MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I: Thực trạng quản lý dự án đầu tư tại công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long 2
I. Khái quát chung về tổng công ty Sông Đà Thăng Long 2
1. Lịch sử hình thành của công ty 2
2. Cơ cấu tổ chức của công ty 2
2.1 Tổ chức bộ máy của công ty 2
2.2 Lao động :Tổng số lao động tính tới thời điểm 31/12/2007với tổng số lao động là 78 người trong đó : 4
2.3 Tổng số vốn đầu tư của công ty tính đến 12/2008 4
3.Chức năng của các phòng ban: 4
II .Thực trạng của công tác quản lý dự án tại công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long 7
1. Quy trình quản lý dự án tại công ty 7
2.1 Xin giao đất ,thuê đất hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất (đối với dự án có sử dụng đất ) 10
2.2 Xin giấy phép xây dựng ( nếu yêu cầu phải có giấy phép giấy phép sử dụng) và giấy phép khai thác tài nguyên ( nếu có khai thác tài nguyên ) 10
2.3 Thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng ,thực hiện kế hoạch tái định cư (đối với dự án có yêu cầu tái định cư ) chuẩn bị mặt bằng xây dựng ( nếu có ) 11
2.4 Thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình 11
2.5 Đấu thầu mua sắm thiết bị, công nghệ và xây lắp 12
2.6 Tiến hành thi công xây lắp 12
2.7 Quản lý kỹ thuật,chất lượng thiết bị và chất lượng xây dựng 12
2.8 Nghiệm thu bàn giao công trình 12
2.9 Quyết toán công trình 12
2.10 Công tác báo cáo đầu tư 13
3. Nội dung quản lý dự án đầu tư tại công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long 13
3.1 Quản lý lập kế hoạch tổng quan 15
3.2 Quản lý phạm vi 16
3.3 Quản lý thời gian và tiến độ của dự án-WBS 17
3.4 Quản lý chất lượng của dự án 21
3.5 Quản lý chi phí dự án 24
3.6 Quản lý nhân lực 26
3.7 Quản lý thông tin 26
3.8 Quản lý rủi ro 27
3.9 Quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán 28
Chương II: Thực trạng công tác quản lý dự án Văn Khê mở rộng 29
I. Một số dự án tiêu biểu mà công ty thực hiện 29
II. Ví dụ minh hoạ thực trạng công tác quản lý dự án tại công ty , Dự án Văn Khê mở rộng 29
1. Sự cần thiết phải đầu tư mở rộng khu nhà ở Văn Khê : 29
2. Mục tiêu của dự án : 34
3. Tiến độ thực hiện dự án 34
4. Tiến độ kế hoạch thực hiện: 35
5. Hình thức thực hiện quản lý dự án: 36
6. Biện pháp thực hiện: 37
7. Phân kỳ đầu tư: 38
7.1. Đối với dự án do Chủ đầu tư thực hiện sẽ được phân thành 02 giai đoạn đầu tư thành phần: 39
7.2. Đối với dự án do Nhà đầu tư thứ phát thực hiện: 39
7.3. Đền bù giải phóng mặt bằng: 40
7.4. Xác định ranh giới dự án theo quy hoạch 1/500 được duyệt: 41
7.5. Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu ngành nghề: 41
7.6. Đầu tư xây dựng các hạng mục công trình của dự án: 42
7.7. Quản lý tiến độ thi công xây dựng các hạng mục công trình: 42
7.8. Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình: 43
7.9. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình: 43
7.10. Quản lý quy hoạch dự án: 44
7.11. Quản lý kiến trúc dự án: 53
7.12. Thủ tục hoàn thành, quản lý vận hành và bàn giao: 54
III. Đánh giá công tác quản lý dự án tại công ty 56
1 Những kết quả đạt được trong công tác quản lý dự án tại công ty cổ phần Sông Đà –Thăng Long 56
2. Những hạn chế và khó khăn trong quản lý dự án 61
Chương III :Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long 63
I. Phương hướng phát triển của công ty 63
1. Phương hướng 63
2. Những thuận lợi, khó khăn mà công ty có thể gặp phải 66
2.1. Khó khăn 66
2.2.Thuận lợi 66
II. Các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư tại công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long 67
1.Tổ chức bộ máy quản lý 67
2. Quản lý tiến độ dự án 69
3. Nâng cao chất lượng công trình 71
4. Nâng cao công tác quản lý giá xây dựng công trình 71
5. Nâng cao công tác quản lý hoạt động đấu thầu 72
6. Về công tác đền bù giải phóng mặt bằng 73
7. Nâng cao công tác quản lý rủi ro 74
8. Những kiến nghị đối với nhà nước 75
KẾT LUẬN 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu ,Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế ,văn hóa ,xã hội sau những năm tháng ngủ yên sau chiến tranh .Việt Nam là một nước đang phát triển ,điểm xuất phát là từ một nước chịu hậu quả nặng nề của các cuộc chiến tranh chống đế quốc ,nền kinh tế còn lạc hậu ,trình độ phát triển chưa cao tuy đã có tiến bộ mạnh mẽ trong những năm gần đây .Chúng ta vưa được gia nhập WTO nên cần có những thay đổi lớn để đáp ứng các yêu cầu chung của thế giới .Việt Nam cũng là điểm thu hút được lượng vốn đầu tư lớn của các nước trên thế giới trong những năm gần đây ,tuy nhiên trong công tác quản lý các dự án đầu tư hiện nay tại nước ta đang có nhiều vấn đề cần được giải quyết ,đây là một vấn đề cấp thiết hiện nay ,cũng chính vì vây tôi đã quyết định lựa chọn đề tài : "Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư tại công ty Cổ Phần Sông Đà Thăng Long” làm chuyên đề tốt nghiệp
Bố cục bài viết của tôi gồm 3 phần :
Chương I: Thực trạng quản lý dự án đầu tư tại công ty Cổ Phần Sông Đà Thăng Long
Chương II: Thực trạng công tác quản lý dự án Văn Khê mở rộng
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại công ty Cổ Phần Sông Đà Thăng Long
Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo TH.S Lương Hương Giang và các anh chị trong Phòng Kinh Tế Kế Hoạch và Đầu Tư của công ty Cổ Phần Sông Đà Thăng Long đã giúp đỡ tôi hoàn thành bài viết này
80 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3881 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư tại công ty Cổ Phần Sông Đà Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các trục đường khác sử dụng các loại cây có bóng mát thân thẳng tạo cảnh quan và không ảnh hưởng tầm nhìn của các phương tiện giao thông. Hạn chế trồng các loại cây có quả và các loại cây rụng lá nhiều gây ô nhiễm môi trường và thu hút các loại côn trùng.
*Cây xanh cảnh quan, vườn hoa, vườn cảnh.
Cây xanh trong khu công viên và các khu cây xanh được tổ chức và trồng phân loại phù hợp với mục đích sử dụng của từng khu chức năng. Hệ thống cây xanh tại các lõi khu ở được bổ trợ bằng hệ thống vườn hoa, thảm cỏ kết hợp với các công trình kiến trúc nhỏ tạo nên không gian yên tĩnh cần thiết và cảnh quan hài hoà với thiên nhiên.
Đặc biệt, nhằm nâng cao khả năng điều hoà vi khí hậu và tạo cảnh quan sinh động, trong lõi quảng trường đi bộ còn được bố trí xen kẽ các mặt nước, đài phun với công nghệ tạo dòng nước phun hiện đại, hình dáng phong phú, có sự bổ trợ bởi hệ thống chiếu sáng bằng laze ấn tượng.
e. Tổ chức không gian đối với từng khu vực cụ thể :
- Khu vực xây dựng cao tầng:
Là khu vực tạo điểm nhấn trọng tâm về không gian kiến trúc toàn khu. Tuỳ thuộc từng vị trí cụ thể trong từng lô đất để phân bố các khối nhà phù hợp. Tổng cộng có 13 toà nhà cao từ 25-50 tầng, có kiến trúc mạnh mẽ, hiện đại, màu sắc vật liệu ấn tượng, khoẻ khoắn. Các công trình được thiết kế sole theo góc vát, tương phản với phần đế cong mềm mại cao 3 tầng, bao che chủ yếu bằng kính. Phần không gian công cộng được thiết kế nối các lô đất tạo thành các diện tích chức năng liên hoàn.
Với diện tích 8,95776 ha được chia làm 4 cụm công trình chính:
Lô đất CT1: diện tích 33.061 m2 và tổng diện tích xây dựng 12.193,59m2; gồm 1 khối nhà 25 tầng, 1 khối nhà 28 tầng, 1 khối nhà 30 tầng, 1 khối nhà 50 tầng.
Lô đất CT2: diện tích 12.139 m2 và tổng diện tích xây dựng 4.305,69m2; gồm 1 khối nhà 50 tầng.
Lô đất CT3: diện tích 13.043 m2 tổng diện tích xây dựng là 4.557,70m2; gồm 1 khối nhà 30 tầng, 1 khối nhà 35 tầng.
Lô đất CT4: diện tích 15.205 m2 và tổng diện tích xây dựng 5.547,45m2; gồm 1 khối nhà 30 tầng, 1 khối nhà 35 tầng.
Do diện tích quy hoạch không lớn, chủ yếu tập trung xây dựng cao tầng nên để đáp ứng nhu cầu giao thông tĩnh, toàn khu vực được thiết kế hệ thống garage và kỹ thuật ngầm. Dự kiến sẽ có hai tầng hầm được xây dựng với tổng diện sàn khoảng 120.000 m2, trong đó sẽ khai thác phần lớn làm bãi đỗ xe, hệ thống kho trạm kỹ thuật, còn lại được thiết kế thành các vườn chìm dạng Sunkel garden, nhằm đưa ánh sáng và không khí sạch xuống không gian ngầm, vừa tạo dựng mối liên hệ liên hoàn giữa các khu ở.
Kiến trúc công trình được thiết kế theo tiêu chuẩn hiện đại, không gian rộng rãi, thoáng đạt, sử dụng màu sắc sáng nhẹ. Mặt đứng các toà nhà được hợp khối đơn giản, kết nối với nhau bằng hệ thống nhà cầu, thuận tiện cho người sử dụng.
Khoảng lùi các công trình tiếp giáp với tuyến đường trục chính đô thị phía Bắc (co0s mặt cắt 40m) tối thiểu là 20 m.
Khoảng lùi các công trình tiếp giáp với tuyến đường nội bộ của khu vực tối thiểu là 6m.
Bảng tổng hợp chi tiết đất xây dựng công trình
TT
Lô đất
DT lô đất (m2)
DTXD công trình (m2)
Tổng DT sàn XD (m2)
mật độ XD (%)
Hệ số sử dụng đất
Dt sân-đường dạo, kỹ thuật (m2)
dt cây xanh, mặt nước (m2)
Số căn hộ (căn)
Số người
1
CT1
33061
13560
257080
41
7.77
9754.6
9746.4
1445
5780
2
CT2
12139
4465
137395
36.8
11.3
4532.6
3141.4
757
3028
3
CT3
13043
5122
103776
39.3
7.96
4838.1
3082.9
704
2816
4
CT4
15205
5255
104165
34.6
6.85
5816.7
4133.3
768
3072
tổng
73448
28402
602406
39
8.2
24942
20104
3674
14696
f. Hệ thống và các đầu mối hạ tầng kỹ thuật:
Hệ thống giao thông:
* Giao thông đối ngoại:
- Đường trục chính đô thị có mặt cắt rộng 40m
(7,25m+11,25m+3,0m+7,25m+11,25m).
Mặt đường: 11,25mx2 = 22,5m.
Giải phân cách: 3m.
Hè hai bên: 7,25mx2 = 14,5m.
* Giao thông trong khu vực dự án:
- Đường mặt cắt 1-1 có mặt cắt ngang lộ giới rộng 38m
(6,0m+10,5m+5,0m+10,5m+6,0m).
Mặt đường: 10,5mx2 = 21,0m.
Giải phân cách: 5m.
Hè hai bên: 6,0mx2 = 12m.
- Đường mặt cắt 2-2 có mặt cắt ngang lộ giới rộng 24m (6,0m+12,0m+6,0m).
Mặt đường: 12,0m.
Hè hai bên: 6,0mx2 = 12m.
- Đường mặt cắt 3-3 có mặt cắt ngang lộ giới rộng 6,5m(3,0m+10,5m+3,0m).
Mặt đường: 10,5m.
Hè hai bên: 3,0mx2 = 6m.
- Đường mặt cắt 4-4 có mặt cắt ngang lộ giới rộng 13,5m(3,0m+7,5m+3,0m).
Mặt đường: 7,5m.
Hè hai bên: 3,0mx2 = 6m.
* Kết cấu áo đường ô tô, đường đi bộ:
- Nền đất đầm chặt đạt hệ số đầm nén K=0,95 trong tình trạng thoát nước mặt khá tốt (có đầy đủ giếng thăm, giếng thu, cống thoát nước) có thể lựa chọn chỉ tiêu tính toán theo quy trình thiết kế mặt đường mềm.
- Kết cấu mặt đường: Kết cấu mặt đường được chọn là kết cấu mặt đường mềm, với Ey/c= 1530daN/cm2. Các lớp như sau:
+ Bê tông nhựa át phan hạt mịn rải nóng E= 2700 daN/cm2, H= 5cm.
+ Tưới nhựa dính bám TCN 0,5kg/m2 (nhựa lỏng).
+ Bê tông nhựa hạt trung rải nóng E= 3200 daN/cm2, H= 7cm.
+ Tưới nhựa dính bám TCN 1,5kg/m2.
+ Cấp phối đá dăm loại I: H = 20cm.
+ Cấp phối đá dăm loại II: H = 20cm.
+ Đất đồi đầm chặt đạt K= 0,98; H= 30cm.
- Kết cấu mặt hè:
+ Lớp gạch block tự chèn: H= 6cm.
+ Lớp đệm cát vàng: H= 5cm, trộn xi măng tỷ lệ 1/10.
+ Nền cát san nền.
- Bó vỉa bằng viên vỉa bê tông 18x22x100.
San nền:
Độ dốc san nền: Để giảm khối lượng đắp và thoát nước tự chảy, đảm bảo độ dốc của các lô đất hầu hết chọn ³ 0,04%. Độ dốc ngang đường l = 0,02
- San nền toàn bộ diện tích khu đất đã quy hoạch theo cốt thiết kế được duyệt
Phần cấp nước:
- Tiêu chuẩn cấp nước: Tổng nhu cầu cấp nước tối thiểu Qmin= 2.939m3/ng.đ.
+ Nguồn nước: Nguồn nước cấp cho khu vực nằm trong hệ thống cấp nước chung của Thành phố Hà Đông theo tuyến D200 cho dự án khu đô thị.
+ Mạng lưới cấp nước cho khu vực dự kiến được tổ chức thành một số vòng khép kín để đảm bảo an toàn cấp nước và mạng đường ống cụt.
+ Xây dựng một đường ống phân phối D150, lấy nước từ đường Lê Trọng Tấn dẫn vào khu đô thị.
+ Từ đường ống cấp nước phân phối, xây dựng một mạng lưới đường ống cấp nước phục vụ cấp nước vào các bể chứa ở từng lô đất. Trên tất cả các đường ống dẫn nước vào bể đều phải đặt đồng hồ đo nước và van chặn.
+ Vật liệu đường ống dẫn nước phục vụ: Sử dụng ống gang dẻo với ống có đường kính từ D50-:-D100. Đối với đường ống có đường kính ống D15 thì dùng ống thép tráng kẽm.
+ Tuyến ống cấp nước phân phối chôn sâu từ 0,7-:-1m, được quét 2 lớp bitum nóng, 1 lớp bitum nguội trước khi chôn ống. Tuyến ống cấp nước phục vụ chôn sâu 0,3-:-0,5m.
- Họng cứu hoả: Nhằm đảm bảo an toàn phòng chống cháy, chữa cháy cho khu vực tổ chức lắp đặt các trụ cứu hoả trên các trục đường chính. Các trụ cứu hoả được đặt trên các ngã ba, ngã tư của các trục đường chính. Các trụ cứu hoả bố trí D100mm đặt cách nhau tối thiểu là 150m.
+ Áp lực nước tối thiểu tại mỗi họng nước là 10m cột nước.
+ Lưu lượng cấp tại thời điểm lấy nước là 30 l/s.
Thoát nước mưa:
Hệ thống thoát nước mưa riêng hoàn chỉnh, hoạt động theo chế độ tự chảy.
Hướng thoát nước mưa chính: Nước mưa tự chảy từ các lô đất, công trình vào hệ thống cống nhánh, cống chính đặt dưới vỉa hè theo các trục đường giao thông, sau đó xả vào hồ, mương tiêu trong khu vực thiết kế và thoát trực tiếp ra kênh La Khê.
Phần thoát nước thải:
- Tổng nhu cầu thu gom và xử lý nước bẩn của toàn khu vực quy hoạch khoảng 2.351m3/ng.đ.
- Hệ thống thoát nước thải là hệ thống riêng hoàn toàn, nước thải khu vực thiết kế được thu gom về trạm bơm chính sau đó đưa về xử lý tập trung tại trạm xử lý nước thải số 4. Địa điểm bố trị trạm xử lý nằm ở khu vực cánh đồng thôn La Cả giáp ranh với huyện Hoà Đức, phía Bắc kênh La Khê. Công suất dài hạn của trạm bơm và trạm xử lý là 12.000m3/ngđ.
- Để đảm bảo vệ sinh môi trường cho tất cả các hộ gia đình, các công trình công cộng phải xây dựng bể tự hoại đảm bảo quy cách, quy chuẩn. Nước thải sau khi được xử lý sơ bộ qua hệ thống bể tự hoại sẽ được thu vào ống hệ thống thoát nước thải đường phố. Nước thải tự chảy theo các tuyến cống đường phố về xử lý tại trạm xử lý tập trung.
- Nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn được xả xuống hồ. Nước trong hồ có thể sử dụng để tưới cây, rửa đường, dự trữ cho công tác cứu hoả. Phần nước dư thoát ra kênh La Khê.
- Đường ống:
+ Dùng ống nhựa PVC với đường kính ống từ 150-:-200mm chỉ dùng thoát nước trong tiểu khu và thoát trong công trình ra hệ thống bên ngoài.
+ Dùng cống bê tông cốt thép với đường kính ống tối thiểu là 300mm đặt tại vỉa hè và đường phố chính.
+ Tất cả các đường ống thoát nước trong khu đô thị phải trôn sâu dưới mặt đất ít nhất là 0,7m tính đến đỉnh ống nhưng không quá 4,5m tính đến đáy ống.
- Hố ga: Khoảng cách giữa các hố ga phụ thuộc vào đường kính ống nước thải.
+ 20m đối với đường ống đường kính 150mm đến 300mm.
+ 40m đối với đường ống đường kính 400mm đến 600mm.
+ 60m đối với đường ống đường kính 800mm đến 1.000mm.
+ Các tuyến cống áp lực dùng ống gang dẻo.
Thu gom và xử lý chất thải rắn:
- Tổng nhu cầu thu gom và xử lý chất thải rắn của khu vực khoảng 14,6tấn/ngày.
- Chất thải rắn sinh hoạt từ các khu dân cư và các công trình công cộng và chất thải rắn đường phố có thể thu gom tập trung đơn giản bằng các thùng rác đặt trên vỉa hè. Các thùng rác này có dung tích 0,5m3 và đặt cách nhau 100- :-200m theo bán kính. Trong các khu gia đình hàng ngày có xe thu gom chất thải rắn đẩy tay về các điểm tập trung, trung chuyển đưa về bãi xử lý chất thải rắn chung của khu vực. Sau đó được thu gom và đưa đi xử lý tại khu liên hợp CTR Sơn Tây.
- Tưới cây và rửa đường hàng ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều tối.
Hệ thống điện:
- Chỉ tiêu cấp điện : Công suất dự kiến tối thiểu là 11.520 KVA trong đó :
- Nguồn điện : Nguồn cấp điện chính là các trạm 110kV hiện có gồm 110kV Ba La. Xây mới trạm 110kV bắc Hà Đông. Với các trạm biến áp kể trên có thể đáp ứng đủ cho nhu cầu sử dụng điện năng khu vự dự án.
- Trạm biến áp phân phối dùng trạm hợp bộ kiểu KIOSK nhằm mục đích tiết kiệm đất và tăng mỹ quan đô thị. Thiết bị điện để trần ngoài trời cần phải có kết cấu chống được sự ăn mòn, cấp bảo vệ IP54 trở lên.
- Từ các trạm biến áp, dùng cáp hạ thế ruột đồng cách điện cao su trong vỏ chì Cu/PVC/XLPE/ 3 pha chôn ngầm trực tiếp dưới vỉa hè cấp điện đến các tủ phân phối điện nhóm hạng mục công trình. Các tủ phân phối điện nhóm hộ có kích thước gọn được bố trí các aptomat nhánh bảo vệ.
- Từ các tủ phân phối điện hạ thế của các trạm biến áp KIOSK, điện 0,4kV sẽ được cấp đến các tủ phân phối điện lô đất của các lô đất bằng cáp ngầm hạ thế 0,6kV, 3 pha 4 dây, tiết diện tới 4x50mm2.
- Cấp điện : Theo mạng lưới cấp điện của thành phố Hà Đông. Chủ đầu tư chủ động làm việc với Điện lực Hà Tây để thống nhất giải pháp cấp điện cho dự án.
Hệ thống điện chiếu sáng đường phố :
- Chiếu sáng dường phố dùng đèn Natri cao áp và đèn Sodium làm nguồn sáng, cột đèn sử dụng loại cột thép mạ kẽm nhúng nóng. Với các tuyến đường có vỉa hè lớn hơn hoặc bằng 6m bổ sung chiếu sáng vỉa hè cho người đi bộ.
- Đèn đường được bố trí trên trục đường theo phương án chiếu sáng 2 bên hoặc bố trí một bên phụ thuộc vào độ rọi yêu cầu và chiều rộng của đường.
- Nguồn điện chiếu sáng cho đèn được lấy ra từ các lộ hạ áp của trạm biến áp khu vực gần nhất. Toàn bộ tuyến chiếu sáng dùng cáp cách điện XLPE bọc thép 1kV đi ngầm dưới đất.
Hệ thống thông tin liên lạc:
- Tổng dung lượng thuê bao khoảng 3.674 thuê bao trong đó :
- Vị trị các tuyến cáp và tủ cáp trong dự án chỉ là định hướng. Trong quá trình triển khai dự án sẽ được Tổng công ty bưu chính viễn thông xác định cụ thể theo quy hoạch của ngành.
7.11. Quản lý kiến trúc dự án:
- Tất cả các công trình xây dựng trong khu đô thị đều phải được quản lý sử dụng theo đúng hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt. Nghiêm cấm việc thay đổi kết cấu và hình dáng kiến trúc công trình, cụ thể là:
+ Không được tuỳ tiện làm những việc ảnh hưởng đến độ bền và điều kiện an toàn của ngôi nhà như: đục kết cấu chịu lực, chuyển dịch các phòng chức năng làm ảnh hưởng đến tính ổn định của công trình, chất quá tải lên cấu kiện chịu lực, đào hố bên cạnh móng nhà…
+ Không được tự ý làm thay đổi hình dạng kiến trúc của công trình so với thiết kế ban đầu như: sửa chữa thay đổi các bề mặt nhà, lấp hoặc mở thêm cửa sổ, cửa đi, lắp thêm các công trình phụ tại các balcon, logia, sơn vôi các màu loè loẹt, vẽ quảng cáo trên các mảng tường v.v…
+ Không tự ý sử dụng các mảng tường hoặc nóc công trình vào các mục đích quảng cáo, thông tin khi chưa được sự nhất trí và cho phép của cơ quan có thẩm quyền và của Ban quản lý dự án khu đô thị.
+ Tất cả các loại công trình trong khu vực dự án phải được sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ theo hồ sơ quản lý kỹ thuật quy định. Hồ sơ kỹ thuật được lập cho từng công trình và do chủ sở hữu hoặc chủ quản lý hợp pháp (đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội) quản lý.
+ Việc bảo dưỡng, sửa chữa công trình do các chủ sở hữu hoặc chủ quản lý hợp pháp của công trình đảm nhậm, đảm bảo giữ nguyên hình dáng kiến trúc công trình trong suốt thời gian sử dụng, trừ trường hợp đặc biệt được phép thay đổi kiến trúc, kết cấu công trình do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
7.12. Thủ tục hoàn thành, quản lý vận hành và bàn giao:
a) Quản lý sở hữu và sử dụng:
- Tất cả các chủ sở hữu hoặc các chủ quản lý hợp pháp công trình đều phải đăng ký và được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu ( hoặc sử dụng) công trình và quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Chủ đầu tư thực hiện hoạt động kinh doanh phải theo đúng luật pháp của Nhà nước. Nhà ở sau khi chuyển nhượng phải chuyển quyền sở hữu ( hoặc sử dụng) cho người mua. Nhà ở cho thuê phải đăng ký hợp đồng thuê và nộp đầy đủ các khoản thuế theo quy định hiện hành.
- Các khách hàng mua nhà tại dự án sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở sau khi thanh toán đầy đủ tiền mua nhà và các chi phí hợp lệ khác theo quy định.
- Cơ quan chuyên trách quản lý và khai thác kinh doanh các công trình hạ tầng kỹ thuật có trách nhiệm:
+ Lập và lưu trữ hồ sơ kỹ thuật công trình.
+ Phát hiện và sửa chữa các hư hỏng của công trình.
+ Thực hiện chế độ duy tu, bảo dưỡng, cải tạo, nâng cấp định kỳ để duy trì chất lượng của công trình.
+ Ký kết các hợp đồng cung cấp, khai thác công trình với các hộ gia đình và các hộ gia đình và các đơn vị có nhu cầu, hướng dẫn việc thực hiện chế độ khai thác, sử dụng theo đúng quy trình, quy phạm của Nhà nước.
+ Phát hiện và xử lý các vi phạm về chế độ sử dụng và khai thác công trình hạ tầng kỹ thuật toàn khu.
- Việc thu gom xử lý các chất thải sinh hoạt, làm các dịch vụ xử lý chất thải trong toàn khu dân cư được chuyển giao cho cơ quan chuyên trách đảm nhận và thực hiện tại địa điểm quy định phù hợp với quy hoạch được duyệt.
- Đối với các công trình kinh doanh Dịch vụ thương mại, bưu điện nếu do Chủ đầu tư thứ cấp đầu tư thì các Chủ đầu tư thứ cấp đó được phép quản lý sử dụng và khai thác kinh doanh. Nếu do Công ty CP Sông Đà - Thăng Long bỏ vốn đầu tư thì các công trình này do Công ty trực tiếp quản lý và kinh doanh theo luật định.
- Người sử dụng công trình dù là chủ sở hữu hay thuê của chủ sở hữu khác đều có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản tốt công trình; thực hiện tốt các quy định về vệ sinh đô thị, phòng cháy chữa cháy, trật tự trị an xã hội và ngăn chặn kịp thời các hành vi phá hoại công trình.
b). Quản lý vận hành và tổ chức thực hiện các dịch vụ công ích:
- Trong giai đoạn dự án đang triển khai việc quản lý vận hành và tổ chức thực hiện các dịch vụ công ích sẽ do Chủ đầu tư – Ban quản lý dự án thành lập tổ chuyên trách thực hiện.
- Sau khi dự án hoàn thành, các dịch vụ do Nhà nước quản lý sẽ do các cơ quan chuyên trách đảm nhiệm.
- Đối với các dịch vụ công ích khác trong khu như vệ sinh quét dọn, duy tu bảo dưỡng máy móc thiết bị, bảo vệ… Chủ đầu tư sẽ tiến hành thành lập Xí nghiệp quản lý dịch vụ hoặc Ban quản lý dịch vụ để thực hiện việc quản lý khai thác dự án trong các năm vận hành bán nhà và sau khi dự án hoàn thành.
- Chi phí cho công tác trên sẽ do các hộ dân đóng góp hoặc một phần sẽ được lấy từ việc cho thuê các dịch vụ công ích và các dịch vụ kinh doanh trong khu đô thị.
c) Chuyển giao quản lý hành chính khu vực dự án:
Sau khi hoàn thành toàn bộ dự án, Khu đô thị Văn Khê mở rộng sẽ thuộc quản lý hành chính của phường La Khê và phường Vạn Phúc – Thành phố Hà Đông hoặc sẽ do UBND Tỉnh chỉ đạo và quyết định.
III. Đánh giá công tác quản lý dự án tại công ty
1 Những kết quả đạt được trong công tác quản lý dự án tại công ty cổ phần Sông Đà –Thăng Long
Qua quá trình tìm hiểu về công tác quản lý dự án tại công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long có thể đánh giá như sau .
Ta có thể thấy được rằng tuy công ty Sông Đà Thăng Long mới chỉ mới được thành lập chưa đầy 3 năm .Với nhiều khó khăn ban đầu khi mới đi vào hoạt động nhưng công ty đã từng bước khắc phục được những khó khăn ban đầu để thực hiện một cách tốt nhất nhiệm vụ được giao .Tuy là một công ty mới thành lập nhưng công ty đã thực hiện khá tốt các công việc, bên cạnh đó thì còn những bất cập ,trong năm nay và năm trước có một vài phần công việc làm tiến độ chậm cũng như không hoàn thành kế hoạch ,tuy nhiên đó là do hoàn cảnh khách quan đưa lại trong thời điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu ,hay giá vật liệu tăng lên với tốc độ chóng mặt trong đầu năm , hay là thời tiết bất lợi trong thời kì cuối năm ngoái trong thời gian khá dài … Bên cạnh những bất cập không thể không nói đến những điểm mạnh trong công tác quản lý dự án mà công ty đã làm .Với công ty chưa đến 3 năm đi vào hoạt động tuy nhiên với một phương thức quản lý dự án có tính lôgic trong công đoạn phân tách công việc ban đầu hay tính toán thời gian thực hiện dự án tốt giúp cho công ty có thể đảm bảo tốt tiến độ thực hiện dự án ,bên cạnh đó thì công tác quản lý chất lượng dự án khá tốt đạt tiêu chuẩn đề ra của quản lý chất lượng ISO 9001-2000 và thực hiện một cách nghiêm túc tiêu chuẩn này .Với cách làm khoa học kết hợp kinh nghiệm và sức trẻ cùng với hệ thống máy móc hiện đại làm cho công tác quản lý chất lượng của công ty đạt được hiểu quả cao.Ngoài quản lý thời gian và chất lượng dự án thì công tác quản lý chi phí dự án cũng đã khá thành công .trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay nhưng công ty vẫn có thể triển khai được dự án một cách liên tục trong phạm vi giới hạn về mặt tài chính đã được phê duyệt ,qua đây là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm đầu đi vào hoạt động :
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của công ty trong thời gian gần đây
Theo số liệu tổng kết của công ty cuối năm 2007 cho thấy công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long trong nhưng năm gần đây đang diễn ra rất tốt và đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ với các số liệu được ghi nhận :
STT
Chỉ tiêu
kết quả (đồng)
1
Lợi nhuận trước thuế
42.088.557.187
2
Thuế thu nhập doanh nghiệp (28%)
11.800.504.013
3
Lợi nhuận sau thuế
30.288.053.174
4
Trích các quỹ của công ty
9.063.766.148
Theo báo cáo của hội đồng quản trị công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long năm 2008 .trong năm 2007 ,với những khó khăn giai đoạn đầu công ty đi vào hoạt động ,tuy nhiên ban giám đốc và HĐQT hoàn thành được kế hoạch sản xuất đã đề ra đồng thời cũng tạo được bước đà cho hướng phát triển của công ty trong những năm tiếp theo.
Kết quả thực hiện nhiệm vụ SXKD năm 2007:
1.Tổng giá trị sản xuất kinh doanh :407,080/210,847 tỷ đồng , đạt 194% kế hoạch
Trong đó:
STT
Chỉ tiêu
kết quả(đồng)
a
Quỹ đầu tư phát triển
4.426.883.074
b
Quỹ dự phòng tài chính
2.951.255.383
c
Quỹ khen thưởng ,.phúc lợi
1.557.527.691
5
Lợi nhuận còn lại sau khi trích quỹ
21.224.287.026
6
Lợi nhuận để chi trả cổ tức
20.000.000.000
7
Tỷ lệ cổ tức
20%
8
Lợi nhuận để lại
1.224.287.026
9
Phương án chia cổ tức
Bình quân tỷ lệ chia cổ tức là 20% trên 100 tỷ đồng vốn điều lệ
Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long trong năm 2007 được thể hiện một cách chi tiết qua báo cáo kết quả kinh doanh kỳ hoạt động tư 05/12/06 đến 31/12/07 .Có thể thấy được công ty đang là một doanh nghiệp hoạt động tốt với lợi nhuận thu được rất cao.với lợi nhuận sau thuế đạt 30.288.153.174 đồng .Bên cạnh đó lãi cơ bản trên cổ phiếu là 4.202 tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2007 được thể hiện bởi bảng sau
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Kỳ hoạt động từ 05/12/06 đến 31/12/2007
(Đơn vị tính : đồng)
STT
CHỈ TIÊU
Luỹ kế từ 05/12/2006 đến 31/12/2007
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
397.427.566.361
2
Các khoản giảm trừ doanh thu
3
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
397.427.566.361
4
Giá vốn hàng bán
350.327.880.771
5
Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ
47.099.685.590
6
Doanh thu hoạt động tài chính
1.661.325.675
7
Chi phí tài chính
180.710.174
8
Chi phí bán hàng
422.326.363
9
Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm 462
6.178.468.544
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
42.979.506.184
11
Thu nhập khác
1.886.908.264
12
Chi phí khác
1.777.857.261
13
Lợi nhuận khác
109.051.003
14
Tổng lợi nhuận trước thuế
42.088.557.187
15
Chi phí thuế TNDN hiện hành
11.800.504.013
Thuế TNDN=28% (42.008.557.187+56.100.000)
16
Chi phí thuế TNDN hoãn lại
17
Lợi nhuận sau thuế
30.288.053.174
18
Lãi cơ bản trên cổ phiếu
4.202
BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT
STT
TÀI SẢN
Số dư đầu kỳ05/12/06
Số dư cuối năm 31/12/07
A
Tài sản ngắn hạn
0
305.512.805.232
1
Tiền và các khoản tương đương tiền
0
32.196.008.086
2
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
0
3
Các khoản phải thu ngắn hạn
0
138.654.108.085
4
Hàng tồn kho
0
113.504.000.192
5
Tài sản ngắn hạn khác
0
21.158.688.869
B
Tài sản dài hạn
0
8.586.906.019
1
Các khoản phải thu dài hạn
2
Tài sản cố định
0
3.017.239.356
-Tài sản cố định hữu hình
0
3.017.239.356
-Tài sản cố định thuê tài chính
-Tài sản cố định vô hình
-Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
3
Bất động sản đầu tư
4
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
0
5.028.000.000
5
Tài sản dài hạn khác
0
541.666.663
Tổng tài sản
0
314.099.711.251
TT
NGUỒN VỐN
Số dư đầu kỳ 05/12/06
Số dư cuối năm 31/12/07
A
Nợ phải trả
0
167.939.758.077
1
Nợ ngắn hạn
0
167.939.758.077
2
Nợ dài hạn
B
B. Vốn chủ sở hữu
0
146.159.953.174
1
Vốn chủ sở hữu
0
144.602.425.483
-Vốn đầu tư của chủ sở hữu
0
100.000.000.000
-Thặng dư vốn cổ phần
0
16.000.000.000
-Vốn khác của chủ sở hữu
-Cổ phiếu ngân quỹ
-Chênh lệch đánh giá lại tài sản
-Chênh lệch tỷ giá hối đoái
-Quỹ đầu tư phát triển
0
4.426.883.074
-Quỹ dự phòng tài chính
0
2.951.255.383
-Quỹ khác thuộc chủ sở hữu
-Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
0
21.224.287.026
-Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
2
Nguồn kinh phí và quỹ khác
0
1.557.527.691
-Quỹ khen thưởng phúc lợi
0
1.557.527.691
-Nguồn kinh phí
-Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
Tổng cộng nguồn vốn
0
314.099.711.251
Theo báo cáo tình hình kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long năm 2007 cho kết quả như sau :từ 1/1/2007 đến 32/12/200
2. Những hạn chế và khó khăn trong quản lý dự án
a) Hạn chế
- Một số công trình triển khai thực hiện dự án còn chậm sovới kế hoạch ,sở dĩ có vấn đề này là do gặp các vướng mắc trong quá trình xin cấp các loại giấy tờ pháp lý ,thiết kế và phương thức thu hút vốn đầu tư còn chậm làm cho nguồn vốn cần thiết cho hoạt động thiếu dẫn đến việc triển khai chậm trễ
- Ngoài ra thì việc sử lý các sự việc pháp sinh trong quá trình triển khai thực hiện dự án còn chậm trễ ,không linh hoạt trong các sự cố xảy ra ngoài dự tính ,trong thi công cũng như trong quản lý chất lượng công trình ,thiết kế ,lập hồ sơ nghiệm thu ,chuẩn bị hồ sơ ….
- Quá trình triển khai hoạt đồng đấu thầu các nhà thầu cung ứng nguyên vật liệu cũng như các nhà thầu thi công các hạng mục của công trình còn chậm .hay gặp phải các vương mắc trong đàm phán giá thầu với các bên liên quan
- Kế hoạch lập ra nhưng quá trình thực hiện còn nhiều yếu kém ,làm chậm tiến độ thi công tại một số hạng mục ,ngoài ra thì các cán bộ quản lý dự án có những cách quản lý quá máy móc , ít sáng tạo trong các tính huống ,không ít người quản lý với những phương thức cũ kỹ ,không đi kịp thời đại và quá xa rời thực tế
- Không phải một ban quản lý dự án nào cũng là những người được đạo tạo một cách can bản ,tại công ty nói riêng và đất nước mình nói chung .Hiện tượng cán bộ quản lý thiếu kiến thức cơ bản về một công việc ,không được đào tạo căn bản ,hoặc năng lực của cán bộ quản lý yếu kém là cho việc sử lý các tình huống phức tạp không hiệu quả ,và còn nhiều lúng túng
- Báo cáo của hoạt động đầu tư còn nhiều bất cập không đúng với thực tế,còn nặng về hình thức và nhiều nơi còn mang nặng bệnh thành tích che giấu khuyết điểm ,chưa nêu được hoặc không nêu các biện pháp để khắc phục và sữa chữa
- Công tác quyết toán đầu tư còn chậm trễ và kéo dài ,thiếu các thủ tục làm cho việc huy động vốn tư các ngân hang diễn ra chậm, dẫn đến công việc giải ngân vốn xuống các công trình còn chậm làm cho tiến độ công trình bị ảnh hưởng vì phải chờ trên rót xuống
- Công tác đánh giá hiệu quả sau đầu tư hiện nay hầu như chưa thực hiện được ,hầu hết các dự án quyết toán chậm ,sau đầu tư tài sản ,thiết bị bố trí , điều động phân tán nên không có hồ sơ theo dõi và tập hợp để đánh giá hiệu quả theo từng dự án đầu tư
- Công tác thiết kế và thi công ,và quản lý chất lượng còn nhiều bất cập : nhiều hạng mục,công trình sau khi hoàn thành và kiểm tra đã không đạt yêu cầu đòi hỏi phải sữa chưa hay làm lại hoàn toàn ,gây ra nhiều tồn thất về kinh tế cho công ty .ngoài ra các biện pháp thi công , cách bố trí nhân sư ,máy móc không hợp lý làm giảm năng suất trong công việc
b) Nguyên nhân :
- Do cơ cấu hành chính ở đất nước ta còn nhiêu bất cập và chông chéo nhau làm cho công việc xin giấy phép cũng như làm thủ tục chậm trễ
- Cơ cấu đạo tạo của mình còn mang năng tính lý thuyết , ít thực tế làm cho người lao động gặp nhiều lúng túng trong các công việc ,chậm chạp trong sử lý sự việc
- Nguồn nhân lực còn yếu kém làm cho quá trình thực hiện dự án gặp không ít khó khăn ,tốn thời gian và tiến của
- Công tác thiết kế và thủ tục còn chậm làm cho quá trình thu hút vốn đầu tư gặp không ít thời gian và việc sắp xếp vốn
- Công tác lập dự án đầu tư đã không chọn ra đựơc phương án đầu tư hợp lý nhất làm cho trong quá trình thực hiện dự án đầu tư còn phải sữa chữa và bổ xung nhiều …
Chương III :Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long
I. Phương hướng phát triển của công ty
1. Phương hướng
A. Định hướng phát triển công ty giai đoạn 2008-2010:
a) Định hướng :
- Xây dựng công ty thành một doanh nghiệp có nền tài chính lành mạnh, phát triển bền vững và ổn định, đa sở hữu, đa ngành nghề ,trong đó tập trung vào mũi nhọn là đầu tư kinh doanh nhà ở, văn phòng làm việc cao cấp và kinh doanh hạ tầng .Phát triển và cũng cố các ngành nghề truyền thống như xây dựng dụng và sản xuất công nghiệp,hướng vào các công nghệ thi hiện đại,tiên tiến và các chủng loại sản phẩm cao cấp. Đồng thời,phát triển và mở rộng thêm các ngành nghề có lợi nhuận cao như: kinh doanh vật tư, tư vấn đầu tư ,kinh doanh các sản phẩm tự động hoá…
- Tăng cường các hoạt động hợp tác kinh doanh với các đối tác nước ngoài nhằm huy động nguồn vốn đầu tư và học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực.Xây dựng đơn vị thành một doanh nghiệp hướng ngoại,nhạy bén và năng động đối với thị trường trong nước và thế giới .
- Lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu chủ yếu ,nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty , Không ngừng nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của người lao động nhằm phát huy mọi tiềm lực và khả năng sáng kiến của từng cá nhân .
b) Mục tiêu:
Mục tiêu về kế hoạch sản xuất kinh doanh
Phấn đấu đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 20%/ năm
Vốn điều lệ của công ty tăng tới 200 tỷ đồng
Tỷ suất lợi nhuận chia cổ tức khoảng 25%/năm
Mục tiêu tổ chức:
Xây dựng công ty thành một doanh nghiệp có uy tín trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản và hạ tầng
Thành lập chi nhánh công ty tại một số quốc gia có nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh như :Trung Quốc,Hàn Quốc…
Mục tiêu đầu tư :
Hoàn thành công tác đầu tư các dự án kinh doanh bất động sản: Dự án khu nhà ở Văn Khê-Hà Đông,Dự án toà nhà cao cấp Sông Đà-Hà Đông,dự án U-city, các dự án tại TP Hồ Chí Minh,khách sạn tại thành phố Huế …
Tiến hành tìm kiếm thị trường và triển khai đầu tư thêm các dự án kinh doanh bất động sản và hạ tầng tại các thành phố lớn .
kế hoạch sản xuất kinh doanh 3 năm .
Mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu về kế hoạch sản xuất kinh doanh :
Phấn đấu đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 20%/ năm
Vốn điều lệ công ty năm 2010 đạt mức 200 tỷ đồng
Tỷ suất lợi nhuận chia cổ tức khoảng 25%/ năm.
Mục tiêu tổ chức
Xây dựng công ty thành một doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản và hạ tầng.
Thành lập chi nhánh của công ty tại thành phố Hồ Chí Minh và TP Huế …
Thành lập các đơn vị xây lắp, kinh doanh vật tư, tư vấn đầu tư ….
Mục tiêu đầu tư:
Hoàn thành công tác đầu tư các dự án kinh doanh bất động sản: Dự án khu nhà ở Văn Khê-Hà Đông,Dự án toà nhà cao cấp Sông Đà-Hà Đông, các dự án tại TP Hồ Chí Minh, khách sạn tại thành phố Huế, hoàn thành cơ bản dự án U-city…
Một số chỉ tiêu chủ yếu trong 3 năm từ năm 2008 đến năm 2010 :
- Tốc độ tăng trưởng giá trị SXKD : bình quân 20%/ năm
- Tổng giá trị SXKD đến năm 2010 : 4.298 tỷ đồng
- Doanh thu đến năm 2010 : 3.832 tỷ đồng
- Nộp ngân sách nhà nước đến năm 2010 : 227,4 tỷ đồng
- Lợi nhuận sau thuế trong 3 năm : 398,8 tỷ đồng
- Lao động bình quân : 600 người
- Thu nhập bình quân : 4,5 triệu đồng/ người/tháng
- Tổng giá trị đầu tư : 5.516 tỷ đồng
B. Kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm :
a) Mục tiêu :
Mục tiêu và kế hoạch trong sản xuất kinh doanh:
Phấn đấu đạt mức tăng trưởng bình hàng năm khoảng 20%/năm
Vốn điều lệ của công ty đến năm 2012 đạt 200 tỷ đồng
Tỷ suất chia lợi nhuận hàng năm đạt 23%/năm
Mục tiêu tổ chức :
Xây dựng công ty trở thành một doanh nghiệp chuyên nghiệp trong lĩnh vực đầu tư bất động sản và hạ tầng
Thành lập chi nhánh của công ty tại TP Hồ Chí Minh và TP Huế …
Thành lập các đơn vị xây lắp, kinh doanh vật tư, tư vấn đầu tư …
Mục tiêu đầu tư:
Hoàn thành công tác đầu tư các dự án đầu tư bất động sản :dự án khu nhà ở Văn Khê –Hà Đông,dự án toà nhà cao cấp Sông Đà-Hà Đông,dự án U-city,dự án chung cư quận 7-Tp Hồ Chí Minh,khách sạn Thuận Hoá thành phố Huế…
b) Một số chỉ tiêu chủ yếu trong 5 năm 2008-2012
- Tốc độ tăng trưởng giá trị SXKD :bình quân 20%/năm
- Tổng giá trị SXKD đến năm 201 :2.996,7 tỷ đồng
- Doanh thu đến năm 2012 :2.937,3 tỷ đồng
- Nộp ngân sách trong 5 năm :577,4 tỷ đồng
- Lợi nhuận trong 5 năm :943,4 tỷ đồng
- Lao động bình quân :700 người
- Thu nhập bình quân : đạt 3,7 đến 5,5 triệu/người/tháng
2. Những thuận lợi, khó khăn mà công ty có thể gặp phải
2.1. Khó khăn
a. Công tác xây lắp:
- Công trình Phong Phú Plaza :
+ Chậm tiến độ do chủ đầu tư thay đổi thiết kế kết cấu của công trình phải tiến hành thiết kế lại, mất thời gian chờ đợi
+ Thời tiết xấu ,mưa bão kéo dài ở miền trung không thể tiến hành thi công được nên ảnh đến tiến độ
+ Công tác nghiệm thu của chủ đầu tư và tư vấn giám sát còn chậm dẫn đến khó khăn trong quá trình thu hồi vốn
+ Giá cả vật tư tăng mạnh ảnh hưởng đến công tác thu tiền của khách hàng và hiệu quả kinh tế
b. Công tác đầu tư:
- Dự án khu nhà ở Văn Khê :
+ Công tác phê duyệt đơn giá tiền sử dụng đất của UBND tỉnh Hà Tây chậm hơn so với dự kiến
+ Công tác thiết kế kĩ thuật, kỹ thuật thi công ,lập dự toán chi tiết phần hạ tầng dự án của đơn vị tư vấn thiết kế chưa đáp ứng được tiến độ đề ra
+ Giá cả vật tư trên thị trường biến động mạnh
+ Thời tiết xấu gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công tại hiện trường
+ Các nhà thầu chưa đáp ứng được tiến độ đề ra
- Dự án toà nhà Sông Đà-Hà Đông :
+ Công tác di chuyển của trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Hà Tây chưa thực hiện được nên không có mặt bằng để triển khai các công việc tiếp theo
+ Công tác thiết kế cơ sở của dự án chậm hoàn thành do không có mặt bằng để khảo sát
2.2.Thuận lợi
- Cơ bản đã xây dựng được mối quan hệ tốt với các sở ban ngành tại các tỉnh như Hà Tây ,Huế ,Khánh Hoà ,Tp.Hồ Chí Minh…tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện dự án và tìm kiếm các dự án mới
- Là một đơn vị mới thành lập, nhưng hầu hết ban lãnh đạo công ty đều lf những cán bộ nòng cốt trong tổng công ty và các đơn vị trực thuộc ,có nhiệt huyết với công việc
a. Công trình Phong Phú Plaza:
- Hoàn thành xong công tác thiết kế, thống nhất được tiến độ thi công công trình với chủ đầu tư
b. Dự án nhà ở Văn Khê :
+ Cơ bản hoàn thành phần hạ tầng của dự án , đảm báo có thể triển khai xây dựng phần thượng tầng để kịp bàn giao cho khách hàng theo đúng tiến độ
+ Hoàn thành đựơc công tác huy động vốn từ các nguồn khác nhau, đảm bảo phục vụ cho việc triển khai dự án được liên tục.
c. Dự án toà nhà cao cấp Sông Đà- Hà Đông :
+ Hoàn thành công tác đền bù giải phóng mặt bằng ,thiết kế kĩ thuật.
II. Các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư tại công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long
1. Tổ chức bộ máy quản lý
- Tổ chức sắp xếp lại cơ cấu các phòng ban của đơn vị một cách hợp lý nhất với lượng cán bộ vừa đủ ,tăng cương lực lượng chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo gọn nhẹ và hiệu quả , tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo hướng chuyên môn hóa công việc ,tức là các thành viên ,các phòng ban đảm nhiệm một nhiệm vụ xác định .Giúp cho việc hoàn thành công việc được tốt nhất và nhanh nhất
- Tăng cường công tác tuyển dụng ,các phòng phối hợp với nhau một cách chặt chẽ trong công việc này để tìm ra được những thành viên mới có chất lượng tốt nhất trong công việc ,bên cạnh đó thì không ngừng nâng cao trình độ cho các thành viên trong công ty ,đạo tạo các cán bộ công nhân viên thành những người có khả năng làm việc tốt hơn nhằm đáp ứng được sự thay đổi không ngừng của thị trường ,tạo cho công ty một đội ngũ cán bộ đầy nhiệt huyết ,có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ ,và nhạy bén với thị trường ,đáp ứng một cách tốt nhất các đòi hỏi lớn của dự án về mặt kinh tế và kĩ thuật
Xây dựng các chính sách khen thưởng hợp lý nhằm thúc đẩy và phát huy được một cách tốt nhất khả năng của các thành viên trong công ty ,khi một người hay một nhóm nào đó làm tốt nhiệm vụ của mình ,hay đưa ra được các biện pháp thi công nhanh chóng ,tạo ra cho công ty một lợi nhuận lớn hay tiết kiệm cho công ty một lượng chi phí nào đó thì cần có mức thưởng hợp lý ,từ đó sẽ tạo cho sự sáng tạo trong cán bộ công nhân viên của công ty .bên cạnh đó thì cần có những biện pháp kĩ luật một cách thích đáng đối với các cá nhân và tổ chức không hoàn thành nhiệm vụ được giao ,tạo ra sự ran đe đúng mức đối nhưng sai phạm ,sử phạt đúng người đúng tội tạo ra sự công bằng đối với các thành viên trong công ty .Ngòai các chính sách khen thưởng xử phạt thì công ty cần có xây dựng một hệ thống các chính sách ưu đãi thu hút nhân tài mới ra trường ,thu hút chất xám từ khắp nơi về với công ty ,có các chính sách trọng dụng người tài trong công ty tạo ra sự thoải mái giữa các thành viên ,không những thế chế độ lương thửơng cũng cần được chú trọng ,phải có một mức lương phù hợp với những gì mà các thành viên đã bỏ ra ,đáp ứng được nhu cầu hàng ngày của cán bộ công nhân viên thì lúc đó họ mới toàn tâm toàn ý một lòng phục vụ cho công ty ,khi mà mức lương hợp lý đối với công sức mà các cá nhân bỏ ra thì làm cho họ chú tâm vào công việc ,không chịu sự phân tâm nào khác từ bên ngòai như rời bỏ công ty tìm đến một công ty khác ,lúc này công ty không những chịu tổn thất về mặt kinh tế ,ngòai ra còn mất đi một người có khả năng lớn trong công việc và mất công đào tạo trong thời gian vừa qua,đông thời cũng gắn trách nhiệm công việc tới từng cán bộ công nhân viên trong đơn vị và cũng phán ánh chính xác năng lực thực tế của từng cán bộ ,tạo ra sự công bằng giữa thành viên trong công ,có thể phát hiện nhanh chóng khả năng của các thành viên để có thể đặt họ vào các vị trí ,các công việc để họ có thể phát huy được hết năng lực của bản thân ,bên cạnh đó cũng có thể đào thải được những đối tượng không làm được việc hay không phù hợp với công ty .
- Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001-2000 cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị để đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật cũng như các quy định bảo đảm chất lượng của nhà nước cũng như quốc tế
- Nâng cao sự liên kết giữa các phòng ban trong công ty ,giữa lãnh đạo và nhân viên ,cũng như công ty với các ban quản lý dự án một các chặt chẽ ,hình thành nên một sự đoàn kết trong công ty tạo cho mối quan hệ giữa phòng ban ,ban lãnh đạo cũng như các ban quản lý ngày một gắn kết hơn ,bên cạnh đó thì mối quan hệ giữa cấp trên và cấp giới được gần gũi hơn ,rút ngắn khoảng cách giữa trong mối quan hệ giữa các thành viên trong công ty ,đưa công ty ngày một đoàn kết hơn .Đây là một bước quan trọng định hướng cho toàn bộ các cán bộ , thành viên trong công ty có chung một mục tiêu đã xác định ,đưa công ty ngày một vững mạnh hơn trong tương lai
2. Quản lý tiến độ dự án
Quản lý tiến độ thời gian cũng là khía cạnh còn yếu tại công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long ,mục tiêu thời gian luôn bị coi nhẹ ,việc triển khai các dự án luôn có ách tắc và chưa được giải quyểt nhanh chóng .Tiến độ thực hiện là mục tiêu quan trọng không thể rút ngắn thời gian thực hiện mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và chi phí thực hiện dự án . Vì vậy công ty cần có những biện pháp để khắc phục tình trạng này bằng những cách sau :
Phải lập kế họach một cách cụ thể và rõ ràng đối với tất cả các khâu của dự án tự khi bắt đầu thực hiện dự án đến khi kết thúc dự án nhằm đảm bảo một cách tốt nhất thời gian thực hiện dự án ,đảm bảo được thời cơ cũng như cơ hội của dự án sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng ,có tính cạnh tranh cao trong thị trường của dự án vào thời kì hậu đầu tư . Phải có quy định thời gian cụ thể ở các khâu không được xem nhẹ bất cứ khâu nào đặc biệt là các công việc thuộc công việc găng ,và các công việc gân đường găng ,vì nó có ảnh hưởng rẩt lớn đến toàn bộ tiến độ của dự án và các công việc khác có liên quan của dự án .Ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến uy tín và vị thế của công ty trên thị trường ,nếu uy tín mất đi thì vị thế của công ty sẽ bị giảm không nhỏ đối với các công ty khác cùng ngành kinh doanh
Nâng cao khả năng quản lý của các ban quản lý dự án nói riêng cũng như các phòng ban trong công ty nói chung ,nâng cao chất kiến thức cũng như trình độ cho các thành viên trong ban quản lý ,cần có những biện pháp thúc đẩy khả năng quản lý của các ban quản lý dự án như biện pháp khen thưởng khi hoàn thành tốt tiến độ hay tiến độ được hoàn thành trước thời hạn ,hay cũng có những biện pháp xử phạt khi không hoàn thành hoặc hoàn thành không tốt chất lượng ,sai bản thiết kế... được giao . khuyến khích các ý kiến sáng tạo ,ý kiến hay nhằm đẩy nhanh được tiến độ của dự án ,nâng cao sự gắn kết chặt giữa các ban quản lý và các cá nhân và các phòng ban trong công ty
Nâng cao công tác quản lý hợp động và hoạt động mua bán và cụ thể là lập kế hoạch cung ứng ,lựa chọn các nhà thầu cung ứng ,tổ chức đấu thầu quản lý hợp đồng và tiến độ cung ứng .bằng các cách như :
+ Nâng cao khả năng lập kế hoạch cung ứng : bất cứ một cái gì cũng phải có một kế hoạch trước ,kế hoạch càng tốt thì khả năng thành công các cao
+ Lựa chọn nhà cung ứng đáp tốt hơn những yêu cầu của công ty ,như đa dạng hóa nhà thầu ,đa dạng hóa sản phẩm ,đa dạng hóa sản phẩm thay thế có công dụng và chất lượng tương tự với sản phẩm truyền thống
+ Nâng cao công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu của công ty .lựa chọn nhà thầu có thể đáp ứng một cách tốt nhất những yêu cầu của công ty với giá thành và chi phí thấp nhất
+ Nâng cao công tác quản lý hợp đồng với tiến độ cung ứng : phòng kinh tế kế hoạch soạn thảo và nâng cao việc quản lý hợp đồng một cách tốt hơn nữa đối với các bên liên quan nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu nguyên vật liệu thi công của công ty
Thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm một cách sát sao và chặt chẽ hơn trong các công đoạn ,các công trình thành phần nhằm đảm bảo cho công trình của dự án đầu tư không bị sai sót nào trong quá trình thi công ,tránh việc sửa chữa những sai lầm trong quá trình thi công làm hao tổn nhiều chi phí của công ty ,bên cạnh đó thì quá trình sữa chữa cũng là một vấn đề đầy nan giải khi mắc sai sót .Vì khi mắc sai sót phải sữa chữa thì công ty sẽ tốn rất nhiều thời gian để có thể làm lại cho đúng với thiết kế
3. Nâng cao chất lượng công trình
Chất lượng công trình là một vấn đề nan giải ,để tồn tại được trong và cạnh tranh với các công ty khác sản xuất cùng ngành thì chất lượng sản phẩm tốt là một lợi thế rất lớn của công ty ,sản phẩm ở đây là công trình mà công ty xây dựng nên ,khi mà các công trình tốt , có chất lượng cao ,thiết kế kĩ thuật tốt ,kiến trúc đẹp … sẽ tạo cho công ty một lợi thế rất lớn trong thị trường và tạo ra sự tin tưởng rất lớn cho khách hàng . bên cạnh đó thì chất lượng công trình tốt làm cho tiến độ dự án được nhanh hơn ,giảm thiểu chi phí cho công ty trong quá trình thi công .Để nâng cao chất lượng công trình thì cần có những biện pháp sau đây
Nâng cao chất lượng thiết kế kĩ thuật công trình,thiết kế kiến trúc
Nâng cao tay nghề và đạo tạo các cán bộ thi công thành những người có trình độ cao ,công nhân tại công ty trở thành những công nhân có tay nghề tốt
Tăng cường các biện pháp thúc đẩy ,động viên các thành viên trong công ty ,làm cho các thành viên đó nhiệt huyết hơn với công việc
Đầu tư các thiết bị máy móc công nghệ hiện đại cho việc thi công ,làm cho quá trình thi công được nhanh hơn và chất lượng công trình được tốt hơn
4. Nâng cao công tác quản lý giá xây dựng công trình
Giá sản phẩm xây dựng luôn là vấn đề nóng bỏng nhất là trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay, trong quá trình quản lý dự án cần phải kiểm soát giá sao cho giá của sản phẩm xây dựng đúng với giá trị xã hội cần thiết (trong đó giá trị xây lắp là một bộ phận quan trọng ) tạo ra sản phẩm và cân đối quan hệ cung cầu trên thị trường,trở thành công cụ quản lý kinh tế của nhà nước .vì vậy cần có các biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý giá xây lắp giá cả vật liệu xây dựng….sao cho giá của công trình phản ánh được chính xác , trong các công trình xây dựng luôn có hiện tượng vật liệu bị thất thoát lớn và giá vật liệu giao động mạnh trong một công trình vì vậy cần có biện pháp để quản lý tiết kiệm nguyên vật liệu :
Nâng cao kỹ năng thi công của công nhân cũng như chất lượng các cán bộ kỹ thuật làm cho sự hao tổn nguyên vật liệu giảm xuống ,bên cạnh đó thì cũng làm cho chất lượng công trình được nâng lên
Tăng cường quản lý sát sao giá cả ,cập nhất giá cả liên tục đảm bảo luôn có giá cả đúng và chính xác nhất trong thị trường vật liêu
Tăng cường kiểm tra kiểm soát ,giảm thiểu tới mức thấp nhất sự thất thoát nguyên vật liệu trong quá trình thi công
Nâng cao khả năng quản lý chất lượng của dự án như nâng năng lập thiết kế ,dự án bên cạnh đó thì công tác quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán cũng cần được nâng lên để chất lượng công trình luôn tốt nhất mà chi phí là thấp nhất
Giảm chi phí nguyên vật liệu bằng cách tìm nhà cung cấp nguyên vật liệu tốt nhất mà giá cả lại hợp lý nhất
Xác định nguyên vật liệu dự trữ của công ty hợp lý để có thể tính chính xác nguồn vật liệu còn thiếu cần để mua thêm tránh sự hao phí ,thừa thãi
Tăng cường nghiên cứu và tìm nguyên vật liệu thay thế ,có chất lượng tương đương với nguyên vật liệu đang sử dụng mà giá lại rẻ hơn ,nhằm tiết kiểm chi phí dự án
Tăng cường công tác quản lý rủi ro của dự án làm cho sự rủi ro của dự án giảm thiểu làm giảm chi phí của công trình
Tăng cường thu hồi tận dụng phế liệu ,phế thải còn sử dụng được để sử dụng vào mục đích khác
Bên cạnh đó việc thanh toán cho các nhà thầu theo khối lượng hợp đồng chứ không theo khối lượng thực tế cũng là một nguyên nhân làm cho chi phí dự án tăng lên vì khối lượng trong hợp đồng luôn lớn hơn khối lượng thực tế nhiều
Nâng cao công tác quản lý hoạt động đấu thầu
Để ngăn chặn tình trạng bỏ thầu thấp chỉ để tạo công ăn việc làm cho công nhân của các nhà thầu hiện nay ,tổng công ty cần sử dụng linh hoạt một số phương pháp sau của các chuyên gia đầu ngành ,mặc dù đây chỉ là giải pháp tình thế cho các dự án sắp tới trong khi chờ một giải pháp hoàn thiện hơn được áp dụng toàn quốc và các nhà thầu không dám trúng thầu bằng mọi giá nữa , đó là quy định về tính hợp lệ của giá bỏ thầu và bổ sung cách chọn thầu như sau:
Giá bỏ thầu hợp lệ phải không vượt giá trần (ở đây là giá dự toán được lập theo định mức và quy định của nhà nước )và không được giới giá sàn (bằng 60% giá trần để đảm bảo loại các bỏ thầu quá đáng và đủ để có sự cạnh tranh cần thiết )
Việc giữ bí mật về hai mức giá này thường rất khó do thủ tục rườm rà ,phải trình duyệt qua nhiều cấp ,do đó có thể công khai tạo sự công bằng trong đấu thầu và tránh việc nà thầu phải chạy chọt tìm hiểu …
Với quy định thêm về tính hợp lệ này ,các giá bỏ thầu hợp lệ phải nằm trong phạm vi từ 60%-100% giá nhà nước
Để tránh bỏ thầu bằng giá sàn ,nên quy định bỏ thầu hợp lệ được trao thầu sẽ là bỏ thầu có giá xếp hạng thấp nhất nhưng không được dưới 95% trung bình cộng của 4 bổ thầu hợp lệ nhất ,hoặc không dưới 90% của tất cả các bỏ thầu hợp lệ
Trường hợp không đáp ứng được điều kiện này thì nên xem xét đến bỏ thầu hợp lệ xếp hạng thấp thư hai ,thứ ba ….cho đến khi đáp ứng được hai điều kiện trên
6. Về công tác đền bù giải phóng mặt bằng
Công tác đền bù và giải phóng mặt bằng là một vấn đề phức tạp ,liên quan đến nhiều vấn đề như phong tục tập quán ,cho ở tái định cư của người dân ,giá cả đền bù … vấn đề này không chỉ riêng công ty muốn làm là có thể làm được nó còn cần sự hỗ trợ của các cơ quan có liên quan ,vì vậy muốn thực hiện tốt công việc này cần giải quyết các vấn đề có liên quan
Để giải phóng mặt bằng hiệu quả và đạt thời gian nhanh chóng thì cần chọn những người có kinh nghiệm trong vấn đề này,có những người có khả năng thuyết phục và am hiểu về phong tục tập quán , những người này sẽ giúp cho quá trình giải phóng mặt bằng và các thủ tục ,hồ sơ được nhanh hơn
Công ty cần nghiên cứu và đưa ra một giá cả đền bù hợp lý cho người dân đây là yếu tố quan trọng quyết định đến vấn đề xã hội sau này
Xây dựng khu tái định cư (nếu có ) hợp lý cho người dân trong diện được đền bù ,làm cho người dân có cho ở mới hợp lý thì vấn đề đền bù sẽ được giải quyết nhanh chóng
Tăng cường hơn nữa sự liên kết của công ty và các cơ quan hành chính có liên quan làm cho thủ tục cũng như quá trình giải phóng mặt bằng được nhanh hơn và tiện lợi hơn không ảnh hưởng tiến độ của dự án
7. Nâng cao công tác quản lý rủi ro
Quản lý rủi ro của dự án là các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình triển khai dự án ,làm cho chi phí của dự án được giảm thiểu trong quá trình thi công ,giảm thiểu được rủi ro là giảm thiểu được các tác động bất ngờ bất lợi cho dự án trong quá trình thi công công trình .Khi trong quá trình triển khai dự án rủi ro dự án diễn ra nhiều và liên tục thì làm cho tiến độ dự án bị chậm lại ,chất lượng công trình giảm sút ,chi phí của dự án tăng lên … ví dụ như : trong quá trình triển khai dự án mà gặp rủi ro do tự nhiên gây ra ,không có thông tin hoặc các biện pháp phòng tránh không kịp thời ,hoặc biện pháp phòng tránh không hợp lý sẽ làm cho tiến độ dự án ảnh hưởng rất lớn ,chi phí của dự án tăng lên làm cho chất lượng công trình giảm … hay như là giá cả nguyên vật liệu tăng lên mà công tác quản lý rủi ro không tốt không dự báo được ,sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình triển khai dự án,nếu mà công tác dự báo tốt thì công ty đã có thể dự trữ được một lượng nguyên vật liệu vừa đủ để có thể triển khai khi giá vật liêu tăng lên cho đến khi không còn rủi ro nữa .Vì vậy quản lý rủi ro là rất quan trọng trong quản lý dự án .công ty cần có những biện pháp sau đây để giảm thiểu rủi ro :
Tăng cường công tác dự báo rủi ro
Đầu tư một hệ thống thông tin ,các kênh thông tin để có thể nắm bắt được sự biến động của thị trường nhằm hạn chế tối thiểu rủi ro xẩy ra
Nâng cao công tác lập dự án đầu tư,công tác chuẩn bị đầu tư
Nâng cao chất lượng của các thiết kế kĩ thuật và thiết kế kiến trúc
8. Những kiến nghị đối với nhà nước
Trong quá trình quản lý dự án của công ty có liên quan mật thiết với các thủ tục của nhà nước cũng như các cơ quan nhà nước có liên quan như : giải phóng mặt bằng ,giấy phép đầu tư … có nhiều khi các vấn đề về thủ tục làm cho quá trình thực hiện dự án chậm hơn so với dự kiến vì vậy để giải quyết các vấn đề này công ty có đề nghị với nhà nước các vấn đề sau đây:
Đề nghị với nhà nước sữa đổi luật làm cho quá trình chuẩn bị giấy tờ được gọn nhẹ nhanh chóng hơn ,không chồng chéo làm cho quá trình quản lý dự án được đúng tiến độ thời gian dự kiến
Các thủ tục xin giấy phép, giải phóng mặt bằng , xin cấp vốn được nhanh hơn
Nhanh chóng ban hành các thủ tục còn thiếu và sữa đối các điều luật nhằm có thể thích ứng sự thay đổi của kinh tế thị trường và thế giới
Các luật và nghị định đề ra ổn định và đồng bộ hơn
KẾT LUẬN
Quản lý dự án đầu tư là một công đoạn quan trọng trong quá trình đầu tư của công ty Cổ Phần Sông Đà Thăng Long nói riêng và các dự án đầu tư của các công ty nói chung .Nó là một công đoạn đóng vai trò thành bại của quá trình đầu tư .
Với thời gian thực tập ở công ty Cổ Phần Sông Đà Thăng Long ,tôi đã được nghiên cứu và được hướng dẫn về quy trình cũng như quy cách quản lý dự án , hiểu được phần nào quá trình quản lý dự án trong các dự án đầu tư ,nó là bài học quý giá ,là kinh nghiệm quý báu trong quá trình sau này .Với những hiểu biết sau quá trình học hỏi và nghiên cứu tôi bước đầu đề xuất một số giải pháp để góp phần hoàn thiện trong quá trình quản lý dự án đầu tư tại công ty trong khuôn khổ chuyên đề này ,mong rằng với kinh nghiệm ít ỏi của mình có thể đóng góp được một phần nào đó trong sự phát triển của công ty sau này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo cáo kinh doanh cuối năm 2007,2008
Báo cáo đại hội động cổ đông 2007,2008
Giáo trình quản lý dự án của PGS.TS :Từ Quang Phương
Các tài liệu về quy trình quản lý dự án tại công ty
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A5463.DOC