Trải qua 10 nă m xây dựng và phát triển trong quá trình đổi mới nền kinh
tế, Tổng công ty than Việt Nam đã không ngừng tự làm mới mình trong lĩnh
vực hoạt động và không ngừng phát triển. Những thành tựu đạt được của
Tổng công ty trong vòng 10 năm (1995 – 2005) là cơ sở để Chính phủ quyết
định thành lập Tập đoàn Than Việt Nam (tháng 12/2005). Với mô hình tổ
chức mới, xuất khẩu vẫn tiếp tục được coi là hoạt động mũi nhọn mang tính
chất sống còn để Tập đoàn phát triển bền vững. Trong tương lai, ngành than
vẫn tiếp tục giữ vị trí hết sức quan trọng trong hành trình phát triển kinh tế thế
giới với tư cách là là một loại nhiên liệu hữu dụng, có thể thay thế cả dầu mỏ.
Nhận thức được điều đó, TKV đã đưa ra được những chiến lược xuất khẩu
khá hiệu quả. Cho đến nay, xuất khẩu vẫn đang chiếm một tỷ lệ đáng kể và có
vai trò quan trọng trong tổng sản lượng khai thác được của Tập đoàn.
108 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3405 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu than của tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(Đơn vị: triệu tấn)
2007 2008 2009 2010 2015 2020 2025
37 – 40 40 - 42 42 - 44 44 - 47 55 - 60 65 - 70 75 – 80
(Nguồn: Tạp chí Than – Khoáng sản Việt Nam số 6/2007 trang 9)
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
75
Về đầu tư xây dựng cơ bản:
Từng bước đầu tư, cải tạo mở rộng, nâng cao công suất các mỏ, sàng
tuyển than hiện có và mở thêm mỏ mới để đáp ứng nhu cầu than của nền kinh
tế quốc dân và hoạt động xuất khẩu.
Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh trên cơ sở quản trị chặt chẽ
chi phí, sử dụng tiết kiệm vật tư, năng lượng và nâng cao năng suất lao động
thông qua đổi mới, hiện đại hóa công nghệ và ứng dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ
thuật. Giảm đáng kể chi tiêu tổn thất than trong khai thác so với mức hiện nay.
Để thực hiện tốt các mục tiêu và định hướng phát triển ngành than nêu
trên, dự tính nhu cầu vốn đầu tư như sau:
Bảng 10 – Nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2025 :
(Đơn vị : triệu USD)
TT Nhu cầu vốn đầu tƣ 2006-2010 2011-2015 2016-2025
Tổng số 1.817,5 1.319,2 2.824,0
Bình quân năm 363,5 263,8 282,4
1 Đầu tư mới và cải tạo mở rộng 1.721,4 1012,4 1.438,1
Bình quân năm 344,3 202,5 148,8
2 Đầu tư duy trì công suất 96,1 306,8 1.385,9
Bình quân năm 19,2 61,4 138,6
(Nguồn: Tạp chí Than – Khoáng sản Việt Nam số 6/2007 trang 13)
Về phát triển hài hòa với cộng đồng:
Thứ nhất, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói giảm nghèo, bình
đẳng giới, giữ vững quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên các địa
bàn vùng than.
Thứ hai, phát triển hài hòa với các bạn hàng nhằm mục tiêu “cùng
thắng”
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
76
Thứ ba, cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của cán
bộ công nhân trong ngành. Phấn đấu mức tăng bình quân thu nhập hàng năm
cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Thứ tư, tăng cường mở rộng dân chủ cơ sở trong các doanh nghiệp,
thông qua đó phát huy tối đa trí tuệ và sự sáng tạo của cá nhân, tập thể người
lao động nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sự nghiệp đổi mới, hiện đại hóa ngành than
nói chung và các doanh nghiệp sản xuất than nói riêng.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU THAN
CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM.
Than là một nguồn tài nguyên khoáng sản quý giá mà không phải quốc
gia nào cũng được thiên nhiên ưu đãi. Tuy nhiên than đá cũng không phải là
nguồn tài nguyên vô tận. Nó là nguồn tài nguyên không thể tái tạo. Do đó,
nếu không có chính sách khai thác hợp lý thì nguồn tài nguyên này sẽ dần dần
cạn kiệt. Hơn thế nữa, than là nguồn tài nguyên nằm sâu trong lòng đất, muốn
sử dụng con người phải khai thác. Do trình độ khai thác, chế biến, sàng tuyển
ở mỗi quốc gia là khác nhau nên sẽ cho ra những sản phẩm than với sản lượng
và chất lượng khác nhau.
Theo yêu cầu của Chính phủ, sản lượng than Antraxit xuất khẩu sẽ theo
lộ trình giảm dần qua các năm, bắt đầu từ năm 2008, nhằm đảm bảo an ninh
năng lượng quốc gia. Trên tinh thần đó, Tập đoàn Công nghiệp Than –
Khoáng sản Việt Nam cần có những biện pháp đúng đắn để nâng cao hiệu quả
xuất khẩu than trong những năm tới.
1. Những giải pháp trƣớc mắt cho ngành than
1.1. Về phía Tập đoàn:
1.1.1. Giải pháp về sản phẩm
Nâng cao chất lượng than xuất khẩu:
TKV cần triển khai đồng bộ một loạt các giải pháp tích cực và chủ động
từ giai đoạn bóc tách loại đá trong lò chợ đến giai đoạn phân loại chất lượng
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
77
than của các phân xưởng ngay dưới hầm lò trước khi đưa về sàng tuyển tại
các nhà sàng.
Cần đặc biệt coi trọng công tác kiểm tra giám định chất lượng than. Việc
kiểm tra chất lượng phải được thực hiện dưới sự giám sát nghiêm ngặt từ
khâu khai thác, chế biến cho đến khi hoàn thành việc giao hàng lên cho
khách. TKV đã thành lập Trung tâm đo lường chất lượng sản phẩm
QUACONTROL để kiểm tra giám sát chất lượng của than xuất khẩu. Để
Trung tâm này hoạt động thực sự có hiệu quả và hoạt động xuất khẩu đạt
được kết quả như mong đợi thì Tập đoàn nên thường xuyên cử người của
Trung Tâm kiểm tra sơ bộ than dành cho xuất khẩu ngay trong quá trình được
đưa từ nơi khai thác vào sàng tuyển trước khi được đưa ra cảng xuất khẩu. Để
từ đó phát hiện kịp thời những lô hàng nào không đủ tiêu chuẩn chất lượng
như trong các hợp đồng yêu cầu để tiến hành loại bỏ và bổ sung kịp thời
những chuyến than đủ tiêu chuẩn, tránh tình trạng để giao thiếu hàng hoặc
giao hàng kém chất lượng. Việc kiểm tra sơ bộ nên được coi là công việc bắt
buộc đối với mỗi công ty trực thuộc Tập đoàn trước khi tiến hành xuất khẩu
than qua các nước khác. Đồng thời Tập đoàn phải có sự liên lạc thường xuyên
với trung tâm này để nắm rõ tình hình, đặc biệt là thời gian lấy mẫu thử trước
khi xuất khẩu. Trong quá trình kiểm tra phải có mặt của nhân viên Tập đoàn,
nhân viên của trung tâm cùng giám sát và kiểm tra để đảm bảo không có sự
sai lệch, gian lận trong quá trình kiểm tra và tuân thủ theo tiêu chuẩn ISO.
Bên cạnh đó, TKV cũng phải duy trì tốt mối quan hệ với các cơ quan
giám định chất lượng như VINACONTROL và SGS. Đây là những cơ quan
giám định trung gian, độc lập, có uy tín được nhiều đối tác nước ngoài tin
tưởng. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan này trong quá trình kiểm tra giám
định chất lượng sản phẩm sẽ đảm bảo đánh giá chính xác hơn chất lượng than
xuất khẩu từ đó tạo được niềm tin cho các khách hàng.
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
78
Nâng cao nhận thức của cán bộ công nhân viên trong toàn ngành than về
tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng. Nếu mọi sản phẩm được tạo ra
đều đảm bảo chất lượng thì lao động quá khứ, lao động hiện tại để làm ra sản
phẩm không những không bị tổn thất mà còn được tăng thêm. Sản xuất không
có phế phẩm tức là không tốn thêm lao động, nguyên vật liệu, thời gian để
khắc phục những sản phẩm không có chất lượng từ đó làm cho chi phí không
hiệu quả sẽ giảm. Sản phẩm chất lượng tốt sẽ tạo dựng niềm tin cho khách
hàng, nhờ đó mở rộng thị trường trong nước và thế giới, nâng cao năng lực
cạnh tranh, tăng doanh thu và lợi nhuận, là điều kiện để phát triển ngành than
ngày càng lớn mạnh. Khi nhận thức của người lao động về vấn đề chất lượng
trong ngành được nâng cao thì hoạt động xuất khẩu của ngành than chắc chắn
sẽ thu được hiệu quả cao.
Tiêu chuẩn hóa chất lượng than xuất khẩu góp phần quan trọng trong
việc quản lý tốt chất lượng sản phẩm, mở rộng khả năng thâm nhập thị
trường.
Hoạt động sản xuất, chế biến than:
Do chất lượng than phụ thuộc phần lớn vào công nghệ khai thác, chế
biến, sàng tuyển nên việc tăng cường đầu tư hợp tác, chuyển giao công nghệ
hiện đại là một hoạt động thiết thực nhất trong việc giải quyết tình hình chất
lượng sản phẩm. TKV cần tăng cường các hoạt động nghiên cứu và đầu tư,
triển khai các dự án chế biến than theo công nghệ tiên tiến để tạo ra các sản
phẩm chất lượng cao và sạch… phục vụ cho các mục đích dân dụng và công
nghiệp đảm bảo giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tăng cao giá trị của than.
Về lưu thông vận chuyển than:
Một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào việc đảm bảo khối
lượng than đó là khâu vận chuyển than từ hầm lò, đến nơi chế biến, bốc rót
than lên tàu. Quá trình đó có vận hành suôn sẻ và thuận lợi thì mới đảm bảo
được quá trình lưu thông sản phẩm tốt. Do vậy, TKV cần chú trọng đến phát
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
79
triển cơ sở hạ tầng, phục vụ cho việc sản xuất, chế biến than. Cụ thể TKV cần
thực hiện phân luồng vận chuyển than theo các khu vực thông qua việc gắn
các mỏ, các vỉa than với các hộ tiêu thụ lớn trong khu vực. Thiết lập mối quan
hệ chặt chẽ với các công ty vận tải, theo dõi sát sao quá trình vận tải để có
phản ứng kịp thời khi có sự cố xảy ra. Đồng thời phát huy tối đa năng lực của
hệ thống vận tải hiện có, các công trình đầu tư mới cần phù hợp với quy
hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển đô thị và phát triển cơ
sở hạ tầng các khu vực có hoạt động khai thác than. Năm 2007, Công ty Cổ
phần vận tải thuỷ đang đặt hàng để đóng đội tầu riêng để hoạt động. Trong
thời gian tới, nhờ có đội tàu riêng, Tập đoàn sẽ chủ động hơn trong việc lưu
thông vận chuyển than. Bên cạnh đó, Tập đoàn cũng nên tăng cường các hình
thức vận tải bằng đường sắt, băng tải, đầu tư xây dựng đường bộ chuyên dùng
để vận tải than vì từ cuối năm 2007 đã ngừng việc chở than trên quốc lộ 18A
từ Đông Triều đến Mông Dương nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường sống
của dân cư trong các khu vực này. Ngoài ra, cải tạo xây dựng mới các cụm
cảng tập trung có quy mô, công suất lớn, có thiết bị rót hiện đại để xóa bỏ các
bến rót than có quy mô nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, mở rộng bến cảng, nạo vét
luồng lạch để tăng cường khả năng rót than của cảng chính.
Các đơn vị cũng cần có phương án xây dựng kho chứa có mái che để bảo
quản chất lượng than không bị ảnh hưởng do thời tiết. Các đơn vị này cũng
cần khẩn trương xem xét việc mở rộng và nạo vét rót than tại các cảng lẻ, sao
cho việc giao than được thường xuyên, đảm bảo khối lượng than giao, không
ảnh hưởng nhiều đến kỳ con nước thủy triều. Việc cử người có trách nhiệm có
mặt tại tàu trước và trong quá trình làm hàng để cùng phối hợp với Công ty
Cổ phần giám định TKV và đơn vị điều hành tổ chức đo mớn nước sà lan là
việc làm hết sức cần thiết. Các Ban chức năng cũng cần tăng cường kiểm tra
giám sát điều hành việc việc bốc xếp, chuyển tải và giao than ở các đơn vị
thành viên và khu vực chuyển tải để đánh giá năng lực thực tế và kịp thời bổ
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
80
sung, hướng dẫn các đơn vị thực hiện theo đúng quy định của Tập đoàn để
đảm bảo giao hàng một cách hiệu quả nhất.
1.1.2. Giải pháp về công nghệ
Với đặc thù của than là nguồn tài nguyên quý, là nguồn tài nguyên
không thể tái tạo được do vậy việc không ngừng đổi mới công nghệ trong
hoạt động khai thác, sàng tuyển than đóng vai trò rất quan trọng, nó giúp
ngành than một mặt sử dụng một cách tiết kiệm nguồn than của đất nước
đồng thời đem lại hiệu quả xuất khẩu cao hơn và đáp ứng yêu cầu của nhiều
đối tượng khách hàng đặc biệt là những khách hàng khó tính.
Giai đoạn tới, về mặt phát triển và ứng dụng công nghệ, TKV cần chú
trọng tới việc đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến vào công
tác thăm dò, khai thác, sàng tuyển, chế biến than để nâng cao hiệu quả, giảm
tổn thất tài nguyên và các tác động xấu tới môi trường, cụ thể là:
Thực hiện hoạt động liên doanh liên kết, kêu gọi vốn đầu tư từ nước
ngoài và huy động hợp lý nguồn vốn của Tập đoàn để mua mới, nâng cấp công
nghệ, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động sản xuất chế biến than.
Ưu tiên lựa chọn thiết bị, công nghệ mới theo hướng sản xuất sạch
hơn với các tiêu chí nâng cao năng suất, tiêu hao nguyên nhiên liệu và năng
lượng thấp, đảm bảo an toàn và thân thiện với môi trường sinh thái.
Đối với các mỏ mới, nhà máy tuyển mới và công trình khai thác mới
thì áp dụng ngay từ đầu các thiết bị tiên tiến, công nghệ hiện đại và có trình
độ cơ giới hóa cao tùy theo điều kiện cho phép.
Đối với các mỏ, nhà máy tuyển, chế biến…hiện có thì cải tạo theo
hướng thay thế dần các thiết bị cũ bằng các thiết bị mới tiên tiến đi đôi với đổi
mới, hiện đại hóa công nghệ cho phù hợp.
Coi trọng và đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược sản xuất sạch hơn
trong toàn ngành để vừa nâng cao hiệu quả khai thác vừa cải thiện và giảm
thiểu ô nhiễm môi trường.
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
81
Có chính sách phân phối lợi nhuận một cách công bằng cho những
nhà nghiên cứu, những tổ chức nghiên cứu vì họ là những người đóng góp
vào việc tạo ra lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn.
Đồng thời chính sách này còn tạo ra động lực, phát huy tối đa khả năng
nghiên cứu và sự nhiệt tình trong công việc của các nhà nghiên cứu.
Đối với hoạt động khai thác mỏ lộ thiên: Đẩy mạnh áp dụng công
nghệ xuống sâu với bãi thải trong, đồng bộ hóa thiết bị khoan nổ, xúc bốc,
vận tải theo hướng sử dụng thiết bị cỡ lớn, công suất cao hợp lý.
Đối với hoạt động khai thác hầm lò: Đẩy mạnh việc cơ giới hóa khâu
đào chống lò và khấu than, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ bao gồm máy khấu
combai hoặc máy khấu kết hợp với với máng cào dẻo, các dàn chống tự hành
để tăng năng suất lao động, giảm tiêu hao gỗ chống lò và giảm tổn thất than;
sử dụng thuốc nổ nhũ tương, hệ thống cảnh báo khí metan tự động, có hệ
thống rút khí cho khu vực có nhiều khí mêtan để đảm bảo an toàn và bảo vệ
môi trường.
Đối với sàng tuyển và vận tải: Đồng bộ và hiện đại hóa dây chuyền
công nghệ sàng tuyển, vận tải, cảng rót than, giảm thiểu tác động đến môi
trường sinh thái.
Đối với chế biến than: Hợp tác với nước ngoài nghiên cứu, chuyển giao
công nghệ và hợp tác đầu tư chế biến than, nhất là khí hóa than, hóa lỏng than.
Nhưng bên cạnh việc đổi mới trang thiết bị thì TKV cũng nên tận dụng
những thiết bị, máy móc cũ bởi vì muốn máy móc mới phát huy được tác
dụng thì cũng phải mất một khoảng thời gian do đó phải có sự kết hợp giữa
thiết bị cũ với thiết bị mới để đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá trình khai
thác và sàng tuyển than để từ đó cho ra đời những mẻ than thực sự có hiệu
quả cả về số lượng và chất lượng.
1.1.3. Giải pháp về nguồn nhân lực
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
82
Con người là trung tâm của mọi sự phát triển, do vậy TKV nên đầu tư
vào con người, nên tổ chức đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực, từ công
nhân, kỹ sư chuyên ngành kỹ thuật đến cán bộ kinh doanh và đội ngũ lãnh
đạo. Về phương thức đào tạo, cần có phương thức đa dạng hoá các loại hình
đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên trong
ngành. Các phương thức đào tạo TKV nên áp dụng bao gồm: Đào tạo tại chỗ,
cử đi đào tạo tại các trường chuyên ngành, mở các khoá huấn luyện ngắn hạn,
cử các cán bộ thực sự có năng lực đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài...
Cụ thể các biện pháp có thể áp dụng:
Đối với công nhân kỹ thuật:
Đội ngũ công nhân kỹ thuật giỏi có thể điều khiển được những máy móc
mới cũng như thành thạo đối với những máy móc cũ nhằm đem lại hiệu quả
tối ưu trong hoạt động khai thác than và từ đó thúc đẩy hiệu quả của xuất
khẩu than cho TKV. Vì vậy, TKV nên tiến hành đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ
kết hợp với tu nghiệp tại nước ngoài phù hợp với từng đối tượng lao động.
Hiện nay, TKV đã có quan hệ với các trường đại học chuyên đào tạo về mỏ
tại nhiều nước như Trung Quốc (trường đại học Điện lực Hoa Bắc), Ba Lan
(Trường đại học Bách Khoa Slask), Nga (Trường đại học tổng hợp mỏ quốc
gia Matxcova). Do đó, việc khai thác, tận dụng những mối quan hệ này sẽ góp
phần nâng cao tay nghề, trình độ kỹ thuật cho đội ngũ công nhân kỹ thuật,
giúp công nhân được tiếp xúc với khoa học tiên tiến, nắm được cách vận
hành, điều khiển những trang thiết bị hiện đại, phục vụ cho quá trình hiện đại
hoá ngành than nói chung và Tập đoàn nói riêng.
Tổ chức lại hệ thống trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực,
trường dạy nghề, tích cực đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, nâng cao
tay nghề và kỹ năng quản lý kinh doanh, đưa tin học vào quản lý, tăng cường
các hoạt động giáo dục truyền thống, văn hóa doanh nghiệp.
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
83
Đối với cán bộ kinh doanh:
Đào tạo ngắn hạn và dài hạn với cán bộ kinh doanh về mảng kiến thức
về tổ chức doanh nghiệp (kinh tế vi mô, Marketing,...), các kiến thức thị
trường (kinh tế vĩ mô, kinh tế công cộng, lý thuyết cạnh tranh, cổ phần hóa
trong doanh nghiệp...), các kiến thức về kinh doanh, các kỹ năng sử dụng các
phương pháp quản trị hiện đại, các kỹ năng và kỹ thuật giao tiếp ...Đặc biệt
cần phải thành thạo về nghiệp vụ ngoại thương như hiểu biết rõ về Tập quán
thương mại quốc tế, thanh toán, vận tải, bảo hiểm... Bên cạnh đó cần tăng
cường bồi dưỡng về ngoại ngữ cho cán bộ kinh doanh để có thể giao dịch tốt
với khách hàng nước ngoài, tránh những khó khăn gây ra do bất đồng ngôn
ngữ. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ kinh doanh cũng phải cập nhật thường xuyên
các tiêu chuẩn kỹ thuật mới nhất, các yêu cầu mới nhất về chất lượng than từ
thị trường trong nước và thế giới để có những điều chỉnh và đề xuất phương
án phù hợp.
Đối với đội ngũ lãnh đạo:
Tăng cường kiến thức về quản lý, nắm bắt được đầy đủ những diễn biến
mới nhất trên thị trường thế giới, cũng như hoạt động xuyên suốt của Tập
đoàn.
Nên có kế hoạch đào tạo cán bộ lãnh đạo các cấp đồng thời cũng phải có
các kế hoạch đào tạo tầng lớp kế cận một cách thích hợp thông qua các khoá
học được tổ chức trong nước tại Trung tâm phát triển nguồn nhân lực quản lý,
đồng thời kết hợp với việc cử đi học tại các nước phát triển để học hỏi kinh
nghiệm quản lý cũng như cách tiếp cận với cách giải quyết các các vấn đề
lớn...
Đảm bảo an toàn lao động cho công nhân:
An toàn lao động luôn là yếu tố được quan tâm hàng đầu đặc biệt là ở
trong các mỏ than, nơi mà điều kiện làm việc có nhiều yếu tố rủi ro. Tuy có
nhiều nỗ lực cố gắng trong đảm bảo an toàn lao động cho công nhân, những
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
84
năm gần đây, các vụ tai nạn lao động vẫn xảy ra, gây nhiều thiệt hại về người
và của. Vấn đề này trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết khi trong thời gian tới,
TKV sẽ phải chuyển sang khai thác các mỏ than hầm lò có điều kiện khai thác
khó khăn hơn. Trong mục tiêu phát triển cụ thể của mình từ nay đến năm
2015, TKV đã đặt chỉ tiêu: “An toàn tai nạn bằng 0”. Để làm được điều này,
cần phải chú ý đi đôi đổi mới, hiện đại hóa công nghệ, thiết bị sản xuất cần
tăng cường đầu tư trang thiết bị phòng chống tai nạn, đảm bảo an toàn trong
quá trình sản xuất cũng như trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân.
Hiện đại hóa và chuyên môn hóa trung tâm cấp cứu mỏ chuyên nghiệp. Đầu
tư trang thiết bị thăm dò, hệ thống quan trắc tập trung cho các hầm mỏ nhằm
đề phòng và loại trừ các sự cố mỏ. Đẩy mạnh khảo sát điều tra phân cấp mỏ,
nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn hóa công tác an toàn với từng cấp mỏ.
1.1.4. Giải pháp về thị trường
Về thị trường, như đã đề cập, TKV còn gặp một số khó khăn và hạn
chế nhất định như: thị trường xuất khẩu còn ít, chỉ hạn chế ở một số thị
trường quen thuộc, gần như khó mở rộng thị trường. Để phần nào khắc phục
những hạn chế này, TKV cần chú ý hơn nữa đến:
Chiến lược phát triển đối tác:
Với những đối tác tiềm năng, TKV cần chú ý tạo niềm tin cho đối tác
về một mối quan hệ hợp tác lâu dài. Với những đối tác doanh nghiệp đã có
mối quan hệ làm ăn lâu dài như Nhật Bản, Trung Quốc, Tây Âu …, doanh
nghiệp cần cố gắng duy trì quan hệ đó. TKV có thể củng cố mối quan hệ
bằng cách dành nhiều ưu đãi về giá cả, đảm bảo tối đa lượng hàng giao,
cùng các dịch vụ đi kèm cho các thị trường này.
Luôn giữ chữ “Tín” trong mối quan hệ với bạn hàng:
Không vì lợi ích trước mắt mà bỏ đi chữ tín của doanh nghiệp trên
thương trường. Quan hệ với bạn hàng kinh doanh cần dựa trên sự thận trọng
nhưng cũng cần thiết phải có sự tin tưởng trong kinh doanh. Sự tin tưởng sẽ
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
85
đảm bảo rằng quan hệ có thể phát triển tốt nếu chúng ta biết cách xử sự hợp lý
trong quan hệ lợi ích kinh tế. Ví dụ như việc giữ chữ “ tín” trong quan hệ làm
ăn với người Nhật luôn là điều kiện tiên quyết giúp các doanh nghiệp Việt
Nam cũng như TKV đạt thành công trong những hợp đồng tiếp theo với họ.
Chú ý tới công tác đào tạo chuyên gia đàm phán:
Tập đoàn cũng cần chú ý đến việc đào tạo chuyên gia đàm phán không
chỉ trên lĩnh vực chuyên môn mà còn cả trên các lĩnh vực khác như kiến thức
về xã hội, về đất nước con người của nước đối tác, cách vận dụng các kỹ năng
và kỹ xảo đàm phán. Để làm được điều này, trong nội dung đào tạo TKV cần
chú trọng đặc biệt đến ngoại ngữ, thương mại quốc tế, luật pháp quốc tế cũng
như luật pháp và văn hóa của các quốc gia là bạn hàng của Việt Nam hiện tại
và dự kiến trong tương lai. Khi các cán bộ đã nắm chắc các kỹ năng đàm phán
và giao dịch lại được trang bị thêm những kiến thức về văn hóa, ngoại ngữ thì
hiệu quả đàm phán của họ có thể tăng lên rất nhiều.
1.1.5. Giải pháp về xúc tiến thương mại
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế
giới, ngành than nói chung và TKV nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật
ấy. Do đó, để hội nhập một cách thành công vào thị trường thế giới, để hoạt
động xuất khẩu thực sự mang lại hiệu quả thì ngành than phải tăng cường
hoạt động phân phối, xúc tiến thương mại và đặc biệt là phải xây dựng, củng
cố và khuyếch trương thương hiệu cho ngành than. Các chính sách xúc tiến
thương mại có vai trò quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả xuất khẩu
than. Nếu hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán hàng được thực hiện tốt sẽ
mang lại hiệu quả cao trong công tác xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Nâng cao hiệu quả của các chương trình xúc tiến thương mại ở
nước ngoài:
TKV vẫn thường xuyên dành một khoản vốn thích hợp trong doanh thu
hàng năm để đầu tư cho hoạt động xúc tiến thương mại và hỗ trợ kinh doanh.
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
86
Ví dụ như hàng năm TKV có tổ chức hội nghị khách hàng tại VN, mời tất
cả các bạn hàng từ các nước tham dự. Và định kỳ 2-5 năm TKV tổ chức
hội nghị khách hàng tại Nhật bản với thành phần là các công ty Thương
mại và nhà sử dụng tại Nhật Bản. Tuy nhiên, hoạt động này cần được tiến
hành có hiệu quả hơn. TKV phải lựa chọn địa điểm đi xúc tiến thương mại
cho phù hợp để có thể tăng hiệu quả xuất khẩu, mở rộng thị trường, tránh
trường hợp đi nhiều, tốn kém nhưng hiệu quả không cao.
Tăng cường quảng cáo tại các hội chợ thương mại về than quốc tế:
Tại đây TKV có cơ hội tốt để quảng bá sản phẩm, tìm kiếm và đẩy
mạnh giao dịch, ký kết hợp đồng. Trước khi tham dự hội chợ, TKV nên xây
dựng cho mình một chương trình quảng cáo xúc tiến bán hàng một cách hiệu
quả nhất, cân đối giữa chi phí và kết quả đạt được khi thiết lập chương trình
quảng cáo xúc tiến đó để xem thực sự chương trình có đem lại hiệu quả hay
không.
Nâng cao hiệu quả của công tác xử lý và cung cấp thông tin:
Trước hết phải nâng cao trình độ của cán bộ chuyên trách công tác
thông tin thuộc Tập đoàn. Những cán bộ này phải có năng lực thu thập, xử
lý và phân tích nguồn thông tin và đặc biệt phải giỏi ngoại ngữ. Ngoài ra,
TKV cần giữ mối liên hệ chặt chẽ với các tổ chức cung cấp thông tin như
Trung tâm Thông tin thuộc Bộ Công Thương và Phòng thông tin thương mại
cuả Bộ thương mại, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)...
để có được thông tin cần thiết. Website www.vinacomin.vn của Tập đoàn cần
được cải tiến cho đẹp hơn, cập nhập nhiều thông tin hơn nữa nhằm quảng bá
hình ảnh của than Việt Nam có hiệu quả hơn. Tăng cường quảng cáo qua
Internet, sản phẩm than sẽ được giới thiệu tới khách hàng trên toàn cầu, hoàn
hoàn không bị giới hạn về vị trí địa lý, tiết kiệm được chi phí quảng cáo.
Ngoài các nguồn báo, tạp chí hiện nay một hình thức hữu hiệu để tìm
hiểu thông tin đó là tìm kiếm trên mạng. Ngày nay ở Việt Nam, hệ thống
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
87
thông tin đã khá phát triển và việc tìm kiếm thông tin trên mạng Internet cũng
trở nên khá phổ biến. Ưu điểm của việc tìm kiếm thông tin trên mạng là tiện
lợi, dễ dàng, không mất thời gian đi lại để tìm kiếm thông tin và tránh được sự
quan liêu giấy tờ ở những nơi cung cấp thông tin. Hiện nay, phòng thương
mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã mở trang web để cung cấp thông tin
về các thị trường giúp các doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin về thị
trường mà mình cần.
Hiện nay, TKV đã và đang đầu tư quảng bá hình ảnh của Tập đoàn
trong chương trình Green TV – Truyền hình xanh phát sóng lúc 14h các ngày
Chủ nhật trên kênh VTC1. Để thu hút được đông đảo khán giả xem truyền
hình, chương trình cần phải thực sự hấp dẫn, vì thế TKV nên tập trung đầu tư
hơn nữa về nội dung và hình thức của chương trình.
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
88
1.2. Một số kiến nghị đối với Nhà nước
Để nâng cao hiệu quả xuất khẩu than, không những cần sự cố gắng nỗ
lực của từng thành viên trong Tập đoàn mà còn cần đến những biện pháp,
chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình hoạt động của Tập đoàn trong giai đoạn
vừa qua, em có một số kiến nghị đối với Nhà nước như sau:
Thứ nhất, Nhà nước nên có kế hoạch đầu tư vào hạ tầng cơ sở nhiều hơn
nữa. Cơ sở hạ tầng tốt là nền tảng cơ bản để doanh nghiệp phát triển hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình. Đối với TKV, việc nâng cấp hệ thống
cầu cảng là công việc hết sức cần thiết và thiết thực trong điều kiện hệ thống
cầu cảng của ngành than còn nhiều bất cập. Trong khi đó, lưu lượng tàu ra
vào cảng là rất lớn, gây khó khăn cho các tàu vào bốc rót hàng hóa vì phải
mất thời gian chờ cầu. Nếu có được sự hỗ trợ từ nhà nước trong việc phát
triển, mở rộng hệ thống cảng biển cả về quy mô và độ sâu cũng như trang
thiết bị bốc dỡ thì hoạt động giao thương buôn bán nói chung và hoạt động
kinh doanh xuất khẩu than nói riêng sẽ có nhiều thuận lợi.
Thứ hai, như đã trình bày, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của
TKV, bên cạnh việc đầu tư đổi mới công nghệ khai thác và xuất khẩu than,
ngay từ bây giờ TKV phải đẩy mạnh đầu tư phát triển các ngành công nghiệp
khai khoáng khác. Để làm được điều này, cần có sự hỗ trợ từ chính quyền địa
phương và cả Chính phủ. Mà lớn nhất có lẽ phải kể đến sự hỗ trợ về mặt kinh
tế. Một khoản đầu tư từ phía Nhà nước dành cho ngành than trong thời gian
này là hết sức cần thiết cho sự phát triển bền vững của ngành. Nhất là trong
thời gian hiện nay, việc khai thác lộ thiên đang dần trở nên khó khăn, TKV
phải chuyển dần sang khai thác hầm lò. Với công nghệ hiện nay của ngành
than, việc khai thác hầm lò là rất khó khăn.
Thứ ba, hiện nay, giá than bán trong nước thấp hơn giá thành sản xuất,
gây bất lợi cho ngành than khi phải hạn chế xuất khẩu để đáp ứng đủ nhu cầu
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
89
trong nước. Do đó, nhà nước cũng nên chỉ đạo cho các bộ lập tổ khảo sát chi
phí trong giá thành một tấn than. Sau khi tiến hành khảo sát, cần thực hiện
việc định lại giá than cho phù hợp với chi phí mà ngành than đã phải bỏ ra.
Từ đó, có thể hạn chế những thiệt hại mà ngành than phải chịu khi phải bán
với giá thấp ở thị trường trong nước.
Thứ tư, theo Quyết định số 35/2008/QĐ - BTC của Bộ tài chính, thuế
xuất khẩu than đá được điều chỉnh lên mức 20% thay cho mức 15% áp dụng
cho năm đầu năm 2008. Tuy nhiên, việc tăng thuế xuất khẩu vào thời điểm
này là chưa thực sự hợp lý, bởi chi phí đầu vào tăng và giá than cho các hộ
tiêu thụ lớn (điện, xi măng, phân bón, giấy …) còn dưới giá thành. Hiện nay,
nếu tăng thêm 5% thuế xuất khẩu, doanh thu của TKV sẽ giảm hơn 800 tỷ
đồng. Số tiền lỗ do bán than trong nước và thuế xuất khẩu than dự kiến tăng
sẽ bằng cả lợi nhuận của sản xuất than năm 2007 (lãi năm 2007 là 1800 tỷ
đồng). Do đó, sẽ là hợp lý hơn nếu Nhà nước tiến hành định lại giá than bán
trong nội địa trước khi tăng thuế xuất khẩu.
Thứ năm, về xuất khẩu than không nên giới hạn xuất khẩu tất cả các
chủng loại mà chỉ hạn chế xuất khẩu những chủng loại mà trong nước có nhu
cầu cao chẳng hạn như than dùng trong các hộ điện và xi măng. Còn đối với
loại than mà trong nước vẫn chưa có nhu cầu sử dụng như than cục 5, cám 6,
cám 7 dùng trong công nghiệp thép hoặc không có nhu cầu sử dụng thì Nhà
nước nên khuyến khích xuất khẩu để thu về ngoại tệ, phục vụ cho hoạt động
tái đầu tư phát triển sản xuất.
2. Giải pháp cho ngành than trong tƣơng lai
2.1. Dự báo tình hình ngành than Việt Nam từ năm 2015
Theo dự thảo Quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2015 có xét triển
vọng đến năm 2025 thì nhu cầu than tiêu thụ trong nước và khả năng đáp ứng
của ngành than như sau:
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
90
Bảng 11 – Dự báo nhu cầu tiêu thụ than trong nước và khả năng
đáp ứng của ngành than:
(Đơn vị: triệu tấn)
Năm 2010 2015 2020 2025
Nhu cầu tiêu
thụ than
29,4 – 31,8 47,2 – 50,7 71,5 – 75,4 112,3 – 118,1
Sản lượng than
nguyên khai
49,3 54,8 62,9 65,7
Sản lượng than
sạch
44,2 49,8 57,3 60,3
( Nguồn: Dự thảo Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam của Tập đoàn)
Như vậy sau năm 2015, nền kinh tế sẽ thiếu than, Việt Nam sẽ phải đối
mặt với khủng hoảng về năng lượng lớn hơn bao giờ hết. Trong tương lai, các
hộ sử dụng than chủ yếu vẫn là điện, xi măng, vật liệu xây dựng, thép, chất
đốt sinh hoạt, trong đó riêng hai ngành điện và xi măng nhu cầu tăng rất
nhanh và sẽ chiếm trên 60% nhu cầu than trong nội địa. Bên cạnh đó, để phát
triển các nguồn điện năng trong thời gian tới, Việt Nam đã và sẽ tiến hành đầu
tư phát triển thêm nhiều các nhà máy nhiệt điện nên sẽ cần khối lượng than rất
lớn làm nguyên liệu đầu vào. Do vậy, Chính phủ coi cung cấp than cho nhu
cầu nội địa là ưu tiên hàng đầu nhằm đáp ứng nhu cầu an toàn năng lượng và
thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế. Cũng theo Quy hoạch, cần tiến hành xuất
khẩu hợp lý trên cơ sở giảm dần, đến năm 2010 giảm xuất khẩu xuống còn 12
triệu tấn, đến năm 2015 còn 5 triệu tấn, sau năm 2015 giảm dần và tiến tới
không xuất khẩu.
Hiện nay, Việt Nam có thể được coi là nước xuất khẩu về năng lượng.
Nhưng chỉ sau năm 2015 – 2020, Việt Nam sẽ trở thành nước nhập khẩu về
năng lượng do tổng sản lượng than khai thác được trong tương lai chỉ đáp ứng
được khoảng 50% nhu cầu. Như vậy, để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
91
phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh năng lượng, năm 2015 sẽ phải
nhập khẩu khoảng 3,4 triệu tấn than, năm 2020 là 19,7 triệu tấn và năm 2025
nhập khẩu 57,4 triệu tấn. Triển vọng hợp tác về năng lượng giữa Việt Nam và
các nước trong khu vực được đi theo hướng trước hết sẽ nhập khẩu than chủ
yếu từ Indonesia và Úc (đây là hai nước sản xuất và xuất khẩu than đứng đầu
thế giới với khoảng 350 triệu tấn mỗi năm). Đồng thời Việt Nam đang hợp tác
giúp nước bạn Lào nghiên cứu, khai thác các mỏ than và xây dựng nhà máy
điện đốt than tại nước bạn. Đổi lại Lào sẽ xuất khẩu điện cho Việt Nam.
Một vấn đề bức xúc khác là vấn đề ô nhiễm môi trường. Lượng khí
cacbonic do than đá thải ra nhiều hơn 35% so với dầu mỏ và 72% so với khí
thiên nhiên. Từ đó có thể thấy, sử dụng than đá sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm khí
hậu. Than là một trong những tác nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính, trừ khi
chúng ta tìm ra giải pháp hạn chế tới mức tối đa thải khí CO2 ra môi trường.
2.2. Một số đề xuất cho ngành than trong tương lai
Từ bức tranh về thực trạng của ngành than từ năm 2015, Tập đoàn Công
nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam cần có những giải pháp chiến lược để
hoạt động xuất khẩu có thể đạt được hiệu quả tối ưu, chuẩn bị tiền đề cho
những bước phát triển mới của Tập đoàn phù hợp với yêu cầu của điều kiện
mới. Một số đề xuất dưới đây có thể được thực hiện:
Sớm biến nguồn tài nguyên than ở Đồng bằng Bắc Bộ (ĐBBB) thành
nhiên liệu có thể xuất khẩu :
Tuy khu vực đồng bằng sông Hồng có cấu tạo địa chất không ổn định,
lớp đất đá và vách trụ mềm gây khó khăn cho việc khai thác nhưng khi tìm ra
được giải pháp khai thác than có hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi ích cho ngành
than và các ngành công nghiệp khác do khu vực này có đến vài chục vỉa than
với tổng trữ lượng dự báo lên tới khoảng 210 tỷ tấn và than ở Đồng bằng sông
Hồng là loại than năng lượng, có nhiệt lượng cao (6.000 kcalo) và lưu huỳnh
bình quân chỉ ở mức 0,5%, chất bốc trên 40% nên thích hợp cho việc phát
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
92
điện, sử dụng trong các ngành sản xuất hóa chất, xi măng. Hơn nữa, điều kiện
khách quan để sớm phát triển bể than ĐBBB đã hình thành, đó là nguy cơ của
một cuộc khủng hoảng năng lượng trong tương lai gần ngày càng rõ rệt. Nếu
khai thác mỏ đầu tiên ở Bình Minh, Khoái Châu, ta có thể xây dựng cảng
ngay tại vị trí cách cửa Lò khoảng 1500 – 3000 m. Còn nếu để xuất khẩu,
quãng đường để vận chuyển ra đến biển cũng không quá 100 km. Nếu dùng
cho phát điện, kể cả trong nước và ở nước ngoài, có thể khẳng định khả năng
cạnh tranh của than ĐBBB không thua kém dầu mỏ.
Chế biến than thành các chế phẩm có giá trị cao:
Bên cạnh đó, TKV nên định hướng chiến lược phát triển lâu dài là hình
thành một ngành công nghiệp hóa than để tăng giá trị của than. Trong tương
lai, than có thể và cần phải được sử dụng không phải dưới dạng nhiên liệu
trực tiếp, mà dưới dạng nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp hoá than,
để chế biến ra các dạng nhiên liệu có hàm lượng khoa học và công nghệ rất
cao. Nhờ các thành tựu khoa học gần đây, các chu trình chuyển hóa nhiệt của
than tạo ra được chuỗi giá trị rất lớn, đáng để Việt Nam học hỏi. Công nghệ
“than sạch” sẽ áp đảo trong tương lai cùng với việc phát triển các lĩnh vực hóa
than theo hướng “khí hóa than”, “hóa lỏng than”, và “hydro hóa than”. Theo
tính toán của các nhà đầu tư Mỹ, với 10 tỷ tấn than ban đầu có giá trị khoảng
300 tỷ USD nếu dùng để phát điện sẽ tạo ra được giá trị tương đương 720 tỷ
USD (tăng 2,4 lần), nếu dùng số than này để khí hóa, sẽ thu được giá trị 2000
tỷ USD (tăng 6,6 lần), còn nếu điều chế thành dầu diesel ta sẽ thu được gần
4000 tỷ USD (tăng hơn 13 lần). Trên thực tế, chiến lược năng lượng của Mỹ
năm 2005 đã xác định sẽ đầu tư 9 tỷ USD cho các công nghệ chuyển hóa than
sạch này. Ở Alabama, Mỹ, có cơ sở chuyên nghiên cứu về khí hóa than. Về
hóa lỏng than, một nhà máy có tên gọi “than biến thành dầu” đã được dự kiến
xây dựng ở Erdos Trung Quốc. Theo dự án này, khi giá khí cao, giá than hóa
lỏng sẽ là 35 – 40 USD/thùng. Một dự án khác có tên gọi “Phát thải bằng 0”
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
93
đã được đề xuất và do liên doanh các Công ty năng lượng lớn của thế giới hợp
tác triển khai với mục đích điều chế than thành Hydro để vận chuyển và phát
điện có tổng vốn đầu tư 950 triệu USD. Xét một ví dụ khác, trong những năm
1920, nhờ phương pháp Hydro hóa than gọi là phương pháp “Fischer –
Tropsch”, Đức đã có thể tạo ra nhiên liệu lỏng để chạy các loại động cơ mà
không cần đến dầu. Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, hiển nhiên là
chúng ta có thể sẽ làm được nhiều hơn nữa, và với giá dầu thô hiện nay thì
điều này còn rất có lợi về mặt kinh tế. Do vậy chúng ta hoàn toàn có cơ sở để
hi vọng rằng, trong tương lai gần ngành than Việt Nam sẽ phát triển được
công nghệ than sạch, khí hóa lỏng than từ đó nâng cao giá trị cho mỗi tấn than
tiêu thụ. Từ đó, có thể xuất khẩu những chế phẩm này để thu lại nguồn ngoại
tệ nhiều hơn và nếu có phải nhập khẩu than thì cũng không phải là việc đáng
lo khi xét đến yếu tố giá thành vì nhập thô với giá thấp và chế biến tạo thành
sản phẩm có giá trị cao.
Cần phân tích, nghiên cứu kỹ trước khi nhập khẩu than và đầu tư
ra nước ngoài:
TKV cần tiến hành nghiên cứu điều tra tổng thể ngành than thế giới, làm
rõ tất cả những nước có tiềm năng trữ lượng than lớn, tìm hiểu về chính sách,
chiến lược phát triển của họ, tình hình đầu tư nước ngoài vào ngành than và
khả năng xuất khẩu than của những nước này. Trên cơ sở đó phân tích, đánh
giá khả năng của ta về nhập khẩu than, đề xuất những nước khả thi nhất đối
với ta trong việc nhập khẩu cũng như đầu tư khai thác than trong thời gian
trước mắt và lâu dài. Sau đó triển khai chiến lược nhập khẩu than và đầu tư
khai thác than ở những nước đã được đề xuất nêu trên gắn liền với xây dựng
quy hoạch phát triển các cơ sở sử dụng than nhập khẩu một cách hợp lý. Đề
xuất các chính sách cần thiết và tổ chức thực hiện một cách đồng bộ, kịp thời
chiến lược nhập khẩu than và chiến lược đầu tư ra nước ngoài khai thác than.
Việc nhập khẩu than cho sản xuất điện phải được xem xét trên cơ sở hiệu quả
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
94
kinh tế – xã hội của nền kinh tế. Ví dụ như cần phải nhập khẩu than tốt để tiết
kiệm chi phí vận tải trên một đơn vị nhiệt năng và giảm ô nhiễm môi trường
hoặc trong trong trường hợp nước ta còn xuất khẩu than thì chỉ xuất khẩu có
giá trị FOB cao hơn đáng kể giá trị CFR than nhập khẩu cho điện, nếu bằng
hoặc dưới giá đó thì để lại cho sản xuất điện với giá cao nhất bằng giá CFR đã
nêu, đồng thời phải bố trí các nhà máy nhiệt điện dùng than trong nước càng
gần vùng mỏ càng tốt. Khi đó vừa được dùng than tốt mà giá so sánh lại rẻ
hơn và ô nhiễm môi trường cũng thấp hơn.
Phát triển mô hình sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ than đá để
xuất khẩu:
Bên cạnh đó, kết hợp xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ bằng than đá cũng
là một hướng đi có tính khả thi. Chất liệu than đá là một loại chất liệu độc
đáo, có độ sáng bóng cao, có thể tạo hình được thành các kiểu dáng phong
phú đa dạng như những con trâu, con nai, gạt tàn thuốc lá quen thuộc cho đến
những tác phẩm điêu khắc đạt trình độ cao. Các tác phẩm nghệ thuật từ than
đá không chỉ có giá trị về mặt tinh thần mà còn có giá trị cao về mặt kinh tế.
Sản phẩm mỹ nghệ bằng than được đông đảo khách du lịch nước ngoài ưa
thích nhờ vẻ đẹp và sự độc đáo về chất liệu, tính thẩm mỹ của nó. Tuy nhiên,
hiện nay ở Quảng Ninh, số hộ sản xuất và kinh doanh mặt hàng này vẫn còn
khá khiêm tốn. TKV nên quan tâm tạo điều kiện đề nghề thủ công mỹ nghệ
than đã có cơ hội phát triển hơn nữa từ đó góp phần vào việc bảo tồn và phát
huy truyền thống bản sắc văn hóa của vùng công nghiệp mỏ đồng thời quan
trọng hơn cả là tạo được một loại mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao, thu lại
nhiều ngoại tệ.
Phát triển mô hình du lịch mỏ than:
Đây sẽ là loại hình du lịch mới lạ, độc đáo và hứa hẹn thu hút được
nhiều du khách trong và ngoài nước tham gia nếu Tập đoàn có sự đầu tư đúng
hướng. Quảng Ninh vốn sẵn có lợi thế là địa điểm du lịch nổi tiếng của cả
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
95
nước và thế giới, hàng năm có tới hàng triệu lượt khách du lịch, vì vậy việc
mở rộng loại hình du lịch mỏ than là một ý tưởng hay và có tính khả thi. Hiện
nay, đã có công ty Than Hà Tu trực thuộc Tập đoàn đã bắt đầu khai thác mô
hình kinh doanh mới này và thu được khá nhiều phản ứng tích cực của khách
tham quan. Hành trình của chuyến thăm quan bắt đầu từ nhà truyền thống của
mỏ. Tại đây du khách được xem phim về quá trình hình thành ngành than,
quy trình khai thác than, tìm hiểu công tác an toàn trên mỏ… Sau đó họ được
hòa mình vào không khí vui tươi trong bữa cơm trưa cùng thợ mỏ. Tiếp tục,
du khách sẽ được đặt chân lên đài quan sát tại độ cao trên 200 m so với mặt
nước biển, ngắm toàn cảnh khai trường, xem các nghệ nhân chế tác sản phẩm
từ than và mua hàng lưu niệm. Du khách tiếp tục hành trình trên những chiếc
xe đặc chủng, mặc trang phục công nhân mỏ, trực tiếp thăm các vỉa than đang
khai thác tại khai trường. Kết thúc hành trình, du khách được thăm các công
trình văn hóa thể thao của thợ mỏ, sau đó nghỉ ngơi xem các tiết mục văn
nghệ do những người thợ mỏ biểu diễn tại trung tâm văn hóa thể thao của
công ty. Với những tour du lịch như thế này sẽ cung cấp cho du khách nhiều
kiến thức mới mẻ, bổ ích và đáng nhớ, qua đó cảm nhận đời sống thực tế của
người thợ mỏ, thấy được những nhọc nhằn vất vả và cả những niềm hạnh
phúc tự hào của họ. Đây là tour du lịch hoàn toàn trong sạch và không hề bụi
bặm, ồn ào như người ta vẫn nghĩ về các mỏ than. Loại hình du lịch này chắc
chắn sẽ thu hút được rất nhiều du khách đặc biệt là các du khách nước ngoài.
Vì vậy, nếu đầu tư mở rộng hơn nữa, TKV sẽ thu lại được rất nhiều lợi nhuận.
Bảo vệ môi trường:
Để phát triển bền vững, ngành than Việt Nam cũng như TKV cần phải
quan tâm hơn nữa tới vấn đề bảo vệ môi trường vùng mỏ từ đó góp phần vào
bảo vệ môi trường quốc gia. Giải pháp không chỉ đơn thuần là tìm mọi cách
giảm và trung hòa lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính mà về lâu dài, phải
biến than thành một nguồn năng lượng sạch. Thực tế cho thấy, hiện nay phần
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
96
lớn các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đều thải vào bầu khí quyển rất
nhiều khí CO2. Đó là do chúng ta chỉ áp dụng cơ chế vận hành duy nhất vốn
có từ trước đến nay là than đá được nghiền nhỏ rồi đốt cháy bằng oxi trong
một lò lớn để cung cấp nhiệt cho nồi hơi. Hơi bốc lên tạo áp suất sẽ làm quay
turbin tạo ra điện. Khí CO2 sinh ra trong quá trình đốt than sẽ thoát ra ngoài
theo đường khí thải. Hiện nay, các nghiên cứu khoa học của thế giới cũng như
của Việt Nam cũng đã đạt được một số kết quả nhất định trong việc tìm ra
công nghệ sản xuất than sạch như phân tích ở trên. Ngoài ra, công tác bảo vệ
môi trường cần phải được tiến hành đồng bộ thì mới có hiệu quả. Vì vậy, các
cơ quan thuộc Tập đoàn cần tổ chức nhiều hơn nữa các phong trào ra quân
trồng cây xanh, cùng địa phương làm đường dân dụng, xây dựng các tuyến
đường chuyên dụng vận chuyển than, nạo vét sông suối, cải tạo bãi thải mỏ,
xử lý nước thải, bảo vệ cảnh quan môi trường, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường, hưởng ứng ngày môi trường thế giới… Công tác tuyên
truyền bảo vệ môi trường cần được tổ chức bằng nhiều hình thức như tuyên
truyền qua các buổi sinh hoạt hàng tháng qua hệ thống loa truyền thanh mỏ,
tập huấn về môi trường từ đó nâng cao nhận thức nghĩa vụ và trách nhiệm của
mỗi cán bộ công nhân viên ngành than về công tác bảo vệ môi trường. Các
kết quả tính toán cho thấy đến năm 2010 để giảm được tải lượng ô nhiễm
xuống còn 50% so với mức hiện nay thì ngành than hàng năm phải chi 1,7%
doanh thu cho các biện pháp bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm. Kinh
nghiệm của các nước trong khu vực Đông Nam Á cho thấy chi phí bảo vệ môi
trường của Nhà nước và doanh nghiệp giao động từ mức 0,8 đến 1,7% GDP,
riêng ở Thái Lan chi phí bảo vệ môi trường trong công nghiệp khai khoáng
chiếm 2% giá thành.
Tóm lại, trên cơ sở nghiên cứu tổng quát về thực trạng ngành than Việt
Nam và trên thế giới ở chương I và nghiên cứu cụ thể tình hình xuất khẩu
than của TKV ở chương II, chương III đi sâu vào tìm kiếm một số giải pháp
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
97
hợp lý để nâng cao hiệu quả xuất khẩu cho Tập đoàn Công nghiệp Than –
Khoáng sản Việt Nam sao cho vừa đảm bảo mục tiêu của Tập đoàn, vừa phù
hợp với đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước đề ra cho ngành than nói
chung và TKV nói riêng.
KẾT LUẬN
Trải qua 10 năm xây dựng và phát triển trong quá trình đổi mới nền kinh
tế, Tổng công ty than Việt Nam đã không ngừng tự làm mới mình trong lĩnh
vực hoạt động và không ngừng phát triển. Những thành tựu đạt được của
Tổng công ty trong vòng 10 năm (1995 – 2005) là cơ sở để Chính phủ quyết
định thành lập Tập đoàn Than Việt Nam (tháng 12/2005). Với mô hình tổ
chức mới, xuất khẩu vẫn tiếp tục được coi là hoạt động mũi nhọn mang tính
chất sống còn để Tập đoàn phát triển bền vững. Trong tương lai, ngành than
vẫn tiếp tục giữ vị trí hết sức quan trọng trong hành trình phát triển kinh tế thế
giới với tư cách là là một loại nhiên liệu hữu dụng, có thể thay thế cả dầu mỏ.
Nhận thức được điều đó, TKV đã đưa ra được những chiến lược xuất khẩu
khá hiệu quả. Cho đến nay, xuất khẩu vẫn đang chiếm một tỷ lệ đáng kể và có
vai trò quan trọng trong tổng sản lượng khai thác được của Tập đoàn.
Nhìn lại toàn cảnh Việt Nam trong 72 năm qua (1936 – 2008), đây là
một chặng đường dài đầy gian nan thử thách. Tuy nhiên, trong khó khăn, bản
lĩnh người thợ mỏ càng được thể hiện và khẳng định, họ luôn hăng hái đi đầu
và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Nhìn lại chặng đường đã
qua, chúng ta phải thừa nhận rằng những gì mà cán bộ công nhân viên ngành
than đã đạt được là thực sự to lớn và đáng tự hào. Giờ đây, khi nước ta bước
vào giai đoạn mới, giai đoạn xây dựng Việt Nam căn bản trở thành một nước
Công nghiệp định hướng Xã hội chủ nghĩa, có nền kinh tế năng động, đủ sức
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
98
cạnh tranh và sánh vai với các nước khu vực Đông Nam Á, bắt kịp trình độ
các nước tiên tiến trong một số ngành và lĩnh vực, hội nhập được với nền văn
minh thế giới… thì quả thật có nhiều điều đáng nói về ngành than, về vị trí
của nó trong nền kinh tế quốc dân.
Trong thời gian vừa qua, em đã rất nghiêm túc trong việc nghiên cứu đề
tài với mục đích đưa ra được cái nhìn toàn diện hơn và xác thực hơn về ngành
than thông qua hoạt động khai thác và xuất khẩu than của Tập đoàn Công
nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam. Qua đó, em cũng hi vọng những đề
xuất dựa trên nền tảng nghiên cứu thực trạng xuất khẩu của TKV sẽ có tính
khả thi và sẽ phần nào đó giúp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu than
của Tập đoàn theo hướng phát triển bền vững và phù hợp với đường lối lãnh
đạo của Đảng và Nhà nước.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo – ThS. Phạm
Thị Hồng Yến, người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện
đề tài này. Cô đã rất tận tình hướng dẫn và gợi ý cho em về cách tiếp cận đề
tài, phương pháp nghiên cứu, chỉnh sửa nội dung cũng như cách chuyển tải
nội dung của khóa luận.
Em xin được gửi lời cảm ơn tới các anh chị trong Ban xuất nhập khẩu
thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đã cung cấp
những tài liệu cần thiết cần thiết để thực hiện đề tài.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trong trường
Đại học Ngoại Thương đã giảng dạy và hướng dẫn em, giúp em có những
kiến thức nền tảng trong quá trình em học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên:
Phùng Thị Thái Bình
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Sách và giáo trình:
1. PGS, TS Nguyễn Văn Công (chủ biên) (2005), Kinh tế học vĩ mô, Trường
Đại học kinh tế quốc dân, NXB Lao động – Xã hội.
2. PGS, Nhà giáo ƣu tú Vũ Hữu Tửu (2002), giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ
ngoại thương, Trường Đại học ngoại thương, NXB Giáo dục, trang 42-82-96.
3. Nhiều tác giả (2006), Hành trình than Việt Nam – Niềm tự hào của người
thợ mỏ, NXB Thông tấn, trang 27-43-261-262-266-267.
4. Nhiều tác giả (2004), Ngành than Việt Nam trong những năm đổi mới,
NXB Lao động – Xã hội, trang 6-7-9-11-12-13.
Các tạp chí:
1. Tạp chí Than – Khoáng sản Việt Nam, số 3 + 4/2007, trang 3-4-5 -6-7.
2. Tạp chí Than – Khoáng sản Việt Nam, số 7/2007, trang 23-24-25.
3. Tạp chí Than – Khoáng sản Việt Nam, số 6/2007, trang 8-9-10-11-12-13.
4. Tạp chí Than Việt Nam, số 159 + 160/2005, trang 1-80.
5. Tạp chí Than Việt Nam, số 13/2006, trang 18-19.
6. Tạp chí Than Việt Nam, số 10/2006, trang 2-3.
7. Tạp chí Than Việt Nam, số 5/2006, trang 4-5-6.
8. Thời báo kinh tế Việt Nam – Kinh tế Việt Nam, số 201/2005, trang 12.
Các báo cáo:
1. Dự thảo phát biểu tại hội nghị “Thị trường than năm 2008” tại Singapore
01/2008.
2. Báo cáo tổng kết công tác tiêu thụ than qua các năm từ năm 2001 đến năm
quý I năm 2008.
3. Thông tư hướng dẫn xuất khẩu than của Bộ công thương ngày 22/10/2007.
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
100
4. Các quyết định số 67/2006/QĐ - BTC, số 17/2008/QĐ - BTC, số
35/2008/QĐ - BTC của Bộ Tài chính.
5. Báo cáo Đánh giá công tác xuất khẩu than 6 tháng đầu năm 2007 và giáp
pháp 6 tháng cuối năm 2007.
6. Quyết định số 850/QĐ - XK của Tổng giám đốc Than Việt Nam về việc
ban hành cơ chế xuất khẩu than năm 2005.
7. Thông tư hướng dẫn xuất khẩu than số 05/2007/TT-BCT của Bộ công
thương.
Các website:
1. Trang web chính thức của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản
Việt Nam: www.vinacomin.vn
2. Báo điện tử Vnexpress:
“Tiềm năng khoáng sản Việt Nam” – 20/02/2008, 15:53
“ Xuất khẩu than tăng kỷ lục” - 14/4/2004, 09:24
irv.moi.gov.vn/sodauthang/nghiencuutraodoi/2007/7/16368.ttvn
www.mofa.gov.vn
3. Trung tâm thông tin thƣơng mại Bộ công thƣơng:
“ Xuất khẩu than quý I/2008 của Việt Nam giảm về lượng nhưng tăng về
giá trị” – 14/14/2008, 9:34
www.vinanet.com.vn/EconomicDetail.aspx?NewsID=139444
“Việt Nam xuất khẩu than Antraxit lớn nhất thế giới” – 03/10/2005, 15:22
www.vinanet.com.vn/Newsdetail.aspx?NewsID=96412
“Giá than châu á còn tăng trong hai năm tới” – 12/10/2007, 10:03
www.vinanet.com.vn/EconomicDetail.aspx?NewsID=129715
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
101
4. Báo điện tử vietnamnet:
“ Tăng mạnh thuế nhập khẩu ô tô và thuế xuất khẩu than” - 15:04'
21/04/2008 (GMT+7)
“Giảm xuất khẩu than còn 5 triệu tấn vào năm 2015” - 15:19' 22/12/2006
(GMT+7)
vasc.com.vn/kinhte/chinhsach/2006/12/646691/
5. Báo điện tử – Thời báo kinh tế Việt Nam:
“Giá than đá thế giới vẫn tăng mạnh” - 2008-02-14 08:53:56 (GMT+7)
www.vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=99&id=908f
3dfd796875
6. Diễn đàn doanh nghiệp:
“ Giá than đá sẽ có những kỷ lục mới” - 05:43' AM - Thứ bảy, 10/11/2007
www.dddn.com.vn/Desktop.aspx/TinTuc/Tintuc-
Sukien/Gia_than_da_se_co_nhung_ky_luc_moi/
7. Báo tuổi trẻ Online:
“Tăng thuế xuất khẩu than đá: Hợp lý? Khả thi?” – 26/05/2008, 13:30
(GMT+7)
www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=162245&ChannelID=11
8
8. “Khoáng sản Việt Nam” – 20/02/2008, 15:40
9. Trung tâm thông tin của Bộ tài nguyên và môi trƣờng:
“Dầu tâng giá, than đá lên ngôi” – 17/07/2006, 15:21
Ciren.vn/index.php?nre_site=News&nth_in=view&sid=4559
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
102
10. Báo Hà Nội mới:
“Tập đoàn Công Nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam đẩy mạnh đầu tư
nhiều dự án lớn” - 15/08/2007, 15:42
www.hanoimoi.com.vn/vn/15/141128
Tài liệu tiếng Anh:
1. Dr. Mai Dinh Trung, Viet Nam coal report on cleaner coal, Asian clean
energy forum, Manila, Philipines, 26 – 28 June 2007.
2. Dr. Nguyen Thanh Son, Viet Nam coal industry development policy, May
2006.
3. Hãng nghiên cứu thị trƣờng than Resource – Net, Ấn phẩm Coke &
Antraxit market report.
4. Hãng Barlow Johnker Pty Ltd, Ấn phẩm Coalfax.
5. Hãng The Text Report Ltd, ấn phẩm The Tex Report.
6. Các website:
Trang web của tổ chức Energy Information Administration:
“ International Energy Outlook 2007” – May 2007
www.eia.doe.gov/oiaf/ieo/highlights.html
adt.curtin.edu.au/theses/available/adt-
WCU20071002.161018/unrestricted/02Chapt1.pdf
Trang web của Tổ chức Thƣơng Mại thế giới WTO
“ International Trade Statistic 2007”
www.wto.org/English/res_e/statis_e/its2007_e/its20_toc_e.htm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4204_6187.pdf