Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời, tháo gỡ những khó khăn
vướng mắc của cơ sở để đẩy nhanh quá trình xây dựng NTM. Đồng thời, nghiên cứu,
lập và thẩm định các dự án đầu tư để đầu tư hợp lý và có hiệu quả.
− Ủy ban mặt trận và các đoàn thể quần chúng ra lời kêu gọi và xây dựng các
chương trình, kế hoạch vận động nhân dân tích cực hưởng ứng, cần tuyên truyền sâu
rộng để đưa chương trình NTM hướng gần hơn với người dân, đi vào cuộc sống của
người dân.
−Tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt đảm bảo đạt bền vững, xây
dựng phương án để hoàn thiện các tiêu chí còn lại chưa đạt, trước mắt tập trung chỉ
đạo hoàn thiện 3 tiêu chí đạt chuẩn trong năm 2016.
−Tiếp tục rà soát lại các nội dung của từng tiêu chí, nếu tiêu chí nào không phù
hợp với điều kiện hiện nay của địa phương thì có kế hoạch trình UBND huyện điều
chỉnh lại quy hoạch cho phù hợp.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình nông thôn mới trên địa bàn xã Thanh long, huyện Thanh chương, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệu phó, 01 phòng thư viện, 01 phòng đoàn
đội, 01 văn phòng, 01 phòng họp giáo viên, khu vệ sinh
Qua 5 năm thực hiện, so sánh với bộ tiêu chí NTM trên địa bàn tỉnh Nghệ An thì
tiêu chí Trường Học của xã chưa đạt.
2.3.1.5. Hộ nghèo
Hiện trạng
Tính đến cuối năm 2010, tỉ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn trên địa bàn xã là
1770/4998 hộ chiếm 35,4%.
Kết quả thực hiện
Số hộ nghèo tại xã vào năm 2011 chiếm 32,7%, năm 2012 giảm xuống còn
27,5%. Trong tiến trình thực hiện NTM Ban chỉ đạo chương trình nhận thấy đây là
một trong những tiêu chí cần được chú trọng nên chính quyền xã đã thực hiện các
chính sách xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ vay vốn cho người dân phát triển kinh tế. Chính
vì vậy mà tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2015 chỉ còn 14,5%. Nhưng đến đầu năm 2016 tỷ lệ
hộ nghèo lại tăng lên 19,29% . Có thể nói để đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống mức đạt
chuẩn NTM đang là vấn đề khó khăn của chính quyền xã và cần có chính sách phù
hợp hơn nữa để triển khai có hiệu quả.
Nhận xét: Nhìn chung tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn toàn xã chiếm tỷ lệ khá cao. Hộ
nghèo tại địa phương chủ yếu là người không có công ăn việc làm, thu nhập không ổn định,
người già sống một mình. Vậy nên việc đưa những hộ này thoát khỏi hộ nghèo là vấn đề rất
khó khăn. Ngoài ra nền kinh tế của các hộ dân chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp nên thu
nhập rất thấp. Đồng thời việc áp dụng KH-KT vào quá trình sản xuất cũng kém hiệu quả
nên đời sống của người dân khó đi lên nhất là những hộ nghèo và cận nghèo.
SVTH: Hoàng Thị Phương 41
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
Kế hoạch triển khai
− Xã tiếp tục đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, quan tâm đến công tác
chính sách xã hội, hướng nghiệp cho thanh niên tìm việc làm, xuất khẩu lao động. Tạo
điều kiện cho hộ nghèo được vay vốn phát triển kinh tế.
− Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân để từ
đó phát triển các ngành nghề kinh tế nhằm làm tăng thu nhập và giảm tỷ lệ hộ nghèo.
− Phấn đấu đến năm 2017 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 17,5%.
So sánh với tiêu chuẩn quốc gia về NTM thì xã chưa đạt chuẩn về tiêu chí hộ nghèo.
2.3.1.6. Thu nhập
Hiện trạng
Tổng thu nhập bình quân đầu người năm 2010 của xã Thanh Long là 11,5 triệu
đồng/người/năm (bằng 0,82 lần thu nhập bình quân của tỉnh).
Kết quả sau khi thực hiện
SVTH: Hoàng Thị Phương 42
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
Bảng 5: Cơ cấu thu nhập bình quân đầu người của xã qua 5 năm 2011-2015
Chỉ tiêu
2011 2012 2013 2014 2015
Tốc độ tăng
2015/2011(%) Nghìn
đồng
%
Nghìn
đồng
%
Nghìn
đồng
%
Nghìn
đồng
%
Nghìn
đồng
%
Tổng số 15.000 100 16.500 100 18.500 100 19.800 100 22.100 100 47,33
1.Nông
nghiệp
11.271 75,14 11.800 71,52 12.300 66,49 12.955 65,43 14.232 64,4 26,27
2.TTCN 3.562 23,75 4.005 24,27 4.320 23,35 4.576 23,11 4.973 22,50 39,61
3.Doanh
nghiệp
167 1,11 305 1,85 890 4,81 1053 5,32 1.192 5,39 613,78
4.Tiền
lương
390 2,36 812 4,39 1.005 5,08 1.445 6,54
5.Khác 178 0,96 211 1,07 258 1,17
Nguồn: Báo cáo “Tình hình thực hiện kế hoạch nhà nước năm 2015, mục tiêu nhiệm vụ kế hoạch năm 2016
SVTH: Hoàng Thị Phương 43
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
Qua bảng trên cho ta thấy, thu nhập bình quân đầu người của xã tăng qua các
năm, năm 2011 đạt 15 triệu đồng/ người/năm , năm 2012 đạt 16,5 triệu đồng/ người/
năm và đến năm 2015 tăng lên đến 22,1 triệu đồng/ người/ năm. Như vậy thu nhập của
người dân năm 2015 tăng lên 47,33% so với năm 2011. Trong đó, thu nhập bình quân
đầu người từ sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo dù cho nó có xu hướng
giảm và thu nhập từ các lĩnh vực TTCN, thương mại có xu hướng tăng. Điều này cũng
dễ hiểu vì xã Thanh Long là một xã sống chủ yếu bằng nghề nông. Cụ thể năm 2011
thu nhập từ nông nghiệp chiếm 75,14%, TTCN chiếm 23,75% còn lại là thu nhập từ
doanh nghiệp. Đến năm 2015 thu nhập từ nông nghiệp giảm còn 64,4%, trong khi đó
thu nhập từ TTCN, doanh nghiệp, tiền lương và các khoản thu khác chiếm đến 35,6%.
Thu nhập từ nông nghiệp giảm là do diện tích đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp mà
sản xuất nông nghiêp mặc dù áp dụng tiến bộ KH-KT, đem các giống mới vào sản
xuất nhưng hiệu quả vẫn không cao, giá trị mang lại thấp hơn so với các ngành nghề
khác. Bên cạnh đó, trong thời kỳ CNH-HĐH xã đã thực hiện theo chủ trương giảm tỷ
trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ.
Nhận xét: Thu nhập của người dân đang không ngừng tăng lên. Tuy nhiên việc
áp dụng các tiến bộ KH-KT mới vào quy trình sản xuất là chưa nhiều, chủ trương
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sẽ
gặp khó khăn do người dân từ xưa đến nay chủ yếu sản xuất nông nghiệp.
Kế hoạch triển khai
Nông nghiệp
- Tiếp tục phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với
tiêu thụ sản phẩm. Tập trung thâm canh tăng vụ, tăng năng suất các loại cây trồng, đặc
biệt là cây có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện của địa phương và của từng
loại đất, từng khu vực trong xã.
- Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất, ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực
giống cây trồng, vật nuôi để tạo khâu đột phá về năng suất, chất lượng hàng hóa.
SVTH: Hoàng Thị Phương 44
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
- Mở rộng diện tích trồng cây thực phẩm, rau xanh, cây ngũ cốc các loại, bí xanh
đảm bảo nhu cầu trong xã, cung cấp cho thị trường. Làm tốt công tác khuyến nông, để
khuyến khích các hộ làm kinh tế giàu từ vườn, ao, Hồ, trang trại, gia trại.
Công nghiệp - xây dựng
- Tiếp tục phát triển đa dạng các ngành nghề phù hợp với điều kiện của địa
phương để thu hút lực lượng lao động, tạo công ăn việc làm, giải quyết lao động nông
nhàn, từng bước nâng cao đời sống cho người lao động. Phát triển sản xuất vật liệu
xây dựng, các dịch vụ cơ khí, gò hàn, điện tử và sử dụng công cụ, máy móc. Củng cố,
phát huy các nghề mộc, xây dựng, máy đo tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản
phẩm để thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Bố trí quy hoạch khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phía gần khu trung tâm
với quy mô diện tích 2,1 ha gồm:
+ Đồng Mồ O (xóm 4) diện tích 1,1 ha lấy trên đất trồng cây hàng năm khác.
+ Đồng Ao (xóm 3) diện tích 1 ha lấy trên đất lúa.
Dịch vụ, thương mại
- Chợ xã: Giữ nguyên ở vị trí cũ tại xóm 4 với diện tích khuôn viên 2.400 m2. Mở
rộng diện tích khuôn viên chợ về phía Đông thêm 600 m2 lấy trên đất lúa. Cơ sở hạ
tầng chợ đang được xây dựng dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm nay.
Xây dựng đình chợ diện tích sàn 1.000 m2, các ốt kinh doanh đảm bảo diện tích chiếm
đất >16 m2/điểm kinh doanh. Bê tông hóa sân đường nội bộ, bãi đỗ xe, cây xanh.
- Phát triển ngành dịch vụ thương mại tại khu vực chợ, tuyến đường trục xã cho
thu nhập cao, như nghề gò hàn, sửa chữa tivi, xe máy, nghề mộc...
- Sắp xếp, mở rộng các tụ điểm kinh doanh, buôn bán dọc đường trục xã.
- Cải tạo, nâng cấp dịch vụ ở khu trung tâm.
- Phát triển thương nghiệp nhiều thành phần, cung ứng đầy đủ, kịp thời giống, vật
tư cho sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, khuyến khích mọi thành phần kinh
tế hoạt động trên lĩnh vực sản xuất và dịch vụ thương mại.
So với Bộ tiêu chí NTM trên địa bàn tỉnh Nghệ An thì tiêu chí thu nhâp của xã là
đã đạt.
SVTH: Hoàng Thị Phương 45
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
2.3.1.7. Môi trường
Hiện trạng
Nghĩa trang nhân dân
Trên địa bàn xã có 12 nghĩa trang nhân dân với tổng diện tích là 8,99 ha.
Hầu hết các mộ phần được người dân bố trí chôn cất hợp lý, có quy hoạch, theo
hình thức hung táng trung bình 2 -2,5 m2/mộ phần các loại, đảm bảo yêu cầu về cảnh
quan và vệ sinh môi trường.
Hệ thống thu gom xử lý rác thải
Xã chưa có bãi rác tập trung, rác ở trong dân chủ yếu là đốt hoặc chôn tại nhà.
Đối với các hộ chăn nuôi có quy mô lớn đã xây dựng và sử dụng hầm Biogas và cách
thức xử lý rác hợp vệ sinh.
Cấp nước
Hiện nay toàn xã chưa có trạm cấp nước sạch và các hộ dân trong các thôn vẫn
dùng nước giếng khoan, giếng đào và bể cạn gia đình. Số hộ được dùng nước sinh hoạt
hợp vệ sinh là 620 hộ, chiếm 61,51%. Trong tương lai việc cấp nước sạch cần phải đầu
tư đồng bộ hơn để người dân có nước sạch dùng đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn.
Thoát nước
Thoát nước mặt và nước thải sinh hoạt của xã theo hệ thống rãnh tự đào và do
các hộ dân trong xã tự xây, việc tiêu thoát nước vẫn chủ yếu là tự chảy tự tiêu thoát ra
các ao hồ trong thôn, hệ thống thoát nước toàn xã cha được đầu tư đồng bộ.
Hiện nay theo dự án của xã đã và đang thực hiện làm các tuyến đường liên thôn kết
hợp mương thoát nước hướng thoát chính ra các ao hồ và ruộng trũng xung quanh.
Kết quả thực hiện
- Tính đến cuối năm 2015 tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 85 %.
- Tỷ lệ hộ có đủ 3 công trình ( nhà tắm, hố xí, bể nước ) đạt được 65%. Trong đó
28% hộ gia đình có hố xí tự hoại.
- Nghĩa trang: Đã quy hoạch và chưa xây dựng được nguyên tắc, quy chế quản lý
sử dụng.
SVTH: Hoàng Thị Phương 46
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
Nhận xét: Xã đã và đang có những biện pháp xử lý chất thải, rác thải cũng như
cung cấp nước sạch về đến người dân tiêu dùng. Tuy nhiên tình trạng sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật không đúng kỹ thuật, hệ thống xử lý chất thải trong chăn nuôi còn
yếu, Chưa xây dựng được các công trình bãi thu gom rác thải, công trình vệ sinh và hố
thu gom rác thải gia đình.
Kế hoạch thực hiện
Nghĩa trang nhân dân
- Giữ nguyên 6 nghĩa trang với tổng diện tích 8,04 ha:
Hệ thống thu gom và xử lý rác thải
- Quy hoạch bãi xử lý rác tập trung tại vùng Khe Bùn (xóm 10)với quy mô 1 ha
lấy trên đất đồi núi chưa sử dụng. Rác được xử lý bằng cách chôn lấp tự hủy.
- Thành lập tổ thu gom rác để thực hiện thu gom chất thải rắn vô cơ từ các thôn
bản tập kết tại các thùng thu gom rác trong thôn bản sau đó vận chuyển tới khu xử lý
chất thải rắn của xã.
Cấp nước
- Quy hoạch xây dựng 1 nhà máy nước tại công suất 1.000 m3/ngày đêm tại góc
ruộng Bạc Nhan (xóm 5) lấy trên đất trồng cây hàng năm khác diện tích 1 ha.
Các tuyến dẫn nước được thiết kế ống dẫn nước ф 150 bố trí dọc theo trục chính,
dẫn nước vào các khu vực trong toàn xã dài 16,79 km.
Thoát nước thải
+ Để đảm bảo vệ sinh môi trường cho các xóm trong toàn xã phù hợp với điều
kiện xây dựng và khả năng kinh tế, lựa chọn giải pháp xử lý nước thải theo mô hình
phân tán. Hệ thống thoát nước chung.
+ Các hộ dân cư đều có bể tự hoại 3 ngăn hợp qui cách, nếu có điều kiện có thể
sử dụng loại bể tự hoại cải tiến với vách ngăn mỏng và ngăn lọc kỵ khí để xử lý nước
thải sinh hoạt.
+ Các cơ sở chăn nuôi gia súc dùng bể BIOGAS để xử lý phân súc vật và tạo khí
Mêtan dùng trong sinh hoạt.
SVTH: Hoàng Thị Phương 47
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
+ Nước thải nhiễm bẩn của các cở sở sản xuất CN, TTCN đều phải được xử lý cục
bộ đạt tiêu chuẩn vệ sinh trước khi xả ra hệ thống thoát nước hoặc sông hồ.
+ Bố trí các tuyến mương chính kẹp chạy dọc các trục đường giao thông thôn
xóm, các mương nhỏ từ các hộ gia đình các xóm sẽ đổ ra các mương chính, dẫn theo
hệ thống kênh tiêu để thoát.
+ Sử dụng các hồ, ao trong xã làm hồ sinh vật để xử lý nước thải sau khi đã làm
sạch trong điều kiện tự nhiên, sau đó thoát ra sông.
- Đối với khu vực dân cư tổ chức mạng lưới thu gom rác. Tại các điểm thu gom
đặt các thùng đựng rác có thể tích từ 1- 2 m3, bán kính phục vụ khoảng 200 – 300 m.
Hàng ngày xe chở rác làm nhiệm vụ chuyên chở số rác này đến điểm tập trung của xã.
- Đối với các công trình công cộng: mỗi công trình có thùng đựng rác riêng và số
rác này sẽ được thu gom và chuyên chở đến điểm tập kết.
- Đối với các loại chất thải hình thành trong sinh hoạt hàng ngày ở hộ gia đình
như phân gia súc, gia cầm, thức ăn thừa hoặc các phế phẩm khác có thể sử dụng hình
thức tổ hợp vườn, ao, chuồng, hầm chứa rác, hố chứa rác tự phân huỷ.
So sánh với Bộ tiêu chí NTM trên địa bàn tỉnh Nghệ An thì tiêu chí môi trường
cả xã là chưa đạt.
2.3.2 Đánh giá chung tình hình thực hiện chương trình NTM tại xã Thanh
Long, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An tính đến năm 2015.
Bắt đầu xây dựng NTM vào năm 2010 tính đến nay đã hơn 4 năm triển khai
thực hiện, toàn xã đã huy động được: 32,917 tỷ đồng để thực hiện xây dựng NTM.
Trong đó:
- Ngân sách Trung ương đầu tư trực tiếp: 2,368 tỷ đồng, chiếm 7,2 %.
- Ngân sách Tỉnh đầu tư: 4,350 tỷ đồng, chiếm 13,2 %.
- Ngân sách huyện đầu tư: 28 triệu đồng, chiếm 0,085 %.
- Ngân sách xã huy động: 126 triệu đồng, chiếm 0,38 %.
- Vốn thực hiện lồng ghép các chương trình: 18,398 tỷ đồng, chiếm 55,9 %.
SVTH: Hoàng Thị Phương 48
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
- Nguồn vốn tín dụng: 0 tỷ đồng, chiếm 0 %.
- Huy động từ các doanh nghiệp: 4,034 tỷ đồng, chiếm 12,25 %.
- Huy động từ nội lực của nhân dân: 3,198 tỷ đồng, chiếm 9,71 %.
- Con em quê hương: 210 triệu đồng, chiếm 0,63 %.
- Huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác: 168 triệu đồng, chiếm 0,51 %.
Với nguồn lực huy động được xã đã đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng nông
thôn nhằm nâng cao đời sống người dân theo bộ tiêu chí Quốc gia về NTM. Như vậy
từ khi bước vào triển khai quy hoạch đến nay, xây dựng NTM đã trở thành phong trào
sôi động, rộng khắp trên địa bàn toàn xã. Hệ thống hạ tầng nông thôn đang từng bước
đổi mới, làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Đời sống vật chất và tinh thần được nâng lên,
sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa được coi trọng và có chuyển biến, nâng cao
thu nhập cho người dân. Bên cạnh đó thì chương trình NTM đã làm thay đổi nhận thức
của đa số người dân, từ việc trông chờ, ỷ lại vào nguồn đầu tư của nhà nước nay đã
tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới.
Bên cạnh những thành tích đạt được thì xã còn có những tồn tại, hạn chế như:
- Đến hết năm 2015, chưa có xóm nào đạt tiêu chuẩn xóm NTM. Toàn xã mới
chỉ đạt được 10 tiêu chí, một số tiêu chí đạt nhưng chất lượng thấp, chưa bền vững
như: chợ nông thôn, giáo dục, an ninh trật tự xã hội.
- Công tác cắm mốc quy hoạch trên các tuyến đường giao thông nông thôn và
tại các điểm được quy hoạch chưa thực hiện được.
- Trong quá trình triển khai thực hiện, một số nội dung tiêu chí không còn phù
hợp với thực tế của địa phương nên cần phải điều chỉnh quy hoạch như: Tiêu chí chợ
nông thôn, tiêu chí Môi trường, cơ sở vật chất văn hóa, vì thế mất rất nhiều thời
gian.
- Một số thôn xóm chưa quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, nên tình
trạng vứt rác thải sinh hoạt xuống sông, kênh mương, xả nước thải sinh hoạt, chất thải
gia súc, đổ phân trên lề đường gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, ảnh
hưởng đến sức khỏe của nhân dân.
SVTH: Hoàng Thị Phương 49
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
- Ban chỉ đạo chưa bám sát vào công việc, công tác hướng dẫn triển khai, thực
hiện các nội dung của từng tiêu chí của từng ngành chuyên môn còn chậm, hiệu quả
không cao.
- Chưa nhân rộng được các mô hình sản xuất tập trung, chưa xây dựng được các
mô hình về chăn nuôi có giá trị kinh tế cao.
Như vậy có thể thấy nhìn chung tình hình thực hiện NTM tại xã Thanh Long
mặc dù đạt được những kết quả thấy rõ nhưng so với các xã khác thì hiệu quả chương
trình còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Chính vì vậy cần phát huy
nội lực, đoàn kết xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh
đạo của tổ chức Đảng, chỉ đạo điều hành của chính quyền. Tiếp tục nâng cao chất
lượng các tiêu chí theo hướng bền vững. Tiếp tục làm tốt công tác y tế, giáo dục,
chăm lo công tác xã hội để cho nhân dân có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Từ
đó nâng cao hiệu quả chương trình một cách toàn diện để sớm đưa xã Thanh Long
trở thành xã nông thôn mới trong năm 2020.
2.4. Đánh giá tác động của chương trình NTM đến sản xuất và đời sống
của cộng đồng.
2.4.1. Thông tin về điều tra hộ
Bảng 6: Tổng hợp thông tin về hộ điều tra năm 2016
Đơn vị tính: năm, ngàn đồng
Tiêu chí N
Giá trị nhỏ
nhất
Giá trị lớn
nhất
Giá trị
trung
bình
Độ lệch mẫu
Trình độ học vấn 52 0 16 9,07 1.159
Số nhân khẩu của hộ 52 1 9 4.87 1.495
Số lao động nông nghiệp 52 1 9 3.83 1.642
Thu nhập bình quân/
tháng (ngàn đồng)
52 3000 15000 6480 2.578
Valid N (listwise) 52
Nguồn: xử lý phần thông tin hộ điều tra bằng SPSS- số liệu điều tra năm 2016
SVTH: Hoàng Thị Phương 50
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
Ghi chú: trình độ học vấn: 1=0 năm, 2=5 năm, 3=9 năm, 4=12 năm, 5= 15 năm,
6=16 năm(không đi học=0 năm, tiểu học=5 năm, THCS=9 năm, THPT=12 năm, trung
cấp/cao đẳng=15 năm, đại học=16 năm)
Từ bảng trên ta thấy trình độ văn hóa và chuyên môn qua điều tra là quá thấp,
bình quân mỗi người dân chỉ học hết cấp 2 (mean=9,07 năm đi học) . Do điều kiện khó
khăn trước đây nên trình độ văn hóa của người dân khá thấp, đây cũng là một trong
những khó khăn cản trở việc đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình
NTM khi mà nhận thức của người dân chưa được đầy đủ về vai trò của nó đối với sự
phát triển kinh tế xã hội của địa phương nói chung cũng như kinh tế hộ gia đình nói
riêng. Qua bảng điều ra mỗi hộ có 4-5 khẩu, trong đó có 3-4 lao động là nông nghiệp.
Đặc điểm kinh tế hộ điều tra
Biểu đồ 1: Đặc điểm kinh tế hộ (nguồn số liệu điều tra hộ năm 2016)
Chú thích: Đặc điểm kinh tế: 1= giàu (>12 triệu), 2= khá (8 triệu- 12 triệu), 3=
trung bình (6 triệu – 8 triệu), 4= nghèo (3 triệu -5 triệu).
Qua quá trình điều tra ta thấy đặc điểm kinh tế hộ ở địa phương chủ yếu ở mức
trung bình – khá (chiếm 80,8%). Trong tổng thể điều tra hộ nghèo chiếm 11,5%, hộ
giàu chiếm tỷ lệ thấp 7,7%. Với tình hình kinh tế hộ như vậy sẽ là một thuận lợi đối
với chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp
08%
31%
50%
12%
giau
kha
trung binh
ngheo
SVTH: Hoàng Thị Phương 51
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
nguồn lực xây dựng NTM, xây dựng cơ sở hạ tầng nhất là về tài chính.
Nghề nghiệp chính của hộ
Biểu đồ 2: Nghề nghiệp chính của hộ(nguồn số liệu điều tra hộ năm 2016)
Là một xã thuần nông nên trong cơ cấu mẫu điều tra, số hộ có hoạt động kinh tế
chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi chiếm tỷ lệ lớn ( trong đó trồng trọt chiếm 55,8% số
hộ, còn chăn nuôi chiếm 21,2%). Ở xã cây trồng chủ yếu là lúa, ngô, đậu, lạc, sắn,...và
một số cây trồng lâu năm khác. Còn về chăn nuôi thì chủ yếu là trâu, bò, lợn, gà
vịt,...Qua quá trình thực hiện chương trình NTM thì cơ sở hạ tầng phát triển hơn nên
các ngành tiểu chủ công nghiệp đang dần một phát triển hơn.
2.4.2. Sự tham gia của người dân
Sự hiểu biết của người dân về mô hình NTM
Bảng 7: Hiểu biết của người dân về NTM
Nội dung Tiêu chí Tần số %
1.Hiểu biết về
nông thôn mới
1.1. Đã được nghe 51 98,1
1.2. Chưa được nghe 1 1,9
2.Kênh thông
tin tiếp nhận
2.1. Từ chính quyền xã 29 55,77
2.2. Từ thông tin đại chúng 4 7,69
2.3. Qua các tổ chức đoàn thể địa
phương 16 30,77
2.4. Qua các nguồn thông tin khác 3 5,77
3.Họp về mô
hình NTM
3.1.Xã có tổ chức họp về mô hình
NTM không 48 92,3
3.2.% số hộ tham gia họp 46 88,08
3.3.Số hộ tham gia đóng góp ý kiến 39 84,6
Nguồn: thống kê Frequencies trong SPSS- số liệu điều tra năm 2016.
00%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
trong trot chan nuoi nuoi trong
thuy san
tieu thu
cong
nghiep
khac
56%
21%
06% 06%
12%
SVTH: Hoàng Thị Phương 52
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
Qua kết quả điều tra hộ cho thấy đa số người dân xã Thanh Long đều biết đến
chương trình NTM. Cụ thể, qua 52 phiếu điều tra thì chỉ có 1 phiếu không biết đến
chương trình(chiếm 1,9%) còn lại 51 người hiểu biết về chương trình (chiếm 98,1%).
Người dân biết về chương trình NTM chủ yếu thông qua chính quyền xã (chiếm
55,8%), và qua các tổ chức đoàn thể địa phương (chiếm 30,8%). Hiểu biết được quyền
lợi và nghĩa vụ nên người dân tham gia họp khá đầy đủ (88,08%) và đóng góp ý kiến
của mình (84,6%) để các cán bộ chỉ đạo chương trình điều chỉnh và thực hiện đồng bộ
với nhân dân để có kết quả tốt nhất.
Hình thức đầu tư hạ tầng kinh tế- xã hội thông qua ý kiến người dân
Bảng 8: Ý kiến của người dân về hình thức đầu tư hạ tầng KT-XH
Hạ tầng KT-XH Hình thức đầu tư Tần số %
1.Điện nông thôn
1.1.CQĐP đầu tư hoàn toàn 18 34,6
1.2.Hình thức BOT 22 42,3
1.3. CQĐP và nhân dân cùng làm 12 23,1
2.Giao thông
2.1.CQĐP đầu tư hoàn toàn 9 17,3
2.2.Hình thức BOT 11 21,2
2.3.CQĐP và nhân dân cùng làm 32 61,5
3.Trường học
3.1.CQĐP đầu tư hoàn toàn 19 36,5
3.2.Hình thức BOT 17 32,7
3.3.CQĐP và nhân dân cùng làm 16 30,8
4.Thủy lợi
4.1.CQĐP đầu tư hoàn toàn 12 23,1
4.2.Hình thức BOT 9 17,3
4.3.CQĐP và nhân dân cùng làm 31 59,6
5.Trạm y tế
5.1.CQĐP đầu tư hoàn toàn 20 38,5
5.2.Hình thức BOT 14 26,9
5.3.CQĐP và nhân dân cùng làm 18 34,6
6.Bưu điện
6.1.CQĐP đầu tư hoàn toàn 29 55,8
6.2.Hình thức BOT 13 25,0
6.3.CQĐP và nhân dân cùng làm 10 19,2
7.Cơ sở văn hóa
7.1.CQĐP đầu tư hoàn toàn 8 15,4
7.2.Hình thức BOT 8 15,4
7.3.CQĐP và nhân dân cùng làm 36 69,2
Nguồn: thống kê Frequencies trong SPSS- số liệu điều tra năm 2016.
Chú thích: BOT (viết tắt của tiếng Anh: Build-Operate-Transfer, có nghĩa: Xây
dựng-Vận hành-Chuyển giao). Chính quyền xã có thể kêu gọi các công ty bỏ vốn xây
dựng trước (build) thông qua đấu thầu, sau đó khai thác vận hành một thời gian
(operate) và sau cùng là chuyển giao (transfer) lại cho địa phương sở tại.
SVTH: Hoàng Thị Phương 53
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
Qua kết quả thống kê trên cho ta thấy lĩnh vực mà theo ý kiến của người dân nên
được đầu tư dưới hình thức “chính quyền và nhân dân cùng làm” là: lĩnh vực giao
thông (chiếm 61,5% người đồng ý), lĩnh vực thủy lợi (chiếm 59,6% người đồng ý),
xây dựng cơ sở văn hóa (69,2% người đồng ý). Ngược lại lĩnh vực mà người dân
không sẵn sàng tham gia xây dựng hay nói cách khác họ cho rằng chính quyền địa
phương nên đầu tư hoàn toàn là: xây dựng trường học ( chiếm 36,5% người đồng ý),
bưu điện ( chiếm 55,8% người đồng ý), trạm y tế ( chiếm 38,5% người đồng ý). Điều
này cho thấy người dân chỉ sẵn sàng tham gia vào những lĩnh vực có liên quan trực
tiếp đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của chính họ.
Đóng góp công, tiền xây dựng cơ sở hạ tầng của người dân
Bảng 9: Đóng góp của người dân cho đầu tư hạ tầng KT-XH
Đơn vị tính: %, ngàn đồng, ngày công
Nội dung Hạ tầng KT-XH N Giá trị nhỏ nhất
Giá trị lớn
nhất
Giá trị
trung
bình
1.Sẵn sàng hiến đất
1.Sẵn sàng 17
1 3 1,77 2. Còn tùy thuộc vào mức bồi thường 30
3.Không 5
2.Góp tiền
1.Điện nông thôn 52 30 1000 355
2.Đường giao thông 50 50 1000 483,5
3.Trường học 36 50 1200 700,8
4.Thủy lợi 48 20 1000 179
5.Trạm y tế 31 20 1000 175
6.Bưu điện 21 20 1000 129
7.Nhà văn hóa, khu thể
thao 28 40 1000 130
8.Khác 12 50 500 250
3.Góp công
1.Điện nông thôn 27 1 4 1.89
2.Đường giao thông 51 1 9 3.65
3.Trường học 46 1 7 2.17
4.Thủy lợi 51 1 7 2.90
5.Trạm y tế 28 1 6 2.68
6.Bưu điện 20 1 3 1.70
7.Nhà văn hóa, khu thể
thao 46 1 6 2.20
8.Khác 26 1 6 2,38
Nguồn: Descriptive Statistics trong SPSS- số liệu điều tra hộ năm 2016.
SVTH: Hoàng Thị Phương 54
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
Chú thích: 1= Sẵn sàng, 2= Còn tùy thuộc vào mức bồi thường, 3= Không
Qua bản điều tra ta nhận thấy rằng: người dân ở địa phương chưa sẵn sàng hiến
đất, nhưng sẵn sàng đóng góp tiền, ngày công cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng
KT-XH. Khi được hỏi về vấn đề có sẵn sàng hiến đất hay không thì kết quả là 57,7%
người phụ thuộc vào mức bồi thường, 32,7% người đồng ý sẵn sàng hiến đất và 9,6%
người không đồng ý hiến đất đai để xây dựng các dự án NTM. Và qua bảng trên ta
thấy người dân sẵn sàng đóng góp tiền, ngày công cho các tiêu chí ảnh hưởng trực tiếp
nhất đến quyền lợi của mình cụ thể như sau: mỗi hộ sẵn sàng đóng góp 700.800 đồng
để xây dựng trường học và 2,17 ngày để xây dựng trường học, về tiêu chí đường giao
thông người dân sẵn sàng góp 355.000 đồng và 3,65 ngày để xây dựng kiên cố lại hệ
thống giao thông. Còn những tiêu chí như bưu điện, nhà văn hóa, khu thể thao người
dân chỉ sẵn sàng góp ít tiền và ngày công cụ thể là: người dân chỉ góp 129.000 đồng và
1,7 ngày để xây dựng bưu điện, và góp 130.000 đồng với 2,2 ngày để xây dựng nhà
văn hóa, khu thể thao. Như vậy có thể thấy trong nhận thức của người dân chưa hiểu
được mối liên hệ của các tiêu ch
í trong NTM, họ chỉ mới sẵn sàng thực hiện các tiêu chí mà họ thấy có lợi trước
mắt trong sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất. chính vì vậy các cơ quan chỉ đạo cần
có biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, có như vậy thì hiệu quả
của chương trình NTM mới được nâng cao.
SVTH: Hoàng Thị Phương 55
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
2.4.3. Đánh giá của người dân về tác động của chương trình NTM
Đánh giá tổng quan trên các phương diện
Biểu đồ 3: Mức độ hài lòng của các hộ gia đình(nguồn số liệu điều tra hộ năm 2016)
Nhìn chung thì qua quá trình thực hiện chương trình NTM thì đa số người dân
hài lòng về chủ trương chính sách của Đảng cũng như các Ban chỉ đạo thực hiện
chương trình NTM của xã. Cụ thể là trong số 52 người được hỏi có 36 người hài lòng
( chiếm 69,2%), 2 người đánh giá là rất hài lòng về chủ trương này( chiếm 3,8%), có
19,2% số hộ trung lập và 7,7% số hộ không hài lòng về chương trình này.
04%
69%
19%
08%
rat hai long
hai long
trung lap
khong hai long
SVTH: Hoàng Thị Phương 56
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
+
Bảng 10: Đánh giá tổng quan NTM trên các phương diện
Tiêu chí N
Giá trị nhỏ
nhất
Giá trị lớn
nhất
Giá trị
trung bình
Người dân được tham gia đóng góp ý
kiến trong công việc
52 2 5 4,12
Cán bộ địa phương thực sự có năng lực
trong việc thực hiện các dự án
52 2 5 3,42
Hầu hết các công trình được xây dựng
trên địa bàn đều do người dân thực hiện
52 1 5 3,62
Các chương trình dự án tạo điều kiện
cho người dân có thêm việc làm
52 1 5 3,81
Các chương trình dự án giúp người dân
có thêm kinh nghiệm và khả năng sáng
tạo.
52 2 5 3,48
Các công trình được xây dựng là các
công trình được người dân trông đợi và
cần thiết cho người dân.
52 1 5 3,90
Các cán bộ tạo điều kiện cho người dân
đóng góp ý kiến.
52 1 5 3,81
Nguồn: : Descriptive Statistics trong SPSS- số liệu điều tra hộ năm 2016.
Qua điều tra có thể thấy đa số người dân đều đồng ý rằng họ được tham gia đóng
góp ý kiến trong công việc ( mean = 4,12) và các cán bộ thì luôn tạo điều kiện cho
người dân đóng góp ý kiến(mean=3,81), bên cạnh đó họ cho rằng các công trình xây
dựng trên địa bàn đáp ứng được sự mong đợi của họ(mean=3,9). Ngược lại với sự
đồng tình thì đa số người dân cho rằng cán bộ địa phương chưa thực sự có năng lực
trong việc thực hiện các dự án. Như vậy qua điều tra ta thấy được quan điểm của
người dân về quá trình thực hiện chương trình NTM để từ đó đưa ra các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình NTM.
SVTH: Hoàng Thị Phương 57
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
Chất lượng cơ sở hạ tầng
Bảng 11: Chất lượng hệ thống hạ tầng KT-XH ở địa phương
Các phát biểu
Mức độ Giá trị
trung
bình
Ý nghĩa
1 2 3 4 5
1. Đường giao thông
1) Địa phương đã có đường cho xe cơ giới trung tâm xã 0 19,23 28,85 38,46 13,46 3,46 Khá tốt
2) Chất lượng hệ thống của đường liên thông, liên xã
tốt
5,77 34,62 25 26,92 7,69 2,96 Khá tốt
3) Đường giao thông có thể đi lại tốt quanh năm 13,46 26,92 26,92 23,08 9,62 2,88 Khá tốt
2. Trường học
1) Số trường học đáp ứng đủ nhu cầu học tập của học sinh 0 9,62 17,31 59.62 13,46 3,77 Tốt
2) Chất lượng cơ sỡ vật chất của hệ thống trường học tốt 1,92 21,15 26,92 44,23 5,77 3,31 Khá tốt
3. Y tế
1) Hệ thống cơ sở vật chất của trạm xá đầy đủ 1,92 26,92 19,23 44,23 5,77 3,25 Khá tốt
2) Thái độ phục vụ của y bác sĩ nhiệt tình 0 11,54 23,08 61,54 3,85 3,58 Khá tốt
4. Thủy lợi
1) Hệ thống thủy lợi đáp ứng đầy đủ nhu cầu tưới tiêu
của nhân dân
1,92 15,38 26,92 42,31 13,46 3,5 Khá tốt
2) Chất lượng của hệ thống thủy lợi tốt 3,85 25 25 36,54 9,62 3,23 Khá tốt
5. Nước sinh hoạt
1) Nhu cầu nước sinh hoạt của người đân được đáp ứng 3,85 15,38 19,23 50 11,54 3,5 Khá tốt
SVTH: Hoàng Thị Phương 58
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
đầy đủ
2) Chất lượng nước sinh hoạt tốt 3,85 26,92 23,08 32,69 13,46 3,25 Khá tốt
6. Hệ thống lưới điện
1) Hộ gia đình được sử dụng hệ thống lưới điện quốc gia 1,92 7,69 9,62 57,69 23,08 3,92 Tốt
2) Hệ thống lưới điện ở địa phương an toàn 0 11,54 25 51,92 11,54 3,63 Khá tốt
3) Sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt là chính 1,92 7,69 5,77 63,46 2115 3,94 Tốt
7. Thông tin liên lạc
1) Thường xuyên nghe được đài tiếng nói Việt Nam 1,92 19,23 21,15 46,15 11,54 3,46 Khá tốt
2) Thường xuyên xem được truyền hình 1,92 5,77 17,31 48,08 26,92 3,92 Tốt
3) Thường xuyên đến bưu điện, văn hóa xã để xem tạp chí 19,23 26,92 21,15 28,85 3,85 2,71 Khá tốt
8. Đánh giá chung về hiệu quả của dự án xây dựng
cơ sở hạ tầng.
1) Chất lượng các công trình tốt 0 17,31 32,69 44,23 5,77 3,38 Khá tốt
2) Vốn đầu tư hợp lý 0 17,31 44,23 32,69 5,77 3,27 Khá tốt
3) Thực hiện đúng kế hoạch 0 9,62 46,15 36,54 7,69 3,42 Khá tốt
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS
SVTH: Hoàng Thị Phương 59
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
Chú thích: Giá trị trung bình được giải thích như sau:
1-1,25 = Yếu, kém, 1,26-2,5 = Trung bình, 2,6 -3,75 = Khá tốt, 3,76 – 5=Tốt
Qua bảng phân tích trên ta thấy được rằng, nhìn chung chất lượng hạ tầng KT-
XH ở địa phương được đa số người đánh giá ở mức khá tốt ( mean từ 2,6 - 3,75).
Trong đó chất lượng của hệ thống điện được người dân đánh giá là tốt nhất với 80,7%
hộ cho rằng họ được sử dụng lưới điện quốc gia và 65,4% hộ cho rằng hệ thống điện
lưới ở địa phương an toàn. Tiêu chí thứ hai được người dân đánh giá tốt đó là người
dân được thường xuyên xem truyền hình(mean=3,92). Ngược lại những lĩnh vực hạ
tầng quan trọng như giao thông, thủy lợi thì người dân chỉ đánh giá ở mức trung bình.
Chính vì vậy trong thời gian tới chính quyền địa phương cần nỗ lực hơn nữa trong việc
cải tạo giao thông, nâng cấp hệ thủy lợi để phục vụ nhu cầu của người dân.
Tác động đến thu nhập
Biểu đồ 4: Tác động của mô hình NTM đến các nguồn thu nhập của người dân
Qua điều tra hộ cho thấy rằng thực hiện mô hình NTM có tác động lớn đến thu
nhập của người dân nơi đây. Qua điều tra 52 hộ thì có tới 38 hộ đánh giá là có tăng
chiếm 73,1% trên tổng số hộ được hỏi. Và trong số người trả lời là có tăng thì họ cho
rằng: nguồn thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi tăng như nhau chiếm 32,7%, thu nhập
từ tiểu thủ công nghiệp chiếm 23,1%. Còn lại 11,5% là tăng từ các nguồn thu khác.
033% 033%
023%
012%
000%
005%
010%
015%
020%
025%
030%
035%
trong trot chan nuoi nganh nghe tieu thu
cong nghiep
cac nguon thu khac
Tác động của chương trình NTM đến các nguồn
thu nhập của người dân
SVTH: Hoàng Thị Phương 60
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
Như vậy qua đây ta thấy được vai trò to lớn của chương trình NTM đối với đời sống
vật chất cũng như tinh thần của người dân xã. Để từ đó xã có những chính sách cũng
như chủ trương đúng đắn trong tiến trình quy hoạch xây dựng NTM.
2.5. Những điểm mạnh và hạn chế trong quá trình thực hiện chương trình
NTM tại xã Thanh Long, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
2.5.1. Điểm mạnh
− Xã Thanh Long có truyền thống lịch sử lâu đời. Các thế hệ người Thanh Long
kế tiếp nhau phát huy truyền thống cần cù, thông minh sáng tạo xây dựng quê hương
đất nước và anh dũng kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc.
− Các công trình nhà cửa trong thôn xóm ngày càng phát triển như nhà ở, các
công trình công cộng. Đầu tư cho các công trình như: đường giao thông liên xã, giao
thông thôn xóm, nhà 2 tầng của các trường học, nhà văn hoá của các thôn xóm... Kiến
trúc công trình nhà ở chủ yếu là nhà thấp tầng, bình quân 1-2 tầng.
− Xã Thanh Long có nền kinh tế nông nghiệp tương đối phát triển như trồng trọt,
chăn nuôi.
− Cấp ủy Đảng, chính quyền đã tập trung chỉ đạo kịp thời, huy động cả hệ thống
chính trị vào cuộc, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân. Đảng bộ và nhân dân có
sự đoàn kết thống nhất, nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
− Có chính sách đầu tư, hỗ trợ các cấp, các ngành trong quá trình thực hiện
NTM.
− Các doanh nghiệp và con em xa quê cũng góp phần lớn trong công cuộc xây
dựng NTM trên địa bàn xã.
2.5.2. Hạn chế
− Thanh Long là một xã vùng miền núi nghèo của huyện Thanh Chương, hàng
năm bị ảnh hưởng của gió bão, ngập lụt, hạn hán gây rất nhiều khó khăn cho sản xuất
và đời sống của nhân.
- Nền kinh tế của Thanh Long có điểm xuất phát thấp, tập quán và kinh nghiệm
sản xất hàng hóa chưa phổ biến. Trình độ thâm canh, tổ chức và tiếp cận thị trường
kém, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn còn ít.
SVTH: Hoàng Thị Phương 61
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
− Nguồn thu ngân sách xã còn thấp, nhu cầu chi ngân sách ngày càng lớn là yếu
tố tác động đến phát triển kinh tế xã hội của xã.
− Cấp ủy, chính quyền ở một số nơi chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm
trong công cuộc xây dựng Nông thôn mới, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vẫn còn tồn tại khá
phổ biến trong nhân dân. Đây là rào cản lớn nhất trong quá trình triển khai thực hiện
Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới ở Thanh Long hiện nay.
− Việc xây dựng và thẩm định kết quả xây dựng nông thôn mới chưa được quan
tâm đúng mực, còn thiếu chính xác, khách quan.
- Về tiến độ giải ngân: chưa lựa chọn được danh mục, nội dung và mô hình hỗ
trợ, đặc biệt là đối với các mô hình phát triển sản xuất, chăn nuôi có nhưng chưa đủ
điều kiện để giải ngân. Việc huy động nguồn vốn thực hiện NTM còn gặp nhiều khó
khăn, công tác hiến tặng đất đai, tài sản chưa nhiều, còn vướng mắc trong quá trình
vận động dẫn đến tiến độ thi công chậm, kéo dài.
- Công tác tuyên truyền thiếu thường xuyên, người dân ở một số xóm còn chưa
biết rõ tới chương trình xây dựng NTM.
- Việc xây dựng nông thôn mới còn rập khuôn, máy móc, thiếu tính sáng tạo; vẫn
đang còn có sự cóp nhặt, sao chép đồ án quy hoạch, đề án xây dựng, đề án phát triển sản
xuất của những nơi khác để áp dụng vào địa phương; chưa thật sự tiến hành bàn bạc lấy ý
kiến nhân dân một cách rộng rãi. Vì vậy, trên thực tế việc xây dựng nông thôn mới vẫn
chưa có chiều sâu, đang dừng lại ở việc phấn đấu hoàn thành các tiêu chí đề ra.
- Sự phối kết hợp giữa các ngành, đoàn thể, các thành viên Ban chỉ đạo với các
xóm đôi khi thiếu chặt chẽ, thiếu cụ thể dẫn đến một số công việc bị chậm trễ nên tỷ lệ
đạt được còn thấp.
- Trong quá trình chỉ đạo, một số cơ sở xóm còn lúng túng, chưa quyết liệt, ngại khó,
ngại va chạm, nhất là công tác chỉ đạo dồn điền đổi thửa, có xóm phải làm lại 2-3 lần, chưa
phân công cụ thể thành viên Ban chỉ đạo xã chỉ đạo, phụ trách từng cơ sở xóm.
- Công tác tuyên truyền tuy đã được triển khai nhưng chưa thường xuyên, chưa
cụ thể và chưa đi vào chiều sâu, nhận thức của một bộ phận đảng viên và nhân dân về
nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới ở từng thôn xóm chưa đầy đủ nên chưa khơi dậy
một cách mạnh mẽ phong trào toàn dân chung sức xây dựng NTM.
SVTH: Hoàng Thị Phương 62
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN TỐT
CHƯƠNG TRÌNH NTM TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THANH LONG, HUYỆN
THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN
3.1. Định hướng chung để thực hiện chương trình nông thôn mới hiệu quả
Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại;
cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển
nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã họi
nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc và Xứ Nghệ; môi trường
sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất tinh thần của
người dân ngày càng được nâng cao theo định hướng XHCN. Quyết tâm đưa Thanh
Long trở thành xã phát triển toàn diện, bền vữn và trở thành xã nông thôn mới có kinh
tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được nâng cao.
3.2. Giải pháp nhằm thực hiện tốt chương trình nông thôn mới trên địa
bàn xã Thanh Long, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
3.2.1. Nâng cao nhận thức người dân
Hiện nay nhận thức, ý thức của một số cán bộ và người dân về Chương trình
xây dựng nông thôn mới còn nhiều hạn chế, nhiều người dân không hiểu mục tiêu xây
dựng nông thôn mới, họ cho rằng công việc này là của nhà nước; nhà nước có trách
nhiệm đầu tư xây dựng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; vì vậy,
họ háo hức, trông chờ sự thay đổi từ nhà ra phố dựa trên sự đầu tư về kinh phí của nhà
nước chứ không phải sự thay đổi từ tự thân của chính mình, bằng sự nỗ lực của chính
mình. Cho nên, việc làm đầu tiên và đáng quan tâm nhất là cải thiện nếp nghĩ, làm
chuyển biến và nâng cao nhận thức của người dân về trách nhiệm, nghĩa vụ của họ
trong việc xây dựng nông thôn mới. Để làm được điều đó, trước hết phải làm tốt công
tác vận động tuyên truyền, biến nó trở thành như một phong trào từ Trung ương đến
địa phương.
Để công tác tuyên truyền có hiệu quả thì cán bộ, đảng viên phải gương mẫu.
Nhất là trong việc đóng góp tiền, ngày công cũng như hiến đất xây dựng giao thông
nông thôn. Phát huy tốt vai trò của người đi đầu như cán bộ xã, xóm trưởng đến từng
hộ dân thăm hỏi, vận động, thuyết phục. Để giúp người dân hiểu rõ hơn vai trò chủ
SVTH: Hoàng Thị Phương 63
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
thể của mình, công tác tuyên truyền cần tập trung làm rõ mục tiêu của Chương trình
xây dựng nông thôn mới là vì người dân, hướng đến người dân, tất cả vì cuộc sống
của chính bản thân họ và gia đình họ. Tất cả mọi người dân được hưởng và cả xã hội
được hưởng thành quả đó.
3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Đào tạo nguồn nhân lực
Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn. Ưu tiên
đào tạo các ngành nghề phù hợp với nhu cầu xã hội. Quan tâm đào tạo nghề phổ thông
cho lao động ở các độ tuổi phù hợp, giúp nông dân nâng cao kỹ năng, chất lượng lao
động và có thể chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm mới.
Mở các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho nông dân về pháp luật, chủ trương,
cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước, tỉnh và huyện về nông thôn, nông dân; kỹ
thuật sản xuất cây trồng vật nuôi; ngành nghề ở nông thôn; thương mại, dịch vụ cho
sản xuất, đời sống; bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Thường xuyên mở các lớp tập huấn cho cán bộ xã để đảm bảo 100% cán bộ xã
đều có năng lực lãnh đạo chuyên môn được đảm nhận nhằm thu được kết quả cao
trong các dự án triển khai. Nâng cao trách nhiệm, trình độ và phẩm chất của người
lãnh đạo để tránh tình trạng ỷ lại , đùn đẩy trách nhiệm trong quá trình thực hiện.
Huy động nguồn lực
Huy động vốn đóng góp của tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng bảo dưỡng
công trình kết cấu hạ tầng nông thôn theo phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng
làm”. Động viên nhân dân đóng góp, các khoản đóng góp của cộng đồng cá nhân đầu
tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn bao gồm: đóng góp xây dựng công trình công
cộng của làng, xã bằng công lao động, tiền mặt, vật liệu, máy móc, thiết bị, góp đất,...
Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực
− Tập trung huy động, khuyến khích đầu tư tư nhân vào các dự án phát triển hạ
tầng kinh tế - xã hội như giao thông, thủy lợi,.. nhằm đẩy mạnh quá trình xây dựng mô
hình nông thôn mới ở địa phương.
− Rà soát các công trình, dự án theo quy hoạch được duyệt. Xác định rõ trách
nhiệm của cá nhân tổ chức đối với quyết định đầu tư, người ra quyết định đầu tư phải
SVTH: Hoàng Thị Phương 64
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
chịu trách nhiệm cá nhân về các quyết định đó. Việc xem xét và phê duyệt quyết định
đầu tư phải đảm bảo nguyên tắc: chỉ quyết định đầu tư những dự án nằm trong quy
hoạch được duyệt và rõ nguồn vốn , trong phạm vi nguồn vốn được phân cấp.
− Chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện triển khai dự án, tăng khả năng huy
động nguồn vốn cho công tác duy tu baỏ dưỡng các công trình, nâng cao trách nhiệm
của các chủ đầu tư, gắn với khai thác, sử dụng hiệu quả công trình sau đầu tư.
3.2.3. Đẩy mạnh tổ chức sản xuất
- Thực hiện “dồn điền đổi thửa” đất sản xuất để đưa cơ giới hóa vào sản xuất
nông nghiệp.
- Đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến vào sản
xuất, từng bước thực hiện cơ giới hóa và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông
nghiệp. Tuyên truyền nhân rộng mô hình khuyến học; phổ biến kỹ thuật nuôi trồng,
chăm sóc giống, thức ăn, canh tác, bảo vệ thực vật, thú y; hình thức tổ chức câu lạc bộ
khuyến nông. Xây dựng và nhân rộng diện tích mô hình các cánh đồng thu nhập cao.
- Vận động và hướng dẫn người dân mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu sản xuất,
liên doanh, liên kết mở rộng sản xuất kinh doanh; tích cực, chủ động ứng dụng khoa
học, công nghệ để đạt năng suất, chất lượng hàng hóa có khả năng cạnh tranh cao trên
thị trường trong và ngoài nước.
- Tổ chức hợp tác để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng các dịch vụ cộng
đồng về tiếp thị nông sản và vật tư nông nghiệp
- Tạo nguồn vốn thông qua huy động sự tham gia của người dân, các tổ chức và
cộng đồng, vốn vay và nguồn hỗ trợ khác để phát triển sản xuất.
3.2.4. Tăng cường công tác thông tin truyền thông
Tổ chức tuyên truyền sâu rộng nội dung Nghị quyết số 26 Hội nghị lần thứ 7
của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “ Nông nghiệp, Nông dân, Nông
thôn”; các chương trình của Chính phủ về xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn
mới để cán bộ và người dân hiểu rõ nội dung xây dựng nông thôn mới và chủ động, tự
giác tham gia, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, thu hút hợp tác
quốc tế.
SVTH: Hoàng Thị Phương 65
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
Đẩy mạnh đa dạng hóa các hình thức thông tin tuyên truyền. Thường xuyên cập
nhật đưa tin về các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến, kinh nghiệm hay về xây
dựng nông thôn mới trên các phương tiện truyền thanh xã.
Quán triệt xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên
của các cấp, các ngành để huy động cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia.
3.2.5. Cơ chế chính sách
3.2.5.1. Cơ chế chính sách vốn hỗ trợ đầu tư
+ Đầu tư 100% cho công tác quy hoạch, đường giao thông đến trung tâm xã, xây
dựng trụ sở xã, xây dựng trường học, trạm y tế, nhà văn hóa xã.
+ Hỗ trợ một phần cho xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải
khu dân cư; đường giao thông thôn xóm; giao thông và kênh mương nội đồng; phát
triển sản xuất và dịch vụ; nhà văn hóa thôn; công trình thể thao thôn; hạ tầng các khu
sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản.
- Vốn huy động từ các doanh nghiệp: Huy động vốn đầu tư từ các doanh nghiệp
đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.
- Vốn tín dụng: bao gồm tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng thương mại.
- Vốn cộng đồng: huy động cho việc xây dựng các công trình đường thôn xóm,
giao thông nội đồng, cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường.
3.2.5.2. Cơ chế huy động
Thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện:
- Lồng ghép các nguồn vốn của các Chương trình Mục tiêu Quốc gia, các chương
trình dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn.
- Huy động tối đa nguồn lực của địa phương để tổ chức triển khai chương trình
xây dựng nông thôn mới như tỷ lệ nguồn thu từ đất để lại cho ngân sách xã.
- Huy động vốn đầu tư từ các doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng
thu hồi vốn trực tiếp.
- Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng
dự án cụ thể.
- Các khoản hỗ trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong
và ngoài nước cho các dự án đầu tư.
SVTH: Hoàng Thị Phương 66
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Hiện nay tình hình xây dựng nông thôn mới ở các địa phương là một trong những
vấn đề đang được Đảng và Nhà Nước quan tâm. Là một xã thuần nông , có vị trí thuận
lợi và nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế - xã hội, thời gian vừa qua, trong quá
trình xây dựng NTM xã Thanh Long đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận: diện
mạo làng xã đang dần được thay đổi, cuộc sống của người dân đang dần được nâng
cao, cơ sở hạ tầng ngày càng được hiện đại hóa và đồng bộ, có sự tham gia đầy đủ của
cộng đồng, dân cư.
Tuy nhiên, quá trình xây dựng NTM trên địa bàn xã cũng gặp không ít khó khăn
do trình độ dân trí thấp, ý thức của người dân chưa cao, kinh tế còn hạn hẹp, bên cạnh
đó năng lực của BQL xây dựng NTM của xã còn thiếu kinh nghiệm cũng như trình độ
chuyên môn và việc huy động nguồn vốn còn gặp nhiều khó khăn.
Đề tài nghiên cứu bao gồm các nội dung nhằm tìm ra những yếu tố thuận lợi, khó
khăn và những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong quá trình xây dựng NTM. Từ
đó với mong muốn đóng góp một số ý kiến cuả mình, đề tài đưa ra những giải pháp cụ
thể nhằm tăng hiệu quả trong tiến trình xây dựng NTM trên địa bàn xã Thanh Long
trong thời gian tới.
2. KIẾN NGHỊ
2.1. Đối với Trung Ương
− Chính phủ cần ban hành quy định cụ thể hơn về việc huy động vốn đầu tư xây
dựng các dự án chương trình NTM để cơ sở dễ triển khai thực hiện.
− Cần có chính sách và cơ chế phân cấp quản lý từng chương trình dự án và lồng
ghép các chương trình dự án từ nguồn đầu tư của nhà nước cho từng lĩnh vực nông
nghiệp, nông dân , nông thôn, cần có cơ chế huy động nguồn lực từ bên ngoài để hỗ
trợ xây dựng chương trình NTM trên địa bàn có hiệu quả cao.
− Cần có chính sách ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương đi lao động ở các
khu công nghiệp, xuất khẩu lao động nước ngoài.
− Nghiên cứu, có giải pháp đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ hợp tác xã;
đồng thời có cơ chế chính sách thúc đẩy loại hình kinh tế hợp tác xã phát triển.
SVTH: Hoàng Thị Phương 67
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
− Các Bộ, ngành Trung Ương tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương
trong sự nghiệp xây dựng NTM một cách đồng bộ và hiệu quả.
2.2. Đối với các cấp chính quyền địa phương
− Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời, tháo gỡ những khó khăn
vướng mắc của cơ sở để đẩy nhanh quá trình xây dựng NTM. Đồng thời, nghiên cứu,
lập và thẩm định các dự án đầu tư để đầu tư hợp lý và có hiệu quả.
− Ủy ban mặt trận và các đoàn thể quần chúng ra lời kêu gọi và xây dựng các
chương trình, kế hoạch vận động nhân dân tích cực hưởng ứng, cần tuyên truyền sâu
rộng để đưa chương trình NTM hướng gần hơn với người dân, đi vào cuộc sống của
người dân.
− Tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt đảm bảo đạt bền vững, xây
dựng phương án để hoàn thiện các tiêu chí còn lại chưa đạt, trước mắt tập trung chỉ
đạo hoàn thiện 3 tiêu chí đạt chuẩn trong năm 2016.
− Tiếp tục rà soát lại các nội dung của từng tiêu chí, nếu tiêu chí nào không phù
hợp với điều kiện hiện nay của địa phương thì có kế hoạch trình UBND huyện điều
chỉnh lại quy hoạch cho phù hợp.
− Định kỳ hàng quý nắm bắt tình hình, báo cáo tiến độ thực hiện các nội dung
từng tiêu chí. Xây dựng kế hoạch thật cụ thể, chi tiết để triển khai thực hiện các tiêu
chí chưa đạt, thường xuyên họp Ban chỉ đạo để có phương án chỉ đạo phù hợp.
− Các thành viên ban chỉ đạo theo chức năng, nhiệm vụ của ngành chuyên môn;
tham mưu, xây dựng kế hoạch để hoàn thiện tiêu chí được phân công phụ trách.
SVTH: Hoàng Thị Phương 68
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bản “Quy hoạch xây dựng NTM xã Thanh Long, huyện Thanh Chương đến
năm 2020”.
2. Bộ NN&PTNT đã ban hành thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT, ngày
21/8/2009 về “Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM”.
3. Căn cứ Quyết định số: 491/2009/QĐ-TTg ngày 04/6/2009 của Thủ tướng
Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng nông thôn mới và Thông tư số:
54/TT- BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
4. Quyết định số: 4599/QĐ-UBND ngày 10/10/2013 của Ban chỉ đạo xây dựng
nông thôn mới tỉnh Nghệ An về phương pháp tính điểm đạt tiêu chí NTM.
5. Quyết định số 3875/QĐ.UBND-NN ngày 31/8/2010 của UBND tỉnh Nghệ An
phê duyệt kế hoạch Chương trình mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới tỉnh
Nghệ An giai đoạn 2010-2020.
6. Thông tư 21/2009/TT-BXD, ngày 30/06/2009 về: “Quy định việc lập, thẩm
định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng NTM”.
7. Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10/09/2009, về “Ban hành tiêu chuẩn quy
hoạch xây dựng nông thôn”.
8. Thông tư 07/ 2010/TT-BNNPTNT, ngày 08/02/2010 về “Hướng dẫn quy
hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã”.
9. UBND huyện Thanh Long, Báo cáo: “Kết quả xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2010-2015 và giải pháp thực hiện nông thôn mới giai đoạn 2016-2020”.
10. UBND huyện Thanh Long, Báo cáo: “Tổng kết 5 năm (2010-2014) xây dựng
và phát triển giao thông nông thôn theo chiến lược phát triển giao thông nông thôn và
chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới”.
11. Bản “Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Thanh Long, huyện Thanh
Chương đến năm 2020”.
12. Các bài khóa luận liên quan đến đề tài nông thôn mới tại thư viện Trường
Đại Học Kinh Tế Huế.
13. https://www.google.com.vn/#q=thuc+trang+va+giai+phasp+nang+cao+hiru+
qua+chungtrinh+ntm.
SVTH: Hoàng Thị Phương 69
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoang_thi_phuong_4781.pdf