MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Chương I: Lý luận chung vế chế độ bảo hiểm hưu trí 3
I. Sự tất yếu khách quan hình thành chế độ bảo hiểm hưu trí 3
1. Sự phát triển của bảo hiểm xã hội trên thế giới 3
2. Cơ sở hình thành chế độ bảo hiểm hưu trí trong hệ thống BHXH 4
3. Vai trò của chế độ bảo hiểm hưu trí trong hệ thống các chế độ BHXH 5
4. Tác dụng và đặc trưng của bảo hiểm hưu trí 6
4.1. Tác dụng của bảo hiểm hưu trí 6
4.2. Đặc trưng của chế độ bảo hiểm hưu trí 6
II Nội dung cơ bản của chế độ bảo hiểm hưu trí 7
1. Điều kiện để hưởng chế độ hưu trí 7
2. Thời gian đóng bảo hiểm để hưởng chế độ hưu trí 8
3. Phí bảo hiểm hưu trí 8
4. Mức hưởng 9
5. Thời gian hưởng chế độ hưu trí 10
6. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động của chế độ hưu trí 11
6.1. Các chỉ tiêu hiệu quả trong hoạt động của chế độ bảo hiểm hưu trí 12
6.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của chế độ bảo hiểm hưu trí 15
6.3. Các chỉ tiêu đảm bảo quyền lợi kinh tế và xã hội của người về hưu 16
III. Kinh nghiệm xây dung các chế độ bảo hiểm hưu trí ở một số nước trên thế giới 17
1. Về điều kiện tuổi đời 17
2. Về xác định số năm đóng góp BHXH 19
3. Vế mức trợ cấp hưu trí 19
4. Mức đóng góp 20
5. Một số kinh nghiệm rút ra từ việc thực hiện chế độ hưu trí ở một số nước trên thế giới 21
Chương II. Thực trạng chế độ bảo hiểm hưu trí tại BHXHVN 23
I. Thực trạng về chế độ chính sách bảo hiểm hưu trí 23
1. Giai đoạn trước năm 1995 23
2. Giai đoạn từ 1995 đến nay 34
II. Thực trạng về thực hiện chế độ hưu trí ở nước ta hiện nay 39
1. Tình hình thu phí bảo hiểm của chế độ hưu trí 39
1.1. Mức thu 39
1.2. Số đối tượng tham gia đóng BHXH 40
1.3. Công tác quản lý thu 43
2. Tình hình chi trả cho chế độ hưu trí 43
2.1. Số người hưởng chế độ hưu trí ở Việt Nam 43
2.2. Nguồn , quy mô và tổng chi cho chế độ hưu trí 47
2.3. Quản lý đối tượng và mô hình chi trả lương hưu 50
2.4. Tổ chức bộ máy chi trả 51
3. Quản lý quỹ hưu trí 51
3.1. Nguyên tắc hình thành và cân đối quỹ 51
3.2. Sử dụng quy BHXH nhàn rỗi 53
3.3. Quan hệ thu chi trong quỹ hưu trí 53
4. Bộ máy quản lý chế độ hưu trí 54
III. Một vài nét về thực trạng đời sống của người nghỉ hưu qua việc thực hiện chế độ chính sách BHXH đối với người về hưu 55
IV. Những đánh giá về thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển của chế độ bảo hiểm hưu trí 56
1. Thuận lợi 56
2. Khó khăn 57
Chương III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ chính sách bảo hiểm hưu trí ở Việt Nam 58
I. Kiến nghị về chế độ chính sách 58
1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về BHXH 58
2. Mở rộng đối tượng tham gia 56
3. Kiến nghị về tuổi vế hưu 59
4. Kiến nghị vế mức hưởng và cách tính trợ cấp 60
5. Nâng tiền lương cho người về hưu 61
6. Điều chỉnh lại tiền lương hưu để đảm bảo công bằng giữa những người về hưu 61
II. Kiến nghị về tổ chức thực hiện chế độ hưu trí 62
1. Hoàn thiện bộ máy hoạt động của BHXH 62
2. Nâng cao năng lục hoạt động của ngành BHXH 63
3. Ứng dụng CNTT vào công tác quản lý 64
4. Hoàn thiện cơ chế thu chi BHXH 65
5. Xây dung và hoàn thiện phương án thu để hình thành quỹ hưu trí đủ trang trải cho mọi chi phí trong chế độ hưu trí 65
6. Nâng cao hiệu quả đầu tư quỹ nhàn rỗi 66
III. Một số kiến nghị klhác 67
1. Vai trò nhà nước 67
2. Tăng cường công tác thông tin tuyen truyền vè BHXH và chế độ bảo hiểm hưu trí 67
3. Hợp tác trong nước và quốc tế về BHXH 68
Kết luận 69
Danh mục tài liệu tham khảo 70
77 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4367 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp về chế độ bảo hiểm xã hội hưu trí tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khã kh¨n...nªn qu¶n lý kh«ng hoµn toµn chÝnh x¸c, ®Çy ®ñ nhÊt lµ c¸c vïng cã ®Þa bµn réng, ®i l¹i khã kh¨n. HiÖn nay, ®©y lµ c«ng viÖc BHXH nhiÒu ®Þa ph¬ng cÇn t×m c¸ch gi¶i quyÕt.
2.4. Tæ chøc bé mµy chi tr¶.
Ho¹t ®éng chi tr¶ ®îc thùc hiÖn chñ yÕu ë BHXH cÊp quËn, huyÖn vµ x·, phêng ; C¸c cÊp nµy ®Æt díi sù chØ ®¹o trùc tiÕp vÒ chuyªn m«n, nghiÖp vô c¬ quan BHXH cÊp trªn trùc tiÕp lµ BHXH tØnh vµ cã sù l·nh ®¹o cña c¸c cÊp chÝnh quyÒn ®Þa ph¬ng cïng cÊp. HiÖn nay, bé m¸y tæ chøc vµ nh©n sù thùc hiÖn chi tr¶ cßn nhiÒu bÊt hîp lý. C¬ cÊu tæ chøc c¬ quan BHXH gi÷a c¸c cÊp kh«ng t¬ng thÝch. NhiÒu n¬i ë cÊp tØnh ®· gép ho¹t ®éng kÕ ho¹ch tµi chÝnh vµ chi tr¶ chÕ ®é vµo mét phßng vµ chÞu sù chØ ®¹o chuyªn m«n cña hai ban kh¸c nhau, dÉn ®Õn khã tËp trung vµ thùc hiÖn bÞ chång chÐo, chËm chÔ. Bªn c¹nh ®ã lµ sù thiÕu hôt vÒ chuyªn m«n vµ cha khuyÕn khÝch ®îc nh÷ng ngêi tæ chøc lµm ®¹i lý do lÖ phÝ chi tr¶ thÊp.
3. Qu¶n lý quü hu trÝ
QuÜ BHXH nãi chung vµ quÜ hu trÝ nãi riªng lµ kÕt qu¶ cña thu phÝ b¶o hiÓm tõ c¸c nguån thu vµ thùc hiÖn chi tr¶. Sù h×nh thµnh vµ tån t¹i cña quÜ nµy phô thuéc vµo qui ®Þnh trong chÝnh s¸ch cña BHXH vµ hiÖu qu¶ ho¹t ®éng cña ngµnh BHXH ...Ở Việt Nam, chính sách BHXH được chia làm hai thời kỳ gắn với hai giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của đất nước, vì thế quĩ BHXH hay quĩ hưu trí cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố này.
3.1. Nguyên tắc hình thành và cân đối quĩ.
Trong thời kỳ bao cấp, quĩ BHXH không có sự tồn tại độc lập theo đúng nghĩa của nó quĩ được coi như một bộ phận của NSNN được hình thành từ:
Đóng góp của các cơ quan, xí nghiệp.
NSNN
Tiền ủng hộ, viện trợ.
Do vậy, nhiều nội dung và các chức năng cơ bản của quĩ không được thực hiện đầy đủ. Trách nhiệm và nghĩa vụ nộp BHXH rất nhỏ so với chi. Trong giai đoạn 1969 đến 1995 thu chỉ bằng 15,97% so với chi và NSNN phải bỏ ra một khoản rất lớn để cấp bù, năm 1987 lên tới 97,7%NSNN phải hỗ trợ.
Sang thời kỳ đổi mới (năm 1995) quĩ BHXH là qũi tài chính độc lập nằm ngoài NSNN , bao gồm:
Đóng góp chủ yếu của người lao động và chủ sử dụng lao động.
Các khoản sinh lời từ việc sử dụng quĩ nhàn rỗi của BHXH.
Các khoản thu khác.
Từ sự đổi mới đúng đắn này, mà quĩ BHXH trong những năm vừa qua luôn được quản lý và sử dụng đúng mục tiêu đề ra. Hàng năm, số chi mới chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng thu BHXH. Nguyên nhân là do số đối tượng được hưởng hưu từ quĩ BHXH vẫn còn ít hơn nhiều so với số người đang tham gia đóng góp vào quĩ.Ta có thể thấy được rõ tình hình thu và chi từ quỹ BHXH qua bảng số liệu sau:
Bảng số 11: Tình hình thu chi quỹ BHXH ( đơn vị : triệu đồng )
Tiêu thức
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Thu
2569733
3683859
3992604
4326702
5564078
6787899
Chi
383150
593524
751629
940350
1333908
1890515
% chi so với thu
14,19
16,11
18,83
21,73
24,07
27,86
( Nguồn : BHXH Việt Nam )
Qua bảng ta thấy tỉ trọng của chi so với thu là rất thấp. Điều này cúng dễ giải thích bời vì trong thời gian đầu mới thành lập số người thàm gia đóng BHXH cho quĩ nhiều hơn so với số người được hưởng. Vì vậy, hàng năm quĩ luôn có khoản tiền nhàn rỗi rất lớn, số tiền này cần được sử dụng và đầu tư đúng mục đích, vừa nhằm mục tiêu sinh lời vừa đảm bảo an toàn và tăng trưởng quĩ. Tuy nhiên, với mức độ chi trả như hiện nay thì theo dự báo của ILO cũng như một số chuyên gia thì trong vài thập kỷ tới quĩ sẽ cân bằng thu_chi. Vì vậy, trong thời gian tới cần có những chính sách để đầu tư, mở rộng, đồng thời tăng trưởng nguồn thu cho quĩ, có như vậy thì mới đảm bảo chi trả cho tương lai...
3.2. Sử dụng quĩ BHXH nhàn rỗi.
BHXH Việt Nam vẫn chưa tách riêng quĩ cho từng chế độ. Tuy nhiên, phần chi trả cho chế độ hưu trí luôn chiếm phần chủ yếu. Do đó, có thể nói quĩ BHXH cũng là quĩ của chế độ hưu trí. Sau khi thực hiện chi trả cho các chế độ, quĩ sẽ còn dư một phần gọi là phần nhàn rỗi. Phần dư này được sử dụng vào các mục đích sinh lời góp phần làm tăng trưởng quĩ.
Trong thời kỳ bao cấp, quĩ BHXH không có phần nhàn rỗi vì quĩ này thuộc NSNN. Chỉ sau khi đổi mới chính sách BHXH, quĩ này được quản lý một cách độc lập và sử dụng nguồn tài chính cho các hoạt động vì mục tiêu BHXH. Ngoài việc chi trả cho các chế độ, quĩ BHXH tạm thời nhàn rỗi được sử dụng theo các mục đích sinh lời. Ta có thể thấy được hoạt động này qua bảng số liệu sau:
Bảng số 12 : Đầu tư quĩ nhàn rỗi năm 2001
STT
Đầu tư vào
Số tiền (triệu)
1
Cho NSNN vay
2500000
2
Gửi quĩ hỗ trợ phát triển
7700000
3
Mua công trái
700000
4
Gửi ngân hàng
9150000
5
Mua trái phiếu
450
Tổng
20050450
( Nguồn : BHXH Việt Nam )
Tính đến 31/12/2001, số lãi thu được là 990.396 triệu đồng. Tuy số lãi này vẫn là con số khiêm tốn nhưng việc sử dụng la hợp lý và có hiểu quả. Hơn thế nữa 4% trong tổng thu này sẽ được chi cho quản lý, đây là nguồn động viên rất lớn cho đội ngũ cán bộ làm công tác BHXH.
3.3. Quan hệ thu-chi trong quĩ hưu trí.
Ở Việt Nam hiện nay đang áp dụng phương thức bảo hiểm hưu trí theo mô hình PAYGO là chủ yếu đối với người về hưu. Tuy nhiên qua các số liệu thống kê sau thấy rõ quan hệ thu-chi trong quĩ hưu trí mất cân đối.
Tổng số đóng BHXH hàng năm 1% GDP
Thu cho quĩ hưu trí 0,75% GDP
Chi trả cho các chế độ BHXH nói chung 1,5% GDP
Chi trả cho chế độ hưu trí 1,2% GDP
Tiền lương hưu bình quân so với tiền lương bình quân 60%
Tuy nhiên, qua sự đổi mới BHXH thì đối tượng tham gia được mở rộng và hiện nay với mô hình dân số trẻ trên 85% lực lượng lao động chưa thàm gia BHXH, thì tương lai con số này sẽ làm tăng quĩ BHXH lên rất nhiều. Mặt khác chế độ BHXH cũ giới hạn chế độ hưu trí trong khu vực Nhà nước nên hiện tại cũng như trong tương lai gần số lượng hưởng hưu sẽ tăng không nhiều. Tuy vậy, trong tương lai xu hướng thu sẽ không đủ chi do mức sống dân cư ngày càng tăng, tuổi thọ trung bình sẽ cao, dân số trẻ bước vào tuổi lao động giảm đi một cách tương đối, do đó mức hưởng sẽ tăng nhanh hơn so với mức đóng.
Theo như tính toán của BHXH Việt Nam, vói mức thu BHXH 20% và chi cho 5 chế độ ( kể cả dưỡng sức ) chưa tính đến hỗ trợ NSNN, tỉ lệ tăng trưởng 5% năm, tỉ lệ tăng lương tối thiểu 2002-2005 : 14,8% ; 2006-2015 tăng 5,6% và từ 2016 tăng 2%/ năm thì đến năm 2018 số thu cân bằng số chi và quĩ hết dự trữ năm 2030, có nghĩa là từ năm 2031 quĩ sẽ bị âm. Còn nếu tính đến tất cả các yếu tố trên cùng với hỗ trợ từ NSNN thì đến năm 2018 số thu bằng số chi, quĩ hết dự trữ năm 2033, từ năm 2034 quĩ sẽ âm điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu cho xã hội.
Cũng theo tính toán như trên, nếu cứ duy trì phương pháp tạo và sử dụng quĩ như hiện nay thì tỉ lệ thu cho chế độ hưu trí phải đạt mức 32% so với tiền lương thì mới đảm bảo cân đối thu_chi.
Quĩ BHXH là “xương sống” của hệ thống BHXH nên sự tồn tại và phát triển của quĩ là sự sống còn của sự nghiệp BHXH. Vì vậy BHXH Việt Nam cần có biện pháp để cân bằng thu_chi trong thời gian tới.
4 . Bộ mày quản lý chế độ hưu trí.
Hiện nay, chế độ hưu trí được xem như tất cả các chế độ khác về mặt quản lý cũng như phương diện quản lý. Như vậy, tất cả các khâu như thu_chi, quản lý quĩ và các đối tượng tham gia được quản lý chung các qui định pháp lý là như nhau cho mọi chế độ.
Do chế độ hưu trí chưa có bộ máy tổ chức riêng nên đến nay chưa hạch toán riêng được hiệu quả của chế độ này. Mặt khác, việc thực hiện cũng giảm đi phần hấp dẫn vì đa số người lao động chỉ muốn tham gia chế độ hưu trí lại phải tham gia tất cả các chế độ. Đây là điều hạn chế đặc biệt trong loại hình tự nguyện.
III . MỘT VÀI NÉT VỀ THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI NGHỈ HƯU QUA VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH BHXH ĐỐI VỚI NGƯỜI VỀ HƯU.
Thực trạng đời sống của người về hưu sẽ là bức tranh sinh động phân tích, phản ánh đúng đắn tính thực tiễn của các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với người nghỉ hưu. Đánh giá đúng thực trạng đời sống của người nghỉ hưu sẽ là một trong những cơ sở để hoàn thiện chế độ, chính sách đối với người nghỉ hưu ở nước ta.
Khi còn công tác, nền kinh tế chưa phát triển chính sách tiền lại chưa hợp lý nên tiền lương của người lao động còn thấp. Nói chung người lao động không có tích luỹ khi tại chức, về nghỉ hưu lương hưu thấp, người nghỉ hưu phải tham gia các hoạt động kinh tế để tăng thu nhập cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường với thực trạng tuổi tác và sức khoẻ, thu nhập ngoài lương hưu của người nghỉ hưu là không đáng kể. Trong tổng thu nhập, hưu vẫn chiếm tỉ trọng lớn.
Với thu nhập còn hạn chế nên các gia đình người nghỉ hưu chỉ tập trung chi cho các khoản cơ bản nhất như chi cho ăn chiếm 60% ( cao nhất là vùng miền núi và trung du phía Bắc 75,09% và thấp nhất là vùng đồng bằng sông Cửu long 53,33% ). Các khoản chi khác như chi cho văn hoá, may mặc, y tế là rất thấp.
Cơ cấu chi tiêu của người nghỉ hưu phản ánh một mức sống thấp mặc dù thu nhập chưa cao nhưng người nghỉ hưu vẫn giữ vai trò quyết định trong gia đình, bản thân họ vẫn còn nuôi dương 1,05 người, do đó người nghỉ hưu phải tằn tiện các khoản chi cho cá nhân mình. Mỗi tháng chênh lệch giữa thu và chi của cá nhân người nghỉ hưu vùng Bắc Trung Bộ là 149140 đồng và vùng duyên hải miền Trung là 171460 đồng. Khoản chênh lệch này không có nghĩa người nghỉ hưu có sự dư dật mà họ phải dành ra để trang trải cho nhu cầu của gia đình và để dự phòng khi có những chi tiêu đột xuất trong cuộc sống.
Chi tiêu và cơ cấu chi tiêu phản ánh mức sống thấp, tuy nhiên trong tình hình kinh tế của đa số hộ gia đình nhất là ở nông thôn còn nghèo nên khi tự đánh giá về mức sống gia đình nói chung, các gia đình nghỉ hưu vẫn có mức sống tương đối và khá hơn các gia đình ở địa phương. Theo số liệu khảo sát ở vùng Bắc Trung Bộ thì 80% người nghỉ hưu được hải cho rằng mức sống của gia đình họ đạt mức trung bình trở lên so với mức trung bình của địa phương cùng nơi cư trú, trong đó khoảng 20% có mức sống khá hơn, chỉ có khoảng 20% gia đình người nghỉ hưu có mức sống thấp vì những gia đình này có hoàn cảnh đặc biệt như đông người, không có việc làm, ốm đau hoặc phải nuôi con ăn học...
Cũng như các gia đình khác, có rất nhiều người nghỉ hưu và gia đình họ gặp phải những khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay đã xoá bỏ bao cấp, giá cả hàng hoá dịch vụ đều tăng lên, các chi phí cho y tế, văn hoá, giáo dục rất cao. Người nghỉ hưu không những phải lo cho bản thân mà còn phải có trách nhiệm với gia đình trên cơ sở thu nhập mà chủ yếu là lương hưu. Vì vậy, thu nhập thấp vẫn là khó khăn chủ yếu nhất của người nghỉ hưu. Tiếp đó là khó khăn về sức khoẻ và gánh nặng gia đình, một bộ phận khi về hưu gặp môi trường sống thay đổi đã cảm thấy khó hoà nhập với cuộc sống hiện tại và cảm thấy đời sống tinh thần quá nghèo nàn và đây cũng là khó khăn của người nghỉ hưu.
Từ những khó khăn trên, nguyện vọng chủ yếu của người nghỉ hưu là mong muốn tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, tỷ lệ những người có nguyện vọng này ở Bắc Trung Bộ là 73,1% và duyên hải miền Trung là 71,9%. Tiếp đó là nguyện vọng được khám chữa bện hợp lý khoảng 20% và các nguyện vọng muốn có những sinh hoạt bổ ích cho người nghỉ hưu.
Với những khó khăn như vậy, người nghỉ hưu mong muốn đời sống ổn định và được chăm sóc sức khỏe hợp lý, đồng thời có chính sách cải thiện đời sống tinh thần của họ.
IV . NHỮNG ĐÁNH GIÁ VỀ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM HƯU TRÍ.
1. Thuận lợi
Quá trình đổi mới về kinh tế nói chung và những phát triển trong những năm gần đây đang tạo cho ngành BHXH và chế độ hưu trí những thuận lợi, lợi thế cơ bản. Điều này có thể thấy như sau:
- Nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu và khả năng tham gia vào BHXH ngày càng tăng. Cộng với đó, nhận thức về BHXH nói chung và nhất là chế độ hưu trí đang có những thay đổi căn bản và đúng hướng, đúng bản chất hơn. Từ đó, chế độ hưu trí có điều kiện để mở rộng phạm vi hoạt động, mở rộng đối tượng tham gia va có nhiều điều kiện để phát triển hơn.
- Chế độ hưu trí ngày càng thể hiện được tính ưu việt của nó, nên ngày càng thu hút được sự quan tâm của mọi tầng lớp, các tổ chức và cá nhân trong xã hội. Vì thế, nếu tổ chức có thể thu hút được nhiều sự giúp đỡ quan tâm cho sự phát triển chế độ trong tương lai. Bảo hiểm hưu trí mang tính xã hội rất cao vì thế nó được sự bảo trợ rất lớn của Nhà nươc, đây là một lợi thế rất lớn so với các lĩnh vực hoạt động cũng như các loại hình bảo hiểm khác trong xã hội.
- Trong giai đoạn mở cửa và hội nhập hiện nay, giúp cho BHXH mở rộng được các quan hệ hợp tác, góp phần làm cho BHXH Việt Nam nhanh chóng tìm được các phương thức và chiến lược hoạt động thích hợp hơn, tránh được các sai lầm mà nhiều nước đã gặp phải..
- Bộ máy và tổ chức hoạt động BHXH từng bước hoàn thiện theo hướng tập trung, độc lập và thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Trong BHXH đã hình thành được hai lĩnh vực tách biệt đó là quản lý Nhà Nước về BHXH và hoạt động nghiệp vụ của sự nghiệp BHXH. Đây là một tiền đề quan trọng để chuẩn bị cho sự phát triển tương xứng với vai trò xã hội đặc biệt quan trọng của sự nghiệp này.
- Trải qua thời gian dài hoạt động, BHXH Việt Nam trong đó có cả chế độ hưu trí đã tích luỹ được những kinh nghiệm nhất định. Hệ thống các cơ quan BHXH được tổ chức từ TW đến địa phương là một trong những thuận lợi quan trọng trong quản lý hoạt động của ngành.
- Trình độ của cán bộ làm công tác BHXH ngày một tốt hơn. Trang bị và tài sản cho hoạt động của ngành được tăng cường tương đối đày đủ và hiện đại... đã làm cho năng lực của ngành ngày càng nâng lên rõ rệt.
Như vậy cố thể nói rằng cơ hội cho sự phát triển của BHXH và chế độ hưu trí ở Việt Nam là rất lớn. Cần nắm bắt tốt những cơ hội này làm cho BHXH và chế độ hưu trí phát triển tốt hơn.
2. Khó khăn.
Ngoài những thuận lợi như chúng ta vừa đề cập tới thì BHXH nói chung và chế độ hưu trí cũng gặp phải rất nhiều khó khăn. Cụ thể là :
Bản thân chế độ hưu trí đang bị cạnh tranh khá quyết liệt của các loại hình bảo hiẻm thương mại khác có liên quan tới con người như bảo hiểm con người, bảo hiểm nhân thọ...
Nhận thức nói chung trong xã hội về BHXH và chế độ hưu trí trong 1 bộ phận lớn lao động xã hội chưa đầy đủ. Hởu quả của cơ chế cũ làm cho đơi sống người về hưu thấp...làm cho BHXH chưa thực sự hấp dẫn, chưa có sức lôi cuốn đông đảo các tầng lớp trong xã hội tham gia.
- Hệ thống các văn bản pháp lý, các qui định trong ngành còn chưa đầy đủ, không đồng bộ và chưa nhất quán đã làm cho quá trình thực hiện còn nhiều vướng mắc. Quan niệm và quan điểm về BHXH trong thời kỳ đổi mới còn chưa thống nhất nền định hướng cho sự phát triển của ngành chưa rõ, nhất là trong thực tế triển khai thực hiện.
- Tổ chức bộ máy, nhất là ở cấp cơ sở chưa mạnh, thiếu về số lượng người làm việc, chức năng chồng chéo, chưa đủ điều kiện trang bị cho hoạt động và cơ sở hạ tầng cho làm việc như văn phòng, phương tiện đi lại và bảo đảm an toàn cho hoạt động BHXH còn thiếu nhiều.
- Hầu hết cán bộ làm công tác BHXH đều có thời gian dài hoạt động dưới chế độ bao cấp nên vẫn còn nhiều ảnh hưởng của cơ chế cũ, chưa thật năng động, ảnh hưởng đến công tác của BHXH.
Những hạn chế thuộc về bản thân ngành BHXH và chế độ hưu trí như đề cập ở trên là một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động của ngành vẫn chưa đạt được yêu cầu mà xã hội mong muốn, làm giảm đi tiến độ phát triển của ngành trong thời gian qua và có thể là cả trong thời gian tới.
Vì vậy, nhận thức rõ được những thách thức để phát huy hết khả năng, thế mạnh và tận dụng tốt cơ hội để vượt qua những khó khăn thách thức đó để phát triển sự nghiệp BHXH, để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của chế độ hưu trí là rât quan trọng.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM HƯU TRÍ Ở VIỆT NAM.
I . KIẾN NGHỊ VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về BHXH
Chế độ hưu trí tự nó không thể phát triển một cách độc lập nằm ngoài hệ thống BHXH nói chung. Do vậy nâng cao hiệu quả hoạt động của BHXH là nền tảng cho việc nâng cao hiệu quả của chế độ hưu trí.
Xã hội càng phát triển thì cần có sự đảm bảo pháp lý trong đó mọi công dân đều sống và làm viêc bằng pháp luật. BHXH cũng không là một ngoại lệ. Hiện nay, chúng ta mới tiếp cận đến hệ thống BHXH hoạt động theo nguyên tắc của BHXH trong nền kinh tế thị trường. Nước ta đang trong giai đoạn phát triển vận hành theo cơ chế thị trường, vì thế có nhiều điều mới mẻ, những biến động diễn ra ngày càng phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến mọi hoạt động kinh tế xã hội, trong đó có BHXH. Do vậy, chúng ta chỉ có thể tạo ra sự ổn định và quản lý được các hoạt động BHXH khi có được một hệ thống pháp lý chuyên ngành đầy đủ và có hiệu lực mạnh.
Theo tinh thần đó, luật BHXH là rất cần thiết tất yếu khách quan. Khi luật BHXH được ban hành, BHXH sẽ trở thành quốc sách, người lao động tham gia vao BHXH và chế độ hưu trí sẽ yên tâm hơn trên cơ sở một nền tảng pháp lý vững chắc. BHXH có đủ điều kiện pháp lý, có hiệu lực cao để có thể thực hiện đúng chức năng của mình. Các cơ quan BHXH sẽ có trong tay một công cụ mạnh mẽ để điều hành và kiểm soát quá trình thực hiện BHXH. Chỉ có như vậy BHXH mới hoạt động ngày càng nề nếp hơn, tránh được tình trạng vô tổ chức, thiếu trách nhiệm của một số cơ quan đơn vị trong việc thực hiện nghĩa vụ BHXH đối với người lao động và đối với ngành BHXH. Qua đó người lao động sẽ yên tâm và tin tưởng hơn, đó sẽ là một trong những biện pháp tích cực nhất, có tác dụng khuyến khích được người lao động tham gia BHXH. Việc ban hành và thực thi luật BHXH cũng sẽ làm cho nội dung và ý nghĩa của BHXH được nhận thức đầy đủ và rỗ ràng hơn trong xã hội.
Do đó, để có được một hệ thống pháp luật về BHXH đầy đủ và đồng bộ thì trước hết phải sắp xếp rà soát lại toàn bộ các văn bản pháp quy về hoạt động BHXH trước đây và hiện hành với mục đích loại bỏ hoặc điêù chỉnh bổ sung cho phù hợp với nhu cầu quản lý mới trong điều kiện của nền kinh tế thị trường. Tiếp theo là cần phải nâng cao khả năng thực thi của các văn bản pháp lý trong BHXH. Muốn thực hiện được điều này thì ngoài việc đóng góp xây dựng và hoàn thiện của các chuyên gia, những cán bộ có kinh nghiệm trong và ngoài ngành; sự giúp đỡ học hỏi của những nước khác đều rất quan trọng, còn có vai trò của người lao động, người tham gia và hưởng các chế độ BHXH. Luật này cần phải được thảo luận kỹ trong số những đối tượng này vì chính bản thân họ là người sau đó sẽ nằm trong phạm vi điều chỉnh của BHXH và trực tiếp thi hành luật này. Ý kiến đóng góp của đối tượng tham gia BHXH làm cho luật về BHXH đi vào cuộc sống sát thực hơn.
Mở rộng đối tượng tham gia.
Từng bước thực hiện chế độ hưu trí cho tất cả mọi người lao động trong các thành phần kinh tế, theo qui định tại Hiến pháp 1992 và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII về thực hiện BHXH cho mọi người là hết sức cần thiết.
Ngoài các đối tượng theo qui định tham gia BHXH bắt buộc còn rất nhiều người đã và đang làm việc trong các doanh nghiệp có qui mô nhỏ sử dụng dưới 10 lao động, lao động trong các hợp tác xã, tổ hợp tác trong mọi lĩnh vực chưa được tham gia BHXH, hoặc có nhu cầu nhưng vẫn chưa đáp ứng. Nên chăng mở rộng đối tượng tham gia, nghĩa là có quan hệ lao động thì bắt buộc phải tham gia vào BHXH để các đối tượng này được tham gia BHXH và cũng là đảm bảo cho người lao động có được cuộc sống tốt hơn khi về già.
Đặc biệt là đối với lao động nông thôn, do điều kiện kinh tế nước ta gần 80% dân số sống ở nông thôn nên đây là một tiềm lực tham gia rất lớn nếu biết khai thác và sử dụng có hiệu quả. Vì vậy, bên cạnh việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc cần phải ban hành “điều lệ bảo hiểm tuổi già tự nguyện đối nông thôn và lao động nông thôn” nhằm đảm bảo quyền lợi cho mọi người, đồng thời đảm bảo cho hệ thống BHXH ngày càng lớn mạnh và có hiệu quả.
. Kiến nghị về tuổi nghỉ hưu.
Chế độ hưu trí còn được gọi là chế độ bảo hiểm tuổi già, nghĩa là chỉ khi người lao động đạt đến một độ tuổi già nào đó mới được nghỉ hưu. Nhưng theo qui định hiện hành thì có khi 38 tuổi người lao động cũng có thể nghỉ hưu ( 18 tuổi đi làm và 20 đóng BHXH, trong đó 15 năm làm các công tác đặc biệt, nặng nhọc, độc hại và bị mất khả năng lao động từ 61% trở lên ). Đây là một vấn đề cần xem xét. Mặt khác, trong điều kiện kinh tế xã hội của thế giới và nước ta, tuổi nghỉ hưu cần được nâng dần lên do tuổi thọ và điều kiện sống, điều kiện lao động nâng cao hơn trước. Nhà nước cần đưa ra tuổi nghỉ hưu chuẩn, độ tuổi này có thể là “mốc” để trên cơ sở đó qui định các độ tuổi nghỉ hưu khác nhau. Hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng nên nâng tuổi nghỉ hưu của lao động nữ ngang bằng với nam giới, nhưng qua thực tế thực hiện chỉ có 34,62% số nước qui định như vậy. Vì vậy, việc nâng tuổi nghỉ hưu cần được cân nhắc cho phù hợp với điều kiện sức khoẻ và sinh lý của ngươì lao động.
Nên có qui định tuổi nghỉ hưu khác nhau cho nhóm lao động khác nhau để phù hợp với sức khoẻ, khả năng và điều kiện lao động, tránh sự lãng phí lao động. Đối với những lao động làm việc trong các ngành nghề đặc biệt hoặc các công việc nặng nhọc độc hại thì tuổi nghỉ hưu có thể giảm từ 5-7 năm theo tuổi chuẩn. Vì sức khoẻ và khả năng làm việc suy giảm, tuổi thọ của những lao động trong hệ thống này thấp hơn so với lao động bình thường. Ngược lại, đối với một số lao động trong khối hành chính sự nghiệp hay lao động trí óc... tuổi nghỉ hưu nên được nâng lên khoảng 60-68 tuổi.
Nên có qui định tuổi nghỉ hưu “mềm” đối với người lao động, nghĩa là qui định khoảng tuổi nghỉ hưu (ví dụ 55-66 tuổi, 60-65 tuổi...). Như vậy, người lao động, nhất là lao động nữ tuỳ theo điều kiện công việc và hoàn cảnh cuộc sống của mình có thể chọn thời điểm nghỉ hưu thích hợp trong “khoảng” độ tuổi qui định đó.
Tóm lại, việc điều chỉnh lại độ tuổi nghỉ hưu là rất cần thiết nhưng việc thay đổi không nên thực hiện ngay một lúc mà cần làm từ từ không gây ảnh hưởng xấu đến xã hội và tâm lý người lao động. Chẳng hạn, ta nâng độ tuổi nghỉ hưu từ 60 lên tới 65 nhưng không nên thực hiện từ nấc 60 lên tới nấc 65 ngay, mà mỗi năm nâng lên 1/2 tuổi nghĩa là sau 10 năm tuổi nghỉ hưu sẽ là 65 tuổi. Việc làm này sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến xã hội mà còn đạt được mục tiêu của BHXH.
4. Kiến nghị về mức hưởng và cách tính trợ cấp.
Một là, những lao động chưa đủ tuổi qui định về nghỉ hưu được hưởng trợ cấp 1 lần đưa vào chế độ hưu trí là không hợp lý, vì họ chưa đủ độ tuổi gọi là già và không đủ tích luỹ cần thiết để hưởng trợ cấp trong chế độ hưu trí. Đây thực chất là trả lại một phần số tiền cho người lao động khi họ không còn quan hệ lao động nưã do qũi BHXH đảm nhận, nhưng khong nằm trong chế độ hưu.
Hai là, vấn đề hưởng một lần đối với người có trên 30 năm đóng góp BHXH thì năm thứ 31, mỗi năm đóng thêm được hưởng 1 lần bằng 1/2 tháng lương nhưng không quá 5 tháng. Quy định như vậy về mặt công bằng giữa đóng và hưởng BHXH là không đảm bảo, không khuyến khích người lao động tham gia BHXH nhiều năm. Hơn nữa, không chỉ người lao động cũng đóng cho khoảng 30 năm sau cho người lao động. Nên chăng, nên xoá bỏ trợ cấp 1 lần với nhóm đối tượng này mà nên tính toán vào tiền trợ cấp hàng tháng. Như vậy, mức trợ cấp được nâng lên một cách rõ rệt nhằm đảm bảo cuộc sống của họ khi về già và đảm bảo được tính công bằng giữa đóng và hưởng, khuyến khích người lao động tham gia tích cực hơn, đóng góp nhiều hơn cho xã hội.
Ba là, về cách tính trợ cấp. Trợ cấp hưu trí phải dựa trên cơ sở đảm bảo đời sống, đảm bảo nhu cầu tối thiểu của người nghỉ hưu. Ngoài ra, mức lương hưu phải được trả trên cơ sở mức đóng góp của người lao động trong quá trình làm việc của họ. Ai đóng nhiều hưởng nhiều, ai đóng ít hưởng ít. Vì vậy, khi xây dựng trợ cấp hưu nên xem xét đến những nhu cầu tối thiểu của người nghỉ hưu để đề ra mức trợ cấp tối thiểu và không nên khống chế mức trợ cấp tối đa. Hiện nay, khống chế mức tối đa 75% tương ứng với 30 năm đóng BHXH là chưa hợp lý, bời có rất nhiều người tham gia 40 năm nhưng cũng chỉ hưởng tối đa 75% và trợ cấp 1 lần không quá 5 tháng tiền lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH. Như vậy, không khuyến khích được người tham gia. Một bất hợp lý nữa là việc tính tháng lẻ : theo qui định hiện nay, người lao động vền hưu trước tuổi bị trừ 1%, mức bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH. Do vậy, đối với những người đóng BHXH chưa đủ 12 tháng vẫn không được tính ở đây nên có sự linh hoạt để tạo điều kiện cho người lao động được trợ cấp thêm thu nhập.
5 . Nâng tiền lương cho người về hưu.
Với mức tiền lương hưu hay trợ cấp hưu trí như hiện nay, thì người về hưu đang gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Một số có tiền hưu cao nhưng số này không nhiều. Nếu so sánh những đóng góp của họ trước đây với phần trợ cấp được hưởng theo chế độ hưu trí hiện nay thì họ còn bị thiệt nhiều. Do vậy, việc nâng cao mức sống mà chủ yếu thông qua tiền trợ cấp hưu trí là rất cần thiết, góp phần và bảo đảm sự công bằng xã hội. Xét trên góc độ vì mục tiêu và bản chất của BHXH thì đó là sự đôi hỏi chính đáng và cũng là cần thiết để nâng cao gia trị, ý nghĩa và tính hấp dẫn của BHXH. Biện pháp quan trọng là tiếp tục cải cách tiền lương để có được các chế độ tiền lương hợp lý bao gồm cả tiền lương trong quá trình làm việc và tiền lương hưu. Đây là giải pháp đồng bộ trong đó BHXH phải đi liền các vấn đề kinh tế xã hội khác, tiền lương hưu phải đặt trong quan hệ với tiền lương nói chung trong xã hội. Tiền lương trong qua trình làm việc là cơ sở kinh tế cho việc tính toán trợ cấp của chế độ hưu trí.
Hiện nay, tiền lương lấy làm cơ sở để đóng BHXH không phải là tiền lương hay thu nhập thực tế mà chỉ là tiền lương cơ bản trong các thang bảng lương của người lao động đang làm việc. So với tiền lương hay thu nhập thực tế thì tiền lương trong các thang bảng thấp hơn nhiều. Tiền lương thấp dẫn đến đóng và hưởng BHXH cũng thấp, trợ cấp tiền hưu không đủ trang trải cho những nhu cầu sống tối thiểu của người về hưu. Điều đó đã gây ra những vấn đề căng thẳng trong cuộc sống của người về hưu. Trong trường hợp như vậy, tiền lương của người về hưu trở thành một trong những yếu tố rất được xã hội quan tâm. Đây là một vấn đề nhạy cảm. Một chế độ tiền lương hợp lý sẽ tác động tốt đến chế độ hưu trí trên mọi mặt.
6 . Điều chỉnh lại tiền lương hưu để đảm bảo công bằng giữa những người về hưu.
Cùng với việc nâng cao tiền lương cho người về hưu, việc điều chỉnh tiền lương hưu trong số những người nghỉ hưu là vấn đề cấp bách đảm bảo sự công bằng giữa những người về hưu. Trong cùng một hệ thống hưu trí khổng thể có những khác biệt do thay đổi chính sách tạo ra như đã phân tích ở phần trên.
Để làm được điều này cần phải xác định được số người về hưu theo NĐ 236/HĐBT có tiền lương hưu chênh lệch mà cụ thể là thấp quá mức 5% so với người về hưu theo NĐ 12/CP và NĐ 45/CP nhưng có cùng các điều kiện ( lương, tuổi đời, số năm công tác...). Trên cơ sở điều chỉnh tiền lương hưu của những đối tượng này sao cho tiền lương hưu tương đương với người về hưu theo NĐ 12/CP, NĐ 45/CP và luật lao động.
Đây là một công việc quan trọng và rất càn thiết, có liên quan đến đời sống của hàng triệu người về hưu ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở này mới có thể giải quyết được những hậu quả xấu của sự không công bằng đang tồn tại hiện nay.
II . KIẾN NGHỊ VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ.
1. Hoàn thiện bộ máy hoạt động của BHXH.
Bộ máy BHXH hiện nay có thể nói là còn khá mới mẻ trong hoạt động chuyên ngành về bảo hiểm. Việc kiện toàn bộ máy hoạt động và củng cố hệ thống quản lý cơ quan BHXH ở các cấp là cấp thiêt.
Trong BHXH, cần hình thành một bộ phận chức năng riêng chuyên thực hiện và theo dõi quản lý hoạt động của chế độ hưu trí và quá trình chi trả cho các đối tượng về hưu ở các cấp nhất là cấp huyện. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ quan trọng này. Trong thực tế hoạt động chi trả có tác động rất lớn tới người hưởng các chế độ bảo hiểm, và sau đó là những người tham gia, làm công tác này tốt sẽ nâng cao uy tín của BHXH, một trong những điều kiện cần cho sự phát triển bản thân BHXH.
Việc hình thành bộ phận chuyên môn như vậy không đơn thuần chỉ là thêm một chức năng mà đó là một vấn đề cần được thực hiện trên cơ sở những nghiên cứu đầy đủ về khối lượng công việc, tiêu chuẩn và định mức công việc, yêu cầu trình độ chuyên môn và tổ chức hợp lý có như vậy mới tránh được tình trạng tăng biên chế bất hợp lý, lãng phí lao động và tài sản, hiệu quả lao động thấp...
Trong tương lai khi BHXH đã phát triển đến một mức nhất định, nhất là về trình độ tổ chức và quản lý, nên tách riêng các nội dung quản lý cho từng nhóm chế độ BHXH, như vác chế độ dài han, các chế độ ngắn hạn.
Sau đó, tiến tới tách riêng từng chế độ. Việc tách như vậy sẽ tạo thuận lợi cho việc theo dõi và quản lý từng chế độ, làm cho bản thân hệ thống BHXH hoạt động linh hoạt hơn, dễ thu hút mọi đối tượng tham gia vào BHXH.
Để làm được như vậy, ngay từ bầy giờ các cơ quan chuyên môn có liên quan cần nghiên cứu các nội dung cần thiết, các quy chế và hình thức thực hiện cho từng chế độ và cơ chế quản lý chung trong điều kiện các chế độ được quản lý và theo dõi một cách độc lập. Trong quá trình tiến tới thực hiện quản lý theo từng chế độ BHXH, trong thời gian tới nên tách hưu trí thành một chế độ được quản lý riêng. Đó là do tính chất quan trọng và quy mô của chế độ này trong hệ thống BHXH và trong xã hội nói chung. Sau đó có thể từng bước thực hiện quản lý riêng các chế độ còn lại.
Một trong những nội dung trong đề nghị về hoàn thiện bộ máy nữa là tiếp tục hoàn thiện đội ngũ những người và các cơ quan chính quyền cơ sở cấp phường xã tham gia công tác, hợp tác với các cơ quan bảo hiểm trong thực hiện chi trả cho chế độ hưu trí. Làm tốt mặt này không chỉ thực hiện chi trả nhanh chóng mà còn có thể quản lý chặt chẽ hơn những biến động các đối tượng hưởng chế độ hưu trí ở mỗi địa phương.
2. Nâng cao năng lực hoạt động của ngành BHXH.
Trước tiên là nâng cao trình độ nghiệp vụ và tác phong làm việc tích cực, hiệu suất cao của các cán bộ chuyên môn. Khả năng làm việc và hiệu quả của người lao động trong ngành và của những người làm công việc cộng tác với các cơ quan BHXH có ảnh hưởng quyết định đến việc quản lý các đối tượng tham gia BHXH.
Để có thể thực hiện có hiệu quả vấn đề này, trên phạm vi toàn ngành cần tiến hành rà soát và đánh giá lại mức độ phức tạp của công việc à yêu cầu về trình độ chuyên môn tương ứng cho từng lĩnh vực, từng công việc trong ngành. Qua đó, xác độ mức thừa thiếu và nhu cầu đào tạo mới, đào tạo bổ sung và đào tạo lại. Công việc này phải được tiến hành ở mọi cấp nhưng trước mắt đề nghị tập trung vào cấp huyện. Vì cấp này không chỉ là cấp trực tiếp thực hiện các công việc chuyên môn cụ thể mà còn là cấp tổ chức quản lý đội ngũ cộng tác viên, đại lý hoạt động ở cấp xã phường.
Cũng trong đào tạo ngành phải xác định được các hình thức và nội dung đào tạo thích hợp trong đó nội dung nên tập trung vào nghiệp vụ BHXH và kỹ năng, năng lực quản lý cho từng người làm công tác BHXH. Đây là điều rất cần thiết cho những người làm việc trong một ngành có những đặc thù như ngành BHXH hiện nay.
Cùng với nâng cao trình độ cho cán bộ, nhân viên ngành BHXH là tăng cường trang thiết bị hiện đại trong hoạt động, nhất là trong chuyên môn. BHXH là một ngành mới được tách ra lại đang thu hút được sự quan tâm giúp đỡ của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, BHXH Việt Nam cũng đang nhận được sự giúp đỡ trên nhiều mặt của các tổ chức và các quốc gia trên thế giới như ILO...Đây là một điều kiện rất thuận lợi để phát triển trên nhiều mặt. Ngành BHXH nên tận dụng lợi thế này để phát triển hiện đại hoá các hoạt động BHXH. Trong đó, áp dụng công nghệ tin học vào quản lý các hoạt động đóng vai trò rất quan trọng. Việc áp dụng như vậy không chỉ nâng cao năng suất hoạt động mà còn đáp ứng được yêu cầu mở rộng phạm vi hoạt động của ngành mà không bị hạn chế về nguồn nhân lực.
Để nâng cao năng lực làm việc còn một vấn đề hết sức quan trọng là phải có những biện pháp để khuyến khích người lao động trong ngành làm việc tốt hơn. Trong điều kiện tương đối chủ động về quản lý tài chính mà BHXH Việt Nam đang hoạt động như hiện nay ngành có thể làm được. Bằng các hình thức khuyến khích thích hợp, chẳng hạn trên cơ sở một tỉ lệ định mức chi phí quản lý của ngành ( 4% tổng thu BHXH ) hợp lý hoá quá trình hoạt động để tiết kiệm các chi phí hành chính khác, tăng tiền lương cho lao động trong ngành. Qua đó người lao động làm việc tích cực hơn, chủ động và sáng tạo hơn vì sự phát triển của ngành, đó là một trong những nhân tố quan trọng nhất cho sự phát triển của BHXH trong tương lai.
3 . Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý.
Đây là một trong những mục tiêu chiến lược hàng đầu, đã và đang được các nhà quản lý quan tâm. thuy nhiên đến nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nghiệp vụ BHXH của hệ thống BHXH Viẹt Nam mới bắt đầu, các công việc thuộc nghiệp vụ chủ yếu vẫn làm thủ công là chính, máy vi tính trang bị còn ít, các công nghệ phần mềm đang còn trong giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm chưa được áp dụng rộng rãi. Trong khi đó, việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý nghiệp vụ BHXH không chỉ có lợi ích giảm chi phí, mà còn giúp thống nhất cách nhìn của nhiều người, nhiều đơn vị, dưới cùng một tiêu chuẩn thống nhất. Tạo ra phong cách khoa học trong làm việc, xây dựng được sự tin cậy đối với các đối tượng tham gia quan hệ BHXH...từ đó nâng cao chất lượng phục vụ.
Trong thời gian tới, để có thể ứng dụng rộng rãi CNTT vào sự nghiệp quản lý BHXH, cần quan tâm đến một số vấn đề sau:
Coi trọng hơn nữa quan hệ giữa các yếu tố, cần thống nhất trong nghiệp vụ thu-chi, kế toán, chế độ chính sách. Từ đó cùng với những đổi mới về kỹ thuật, công nghệ xây dựng được hệ thống xử lý số liệu BHXH có chất lượng, hiệu quả. Muốn vậy, phải có sự phối hợp đồng bộ từ Trung Ương đến địa phương, giưac các cơ quan BHXH tỉnh thành phố với nhau.
Để có một mạng máy tính mạnh cho hệ thống BHXH song song với việc xây dựng trụ sở làm việc, xây dựng cơ sở hạ tầng mạng thông tin thì chúng ta phải mạnh dạn ứng dụng kỹ thuật hiện đại bằng việc quan tâm đầu tư trang bị máy móc, thiết bị hiện đại cho toàn hệ thống, đào tạo đội ngũ cán bộ đáp ứng yếu cầu. Điều quan trong và cần làm trước hết là xây dựng cho được hệ thống các tiêu chuẩn trong các nghiệp vụ BHXH, chẳng hạn : chuẩn hoá các mã quản lý, danh mục các báo biểu, các chỉ tiêu thống kê...
Ngoài ra, còn phải đầu tư cho việc nghiên cứu phần mềm ứng dụng đáp ứng nhu cầu tự động hoá có khả năng thích ứng với sự thay đổi về chế độ chính sách. Trong tương lai gần, hệ thống thông tin BHXH Việt Nam cần được nối mạng toàn ngành, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển với các ngành khác.
4. Hoàn thiện cơ chế thu - chi BHXH.
Nội dung chủ yếu của công tác thu chi BHXH Việt Nam hiện nay là vấn đề hoàn thiện mức thu , chống nợ đọng phí và hoàn thiện cơ chế quản lý chi BHXH . Trong tình trạng mà quỹ BHXH vẫn luôn dư thừa, nếu chúng ta chỉ nhìn vào con số thuần tuý , bỏ qua việc xâu dựng chương trình dự báo tính toán, nhìn vào tình hình quỹ trong tương lai thì thật sự chúng ta đã phạm phải một sai lầm lớn.
Tuy rằng , quỹ BHXH đang còn số dư tương đối lớn, song thực tế đó bắt nguồn từ yếu tố sâu xa là trong những năm qua BHXH Việt Nam mới chủ yếu thực hiện công tác thu, số đối tượngtham gia tương đối lớn và ngày càng tăng . Công tác chi của BHXH Việt Nam chỉ mới thực hiện với một số nhỏ trong số đối tượng này, phần lớn số đối tượng được hưởng trợ cấp BHXH là những đối tượng được hưởng trợ cấp từ trước năm 1995 , số này thực tế vẫn do NSNN chi trả qua hệ thống BHXH , tuy nhiên trong thời gian tới số đối tượng này sẽ giảm đi , số đối tượng mới đang tăng lên đồng thời thời gian hưởng mà họ cũng dài tương ứng với tuổi thọ tăng cao. Theo tính toán mà chúng ta cứ dữ nguyên mức thu tỷ lệ hưởng như hiện nay thì đền năm 2030 Việt Nam hoàn toàn mất khả năng chi trả. Như vậy phải chăng cần có một sự cải thiện mới về mức đóng và cách tính toán mức hưởng, điều kiện hưởng vần đề này không phải là mới, nó đã được các nhà chuyên môn , các chuyên gia bàn luận rất nhiều song vẫn chưa đem lại lời giải thiét thực . Bởi vì, thực tế mức sống của người dân Việt Nam là thấp thậm chí nhiều đối tượng không giám tham gia bảo hiểm xã hội , nếu chúng ta lâng mức đóng lên thì lương của họ không đủ đáp ứng nhu cầu tối thiểu của cuộc sống. Nên chăng chúng ta thực hiện nâng cao một cách dần dần theo từng thang một. Như thế vẫn đảm bảo khả năng chi trả tạm thờicủa quĩ , đồng thời nó cũng phù hợp khả năng của người tham gia . Ngoài ra , để quĩ BHXH không còn hiện tượng nợ đọng cũng là một biện pháp cấp bách của BHXH . Không lâu nữa luật BHXH ra đời sẽ có những điều chỉnh thích hợp đối với những đối tượng chậm lộp BHXH , nợ đọng quỹ quá lâu, những đối tượng này cần có những thiết chế đối xử công bằng như thêm phần lãi và chịu phạt theo phần trăm số quĩ còn nợ.
5 . Xây dựng và hoàn thiện phương án thu để hình thành quĩ hưu trí đủ trang trải cho mọi chi phí trong chế độ hưu trí .
Hiện nay với việc thu BHXH và từ tổng số thu đó trích trong đó phần dùng để chi trả cho chế độ hưu trí và các chế độ khác liên quan tới người về hưu theo mô hình PAYGO đang dẫn dến nguy cơ thâm hụt nghiêm trọng quỹ BHXH , do vậy phải xây dựmg một phương án mới về tạo giữ quỹ hưu trí.
Phương án mới đối với chế độ hưu trí trong tương lai phải chuyển dẫn theo hướng đầu tư ứng trước. Những điều kiện cơ bản để có thể chuyển chế độ hưu trí ở nước ta hiện nay từ phương pháp PAYGO sang phương pháp đầu tư ứng trước đó là:
- Hệ thống kinh tế phải được tự do hoá ở một trình độ nhất định, tự do hoá thương mại và dần tiến tới xoá bỏ hàng vào thuế quan.
- Bỏ chế độ bao cấp và các ưu đãi khác nhau mang tính phân biệt giữa các doanh nghiệp nhất là ưu đãi tín dụng.
- Tăng cường cơ sở hạ tầng của hệ thống tài chính tiền tệ, phát triển và hiện đại hoá hệ thống ngân hàng.
- Đẩy nhanh qua trình cổ phần hoá và phát triển kinh tế tư nhân.
Có như vậy mới có thể đẩy mạnh được các hoạt động kinh doanh, tăng nhu cầu vốn đàu tư và quĩ hưu trí mới được đầu tư có hiệu quả.
Tuy nhiên, đó phải là chuyển dần từng bước cho thích ứng, tránh những sáo trộn quá lơn và gây ra những phức tạp trong sử lý các quan hệ và tương quan hợp lý trong thực hiện chế độ hưu trí. Trong phương án này cần tính toán lại các thông số có liên quan trực tiếp đến sự hình thành của quĩ đó là :
- Tỉ lệ đóng góp
- Số năm tham gia đóng BHXH để hưởng chế độ hưu trí.
- Tuổi nghỉ hưu hoặc số năm hưởng chế độ hưu trí.
- Lương hưu.
6. Nâng cao hiệu quả đầu tư quĩ nhàn rỗi.
Quỹ BHXH hoạt động theo nguyên tắc thu trước chi sau, nên cơ quan BHXH phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn và phát triển giữ trong một cơ chế luật pháp ít rủi ro nhất. Với tư cách là quĩ của người lao động, quĩ tài chíh tập trung, một tổ chức tài chính vô vị lợi, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, để nâng cao hiệu quả đầu tư quĩ thì trong thời gian tới nguồn vốn của quĩ cần được hoà vào dòng chảy chung của ngân quĩ Quốc gia, tham gia tích cực có chon lọc vào thị trường tài chính cụ thể :
- Trước hết, cần tạo lập những qui định mang tính pháp lý và cơ chế tài chính để ngân quĩ của BHXH có thể tham gia đầu tư tài chính theo phương thức an toàn, ít rủi ro nhất và trong thị trường có sự bảo đảm, đặc biệt là việc duy trì và kiềm chế lạm phát ở mức thấp nhằm tránh hiện tượng số tiền đầu tư từ ngân quĩ nhàn rỗi lại nhận được mức lãi suất thấp hơn mức lạm phát hàng năm. Cần phân biệt đầu tư tài chính của BHXH với đầu tư tài chính của BHNT. Lợi nhuận thu được từ đầu tư ngân quĩ BHXH hoàn toàn không mang tính lợi nhuận thương mại và được dùng để bảo tồn phát triển quĩ, không phải là đối tượng chịu thuế. BHXH có thể mua bảo hiểm để bảo hiểm, bù đắp vào chia sẻ rủi ro trong đầu tư tài chính.
- Thứ hai, cần tính toán có căn cứ khoa học số ngân quĩ tối đa có thể dùng để đầu tư tài chính, thời hạn cần thiét và an toàn cho đầu tư. Số dư của ngân quĩ cần đảm bảo khả năng chi trả của toàn hệ thống trong mọi thời điểm với mức độ cao nhất. Đây là việc làm khó nhưng hoàn toàn có thể làm được và phải tính toán thận trọng bằng phương pháp nghiệp vụ và thống kê kinh nghiệm.
- Cuối cùng, cần xác định rõ trách nhiệm lựa chọn phương thức, lĩnh vực đẩu tư, thời hạn đầu tư. Tuyệt đối không phân quyền, phân cấp trong hoạt động đầu tư tài chính, không chia sẻ nhiệm vụ và quyền hạn đầu tư cho BHXH các cấp, cũng không dừng lại ở các hình thức đầu tư như hiện nay mà cơ quan BHXH Việt Nam cần có những kiến nghị với Chính phủ trong việc mở rộng thêm các hình thức đầu tư mới nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư (liên doanh góp vốn cổ phần vào các ngành đang có lãi cao và thu hồi vốn nhanh như điện tử viễn thông, khai thác chế biến dầu khí...). Tuy vậy, đối với các dự án mới luôn cần có sự thẩm định kỹ lưỡng về hình thức liện doanh, góp vốn và khả năng thu hồi vốn của dự án.
III . MỘT SỐ KIÊN NGHỊ KHÁC.
1. Vai trò của Nhà nước
Với chức năng bảo đảm xã hội, Nhà nước phải có cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho quĩ BHXH bảo toàn và tăng trưởng nhanh thì mới có khả năng cân đối thu - chi. Trong trường hợp BHXH gặp khó khăn thì NSNN phải tiếp tục hỗ trợ để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Liên quan đến sự hỗ trợ của NSNN cho BHXH có một vấn đề rất lớn rất cần phải giải quyết là vấn đề tiền lương. Hiện nay, với mức lương và thu nhập hàng tháng tương đối thấp, không đủ để người lao động đóng góp BHXH với tỉ lệ cao hơn. Do đó, Nhà nước cần phải tiếp tục cải cách tiền lương và thu nhập vừa để cho người lao động có khả năng tái tạo sức lao động, vừa có khả năng đóng BHXH, đồng thời vừa có thể cắt giảm sự bao cấp của Nhà nước trên cơ sở đóng góp ngày càng cao của người lao động.
2 . Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về BHXH và chế độ bảo hiểm hưu trí.
Luôn luôn xác định công tác thông tin tuyên truyền chính sách BHXH của Đảng và Nhà nước đối với người lao động là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, vì vậy phải được làm tốt cùng với các mặt công tác khác. Trong thời gian vừa qua, công tác thông tin tuyên truyền đã được chú ý đẩy mạnh, tuy nhiên công tác này chưa thật thường xuyên, nội dung chưa thật phong phú, chưa đủ liều lượng để người lao động và chủ sử dụng lao động nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của chế độ chính sách BHXH nói chung và chế độ hưu trí nói riêng trong thời kỳ đổi mới.
Chính vì vậy, việc tuyên truyền, giải thích nhằm nâng cao nhận thức về BHXH của người lao động và chủ sử dụng lao động có ý nghĩa hết sức quan trọng và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Thiết nghĩ, đây không chỉ là một công việc của ngành BHXH mà còn là nhiệm vụ chung của nhiều ngành, nhiều cấp của toàn xã hội. Nó bao gồm những nội dung sau:
Trước hết, đó là việc phải xác định rõ nội dung tuyên truyền. Phải tuyên truyền, giải thích về bản chất, nội dung của chính sách BHXH nói chung và chế độ hưu trí nói riêng. Từ đó, người lao động hiểu được bản chất nhân văn, nhân đạo của BHXH, chế độ hưu trí, họ có thể phân biệt rõ hơn sự khác nhau giữa BHXH và các loại hình BHXH khác.
Mặt khác, cũng phải tuyên truyền, giới thiệu cho họ về nội dung các chế độ BHXH mà người lao động tham gia BHXH được hưởng. Đặc biệt, cần phải nhấn mạnh nội dung “ tham gia BHXH vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của người lao động”. Ngoài ra, việc giải đáp những vướng mắc của người lao động trong quá trình thực hiện trong quá trình thực hiện các chế độ BHXH, việc phản ánh tâm tư nguyện vọng, các kiến nghị BHXH cũng hết sức cần thiết và bổ ích.
Những nội dung nói trên cần phải được thể hiện bằng nhiều hình thức, phương pháp phù hợp thì mới đạt được hiệu quả cao. Đối tượng tuyên truyền về BHXH là người lao động và chủ sử dụng lao động nên phải sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau (như: truyền hình, tạp chí BHXH, sách hỏi đáp về BHXH, các loại ấn phẩm tuyên truyền...) mới có thể phù hợp với nhận thức, tâm lý trình độ của họ. Đặc biệt, các nội dung tuyên truyền cần được biên tập cô đọng, dễ hiểu, hấp dẫn, các ấn phẩm tuyên truyền cần được phổ cập một cách rộng rãi đến tận người lao động và các đơn vị sử dung lao động.
3. Hợp tác trong nước và quốc tế về BHXH.
Với đặc thù là hoạt động mang tính xã hội và nhân đạo sâu sắc nên việc hợp tác với các tổ chức trong nước quốc tế về BHXH là hết sức cần thiết đối với cơ quan BHXH.
Trong điều kiện ngành BHXH Việt Nam mới được thành lập nên sự hỗ trợ từ NSNN cho quĩ BHXH còn rất lớn. Chính vì vậy, cần tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các tổ chức quốc tế có quan tâm đến BHXH và đẩy mạnh hơn nữa các mối quan hệ với các cơ quan, đoàn thể trong nước tạo điều kiện thực hiện các hoạt động BHXH được tốt hơn.
Trong thời gian tới, BHXH Việt Nam cần tiếp tục xúc tiến việc thiết lập và mở rộng quan hệ với các nước, nhằm sớm hội nhập với hệ thống BHXH các nước, trước mắt là các nước Đông Nam Á. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực BHXH cần được tiến hành trên các mặt:
Trao đổi kinh nghiệm quản lý.
Đào tạo đội ngũ cán bộ làm việc và quản lý.
Gia nhập các Hiệp hội nhằm hỗ trợ cho nhau trong lĩnh vực cùng quan tâm.
KẾT LUẬN
Vai trò, tác dụng của bảo hiểm nói chung và chế độ bảo hiểm hưu trí nói riêng đã trở thành vấn đề không còn gì bàn cãi nữa. Nhưng làm sao để bảo hiểm hưu trí phát huy tối đa tầm quan trọng của nó là vấn đề mà Đảng và Nhà nước cũng như nhiều người khác có cùng mối quan tâm đang nghiên cứu nhằm đưa ra những đóng góp quí báu cho ngành BHXH nói chung và chế độ hưu trí nói riêng.
Sau thời gian thực tập tại BHXH Việt Nam với sự giúp đỡ của chú Nguyễn Hùng Cường phó phòng tổng hợp thuộc Ban quản lý chế độ chính sách cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Cao Thưòng em đã hoàn thành đề tài : “ Thực trạng và giải pháp về chế độ bảo hiểm xã hội hưu trí tại Việt Nam ”.
Qua bài viết em đã tìm hiểu cũng như đánh giá thực trạng của chế độ hưu trí trong quá trình thực hiện vừa qua và đưa ra một vài kiến nghị đóng góp cho ngành BHXH cũng như chế độ hưu trí. Mong rằng những kiến nghị đó là có ích cho việc hoàn thiện chế độ hưu trí trong thời gian tới .
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Cao Thường , chú Nguyễn Hùng Cường_phó phòng tổng hợp thuộc Ban chế độ chính sách - BHXH Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Hà nội , ngày 27 tháng 5 năm 2002
Sinh viên : Ngô Hoàng Hưng
Danh mục tài liệu tham khảo
1 . Giáo trình bảo hiểm
Chủ biên PGS . TS Hồ Sĩ Sà
2 . Giào trình quản trị kinh doanh bảo hiểm
Chủ biên PGS . TS Nguyễn Cao Thường
3 . ĐIều lệ BHXH năm 1995
4 . Văn bản hướng dãn thực hiện chế độ hưu trí và BHXH cho CB CNV trong các doanh nghiệp
5 . TàI liệu của ILO về BHXH và an sinh xã hội
6 . Một số vấn đề về chính sách bảo đảm xã hội ở nước ta hiện nay
7 . Các vấn đề mang tính chính sách và thực hiện của việc cảI tổ các hệ thống lương hưu của E. Philip Davís
8 . Bảo hiểm nguyên tắc và thực hành
9 . Dự thảo luật BHXH
10. Tạp chí BHXH các năm 1998,1999,2000,2001,2002
Mục lục
Trang
Lời nói đầu 1
Chương I: Lý luận chung vế chế độ bảo hiểm hưu trí 3
I . Sự tất yếu khách quan hình thành chế độ bảo hiểm hưu trí 3
1. Sự phát triển của bảo hiểm xã hội trên thế giới 3
2. Cơ sở hình thành chế độ bảo hiểm hưu trí
trong hệ thống BHXH 4
3. Vai trò của chế độ bảo hiểm hưu trí trong hệ thống
các chế độ BHXH 5
4. Tác dụng và đặc trưng của bảo hiểm hưu trí 6
4.1 .Tác dụng của bảo hiểm hưu trí 6
4.2 .Đặc trưng của chế độ bảo hiểm hưu trí 6
II Nội dung cơ bản của chế độ bảo hiểm hưu trí 7
Điều kiện để hưởng chế độ hưu trí 7
Thời gian đóng bảo hiểm để hưởng chế độ hưu trí 8
Phí bảo hiểm hưu trí 8
Mức hưởng 9
Thời gian hưởng chế độ hưu trí 10
Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động của chế độ hưu trí 11
Các chỉ tiêu hiệu quả trong hoạt động của
chế độ bảo hiểm hưu trí 12
Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của
chế độ bảo hiểm hưu trí 15
Các chỉ tiêu đảm bảo quyền lợi kinh tế
và xã hội của người về hưu 16
III. Kinh nghiệm xây dung các chế độ bảo hiểm hưu trí
ở một số nước trên thế giới 17
1. Về điều kiện tuổi đời 17
2. Về xác định số năm đóng góp BHXH 19
3. Vế mức trợ cấp hưu trí 19
4. Mức đóng góp 20
5. Một số kinh nghiệm rút ra từ việc thực hiện chế độ
hưu trí ở một số nước trên thế giới 21
Chương II. Thực trạng chế độ bảo hiểm hưu trí tại BHXHVN 23
I. Thực trạng về chế độ chính sách bảo hiểm hưu trí 23
1. Giai đoạn trước năm 1995 23
2. Giai đoạn từ 1995 đến nay 34
II. Thực trạng về thực hiện chế độ hưu trí ở nước ta hiện nay 39
1. Tình hình thu phí bảo hiểm của chế độ hưu trí 39
1.1. Mức thu 39
1.2. Số đối tượng tham gia đóng BHXH 40
1.3. Công tác quản lý thu 43
2. Tình hình chi trả cho chế độ hưu trí 43
2.1. Số người hưởng chế độ hưu trí ở Việt Nam 43
2.2. Nguồn , quy mô và tổng chi cho chế độ hưu trí 47
2.3. Quản lý đối tượng và mô hình chi trả lương hưu 50
2.4. Tổ chức bộ máy chi trả 51
3. Quản lý quỹ hưu trí 51
3.1. Nguyên tắc hình thành và cân đối quỹ 51
3.2. Sử dụng quy BHXH nhàn rỗi 53
3.3. Quan hệ thu chi trong quỹ hưu trí 53
4. Bộ máy quản lý chế độ hưu trí 54
III. Một vài nét về thực trạng đời sống của người nghỉ hưu
qua việc thực hiện chế độ chính sách BHXH đối với
người về hưu 55
IV. Những đánh giá về thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển
của chế độ bảo hiểm hưu trí 56
1. Thuận lợi 56
2. Khó khăn 57
Chương III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ chính
sách bảo hiểm hưu trí ở Việt Nam 58
I. Kiến nghị về chế độ chính sách 58
1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về BHXH 58
2. Mở rộng đối tượng tham gia 59
3. Kiến nghị về tuổi vế hưu 59
4. Kiến nghị vế mức hưởng và cách tính trợ cấp 60
5. Nâng tiền lương cho người về hưu 61
6. Điều chỉnh lại tiền lương hưu để đảm bảo công bằng
giữa những người về hưu 61
II. Kiến nghị về tổ chức thực hiện chế độ hưu trí 62
1. Hoàn thiện bộ máy hoạt động của BHXH 62
2. Nâng cao năng lục hoạt động của ngành BHXH 63
3. Ứng dụng CNTT vào công tác quản lý 64
4. Hoàn thiện cơ chế thu chi BHXH 65
5. Xây dung và hoàn thiện phương án thu để hình thành
quỹ hưu trí đủ trang trải cho mọi chi phí trong chế độ
hưu trí 65
6. Nâng cao hiệu quả đầu tư quỹ nhàn rỗi 66
III. Một số kiến nghị klhác 67
1. Vai trò nhà nước 67
2. Tăng cường công tác thông tin tuyen truyền vè BHXH
và chế độ bảo hiểm hưu trí 67
3. Hợp tác trong nước và quốc tế về BHXH 68
Kết luận 69
Danh mục tài liệu tham khảo 70
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng & Giải pháp về chế độ Bảo Hiểm XH hưu trí tại Việt Nam.doc