Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay

Ngân hàng phải tạo được uy tín với khách hàng trong việc đảm bảo an toàn tín dụng, hấp dẫn về lợi Ých vật chất với khách hàng. Ngân hàng cần có chính sách giá hợp lý. Mức phí cho các hoạt động tài trợ thương mại cần được qui định có sức hấp dẫn. Cần chú ý là phải thấp hơn các Ngân hàng nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Phí thấp sẽ tạo ra sự hấp dẫn để lôi kéo khách hàng, tuy nhiên phí thấp sẽ ảnh hưởng tới thu nhập của Ngân hàng. Điều quan trọng trong chính sách giá của Ngân hàng là áp dụng mức giá sao cho phù hợp với từng loại khách hàng, từng đối tượng, từng loại dịch vụ nhằm đạt được không những hiệu quả kinh doanh mà còn hiệu quả xã hội.

pdf107 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2533 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiếp cận thị trường dịch vụ ngân hàng trong nước, các giới hạn hoạt động ngân hàng (qui mô, tổng số dịch vụ ngân hàng được phép...) đối với các tổ chức tín dụng nước ngoài, thực hiện đối xử công bằng giữa tổ chức tín dụng trong nước và tổ chức tín dụng nước ngoài; giữa các tổ chức tín dụng nước ngoài với nhau theo các nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, đối xử quốc gia và các nguyên tắc khác trong Thoả thuận GATS/WTO và các thoả thuận quốc tế khác không mâu thuẫn với thoả thuận GATS/WTO". Nhận thức được sự cạnh tranh rất khốc liệt trong thời gian tới, các ngân hàng thương mại Việt Nam đang nỗ lực hết sức nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động để không những cạnh tranh với những ngân hàng thương mại trong nước mà còn với những ngân hàng nước ngoài. Trong thời gian tới, mục tiêu trước mắt mà tất cả các NHTM Việt Nam hướng tới là tăng vốn tự có, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ cũng như việc cung ứng thêm nhứng dịch vụ mới hoàn hảo hơn, nhiều tiện Ých hơn nữa cho khách hàng, tiếp tục tăng qui mô mạng lưới hoạt động , hiện đại hóa công nghệ thông tin và phát triển nguồn nhân lực. Cụ thể, mục tiêu hoạt động của một số NHTM Việt Nam nh­ sau: Techcombank hướng tới năm 2008 với những mục tiêu cụ thể sau: Tổng tài sản tăng 70% so với năm 2007 đạt 68.000 tỷ. Trong đó, vốn huy động dân cư đạt 35.000 tỷ và các tổ chức kinh tế 16.000 tỷ(tăng 100%); vốn tự có đạt 600 tỷ (tăng 100%); thu nhập dịch vụ đạt 360 tỷ tăng 80% , tỷ lệ thu nhập dịch vụ/ thu nhập hoạt động thuần là 20% trong năm 2008;dư 78 nợ cho vay đạt 32.000 tỷ đồng (tăng 60%). Tỷ lệ nợ loại 3-5 thấp dưới 2%; ROE duy trì ở mức 18%-20%. Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) trong chiến lược dài hạn 2007-2010 cũng đưa ra những kế hoạch cụ thể: Về năng lực tài chính:Tiếp tục tăng nhanh vốn tự có bằng việc tăng cường tích lũy thông qua việc phát triển mạnh các quỹ dự trữ và dự phòng, phấn đấu đến cuối năm 2010 vốn tự có đạt khoảng 16.000 - 16.500 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ dollars Mỹ). Trong đó, vốn điều lệ tính đến năm 2010 đạt khoảng trên 11.500 tỷ đồng chủ yếu bằng phương thức tái đầu tư từ cổ tức của cổ đông hiện hữu; Về tổng tài sản: đến năm 2010 dự kiến sẽ đạt mức tối thiểu 155.000 tỷ đồng tăng gấp gần 10,5 lần so với cuối năm 2005. Trong đó, giai đoạn 2007-2010 nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư tăng trưởng bình quân 60-65%; Về hoạt động tín dụng:tổng dư nợ cho vay đến cuối năm 2010 dự kiến sẽ đạt 82.000 – 85.000 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 65 – 70% trên tổng nguồn vốn huy động, tăng bình quân mỗi năm khoảng 55 – 60% so với năm trước. Trong đó, dư nợ cho vay nhỏ, phân tán phải chiếm tỷ trọng 55 – 60%. Nợ quá hạn chiếm tỷ trọng dưới 2%/ tổng dư nợ tín dông; Về kinh doanh dịch vụ:trong thời kỳ kế hoạch 2006 – 2010, Sacombank sẽ tập trung hết sức vào quá trình phát triển mở rộng các dịch vụ ngân hàng; quan tâm đặc biệt đến các dịch vụ ngân hàng điện tử, ngân hàng quốc tế. Dự kiến đến năm 2010 thu nhập phi tín dụng phải chiếm tỷ trọng khoảng 32 - 35% trên tổng thu nhập của ngân hàng; Về lợi nhuận và các chỉ tiêu tài chính: trong những năm 2007 – 2010 đảm bảo lợi nhuận trước thuế tăng bình quân mỗi năm 55 – 60% so với năm trước. Tỷ suất lợi nhuận/ tổng tài sản vào năm 2010 dự kiến đạt 1,7 - 1,9% và tỷ suất sinh lời/ vốn vào năm 2010 đạt 22 - 23%;Về mạng lưới hoạt động: phấn đấu đến cuối năm 2010, mạng lưới chi nhánh của Sacombank sẽ có mặt tại tất cả các tỉnh, thành miền Nam, miền Trung và tại tất cả các tỉnh thành kinh tế trọng điểm miền Bắc. Dự kiến mạng lưới hoạt động của Sacombank vào 79 năm 2010 sẽ đạt trên 320 điểm. Đồng thời tiến hành thành lập các chi nhánh tại các quốc gia lân cận, văn phòng đại diện tại Mỹ, Châu Âu và Châu úc. Từ năm 2007, Sacombank cũng đã lên kế hoạch thành lập công ty liên doanh thẻ với đối tác chiến lược ANZ, xúc tiến thành lập trường đại học, thành lập công ty vàng bạc, đá quý ..; Về hệ thống công nghệ thông tin: mục tiêu đặt ra Sacombank phải là một trong những ngân hàng có hệ thống công nghệ thông tin hiện đại và tiên tiến nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại trong cả nước; Về phát triển nguồn nhân lực: nguồn nhân lực có chất lượng cao là yếu tố cốt lõi để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững. Dự kiến đến năm 2010 đội ngò CBNV của Ngân hàng đạt trên 9.500 người, Sacombank sẽ khẩn trương xây dựng Trung tâm đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo căn bản, đào tạo chuyên sâu, đào tạo nâng cao và đào tạo cán bộ quản lý điều hành các cấp; Về tái cấu trúc tổ chức và hoạt động của Ngân hàng: hoàn thiện bộ máy điều hành theo dòng sản phẩm hướng về khách hàng, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngò cán bộ công nhân viên theo hướng chuyên nghiệp hóa, tăng cường kỹ năng quản trị – điều hành – giám sát, đồng thời trong năm 2007 hoàn tất chương trình chuẩn mực hóa, mô hình hoá các quy trình tác nghiệp để nâng cao năng suất lao động và chăm sóc tốt nhất mọi yêu cầu của khách hàng. Ngân hàng Á Châu (ACB) kÕ hoạch hoạt động năm 2008 víi tổng tài sản dù kiÕn đạt 145.000 tỷ đồng, tăng 69,8 % so víi năm 2007; tổng vèn huy động đạt 94.500 tỷ đồng, tăng 70,9%, dư nợ cho vay đạt 59.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuÕ 2.500 tỷ đồng; tuyÓn dông thêm 3.250 nhân viên và có sè lượng chi nhánh và phòng giao dịch lên đến 204 đơn vị. 3. Định hướng phát triển hoạt động tài trợ của các NHTM trong thời gian tới 3.1. Tài trợ thương mại quốc tế sẽ được phát triển theo hướng liên kết 80 Trong xu thế mở ngành ngân hàng của Việt Nam hiện nay, sự xâm nhập của các ngân hàng nước ngoài với qui mô vốn lớn mạnh, nguồn nhân lực chất lượng cao, cách thức hoạt động và quản lý chuyên nghiệp các Ngân hàng thương mại Việt Nam nếu đơn lẻ thì khó có thế tồn tại và phát triển. Như vậy, tất yếu sẽ xuất hiện xu hướng liên kết các Ngân hàng. Có thể sẽ xuất hiện hai xu hướng liên kết: các Ngân hàng thương mại trong nước liên kết với nhau hoặc liên kết với các Ngân hàng nước ngoài và xu hướng các Ngân hàng liên kết với các công ty kinh doanh, tổ chức, tập đoàn tạo thành những tập đoàn kinh tế mạnh. Tại Việt Nam hiện nay cũng đã xuất hiện nhiều Ngân hàng là sự liên kết của các Ngân hàng trong nước và các Ngân hàng thương mại nước ngoài. Sự liên kết này sẽ đưa các hoạt động tài trợ thương mại lên mức xuyên quốc gia. Sự liên kết giữa Ngân hàng với các tổ chức, tập đoàn như sự liên kết giữa Ngân hàng và các công ty Bảo hiểm sẽ mang lại cho khách hàng những sản phẩm mang tính “trọn gói”. 3.2. Nâng cao chất lượng và phát triển hình thức mới Dịch vụ tài trợ thương mại sẽ phát triển theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ, phát triển các hình thức tài trợ thương mại mới Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển mạnh mẽ như hiện nay, cùng với việc thực hiện lé trình mở cửa lĩnh vực Ngân hàng thì thị thị trường ngân hàng trở nên cạnh tranh gay gắt trong tương lai gần là điều không thể tránh khỏi. Trong điều kiện cạnh tranh đó, các hoạt động tài trợ thương mại truyền thống như tín dụng sẽ không còn mang lại nguồn thu lớn cho Ngân hàng nữa. Xu hướng tất yếu là các Ngân hàng sẽ chú trọng phát triển các hình thức tài trợ thương mại mới đồng thời nâng cao chất lượng các hoạt động tài trợ thương mại truyền thống. Trong đó, tài trợ thương mại trên cơ sở cung ứng dịch vụ và tài trợ bằng chữ tín sẽ rất được quan tâm phát triển. Do nhu cầu thị trường ngày càng khắt khe, nên các Ngân hàng 81 sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ, cung cấp ra thị trường những dịch vụ hoàn hảo, mang tính “trọn gói” và mang lại lợi Ých lớn nhất cho khách hàng. Trong tương lai gần, các hình thức tài trợ thương mại như factoring, forfaiting, leasing… sẽ được phát triển. 3.3. Tài trợ thương mại quốc tế trong tương lai sẽ phát triển theo hình thức đan xen nhau Sự hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay khiến cho các quan hệ kinh tế và thương mại trở nên đa dạng, nhiều chiều và nhiều hướng hơn trước đây. Các hình thức tài trợ “đan xen nhau” (Alternative Financing) ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn, mau lẹ hơn. Sự hợp tác và phân công lao động quốc tế đã làm tăng dung lượng, qui mô và phạm vi của tài trợ. Những hình thức tài trợ đơn lẻ sẽ trở nên yếu đuối không thế đảm bảo cho sự phát triển mạnh mẽ của thương mại như hiện nay, do đó, hình thức tài trợ “đan xen nhau” xuất hiện là mét tất yếu khách quan. III. Các giải pháp phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam 1. Các giải pháp vĩ mô 1.1. Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý ngân hàng cho hoạt động tài trợ thương mại Trước hết cần, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng nhằm tạo hành lang pháp lý có hiệu lực đảm bảo sự bình đẳng an toàn cho mọi tổ chức dịch vụ hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam trong lĩnh vực tín dụng, dịch vụ ngân hàng và những nghiệp vụ tài chính khác. Đồng thời nhà 82 nước cũng gây sức Ðp đổi mới và tăng cao hiệu quả hoạt động lên các NHTM như: giảm chi phí, giảm nợ xấu, nâng cao chất lượng dịch vụ để các NHTM có thể tự bảo vệ được mình trước cạnh tranh quốc tế trong quá trình hội nhập. Xây dựng pháp luật ngành ngân hàngđược xác định là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn hiện nay. Lé trình xác định các nôi dung liên quan đến một chương trình cải cách pháp lý, soạn thảo luật và đào tạo pháp lý cho các cán bộ ngân hàng. Trước hết NHNN cần tập trung đẩy nhanh công tác soạn thảo 2 luật ngân hàng (luật ngân hàng nhà nước và luật các tổ chức tín dụng) để kịp trình quốc hội năm 2008 đồng thời xúc tiến xây dựng Luật giám sát An toàn hoạt động ngân hàng và luật bảo hiểm tiền gửi. Ban hành hệ thống quy chế pháp lý điều chỉnh trực tiếp hoạt động tài trợ thương mại như: Văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng xuất nhập khẩu, văn bản hướng dẫn áp dụng UCP trong thanh toán quốc tế… Công tác rà soát điều chỉnh bổ sung hoặc xây dựng mới các văn bản dưới luật hiện hành cần được thực hiện dần hướng tới chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Ngoài ra NHNN cần có sự hỗ trợ cho công tác đào tạo cán bộ pháp lý về áp dụng luật và các qui định mới đối với ngành ngân hàng. Đối với việc hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động tài trợ thương mạicần tập trung vào các nội dung cụ thể sau: - Hoàn thiện pháp luật về ngoại hối: Qua việc xem xét nội dung của Dự thảo Pháp lệnh Ngoại hối, các quy định hiện hành về ngoại hối và quản lý ngoại hối, nghiên cứu pháp luật về ngoại hối nên theo hướng:  Quan niệm ngoại hối theo nghĩa rộng như quan niệm của các quốc gia trên thế giới để đảm bảo tính linh hoạt của hoạt động ngoại hối; 83  Bảo đảm quyền sở hữu ngoại hối của tổ chức, cá nhân, kiểm soát chặt chẽ nguồn ngoại tệ vào trong nước bằng con đường bất hợp pháp;  Phân tách hoạt động ngoại hối của thương nhân với hoạt động ngoại hối của NHNN với tư cách cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ; - Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, nhà nước cũng cần xây dựng và đưa ra các qui định về cạnh tranh vào lĩnh vực Ngân hàng nhằm đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mà đặc biệt là các hoạt động tài trợ thương mại. Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các NHTM trong nước và quốc tế sẽ làm tăng tính phức tạp trong các quan hệ tín dụng, quan hệ giữa các NHTM cũng như việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia của NHNN, đòi hỏi pháp luật về ngân hàng phải vừa bảo đảm được quyền tự do hoạt động cạnh tranh, hợp tác giữa các TCTD, vừa tăng cường biện pháp kiểm tra, giám sát hoạt động, bảo đảm an toàn hệ thống. Điều 16 Luật Các TCTD năm 1997 quy định: Các tổ chức hoạt động ngân hàng được hợp tác và cạnh tranh với nhau. Nghiêm cấm các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp, gây tổn hại đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, an toàn hệ thống và lợi Ých hợp pháp của các bên. Các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp bao gồm: Khuyến mại bất hợp pháp; thông tin sai sự thật làm tổn hại lợi Ých của TCTD khác và của khách hàng; đầu cơ và lũng đoạn thị trường tiền tệ, vàng, ngoại tệ; các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp khác. Những quy định đó chưa đủ để thực thi pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng. Luật Cạnh tranh được Quốc hội thông qua ngày 03/12/2004, có hiệu lực thi hành từ 01/7/2005 đối với tất cả các ngành, các lĩnh vực hoạt động trên lãnh thổ nước ta, trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Thực tế đó đòi hỏi pháp 84 luật ngân hàng phải tạo được môi trường cạnh tranh kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, nhằm điều chỉnh hoạt động cạnh tranh, tránh những biến động bất lợi đối với nền kinh tế do hoạt động cạnh tranh của các TCTD gây nên; đồng thời tạo môi trường hoạt động lành mạnh cho các TCTD. Hội nhập và cạnh tranh là xu hướng phát triển tất yếu của nền kinh tế toàn cầu, nhất là khi các nước đang dần tiến tới sân chơi chung mang tính khu vực hay ở phạm vi toàn cầu. Thực tiễn đó đòi hỏi các quốc gia cần có chiến lược phát triển toàn diện, nâng cao năng lực cạnh tranh của các thực thể trong nền kinh tế và các hoạt động cạnh tranh này cần được pháp luật hóa để tạo cơ hội bình đẳng, không phân biệt đối xử, các doanh nghiệp có quyền tự do cạnh tranh trong phạm vi pháp luật cho phép; ngăn chặn hành vi vi phạm cạnh tranh, hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội. Tuy nhiên, cạnh tranh trong hoạt động của các TCTD trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu là về lãi suất, cung cấp dịch vụ, các dịch vụ hậu mãi, như tiết kiệm dự thưởng, chăm sóc khách hàng... Do đó, pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng cần quán triệt các quan điểm sau đây:  Bảo đảm quyền tự do kinh doanh, bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các chủ thể tham gia hoạt động ngân hàng;  Nhà nước bảo hộ hoạt động cạnh tranh hợp pháp, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các hành vi phi cạnh tranh, hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh;  Kiểm soát độc quyền có hiệu quả;  Bảo đảm an toàn hoạt động và an toàn hệ thống ngân hàng;  Bảo đảm cho các TCTD luôn cạnh tranh và hợp tác với nhau, không chỉ giữa các TCTD trong nước mà cả với các TCTD nước ngoài. 85 Nội dung pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng cần tập trung vào các vấn đề như thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường để hạn chế cạnh tranh, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, chế tài xử lý đối với các tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, trong đó, ngoài biện pháp xử phạt hành chính, còn cần có biện pháp bổ sung như cải chính thông tin, buộc công khai xin lỗi trên các phương tiện thông tin đại chúng, bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra... Cùng với thiết chế cạnh tranh, Chính phủ cũng cần thiết lập hệ thống điều tiết các quan hệ ngân hàng để bảo đảm vai trò của các TCTD trong nước, sự bình đẳng, tự do hoạt động của các TCTD nước ngoài, đồng thời tạo môi trường hoạt động ngân hàng an toàn, phù hợp thông lệ quốc tế. 1.2. Hoàn thiện quản lý nhà nước về thị trường và thương mại Để phát triển các hoạt động tài trợ thương mại tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam cần phải hoàn thiện quả lý nhà nước về thị trường và thương mại. Hoạt động này nhằm tạo ra được môi trường thuận lợi cho sự phát triển của thị trường cũng như các hoạt động thương mại trong nước. Cụ thể để thúc đẩy phát triển thị trường và thương mại chính phủ nên thực hiện các nhiệm vụ sau: Mét là, cải thiện môi trường kinh doanh và tạo điÒu kiện thóc đẩy các đơn vị kinh tế nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh. Hai là, mở réng và nâng cao hiệu quả đầu tư. Ba là, tạo bước phát triÓn míi trong quan hệ kinh tÕ đối ngoại, cả về xuÊt nhập khÈu lÉn đầu tư trùc tiÕp, tiÕp nhận viện trợ phát triÓn và héi nhập kinh tÕ quèc tÕ. “Những nỗ lùc xây dùng và hoàn thiện khung pháp lý 86 nhằm giúp các DN kinh doanh thuận lợi sẽ được tiÕp tôc đẩy mạnh víi 17 luật và 16 pháp lệnh sẽ được thông qua 1.3. Mở rộng hoạt động đối ngoại. Chủ động ký kết các công ước quốc tế, Luật, Hiệp định…mới. Tiếp tục phê chuẩn hoặc tham gia toàn bộ hay từng phần các Công ước quốc tế, hiệp định, Luật quốc tế hiện hành nhằm tạo ra hành lang pháp lý cho các hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động tài trợ thương mại quốc tế nói riêng. Từ đó tạo ra hành lang pháp lý ổn định cho các lé trình hợp tác và kinh doanh quốc tế. 2. Giải pháp vi mô 2.1. Quản lý chặt chẽ hoạt động tài trợ thương mại của các NHTM 2.1.1. Nâng cao chất lượng thẩm định tài trợ Thẩm định tài trợ thương mại có ý nghĩa rất quan trọng đối với hiệu quả của hoạt động tài trợ. Nếu các ngân hàng chú trọng đến việc thẩm định thì sẽ tránh được những rủi ro sau này, tránh được những khoản nợ khó đòi ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động của tài trợ thương mại. Đối tượng của thẩm định tài trợ thương mại là mức độ tin cậy và tính chất khả thi của hợp đồng xuất khẩu mà khách hàng sử dụng làm cơ sở để vay vốn ngân hàng. Tùy theo hình thức tài trợ thương mại mà nhân viên thẩm định sẽ có cách thẩm định khác nhau. Nhưng nhìn chung mục tiêu của việc thẩm định tài trợ thương mại là đánh giá một cách chính xác và trung thực khả năng thu hồi vốn từ việc tài trợ cho hợp đồng xuất nhập khẩu khi ngân hàng quyết định cấp tín dông - Thẩm định tài trợ nhập khẩu Thẩm định tính chất pháp lý và hiệu quả tài chính của hợp đồng nhập khẩu. Trước tiên khi thẩm định ta cần phải lưu ý đến các khía cạnh pháp lý trong nước cũng như quốc tế của hợp đồng nhập khẩu. Phòng thanh toán 87 quốc tế của các ngân hàng thụ lý hầu hết các hợp đồng nhập khẩu mà khách hàng xin tài trợ. Do đó khi thẩm định tính chất pháp lý của hợp đồng cần phối hợp chặt chẽ với phòng thanh toán quốc tế. Thẩm định hiệu quả tài chính của hợp đồng nhập khẩu, nhân viên tín dụng cần quan tâm đến mục đích nhập khẩu hàng hóa là gì. Nếu hàng hóa nhập để bán ra thị trường thì nên thẩm định thêm các yếu tố khác như nhu cầu thị trường, thị phần của khách hàng về loại sản phẩm , giá cả và dự báo sư biến động của thị trường sản phẩm trong tương lai. Để thẩm định được những yếu tố này yêu cầu nhân viên tín dụng phải có hiểu biết sâu rộng về thị trường cũng như nghiệp vụ chuyên môn; nếu hàng nhập khÈu làm nguyên liệu sản xuất hàng hóa thì công việc thẩm định nói chung là phức tạp hơn, đòi hỏi nhân viên thẩm định các yếu tố tác động sau:  Tình hình sản xuất nguyên liệu trong nước thay thế hàng nhập khẩu  Sản phẩm sản xuất ra từ nguyên liệu nhập khẩu sẽ tiêu thụ ra sao. Phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng như thế nào  Thẩm định rủi ro ngoại hối đối với hợp đồng nhập khẩu. Hầu hết các hợp đồng nhập khẩu đều chứa đựng các rủi ro ngoại hối khi phát sinh khi ngoại tệ nhập khẩu tăng giá so với nội tệ. Sự tăng giá này làm cho chi phí nhập khẩu tăng lên khiến cho hợp đồng nhập khẩu mà ngân hàng tài trợ giảm hiệu quả. Vấn đề này nhân viên tín dụng cũng cần phải thẩm định và dự báo trước khi quyết định tài trợ cho khách hàng. Nhờ thế mà có thế đảm bảo được khả năng thu hồi nợ đồng thời giúp khách hàng tránh được những rủi ro ngoại hối. Để thẩm định đượ những rủi ro này nhân viên tín dụng cần có những hiểu biết về thị trường ngoại hối, cần cập nhật thông tin và những dự báo về thị trường ngoại hối trong tương lai.  Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng. Khi phân tích thẩm định dự án ngân hàng chủ yếu dùa vào hiệu quả tài chính của phương 88 án kinh doanh hàng nhập khẩu và kỳ vọng thu hồi nợ từ doanh thu tiêu thụ hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, do việc thẩm định và quyết định cho vay ở hiện tại trong khi việc thu hồi nợ xảy ra trong tương lai. Vì vậy, ngoài thẩm định hiệu quả hoạt động nhập khẩu và việc thu hồi nợ còn khải căn cứ vào tình hình của doanh nghiệp  Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay khi xem xét tài trợ nhập khẩu ngân hàng yêu cầu một số khách hàng do chưa có giao dịch thường xuyên hoặc chưa có uy tín với ngân hàng phải có tài sản đảm bảo tiền vay  Thẩm định kỹ năng và trình độ quản lý của người điều hành kỹ năng và trình độ quản lý của người điều hành doanh nghiệp cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng thu hồi nợ. Do đó ngoài thẩm định những nội dung nêu trên cần thẩm định kỹ năng và trinh độ quản lý của người điều hành đặc biệt là với doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Thẩm định tài trợ xuất khẩu Phần lớn cũng giống như thẩm định tài trợ nhập khẩu nên phần này ta tập trung phân tích hiệu quả tài chính của hợp đồng xuất khẩu. Hiệu quả hợp đồng tài trợ xuất khẩu có tác động lớn đến khả năng thu hồi nợ. Thẩm định hiệu quả tài chính của hợp đồng xuất khẩu theo các khía cạnh sau đây:  Thẩm định doanh thu và chi phí của hợp đồng xuất khẩu  Hầu hết các hợp đồng xuất khẩu đều được thực hiện trong ngắn hạn. Thẩm định hiệu quả tài chính nên tập trung vào phần thẩm định doanh thu và ổn định chi phí. Doanh thu xuất khẩu thể hiện trong hợp đồng thương mại và L/C  Thẩm định rủi ro ngoại hối khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu  Trong điều kiện thị trường ngoại hối biến động mạnh, rủi ro ngoại hối có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả của hợp đồng xuất khẩu 89  Thẩm định rủi ro khi thực hiện hợp đồng bao thanh toán xuất khẩu Bao thanh toán quốc tế là một hình thức phổ biến ở các nước phát triển. Nhưng ở Việt Nam từ năm 2004 theo quyết định số 1096/2004/QĐ- NHNN (qui chế về bao thanh toán) bao thanh toán được NHNN cho phép các NHTM thực hiện. Cho đến nay có một số ngân hàng cũng đã thực hiện nghiệp vụ này. Bao thanh toán quốc tế ngoài việc có thể sử dông nh­ mét công cụ tài trợ xuất khẩu còn là phương thức thanh toán thay thế L/C. Nói chung thẩm định bao thanh toán thường phức tạp hơn so với các nghiệp vụ khác. Vì đòi hỏi phải thẩm định từ hai phía nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu và rủi ro phụ thuộc vào loại hình bao thanh toán mà nhà xuất khẩu yêu cầu.  Nếu nhà xuất khẩu yêu cầu bao thanh toán truy đòi thì nhân viên tín dụng thẩm định khả năng trả nợ của cả nhà xuất khẩu lẫn nhà nhập khẩu. Mặc dù người trả nợ cuối cùng là nhà nhập khẩu, nhưng trong bao thanh toán truy đòi ngân hàng có thể đòi tiền người xuất khẩu nếu nhà nhập khẩu không trả được tiền. Do đó phải thẩm định khả năng trả nợ của cả hai bên.  Nếu nhà xuất khẩu yêu cầu bao thanh toán miễn truy đòi thì nhân viên tín dụng chỉ cầm thẩm định khả năng trả nợ của người nhập khẩu vì trong trường hợp này người chị trách nhiệm trả nợ là người nhập khẩu. Nếu người nhập khẩu không trả được nợ thì Ngân hàng gánh chịu rủi ro. Thế nhưng việc thẩm định nhà nhập khẩu lại gặp rất nhiều khó khăn do đối tượng cần thẩm định lại ở nước ngoài. Thông thường để thẩm định khả năng trả nợ của người nhập khẩu ngân hàng thực hiện bao thanh toán phải thông qua ngân hàng đại lý bên nước người nhập khẩu. Tóm lại, trước khi ngân hàng quyết định tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu nhân viên tín dụng cần thẩm định và cung cấp thông tin đầy đủ 90 cho ban lãnh đạo về khả năng trả nợ của khách hàng. Như vậy để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế thì công tác thẩm định là vô cùng quan trọng và yêu cầu đạt ra là phải nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như khả năng hiểu biết sâu rộng, nắm bắt thị trường của nhân viên thẩm định tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng chức năng của thẩm định nhằm cung cấp thông tin nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng chứ không phải hoàn toàn loại bỏ được rủi ro. Do đó sẽ là sai lầm nếu xem thường hoặc quá chú trọng vào vai trò của công tác thẩm định. - Để nâng cao chất lượng của tài trợ thương mại các ngân hàng cần  Thu thập và sử lý thông tin giúp các nhà thẩm định có thể hiểu biết được về khách hàng của mình sâu rộng hơn. Các thông tin tài chính thu thập từ các bản báo cáo tài chính, từ hồ sơ lưu trữ của ngân hàng từ đó đưa ra được những thông số như khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, điểm hòa vốn…  Thực hiện đúng nội qui, quy trình thẩm định: cần phát huy hoạt động của hội đồng tín dụng tại các chi nhánh và thường xuyên phối hợp với các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia từng ngành nghề để nâng cao chất lượng thẩm định. Phải luôn đảm bảo tính pháp lý trong quá trình thẩm định và xác định trách nhiệm của cán bộ thẩm định. Nếu chóng ta nâng cao chất lượng thẩm định tài trợ xuất nhập khẩu thì sẽ giảm thiểu được rủi ro, giảm được tỉ lệ nợ xấu và nợ quá hạn từ đó nâng cao được hiệu quả của hoạt động tài trợ thương mại của các ngân hàng. 2.1.2. Quản lý rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế là hoạt động của ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Để hạn chế rủi ro thì các ngân hàng phải thực hiện tốt các nguyên tắc sau trong quản lý rủi ro: 91 - Lãnh đạo các ngân hàng cần đề ra chiến lược phòng ngõa rủi ro ngắn hạn và dài hạn và đề ra các giải pháp để xử lý khi có rủi ro xảy ra. - Tôn trọng triệt để vấn đề chất lượng tín dụng theo nguyên tắc tăng dư nợ tín dụng đồng thời giảm dư nợ xấu. Để thực hiện nguyên tắc này cần thực hiện đầy đủ và nghiêm túc quy trình thẩm định. - Các ngân hàng cần sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro nội bé để quản lý rủi ro tín dụng đồng thời thiết lập một hệ thống cung cấp thông tin và kỹ thuật phân tích lượng hóa rủi ro trong các giao dịch kinh doanh của mình. - Xây dựng cơ chế giám sát tài trợ tổng thể: giám sát phương án vay mượn của khách hàng, cách sử dụng tín dụng của khách hàng có đúng mục đích hay không… - Để hạn chế rủi ro về tỷ giá và lãi xuất các NHTM nên phát triển các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối nh­: Hợp đồng mua bán kỳ hạn, nghiệp vụ SWAP về tỷ giá và lãi suất. Nghiệp vụ mua bán kỳ hạn có thể sử dụng trong cả tài trợ xuất khẩu và cả tài trợ nhập khẩu. Phòng tránh rủi ro về biến động tỷ giá của nhà nhập khẩu khi đến hạn trả, của nhà xuất khẩu khi đến hạn thu tiền được thực hiện bằng việc mua bán ngoại tệ với ngân hàng tài trợ, ngân hàng tài trợ lại thực hiện các nghiệp vụ đối ứng với các ngân hàng khác hoặc các khách hàng khác. 2.2. Cung cấp cho khách hàng dịch vụ tài trợ hoàn thiện Hoạt động tài trợ thương mại gắn liền với hoạt động thương mại, và mỗi một thương vụ thường trải qua nhiều giai đoạn khác nhau làm phát sinh nhiều nghiệp vụ ngân hàng khác nhau như: - Đối với ngân hàng người nhập khẩu: Trên cơ sở hợp đồng ngoại thương ngân hàng sẽ tham gia với vai trò là ngân hàng mở L/C và 92 nhận ký quĩ theo yêu cầu của người nhập khẩu. Bán ngoại tệ cho nhà nhập khẩu để thanh toán tiền hàng. - Đối với ngân hàng người xuất khẩu: thực hiện nghiệp vụ thông báo và xác nhận L/C. Trên cơ sở đơn đặt hàng hay thư tín dụng ngân hàng sẽ tham gia tài trợ cho nhà xuất khẩu theo nghiệp vụ tài trợ trước khi giao hàng như: cho vay thực hiện đơn đặt hàng hay thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán. Sau khi giao hàng để thu hồi tiền hàng cho nhà xuất khẩu ngân hàng sẽ gửi bộ chứng từ theo theo yêu cầu của L/C và thực hiện thủ tục đòi tiền, để đáp ứng vốn cho nhà xuất khẩu ngân hàng sẽ tài trợ cho nhà xuất khẩu thông qua nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất. Đối với trường hợp bán hàng trả chậm ngân hàng sẽ thực hiện nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu đã được chấp nhận và còn thời hạn. Khi đến hạn thanh toán ngân hàng sẽ thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, thu tiền hàng về cho nhà xuất khẩu. Lúc này ngân hàng sẽ mua ngoại tệ bán nội tệ để nhà xuất khẩu tiếp tục thực hiện làm hàng xuất khẩu. Chóng ta có thể nhận thấy rằng nếu các công đoạn của một thương vụ bị tách ra để các ngân hàng khác nhau thực hiện thì hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại sẽ giảm đi rất nhiều. Ví dụ: một ngân hàng tài trợ cho nhà xuất khẩu nhưng bộ chứng từ lại xuất trình ở một ngân hàng khác do đó ngân hàng tài trợ sẽ không kiểm soát được nguồn thu để thu hồi khoản cho vay. Như vậy, để hoạt động tài trợ thương mại có hiệu quả thì ngân hàng tài trợ phải tham gia vào hoạt động thanh toán với vai trò là ngân hàng thông báo và ngân hàng chiết khấu bộ chứng từ. Hơn nữa, còn có 3 vấn đề sau cần lưu ý:  Khách hàng thường mong muốn từ khách hàng một dịch vụ hoàn hảo.  Khi ngân hàng cung cấp dịch vụ hoàn hảo thì sẽ phòng tránh rủi ro và thu hót được nhiều khách hàng. 93  Hoạt động dịch vụ ngân hàng khép kín sẽ làm tăng lợi nhuận từ phí dịch vụ và hoa hồng. Đây cũng là xu hướng hoạt động tích cực của các ngân hàng hiện đại. 2.3. Xây dựng hệ thống các ngân hàng đại lý rộng khắp trên toàn thế giới Một hệ thống ngân hàng rộng khắp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc phát triển hoạt động tài trợ thương mại. Để thu hồi được vốn tài trợ cần phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng đại lý tại nước ngoài. Mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng trên thế giới theo định hướng lùa chọn những ngân hàng có uy tín. Nhờ mối quan hệ đại lý này làm giảm chi phí xâm nhập thị trường nước ngoài tận dụng được bộ máy quản lý của các ngân hàng đại lý để phục vụ hoạt động kinh doanh của mình. Thông qua mối quan hệ đại lý với các ngân hàng đại lý chóng ta tận dụng được các hạn mức tín dụng, hạn mức xác nhận L/C, hạn mức thanh toán, hạn mức tái tài trợ L/C, hạn mức kinh doanh ngoại tệ và ký kết các hiệp định khung vay vốn trung và dài hạn cho dù án nhập thiết bị công nghệ. Để làm được điều này thì quy mô kinh doanh của các ngân hàng phải lớn đÓ tạo uy tín trên thương trường. Các ngân hàng đại lý tại các nước không chỉ là đối tác kinh doanh quan trọng mà còn là nguồn cung cấp thông tin và tư vấn đáng tin cậy về khách hàng trong các thương vụ và giao dịch khác có liên quan. Ví dô nh­: trong công tác thẩm định tài trợ xuất khập khẩu đối với các khách hàng nước ngoài. Tuy nhiên, việc phát triển hoạt động tài trợ thương mại không chỉ dùa vào việc phát triển quan hệ ngân hàng đại lý ma cần tiến sâu vào thị trường nước ngoài bằng cách mở văn phòng đại diện và lập các chi nhánh ở nước ngoài để mở rộng kinh doanh và hỗ trợ xuất nhập khẩu cũng như hoạt động đầu tư nước ngoài. 94 2.4. Xây dựng chiến lược dài hạn để định hướng cho hoạt động tài trợ thương mại tại các Ngân hàng thương mại Để cung cấp các hình thức tài trợ thương mại được tốt hơn các Ngân hàng thương mại cần phải xây dựng chiến lược dài hạn để định hướng cho hoạt động tài trợ thương mại phát triển. Để xây dựng chiến lược dài hạn cần làm tốt những biện pháp sau: - Nghiên cứu tập tính thái độ và đặc biệt là động cơ của khách hàng trong việc lùa chọn ngân hàng cũng như nhu cầu của khách hàng đối với các nghiệp vụ tài trợ thương mại. Để có được những thông tin chính xác đầy đủ và có giá trị về khách hàng cần thu thập thông tin một cách có hệ thống, thường xuyên và tập trung vào “Hồ sơ khách hàng”. Đây là ngiệp vụ lâu dài và cần thiết để nghiên cứu liên tục những tập tính của khách hàng. - Nghiên cứu chủ trương, chính sách của nhà nước đối với việc phát triển của từng ngành, từng loại hàng hóa có liên quan đến xuất nhập khẩu, để trên cơ sở đó mới định hướng cho cơ cấu tài trợ của các Ngân hàng thương mại. Ngoài ra, các Ngân hàng còn phải quan tâm đến nghiên cứu thị trường, sự biến đổi qui mô cơ cấu và các yếu tố tác động đến các hoạt động của Ngân hàng. Thực hiện tốt việc nghiên cứu thị trường này, ngân hàng mới có khả năng đưa ra cách chính sách đúng đắn, cũng như các chiến lược phát triển lâu dài cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và hoạt động tài trợ thương mại nói riêng. 2.5. Đa dạng hóa các hoạt động tài trợ thương mại quốc tế Cho đến nay hoạt động tài trợ thương mại của các NHTM chưa đa dạng, chỉ tập trung vào một vài hình thức tài trợ truyền thống như: cho vay xuất nhập khẩu có đảm bảo , thế chấp, bảo lãnh, chiết khẩu bộ chứng từ 95 hàng xuất, cho vay thế chấp chứng từ hàng xuất khẩu. Gần đây, một số NHTM như ngân hàng Á Châu, ngân hàng Kỹ Thương, Ngân hàng Sacombank, ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam, ngân hàng Quốc tế thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán quốc tế, so với sự phát triển nghiệp vụ này trên thế giới thì các NHTM Việt Nam còn rất non trẻ. Hiện nay các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh có nhiều hình thức tài trợ đang thu hót được nhiều khách hàng. Các nghiệp vụ tài trợ thương mại đang chuyển dịch sang các ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Nhiều mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam như: xuất khẩu gạo được thanh toán qua ngân hàng BNP của Pháp; xuất khẩu than chủ yếu qua ngân hàng City bank của Mỹ; thủy sản qua Natexis của Pháp; cà phê qua Deutsche của Đức...Nguyên nhân là do các ngân hàng nước ngoài có sản phẩm dịch vụ đa dạng, phong phú và hoàn hảo hơn các NHTM Việt Nam. Như vậy, để nâng cao hiệu quả của hoạt động tài trợ thương mại các NHTM Việt Nam phải đa dạng hóa các loại hình dịch vụ thương mại quốc tế để khách hàng có nhiều cơ hội lùa chọn loại hình phù hợp với đặc thù kinh doanh của mình nhằm mục đích giảm thiểu chi phí tối đa hóa lợi nhuận và kinh doanh có hiệu quả. Ngoài các nghiệp vụ tài trợ truyền thống nên triển khai mạnh mẽ các loại hình như bao thanh toán và các hình thức sau:  Khai thác nguồn tài chính bên ngoài để tài trợ bắc cầu cho người nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam hoặc tài trợ cho ngân hàng ở nước người nhập khẩu thông qua nghiệp vụ chiết khấu kỳ phiếu của người nhập khẩu.  Cấp tín dụng thương mại ngắn hạn thông qua các ngân hàng nhập khẩu: các NHTM sẽ chọn một số ngân hàng có uy tín ở nước người nhập khẩu hàng Việt Nam để ký thỏa thuận ngân hàng, trong đó cam kết cấp cho họ một hạn mức tín dụng thương mại ngắn hạn. Dùa trên hạn mức 96 này các ngân hàng nước nhập khẩu sẽ tự tài trợ cho người nhập khẩu hàng Việt Nam và các ngân hàng này trực tiếp nhận nợ với NHTM Việt Nam.  Thanh toán hàng đổi hàng: có thể giúp doanh nghiệp hai nước thay vì phải tìm nguồn tài trợ có thế nhận trực tiếp hàng hóa mà mình có nhu cầu. Các NHTM Việt Nam có thể tham gia thúc đẩy loại hình thương mại này qua hình thức phát hành bảo lãnh đối ứng. 2.6. Nâng cao năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế cần rất nhiều vốn để tài trợ cho khách hàng mà hơn nữa có huy động được nhiều vốn thì cá ngân hàng mới có thể mở rộng được hoạt động cho vay và cũng mới tài trợ được cho những dự án lớn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Nguồn vốn có thể huy động từ trong và ngoài nước. Trong nước có thể huy động tiền gửi từ cá nhân hoặc doanh nghiệp phát hành cổ phiếu để tăng vốn tự có. Một số giải pháp tăng quy mô, năng lực tài chính cho các NHTM 2.6.1. Tiếp tục phát hành cổ phiếu tăng vốn tự có Giải pháp bán cổ phiếu để tăng vốn tự có đã được các NHTM áp dụng mạnh mẽ trong thời gian vừa qua và đạt được kết quả rất đáng khích lệ. Nhất là việc các NHTM đã tìm đến các đối tác nước ngoài là những ngân hàng và công ty tài chính lớn, chính nhờ việc bán cổ phiếu cho những đối tác chiến lược đó đã tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều cho các NHTM trong việc tăng cường được năng lực tài chính. 2.6.2. Tăng cường hiệu quả kinh doanh, tự bổ sung vốn tự có Có thể nói đây là giải pháp an toàn lâu dài và đảm bảo tính bền vững nhất trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam Vì vậy cần ưu tiên để thực hiện giải pháp này. Ngân hàng nhà nước có thể ban hành qui định về việc giữ lại một tỷ lệ nhất định và hợp lý từ nguồn lợi nhuận thu được hàng năm để tăng vốn tự có của các NHTM Việt Nam 97 2.6.3. Sáp nhập các NHTM để tăng qui mô vồn tự có Mua bán sáp nhập (M&A) là xu thế lớn của ngành ngân hàng và tài chính trên thế giới. Trên thế giới, mỗi năm có hàng ngàn vụ M&A. Tại Mỹ đã có đến 180-200 cuộc sáp nhập, trong đó những cuộc sáp nhập lớn nh­ JP Morgan và Chase để trở thành tập đoàn JP Morgan Chase. Các vụ sáp nhập nh­ vậy đều do các ngân hàng đầu tư đứng ra làm môi giới. Những vụ sáp nhập Êy không chỉ có trong khuôn khổ ngành ngân hàng tài chính mà còn có các tập đoàn công nghiệp, tập đoàn khoáng sản, tập đoàn dịch vụ khác… Nền tảng của thị trường sáp nhập là thị trường nợ_vốn là thị trường đang phát triển rất mạnh trên thế giới. Lý do sáp nhập là để có lợi cho cả 2 phía, cả người đi sáp nhập và người được sáp nhập, chủ yếu để bảo vệ và phát triển thị phần của mình. Một lý do khác là ngân hàng muốn đầu tư, kinh doanh ở các lĩnh vực khác nhằm phân tán rủi ro. Thông thường các ngân hàng kinh doanh nhỏ, tổ chức tài chính nhỏ sáp nhập với ngân hàng lớn, tổ chức tài chính lớn vì các ngân hàng nhỏ do hạn chế qui mô nên không đủ vốn, nhân lực,trình độ để phát triển dịch vụ mới. Trong khi đó các ngân hàng lớn có đủ điều kiện để làm điều đó. Chẳng hạn, một ngân hàng nhỏ muốn phát triển một thị trường giao dịch ngoại tệ thì phải có đầu tư lớn về công nghệ, nhân lực và năng lực quản trị rủi ro. Điều này vượt quá khả năng của một ngân hàng nhỏ, trong khi đó lĩnh vực kinh doanh ngoại hối là lĩnh vực có nhiều thuận lợi nhưng khó triển khai đối với những ngân hàng nhỏ. Do vậy, khi ngân hàng nhỏ sáp nhập và ngân hàng lớn nhằm mục đích tham gia vào hoạt động dịch vụ để chia sẻ lợi nhuận mà bản thân họ không làm được. Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng nh­ hiện nay, các ngân hàng đòi hỏi phải nâng qui mô hoạt động phù hợp với nền kinh tế. Một ngân hàng muốn phát triển nhanh thì cần có qui mô đủ lớn và tiềm lực để khai thác 98 hết các cơ hội kinh doanh. Các ngân hàng nhỏ không đủ khả năng để làm việc này. Vì vậy, sáp nhập được hiểu một cách rất tích cực là nhằm tập hợp và thống nhất sức mạnh để đầu tư, phát triển và khai thác tiềm năng của thị trường. Điều đó quan trọng hơn là kiểu suy nghĩ cũ kỹ: thôn tính, lật đổ… Ở Việt Nam, trong quá khứ đã có một vài cuộc sáp nhập ngân hàng hay là tương tù nh­ vậy. Nguyên nhân là do một số ngân hàng nhỏ gặp những khó khăn lớn về thanh khoản đã buộc phải sáp nhập vào ngân hàng lớn. Quá trình sáp nhập này là một quá trình sáp nhập bắt buộc, không phải là sáp nhập tự nguyện trên nền tảng chiến lược kinh doanh đúng đắn. Thực tế thì Việt Nam chưa có trường hợp nào sáp nhập theo thông lệ quốc tế. Đó là bảo vệ, mở rộng thị phần hoặc nâng cao khả năng khai thác thị trường. Nhìn chung, sáp nhập ở Việt Nam hiện nay còn rất hạn chế do cạnh tranh trên thị trường chưa thực sự gay gắt do cơ hội kinh doanh để kiếm lời trong một nền kinh tế chuyển đổi hiện nay còn khá lớn. Nói cách khác, tốc độ phát triển thị trường và nhu cầu về ngân hàng còn lớn nên các ngân hàng chưa cảm nhận một cách mạnh mẽ sức Ðp cạnh tranh để tồn tại và phát triển của mình. Vì vậy trào lưu và xu hướng sáp nhập chưa thật sự sôi động. Tuy nhiên, trong tương lai gần vấn đề sẽ khác đi. Nhiều ngân hàng Việt Nam hiện nay xét cả về qui mô, nguồn nhân lực, trình độ công nghệ và trình độ quản lý chưa đủ khả năng hoạt động trên các lĩnh vực dịch vụ tài chính mới. Mặt khác, mức độ cạnh tranh ngày cành trở nên gay gắt hơn, các dịch vụ truyền thống nh­ tín dụng ngày càng có lợi nhuận thấp sẽ đẩy các ngân hàng phát triển các dịch vụ tài chính mới. Hơn thế nữa khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính vào năm 2010, các ngân hàng muốn phát triển nhanh nhất cần phải tính đến M&A. Đó là chiến lược kinh doanh ngắn nhất để đạt hiệu quả cao và cũng là phương thức đầu tư Ýt tốn kém nhất. Ngoài ra, cùng với việc phát triển thị trường nợ và thị trường chứng khoán thì M&A sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nó 99 sẽ được thực hiện thông qua các giao dịch mua bán nợ, mua bán chứng khoán dưới sự tư vần của các ngân hàng đầu tư lớn. 2.7. Trang bị cơ sở vật chất, hệ thống kỹ thuật công nghệ hiện đại Để đáp ứng được các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, đảm bảo thông suốt với hệ thông ngân hàng thế giới va đảm bảo an toàn trong kinh doanh của ngân hàng cần trang bị hệ thống kỹ thuật bao gồm: mạng SWIFT, hệ thống vi tính (đặc biệt là máy chủ),… Hiện đại hóa ngân hàng là một giải pháp tối ưu không chỉ đối với việc hoạt động tài trợ thương mại mà còn mang lại lợi Ých nhiều mặt cho tất cả các hoạt động của ngân hàng như: đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh trong cuộc chạy đua với các NHTM khác, giảm thiểu chi phí giao dịch, tăng cường khả năng quản lý rủi ro… Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong ngân hàng như nâng cấp máy chủ, nâng cấp hệ thông lưu trữ cho trung tâm xử lý, ứng dụng các giải pháp phần mềm dịch vụ ngân hàng cho các dòng sản phẩm dịch vụ trực tuyến… 2.8. Phát triển nguồn nhân lực với đội ngò cán bộ tài trợ thương mại có tính chuyên nghiệp cao Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố mang tính cạnh tranh và ảnh hưởng lớn đến việc triển khai thành công hay thất bại các chiến lược đặt ra của các NHTM. Với sực chênh lệch về giá cả sản phẩm dịch vụ trong các ngân hàng là không đáng kể thì việc phục vụ khách hàng của nhân viên ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc nhận xét, đánh giá của người sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Hiện nay, nguồn nhân lực ngành ngân hàng đang thiếu trầm trọng nhất là những cán bộ có kinh nghiệm, đặc biệt là trong các NHTM. Hơn 100 nữa nguồn nhân lực cho các bộ phận tài trợ thương mại lại càng đòi hỏi cao hơn. Không những chuyên môn nghiệp vụ giỏi mà còn cần thông thạo ngoại ngữ, hiểu biết sâu rộng về thị trường trong và ngoài nước , am hiểu các luật lệ, tập quán quốc tế và luật pháp quốc gia. Các cán bộ tài trợ thương mại phải được đào tạo có đầy đủ năng lực và có tính chuyên nghiệp cao. Để đáp ứng được nhu cầu to lớn về nguồn nhân lực các ngân hàng thương mại nên xây dựng chính sách tuyển dụng, thu hót nguồn nhân lực. - Xây dựng lại các chiến lược về thu hót và giữ nhân tài. Các chiến lược này phải chú trọng vào việc tạo ra một môi trường văn hóa đề cao những các nhân có thành tích là việc suất sắc; đưa ra những khuyến khích có giá trị và hấp dẫn. Thêm vào đó, hiện nay các ngân hàng nên thường xuyên mở những khóa huấn luyện để nâng cao trình độ và nghiệp vô cho nhân viên. Chú trọng nuôi dưỡng và đào tạo những sinh viên ưu tó, có năng lực và phẩm chất ngay sau khi vừa mới tốt nghiệp. - Tuyển dụng và phát triển các nhà lãnh đạo có đủ năng lực và phẩm chất Các nhà lãnh đạo cần có những năng lực gì để thu hót và giữ nhân tài? Công tác đào tạo, phát triển các nhà lãnh đạo có vai trò như thế nào trong việc giúp họ có được những năng lực này? Trước tiên, sự tương tác giữa người và người là yếu tố quan trọng nhất trong việc tạo ra nguồn cảm ứng là việc cho các nhân tài và giữ họ lại tổ chức. Các nhà lãnh đạo phải hiểu rõ những điều gì có thể động viên nhân viên. Nãi chung, nhân viên thường đánh giá cao tính chân thất, cởi mở, trung thực, liêm chính ở các nhà lãnh đạo. Nghiên cứu cho thấy,các nhà lãnh đạo cần phải có năm năng lực, phẩm chất hàng đầu sau: 101  Nhận ra tiềm năng của nhân viên và phát triển những nhân viên có khả năng nhất  Giúp các nhân viên vượt qua những giới hạn khả năng bản thân họ  đặt ra những mục tiêu rõ ràng và có những phản hồi chân thaatk, khác quan cho các nhân viên  Thể hiện sự đam mê voi công việc, nhiệt tình trong các mối quan hệ, xây dựng một môi trường làm việc đầy niềm tin 2.9. Đổi mới phương thức phục vụ khách hàng 2.9.1. Chủ động tìm đến khách hàng Việc chủ động tìm đến khách hàng vay vốn là vấn đề trọng tâm trong chiến lược cạnh tranh. Khi chủ động tìm đến khách hàng để mời khách hàng vay vốn thì phải có thông tin trước, hay nói cách khác phải thẩm định trước khách hàng mà mình lùa chọn. Điều đó sẽ tránh được sự phân tán vào các thông tin do khách hàng chủ động cung cấp (các thông tin này thường theo hướng có lợi cho khách hàng) và bị giới hạn bởi thời gian thẩm định trong trường hợp khách hàng tự tìm đến ngân hàng. Mặt khác, việc chủ động tìm đến khách hàng là một biện pháp tiếp thị rất hiệu quả (nhất là đối với những doanh nghiệp mới thành lập hoặc mới vay vốn ngân hàng lần đầu và kể cả những khách hàng đã từng vay ngân hàng khác khi sự có mặt của mình đúng vào lúc mà khách đang lưỡng lự giữa việc lùa chọn ngân hàng tài trợ cho mình). Đối tượng khách hàng cần phong phú: có cả các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể. 2.9.2. Xây dựng chiến lược khách hàng Muốn mở rộng hoạt động tài trợ thương mại, các ngân hàng thương mại cần phải xây dựng chiến lược khách hàng đúng đắn, dài hạn, ngân hàng chỉ thực sự thành công khi gắn bó với khách hàng. Giữ và 102 thu hót được một số lượng lớn khách hàng tầm cỡ trong và ngoài nước chính là tạo được khả năng tăng trưởng vốn và đầu tư cho Ngân hàng. Trong việc xây dựng chiến lược khách hàng có thể cần thực hiện các vấn đề sau: - Củng cố và phát triển khách hàng truyền thống - Phát triển các khách hàng mới - Mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác với các Ngân hàng bạn trong và ngoài nước, các tổ chức tài chính quốc tế để tranh thủ ngoại lực quốc tế, đồng thời để mở rộng mạng lưới thông tin về khách hàng Ngân hàng phải tạo được uy tín với khách hàng trong việc đảm bảo an toàn tín dụng, hấp dẫn về lợi Ých vật chất với khách hàng. Ngân hàng cần có chính sách giá hợp lý. Mức phí cho các hoạt động tài trợ thương mại cần được qui định có sức hấp dẫn. Cần chú ý là phải thấp hơn các Ngân hàng nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Phí thấp sẽ tạo ra sự hấp dẫn để lôi kéo khách hàng, tuy nhiên phí thấp sẽ ảnh hưởng tới thu nhập của Ngân hàng. Điều quan trọng trong chính sách giá của Ngân hàng là áp dụng mức giá sao cho phù hợp với từng loại khách hàng, từng đối tượng, từng loại dịch vụ nhằm đạt được không những hiệu quả kinh doanh mà còn hiệu quả xã hội. 2.9.3. Đẩy mạnh công tác tiếp thị Có rất nhiều cách và phương thức tiếp thị khác nhau, nhưng cần khải lùa chọn hình thức phù hợp, hiệu quả đối với từng đối tượng, từng khu vực khách hàng. Hiện nay, hầu hết các NHTM mới chỉ quảng cáo trên truyền hình, báo và internet. Với lượng thông tin vắn tắt và đối tượng người đọc bị hạn chế mà phần lớn là các cơ quan hành chính sự nghiệp. Việc áp dụng nhiều hình thức tiếp thị khác nhau theo từng đối tượng cụ thể là rất cần thiết, như: trực tiếp tìm đến khách hàng, giới thiệu các tiện Ých và hoạt 103 động của ngân hàng, tham gia tìm kiếm khách hàn tại các hội chợ, triển lãm, giới thiệu kỹ cho khách hàng thủ tụ vay vốn và chính sách tín dụng. 2.9.4. Chất lượng phục vụ khách hàng Luôn coi trọng việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và bảo đảm tiện Ých tối đa cho khách hàng. Để làm được điều đó cần: - Nâng cao chất lượng cán bé tín dụng: cán bộ tín dụng có đầy đủ trình độ chuyên môn, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp. Các NHTM nên thường xuyên mở những líp huấn luyện kỹ năng giao tiếp với khách hàng cho nhân viên nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ. - Cải tiến quy trình nghiệp vụ sao cho vẫn đảm bảo tính chặt chẽ nhưng gọn nhẹ giảm bớt các thủ tục giấy tờ không cần thiết nhằm giảm thời và chi phí cho khách hàng. Việc giảm thời gian giao dịch cho khách hàng không những giảm chi phí kinh doanh mà còn tạo cơ hội cho khách hàng kịp thời nắm bắt những cơ hội kinh doanh mới. 104 KẾT LUẬN Tài trợ thương mại không chỉ là mảng hoạt động mang lại lợi Ých to lớn cho các ngân hàng thương mại mà còn hoạt động này còn tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế thương mại của nước ta. Phát triển hoạt động tại trợ thương mại đang là hướng đi đúng đắn và là lĩnh vực đang và sẽ tiếp tục thu được lợi nhuận cao cho ngành ngân hàng thương mại Việt Nam, giúp các ngân hàng thương mại Việt Nam tiếp tục phát triển, nắm vững thị trường trong nước trong bối cảnh hội nhập. Hội nhập đồng nghĩa với một môi trường cạnh tranh hơn nữa khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn lĩnh vực ngân hàng theo cam kết. Phát triển hoạt động tài trợ thương mại cũng đồng nghĩa với việc hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Phát triển hoạt động tài trợ thương mại hơn nữa là điều kiên cần thiết để nhanh chóng phát triển kinh tế Viêt Nam trong bối cảnh hội nhập, giúp đất nước nắm bắt và tận dụng hết được những cơ hội của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Qua nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay” đề tài đã cho thấy tầm quan trọng của việc phát triển các hoạt động tài trợ thương mại đối với hoạt động của Ngân hàng và sự phát triển của nền kinh tế . Bài viết cũng đã phân tích, đánh giá, nhận xét hoạt động tài trợ thương mại tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay đưa ra những kết quả đã mà hoạt động tài trợ thương mại đã đạt được cũng như những khó khăn, hạn chế còn tồn tại. Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp mang tính vĩ mô, 105 những giải pháp mang tính vi mô nhằm phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GS, NGƯT. Đinh Xuân Trình: Giáo trình thanh toán quốc tế, Nhà xuất bản Lao Động- Xã Hội,2006. 2. Nguyễn Quỳnh Lan: Nghiệp vô bao thanh toán, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006. 3. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Vietcombank: Báo cáo thường niên năm 2006 4. Ngân hàng Kỹ Thương Techcombank: Báo cáo thường niên năm 2006, 2007. 5. Ngân hàng Á Châu ACB: Báo cáo thường niên năm 2006, 2007. 6. Ngân hàng xuất nhập khẩu Eximbank: Báo cáo thường niên năm 2006, 2007. 7. Ngân hàng Sài Gòn thương tín Sacombank: Báo cáo thường niên năm 206, 2007. 8. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến: Giáo trình thanh toán quốc tế, Nhà xuất bản thống kê. 9. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến: Cẩm nang thanh toán quốc tế bằng L/C, Nhà xuất bản thống kê. 10. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến: Cẩm nang tài trợ thương mại quốc tÕ, Nhà xuất bản thống kê 106 11. TS. Đặng Thị Nhàn: Cẩm nang về nghiệp vụ bao thanh toán Factoring và Forfaiting trong tài trợ thương mại quốc tÕ, Nhà xuất bản thống kê. Các Website 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. =765

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf11_9828.pdf
Luận văn liên quan