Đề tài Thực trạng và giải pháp triển khai mô hình hải quan điện tử ở Việt Nam

Hệ thống thông tin vi phạm pháp luật hải quan: thu thập thông tin vi phạm pháp luật hải quan của các cá nhân và tổ chức, hỗ trợ cho việc ra quyết định kiểm tra hàng hóa. Hệ thống này được triển khai trên toàn quốc.  Hệ thống quản lý loại hình nguyên liệu nhập để xuất khẩu: giúp ngành Hải quan nâng cao công tác quản lý các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu.  Hệ thống đăng ký, quản lý mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu: Các doanh nghiệp làm thủ tục xin cấp mã số doanh nghiệp tại cơ quan thuế, và mã số này dùng làm mã số xuất nhập khẩu nếu doanh nghiệp đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu. Nhờ hệ thống này, cơ quan Hải quan có được cơ sở dữ liệu đầy đủ về các đối tượng tham gia xuất nhập khẩu trên toàn quốc. 

pdf103 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7943 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp triển khai mô hình hải quan điện tử ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệt Nam. Ngoài ra, chương II còn đề cập đến thực trạng áp dụng Hải quan điện tử ở một số quốc gia tiên tiến trên thế giới, từ đó tạo cơ sở cho chương III đưa ra những giải pháp hoàn thiện mô hình hải quan điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới. Đường dây thuê riêng Hệ thống đường truyền Nhà nước Giao thức quay số hoặc Internet Hệ thống front-end VAN Hệ thống back-end Tradenet Hệ thống back-end hải quan 67 CHƯƠNG III – XU HƯỚNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH HẢI QUAN ĐIỆN TỬ Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH HẢI QUAN ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 3.1 Xu hướng phát triển của Hải quan thế giới và Việt Nam 3.1.1 Xu hướng phát triển của Hải quan điện tử thế giới Trong những năm đầu của thế kỷ 21, Hải quan thế giới đã phải đối mặt với yêu cầu rất mâu thuẫn ngày càng tăng từ xu thế toàn cầu hoá thương mại. Một mặt, Hải quan phải làm tốt nhiệm vụ đảm bảo an ninh và kiểm soát hiệu quả dây chuyền cung ứng quốc tế, mặt khác, phải tạo thuận lợi hơn nữa cho thương mại hợp pháp. Trong tình hình hiện nay, với đặc tính ưu việt hơn so với thủ tục hải quan thực hiện bằng phương thức thủ công, thủ tục hải quan điện tử khi được mở rộng sẽ góp phần đảm bảo việc thống nhất, đơn giản hóa thủ tục; rút ngắn thời gian thông quan; giảm chi phí cho doanh nghiệp, hạn chế tiêu cực nảy sinh từ công chức Hải quan, nhân viên của doanh nghiệp làm thủ tục hải quan. Việc mở rộng thủ tục hải quan điện tử sẽ tạo cơ sở để tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về thủ tục hải quan điện tử, chuyển đổi từ phương thức quản lý hải quan thủ công sang phương thức quản lý hải quan hiện đại. Có thể nói Hải quan trong thế kỷ 21 có một vai trò năng động mới. Tại Phiên họp Hội đồng tháng 6 năm 2008 tại trụ sở WCO, Hội đồng đã thông qua Nghị quyết về vai trò của Hải quan trong thế kỷ 21 với tài liệu mang tên “ Hải quan trong thế kỷ 21 – Tăng cường sự Tăng trưởng và Phát triển thông qua thuận lợi hoá thương mại và An ninh biên giới (năm 2008)” trong đó nêu rõ những nguyên tắc và định hướng chiến lược xây dựng vai trò của Hải quan trong thế kỷ 21. Tài liệu này có thể được xem như tài liệu khung và là cơ sở 68 để WCO và các cơ quan Hải quan cùng suy ngẫm và nhận diện 10 khối chiến lược đối với Hải quan trong thế kỷ 21. Những khối chiến lược đó là [25]: 1. Mạng lưới Hải quan toàn cầu: với bản chất của dây chuyền cung ứng quốc tế và quan hệ cộng tác Hải quan – Hải quan và gần đây là mối quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp, việc xây dựng một mạng lưới Hải quan toàn cầu trên nguyên tắc hải quan điện tử, tạo điều kiện cho dòng thông tin phi giấy tờ được kết nối, trao đổi đơn giản và nhanh chóng là một xu hướng phát triển khách quan của Hải quan thế giới. Công nhận lẫn nhau, bao gồm công nhận lẫn nhau về các Chương trình Doanh nghiệp ưu tiên (AEO) giữa các cơ quan Hải quan là một chất xúc tác rất quan trọng trong việc xây dựng mạng lưới Hải quan toàn cầu. Để thực hiện được ý tưởng này đòi hỏi sự trao đổi thông tin an toàn, nhanh chóng giữa Hải quan và Doanh nghiệp và giữa Hải quan với Hải quan trong một chuỗi cung ứng bắt đầu từ cơ quan Hải quan nước xuất khẩu. 2. Phối hợp quản lý biên giới: Xu hướng chiến lược này đòi hỏi sự phối hợp nhuần nhuyễn của tất cả các cơ quan thực thi pháp luật tại biên giới. Hải quan một quốc gia không thể làm việc độc lập mà cần có sự phối hợp kiểm soát với các cơ quan Chính phủ khác như cơ quan Hải quan nước đối tác hay cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, y tế, nông nghiệp, môi trường quốc gia… để kiểm soát tốt hơn việc di chuyển của người, hàng hoá và phương tiện qua biên giới. Áp dụng cơ chế một cửa tại biên giới sẽ cho phép doanh nghiệp cung cấp tất cả thông tin và chứng từ một lần tới một cơ quan được chỉ định và sau đó thông tin sẽ được chuyển tới các cơ quan quản lý có liên quan. Cuối cùng Hải quan sẽ là đơn vị đầu mối tổng hợp và chốt lại thông tin để đưa ra quyết định thông quan hàng hoá. 3. Quản lý rủi ro trên cơ sở thông tin tình báo: Sau hơn một thập kỷ kinh nghiệm của Hải quan thế giới về quản lý rủi ro trên cơ sở thông tin tình 69 báo thì một điều rõ ràng là quản lý rủi ro rất quan trọng đối với các cơ quan Hải quan trong điều kiện nền kinh tế quốc tế đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Vấn đề là các cơ quan Hải quan cần thúc đẩy hơn nữa việc chia sẻ thông tin, nhận diện rủi ro chủ động hơn, chính xác hơn và có khả năng tiên lượng những tình huống phức tạp tốt hơn. Điều này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành Hải quan điện tử, khi mà việc quản lý thông tin, quản lý rủi ro trên toàn bộ hệ thống toàn cầu trở nên dễ dàng hơn. 4. Phát triển quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp: Hải quan cần thấu hiểu những băn khoăn của doanh nghiệp và doanh nghiệp cũng cần nắm rõ những yêu cầu của Hải quan. Điều quan trọng nhất là cần chuyển đổi mối quan hệ này thành mối quan hệ đối tác mang lại những kết quả có lợi cho cả hai bên. 5. Áp dụng các phương pháp làm việc, các quy trình, thủ tục và kỹ thuật hiện đại: Yêu cầu thông quan nhanh hàng hoá đòi hỏi việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật mới trong công việc hàng ngày của Hải quan. Khai báo hải quan điện tử, chuyển dịch từ kiểm tra trên cơ sở các giao dịch sang kiểm tra trên cơ sở hệ thống… là những ví dụ về các phương pháp làm việc hiện đại. 6. Tạo điều kiện để áp dụng các công nghệ mới: Khối chiến lược thứ sáu này cũng không kém phần quan trọng trong việc đưa mạng lưới Hải quan toàn cầu trở thành hiện thực. Hải quan thế giới cần không ngừng học hỏi, không ngừng sáng tạo và tận dụng các công nghệ mới để tăng cường công tác xử lý hàng hoá, quản lý rủi ro. 7. Tăng cường quyền hạn thực thi pháp luật cho Hải quan: Để đấu tranh chống lại tội phạm có tổ chức một cách hiệu quả và để đảm bảo an toàn cho công chức Hải quan trong thực thi nhiệm vụ, thẩm quyền của Hải quan thế giới cần được pháp luật quy định mạnh mẽ hơn. Những quy định pháp lý 70 về thông tin và chia sẻ thông tin giữa các quốc gia cũng cần được quan tâm, củng cố hơn nữa. 8. Định hình văn hoá công sở chuyên nghiệp: Công chức Hải quan ngày nay không chỉ cần có trình độ nghiệp vụ tốt, phẩm chất đạo đức tốt mà còn phải rất nhanh nhạy với công nghệ mới, có khả năng ngoại ngữ và thích nghi nhanh với những thay đổi của môi trường. Văn hoá tổ chức đòi hỏi sự nhất quán, minh bạch, trung thực và công tâm. Những kỹ năng quản lý sự thay đổi và kỹ năng lãnh đạo cũng cần được đầu tư phát triển. 9. Xây dựng năng lực: Trong thời gian qua, xây dựng năng lực đã trở thành trụ cột trong việc tăng cường sức mạnh của cộng đồng Hải quan. Đây cũng là chìa khoá thành công cho mạng lưới Hải quan toàn cầu. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để các cơ quan Hải quan và Ban thư ký WCO có thể tăng cường hiệu quả thực hiện Chương trình Columbus, một nỗ lực quốc tế nhiều hoài bão trong xây dựng năng lực cho Hải quan. Với hạn chế về nguồn lực, việc đảm bảo xây dựng năng lực một cách bền vững cũng là thách thức không nhỏ đối với Hải quan các nước. 10. Liêm chính hải quan: Cuộc chiến chống lại nạn tham nhũng vẫn còn là nhiệm vụ quan trọng phải thực hiện trong những năm tới. Tuyên bố Ashura của WCO vẫn giữ nguyên giá trị và là văn bản tham khảo của tất cả các cơ quan Hải quan trên thế giới. Liêm chính hải quan cũng là xu hướng và là mục tiêu rất quan trọng để phát triển hệ thống Hải quan toàn cầu chuyên nghiệp, tạo cơ sở cho kinh tế quốc tế có những bước tiến vững chắc. Có thể nói, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của sự phát triển toàn cầu về công nghệ thông tin và thương mại điện tử, Hải quan thế giới cũng đã và đang có những thay đổi để phù hợp với nền kinh tế và chính trị toàn cầu. Kể từ khi có sự giao thương giữa các quốc gia trên thế giới, Hải quan các nước đã đạt được 71 nhiều thành tựu, góp phần đảm bảo sự phát triển thương mại đồng thời vẫn giữ vững ổn định kinh tế, văn hóa, chính trị trong nước. Tuy nhiên, trước sự thay đổi chóng mặt của công nghệ thông tin, xu hướng chung của Hải quan thế giới là cải cách, hiện đại hóa hệ thống Hải quan quốc gia, từ đó, tạo lập mạng lưới Hải quan toàn cầu, đưa Hải quan thế giới thành một khối thống nhất, tạo điều kiện tốt nhất cho ngoại thương các nước phát triển. 3.1.2 Xu hướng phát triển của Hải quan điện tử Việt Nam Bộ Tài chính là một trong những đơn vị bộ, ngành đi đầu cả nước trong ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động. Hiện nay, 100% các đơn vị trong ngành Tài chính có mạng cục bộ; 100% máy tính được kết nối mạng cục bộ; 95% đơn vị được kết nối internet băng thông rộng. Tính đến đầu năm 2010, Bộ Tài chính đã triển khai 31 dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp. Xu hướng phát triển không thể phủ nhận của Tài chính công Việt Nam là đẩy mạnh các dịch vụ tài chính công trực tuyến. Dự kiến từ nay cho đến 2015 sẽ có khoảng 93 dịch vụ tài chính công được cung cấp cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp qua mạng Internet ở mức 3 trở lên theo bảng phân loại của Bộ Thông tin và Truyền thông [34]. Ví dụ: khai Hải quan điện tử, nộp tờ khai thuế qua mạng Internet… Trước xu thế hội nhập với kinh tế quốc tế, trước xu hướng phát triển của dịch vụ tài chính công nước nhà, một điều dễ nhận thấy là xu hướng phát triển của Hải quan Việt Nam cũng theo hướng áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động, cụ thể là áp dụng mô hình thông quan điện tử. Tiếp theo giai đoạn thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử tại một số địa phương từ năm 2005, hiện nay, Tổng cục Hải quan đang tiếp tục mở rộng thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử trên quy mô địa bàn rộng hơn, đối tượng doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan điện tử cũng sẽ không còn hạn chế mà được mở rộng cho tất cả mọi doanh nghiệp có nhu cầu tham gia thủ tục hải quan 72 điện tử. Ngày 25/3/2011, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành Quyết định số 448/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020. Với mục tiêu tổng quát là xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, có cơ chế, chính sách đầy đủ, minh bạch, thủ tục hải quan đơn giản, hài hòa đạt chuẩn mực quốc tế, trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, xử lý dữ liệu tập trung, đạt trình độ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á, Quyết định số 448/QĐ-TTg đã đề ra những mục tiêu cụ thể như sau: a) Mục tiêu tổng quát đến năm 2015: Kế hoạch phát triển công nghệ thông tin phục vụ dịch vụ công trong ngành Hải quan đến năm 2015 cũng được đưa ra trong Hội thảo Triển lãm thường niên “Ứng dụng Công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài chính - Vietnam ICT in Finance 2010” (ICTF’10) do Bộ Tài chính và Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế IDG tại Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 22/06/2010. Mục tiêu Chính phủ đặt ra cho việc triển khai Chính phủ điện tử đến năm 2015 có 100% các Cục Hải quan, 100% các Chi cục Hải quan tại các địa bàn trọng điểm (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu đường bộ quốc tế, các khu kinh tế trọng điểm), 60% các loại hình hải quan cơ bản, 70% kim ngạch xuất nhập khẩu, 60% doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan điện tử, trong đó liên quan đến dịch vụ tài chính công là 80% người dân và doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế qua mạng và 90% Cục Hải quan các tỉnh, thành phố triển khai thủ tục hải quan điện tử [31]. Thời gian thông quan hàng hóa đến 2015 bằng với mức trung bình của các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á tại thời điểm 2010. Tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa đến năm 2015 là dưới 10% và tỷ lệ các giấy phép xuất nhập khẩu thực hiện trong cơ chế một cửa Hải quan quốc gia đến năm 2015 là 50% [20]. 73 b) Mục tiêu tổng quát đến năm 2020: - Hệ thống pháp luật, các thủ tục và chế độ quản lý hải quan đơn giản, hiệu quả, hài hoà, minh bạch và tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế… - Lực lượng Hải quan đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu. - Thủ tục hải quan đơn giản, hài hòa, thống nhất, đạt chuẩn mực quốc tế dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro. - Đến năm 2020, có 100% các Cục Hải quan, 100% các Chi cục Hải quan, 100% các loại hình hải quan cơ bản, 90% kim ngạch xuất nhập khẩu, 80% doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Thời gian thông quan hàng hóa đến năm 2020 phấn đấu bằng với mức của các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á tại cùng thời điểm. Tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa đến năm 2020 phấn đấu đạt dưới 7% và tỷ lệ các giấy phép xuất nhập khẩu thực hiện trong cơ chế một cửa Hải quan quốc gia đến năm 2015 là 50% và đến 2020 là 90% [20]. 3.2 Những kinh nghiệm từ các mô hình thủ tục Hải quan điện tử trên thế giới 3.2.1 Kinh nghiệm từ mô hình hải quan điện tử của Hàn Quốc Hàn Quốc là một trong những quốc gia Đông Bắc Á có nhiều nét tương đồng với Việt Nam về lịch sử, kinh tế và văn hóa. Hàn Quốc từng được biết đến là một trong những nước nông nghiệp nghèo nhất thế giới, nhưng đến nay đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc, trở thành một trong những nền kinh tế mạnh của thế giới. Qua nhiều giai đoạn phát triển, đến thời điểm này, có thể nói Hải quan Hàn Quốc đã trở thành cơ quan Hải quan hiện đại với 100% hàng hóa được thực hiện thông quan điện tử. Có được thành tựu như vậy là vì Hàn Quốc đã thực hiện cơ chế một cửa đem lại hiệu quả cao trong hoạt động hải quan. Hệ 74 thống thông tin của Hải quan được kết nối với nhiều nơi liên quan như cơ quan giao nhận, vận tải, ngân hàng, cơ quan quản lý Nhà nước để cung cấp các thông tin cần thiết, phục vụ cho công tác thông quan nhanh, gọn, hiệu quả. Để thực hiện được điều đó, Hàn Quốc đã làm được những điều sau: Thứ nhất là thành lập nhóm làm việc đủ năng lực và tâm huyết. Cụ thể là công việc thông quan được thực hiện bởi một nhóm làm việc của cơ quan quản lý bao gồm Cục thuế, Kho bạc Nhà nước, Hải quan... do cơ quan Hải quan làm trưởng nhóm. Cách làm việc này giúp Hàn Quốc thực hiện được cơ chế một cửa khi chưa có cơ sở pháp lý cụ thể về cơ chế này. Thứ hai là sự thống nhất trong biểu mẫu, tiêu chí quản lý. Thực tế khi triển khai mô hình hải quan điện tử ở Hàn Quốc cho thấy, khi cơ quan Hải quan bắt đầu áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý thì một số cơ quan quản lý Nhà nước khác còn đang thực hiện nghiệp vụ theo phương pháp thủ công. Hải quan Hàn Quốc đã phải vận động các cơ quan này tham gia cơ chế một cửa. Việc thay đổi cơ chế, rà soát, thống nhất các tiêu chí, biểu mẫu theo chuẩn mực quốc tế là một công việc đòi hỏi tốn nhiều thời gian, công sức. Tuy nhiên, các cơ quan hữu quan Hàn Quốc đã ưu tiên thực hiện, nhờ đó, việc áp dụng cơ chế một cửa ở Hàn Quốc đã được triển khai một cách có hiệu quả. Thứ ba, Hải quan Hàn Quốc đã gây dựng được lòng tin từ phía các doanh nghiệp bằng cách tích cực triển khai các biện pháp tuyên truyền để doanh nghiệp hiểu được xu thế tất yếu cũng như lợi ích của mình khi tham gia Hải quan điện tử. Thứ tư là sự kết hợp hoạt động của hệ thống thông tin cũ và mới. Hải quan Hàn Quốc không xây dựng hệ thống thông tin hoàn toàn mới mà thực hiện cơ chế một cửa dựa trên 75 hệ thống thành phần cũ được phối hợp liên kết, và đang được thống nhất, tích hợp dần. Các cơ quan quản lý có liên quan 75 khi tham gia cơ chế một cửa cũng chạy song song hai hệ thống trong thời gian đầu rồi mới dần chuyển sang hệ thống mới. Thứ năm, là với nguồn lực hạn chế, cần phối hợp các nguồn lực để duy trì và phát triển hệ thống thông tin. Cụ thể, Hải quan Hàn Quốc đã thuê công ty Samsung SDS vận hành hệ thống thông tin hải quan với độ bảo mật cao. Đây thực sự là một kinh nghiệm tốt mà Việt Nam nên học hỏi. 3.2.2 Kinh nghiệm từ mô hình Hải quan điện tử của Nhật Bản Như chúng ta đã biết, hệ thống làm thủ tục hải quan tự động của Nhật gồm 2 hệ thống riêng biệt dành cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển và đường hàng không là SEA-NACCS và AIR-NACCS. Bởi thế, thủ tục hải quan điện tử ở Nhật có tính chuyên môn hóa cao, hai hệ thống cùng hoạt động đồng thời giúp giảm bớt khối lượng công việc so với khi chỉ có một hệ thống xử lý. Một điểm mạnh nữa của Nhật Bản khi triển khai thủ tục hải quan điện tử là Chính phủ Nhật đã tích cực hoàn thiện cơ sở vật chất, đồng thời hàng năm Hải quan Nhật còn tổ chức các chương trình đào tạo tin học và kỹ thuật nghiệp vụ trong nước và nước ngoài cho các cán bộ Hải quan. Nhờ vậy, nhân viên Hải quan Nhật đều thành thạo các nghiệp vụ, thao tác, có thể xử lý kịp thời khi hệ thống có lỗi. Cũng như Hàn Quốc, Nhật đã xây dựng hệ thống quản lý rủi ro thống nhất, dựa trên chuẩn mực quốc tế áp dụng cho tất cả các nghiệp vụ từ phân loại tờ khai, hàng hóa, đến kiểm tra sau thông quan. Việc xây dựng thống nhất hệ thống quản lý rủi ro này đã đảm bảo yếu tố tập trung nguồn lực, hạn chế rủi ro trong quản lý. Thứ tư, việc thu thuế được thực hiện tự động qua hệ thống đa thanh khoản. Mọi thanh toán cho thuế hàng hóa và dịch vụ đều được doanh nghiệp 76 nộp cho cơ quan Hải quan thông qua hệ thống này, giúp việc thực hiện nghĩa vụ thuế quan của doanh nghiệp nhanh chóng và tiện lợi. Thứ năm, chỉ có một nhà cung cấp dịch vụ VAN duy nhất tập đoàn NTT data.co.ltd cung cấp hệ thống NACCS góp phần đảm bảo sự nhất quán cho hệ thống cũng như tính an toàn, bí mật trong thông tin của Hải quan và doanh nghiệp. Thứ sáu, nhờ có hành lang pháp lý hoàn thiện với những quy định rõ ràng, cụ thể về các quy trình thủ tục hải quan điện tử cũng như trách nhiệm các bên, hướng dẫn khi có tranh chấp... mà việc tiến hành thủ tục hải quan điện tử ở Nhật đã đạt được nhiều thành công. Đây cũng là điểm Hải quan Việt Nam cần học hỏi. 3.2.3 Kinh nghiệm từ mô hình Hải quan điện tử của Singapore Để vận hành thủ tục hải quan điện tử, Singapore đã bắt đầu ứng dụng công nghệ thông tin từ năm 1980. Trải qua 4 giai đoạn phát triển khác nhau, Hải quan điện tử Singapore hiện nay đã phát triển hiện đại, gắn liền với Chính phủ điện tử, trở thành một trong những cơ quan Hải quan tiên tiến nhất trên thế giới. Cùng là thành viên của ASEAN, Singapore và Việt Nam đều hướng tới hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước. Từ mô hình thủ tục hải quan điện tử của Singapore, Việt Nam cũng rút ra nhiều kinh nghiệm. Trước hết, cũng như Nhật Bản, việc áp dụng cơ chế một cửa và việc chỉ sử dụng một cơ quan truyền nhận dữ liệu (VAN) là công ty CrimsonLogic với hệ thống Tradenet đã góp phần giúp thông quan điện tử ở Singapore được tiến hành một cách thống nhất và thuận lợi. Về cơ bản, hệ thống thủ tục hải quan của Singapore là hệ thống tương đối hoàn chỉnh. 77 Bên cạnh đó, hệ thống dữ liệu điện tử hải quan còn thường xuyên cập nhật, chuẩn hóa các thông tin của các cơ quan chức năng liên quan, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện việc đăng ký cấp phép nên các thủ tục thường được triển khai nhanh chóng. Đội ngũ cán bộ của Hải quan Singapore với trình độ chuyên môn cao và sự nhiệt tình với công việc, đã giúp các doanh nghiệp yên tâm và tin tưởng vào thủ tục hải quan điện tử ngay từ khi mô hình mới chỉ ở giai đoạn đầu. Hơn nữa, các trang thiết bị, cơ sở phần cứng cũng được các cơ quan Ban, Ngành Hải quan chú ý và xây dựng, tạo nền tảng vững chắc cho việc truyền tải và xử lý thông điệp dữ liệu, rất ít trường hợp hệ thống mạng bị lỗi. Quá trình triển khai tin học hóa của Singapore cũng như hầu hết các Chính phủ khác đều thực hiện theo cơ chế thuê ngoài (outsourcing), từ việc thiết kế, xây dựng hệ thống phần cứng, phần mềm đến việc quản lý và duy trì hệ thống. Điều này giúp Singapore tận dụng được công nghệ và sự chuyên môn hóa từ bên ngoài. Tuy nhiên, do bối cảnh triển khai Hải quan điện tử của Việt Nam và Singapore khác nhau, nên mức độ và hình thức thuê ngoài đến đâu trong các dịch vụ tài chính công cần được Việt Nam cân nhắc kỹ. Về lĩnh vực thuế hải quan, việc thu nộp thuế được thực hiện một cách tự động qua hệ thống liên ngân hàng Giro. Các cá nhân, tổ chức khai thuê sử dụng hệ thống Tradenet phải sử dụng một số tài khoản theo số đã đăng ký tại cơ quan Hải quan cho mục đích thanh toán các khoản thuế. Sau khi gửi tờ khai và hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, doanh nghiệp được thông quan nhanh chóng mà Hải quan vẫn đảm bảo được mục tiêu quản lý của mình. 3.3 Những giải pháp hoàn thiện mô hình hải quan điện tử ở Việt Nam Trên thế giới hiện nay, đã có rất nhiều quốc gia tiên tiến áp dụng thành công mô hình thông quan điện tử như Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan... Với vị trí là một nước theo sau, Việt Nam cần căn cứ vào điều 78 kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nước nhà để học hỏi những kinh nghiệm từ các quốc gia nói trên. Theo ông Nguyễn Bằng Thắng (Ban Cải cách hiện đại hóa - Tổng cục Hải quan), hiện ngành Hải quan Việt Nam đang đặt ra mục tiêu đến năm 2015 sẽ đưa thủ tục hải quan điện tử trở thành một phương thức phổ biến, góp phần hỗ trợ đắc lực cho hoạt động xuất nhập khẩu [9]. Trong thời gian qua, việc triển khai mở rộng thủ tục hải quan điện tử theo mô hình Chi cục Hải quan được thực hiện đồng thời cả hai phương thức truyền thống và điện tử đã đáp ứng được tình hình thực tiễn và yêu cầu mở rộng, đảm bảo tính lan tỏa, phù hợp với điều kiện hiện tại và làm tiền đề để triển khai mô hình thông quan tập trung sau này. Tuy nhiên, do nhiều điều kiện khách quan và chủ quan mà việc áp dụng mô hình thông quan điện tử ở nước ta còn vấp phải nhiều khó khăn, vướng mắc. Bởi lẽ đó, trong thời gian tới, cả các cơ quan quản lý Nhà nước và cả doanh nghiệp cần có cái nhìn khách quan về Hải quan điện tử để mô hình này sớm thành công ở Việt Nam. Dưới đây, người viết xin trình bày một số giải pháp để hoàn thiện mô hình hải quan điện tử ở Việt Nam: 3.3.1 Những giải pháp đối với cơ quan quản lý Nhà nước 3.3.1.1 Cần hoàn thiện hành lang pháp lý Môi trường pháp lý là một yếu tố quan trọng không thể thiếu, góp phần định hướng cho cơ quan Hải quan và doanh nghiệp thực hiện đúng và đầy đủ những quy định của pháp luật theo một cách thống nhất và có trật tự. Hiện nay, Việt Nam về cơ bản đã có những văn bản pháp lý quy định khá cụ thể và chi tiết về quy trình thủ tục hải quan điện tử cũng như những vấn đề liên quan. Tuy nhiên, những văn bản pháp lý này chưa thực sự hoàn thiện, còn nhiều vướng mắc và lỗ hổng, khiến các doanh nghiệp đau đầu. Do vậy, trong thời gian tới, Chính phủ nên xây dựng và hoàn thiện nền tảng pháp lý, hỗ trợ cho việc giao dịch điện tử, thông quan điện tử được tự động hóa theo những chuẩn 79 mực quốc tế. Xét về Luật, Việt Nam có thể tham khảo thêm luật của Singapore, bao gồm Luật Hải quan, Luật giao dịch điện tử, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, Luật sử dụng máy tính sai mục đích và Luật bằng chứng điện tử, học hỏi sự thống nhất, hoàn chỉnh, đồng bộ và áp dụng đầy đủ các chuẩn mực của ASEAN, WTO và WCO của những bộ luật ấy. Cụ thể, Chính phủ Việt Nam nên tiến hành:  Sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về quy trình thủ tục hải quan điện tử, kiểm tra sau thông quan, chữ ký số... một cách cụ thể hơn, mang tính thực tiễn hơn và phù hợp hơn với tiêu chuẩn quốc tế.  Rà soát, đối chiếu luật nước nhà với những cam kết quốc tế có liên quan. Điều này yêu cầu phải hệ thống hóa các danh mục, điều ước quốc tế trong lĩnh vực hải quan, đòi hỏi các cơ quan Ban, Ngành đầu tư nhiều thời gian và công sức để thống nhất các văn bản pháp luật. 3.3.1.2 Cần hoàn thiện mô hình hải quan điện tử ở mức độ sâu, rộng Mô hình phát triển Hải quan theo hướng hiện đại hóa cần được xây dựng dựa trên những định hướng cơ bản: hướng theo mô hình hiện đại của các nước tiên tiến, có phân chia từng giai đoạn thí điểm mở rộng gắn liền với hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam, thể hiện sự ưu tiên đối với những doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tử so với thủ tục hải quan truyền thống. Hiện nay, thủ tục hải quan điện tử đã được thí điểm cho 9 loại hình xuất nhập khẩu. Với phạm vi áp dụng rộng như thế, chắc chắn còn nhiều bất cập cần khắc phục trong quá trình thông quan. Các cơ quan hữu quan cần phải theo dõi sát sao, và tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp kinh doanh ở 9 loại hình này . Thêm vào đó, học hỏi kinh nghiệm của Nhật Bản và Singapore, chúng ta nên lựa chọn một tổ chức truyền nhận dữ liệu duy nhất có tính chuyên môn cao, kỹ thuật tiên tiến. Lựa chọn một tổ chức truyền nhận dữ liệu (VAN) như 80 vậy vừa tạo tính chuyên môn hóa cao vừa đảm bảo sự thông suốt cũng như bảo mật trong quá trình xử lý dữ liệu hải quan. Chính phủ cũng cần quy định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của VAN về mặt pháp lý cũng như xây dựng một lộ trình triển khai phù hợp, phân định rõ trách nhiệm của Hải quan và VAN trong quy trình thông quan điện tử. Ngoài ra, cũng cần yêu cầu VAN tiến hành nâng cấp hệ thống đường truyền, cải tiến phần mềm, cung cấp nhiều chuẩn kết nối để có thể đáp ứng nhu cầu khác nhau cho doanh nghiệp và tránh tình trạng báo lỗi như hiện nay. 3.3.1.3 Cần xây dựng cơ sở hạ tầng tiên tiến, hiện đại Một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công thông quan điện tử ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới là trình độ công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng hiện đại và tiên tiến. Khác với các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Singapore đã có nền tảng cơ sở hạ tầng vững chắc, Việt Nam là quốc gia đang phát triển với trình độ công nghệ thông tin còn yếu kém, nên trước mắt, Việt Nam cần có những biện pháp sau:  Về triển khai dịch vụ chữ ký số: Hiện nay, chữ ký số ở Việt Nam đã được công nhận giá trị pháp lý. Tuy nhiên, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng chữ ký số trong quá trình thông quan, bởi dịch vụ này còn khá mới, nhiều doanh nghiệp chưa quen, và lo ngại về tính pháp lý cũng như sự an toàn của chữ ký điện tử nên chưa áp dụng nhiều. Chính phủ cần có những văn bản, tuyên truyền nhằm thúc đẩy nhanh ứng dụng chữ ký số, vì đó là một mắt xích quan trọng trong quá trình thông quan điện tử.  Về xây dựng phần cứng: Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tử, cũng như cho cán bộ Hải quan triển khai được suôn sẻ, lãnh đạo các Cục Hải 81 quan cho rằng: Tổng cục Hải quan sớm bổ sung các thiết bị tin học dự phòng như: máy chủ, router, switch, máy trạm, hệ thống làm mát cho phòng máy chủ... đồng thời trang bị các máy chủ có cấu hình mạnh để chuẩn bị cho việc triển khai thông quan điện tử theo mô hình tập trung dữ liệu tại Cục, đảm bảo vận hành hệ thống ổn định. Ngoài ra, các cơ quan quản lý Nhà nước cần chú ý nâng cấp đường truyền mạng, hệ thống an ninh, lắp đặt hệ thống dự phòng khi đường truyền có sự cố, lắp đặt hệ thống mạng, có kết nối, cài đặt phần mềm hải quan điện tử tại các cổng cảng nơi có giám sát hải quan để phục vụ công tác thông quan hàng hóa. Ngoài ra, các Chi cục Hải quan còn cần được trang bị đầy đủ các thiết bị, công cụ hỗ trợ nghiệp vụ như máy soi container, cân điện tử, camera quan sát, hệ thống thu thập và trao đổi thông tin toàn ngành... nhằm giảm thiểu tối đa những rủi ro trong quá trình thông quan điện tử.  Về đảm bảo an ninh mạng: Các chương trình phần mềm được sử dụng trên hệ điều hành Windows cần có các biện pháp an ninh mạng để đảm bảo an toàn dữ liệu, chống lại sự tấn công của các hacker. Do đó, các cơ quan quản lý Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế vận hành, bảo trì, bảo dưỡng cho toàn bộ hệ thống; nhanh chóng nâng cấp đường truyền nội mạng từ Chi cục Hải quan điện tử đến các Chi cục Hải quan cửa khẩu. Ngoài ra, hệ thống quản lý rủi ro cần được hoàn thiện hơn nữa theo tiêu chuẩn quốc tế; tích hợp các ứng dụng cơ bản phục vụ quy trình thủ tục tại Chi cục như hệ thống thông tin quản lý tờ khai, quản lý phân luồng hàng hóa... đảm bảo việc truyền nhận dữ liệu của ngành hoạt động thông suốt tới các cấp Hải quan với độ an toàn và bảo mật cao.  Về nâng cấp phần mềm và hệ thống xử lý dữ liệu tự động: Ngành Hải quan, với sự hỗ trợ của Nhà nước, cần sớm tiến hành nâng cấp, cài đặt các chương trình phần mềm còn bất cập, chưa hoàn thiện của các 82 khâu trong thông quan điện tử. Thay vì xây dựng một Trung tâm xử lý dữ liệu tập trung tại Tổng cục Hải quan, ngành nên đầu tư nâng cấp xây dựng 2 Trung tâm xử lý dữ liệu ở miền Bắc, và miền Nam để phân tán rủi ro, và tiến hành quản lý theo khu vực. Bên cạnh đó, đối với việc nâng cấp phần mềm thông quan điện tử, Tổng cục Hải quan nên thông báo cụ thể bằng văn bản để các Cục Hải quan địa phương nắm bắt kịp thời, triển khai thuận tiện. Hơn nữa, Tổng cục Hải quan cần chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án hiện đại hóa công nghệ thông tin, thực hiện kết nối liên thông dữ liệu giữa các chương trình hải quan điện tử với các chương trình thanh lý hàng sản xuất xuất khẩu, gia công, KT559, quản lý rủi ro, giữa dữ liệu cũ và mới... Ngoài ra, Chính phủ cũng cần đặt mục tiêu xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hải quan hiện đại trên nền tảng tập trung hoá xử lý dữ liệu, tích hợp đầy đủ các chức năng, xử lý hồ sơ hải quan điện tử, manifest điện tử, thanh toán điện tử, giấy phép điện tử; xây dựng các trung tâm xử lý dữ liệu cấp vùng đạt mức độ 2+ trở lên, trung tâm xử lý dữ liệu ngành đạt mức độ 3+ trở lên, đảm bảo hệ thống công nghệ thông tin đạt tiêu chuẩn an ninh, an toàn cao (24/24 và 7/7) và quản lý theo hướng dịch vụ; xây dựng cổng thông tin điện tử kết nối, trao đổi thông tin với các cơ quan liên quan; thực hiện cơ chế hải quan một cửa quốc gia và một cửa khu vực ASEAN [46]. Đặc biệt, tại các quốc gia như Nhật Bản, Singapore, việc liên kết thông tin qua mạng điện tử giữa các cơ quan Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của Hải quan điện tử. Để giải quyết vấn đề này ở Việt Nam, chúng ta cần gấp rút nâng cấp viễn thông tối thiểu ở 2 mức vùng và mức liên ngành theo hệ thống cột sống. Cụ thể là: 83 + Ở mức vùng: Ngành Hải quan hiện đang nâng cấp hệ thống viễn thông của một số đơn vị có lưu lượng hàng hóa lớn có liên quan đến nhiều địa phương khác như ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Vũng Tàu, Đồng Nai... Hệ thống viễn thông vùng nếu được nâng cấp, sẽ hỗ trợ rất nhiều cho Hải quan trong các vấn đề liên quan đến nợ thuế, vấn đề về các thông tin vi phạm, vấn đề đảm bảo thông tin tập trung và liên thông tốt ở cấp vùng; đồng thời giúp cho các doanh nghiệp và cơ quan Hải quan cập nhật nhanh chóng các chính sách mới cũng như tình hình biến động xuất nhập khẩu trên thị trường trong và ngoài nước. + Ở mức liên vùng theo hệ thống cột sống: Điều đáng mừng hiện nay là các cơ quan quản lý Nhà nước đã có sự kết nối thông tin dữ liệu với nhau, ví dụ như Hải quan, Kho bạc Nhà nước, Chi cục thuế, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Kế hoạch và đầu tư và các Ngân hàng thương mại. Mặt khác, các doanh nghiệp sẽ được kết nối với cơ quan Hải quan thông qua cột viễn thông liên vùng để tìm hiểu thông tin về Hải quan điện tử. Tuy nhiên, sự kết nối đó còn đang trong giai đoạn hoàn thiện, cần sự hỗ trợ hơn nữa của Nhà nước để hệ thống đi vào ổn định, thống nhất. 3.4.1.4 Cần hoàn thiện kỹ thuật nghiệp vụ hải quan Yếu tố con người đóng vai trò rất quan trọng trong việc điện tử hóa thủ tục hải quan, đặc biệt là yếu tố liên quan đến hiểu biết về công nghệ thông tin, về nghiệp vụ hải quan và trình độ ngoại ngữ. Trước yêu cầu đó, Nhà nước cần có những chính sách đào tạo nguồn nhân lực thích hợp. Cụ thể là: Thứ nhất, cần xây dựng đội ngũ chuyên gia được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ thông tin, có hiểu biết về các nghiệp vụ hải quan và quy 84 trình thủ tục hải quan hiện đại. Đội ngũ này sẽ có nhiệm vụ phối hợp với các đối tác trong và ngoài ngành thiết kế, xây dựng và triển khai các hệ thống ứng dụng, và sửa chữa kịp thời khi các hệ thống gặp sự cố. Thứ hai, cần xây dựng đội ngũ chuyên gia được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ hải quan hiện đại, có kinh nghiệm quản lý thực tiễn và có hiểu biết chung về công nghệ thông tin. Nhiệm vụ của đội ngũ này là quản lý và điều hành một cách thống nhất các thủ tục hải quan theo đúng quy định của pháp luật. Để có được đội ngũ chuyên gia như vậy, ngành Hải quan cần chú trọng công tác tuyển dụng và đào tạo đội ngũ cán bộ. Ví dụ như, cần có những chính sách hấp dẫn về thu nhập, những đãi ngộ tốt để thu hút nhân tài vào ngành Hải quan; đồng thời, thường xuyên tổ chức những chương trình tập huấn, bồi dưỡng đào tạo, nâng cao chất lượng ngoại ngữ, kiến thức nghiệp vụ của các cán bộ hiện có; giảm thiểu tối đa tình trạng nhũng nhiễu doanh nghiệp của một số cán bộ Hải quan. Cơ quan Hải quan cần tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình làm việc của cán bộ, làm tốt công tác thưởng phạt, sớm đưa tiêu chuẩn sử dụng thành thạo công nghệ thông tin là tiêu chuẩn bắt buộc trong quy định chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức. Ngoài ra, các lớp tập huấn về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, các lớp học chuyên đề về phân loại, áp mã, áp giá tính thuế, đơn giản hóa thủ tục... cũng cần được tiếp tục và tổ chức thường xuyên. Cục Hải quan cũng nên tiếp tục kết hợp với các trường Đại học như Đại học Ngoại thương, Học viện Tài chính... mở thêm các lớp học ngoại ngữ, lớp kế toán văn bằng hai, vi tính quản trị mạng... nhằm nâng cao hơn nữa trình độ của cán bộ Hải quan hiện nay. 3.4.1.5 Cần tổ chức tốt công tác tuyên truyền Không chỉ tổ chức đào tạo các cán bộ trong ngành, ngành Hải quan cũng cần lưu ý đến việc tổ chức tốt công tác tuyên truyền cho doanh nghiệp, 85 thay đổi nhận thức của doanh nghiệp cho phù hợp với xu thế phát triển của Hải quan. Có thể nói, những tồn tại hiện nay trong quá trình thông quan điện tử đã gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, khiến họ có tâm lý e ngại và chưa muốn đăng ký tiến hành thủ tục này. Cái khó nhất là nhận thức từ đội ngũ cán bộ công chức và cả doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Bởi lẽ, những người làm công tác hải quan và cả phía doanh nghiệp chưa hình dung đầy đủ hình thức, hoạt động, vận hành... của Hải quan điện tử như thế nào, thì chưa thể tin tưởng tuyệt đối. Điều này chưa nói đến tâm lý sợ rủi ro của doanh nghiệp. Vì từ xưa đến nay, giải quyết các thủ tục xuất nhập khẩu theo phương thức quản lý hải quan truyền thống, tất cả hồ sơ là giấy tờ, nhìn bằng mắt thường. Ngay cả việc khai báo hải quan từ xa, các doanh nghiệp cũng phải đến Hải quan để nộp các hồ sơ, chứng từ bằng giấy. Nhưng khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử, tất cả hồ sơ toàn là những dữ liệu điện tử, nằm hoàn toàn trên mạng... Theo thống kê từ Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh, trong 6 tháng đầu năm 2010, có 1111 doanh nghiệp đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử, chỉ chiếm tỷ lệ 2,63% số lượng doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan trên địa bàn [35]. Ở Việt Nam cũng đã có những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực điện tử hóa thủ tục hải quan, tuy nhiên, đến nay, con số đó vẫn không phải là nhiều. Công ty TNHH Intel Products Vietnam là doanh nghiệp đầu tiên được làm thủ tục hải quan điện tử ưu tiên, với các quyền lợi như: thực hiện thủ tục hải quan điện tử 24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần; được khai hải quan đối với hàng hóa nhập xuất khẩu trên tờ khai rút gọn; được thông qua hệ thống dữ liệu điện tử hải quan tiếp nhận đăng ký; kiểm tra và chấp nhận ngay trên tờ khai điện tử đơn giản mà không cần phải ra cảng làm thủ tục trực tiếp...Toàn bộ quy trình được thực hiện bằng giao thức kết nối AS2, sử dụng chứng thư số và chữ ký số có tính bảo mật cao [37]. 86 Trước tình hình đó, ngành Hải quan cần nỗ lực hơn nữa trong công tác tuyên truyền pháp luật và tăng cường quan hệ với doanh nghiệp, mở ra những buổi tọa đàm, hội thảo giữa Hải quan và doanh nghiệp để giải đáp những thắc mắc, lắng nghe nguyện vọng của doanh nghiệp, qua đó nâng cao sự hiểu biết và ý thức của doanh nghiệp về thủ tục hải quan điện tử. Thêm vào đó, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, ngành Hải quan cần phát triển các đại lý làm thủ tục hải quan điện tử để giúp doanh nghiệp chuyên môn hóa trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đồng thời ban hành các chính sách ưu tiên đối với doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật khi tham gia thủ tục hải quan điện tử. 3.3.2 Những giải pháp đối với doanh nghiệp 3.3.2.1 Cần chủ động trang bị cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại Mô hình thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam có thành công được hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có cả yếu tố chủ quan từ phía doanh nghiệp. Một khó khăn chung cho các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam hiện nay là cơ sở hạ tầng chưa đủ hiện đại để đáp ứng yêu cầu điện tử hóa thủ tục hải quan. Bởi thế, các doanh nghiệp cần cố gắng chủ động đầu tư các trang thiết bị tiên tiến, hiện đại kết nối mạng với cơ quan chức năng như Cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng... Cũng như ngành Hải quan, các doanh nghiệp cần phải có những điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất kỹ thuật để có thể thực hiện được thủ tục hải quan điện tử như máy tính, đường truyền internet ổn định, tốc độ cao, liên tục cập nhật phần mềm phục vụ cho việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Hệ thống máy tính của các doanh nghiệp cũng cần được trang bị đồng bộ và phải được kết nối trực tiếp với hệ thống xử lý dữ liệu của cơ quan Hải quan. Do khâu đầu tiên của quá trình thông quan điện tử là khai báo hải quan điện tử, nên doanh nghiệp cần phải cài đật những chương trình phần mềm khai báo điện tử phù hợp với quy trình thông quan điện tử. Chương trình phần 87 mềm này khi được lựa chọn cũng cần phải có hướng dẫn cài đặt và sử dụng, đảm bảo vận hành chính xác, thông suốt của hệ thống. Đây được đánh giá là một trong những khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp đang gặp phải và cần thời gian cũng như chi phí để cải thiện. 3.3.2.2 Cần nâng cao ý thức và hiểu biết, tinh thần chấp hành pháp luật hải quan Bên cạnh việc cải thiện cơ sở hạ tầng, các doanh nghiệp còn cần chú ý đến nhận thức và sự hiểu biết về Hải quan điện tử. Trước hết, doanh nghiệp cần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên có trình độ tin học và hiểu biết về nghiệp vụ đăng ký thủ tục hải quan, tránh những sai sót đáng tiếc trong quá trình thông quan; đồng thời chấp hành tốt pháp luật hải quan để có đủ điều kiện tham gia thủ tục hải quan điện tử. Thứ hai, các doanh nghiệp cần nhiệt tình tìm hiểu thông tin về Hải quan điện tử trong và ngoài nước thông qua cơ sở dữ liệu điện tử của Cục Hải quan, qua báo đài, phát thanh... để có cái nhìn khách quan và tiến bộ nhất về mô hình mới này. 3.3.2.3 Một số lưu ý đối với doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử Lưu ý 1: Có nhiều doanh nghiệp sau khi đã gửi tờ khai điện tử cho Hải quan mới nhận ra thông tin có sự sai lệch, lúc đó, doanh nghiệp rất lúng túng và mất nhiều thời gian cũng như công sức để chỉnh sửa, làm thủ tục khai báo lại. Bởi thế, các doanh nghiệp cần nhớ, các dữ liệu điện tử đều mang tính pháp lý (theo Luật giao dịch điện tử 2005), đó là những dữ liệu chính thức cho Hải quan làm việc sau này và doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính xác thực 88 của nó. Trước khi nhấn nút gửi tờ khai hải quan điện tử, các doanh nghiệp nên kiểm tra và rà soát các thông tin một lần nữa. Lưu ý 2: Các phần mềm phục vụ cho việc khai báo hải quan điện tử tuy đã có những cải tiến về mặt kỹ thuật nhưng hiện nay vẫn còn tồn tại một số lỗi trong quá trình sử dụng. Điều các doanh nghiệp cần chú ý là khi bị sự cố máy tính làm mất dữ liệu khai báo, họ sẽ không thể xin lại các dữ liệu đó từ trung tâm Hải quan, bởi vì, dữ liệu khi được chuyển đến cơ quan Hải quan sẽ phải qua một phần mềm chuyển đổi cho tương thích với hệ thống của Hải quan, khi chuyển lại cho doanh nghiệp, dữ liệu đã chuyển sang định dạng khác nên không thể sử dụng lại được. Bởi thế, các doanh nghiệp cần lưu ý tự bảo vệ dữ liệu bằng cách sao lưu dữ liệu an toàn. 89 KẾT LUẬN Có thể nói, thủ tục hải quan điện tử hiện nay không còn là vấn đề mới trong khu vực và các quốc gia trên thế giới. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, tiên tiến, Hải quan điện tử đã và đang trở thành một xu thế tất yếu, tạo tiền đề cho sự phát triển của kinh té, văn hóa, xã hội các quốc gia. Một số nước trên thế giới đã áp dụng thành công và ngày càng triển khai sâu rộng thủ tục hải quan điện tử của mình, trong đó tiêu biểu là Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore… Với mục tiêu đưa ngành Hải quan Việt Nam trở thành cơ quan Hải quan hiệu quả, minh bạch, hiện đại, chuyên nghiệp trước năm 2020, ngành Hải quan Việt Nam đang không ngừng nỗ lực tiến hành cải cách, hiện đại hóa hệ thống thủ tục hải quan trên phạm vi toàn quốc. Nhờ những lợi ích to lớn mà Hải quan điện tử mang lại, xuất nhập khẩu Việt Nam đang có những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, quá trình hiện đại hóa này đang trong giai đoạn đầu, còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, công nghệ thông tin… rất cần hơn nữa sự nỗ lực từ phía Nhà nước, cơ quan Hải quan cũng như sự phối hợp của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu để hoàn thiện hơn mô hình này ở Việt Nam. Để phát huy tối đa những hiệu quả mà Hải quan điện tử mang lại, các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý Nhà nước cần học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia tiên tiến trên thế giới và áp dụng một cách linh hoạt trong bối cảnh, điều kiện xã hội, kinh tế Việt Nam hiện tại. Dựa trên những thực tiễn đã phân tích, khóa luận đã đề xuất 8 giải pháp thuộc 2 nhóm: 5 giải pháp đối với Chính phủ và 3 giải pháp dành cho doanh nghiệp. Với sự nỗ lực không ngừng từ phía Chính phủ và các doanh nghiệp, trong tương lai không xa, không chỉ Hải quan điện tử mà nền kinh tế quốc gia Việt Nam cũng sẽ đạt được những thành tựu rực rỡ trên trường quốc tế. 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I - Giáo trình, văn bản luật 1. Bộ Tài chính (22/06/2007), Quyết định số 52/2007/QĐ-BTC về việc ban hành quy định về thí điểm thủ tục hải quan điện tử 2. Bộ Tài Chính (24/12/2008), Thông tư 128/2008/TT-BTC hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước 3. Bộ Tài chính (25/11/2009), Thông tư số 222/2009/TT-BTC hướng dẫn thí điểm thủ tục hải quan điện tử 4. Trần Nguyên Chẩn (2002), “Tham gia Công ước HS – bước hội nhập quan trọng của Việt Nam với thế giới”, Tạp chí kinh tế đối ngoại số 01 tháng 08/2002, NXB trường ĐH Ngoại thương. 5. Công ty TNHH phát triển công nghệ Thái Sơn (12/2009), Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm khai hải quan điện tử ECUS. 6. Đại học Ngoại thương (09/2008), Giáo trình Thương mại điện tử và ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp 7. Phạm Duy Liên (2004), Một số vấn đề cơ bản về nghiệp vụ Hải quan – Sách chuyên khảo, NXB Thống kê. 8. Nguyễn Thừa Lộc (2008), Giáo trình Luật Hải quan Việt Nam và quốc tế, NXB ĐH Kinh tế quốc dân 9. H.P (03/10/2010), “Giải pháp tăng tốc hải quan điện tử”, Tạp chí Bưu điện Việt Nam tháng 10/2010, NXB Bưu điện. 10. Nguyễn Văn Thoan (2010), Chuyên đề Hải quan điện tử 11. Quốc hội (14/06/2005), Luật Hải quan số 42/2005/QH11 12. Quốc hội (29/11/2005), Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 13. Quốc hội, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/06/2005 91 14. Quốc hội, Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008 15. Quốc hội, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 ngày 14/11/2008 16. Quốc hội, Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 17. Thủ tướng Chính phủ (23/02/2007), Nghị định 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính 18. Thủ tướng Chính phủ (12/08/2009), Quyết định số 103/2009/QĐ-TTg về sửa đổi bổ sung một số điều Quyết định 149/2005/QĐ-TTg 19. Thủ tướng Chính phủ (20/06/2005), Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử. 20. Thủ tướng Chính phủ (25/3/2011), Quyết định số 448/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020. 21. Tổ chức Hải quan Thế giới, Công ước Kyoto 1973. 22. Tổ chức Hải quan Thế giới, Công ước Kyoto sửa đổi 1999 (Nghị định thư sửa đổi Công ước quốc tế về đơn giản hóa và hài hòa thủ tục hải quan). 23. Tổng cục Hải quan (30/01/2011), Công văn 547/TCHQ–CCHĐH về việc thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan một lần. 24. Tổng cục Hải quan, Báo cáo tổng kết thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010 25. Tổng cục Hải quan, Phụ lục số liệu kết quả thực hiện thủ tục hải quan giai đoạn 2001-2009 II - Các tài liệu tiếng Anh 26. Dr. Chong Yoke Sin (Chief Operating Officer, NCS Pte Ltd, 18 March 2005), Single Window Development and Implementation - Experience of Singapore, truy cập ngày 08/04/2011 27. Hội nghị cấp cao APEC 2009 (06-08/04/2009), Introduction of Japanese Single Window, truy cập ngày 20/04/2011 < WKSP4/09_sccp_swwg_wksp4_008.pdf> 92 28. NACCS, Overview of NACCS, Inc. (09/09/2010), trang 3, truy cập ngày 08/04/2011 < Window.pdf> 29. K Sathasivam, Regional Manager (15 July 2009), The Single Electronic Window –Singapore’s TradeNet –Scope of Services And Pricing Model, truy cập ngày 07/04/2011 < Development/SW-TradeNet.pdf> 30. Tổng cục Hải quan Hàn Quốc (2011), E-customs, trang 41, truy cập ngày 14/04/2011 31. Tổng cục Hải quan Malaysia (2009), Import and export, truy cập ngày 27/03/2011 < export> III - Các bài viết trên website: 32. Bộ Tài chính Việt Nam (22/06/2010),, Hội thảo triển lãm thường niên “Ứng dụng Công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài chính - Vietnam ICT in Finance 2010” (ICTF’10), truy cập ngày 25/03/2011 < page_url=http%3A%2F%2Fwww.mof.gov.vn%2Fportal%2Fpage%2Fportal%2Fm of_vn%2F1539781&p_itemid=14264810&p_siteid=33&p_persid=2177082&p_lan guage=vi> 33. Công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC (24/09/2010), Chữ ký số: Điều kiện cần để cải cách thuế, hải quan, truy cập ngày 17/04/2011 93 34. Cục Hải quan Hà Nội (04/01/2011), Sau 1 năm triển khai thủ tục Hải quan điện tử tại Cục Hải quan TP Hà Nội: Kết quả khả quan, truy cập ngày 14/03/2011 35. P. Diễm (23/09/2010), Phát triển tài chính điện tử đến năm 2015, truy cập ngày 20/04/2011 36. Nguyễn Bá Định – Chi Cục Hải quan cảng Sài gòn KV1 (26/07/2010), Mục tiêu mở rộng thủ tục Hải quan điện tử đến năm 2011 của TCHQ, sự thử thách lớn cho CBCC Cục Hải quan thành Phố Hồ Chí Minh (Phần 1), truy cập ngày 10/04/2011 < utuchaiquan/chitiet/- /ext/articleview/article/115063/14?_EXT_ARTICLEVIEW_version=1.0&_EXT_A RTICLEVIEW_redirect=%2Fweb%2Fhaiquan%2Fsearch%3Fp_p_id%3DEXT_C USTOM_JOURNAL_SEARCH%26p_p_lifecycle%3D0%26p_p_state%3Dmaximi zed%26p_p_mode%3Dview%26p_p_col_count%3D2%26_EXT_CUSTOM_JOUR NAL_SEARCH_struts_action%3D%252Fext%252Fcustom_journal_search%252Fs earch> 37. Kim Hoa, Tạp chí Tài chính điện tử số 89 ngày 15/11/2010, Nhận diện “khó khăn” trong triển khai hải quan điện tử, truy cập ngày 17/03/2011 < quan-dien-tu/20111/105719.dfis> 38. Minh Khánh (18/11/2010), Lần đầu khai trương thủ tục hải quan điện tử ưu tiên, truy cập ngày 12/04/2011 < tien/21305> 39. Phương Lê (17/09/2010), Cục Hải quan Hải Phòng: thêm 1 Chi cục triển khai hải quan điện tử, truy cập ngày 14/03/2011 < -6620-4748-aee7-07b0233fdae6&ID=17879> 94 40. Phương Liên (Tổng cục Hải quan, 25/02/2009) Giới thiệu về Công ước Kyoto sửa đổi – Hướng phát triển của Công ước và tác động của Công ước đối với Việt Nam, truy cập ngày 13/03/2011 < c903807cc7ea&ID=209> 41. Văn Lượng (14/01/2011), Kênh thông tin đối ngoại của Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Cục Hải quan Đồng Nai đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong cải cách thủ tục hành chính, truy cập ngày 14/03/2011 42. Hải Nam (04/03/2011), Triển khai sâu rộng hải quan điện tử phục vụ xuất nhập khẩu, truy cập ngày 14/03/2011 < tu-phuc-vu-xuat-nhap-khau.htm> 43. Diệu Quang (16/03/2011), Thương mại hàng hóa toàn cầu tăng 17% trong năm 2010, truy cập ngày 16/03/2011. < egory=Tin%20n%E1%BB%95i%20b%E1%BA%ADt> 44. Tư Sương (09/11/2010), Hải quan điện tử: Doanh nghiệp chưa mặn mà, truy cập ngày 17/03/2011 < ma.htm> 45. V.Thái (13/01/2011), Năm 2011, Hải quan TP. HCM triển khai hải quan điện tử tại 100% chi cục, truy cập ngày 14/03/2011 < hai-quan-dien-tu-tai-100-chi-cuc/20111/105269.dfis> 46. Nguyễn Bằng Thắng (18/10/2010), Hải quan điện tử - vai trò quan trọng trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế thế giới, truy cập ngày 10/04/2011 95 47. Đức Thành (30/03/2011), Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020, truy cập ngày 10/04/2011 48. Nguyễn Văn Thoan (2007), Chuyên đề Ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh quốc tế, truy cập ngày 20/03/2011 49. An Thông (27/01/2011), Tổng cục hải quan, Mở rộng thủ tục hải quan điện tử một năm nhìn lại, truy cập ngày 13/03/2011 50. Tổng cục Hải quan Việt Nam, Hợp tác quốc tế, truy cập ngày 13/03/2011 51. Tổng cục Hải quan (18/03/2011), Số liệu thống kê Hải quan Việt Nam 2011, truy cập ngày 19/04/2011 < ory=Th%E1%BB%91ng%20k%C3%AA%20H%E1%BA%A3i%20quan> 52. Tổng cục thống kê, Số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2008, truy cập ngày 18/03/2011 53. Tổng cục thống kê, Số liệu thống kê năm 2009, truy cập ngày 18/03/2011 54. Tổng cục thống kê, Số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2010, truy cập ngày 18/03/2011 96 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử .................................. 35 Phụ lục 2: Công nhận tham gia thủ tục hải quan điện tử .............................. 35 Phụ lục 3: Tờ khai hải quan điện tử xuất khẩu ............................................. 36 Phụ lục 4: Tờ khai hải quan điện tử nhập khẩu ............................................ 36 Phụ lục 5: Phiếu kiểm tra thực tế hàng hóa .................................................. 36

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfban_chinh_thuc_0176.pdf
Luận văn liên quan