Đề tài Thực trạng và giải pháp hoạt động cứu trợ xã hội ở Việt Nam

Đây là bài tự làm nên giá cao! A. Mục đích nghiên cứu , cơ sở thực tiễn : I. Mục đích : II. Cơ sở thực tiễn : B . Tổng quan về cứu trợ xã hội Việt Nam : I. Những vấn đề cơ bản về Cứu trợ xã hội Việt Nam : 1. Khái niệm , vai trò , đặc điểm, mục tiêu : 2. Những quan điểm cơ bản về cứu trợ xã hội : II. Thực trạng hoạt động cứu trợ xã hội Việt Nam : 1. Các hình thức cứu trợ xã hội VN : 2. Nguồn tài chính : 3. Thực trạng hoạt động cứu trợ xã hội ở nước ta : 4. Tiềm lực phát triển hoạt động cứu trợ xã hội VN :

docx22 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2882 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp hoạt động cứu trợ xã hội ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC: A. Mục đích nghiên cứu , cơ sở thực tiễn : I. Mục đích : II. Cơ sở thực tiễn : B . Tổng quan về cứu trợ xã hội Việt Nam : I. Những vấn đề cơ bản về Cứu trợ xã hội Việt Nam : 1. Khái niệm , vai trò , đặc điểm, mục tiêu : 2. Những quan điểm cơ bản về cứu trợ xã hội : II. Thực trạng hoạt động cứu trợ xã hội Việt Nam : 1. Các hình thức cứu trợ xã hội VN : 2. Nguồn tài chính : 3. Thực trạng hoạt động cứu trợ xã hội ở nước ta : 4. Tiềm lực phát triển hoạt động cứu trợ xã hội VN : A. Mục đích nghiên cứu , cơ sở thực tiễn : I. Mục đích : Giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cứu trợ xã hội Việt Nam - một trong những chính sách quan trọng của Nhà nước trong hệ thống ASXH . II. Cơ sở thực tiễn : - Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09 tháng 03 năm 2000 - Nghị định của Chính phủ số 168/2004/NĐ-CP ngày 20 tháng 09 năm 2004 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09 tháng 03 năm 2000 của chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội. B . Tổng quan về cứu trợ xã hội Việt Nam : Hoạt động cứu trợ xã hội Việt Nam đã có từ rất lâu đời với nhiều tên gọi khác nhau . Nước ta nằm trong khu vực địa lý nhiệt đới gió mùa nên thường xuyên phải hứng chịu các tác động của tự nhiên như lũ lụt , hạn hán... thường xuyên xảy ra gây thiệt hại không nhỏ về người và tài sản, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân và điều kiện phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội. Mặt trái của kinh tế thị trường: phân hoá giàu nghèo, chạy theo lối sống thực dụng suy giảm đạo đức, lối sống, thất nghiệp… đang là những nguyên nhân làm tăng đối tượng xã hội: Người già cô đơn, người lang thang, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tệ nạn xã hội… Đây là nhóm đối tượng cần có sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần của Nhà nước và xã hội.. Chính vì vậy hoạt động cứu trợ xã hội xuất hiện như một tất yếu khách quan , ngoài ra nó còn thể hiện tinh thần " Lá lành đùm lá rách " của nhân dân ta . I. Những vấn đề cơ bản về Cứu trợ xã hội Việt Nam : 1. Khái niệm , vai trò ,đặc điểm, mục tiêu : a . Khái niệm : Cứu trợ xã hội là một hình thức hỗ trợ , giúp đỡ của Nhà nước và xã hội đối với các thành viên của cộng đồng khi gặp rủi ro bất hạnh thông qua các nguồn tài chính công cộng nhằm tạo điều kiện cho đối tượng thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu trước mắt và vươn lên hòa nhập với cuộc sống cộng đồng . b. Đặc điểm : - Đối tượng : mọi thành viên trong xã hội . - Đóng góp : người nhận cứu trợ không phải đóng góp vào quỹ tài chính . - Nguồn tài chính : từ Ngân sách chính phủ , từ sự đóng góp của cộng đồng . - Phương tiện cứu trợ : bằng tiền , hiện vật hoặc các dịch vụ . c. Vai trò : - Đáp ứng nhu cầu thiết yếu của các nhân, nhóm dân cư yếu thế dễ bị tổn thương trong cộng đồng . - Góp phần phòng ngừa , giảm thiểu khả năng dễ bị tổn thương của cá nhân, nhóm dân cư yếu thế . - Góp phần làm cho sự bảo vệ của hệ thống ASXH toàn diện hơn . - Góp phần phát triển một xã hội hài hòa và bền vững . d . Mục tiêu : - Chuyển nhượng các nguồn lực cho các nhân hộ gia đình rơi vào tình trạng túng quẫn và dễ bị tổn thương nhất , từ đó giúp họ đảm bảo được mức sống tối thiểu và cải thiển điều kiện sống . - Chính sách cứu trợ xã hội được đưa ra để giảm sự chênh lệch mức sống cả về vật chất lẫn tinh thần giữa các thành viên trong xã hội , không để ai rơi vào cảnh cùng cực tuyệt vọng hoặc bị bỏ rơi , xây dựng lối sống tốt đẹp giàu lòng nhân ái nhân văn giữa con người với nhau , xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp văn minh . 2. Những quan điểm cơ bản về cứu trợ xã hội : a. Mọi thành viên trong xã hội đều được cứu trợ xã hội khi cần thiết : Mỗi các nhân trong cộng đồng đều có quyền sống và thụ hượng các thành quả của xã hội như các thành viên khác . Điều này được ghi rõ trong Điều 25 Bản tuyên ngôn về nhân quyền của Liên hiệp quốc. Khi các cá nhân đó rơi vào tình cảnh yếu thế họ sẽ được Nhà nước và toàn thể cộng đồng thực hiện các hoạt động để quyền con người của họ được đảm bảo , như vậy cứu trợ xã hội không phải là một sự ban ơn . b. Nhà nước là chủ thể chính thực hiện cứu trợ xã hội : Nhà nước với tư cách là người đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân sẽ có trách nhiệm chính trong việc phân bổ các nguồn lực và phân phối lại thu nhập thông qua ngân sách nhà nước, ngoài ra Nhà nước còn có vai trò lớn trong việc định hướng và tổ chức thực hiện chính sách cứu trợ xã hội c. Xã hội hóa hoạt động cứu trợ xã hội là xu hướng tất yếu hiện nay : Thực tế ở VN cho thấy khi chúng ta gặp phải những khó khăn bất thường như thiên tai, lũ lụt hay khủng hoảng kinh tế thì khả năng đáp ứng đầy đủ và thỏa đáng các chương trình ASXH dành cho người dân nhất là bộ phận dân cư nghèo là thách thức lớn mà NN khó vượt qua . Do đó để khắc phục điều này NN cần mở rộng các hoạt động cứu trợ xã hội ra phạm vi toàn xã hội , huy động các nguồn vật lực từ cộng đồng trong nước và tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng nước ngoài thông qua hoạt động nhân đạo và từ thiện d. Các đối tượng được cứu trợ xã hôi phải có trách nhiệm đối với bản thân và cộng đồng Khi các các nhân , gia đình được hưởng cứu trợ xã hội thì họ không được trông trờ ỷ lại và sự giúp đỡ này mà phải luôn phấn đấu , tự lực tự cường để vươn lên một cuộc sống tốt đẹp hơn . Ngoài ra NN cần quy định rõ các đối tượng , điều kiện được hưởng để đảm bảo sự cứu trợ đến kịp thời và đúng đối tượng . e. Cứu trợ xã hội là cơ sở để phát triển bền vững : Một xã hôi muốn phát triển bền vững thì không chỉ có tăng trưởng kinh tế mà còn phải đảm bảo sự công bằng , bình đẳng và một môi trường chính trị ổn định . Vị thế cứu trợ xã hội là chính sách xã hội quan trọng để vừa đảm bảo phát triển kinh tế vừa đạt được mục tiêu công bằng và ổn định . Đông thời chính sách cứu trợ xã hội được thực hiện sẽ góp phần nâng cáo tính ưu việt của thể chế chính trị , tạo ra một xã hội nhân ái văn minh , từ đó góp phần đảm bảo an toàn xã hội ổn địn chính trị và thúc đẩy kinh tế phát triển . II. Thực trạng hoạt động cứu trợ xã hội Việt Nam : 1. Các hình thức cứu trợ xã hội ở Việt Nam hiện nay. a. Cứu trợ xã hội thường xuyên : Là hình thức cứu trợ mang tính định kì , lặp đi lặp lại áp dụng với đối tượng rơi vào hoàn cảnh khó khăn kéo dài . * Đối tượng : 1. Đối với trẻ em mồ côi : Trẻ em dưới 16 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị bỏ rơi, bị mất nguồn nuôi dưỡng và không còn người thân thích ruột thịt (Ông, bà nội ngoại; bố mẹ nuôi hợp pháp, anh chị) để nương tựa. Trẻ em dưới 16 tuổi chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại (mẹ hoặc cha) mất tích theo quy định tại Điều 88 của bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng (như tàn tật nặng, đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại), không có nguồn nuôi dưỡng và không có người thân thích để nương tựa. Trường hợp trẻ em mồ côi nêu tại điểm a, b nói trên tuy còn người thân thích nhưng người thân thích không đủ khả năng để nuôi dưỡng (người thân thích dưới 16 tuổi hoặc trên 60 tuổi hoặc bị tàn tật nặng, đang trong thời gian thị hành án phạt tù tại trại, gia đình thuộc diện hộ nghèo theo chuẩn mực do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội công bố áp dụng cho từng thời kỳ) cũng được xem xét hưởng trợ cấp cứu trợ xã hội. 2. Đối với người già cô đơn không nơi nương tựa: Người từ đủ 60 tuổi trở lên sống độc thân không có con (con đẻ hoặc con nuôi hợp pháp); không có cháu ruột và người thân thích cưu mang để nương tựa, không có nguồn thu nhập. Người từ đủ 60 tuổi trở lên tuy còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con đẻ, con nuôi hợp pháp, cháu ruột thịt và người thân thích nương tựa; không có nguồn thu nhập. Trong trường hợp người già nêu tại điểm a, b nói trên tuy có con, cháu và người thân thích để nương tựa nhưng con cháu và người thân thích không đủ khả năng để nuooi dưỡng (như gia đình thuộc diện nghèo, bản thân con, cháu và người thân thích dưới 16 tuổi hoặc trên 60 tuổi, đang trong thời kỳ thi hành án phạt tù tại trại hoặc bị tàn tật nặng) cũng được xem xét hưởng trọ cấp cứu trợ xã hội. Riêng trường hợp người già là phụ nữ cô đơn không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập từ đủ 55 tuổi trở lên, hiện đang hưởng trợ cấp cưu trợ xã hội vẫn tiếp tục được hưởng. 3. Người tàn tật nặng không có nguồn thu nhập và không có nơi nương tựa; người tàn tật nặng tuy có người thân thích nhưng họ già yếu hoặc gia đình nghèo không đủ khả năng kinh tế để chăm sóc . 4. Người tâm thần mãn tính là người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm và có kết luận bệnh mãn tính, sống độc thân không nơi nương tựa hoặc gia đình thuộc diện đói nghèo. * Chế độ cứu trợ XH : 1. Mức trợ cấp cứu trợ xã hội thường xuyên: Đối với trẻ em mồ côi bị mất nguồn nuôi dưỡng, người già cô đơn không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập . Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thể điều chỉnh cho phù hợp tình hình thực tế của địa phương, nhưng không được thấp hơn mức quy định như sau: - Trợ cấp cứu trợ xã hội thường xuyên cho đối tượng sống tại gia đình do xã, phường quản lý bằng 65.000 đ/người/tháng. - Trợ cấp sinh hoạt phí nuôi dưỡng tại các cơ sở Bảo trợ Xã hội thuộc Nhà nước bằng 140.000 đ/người/tháng; riêng đối với trẻ em dưới 18 tháng tuổi phải ăn thêm sữa, mức trợ cấp bằng 210.000 đ/người/tháng. - Mức trợ cấp sinh hoạt phí nuôi dưỡng thấp nhất đối với người tâm thần mãn tính tại các cơ sở Bảo trợ xã hội của Nhà nước bằng 160.000 đồng/người/tháng. 2. Khoản trợ cấp ngoài trợ cấp thường xuyên cho đối tượng sống tại cơ sở Bảo trợ xã hội - Trợ cấp để mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt, đời sống hàng ngày gồm các đồ dùng như: Quần áo, khăn mặt, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, xà phòng giặt, dép nhựa, chăn, chiếu, màn . - Trợ cấp mua thuốc chữa bệnh thông thường theo các khoản mục quy định như cán bộ công nhân viên chức được sử dụng tại trạm y tế cơ quan. - Trợ cấp mua sách giáo khoa và đồ dùng học tập đối với trẻ em đi học phổ thông, bổ túc văn hoá. Mức trợ cấp được căn cứ vào cấp học, lớp học. - Trợ cấp hàng tháng vệ sinh cá nhân đối với đối tượng nữ trong độ tuổi sinh đẻ; - Trợ cấp mai táng. Các khoản trợ cấp nêu trên do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương. b. Cứu trợ xã hội đột xuất : Là hình thức cứu trợ mang tính tức thời nhằm đối phó với các biến cố xảy ra mang tính thảm họa . * Đối tượng : Đối tượng thuộc diện cứu trợ xã hội đột xuất là những người hoặc hộ gia đình khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc những lý do bất khả kháng được xác định như sau: 1. Hộ gia đình a) Gia đình có người bị chết, mất tích do hậu quả thiên tai, tham gia cứu hộ, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân. b) Gia đình có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng không có chỗ ở. Trong trường hợp gia đình sống trên tàu, thuyền, nà tàu, thuyền, bị vỡ, bị chìm hư hỏng nặng không còn chỗ ở cũng được xem xét cứu trợ. c) Gia đình mất phượng tiện sản xuất chính làm cho gia đình lâm vào cảnh thiếu đói. 2. Về người: a) Người bị thương nặng do hậu quả của thiên tai, tham gia cứu hộ, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân. b) Người thiếu đói do giáp hạt, gia đình thuộc diện nghèo. c) Người gặp phải rủi ro ngoài vùng cư trú bị thương nặng phải vào bệnh viện điều trị hoặc chết, gia đình không biết để chăm sóc hoặc mai táng. d) Người lang thang xin ăn do Sở Công an phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và các cơ quan chức năng cấp tỉnh đưa vào cơ sở Bảo trợ xã hội trong thời gian tập trung chờ đưa về gia đình. * Chế độ cứu trợ XH : 1. Đối tượng quy định tại Điểm a khoản 1 được hưởng chế độ cứu trợ xã hội đột xuất một lần cho việc mai táng người bị chết hoặc trợ cấp một lần cho gia đình để lo hương khói, phúng viếng cho người mất tích . Trường hợp chính quyền địa phương đứng ra mai táng cũng được thanh toán bằng mức trợ cấp cho gia đình . 2. Đối tượng quy định tại Điểm b khoản 1 được hưởng chế độ cứu trợ xã hội đột xuất 1 lần cho việc dựng lại và sửa chữa nhà ở. 3. Đối tượng quy định tại Điểm c khoản 1 và Điểm b khoản 2 được hỗ trợ cứu đói, thời gian từ 1-3 tháng. 4. Đối tượng quy định tại Điểm a khoản 2 được hỗ trợ một phần chi phí điều trị. 5. Đối tượng quy định tại Điểm c khoản 2 được hỗ trợ một phần chi phí điều trị. Trường hợp bị chết, chính quyền địa phương hay đơn vị đứng ra mai táng thì cũng được thanh toán bằng mức trợ cấp cho gia đình . 6. Đối tượng là người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung phân loại được trợ cấp 5.000 đ/ngày trong thời gian không quá 15 ngày. Mức trợ cấp cứu trợ xã hội đột xuất đối với từng nhóm đối tượng quy định tại trên đây do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tuỳ theo mức độ thiệt hại, thiếu đói và khả năng huy động nguồn lực. 2. Nguồn tài chính : - Ngân sách Nhà Nước cân đối hàng năm ; ngân sách tỉnh ,huyện ,xã ,tự cân đối . - Do các tổ chức cá nhân trong ngoài nước ủng hộ . - Trợ giúp của nước ngoài , tổ chức quốc tế hỗ trợ trực tiếp cho địa phương hoặc thông qua Chính phủ , các đoàn thể xã hội . Trong các nguồn tài chính này thì ngân sách Nhà nước là nguồn chủ yếu . Với trách nhiệm tổ chức quản lý xã hội và điều hòa phân phối lại nguồn quỹ quốc gia , hàng năm Nhà nước phải trích từ ngân sách để thực hiện cứu trợ xã hội bao gồm cả cứu trợ thường xuyên và cứu trợ đột xuất . Nguồn tài chính thứ hai cho hoạt động cứu trợ là từ nhân dân , bao gồm sự đóng góp hảo tâm của các cá nhân và gia đình , của các tổ chức đoàn thể xã hội , cảu các doanh nghiệp trong cộng đồng . Đây là nguồn lực có tiềm năng rất lớn . Một nguồn tài chính khác cho hoạt động cứu trợ xã hội cần đước nhắc đến là nguồn trợ giúp quốc tế . Đây cũng là một nguồn lực tài chính quan trọng cho hoạt động cứu trợ xã hội , đặc biệt là đối với một nước nghèo như nước ta . 3. Thực trạng hoạt động cứu trợ xã hội ở nước ta : 3.1 Cơ cấu tổ chức hoạt động cứu trợ XH : a. Đối với hoạt động cứu trợ đột xuất : Trước đây các cơ quan báo chí , doanh nghiệp được trực tiếp đem tiền hàng đi cứu trợ. Nhưng hiện nay Mặt trận Tổ quốc các cập sẽ là nơi tiếp nhận tiền , hàng cứu trợ . Sau khi hình thành hệ thống ban cứu trợ từ trung ương đến địa phương, tiền cứu trợ sẽ được phân phối đến cấp tỉnh (bằng hình thức chuyển qua tài khoản), và cấp tỉnh sẽ phân bổ số tiền cứu trợ đó xuống huyện, xã dựa trên tình hình thực tế ở địa phương. Có thể mọi người hình dung việc cứu trợ phải qua nhiều tầng nấc, nhưng đó là sự cần thiết vì chỉ có ban cứu trợ cấp xã mới có thể nắm được sát nhất tình hình thiệt hại trên địa bàn. Các quỹ xã hội, quỹ từ thiện, các cơ quan báo chí hưởng ứng lời kêu gọi của ủy ban mặt trận tổ quốc các cấp sẽ được vận động mỗi khi có thiên tai, sự cố nghiêm trọng. Tuy vậy, các tổ chức khác muốn vận động phải được sự cho phép của mặt trận tổ quốc các cấp. Trước khi phân phối, mặt trận sẽ mời các cơ quan đóng góp cho ý kiến về việc phân hàng cứu trợ đi đâu, biện pháp như thế nào. Nếu cá nhân, tổ chức đóng góp hảo tâm yêu cầu chuyển hàng đến địa chỉ cụ thể, ban cứu trợ sẽ chuyển đúng theo yêu cầu. b. Đối với hoạt động cứu trợ thường xuyên : Được tổ chức từ TW tới địa phương , theo đó CP sẽ ban hành những quy định chung về chế độ cứu trợ XH ( đối tượng hưởng , mức được hưởng ,...) và áp dụng xuống đến từng địa phương như đã trình bày ở phần trên . 3.2 Những thành tựu trong cứu trợ xã hội VN : a.Đối với hoạt động cứu trợ xã hội thường xuyên : Hiện nước ta có khoảng 160.000 trẻ em mồ côi, trong đó có 88.000 em không còn nơi nương tựa, hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn. Trong số 88.000 em đó, Nhà nước đã giải quyết trợ cấp xã hội thường xuyên khoảng 60.000 em, bao gồm: 10.000 em đang được nuôi dưỡng, chăm sóc trong các cơ sở bảo trợ xã hội với mức trợ cấp thấp nhất 240.000đ/em/tháng; gần 50.000 em hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên tại cộng đồng, với mức trợ cấp tối thiểu 120.000đ/em/tháng và số còn lại do họ hàng, cộng đồng cưu mang hoặc được nhận làm con nuôi . Cách đây hơn 20 năm (từ 22-12-1987) tổ chức Làng trẻ em SOsS quốc tế đã ký với Chính phủ Việt Nam xây dựng các Làng trẻ em SOS Việt Nam nhận nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em mồ côi, trẻ em có số phận không may để trở thành người có ích cho xã hội và đất nước. Trải qua hơn 20 năm, nhờ sự tài trợ tận tình của tổ chức Làng trẻ em SOS quốc tế, đến nay Việt Nam đã có 13 làng trẻ em được xây dựng tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và nhiều địa phương trên cả nước; nuôi dạy gần 3.000 trẻ mồ côi, được học hành, dạy nghề và tạo việc làm, nhiều cháu sau khi trưởng thành đã ra ngoài xã hội, đi làm, có thu nhập, có cuộc sống gia đình hạnh phúc. Những em đang sống tại các trung tâm không những được nuôi dưỡng ,chăm sóc , học tập , mà hàng năm Trung tâm cũng tổ chức những ngày Lễ, Tết ( Trung thu , quốc tế thiếu nhi , Tết cổ truyền ,...) để các em có thể được hưởng niềm vui như những đứa trẻ bình thường khác . Như trong dịp Tết cổ truyền vừa qua tỉnh Kiên Giang đã tổ chức cho hơn 600 trẻ em mồ côi, lang thang, khuyết tật… thành phố Rạch Giá ăn tết. Buổi họp mặt được tổ chức từ hỗ trợ của một số doanh nghiệp và nhà hảo tâm, với tổng kinh phí trên 300 triệu đồng. Trên 620 trẻ em mồ côi, lang thang, khuyết tật, nạn nhân chất độc cam… đã được trao quà tết, mỗi phần gồm quần áo, sữa, và phần lì xì 200 ngàn đồng. Ngoài ra các tổ chức , doanh nghiệp , cá nhân trong ngoài nước cũng thường xuyên thăm hỏi , tặng quà , trợ giúp các em không những trong cuộc sống hiện tại mà còn dạy nghề , hướng nghiệp giúp các em có được những kĩ năng , kiến thức tự lập cuộc sống sau này . Theo báo cáo chưa đầy đủ của các địa phương đến tháng 9 năm 2008 tổng số đối tượng bảo trợ xã hội trong toàn quốc có gần 1,3 triệu người thuộc diện hưởng trợ cấp thường xuyên (trong đó có gần 40 ngàn đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội). Trong những năm qua, công tác trợ giúp, trợ cấp xã hội đã góp phần quan trọng trong việc ổn định đời sống vật chất và tinh thần của các đối tượng bảo trợ xã hội. Những đối tượng bảo trợ xã hội không có điều kiện sống tại công đồng được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội có cuộc sống ổn định . - Về chăm sóc sức khoẻ:  Hầu hết các cơ sơ bảo trợ xã hội đều có cán bộ y tế, trang thiết bị, tủ thuốc, dụng cụ y tế phù hợp, bảo đảm chăm sóc sức khoẻ ban đầu, sơ cấp cứu khi cần thiết, mở sổ theo dõi và kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho từng đối tượng. Đối với cơ sở có nhiệm vụ chỉnh hình - phục hồi chức năng thì đều có cán bộ và trang thiết bị phục hồi chức năng cho đối tượng, chủ động đẩy mạnh hoạt động chỉnh hình- phục hồi chức năng đối với từng người tàn tật, giúp họ tự tập luyện và khơi dậy tính kiên trì, để vượt lên chính mình. - Hoạt động học văn hoá, học nghề: Cơ sở bảo trợ xã hội đã bảo đảm cho trẻ em đang nuôi dưỡng trong cơ sở được tiếp cận giáo dục trong các trường phổ thông công lập, dân lập hoặc các trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc tại cơ sở bảo trợ xã hội; Do thực hiện tốt công tác này nên đã có nhiều học sinh có kết quả học tập tốt. Việc tổ chức học nghề cho các đối tượng trong những năm qua cũng  được quan tâm đúng mức. Một số cơ sở tổ chức các lớp dạy cắt may, thêu, mộc dân dụng, cơ khí, gò, hàn, sửa chữa xe máy, tivi,... đã có hàng ngàn đối tượng ở các cơ sở được học nghề và tạo được việc làm. Như cơ sở bảo trợ nuôi dưỡng và dạy nghề cho trẻ  tàn  tật của tỉnh Hải Dương là một trong những cơ sở điển hình. Các em khi tốt nghiệp các khóa học nghề hầu hết đều có việc làm và mức thu nhận từ 1,5 đến 2,5 triệu đồng/người/tháng. - Hoạt động văn hoá - thể thao: Những năm qua các cơ sở bảo trợ xã hội đã tổ chức hoạt động dạy hát, dạy nhạc hoặc tổ chức hoạt động văn nghệ, thể thao, vui chơi giải trí hàng tuần cho các đối tượng; trang bị tủ sách, phòng đọc; cung cấp sách, báo, tạp chí, đài, ti vi để cung cấp thông tin cho các đối tượng sống trong cơ sở bảo trợ xã hội. Đối với những người có khả năng tham gia các hoạt động, ít nhất trong mỗi ngày có một giờ để tham gia các hoạt động thể dục, thể thao và vui chơi giải trí, đọc sách, báo, tạp chí phù hợp với sức khoẻ và độ tuổi.  Những hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao tạo lên bầu không khí lành mạnh, giúp các đối tượng có cơ hội tiếp xúc, giao lưu, tinh thần thoải mái hơn, đặc biệt đối với các Trung tâm nuôi dưỡng người tâm thần. Nhà nước đã thành lập các trung tâm nuôi dưỡng người già cô đơn ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước Như trung tâm Nuôi dưỡng - bảo trợ người già và tàn tật Chánh Phú Hòa trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh, đến nay trung tâm đã tiếp nhận quản lý, nuôi dưỡng và chăm sóc gần 1.500 người già, tàn tật, neo đơn sống lang thang đi ăn xin, nằm viện bị bỏ rơi, không nơi nương tựa... tại TP Hồ Chí Minh Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ em tàn tật Thuỵ An( Ba Vì , Hà Tây ) là mái nhà cho gần 100 người già cô đơn, 124 trẻ em tàn tật và 70 trẻ sơ sinh mồ côi. Trong số các trẻ em tàn tật thì phần lớn đã từng lang thang hoặc bị bỏ rơi trên hè phố, chỉ có 30 em còn đủ khả năng nhận biết và tự chủ được hành vi của mình. Trong số 146 người lớn tại trung tâm, có 100 cụ già, trong đó gần 50 cụ là người tàn tật. Trước khi đưa về trung tâm, phần lớn các cụ già đều từng đi lang thang ăn xin hoặc bị người nhà bỏ rơi. Mỗi cảnh đời ở trung tâm đều éo le và bất hạnh . Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Hà Nội hiện đang nuôi dưỡng 304 đối tượng người già cô đơn, không nơi nương tựa và trẻ em tàn tật mồ côi; trong đó riêng trẻ em là 124 cháu tật nguyền, không có cha mẹ. Và còn rất nhiều các trung tâm khác nữa trên khắp đất nước đang nỗ lực hết sức mình trong công tác cứu trợ xã hội . Tuy còn gặp nhiều khó khăn về kinh phí, nhân lực nhưng các trung tâm cũng luôn cố gắng đáp ứng tốt nhất sự chăm sóc đến các đối tượng được cứu trợ . c. Đối với hoạt động cứu trợ xã hội đột xuất : Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa , chính điều kiện khí hậu đó hàng năm đã gây nên cho nước ta nhiều trận lũ lụt và làm cho nhiều người dân lâm phải hoàn cảnh khó khăn ( thiếu thốn về thức ăn , nước uống , quần áo ,...) . Khi đó các tổ chức cứu trợ xã hội dưới sự chỉ đạo của CP đã thực hiện các đợt cứu trợ đem tiền ,hàng cứu trợ đến tận tay người dân gặp nạn . Đồng thời còn hỗ trợ để ổn định cuộc sống của họ sau khi thiên tai qua đi . Như trong đợt lũ năm 2008 vừa qua , Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam đã quyết định cứu trợ đợt đầu cho 10 tỉnh thành bị ngập lụt với tổng giá trị tiền và hàng là 1 tỷ đồng. Lần đầu tiên thủ đô Hà Nội nằm trong danh sách này. Hà Nội được cứu trợ 150 triệu đồng, trong đó 50 triệu đồng tiền mặt. Còn lại Trung ương hội mua gạo để gửi tới những gia đình bị thiếu lương thực do ngập lụt lâu ngày. Ngoài Hà Nội, 9 tỉnh khác được cứu trợ đợt đầu là: Bắc Giang, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình, Thái Nguyên, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Trung ương hội sẽ gửi 600 triệu đồng tiền mặt, 900 thùng hàng gia đình (gồm chăn, màn, thùng đựng nước và bộ đồ nấu ăn) tới những vùng bị thiệt hại nặng. Thường trực Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cũng cử một đoàn công tác về một số địa phương khảo sát thực tế thiệt hại và trực tiếp cứu trợ khẩn cấp cho nhân dân. Các tổ chức . doanh nghiệp trong nước cũng thể hiện sự cảm thông đối với đồng bào gặp nạn trong cơn lũ lụt bằng việc quyên góp tiền , hàng . Đó là một hành động cao đẹp thể hiện tinh thần tương thân , tương ái của người dân VN . Như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) công bố quyết định hỗ trợ 2 tỷ đồng để giúp đồng bào gặp nạn ở TP Hà Nội đang phải chịu những mất mát to lớn về người và của trong đợt ngập lụt lớn vừa qua. Số tiền trên được quyên góp từ tiền làm thêm giờ của CBCNV các đơn vị thuộc Tập đoàn và trích từ Quỹ Tương trợ Dầu khí nhằm góp phần chia sẻ khó khăn với các gia đình có người bị nạn và giúp đồng bào bị lũ lụt ở Hà Nội có nhà cửa, tài sản bị hư hỏng nặng… sớm ổn định cuộc sống. Trong tháng 4/2008, Petrovietnam đã trích 1,2 tỷ đồng để ủng hộ đồng bào dân tộc các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại trong đợt rét đậm, rét hại. Ngày 12/8/2008, Petrovietnam cũng đã trích 3,6 tỷ đồng để hỗ trợ khẩn cấp đồng bào gặp nạn ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong trận bão lũ hung hãn. Ngày 29/9/2008, Petrovietnam hỗ trợ 2 tỷ đồng giúp nhân dân các tỉnh miền núi phía Bắc bị mất mát về người và của do ảnh hưởng của bão số 6 Ngoài ra còn có các tổ chức nước ngoài hỗ trợ cho VN như : Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) và Hội Chữ Thập đỏ Mỹ với số tiền gần 800 triệu đồng (tương đương 50.000USD)/1 đơn vị, Hội Chữ Thập đỏ Thuỵ Sĩ với số hàng và gạo trị giá trên 1,2 tỷ đồng (tương đương 80.000USD), Hội Chữ Thập đỏ Úc với số thiết bị lọc nước trị giá hơn 960 triệu đồng (tương đương 60.000USD), Hội Chữ Thập đỏ Đức với số tiền gần 1,4 tỷ đồng (tương ứng 66.000EUR), Đại sứ quán Nauy với số tiền hơn 2,8 tỷ đồng (tương ứng 200.000 France Thuỵ Sỹ-CHF)… Trong đợt lũ năm 2008 vừa qua đối với công tác tái thiết sau mùa lũ lụt ( rất quan trong trong việc giúp đỡ người dân ổn định cuộc sống sau này ) Hội chữ thập đỏ đã thực hiện hoạt động này như sau: (1) – cung cấp gạo cho 70.000 người bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong 3 tháng, bình quân 30kg/người; (2) - Cấp bộ thùng hàng gia đình gồm 1 thùng nhựa 40 lít, 1 thùng nhựa 10 lít, 1 gáo nhựa, 2 chăn, 1 màn, 1 đồ dùng nấu ăn cho 11.000 hộ gia đình (tương đương 46.200 người nghèo) bị ảnh hưởng nặng; (3) – cung ứng nước sạch cho 12.100 hộ nghèo (tương ứng 50.820 người) bị ảnh hưởng nặng nề về các công trình nước sạch; (4) - hỗ trợ sinh kế (giống, phân bón, vật nuôi) cho 30.200 hộ nghèo bị mất hết phương tiện kiếm sống sau lũ lụt . 3.3. Những vấn đề còn tồn tại đối với hoạt động cứu trợ xã hội VN : Tuy có nhiều thành công trong công tác cứu trợ nhưng hoạt động cứu trợ vẫn còn gặp mắc phải nhiều vấn đề như : a. Đa số các cơ sở bảo trợ xã hội chưa phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức hoạt động theo hướng chuyên nghiệp (trong một cơ sở chăm sóc nhiều loại đối tượng; nhiệm vụ của các bộ phận chuyên môn chồng chéo; chưa có hệ thống cung cấp dịch vụ; chưa mở rộng các chức năng như: chức năng chăm sóc tự nguyện, chức năng chăm sóc khẩn cấp hoặc tiếp nhận các đối tượng khác. b. Cơ sở vật chất hiện có của nhiều cơ sở bảo trợ xã hội chưa đáp ứng tiêu chuẩn nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, phục hồi chức năng cho đối tượng. c. Đội ngũ cán bộ, nhân viên thiếu về số lượng và đa số họ chưa qua đào tạo nghiệp vụ về công tác xã hội hoặc nghiệp vụ về chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng, do đó thiếu tính chuyên nghiệp.   d.Hoạt động cứu trợ chưa đến được đúng đối tượng . e.Tiền cứu trợ xã hội bị chiếm đoạt , cắt xén , làm cho số tiền đến tay người bị nạn giảm đi đáng kể : Như năm 2002, lợi dụng tiền viện trợ khắc phục bão lụt của trung ương, Công ty Xuất nhập khẩu nông lâm nghiệp Hà Nội đã nhập các cây giống (sắn, mía) kém chất lượng của Trung Quốc về cung ứng cho Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn Phú Yên.Cây giống được trồng đều không phát triển và bị chết, nhưng một số cán bộ tại hai đơn vị đã kê khống hồ sơ để được thanh toán gần 10 tỷ đồng mua hàng từ nguồn tiền viện trợ chống bão lụt. g. Sự chậm trễ trong việc chuyển tiền , hàng cứu trợ đến tay người dân , những sự sai phạm việc sử dụng tiền cứu trợ : -Cơn bão số 5 cuối năm 2007 đã tàn phá thảm khốc huyện Thạch Thành, Thanh Hoá. Nhưng vẫn còn 638 triệu đồng cứu trợ bị tồn kho -KonTum : Trích tiền làm quỹ thôn : Tại xóm Thông, xã Tân Khánh, huyện Phú Bình, nhiều hộ nghèo chỉ được nhận một nửa số tiền hỗ trợ vì bị cán bộ xóm bớt xén, với lý do để “làm quỹ xóm”. Còn ở xóm La Tú, cán bộ xóm bớt lại 20.000 một hộ để đóng góp đối ứng xây dựng làm cầu của xóm và 5.000 đồng tiền giấy, bút! (2007) -Theo điều tra của Đất Việt, huyện vùng cao A Lưới (Thừa Thiên - Huế) có 2.760 hộ nghèo. Tuy nhiên, vẫn còn 259 hộ nghèo chưa được nhận tiền hỗ trợ Tết. Lý do là UBND huyện A Lưới tự ý giữ lại trên 500 triệu đồng trong tổng số 2,64 tỷ đồng tiền hỗ trợ Tết cho hộ nghèo trên địa bàn. (2007) -Xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, nơi có 13 ngư dân tử nạn trong bão Chanchu, nhận được số tiền ủng hộ gián tiếp thông qua UBND xã gần 250 triệu đồng. Nhưng đến nay xã mới chi 53 triệu đồng, phần lớn cho hoạt động của cán bộ, số còn lại sung quỹ phòng chống thiên tai ( 07/2008) Ngoài ra còn rất nhiều vụ việc sai phạm nữa trong công tác cứu trợ xã hội . Điều này đã thể hiện một cách rõ ràng mặt trái trong công tác cứu trợ xã hội VN , chúng ta cần phải có những biện pháp kịp thời để xử lý , ngăn ngừa những sai phạm này , để hoạt động cứu trợ xã hội thực sự có ý nghĩa như đúng với tên gọi của nó . 3.4 Một số giải pháp đổi mới , hoàn thiện hoạt động cứu trợ xã hội ở VN : * Cần có sự đổi mới về nhận thức và nội dung hoạt động, tổ chức và phương thức cứu trợ xã hội, đảm bảo chế độ cứu trợ xã hội phù hợp đối với từng đối tượng cụ thể trong những hoàn cảnh khác nhau. Cần phải phê phán quan niệm cho rằng, cứu trợ xã hội chỉ là công việc của Nhà nước và một số cơ quan làm công tác cứu trợ xã hội. Hiện nay, vẫn còn khá nhiều cán bộ Đảng, chính quyền ở địa phương cho rằng cứu trợ xã hội chỉ là công việc của các cán bộ thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội mà không liên quan gì đến trách nhiệm của mình. Mặt khác, cũng cần sớm xây dựng một cơ chế hợp lý, có sự phân công trách nhiệm rõ ràng từ trung ương đến địa phương, từ các cơ quan Đảng, chính quyền tới các tổ chức quần chúng và cá nhân. ở đây, vai trò của Đảng bộ và chính quyền các cấp là hết sức quan trọng trong việc hoạch định phương hướng hành động và các biện pháp cụ thể, xây dựng cách thức hoạt động, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để thực hiện. Chính các cấp chính quyền xã, phường cơ sở là cấp quản lý thực tế sâu sát nhất, bởi vậy phải được coi là địa bàn chính để thực hiện công tác cứu trợ xã hội. Sớm xây dựng những phương thức hợp lý nhất giúp các tổ chức đoàn thể xã hội và cá nhân có điều kiện tham gia tích cực và không hạn chế vào công tác cứu trợ xã hội. Phải tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, sử dụng rộng rãi các phương tiện thông tin đại chúng phát động ý thức tự giác và lòng hảo tâm của mọi người. Xây dựng được phong trào “nhường cơm sẻ áo”, thông cảm giúp đỡ những người nghèo khổ cũng chính là xây dựng được một quan hệ xã hội mới nhân ái giữa con người với con người, là phương thức tốt nhất để chống lại những hệ quả xấu về xã hội của cơ chế thị trường. * Kết hợp chặt chẽ cứu trợ xã hội với các chính sách giảm nghèo, nâng cao đời sống các tầng lớp dân cư, giảm khoảng cách giàu – nghèo, nông thôn – thành thị,… Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới đã cho thấy, mọi sự cứu trợ xã hội dù mạnh mẽ tới đâu cũng chỉ như muối bỏ bể nếu không xoá bỏ được tận gốc rễ những nguyên nhân gây ra sự đói khổ, túng thiếu, nếu không giải quyết được nạn thất nghiệp. Bởi vậy, các chương trình về cứu trợ xã hội bao giờ cũng phải được tiến hành đồng bộ với chương trình đầu tưs việc làm, giáo dục và hướng nghiệp. Trong điều kiện nước ta hiện nay, công tác cứu trợ xã hội cũng đòi hỏi việc giải quyết một loạt những vấn đề kinh tế có liên quan, nói một cách cụ thể là cần phải thực hiện đúng đắn các chính sách kinh tế. Đó chính là việc xây dựng các chính sách và chiến lược phát triển toàn diện để nâng cao không ngừng mức sống chung của toàn xã hội. Trên tinh thần này, cứu trợ xã hội cần phải được tiến hành đồng bộ với việc khuyến khích làm giàu chính đáng. * Chế độ cứu trợ xã hội, nên có mức phù hợp đồng thời có phương hướng giải quyết đối với từng nhóm đối tượng cụ thể Trên thực tế, nhu cầu của các nhóm đối tượng là rất khác nhau. Người già cô đơn, người tàn tật nặng không còn sức lao động thì có nhu cầu đảm bảo cuộc sống hàng ngày về ăn, ở, mặc, vui chơi giải trí. Nhưng với trẻ em mồ côi, ngoài các nhu cầu trên còn là nhu cầu về học văn hoá, học nghề,… Đồng thời cũng có hình thức, phương hướng giải quyết đối với từng nhóm đối tượng cụ thể. Ví dụ như đối với người già cô đơn, người tàn tật nặng không còn sức lao động, trẻ em mồ côi còn nhỏ cố gắng xen ghép nhờ cậy họ hàng, làng xóm, đoàn thể quần chúng nuôi dưỡng tại chỗ. Những nơi có điều kiện thì tổ chức xây nhà bảo trợ nuôi dưỡng ngay tại xã, phường. Chỉ những đối tượng không thể nuôi dưỡng được ở địa phương mới đưa vào cơ sở nuôi dưỡng tập trung. Với những người còn phần nào sức lao động thì hỗ trợ vốn, giống vật nuôi, cây trồng,… giúp họ phát triển kinh tế gia đình, tổ chức cơ sở sản xuất cho đối tượng tàn tật để tận dụng sức lao động…/. * Cần phải mở rộng hình thức giúp đỡ đối tượng hưởng trợ cấp cứu trợ thường xuyên như có chính sách khuyến khích động viên các cá nhân, tổ chức tham gia thực hiện xã hội hoá công tác cứu trợ xã hội. * Mức cứu trợ hàng tháng cho các đối tượng còn thấp trong khi trượt giá năm sau cao hơn năm trước, do vậy cần phải có cách tính để ổn định cuộc sống cho họ. * Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra để đảm bảo hoạt động cứu trợ được thực hiện một cách nghiêm túc , tránh tình trạng ăn bớt tiền ,hàng cứu trợ của dân . * Cần phải rà soát, giảm bớt những thủ tục hành chính đối với đối tượng khi được nhận trợ cấp xã hội. * Từng bước xây dựng, bổ sung hoàn thiện hệ thống luật pháp về cơ chế, chính sách xã hội, chế độ trợ cấp, trợ giúp đối với các đối tượng bảo trợ xã hội. * Cần phải đẩy mạnh công tác quản lý nắm chắc đối tượng tại cơ sở: lập sổ quản lý đối tượng tại xã, phường, định kỳ 6 tháng, 1 năm, rà soát danh sách và tổng hợp báo cáo. * Đào tạo cán bộ chuyên về hoạt động cứu trợ xã hội . 4. Tiềm lực phát triển hoạt động cứu trợ xã hội VN : Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đó là thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa . Mục tiêu  quan trọng của chính sách phát triển của Đảng, Nhà nước ta là hướng vào con người, lấy con người làm trung tâm, phát triển vì con người và do con người. Như chúng ta đã biết CNXH là chế độ xã hội lành mạnh, công bằng, bình đẳng, không có bóc lột, áp bức, con người được giải phóng và có điều kiện phát triển toàn diện, có sự hài hòa trong phát triển của xã hội và tự nhiên . Hệ thống ASXH nói chung và chế độ cứu trợ xã hội nói riêng đã góp phần thực hiện điều đó bằng việc phân phối lại thu nhập đối vơi các thành viên trong xã hội . Như vậy vai trò của hệ thống ASXH và chế độ Cứu trợ xã hội là không thể phủ nhận được . Một mặt nó thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với những người không may lâm vào hoàn cảnh yếu thế trong xã hội , mặt khác đó là việc làm nhằm mục tiêu ổn định xã hội của NN để tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế đất nước. Chính vì vậy NN đặc biệt coi trọng việc giải quyết các vấn đề ASXH và số tiền chi cho ASXH nói chung và Cứu trợ XH tăng lên theo từng năm nhằm : nâng mức hỗ trợ, mở rộng đối tượng thụ hưởng theo chính sách đã có , xây dựng cơ sở vật chất cho các cơ sở Bảo trợ XH và ban hành thêm nhiều chính sách mới. Đất nước chúng ta đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử chống giặc ngoại xâm , chính điều đó buộc dân tộc ta phải đoàn kết lại tạo thành sức mạnh to lớn để chiến thắng giặc ngoại xâm . Vì vậy tình thần tương thân tương ái , giúp đỡ người khác đã trở thành một đức tính không thể thiếu trong mỗi con người VN , chính vì vậy hoạt động cứu trợ xã hội đã có từ rất lâu đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn . Ngày nay càng có nhiều các tổ chức , cá nhân tích cực tham gia các hoạt động từ thiện hơn , sẵn sàng hưởng ứng khi có lời kêu gọi của NN, ngoài ra họ còn chủ động xây dựng các trung tâm nuôi dưỡng sẵn sàng đón nhận những số phận không may mắn trong khả năng có thể . Kể từ khi đất nước chúng ta mở cửa nền kinh tế , đặc biệt là khi chúng ta gia nhập WTO thì đất nước ta đã ngày càng mở rộng được mối quan hệ với các nước trên thế giới trong mọi lĩnh vực ,từ đó chúng ta cũng đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của họ khi gặp phải các khó khăn ,đặc biệt là trong lĩnh vực cứu trợ xã hội . Như vậy chúng ta đã có thể thấy rõ rằng tiểm lực để phát triển hoạt động cứu trợ xã hội ở VN là rất tốt , nếu biết phát huy tối đa nguồn lực trong nước đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ từ bên ngoài thì chắc chắn Cứu trợ xã hội sẽ ngày càng phát triển và thể hiện đúng như tên gọi của nó .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxThực trạng và giải pháp hoạt động cứu trợ xã hội ở Việt Nam.docx
Luận văn liên quan