Đề tài Thực trạng và giải pháp nhằm hạn chế tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp tại Hải Phòng giai đoạn 2008-2010
Đây là bài làm của Tôi, đã mất một thời gian dài để hoàn thành .Mình không muốn đưa ra 1 mức giá rẻ, nhằm tránh tình trạng cop bài tràn lan. Cho nên hi vọng bạn nào thật sự muốn mua bài thì download nhé.
Bài này hoàn toàn không cop của ai nên giá thành cao bạn nhé. Hơn nữa nếu bạn mua với giá 4000 thì tớ chỉ được hưởng 50% thui, phần còn lại là diễn đàn được. (T-T).
LỜI MỞ ĐẦU
Chương I.Một số cơ sở lý luận 1
I.Khái niệm về BHXH, BHXH bắt buộc . .1
II.Đối tượng tham gia và trách nhiệm đóng góp BHXH bắt buộc . 1
1.Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc . .1
2.Trách nhiệm đóng góp BHXH bắt buộc 1
III.Các chế độ của BHXH bắt buộc 2
1.Chế độ ốm đau .2
2.Chế độ thai sản . 3
3.Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 4
4.Chế độ hưu trí 5
5.Chế độ tử tuất . 6
IV.Quỹ BHXH bắt buộc .8
1.Nguồn hình thành quỹ . 8
2.Các quỹ thành phần . 8
3.Sử dụng quỹ 8
V.Hội đồng quản lý quỹ BHXH .8
VI.Nợ đọng BHXH và thực trạng nợ đọng BHXH ở Việt Nam 8
1.Quan điểm về nợ đọng BHXH .8
2.Thực trạng nợ đọng BHXH ở Việt Nam 9
Chương II.Thực trạng về nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp tại
Hải Phòng giai đoạn 2008-2010 .9
I.Giới thiệu tổng quan về BHXH thành phố Hải Phòng . 9
II.Thực trạng về tình trạng nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp
tại Hải Phòng giai đoạn 2008-2010 10
1.Tình trạng nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp ngày càng tăng .10
2.Tình trạng nợ đọng BHXH phổ biến ở các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh .11
3.Doanh nghiệp trả nợ BHXH theo kiểu trả dần, theo từng đợt;
thậm chí chấp nhận nộp phạt .11
4.Người sử dụng lao động thương lượng với người lao động
trong việc đóng BHXH 12
III.Hậu quả của tình trạng nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp tại
Hải Phòng giai đoạn 2008-2010 12
1.Gây khó khăn cho cơ quan chứ năng đặc biệt là BHXH thành phố 12
2.Quyền lợi người lao động bị xâm phạm . .13
IV.Nguyên nhân của tình trạng nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp
tại Hải Phòng giai đoạn 2008-2010 13
1.Nguyên nhân từ phía người lao động và người sử dụng lao động . 13
2.Chế tài và mức xử phạt vi phạm còn quá nhẹ 14
3.Cơ quan BHXH không có thẩm quyền xử phạt mà phải nhờ
thanh tra Sở LĐ-TB&XH mà đội ngũ thanh tra lại quá mỏng . 15
Chương III.Giải pháp đưa ra nhằm giải quyết tình trạng nợ đọng BHXH
của các doanh nghiệp tại Hải Phòng giai đoạn 2008-2010 .15
1.Tăng cường công tác tuyên truyền thực hiện chính sách bảo hiểm
xã hội của thành phố . 16
2.BHXH Thành phố cần tăng cường kiểm tra, nhắc nhở . .17
3.Cải cách Hành chính-Pháp luật; bổ sung thẩm quyền cho cơ quan
BHXH trong việc thanh tra, xử lý vi phạm . .18
4.Khởi kiện doanh nghiệp ra tòa khi cố tình “chây ỳ” nợ đọng BHXH 18
5.Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng trong việc
thực hiện Pháp luật về BHXH . 18
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
2 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4946 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nhằm hạn chế tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp tại Hải Phòng giai đoạn 2008-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội ra đời khá sớm và được coi là “lưới” đầu tiên trong hệ thống an sinh xã hội, điều tiết hệ thống các chính sách trong hệ thống an sinh xã hội. BHXH là trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội ở mỗi nước.
Bảo hiểm Xã hội thành phố Hải Phòng là cơ quan trực thuộc Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam, Bảo hiểm Xã hội thành phố Hải Phòng được thành lập theo Quyết định số 84/QĐ-TCCB ngày 01/08/1995, trên cơ sở thống nhất các tổ chức bảo hiểm xã hội hiện nay thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Liên đoàn Lao động của thành phố Hải Phòng để giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định.
Tính đến hết tháng 10/2008, toàn TP Hải Phòng có khoảng 4.000 doanh nghiệp tham gia đóng BHXH bắt buộc cho 300.000 người lao động. Đây là một nỗ lực lớn lao của các ngành chức năng, của cơ quan BHXH TP Hải Phòng đã tích cực tuyên truyền vận động trong suốt nhiều năm qua, nhất là kể từ khi Bộ luật Lao động, Luật BHXH có hiệu lực. Song, đó vẫn là những con số khiêm tốn. Số doanh nghiệp tham gia BHXH mới chỉ đạt 1/3 và chỉ số ít người trong mỗi doanh nghiệp đó mới được tham gia BHXH. Nhưng theo thống kê sơ bộ, đến thời điểm này vẫn còn ít nhất 12 DN nợ tiền BHXH với tổng số tiền hơn 17 tỷ đồng. Cơ quan BHXH thành phố khẳng định con số này sẽ còn lớn hơn rất nhiều nếu thực hiện tổng kiểm tra rà soát.
Theo báo cáo của Bảo hiểm Xã hội TP. Hải Phòng, tính đến ngày 31/10/2010, trên toàn Thành phố có 652 doanh nghiệp nợ đọng BHXH từ 3 tháng trở lên, với tổng số tiền 150,244 tỷ đồng. Các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may, da giày, chế biến, xây dựng, sản xuất thép, đóng tàu, vận tải… được xếp vào nhóm “chây lỳ”, với số tiền nợ BHXH lớn, thời gian kéo dài. Như vậy số nợ đọng BHXH ngày càng tăng theo thời gian.
Tính đến thời điểm này, tại TP. Hải Phòng vẫn còn nhiều đơn vị nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) kéo dài với số tiền lên tới hàng chục tỷ đồng, mà khả năng đòi được nợ xem ra không dễ.
Tình trạng trốn tránh trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động đang diễn ra khá phổ biến ở Hải Phòng. Về thực chất, không đóng BHXH bắt buộc đồng nghĩa với bóc lột người lao động. Trong khi đó, cơ quan chức năng vẫn chưa thể thực hiện các biện pháp cưỡng chế, yêu cầu doanh nghiệp nghiêm túc thực thi phần trách nhiệm mang tính bắt buộc này.
Trước thực trạng nợ trên, vậy phải làm thế nào để khắc phục hiện tương “ nợ đọng BHXH” ngày càng gia tăng theo thời gian và tránh các hậu quả thiệt thòi cho người lao động? Trước vấn đề đó cùng với những kiến thức đã được học và sự giúp đỡ của cô giáo, em xin phép chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp nhằm hạn chế tình trạng nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp tại Hải Phòng giai đoạn 2008-2010” . Do kiến thức còn hạn hẹp cho nên trong quá trình làm bài cò nhiều thiếu sót, kính mong cô giáo thông cảm. Em xin chân thành cảm ơn cô và kính chúc cô sức khỏe, ngày càng thành công hơn nữa trong sự nghiệp.
………………………………………………..