Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, với mục tiêu đặt ra là
phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, từng bước đưa nước
ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực thì việc nâng cao
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam là một đòi hỏi
cần thiết. Đó không chỉ là nhiệm vụ của riêng Chính phủ, của ngành du lịch
mà những giải pháp đưa ra cần có sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa Nhà
nước, các Bộ, ban, ngành liên quan và chính các doanh nghiệp hoạt động
trong ngành, cùng với sự ủng hộ, nhận thức của mọi người dân Việt Nam.
85 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3545 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c bộ môn du lịch , nhưng chất lượng đào tạo chưa đáp ứng
được nhu cầu thực tiễn. Đào tạo chuyên về du lịch hiện chỉ có 4 trường đặt tại
Hà Nội, Huế, Vũng Tàu , Tp.HCM. Ở hệ trung cấp , dạy nghề ngành du lịch có
hơn 40 trường nhưng các trường này đào tạo nhiều lĩnh vực khác nhau , chỉ có
một nhóm đào tạo về du lịch . Với thực trạng này đây là thách thức về chất
lượng nguồn nhân lực du lịch trước yêu cầu của thị trường.
50
Một ví dụ điển hình là hiện số học sinh được đào tạo làm nhân viên
dịch vụ hàng không, như đặt chỗ, xuất vé, tính giá... rất ít. Cả nước duy nhất
có Học viện Hàng không đào tạo các ngành nghề cho lĩnh vực này, nhưng đặt
ở phía Nam và chủ yếu phục vụ Tổng Công ty Hàng không Việt Nam
(Vietnam Airlines). Số học sinh ra trường mỗi năm không đủ cung ứng cho
thị trường. Chất lượng nhân viên dịch vụ hàng không, vì thế, cũng còn yếu.
Ví dụ, nhân viên booking (đặt chỗ) của Việt Nam trong một năm chỉ làm
được số lượng hợp đồng bằng 1/2 của nhân viên Thái Lan và 1/3 của nhân
viên Singapore.
[12]
Đáng lo ngại hơn, chất lượng nhân lực còn hạn chế trên nhiều mặt:
Tính chuyên nghiệp thiếu, trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử hạn
chế. Nếu những năm 1990, toàn ngành có khoảng 20.000 lao động, thì đến
năm 2008 đã tăng lên khoảng 1,2 triệu, chiếm 2% lao động cả nước. Tuy
nhiên trong số hơn 1 triệu lao động này, chỉ có 0,2% có trình độ trên đại học,
12% đã qua đào tạo bậc cao đẳng và đại học, 15% có trình độ trung cấp, còn
lại gần 73% nhân lực ngành du lịch sơ cấp và dưới sơ cấp - trong đó số nhân
lực dưới sơ cấp chiếm tỷ lệ áp đảo với 53%.[28]
Cụ thể, lao động trực tiếp làm trong các công ty lữ hành, đưa đón
khách, khách sạn, công ty hoạt động du lịch là hơn 280.000 người và lao động
gián tiếp gần 900.000. Trong nhóm làm việc trực tiếp chỉ có 42% được đào
tạo về du lịch, 38% người từ ngành khác chuyển sang và 20% còn lại thì
không qua đào tạo.[28]
Ngoài điểm yếu về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, hạn chế lớn nhất
của nhân viên du lịch Việt Nam là trình độ ngoại ngữ. Dựa vào nhu cầu sử
dụng tiếng Anh với từng vị trí, TOEIC đã thực hiện gần 400 cuộc điều tra
khảo sát về yêu cầu sử dụng ngôn ngữ của gần 200 khách sạn (từ 3 - 5 sao) và
DN lữ hành đại diện trên toàn quốc. Đối tượng chính là giám đốc, cán bộ
51
quản lý nhân sự và cán bộ quản lý trực tiếp như trưởng, phó bộ phận - những
người nắm rõ nhất yêu cầu về trình độ sử dụng tiếng Anh đối với nhân viên
do mình quản lý và định hướng phát triển của đơn vị.
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nhân viên chưa đạt chuẩn tiếng Anh theo kết quả khảo sát
của TOEIC Việt Nam.
Nguồn: Khảo sát của TOEIC Việt Nam.
Kết quả kiểm tra ngẫu nhiên 1.000 nhân viên ở các doanh nghiệp, đơn
vị cho thấy trình độ tiếng Anh của nhân viên phần lớn đều thấp và còn cách
khá xa so với chuẩn xây dựng theo yêu cầu của cấp quản lý đề ra, mặc dù
chuẩn thấp mà TOEIC đưa ra để đánh giá trình độ nhân viên là đảm bảo ở
mức chất lượng dịch vụ tối thiểu. Như vậy, qua kết quả có thể thấy trình độ
tiếng Anh của nhân viên đang ở mức thấp, thấp hơn cả chuẩn thấp. Cá biệt là
ở các khách sạn càng nhiều sao, yêu cầu càng cao thì tiếng Anh đạt chuẩn
càng thấp.
Bên cạnh tiếng Anh - ngôn ngữ giao tiếp chính, các ngôn ngữ khác như
52
Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc..., nhân viên du lịch cũng rơi vào tình trạng
thiếu và yếu. Cụ thể, lượng khách Hàn Quốc đến Việt Nam tăng mạnh (đứng
thứ hai sau Trung Quốc) nhưng hiện cả nước chỉ có 50 hướng dẫn viên biết
tiếng Hàn. Hay với Nhật Bản - thị trường tiềm năng đứng thứ ba hiện nay
cũng mới chỉ có 8% hướng dẫn viên thành thạo tiếng.[14]
Phần lớn nhân lực lấy từ đầu ra của các trường du lịch chỉ mới đáp ứng
được nhu cầu khách nội địa, rất khó tìm được người giỏi, đáp ứng được yêu
cầu giao tiếp với khách nước ngoài. Vì vậy, các doanh nghiệp đang vướng
vào bài toán khó: nếu lấy những người giỏi ngoại ngữ (thường là sinh viên
chuyên ngành ngoại ngữ) thì phải đào tạo thêm về nghiệp vụ; ngược lại, nếu
lấy những người từ các cơ sở đào tạo trong ngành thì ngoại ngữ kém. Dù thế
nào, doanh nghiệp cũng mất thời gian và kinh phí đào tạo nhân viên theo yêu
cầu công việc. Thực tế này đòi hỏi ngành du lịch cần sớm có giải pháp rút
ngắn khoảng cách giữa đào tạo và tuyển dụng mới có thể theo kịp sự phát
triển của du lịch trong khu vực.
Vì vậy có thể nói tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực có chất lượng
đang là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp cũng như đối với ngành du
lịch trước yêu cầu của thị trường.
2.3.5 Về vị thế tài chính, năng lực tổ chức và quản trị doanh nghiệp
- Về vốn: Năng lực canh tranh về vốn đầu tư cho kinh doanh lữ hành
của các doanh nghiệp còn thấp. Hầu hết doanh nghiệp kinh doanh lữ hành ở
Việt Nam là các doanh nghiệp nhỏ, với số vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng và lao
động không quá 30 người. Các công ty nhỏ khó khăn khi phải cạnh tranh với
những đối thủ lớn.
- Về công nghệ: Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã đổi mới trang thiết bị
văn phòng, áp dụng công nghệ mới trong quản lý lữ hành. Tuy nhiên, tốc độ
đổi mới còn chậm, chưa đồng bộ và chưa có định hướng, lộ trình ưu tiên rõ
53
rệt, gây lãng phí và giảm hiệu quả kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp chưa có
website hoặc có nhưng chỉ hình thức, phong trào, chưa thực chất khai thác
hiệu quả nhằm giảm thời gian và chi phí giao dịch, tiến tới áp dụng thương
mại điện tử vào kinh doanh, quảng cáo, phát triển thị trường.
- Về trình độ quản lý lữ hành: Quản lý kinh doanh lữ hành bị buông
lỏng ở nhiều địa phương. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch chưa
tương xứng với vai trò của ngành kinh tế mũi nhọn, các cơ quan quản lý du
lịch địa phương chưa đủ mạnh. Hoạt động lữ hành cũng chịu chung những bất
cập của doanh nghiệp Việt Nam. Việc phân cấp quản lý lữ hành vẫn còn
chồng chéo, gây nhiều phiền hà cho doanh nghiệp. Vẫn còn hiện tượng phân
biệt đối xử giữa các doanh nghiệp nhà nước với tư nhân, liên doanh… tạo nên
những bất hợp lý, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh giữa các doanh
nghiệp.
Khả năng quản lý của hầu hết doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt
Nam, cả về công nghệ, vốn và tài chính, là tương đối hạn chế. Trình độ cán bộ
quản lý còn hạn chế, chưa tiếp cận tốt với kiến thức, phong cách quản lý hiện
đại, đặc biệt là kinh nghiệm nghiên cứu thị trường, giao dịch thương mại điện
tử và tiếp cận thị trường thế giới. Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp nhà nước hiện
còn quá cồng kềnh, chưa năng động, linh hoạt.
2.4 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành
Việt Nam
Qua nghiên cứu trên đây có thể thấy năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp lữ hành Việt Nam còn rất hạn chế và yếu kém. Người viết xin được
đánh giá chung năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam
thông qua mô hình SWOT như sau:
2.4.1 Điểm mạnh
- Với nền chính trị ổn định, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến
54
an toàn, hấp dẫn với du khách quốc tế. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho
các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành gia tăng số lượng khách quốc tế và
quảng bá phát triển sản phẩm du lịch của mình.
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp khai thác lợi thế, tiềm năng du lịch ở các địa phương và tạo
ra các sản phẩm du lịch mới lạ, hấp dẫn du khách.
- Các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam có khả năng cạnh tranh về giá ở
các dịch vụ trung và cao cấp. Vì thế cần tập trung khai thác phân khúc khách
du lịch có nhu cầu sử dụng dịch vụ trung và cao cấp để phát huy lợi thế cạnh
tranh về giá.
2.4.2 Điểm yếu
- Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành trong dịch vụ du
lịch giá rẻ và đại trà kém hơn các nước trong khu vực, nhất là kém cạnh tranh
so với Indonesia, Thái Lan và Malaysia.
- Chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà các doanh nghiệp lữ hành Việt
Nam cung cấp, đặc biệt là cơ sở hạ tầng và dịch vụ vui chơi giải trí, còn rất
hạn chế và yếu kém. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hơn 70%
du khách không có ý định quay lại Việt Nam lần hai.
- Hoạt động marketing, quảng cáo của các doanh nghiệp lữ hành Việt
Nam còn yếu. Thế mạnh của các doanh nghiệp ít được phát huy do chiến lược
quảng bá thiếu chuyên nghiệp, kém hiệu quả. Các doanh nghiệp chưa chủ
động, nhạy bén trong việc xâm nhập thị trường, tham gia các hội chợ, triển
lãm, sự kiện quốc tế để quảng bá thương hiệu của mình, tăng cường vị thế
chiến lược của doanh nghiệp mình.
- Chưa có sự phối hợp, hợp tác giữa các doanh nghiệp lữ hành với
nhau cũng như với các khách sạn, nhà hàng, hãng hàng không,... cùng hoạt
động vì một lợi ích chung.
55
- Nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam thiếu và
yếu cả về số lượng và chất lượng.
- Các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn khi
cạnh tranh với các đối tác nước ngoài về vốn, năng lực tổ chức và quản trị
doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp lữ hành ở Việt Nam là các doanh
nghiệp nhỏ với số vốn điều lệ hạn chế, không có kinh nghiệm và sự chuyên
nghiệp trong vấn đề tổ chức và quản trị doanh nghiệp.
2.4.3 Thời cơ
Tổ chức thành công Hội nghị APEC, gia nhập Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO) và được bầu là Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an
Liên Hợp Quốc, uy tín và vị thế của Việt Nam được nâng cao trên trường
quốc tế. Trong con mắt bạn bè quốc tế, Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn,
an toàn, thân thiện trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong khi các
nước như Thái Lan, Malaysia, Indonesia đang phải khắc phục những bất ổn
chính trị, khủng bố. Bằng chứng là tháng 9/2007, Việt Nam lọt vào danh sách
20 điểm đến du lịch được yêu thích nhất năm theo khảo sát của Tạp chí du
lịch Conde Nast Traveller, một trong hai tạp chí du lịch uy tín của Mỹ. Không
chỉ có vậy, hãng nghiên cứu RNCOS cũng dự báo Việt Nam sẽ lọt vào danh
sách 10 điểm du lịch hấp dẫn nhất thế giới vào năm 2016. Du lịch Việt Nam
đang đứng trước những vận hội mới, tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức,
đưa du lịch nước ta bước vào giai đoạn phát triển mới, trở thành nền kinh tế
mũi nhọn, một trung tâm du lịch hàng đầu của khu vực.
Có thể nói tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các doanh
nghiệp kinh doanh lữ hành Việt Nam đứng trước 3 cơ hội lớn:
Cơ hội đầu tiên và rõ nhất sau khi Việt Nam trở thành thành viên của
WTO là sự tăng trưởng mạnh của dòng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam.
56
Trên thực tế, sự kiện Việt Nam gia nhập WTO và việc tổ chức thành công Hội
nghị APEC 2006 đã gây sự chú ý lớn đối với cộng đồng quốc tế bằng hình
ảnh một điểm đến an toàn, hấp dẫn và cởi mở. Ngày càng có nhiều người
nước ngoài biết đến Việt Nam nhiều hơn và có ý định đến tìm hiểu và làm ăn
với Việt Nam. Số liệu của Tổng cục du lịch Việt Nam cho thấy lượng khách
quốc tế đến Việt Nam trong những năm qua liên tục tăng trưởng trên hai con
số. Nếu năm 2000, Việt Nam mới thu hút được khoảng 2,12 triệu lượt khách
quốc tế, thì đến năm 2008, con số này đã đạt 4,25 triệu lượt. Ước tính đến
năm 2010, lượng khách quốc tế đến Việt Nam sẽ đạt 6 triệu lượt khách, nâng
mức thu nhập từ 2 tỷ USD như hiện nay lên 4 - 5 tỷ USD.[24] Ngoài việc gia
tăng về số lượng khách, thị trường khách cũng được mở rộng. Vào WTO, do
đặc điểm của thị trường du lịch khác với thị trường hàng hóa nên du lịch có
tính độc lập cao trong cạnh tranh toàn cầu, không bị phụ thuộc vào thị trường
Mỹ cũng như không bị ảnh hưởng bởi các hiệp định về thuế quan và thương
mại quốc tế như hàng hóa thông thường. Dự báo trong những năm tới, châu Á
– Thái Bình Dương sẽ là khu vực thu hút dòng khách du lịch nhiều nhất với
mức tăng trưởng bình quân 7-8%. Đây cũng chính là một điều kiện thuận lợi
để Việt Nam xúc tiến các chương trình quảng bá, thu hút khách du lịch.
Cơ hội lớn thứ hai là tăng thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào du
lịch để phát triển hạ tầng, nâng cao năng lực phục vụ khách trong và ngoài
nước. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 9 tháng đầu năm 2006 có tới 2,2 tỷ
USD (chiếm gần 43% tổng vốn đầu tư cam kết vào Việt Nam) đầu tư vào lĩnh
vực du lịch - dịch vụ. Các chuyên gia nhận định, trong thời gian tới đây, làn
sóng đầu tư vào du lịch - dịch vụ sẽ tiếp tục gia tăng, đặc biệt là trong lĩnh
vực khách sạn nhà hàng. Bởi theo cam kết gia nhập WTO về du lịch, Việt
Nam sẽ mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào
57
lĩnh vực khách sạn nhà hàng và dịch vụ đại lý lữ hành.
Một trong những điểm yếu của ngành du lịch Việt Nam là năng lực
cạnh tranh và quản lý yếu, thiếu tính chuyên nghiệp. Vì vậy, gia nhập WTO
chính là môi trường để các doanh nghiệp vươn lên để tự hoàn thiện mình,
nâng cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh nếu muốn tồn tại trên thị trường.
Đây là cơ hội thứ ba mà doanh nghiệp du lịch Việt Nam được hưởng.
2.4.4 Thách thức
Tuy nhiên, “thách thức nhiều hơn cơ hội” là lo lắng chung của nhiều
doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trong thời điểm hiện nay. Trong các năm qua
các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam đã hoạt động dưới hàng rào bảo hộ chắc
chắn từ phía Nhà nước, khi các công ty nước ngoài không được phép mở chi
nhánh hoặc tham gia trong lĩnh vực này với 100% vốn, mà chỉ có thể hoạt
động dưới dạng liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam trong một tỷ lệ vốn
đóng góp khá hạn chế.
Nhưng khi Việt Nam đã gia nhập WTO thì hàng rào bảo hộ sẽ được dỡ
bỏ. Việt Nam phải thực hiện lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ lữ hành, trong
đó cho phép các công ty nước ngoài được kinh doanh đưa khách quốc tế đến
nước ta dưới hình thức đầu tư 100% vốn hoặc liên doanh với tỷ lệ góp vốn
lớn hơn. Nguồn vốn lớn, thương hiệu mạnh, công nghệ du lịch cao, hệ thống
tổ chức chuyên nghiệp, có mạng lưới đại lý toàn cầu và có khả năng khai thác
thị trường cao, lại đang nắm giữ nguồn khách nên các công ty nước ngoài có
thể áp đảo, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước.
Thực tế nhiều doanh nghiệp lữ hành trong nước chưa có sự chuẩn bị kỹ
lưỡng cho hội nhập khi sự cạnh tranh diễn ra quyết liệt trên nhiều phương
diện. Trước hết là cạnh tranh về sản phẩm, với những lợi thế của mình, các
công ty nước ngoài sẽ có chiến lược cạnh tranh nhằm phân chia thị phần
58
khách sử dụng sản phẩm du lịch Việt Nam, như dùng hệ thống đại lý phân
phối hùng mạnh của họ để giành giật thị phần khách đến Việt Nam hoặc sử
dụng hãng hàng không của họ hoặc do họ khống chế thông qua việc điều tiết
vận chuyển khách đến nước ta.
Ngoài ra các công ty nước ngoài thường tận dụng khả năng tài chính để
tung ra các chương trình khuyến mại trong những thời gian nhất định nhằm
loại bỏ những đối thủ cạnh tranh không mạnh về tài chính và sử dụng các biện
pháp tài chính để hạ giá thành sản phẩm, giành ưu đãi đặt chỗ, đặt phòng cho
họ, hay thông qua những chế độ lương bổng ưu đãi để thu hút các nhà quản
lý, điều hành, hướng dẫn viên giỏi của Việt Nam và từ đó khiến các doanh
nghiệp nội địa suy giảm thế mạnh....
Vì vậy, hội nhập kinh tế quốc tế là là thời cơ cho các doanh nghiệp lữ
hành Việt Nam nâng cao vị thế của mình nhưng đồng thời cũng đặt ra những
thách thức to lớn cho các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực
cạnh tranh nếu không muốn bị đánh bại ngay trên sân nhà, nhất là khi năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam đang còn rất hạn chế
và yếu kém so với các đối thủ trong khu vực.
Tóm tắt chương 2
Chương 2 tập trung phân tích một cách khái quát quá trình hình thành
và phát triển của ngành du lịch lữ hành ở Việt Nam, doanh thu và đóng góp
của du lịch Việt Nam từ khách du lịch quốc tế, chỉ ra những thời cơ và thách
thức đặt ra cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập quốc tế hiện nay, mà cụ thể là khi Việt nam đã trở thành thành viên
chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Trọng tâm của chương 2
là đi sâu phân tích năng lực cạnh tranh của tổng thể của ngành du lịch và lữ
hành Việt Nam các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành của Việt Nam. Để đánh
giá được năng lực cạnh tranh của tổng thể ngành du lịch lữ hành Việt Nam,
59
Chương 2 bám sát theo những tiêu chí đánh giá xếp hạng trong Báo cáo năng
lực cạnh tranh về du lịch lữ hành 2009 của Diễn đàn kinh tế thế giới để phân
tích, so sánh với Trung Quốc và các đối thủ cạnh tranh chính trong khu vực
Đông Nam Á như Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippine, Campuchia...
Qua đó sẽ có một cái nhìn khái quát về năng lực cạnh tranh của ngành Du
lịch, từ đó đi sâu phân tích năng lực của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
trong nội bộ ngành, thông qua các tiêu chí như: giá cả sản phẩm và dịch vụ,
chất lượng sản phẩm dịch vụ, Marketing quảng cáo, nguồn nhân lực và vị thế
tài chính, năng lực tổ chức và quản trị doanh nghiệp. Từ đó có thể thấy được
những yếu kém, những khó khăn thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp lữ
hành Việt Nam. Đây cũng là cơ sở rất quan trọng để đưa ra những giải pháp
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay sẽ được trình bà y ở
chương 3.
60
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH VIỆT NAM TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
3.1 Định hƣớng phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020
Phương hướng phát triển ngành du lịch Việt Nam đã được Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ X nhấn mạnh : “phát triển nhanh du lịch , đưa du lịch
trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn , xây dựng nước ta thành một trung tâm
thương mại có tầm cỡ trong khu vực” . Đảng ta cũng chỉ rõ : “tập trung phát
triển du lịch văn hóa , lịch sử, cảnh quan môi trường , tạo sức hấp dẫn đặc thù ,
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc . Nâng cao chất lượng và đa dạng
hóa sản phẩm du lịch , thu hút nhiều khách quốc tế , đáp ứng nhu cầu tham
quan du lịch ngày càng tăng , tạo công ăn việc làm cho xã hội , góp phần thúc
đầy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sự nghiệp công ng hiệp hóa – hiện đại
hóa đất nước”.
Nhiệm vụ cụ thể đặt ra là:
- Phát triển du lịch nhanh và bền vững , đảm bảo thực hiện đúng quy hoạch ,
bảo toàn được môi trường tự nhiên , giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc .
- Thực hiện đồng bộc các giải pháp nhẳm xây dựng và duy trì hình ảnh của
Việt Nam như một điểm đến an toàn và hấp dẫn trên thị trường .
- Phát triển du lịch thành một nền kinh tế mũi nhọn đóng góp tích cực vào sự
phát triển kinh tế đất nước, phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta thành một
nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu trong khu vực .
- Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Việt nam , tập trung khai
thác tốt thị trường MICE (Meeting - Incentive - Conference - Exhibition), đây
là một thị trường đầy tiềm năng nếu chúng ta biết tranh thủ và khai thác một
cách hiệu quả.
61
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch .
- Đẩy mạnh tuyên truyền và quảng bá du lịch ra nước ngoà i.
- Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch .
- Thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư vào ngành du lịch . Phấn đấu đến
năm 2020 thu hút 15 tỷ USD vốn đầu tư phát triển du lịch .
3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp lữ hành
Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế
3.2.1 Giải pháp về phía Chính phủ
a. Nhà nước cần tạo lập môi trường pháp lý cho cạnh tranh trong lĩnh vực
lữ hành, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp lữ
hành cạnh tranh và phát triển
- Xây dựng và hoàn thiện đồng bộ các chính sách pháp lý về kinh tế,
cạnh tranh nói chung và trong lĩnh vực lữ hành nói riêng để tránh hiện tượng
chồng chéo, mâu thuẫn giữa các luật, gây khó khăn cho các doanh nghiệp
cũng như các nhà quản lý. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp đăng ký kinh
doanh và được cấp phép kinh doanh được dễ dàng, nhanh chóng và thuận lợi
hơn.
- Tăng cường hoàn thiện hệ thống pháp luật về du lịch và lữ hành, tích
cực triển khai Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch.
- Tạo lập môi trường cạnh tranh và thị trường cạnh tranh lành mạnh,
giảm dần các hàng rào bảo hộ để các doanh nghiệp lữ hành không thụ động, ỷ
lại vào Nhà nước như trong cơ chế bao cấp mà phải tự mình đổi mới để có thể
cạnh tranh và tồn tại trên thị trường trong điều kiện hội nhập kinh tế quố c tế
hiện nay.
62
- Tập trung cải cách hành chính trong lĩnh vực lữ hành, phân cấp và
đơn giản hóa thủ tục liên quan đến lữ hành. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà
nước, tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động kinh doanh lữ hành
của các doanh nghiệp. Kiên quyết xử lý nghiêm minh các doanh nghiệp vi
phạm pháp luật, kinh doanh trái phép...
b. Hoàn thiện, đổi mới cơ chế chính sách về du lịch lữ hành
Đổi mới chính sách đầu tư:
- Nhà nước cần giành nhiều ngân sách hơn cho đầu tư kết cấu cơ sở hạ
tầng du lịch. Cần chú ý đầu tư phải tập trung, có trọng điểm để tạo những khu
du lịch có chất lượng, đạt tiêu chuẩn quốc tế và có khả năng cạnh tranh cao.
- Tập trung cải tạo, nâng cấp các cơ sở lưu trú hiện có ở các địa phương
và xây dựng mới các cơ sở đạt tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng nhu cầu và mục
tiêu phát triển ở các khu du lịch trọng điểm như Hà Nội, Quảng Ninh, Huế,
Đà Nẵng, Tp. HCM, Nha Trang...
- Nâng cao chất lượng và mở rộng các tuyến đường bay quốc tế; Đầu tư
xây dựng mạng lưới đường bộ có chất lượng, cải thiện và hiện đại hóa hệ
thống biển báo giao thông và chỉ dẫn du lịch.
- Chủ động phối hợp với các ngành liên quan trong việc đầu tư xây
dựng và thực hiện các kế hoạch phát triển và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng,
đặc biệt là mạng lưới giao thông phục vụ phát triển du lịch.
- Xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành
trong đó ưu tiên phát triển các cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế
nhằm khắc phục tình trạng thiếu các cơ sở lưu trú du lịch nói chung và cơ sở
63
lưu trú du lịch cao cấp nói riêng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị
trường.
- Xác định danh mục các dự án ưu tiên đầu tư trong lĩnh vực du lịch
theo từng giai đoạn đến năm 2020 trong đó ưu tiên các dự án đầu tư xây dựng
các công trình nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, khách sạn, hạ tầng du lịch có chất
lượng cao theo quy hoạch, ưu tiên các dự án phát triển loại hình du lịch thân
thiện với môi trường và góp phần xoá đói, giảm nghèo.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các dự án đầu tư xây
dựng các công trình du lịch (khách sạn, khu du lịch, khu vui chơi giải trí...) có
ý nghĩa quốc gia.
Đổi mới chính sách xuất nhập cảnh, hải quan:
- Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực xuất nhập cảnh, trang bị
kỹ thuật hiện đại cho các cửa khẩu quốc tế đường bộ và đường biển góp phần
nâng cao vị thế của ngành xuất nhập cảnh Việt Nam ngang tầm với các nước
tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
- Cải tiến quy trình, đơn giản hóa thủ tục cấp thị thực và xét duyệt xuất
nhập cảnh tại các cửa khẩu; thực hiện cấp thị thực tại cửa khẩu.
- Đào tạo, tăng cường nghiệp vụ cho các cán bộ, nhân viên xuất nhập
cảnh, hải quan.
Khuyến khích, hỗ trợ ngành, hiệp hội, các doanh nghiệp trong việc đa
dạng hóa các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường
liên kết trong hoạt động du lịch và lữ hành
- Xác định mục tiêu: Hiện nay xác định mục tiêu còn thiên về số lượng
64
khách, cần tập trung vào chất lượng và hiệu quả kinh tế. Cơ quan quản lý nhà
nước về du lịch phải chủ động thực hiện công tác thống kê, đồng thời áp dụng
phương pháp tài khoản vệ tinh trong thống kê du lịch là phương pháp mà hiện
nay đang áp dụng phổ biến trong sân chơi chung WTO.
- Nghiên cứu, lựa chọn thị trường và xây dựng sản phẩm: Xuất phát từ
tư duy xác định mục tiêu hướng về các chỉ tiêu chất lượng và hiệu quả, tập
trung nghiên cứu và lựa chọn thị trường và thị phần khách có khả năng mang
lại thu nhập và hiệu quả cao nhất. Giải pháp sắp tới cần tập trung vào xây
dựng sản phẩm, dịch vụ phục vụ các đối tượng khách có mức chi trả cao, tăng
thời hạn lưu trú và mức chi của du khách. Lập đề án phát triển các khu du lịch
nghỉ dưỡng tổng hợp cao cấp, các cơ sở vui chơi giải trí, hệ thống các cửa
hàng dịch vụ đạt chuẩn nhằm hình thành hệ thống các sản phẩm chất lượng
cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách.
- Thúc đẩy phát triển các loại hình du lịch mới, nghiên cứu khảo sát xây
dựng các sản phẩm du lịch độc đáo của các địa phương, các vùng để thu hút
khách quốc tế và đẩy mạnh thu hút khách nội địa.
- Nhà nước, các cơ quan quản lý có chính sách, chương trình liên kết
các doanh nghiệp lữ hành quốc tế với các hãng hàng không, khách sạn, nhà
hàng, khu vui chơi giải trí, mua sắm... hoạt động không vì lợi nhuận của riêng
doanh nghiệp mình mà hoạt động vì mục tiêu, lợi ích chung.
c. Xúc tiến quảng bá Du lịch Việt Nam
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường hội nhập trong ngành du lịch
nói chung và lĩnh vực lữ hành quốc tế nói riêng thông qua việc tham gia tích
cực hơn trong các khuôn khổ quốc tế về du lịch, tạo điều kiện hỗ trợ các
65
doanh nghiệp lữ hành thực hiện các cam kết quốc tế trong lữ hành; chủ động
đăng cai tổ chức các sự kiện quốc tế tại Việt nam và tạo điều kiện cho các
hãng lữ hành cung cấp dịch vụ cho các sự kiện này.
- Tăng cường hợp tác và kêu gọi sự hợp tác, hỗ trợ về tài chính và
chuyên gia của các tổ chức quốc tế như UNWTO, PATA,... để tổ chức các hội
nghị, hội thảo chuyên đề về du lịch; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lữ
hành Việt Nam cọ xát, học hỏi kinh nghiệm phát triển du lịch ở các quốc gia
phát triển du lịch trên thế giới.
- Nghiên cứu xác định nhu cầu thị trường và các thị trường trọng điểm
cần ưu tiên trong tình hình hiện tại. Phải quán triệt quan điểm “thị trường
quyết định sản phẩm, không phải sản phẩm quyết định thị trường”, chỉ bán
sản phẩm thị trường đòi hỏi và khách hàng mong muốn.
- Thuê công ty nước ngoài quảng bá, xúc tiến du lịch Việt Nam. Một số
nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia cũng áp dụng chính
sách này từ khá lâu. Xây dựng các chiến lược xúc tiến, quảng bá du lịch Việt
Nam trên các kênh truyền thông nước ngoài, nghiên cứu xuất bản các ấn
phẩm du lịch chất lượng; quảng bá qua Website, e-mail nhằm giới thiệu
chung về hình ảnh đất nước, con người, những cảnh quan thiên nhiên, phong
tục tập quán, lễ hội, sự kiện văn hóa du lịch nổi tiếng, hấp dẫn của Việt Nam;
kết nối các đoạn chương trình giới thiệu của các doanh nghiệp du lịch, trình
bày bằng nhiều ngôn ngữ và hình ảnh để khách hàng dễ dàng truy cập, nắm
bắt thông tin, liên kết với nhau và với các trang Web nổi tiếng như Google,
MSN, Infoseek,... để du khách nước ngoài dễ dàng tìm kiếm.
- Tăng cường đầu tư cho công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức
cộng đồng trong xã hội về xúc tiến du lịch là giải pháp rất quan trọng. Xúc
66
tiến du lịch không phải là công việc chỉ riêng cơ quan xúc tiến du lịch trung
ương và địa phương thực hiện, mà là công việc đòi hỏi sự phối hợp trách
nhiệm của nhà nước và doanh nghiệp, của cộng đồng dân cư, của mỗi người
Việt Nam ở trong và ngoài nước.
d. Phối hợp các Bộ, ban, ngành liên quan để nâng cao sức cạnh tranh
của ngành du lịch:
- Phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề
xuất việc điều chỉnh một số mức thuế đối với hoạt động du lịch, xây dựng và
áp dụng chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá mua tại Việt
Nam cho khách du lịch. Khách nước ngoài đến Việt Nam mua hàng hóa của
Việt Nam mang ra nước ngoài nhưng vẫn bị tính thuế giá trị gia tăng như
người Việt Nam, tạo tâm lý không thoải mái cho du khách.
- Phối hợp với các cơ quan hữu quan nghiên cứu khả năng cấp visa tại
cửa khẩu, miễn visa song phương và đơn phương cho khách du lịch tại một
số thị trường du lịch trọng điểm của Việt Nam. Đề xuất thêm miễn visa để thu
hút du khách nước ngoài đến Việt Nam (Việt Nam đã miễn visa trong vòng
15 ngày cho khách từ các quốc gia: Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch,
Nhật, Hàn Quốc, Lào, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines,
Singapore).
- Phối hợp với Bộ Công thương phát triển hệ thống cửa hàng dịch vụ
đạt chuẩn để khuyến khích hoạt động mua sắm, tăng chi tiêu của du khách
đến Việt Nam.
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, Ngành liên quan
trong việc xác định danh mục các dự án ưu tiên đầu tư trong lĩnh vực du lịch
và tổ chức các diễn đàn kêu gọi đầu tư cả ở trong nước và ngoài nước.
67
- Phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí ở trung ương và địa
phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về du lịch
và quảng bá xúc tiến du lịch.
e. Hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ
trong lĩnh vực lữ hành
- Thực hiện hiệu quả sâu rộng quá trình xã hội hoá, hiện đại hoá và
nâng cao chất lượng đào tạo, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế, các
đối tượng trong nước và ngoài nước tham gia vào đào tạo, phát triển nguồn
nhân lực du lịch. Tập trung phát triển đào tạo đội ngũ quản lý du lịch lữ hành.
- Thực hiện đào tạo theo nhu cầu xã hội, áp dụng mô hình đào tạo linh
hoạt theo tín chỉ, thực hiện việc hợp tác liên kết đa dạng, thu hút sự tham gia
của doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng đúng với nhu cầu
doanh nghiệp, nhu cầu người học và nhu cầu của xã hội.
- Có chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các trường đào tạo
du lịch, mở rộng cơ sở đào tạo tại các khu du lịch trọng điểm để khai thác
nguồn nhân lực ngay tại địa phương. Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên,
đào tạo viên du lịch; Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng cường năng lực
quản lý của cơ sở đào tạo du lịch; Phát triển chương trình, giáo trình; Xây
dựng và áp dụng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp du lịch; Ứng dụng công
nghệ mới trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch…
- Mở rộng xây dựng và đưa vào áp dụng tiêu chuẩn kỹ năng các nghề
như quản trị, điều hành tour, hướng dẫn viên... để có những chuẩn mực cụ thể
trong việc đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch lữ hành. Xây dựng
tác phong chuyên nghiệp, văn hóa ứng xử, sự thân thiện và mến khách của
68
nhân viên đối với du khách. Nâng cao trình độ, năng lực, trang bị kiến thức về
hội nhập, ngoại ngữ, tin học, chuyên môn nghiệp vụ, luật lệ quốc tế... cho đội
ngũ cán bộ của doanh nghiệp lữ hành.
f. Tăng cường bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững
- Đánh giá tác động môi trường trong quy hoạch và thẩm định các dự
án đầu tư du lịch. Đẩy mạnh thực hiện Luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực
lữ hành thông qua đào tạo, tập huấn cho các cán bộ nhân viên làm việc tại các
doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.
- Có chính sách khuyến khích ứng dụng công nghệ làm sạch môi
trường, giảm tiêu thụ năng lượng... Ban hành chính sách khuyến khích các
doanh nghiệp lữ hành xây dựng và chào bán các tour du lịch thân thiện với
môi trường, du lịch sinh thái. Tăng cường tổ chức các buổi hội thảo, các khóa
học bồi dưỡng về du lịch môi trường cho các doanh nghiệp lữ hành, hướng
dẫn viên du lịch. Cần lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường trong các hoạt
động xúc tiến, quảng bá du lịch.
- Khuyến khích, tuyên truyền người dân địa phương tham gia vào các
hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái. Nâng cao nhận thức của người dân về
bảo vệ môi trường, du lịch bền vững và bảo tồn thiên nhiên.
3.2.2 Giải pháp về phía ngành, Hiệp hội
Ngành Du lịch theo chức năng và nhiệm vụ của mình đẩy mạnh công
tác thanh tra, kiểm tra trong ngành đối với các cơ sở lưu trú của các công ty
kinh doanh lữ hành quốc tế, xử lý những doanh nghiệp vi phạm trong kinh
doanh du lịch; thực hiện đúng các cam kết với khách đi tour, thường xuyên
kiểm tra chất lượng hướng dẫn viên, chất lượng dịch vụ tại các điểm gửi
69
khách, giải quyết ngay các phản hồi của khách du lịch, không để ảnh hưởng
xấu đến hình ảnh du lịch Việt Nam.
Tổng cục Du lịch phải đóng vai trò định hướng thị trường và tổ chức,
xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam đến du khách quốc tế ở các thị trường
trọng điểm và tiềm năng. Hiệp hội Du lịch phải trở thành một kênh cung cấp
thông tin về thị trường du lịch quốc tế cho các doanh nghiệp thành viên. Tăng
cường sự hiện diện của các doanh nghiệp lữ hành tại các hội chợ triển lãm du
lịch quốc tế, hội nghị, hội thảo du lịch quốc tế... Thông qua các sự kiện có
tính chất khu vực và quốc tế như các sự kiện thể thao lớn của khu vực, thế
giới, các hội nghị của lãnh đạo cấp cao các nước: ASEM, APEC,.. để xây
dựng, quảng bá hình ảnh Việt Nam trong con mắt bạn bè thế giới, qua đó
quảng bá du lịch nước nhà. Cần phải nhận thức đúng đắn và nắm bắt cơ hội
để xây dựng hình ảnh về đất nước Việt Nam.
Xây dựng các sản phẩm du lịch mới và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Chất lượng dịch vụ du lịch là yếu tố then chốt tạo nên uy tín, thương hiệu cho
các đơn vị kinh doanh du lịch nói riêng và của ngành du lịch nói chung.
Nhưng chất lượng dịch vụ của ngành du lịch Việt Nam trong thời gian qua là
khâu yếu kém nhất, chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ hội nhập. Chính
vì thế, về lâu dài, giải pháp then chốt để thu hút khách du lịch vẫn là nâng cao
chất lượng dịch vụ du lịch.
+ Lựa chọn một số doanh nghiệp điển hình để phân tích khả năng cạnh
tranh, làm cơ sở cho các doanh nghiệp trong ngành tự phân tích khả năng
cạnh tranh của mình.
+ Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho doanh nghiệp du
lịch Việt Nam phù hợp xu thế và trình độ quốc tế.
70
+ Đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn hoá, hướng dẫn và kiểm tra, đánh giá
chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
+ Tăng cường lực lượng lao động lành nghề, chuyên nghiệp; thực hiện
tốt qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm, mở chiến dịch làm sạch môi trường
tại các điểm du lịch;
+ Nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển khách du lịch theo hướng
văn minh, lịch sự, hiện đại, đảm bảo tiện nghi...
+ Có biện pháp giải quyết nạn chèo kéo du khách, ăn xin, bán hàng
rong,… gây khó chịu cho du khách ở các khu du lịch
Song song với việc thu hút khách từ thị trường quốc tế, ngành cũng đẩy
mạnh thị trường du lịch nội địa. Các doanh nghiệp lữ hành với các khách sạn
và các nhà cung cấp dịch vụ xây dựng các tour khuyến mại cho khách du lịch
nội địa, nhằm kích thích thị trường nội địa, đặc biệt là tăng cường thông tin,
quảng bá về sản phẩm phục vụ du lịch nội địa và giảm lệ phí vào các điểm du
lịch.
Tổ chức các khoá đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ lữ hành cho nguồn
nhân lực của các doanh nghiệp lữ hành: Hiệp hội Du lịch có thể thành lập một
cơ sở đào tạo của Hiệp hội. Phối hợp với các cơ quan chức năng để chuẩn hoá
công tác đào tạo nhân lực cho hoạt động lữ hành.
3.2.3 Giải pháp về phía doanh nghiệp
3.2.3.1 Giải pháp về giá sản phẩm dịch vụ
- Để có được giá cả cạnh tranh thì các doanh nghiệp phải thắt chặt chi
phí. Như vậy các doanh nghiệp lữ hành cần có được sự hợp tác đến từ các nhà
cung cấp dịch vụ khác như khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, mua sắm…nhất
71
là sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương xuống địa
phương.
- Cần có một sự kết nối giữa bộ ba các doanh nghiệp hàng không -
khách sạn - lữ hành vì lợi ích quốc gia cùng phối hợp khuyến mãi (với các
chương trình du lịch giảm giá, du lịch trả góp, du lịch tiết kiệm…) để có thể
hạ giá tour, kích cầu du lịch.
- Khuyến mãi, giảm giá là một giải pháp cấp bách để ngành du lịch
khôi phục lại thị trường, nhưng chất lượng dịch vụ du lịch vẫn phải được đảm
bảo và ngày một nâng cao. Chính vì thế, các doanh nghiệp phải cam kết nâng
cao chất lượng dịch vụ và các cơ quan quản lý Nhà nước phải tăng cường
công tác kiểm tra, thanh tra.
3.2.3.2 Giải pháp về chất lượng sản phẩm dịch vụ
- Các doanh nghiệp phối hợp với Tổng cục Du lịch và Hiệp hội Du lịch
tích cực đầu tư xây dựng các sản phẩm mới, độc đáo, khác biệt để khẳng định
vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Muốn vậy phải đầu tư và phát triển
những dòng sản phẩm, tour du lịch thể hiện những đặc thù riêng có của Việt
Nam về văn hóa, lịch sử, con người... Tập trung khai thác và phát triển các
loại hình du lịch đang hấp dẫn và thu hút khách du lịch như: du lịch tàu biển,
du lịch đường sông, dã ngoại ở nông thôn, leo núi, vượt thác, đi bè trên suối ở
miền núi, du lịch làng nghề,...
- Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Nâng
cao chất lượng đội ngũ nhân viên phát triển sản phẩm của doanh nghiệp lữ
hành. Ngoài đào tạo lý thuyết cần tăng cường cho nhân viên đi khảo sát các
tuyến, điểm du lịch mới, tham gia các chương trình khảo sát tuyến, điểm du
lịch do Tổng cục Du lịch và Sở Du lịch địa phương tổ chức.
72
- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ đặc biệt là
công nghệ thông tin vào hoạt động lữ hành. Đẩy nhanh xúc tiến thương mại
điện tử trong hoạt động lữ hành nhằm tiếp cận thông tin du lịch toàn cầu
nhanh chóng và hiệu quả. Ưu tiên hàng đầu cho công nghệ đặt chỗ và dịch
vụ lữ hành qua Internet. Tận dụng tối đa lợi thế của mạng internet trong
quảng bá, chào bán tour.
3.2.3.3 Giải pháp về nhân lực
- Để đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất thiết phải thay đổi
mạnh mẽ về tư duy giáo dục đến tư duy quản lý. Đào tạo một nhân viên du
lịch không chỉ là dạy cho họ kỹ năng nghề mà còn rèn lối sống, trang bị các
kiến thức văn hóa cần thiết. Khi có một nền tảng được đào tạo chu đáo, nhân
viên du lịch sẽ đón tiếp khách hàng không chỉ bằng những câu xã giao thuần
túy công việc mà còn biến mối quan hệ thương mại thành mối quan hệ chủ
nhà với khách, điều đó sẽ lưu lại trong lòng du khách nhiều thiện cảm tốt đẹp.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ở mỗi doanh nghiệp phải gắn
chặt với mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp theo nội dung chủ
yếu sau: xác định nhu cầu đào tạo, lựa chọn nhân sự để đào tạo, phương pháp
và hình thức đào tạo…
- Để phát huy hết khả năng của nguồn nhân lực, không chỉ có doanh
nghiệp đánh giá nhân viên mà nên tạo điều kiện để nhân viên đánh giá doanh
nghiệp để tạo mối tương tác, gắn bó với người lao động. Doanh nghiệp phải
có chế độ đãi ngộ, cơ chế và điều kiện làm việc thỏa đáng để thu hút, giữ chân
nguồn nhân lực có chất lượng cao, hạn chế nguy cơ chảy máu chất xám sang
các công ty lữ hành nước ngoài…
73
3.2.3.4 Giải pháp về marketing, quảng bá sản phẩm
Theo đánh giá của các tổ chức du lịch quốc tế, Việt Nam hiện đang
được đánh giá là điểm đến an toàn nhất trong khu vực và là đất nước có nhiều
tiềm năng về du lịch. Để quảng cáo, tiếp thị du lịch trở thành hoạt động
chuyên nghiệp, tập trung, đúng tầm và đặc biệt hạn chế được sự nghèo nàn,
bên cạnh việc xây dựng một chiến lược Marketing cụ thể thì ngành du lịch
Việt Nam phải có sự ủng hộ và góp tay của các doanh nghiệp.
- Phân đoạn thị trường khách du lịch để xác định nhu cầu của khách,
cung cấp cho khách chính xác những gì họ muốn, tạo ra các sản phẩm du lịch,
tổ chức các tour du lịch phù hợp với khả năng chi trả và thỏa mãn nhu cầu
tiêu dùng của du khách. Muốn vậy doanh nghiệp phải coi trọng khâu tìm hiểu
tâm lý, thị hiếu và đặc điểm khách du lịch để thỏa mãn nhu cầu của họ.
- Lựa chọn thị trường mục tiêu và vận dụng các chính sách marketing
phù hợp với từng phân đoạn thị trường mà doanh nghiệp đã lựa chọn. Tiến
hành quảng bá sản phẩm mới trên thị trường hướng vào đúng đối tượng và
vào đúng thời điểm.
- Doanh nghiệp cần cung cấp thông tin chính xác, rõ ràng về sản phẩm
của doanh nghiệp mình. Cung cấp sản phẩm đúng với những gì đã cam kết,
thỏa thuận trong tour. Điều này sẽ mang lại uy tín cho doanh nghiệp, giúp
doanh nghiệp hấp dẫn cũng như giữ chân được khách hàng của mình.
- Quảng bá du lịch trực tuyến để có thể tiếp cận tới từng cá nhân. Khả
năng tương tác của Internet cho phép khách hàng có thể trao đổi, phản hồi với
các công ty, tìm kiếm thông tin, và tiến hành giao dịch nhanh chóng. Các
doanh nghiệp cũng rất dễ dàng liên lạc với khách hàng của mình, để xác định
74
nhu cầu của họ, nắm bắt kịp thời nhu cầu của khách hàng và thông báo cho họ
về những sản phẩm mới và điều chỉnh giá. Ngoài ra chính các công ty cũng có
thể trao đổi thông tin để tăng cường hợp tác với nhau.
3.2.3.5 Giải pháp về năng lực quản lý, quản trị doanh nghiệp
- Theo các chuyên gia trong vấn đề quản trị nguồn nhân lực, lớp người
trẻ hiện nay rất có tư duy, cách nghĩ, cách làm rất khác với hệ thống chuẩn
mực trước đây. Điều đó cần được chấp nhận, thích nghi và tạo điều kiện để
lớp người lao động mới có thể phát huy hết năng lực sáng tạo của họ, kể cả
những sáng tạo phá vỡ nguyên tắc truyền thống. Những sáng tạo của họ rất có
thể tạo nên những hệ thống nguyên tắc mới, những thay đổi đáng kể cho sự
phát triển của doanh nghiệp.
- Để phát huy hết khả năng của nguồn nhân lực, các doanh nghiệp cần
tạo ra mối tương tác giữa người lao động và người sử dụng lao động. Nghĩa
là, không chỉ có doanh nghiệp tuyển dụng, đánh giá nhân viên mà nên tạo
điều kiện để nhân viên đánh giá doanh nghiệp.
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp, nâng cao hiệu
suất hoạt động điều hành, quản lý chất lượng, quản lý và chăm sóc khách
hàng...Thường xuyên thực hiện định vị sản phẩm của doanh nghiệp. Các
doanh nghiệp lữ hành quốc tế lớn cần thiết lập các điều phối viên, văn phòng
điều hành dịch vụ ở những cửa ngõ du lịch vào Việt Nam, một số thành phố,
trung tâm du lịch chính của Việt Nam và ở các nước láng giềng như Lào,
Campuchia,... Tôn trọng pháp luật và giữ chữ tín trong kinh doanh.
75
Tóm tắt chương 3:
Chương 3 đã đề ra một số định hướng và giải pháp cho Chính phủ,
Hiệp hội Du lịch và cho các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trong điều kiện hội nhập quốc tế
hiện nay. Để đưa du lịch Việt Nam trở thành một ngành kinh tế mùi nhọn của
đất nước và có khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực cần có sự
phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa Nhà nước, các Bộ, ban, ngành liên quan và
chính các doanh nghiệp hoạt động trong ngành, cùng với sự ủng hộ, nhận thức
của mọi người dân Việt Nam.
76
KẾT LUẬN
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam đang trên tiến trình hội
nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế. Trong quá trình hội nhập ấy, ngành
dịch vụ du lịch đang dần trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần
đáng kể vào GDP của Việt Nam. Với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề
tài, tác giả xin rút ra một số kết luận sau:
1. Trong xu thế hội nhập quốc tế, hoạt động kinh doanh du lịch
quốc tế ngày càng phát triển mạnh, chiếm tỷ trọng lớn hơn trong thu nhập
quốc dân của nhiều quốc gia trên thế giới . Đóng góp của ngành công nghiệp
không khói này vào hoạt động kinh tế và việc làm toàn cầu được dự báo là
tiếp tục tăng mạnh trong vòng 10 năm tới , tập trung chủ yếu vào khu vực
Châu Á – Thái Bình Dương, Trung Đông và Châu Phi. Vì vậy, nâng cao năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam là một tất yếu khách
quan và là một đòi hỏi cần thiết để phát triển ngành du lịch Việt Nam có đủ
tiềm lực cạnh tranh với những đối thủ trong khu vực.
2. Du lịch Việt Nam có nhiếu tiềm năng phát triển, nhưng chúng ta
chưa tận dụng và khai thác hết được những tiềm năng, thế mạnh của mình.
Hội nhập quốc tê mở ra cho ngành du lịch cũng như các doanh nghiệp kinh
doanh lữ hành Việt Nam những vận hội, thời cơ mới để phát triển. Nhưng bên
cạnh đó còn có những thách thức, những trở ngại to lớn mà ngành du lịch và
các doanh nghiệp lữ hành phải vượt qua để có thể tồn tại và đứng vững trên
sân chơi chung của thế giới. Một thực tế là năng lực cạnh tranh của ngành Du
lịch cũng như của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam còn rất yếu kém so với
các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Báo cáo về năng lực cạnh tranh trong du
lịch và lữ hành 2009 của WEF đã cho thấy khả năng cạnh tranh tổng thể của
ngành du lịch Việt Nam. Với thứ hạng 89/133, Việt Nam chỉ đứng trên
77
Campuchia trong số 8 quốc gia Đông Nam Á được WEF khảo sát (không có
Lào và Myanmar), yếu nhất là năng lực cạnh tranh về cơ sở hạ tầng du lịch,
công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng về giao thông đường hàng không và các
nguồn lực văn hóa.. Dựa trên một số tiêu chí như giá cả, chất lượng sản phẩm
dịch vụ, Marketing, nhân lực và vị thế tài chính, năng lực tổ chức và quản trị
doanh nghiệp có thể thấy năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành
Việt Nam còn yếu kém về mọi mặt. Từ đó có thể thấy được những khó khăn
thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam: Thứ nhất là tư duy
kinh doanh. Tư duy trong kinh doanh du lịch vẫn mang đậm dấu ấn của tư
duy tiểu nông, bao cấp. Thứ hai là tổ chức kinh doanh. Các doanh nghiệp lữ
hành Việt Nam đang kinh doanh du lịch theo kiểu “mạnh ai nấy làm”, tức là
được tổ chức một cách tự phát. Thứ ba là hoạt động điều hành của Chính phủ
và ngành Du lịch.
3. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, với mục tiêu đặt ra là
phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, từng bước đưa nước
ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực thì việc nâng cao
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam là một đòi hỏi
cần thiết. Đó không chỉ là nhiệm vụ của riêng Chính phủ, của ngành du lịch
mà những giải pháp đưa ra cần có sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa Nhà
nước, các Bộ, ban, ngành liên quan và chính các doanh nghiệp hoạt động
trong ngành, cùng với sự ủng hộ, nhận thức của mọi người dân Việt Nam.
Hy vọng, khóa luận “Thực trạng và giái pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc
tế” sẽ góp phần vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp,
khẳng định vị thế của du lịch Việt Nam trên thị trường quốc tế trong kỷ
nguyên toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế mạnh mẽ hiện nay.
78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt:
1. Bạch Thụ Cường (2002), Bàn về cạnh tranh toàn cầu, Nhà xuất bản
Thông tấn, Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Minh, Phạm Hồng Chương (2006), Giáo trình quản trị
kinh doanh lữ hành, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
3. Nguyễn Hữu Thắng (2006), Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Nguyễn Như Ý (2002), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin.
5. Luật Du lịch, 2005, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Từ điển thuật ngữ kinh tế học , 2001, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa
Hà Nội.
7. Nguyễn Anh Tuấn (2007), Nâng cao năng lực cạnh tranh của lữ hành
quốc tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, Đề tài khoa học cấp
Bộ.
8. Lê Đình Vinh (2008), Du lịch quốc tế và vấn đề thị thực xuất nhập
cảnh Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế.
9. Ngô Đức Anh, “Khả năng cạnh tranh và hướng phát triển của Du lịch
Việt Nam thời kỳ hậu WTO” (7/2007), Tạp chí Du lịch Việt Nam .
10. Xuân Cường, “Doanh nghiệp lữ hành : Muốn thu hút khách du lịch phái
hạ giá tour” (5/1/2009), www.doisongphapluat.com.vn.
11. Cẩm Tú, “Chất lượng du lịch Việt Nam đang ở mức nào” (1/9/2007),
Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần .
12. Hà Yến , “Thiếu nghiêm trọng nhân viên dịch vụ hàng không”
(25/7/2007), www.vietnamnet.vn.
79
13. “Du lịch Việt Nam – hội nhập và phát triển” (5/2007), Tạp chí Kinh tế
và Dự báo.
14. “Nhân lực ngành du lịch Việt Nam : Ngoại ngữ : Yếu, thiếu toàn diện”
(25/9/2007), Báo Lao động.
15. Các tham luận tại Hội thảo Giải pháp tăng trưởng khách quốc tế đến
Việt Nam (24/4/2007), website Viện nghiên cứu phát triển du lịch .
II. Tiếng Anh:
16. Allen Tuck (2002), Dictionary of Business English, Oxford, United
Kingdom.
17. Micheal E. Porter, Klaus Schwab, Global Competitiveness Report 2008
– 2009, World Economic Forum, Geneva, Switzerland 2008
18. Jennifer Blanke, Thea Chiesa (2009), The Travel and Tourism
Competitiveness Report 2009, World Economic Forum.
19. World Travel and Tourism Council, 2009, Travel and Touism
Economic Impact – Vietnam.
20. World Travel and Tourism Council, 2007, Vietnam Travel and
Tourism – Navigating the path ahead.
21. World Travel and Tourism Council, 2009, Travel and Touism
Economic Impact – Southeast Asia
22. World Travel and Tourism Council, Tourism Satellite Accounting
Reports.
23. OECD, 2005, Higher Management and Policy.
III. Các website:
24. Bộ Ngoại giao Việt Nam: www.mofa.gov.vn
25. Tổng cục Thống kê: www.gso.gov.vn
80
26. Tổng cục Du lịch: www.vietnamtouism.gov.vn
27. Cục đầu tư nước ngoài: www.fia.mpi.gov.vn
28. Viện nghiên cứu phát triển du lịch: www.itdr.gov.vn
29. PATA Việt Nam: www.patavietnam.org/vn/
30. Tạp chí du lịch Việt Nam: www.itdr.org.vn
31. Thời báo kinh tế Việt Nam: www.vneconomy.com.vn
32. BBC Việt Nam:
vietourism.shtml
33. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế: www.oecd.org
34. Tổ chức du lịch thế giới của Liên hợp quốc : www.unwto.org
35. Hiệp hội du lịch và lữ hành thế giới : www.wttc.org
36. Cục du lịch Singapore:
37. Cục du lịch Thái Lan:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4435_1276.pdf