Với những phân tích về thực trạng kinh doanh hoạt động du lịch tại
tỉnh Hoà Bình, ta có thể thấy Hoà Bình là một địa phương đầy tiềm năng về
du lịch với phong tục tập quán đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.
Thiên nhiên đã rất ưu đãi đối với địa phương nhỏ bé này với nhiều núi cao,
rừng rậm nguyên sinh, sông, hồ, hang động, nguồn nước khoáng dồi dào, cảnh
quan kì vĩ rất thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch văn hoá, du lịch
sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao, giải trí
Tuy nhiên, sự phát triển của du lịch Hoà Bình trong những năm qua
vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của tỉnh, doanh thu từ du lịch và
thu nhập xã hội từ du lịch còn rất nhỏ bé, đóng góp vào ngân sách địa phương
là không đáng kể. Nguyên nhân là do vốn đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ
tầng du lịch còn chưa đáp ứng được yêu cầu; chưa xây dựng được các loại sản
phẩm du lịch chất lượng cao; các dự án được cấp phép đầu tư còn nhỏ, triển
khai chậm; công tác nghiên cứu thị trường chưa hiệu quả; nguồn nhân lực cho
lĩnh vực du lịch vẫn còn thiếu và yếu về chuyên môn, trình độ; công tác quản
lý Nhà nước vẫn tồn tại bất cập, sự phối hợp giữa các bộ ngành chưa nhịp
nhàng
105 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5038 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp về việc thu hút khách du lịch tại tỉnh Hoà Bình trong những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.5. Về hoạt động lữ hành
Đào tạo và đào tạo lại số lao động mới và hiện có trên cơ sở phối hợp
với các Trường nghiệp vụ du lịch để mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch
(lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp) cho cán bộ công nhân viên trong các đơn vị kinh
doanh du lịch, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ du lịch cho các hộ kinh doanh
tại các bản làng du lịch nhằm nâng cao chất lượng phục vụ.
- Phối hợp với các trường, ngành của địa phương tổ chức lớp đào tạo
quản lý các khu, điểm du lịch cho cán bộ quản lý các khu điểm du lịch; các
cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp.
- Phối hợp với các ngành Văn hoá thông tin, trường văn hoá nghệ
thuật Tây Bắc… tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức về dư địa chí Hoà Bình cho
các hướng dẫn viên.
Cần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, phát triển các loại hình
dịch vụ đang được ưa thích đó là du lịch sinh thái.Tiếp tục thực hiện chương
trình hành động số 341 CTr/TU của Tỉnh uỷ Hoà Bình về phát triển du lịch
sinh thái gắn với bản sắc văn hoá dân tộc.
Với thế mạnh là du lịch văn hoá và sinh thái. Đẩy mạnh việc đầu tư
xây dựng các khu du lịch tại các cụm du lịch trọng điểm của tỉnh như: khu du
lịch làng văn hoá các dân tộc Hoà Bình, khu du lịch sinh thái hồ Mòng, khu tổ
77
hợp sân gôn, hang Chổ xã Cao Răm (Lương Sơn), khu du lịch sinh thái Thác
bạc long cung (Kim Bôi), khu du lịch hồ Đồng Tâm (Lạc Thuỷ)…Đầu tư xây
dựng thêm các bản du lịch: bản Luỹ (Tân Lạc), Thung Rếch (Kim Bôi), bản
Thấu (Yên Thuỷ); nâng cấp hệ thống vệ sinh trong làng bản, đảm bảo trật tự,
an ninh, an toàn cho khách. Đặc biệt về văn hoá như trang phục, văn nghệ,
phong tục tập quán… giới thiệu với du khách.
1.6. Về công tác quản lý cơ sở lưu trú
So với các tỉnh và thành phố trong nước tỉnh Hoà Bình chưa có khách
sạn cao cấp, tính đến nay mới có 1 khách sạn dự kiến hạng 5 sao, 1 khách sạn
3 sao, 7 khách sạn 2 sao, 2 khách sạn 1sao, 3 khách sạn đạt tiêu chuẩn, 2
khách sạn chưa xếp hạng, 75 nhà nghỉ và 40 căn hộ nhà nghỉ là nhà sàn.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động lưu trú trên
toàn tỉnh, thường xuyên có công văn đôn đốc nhắc nhở, chấn chỉnh kinh
doanh theo đúng quy định của pháp luật đặc biệt là các dịch vụ nhạy cảm.
Hướng dẫn các cơ sở lưu trú thực hiện việc kinh doanh, đề nghị xếp loại cơ sở
lưu trú và tiến hành tổ chức thẩm định, xếp hạng theo đúng quy định, thực
hiện chế độ báo cáo thống kê theo đúng định kỳ.
Chỉ đạo các đơn vị kinh doanh lưu trú du lịch thực hiện nghiêm túc
việc niêm yết giá công khai, ổn định giá, không phân biệt giá đối với khách
nước ngoài. Làm tốt công tác an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, chống lụt
bão, đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách du lịch
Cần đề nghị Tổng cục Du lịch tiến hành một số việc như sau:
- Hoàn chỉnh hệ thống tiêu chí xếp hạng các loại hình cơ sở lưu trú du
lịch đặc biệt là các loại hình nghỉ tại nhà dân (homestay) mang đặc thù bản sắc
văn hoá dân tộc địa phương.
78
- Quy định cơ chế phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan xây dựng văn
bản pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch.
- Cấp hỗ trợ kinh phí cho Hoà Bình mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du
lịch cho cán bộ công nhân viên trong các cơ sở lưu trú và hộ dân kinh doanh
tại các bản làng du lịch.
- Hàng năm tổ chức hội thi lễ tân, buồng trong toàn ngành để các nhân
viên có dịp thể hiện tay nghề, học hỏi kinh nghiệm nâng cao trình độ.
Ngoài ra cần có sự phối hợp giữa các ngành khác nhau về công tác
quản lý cơ sở lưu trú tại tỉnh:
* Với Công an tỉnh
Ký kết Quy chế phối hợp về công tác bảo vệ an ninh quốc gia và trật
tự an toàn xã hội trong hoạt động kinh doanh du lịch.
Quy chế được triển khai đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch
trên địa bàn tỉnh nhằm chấn chỉnh các hoạt động tiêu cực trong kinh doanh lưu
trú du lịch, như: khai báo tạm trú, tạm vắng; phòng, chống cháy, nổ; kinh
doanh các dịch vụ có điều kiện theo quy định của ngành Công an...
* Với Sở Văn hoá thông tin
Ký kết Quy chế phối hợp về quản lý, khai thác di sản văn hoá, di tích
lịch sử, danh lam thắng cảnh trong hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Hoà Bình.
Quy chế được triển khai đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch
trên địa bàn tỉnh, thực hiện nghiêm chỉnh các quy đinh về kinh doanh
karraoke, vũ trường, trò chơi điện tử và các hình thức vui chơi khác; kinh
doanh các dịch vụ văn hoá trong cơ sở lưu trú du lịch.
* Với các ngành liên quan khác
Phối hợp với Sở Lao động thương binh xã hội yêu cầu các tổ chức, cá
nhân kinh doanh lưu trú du lịch chấp hành tốt các yêu cầu về tuyển chọn và sử
79
dụng lao động trong kinh doanh lưu trú và một số dịch vụ trong cơ sở lưu trú,
vệ sinh an toàn lao động...
Phối hợp với Sở Y tế kiểm tra chấn chỉnh, uốn nắn kịp thời những sai
phạm trong kinh doanh massage, ăn uống; vệ sinh an toàn thực phẩm tại các
nhà hàng trong cơ sở lưu trú.
1.7. Về hoạt động xúc tiến
Tiếp tục thực hiện tốt chương trình hành động quốc gia về du lịch, tập
trung vào chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch; tuyên truyền, giới thiệu
hình ảnh của tỉnh, tiềm năng, thế mạnh, cơ hội đầu tư kinh doanh du lịch trên
địa bàn cho các doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước, khách du lịch biết
trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, của Trung ương và trên các
trang Website của ngành; tổ choc các lễ hội truyền thống, in tờ rơi, bản đồ du
lịch và tổ chứa tham gia các cuộc liên hoan du lịch trong nước và quốc tế.
Xuất bản những ấn phẩm tuyên truyền giới thiệu Du lịch Hoà Bình để
khách đến ngày thêm đông hơn, sử dụng các dịch vụ, mở rộng thị trường, mặt
khác kêu gọi đầu tư khai thác tốt tiềm năng du lịch…góp phần thúc đẩy hội
nhập quốc tế.
Chủ trì và phối hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện, thị tổ chức các lễ
hội: lễ hội Cồng chiêng dân tộc Mường, chá chiêng dân tộc Thái, lễ hội Đền Bờ…
Xây dựng biển quảng cáo tấm lớn; hỗ trợ xây dựng các tiết mục văn
nghệ cho đội văn nghệ dân tộc tại các bản du lịch; bản đồ du lịch Hoà Bình,
sách ảnh, đĩa VCD, giới thiệu du lịch Hoà Bình trên các phương tiện thông tin
đại chúng trong và ngoài nước.
- Khảo sát xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương,
xây dựng các tour du lịch mới hấp dẫn du khách trong nước quốc tế.
80
- Tham gia các lễ hội, liên hoan văn hoá du lịch trong nước; tham gia
hội chợ du lịch quốc tế, các chương trình giới thiệu du lịch Hoà Bình tại các
hội nghị, hội thảo về du lịch.
1.8. Về công tác thanh tra, kiểm tra
Tích cực nghiên cứu, tìm hiểu về pháp luật du lịch, tham gia các lớp
bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ thanh tra du lịch do Tổng cục Du lịch tổ
chức, chủ động tổ chức và phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện chức
năng nhiệm vụ được giao.
Hàng năm xây dựng chương trình thanh tra theo sự chỉ đạo hướng dẫn
của Thanh tra Tổng cục Du lịch và tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra việc
chấp hành chính sách pháp luật đối với các cơ sở lưu trú, chấn chỉnh các sai
phạm, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách
pháp luật, quy định của nhà nước; phối hợp với các ngành chức năng trong
tỉnh phòng chống tệ nạn xã hội trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát
sinh tệ nạn xã hội.
Công tác thanh tra, kiểm tra phải làm việc thật công minh, đúng chức
trách nhiệm vụ được giao, không bao che cho những khuyết điểm, hành vi xấu
của cán bộ làm công tác quản lý các cấp.
Công tác thanh tra, kiểm tra cần sát sao hơn trong các lĩnh vực nhạy
cảm như về đầu tư cơ sở hạ tầng để tránh tham ô, tham nhũng làm thất thoát
tài sản của Nhà nước của những cán bộ quản lý thoái hóa biến chât. Cán bộ
thanh tra, kiểm tra cần nhanh chóng báo cáo lại cấp trên những sai phạm đó để
kịp thời uốn nắn hoặc có những chế tài, hình phạt xử lý thích hợp.
2. Giải pháp vi mô
Trong kinh doanh du lịch, muốn thu hút và hấp dẫn du khách thật
nhiều, thực hiện trọn vẹn phương châm “khách hàng là thượng đế” người ta
81
thường vận dụng năm chữ “P” đứng đầu trong quảng cáo sản phẩm du lịch
của mình, đó là: Promotion ( xúc tiến việc quảng cáo), Price ( giá cả phải
chăng), Place ( địa danh chính xác), Prestige ( uy tín sản phẩm), Package ( bao
bì lịch sự). Tuy nhiên việc vận dụng của chúng ta còn nhiều thiếu sót đã làm
phiền lòng khách du lịch đến tham quan, giải trí.
Như vậy muốn thành công trong kinh doanh du lịch phải tiến đến
chuyên môn hóa hoàn toàn. Điều tất yếu cần biết để thành công đó là phải
hiểu biết đầy đủ, nắm rõ các nhu cầu của thị trường, cơ sở hạ tầng, các tiện
nghi và các dịch vụ phải tiến kịp. Nhìn chung những doanh nghiệp nào quan
tâm đến đầu tư cho hạ tâng du lịch, các tiện nghi du lịch, giáo dục và đào tạo
con người, cũng như các chiến dịch tiếp thị mở rộng thì sẽ thành công hơn
các doanh nghiệp khác trong việc thu hút và hấp dẫn khách du lịch.
Các giải pháp vi mô được đề cập ở dưới đây là những giải pháp áp
dụng ở góc độ doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch bao gồm hai bộ phận:
đơn vị kinh doanh lưu trú và cơ sở kinh doanh lữ hành. Hai bộ phận này chịu
sự điều chỉnh quản lý trực tiếp của các cơ chế chính sách quản lý của nhà
nước về du lịch và trực tiếp hoạt động kinh doanh du lịch nhằm sinh lời.
2.1. Các giải pháp vi mô chung
Doanh nghiệp kinh doanh du lịch tự chủ hoạt động sẽ góp phần làm
hoàn thiện hơn các cơ chế, chính sách, pháp luật của nhà nước. Trong quá
trình hoạt động kinh doanh của mình, các doanh nghiệp sẽ phản hồi lại thông
tin lên cấp quản lý nhà nước. Trên cơ sở thông tin phản hồi đó mà Nhà nước,
Chính phủ sẽ sâu sát được với từng đơn vị kinh doanh, nắm rõ những chính
sách pháp luật nào là tiến bộ, rõ ràng, thông thoáng, có tác dụng tích cực đối
với việc phát triển dịch vụ du lịch của các đơn vị kinh doanh du lịch và những
cơ chế chính sách nào đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với xu thế mới,
82
cơ hội mới; tìm ra những điểm bất cập còn tồn tại để từ đó ban hành những
chính sách, pháp luật mới tiến bộ hơn, phù hợp hơn.
Giải pháp nói chung đối với các đơn vị kinh doanh lưu trú và cơ sở
kinh doanh lữ hành là đều phải chấp hành nghiêm túc cơ chế, chính sách, pháp
luật về du lịch và phản hồi lại với cấp quản lý Nhà nước để có được sự điều
chỉnh hợp lý.
Ngoài ra, để hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì cả các đơn vị kinh
doanh lưu trú và cơ sở kinh doanh lữ hành cũng cần cải thiện những yếu tố
chung như: chất lượng phục vụ du lịch, giá cả sản phẩm du lịch, uy tín của doanh
nghiệp du lịch, và hoạt động marketing của những doanh nghiệp kinh doanh du
lịch này. Tất cả những yếu tố này đã được đề cập tại chương 1- cơ sở lý luận của
đề tài. Đây là những nhân tố mà doanh nghiệp kinh doanh du lịch nên nắm bắt và
hiểu rõ để có thể thu hút khách du lịch đến với doanh nghiệp mình.
* Chất lượng dịch vụ là nhân tố không thể thiếu trong việc tạo ra sức
hấp dẫn, thu hút khách du lịch, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường. Muốn
nâng cao được chất lượng dịch vụ thì cần phải nâng cao chất lượng bốn nhân
tố sau:
- Chất lượng cơ sở vật chất kĩ thuật. Các doanh nghiệp kinh doanh cần
đảm bảo các trang thiết bị kĩ thuật của mình luôn hoạt động một cách nhịp
nhàng, hợp lý. Doanh nghiệp không nên tiếc rẻ mua về những thiết bị lỗi thời
để phục vụ khách du lịch. Những thiết bị này sẽ chẳng những không giúp
được doanh nghiệp tạo ra sự hài lòng đối với khách mà còn làm giảm hiệu
quả, năng suất làm việc của lao động doanh nghiệp, chính vì vậy sẽ dẫn tới sự
ác cảm, không vừa lòng với cung cách, chất lượng phục vụ của khách du lịch.
Do đó, những trang thiết bị vật chất kĩ thuật cần được doanh nghiệp quan tâm,
trú trọng, cần đảm bảo được tính đồng bộ, hiện đại phù hợp với loại hình kinh
doanh du lịch của doanh nghiệp.
83
- Chất lượng của đội ngũ nhân viên: thái độ phục vụ, trình độ, kĩ năng
làm việc, giao tiếp với khách là nhân tố có ý nghĩa quyết định tới hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp. Nó cũng góp phần tạo nên bộ mặt của doanh
nghiệp trước mắt khách hàng. Doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch ngắn hạn
và dài hạn trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực này. Doanh nghiệp
nên xây dựng những chương trình hấp dẫn để thu hút nguồn nhân lực có trình
độ chuyên môn mà doanh nghiệp còn thiếu, cần bổ sung. Những thành phần
bổ sung này nên là những người đã được đào tạo qua trường lớp, khoá học về
du lịch. Có như vậy họ mới hiểu được tâm lý khách du lịch để cung cấp cho
khách chất lượng phục vụ tốt nhất. Đối với những người đang họat động tại
doanh nghiệp, doanh nghiệp cần không ngừng đẩy mạnh hoạt động đào tạo
của mình, tự mở ra các lớp học nghiệp vụ du lịch hoặc cử họ đi học với học
phí do doanh nghiệp trả hoặc trợ cấp. Nhìn chung, với từng loại hình kinh
doanh du lịch là đơn vị kinh doanh lưu trú hay cơ sở kinh doanh lữ hành sẽ có
những phương pháp riêng của mình để cải thiện, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực.
- Văn minh phục vụ. Thoạt tưởng nhân tố này có vẻ như là một phần
nhỏ của nhân tố chất lượng phục vụ. Tuy nhiên, hai nhân tố này lại không hề
giống nhau. Chất lượng phục vụ là xuất phát tự bản thân người phục vụ, còn
văn minh phục vụ được xem như văn hoá của doanh nghiệp. Đây là vấn đề
được nói đến rất nhiều dạo gần đây. Văn minh phục vụ là biểu hiện bên ngoài
của văn hoá doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có một văn hoá tốt, lành mạnh
thì tất nhiên doanh nghiệp đó cũng sẽ có văn minh phục vụ. Doanh nghiệp
kinh doanh du lịch cần tạo ra văn hoá riêng cho doanh nghiệp mình, có thể
xuất phát từ chính môi trường thân thiện, hoà đồng, cởi mở của những nhân
viên phục vụ với nhau. Sống và làm việc trong một môi trường như thế này sẽ
khuyến khích nhân viên hoàn thiện mình, từ đó nhân viên sẽ dễ dành thân
thiện, hoà đồng, cởi mở với khách. Doanh nghiệp nên hạn chế một môi trường
84
cạnh tranh quá gay gắt giữa các nhân viên. Điều này có thể dẫn đến sự hiềm
khích, đố kị giữa các nhân viên làm mất đi tính chất lành mạnh của môi
trường làm việc, làm giảm sự thoải mái, hài lòng của khách.
- Tính đa dạng và phong phú của sản phẩm du lịch. Doanh nghiệp
kinh doanh du lịch cần rất lưu ý tới nhân tố này. Khách du lịch đến với doanh
nghiệp rất phong phú với mọi thành phần, lứa tuổi, sở thích khác nhau. Thậm
chí đối với khách quốc tế còn có sự khác nhau, sự phong phú về sắc tộc, văn
hoá. Vì thế mà doanh nghiệp kinh doanh lưu trú cũng như cơ sở kinh doanh lữ
hành cần tiến hành nghiên cứu cẩn thận những đối tượng khách hàng khác
nhau này để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù phù hợp với từng nhóm
đối tượng khách hàng khác nhau.
* Gía cả các sản phẩm dịch vụ du lịch
Các doanh nghiệp nên xếp gía cả trong mối quan hệ biện chứng với
chất lượng cung cấp của dịch vụ du lịch. Doanh nghiệp không nên tự đặt ra
mức giá cả mà không đặt trong mối tương quan với chất lượng dịch vụ mà
mình cung cấp. Mức giá này phải được nghiên cứu kĩ lưỡng và xét đến các
nhân tố liên quan như: chất lượng dịch vụ, tính độc đáo đặc thù của sản
phẩm du lịch, mức giá trên thị trường…Để làm được điều này thì doanh
nghiệp cần có phòng chuyên trách marketing, nghiên cứu thị trường rồi từ thị
trường và tâm lý của khách hàng mà xây dựng, triển khai một chính sách giá
hợp lý, linh hoạt.
* Uy tín doanh nghiệp. Trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện
nay thì uy tín của doanh nghiệp rất quan trọng, góp phần lôi kéo được khách
hàng về với mình. Doanh nghiệp muốn gây dựng được uy tín trong lòng khách
hàng thì doanh nghiệp trước hết cần phải tạo được niềm tin của khách hàng
đối với hoạt động kinh doanh của mình, với sản phẩm du lịch mà mình cung
cấp. Vậy những doanh nghiệp mới thành lập thì làm thế nào để xây dựng được
85
chỗ đứng của mình trong mắt khách hàng? Muốn làm được điều này thì các
doanh nghiệp này cần có những sản phẩm du lịch mang tính cạnh tranh cả về
chất lượng và giá cả. Thu hút khách đến được với doanh nghiệp mình để tiêu
thụ sản phẩm của mình rồi vẫn chưa đủ mà cần chứng minh cho họ thấy
doanh nghiệp đang cung cấp cho họ đúng những gì họ tìm hiểu chứ không
phải là “ treo đầu dê bán thịt chó” như quảng cáo. Và tất nhiên sự thật còn hơn
thế, khách không những được tiêu dùng đúng sản phẩm dịch vụ du lịch mà
còn được tiêu dùng những dịch vụ bổ sung có chất lượng khác nữa. Từ những
hoạt động như thế chắc chắn doanh nghiệp sẽ tạo ra được nhóm khách hàng
trung thành, và thông qua lượng khách hàng này dịch vụ du lịch của doanh
nghiệp sẽ ngày càng được quảng bá rộng rãi và thu hút những lượt khách hàng
mới, đầy tiềm năng.
Tuy nhiên mỗi bộ phận riêng rẽ này đều có giải pháp riêng để tăng
tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình.
2.2. Các giải pháp riêng đối với từng loại hình kinh doanh
2.2.1. Đối với đơn vị kinh doanh lưu trú
Đơn vị kinh doanh lưu trú cần thực sự quan tâm đến hạ tầng du lịch
tại địa điểm cung cấp sản phẩm du lịch. Đây cũng là bộ mặt của doanh nghiệp
bởi lẽ khách du lịch lần đầu tiên tiêu dùng sản phẩm du lịch ở đây sẽ để ý xem
nơi này liệu có đảm bảo được yếu tố vệ sinh hay không; tiếp theo họ sẽ quan
tâm đến việc liệu sự tiện nghi và thẩm mỹ có được đáp ứng hay không? Vì
vậy, doanh nghiệp cần không không ngừng nâng cao tính thẩm mỹ, tiện nghi
đồng thời phải đảm bảo vệ sinh an toàn tại các cơ sở lưu trú của mình. Đơn vị
kinh doanh lưu trú cần đầu tư thêm vốn để xây dựng mới những cơ sở lưu trú
đạt tiêu chuẩn, chất lượng tốt để phục vụ khách hàng ngày một khó tính hiện
nay.
86
Khách du lịch đến địa phương với mục đích hàng đầu là tiêu dùng sản
phẩm du lịch, đó là cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ, giải trí được cung cấp.
Nói chung dịch vụ cung cấp các doanh nghiệp cung ứng là còn thấp về chất
lượng và chưa thoả mãn được nhu cầu của khách. Những dịch vụ doanh ngiệp
cần quan tâm cải thiện như dịch vụ ăn uống tại chỗ, dịch vụ buồng phòng, giặt
là, các dịch vụ bổ sung như giải trí, bar…Việc nâng cao chất lượng dịch vụ
này sẽ không những tạo ra cảm giác thoải mái, níu chân khách du lịch mà còn
khiến họ có ấn tượng tốt để giới thiệu cho bạn bè, gia đình họ.
Ngoài ra, các đơn vị kinh doanh lưu trú cần giữ liên hệ thường xuyên
với công ty lữ hành và bộ phận nghiên cứu thị trường. Gĩư liên hệ thường
xuyên sẽ củng cố được số lượng khách hàng ổn định. Đa số khách du lịch
thông qua các công ty lữ hành đều có tham vấn những nơi này về chỗ ăn ở
trong quá trình du lịch. Hai bên, công ty lữ hành và cơ sở lưu trú kết hợp với
nhau sẽ khiến cả hai bên đều có lợi và giữ được uy tín của mình. Nguồn khách
hàng không phải lúc nào cũng có được từ các công ty lữ hành, do vậy các cơ
sở lưu trú cũng phải tự mình tíên hành nghiên cứu thị trường để chủ động tìm
ra khách hàng đang có nhu cầu tiêu dùng dịch vụ của mình.
Khách du lịch đến Hoà Bình phần lớn là khách nội địa, mức sống còn
chưa cao nên họ luôn muốn tìm đến những cơ sở lưu trú với giá cả phải chăng.
Trước thách thức đó, doanh nghiệp kinh doanh lưu trú cần nghiên cứu, cân
nhắc kĩ lưỡng để đưa ra chính sách giá sao cho phù hợp nhất, cạnh tranh nhất
để thu hút được đông đảo khách du lịch đến với mình, không chỉ đến một lần
mà có thể đến nhiều lần như những khách hàng trung thành, chỉ tin tưởng vào
uy tín, chất lượng của doanh nghiệp.
Hơn nữa, các doanh nghiệp nên tăng cường, đẩy mạnh quảng cáo về
chất lượng của cơ sở lưu trú của doanh nghiệp và các dịch vụ chất lượng cao
cấp mà họ cung cấp cho khách hàng khi tới đây.
87
Với sự mở cửa của nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp
cần thiết đến cạnh tranh công bằng, để các bên cùng có lợi. Vì thế mà hơn hết
các cơ sở lưu trú nên liên kết lại với nhau để hình thành các hiệp hội khách
sạn. Các hiệp hội này sẽ đững ra duy trì sự cạnh tranh lành mạnh, công bằng
giữa các đơn vị kinh doanh cơ sở lưu trú tại địa phương.
2.2.2. Đối với cơ sở kinh doanh lữ hành
Với cơ sở kinh doanh sản phẩm du lịch thì chất lượng là nhân tố hàng
đầu quyết định đến sự lựa chọn tiêu dùng của khách du lịch. Chất lượng sản
phẩm dịch vụ cần được nâng cao, cải thiện không ngừng. Khách hàng ngày
một khó tính hơn, họ bỏ tiền ra để mua sản phẩm dịch vụ thì đổi lại họ phải
nhận được cái gì đó, đó là sự hiểu biết về nơi tham quan du lịch, sự thoải mái,
thân thiện từ thái độ phục vụ. Muốn nâng cao chất lượng sản phẩm thì cần
nâng cao chất lượng của dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, vui chơi, giải trí.
Hoà Bình là tỉnh có hơn 100ha rừng do Nhà nước giao để quản lý, vì thế mà
du lịch sinh thái đang là loại hình du lịch tiềm năng, hứa hẹn mang lại doanh
thu lớn cho du lịch của địa phương nói chung; vậy mà khách du lịch đến đây
đa phần chỉ đi bộ, lội suối chứ chưa được sử dụng cáp treo như tại các địa
phương khác. Các cơ sở kinh doanh lữ hành cần chú ý đến điểm này để khai
thác được thị hiếu của khách du lịch.
Khách tham quan đến Hoà Bình thường phàn nàn rất nhiều về sản
phẩm du lịch tại đây vẫn chưa được phong phú. Như đã đề cập ở phần các
hoạt động kinh doanh tại tỉnh Hoà Bình thì các cơ sở kinh doanh lữ hành mới
chỉ xây dựng được 20 tour du lịch, nhiều tour còn trùng lặp, chưa đa dạng để
có thể hấp dẫn được nhiều khách đến du lịch, tham quan. Do đó, các cơ sở
kinh doanh lữ hành cần bỏ ra chi phí để tiến hành nghiên cứu nhu cầu khách
du lịch để lập ra những tour mới có chất lượng hơn, hấp dẫn hơn.
88
Muốn tăng lượng khách du lịch đến với mình, thì các cơ sở kinh
doanh lữ hành cần tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch. Có rất
nhiều hình thức quảng bá mà doanh nghiệp có thể áp dụng cho loại hình du
lịch của mình. Với sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin, các doanh
nghiệp hoàn toàn có thể đưa loại hình du lịch và dịch vụ giải trí của mình lên
mạng để phổ biến cho cộng đồng. Vì thế mà giải pháp đề ra cho các doanh
nghiệp kinh doanh lữ hành là thiết lập các website quảng bá cho sản phẩm du
lịch của mình, đưa ra những thông tin hữu ích như các tuor du lịch, thời gian,
bảng giá, khách sạn hay nhà nghỉ, các loại hình giải trí khác…cho những
người quan tâm. Đặc biệt với sự phát triển của thương mại điện tử, các doanh
nghiệp có thể xây dựng các công cụ, tiện ích giúp khách hàng có thể đặt trước
tiền để đặt tuor, đặt khách sạn qua mạng. Kênh quảng bá truyền thống của cơ
sở kinh doanh lữ hành là thông qua tham gia hội chợ vẫn cần được tiếp tục
duy trì và phát huy tính hiệu quả của nó. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể
tận dụng các đại lý du lịch, các phương tiện thông tin đại chúng để phục vụ
cho công tác xúc tiến, quảng bá cho du lịch.
Thêm vào đó doanh nghiệp cần phải coi trọng việc tuyển dụng đầu
vào và thực hiện thường xuyên công tác đào tạo và đào tạo lại. Định kì nên
kiểm tra trình độ, để từ đó có sự phân biệt quyền lợi giữa những người có
chuyên môn, trình độ, có thành tích trong công việc. Giải pháp này có tác
động tích cực trong việc thúc đẩy người lao động trong lĩnh vực du lịch quan
tâm chú ý không ngừng đến việc nâng cao tầm hiểu biết, kiến thức, chuyên
môn của bản thân, hơn nữa còn giúp doanh nghiệp vố trí lại lao động tại các vị
trí của Doanh nghiệp Nhà nước, từng bước hoàn thiện được các yêu cầu đối
với nguồn nhân lực đó là: không ngừng nâng cao trình độ văn hoá, trình độ
chuyên môn và ngoại ngữ tương xứng với từng vị trí làm việc, có sức khoẻ, có
tinh thần yêu nghề và gắn bó với Doanh nghiệp. Trên cơ sở nâng cao hiệu quả
kinh doanh, các doanh nghiệp cần quan tâm tới đời sống vật chất của người
89
lao động, bảo đảm các chế độ Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Y tế. Doanh nghiệp
nên tích cực trong việc xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh, cạnh
tranh công bằng, khuyến khích người lao động đề đạt nguyện vọng cũng như
những sáng kiến cho công việc của mình.
Các cơ sở kinh doanh lữ hành cần tham gia hoạt động của hiệp hội lữ
hành. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch càng chặt chẽ thì hiệu quả
kinh doanh sẽ càng cao. Sự phối hợp này không chỉ nhằm chia sẻ về nguồn
khách mà quan trọng hơn la việc chia sẻ chi phí ( khách sạn, vận chuyển…)
tạo ra sự thống nhất và hiệu quả trong việc quảng bá thương hiệu, tránh trùng
lặp trong việc xây dựng và triển khai sản phẩm du lịch, tạo ra sự cạnh tranh
của doanh nghiệp.
* *
Những giải pháp vĩ mô và vi mô do nhìn chung có thể áp dụng cho
trường hợp của những địa phương khác chứ không chỉ riêng tỉnh Hoà Bình.
Vấn đề là phải làm sao biết kết hợp đồng thời hai giải pháp vĩ mô thuộc cơ
quan quản lý nhà nước và vi mô của doanh nghiệp kinh doanh du lịch một
cách nhịp nhàng uyển chuyển, tránh áp dụng một cách máy móc rập khuôn.
Không nên áp đặt một cách nguyên si những giải pháp này vào tình hình của
địa phương mình mà cần có sự xem xét kĩ lưỡng, cụ thể trước khi áp dụng.
Như vây, mới có thể phát huy hết được tác dụng của các giải pháp đó.
90
kÕt luËn
Với những phân tích về thực trạng kinh doanh hoạt động du lịch tại
tỉnh Hoà Bình, ta có thể thấy Hoà Bình là một địa phương đầy tiềm năng về
du lịch với phong tục tập quán đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.
Thiên nhiên đã rất ưu đãi đối với địa phương nhỏ bé này với nhiều núi cao,
rừng rậm nguyên sinh, sông, hồ, hang động, nguồn nước khoáng dồi dào, cảnh
quan kì vĩ… rất thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch văn hoá, du lịch
sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao, giải trí…
Tuy nhiên, sự phát triển của du lịch Hoà Bình trong những năm qua
vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của tỉnh, doanh thu từ du lịch và
thu nhập xã hội từ du lịch còn rất nhỏ bé, đóng góp vào ngân sách địa phương
là không đáng kể. Nguyên nhân là do vốn đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ
tầng du lịch còn chưa đáp ứng được yêu cầu; chưa xây dựng được các loại sản
phẩm du lịch chất lượng cao; các dự án được cấp phép đầu tư còn nhỏ, triển
khai chậm; công tác nghiên cứu thị trường chưa hiệu quả; nguồn nhân lực cho
lĩnh vực du lịch vẫn còn thiếu và yếu về chuyên môn, trình độ; công tác quản
lý Nhà nước vẫn tồn tại bất cập, sự phối hợp giữa các bộ ngành chưa nhịp
nhàng…
Như vậy từ lý thuyết đến thực tế phát triển du lịch tại địa phương vẫn
còn một khoảng cách khá xa, nắm chắc được lý thuyết là một chuyện nhưng
phải biết cách vận dụng linh hoạt, sáng tạo thì mới mang lại hiệu quả cao.
Vận hội mới, thời cơ mới đã, đang và sẽ mang lại cho du lịch Hoà
Bình những cơ hội và cả những thách thức, khó khăn không dễ gì tìm ra lời
giải. Trong xu thế đó, Hoà Bình cần không ngừng vươn lên để đạt được mục
tiêu của mình nhằm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của
tỉnh, kinh doanh có hiệu quả, tăng nguồn thu ngân sách địa phương, tạo ra
91
nhiều việc làm cho người dân địa phương, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên,
phát triển phải mang tính bền vững, lâu dài cho các thế hệ sau.
Trên đây là những nghiên cứu của tác giả về thực trạng thu hút khách
du lịch tại Tỉnh Hoà Bình trong giai đoạn 2000-2007, từ đó đưa ra các giải
pháp của cá nhân nhằm tìm ra hướng đi đúng đắn cho ngành du lịch của tỉnh,
góp phần giúp cho ngành du lịch Hoà Bình đạt được những mục tiêu đã đề ra.
Do còn hạn chế về kiến thức, hiểu biết nên luận văn vẫn còn nhiều thiếu sót.
Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo Trường Đại học
Ngoại Thương, các nhà quản lý du lịch Tỉnh Hoà Bình để luận văn được hoàn
thành trọn vẹn.
92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế Du lịch của GS.TS Nguyễn Văn Đính và TS.
Trần Thị Minh Hoà- NXB Lao động-Xã hội ( năm 2006)
2. Sách tham khảo “Phát triển dịch vụ trong nền Kinh tế thị trường”-
NXB Thống kê ( năm 1994)
3. Báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển Kinh tế-Xã
hội, Quốc phòng- An ninh năm 2006 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2007
của UBND tỉnh Hoà Bình (tháng 5/2007)
4. Báo cáo thực trạng và những giải pháp chủ yếu phát triển du lịch
tỉnh Hoà Bình nhằm đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
của Sở Thương mại- Du lịch Hoà Bình ( tháng 11/2005)
5. Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh du lịch Hoà Bình các năm
từ 2000 đến 2005 của Sở Thương mại- Du lịch Hoà Bình
6. Báo cáo công tác thương mại du lịch năm 2006 và phương hướng
nhiệm vụ năm 2007 của Sở Thương mại- Du lịch Hoà Bình ( tháng 12/2006)
7. Báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện nhiệm vụ du lịch năm 2007 của
Sở Thương mại- Du lịch Hoà Bình ( tháng 11/2007)
8. Báo cáo tình hình phát triển du lịch và nhu cầu phát triển nguồn
nhân lực du lịch đến năm 2015 của Sở Thương mại- Du lịch Hoà Bình ( tháng
11/2005)
9. Báo cáo tình hình quản lý cơ sở lưu trú du lịch năm 2007 của Sở
Thương mại- Du lịch Hoà Bình ( tháng 12/2007)
93
10. Báo cáo kết quả thực hiện chương trình HĐQG về du lịch giai
đoạn 2000-2005 tỉnh Hoà Bình của Sở Thương mại- Du lịch Hòa Bình ( tháng
3/2005)
11. Báo cáo sơ kết Quy chế phối hợp giữa Sở Thương mại- Du lịch và
Sở Văn hoá- Thông tin về việc quản lý, tu bổ, khai thác sử dụng di tích lịch
sử- văn hoá, danh lam thắng cảnh vào hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Hoà
Bình của Sở Thương mại- Du lịch và Văn hoá- Thông tin Hoà Bình ( tháng
12/2006)
12. Số liệu quy hoạch tổng hợp tình hình du lịch Hoà Bình giai đoạn
2000-2005 và phương hướng trong giai đoạn 2006-2010 của Sở Thương mại-
Du lịch Hoà Bình ( tháng 3/2005)
13. Tổng hợp kinh phí đầu tư cho phát triển du lịch từ năm 2000 đến
2005 của Sở Thương mại- Du lịch Hoà Bình ( tháng 3/2005)
14. Trang web của Tổng cục Du lịch: www.vietnamtourism.gov.vn
15. Trang web thư viện bài giảng điện tử:
94
PHỤ LỤC
Tour 01: Hoà bình trong ngày
Sáng, quý khách đến Hoà bình, thăm Nhà máy Thuỷ điện Hoà bình. Ăn trưa Cỗ lá
Dân tộc Mường, nghe hát Đối Mường, thưởng thức ca nhạc dân tộc và uống rượu
cần tại Khách sạn. Chiều thăm động Cô tiên hoặc bản dân tộc Mường. Hết
chương trình.
Tour 02: Hoà bình trong ngày
Sáng, quý khách đến Hoà bình, Đi Kim bôi, thăm quan và thư giãn tại khu Du lịch
V- Resort, Thuởng thức bầu không khí trong lành và vườn cây trái rộng lớn của
khu du lịch, tắm nước khoáng thiên nhiên. ăn trưa và uống rượu cần tại Khách
sạn. Chiều thăm khu mộ cổ Đống Thếch và bản dân tộc Mường sau đó về
Hànội.Hết chương trình.
Tour 03: Hoà bình trong ngày
Sáng, quý khách đến Hoà bình, thăm quan khu du lịch Thác Bạc suối Sao. Ăn trưa
tại khu Du lịch. Chiều thăm quan và tham gia trượt cỏ tại khu trượt cỏ Minh Hạnh
sau đó về Hà nội. Hết chương trình.
Tour 04: Thăm vùng hồ Hoà bình, xem hát dân ca trên thuyền
Sáng, khách đến Hoà bình, đi thuyền thăm bản Vầy nưa (DT Mường), thăm đền
Chúa Thác Bờ. Ăn trưa trên thuyền và nghe hát dân ca, giao duyên trên thuyền.
Tour 05: Hoà bình 2 ngày Thăm nhà máy thủy điện
Ngày 1:
Sáng, khách từ Hà nội lên Hoà bình, thăm quan khu du lịch Thác Thăng thiên hoặc
Nhà máy Thuỷ điện Hoà bình gồm các điểm: Đường hầm, gian máy, nơi lưu giữ
bức thư Thế kỷ, cửa xả lũ, tượng đài Hồ Chí Minh, đài tưởng niệm liệt sĩ. Ăn trưa
tại Khách sạn. Chiều thăm động Cô Tiên. Ăn tối, xem văn nghệ rượu cần, nghỉ
đêm tại khách sạn.
Ngày 2:
Ăn sáng. Đi tàu thăm hồ Hoà bình - Hồ nhân tạo lớn nhất Việt nam, thăm đền Bà
chúa Thác Bờ, bản dân tộc Mường ven hồ. Ăn trưa tại Khách sạn. Hết chương
trình.
Tour 06: Hoà bình - Kim bôi ( 2 ngày)
Ngày 1:
Sáng khách từ Hà nội lên Hoà bình, thăm Nhà máy Thuỷ điện Hoà bình (tổ máy,
nơi lưu giữ bức thư Thế kỷ, của xả nước, đập thủy điện, đài tưởng niệm, tượng
95
đài Hồ Chí Minh). Ăn trưa tại Khách sạn. Chiều đi tàu thăm hồ Hoà bình, thăm đền
Bà chúa Thác Bờ, đền Cô - Cậu. Ăn tối, xem văn nghệ rượu cần, nghỉ đêm tại
khách sạn.
Ngày 2:
Ăn sáng. Đi Kim bôi tắm nước khoáng nóng, Ăn trưa tại Nhà hàng. Chiều tham
quan khu du lịch Thác bạc Long cung sau đó về Hà nội. Hết chương trình.
Tour 07: Hoà bình - Mai châu - Hồ Hoà bình ( 2 ngày)
Ngày 1:
Sáng, khách đến Hoà bình, hướng dẫn đưa khách lên Mai châu thăm bản Xà lĩnh
(DT H'mông), ăn trưa picnic. Chiều thăm bản Lác (DT Thái). Ăn tối, đốt lửa trại,
uống rượu cần, nghỉ đêm tại bản Lác.
Ngày 2:
Ăn sáng, xe đưa ra Bãi Sang, đi tàu thuỷ thăm động Thác Bờ, ăn trưa tại khách
sạn. Hết chương trình.
Tour 08: Cắm trại (2 ngày 1 đêm)
Ngày 1:
Khách đến Hoà bình lúc 14h00. Hướng dẫn đón đoàn đi thăm Nhà máy Thuỷ điện
Hoà bình. Sau đó đi tàu, thuyền lên bản Mường Trụ (vùng hồ Hoà bình). Cắm trại,
ăn tối ngoài trại, giao lưu văn nghệ. Ngủ tại trại.
Ngày 2:
Ăn sáng, đi tàu du lịch thăm đền Bà Chúa Thác Bờ. Ăn trưa tại khách sạn. Chiều
tham quan động Cô Tiên. Hết chương trình.
Tour 09: Hoà bình - Mai châu
Ngày 1:
Sáng, khách đến Hoà bình, hướng dẫn đón đoàn đi Mai châu. Ăn trưa picnic.
Chiều thăm bản dân tộc H'mông (Xà lĩnh). Chiều thăm bản dân tộc Thái. Tối về
Hoà bình. Ăn tối, xem văn nghệ rượu cần, ngủ tại khách sạn.
Ngày 2:
Ăn sáng. Thăm Nhà máy Thuỷ điện Hòa bình, thăm bản Mường. Ăn trưa tại khách
sạn. Hết chương trình.
96
Tour 10: Hoà bình - Mai châu thăm chợ vùng cao
Ngày 1:
Sáng, khách đến Hoà bình, hướng dẫn đón đoàn đi Mai châu. Ăn trưa Tại Mai
châu ( nhà sàn người Thái). Chiều thăm bản dân tộc Thái. Ăn tối, xem văn nghệ
rượu cần, ngủ tại Bản Thái.
Ngày 2:
Ăn sáng. Đi xà lĩnh. Tham quan bản H'Mông ( Thăm chợ Pà cò - Phiên chợ đặc
sắc họp duy nhất vào ngày chủ nhật). 10h00 về Hoà bình, ăn trưa tại khách sạn.
Chiều về Hà nội - hết chương trình.
Tour 11: Hoà bình - Mai châu ( thăm 4 dân tộc thiểu số)
Ngày 1:
Sáng, khách đến Hoà bình, hướng dẫn đón đoàn đi Mai châu. Ăn trưa Tại Mai
châu (nhà sàn người Thái). Chiều thăm bản dân tộc Thái. Ăn tối, xem văn nghệ
rượu cần, ngủ tại Bản Thái.
Ngày 2:
Ăn sáng. Đi Xà lĩnh. Tham quan bản H'mông Thăm chợ nếu là ngày chủ nhật. ăn
trưa tại nhà hàng. Chiều về Hoà bình tham quan bản Mường. ăn tối, ngủ tại Khách
sạn. khách có thể xem biểu diễn nghệ thuật dân tộc tại khách sạn sau bữa ăn.
Tour 12: Lễ hội văn hoá du lịch Hoà bình 01 ngày
- Khách đi từ Hà nội - Hoà bình. 9h00 đến bến tàu hồ Hoà bình. Tàu đón khách tại
bến Thái thịnh thăm hồ Hoà bình. 9h00 đến xóm Trụ (bản dân tộc Mường). Dàn
cồng chiêng đón khách từ bến lên bản. Uống rượu cần tại nhà sàn dân tộc
Mường, thưởng thức dàn nhạc " Cò Ke ống sáo", nghe độc tấu sáo ôi.
- Khách xem múa xênh tiền, điệu múa dân tộc Mường, tham gia cùng dân bản thi
ném còn, Xem hội cà kheo đá bóng, Xem thi bắn nỏ, đánh quay, tham gia Hội
đánh mảng trò chơi truyền thống của trai gái Mường.
- Khách cùng dân bản múa sạp đoàn kết, chia tay. Khách xuống tàu về hà nội. Hết
chương trình.
Tour 13: Chương trình "ở tại gia"
Công ty CP Du lịch Hòa bình đang thực hiện các chương trình HOME STAY ở tại
các địa điểm thuộc tỉnh Hoà Bình. Đây là những bản làng dân tộc thiểu số ở nhiều
địa danh khác nhau gồm các đân tộc: Mường, Thái, Dao, H'Mông... Khách đến
97
các điểm đó ăn nghỉ tại nhà dân (do DLHB cung cấp dịch vụ) Quí khách sẽ thật sự
hoà mình cùng với thiên nhiên, tận hưởng những giây phút rất thoải mái, thư thái
trong bầu không khí trong lành và những chủ gia thân thiện. Ngoài những cơ hội
để thưởng thức những món ăn độc đáo mang bản sắc của từng dân tộc, du khách
còn có thể quan sát hoặc tham gia các hoạt động thường ngày của cư dân địa
phương như: đi làm nương, vào rừng kiếm củi, đánh cá, dệt vải, xẻ gỗ, chăn trâu,
làm cầu qua suối, chăm sóc trẻ em. Tham gia chương trình này Quí khách sẽ có
những kỳ nghỉ ấn tượng, thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng.
Chương trình từ 2 đến 5 ngày Tại một trong những địa điểm: Bản dân tộc Dao tiền
ở Đà Bắc và bản Mường ( Cao phong), Bản Thái xã Vạn Mai và bản Trà đáy Xã
Pà Cò (Mai Châu), Bản Mường, Dao vùng Hồ Hoà Bình.
Tour14: Đi bộ dọc hồ Hoà bình 2 ngày, 1 đêm
Ngày 1:
Khách đến Hoà bình, ăn tối, ngủ đêm tại khách sạn.
Ngày 2:
Ăn sáng, đi bộ từ khách sạn dọc theo hồ Hoà bình đến bản Vôi (bản dân tộc
Mường) trong khoảng 4 tiếng. Ăn trưa picnic. Chiều thuyền đón trở về bến Thái
thịnh. Xe đón về Hà nội. Hết chương trình.
Ngày 3:
Ăn sáng. Đi thuyền trên hồ Hoà bình. Tham quan bản Dao tiền trên hồ, thác bờ
(4h đi thuyền). ăn trưa tại khách sạn. Chiều về Hà nội - hết chương trình.
Ăn sáng. Xe đưa khách về Hà nội. Hết chương trình.
Tour 15: Đi bộ Cao phong - Giang mỗ, 2 ngày, 1 đêm
Ngày 1:
Khách đến Hoà bình, Hướng dẫn viên đón đoàn đi thăm bản dân tộc Mường xóm
Má, xã Cao Phong. Ăn trưa pic nic Sau đó đi bộ qua bản người Dao xã Tiến Lâm
và xuyên qua rừng đến bản Mường Giang mỗ, xã Bình thanh (khoảng 12 km đi
bộ). Ăn trưa pic nic. Chiều tham quan bản Giang mỗ. Trở về khách sạn. Ăn tối và
ngủ đêm tại khách sạn.
Ngày 2:
Ăn sáng, đi thuyền thăm bản Trụ, bản Dướng của người Mường, người Dao trên
vùng hồ Hoà bình. Trở về khách sạn ăn trưa. Chiều về Hà nội. Hết chương trình.
98
Tour 16: 4 ngày 3 đêm (1 đêm khách sạn)
Ngày 1:
Khách đến Hoà bình. Ăn tối và ngủ đêm tại khách sạn.
Ngày 2:
Ăn sáng, xe đưa đến Xà lĩnh, ăn trưa. Chiều đi bộ đến bản Hang kia (dân tộc
H'Mông). Ăn tối và ngủ đêm tại Hang kia.
Ngày 3:
Ăn sáng, đi bộ đến Táu nà ăn trưa picnic. Chiều đi bộ đến Cun pheo (dân tộc
Mường). Ăn tối, ngủ đêm tại Cun pheo.
Ngày 4:
Ăn sáng, đi bộ đến Săm khòe ăn trưa. Xe đón khách về Hà nội kết thúc chương
trình Hoà bình.
Tour 17: 5 ngày 4 đêm
Ngày 1:
Chiều đến khách sạn nhận phòng. Ăn tối, xem ca nhạc dân tộc và ngủ đêm tại
khách sạn.
Ngày 2:
Ăn sáng, xe đưa đến Xà lĩnh. Ăn trưa. Chiều đi bộ đến bản dân tộc H'mông Hang
Kia. Ăn tối, ngủ đêm tại Hang kia.
Ngày 3:
Ăn sáng, đi bộ đến Táu nà. Ăn trưa picnic. Chiều đi bộ đến bản dân tộc Mường
Cun pheo. Ăn tối, ngủ đêm tại Cun pheo.
Ngày 4:
Ăn sáng, đi bộ đến bản dân tộc Thái Săm khoè. Ăn trưa, ăn tối, ngủ đêm tại Săm
khoè.
Ngày 5:
Ăn sáng, đi bộ đến bản dân tộc Thái Vạn mai. Ăn trưa, xe đón về Hà nội. hết
chương trình.
99
Tour 18: 6 ngày 5 đêm
Ngày 1:
Chiều đến khách sạn nhận phòng. Ăn tối và ngủ đêm tại khách sạn.
Ngày 2:
Ăn sáng, xe đưa đến Xà lĩnh. Ăn trưa. Chiều đi bộ đến bản dân tộc H'mông Hang
Kia. Ăn tối, ngủ đêm tại Hang kia.
Ngày 3:
Ăn sáng, đi bộ đến Táu nà. Ăn trưa picnic. Chiều đi bộ đến bản dân tộc Mường
Cun pheo. Ăn tối, ngủ đêm tại Cun pheo.
Ngày 4:
Ăn sáng, đi bộ đến bản dân tộc Thái Săm khoè. Ăn trưa, ăn tối, ngủ đêm tại Săm
khoè.
Ngày 5:
Ăn sáng, đi bộ đến bản dân tộc Thái Vạn mai. Ăn trưa, ăn tối, ngủ đêm tại Vạn
mai.
Ngày 6:
Ăn sáng, xe đón về Hoà bình. Ăn trưa tại khách sạn. Chiều về Hà nội. Hết chương
trình.
Tour 19: Chương trình du lịch xe đạp - bè mảng (Mai châu 2 ngày/ 1 đêm)
Ngày 1:
Hướng dẫn đón khách tại Hoà bình. Đi thăm bản Mường Giang mỗ, sau đó đi Mai
châu, ăn tra tại bản Lác. Chiều đi xe đạp thăm bản Nà phòn, Nà mèo, Tòng đậu,
chợ Mai châu, bản Pom coọng. Ăn tối, xem Văn nghệ rượu cần, ngủ đêm tại bản
Lác (dân tộc Thái)
Ngày 2:
Ăn sáng, đi xe đạp đến bản Lọng, xã Vạn mai. Đi mảng trên suối Sia, sau đó xe
đón khách về Hoà bình, ăn trưa. Hết chương trình.
100
Tour 20: Chƣơng trính Du lịch Khám phá vùng Tây Bắc.
Ngày 1:
Khách đi từ Hà nội đến Hoà bình. Thăm quan nhà máy thuỷ điện Hoà bình và bản
dân tộc Mường Giang mỗ. Ăn trưa tại nhà hàng. Chiều đi tàu thăm hồ Hoà bình,
thăm đền Chúa Thác Bờ, thám hiểm động Thác Bờ. Ăn tối, xem ca nhạc dân tộc
và uống rượu cần. Ngủ đêm tại khách sạn.
Ngày 2:
Ăn sáng, đi Kim Bôi. Thăm quan mộ cổ Đống Thếch, Tắm nước khoáng nóng Kim
bôi. Ăn trưa tại nhà hàng. Chiều đi Mai châu. Tham quan bản dân tộc Thái. Ăn tối,
ngủ đêm tại Bác Lác.
Ngày 3:
Ăn sáng, đi Sơn La. Trên đường Ngắm cảnh núi non Hùng vĩ của miền Tây Bắc.
Tham quan Cao nguyên Mộc Châu và mua sắm đặc sản Mộc châu. Ăn trưa tại
Nhà hàng. Chiều tham quan Khu di tích cách mạng tại Sơn La, bảo tàng Sơn La.
Ăn tối, ngủ đêm tại thị xã Sơn La.
Ngày 4:
Đi Điện Biên. Ăn trưa tại Tuần giáo. Chiều tham quan hầm Đờ Cát, đồi A1, Bảo
tàng Điện biên, Nghĩa trang liệt sĩ Điện biên. Ăn tối, ngủ đêm tại Thành phố Điện
biên.
Ngày 5:
Tham quan Tượng đài chiến thắng Điện biên phủ trên đồi D1, ngắm toàn cảnh
thành phố Điện biên và cánh đồng Mường Thanh từ trên cao. Chiều đi Lai châu.
Tham quan các làng dân tộc tại Lai châu sau đó đi Tam đường. Ăn tối, ngủ đêm
tại Tam đường.
Ngày 6:
Tham quan Vùng chè nổi tiếng Tam đường sau đó đi Sa Pa. Ăn trưa tại nhà hàng.
Chiều tham quan núi Hàm rồng. Ngắm toàn cảnh tại trấn Sa pa và dãy núi Phan xi
Păng. Ăn tối tại nhà hàng. Đi chợ đêm Sa pa, thưởng thức các đặc sản địa
phương. Ngủ đêm tại Sa pa.
Ngày 7:
Đi bộ thăm các làng dân tộc H’Mông quanh khu vực thị trấn Sa pa, tìm hiểu đời
sống văn hoá và phong tục tập quán của dân địa phương; Mua sắm đồ lưu niệm
dân tộc. Chiều đáp tàu về Hà nội. Ăn tối và nghỉ đêm trên tàu.
Ngày 8:
Sáng, xe đưa khách tại điểm tập kết. Hết chương trình.
101
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: KHÁCH DU LỊCH VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
KHẢ NĂNG HẤP DẪN, THU HÚT KHÁCH DU LỊCH
...................................................................................................................4
I/ Tổng quan về ngành dịch vụ du lịch ........................................................ 4
1. Khái niệm du lịch ..................................................................................... 4
2. Vai trò của ngành du lịch ......................................................................... 6
3. Phân loại các hình thức dịch vụ du lịch ................................................... 8
II/ Những yếu tố tác động đến kinh doanh dịch vụ du lịch ....................... 10
1. Một số khái niệm thuộc lĩnh vực ngành du lịch ....................................... 10
2. Những yếu tố căn bản trong ngành kinh doanh dịch vụ du lịch ...................... 12
2.1. Đối tượng kinh doanh du lịch ................................................................ 12
2.2. Chủ thể kinh doanh du lịch ................................................................... 14
III/ Những nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng hấp dẫn, thu hút khách du
lịch ................................................................................................................... 15
1. Những nhân tố chung .............................................................................. 15
1.1. Sự phong phú và hấp dẫn của tài nguyên du lịch ................................ 16
1.2. Sự ổn định chính trị, an ninh, an toàn cho khách du lịch ...................... 17
1.3. Chính sách của Nhà nước .................................................................... 18
1.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng của địa phương phục vụ cho du lịch ................... 19
1.5. Cộng đồng dân cư địa phương ............................................................ 20
2. Những nhân tố thuộc về các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ................. 21
2.1. Chất lượng phục vụ du lịch ................................................................... 21
2.2. Giá cả các sản phẩm dịch vụ du lịch .................................................... 22
2.3. Uy tín của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch ............................ 23
2.4. Hoạt động Marketing của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch .... 24
102
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC THU HÚT KHÁCH DU
LỊCH TẠI TỈNH HOÀ BÌNH TỪ NĂM 2000 TRỞ LẠI
ĐÂY.........................................................................................................26
I/ Giới thiệu về ngành du lịch tỉnh Hoà Bính ............................................. 26
1. Tiềm năng du lịch của tỉnh ....................................................................... 26
1.1. Tiềm năng tài nguyên du lịch tự nhiên ................................................. 26
1.2. Tiềm năng tài nguyên du lịch nhân văn ................................................ 27
1.3. Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật du lịch ............................................ 31
2. Đường lối, chính sách của Tỉnh Hoà Bình nhằm hướng dẫn du lịch
phát triển ổn định, an toàn, bền vững ................................................. 32
3. Các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh du lịch ..... 33
II/ Hoạt động kinh doanh du lịch.................................................................35
1. Khái quát chung ....................................................................................... 35
1.1. Hiện trạng cơ cấu du lịch trong cơ cấu ngành nghề chung của tỉnh .... 35
1.2. Hiện trạng số lượng khách du lịch ........................................................ 37
1.3. Hiện trạng doanh thu từ du lịch ............................................................ 38
1.4. Hiện trạng doanh nghiệp kinh doanh du lịch ........................................ 39
1.5. Hiện trạng vốn đầu tư .......................................................................... 40
1.6. Hiện trạng nguồn nhân lực ................................................................... 41
1.7. Hiện trạng cơ sở lưu trú tại tỉnh ............................................................ 42
2. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch .................................... 43
2.1. Cơ cấu khách du lịch ............................................................................ 43
2.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật ngành du lịch ................................................... 47
2.2.1/ Cơ sở lưu trú.......................................................................................... 47
2.2.2/ Các cơ sở vui chơi giải trí ..................................................................... 51
2.2.3/ Cơ sở vận chuyển khách du lịch ........................................................... 52
2.3. Kinh phí đầu tư vào du lịch ................................................................... 52
2.4. Nguồn nhân lực ........................................................................................ 55
103
2.5. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch
..................................................................................................................... 57
2.5.1.Đơn vị kinh doanh lưu trú ................................................................... 57
2.5.2. Cơ sở kinh doanh lữ hành ................................................................. 58
3. Đánh giá .................................................................................................. 59
3.1. Kết quả đạt được .................................................................................. 59
3.2. Những tồn tại ........................................................................................ 61
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH
TỈNH........................................................................................................63
I/ Định hƣớng phát triển của ngành kinh doanh dịch vụ du lịch tỉnh Hoà
Bính.................................................................................................................63
1. Những thách thức .................................................................................... 63
2. Định hướng cụ thể của tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2007-2010 và đến năm
2015 ............................................................................................................. 65
II/ Các Giải pháp ...........................................................................................67
1. Giải pháp vĩ mô ........................................................................................ 67
1.1. Về triển khai chủ trương chính sách pháp luật ..................................... 67
1.2. Về quản lý hành chính .......................................................................... 68
1.3. Về công tác quy hoạch phát triển du lịch .............................................. 71
1.4. Về đầu tư hạ tầng du lịch ...................................................................... 72
1.5. Về hoạt động lữ hành ........................................................................... 72
1.6. Về công tác quản lý cơ sở lưu trú ........................................................... 73
1.7. Về hoạt động xúc tiến ........................................................................... 75
1.8. Về công tác thanh tra, kiểm tra ............................................................. 76
2. Giải pháp vi mô ........................................................................................ 77
2.1. Các giải pháp vi mô chung ................................................................... 78
2.2. Các giải pháp riêng đối với từng loại hình kinh doanh ......................... 81
104
2.2.1. Đối với đơn vị kinh doanh lưu trú ...................................................... 81
2.2.2. Đối với cơ sở kinh doanh lữ hành.............................................83
KẾTLUẬN..............................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................88
PHỤ LỤC.....................................................................................................90
105
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Các lễ hội truyền thống Hoà Bình 29
Bảng 2: Tỷ trọng ngành kinh doanh dịch vụ du lịch trong các
ngành dịch vụ
36
Bảng 3: Số lượt khách đến Hoà Bình từ 2000-2007 37
Bảng 4: Doanh thu từ du lịch 38
Bảng 5: Số lượng doanh nghiệp kinh doanh du lịch 39
Bảng 6: Nguồn vốn huy động 40
Bảng 7: Lực lượng lao động trong ngành du lịch tỉnh 41
Bảng 8: Cơ sở lưu trú tỉnh Hoà Bình 42
Bảng 9: Cơ cấu khách du lịch 2000-2007 44
Bảng 10: So sánh lượng khách 45
Bảng 11: Cơ cấu khách quốc tế 46
Bảng 12: Tình hình cơ sở lưu trú Hoà Bình tính đến 2007 47
Bảng 13: Kinh phí đầu tư vào du lịch tỉnh Hoà Bình 2001-2005 53
Bảng 14: Hiện trạng lao động ngành du lịch Hoà Bình 55
Bảng 15: Thu nhập từ du lịch 59
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4197_3942.pdf