Đề tài Thực trạng và giải pháp cho vấn đề bất cân xứng thông tin trên thị trường Chứng khoán Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU Năm 2007 được xem như một năm phát triển vượt bậc của thị trường chứng khoán Việt Nam kể từ khi ra đời vào tháng 07/2000. Qua 7 năm hoạt động, TTCKVN đã có nhiều bước thăng trầm, đã thu hút được ngày càng nhiều sự chú ý của những nhà đầu tư từ những nhà đầu tư nhỏ lẻ, đến những quỹ đầu tư tổ chức; từ những nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. TTCKVN đã và đang phát triển như một kênh sử dụng vốn nhàn rỗi của xã hội, góp phần tối đa hóa nguồn lực xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập. Một trong số đó là vấn đề bất cân xứng thông tin trong thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Vấn đề này có tác động không những lâu dài mà còn gây ra những ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý, niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán và những cơ quan quản lý. Cùng với quá trình toàn cầu hóa thế giới và tiến trình hội nhập của Việt Nam với các nền kinh tế trong khu vực và cả thế giới, yêu cầu làm sao đề hạn chế bất cân xứng thông tin trong TTCK, làm cách nào để nâng cao chất lượng công bố thông tin, đảm bảo cho TTCK vận hành công bằng, hiệu quả, công khai và minh bạch được đặt ra rất cấp thiết. Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của những vấn đề trên, và với mong muốn được góp chút ít công sức vào việc xây dựng và phát triển TTCKVN thành một thị trường hoàn hảo, em đã chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp cho vấn đề bất cân xứng thông tin trên thị trường Chứng khoán Việt Nam” làm khóa luận tốt nghiệp. MỤC LỤC MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1 1.1 Thông tin là gì? 1 1.2 Sự bất cân xứng thông tin trong thị trường tài chính . 1 1.2.1 Bất cân xứng thông tin (BCXTT) là gì? 1 1.2.2 Các biểu hiện của BCXTT trong thị trường tài chính 2 1.2.2.1 Sự lựa chọn trái ngược . 7 1.2.2.2 Tâm lý ỷ lại 11 1.2.2.3 Chi phí quản lý 11 1.2.3 Những biện pháp để hạn chế vấn đề BCXTT . 13 1.2.3.1 Giảm thiểu sự lựa chọn bất lợi . 13 a. Phát tín hiệu 13 b. Sàng lọc 13 1.2.3.2 Kiểm soát tâm lý ỷ lại 14 a. Cơ chế trực tiếp . 14 b. Cơ chế gián tiếp 14 CHƯƠNG II: BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 16 2.1 Nhìn lại TTCK Việt Nam sau 8 năm hoạt động . 16 2.1.1 Phác họa bức tranh toàn cảnh 16 2.1.2 Đánh giá tính hiệu quả của TTCK Việt Nam . 16 2.1.2.1 Trong TTCK Việt Nam có hiện tượng “tâm lý bầy đàn” hay không? 16 a. Giai đoạn sơ khai: từ 28/07/2000 đến 25/06/2001 b. Giai đoạn 2: từ 25/06/2001 đến 31/12/2003 c. Giai đoạn 3: từ 01/01/2004 đến 31/01/2006 d. Giai đoạn 4: từ 06/02/2006 đến 27/12/2007 2.1.2.2 Kiểm định tính độc lập của tỷ suất sinh lợi của các cổ phiếu 22 a. Miêu tả dữ liệu . 22 b. Phương pháp luận . 23 c. Các kết quả của kiểm nghiệm 25 2.1.3 Nhìn nhận những vấn đề còn tồn tại 27 2.2 Bất cân xứng thông tin trên TTCK Việt Nam 29 2.2.1 Tính minh bạch thông tin . 29 2.2.1.1 Sự lựa chọn bất lợi . 29 a. Giao dịch nội gián 29 b. Thiếu minh bạch trong IPO . 29 c. Các hiện tượng khác 32 2.2.1.2 Rủi ro đạo đức . 34 CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG BCXTT TRÊN TTCK VIỆT NAM 37 3.1. Các biện pháp đã thực hiện trong thời gian qua 37 3.1.1 Giai đoạn trước khi Luật chứng khoán ra đời . 38 3.1.1.1 Nghị định 144/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chứng khoán và Thị trường Chứng khoán . 38 3.1.1.2 Nghị định 161/2004/NĐ-CP 38 3.1.1.3 Quyết định số 79/2000/QĐ-UBCK . 38 3.1.1.4 Thông tư 57/2004/TT-BTC . 38 3.1.2 Giai đoạn từ sau khi Luật chứng khoán ra đời vào ngày 29/6/2006 39 3.2 Những kiến nghị nhằm khắc phục tình trạng bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam 40 3.2.1 Giải pháp nhằm làm minh bạch thông tin . 40 3.2.1.1 Hoàn thiện khung pháp lý 40 3.2.1.2 Cải thiện hệ thống kế toán, kiểm toán . 42 3.2.1.3 Các công ty niêm yết 42 3.2.1.4 Các công ty chứng khoán . 44 3.2.1.5 Đối với Sở giao dịch Chứng khoán 44 3.2.1.6 Đối với Thị trường giao dịch Chứng khoán nói chung . 44 3.2.2 Giải pháp về cơ sở hạ tầng . 45 3.2.2.1. Hướng tới việc xây dựng và phát triển một hệ thống công bố thông tin số hóa sử dụng XML.(xem thêm ở phụ lục 2) 45 3.2.2.2. Nâng cấp và phát triển hệ thống công nghệ thông tin trong hệ thống giao dịch 46 3.2.2.3 Nâng cao chất lượng các bản tin thị trường chứng khoán, các website của SGDCK , TTGDCK và UBCKNN . 47 3.2.2.4 Nâng cao năng lực của giới truyền thông . 48 3.2.3 Giải pháp về tiếp nhận thông tin 48 PHẦN PHỤ LỤC

pdf55 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4799 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp cho vấn đề bất cân xứng thông tin trên thị trường Chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển một cách bền vững và đi vào hoạt động một cách hiệu quả được. 33 2.2 Bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Quá trình hình thành, chuyển động và kết thúc của “thông tin”: Thông tin => Công bố thông tin => Tiếp nhận thông tin Bất cân xứng thông tin bắt nguồn từ quá trình hình thành, truyền và tiếp nhận thông tin. Bất cân xứng thông tin càng trở nên phổ biến và trầm trọng khi tính minh bạch thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin và khả năng tiếp nhận thông tin yếu. 2.2.1 Sự lựa chọn bất lợi: 2.2.1.1 IPO: IPO (chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Initial Public Offering) có nghĩa là phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu. Theo thông lệ tài chính trong kinh doanh, việc phát hành này có nghĩa là một doanh nghiệp lần đầu tiên huy động vốn từ công chúng rộng rãi bằng cách phát hành các cổ phiếu phổ thông, nghĩa là cổ phiếu ghi nhận quyền sở hữu đúng nghĩa và người nắm giữ có quyền biểu quyết tương ứng trong các kỳ họp Đại hội đồng Cổ đông thường niên hay bất thường. Một phần của IPO có thể là chuyển nhượng cổ phần của cổ đông hiện hữu. Với cái nhìn sơ lược trên, chúng ta đã hiểu phần nào về bản chất, cách thức thực hiện và một số hiện tượng liên quan đến IPO. Ở đây chúng ta không nghiên cứu là IPO có phải là một quá trình hoàn thiện để doanh nghiệp huy động vốn bằng cách bán cổ phần ra công chúng ( lần đầu tiên ) hay không, mà trong giới hạn đề tài này chúng ta sẽ nghiên cứu tại sao một quá trình, với các quy định “có vẻ” nghiêm ngặt như vậy, khi áp dụng vào thị trưòng Việt Nam lại gây ra các hiện tưọng làm xôn xao dư luận suốt thời gian qua? Và các hiện tưọng này được giải thích dưói góc độ “hàn lâm” như thế nào? Trả lời cho câu hỏi đầu tiên, chúng ta cùng “đi vào” thị trưòng Việt Nam để cùng “mắt thấy, tai nghe”. Theo Quyết định số 2255 do Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng ký ngày 19/12, ông Vũ Anh đã cùng một số cá nhân khác cố tình che giấu hợp đồng liên doanh ký với Công ty Janapua Ltd (Ireland) mua trọn số cổ phần đấu giá lần đầu của Intimex để trục lợi. Mắc lỗi tương tự sếp tổng, kế toán trưởng của công ty là bà Nguyễn Thị Oanh cùng bị cách chức. 34 Phiên đấu giá cổ phần lần đầu của Intimex đã diễn ra tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội hôm 12/4 với sự tham gia của 1.078 nhà đầu tư. Gần 1,7 triệu cổ phần với giá khởi điểm 10.200 đồng được chào bán, song khối lượng đặt mua lên tới gần 33 triệu đơn vị. Kết quả, chỉ có 1 tổ chức và 10 nhà đầu tư cá nhân trúng đấu giá, với giá trúng bình quân 160.025 đồng. Ngay sau phiên đấu giá, nhiều người lao động trong công ty phản ánh bản cáo bạch đưa thông tin Intimex đang thua lỗ mà 10 cá nhân trong đó có một số lãnh đạo công ty và người nhà của họ lại đặt mua cổ phiếu với giá cao gấp 16 lần so với khởi điểm. Thực tế, ban giám đốc công ty Intimex đã giấu các quyết định thuê đất trong cuộc đấu giá cổ phần của Công ty Intimex (thuộc Bộ Thương mại) gần đây. Thông tin này được giữ bí mật, chỉ có một số người trong nội bộ công ty biết. Chỉ khi đấu giá xong thì các nhà đầu tư mới vỡ lẽ công ty đang nắm giữ một khối bất động sản khổng lồ vừa được cơ quan có thẩm quyền cho thuê (trong cáo bạch trước đó, số tài sản này bằng 0). Những hiện tượng trên đang ngày càng trở nên phổ biến trên thị trường chứng khoán Việt Nam, và với quy mô càng lớn thì mức độ và tầm ảnh hưỏng ngày càng nghiêm trọng hơn. Những điểm đáng chú ý trong quá trình IPO các doanh nghiệp đó là quá trình định giá doanh nghiệp, thông tin không rõ ràng về kết quả kinh doanh, và việc sử dụng nguồn vốn thặng dư sau khi IPO. - Định giá doanh nghiệp: Các doanh nghiệp này có một đặc điểm khá trùng lặp là có số vốn điều lệ rất thấp trước khi IPO, cụ thể Bảo Việt 1800 tỷ sau khi IPO là 6.800 tỷ, VCB là 4.300 tỷ sau khi IPO là 15.000 tỷ, Sabeco 2.200 tỷ sau khi IPO là 6.400 tỷ. Với số vốn điều lệ bỗng nhiên lớn như vậy, tỷ xuất lợi nhuận trên vốn đương nhiên giảm, tỷ số P/E (Giá/Thu nhập mỗi cổ phần) sẽ rất cao nếu so sánh với tỷ số P/E của các cổ phiếu Bluechip tốt đang giao dịch trên sàn HOSE và HASTC. Giá đấu bình quân của Bảo Việt 71.000 tương ứng P/E là 140 lần, giá VCB là 107.800 tương ứng P/E 87 lần và Sabeco dự kiến giá đấu bình quân là 71.000 tương ứng P/E là 53 lần. Đại diện các doanh nghiệp giải thích: sở dĩ vốn điều lệ có sự điều chỉnh lớn như vậy là do tổ chức tư vấn nước ngoài xác định lại giá trị doanh nghiệp, đó là số vốn chủ 35 sở hữu của doanh nghiệp và qui mô của doanh nghiệp cần phải có một số vốn lớn như vậy để thích ứng với tình hình mới. Nhưng ngay cả như VCB cũng chỉ nói chung chung chứ họ cũng không đưa được dữ liệu cụ thể chứng minh tổ chức nước ngoài nào tư vấn cho họ về giá trị doanh nghiệp. Chúng ta hãy thử phân tích hai doanh nghiệp trên trên sàn HOSC là GMD và SGH. GMD hiện có vốn điều lệ 455 tỷ, EPS là 5.350, P/E tương ứng 22,41 lần, vốn chủ sở hữu tính đến 30/9/2006 là 2.917 tỷ, giá trị sổ sách là 64.109 tỷ. Giả sử GMD bây giờ mới tiến hành IPO, thay vì đưa số vốn điều lệ 455 tỷ ra IPO, GMD lại đưa vốn chủ sở hữu của mình 2.917 tỷ làm vốn điều lệ và mức giá khởi điểm để IPO là 70.000đ. Nếu là nhà đầu tư bạn có mua GMD với số vốn điều lệ được tính lại trên cơ sở vốn chủ sở hữu không nếu giá khởi điểm là 70.000 đ? Lợi nhuận năm 2007 của GMD ước đạt 250 tỷ trên vốn điều lệ 2.917 tỷ, EPS là 857 đ, P/E là 81 lần. SGH hiện có vốn điều lệ 17,66 tỷ, EPS 2.230 đ tương ứng P/E là 49,40 lần, thực tế thì SGH lên sàn cũng đã lâu rồi tại thời điểm đó Vn-Index rất thấp, giá trị bất động sản, vàng cũng rẻ, các nhà đầu tư nước ngoài đã nhìn ra được vấn đề này trong năm 2006. Năm 2007 họ liên tục mua vào SGH khiến một chuyên gia đầu ngành về chứng khoán của ta còn không hiểu và lý giải nổi tại sao giá của SGH lại cao gấp đôi giá PVI. Thật là một sự so sánh khá khập khiễng. Rất đơn giản một khách sạn nằm tại trung tâm Sài Gòn thì không thể có giá hơn 10 tỷ được, số tiền này để xây khách sạn hay mua một ngôi nhà kha khá trong khu Phú Mỹ Hưng còn chưa được, vậy giá của SGH có lúc lên tới 18, 20 chấm là điều dễ hiểu. Giả sử SGH bây giờ lên sàn, doanh nghiệp cũng tính đủ vốn như VCB đã tính là cỡ 250 tỷ chẳng hạn và đưa ra mức giá khởi điểm 30.000 đ, vậy bạn có mua cổ phiếu của SGH với giá 30.000đ trên vốn điều lệ 250 tỷ không? - Sự minh bạch của thông tin: Có một đặc điểm chung của khối doanh nghiệp cổ phần hoá khi IPO là nhà đầu tư biết rất ít thông tin về các doanh nghiệp này, kết quả kinh doanh rất nghèo nàn, chi phí quản lý doanh nghiệp cao, nội dung các bản cáo bạch thông tin không đầy đủ rõ ràng, phần vốn thặng dư sau IPO không biết được giữ lại bao nhiêu, đơn vị tư vấn thì có khi lại chính công ty con của mình như VCB. VCBS liệu có công tâm hoàn toàn trong việc công bố thông tin khi VCBS lại là con đẻ của VCB, thông tin nghèo nàn, chỉ số tài chính không 36 hấp dẫn... Nhà đầu tư khi đấu giá luôn trong tình trạng vừa đọc vừa đoán, vừa kỳ vọng về một sự bùng nổ nào đó sau cổ phần hoá như PVD chẳng hạn. Phải chăng đã không cuốn hút được đông đảo nhà đầu tư tham gia như đầu năm 2007? Sự thiếu minh bạch trong công bố thông tin doanh nghiệp lại chủ yếu xuất phát từ bản thân chính doanh nghiệp: che dấu thông tin về đối tác liên doanh, quyền sử dụng đất để một số lãnh đạo công ty Intimex trúng giá đấu, VCB đưa vào quĩ dự phòng quá cao, các khoản đầu tư tài chính thông tin chưa cụ thể, báo cáo tài chính tự nhiên xấu đi so với các năm trước, vấn đề xung đột lợi ích được đặt ra bởi lẽ lãnh đạo cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp họ được mua cổ phần ưu đãi giảm 40% so với giá đấu bình quân. Mọi thông tin tốt đẹp quá, phơi bầy quá chắc chắn sẽ đẩy giá cổ phiếu bình quân của họ lên cao. Những hiện tượng về IPO ở Việt Nam đã được chúng ta “mắt thấy, tai nghe”, và hơn thế nữa, chúng ta đã cùng nhau đi tìm lời giải thích cho các hiện tượng này: quá trình định giá doanh nghiệp không minh bạch, thông tin bị che dấu hoặc bị làm sai lạc…Và theo góc độ khoa học, đó chính là biểu hiện “sự lựa chọn bất lợi” trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Việc định giá doanh nghiệp không minh bạch, thông tin bị che dấu và bị làm sai lạc… đã khiến cho các nhà đầu tư khi tham gia vào quá trình IPO của các công ty sẽ không có đủ các thông tin cần thiết để đi đến một mức giá chính xác: định giá cao (hoặc định giá thấp ) so với thực tế theo thông tin đã cung cấp từ phía các doanh nghiệp này trước IPO, và điều này sẽ gây tổn thất rất nghiêm trọng cho các bên tham gia vào IPO, tạo ra tâm lý không tin tưởng đối với các nhà đầu tư trên thị trường, gây thất thoát vốn nhà nước khi thực hiện IPO các doanh nghiệp nhà nước,… 2.2.1.2. Các hiện tượng khác: - Hiện tượng lừa đảo: Đây không phải là hiện tượng phổ biến trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhưng rất đáng cảnh báo các nhà đầu tư nghiệp dư, đặc biệt những người không có kiến thức về chứng khoán và kinh tế lại có tham vọng làm giàu bằng kinh doanh chứng khoán. Điển hình nhất là vụ Lý Thị Trúc Quỳnh, nguyên Trưởng phòng của Công ty Bảo hiểm Bảo Minh, Hà Nội. Cuối năm 2005, lợi dụng việc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (viết tắt là VCB) chuẩn bị phát hành trái phiếu tăng vốn điều lệ, Lý Thị Trúc 37 Quỳnh “rỉ tai” một số người quen rằng, Quỳnh có nguồn mua 4 tỉ đồng tiền trái phiếu VCB với giá ưu đãi, chỉ bằng 80% mệnh giá, và tiếp đó là các giao dịch cổ phiếu trị giá 11 tỉ đồng của Ngân hàng Phương Nam (PNB), cổ phiếu mệnh giá 5 tỉ đồng của Ngân hàng Phát triển nhà Hà Nội (HBB). Nhưng đó thực chất là các giao dịch giả, khi bị bắt tạm giam về hành vi lừa đảo, Lý Thị Trúc Quỳnh mới thú nhận rằng, thực ra, Quỳnh không có các cổ phiếu của VCB, của HBB... mà rao bán. Việc bán cổ phiếu của Quỳnh chỉ vì thấy nguồn lợi quá lớn từ việc thiếu hiểu biết những nhà đầu tư hám lời. Phòng PC14 Công an Hà Nội vừa bắt giam Tường Duy Lập, lái xe cho Giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển nhân lực và thương mại thuộc Vinaconex. Do ham mê cờ bạc dẫn đến nợ nần chồng chất, không có tiền thanh toán, lại thấy cổ phiếu của Vinaconex được nhiều người quan tâm nên Lập đã tung tin có 180.000 cổ phiếu của công ty Vinacomex để lừa đảo kiếm tiền trang trải nợ nần. Và, thế là rất nhiều người đã mắc bẫy lừa đảo của Lập. Thông tin ban đầu từ Cơ quan điều tra cho biết Lập đã chiếm đoạt khoảng gần 700 triệu đồng của những người đặt mua cổ phiếu. - Hiện tượng tung tin đồn: Trong thời gian 6 năm hoạt động của thị trường chứng khoán, có không ít tin đồn ảnh hưởng đến uy tín của các công ty niêm yết. Các tin này thường được tung ra trên các diễn đàn chứng khoán (forum), trên các sàn giao dịch chứng khoán, hoặc được truyền miệng. Do nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm, kỹ năng để kiểm chứng nguồn thông tin, đồng thời do cơ chế thông tin của doanh nghiệp còn yếu kém, chậm chạp nên dẫn đến gây tâm lý hoang mang cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến giá cả cổ phiếu trên thị trường. Trong khi đó, các quy định của Nhà nước về việc xử phạt đối với việc tung tin đồn trên thị trường chứng khoán vẫn còn trong giai đoạn soạn thảo. Cơ chế phát hiện đối với việc tung tin đồn cũng chưa rõ ràng. Năm 2007, tại Tp.HCM đã nổi lên hiện tượng săn lùng cổ phiếu Ngân hàng Việt Hoa và Ngân hàng Châu Á -Thái Bình Dương (đây là 2 trong 4 ngân hàng đang bị NHNN giám sát đặt biệt). Nguyên nhân là do thị trường rộ lên tin NHNN chuẩn bị dỡ bỏ lệnh giám sát đặc biệt đối với hai ngân hàng này. Lập tức cổ phiếu của Ngân hàng Châu Á –Thái Bình Dương vọt lên 3.7 lần, song giấy tờ giao dịch cũng chỉ là tờ cam kết viết bằng tay ! 38 Công ty Chứng khoán Thiên Việt (TVS) cũng được giới đầu tư chú ý trong tuần qua, vì báo chí phanh phui việc biến một cuộc đối thoại tìm hiểu thị trường của Tập đoàn Goldman Sachs (Hoa Kỳ) thành một thỏa thuận hợp tác chiến lược với công ty này. Với “chiêu” đánh bóng này, đã đưa giá khởi điểm của cổ phiếu TVS lên 4 lần mệnh giá khi chào bán. Sau đó thị trường OTC còn đẩy thị giá cổ phiếu vượt qua mức 7 lần mệnh giá. Nhưng do lùm xùm sự cố về nhân sự tổng giám đốc, khiến cho thị giá cổ phiếu chỉ còn 2.5 lần mệnh giá! Cũng trong năm, cổ phiếu của Công ty cổ phần Nông Dược H.A.I liên tục bứt phá ngoạn mục trên sàn chứng khoán Hà Nội (tăng từ 4.5 lên 8.4 lần mệnh giá) khi có thông tin Công ty H.A.I có kế hoạch chuyển sàn và tăng vốn điều lệ. Tuy nhiên, ngày 9-3-2007 Công ty H.A.I đã gửi công văn đến Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội để thông báo hiện nay công ty chưa có kế hoạch chuyển lên niêm yết trên sàn TPHCM, cũng như chưa có kế hoạch tăng vốn lên 200 tỷ đồng như thông tin đăng tải trên báo điện tử Vietnamnet trong đầu tháng 3-2007. - Hiện tượng các cơ quan truyền thông cung cấp thông tin sai lệch, không đủ: Đây không phải là hiện tượng phổ biến nhưng khiến cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp không mấy tin cậy vào chất lượng thông tin của các cơ quan báo chí. Ví dụ, thông tin về SJS "sập sàn" do báo Tiền phong điện tử đăng ngày 12/1/20076. Thực chất là do SJS chia 3 cổ phiếu thưởng cho 1 cổ phiếu hiện tại nên giá cổ phiếu của công ty giảm tương ứng từ 728.000đ/CP xuống còn 190.000đ/CP. Mặt khác, về nội dung thông tin do cơ quan truyền thông cung cấp, chủ yếu vẫn là tin tức, diễn biến thị trường, chưa có nhiều các thông tin nhận định phân tích mang tính định hướng cho nhà đầu tư và thị trường. Ngoài ra còn nhiều hiện tượng khác về việc một số nhà đầu tư làm giá, tạo cung cầu ảo trên thị trường khiến cho giá cả biến động mạnh. Sự thua thiệt thuộc về các nhà đầu tư cá nhân, không có nguồn tin nội bộ, khi muốn mua thì không thể nào tìm được nguồn mua do các nhà đầu tư lớn đã thâu tóm toàn bộ, khi muốn bán thì cũng không thể nào bán được do thị trường bão hòa... 2.2.2 Rủi ro đạo đức: Sự tách biệt quyền quản lý - kiểm soát, những tổn thất do phân quyền (agency costs) và bất cân xứng thông tin: VẤN ĐỀ GIỮA NGƯỜI ỦY THÁC - NGƯỜI ĐẠI LÝ 39 Trong một nền kinh tế phát triển ở trình độ cao, quy mô và mức độ phức tạp của các doanh nghiệp khiến cho việc điều hành trực tiếp của các chủ doanh nghiệp trở nên không khả thi và thiếu hiệu quả. Việc điều hành những doanh nghiệp quy mô lớn và phức tạp đòi hỏi những kỹ năng và phẩm chất mà không phải nhà đầu tư nào cũng có được. Thực tế đó dẫn tới sự tách biệt giữa quyền quản lý và quyền kiểm soát (ownership – control). Những người có vốn nhưng không có khả năng quản lý đầu tư vào các doanh nghiệp và trở thành ông chủ (owner, hay còn gọi là nhà đầu tư - investor). Các ông chủ này sẽ thuê những chuyên gia có đủ năng lực điều hành doanh nghiệp của mình, thường gọi là giám đốc (Chief Executive Officer). Sự tách biệt quyền sở hữu và quản lý một mặt giải quyết mâu thuẫn giữa vốn và năng lực điều hành như đã nói ở trên; mặt khác, nó cũng làm nảy sinh những nguy cơ khiến cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp không đạt mức tối ưu, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư. Trong mối quan hệ giữa nhà đầu tư và nhà quản lý {1}, cả hai bên đều mong muốn tối đa hoá lợi ích của mình, tuy nhiên điều kiện để tối đa hoá lợi ích của hai bên không giống nhau. Nhà đầu tư mong muốn tối đa hoá lợi ích của mình thông qua việc tăng giá trị của doanh nghiệp, còn lợi ích của nhà quản lý thường gắn trực tiếp với thu nhập nhận được. Do nhà quản lý là người trực tiếp điều hành hoạt động của doanh nghiệp nên họ có thể thực hiện những hành vi hay quyết định nhằm tối đa hoá lơi ích cho cá nhân mình nhưng lại làm tổn hại đến lợi ích của nhà đầu tư. Những tổn thất gây ra trong trường hợp này được gọi là tổn thất do phân quyền (agency costs) (Jensen & Meckling, 1976). Một ví dụ đơn giản mà chúng ta ai cũng biết là hiện tượng "cha chung không ai khóc" ở những doanh nghiệp nhà nước. Do vốn bỏ ra là của nhà nước nên dường như, các vị giám đốc đã mất đi động lực để làm lợi cho công ty. Thay vào đó, các vị thường tranh thủ "được chừng nào hay chừng ấy" và gây ra bao sự thất thoát lãng phí vì tâm lý ỷ lại, làm sao thì đã có nhà nước lo. Kết quả thanh tra các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị tại những tổng công ty 90, 91 do Thanh tra Chính phủ tiến hành gần đây đã gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng thất thoát tài sản công tại các tổng công ty mạnh nhất nước. Tuy chưa có số liệu phân tích cụ thể, nhưng theo một cán bộ Thanh tra Chính phủ, sai phạm về kinh tế tại các tổng công ty 90, 91 chiếm phần lớn trong các sai phạm 40 mà toàn ngành thanh tra đã phát hiện ra. Xét về doanh số, giá trị sản xuất và đóng góp cho nền kinh tế thì Tổng công ty Dầu khí Việt Nam là Tổng công ty 91 mạnh nhất nước. Tuy nhiên, đây lại là Tổng công ty dẫn đầu về số bị can (18 người) trong một đường dây tham ô đặc biệt nghiêm trọng. Chỉ qua việc thực hiện 2 dự án thuộc loại nhỏ và trung bình, 8 bị can, trong đó có một nguyên Phó tổng giám đốc đã làm thất thoát và chiếm đoạt 54,7 tỷ đồng. Trước đó, tại tổng công ty lớn thứ hai cả nước - Tổng công ty Bưu chính Viễn thông (VNPT) - cũng đã xảy ra hàng loạt sai phạm, trong đó có những sai phạm diễn ra tại một số đơn vị thành viên lớn như Bưu điện Hà Nội. Trong số hàng chục bị can của vụ án, có hai vị giám đốc bưu điện tỉnh đã bị bắt. Đến lúc này, Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) - tổng công ty lớn thứ 3 - đang được đánh giá là còn trong sạch so với “hai ông anh” trên. Dẫu vậy, tham ô, lãng phí, thất thoát trong dự án đầu tư, cải tạo lưới điện Hà Nội, Hải Phòng... cũng không nhỏ. Theo một vị cán bộ Thanh tra Chính phủ, chỉ có qua thanh tra mới có thể khẳng định được EVN có sai phạm, tham nhũng hay không, vì số dự án của ngành này được thanh tra trong thời gian qua là ít. Ông này cho biết, trong vụ mua bán lòng vòng 4.000 tấn thép đường dây 500 kV trước đây, Bộ trưởng Năng lượng khi đó cùng 1 Thứ trưởng, 2 Phó tổng giám đốc đã bị truy tố do tham nhũng. Còn tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam, số tiền tham ô của một thành viên chủ chốt tại Tổng công ty này có khả năng đạt mức kỷ lục trong các vụ án tham ô đang được điều tra. Đó là chưa kể đến những khuất tất khác về đầu tư, tài chính ở Tổng công ty này sẽ được cơ quan thanh tra tiếp tục làm rõ. Trước đây, những tổng công ty lớn như Than, Giấy, Xi măng, Hàng hải... cũng đều đã “có chuyện” khi cơ quan thanh tra hoặc cơ quan điều tra “viếng thăm”. Kết quả thanh tra cho thấy tham nhũng không chừa bất cứ nơi nào, từ các đơn vị rất mạnh, rất giàu, đang "phất" hay thuộc loại “từ từ mà tiến”, cho tới những đơn vị đang đi đến phá sản. Sự việc đang diễn ra ở Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD), ở đơn vị thành viên của Vinaconex, ở Seaprodex... là những ví dụ sinh động. Hiện tượng này cũng đáng lo ở những công ty cổ phần hay góp vốn, khi mà người sở hữu và người điều hành có sự phân biệt rõ ràng. 41 CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 3.1 Các biện pháp đã thực hiện: Hoạt động CBTT thị trường chiếm vị trí khá quan trọng trong việc xây dựng một TTCK hoạt động công khai, minh bạch nhằm tạo ra một môi trường đầu tư công bằng, cung cấp kịp thời các thông tin, dữ liệu cần thiết cho các nhà đầu tư. Một hệ thống thông tin tốt với độ chính xác và cập nhật cao sẽ ngày càng tăng lòng tin của nhà đầu tư và thu hút họ đến với thị trường. Tuy nhiên, trong suốt thời gian qua các cơ quan quản lý, cụ thể là UBCKNN chưa có sự quan tâm đúng mức về vấn đề thông tin này. Ngay từ khi UBCKNN được khai sinh theo Nghị định 75/1996/NĐCP ngày 28/11/1996 của Chính phủ cho đến Nghị định 90/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBCKNN, thì trong bộ máy làm việc chưa thấy sự có mặt của vụ chức năng chuyên phụ trách về mảng thông tin trên thị trường. Việc thành lập vụ chức năng này là cần thiết, song song với việc quản lý, giám sát hoạt động công bố thông tin của các công ty niêm yết, bộ phận này còn có trách nhiệm trong việc đẩy mạnh và phát triển hệ thống thông tin ngày càng tiên tiến hơn nữa, phục vụ tốt nhất cho nhà đầu tư. Như chúng ta đã biết, trên TTCK nội dung công khai thông tin là hết sức cần thiết. Thông tin là không thể thiếu đối với nhà đầu tư, nhưng nhu cầu thông tin thường vấp phải những tập quán lâu đời và bí mật nghề nghiệp. Cũng chính bởi để tránh tình trạng bảo mật quá đáng và bảo vệ người đầu tư, luật pháp đã can thiệp vào việc công bố thông tin. Trong 8 năm qua khi TTCK ngày càng phát triển, nhận thức được vai trò của công bố thông tin, Chính phủ và UBCKNN cũng đã từng bước xây dựng các văn bản pháp lý điều chỉnh phạm vi này. Có thể chia quá trình này thành 2 giai đoạn cụ thể như sau: 42 3.1.1 Giai đoạn trước khi Luật chứng khoán ra đời, các cơ sở pháp lý cho hoạt động công bố thông tin trên TTCK bao gồm: 3.1.1.1 Nghị định 144/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chứng khoán và Thị trường Chứng khoán Trong giai đoạn này Nghị định 144 là văn bản pháp lý cao nhất của TTCK VN và hoạt động công bố thông tin của các chủ thể cũng tuân theo nghị định này. Theo đó, nội dung của Nghị định về công bố thông tin tập trung vào việc quy định những nội dung, cách thức, thời gian công bố thông tin của các tổ chức phát hành, các tổ chức niêm yết, các công ty chứng khoán, các công ty quản lý quỹ và TTGDCK, SGDCK. 3.1.1.2 Nghị định 161/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK (thay thế Nghị định 22/2000/NĐ-CP) Nghị định này đưa ra những chế tài đối với các hành vi vi phạm trên TTCK và có một phần liên quan đến việc qui phạm chế độ báo cáo, công bố thông tin. Nội dung của phần này qui định hình thức, mức xử phạt áp dụng đối với các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, các tổ chức phát hành, các tổ chức niêm yết khi các công ty này công bố thông tin không chính xác, đầy đủ, kịp thời. 3.1.1.3 Quyết định số 79/2000/QĐ-UBCK về việc ban hành quy chế thành viên, niêm yết, công bố thông tin và giao dịch chứng khoán. Đây cũng là quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động công bố thông tin của các chủ thể. Nội dung của quyết định này cũng đưa ra những quy định về việc công bố thông tin định kỳ, bất thường, thông tin theo yêu cầu của công ty niêm yết, công ty quản lý quỹ. Đồng thời, quyết định này cũng quy định việc công bố thông tin của TTGDCK và đưa ra những biểu mẫu về công bố thông tin cho các tổ chức niêm yết và công ty quản lý quỹ. 3.1.1.4 Thông tư 57/2004/TT-BTC ngày 17/6/2004 hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Đây là thông tư của Bộ tài chính ban hành ra để hướng dẫn việc thực hiện công bố thông tin theo Nghị định 144/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó, Thông tư nêu rõ những nội dung, cách thức công bố thông tin cho các công ty niêm yết, các CTCK, công ty quản lý quỹ, TTGDCK, SGDCK. Đồng thời, Thông tư đưa ra những biểu mẫu để các chủ thể theo đó mà thực hiện. 43 Như vậy, trong giai đoạn này TTCK VN đã trải qua được 5 năm, song hệ thống văn bản pháp luật về công bố thông tin nói riêng và chứng khoán nói chung còn rất nhiều hạn chế, chưa đầy đủ và đồng bộ. Về vấn đề giám sát và xử lý vi phạm, các văn bản pháp lý lúc này chưa bao hàm hết các hành vi vi phạm và chưa xác định rõ nguyên tắc xử phạt cũng như thẩm quyền xử phạt vi phạm trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán. Hạn chế này có ảnh hưởng đến sự công khai, minh bạch của khuôn khổ pháp lý trên phương diện quản lý nhà nước cũng như bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư. Trong điều kiện kinh tế phát triển cao, nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển lớn, đòi hỏi phi phát triển thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế. Để đạt được mục tiêu phát triển quy mô thị trường chứng khoán từ 10 - 15% GDP vào năm 2010 (khoảng 10 - 15 tỷ USD), đồng thời tạo ra khuôn khổ pháp luật nhằm quản lý thị trường hoạt động có hiệu quả và lành mạnh, đáp ứng với điều kiện hội nhập đòi hỏi cần phải hoàn chỉnh thể chế về chứng khoán và thị trường chứng khoán, trong đó quan trọng nhất là ban hành Luật Chứng khoán. Từ thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam nói trên, có thể thấy rằng việc ban hành Luật Chứng khoán mang tính cần thiết khách quan . 3.1.2 Giai đoạn từ sau khi Luật chứng khoán ra đời vào ngày 29/6/2006, hoạt động công bố thông tin trên TTCK trở nên chuyên nghiệp hơn và chịu sự chi phối bởi các văn bản pháp lý sau: Luật chứng khoán ngày 29/6/2006 của Quốc hội ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2007. Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/1/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán. Thông tư số 38/2007/TT-BTC ngày 18/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Quyết định số 59/QĐ-TTGDTP.HCM ngày 8/6/2007 về việc ban hành Quy chế công bố thông tin của Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh. Quyết định số 322/QĐ-TTGDHN ngày 9/11/2007 về việc ban hành Quy chế công bố thông tin của Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh. 44 Như vậy cho đến thời điểm này thì hệ thống pháp luật về chứng khoán của TTCK VN đã có một bước phát triển đáng kể mà điểm nhấn chính là sự ra đời của Luật chứng khoán. Các hoạt động công bố thông tin trên thị trường đã được quy định một cách cụ thể, bao quát và chặt chẽ hơn đối với tất cả các chủ thể tham gia thị trường. Tuy nhiên, để thị trường ngày càng minh bạch, công bằng hơn thì còn rất nhiều vấn đề để xem xét. 3.2 Những kiến nghị nhằm khắc phục tình trạng bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam 3.2.1 Giải pháp nhằm làm minh bạch thông tin 3.2.1.1 Hoàn thiện khung pháp lý. - Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành luật chứng khoán và các văn bản pháp luật có liên quan: + Cải cách hệ thống pháp luật về thuế, khắc phục tình trạng doanh nghiệp sử dụng nhiều hệ thống sổ sách kế toán nhằm trốn thuế. Các quy định pháp luật về thuế, các chế tài xử lý vi phạm phải được quy định chặt chẽ, nghiêm minh và hệ thống cơ quan thuế phải được cải tổ theo cơ chế quản lý và kiểm soát chặt chẽ đề đề phòng những tiêu cực có thể xảy ra. + Cải cách hệ thống pháp luật theo hướng minh bạch hơn, nghiêm khắc hơn để ràng buộc trách nhiệm của các doanh nghiệp, các cá nhân trong hoạt động kinh doanh của mình. Hệ thống tòa án phải nghiêm minh, xét xử đúng người đúng tội, đặc biệt là phải thủ tiêu cho được tình trạnh nếu có sai phạm xảy ra đều tìm cách quy trách nhiệm cho tập thể hay “hạ cánh an toàn” tạo tâm lý ỷ lại và lạm dụng quyền lực của các nhà lãnh đạo ở doanh nghiệp Nhà nước như hiện nay. Cần nâng cao công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp, nâng cao ý thức chí công vô tư của đội ngũ những người cầm cân nảy mực. Xóa bỏ cho được tình trạng tiêu cực quan liêu, chậm chạp làm mất nhiều thời gian và tiền bạc của các cơ quan thi hành án để khôi phục lòng tin của các doanh nghiệp vào pháp luật của nhà nước. + Cải thiện mạnh mẽ hơn nữa các hệ thống luật doanh nghiệp, luật phá sản… cùng các biện pháp thực thi nhằm thẳng tay loại trừ các doanh nghiệp kinh doanh thua 45 lỗ triền miên đang là gánh nặng cho nền kinh tế nói chung và các tổ chức tín dụng nói riêng. + Nhanh chóng hoàn chỉnh các quy chế, hướng dẫn cụ thể cũng như thành lập các tổ chức định giá tài sản độc lập cũng như các cơ chế hữu hiệu trong việc xử lý tài sản của doanh nghiệp. Từ đó giúp các tổ chức tín dụng thuận lợi trong việc cầm cố, thế chấp tài sản để đảm bảo an toàn vốn vay cũng như nhanh chóng thu hồi nợ xấu từ tài sản cầm cố, thế chấp. Nâng cao hiệu quả những giải pháp thục thi của các cơ quan hành pháp trong việc xử lý các loại tài sản đảm bảo tại các tổ chức tín dụng để giúp cho các tổ chức tín dụng nhanh chóng thu hồi các khoản nợ xấu, làm mạnh hóa tình hình tài chính của mình. - Tăng cường hoạt động giám sát hoạt động CBTT về tình hình tài chính trên TTCK. Thực tế vừa qua cho thấy khi có vi phạm về CBTT của một công ty nào đó thì sự phản ứng của các cơ quan có thẩm quyền chưa nhanh nhạy hay xử lý kịp thời làm ảnh hưởng đến uy tín của các đơn vị khác và làm giảm niềm tin của nhà đầu tư. Ngoài ra, vấn đề chất lượng thông tin cũng rất quan trọng. Chưa có ai kiểm định hoặc giám sát những việc đó. Trong khi đó, đây là những việc cần làm để bảo vệ nhà đầu tư, giúp cho TTCK hoạt động bền vững. Vì vậy, trong thời gian tới cần tăng cường hoạt động giám sát của các đối tượng có nghĩ vụ CBTT trên TTCK theo 2 hướng + Quy định cụ thể và rõ ràng hơn chức năng và nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ giám sát CBTT trên TTCK. + Ngoài chức năng kiểm tra, các cơ quan giám sát phải đứng ở góc độ nhà đầu tư khi tìm hiểu thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để xem xét liệu các công ty niêm yết và các công ty chứng khoán có làm đúng quy định chưa? Đã chấp hành các quy chế về CBTT chưa? Nhà đầu tư đã nhận được đầy đủ những thông tin theo quy định chưa? + Trên cơ sơ giám sát và kiểm tra, sẽ tổng kết để đánh giá tình hình CBTT của từng công ty niêm yết, công ty chứng khoán và các thông tin thị trường khác. Trong bảng đánh giá cần nêu thật cụ thể những vi phạm của từng công ty để công chúng được biết, tất nhiên là những đánh giá này là khách quan và công bằng để đảm bảo quyền lợi của các công ty niêm yết. 46 + Giám sát, kiểm tra các báo cáo tài chính hoạt động, diễn biến hoạt động đầu tư trên TTCK, thiết lập cơ chế kiểm tra, thẩm định thông tin trước khi công bố. Đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ trong hoạt động giám sát CBTT giữa các cơ quan, đơn vị có chức năng giám sát ở từng lĩnh vực. 3.2.1.2 Cải thiện hệ thống kế toán, kiểm toán - Cải cách hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán, tạo tính minh bạch và chính xác trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Nên áp dụng chính sách kiểm toán báo cáo tài chính như chính sách của Mỹ hoặc một số nước có TTCK đã phát triển áp dụng: các báo cáo tài chính ko được phép công bố cho đến khi chúng đã được các công ty kiểm toán độc lập kiểm chứng. - Thị trường chứng khoán Việt Nam hoạt động trong điều kiện việc công khai thông tin của hầu hết doanh nghiệp trong nền kinh tế không bắt buộc phải thực hiện và chưa có tiền lệ về thực hiện các chuẩn mực quản trị doanh nghiệp. Do vậy việc hoàn thiện hệ thống công bố thông tin là vấn đề quan trọng để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư được tiếp cận với các thông tin nhanh chóng, chính xác và công bằng. Để bảo đãm các thông tin có độ tin cậy cao, trước hết Ủy Ban Chứng Khoán Nhà nước cần đẩy mạnh và nâng cao chất lượng kiểm toán đối với các công ty niêm yết, cụ thể như: + Xử lý nghiêm các kiểm toán viên vi phạm +Nâng cao trình độ của các doanh nghiệp kiểm toán, nhất là các doanh nghiệp kiểm toán nhà nước +Tăng cường hệ thống kiểm soát rủi ro, nâng cao trình độ và đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên góp phần hạn chế vi phạm quy tắt kế toán, hành động gian lận trong công tác kiểm toán. 3.2.1.3 Các công ty niêm yết - Cần nhận thức đúng đắn việc cung cấp thông tin cho thị trường. Vì công bố thông tin là điều kiện thuận lợi cho công ty, khi công bố thông tin tốt, công ty đạt được hai mục đích: công bố thông tin theo mục đích và là hình thức quảng cáo không tốn chi phí. Tên tuổi các công ty niêm yết được công chúng và các nhà đầu tư biết đến nhiều hơn, nổi tiếng hơn, hình ảnh của công ty đẹp hơn mà không cần phải quảng cáo và họ luôn theo dõi từng bước đi của công ty, từ đó ban lãnh đạo của công ty phải dốc sức nhiều hơn, phải hoạch định chiến lược phát triển của công ty cụ thể rõ ràng để không phụ 47 lòng tin của nhà đầu tư và cổ đông. Còn khi có thông tin xấu thì vẫn không làm giảm hình ảnh của công ty vì sự thành thật và quyết tâm khắc phục của lãnh đạo công ty. - Cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin định kỳ, tức thời và theo yêu cầu. Việc công bố các thông tin định kỳ và thường xuyên sẽ tránh được ảnh hưởng của các thông tin sai lệch về các công ty, do việc người đầu tư thường xuyên được tiếp nhận nên có cơ sở để nhận định được đúng, sai khi thị trường xuất hiện những thông tin không chính thức mang tính bất lợi cho công ty. Cho nên các công ty niêm yết cần có kế hoạch phân bổ thời gian hàng quý, hàng năm và nộp trước thời hạn quy định để cán bộ quản lý hồ sơ cũng như doanh nghiệp có thời gian kiểm tra, đối chiếu trước khi công bố thông tin cho các nhà đầu tư đồng thời đáp ứng được thời hạn quy định. Hơn nữa khi thông tin ra thị trường về các báo cáo tài chính, các phương án kinh doanh của mình, các công ty cần phải hết sức thận trọng, cần tính tới mọi khả năng phát sinh chi phí…để khi thông tin được công bố thì đó là thông tin chính thức và không thể có sự giải thích nào khác. Ngoài ra, các báo cáo tài chính định kỳ nên thực hiện theo đúng quy định của bộ tài chính về thời gian, tránh chậm trễ, gây nên tình trạng mất tin tưởng và hoang mang của các nhà đầu tư. Những trường hợp chậm trễ của các công ty niêm yết phải công bố lý do cụ thể trên các phương tiện thông tin đại chúng qua sở giao dịch chứng khoán nhằm hạn chế những thông tin không chính thức gây bất lợi cho công ty. - Những thông tin được công bố từ các công ty niêm yết, đặc biệt là các công ty về tài chính rất nhạy cảm và quan trọng đối với các cổ đông và các nhà đầu tư trên thị trường, vì đây là thông tin cơ sở để các nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư. Do đó, để nâng cao tính minh bạch của thông tin công bố thì cần quan tâm thích đáng đến công tác kiểm soát nội bộ. - Thiết lập trang web cho công ty và xây dựng tốt mối quan hệ với các cổ đông. Các công ty niêm yết nên thiết lập trang web của công ty mình để thông báo thường xuyên và rộng rãi ra công chúng đầu tư những thông tin liên quan đến công ty như: thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, thay đổi nhân sự trong Hội đồng quản trị, biến động giá cổ phiếu…Các công ty niêm yết cần xây dựng mối quan hệ với các nhà đầu tư (gọi tắt là IR). IR là công việc quản trị mối quan hệ giữa một doanh nghiệp với các cổ đông hiện tại và tương lai, nhằm giúp họ hiểu rõ và hình thành mong muốn đầu tư vào doanh nghiệp. 48 - Tổ chức bộ phận chuyên trách công bố thông tin. Cán bộ công nhân viên trong bộ phận này phải có một trình độ chuyên môn cao, có đạo đức nghề nghiệp tốt để đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin tức thời, định ký, theo yêu cầu thật nghiêm túc, đúng quy định, tránh tình trạng công bố thông tin sai xót, thiếu chính xác, nhằm giúp cho các nhà đầu tư đạt hiệu quả cao trong hoạt động đầu tư của mình. 3.2.1.4 Các công ty chứng khoán - Quán triệt đầy đủ các nguyên tắc về thông tin chứng khoán, phản ánh trung thực các thông tin về chứng khoán, công ty niêm yết, khi thông tin phải trung thực , kịp thời… - Xây dựng đội ngũ nhân viên có kiến thức, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm. Đội ngũ nhân viên tư vấn là những người trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc nhà đầu tư, lời tư vấn của họ là một trong những các yếu tố giúp đưa ra các quyết định đối với nhà đầu tư. Do đó để thực hiện tốt nghiệp vụ tư vấn và đảm bảo cung cấp thông tin cho khách hàng thì đòi hỏi phải có một đội ngũ tư vấn viên lành nghề, có trình độ chuyên môn cao, có đạo đức nghề nghiệp và tạo lòng tin với nhà đầu tư. Bên cạnh đó, các CTCK cần thường xuyên tổ chức các lớp nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên, ứng dụng các tiến bộ công nghệ thông tin. - Đa dạng hóa kênh cung cấp thông tin cho khách hàng. Các CTCK cần duy trì những buổi gặp gỡ giữa những công ty do CTCK tư vấn niêm yết và các nhà đầu tư để tăng thêm cung cấp thông tin cho khách hàng. Giúp đỡ khách hàng có thêm thông tin từ các công ty niêm yết bằng cách tập hợp những nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu của công ty đó và làm văn bản yêu cầu cung cấp thông tin gửi đến công ty. - Phát triển nghiệp vụ tư vấn đầu tư. Đây là nghiệp vụ mà CTCK đưa ra lời tư vấn, phân tích chi tiết về công ty niêm yết cho các nhà đầu tư có yêu cầu, việc này không chỉ làm tăng thêm các hình thức dịch vụ cho các CTCK mà còn tăng thêm một kênh cung cấp thông tin cho khách hàng rất hiệu quả và mang lại lợi nhuận cho công ty (do có thu phí dịch vụ). 3.2.1.5 Đối với Sở giao dịch chứng khoán: - Thiết lập bộ phận đánh giá chất lượng bản công bố thông tin. - Thiết lập kênh thông tin giữa sở giao dịch chứng khoán với các thành viên tham gia thị trường. - Tăng cường thanh tra, giám sát các hoạt động lien quan đến công bố thông tin. 49 3.2.1.6 Đối với TTGDCK nói chung. - TTGDCK cần phải tiến hành theo dõi, tăng cường giám sát thường xuyên và chặt chẽ đối với việc công bố thông tin, có như vậy mới có thể kịp thời phát triển các sai phạm để xử lý kịp thời và từ đó nâng cao lòng tin của nhà đầu tư, tránh những trường hợp đã xảy ra như đối với Canfoco, Bibica…(các cơ quan phải nhờ tới báo chí mới phát hiện ra). Giám sát có hiệu quả sẽ là việc làm rất quan trọng để gây dựng lòng tin nơi các nhà đầu tư. Muốn làm được điều này thì UBCKNN và TTGDCK phải thành lập riêng một bộ phận chịu trách nhiệm quản lý vấn đề cung cấp thông tin của các công ty niêm yết. - Phối hợp với các Bộ, Ngành để thực hiện vai trò quản lý các công ty cổ phần phát hành chứng khoán ra công chúng, tạo bước đệm về quản lý để các tổ chức niêm yết không bị thiếu xót, vi phạm khi thực hiện quy trình về công bố thông tin và thực hiện đầy đủ các quyền của người sở hữu chứng khoán. Cần tăng cường trao đổi thông tin với nhà đầu tư qua các trang web của UBCKNN và TTGDCK. Đồng thời cần liên hệ với những trang web tài chính lớn trong khu vực cũng như quốc tế, để những trang web đã có uy tín và nhiều độc giả của trang web này thực hiện những đường liên kết với những trang web của TTCK VN. - TTGDCK thực hiện việc công bố thông tin phải mang tính công bằng giữa các nhà đầu tư, nghĩa là việc công bố thông tin phải cùng thời gian, tránh hiện tượng rò rỉ thông tin. Để thực hiện được giải pháp này, UBCKNN và TTGDCK phải có thông tin nhanh và phải đưa ra cho công chúng đầu tư trong thời gian ngắn nhất có thể, nhằm làm cho việc công bố thông tin được công bằng, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư. 3.2.2 Cơ sở hạ tầng 3.2.2.1. Hướng tới việc xây dựng và phát triển một hệ thống công bố thông tin số hóa sử dụng XML.(xem thêm ở phụ lục 2) Hiện tại, các CTNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam còn nộp các thông tin công bố (ví dụ như báo cáo tài chính cuối năm) cho SGDCK dưới dạng văn bản. Đó là do mỗi công ty có cách xử lý thông tin số hóa riêng của mình, sử dụng các công cụ biên tập khác nhau, và chỉ duy nhất dưới dạng văn bản là hình thức chung nhất cho mọi công ty. Tại SGDCK, các thông tin công bố sau khi được tiếp nhận sẽ được nhập 50 thủ công vào hệ thống trước khi thực hiện các công việc xử lý dữ liệu khác (ví dụ như lưu trữ, xử lý, và phân phối). Đồng thời, những dữ liệu này sau đó cũng phải kiểm tra, phát hiện lỗi một cách thủ công. Phương pháp này có những nhược điểm là: kiểm soát lỗi và nhập dữ liệu tốn nhiều nhân lực và công sức, mất nhiều thời gian mới có thể công bố ra các phương tiện thông tin đại chúng và cho nhà đầu tư. Vì vậy, SGDCK cần nhanh chóng xúc tiến áp dụng công nghệ thông tin một cách thật chủ động vào hệ thống công bố thông tin. Việc hướng tới việc xây dựng và phát triển một hệ thống công bố thông tin số hóa sử dụng XML là hết sức cần thiết bởi vì đây là một giải pháp lớn có thể giải quyết các tồn tại trên. Tuy nhiên do thiết kế và xây dựng hệ thống này đòi hỏi chi phí lớn nên trong điều kiện Việt Nam hiện nay, chúng ta phải tận dụng tối đa các nguồn vốn đầu tư và huy động tối đa nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong nước, ứng dụng tiến bộ công nghệ thông tin vào việc thiết kế và xây dựng từng phần hệ thống công bố thông tin số hóa. Việc xây dựng từng phần này, trước hết sẽ tập trung vào giải quyết những khâu mất thời gian nhất hiện nay trong quy trình công bố thông tin. Đồng thời, việc thiết kế cũng đảm bảo tính mở, nghĩa là có thể điều chỉnh để đáp ứng những yêu cầu mới. Trong thời gian trước mắt, nên bắt đầu từ việc xây dựng hệ thống kết nối giữa các TTGDCK và các tổ chức niêm yết chứng khoán, các công ty chứng khoán vì đây là một trong những khâu tốn thời gian xử lý văn bản nhất. Đặt vấn đề xây dựng hệ thống thông tin số hóa trên TTCK trong mối liên hệ với dự án tổng thể xây dựng Chính phủ điện tử nước ta. Điều đó sẽ giúp thống nhất được các điều kiện kỹ thuật, công nghệ và tạo ra sự liên kết thông tin giữa các cơ quan quản lý TTCK với các cơ quan nhà nước khác, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý lĩnh vực công bố thông tin trên TTCK. 3.2.2.2. Nâng cấp và phát triển hệ thống công nghệ thông tin trong hệ thống giao dịch. Hệ thống kỹ thuật giao dịch tại SGD và TTGDCK hiện nay còn mang tính thủ công và chậm chạp. Đây cũng chính là nguyên nhân chính làm cho tính thanh khoản của cổ phiếu kém đi. TTGDCK chưa xây dựng một chương trình phần mềm thống nhất, hệ thống còn mang tính lắp ghép, rời rạc, dễ phát sinh sự cố trong giao dịch. Trung tâm chưa trang bị một hệ thống phóng ngừa rủi ro trong giao dịch, thanh toán 51 điện tử. Một khi khối lượng niêm yết và các lệnh giao dịch, thanh toán gia tăng sẽ tạo ra một áp lực rất lớn đối với hệ thống giao dịch, thanh toán hiện nay. Do đó để khắc phục tình trạng quá tải lệnh giao dịch của nhà đầu tư, đảm bảo sự công bằng, minh bạch trong giao dịch, SGDCK và TTGDCK cần phải đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại để cải tiến hệ thống kỹ thuật giao dịch. Phát triển đồng bộ hệ thống giao dịch kết nối Sở, Trung tâm với các CTCK, trước hết là giải quyết được tình trạng quá tải tại sàn giao dịch, thứ hai là với hệ thống giao dịch hoàn hảo sẽ tự động sàn lọc những lệnh được chấp nhận để chuyển thẳng về SGDCK và TTGDCK. Như vậy sẽ không còn các hiện tượng “đua lệnh”, đảm bảo công bằng cho tất cả các nhà đầu tư tham gia đặt lệnh. 3.2.2.3 Nâng cao chất lượng các bản tin thị trường chứng khoán, các website của SGDCK , TTGDCK và UBCKNN. Trong khi chờ đợi một hệ thống cung cấp thông tin tự động được thiết lập, thì bản tin thị trường chứng khoán vẫn là phương tiện công bố thông tin chính thức của TTGDCK. Vì vậy việc nâng cao chất lượng bản tin TTCK vẫn luôn là yêu cầu của giới đầu tư đặt ra cho TTGDCK. TTGDCK cần quan tâm hơn nữa đến nội dung bản tin TTCK: bổ sung thêm nội dung và bỏ đi các nội dung không cần thiết, phải kiểm tra để tránh đưa ra những thông tin sai, phải thường xuyên cập nhật thông tin để đưa ra thông tin kịp thời. Sự quan tâm đó được thể hiện thông qua vấn đề thành lập một bộ phận nhân viên chuyên trách về việc làm bản tin thị trường, và nếu cung cấp thông tin sai thì bộ phận này sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm. Và tùy theo mức độ ảnh hưởng như thế nào mà có một hình phạt thật phù hợp, nhằm làm cho nhân viên phụ trách thông tin có trách nhiệm với công việc mà họ đang làm. Từ đó, làm cho nội dung thông tin cung cấp trên bản tin TTCK được chính xác và kịp thời hơn. Còn về website của các TTGDCK và UBCKNN, hiện tại còn rất nhiều hạn chế cả về mặt kỹ thuật lẫn nội dung. Trong đó nổi bật lên vấn đề thông tin rất nghèo nàn và không cập nhật. Công tác thống kê của các website từ các cơ quan đầu ngành này cũng rất thiếu và khó tập hợp. Trong tốc độ phát triển công nghệ thông tin như hiện nay, việc tìm kiếm thông tin của các nhà đầu tư từ các trang báo điện tử ngày càng phổ biến thì việc nâng cao chất lượng các trang website này là điều rất cấp bách, cần được thực hiện một cách triệt để và nhanh chóng. Ngoài các thông tin về chính sách và giao dịch, các website này cũng cần đưa thêm vào nội dung các thông tin về tình hình tài chính 52 quốc tế, tình hình kinh tế vĩ mô trong nước… một cập nhật nhất, để cho các nhà đầu tư tham khảo và trở thành trang thông tin hàng đầu về thông tin trong ngành. 3.2.2.4 Nâng cao năng lực của giới truyền thông. Cần cung cấp cho các nhà báo, nhân viên làm các chuyên mục trên các phương tiện truyền thông về chứng khoán những nghiệp vụ sâu hơn để phân tích chứng khoán. Để thực hiện điều này, thì các cơ quan quản lý cần phải mở lớp đào tạo chứng khoán cho nhóm đối tượng trên, và thực hiện giảng dạy thật nghiêm túc nhằm cung cấp cho họ kiến thức chuyên môn, các nhận định, đánh già về TTCK một cách chính xác, hợp lý. Từ đó, chất lượng các bài viết, các chuyên mục chứng khoán trên các phương tiện truyền thông sẽ đầy đủ, chính xác hơn và mang tính định hướng lâu dài. Các nhà đầu tư sẽ có được đầy đủ thông tin cần thiết và có cách tiếp nhận phù hợp để đưa ra quyết định đầu tư hợp lý. Ngoài ra, các cơ quan quản lý TTCK cũng cần có biện pháp quản lý đối với các diễn đàn điện tử về chứng khoán đang rất phát triển như hiện nay. Các diễn đàn này cung cấp thông tin một cách rất lộn xộn và thiếu sự quản lý nên dễ nảy sinh tiêu cực. Đây cũng là kênh mà những kẻ tung tin đồn thất thiệt sử dụng để lan truyền một cách nhanh chóng . Vì vậy cần phải có cơ chế phù hợp để quản lý những diễn đàn như thế này. 3.2.3 Giải pháp về tiếp nhận thông tin Trình độ và tình chuyên nghiệp của nhà đầu tư cũng như các tổ chức trung gian thị trường đã được cải thiện đáng kể qua hơn 7 năm “cọ sát với thị trường”. Đồng thời với sự tham gia mạnh mẽ của các nhà đầu tư có tổ chức đã khiến cho diện mạo của thị trường thay đổi. Nếu như trước đây giá cổ phiếu thường lên xuống theo trào lưu, thì gần đây, chuyển động của giá cổ phiếu đã có sự không đồng biến và phản ánh thực hơn kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, các quyết định đầu tư được đưa ra sát thực tế hơn với khả năng phát triển của doanh nghiệp và định hướng đầu tư cũng dần thay đổi từ hình thức ngắn hạn sang trung và dài hạn. Mọi thông tin từ các công ty niêm yết lúc này đều là cơ sở để nhà đầu tư quyết định giao dịch của mình. Vì thế mà việc công bố thông tin của công ty niêm yết , công ty chứng khoán, sở giao dịch chứng khoán đối với nhà đầu tư là hết sức quan trọng. 53 Tuy nhiên không phải nhà đầu tư nào tiếp nhận cùng một thông tin mà lại có cách hành sử hoàn toàn giống nhau, hay không phải nhà đầu tư nào cũng có thể tiếp cận được những thông tin giống nhau. Để trở thành một nhà đầu tư thành công hơn, có chỗ đứng trên bước đường hội nhập trước hết nhà đầu tư phải biệt rằng cơ bản thông tin chỉ là một công cụ hỗ trợ để ra quyết định chứ không phải là căn cứ duy nhất cho việc ra quyết định, bên cạnh đó đồng thời đòi hỏi các nhà đầu tư những kỹ năng cần thiết để thu thập thông tin một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời hỗ trợ cho quyết định của mình: - Nhà đầu tư phải chủ động tìm kiếm thông tin, đồng thời nâng cao khả năng quan sát và tìm kiếm thông tin: hiện nay thông tin về thị trường chứng khoán có khá nhiều trên mạng Internet, các báo cáo, tạp chí chuyên ngành…Không những phải chủ động tìm kiếm thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng này, nhà đầu tư cũng cần thành thạo trong việc chon lọc các thộng tin hữu ích ảnh hưởng thật sự đến quyết định của mình. - Nâng cao khả năng xử lý các nguồn thông tin có được: nhà đầu tư phải tích cực, chủ động tham gia các khóa học về chứng khoán, tìm hiểu những kiến thức nên tảng về kế toán, cũng như các kiến thức bổ trợ liên quan đến thị trường chứng khoán ( hiểu biết căn bản về đồ họa,…) DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng tại Việt Nam – TS. Huỳnh Thế Du, TS. Nguyễn Minh Kiều - 04/2005 2. Tại sao các doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả - TS. Huỳnh Thế Du – TS. Huỳnh Thế Du – 05/2004 3. Tạp chí Kinh tế học thường thức – 02/2003 54 4. Thị trường phi tập trung (OTC) – tài liệu giảng dạy kinh tế Fullbright – 07/2005 5. Thông tư về hướng dẫn việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán 38/2007/TT-BTC – 18/04/2007 6. Thông tin bất cân xứng trong thị trường chứng khoán Việt Nam – www.tiasang.com.vn 7. Thực tế công bố thông tin trên TTCK Việt Nam – www.cfo.com.vn 8. Economic Nobel Prize 2001: Information for the public - George A. Akerlof, A. Michael Spence and Joseph E. Stiglitz -2001. 9. Economic Nobel Prize 2007: Asymmetric information * economic institution – Leonid Hurwicz, Eric S. Maskin, Roger B. Myerson – 10/2007. 10. The Value of Information in Credit Markets - José Wynne - August 2004 11. Stock Market Development and Economic Growth: A matter of informational problems – Salvatore Capasso - 05/2003. 12. Resolving Information Asymmetries in Markets: The Role of Certified Management Programs - Michael W. Toffel, Harvard Business School - 02/2006 13. Excessive FDI flows under asymmetric information – Assaf Razin, Efraim Sadka and Chi-Wa Yuen – 08/1999. 14. Observing Unobservables: Identifying Informantion Asymmetries with a Consumer Credit Field Experiment – Dean Karlan, Yale University; Jonathan Zinman, Darthmouth College – 06/2006. 15. Asymmetric Information, Adverse selection and Seller Disclosure on eBay Motors – Gregory Lewis, Dept. of Economics,, University of Michigan – 06/2007. 16. Licensing under Asymmetric information – Arijit Mukherjee, Keele Economics Research Paper – 09/2002. 17. Notes on Asymmetric Information in Financial Market – Jan Werner, University of Minnesota – 11/2006. 18. Information Asymmetry, R&D and insider gains – David Aboody & Barucn Lev – 12/2002. 55 19. Financial markets and asymmetric information (abstract) – Diego Garcia. 20. Asymmetric information in the IPO aftermarket – Mingsheng Li, University of Lousianna at Monroe; Thomas H. McInish, University of Memphis; Udomsak Wongchoti, Massey University – 08/2003. 21. Equitisation and Stock Market Development, the case of Vietnam – Truong Dong Loc – 2006 22. Information – Joseph E. Stiglitz – 2006. 23. Information Asymmetries in the Mortage Backed Securities Market – Chris Downing, Dwight Jaffee & Nancy Wallace – 05/2005.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBai hoan chinh.pdf
  • pdfphu luc.pdf
Luận văn liên quan