LỜI MỞ ĐẦU
Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Những năm gần đây, nhờ những chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã có những bước chuyển mình rất quan trọng. Đặc biệt là vào năm 2006 nước ta đã chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới WTO. Những nhân tố đó đã làm cho nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh, đại bộ phận đời sống nhân dân đã được nâng lên một cách rõ rệt. Song, một bộ phận không nhỏ dân cư đặc biệt là dân cư ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa . đang chịu cảnh nghèo đói, chưa đảm bảo được những điều kiện tối thiểu của cuộc sống như ăn, ở, mặc, đi lại . Chính vì vậy, sự phân hoá giàu nghèo ở nước ta ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Nó không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của những nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới, mà đối với nước ta khi nền kinh tế đang có sự chuyển mình thì vấn đề phân hoá giàu nghèo càng được chú trọng hàng đầu. Để có thể hoàn thành mục tiêu quốc gia là Xoá đói giảm nghèo thì thì trước tiên phải rút ngắn sự phân hoá giàu nghèo. Đây không chỉ là nhiệm vụ của bộ máy lãnh đạo mà còn là nhiệm vụ của toàn thể nhân dân. Phải phát huy truyền thống tinh hoa văn hoá người Việt trong nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo.
Như Thanh - Thanh Hoá là một huyện miền núi thuộc tỉnh Thanh Hoá, huyện cũng có một nét chung đối với tất cả các địa phương khác đó là tình trạng nghèo đói vẫn còn tồn tại. Đời sống một bộ phận nhân dân vẫn đang rất khó khăn yếu kém. Điều này cũng là một tất yếu đối với một huyện miền núi mà nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp.Huyện mới được thành lập từ năm 1997 từ việc chia tách từ huyện Như Xuân. Do đó, công tác xoá đói giảm nghèo đặc biệt quan tâm nhất là từ năm 1997 đến nay.
Xoá đói giảm nghèo là một trong những chính sách xã hội cơ bản hướng vào phát triển con người, nhất là người nghèo, tạo cơ hội cho họ tham gia vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, để cho người nghèo có cơ hội và điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội phát triển sản xuất tự vươn lên thoát khỏi nghèo đói.Như Thanh - Thanh Hoá là một trong những huyện sớm triển khai thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo. Từ những năm 1999 Hội đồng nhân dân huyện đã có Nghị quyết số 2159/NĐ/HĐND ngày 21/10/1999 về một số biện pháp, chính sách thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, Uỷ ban nhân dân huyện đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo từ các huyện đến các xã, dành nhiều ngân sách đầu tư cơ sở hạ tầng xã nghèo, lập quỹ cho vay Xoá đói giảm nghèo , xây dựng các mô hình xoá đói giảm nghèo .
Với lí do trên và qua tìm hiểu thực tế về các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác Xoá đói giảm nghèo ở huyện Như Thanh - Thanh Hoá. Kết hợp với việc nghiên cứu các số liệu về thu nhập, việc làm, đời sống vật chất, tinh thần của hộ nghèo nói riêng và của nhân dân trong huyện nói chung. Với tư cách là một sinh viên thực tập tại huyện em nhận thấy vấn đề nghèo đói của huyện là rất phổ biến, cần phải có những bước đi thật chính xác mới có thể khắc phục được. Chính vì vậy em đã chọn đề tài chuyên đề thực tập là: Thực trạng và giải pháp Xoá đói giảm nghèo ở huyện Như Thanh – Thanh Hoá.
Do phạm vi nghiên cứu và thời gian tìm hiểu có hạn nên chuyên đề thực tập không thể tránh được những thiếu sót hạn chế. Em rất mong sự đóng góp ý kiến của giáo viên hướng dẫn thực tập tốt nghiệp và các chú các anh công tác tại phòng Nội vụ- Lao động Thương binh và Xã hội để chuyên đề của em được hoàn chỉnh hơn.
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 1
Phần 1: Sự cần thiết phải xoá đói giảm nghèo. 7
1. Khái niệm. 7
1.1. Khái niệm nghèo, đói: 7
1.1.1. Theo quan niệm của Quốc tế. 7
1.1.2. Quan niệm đói nghèo của Việt Nam (Theo Chương trình Quốc gia Xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2005 và phương hướng từ năm 2006-2010 của Thủ tướng Chính phủ năm 2000). 9
1.1.3. Một số khái niệm liên quan. 10
1.1.4. Phương pháp xác định chuẩn nghèo đói và chuẩn mực nghèo đói giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010. 12
1.1.5. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo. 13
1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước và địa phương về công tác xoá đói giảm nghèo. 14
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến đói nghèo. 15
2.1.Yếu tố khách quan. 15
2.2. Yếu tố chủ quan 17
3. Ảnh hưởng của đói nghèo đến đời sống xã hội. 17
4. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của các nước trên thế giới và của các địa phương trong nước. 19
4.1. Kinh nghiệm Xoá đói giảm nghèo của một số nước trên thế giới. 19
4.2. Kinh nghiệm Xoá đói giảm nghèo của một số địa phương trong nước. 20
5. Sự cần thiết phải xoá đói giảm nghèo ở huyện Như Thanh - Thanh Hoá. 23
Phần 2: Đánh giá thực trạng đói nghèo ở huyện Như Thanh - tỉnh Thanh hoá giai đoạn 2001-2005. 25
I. Đặc điểm của huyện Như Thanh - Thanh Hoá. 25
1. Đặc điểm tự nhiên. 25
2. Đặc điểm kinh tế. 25
3. Đặc điểm văn hoá, xã hội. 26
II. Đánh giá thực trạng đói nghèo ở huyện Như Thanh - Thanh Hoá. 27
1. Quy mô đói nghèo giai đoạn 2002-2006. 27
1.1. Giai đoạn 1997-2004. 27
1.2. Giai đoạn 2005-2006. 31
2. Cơ cấu đói nghèo phân theo các tiêu chí. 35
2.1.Cơ cấu hộ nghèo phân theo loại hình kinh tế và đối tượng xã hội: 36
2.2. Cơ cấu tổng thu của nông hộ nghèo theo ngành nghề. 38
2.3. Cơ cấu thu nhập của các nông hộ nghèo. 40
2.4.Cơ cấu chi tiêu của các nông hộ nghèo. 43
3. Phân bố đói nghèo trong huyện. 45
4. Các nguyên nhân đói nghèo. 47
4.1. Đối với Việt nam nói chung. 48
4.1.1.Nguyên nhân lịch sử, khách quan: 48
4.1.2.Nguyên nhân chủ quan: 49
4.2. Nguyên nhân gây ra tình trạng nghèo đói ở huyện Như Thanh - Thanh Hoá. 50
4.2.1. Nhóm nguyên nhân do điều kiện kinh tế- xã hội. 50
4.2.2. Do cơ chế chính sách chậm đổi mới và thiếu đồng bộ. 51
4.2.3. Nguyên nhân chủ quan thuộc về người nghèo: 52
5. Đánh giá hiệu quả của các chính sách Xoá đói giảm nghèo của huyện và tỉnh trong những năm qua 52
5.1. Chính sách hỗ trợ về y tế. 52
5.2. Chính sách hỗ trợ về tín dụng cho hộ nghèo 55
5.3. Chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở. 58
5.4. Một số phong trào điển hình. 59
III. Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác xoá đói giảm nghèo ở huyện Như Thanh - tỉnh Thanh Hoá. 60
1. Nhóm giải pháp cơ bản thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo. 60
1.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách. 60
1.1.1. Chính sách hỗ trợ về kinh tế. 60
1.1.2. Chính sách hỗ trợ về giáo dục. 60
1.1.3. Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn. 60
1.1.4. Chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở. 60
1.1.5. Các chính sách an sinh xã hội. 61
2. Nhóm giải pháp thông qua thực hiện các dự án. 61
2.1. Nhóm các dự án giảm nghèo chung. 61
2.1.1. Dự án tín dụng ưu đãi hộ nghèo. 61
2.1.2. Hướng dẫn hộ nghèo cách làm ănvà khuyến nông, khuyến ngư. 61
2.1.3. Xây dựng mô hình xoá đói giảm nghèo ở các xã nghèo. 61
2.2.1. Cho vay vốn tín dụng ưu đãi. 62
2.2.2. Hướng dẫn cách làm ăn cho hộ nghèo. 62
2.2.3. Nhân rộng các điển hình sản xuất có hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. 62
2.4. Các chính sách về giáo dục cho người nghèo. 63
3. Dự kiến kết quả. 63
4. Những kiến nghị, đề xuất. 65
4.1. Kiến nghị đối với Nhà nước 65
4.2. Kiến nghị đối với tỉnh Thanh hoá. 65
4.3. Kiến nghị đối với Uỷ ban nhân dân huyện Như Thanh - Thanh Hoá. 66
KẾT LUẬN. 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
BẢN CAM ĐOAN 71
72 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 16549 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp Xoá đói giảm nghèo ở huyện Như Thanh – Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh doanh, thị trấn của huyện là trung tâm của khu vực đồng bằng. Khu vực này có thế mạnh là sản xuất nông nghiệp (thu nhập là 9.890.000đ tương ứng với 87,7%) và các ngành nghề khác như công nhân viên chức, doanh nghiệp tư nhân(thu nhập là 960.000đ tương ứng với 8,5%)…. Bên cạnh đó ngành kinh doanh dịch vụ tuy mới mẻ nhưng cũng đem lại cho người dân thu nhập tương đối ổn định (thu nhập là 428.000đ tương ứng với 3,5%). Khu vực miền núi tuy mức thu nhập thấp hơn tuy nhiên cũng đảm bảo phần lớn đời sống nhân dân. Ở vùng miền núi và vùng cao mặc dù kém hơn về nông nghiệp nhưng họ có thêm thu nhập từ hoạt động lâm nghiệp. Cơ cấu thu nhập nói chung không chênh lệch nhau nhiều giữa các ngành. Vùng núi nông nghiệp là 8.241.000đ (tương ứng 78,7%), lâm nghiệp là 356.000(tương ứng là 3.4%), từ ngành nghề dịch vụ là 301.000đ(tương ứng 2,9%), từ hoạt động khác là 1.250.000đ(tương ứng 11,5%). Đối với vùng cao thu nhập từ sản xuất nông nghiệp là 4.762.000đ (tương ứng 49,5%), từ lâm nghiệp là 358.000đ (tương ứng 5,6%), từ ngành nghề dịch vụ là 452.000đ (tương ứng 4,7%) và từ các ngành nghề khác là 2.029.000đ (tương ứng 19,2%). Có thể thấy rằng ở các xã thuộc vùng cao thu nhập từ nông nghiệp thấp là do cây trồng chủ yếu là cây ngắn ngày năng suất thấp. Tuy nhiên thu nhập từ các ngành nghề khác lại khá cao, điều này là do có các nhà đầu tư khai thác tiềm năng của thiên nhiên như rừng, khoáng sản…Nhờ đó tạo được công ăn việc làm và thu nhập cho người dân
Nhìn chung sự vượt trội của khu vực đồng bằng với các khu vực còn lại là không rõ ràng, đó chỉ là sự khác biệt chung mà bất cư một địa phương hay quốc gia nào cũng đều tồn tại.Việc xoá đi khoảng cách về thu nhập giữa các vùng là chưa thể, vì dù sao phong tục tập quán, thói quen sản xuất của nhân dân trong huyện không thể thay đổi trong ngày một ngày hai.
Dựa vào bảng số liệu trên ta đánh giá được hiệu quả của các ngành nghề mà nhân dân trong huỵện đang duy trì. Từ đó, cho thấy những ngành nghề nào là phù hợp với người nghèo, giúp được họ thoát khỏi cảnh nghèo đói. Như vậy, đây sẽ là cơ sở để tăng hiệu quả của chương trình Quốc gia Xoá đói giảm nghèo. Và nó cũng là cơ sở cho những hoạch định phát triển kinh tế, phát triển con người của huyện trong thời gian sắp tới.
2.3. Cơ cấu thu nhập của các nông hộ nghèo.
Việc áp dụng những ngành nghề hiệu quả với người nghèo không những mạng lại thu nhập cao hơn cho họ mà còn giúp họ có cơ hội thoát khỏi cảnh nghèo đói. Bảng 7 là số liệu thống kê cơ cấu thu nhập của các nông hộ nghèo trong năm 2005.
Bảng 8.2: Cơ cấu thu nhập của các nông hộ nghèo năm 2005
Chỉ tiêu
Đồng bằng
Vùng miền núi
Vùng cao
Bình quân
1.Thu nhập BQ lao động/tháng (1000đ)
187,63
183,14
181,65
184,32
2.Thu nhập BQ khẩu/tháng
(1000 đ)
76,90
72,44
64,26
70,74
3.Cơ cấu thu nhập (%)
Thu từ trồng trọt
Thu từ chăn nuôi
Từ lâm nghiệp
Từ nuôi trồng thuỷ sản
Từ ngành nghề, dịch vụ
Từ nguồn khác
100,00
61,80
22,00
0
15,10
8,90
15,30
100,00
53,90
21,40
4,00
0
5,20
10,00
100,00
30,60.
18,60
5,00
0
4,10
8,50
100,00
48,70
20,70
4,50
15,10
6,10
11,03
(Nguồn: Số liệu điều tra tháng12/ 2005-Sở LĐTBXH)
Từ bảng trên ta có thể thấy rằng, đối với những huyện miền núi như huyện Như Thanh -Thanh Hoá thì trong tổng thu nhập của nông hộ nghèo nói chung và của nhân dân trong huyện nói riêng chủ yếu từ trồng trọt và chăn nuôi. Thu nhập bình quân lao động/tháng và thu nhập bình quân khẩu/tháng giữa 3 vùng không chênh lệch nhau đáng kể. Ở vùng vùng đồng bằng thu nhập bình quân lao động/tháng là 187,63 ngđ và thu nhập bình quân khẩu/tháng là 76,90 ngđ. Vùng núi có thấp hơn nhưng khoảng cách không xa lắm , thu nhập bình quân lao động/tháng là 183,14 ngđ và thu nhập bình quân khẩu /tháng là 72,44ngđ. Miền núi vẫn có cơ cấu thu nhập trung gian, tức là thấp hơn vung đồng băng nhưng lại cao hơn khu vực vùng cao. Ở khu vực vùng cao thu nhập bình quân lao động/tháng là181,65 ngđ và thu nhập bình quân khẩu/tháng là 64,26 ngđ. Sự chênh lệch về thu nhập bình quân giữa các vùng không đáng kể làm cho thu nhập trung bình các nông hộ nghèo của toàn huyện cũng ở mức trung bình. Có thể thấy rằng khi có sự cân bằng về thu nhập của các vùng thì vấn đề đói nghèo vẫn chưa thể giải quyết được. Thực tế sự tương trợ lẫn nhau giữa các vùng trong công tác Xoá đói giảm nghèo là rất ít. Cũng dẽ hiểu vì sự khác biệt về điều kiện sống không chênh lệch nhau, điều đó làm cho các vùng được xem là như nhau.
Trong thu nhập của người dân nghèo thì thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi là hai nguồn thu lớn nhất.Từ bảng trên ta có thể thấy rằng trong 100% thu nhập thì ở khu vực đồng bằng có tới 61,80% là từ trồng trọt và chăn nuôi. Ở khu vực miền núi cũng vậy (53,90%) và 30,60% tại khư vực vùng cao. Ngoài nguồn thu chủ yếu từ chăn nuôi và trồng trọt thì thu nhập từ các nguồn khác của người dân là không đáng kể. Có thể hiểu vấn đề này như sau:
Thứ nhất là do từ những năm trước đây, nông nghiệp thuần tuý là ngành nghề nuôi sống người dân trong huyện nói chung và của nông họ nghèo nói riêng. Một số mô hình trồng trọt điển hình đang áp dụng đối với nông hộ nghèo đó là : trồng lúa nước, trồng cây công nghiệp ngắn ngày như mía, dứa… và trồng cây lâu năm như cây ăn quả. Thực tế, trong những năm gần đây thu nhập từ các mô hình trên của người dân nghèo không ngừng tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Điều quan trọng là với điều kiện tự nhiên của huyện thì ngành trồng trọt chắc chắn ngày sẽ càng phát triển. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có nhiều khó khăn đối với người dân nghèo trong huyện đối với vấn đề phát triển vùng nguyên liệu phục vụ ngành công nghiệp chế biến thực phẩm như nguyên liệu mía, dứa…do họ .gặp phả khó khăn về nguồn vốn và phương thức thực hiện. Vấn đề đó đã làm cho thu nhập của người dân giảm sút phần nào.
Thứ hai là do sản lượng ngành trồng trọt tăng nhanh, nó đã thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển. Việc kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt bước đầu đang mang lại hiệu quả cho công tác Xoá đói giảm nghèo của huyện trong những năm gần đây. Trong gần 2 năm trở lại đây, huyện đã liên tục triển khai mô hình “Nuôi cây gì và trồng cây gì”tới toàn thể nhân dân trong huyện đặc biệt là những nông hộ nghèo. Gắn với việc xây dựng các mô hình, huyện cũng đưa ra các chỉ đạo hướng dẫn tới người dân nghèo trong huyện. Nhờ đó thu nhập của người dân nghèo từ chăn nuôi cũng tăng lên đáng kể.
Thứ ba là do thu nhập từ các ngành nghề khác không đem lại hiệu quả như là trồng trọt và chăn nuôi.
Vấn đề thu nhập người dân nghèo tăng lên so với các năn trước là yếu tố thuận lợi cho công tác Xoá đói giảm nghèo của huyện. Tuy nhiên cơ cấu thu nhập giữa các ngành kinh tế lại có sự chênh lệch khá lơn trong tổng thu của nông hộ nghèo. Điều này gây ra sự thiếu hụt và lãng phí trong sản xuất kinh tế của người dân. Hiện tại huyện cũng đang tìm mọi cách khắc phục và cân đối lại thu nhập của nhân dân. Với những nỗ lực này trong những năm tiếp theo cơ cấu thu nhập của người nghèo sẽ cân đối hơn và hiệu quả của công tác Xoá đói giảm nghèo sẽ cao hơn đới với đời sống của nhân dân toàn huyện nói chung và của nông hộ nghèo nói riêng.
2.4.Cơ cấu chi tiêu của các nông hộ nghèo.
Thu nhập đã có dù ít hoặc nhiều, lựa chọn ngành nghề cũng có thể cân nhắc. Tuy nhiên, có một vấn đề mà không thể đánh giá một cách chính xác và cụ thể đó là vấn đề chi tiêu của hộ nghèo.Việc so sánh chi tiêu của các hộ trung bình, hộ khá, giầu với chi tiêu của hộ nghèo chỉ là tương đối. Mục đích chỉ để ta có thể dễ dàng nhận ra sự chênh lệch giữa các hộ. Thực tế sự chênh lệch có thể lớn hơn rất nhiều. Dưới đây là bảng cơ cấu chi tiêu của các nông hộ nghèo.
Bảng 9.2: Cơ cấu chi tiêu của các nông hộ nghèo (năm 2005)
Chỉ tiêu
ĐVT
Hộ đói, nghèo
Hộ trung bình
Hộ khá, giàu
1. Thu nhập BQ hộ /tháng
1.000đ
462,65
675,23
1.353,89
2. Chi tiêu BQ hộ/tháng
1.000đ
624,54
594,00
999,75
3. Chi tiêu BQ khẩu/tháng
1.000đ
95,50
110,00
215,00
4. Tích luỹ BQ hộ/tháng
1.000đ
-161,92
81,23
354,14
5. Cơ cấu chi tiêu
Chi cho ăn uống
Chi cho sinh hoạt
Chi cho giáo dục, văn hóa
Chi cho y tế
Chi khác
%
%
%
%
%
%
100,00
80,80
8,20
2,50
4,50
4,00
100,00
69,20
12,50
6,30
2,60
9,40
100,00
59,10
18,70
10,50
1,40
10,30
(Nguồn: Số liệu điều tra tháng12/ 2005-Sở LĐTBXH)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, đối với người nghèo, thu nhập của họ chủ yếu chỉ dùng cho những nhu cầu thiết yếu như ăn uống(80,80%), sinh hoạt hàng ngày(8,20%) và tiền khám chữa bệnh(4,50%). Điều này phản ánh thu nhập của họ chưa thể đáp ứng nhu cầu chi tiêu trong cuộc sống hàng ngày. Một điều có thể thấy ngay trên bảng số liệu đó là mức tiết kiệm của người nghèo hàng tháng là không có, thậm chí là âm. Điều này đồng nghĩa với vấn đề đói và nợ của người nghèo. Việc chi tiêu chủ yếu là dành cho nhu cầu tối thiểu của cuộc sống đã làm cho cơ cấu chi tiêu cho giáo dục và văn hoá rất ít(chỉ có 2,50%). Do mức chi tiêu cho giáo dục và văn hoá quá thấp đã kéo theo nạn mù chữ và thất học đối với con em của hộ nghèo. Đây lại là nguyên nhân gây ra tình trạng nghèo đói. Nhìn cơ cấu chi tiêu của các hộ trung bình, hộ khá và hộ giàu ta có thể thấy rõ sự thiếu hụt trong cuộc sống của người nghèo.Ổ hộ trung bình cũng có tới 6,30% chi tiêu cho giáo dục và ở hộ khá, hộ giàu là 10,50%. Trong khi đó chi tiêu cho ăn uống của các hộ này thấp hơn so với các hộ nghèo(hộ trung bình là 69,20% và ớ hộ khá, giàu là 59,10%). Nguyên nhân là do số lượng thành viên trong gia đình. Đối với các hộ nghèo, tình trạng đẻ nhiều lại rất phổ biến, do đó chi tiêu cho ăn uống cũng tốn kém hơn ở các nhóm hộ khác.
Thực tế cho thấy, so với thu nhập của hộ trung bình và hộ khá, giàu thì thu nhập của hộ nghèo nhỏ hơn. Thu nhập của họ chỉ xoay quanh chi tiêu cho ăn uống và tiền khám chữa bệnh. Vì vậy những chi tiêu cho sinh hoạt và cho các hoạt động khác như vui chơi, giải trí…hầu như không đáng kể. Sự khác biệt rõ ràng so với các nhóm hộ khác.
Do gặp rất nhiều khó khăn trong việc cân đối chi tiêu đã làm ảnh hưởng đến vấn đề tiết kiệm của người nghèo. Họ không có tiết kiêm như những nhóm hộ khác. Mức tiết kiệm của nhóm người nghèo (-161,92%) thấp hơn rất nhiều so với nhóm hộ trung bình(81,23%) và 351,18% ở hộ khá, giàu. Đây cũng là vấn đề được quan tâm hàng đầu của ban chỉ đạo Xoá đói giảm nghèo huyện. Làm sao để tiết kiệm trong hộ nghèo được nâng lên, có như vậy họ mới thoát được nghèo.Việc nghèo đói kéo dài liên miên không thể giải quyết nhanh chóng tuy nhiên có thể dựa vào cơ cấu chi tiêu của hộ nghèo để có những biện pháp hỗ trợ người nghèo trong cuộc sống hàng ngày của họ. Có như vậy mới có thể loại bớt phần nào khó khăn mà họ gặp phải. Đó cũng là động lực để họ có thể thoát nghèo và vươn lên trở thành hộ trung bình và cao hơn nữa.
3. Phân bố đói nghèo trong huyện.
Nhìn chung thực tế các hộ nghèo nằm ở tất cả các xã kể cả thị trấn. Tuy nhiên so với mặt bằng các xã khác thì có một số xã có nhiều hộ nghèo hơn và được xếp vào các xã nghèo nhất trong huyện. Những xã này chủ yếu là các xã thuộc vùng 135 và một số xã khác có điều kiện khí hậu, kinh tế xã hội ... không thuận lợi cho đời sống của người dân và cho quá trình sản xuất. Bên cạnh các hộ đói nghèo được phân bố theo các xã thì ta cũng cần chú trọng tới phân bố hộ nghèo theo tiêu chí đối tượng cụ thể. Để thấy rõ việc phân bố của đối tượng hộ nghèo theo tiêu này ta có thể dựa vào thống kê sau:
Bảng 10.2 : Phân bố hộ nghèo theo đối tượng năm 2005.
TT
Đối tượng
Tổng số hộ trong toàn huyện
Số hộ nghèo
Tỷ lệ
(%)
Ghi chú
1
Hộ là người dân tộc
17.682
4.366
55,9
2
Hộ chính sách xã hội
17.682
438
6,2%
3
Hộ chính sách NCC
17.682
244
3,1%
4
Đối tượng khác
17.682
2.862
34,8%
(Nguồn số liệuPhòng Nội vụ- LĐTBXH thống kê năm 2006./)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy rằng khi phân loại hộ nghèo theo tiêu chí đối tượng đã có sự chênh lệch nhau khá rõ rệt giữa các nhóm.Đối với nhóm hộ là người dân tộc thì số hộ nghèo chiếm tỷ lệ lớn(55,9%) trong khi đó nhóm hộ chính sách người có công(NCC) tỷ lệ hộ nghèo là không đáng kể (3,1%) và 6,2% đối với nhóm hộ chính sách xã hội. Điều này được lý giải đơn giản như sau: Về môi trường sống dường như không có sự chênh lệch đáng kể, tuy nhiên với hộ gia đình chính sách người có công và hộ chính sách xã hội họ có thêm thu nhập hay nói chính xác hơn là phần phụ cấp của Nhà nước. Do đó, những hộ chính sách và người có công họ có mức sống cao hơn, ổn định hơn. Vì vậy số hộ nghèo chiếm tỷ lệ thấp. Việc các hộ nghèo phân bố không đồng đều là một trong những đặc điểm nổi bật với các huyện thuộc vùng núi. Như Thanh - Thanh Hoá cũng vậy, mặc dù chỉ có 17 xã, thị trấn tuy nhiên đói nghèo dường như tồn tại ở tất cả địa phương. Và đối với bất kỳ nơi nào vấn đề nghèo đói luôn luôn là vấn đề cấp thiết. Đối với mỗi xã, thị trấn việc áp dụng các hình thức Xoá đói giảm nghèo sao cho hiệu quả không đơn giản mà rất phức tạp. Chính vì vậy vẫn có một số xã thực tế rất nghèo đói, đa số các hộ thuộc diện các hộ nghèo. Ta có thể thấy rõ hơn qua bảng số liệu sau:
Bảng 11.2 : Phân bố các hộ nghèo trong huyện năm 2005.
TT
Tên xã, thị trấn
Tổng số hộ
Sô hộ nghèo
Tỷ lệ
(%)
Thuộc diện
Ghi chú
Thanh Kỳ
768
180
24,5
Vùng cao
Thanh Tân
1.244
300
26,1
Xã 135
Yên Lạc
998
135
13,6
Miền núi
Xuân Thái
680
254
36,8
Xã 135
Xuân Thọ
417
107
26,2
Xã 135
Yên Thọ
1.847
220
11,3
Miền núi
Xuân Phúc
717
210
29,8
Xã 135
Phúc Đường
406
20
4,7
Miền núi
Hải Vân
784
20
2,5
Miền núi
Hải Long
748
40
5,4
Miền núi
Xuân Khang
1.269
190
16,1
Miền núi
Phú Nhuận
1.630
110
6,7
Miền núi
Mậu Lâm
1.664
280
17,4
Miền núi
Phượng Nghi
838
200
26,6
Xã 135
Xuân Du
1.397
216
15,3
Miền núi
Cán Khê
1.104
135
12,3
Miền núi
TT.B Sung
1.171
13
1,1
Thị trấn
Tổng cộng
17.682
2.630
15,0
(Nguồn số liệuPhòng Nội vụ- LĐTBXH thống kê năm 2006./)
Qua số liệu bảng trên ta thấy rằng ở các xã thuộc diện 135 số hộ nghèo vẫn còn rất cao. Huyện có 5 xã thuộc xã 135 tuy nhiên cả 5 xã đều có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất huyện. Thực tế điều tra cho thấy, ngoài nông nghiệp thuần tuý thì người dân nghèo ở đây không có thêm ngành nghề phụ nào để tăng thêm thu nhập. Hàng năm số gạo và tiền dùng cho việc cứu đói ở các xã này luôn là vấn đề đau đầu với các cấp các ngành trong huyện. Ngân sách của huyện và xã có hạn, trong khi việc cứu đói là cấp bách. Nhìn nhận khách quan cho thấy khó khăn của chương trình Xoá đói giảm nghèo tại huyện mà đặc biệt là tại các xã 135. Tuy nhiên, các xã không thuộc đối tượng xã 135 thì cũng là các xã miền núi và vùng cao. Nghèo đói có giảm hơn song so với các địa phương khác vẫn còn khá cao về số hộ nghèo.
4. Các nguyên nhân đói nghèo.
Nghèo đói vẫn tồn tại ở những nước có nền kinh tế phát triển bền vững và phổ biến nhất là ở những nước có nền kinh tế kém phát triển. Việt nam cũng vậy, nghèo đói đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của Đảng và nhà nước. Có nhiều nguyên nhân làm cho tình trạng nghèo đói vẫn tồn tại. Có thể thấy rõ một số nguyên nhân chủ của Việt nam nói chung và của huyện Như Thanh - Thanh Hoá nói riêng như sau:
4.1. Đối với Việt nam nói chung.
4.1.1.Nguyên nhân lịch sử, khách quan:
Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu vừa trải qua một cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, ruộng đồng bị bỏ hoang, bom mìn, nguồn nhân lực chính của các hộ gia đình bị sút giảm do mất mát trong chiến tranh, thương tật, hoặc phải xa gia đình để tham gia chiến tranh, học tập cải tạo trong một thời gian dài.
Chính sách nhà nước thất bại: sau khi thống nhất đất nước việc áp dụng chính sách tập thể hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp và chính sách giá lương tiền đã đem lại kết quả xấu cho nền kinh tế vốn đã ốm yếu của Việt Nam làm suy kiệt toàn bộ nguồn lực của đất nước và hộ gia đình ở nông thôn cũng như thành thị, lạm phát tăng cao có lúc lên đến 700% năm.
Hình thức sở hữu: việc áp dụng chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước và tập thể của các tư liệu sản xuất chủ yếu trong một thời gian dài đã làm thui chột động lực sản xuất.
Việc huy động nguồn lực nông dân quá mức, ngăn sông cấm chợ đã làm cắt rời sản xuất với thị trường, sản xuất nông nghiệp đơn điệu, công nghiệp thiếu hiệu quả, thương nghiệp tư nhân lụi tàn, thương nghiệp quốc doanh thiếu hàng hàng hóa làm thu nhập đa số bộ phận giảm sút trong khi dân số tăng cao.
Lao động dư thừa ở nông thôn không được khuyến khích ra thành thị lao động, không được đào tạo để chuyển sang khu vực công nghiệp, chính sách quản lý bằng hộ khẩu đã dùng biện pháp hành chính để ngăn cản nông dân di cư, nhập cư vào thành phố.
Thất nghiệp tăng cao trong một thời gian dài trước thời kỳ đổi mới do nguồn vốn đầu tư thấp và thiếu hệu quả vào các công trình thâm dụng vốn của Nhà nước.
4.1.2.Nguyên nhân chủ quan:
Sau 20 năm đổi mới đến năm 2005 kinh tế đã đạt được một số thành tựu nhưng số lượng người nghèo vẫn còn đông, có thể lên đến 26% (4,6 triệu hộ) do các nguyên nhân khác như sau:
Sai lệch thống kê: do điều chỉnh chuẩn nghèo của Chính phủ lên cho gần với chuẩn nghèo của thế giới (1USD/ngày) cho các nước đang phát triển làm tỷ lệ nghèo tăng lên.
Việt Nam là nước nông nghiệp đến năm 2004 vẫn còn 74,1% dân sống ở nông thôn trong khi tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc gia thấp. Hệ số Gini là 0,42 và hệ số chênh lệch là 8,1 nên bất bình đẳng cao trong khi thu nhập bình quân trên đầu người còn thấp.
Người dân còn chịu nhiều rủi ro trong cuộc sống, sản xuất mà chưa có các thiết chế phòng ngừa hữu hiệu, dễ tái nghèo trở lại như: thiên tai, dịch bệnh, sâu hại, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, thất nghiệp, rủi ro về giá sản phẩm đầu vào và đầu ra do biến động của thị trường thế giới và khu vực như khủng hoảng về dầu mỏ làm tăng giá đầu vào, rủi ro về chính sách thay đổi không lường trước được, rủi ro do hệ thống hành chính kém minh bạch, quan liêu, tham nhũng.
Nền kinh tế phát triển không bền vững, tăng trưởng tuy khá nhưng chủ yếu là do nguồn vốn đầu tư trực tiếp, vốn ODA, kiều hối, thu nhập từ dầu mỏ trong khi nguồn vốn đầu tư trong nước còn thấp. Tín dụng chưa thay đổi kịp thời, vẫn còn ưu tiên cho vay các doanh nghiệp nhà nước có hiệu quả thấp, không thế chấp, môi trường sớm bị hủy hoại, đầu tư vào con người ở mức cao nhưng hiệu quả còn hạn chế, số lượng lao động được đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường còn thấp, nông dân khó tiếp cận tín dụng ngân hàng nhà nước,
Ở Việt Nam, sự nghèo đói và HIV/AIDS tiếp tục phá hủy từng kết cấu của tuổi thơ. Các em không được thừa hưởng quyền có một tuổi thơ được thương yêu, chăm sóc và bảo vệ trong mái ấm gia đình hoặc được khích lệ phát triển hết khả năng của mình. Khi trưởng thành và trở thành cha mẹ, đến lượt con cái các em có nguy cơ bị tước đoạt các quyền đó vì các hiểm họa đối với tuổi thơ lặp lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Sự chênh lệch lớn giữa các vùng miền, thành thị và nông thôn, giữa các dân tộc cao.
Môi trường sớm bị hủy hoại trong khi đa số người nghèo lại sống nhờ vào nông nghiệp.
Hiệu năng quản lý chính phủ thấp.
4.2. Nguyên nhân gây ra tình trạng nghèo đói ở huyện Như Thanh - Thanh Hoá.
Có 3 nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng nghèo đói của huyện . Cụ thể như sau:
4.2.1. Nhóm nguyên nhân do điều kiện kinh tế- xã hội.
- Như Thanh - Thanh Hoá là huyện miền núi mới được thành lập, đời sống của đại bộ phận nhân dân còn khó khăn. Diện tích đất chủ yếu là đồi núi, đặc biệt có 5 xã vùng 135, tỷ lệ hộ đói nghèo tương đối cao, trình độ dân trí của người dân thấp. Đất đai rất khó cho người dân thực hiện canh tác trong khi đó bản thân họ lại thiếu vốn sản xuất, kỷ thuật. Chính vì vậy cuộc sống của nhân dân chủ yếu dựa vào nương rẫy. Thực tế đó đã dẫn đến việc người dân đốt phá rừng bừa bãi gây ra nhiều thảm hoạ thiên nhiên, và nó lại tác động trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Ta có thể nhận ra được vòng luẩn quẩn của đời sống nhân dân tại huyện.
- Khí hậu khắc nghiệt là đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên của huyện. Hàng năm ở tỉnh Thanh hóa nói chung và ở huyện Như Thanh nói riêng không năm nào là không có bão lũ, hạn hán, lốc xoáy, gió lào( gió phơn tây nam) tràn sang... gây ra nhiều tổn thất nặng nề không chỉ về tài sản mà cả tính mạng con người.
- Địa hình phức tạp còn ảnh hưởng đến việc phát triển giao thông liên xã, liên huyện. Việc đầu tư cho xây dựng các công trình giao thông khá tốn kém cả về thời gian và về vốn. Trong khi đó kinh phí của huyện có được không nhiều.
- Ngoài ra còn do hậu quả của chiến tranh để lại. Có thể thấy rằng đại bộ phận hộ nghèo trong huyện là các gai đình chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số.
4.2.2. Do cơ chế chính sách chậm đổi mới và thiếu đồng bộ.
Việc xoá bỏ chế độ bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường là đúng đắn và cần thiết. Song với cơ chế mới, nhiều chính sách kinh tế- xã hội còn thiếu và chưa đồng bộ, trong đó chính sách đầu tư phát triển, đặc biệt là đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp- nông thôn. Điển hình ở huyện đã xây dựng được nhà máy dứa cô đặc xuất khẩu có vừng nguyên liệu dồi dào nhưng do việc quản không đồng bộ, nhièu cơ chế chính sách chưa hợp lý trong việc đầu tư nên sau khi nhà máy đưa vào hoạt động một thời gian thì không có hiệu quả. Hậu quả của việc nhà máy bị đóng cửa là ngưòi dân đặc biệt là người dân nghèo. Họ vay vốn ngân hàng đầu tư để thực hiện trồng nguyên liệu cungn cấp cho nhà máy dứa, tuy nhiên không thu lại được vốn bỏ ra do không bán được dứa cho nhà máy. Chính vì vậy đã dẫn đến nợ ngân hàng ngày càng lớn.
Các chính sách xã hội và đầu tư phúc lợi xã hội không đựơc quan tâm, vấn đề giáo dục bị xuống cấp. Mặc dù cho đến nay đã và đang tiến hành giải quyết tuy nhiên chưa triệt để. Có thể nhận thấy rằng giá cả giữa 3 khu vực Nông nghiệp- công nghiệp- dịch vụ có sự chênh lệch lớn. Đây là yếu tố bất lợi cho người nông dân, nó gây ra không ít thiệt thòi cho nông dân và đặc biệt là cho người dân nghèo.
4.2.3. Nguyên nhân chủ quan thuộc về người nghèo:
Đó là thiếu tri thức, kinh nghiệm sản xuất, phong tục lạc hậu, gia đình đông con, thiếu sức lao động, vốn, đất đai, tư liệu sản xuất... Tình trạng sống du canh du cư, di dân tự do, tệ nạn xã hội của một bộ phận dân cư đến vùng kinh tế mới làm cho người nghèo lại càng có nguy cơ nghèo hơn.
Có thể thấy rằng người dân nghèo đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Nếu không có sự quan tâm đúng mức của các cấp thì vấn đề nghèo đói ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu cứ như vậy thì nghèo đói vẫn không thể xoá hết trong những năm sắp tới.
5. Đánh giá hiệu quả của các chính sách Xoá đói giảm nghèo của huyện và tỉnh trong những năm qua
5.1. Chính sách hỗ trợ về y tế.
Việt nam từ lâu đã được xem như một nước dẫn đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân và mặc dù thu nhập của người dân còn thấp, chúng ta dã xây dựng được một hệ thống y tế khá tốt. Các dịch vụ y tế công cộng được tổ chức theo ranh giới địa phương với các trạm y tế là nơi cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, với các dịch vụ bệnh viện đặt tại huyện và ở các cấp quốc gia cũng như có rất nhiều bệnh viện chuyên khoa. Tuy nhiên, gần đây đã có sự bung nổ ở mức sơ khai cả về số lượng cơ sở và sản phẩm y dược do tư nhân cung cấp. Trung tâm y tế mặc dù chủ yếu vẫn là trung tâm y tế của Nhà nước, tăng mức viện phí lên rấ nhiều và Chính phủ đã có hình thức Bảo hiểm y tế như một cách làm hạn ché rủi ro và góp phần bảo vệ người dân khỏi phải trả những chi phí lớn. Hiện nay phần lớn người bệnh phải trả hầu hết các khoản phí chăm sóc y tế. Nhà nước đang trong quá trình định hướng các trợ cấp y tế đối với người nghèo. Năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 95/CP về việc thu một phần viện phí. Và ngày 15/10/2002 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg về việc khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo có quy định đối tượng hưởng bao gồm:
5.1.1. Người nghèo theo quy định hiện hành về chuẩn hộ nghèo quy định tại Quyết định 1143/2002/QĐ-LĐTBXH ngày 01/11/2002 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
5.1.2. Nhân dân các xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 135/1998/QĐ/TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt " Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa".
Như Thanh - Thanh Hoá là huyện có địa bàn rộng, dân cư sống rải rác, địa hình đa dạng( miền núi và trung du). Huyện gồm 16 xã và 1 thị trấn. Nhưng những năm qua được sự quan tâm của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp chính quyền và các ban ngành đoàn thể xã hội trong huyện, huyện đã sớm triển khai thực hiện chính sách của Nhà nước về chăm sóc sức khoẻ y tế cho nhân dân, đặc biệt là chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo và dân cư ở vùng cao. Đây là một chính sách quan trọng trong chương trình mục tiêu Quốc gia Xoá đói giảm nghèo và đã thu được một số kết quả nhất định. Thực hiện việc cấp thẻ khám chữa bệnh cho người nghèo, thực hiện quyết định 139 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám chữa bệnh cho hộ nghèo, huyện Như Thanh - Thanh Hoá thực hiện chính sách thực thanh, thực chi, chứ không thực hiện mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo. Riêng năm 2003, ngành Lao động Thương binh và Xã hội đã cấp trên 15.000 thẻ khám chữa bệnh cho 139 cho các đối tượng người nghèo, bảo trợ xã hội, thuộc các xã thuộc chương trình 135. Trong đó số thẻ cấp cho người nghèo là 41.000 thẻ chiếm 35,6% tổng số thẻ khám chữa bệnh 139. Riêng đầu năm 2006 cấp được 32.377 thẻ cho người nghèo. Chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo đã giúp được hộ nghèo giảm bớt một phần gánh nặng, vì vậy chi phí cho y tế chiếm một phần lớn trong chi tiêu cho hộ gia đình. Theo nghiên cứu của các chuyên gia (năm 2000) tại 4 xã của huyện Như Thanh - Thanh Hoá thì các hộ đã dành trung bình 13,2% thu nhập để chăm sóc y tế, nhóm người giầu dành nhiều chi tiêu cho chăm sóc y tế hơn người nghèo, nhưng tỷ lệ chi tiêu dành cho chăm sóc y tế thị người nghèo chiếm tỷ trọng lứon hơn người giàu.
Trong thời kỳ đổi mới, chi phí chăm sóc sức khoẻ đã trở thành mối quan tâm chính của toàn dân. Các vấn đề về sức khoẻ không thể biết trước được và hậu quả của nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chăm sóc sức khoẻ của người nghèo. Những năm gần đây, huyện Như Thanh - Thanh Hoá đã trích ra hơn 532 triệu đồng để chi phí cho bệnh nhân thuộc diện nghèo.
Hàng năm số người được thụ hưởng chính sách khám chữa bệnh ngày càng nhiều lên, năm 2001 mới chỉ có 41.532 lượt người nhưng đến năm 2002 đã tăng lên là 52.501 lượt người, tương ứng với số tiền chi phí cho nó cũng tăng lên theo. Năm 2001 chỉ có 1.112.000 đồng/năm nhưng đến năm 2002 là 1.678.000.000 đồng, riêng 9 tháng đầu năm 2005 số tiền đó đã là 1.978.000.000 đồng.
Vì vậy, chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo là rất quan trọng, nếu không có thì người nghèo sẽ không "dám ốm" mà đã là người nghèo thì điều kiện sinh hoạt tối thiểu không đủ, nên thường xuyên ốm đau bệnh tật. Do đó, nếu không được hỗ trợ thì họ không có khả năng thanh toán tiền viện phí và lại rơi vào vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói không sao thoát ra được. Trước đây khi chưa có chính sách thì người bệnh thuộc diện người nghèo phải thanh toán những khoản tiền lớn vì thuốc dùng là những thuốc có giá thành cao và điều trị bệnh hiểm nghèo. Nhưng hiện nay chúng ta đang thực hiện hình thức thực chi cho chính sách khám chữa bệnh người nghèo, đối với hình thức này sẽ tiết kiệm đựơc rất nhiều cho Quỹ khám chữa bệnh 139 của huyện. Nhưng mặt hạn chế của phương thức này là việc đối tượng đi khám chữa bệnh ở ngoài huyện ( tuyến TW) gặp rất nhiều khó khăn trong việc thanh toán, vì khi đối tượng đi khám điều trị ở tuyến trung ương phải tự thanh toán, sau đó mang chứng từ về đơn vị giới thiệu đi thì mới được thanh toán. Chính vì vậy gây rất nhiều khó khăn cho đối tượng nghèo. Một điều dễ hiểu là vì những người nghèo mắc bệnh nặng thì chi phí lớn, họ không có khả năng thanh toán được ngay cho bệnh viện tuyến trên.
5.2. Chính sách hỗ trợ về tín dụng cho hộ nghèo
Thiếu vốn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo và cung cấp tín dụng được coi là biện pháp có hiệu quả kịp thời. Ở Việt nam mạng lưới cung cấp dịch vụ tín dụng cho người nghèo được thực hiện chủ yếu thông qua 2 kênh: Hệ thống tài chính chính thức- Ngân hàng chính sách xã hội ( trước đây là Ngân hàng người nghèo) từ cấp trung ương đến cấp huyện. Bên cạnh đó còn có một hệ thống tài chính bao gồm các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức đoàn thể như Hội phụ nữ, Hội nông dân... cũng tham gia vào việc huy động và cung cấp dịch vụ tín dụng cho người nghèo. Hệ thống tín dụng phi Chính phủ đã tiếp cận được số lượng khá đông người nghèo và được đánh giá là có hiệu quả và có tác dụng tích cực đến kết quả Xoá đói giảm nghèo. Mô hình tín dụng tiết kiệm do Hội phụ nữ thực hiện là một ví dụ điển hình.
Có thể thấy rằng Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Như Thanh - Thanh Hoá có mạng lưới giao dịch rộng khắp từ huyện đến cơ sở. Với mô hình này, Ngân hàng Chính sách đã hoạt động tích cực và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho hộ nghèo thiếu vốn sản xuất, đóng góp tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xoá đói giảm nghèo. Nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng chủ yếu do Trung tâm điều hành tác nghiệp Ngân hàng Chính sách xã hội Việt nam cấp và Ngân sách của huyện chuyển sang để cho hộ nghèo vay. Với các lạo nguồn vốn trên để mở rộng đầu tư tín dụng, đáp ứng nhu cầu vay vốn phát triển sản xuât của các hộ nghèo trên địa bàn huyện. Đến cuối năm 2004 tổng nguồn vốn hoạt động là 165.255 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân là 43%.
Đến nay Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã không ngừng mở rộng cho vay các đối tượng hộ nghèo trên địa bàn huyện, lượng vốn mỗi năm rải ngân ngày một lớn, con số dư nợ ngày cang cao.
Doanh số cho vay 7 năm là 289.254 triệu đồng tương ứng với 138.742 lượt hộ vay. Số dư nợ tính đến ngày 31/12/2004 là 137.197 triệu đồng.
Qua số liêu trên ta thấy, mặc dù doanh số cho vay và số hộ được vay hàng năm luôn tăng, nhưng mức cho vay bình quân/hộ còn thấp. Năm thấp nhất đạt 1,51 triệu đồng/hộ, năm 2004 là năm cao nhất mới chỉ đạt 3,9 triều đồng/hộ. Vì vậy chúng ta cần phải có biện pháp khuyến khích người nghèo mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh phát triển, để tăng mức vay bình quân của mỗi hộ lên cao hơn. Từ khi có chính sách hỗ trợ vay vốn cho người nghèo phát triển sanr xuất đã có rất nhiều hộ nghèo thoát nghèo. Theo báo cáo của Ngân hang Chính sách xã hội huyện trong 7 năm từ năm 1998 đến năm 2004, nhờ chính sách cho hộ nghèo vay vốn đã giúp cho 15.556 lượt hộ thoát nghèo, góp phần hạ tỷ lệ hộ nghèo của huyện xuống còn 6,1% vào năm 2004.
Ngoài chính sách chung của Nhà Nước, từ năm 2001 huyện Như Thanh - Thanh Hoá còn thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất cho hộ nghèo vay vốn với lãi suất bằng 0% đối với các xã nghèo và lãi suất cho hộ nghèo vay với lãi suất bằng 50% cho các xã vùng 3. Năm 2004 hỗ trợ lãi suất cho 11.084 hộ nghèo với số tiền khoảng 1.500 triệu đồng.
Theo số liệu điều tra của Phòng Nội vụ- Lao động Thương binh và Xã hội huyện Như Thanh - Thanh Hoá năm 2003, thì có khoảng 60,2 % trong tổng số hộ nghèo trong huyện thiếu vốn làm ăn phát triển sản xuất, nhưng chỉ có khoảng 30,3% số hộ nghèo vay vốn, số còn lại chưa được vay vốn do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do người nghèo không biết sử dụng đồng vốn vay vào việc gì. Trongn số hộ nghèo được vay vốn chỉ có khoảng 59,8% vay từ nguồn quỹ Xoá đói giảm nghèo, còn lại là từ các nguồn khác như từ Hội phụ nữ, Hội nông dân... Vì vậy, để nhiều người nghèo có cơ hội được tiếp cận với dịch vụ tín dụng hơn nữa chúng ta nhất là ngân hàng chính sách xã hội phải đẩy mạnh khâu quảng bá, tuyên truyền đến từng thôn bản nơi tập trung nhiều người nghèo để họ biết và hiểu rõ chính sách tín dụng hộ nghèo. Người nghèo hiện nay đang trong tình trạng thiếu vốn nhưng lại không dám vay vì không biết sử dụng đồng vốn vay vào việc gì, tâm lý sợ vay rồi không trả được. Ngân hang chính sách xã hội nên kết hợp việc rải ngân với việc hướng dẫn cách làm ăn. Cụ thể là xuống trực tiếp địa bàn dân cư hướng dẫn, định hướng cho người nghèo trồng , nuôi cây gì, chăm sóc như thế nào...
Vấn đề tương đối quan trọng, đó là người nghèo thường có nguy cơ rủi ro cao, chẳng hạn như ốm đau, tai nạn, mất mùa, dịch bệnh, thiên tai... Điều này phần nào hạn chế khả năng trảnợ vay của họ và có thể làm cho họ đã nghèo lại càng nghèo hơn. Vì vậy ngoài việc hỗ trợ bù lãi suất cho vay hộ nghèo, Nhà nước ta nên có hình thức mua bảo hiểm tài chính cho người nghèo nhằm giảm tác động xấu đến người nghèo và bảo toàn được quỹ cho Nhà nước khi có rủi ro về thiên tai, bệnh dịch xảy ra.
5.3. Chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở.
Thực hiện Quyết định 143/2001/QĐ-TTg ngày 27/09/2001 của Thử tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Quốc gia Xoá đói giảm nghèo- việc làm giai đoạn 2001-2005. Cùng với việc trợ giúp hộ nghèo về phát triển sản xuất, tiếp cận các dịch vụ xã hội, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo. Vấn đề hỗ trợ người nghèo về nhà ở là một nôịi dung của chương trình và được coi là một trong những chính sách đối với người nghèo.
Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia Xoá đói giảm nghèo- việc làm của Chính phủ Nghị quyết số 07/NQ-TU ngày 29/11/2001 của huyện uỷ Như Thanh - Thanh Hoá về việc tăng cường đầu tư và phát triển kinh tế xã hội miền núi, hải đảo giai đoạn 2001-2005. Chương trình hành động số 14 CTr/TU ngày 08/05/2003 của huyện uỷ, thực hiện Nghị quyết trung ương 7 khoá IX về công tác dân tộc đã đưa ra nhiều mục tiêu giải pháp, tích cực về Xoá đói giảm nghèo, trong đó đề ra mục tiêu đến năm 2005 huyện xoá cơ bản nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo. Uỷ ban Nhân dân huyện đã ban hành Quyết định số 140/2002/QĐ-UB ngày 29/04/2002 phê duyệt Chương trình Xoá đói giảm nghèo- việc làm giai đoạn 2001-2005.
Trong những năm qua, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh, cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo huyện đã tích cực phối hợp với các cơ quan thành viên tham mưu nhiều giải pháp hỗ trợ hộ nghèo có khó khăn về nhà ở thông qua các hình thức huy động các nguồn lực từ xã hội. Cụ thể:
- Tham mưu cho UBND huyện phân công 267 Sở, ngành, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương trợ giúp 31 xã nghèo và 2 xã khó khăn, trong đó hướng dẫn các đơn vị trợ giúp tập trung chủ yếu hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo xoá nhà tạm, nhaàdột nát.
- Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc huyện và các cấp, ngành địa phương và nhân dân trong toàn huyện đẩy mạnh cuộc vận động ủng hộ Quỹ ngày vì người nghèo.
- Phát động các tổ chức hội, đoàn thể quần chúng và toàn thể nhân dan đẩy mạnh phong trà xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hội viên người nghèo.
- Xây dựng phương án hỗ trợ hộ nghèo khó khăn về nhà ở hàng năm bằng nguồn ngân sách.
5.4. Một số phong trào điển hình.
Những năm vừa qua huyện Như Thanh - Thanh Hoá đã triển khai hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở và đã có nhiều phong trào tiêu biểu đạt được hiệu quả như :
- Phong trào "Xoá nhà tranh, dành nhà ngói" của Hội cựu chiến binh huyện. Phong trào đã huy động được tất cả hội viên, bằng tình đồng đội bằng khả năng hiện có của mình, với tinh thần"lá lành đùm lá rách", góp tiền, vật liệu, công sức để giúp đỡ làm mới và sữa chữa nhàcho hội viên khó khăn về nhà ở. Vói cách làm"cuốn chiếu" và tập trung làm dứt điểm từng nhà dột nát cho hội viên trên địa bàn.
- Mô hình xoá nhà tạm, nhà dột nát có sự chỉ đạo tập trung từ cấp uỷ và huy động mọi nguồn lực của huyện đã tạo ra một sức mạnh tổng hợp của tất cả các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, khơi dậy tinh thần đoàn kết twong thân, tương ái giúp đỡ người nghèo cuả các đơn vị, thôn bản, khu phố góp sức làm cho mọi cán bộ, đản viên và các tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức và tích cực hưởng ứng để trong thời gian ngắn xoá cơ bản nhà dột nát cho hộ nghèo trên địa bàn. Với cách làm này cho đến nay huyện đã tập trung toàn lực phối hợp với các đơn vị để xoá gần 500 nhà.
- Mô hình " cải tạo, sữa chữa, nâng cấp nhà chính sách, tách công trình vệ sinh ra khỏi nhà" của bộ đọi Lâm trường K626 đã làm thay đổi thói quen ngàn đời từ ăn ở thiếu vệ sinh chuyển sang ăn ở có vệ sinh, thay đổi nhận thức từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá phát triển, tạo thu nhập xoá đói giảm nghèo của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số.
III. Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác xoá đói giảm nghèo ở huyện Như Thanh - tỉnh Thanh Hoá.
1. Nhóm giải pháp cơ bản thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo.
1.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách.
Cần nghiên cứu hoàn chỉnh chính sách cơ chế, chính sách liên quan đến nghèo đói, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến người nghèo, xã nghèo nhằm tạo môi trường thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo có hiệu quả.
1.1.1. Chính sách hỗ trợ về kinh tế.
Trợ giúp người nghèo trong việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu, miễn giảm phí khám chữa bệnh bằng các hình thức như mua thẻ Bảo hiểm Y tế, cấp thẻ/giấy chứng nhận khám chữa bệnh nhân đạo từ thiện... tăng cường mạng lưới y tế cơ sở.
1.1.2. Chính sách hỗ trợ về giáo dục.
Nhằm đảm bảo cho con em các hộ nghèo đặc biệt là trẻ em gái có các điều kiện cần thiết trong học tập và sinh hoạt trong nhà trường giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miêng núi...
1.1.3. Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn.
Hỗ trợ gia đình dân tộc đặc biệt khó khăn nhằm ổn địn đời sống, hỗ trợ phát triển sản xuất, tiếp cận phương thức sản xuất mới, nâng cao dân trí, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, thực hiện xoá đói giảm nghèo bền vững.
1.1.4. Chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở.
Nhằm hỗ trợ xoá nhà dột nát, nhà ổ chuột, nhà tranh tre nứa lá, nhà xiêu vẹo, nhà ở nằm trong khu vực ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng người dân nghèo.
1.1.5. Các chính sách an sinh xã hội.
` Hỗ trợ trực tiếp cho các gia đình bị rủi ro do thiên tai, bão lũ gây ra nhằm giúp họ khắc phục những tổn thất và dần ổn định cuộc sống.
Hỗ trợ các đối tượng xã hội như: ngưòi già cô đơn không người nương tựa, tre em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật... để họ sớm ổn định cuộc sống, từng bước hoà nhâp cùng cộng đồng.
Miễn giảm thuế sử dụng đất ở cho hộ nghèo và nhân dân vùng đặc biệt khó khăn.
2. Nhóm giải pháp thông qua thực hiện các dự án.
2.1. Nhóm các dự án giảm nghèo chung.
2.1.1. Dự án tín dụng ưu đãi hộ nghèo.
Đa dạng hoá các hình thức cung cấp tín dụng( cả tín dụng ưu đãi và tín dụng theo lãi xuất thị trường). Phấn đấu trong 5 năm cho 12.000 lượt hộ nghèo được vay vốn xoá đói giảm nghèo với tổng số tiền trên 30 tỷ đồng.
2.1.2. Hướng dẫn hộ nghèo cách làm ănvà khuyến nông, khuyến ngư.
Hướng dẫn người nghèo sản xuất, quản lý chi tiêu trong gia đình kết hợp với hộ trợ giống mới, trang bị kiến thức, áp dụng các tiến bộ khoa học trong sản xuất kinh doanh. Tăng cường đội ngũ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm thôn bản nhằn nâng cao năng suất lao động cho hộ nghèo.
Tập huấn kiến thức sản xuất các loại cây trồng, con nuôi cho trên 12.000 lượt người nghèo bằng nhiều hình thức như đi tham quan mô hình tiên tiến, hội nghị hội thảo đầu bờ, tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật...
2.1.3. Xây dựng mô hình xoá đói giảm nghèo ở các xã nghèo.
Xây dựng và nhân rộng một số mô hình xoá đói giảm nghèo bền vững ở một số xã dặc biệt khó khăn, qua đó nhân rộng ra toàn huyện.
Kiện toàn lại Ban chỉ đạo các cấp, phân công các thành viên Ban chỉ đạo Xoá đói Giảm nghèo của huyện, theo dõi, giúp đỡ các địa phương trên các lĩnh vực còn yếu.
2.2. Nhóm các dự án ngoài chương trình 135.
2.2.1. Cho vay vốn tín dụng ưu đãi.
Phấn đấu trong 5 năm cho 12.000 lượt hộ nghèo vay vốn Xoá đói giảm nghèo với tổng số tiền trên 30 tỷ.
2.2.2. Hướng dẫn cách làm ăn cho hộ nghèo.
Tập huấn kiến thức sản xuất các loại cây trồng, con nuôi cho trên 12.000 lượt nghèo bằng nhiều hình thức như đi tham quan các mô hình tiên tiến, hội nghị, hội thảo đầu bờ, tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật...
2.2.3. Nhân rộng các điển hình sản xuất có hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
Kiện toàn lại Ban chỉ đạo các cấp, phân công các thành viên Ban chỉ đạo Xoá đói giảm nghèo của huyện theo dõi, giúp đỡ các điaj phương những lĩnh vực có liên quan
2.3. Nhóm các dự án ngoài chương trình 135.
Hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng cơ sở thiết yếu, ưu tiên đần tư cho các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.
Khai hoang phục hoá mở rộng diện tích đất sản xuất, cấp cho các hộ thiếu đất sản xuất.
Hỗ trợ, tập huấn kiến thức chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Chuyển đổi ngành nghề, hỗ trợ phát triển ngành nghề truyền thống.
Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, tuyển lao động đi làm việc trong nước
Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác Xoá đói giảm nghèo các cấp, hàng năm tập huấn cho 80-100 trưởng thôn về công tác Xoá đói giảm nghèo.
Chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo: 100% người nghèo được hỗ trợ mua thẻ Bảo hiểm Y tế, xây dựng y tế cấp xã có đủ các trang thiết bị thiết yếu, y- bác sỹ có đủ trình độ chuyên môn. Trang bị tủ thuốc y tế thôn bản để chăm sóc sức khoẻ thường xuyên, tại chỗ cho người nghèo.
2.4. Các chính sách về giáo dục cho người nghèo.
Thực hiện miễn học phí, hỗ trợ sách vỡ, đồ dùng học tập... theo quy định của Nhà nước, các khoản đóng góp của địa phương cho con em hộ nghèo.
Đóng góp xây dựng quỹ khuyến học để hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó trong học tập.
3. Dự kiến kết quả.
Với những biện pháp nêu trên, dự kiến kế hoạch giảm nghèo hàng năm trong giai đoạn 2006-2010 như sau:
Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 5%-7%, phấn đấu đến năm 2010 còn 20% hộ nghèo theo tiêu chí mới.
Phấn đấu đến năm 2007 không còn hộ nghèo thuộc diện chính sách và đến năm 2010 không còn xã nghèo có tỷ lệ trên 40% hộ nghèo.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế mỗi năm 16% trở lên. Đến cuối năm 2007 không còn hộ nghèo ở nhà tranh tre dột nát, 95% hộ dân sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày.
Phấn đấu cơ cấu Nông- Lâm nghiệp còn dưới 45%; Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm 30% trở lên; Thương mại, dịch vụ, du lịch chiếm 25% trở lên.
Mỗi năm giảm tỷ lệ lao động không có việc làm thường xuyên từ 5%-10%.
Tạo việc làm mới cho người lao động mỗi năm từ 5%-10%.
Nâng tỷ lệ sử dụng quỹ lao động trong các năm ở nông thôn từ 5%-10%.
Có 80%-90% hộ nghèo được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản.
Nâng cao tỷ lệ lao động có chuyên môn lỹ thuật từ 15% năm 2006 lên 25% năm 2010.
Dựa vào những chỉ tiêu và đã đặt ra trong kế hoạch thực hiện chương trình Quốc gia Xoá đói giảm nghèo.Năm 2007 dự kiến có kết quả sau đây:
Bảng 12.2:Dự kiến kết quả đạt được trong năm 2007.
Số TT
Đơn vị
Tổng số hộ
Hộ nghèo năm 2006
Kế hoạch giảm hộ nghèo năm2007
Ghi chú
Số hộ
Tỷ lệ
Số hộ
Tỷ lệ
Thanh Kỳ
768
539
70,2
50
6.5
Thanh Tân
1244
714
57,4
70
5.6
Yên Lạc
998
606
60,7
78
7.8
Xuân Thái
680
483
71,0
40
5.8
Xuân Thọ
417
226
54,1
25
5.9
Yên Thọ
1847
713
38,6
95
5.1
Xuân Phúc
717
542
75,6
55
7.6
Phúc Đường
406
97
23,9
20
4.9
Hải Vân
784
60
7,6
12
1.5
Hải Long
748
98
13,0
13
1.7
Xuân Khang
1269
644
50,7
80
6.3
Phú Nhuận
1630
658
40,3
100
6.1
Mậu Lâm
1664
651
39,1
78
4.7
Phượng Nghi
838
606
72,3
50
5.9
Xuân Du
1397
513
36,7
80
5.7
Cán Khê
1104
584
52,9
60
5.4
TT. Bến Sung
1171
79
6,7
13
1.1
Tổng cộng
17682
7813
44,19
919
5.2
(Nguồn số liệuPhòng Nội vụ- LĐTBXH thống kê năm 2006./)
4. Những kiến nghị, đề xuất.
4.1. Kiến nghị đối với Nhà nước
*.Về bộ máy cán bộ.
Đây là giải pháp rất quan trọng quyết định đến thắng lợi trong tổ chức thực hiện chương trình.
- Về tổ chức bộ máy: Kện toàn và thành lập Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo ở các địa phương đủ mạnh để tổ chức thực hiện chương trình.
Phân công giúp đỡ hộ nghèo: Cần xác định hộ nghèo cần giúp đỡ, vận động hộ giàu, hộ khá, các đoàn thể giúp đỡ hộ nghèo.
- Về cán bộ: Cần bố trí cán bộ chuyên trách làm xoá đói giảm nghèo:
Cấp tỉnh : từ 3-5 người.
Cấp huyện: Từ 1-2 người.
Cấp xã : 1 người được hưởng phụ cấp từ ngân sách, đủ kiến thức tổ chức thực hiện chương trình
*. Ngoài ra, cần tiếp tục tăng cường có thời hạn cán bộ tỉnh, huyện cho các xã để hướng dẫn, đào tạo cán bộ cho xã.
4.2. Kiến nghị đối với tỉnh Thanh hoá.
Để có cơ sở và điều kiện thực hiện tốt chương trình mục tiêu Xoá đói giảm nghèo trong những năm tới Uỷ ban nhân dân huyện Như Thanh - Thanh Hoá cần:
Đề nghị uỷ ban nhân dân tỉnh cho biên chế cán bộ chuyên trách làm công tác Xoá đói giảm nghèo từ huyện đến xã, thị trấn. Thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ Xoá đói giảm nghèo cho cán bộ từ huyện đến cơ sở, đồng thời quan tâm tạo điều kiện cho cán bộ làm công tác Xoá đói giảm nghèo được theo học các lớp dài hạn để có nghiệp vụ chuyên môn làm công tác Xoá đói giảm nghèo.
Bổ sung vốn đầu tư hàng năm cho chương trình mục tiêu Xoá đói giảm nghèo, như vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Vốn đầu tư nên tập trung, không nên dàn trải, phân bố rộng trên nhiều địa bàn.
Bổ sung nguồn vốn vay 120( Vốn giải quyết việc làm) để mở rộng sản xuất, thu hút lao động, tăng thu nhập phát triển kinh tế Xoá đói giảm nghèo.
Đầu tư ngân sách để mở các lớp tập huấn, hướng dẫn khoa học kỹ thuật, cách làm ăn cho người nghèo.
Tăng cường công tác kiểm tra giám sát thực hiện chương trình mục tiêu Xoá đói giảm nghèo.
4.3. Kiến nghị đối với Uỷ ban nhân dân huyện Như Thanh - Thanh Hoá.
- Nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm và sự lãnh đạo của các cấp chính quyền, các ngành đoàn thể đến công tác xoá đói giảm nghèo, quan tâm hơn nữa đến việc chăm lo đời sống cho người dân nghèo, tránh tình tạng người nghèo rơi vào cảnh đói khổ kéo dài.
- Huyện có những giải pháp thiết thực nhằm hỗ trợ, giúp đỡ, động viên khích lệ và tạo điều kiện để những hộ nghèo được phát huy những khă năng của họ để vượt lên khắc phục khó khăn vượt qua nghèo đói.
- Việc cho vay vốn tạo việc làm là một điều kiện quan trọng để người nghèo cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập. Vì vậy huyện nên chú trọng những giải pháp cụ thể hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi ưu tiên, quan tâm hơn nữa đến người nghèo. Đặc biệt là Ngân hàng Chính sách xã hội khi cho người dân vay vốn cần phải giảm bớt thủ tục phiền hà khi ký kết với ngân hàng.
- Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ từ huyện đến cấp xã, thị trấn nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác Xoá đói giảm nghèo.
KẾT LUẬN.
Vấn đề nghèo đói tồn tại gây ra rất nhiều khó khăn cho người dân nghèo nói riêng và cho nhân dân nói chung rất nhiều khó khăn trước mắt cũng như lâu dài. Việc hoạch định ra những chính sách, giải pháp nhằm Xoá đói giảm nghèo không chỉ là vấn đề của riêng một cá nhân nào mà nó đòi hỏi sự chung tay góp sức của toàn thể nhân dân, các tổ chức và các cấp lãnh đạo. Không riêng gì huyện Như Thanh - Thanh Hoá mà ở bất cứ một địa phương nào thì Chương trình Quốc gia Xoá đói giảm nghèo đang mang lại những hiệu quả nhất định. Nó góp phần nâng cao chất lượng đời sống trong cộng động nhân dân.
Giai đoạn 2001-2005 đã kết thúc và những phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu cho giai đoạn 2006-2010 đã được đặt ra. Chúng ra hi vọng với những thành tựu mới của đất nước, Chương trình Quốc gia Xoá đói giảm nghèo ngày càng phát huy được những hiệu quả to lớn trong công cuộc xây dựng cuộc sống không nghèo đói ở cộng đồng nhân dân. Góp phần đưa đất nước lên những tầm cao mới về mức sống và về chất lượng cuộc sống và những tiêu chí khác về ssời sống của người dân. Không ngừng nâng cao vai trò to lớn của truyền thỗng dân tộc Việt Nam,
Những kiến nghị trong chuyên đề thực tập này mong muốn được góp một phần nhỏ bé vào quá trình thực hiện công tác Xoá đói giảm nghèo của huyện Như Thanh - Thanh Hoá. Tuy nhiên với những hạn chế về phạm vi, thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế chưa sấu sắc. Chuyên đề thực tập không tránh khỏi những sai sót, hạn chế.
Vì vậy em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để em hoàn thiện bào viết được hiệu quả hơn, phục vụ tốt cho công tác của em sau này.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thầy hướng dẫn thực tập tốt nghiệp: PGS.TS. Trần Xuân Cầu và toàn thể các chú, các anh công tác tại phòng Nội vụ-Lao động Thương binh và Xã hội đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này.
Như Thanh , ngày 25 tháng 4 năm 2007
Sinh viên thực hiện
Phạm Thế Dũng
Ý KIẾN NHẬN X ÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Như Thanh, ng ày 26 th áng 4 n ăm 2007
PHÒNG NỘI VỤ - LĐTBXH
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Tài liệu tập huấn dành cho cán bộ làm công tác Xoá đói giảm nghèo ở cấp tỉnh và huyện. NXB Lao động Xã hội, Hà Nội: 2001.
2. Tài liệu tập huấn dành cho cán bộ làm công tác Xoá đói giảm nghèo ở cấp xã. NXB Lao động Xã hội, Hà Nội: 2003.
3.Tài liệu tập huấn dành cho cán bộ làm công tác Xoá đói giảm nghèo ở cấp thôn.BCĐ Xoá đói giảm nghèo tỉnh Thanh Hoá: 2004;2005.
4.Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng (Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hà Nội ngày 29/8/1994).
5. Nghị định 28/CP ngày 29/04/1995 của Chính Phủ.
6. Nghị định 147/2005/NĐ-CP ngày 30/11/2005 của Chính Phủ.
7. Nghị định 54/CP ngày 29/11/2006 của Chính Phủ.
8. Niên giám thống kê huyện Như Thanh - Thanh Hoá từ năm 1997 đến nay.
9. Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện Như Thanh - Thanh Hoá năm 2005.
10. Số liệu thống kê, lưu trữ tại phòng Nội vụ- Lao động TBXH huyện Như Thanh - Thanh Hoá .
11. Giáo trình Kinh tế Lao động - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
12. Giáo trình Phân tích Lao động xã hội- - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
13.Tạp chí Lao động xã hội, năm 2004,2005,2006.
BẢN CAM ĐOAN
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của tôi không sao chép từ bất kỳ chuyên đề, khoá luận, luận văn, tiểu luận nào khác mà hoàn toàn dựa trên sự nỗ lực lực của chính bản thân tôi. Thông qua những số liệu đã nghiên cứu trong thời gian thực tập tại Phòng Nội vụ - Lao động TBXH huyện Như Thanh tỉnh Thanh Hoá cùng với sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn PGS.TS Trần Xuân Cầu tôi đã phân tích, đánh giá và đưa ra kết luận có trong chuyên đề.
Tôi xin cam đoan những điều nói trên là hoàn toàn đúng sự thật. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Khoa Kinh tế Lao động và Dân số và Hội đồng Kỷ luật của trường ĐHKTQD
Sinh viên
Phạm Thế Dũng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng và giải pháp Xoá đói giảm nghèo ở huyện Như Thanh – Thanh Hoá.docx