Đề tài Thực trạng và giải pháp sử dụng các công cụ chứng khoán phái sinh trong quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại

Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng các CCPS là một nghiệp vụ tương đối mới mẻ tại Việt Nam.Tuy nhiên việc đầu tư thời gian , công sức và tiền bạc để nghiên cứu và hoàn thiện nghiệp vụ này tại các NHTM có ý nghĩa vô cùng quan trọng.Nó giúp nâng cao tính hiệu quả trong quá trình ứng dụng các CCPS, đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro lãi suất cũng như cải thiện cung cấp chất lượng dịch vụ cho khách hàng.Điều này lại càng có ý nghĩa hơn khi thị trường tài chính tự do hoá hoàn toàn, các lĩnh vực nhạy cảm như ngân hàng sẽ phải đương đầu với nhiều rủi ro cũng như áp lực cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng nước ngoài có nguồn vốn khổng lồ và bề dày kinh nghiệm.

pdf102 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2633 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp sử dụng các công cụ chứng khoán phái sinh trong quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học kinh nghiệm cho Việt Nam. 1.1. Tổng quan chung về sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro lãi suất tại một số nƣớc trên thế giới. Trên thế giới, việc sử dụng CCPS để phòng ngừa rủi ro lãi suất rất phát triển, doanh thu và lợi nhuận từ các giao dịch này ngày càng tăng và chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng giá trị giao dịch của các loại hợp đồng phái sinh. Trong đó, thị trường phái sinh lãi suất là thị trường phái sinh lớn nhất trên thế giới. Các nhà quan sát thị trường ước tính rằng vào tháng 5/2004, giá trị danh nghĩa của các hợp đồng phái sinh lãi suất đạt khoảng 60 nghìn tỷ đôla. Việc đo lường quy mô của thị trường này là tương đối khó, bởi việc giao dịch trên thị trường phái sinh lãi suất phần lớn được diễn ra dưới hình thức phi tập trung (OTC). Theo Hiệp hội quốc tế về phái sinh và hoán đổi ISDA , 80% trong tổng số 500 công ty hàng đầu thế giới đã sử dụng CCPS lãi suất để kiểm soát các dòng tiền của họ tính riêng trong tháng 4/2003. Theo số liệu của Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS – Bank for International Settlements), năm 2007, tổng doanh thu từ các hợp đồng phái sinh lãi suất trên các thị trường phái sinh phi tập trung toàn cầu gia tăng đáng kể, trong đó doanh thu từ các hợp đồng hoán đổi lãi suất có giá trị lớn nhất, đạt khoảng 1.250 tỷ USD; tiếp đến là doanh thu từ các hợp đồng kỳ hạn, đạt khoảng 300 tỷ USD, và doanh thu từ các hợp đồng quyền chọn, đạt khoảng 250 tỷ USD (xem biểu đồ 3). 71 Biểu đồ 3. Doanh thu từ các hợp đồng phái sinh lãi suất Cũng theo kết quả điều tra của BIS về doanh số hoạt động phái sinh lãi suất theo loại tiền tệ tại 54 nước và vùng lãnh thổ thì : năm 2007, đồng Euro đã duy trì được vị trí dẫn đầu doanh số trung bình ngày từ các CCPS lãi suất với 656 tỷ USD chiếm khoảng 38,9%, trong đó chủ yếu là từ thị trường hoán đổi, tiếp theo là Mỹ với 532 tỷ USD chiếm 31,6% với vai trò quan trọng của thị trường kỳ hạn và quyền chọn. Tuy nhiên, xét về tốc độ tăng trưởng thì các giao dịch bằng đồng bảng Anh và yên Nhật lại có mức tăng trưởng doanh số trung bình ngày cao nhất, lần lượt là 91% và 197,8% (năm 2007 so với năm 2004). 1.2. Kinh nghiệm từ một số quốc gia Châu Á. Tại Châu Á, hầu hết thị trường phái sinh tại các quốc gia còn đang ở giai đoạn hết sức sơ khai. Theo khảo sát của BIS về thị trường phái sinh Châu Á năm 2006, giữa sự phát triển của thị trường và những giới hạn (hạn chế tự do hóa) trong chính sách của một số quốc gia có mối liên hệ tỷ lệ nghịch rất chặt chẽ. Theo đó, hai trung tâm tài chính hàng đầu trong khu vực là Hongkong và Singapore đều có thị trường phái sinh phát triển tiên tiến với sự điều tiết của chính phủ ít nhất, trong khi các nước còn lại như Trung Quốc, Indonesia,...đều có thị trường phát triển ở mức thấp và mức độ can thiệp ở mức cao. Trong những năm trở lại đây, đánh giá được tầm quan trọng của các CCPS đối với các nhà kinh doanh và đầu tư, đặc biệt trong điều kiện thị trường biến động, nhiều quốc gia trong khu vực đã cố gắng phát triển các thị trường phái sinh giao dịch qua Sở giao dịch. Đến tháng 3 năm 2004, 6 quốc gia Châu Á đã có thị trường tương lai về lãi suất và trái phiếu là: Hongkong, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Ấn Độ, Riêng Trung Quốc, một thị trường gần với Việt Nam và ít nhiều có sự tương đồng trong văn hóa, chính trị và kinh tế hơn so với các thị trường khác, thì theo kết quả khảo sát về thị trường phái sinh Châu Á năm 2006, quốc gia này chưa có thị trường tập trung cho các giao dịch hợp đồng tương lai lãi suất, cũng như thị trường OTC cho các hợp đồng hoán đổi lãi suất và hoán đổi tiền tệ chéo. 72 Thực tế tại mỗi quốc gia, khi bước đầu xây dựng thị trường phái sinh nói chung và thị trường phái sinh lãi suất nói riêng, họ đều tham khảo những quy định chung về việc thực hiện các giao dịch phái sinh của ISDA. Ví dụ như Thái Lan, NHTW nước này đã tham gia Chương trình nghiên cứu các NHTW do BIS tổ chức theo định kỳ 3 năm một lần với sự tham gia của hơn 50 NHTW của các nước trên thế giới. Những cuộc nghiên cứu định kỳ 3 năm này tập trung vào việc đánh giá và đưa ra giải pháp phát triển đổi với thị trường phái sinh. Thái Lan đã tham gia những cuộc nghiên cứu như vậy 9 năm trước khi ban hành luật phái sinh, và lấy ý kiến của ISDA đối với dự thảo luật phái sinh của mình. Đây chính là một bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng chính sách để xây dựng và phát triển thị trường phái sinh còn non trẻ của nước mình. Tuy vậy, bên cạnh đó, mỗi quốc gia cũng đưa ra những quy định riêng để quản lý, đồng thời thúc đẩy thị trường phát triển sao cho phù hợp với tình hình phát triển của thị trường tài chính tiền tệ tại nước mình. Chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm của NHTW một số nước trong về quản lý giao dịch hoán đổi lãi suất như sau : - NHTW Singapore : Cho phép các NHTM, DN thực hiện các giao dịch hoán đổi lãi suất theo thông lệ quốc tế, các hợp đồng hoán đổi lãi suất được soạn thảo theo mẫu của ISDA; yêu cầu các NHTM, DN cung cấp hợp đồng và tài liệu liên quan đến các hợp đồng hoán đổi lãi suất để theo dõi và giám sát; không có những quy định hạn chế đối với NHTM về thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất. - NHTW Indonesia : Cho phép các NHTM, DN thực hiện các giao dịch hoán đổi lãi suất theo thông lệ quốc tế; ban hành quy trình mẫu về nghiệp vụ hoán đổi lãi suất để các NHTM có cơ sở xây dựng quy trình của riêng mình; có các quy định về điều kiện đối với NHTM được thực hiện hoán đổi lãi suất khi chênh lệch giữa số tiền lãi phải thu và số tiền lãi phải trả là số dương, nếu là số âm thì không vượt quá 10% so với vốn tự có (Mark to market); DN phải thực hiện đặt cọc để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán; NHTM phải báo cáo hàng tuần các báo cáo về giao dịch hoán đổi lãi suất. 73 - NHTW Malaysia : Cho phép các NHTM, DN thực hiện các giao dịch hoán đổi lãi suất theo thông lệ quốc tế; không có những quy định hạn chế đối với NHTM về thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất. - NHTW Thái Lan: Cho phép các NHTM, DN thực hiện các giao dịch hoán đổi lãi suất theo thông lệ quốc tế; có quy định khống chế về chênh lệch giữa lãi suất thả nổi và lãi suất cố định tại thời điểm giao kết hợp đồng là không quá 3 lần. - NHTW Trung Quốc: Cho phép các NHTM, DN thực hiện các giao dịch hoán đổi lãi suất theo thông lệ quốc tế; có quy định khống chế về chênh lệch giữa lãi suất thả nổi và lãi suất cố định tại thời điểm giao kết hợp đồng là không quá 2 lần. Như vậy, các nước trong khu vực đều cho phép các NHTM và DN thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất. Nhưng riêng đối với NHTM, NHTW còn ban hành thêm những quy định nhằm kiểm soát, hướng dẫn và quản lý giao dịch hoán đổi lãi suất: - Hạch toán ngoại bảng các giao dịch hoán đổi lãi suất để theo dõi và tính toán thanh toán ròng lãi suất hằng ngày đối với tất cả các hợp đồng hoán đổi lãi suất. - NHTM chỉ được thực hiện hoán đổi lãi suất khi chênh lệch giữa số tiền lãi phải thu và số tiền lãi phải trả là số dương, nếu là số âm thì không vượt quá 10% so với vốn tự có (Indonesia), hoặc chênh lệch giữa lãi suất thả nổi và lãi suất cố định tại thời điểm giao kết hợp đồng là không quá 3 lần (Thái Lan) hoặc 2 lần (Trung Quốc). 1.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Đối với việc xây dựng thị trường phái sinh nói chung, Việt Nam cần: + Thứ nhất: tận dụng ưu thế của người đi sau, vận dụng kinh nghiệm phát triển của các nước đi trước để rút ngắn thời gian phát triển. + Thứ hai, muốn có thị trường phái sinh phát triển thì trước hết những thị trường cơ sở của nó như thị trường trái phiếu, thị trường ngoại hối phải phát triển.Quá trình phát triển của những thị trường này có sự tương tác qua lại và hỗ trợ nhau cùng phát triển. Thị trường phái sinh không thể tồn tại ngoài thị trường cơ sở. Tính minh bạch và tính thanh khoản của thị trường cơ sở là những nhân tố thành công cho thị trường phái sinh. Ngược lại, thị trường phái sinh phát triển sẽ là chất 74 xúc tác để củng cố và thu hút thêm những người tham gia thị trường cơ sở, vì khi đó họ có đủ các công cụ phòng ngừa rủi ro cần thiết để tham gia thị trường này. + Thứ ba, cần có sự chọn lọc trong phát triển các SPPS. Việc lựa chọn giữa đa dạng hóa và tập trung nên dựa vào mức độ phát triển của thị trường. Trong khi các thị trường phát triển như Hongkong, Singapore nên tiếp tục phát triển thêm nhiều công cụ phòng chống rủi ro thì hầu hết các thị trường còn lại nên tập trung vào một số ít sản phẩm cơ bản. Nghiên cứu của BIS cho thấy các hợp đồng hoán đổi lãi suất thường xuyên được giao dịch tại Hàn Quốc, Hongkong, Đài Loan và Singapore, bởi tại các thị trường này chúng có tính thanh khoản rất cao. Tuy nhiên, điều này không phải luôn đúng với các thị trường còn lại, bởi tính thanh khoản của SPPS còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Do vậy, tại những quốc gia mới bắt đầu xây dựng thị trường phái sinh như Việt Nam, nên lựa chọn những sản phẩm đơn giản và có tính thanh khoản cao trên thị trường trong nước. + Thứ tư, cần có định hướng cho sự phát triển của thị trường giao dịch tập trung. Mặc dù thị trường phái sinh ở Việt Nam còn ở giai đoạn sơ khai nhưng tầm quan trọng của thị trường giao dịch tập trung cũng không nên xem nhẹ, nhất là trong giai đoạn đầu. Thị trường này sẽ cung cấp cho khách hàng sự minh bạch, giá cả hợp lý và hiệu quả cao. Bên cạnh đó, để phát triển thị trường phái sinh lãi suất nói riêng, Việt Nam cần: Xây dựng được hệ thống các chỉ số (lãi suất, tỷ giá...) đáng tin cậy, phản ánh đúng tình hình cung cầu của thị trường, để tham chiếu trong các giao dịch phái sinh. Sự kém phát triển của thị trường phái sinh lãi suất tại các nước Châu Á phần lớn là do độ tin cậy của lãi suất tham chiếu còn thấp và những quy định hạn chế của thị trường. Đây cũng là một vấn đề mà Việt Nam đang gặp phải vì chúng ta vẫn chưa xây dựng được một chỉ số lãi suất phản ánh đúng cung cầu trên thị trường, cũng như các tham số đầy đủ để xây dựng đường cong lãi suất của thị trường. 2. Sự cần thiết của việc phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng các CCPS tại các NHTM Việt Nam trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế. 2.1.Quá trình tự do hoá tài chính và tác động đến hệ thống NHTM Việt Nam. 75 Việc hình thành và phát triển của thị trường tài chính phái sinh trước hết phải xuất phát từ nhu cầu của nền kinh tế thị trường, nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro trên cơ sở dự tính chiều hướng biến động của thị trường ( lãi suất , giá cả hàng hoá, tỉ giá,…) do vậy điều kiện đầu tiên để phát triển những công cụ này chính là sự phát triển của thị trường tài chính. Trước hết, do các CCPS được hình thành trên cơ sở các chứng khoán gốc như cổ phiếu, trái phiếu, … nên để phát triển các công cụ này cần phải có một thị trường chứng khoán phát triển với nhiều loại hàng hoá đa dạng , doanh số giao dịch lớn, có tính thanh khoản cao.Bên cạnh đó, sự phát triển của thị trường tiền tệ cũng là một yếu tố rất quan trọng. Các nhà kinh tế đã chỉ rõ sự phát triển của thị trường tiền tệ của một quốc gia là bước quan trọng đầu tiên để quốc gia đó có thể phát triển được thị trường trái phiếu và thị trường tài chính phái sinh. Thị trường tiền tệ cung cấp những thông tin quan trọng về mức lãi suất ngắn hạn để có thể hình thành được đường cong lãi suất , làm cơ sở cho việc dự báo lãi suất thị trường cũng như việc định giá các trái phiếu có lãi suất cố định và các hợp đồng phái sinh. Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO vào đầu năm 2007 thể hiện rõ nét quá trình Việt Nam đang từng bước thực hiện tự do hoá , mở cửa thị trường tài chính theo lộ trình đã cam kết.Tự do hoá tài chính là quá trình giảm thiểu sự can thiệp của Nhà nước, xoá bỏ các hạn chế, các định hướng hay ràng buộc, vào các quan hệ và giao dịch tài chính.Các hoạt động tài chính được tự do thực hiện theo tín hiệu thị trường . Cụ thể hơn , các định chế tài chính sẽ được tự do quyết định trong quá trình cấp và phân phối tín dụng, tự do xác định lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay, tự do sử dụng công cụ lãi suất để cạnh tranh.Quá trình tự do hoá tài chính cũng sẽ chấm dứt dần dần các kênh cấp vốn ưu đãi cũng như sự phân biệt đối xử về pháp lí giữa các loại hình sở hữu và hoạt động khác nhau, từ đó tăng áp lực cạnh tranh và dòng vốn được tự do lưu chuyển đến nơi có hiệu suất sử dụng vốn hiệu quả mà không bị ngăn cản bởi các quy định phi kinh tế. Việc mở cửa cho thị trường tài chính sẽ đảm bảo đa dạng hoá lựa chọn, khách hàng có thể tiêu dùng và tiếp cận với những sản phẩm và công nghệ tiên tiến nhất, cùng chất lượng , sự tiện dụng cao nhất và ở một mức 76 giá cạnh tranh nhất.Hệ thống ngân hàng, trung tâm tài chính cốt lõi của nền kinh tế quốc gia, trọng tâm thực hiện các chính sách điều hành tài chính tiền tệ của Nhà nước, sẽ là đối tượng chịu tác động đầu tiên và mạnh mẽ nhất bởi quá trình này.Hiện nay có thể nói hệ thống NHTM Việt Nam đang ngày càng được mở rộng theo đó là các mối quan hệ truyền thống với khách hàng, nhất là các công ty lớn , và sự am hiểu về các điều kiện chính trị, phát luật, văn hoá xã hội, cũng như tâm lí khách hàng.Những gì các NHTM Việt Nam đang thiếu là một môi trường pháp lí hoàn thiện, cơ chế điều hành, quản lí hoạt động, giám sát công khai, hiệu quả, tiềm lực tài chính lớn mạnh và khả năng cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Quá trình tự do hoá tài chính đem lại cho ngành ngân hàng nhiều cơ hội nhưng cũng không ít khó khăn.Tạo điều kiện cho sự hợp tác quốc tế giữa ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài, giúp các ngân hàng Việt Nam cải tiến công nghệ, nắm bắt thêm về các sản phẩm dịch vụ mới, học hỏi kinh nghiệm về cách quản lí ngân hàng hiện đại.Tuy nhiên cũng đồng nghĩa với việc các NHTM trong nước phải đáp ứng yêu cầu về minh bạch hoá, áp dụng các chuẩn mực về an toàn trong hoạt động của các TCTD như tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu, trích lập dự phòng rủi ro, tiêu chuẩn phân loại nợ …tuân theo các yêu cầu mà Việt Nam đã cam kết khi gia nhập WTO.Đứng trước những thách thức trên đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải từng bước khắc phục những yếu điểm của mình về mặt tổ chức cũng như hoạt động kinh doanh cùng sự hỗ trợ từ phía NHNN đưa ra những chính sách kịp thời đúng đắn điều tiết thị trường hiệu quả nhưng cũng không làm mất đi tính tự chủ của các NHTM.Có như thế các NHTM Việt Nam mới có thể cạnh tranh được với các ngân hàng nước ngoài. 2.2.Tiềm năng của thị trƣờng tài chính Việt Nam cho việc phát triển những công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro lãi suất. Qua thực trạng về tình hình phát triển SPPS trên thị trường tài chính Việt Nam, một điều không thể phủ nhận là thị trường cho sản phẩm này còn ở giai đoạn hết sức sơ khai, còn nhiều rào cản phải tháo dỡ.Tuy nhiên thị trường tài chính Việt Nam với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, được nhận định là rất có tiềm năng để phát triển. 77 - Trong tương lai, Việt Nam hứa hẹn sẽ có một lực lượng khách hàng rất lớn có nhu cầu về sản phẩm này.Thực tế hiện nay, nghiệp vụ Swaps chủ yếu được một số các ngân hàng nước ngoài triển khai ở số ít các Tổng công ty, các DN lớn, các DN Nhà nước vay ngoại tệ từ nguồn ODA, IFC, WB,… để thực hiện các dự án tạo nguồn thu bằng tiền đồng.Riêng với các DN vừa và nhỏ với hạn mức tín dụng trung hạn thì vẫn chưa tiếp cận với nghiệp vụ này.Theo đánh giá của ngân hàng ANZ, nhu cầu swap của các DN hiện nay là khá lớn bởi hoạt động kinh doanh của DN rất đa dạng, nhiều DN thường có liên quan đến khoản vay ngoại tệ số lượng lớn theo lãi suất cố định hoặc thả nổi. Tuy nhiên họ lại gặp phải khó khăn về hành lang pháp lí khi thực hiện, bởi vậy mà DN vẫn còn ngại kí các hợp đồng bảo hiểm này.Một lực lượng khách hàng lớn nữa chính là các quỹ đầu tư nước ngoài đang tham gia vào thị trường tài chính Việt Nam với số lượng ngày một đông.Hiện nay, nghiệp vụ swap của Việt Nam đang phát triển vì các ngân hàng nước ngoài và các quỹ đầu tư vào Việt Nam rất nhiều.Đặc biệt khối quỹ đầu tư này sẽ là một trong những khách hàng đầu tiên của các ngân hàng Việt Nam, vì khi các quỹ đầu tư đưa ngoại tệ vào, chuyển đổi ra VND họ sẽ tính mức lợi nhuận đầu tư bằng VND có bù đắp được rủi ro tỉ giá hay không, từ đó họ sẽ chọn công cụ bảo hiểm rủi ro để mang lại hiệu quả đầu tư cao nhất.Chính các quỹ đầu tư am hiểu thị trường sẽ là những khách hàng tiềm năng thúc đẩy thị trường quản lí rủi ro phát triển mạnh mẽ ở nước ta trong thời gian tới. Hơn thế nữa, nhu cầu sử dụng các CCPS để phòng ngừa rủi ro lãi suất còn xuất phát từ chính bản thân các NHTM .Song song với quá trình hội nhập, các NHTM đang cố gắng đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ bên cạnh các hoạt động truyền thống.Tuy nhiên, nếu xét trên giác độ thu nhập từ lãi từ các hoạt động tín dụng vẫn chiếm tới 80% thu nhập của ngân hàng.Chính vì vậy, sự biến động lãi suất sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. - Quá trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu đang diễn ra không ngừng và ngày càng sâu rộng, những sự bảo vệ, cả trực tiếp và gián tiếp, của Nhà nước ngày càng giảm dần và tiến tới xoá bỏ hoàn toàn, các DN trong nước muốn tồn tại trên 78 một thị trường cạnh tranh khốc liệt, không thể tính đến việc phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình.Những biến động chóng mặt của tình hình lãi suất trên thị trường Việt Nam trong thời gian vừa qua chính là một lời cảnh báo rất rõ ràng cho các NHTM và DN về việc cần thiết phải tiến hành các biện pháp để phòng ngừa rủi ro lãi suất.Hơn nữa, một vấn đề gần đây được nhắc đến nhiều là việc tự do hoá lãi suất. Khi lãi suất trên thị trường được tự do hoá hoàn toàn , việc sử dụng các CCPS sẽ giúp DN có được một mức lãi suất cố định, từ đó có thể chủ động hơn đối với các kế hoạch , phương án kinh doanh trong tương lai.Hoặc khi hợp tác đầu tư quốc tế gia tăng, các DN trong nước tìm đến các đối tác nước ngoài ngày càng nhiều và ngược lại, việc bảo hiểm rủi ro tỉ giá thông qua các CCPS là rất khả thi và cần thiết. - Sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.Thị trường chứng khoán Việt Nam sau gần 8 năm hoạt động, đã trải qua rất nhiều thăng trầm, trong đó nổi bật là sự bùng nổ của thị trường vào thời điểm cuối năm 2006, khi quy mô vốn hoá của thị trường chứng khoán Việt Nam đạt 17% GDP. Năm 2007, con số này là 43,7 % GDP, vượt mục tiêu 25- 30% GDP đặt ra trong chiến lược phát triển của thị trường chứng khoán những năm tới đây.Trong tương lai , thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển ổn định , với sự ra đời của những sở giao dịch chứng khoán mới, thậm chí những sở giao dịch hàng hoá cũng có thể được hình thành , sẽ tạo điều kiện cho các DN có cơ hội tiến hành các giao dịch phái sinh và đầu cơ kiếm lợi. - Và yếu tố cuối cùng nhưng cũng khá quan trọng đó là quá trình thực hiện tự do hoá lãi suất của NHNN. Tự do hoá lãi suất là một trong những điều kiện quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm tài chính phái sinh.Tự do hoá lãi suất trước hết sẽ thúc đẩy cạnh tranh trong ngân hàng, đa dạng hoá sản phẩm , dịch vụ và tiếp cận công nghệ tiên tiến hơn.Các khách hàng, cá nhân hay doanh nghiệp cũng sẽ chủ động hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của mình và có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ với mức giá và chất lượng cạnh tranh nhất.Thứ hai, về mặt vĩ mô. tự do hoá lãi suất sẽ làm giảm sự can thiệp và điều hành bằng các công cụ hành chính của Nhà nước, thay vào đó, các 79 công cụ điều hành chính sách lãi suất gián tiếp , từ đó sẽ trả lãi suất đúng vai trò của nó là đòn bẩy kích thích nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. 2.3.Những thách thức đối với các Ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc 2.3.1.Về cơ chế quản lí. Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng gia tăng với sự xuất hiện của các Ngân hàng 100% vốn nước ngoài (Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, Ngân hàng HSBC). Những ngân hàng này có cách điều hành, tổ chức sắp xếp bộ máy để đạt hiệu quả hoạt động tối ưu, tránh lãng phí. Trong khi đó, cơ cấu tổ chức của một số NHTM Việt Nam chưa có sự tách bạch rõ ràng giữa chức năng, nhiệm vụ, quyền và nghĩa vụ của các phòng ban. Điều này làm cho hoạt động của các phòng ban chồng chéo lên nhau gây lãng phí thời gian, tài sản cũng như ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Năng lực quản trị điều hành của các NHTM trong việc nhận diện, đánh giá và kiểm soát toàn diện các rủi ro phát sinh chưa được cải thiện một cách tương xứng với tốc độ mở rộng quy mô hoạt động làm tăng rủi ro cho ngân hàng. Việc quản trị rủi ro tại các NHTMCP chưa được coi là cần thiết, quan trọng đối với ngân hàng. Theo đánh giá của một số chuyên gia quốc tế, trình độ quản trị rủi ro của các ngân hàng Việt Nam hiện nay rất sơ khai, nhiều nguyên tắc và chuyển mực quốc tế về quản trị rủi ro chưa được áp dụng. Thậm chí, nhiều ngân hàng chưa coi trọng đúng mức việc quản trị vốn theo mức độ rủi ro, tỷ lệ an toàn vốn tính toán và duy trì chủ yếu để đáp ứng theo quy định của NHNN; hệ thống quản trị rủi ro còn yếu; hệ thống thông tin báo cáo nội bộ còn nhiều hạn chế so với yêu cầu quản trị rủi ro lành mạnh; hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ chưa hoạt động hữu hiệu. 2.3.2.Về trình độ công nghệ và năng lực tài chính. Theo tính toán và kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài, công nghệ thông tin có thể làm giảm 76% chi phí hoạt động ngân hàng. Vì góp phần làm giảm đáng kể thời gian và nhân lực phục vụ cho công việc. Các ngân hàng nước ngoài có lợi thế rất lớn về trình độ công nghệ, họ đã có sẵn nhưng chương trình, phần mềm phục vụ cho việc dự báo và kiểm soát rủi ro. 80 Trong khi đó, các NHTM trong nước trình độ công nghệ vẫn còn lạc hậu nên việc cung cấp thông tin phục vụ cho việc dự báo, kiểm soát rủi ro gặp nhiều khó khăn, làm giảm khả năng cạnh tranh của các NHTM trong nước. Khi cần dự báo dựa vào số liệu quá khứ, việc trích lọc số liệu rất mất thời gian vì phải mất thời gian xử lý số liệu thô, nhiều số liệu không thể tách ra theo theo từng kỳ hạn. Ngoài ra, với thế mạnh về hệ thống công nghệ thông tin, các ngân hàng nước ngoài sẽ phát triển mạnh trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho khách hàng một cách tiện lợi nhất. Qua đó các ngân hàng nước ngoài có thể huy động được nguồn vốn với giá rẻ hơn, đây sẽ là lợi thế của họ trong việc phát triển tín dụng vì lãi suất cho vay có thể thấp hơn. Vốn điều lệ của NHTM được xem là tấm rào chắn để bảo vệ ngân hàng đối phó có hiệu quả với các cú sốc từ ên ngoài, đảm bảo an toàn trong kinh doanh Ngân hàng. Nếu vốn tự có quá thấp sẽ làm cho các NHTM bị hạn chế trong mở rộng thị phần cho vay và huy động vốn, sẽ bị hạn chế trong việc mở các chi nhánh, phòng giao dịch nên bị thua kém, bất lợi về khả năng cạnh tranh. Trong khi đó, vốn tự có của các NHTMCP Việt Nam quá thấp so với các nước. ( Xem bảng 8) 81 Bảng 8: Quy mô vốn tự có của các NHTM Việt Nam so với một số ngân hàng khác trong khu vực. Đơn vị tính : triệu USD Ngân hàng Quy mô vốn tự có Agribank 930 Vietcombank 802 BIDV 705 Sacombank 445 Bangkok 3,674 Bank of China 52,884 Woori 9,579 Maybank 4,274 UOB 16,791 Nguồn : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Năng lực tài chính thể hiện tập trung ở lợi nhuận của ngân hàng. Hiện tại nguồn thu của các ngân hàng đa số thu từ hoạt động tín dụng cho vay (chiếm từ 70%-90% thu nhập của ngân hàng). Nhưng đây lại là lĩnh vực có rủi ro cao nhất trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng nên lợi nhuận của các ngân hàng trong nước sẽ giảm nhanh nếu nền kinh tế có những thay đổi bất lợi. 2.3.3.Về hiệu quả và chất lƣợng hoạt động. Lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài là lĩnh vực dịch vụ ngân hàng phát triển cao (dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, mobile banking,…, có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Trong khi các NHTM trong nước công nghệ còn lạc hậu nên việc phục vụ khách hàng mất nhiều thời gian, rườm rà, gây khó chịu cho khách hàng. Các ngân hàng nước ngoài có cơ cấu đầu tư rõ ràng và khá đồng đều trong tất cả các lĩnh vực như: cho vay tín dụng, công nghệ thanh toán, giấy tờ có giá, kinh doanh chứng khoán, nghiệp vụ phái sinh…. .Trong khi đó, các NHTMCP Việt Nam chỉ chú trọng đẩy mạnh tín dụng nên những mảng khác phát triển không đồng đều. Bên canh đó, các NHTMCP chưa có khả năng quản trị rủi ro danh mục tín 82 dụng, đánh giá hợp lý ngành nghề kinh doanh và rủi ro của khách hàng. Do đó thu nhập của ngân hàng không được ổn định vì lĩnh vực tín dụng là lĩnh vực có rủi ro cao nhất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. 3. Một số giải pháp nhằm phát triển các sản phẩm phái sinh nhằm quản trị RR LS tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam 3.1.Giải pháp vĩ mô. 3.1.1.Hoàn thiện môi trƣờng pháp lí và môi trƣờng chính sách. Để tạo môi trường pháp lí cần thiết cho việc thực hiện các nghiệp vụ phái sinh ở các NHTM, Nhà nước cần sớm ban hành và hoàn thiện khung pháp lí cho hoạt động kinh doanh và phát triển các nghiệp vụ ngân hàng. Các văn bản pháp luật được ban hành phải đảm bảo tạo ra sự đồng bộ của các cơ quan quản lí, giám sát tiền tệ ngân hàng, đồng thời hạn chế thấp nhất sự chồng chéo, thiếu nhất quán trong hoạt động quản lí.Và cần phải giải quyết cùng một lúc 2 vấn đề là kiểm soát rủi ro lãi suất tại các NHTM và phát triển thị trường phái sinh ở VN. Đối với NHNN: * Để kiểm soát rủi ro lãi suất, NHNN cần phải: + Điều hành linh hoạt, thận trọng chính sách tiền tệ, lãi suất và tỷ giá để tạo môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi cho hoạt động của các TCTD, kiểm soát lạm phát; hạn chế sử dụng các liệu pháp can thiệp hành chính đối với thị trường để tránh gây sốc hoặc làm gia tăng rủi ro đối với các TCTD nói chung và NHTM nói riêng. + Đảm bảo nắm bắt, phân tích, đánh giá kịp thời diễn biến của thị trường tài chính, trong đó, nắm bắt nhanh những diễn biến của các yếu tố thị trường như: lãi suất, tỷ giá, giá vàng, giá cổ phiếu,.. dự báo diễn biến tình hình kinh tế có tác động liên quan đến ngân hàng nhằm phục vụ hiệu quả cho hoạt động quản lý của NHNN. Tổ chức và triển khai kịp thời cơ chế chính sách của NHNN theo chương trình kế hoạch cụ thể đối với các TCTD trên địa bàn, đảm bảo thực hiện tốt cơ chế chính sách và hạn chế các rủi ro liên quan đến pháp luật phát sinh. + Cần tập trung thanh tra, giám sát chặt chẽ hoạt động cho vay bất động sản, tín dụng tiêu dùng, cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán, đầu tư; tài trợ dự án, kinh doanh ngoại hối, nghiệp vụ ngân hàng mới. 83 + NHNN cần hình thành cơ chế điều hành lãi suất, cùng với nghiệp vụ thị trường mở theo hướng khuyến khích các NHTM vay mượn lẫn nhau trên thị trường trước khi tiếp cận nguồn vốn NHNN. Tiến hành những cuộc khảo sát về phản ứng của các thành viên thị trường (bao gồm cả dân chúng và các doanh nghiệp) trước những thay đổi chính sách của cơ quan quản lý nhà nước, nhất là lĩnh vực tiền tệ - cơ sở quan trọng để nhận định về cơ chế tác động của chính sách tiền tệ đến thị trường. NHNN ngoài việc kiểm soát mức độ an toàn trong chi trả của TCTD theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 03/2007/QĐ- NHNN của Thống đốc NHNN về việc quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD còn phải kiểm soát thông qua các chỉ tiêu khác như dự trữ bắt buộc hoặc khe hở kỳ hạn để bảo vệ các TCTD tránh khỏi những rủi ro có thể làm đổ vỡ hệ thống như rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản,… + Cần phải có những chế tài xử phạt đối với các TCTD không thực hiện chuyển nợ quá hạn theo đúng quy định, đồng thời theo dõi tỷ lệ nợ quá hạn của các TCTD để được phản ánh đầy đủ, chính xác chất lượng tín dụng của TCTD. NHNN tăng cường quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ cho công tác quản trị rủi ro của các NHTM thông qua việc phổ biến kinh nghiệm về quản lý rủi ro của các ngân hàng trong và ngoài nước, ban hành các văn bản thống nhất về quản lý rủi ro. Hỗ trợ các NHTM trong việc đào tạo, tập huấn cho cán bộ nghiệp vụ,… Chỉ đạo việc sáp nhập các ngân hàng có năng lực tài chính yếu, lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, tạo niềm tin cho người dân đối với hệ thống ngân hàng trong nước. * Để thị trƣờng phái sinh phát triển : + Xây dựng quy chế văn bản hướng dẫn thống nhất về nghiệp vụ phái sinh cho các NHTM. NHNN nên nghiên cứu xây dựng cơ sở pháp lí cho các CCPS khác như giao dịch kì hạn, quyền chọn… về lãi suất, bên cạnh quy chế về giao dịch hoán đổi lãi suất như hiện nay, tạo điều kiện để các NHTM cung cấp các phương tiện phòng ngừa rủi ro lãi suất cho khách hàng của ngân hàng cũng như cho chính bản thân ngân hàng. NHNN cũng nên ban hành những văn bản hướng dẫn thực hiện các 84 nghiệp vụ này đối với các NHTM song song với việc ban hành khuôn khổ pháp luật cụ thể cho hoạt động của các ngân hàng như: - Quy định về giới hạn và giá mua nhằm khống chế các nhà đầu tư đưa ra các mức giá quá cao hay quá thấp làm cho thị trường bị xáo trộn hay bị bóp méo. - Yêu cầu về vốn và thế chấp trong giao dịch CCPS : Khi một công ty có những khó khăn về mặt tài chính hoặc thậm chí đang còn hoạt động rất tốt thì vẫn phải có những quy định về những khoản thế chấp hay các mức duy trì đặt cọc cao để chắc chắn công ty đó sẽ tuân thủ hợp đồng mỗi khi có những biến động cao trong giá hoặc lãi suất.Trong điều kiện thị trường Việt Nam, mức tài khoản kí quỹ và mức duy trì có thể vào khoảng 15- 20% giá trị hợp đồng ( so với mức bình quân 5 % trên thị trường thế giới). Đối với các nhà môi giới hợp đồng phái sinh, yêu cầu tiên quyết là phải có đủ vốn cho dù họ chỉ là các ngân hàng hoặc các công ty không trực tiếp tham gia vào các giao dịch phái sinh. - Yêu cầu bắt buộc về tái phòng ngừa rủi ro trên các thị trường quốc tế, nhằm khống chế các NHTM trong nước không được gánh chịu các rủi ro từ người mua các hợp đồng quyền chọn hay kì hạn. Quy định này được áp dụng trong hầu hết các nước phát triển. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần xem xét và khẩn trương tham gia vào các thoả thuận giao dịch hoán đổi theo quy định quốc tế thì mới có đủ điều kiện để tham gia kí các hợp đồng tái bảo hiểm cho các giao dịch phái sinh. - Mở cửa thị trường tự do cho tất cả các định chế triển khai các hợp đồng phái sinh, đồng thời thiết lập khung quản lí chung cho các định chế này, tránh tình trạng bất bình đẳng hiện nay là chính phủ chỉ cho phép một số ngân hàng hoạt động thí điểm. - Yêu cầu về đăng kí và lập báo cáo tài chính : Đây là một chuẩn mực bắt buộc nhằm làm tăng tính minh bạch cho tất cả các thành viên tham gia thị trường. - Nâng cao tính thanh khoản của các SPPS.Hiện nay, các CCPS chưa có thị trường giao dịch chính thức trong nước.Các hợp đông kì hạn và tương lai phải giao dịch trên sàn giao dịch nước ngoài, còn lại giao dịch qua quầy, nên có thể ảnh hưởng đến tính thanh khoản và mức độ rủi ro tín dụng. Do vậy cần phải nâng cao tính hợp pháp tính thanh khoản , khả năng thích ứng với các loại rủi ro của các 85 CCPS… thông qua hoàn thiện đặc trưng kĩ thuật của các CCPS, đáp ứng nhu cầu và mức độ phát triển của thị trường tài chính. + Hoàn thiện quy chế về tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD. NHNN cần hình thành căn cứ xác định tỉ lệ quy đổi rủi ro cho các hợp đồng phái sinh.Theo quy định của BIS, mức rủi ro của một danh mục các hợp đồng phái sinh đối với ngân hàng bao gồm 2 phần : rủi ro hiện tại ( current exposure ) và rủi ro tiềm năng ( potential exposure ). Rủi ro hiện tại được xác định căn cứ vào các luồng thanh toán của các bên đối tác. Rủi ro tiềm năng của các hợp đồng phái sinh có tính đến xác suất mất khả năng thanh toán của các đối tác trong tương lai khi dự báo sự biến động của thị trường ( biến động lãi suất và tỉ giá ). Điều này lại phụ thuộc vào thời hạn và thời hạn còn lại của các hợp đồng phái sinh. Việc xác định mức rủi ro của danh mục các giao dịch phái sinh của ngân hàng là căn cứ để hình thành ti lệ quy đổi rủi ro đối với các giao dich này cũng như tỉ lệ trích lập dự phòng rủi ro cho phù hợp. Xu hướng sử dụng các nghiệp vụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro về giá, lãi suất và tỉ giá sẽ ngày càng phổ biến trong hoạt động của các ngân hàng hiện đại. + Hoàn thiện các quy chế tham gia giám sát : NHNN cần hoàn thiện các quy chế tham gia giám sát hoạt động các TCTD, bổ sung nội dung giám sát các hoạt động ngoại bảng, trong đó cần nêu rõ mục đích, thủ tục và nội dung giám sát cụ thể. Trên cơ sở đó, thanh tra NHNN cần nghiên cứu xây dựng sổ tay thanh tra các hoạt động kinh doanh của TCTD bao gồm cả các nghiệp vụ phái sinh, xây dựng các bảng câu hỏi kiểm soát nội bộ đối với từng nghiệp vụ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thanh tra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Thanh tra NHNN cũng cần phải có các mẫu biểu báo cáo cần thiết về nghiệp vụ phái sinh mà các NHTM phải thực hiện theo định kì. 3.1.2.Thành lập Sở giao dịch cho các hợp đồng phái sinh. NHNN nên phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan, lên kế hoạch phương án thành lập.Sở giao dịch cho các hợp đồng phái sinh trên thị trường Việt Nam trong thời gian tới. Đối với các CCPS được giao dịch tại thị trường phi tập trung thì không nhất thiết phải có sở giao dịch mà chỉ cần đáp ứng được các phương tiện giao dịch phù hợp với các phương thức giao dịch. Nhưng với các CCPS phải 86 giao dịch trên thị trường tập trung, thì hình thành Sở giao dịch chính là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của thị trường này. Mặc dù thị trường phái sinh ở Việt Nam còn ở giai đoạn sơ khai, nhưng tầm quan trọng của thị trường giao dịch tập trung cũng không thể xem nhẹ, nhất là trong giai đoạn đầu, bởi thị trường này sẽ cung cấp cho những người tham gia sự minh bạch, giá cả hợp lí và hiệu quả cao. 3.1.3.Hiện đại hoá hạ tầng thanh toán liên ngân hàng. Vì các công nghệ thanh toán và dịch vụ ngân hàng , trong đó có các nghiệp vụ phái sinh dựa rất nhiều vào hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin.Do vậy muốn phát triển một hệ thống ngân hàng hiện đại phải đầu tư để có một hạ tầng viến thông tốt và chi phí thấp.Theo số liệu thống kê của quỹ tiền tệ quốc tế IMF thì cước viễn thông của Việt Nam hiện nay cao nhất khu vực Đông Nam Á, gấp 2 lần so với Trung Quốc và 3 lần với Singapore. Mức chi phí cao như vậy không chỉ ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam mà còn gây bất lợi cho rất nhiều hoạt động của các tổ chức khác, trong đó có các NHTM nhất là trong tiến trình hội nhập kinh tế. Chính vì vậy, Nhà nước cần có những chính sách cụ thể nhằm hạ thấp cước viễn thông, tạo điều kiện cho các NHTM hiện đại hoá công nghệ thanh toán liên ngân hàng. Bên cạnh đó cũng cần có những chính sách khuyến khích và hỗ trợ các NHTM trong quá trình hiện đại hoá công nghệ như cho phép các NHTM được hưởng các chính sách ưu đãi trong đầu tư trong nước hay trong đầu tư hiện đại hoá kĩ thuật công nghệ để phát triển các dịch vụ quan trọng và thiết yếu, tăng vốn điều lệ cho NHTM. Riêng với nghiệp vụ hoán đổi lãi suất, một trong những nghiệp vụ phái sinh được thực hiện nhiều hơn so với những CCPS khác, đòi hỏi ngân hàng cũng như doanh nghiệp phải có một hệ thống thông tin dự báo lãi suất quốc tế nhanh, chính xác, cập nhật liên tục.Tại các NHTM VN hiện nay, việc triển khai và đẩy mạnh hoạt động này là tương đối thuận lợi khi nhiều ngân hàng đã trang bị hệ thống thông tin do Reuter và Bloomberg - 2 hãng thông tin chuyên nghiệp hàng đầu về kinh tế tài chính của Anh - Mĩ cung cấp.Do đó, nếu xây dựng được hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại, thì việc phát triển thị trường tài chính phái sinh ở Việt Nam là điều hoàn toàn có thể. 87 3.2.Giải pháp vi mô 3.2.1. Chủ động giới thiệu quảng bá thông tin về các SPPS đến khách hàng. Ngày nay, thị trường tài chính cạnh tranh ngày một gay gắt. Các định chế tài chính chuyên nghiệp như NHTM, công ty chứng khoán xuất hiện ngày càng nhiều. Việc tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ cơ bản của mỗi tổ chức tài chính là cần thiết để có thể thu hút các đối tượng khách hàng. Đối với sản phẩm chứng khoán phái sinh, một trong những loại hình dịch vụ mới, khá phức tạp đối với khách hàng, việc làm này càng trở nên cần thiết hơn, nhằm tạo ra sự nhận thức và hiểu biết cho khách hàng, nhà phát hành và nhà hoạch định chính sách về công dụng, lợi ích và cách thức sử dụng CCPS, từ đó phát triển nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ này. - Để thực hiện điều đó, các NHTM cần rút kinh nghiệm và thay đổi cách tiếp thị chào bán các SPPS, theo hướng là lựa chọn và huấn luyện kiến thức tiếp thị, bán hàng cho những nhân viên thật sự am hiểu về sản phẩm để trực tiếp giới thiệu và chào bán cho khách hàng. Ngoài ra, về lâu dài, các NHTM, công ty chứng khoán…cần lập ra bộ phận chuyên phân tích, tư vấn và hỗ trợ cho khách hàng tìm kiếm thông tin, cách thức sử dụng các SPPS cho cả hai mục tiêu kinh doanh và hạn chế rủi ro. - Phối hợp với các bộ, ngành như Bộ Tài Chính, Giáo Dục, Truyền Thông, NHNN, UBCK…để tăng cường hơn nữa công tác quảng bá và giới thiệu SPPS đến các khách hàng DN và nhà đầu tư, trong đó chú trọng đầu tư cho hình thức quảng bá trên các website của các NHTM, công ty chứng khoán. Tổ chức các buổi tư vấn hướng dẫn thực hành tham gia vào giao dịch cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Trong đó đưa ra cho các tình huống mẫu để khách hàng thử ứng dụng. Từ đó, phân tích cho các khách hàng thấy lợi ích của việc sử dụng CCPS trong bảo hiểm rủi ro tài chính nói chung cũng như rủi ro lãi suất nói riêng, giá cả chứng khoán và tìm kiếm lợi nhuận trong các hoạt động đầu tư của mình. 3.2.2.Không ngừng cải tiến chất lƣợng dịch vụ ,đa dang hoá các sản phẩm chứng khoán phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất. - Theo thực trạng hiện nay tại các NHTM như Eximbank, Techcombank, BIDV…, các NHTM này chỉ mới đóng vai trò là nhà môi giới trung gian giữa các 88 doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng hợp đồng chứng khoán phái sinh với các ngân hàng cung cấp dịch vụ ở nước ngoài. Do đó, cần phải xem xét đến việc nghiên cứu ứng dụng các chiến lược kinh doanh như tự đứng ra phát hành các hợp đồng phái sinh lãi suất thích hợp tới khách hàng nhằm thể hiện tính chuyên nghiệp chứ không chỉ dừng lại ở hoạt động môi giới. - Để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của nghiệp vụ, các NHTM cần nhanh chóng chuẩn hóa tổ chức các phòng, ban kinh doanh liên quan đến sản phẩm PS của mình. Tăng thẩm quyền trực tiếp kinh doanh và thẩm quyền quyết định cho các cán bộ kinh doanh sản phẩm CKPS. Ngoài ra, các NHTM nên tìm hiểu, nghiên cứu sâu các mô hình chiến lược liên quan đến giao dịch phái sinh lãi suất, cùng sự hỗ trợ từ những công cụ kỹ thuật như các phần mềm tiên tiến, cũng như bám sát diễn biến của thị trường để dự báo xu hướng biến động tỷ giá, giá cả chứng khoán, lãi suất trong tương lai. Từ đó, vận dụng các chiến lược một cách chính xác trong từng trường hợp, để tư vấn, hỗ trợ khách hàng, giúp các khách hàng hiện tại ngày càng tin tưởng vào việc thực hiện hợp đồng phái sinh lãi suất, đồng thời thu hút thêm các khách hàng mới tham gia giao dịch. 3.2.3.Kí kết thoả thuận khung với các ngân hàng nƣớc ngoài. Trong quá trình mua bán các hợp đồng phái sinh giữa các ngân hàng thường nảy sinh rủi ro tín dụng, vì thế các ngân hàng thường cấp cho nhau những hạn mức giao dịch nhất định, nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của các bên.Bên cạnh đó, các NHTM trước khi tham gia giao dịch với các NH nước ngoài, nên kí thoả thuận khung về giao dịch phái sinh, tuân theo mẫu của ISDA .Thoả thuận này sẽ giúp chuẩn hoá các hợp đồng phái sinh bởi nó quy định rõ ràng quyền lợi , trách nhiệm của các bên tham gia, các hình thức giao dịch, đồng tiền giao dịch, các ngân hàng đại lí, các quy định về thuế và cách thức xử lí các sự cố tranh chấp, mâu thuẫn trong quá trình các bên thực hiện hợp đồng. 3.2.4. Nâng cao trình độ cán bộ ngân hàng về kinh doanh sản phẩm phái sinh. Trong mọi hoạt động dịch vụ, nhân tố con người đóng vai trò rất quan trọng. Do bản chất của nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng các công cụ chứng 89 khoán phái sinh vốn là một công việc phức tạp, căng thẳng, chứa đựng nhiều rủi ro…Do đó, đòi hỏi cán bộ ngân hàng, không chỉ có chuyên môn về các nghiệp vụ mà còn phải năng động, nhạy bén, am hiểu thị trường tài chính, có khả năng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá, giá cả chứng khoán, lãi suất…; đồng thời phải là những người có đạo đức nghề nghiệp, trung thực trong kinh doanh. Trước hết cần nâng cao năng lực điều hành và quản lí các NHTM, đầu tiên phải nâng cao năng lực của Hội đồng quản trị vì mặc dù không trực tiếp tham gia điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của ngân hàng nhưng Hội đồng quản trị là người có trách nhiệm cuối cùng đối với thành công hay thất bại của ngân hàng. Ngoài ra cần phải xác định chức năng, nhiệm vụ của thành viên Hội đồng quản trị, xác định trách nhiệm pháp lý của các thành viên Hội đồng quản trị. Việc nâng cao năng lực và trách nhiệm của ban điều hành cũng là việc rất cần thiết để hoạt động kinh doanh được thực hiện ổn định, thông suốt và có hiệu quả. Do đó cần phải nâng cao năng lực hoạch định chính sách, năng lực ra quyết định và chấp hành nghiêm chỉnh chính sách và quyết định trong NHTM, tăng cường vai trò và hiệu lực của kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo chuẩn mực quốc tế, nâng cao năng lực quản trị TSN, TSC. Ngoài ra các NHTM nên thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ và ngoại ngữ chuyên ngành cho nhân viên của mình, thông qua các khóa học đào tạo ngắn hạn ở trong nước và nước ngoài để vừa nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vừa tạo cơ hội làm quen với môi trường kinh doanh sôi động và hiện đại của thị trường tài chính quốc tế. Ngoài ra, cần có những chính sách đãi ngộ thích đáng để thu hút và giữ chân nhân tài, tránh để xảy ra tình trạng chảy máu chất xám trong tổ chức của mình. 3.2.5.Tăng cƣờng cơ chế kiểm soát nội bộ. Môi trường cạnh tranh cao cộng với tốc độ cải tiến công nghệ đặt ra những vấn đề về các hệ thống kiểm soát và các ngân hàng không nên tham gia vào các giao dịch hiện đại trước khi thiết lập được các hệ thống kiểm soát phù hợp. Mặc dù khả năng ra quyết định nhanh chóng là một nhân tố chủ chốt quyết định sự thành công trong kinh doanh nhưng để đảm bảo an toàn , các ngân hàng cần xem xét lại cấu trúc đánh giá rủi ro và hệ thống kế toán cũng như cơ chế quản lí của mình nhằm đảm bảo các quyết định được đưa ra trên cơ sở có đầy đủ thông tin về rủi ro. 90 KẾT LUẬN Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng các CCPS là một nghiệp vụ tương đối mới mẻ tại Việt Nam.Tuy nhiên việc đầu tư thời gian , công sức và tiền bạc để nghiên cứu và hoàn thiện nghiệp vụ này tại các NHTM có ý nghĩa vô cùng quan trọng.Nó giúp nâng cao tính hiệu quả trong quá trình ứng dụng các CCPS, đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro lãi suất cũng như cải thiện cung cấp chất lượng dịch vụ cho khách hàng.Điều này lại càng có ý nghĩa hơn khi thị trường tài chính tự do hoá hoàn toàn, các lĩnh vực nhạy cảm như ngân hàng sẽ phải đương đầu với nhiều rủi ro cũng như áp lực cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng nước ngoài có nguồn vốn khổng lồ và bề dày kinh nghiệm. Sau quá trình nghiên cứu lí luận và khảo nghiệm thực tiễn khoá luận đã hoàn thành các nhiệm vụ sau: Thứ nhất , hệ thống hoá một số vấn đề cơ bản về rủi ro lãi suất và phòng ngừa rủi ro lãi suất tại các NHTM. Thứ hai, phân tích vấn đề rủi ro lãi suất hiện nay tại các NHTM VN và thực trạng phòng ngừa rủi ro lãi suất tại các NHTM cũng như việc ứng dụng các CCPS để phòng ngừa rủi ro lãi suất.Từ đó phân tích những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên. Thứ ba, tìm hiểu kinh nghiệm ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng các CCPS để phòng ngừa rủi ro lãi suất nói riêng cũng như phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam nói chung. Bên cạnh những vấn đề đã giải quyết được , khoá luận vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, nguyên nhân là do những khó khăn trong việc tiếp cận và tìm hiểu những thông tin này từ các NHTM VN.Bởi vì thị trường phái sinh ở nước ta chưa phát triển, chưa có một cơ quan nào đưa ra những con số thống kê cụ thể, nên những phân tích về mặt định lượng của em còn bị hạn chế.Khoá luận của em xin đi sâu vào những phân tích mang tính định tính và chỉ ra đâu là những nguyên nhân của thực trạng trên. 91 Trong quá trình thực hiện đề tài, dù đã cố gắng hết sức nhưng với khả năng nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên những vấn đề mà luận văn đưa ra sẽ còn tiếp tục nghiên cứu, phát triển và trao đổi thêm. Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo và giúp đỡ của thầy giáo ThS. Phan Trần Trung Dũng đã giúp em thực hiện khoá luận này cũng như rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô, của các anh/chị và các bạn để đề tài này góp phần thiết thực cho sự phát triển bền vững của các NHTM Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Em xin chân thành cảm ơn ! 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt 1. NHNN VN - Thông tin tín dụng ( CIC ) , số 10 ( 1/2008 ), số 11 ( 2/2008 ), số 12 ( 3/2008 ), số 13 ( 4/2008 ), số 14 ( 5/2008 ). 2. NHNN VN - Quản lí rủi ro vận hành và khả năng áp dụng Basel 2 tại Việt Nam ( 21/01/2008 ) 3. NHNN VN - Số 62/ 2006/ QĐ - NHNN - Ban hành quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất ( 29/12/2006 ) và Số 1133/2003/QĐ - NHNN ( 30/09/2003 ). 4. NHNN VN - Vụ chính sách tiền tệ - Báo cáo diễn biến kinh tế- tài chính - ngân hàng năm 2008 5. NHNN VN - Vụ chính sách tiền tệ , tham khảo Hội thảo khoa học : “ Sử dụng công cụ hoán đổi lãi suất trong phòng ngừa rủi ro lãi suất tại các tổ chức tín dụng Việt Nam ”, ( ThS. Nguyễn Quang Minh, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam , 2007). 6. NHNN VN - Vụ chính sách tiền tệ , tham khảo Hội thảo khoa học : “ Hợp đồng lãi suất kì hạn - Công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất ” ( ThS. Bùi Đức Minh , Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, 2007 ). 7. NHNN VN - Vụ chính sách tiền tệ - Phòng chính sách tín dụng và lãi suất - Báo cáo thống kê hoạt động các công cụ phái sinh ( T4/2008 ). 8. Giáo trình : “ Quản trị rủi ro tài chính ” - NXB Thống kê ( TS Nguyễn Thị Ngọc Trang ). 9. Giáo trình : “ Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”- NXB Thống kê ( PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến ). 10. Giáo trình : “ Quản trị Ngân hàng thương mại ” - NXB Tài chính ( Peter S.Rose 2001 ). 11. Luận văn Thạc sĩ kinh tế - Rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam - ( Mã Thị Nam Chi - Đại học KT TPHCM , 2008 ). 93 12. Học Viện Ngân hàng - Đề tài NCKH : “ Thực trạng tự do hoá lãi suất từ khi áp dụng cơ chế lãi suất thoả thuận ” ( Đỗ Lương Trường , 11/2007 ). 13. Học viện Ngân hàng - Tham luận : “ Phát triển nghiệp vụ tài chính phái sinh tại các NHTM Việt Nam ” ( TS. Nguyễn Kim Anh 2007 ). 14. Báo Đầu tư chứng khoán - Bảo hiểm tỷ giá và lãi suất - Tại sao không ? ( 13/03/2008 ) . 15. Báo điện tử : vneconomy.vn/64780P0C6/cong-cu-phai-sinh-co-hoi-va-rui- ro.htm. 16. Thời báo tài chính - Nhìn lại quá trình tự do hoá lãi suất ở nước ta.( 01/2006 ). 17. Thời báo tài chính - Ảnh hưởng của tự do hoá tài chính đến hệ thống NH Việt Nam ( 02/06/2006 ). 18. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ - Cuộc chạy đua lãi suất và những yếu tố tác động ( Nguyễn Thị Kim Anh , số 3+4/2008 ). 19. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ - Diễn biến thị trường tài chính thế giới và một số đồng tiền chủ chốt ( Ths. Lê Huyền Diệu 2008). 20. Vnexpress - Tự do hoá tài chính ở Việt Nam - con đường và bước đi ( 08/2007 ). 21. Saga - Các rào cản trong việc sử dụng các sản phẩm phái sinh ( 06/2008 ). 22. Saga - Nghiệp vụ tài chính phái sinh và thực trạng sử dụng tại Việt Nam ( 06/2007 )- ( trích nguồn từ NHNN VN- Vụ Chính sách tiền tệ - Phòng Chính sách tiền tệ ). 23. VICC ( Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam ) - Rủi ro trong lĩnh vực tài chính ( 10/ 2008 ). 24. Báo điện tử : Khởi nghiệp - Thị trường phái sinh - Lá chắn rủi ro cho các doanh nghiệp ( Minh Châu, 11/2007 ). 25. Các slide bài giảng của các thầy cô giáo trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội gồm : - Slide môn Quản trị rủi ro tài chinh - TS.Nguyễn Đình Thọ ( 2009 ) . - Slide môn Tài chính quốc tế - TS.Mai Thu Hiền ( 2009 ). 94 - Slide môn Kinh doanh ngoại hối - TS.Trần Thị Lương Bình ( 2009 ). - Slide môn Thị trường tài chính và các đinh chế tài chinh - ThS.Phan Trần Trung Dũng ( 2007 ). Tài liệu tiếng anh 1. Daniels, Joseph P.and David D.Vanhoose - International Monetary Financial Economic - ISBN , Thomson South - Western ( 2005 ) . 2. Gandolfo, Giancarlo - International Finance and Open - Economy Macroeconomics - ISBN, Springer ( 2002 ). 3. Basel Committee on banking Supervision ( 2001 ) - Principles for Management and Supervision of Interest Rate Risk , bank for International Setlements. 4. Stern School of Business - Newyork University- Money , banking and Financial markets ( Professeur A.Sinan Cobenoyan). 5. Columbia University - The Economics of Money ,Banking and Financial markets ( Federic S.Mishkin -7 th edition ). 95 PHỤ LỤC Doanh số hoạt động phái sinh lãi suất theo loại tiền tệ Đơn vị : Tỷ USD Giao dịch Loại tiền tệ 2001 2004 2007 Kì hạn Đô la Mĩ ( USD ) 39 59 98 Euro ( EUR ) 48 116 66 Yên Nhật ( JPY ) 9 0 4 Bảng Anh ( GBP ) 12 25 42 Các loại tiền khác 21 33 49 Quyền chọn Đô la Mĩ ( USD ) 12 93 113 Euro ( EUR ) 11 57 62 Yên Nhật ( JPY ) 2 10 23 Bảng Anh ( GBP ) 2 6 6 Các loại tiền khác 2 4 11 Hoán đổi Đô la Mĩ ( USD ) 100 195 322 Euro ( EUR ) 173 288 528 Yên Nhật ( JPY ) 16 35 110 Bảng Anh ( GBP ) 23 59 124 Các loại tiền khác 19 43 127 Tổng số 489 1025 1686

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4936_5507.pdf
Luận văn liên quan