quay hàng tồn kho (5)/(6) (Vòng) 3,38 4,18 1,9 Số ngày của 1 vòng (360)/(9) (Ngày) 107 86 189 Kỳ thu tiền bình quân (7)/(8) (Ngày) 56 27 17 Vòng quay tài sản lưu động (1)/(2) (Vòng) 2,03 2,96 1,73 Vòng quay tài sản cố định (1)/(3) (Vòng) 47,86 51,03 31,61 Vòng quay tổng tài sản (1)/(4) (Vòng) 1,93 2,75 1,63 (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán) 4.5.1.1 Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu phản ánh hàng hóa luân chuyển bao nhiêu vòng trong kỳ. Hàng tồn kho là 1 chỉ tiêu quan trọng vì xác định được mức tồn kho hợp lý để đạt được mục đích doanh số, chi phí và lợi nhuận là điều hết sức khó khăn, do đó hàng tồn kho thấp hay cao còn tùy thuộc vào vào loại hình kinh doanh và quy mô của doanh nghiệp. Tỷ số hàng tồn kho càng lớn đồng nghĩa với hiệu quả hàng tồn kho càng cao bởi vì hàng tồn kho quay vòng nhanh sẽ giúp cho Công ty giảm được chi phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn động ở hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho giai đoạn từ năm 2009 – 2011 ở Công ty có xu hướng tăng rồi giảm qua mỗi năm. Năm 2009, vòng quay hàng tồn kho là 3,38 vòng đến năm 2010 là 4,18 vòng, tăng 0,8 vòng so với năm 2009. Năm 2011, số vòng quay là 1,9 vòng giảm 1,93 vòng so với năm 2010. Như vậy ở năm 2010, số vòng vay hàng tồn kho tăng cao nhất làm cho số ngày tồn kho giảm xuống còn 86 ngày, ở năm 2009 là 107 ngày và năm 2011 là 189 ngày. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của Công ty luôn biến động, năm 2011 vòng quay hàng tồn kho là bé nhất, chứng tỏ trong năm Công ty quản lý hàng tồn kho chưa tốt. Nguyên nhân là do năm 2011 kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng, Việt Nam ta cũng bị ảnh hưởng. Điều đó làm cho giá cả biến động bất thường không ổn định. Kết quả là vòng quay giảm và hàng tồn kho tăng lên. Tuy nhiên, nó cũng thể hiện mức tồn kho cao, do đó Công ty có đầy đủ hàng để phục vụ khi cần thiết. Hàng tồn kho là một chỉ tiêu quan trọng vì vậy duy trì mức tồn kho hợp lý luôn là chính sách hàng đầu mà Công ty hướng tới. 4.5.1.2 Kỳ thu tiền bình quân Tỷ số kỳ thu tiền bình quân đo lường hiệu quả và chất lượng quản lý khoản phải thu. Nó cho biết bình quân mất bao nhiêu ngày thì công ty mới thu hồi được khoản phải thu. Từ bảng ta thấy, tỷ số này giảm qua các năm, năm 2009 là 56 ngày, năm 2010 là 27 ngày và năm 2011 là 17 ngày. Căn cứ vào phương thức thanh toán của Công ty là chủ yếu áp dụng hình thức trả chậm và trả ngay thì kỳ thu tiền bình quân này khá hợp lý. Qua bảng tính ta thấy số vòng quay của các khoản phải thu qua ba năm tăng dần, chứng tỏ Công ty sử dụng vốn tốt. Nói chung trong ba năm này kỳ thu tiền của Công ty đương đối tốt. 4.5.1.3 Vòng quay tài sản lưu động Vòng quay tài sản lưu động là một trong những tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của Công ty qua việc sử dụng tài sản lưu động. Số vòng quay tài sản lưu động còn cho biết mỗi đồng tài sản lưu động đem lại cho Công ty bao nhiêu đồng doanh thu. Vòng quay tài sản lưu động năm 2009 là 2,03 vòng, năm 2010 là 2,96 vòng tăng 0,93 vòng, đến năm 2011 là 1,73 vòng, giảm 1,23 so với năm 2010. Nhìn chung thì qua 3 năm công ty sử dụng vốn có hiệu quả. Năm 2009, cứ một đồng tài sản lưu động đem lại 2,03 đồng doanh thu, năm 2010 một đồng tài sản lưu động đem lại 2,96 đồng doanh thu tăng 0,93 đồng so với năm 2009. Và năm 2011 một đồng tài sản lưu động đem lại 1,73 đồng doanh thu, giảm 1,23 đồng so với năm 2010. Tóm lại, công tác quản lý tài sản của Công ty qua 3 năm tương đối tốt, đưa nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ hàng hóa. 4.5.1.4 Vòng vay tài sản cố định Qua tính toán ta thấy vòng vay tài sản cố định qua ba năm 2009 – 2011 rất cao. Năm 2009 vòng vay tài sản cố định là 47,86 vòng, năm 2010 là 51,03 vòng tăng 3,17 vòng so với năm 2009. Đến năm 2011 tỷ số này là 31,61 vòng, giảm 19,42 vòng. Cụ thể năm 2009, một đồng vốn tài sản cố định đem lại được 47,86 đồng doanh thu, năm 2011, một đồng vốn tài sản cố định đem lại 51,03 đồng doanh thu, tăng 3,17 đồng so với năm 2009 và năm 2011, một đồng vốn tài sản cố định đem lại 31,61 đồng doanh thu. Ta thấy Công ty có chính sách vốn đầu tư cho tài sản cố định tốt. Năm 2010, Công ty phải trang bị một số tài sản cố định nhưng tỷ số vẫn ở mức cao. Tuy nhiên, tài sản cố định giảm hơn doanh thu nên tỷ số hiệu quả sử dụng tài sản cố định tăng. Ta thấy rằng Công ty có chính sách vốn đầu tư cho tài sản cố định khá tốt. 4.5.1.5 Vòng vay tổng tài sản Chỉ tiêu cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty đạt nhất vào năm 2010, với vòng quay tổng tài sản là 2,75 vòng, tăng 0,82 vòng so với năm 2009, và năm 2011 chỉ số này là 1,63 vòng, giảm 1,12 vòng so với năm 2010. Cụ thể một đồng vốn năm 2009 tạo ra 1,93 đồng doanh thu, năm 2010 một đồng vốn đem lại 2,75 đồng doanh thu, tăng 0,82 đồng so với năm 2009, và sang năm 2011, một đồng vốn đem lại 1,63 đồng doanh thu. Nhìn chung qua ba năm thì Công ty sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. BẢNG 18 : PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ VỀ CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUA 6 THÁNG ĐẦU NĂM ĐVT: đồng CHỈ TIÊU NĂM 2011 NĂM 2012 (1) Doanh thu thuần 10.866.283.639 9.704.499.235 (2) Tài sản lưu động bình quân 12.284.016.797,5 21.173.501.937,5 (3) Tài sản cố định bình quân 801.114.755 627.322.475 (4) Tổng tài sản bình quân 13.713.021.886,5 45.882.965.264 (5) Giá vốn hàng bán bán 10.177.833.710 8.677.050.947 (6) Hàng tồn kho bình quân 9.918.896.655 11.346.459.000 (7) Khoản phải thu bình quân 998.974.500 1.406.354.642 (8) Doanh thu bình quân/ngày 30.184.121,19 26.956.942,32 (9)Vòng quay hàng tồn kho (5)/(6) (Vòng) 1,03 0,76 Số ngày của 1 vòng (360)/(9) (Ngày) 350 474 Kỳ thu tiền bình quân (7)/(8) (Ngày) 33 52 Vòng quay tài sản lưu động (1)/(2) (Vòng) 0,88 0,46 Vòng quay tài sản cố định (1)/(3) (Vòng) 13,56 15.47 Vòng quay tổng tài sản (1)/(4) (Vòng) 0,79 0,21 (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán) Ø Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho của sáu tháng đầu năm 2011 là 1,03 vòng, 6 tháng đầu năm 2012 là 0,76 vòng, giảm 0,27 vòng so với 6 tháng đầu năm 2011. Vòng quay hàng tồn kho 6 tháng đầu năm 2012 giảm làm cho số ngày tồn kho giảm theo, 6 tháng đầu năm 2011 là 350 ngày, 6 tháng đầu năm 2012 là 474 ngày, tăng 124 ngày so với đầu năm 2011. Qua phân tích ta thấy, hàng tồn kho của đầu năm 2012 nhiều hơn so với năm 2011, điều đó cho thấy Công ty quản lý hàng tồn kho chưa tốt. Ø Kỳ thu tiền bình quân Qua bảng ta thấy, số vòng quay các khoản phải thu của 6 tháng đầu năm 2011 là 33 ngày, 6 tháng đầu năm 2012 là 52 ngày tăng 20 ngày so với 6 tháng đầu năm 2011. Số vòng quay qua 6 tháng đầu năm 2012 giảm dần. 6 tháng đầu năm 2012 khoản phải thu bình quân cao, chứng tỏ Công ty sử dụng vốn tốt. Nhìn chung kỳ thu tiền bình quân trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012 tương đối tốt. Ø Vòng quay tài sản lưu động Vòng vay tài sản lưu động của 6 tháng đầu năm 2011 là 0,88 vòng, 6 tháng đầu năm 2012 là 0,46 vòng, giảm 0,42 vòng so với 6 tháng đầu năm 2011. Cứ một đồng tài sản lưu động đem lại 0,88 đồng doanh thu đầu năm 2011, một đồng tài sản lưu động đem lại 0,46 đồng doanh thu đầu năm 2012. Qua 6 tháng đầu năm nhìn chung Công ty sử dụng vốn tương đối tốt. Ø Vòng quay tài sản cố định Vòng quay tài sản cố định của 6 tháng đầu năm 2011 là 13,56 vòng, 6 tháng đầu năm 2012 là 15,47 vòng, tăng 1,91 vòng. Cụ thể một đồng vốn tài sản cố định đầu năm 2011 đem lại 13,56 đồng doanh thu, 6 tháng đầu năm 2012 một đồng vốn tài sản cố định đem lại 15,47 đồng doanh thu, tăng 1,91 đồng doanh thu. Nhìn chung 6 tháng đầu năm Công ty sử dụng vốn tài sản cố định tốt. Ø Vòng vay tổng tài sản Chỉ tiêu này đối với 6 tháng đầu năm chưa cao, một đồng vốn tạo ra 0,21 đồng doanh thu, giảm 0,58 đồng so với 6 tháng đầu năm 2011. Công ty sử dụng vốn trong 6 tháng đầu chưa hiệu quả. 4.5.2 Nhóm chỉ tiêu sinh lợi Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. Vì vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính mà bất cứ một đối tượng nào muốn đặt quan hệ với doanh nghiệp cũng đều quan tâm. Tuy nhiên, để nhận thức đúng đắn về lợi nhuận thì không phải chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản, nguồn lực kinh tế tài chính mà doanh nghiệp đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận trong từng phạm vi. Phân tích khả năng sinh lời thường sử dụng các chỉ tiêu sau : BẢNG 19: PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU SINH LỢI ĐVT: Ngàn đồng CHỈ TIÊU NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 (1) Lợi nhuận sau thuế 40.612.640 103.484.116 30.910.465 (57.736.287) (42.748.132) (2) Doanh thu thuần 14.612.128.977 29.339.157.600 23.947.749.326 10.866.283.639 9.704.499.235 (3) Vốn chủ sở hữu bình quân 703.878.150 775.926.528 901.696.213,5 857.357.837,5 868.912.587 (4) Tổng tài sản bình quân 7.569.274.158 10.661.114.972 14.728.913.057,5 13.713.021.886,5 45.882.965.264 Tỷ suất lợi nhuận/ Tài sản (ROA) % 0,54% 0,97% 0,21% (0,42%) (0,09%) Tỷ suất lợi nhuận/ Vốn chủ sở hữu (ROE) % 5,77% 13,34% 3,43% (6,73) (4,92) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) % 0,28% 0,35 0,13 (0,53%) (0,44) (Nguồn:Phòng tài chính – kế toán) 4.5.2.1 Hệ số lãi ròng (ROS) Tỷ số này phản ánh mức sinh lời trên doanh thu. Từ chỉ số trên ta thấy cứ 100 đồng doanh thu thì công ty sẽ nhận được 0,28 đồng lợi nhuận năm 2009, 0,35 đồng lợi nhuận năm 2010, 0,13 đồng lợi nhuận năm 2011. Năm 2010, tỷ suất lợi nhuận/doanh thu là cao nhất chứng tỏ sức tiêu thụ trên thị trường tăng lên nên đem lại lợi nhuận cho Công ty cao nhất trong ba năm. Tuy nhiên, tỷ suất sinh lời của doanh thu chưa cao, công ty cần có biện pháp cải thiện. Đối với 6 tháng đầu năm 2011, 2012 thì không được thu lợi nhuận mà còn thua lỗ, cứ 100 đồng doanh thu thì lỗ 0,53 đồng lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2011, đến 6 tháng đầu năm 2012, thì lỗ 0,44 đồng lợi nhuận. Công ty cần có biện pháp để cải thiện tình trạng để có thể thu về lợi nhuận cho Công ty. 4.5.2.2 Suất sinh lời của tài sản (ROA) Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời của một đồng tài sản được đầu tư, phản ánh hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết một đồng tài sản trong một thời gian nhất định tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp, tỷ số này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả. Ta nhận thấy cứ 100 đồng tài sản tạo ra 0,54 đồng lợi nhuận vào năm 2009, năm 2010 là 0,97 đồng, tăng lên 0,43 đồng so với năm 2009, và đến năm 2011 là 0,21 đồng, giảm 0,76 đồng lợi nhuận so với năm 2010. Qua đó cho thấy tỷ số này cao nhất vào năm 2010, nhưng nhìn chung thì các tỷ số lợi nhuận này quá thấp so với tổng tài sản Công ty bỏ ra để đầu tư. Do công ty bỏ vốn ra đầu tư nhiều nhưng lượng bán ra thấp hơn vốn mà Công ty đầu tư vào nên lợi nhuận thu được chưa tốt lắm. Vì vậy, trong những năm tới Công ty cần nâng cao hơn nữa việc sử dụng tài sản một cách hiệu quả nhất nhằm tạo ra lợi nhuận cao hơn, tức là việc sử dụng tài sản hiệu quả hơn. Đối với 6 tháng đầu năm 2011 – 2012, thì không thu được lợi nhuận mà còn lỗ. Cụ thể cứ 100 đồng tài sản bỏ ra thì lỗ 0,42 đồng lợi nhuận vào 6 tháng đầu năm 2011, và tiếp tục lỗ 0,09 đồng vào 6 tháng đầu năm 2012. Công ty cần nâng cao hơn nữa việc sử dụng tài sản một cách hiệu quả nhất nhằm tạo ra lợi nhuận cao hơn. 4.5.2.3 Suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2009, tỷ số này là 5,77% có nghĩa là 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 5,77 đồng lợi nhuận. Năm 2010, tỷ số này là 13,34 đồng tăng 7,57 đồng so với năm 2009, đến năm 2011 tỷ số này là 3,34 đồng, giảm 9,91 đồng so với năm 2010. Qua phân tích ta nhận thấy rằng ROE của Công ty cao hơn ROA gấp nhiều lần, điều đó cho thấy vốn tự có của Công ty là thấp và hoạt động chủ yếu từ các khoản nợ vay. vào năm 2010 tỷ số này là cao nhất, điều đó chứng tỏ trong năm 2010 Công ty sử dụng vốn có hiệu quả nhất. Và ROE của Công ty vào năm 2011 là thấp nhất. Nhìn chung thì Công ty sử dụng vốn tương đối tốt và công ty cần có biện pháp sử dụng vốn tốt hơn. Với 6 tháng đầu năm 2011 thì cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu lỗ 6,73 đồng, và sang 6 tháng đầu năm 2012 tăng 11,65 đồng so với năm 2011, nhưng vẫn lỗ 4,92 đồng. 4.6 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH INOX PHAT THÀNH Qua phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH inox Phát Thành năm 2009 – 2011 và 6 tháng đầu năm 2012, ta thấy công ty đã cố gắng thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực kinh doanh. Biểu hiện là năm 2010, tổng doanh thu của Công ty đạt cao nhất, nhưng sau đó lại giảm vì ảnh hưởng của nhiều nhân tố đã làm cho doanh thu của Công ty giảm. Yếu điểm của Công ty là sử dụng vốn quay quá lớn, chi phí cao làm cho lợi nhuận của Công ty giảm. Công ty có một số nhược điểm cần khắc phục, Công ty cần đề ra chỉ tiêu, phương hướng và có những biện pháp cụ thể để hạn chế lỗ từ hoạt động kinh doanh do tận dụng nhiều vốn vay, cần kiểm soát chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, giá vốn hàng bán. Khả năng thanh toán của Công ty tương đối tốt và Công ty có khả năng trả nợ cho khách hàng. Vòng quay hàng tồn kho của Công ty thấp nên dẫn đến hàng tồn kho của Công ty tăng. Tuy nhiên hàng tồn kho cao cũng có lợi khi xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá. Tốc độ luân chuyển vốn của công ty tương đối ổn. Công ty cũng có chính sách đầu tư cho tài sản cố đinh tốt. Tỷ suất sinh lời/doanh thu của Công ty còn ở mức thấp. Tỷ suất lợi nhuận/vốn của Công ty tương đối hiệu quả. Tóm lại, dựa vào những số liệu đã phân tích, ta thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2009 – 2011 tương đối ổn và Công ty đang cố gắng phấn đấu hơn. Mặc dù cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh nhưng Công ty vẫn thu được lợi nhuận sau mỗi năm. CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH HỮU HẠN INOX PHÁT THÀNH 5.1 NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 5.1.1 Nguyên nhân chủ quan Chưa có đội ngũ maketing chuyên nghiệp để quảng cáo hàng hóa và thương hiệu. Hiện tại Công ty chưa có phòng marketing. Vì chưa có phòng marketing nên còn hạn chế trong việc tìm kiếm thông tin thiết yếu về khách hàng, thị trường, xu hướng phát triển sắp tới của nền kinh tế thế giới cũng như những thông tin về đối thủ cạnh tranh. Đội ngủ nhân viên có tay nghề còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu của Công ty, Công ty phải tự đào tạo theo nhu cầu sử dụng, nguồn lao động hiện nay không ổn định do tình trạng nhảy việc, ngại khó, ... Ngày nay có nhiều mặt hàng thay thế để khách hàng lựa chọn, có thể cạnh tranh về mẫu mã, chất lượng, giá bán, phương thức thanh toán đã làm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty, ưu thế của Công ty là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực cung cấp nguyên liệu thép không rỉ chuyên doanh tại địa phương nên được uy tín trên thị trường. Ngoài ra cũng phải kể đến sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên, năng động, sáng tạo, có trình độ chuyên môn với tinh thần học hỏi, nhiệt tình trong công tác, đáp ứng được nhiệm vụ hiện tại. Tuy nhiên, cũng còn nhiều mặt chưa được khả quan như việc tổ chức, thực hiện, sắp xếp công việc trong Công ty chưa cải tiến, bổ sung liên tục nhưng chưa thật sự đáp ứng với tình hình, nhiệm vụ mới của Công ty. 5.1.2 Nguyên nhân khách quan Hiện nay nhu cầu về nguyên liệu inox cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và nhà ở là rất lớn, tuy nhiên không vì thế mà khách hàng dễ dàng hơn trong việc chọn lựa sản phẩm cho mình. Hơn nữa trong lĩnh vực kinh doanh các mặt hàng inox, sắt, thép, ... đã có nhiều thương hiệu để khách hàng lựa chọn. Trong những năm qua, giá sắt, thép và các mặt hàng inox luôn có xu hướng tăng. Do đó việc tiêu thụ của Công ty cũng gặp khó khăn trong thời điểm giá leo thang như hiện nay. 5.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty qua 3 năm 2009 - 2011 Dưạ trên kết quả đã phân tích ta nhận thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp qua 3 năm 2009-2011 đang trên đà phát triển. Tổng doanh thu sau thuế của Công ty chưa đồng đều, tốc độ tăng trưởng chậm, tôc độ luân chuyển vốn còn đôi chút khó khăn do Công ty sử dụng nguồn vốn vay quá lớn. Song song với sự tăng trưởng của kết quả hoạt động kinh doanh là sự đóng góp ngày càng nhiều vào ngân sách nhà nước thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp góp phần làm giàu Tổ Quốc. Tuy nhiên những chỉ số hoạt động cho thấy Công ty đang gặp khó khăn về vấn đề xoay chuyển vốn, những chỉ số còn rất thấp. Xét riêng giai đoạn 2009-2011 tất cả các chỉ tiêu đồng loạt giảm nhưng xét về mặt chủ quan thì hầu hết các công ty, doanh nghiệp đều chịu tác động của nền kinh tế lúc bấy giờ. Vì thế ta cần thấy rõ những điểm mạnh và hạn chế trong hiện tại để đề ra được những giải pháp phù hợp cho hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Tình hình doanh thu Tình hình doanh thu của công ty phát triển triển tương đối tốt. Đặc biêt năm 2010 doanh thu tăng vượt bật so với năm 2009 và năm 2011. Đây là mức tăng cao nhất trong giai đoạn từ năm 2009 – 2011. Trong yếu tố doanh thu thì doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2010, doanh thu này tăng đến 100,79% so với năm 2009. Đây là mức tăng trưởng của công ty trong ba năm qua. Doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty từ năm 2009 – 2011 còn rất thấp, năm 2010 doanh thu tăng hơn so với năm 2009 là 235,37%, năm 2011 doanh thu giảm 10,47% so với năm 2010. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh góp phần không nhỏ trong việc làm tăng tổng doanh thu cho công ty. Năm 2010, doanh thu này tăng 100,79% so với năm 2009 và năm 2011 giảm 18,38% so với năm 2010. Công ty hầu như không thu được doanh thu từ hoạt động khác. Tổng doanh thu của Công ty chủ yếu thu được từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tình chình chi phí Năm 2010, tổng chi phí của Công ty cao hơn so với năm 2009 một mức là 100,58%. Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán năm 2010 tăng cao hơn so với năm 2009 một mức là 103,40%, chi phí tài chính tăng, chi phí quản lý kinh doanh tăng so với năm 2009. Năm 2011, tổng chi phí của Công ty giảm 18,18% so với năm 2010 là do gia vốn bán hàng giảm, chi phí tài chính tăng, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm hơn so với năm 2010. Tình hình lợi nhuận Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty qua ba năm khồng đồng đều. Năm 2010 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là cao nhất trong ba năm, tăng 167,44% so với năm 2009, đến năm 2011 thì lợi nhuận giảm 71,64% so với năm 2010. Hoạt động tài chính của công ty bị thua lỗ, do doanh thu quá thấp, chi phí thí quá lớn nên Công ty không thu được lợi nhuần từ hoạt động này. Công ty cụng bị lỗ từ hoạt động khác. Tình hình tài chính - Hàng tồn kho Năm 2009 vòng quay hàng tồn kho là 1,69 vòng, năm 2010 là 2,09 vòng tăng 0,4 vòng so với năm 2009, và năm 2011 là 0,95 vòng giảm 1,14 vòng so với năm 2010. Lượng hàng tồn kho hiện nay của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao dẫn đến tình trạng lượng vốn bị ứ đọng, gây thiếu hụt vốn trang trải cho mọi hoạt động sản xuất. Tuy nhiên do đặc điểm của hàng tồn kho sẽ ít gây tổn thất cho chất lượng sản phẩm. - Kỳ thu tiền bình quân Ta thấy tỷ số này giảm dần qua các năm, năm 2010 là 27 ngày giảm 29 ngày so với năm 2009, va năm 2011 là 17 ngày giảm 10 ngày so với năm 2010. Căn cứ vào phương thức thanh toán của công ty là chủ yếu áp dụng hình thức trả chậm và trả ngay thì kỳ thu tiền bình quân như vậy là khá hợp lý. - Hiệu quả sử dụng vốn tài sản Năm 2009, 1đồng vốn tạo ra 1,93 đồng doanh thu, năm 2010 1đồng vốn tạo ra 2,75 đồng doanh thu, tăng 0,82 đồng doanh thu so với năm 2009. Đến năm 2011, 1 đồng vốn đem lại 1,63 đồng doanh thu, giảm 1,12 đồng so với năm 2010. Nhìn chung thì Công ty sử dụng vốn tương đối hiệu quả, công ty đang trên đà phát triển. Tình hình về khả năng sinh lợi - Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của công ty trong năm 2009, cứ 100 đồng doanh thu thì đem lại 0,28 đồng lợi nhuận, năm 2010 cứ 100 đồng doanh thu đem lại 0,35 đồng lợi nhuận tăng 0,07 đồng so với năm 2009, đến năm 2011 là 0,13 đồng lợi nhuận giảm 0,22 đồng so với năm 2010. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu còn quá thấp, Công ty cần có biện pháp để cải thiện tình trạng này. - Tỷ suất sinh lợi/tổng tài sản của Công ty chưa tốt lắm. Năm 2009, 100 đồng doanh thu tạo ra 0,54 đồng lợi nhuận, năm 2010 là 0,97 đồng tăng 0,43 đồng lợi nhuận so với năm 2009. Đến năm 2011, cứ 100 đồng doanh thu tạo ra 0,21 đồng lợi nhuận giảm 0,76 đồng so với năm 2010. Tỷ số này chưa cao, có tăng vào năm 2010 nhưng rất ít so với tổng tài sản Công ty bỏ ra để đầu tư. - Tỷ suất sinh lời/vốn chủ sở hữu ta nhận thấy rằng ROE của công ty tăng cao nhất vào năm 2010, 100 đồng doanh thu tạo ra 13,34 đồng lợi nhuận. Qua ba năm công ty sử dụng vốn chủ sở hữu tương đối tốt. 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 5.2.1 Giải pháp tăng doanh thu bán hàng Doanh thu bán hàng phụ thuộc vào các nhân tố như: khối lượng,chất lượng, giá cả và điều kiện thanh toán tiền hàng. Do đó, công ty TNHH Inox Phát Thành muốn tăng doanh thu bán hàng thì cần phải chú ý đến các yếu tố sau: * Về khối lượng và chất lượng hàng hóa Khối lượng hàng hóa tiêu thụ được nhiều hay ít phụ thuộc vào nhu cầu thị trường, vì vậy công ty nên chú ý đến những việc sau để tổ chức phụ vụ tốt cho quá trình bán ra. - Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường: Việc nghiên cứu cung cấp của thị trường là rất cần thiết đối với các đơn vị kinh doanh. Hiện nay công tác dự báo của công ty chưa được chú trọng đúng mức. Việc mua hàng thông qua một số ý kiến chủ quan và sự chào bán của các nhà cung ứng. Có nhiều phương pháp dự báo để công ty có thể áp dụng như sau: + Đối với các sản phẩm mà Công ty đã kinh doanh thì công ty dựa vào các hợp đồng đã ký, cùng với việc dựa vào dự đoán kinh doanh ở các đơn vị. Từ đó xác định số lượng và loại hàng phù hợp. + Đối với sản phẩm Công ty chưa từng kinh doanh thì công ty phải thăm dò thị trường, tìm kiếm những hợp đồng cung cấp mới thì mới có thể tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ. + Ngoài ra để công tác dự báo của Công ty có hiệu quả cần phải có sự đóng góp tích cực nhất từ lực lượng nhân viên công ty. Vì họ thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, hiểu rõ về chất lượng sản phẩm, cũng như các sản phẩm cạnh tranh. Công ty cần tiến hành phân loại thị trường, xác định khách hàng chủ yếu để dành vị thế kinh doanh với các đối thủ cạnh tranh. Công ty cũng nên xem xét và đánh giá tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đối với mặt hàng nào có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cao, nhằm nâng cao lợi nhuận của công ty. Trong công tác tiêu thụ sản phẩm Công ty cần tổ chức giao hàng đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng … - Chiến lược thâm nhập thị trường: Inox Phat Thành là một công ty có quy mô nhỏ, nguồn vốn kinh doanh không cao, vốn dành cho việc phát triển các chiến lược rất hạn chế. Do đó công ty không nên áp dụng các chiến lược thâm nhập thị trường với quy mô lớn, mà nên áp dụng chiến lược “thâm nhập thị trường mới từ các thị trường hiện tại”. * Điêu kiện thanh toán tiền hàng Thanh toán tiền hàng là một yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng, việc thanh toán có thuận lợi hay không phụ thuộc vào công tác kiểm tra tài chính của công ty như lập chứng từ thanh toán, yêu cầu khách hàng chấp hành kỷ luật thanh toán … 5.2.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản lưu động có ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của công ty. Một chức năng chủ yếu của tài sản lưu động tạo cho Công ty khả năng thanh toán cần thiết để duy trì khả năng thanh toán ngay trong cả những giai đoạn lạm phát kinh tế. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn gắn liền nhau, chẳng hạn thời gian đáo hạn trung bình của các khoản nợ ngắn hạn kéo dài hơn thì nhu cầu đối với những tài sản có tính chất thanh khoản cao thường ít hơn so với khi thời gian đáo hạn trung bình của các khỏan nợ ngắn hạn được rút ngắn hơn. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn có ảnh hưởng tích cực đến việc hạ thấp chi phí, nâng cao doanh thu bán hàng của công ty. Do đó không những giúp công ty có đủ vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất mà còn có thể hoàn thành các nghĩa vụ đối với nhà nước cũng như đối với người lao động. Công ty cần cố gắng đề ra kế hoạch sử dụng vốn phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh thực tế, thích ứng với từng thời điểm và nội dung sử dụng vốn nhằm khắc phục tình trạng dùng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. Nhanh chóng giải phóng các tài sản không cần sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả bằng cách thanh lý nhượng bán sớm thu hồi lại vốn. 5.2.3 Giải pháp hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh Trước hết, hạ thấp chi phí sẽ có thêm nguồn vốn để kinh doanh. Trong điều kiện giá cả ổn định, nếu chi phí sản xuất của doanh nghiệp thấp thì lãi càng tăng và nguồn vốn tái hoạt động kinh doanh càng lớn. Hạ thấp chi phí còn là điều kiện để doanh nghiệp có thể linh hoạt trong việc định giá bán, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Muốn hạ thấp chi phí kinh doanh cần chú ý kiểm soát các mặt sau: - Kiểm soát giá vốn bán hàng: Tiết kiệm chi phí trong việc mua hàng. Khi thu mua nguyên vật liệu công ty nên có kế hoạch thu mua rõ ràng theo yêu cầu sản xuất, phải kiểm tra số lượng lẫn chất lượng nguồn nguyên liệu. Hiện nay, thị trường vật liệu sắt thép biến động rất nhiều do đó công ty cần dự đoán tình hình biến động giá của nguyên vật liệu. Khi công ty dự đoán được tình hình thị trường giá những loại này sẽ tăng nữa thì nên mua vào với khối lượng nhiều để tránh sự gia tăng giá quá cao sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến giá thành sản phẩm. Trường hợp không dự đoán được công ty nên tồn trữ với khối lượng vừa đủ dùng để giảm ảnh hưởng của giá giản vì nếu tồn kho nhiều khi giá giảm công ty phải gánh chịu một khoản chi phí rất lớn. Công ty nên phát huy tốt mối quan hệ với nhà cung cấp nguyên liệu để mua được với giá rẻ hơn. Nâng cao năng suất lao động, nâng cao công suất sử dụng thiết bị máy móc và tài sản cố định nhằm giảm giá thành sản phẩm. Đối với các đơn vị cung ứng công ty cũng cần xây dựng mối quan hệ kinh tế mang tính lâu dài và ổn định để có thể mua được nguồn nguyên liệu đầu vào với giá ưu đãi hơn. - Kiểm sóat chi phí quản lý doanh nghiệp Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp, xây dựng định mức sử dụng điện, nước, điện thoại, lập dự toán chi phí ngắn hạn giúp công ty quản lý chi phí cụ thể hơn. Thực hiện công khai chi phí đến từng bộ phận liên quan để đề ra biện pháp cụ thể tiết kiệm chi phí., ví dụ: đối với chi phí văn phòng phẩm, tuy nhiên không thể khống chế nó ở mức quá thấp vì nó chi hỗ trợ cho văn phòng làm việc, hoặc đối với chi phí hội họp, tiếp khách, công ty cần lập ra một biên độ dao động thích hợp. Nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm trong cán bô, nhân viên, xây dựng quy chế thưởng phạt về sử dụng tiết kiệm hoặc lãng phí tài sản của doanh nghiệp. Hằng năm vốn vay của Công ty cao nên chi phí tài chính luôn cao dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động này lỗ. Vì vậy, Công ty cần tận dụng nguồn vốn quay với lãi suất thấp, khai thác các nguồn vốn với lãi suất ưu đãi, kêu gọi nhà đầu tư quan tâm đến sản phẩm, hỗ trợ nâng cao vốn để giảm chi phí tài chính. 5.2.4 Một số giải pháp khác - Công ty cần có một số cải thiện trong hoạt động quảng cáo để kích thích nhu cầu khách hàng về sản phẩm của công ty và mở rộng thị trường bằng một số hình thức quảng cáo trên báo đài, internet cùng với mở rộng hình thức khuyến mãi đẩy tốc độ tăng trưởng doanh thu. - Công ty nên quan tâm vào các hoạt động tài chính khác như tham gia thị trường chứng khoán, mua bán ngoại tệ, … ngoài hoạt động tín dụng và các hoạt động đầu tư khác. - Công ty phải chú trọng vào công tác sắp xếp, bố trí công việc phù hợp với khả năng, đảm bảo đúng người đúng việc, được như vậy thì mới có khả năng nâng cao năng suất lao động. - Đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, nâng cao năng lực quản lý của cán bộ chủ chốt, có chính sách đãi ngộ lao động hợp lý. - Công ty cần chú trọng đến việc tạo ý thức đoàn kết trong công ty, tạo sự phấn khởi, hăng hái làm việc đặc biệt là tạo được sự thân thiện giữa các nhân viên trong công ty với nhau, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của nhân viên. Các giải pháp trên hy vọng rằng sẽ mang lại những tác dụng nhất định góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, nó sẽ vô hiệu nếu như không được khai triển và tiến hành đồng bộ. CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Công ty TNHH Inox Phát Thành là công ty có quy mô nhỏ, thành lập chưa lâu. Qua việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trong hơn ba năm gần đay ta cũng thấy những cố gắng của công ty trong việc cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trong hơn ba năm qua mặc dù kết quả kinh doanh ban đầu chưa đạt được lợi nhuận như mong muốn nhưng công ty cũng phần có được lợi nhuận. Công ty vẫn còn nhiều hạn chế trong hoạt động kinh doanh cũng như trong công tác quản lý chi phí lợi nhuận chưa thật hợp lý. Đồng thời với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường hiện nay gây không ít khó khăn cho công ty. Tuy gặp khó khăn nhưng công ty đã không ngừng khẳng định mình trong lĩnh vực kinh doanh. Trước tình hình đầy biến động của nền kinh tế thế giới trong những năm qua cùng với sự thay đổi liên tục của các chính sách quản lý kinh tế ở nước ta phần nào gây cho công ty gặp không ít khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Doanh thu tăng lên nhưng chi phí lại tăng nhanh với tốc độ tăng của doanh thu làm cho lợi nhuận của công ty bị ảnh hưởng rất lớn. Bên cạnh đó vấn đề quản lý sử dụng vốn của công ty cũng cần phải xem xét lại, công ty cần cân đối lại nguồn vốn kinh doanh, đẩy mạnh hơn nữa việc tìm kiếm khách hàng mới để tăng doanh thu, đồng thời sử dụng chi phí một cách tiết kiệm để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tài chính ổn định và đứng vững trên thị trường. Với tiềm năng sẵn có, công ty là một doanh nghiệp đã có uy tín trên thị trường và công ty đang trên đà phát triển thì việc khắc phục những tồn tại hiện có, nghiên cứu để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhằm gia tăng lợi nhuận và tiếp tục khẳng định mình trong một nền kinh tế thị trường đày biến động sẽ là không qua khó khăn. Tin rằng với những thành quả đạt được ngày hôm nay, công ty sẽ phát triển không ngừng và lớn mạnh trong tương lai. 6.2 KIẾN NGHỊ Nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của công ty và khắc phục một số hạn chế em xin kiến nghị một vài ý kiến của mình với mong muốn đưa doanh nghiệp đi lên ngày một vững mạnh. * Đối với công ty - Cần phải lập kế hoạch dự báo nhu cầu của thị trường để có cơ sở lên kế hoạch kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa phù hợp tránh tình trạng hàng tồn kho quá nhiều làm ứ động vốn và tốn chi phí lưu kho, bảo quản. - Để đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh, Công ty cần huy động từ nhiều nguồn khác nhau như cố gắng sử dụng các nguồn vốn chiếm dụng hợp pháp, khuyến khích và yêu cầu các đơn vị trả trước hoặc ứng một phần giá trị hàng hóa bán được, huy động vốn dư thừa từ trong nội bộ công ty. - Công ty cần có bộ phận marketing để nghiên cứu thị trường và thăm dò thị trường trước khi có một quyết định quan trọng. - Trang bị đầy đủ công cụ dụng cụ cũng như những trang thiết bị cần thiết để nhân viên có thể phát huy tối đa khả năng của mình trong công việc. - Đưa vào hợp đồng những điều khoản thương lượng về giá, hạn chế việc ký kết các hợp đồng trả chậm giảm thời gian giam vốn và sự tổn thất do chênh lệch tỷ giá vào thời điểm giao hàng và thời điểm thanh toán. - Thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên bán hàng bởi vì họ là một trong những những nguồn nhân lực thúc đẩy sự gia tăng doanh thu của công ty. Trong cơ chế nền kinh tế thị trường thì ucng cách phụ vụ khách hàng là yếu tố quan trọng. Vì vậy đội ngủ ngủ nhân viên này cần được huấn luyện thông qua các khóa học về marketing nhằm tạo sự hài long từ khách hàng khi họ mua hàng ở công ty. * Đối với nhà nước Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, có chính sách ưu đãi về thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Các ngân hàng tạo mọi điều kiện để Công ty vay vốn để bổ sung vốn kinh doanh cho những mục tiêu mà công ty đã định hướng với lãi suất ưu đãi và dài hạn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tấn Bình (2003). Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh. 2. Đặng Thị Kim Cương, Phạm Văn Dược. Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Tổng Hợp, Thành Phố Hồ Chí Minh. 3. Phan Đức Dũng, Nguyễn Thị Mỵ (2006). Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống Kê, Thành Phố Hồ Chí Minh. 4. Đỗ Thị Tuyết, Trương Hòa Bình (2005). Quản trị doanh nghiệp, Tủ sách Đại Học Cần Thơ. 5. Nguyễn Thanh Nguyệt, Trần Ái Kết (2001). Quản trị tài chính, Tủ sách Trường Đại học Cần Thơ. 6. Nguyễn Minh Kiều (2009). Tài chính Doanh Nghiệp căn bản, NXB Thống Kê. 7. Các báo cáo tài chính của công ty qua các năm 2009 – 2011. .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docphan_tich_hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_cong_ty_tnhh_inox_phat_th_.doc
Luận văn liên quan